Tổ chức Y tế Thế giới: Nigeria không còn dịch Ebola
Giáo viên một trường tiểu học ở Lagos, Nigeria dùng nhiệt kế đo thân nhiệt các học sinh nhằm phát hiện sớm nếu có triệu chứng bệnh, một yếu tố quan trọng để chữa trị cũng như chận đứng sự lây lan.
Theo VOA – Richard Green – 21.10.2014
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết Nigeria hiện nay không còn dịch Ebola, sau khi không có ca bệnh mới nào được ghi nhận trong 42 ngày. Loan báo không còn dịch Ebola đã được ông Rui Gama Vaz, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới ở Nigeria loan báo hôm thứ hai ở thủ đô Abuja.
“Đây là một câu chuyện thành công ngoạn mục. Nó cho thế giới thấy rằng dịch Ebola có thể ngăn chận được. Nhưng chúng tôi cũng phải nói rõ là chúng tôi chỉ mới giành được phần thắng trong một trận đánh và cuộc chiến chỉ chấm dứt khi nào Tây Phi cũng được tuyên bố không còn dịch Ebola.” Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan cũng lên tiếng ca ngợi những người dân ở nước ông đã ra sức ngăn chận dịch bệnh:
“Điều then chốt giúp cho Nigeria thành công là sự hợp tác của những người dân bình thường. Khi chính phủ nói đồng bào cần phải cẩn thận về việc lui tới ở những nơi đông người, đồng bào cần phải cẩn thận về việc bắt tay nhau, chúng ta không nên dời xác chết một cách không cần thiết, tôi đã lo ngại là điều đó sẽ gặp phải sự chống cự của nhà thờ, vì tập tục cả ngàn người uống chung một ly rượu tại các thánh lễ khi họ nhận Mình Thánh. Nhưng nhà thờ đã ngưng, không làm như vậy trong khoảng thời gian đó. Thậm chí việc bắt tay nhau để chúc bình an ở nhà thờ cũng tạm ngưng. Dân chúng đã cẩn thận đề phòng, và ngay cả những người là bạn thân của nhau cũng không còn ôm choàng lấy nhau mỗi khi gặp mặt. Sự hợp tác của người dân đã giúp cho chúng tôi thành công một cách nhanh chóng như vậy. Không có sự hợp tác này thì chính phủ không có phép thần nào để giải quyết vấn đề đó.” Tổng thống Jonathan cũng ra lệnh tiếp tục áp dụng tất cả mọi biện pháp chống Ebola, kể cả việc kiểm tra sức khỏe của những người nhập cảnh Nigeria. Ebola lan sang Nigeria hồi tháng 7 bởi ông Patrick Sawyer, một người Mỹ gốc Liberia đã thiệt mạng vài ngày sau khi nhập cảnh vào quốc gia đông dân nhất Phi châu này. Trong trận dịch Ebola hiện nay – trận dịch dữ dội nhất từ trước tới nay, Nigeria ghi nhận 20 ca nhiễm Ebola, trong đó có 8 ca tử vong.
“Đây là một câu chuyện thành công ngoạn mục. Nó cho thế giới thấy rằng dịch Ebola có thể ngăn chận được. Nhưng chúng tôi cũng phải nói rõ là chúng tôi chỉ mới giành được phần thắng trong một trận đánh và cuộc chiến chỉ chấm dứt khi nào Tây Phi cũng được tuyên bố không còn dịch Ebola.” Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan cũng lên tiếng ca ngợi những người dân ở nước ông đã ra sức ngăn chận dịch bệnh:
“Điều then chốt giúp cho Nigeria thành công là sự hợp tác của những người dân bình thường. Khi chính phủ nói đồng bào cần phải cẩn thận về việc lui tới ở những nơi đông người, đồng bào cần phải cẩn thận về việc bắt tay nhau, chúng ta không nên dời xác chết một cách không cần thiết, tôi đã lo ngại là điều đó sẽ gặp phải sự chống cự của nhà thờ, vì tập tục cả ngàn người uống chung một ly rượu tại các thánh lễ khi họ nhận Mình Thánh. Nhưng nhà thờ đã ngưng, không làm như vậy trong khoảng thời gian đó. Thậm chí việc bắt tay nhau để chúc bình an ở nhà thờ cũng tạm ngưng. Dân chúng đã cẩn thận đề phòng, và ngay cả những người là bạn thân của nhau cũng không còn ôm choàng lấy nhau mỗi khi gặp mặt. Sự hợp tác của người dân đã giúp cho chúng tôi thành công một cách nhanh chóng như vậy. Không có sự hợp tác này thì chính phủ không có phép thần nào để giải quyết vấn đề đó.” Tổng thống Jonathan cũng ra lệnh tiếp tục áp dụng tất cả mọi biện pháp chống Ebola, kể cả việc kiểm tra sức khỏe của những người nhập cảnh Nigeria. Ebola lan sang Nigeria hồi tháng 7 bởi ông Patrick Sawyer, một người Mỹ gốc Liberia đã thiệt mạng vài ngày sau khi nhập cảnh vào quốc gia đông dân nhất Phi châu này. Trong trận dịch Ebola hiện nay – trận dịch dữ dội nhất từ trước tới nay, Nigeria ghi nhận 20 ca nhiễm Ebola, trong đó có 8 ca tử vong.