Trận chiến đất hiếm trên thế giới đã mở màn
Nhược điểm chết người của toàn-cầu-hoá: Độc quyền chuỗi cung ứng toàn cầu.
Virus Vũ Hán đã chứng tỏ Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng “độc quyền chuỗi cung ứng toàn cầu” nhằm gây thiệt hại vô cùng to lớn cho Cộng đồng nhân loại:
(1) Vét cạn phương tiện chống dịch như máy trợ thở, bộ xét nghiệm, khẩu trang, thuốc men, dụng cụ y tế.
(2) Bán với giá cắt cổ các dụng cụ y tế cần thiết để chống Dịch SARS-CoV-2 ra thế giới với phẩm chất kém, hoặc hư hỏng, hoặc thiếu chính xác làm cho số người chết tăng đột ngột khắp quả địa cầu.
(3) Hoa Kỳ đã nhanh chóng sản xuất đủ và thừa y cụ chống Virus Vũ Hán trong thời gian vài tháng nhờ Tổng thống Donald Trump áp dụng “Đạo luật Quốc phòng” năm 1953. Đạo luật này đã giúp cho Quân đội Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo có đủ phương tiện chiến tranh mà đánh bại Đoàn quân Trung Cộng và Bắc Triều Tiên xâm lược Đại Hàn.
Ngoài chủ trương “độc quyền kinh tế toàn cầu”, Tập Cận Bình còn muốn “độc quyền tư tưởng toàn cầu” thông qua các Viện Khổng Tử và mua chuộc, khống chế các “Think Tank” khắp thế giới. Cộng đồng Quốc tế đã đóng cửa hầu hết 480 Viện Khổng Tử và 1,100 Lớp học Khổng Tử tại 123 quốc gia.
Bắc Kinh đang mở mặt trận Đất Hiếm ngay khi Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46.
Tiềm năng của Đất Hiếm (Rare Earth, RE)
Đất Hiếm (RE) có trong vỏ trái đất, nhưng, rất khó tìm ra cụm mỏ đủ lớn để khai thác thành khối lượng lớn để bán trên quy mô thương mại. Các nước có trữ lượng RE lớn gồm có Trung Cộng, Việt Nam, Ba Tây, Nga.
Theo Liên minh Công nghệ Đất hiếm (RETA), ước tính của lĩnh vực RE là từ 10 tỷ đến 15 tỷ USD. Khoảng 100,000-110,000 tấn nguyên tố đất hiếm được sản xuất hàng năm trên thế giới.
Trung Cộng và Hoa Kỳ sản xuất nhiều RE nhất. Trung Cộng khai thác 140,000 tấn vào năm 2020, so với 38,000 tấn ở Mỹ. Dù Hoa Kỳ có khoảng 2,7 triệu tấn tài nguyên có thể khai thác, nhưng, phải gửi sang Trung Cộng tinh chế nên tạo ra một lỗ hổng an ninh năng lượng vì phụ thuộc vào 80% nhập từ Trung Cộng và Châu Âu.
Hải quan Trung Cộng cho biết xuất cảng RE giảm xuống còn 35,448 tấn, tức 23.5% so với cùng kỳ năm 2020, con số thấp nhất kể từ năm 2015.
Đất Hiếm gồm 17 nguyên tố liên quan đến hóa học có các đặc quang học và tính từ tính hữu ích để chế tạo thiết bị điện tử hiệu quả hơn được sử dụng trong ngành hàng không, y học, vận tải, vũ khí, kỹ thuật số. Tóm gọn: RE giúp việc chuyển năng lượng thành chuyển động.
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên khai thác RE để ứng dụng vào công nghệ cao cấp trong thập niên 1980. Khi Trung Cộng mở cửa, các nhà đầu tư quốc tế nhảy vào khai thác và biến nước này thành nơi sản xuất và chế biến RE hàng đầu thế giới. Nhờ thế, Bắc Kinh kiểm soát được 80%-90% RE tinh chế trên thế giới để vận dụng như một loại vũ khí chống Tây Phương.
Bắc Kinh đã chặn xuất cảng đất hiếm sang Nhật Bản kể từ giữa 9 đến cuối tháng 10 năm 2010 vì bất đồng về việc Đông Kinh bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Cộng. Trung Cộng phủ nhận bất kỳ lệnh cấm nào, được cho là đã kết thúc vào cuối tháng 10 năm đó. Theo New York Times, các chuyến hàng đến Mỹ và Châu Âu cũng bị gián đoạn một thời gian ngắn. Trong vòng 15 năm, Trung Cộng đã áp đặt các hạn ngạch xuất cảng RE bị Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xác định vi phạm các quy tắc thương mại nên phải bị loại bỏ vào năm 2015.
Phản ứng của Hoa Kỳ
Để chống lại sự thống trị của Trung Cộng mà trong những năm gần đây BQP đã thực hiện các bước để đưa sản xuất đất hiếm trong nước trở lại Hoa Kỳ. Tháng 4-2020, BQP đã tài trợ việc xây dựng một cơ sở sản xuất kim loại đất hiếm nặng Lynas ở Texas; tháng 11-2020 đã trao hợp đồng 12.5 triệu USD cho các sản xuất nguyên tố RE; hôm 1 tháng 1-2021 đã trao hợp đồng 30.3 tỉ USD cho Lynas Rare Earths Limited, công ty khai thác và chế biến nguyên tố đất hiếm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Cộng nhằm bảo đảm nguồn cung và tăng cường chuỗi cung ứng quốc phòng.
Ý đồ của Bắc Kinh
Hồi tháng 1-2021, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Cộng đã đưa bản Dự thảo Kiểm soát việc sản xuất và xuất khẩu khoáng sản đất hiếm trong 30 ngày để lấy ý kiến công chúng.
Bắc Kinh muốn các giám đốc điều hành trong ngành Đất Hiếm cho biết nếu Bắc Kinh quyết định cắt giảm xuất cảng RE: (1) Các công ty Mỹ và Châu Âu có thể bị ảnh hưởng ra sao? (2) Hoa Kỳ có thể bảo đảm RE từ các nhà cung cấp thay thế hoặc tăng năng lực sản xuất nhanh chóng như thế nào? (3) Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc chế tạo chiến đấu cơ F-35 hay không?
Theo Pini Althaus, Giám đốc điều hành của USA Rare Earth, một công ty đang phát triển mỏ Đất Hiếm Round Top ở Texas, thì thời gian để tăng năng lực sản xuất trong nước “thực tế có thể rất ngắn”.
Đất Hiếm là một loại nguyên liệu sống còn đối với tiến trình phát triển của nhân loại nên các quốc gia Tây Phương, kể cả Nhật Bản, Đại Hàn sẽ không cho phép Trung Cộng bắt chẹt trong mưu đồ vượt mặt họ bằng phương tiện bất chính.
Tây Phương đã đồng hành với Tokyo để đối phó với việc Bắc Kinh chặn xuất cảng RE sang Nhật Bản vào năm 2010. Năm 2015, WTO đã lên án Trung Cộng vi phạm các quy tắc thương mại thế giới.
Dựa vào các sự kiện thực tế có thể thấy sự thất bại trước mắt của Trung Cộng:
(1) Trung Cộng sẽ bị thiệt hại nhiều khi Tây Phương tự cung, tự cấp RE nên không còn mua sản phẩm của Bắc Kinh
(2) Hoa Kỳ sẽ không bơm tiền vào Trung Cộng mà có thể bán RE tinh luyện cho các quốc gia khác.
(3) Tây Phương có thể phát triển vũ khí tinh nhuệ nhanh và nhiều hơn.
(4) Vì sự sống còn của dân tộc mà Tây Phương sẽ cương quyết hạn chế việc chuyển giao kỹ thuật tiên tiến và chuyên gia cho Bắc Kinh.
Bắc Kinh tính đe doạ giới chính trị gia yếu bóng vía. Nhưng, các dân tộc Tây Phương với niềm tự hào về công nghệ hiện đại sẽ tiếp tục tiến tới bằng đôi hia bảy dặm.
Đại-Dương