TC ‘khai thác đường bay tới Phú Lâm’

Cac Bai Khac

No sub-categories

TC ‘khai thác đường bay tới Phú Lâm’

Theo BBC – 11 tháng 3 2016

TC sẽ bắt đầu các chuyến bay dân sự đến hòn đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc khu vực tranh chấp trên Biển Đông, theo truyền thông nước này.

Hãng tin Reuters cho biết Bắc Kinh vừa cải tạo, nâng cấp đường bay trên đảo Phú Lâm, theo đó có thể hạ cánh máy bay cỡ lớn như Boeing 737 có sức chứa đến 200 người.

Đảo Phú Lâm là thủ phủ của cái gọi là “Thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam.

Đơn vị hành chính này được TC thành lập đơn phương vào tháng 7/2012 để quản lý các quần đảo ở Tam Sa và Đá Chữ Thập.

Đá Chữ Thập nằm trong 7 đá thuộc khu vực tranh chấp quần đảo Trường Sa, mà Việt Nam Nam, cũng như một số nước khác trong ASEAN cùng nhận chủ quyền.

Trước đó, ngày 16/2, những hình ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) được Fox News công bố cho thấy TC đã triển khai hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại trên đảo Phú Lâm.

Truyền thông trong nước của TC đáp trả rằng nước này có quyền triển khai cơ sở phòng thủ quân sự ở mức hạn chế trong phạm vi lãnh thổ của mình.

‘Dân sự thuần túy’

Truyền thông TC nói những chuyến bay này được cho là phục vụ mục đích dân sự thuần túy, và sẽ có lợi cho các nước láng giềng trong khu vực. Do đó buộc tội TC quân sự hóa Biển Đông sẽ gây ra bất ổn khu vực.

Tân Hoa Xã dẫn lời Tiểu Khiết, thị trưởng đầu tiên của thành phố Tam Sa cho biết đã có hai tàu hành khách và một tàu cảnh sát là trạm liên lạc di động cho thành phố Tam Sa.

Sân bay ở Tam Sa được kỳ vọng sẽ tăng cường không lưu tại khu vực. Tiểu Khiết cũng nói thêm rằng hoạt động trên sẽ giúp cho việc tuần tra giám sát và cung cấp thông tin về thời tiết và hàng không.

Theo tờ Diplomat ngày 10 tháng 3, chuyên gia quân sự Hoa Kỳ cho rằng hoạt động này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong kế hoạch quân sự hóa biển Đông của TC.

Trong thư của Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper đến Thượng Nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện có nói: Hoạt động của TC hiện nay đã vượt khả năng tự vệ thềm lục địa thông thường.

Hoạt động này đã bao gồm triển khai các chiến đấu cơ hiện đại trang bị đầy đủ vũ khí, nhà chứa máy bay, tên lửa đối lưu và tên lửa hành trình ngoài khơi. Bên cạnh đó có sự gia tăng số lượng Quân đội giải phóng Nhân dân (People’s Liberation Army Navy) và Lực lượng cảnh sát biển TC (China Coast Guard) tại các khu vực tranh chấp.

Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán TC để phản đối nước này đưa tên lửa đến đảo Phú Lâm, đồng thời lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc.

Việt Nam cho rằng đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.