TC sở hữu những gì trên thế giới?

Cac Bai Khac

No sub-categories

TC sở hữu những gì trên thế giới?
Cơn khát năng lượng để phát triển kinh tế khiến TC đầu tư mạnh vào lĩnh vực này ở khắp nơi trên thế giới
Richard Anderson – Phóng viên kinh tế, BBC News – 20 tháng 4 2015

Với khoảng bốn nghìn tỷ đôla dự trữ ngoại hối được cất dưới dạng các quỹ khác nhau, TC dư tiền để vung tay vào những nơi họ muốn.

Bất chấp mức GDP của TC gần đây tăng chậm hơn trước, hầu hết các nền kinh tế phát triển đều mơ ước đạt được con số tăng trưởng thường niên 7%.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi đầu tư của TC ở nước ngoài tăng gấp 8 lần trong vòng 10 năm qua, đạt mức hơn 140 tỷ vào năm 2013.

Năm 2014 là năm ít nhiều chững lại, với mức đầu tư trong nửa đầu năm thấp hơn so với một năm trước đó, mà chủ yếu là do việc giảm chi tiêu cho các dự án năng lượng.

Tuy nhiên, việc sút giảm này có vẻ như sẽ chỉ là ngắn hạn, bởi một lý do đơn giản là dân số nước này tăng, và quan trọng hơn là sự bùng nổ trong tầng lớp trung lưu ở TC cũng đồng nghĩa với việc nước này sẽ cần ngốn các nguồn lực có thể để tiếp tục phát triển.

Hoa Kỳ là quốc gia nhận nhiều tiền nhất từ TC trong một thập niên qua, chủ yếu là do sự bùng nổ đầu tư kể từ 2012.

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay, đầu tư vào Anh quốc đã đuổi kịp mức vào Hoa Kỳ, và Anh giữ vững vị trí là quốc gia Âu châu được TC ưa thích đầu tư vào, với mức 24 tỷ đôla nhận được, hơn gấp đôi so với mức 11 tỷ bỏ vào Pháp.

TC đã có các dự án đầu tư, đã ký kết các hợp đồng trên toàn thế giới, nhưng châu Phi là nơi Bắc Kinh đặc biệt chú ý.

TC, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, đã vào làm ăn ở 34 nước Phi châu, với Nigeria dẫn đầu danh sách với 21 tỷ đôla.

Ethiopia và Algeria thu hút được hơn 15 tỷ đôla, còn Angola và Nam Phi mỗi nước nhận được gần 10 tỷ đôla.

Lý do đơn giản là bởi Phi châu rất giàu trữ lượng tài nguyên.

Sau năng lượng thì kim loại là ngành được TC đầu tư mạnh

Mặt khác, các căng thẳng chính trị cũng giúp giải thích lý do vì sao TC đầu tư vào Mông Cổ (1,4 tỷ đôla) ở mức tương tự như những gì Bắc Kinh bỏ vào Nhật Bản (1,6 tỷ đôla), quốc gia gần đây bị TC qua mặt trong bảng xếp hạng các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.

Các nguồn tài nguyên là điều mà TC cần, đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này, được ước tính sẽ tăng gấp ba lần tính đến 2050.

Đó là lý do khiến việc đầu tư vào ngành năng lượng đã áp đảo so với khoản chi vào các ngành khác kể từ 2005 tới nay, với gần 400 tỷ đôla được cam kết rót vào, nhằm đảm bảo cung ứng đủ năng lượng cho dân Trung Hoa vốn đã lên tới gần 1,4 tỷ người.

Đầu tư vào năng lượng thực ra đã giảm nhẹ trong năm ngoái, với các khoản tiền hầu hết được dịch chuyển vào những lĩnh vực khác như giao thông, bất động sản và công nghệ.

Đầu tư vào năng lượng thường là trên quy mô lớn và đa phần do các công ty quốc doanh kiểm soát, do vậy việc giảm tạm thời sẽ có nghĩa là giảm bớt đầu tư của nhà nước và tăng đầu tư tư nhân. Trong một số trường hợp, điều này giúp cho đồng tiền TC trở nên dễ được chấp nhận hơn ở các nước đón nhận đầu tư.

Kim loại cũng là một lĩnh vực đầu tư then chốt, bởi đây là những thứ cần cho việc xây dựng và công nghiệp, qua đó giúp TC phát triển nhanh chóng nền kinh tế.

Nhà nước TC đã có một số khoản đầu tư lớn tới mức gây choáng vào các công ty tư nhân và các dự án, mà không ngạc nhiên gì là hầu hết đều trong lĩnh vực năng lượng.

Chẳng hạn như CNOOC đã chi 15 tỷ đôla vào Nexen của Canada hồi 2013, trong lúc các công ty năng lượng quốc doanh khác thì chi nhiều tỷ đôla trong những năm gần đây.

Ngoài lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thì tài chính cũng thu hút các nguồn tiền đáng kể, với Morgan Stanley và Standard Bank là những địa chỉ được TC đổ tiền vào nhiều nhất.

TC cũng đầu tư vào một số hãng tên tuổi trên toàn thế giới, từ IBM hay Barclays cho tới Ford và General Motors.

Xét về tỷ lệ phần trăm thì không phải là ghê gớm, nhưng những khoản này vẫn đại diện cho sự chi tiền khổng lồ nếu quy ra con số là đồng đôla Mỹ.