Tòa Campuchia giải thể đảng đối lập chính

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tòa Campuchia giải thể đảng đối lập chính

BBC

16/11/2017

Hun Sen prays to Buddhist monks during a ceremony, 2 January 2017

Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionThủ tướng Hun Sen nói ông dám cược cuộc đời mình rằng phe đối lập sẽ bị tòa cấm hoạt động
Tòa Tối cao Campuchia đã giải thể đảng đối lập chính, Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), trong bối cảnh bầu cử sẽ diễn ra năm 2018.
Phe đối lập, Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), bị cáo buộc là có âm mưu lật đổ chính quyền – điều mà đảng này bác bỏ và gọi cáo buộc đó là có động cơ chính trị.
Thẩm phán xem xét vụ việc là đảng viên của đảng cầm quyền, và được trông đợi là sẽ ra phán quyết có lợi cho chính phủ.
Chủ tịch Tòa tối cao, Dith Munty, là thành viên đảng cầm quyền.
Khi loan báo quyết định, chánh án Dith Munty nói CNRP đã thừa nhận tội âm mưu làm cách mạng khi không gửi luật sư tới tòa.
CNRP trước đó tuyên bố bản án bị định sẵn.
Tòa cũng quyết định cấm 118 thành viên CNRP hoạt động chính trị trong 5 năm.
Hơn một nửa nghị sĩ của CNRP trước đó đã chạy khỏi Campuchia vì sợ bị bắt.
Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố các ghế của CNRP sẽ được chia lại cho các đảng thân chính phủ sau vụ giải tán.
Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích vụ kiện, vốn được đưa ra ngay trước khi có kỳ tổng tuyển cử vào năm 2018.
Đảng CNRP được coi là đối thủ cạnh tranh với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) hiện đang cầm quyền.
CNRP đã giành thêm được lợi thế trước CPP trong kỳ bầu cử 2013, và là thách thức to lớn nhất cho đảng cầm quyền trong suốt hơn một thập niên nay.
Hồi đầu năm, CNRP thắng thêm ghế ở kỳ bầu cử địa phương, vốn được cho là chỉ dấu về kết quả kỳ bầu cử toàn quốc sẽ diễn ra vào 7/2018 tới đây.
Tuy nhiên, nếu tòa ra phán quyết bất lợi thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc giải thể đảng CNRP, và các chính trị gia của đảng này sẽ bị cấm hoạt động trong vòng năm năm.
Chính phủ bị cáo buộc là đã trấn áp những tiếng nói chỉ trích và bất đồng chính kiến.
Hồi tháng Chín, lãnh đạo của CNRP Kem Sokha đã bị bắt, bị cáo buộc tội âm mưu cùng Hoa Kỳ lật đổ chính phủ. Ông bị cáo buộc tội phản quốc.
Police guarding the Supreme CourtBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionAn ninh được thắt chặt bên ngoài trụ sở Tòa Tối cao
Hôm thứ Năm, an ninh được thắt chặt bên ngoài trụ sở tòa án tại thủ đô Phnom Penh, với cảnh sát chống bạo động được triển khai tại đó.
Nhiều đường phố chính của thủ đô bị chặn trong buổi sáng.
Thủ tướng Hun Sen trước đó kêu gọi các nhà lập pháp CNRP hãy bỏ đảng trước khi tòa ra phán quyết.
Ông cũng nói ông tin chắc rằng đảng CNRP sẽ bị giải tán, và nói thêm rằng “tôi dám đánh cược cuộc đời mình rằng điều này sẽ xảy ra”.
Hun Sen, một cựu chỉ huy thời Khmer Đỏ và là người đã nắm quyền cai trị Campuchia từ hơn 30 năm nay, là một trong các nguyên thủ tại nhiệm lâu nhất thế giới.
Ông đã đem tới một giai đoạn hòa bình, phát triển kinh tế nhanh chóng cho đất nước, nhưng cũng bị các nhóm nhân quyền, trong đó có Human Right Watch, chỉ trích là một nhà lãnh đạo tàn nhẫn, luôn sử dụng tòa án và các lực lượng an ninh để gạt bỏ và hăm dọa các thành phần chính trị đối lập.
Hồi 2015, lãnh đạo của CNRP khi đó là ông Sam Rainsy đã phải bỏ chạy sang Pháp để khỏi bị bắt về cáo buộc tội phỉ báng.
Ông đã ra khỏi CNRP hồi tháng 2, nhưng hôm thứ Tư tuyên bố sẽ quay trở lại hoạt động chính trị.
This file photo taken on September 3, 2017 shows Cambodian opposition leader Kem Sokha (L) being escorted by police at his home in Phnom PenhBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGES
Image captionÔng Kem Sokha (trái) bị cáo buộc tội phản quốc
Trong những tháng gần đây, chính phủ Hun Sen cũng đã tấn công vào các nhóm có liên hệ với Hoa Kỳ, trong đó có cả các tờ báo và các tổ chức NGO, một phần trong chiến dịch trấn áp những tiếng nói chỉ trích và bất đồng.
Hồi tháng 9, một trong những tờ báo độc lập cuối cùng ở Campuchia, Cambodia Daily, đã bị buộc phải đóng cửa sau khi chính phủ đòi họ phản trả một khoản thuế khổng lồ.
Chính phủ trước đó đã đe dọa sẽ đóng cửa các tờ báo nào giới chức thấy là làm phương hại tới “sự ổn định” ở Campuchia.