Tin Việt Nam – 30/09/2020
“Báo cáo Đồng Tâm để lưu lại tội ác của Chính quyền Cộng sản và để vận động quốc tế cho cuộc điều tra độc lập”
Một bản “Báo cáo Đồng Tâm” vừa được công bố ấn bản lần thứ 3 vào cuối hạ tuần tháng 9, được cho biết là bản hoàn chỉnh nhất bằng song ngữ Việt-Anh, sau hai ấn bản trước đó lần lượt được phổ biến vào ngày 16/1/2020 và ngày 9/2/2020.
Báo cáo Đồng Tâm, được thực hiện bởi nữ nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt, từng bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ trong đợt người dân trong nước biểu tình chống hai Dự luật Đặc khu và An ninh mạng hồi tháng 6/2018.
Nhà báo Phạm Đoan Trang dành cho RFA một cuộc phỏng vấn ngắn về ấn bản thứ 3 của “Báo cáo Đồng Tâm”. Trước hết, cô Phạm Đoan Trang cho biết về mục đích công bố ấn bản thứ 3 của Báo cáo Đồng Tâm, sau phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm kết thúc.
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Mục đích của Will Nguyễn và tôi khi làm báo cáo này là chúng tôi tin rằng Chính quyền Cộng sản, hay các nhà nước độc tài nói chung, thì họ luôn luôn ghét văn bản. Chúng tôi hay nói đùa rằng “Nhà Sản sợ văn bản”. Tức là, cái gì được ghi lại thì họ ghét và sợ. Bởi vì, họ quen với mọi thứ bằng miệng, chỉ đạo miệng hay bằng tin nhắn, lệnh miệng…mà không phải bằng văn bản để dễ chối tội sau này. Đặc biệt họ rất ghét những hành động sai trái của họ, thậm chí là những tội ác của họ bị ghi chép lại. Ghi lại mà dù chưa bao giờ được công bố thì họ cũng ghét và sợ.
Chính vì thế mà chúng tôi muốn làm báo cáo này. Mục đích đầu tiên là có tác dụng lưu trữ. Họ càng không muốn bị ghi lại (vụ án Đồng Tâm) thì chúng tôi ghi nó lại. Và, ghi lại bằng một ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh để cho người đọc trên thế giới biết đến vụ án. Đồng thời, báo cáo cũng được ghi lại bằng tiếng Việt để cho người Việt Nam đọc. Mục đích báo cáo bằng song ngữ là vậy.
Thứ hai nữa, chúng tôi rất mong đây có thể trở thành một bộ hồ sơ, một công cụ để những người có thể có năng lực và có quan tâm thì có thể đi vận động quốc tế cho vấn đề Đồng Tâm để giúp đỡ cho bà con Đồng Tâm; ít nhất là họ tránh được án tử hình và chấm dứt việc họ bị khủng bố, đe dọa triền miên như thế này.
Chúng tôi rất mong đây có thể trở thành một bộ hồ sơ, một công cụ để những người có thể có năng lực và có quan tâm thì có thể đi vận động quốc tế cho vấn đề Đồng Tâm để giúp đỡ cho bà con Đồng Tâm; ít nhất là họ tránh được án tử hình và chấm dứt việc họ bị khủng bố, đe dọa triền miên như thế này.
Chúng tôi rất muốn quốc tế có thể lên tiếng đề nghị để Nhà nước Việt Nam đồng ý cho phía quốc tế mở một cuộc điều tra độc lập về vụ án Đồng Tâm. Tôi biết trên thế giới có những tổ chức có thể làm những chuyện đó một cách độc lập. Thật sự, tôi nghĩ vấn đề Đồng Tâm cũng chẳng cần để chuyên gia quốc tế điều tra độc lập. Bởi vì, những sai phạm của công an đã quá rõ ràng trong quá trình tố tụng. Cho nên, thậm chí họ chỉ cần cho phép điều tra độc lập ở trong nước thôi thì cũng tìm ra được sự thật rồi. Hồi ngày 13/1, Tạp chí Luật Khoa đã gửi một bản câu hỏi đến Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Tôi nghĩ rằng Bộ trưởng Tô Lâm hay Bộ Công an mà trả lời trung thực một trong những câu hỏi đấy thì cũng đầy thông tin. Nghĩa là đối với điều tra độc lập, tôi nghĩ về mặt chuyên môn hay kỹ thuật thì không khó và không cần đến quốc tế. Thế nhưng, chắc chắn khi quốc tế đề nghị thì may ra Nhà nước Việt Nam còn cân nhắc, chứ trong nước thì người dân không thể nào đối thoại với nhà cầm quyền cả.
RFA: Trong nội dung của bản báo cáo có những câu hỏi và câu trả lời. Vì sao lại chọn hình thức báo cáo như vậy ?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Như vừa mới nói là chúng tôi muốn báo cáo được lưu trữ lại và có thể tiếp cận đông đảo độc giả. Chúng tôi cũng muốn báo cáo được viết một cách đảm bảo nguyên tắc khoa học, tức là phải chính xác dựa vào sự thật, bằng chứng…nhưng phải được viết bằng cách dễ hiểu, ai đọc cũng hiểu. Tức là, những người không hiểu biết gì về pháp luật, không cần có hiểu biết gì về lịch sử tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, không cần quan tâm đến quy trình là nhà nước đã đền bù chưa…mà chỉ cần đọc báo cáo này thì có thể hiểu toàn bộ vụ án đấy. Bằng nhận thức thông thường là có thể hiểu toàn bộ bản chất vấn đề vụ án Đồng Tâm.
RFA: Chúng tôi thấy có một điểm nhấn mạnh trong báo cáo mà dường như truyền thông cũng không được biết nhiều. Nhờ chị Đoan Trang cho biết thêm chi tiết, qua báo cáo, khi vụ việc Đồng Tâm xảy ra vào đêm rạng sáng ngày 9/1/2020 thì có những thông tin nào được tiết lộ để cho biết rằng đây là một kế hoạch quy mô của Bộ Công an và Chính quyền Việt Nam tấn công Đồng Tâm?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Theo như trong báo cáo, chúng tôi cũng đã vạch ra một điểm cho thấy rằng là không hề có chuyện công an đi đến bảo vệ việc xây dựng hàng rào Miếu Môn, rồi sau đó bị người dân từ trong làng kéo ra tấn công và công an tấn công ngược lại, truy sát và tiêu diệt các đối tượng, đồng thời vô hiệu hóa cuộc tấn công của bà con trong làng Đồng Tâm. Không có chuyện đó, mà tất cả là kế hoạch gọi là tác chiến đã được công an chuẩn bị từ lâu và họ chuẩn bị trên cả phương diện quân sự, vũ khí, số lượng quân lẫn phương tiện truyền thông.
Tôi nghĩ ít nhất đã có một cuộc diễn tập từ trước. Vào ngày 2/1, một người dân ở làng Đồng Tâm đã quay được một video clip diễn tập của công an giống y như buổi tấn công vào làng Đồng Tâm. Người quay clip đã gửi clip đó cho người dân làng Đồng Tâm. Sau đó, anh này cũng đã bị bắt. Trong cáo trạng có nêu chuyện đó. Clip này đã được gửi từ ngày 2/1, có nghĩa là công an đã tập dượt từ trước. Ngoài ra, còn rất nhiều các điểm khác cho thấy đã có sự chuẩn bị trước đó. Ví dụ như trên phương diện truyền thông chẳng hạn, họ đã hạn chế nội dung của một số facebooker nổi tiếng như Bùi Văn Thuận bị báo cáo hạn chế nội dung vào đúng ngày 8/1, trước khi xảy ra tấn công một ngày. Những facebooker khác thường hay nhận những lời kêu cứu từ dân làng Đồng Tâm như Phan Văn Bách, ở Hà Nội hay Bùi Thị Minh Hằng, ở Vũng Tàu cũng đều bị khóa facebook ngay trước giờ họ tấn công. Thật ra từ lúc buổi tối thì không khí đã rất căng thẳng, đã có rất nhiều tín hiệu SOS từ trong làng Đồng Tâm báo ra và tiếp theo là các trang web của làng Đồng Tâm đều bị đánh sập. Và, từ 3 giờ sáng đã có một làn sóng dư luận viên trên mạng chửi bới bà con Đồng Tâm rồi. Nếu không phải dư luận viên hay những người có nhiệm vụ thì chẳng ai thức từ 3 giờ sáng cả. Tức là đã có sự chuẩn bị từ trước rất kỹ càng.
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Ngay từ đầu phiên tòa này đã không hợp pháp vì đã không đảm bảo quyền được xét xử công bằng (right to fair trial) của các bị cáo. Bởi do tất cả các lời khai mà phía công an có được nhờ vào ép cung và tra tấn. Chỉ vì điều đó thì đã khiến cho những lời khai trở thành vô giá trị rồi. Thế nhưng chúng ta cũng thấy rằng họ vẫn tiến hành phiên tòa, thậm chí là đây là phiên tòa độc nhất vô nhị trong lịch sử (tư pháp) của thế giới vì phiên tòa kết tội dựa vào phim tài liệu.
Ngay từ đầu phiên tòa, họ đã cho chiếu một phóng sự tài liệu. Không biết đơn vị sản xuất phóng sự tài liệu đó là đơn vị nào, nhưng nó có đủ cắt ghép, dàn dựng, biên tập, lồng cả âm thành và nhạc vào để mô tả lại buổi tấn công-trận đánh của các chiến sĩ công an tối hôm đó. Có cả những nhân vật không rõ mặt ném cái gì đó cháy sáng từ trên xuống. Sau đó nửa cuối phóng sự, mô tả bi kịch của 3 gia đình chiến sĩ bị sát hại với nước mắt của vợ con họ…Đại khái đó là một phóng sự tài liệu và chẳng có tòa án nào trên thế giới dựa vào phóng sự tài liệu được biên tập cẩn thận như thế để kết tội người ta.
Về luật sư, cứ hễ luật sư muốn biện hộ cho bị cáo thì người ta cho chiếu ngay một cái clip nhận tội của bị cáo. Bị cáo nào cũng có clip nhận tội hết. Và họ nhận tội trong bộ dạng mặt mày bị sưng húp hay hình hài biến dạng bị teo tóp, gầy sọp. Nói chung nhìn qua là biết tất cả bị tra tấn.
Ngoài ra còn một điểm nữa chúng tôi nhấn mạnh trong báo cáo là công an vi phạm tố tụng ngay từ đầu, cụ thể đã vi phạm Điều 49 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tức là, khi công an là một bên gây án, tấn công vào làng, gây ra cái chết cho cụ Lê Đình Kình và công an cũng là bên điều tra.
Chúng ta không thể nào có được kết quả điều tra chính xác vì kẻ gây án lại chính là kẻ phá án, thì làm sao độc lập được? Biên bản được công an lập thật là nực cười, tức là người nổ súng bắn chết cụ Kình thì được gọi là “bị hại” và người đó là cảnh sát hình sự của Công an Hà Nội. Nói chung, tôi không thể hiểu nỗi tại sao lại trắng trợn và trơ trẽn đến như vậy?
RFA: Trong bản báo cáo, chúng tôi cũng thấy tại khoản X liệt kê một số điều cho thấy Chính quyền Việt Nam đang vi phạm nhân quyền qua vụ án Đồng Tâm và phiên tòa xét xử vụ án này. Chị Đoan Trang có thể nêu lên một cách chi tiết về các điều minh chứng vi phạm nhân quyền đó?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Vụ án này là một điển hình rất rõ ràng vi phạm những chuẩn mực tố tụng, vi phạm quyền xét xử công bằng cũng như vi phạm rất nhiều quyền khác, nhân quyền căn bản từ những việc bao gồm đánh đập, tra tấn, ép cung, biệt giam cho đến việc gọi là sử dụng truyền thông để tấn công và bôi nhọ các bị cáo, định hướng dư luận ngay từ đầu. Một trong những cơ quan tham gia tố tụng gồm cả điều tra và xét xử, thậm chí là bên gây án và dấu hiệu bất công đã quá rõ ngay trong phiên tòa. Như là luật sư của bào chữa cho các bị cáo, họ tranh tụng kiểu gì thì tòa án cũng không quan tâm, không trả lời, phớt lờ đi. Họ cứ đưa các clip nhận tội ra để làm bằng chứng rằng đã nhận tội rồi thì còn gì để nói nữa.
Còn phía luật sư của “bị hại”, tức là luật sư của 3 cảnh sát được cho là đã chết trong vụ Đồng Tâm thì nói gì cũng được tòa đồng ý, hưởng ứng và ủng hộ.
Do đó, không chỉ vi phạm những điều về nhân quyền căn bản mà còn vi phạm một cách gọi là trơ trẽn, không màng che đậy. Và đến ngày 10/9 là ngày đỉnh điểm, khi công an và an ninh mặc thường phục có hành động sách nhiễu và tấn công luật sư. Họ đẩy luật sư từ trên cầu thang xuống đất.
Nếu phân tích thêm thì còn nhiều vi phạm lắm. Nhưng trong báo cáo thì chúng tôi chỉ nêu được một số vi phạm căn bản đối với luật pháp Việt Nam cũng như đối với luật pháp quốc tế.
RFA: Dưới góc độ của một nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, chị Đoan Trang nhìn nhận qua vụ việc Đồng Tâm và phiên tòa Đồng Tâm diễn ra cho thấy điều gì tại đất nước Việt Nam? Và, nếu vụ án Đồng Tâm trong những ngày sắp tới không được xét xử một cách nghiêm minh thì kết quả sẽ thế nào?
Nhà báo Phạm Đoan Trang: Vụ án Đồng Tâm, tôi nghĩ đó là một vụ án cực kỳ nghiêm trọng nhưng không phải theo nghĩa nghiêm trọng của nhà cầm quyền nói.
Nhà cầm quyền gọi đó là “vụ giết người và gây rối trật tự công cộng” ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Tức là, nhắm vào việc buộc tội những người nông dân đã giết người và gây rối trật tự công cộng.
Tôi thì cho là vụ án nghiêm trọng theo một cách khác. Vụ án này nghiêm trọng vì vụ án có đầy đủ dấu hiệu của việc giết người, cướp của. Ở đây, tài sản của gia đình cụ Lê Đình Kình bị cướp, đặc biệt trong đó có giấy tờ liên quan quá trình tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm với nhà nước. Toàn bộ bằng chứng giấy tờ đó đều bị lấy sạch. Thậm chí, TV và tủ lạnh ở nhà cụ Kình cũng bị công an khuân đi. Tôi cho rằng đây là một vụ án giết người, cướp của và diệt khẩu.
Không phải ngẫu nhiên mà họ cố tình ngay lập tức biệt giam những người ở làng Đồng Tâm. Tất cả 29 người Đồng Tâm bị bắt thì lập tức họ bị biệt giam ngay từ đầu. Họ không được tiếp xúc với bất kỳ ai. Tức là trong quá trình thẩm vấn, họ bị biệt lập, bị tra tấn và đặc biệt không ai trong số họ được biết những người còn lại ra sao. Họ chỉ có thể nhìn thấy mặt nhau tại phiên tòa. Đương nhiên là họ không được gặp gia đình. Luật sư cũng chỉ được gặp họ trong thời gian cực kỳ ngắn trước khi phiên tòa diễn ra. Thật sự thì luật sư không thể nào làm được gì cả. Đấy cũng là điều vi phạm tố tụng vì luật sư không được tạo điều kiện để làm việc liên quan vụ án.
Còn tác động lâu dài từ vụ án Đồng Tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam từ nay trở đi, tôi nghĩ rằng vụ án Đồng Tâm có một tác hại rất lớn đối với Đảng Cộng sản cầm quyền. Tức là, đối với họ thì có tác dụng tốt ở điểm vì thật sự đã gây ra một sự sợ hãi. Tôi tin rằng toàn bộ làng Đồng Tâm từ giờ phút diễn ra cuộc tấn công cho đến giờ là bà con sống trong sợ hãi, bà con bị đe dọa và khủng bố triền miên, bà con bị chia rẽ, phân hóa…Và những người sống sót được, tôi nghĩ họ bị sang chấn tâm lý và không bao giờ thoát khỏi nỗi sợ từ bây giờ cho đến cuối đời.
Với những người không phải là dân làng Đồng Tâm, dân chúng trong cộng đồng và toàn xã hội nói chung thì rõ ràng vụ án này cũng đã gây ra một nỗi khiếp sợ, ngay cả giới hoạt động nhân quyền, tôi nghĩ rằng họ cũng sợ. Bởi vì không ai có thể tưởng tượng được một nhà nước giết dân.
Tác dụng của vụ án Đồng Tâm đối với nhà cầm quyền đúng là đã gây ra sự sợ hãi thật. Nhưng tôi nghĩ rằng sau vụ này thì lòng tin của một bộ phận khá đông dân chúng vào Đảng cầm quyền và vào luật pháp của Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Bởi vì, người dân thấy rằng bao giờ kẻ mạnh cũng thắng và chính quyền luôn thắng. Bất cần lý lẽ, chính quyền cứ mang súng và mang còng đến là xong. Cho nên, họ không tin vào Đảng và không tin vào luật pháp nữa. Chẳng có luật nào xử người dân cả. Chẳng có tòa án nào công minh để cho họ dựa vào. Hay chẳng có luật sư nào có thể tranh tụng cho họ. Tóm lại, lòng tin của một bộ phận khá đông trong dân chúng, đặc biệt là các đảng viên bị giảm sút. Đó là thiệt hại đối với Đảng CSVN cầm quyền.
RFA: Cảm ơn chị Phạm Đoan Trang dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với Đài Á Châu Tự Do.
Công an Đắk Lắk nói ‘bắt khẩn cấp
ông Phạm Đình Quý về hành vi vu khống’
Bùi Thư
Ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng được xác nhận bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk mời làm việc.
Công an Đắk Lắk ngày 30/9 thông báo cho báo chí ở Việt Nam rằng giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng Phạm Đình Quý (39 tuổi, tạm trú TP.HCM) bị bắt khẩn cấp về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.
Giảng viên tố cáo bí thư Đắk Lắk bị ‘mời làm việc’ hay bị ‘bắt cóc’?
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án và nói họ “làm việc” với ông Quý và ông Hoàng Minh Tuấn (40 tuổi, trú Cư Kuin, Đắk Lắk).
Ông Tuấn cũng là võ sư, là học trò của ông Quý.
Liên quan vụ bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố đạo luận văn tiến sĩ, Cục báo chí đã quyết định thu giấy phép 2 tháng và xử phạt hành chính 50 triệu đồng tạp chí Môi trường và Xã hội.
Sáng 30/9, Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng bị Cục báo chí xử phạt vì thông tin sai về bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ.
Mới đây, Võ sư Phạm Đình Trang, bố của ông Phạm Đình Quý xác nhận với BBC: “Tính đến giờ phút này là 11 giờ trưa ngày 30/9/2020. Tôi mới nhận được giấy báo của công an tỉnh Đắk Lắk. Trong 2 giấy báo đó, phiếu báo của bưu điện Đắk Lắk vào ngày 27/9/2020”.
Bị phạt vì ‘đưa tin sai sự thật’
Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng bị Cục báo chí xử phạt vì thông tin sai về bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Cụ thể, Tạp chí Môi trường và xã hội đã “thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết: “Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố “đạo” luận án, gian dối học thuật?”, đăng trong số đặc biệt 16/2020.
Theo quyết định này, Tạp chí Môi trường và xã hội bị Cục báo chí xử phạt hành chính 50 triệu đồng và bị tước giấy phép hoạt động báo in trong 2 tháng.
Tạp chí cũng phải thu hồi ấn phẩm Tạp chí Môi trường và Xã hội đặc biệt số 16/2020, thực hiện cải chính và xin lỗi theo quy định và chịu mọi chi phí thực hiện việc khắc phục này.
Vào khoảng cuối tháng 8/2020, Tạp chí Môi trường và Xã hội đã đăng tải bài viết “Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố “đạo” luận án, gian dối học thuật?” được cho là của tiến sĩ Phạm Đình Quý.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54335906
Hai người Trung Quốc bị án 14 năm tù
vì đục két sắt trộm hơn 1,5 tỷ đồng
Tòa án Nhân dân Thành phố Đà Nẵng hôm 29/9 tuyên phạt hai người quốc tịch Trung Quốc mỗi người 14 năm tù vì tội “trộm cắp tài sản”, buộc trục xuất khỏi Việt Nam sau khi các bị cáo chấp hành xong án tù.
Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 30/9 trích cáo trạng cho biết các bị cáo Ban Wei Bing (sinh năm 1981) và Ban Shan Ke (sinh năm 1975) đã nhiều lần đến Đà Nẵng, chuyên đột nhập, đục, phá két sắt tại các cơ quan, trộm tổng cộng hơn 1,5 tỷ đồng ở Đà Nẵng và Quảng Nam.
Cáo trạng cũng cho biết sau khi gây án, nhóm người Trung Quốc giấu đồ nghề tại hang đá ở đỉnh đèo Hải Vân.
Cụ thể, vào tháng 7 và 8 năm 2019, hai người Trung Quốc nói trên nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam, thuê lưu trú tại khách sạn Khuê Mỹ (phường Sơn Trà) và thuê xe máy đi khảo sát các địa điểm để trộm cắp.
Từ ngày 20/6 đến 15/10/2019, tại Đà Nẵng và Quảng Nam xảy ra nhiều vụ mất cắp tài sản giá trị lớn, trong đó có 4 vụ đục két sắt.
Đó là các vụ đục két sắt lấy 345 triệu đồng tại Công ty Logitem VietNam chi nhánh Đà Nẵng vào rạng sáng 21/6/2019; vụ đột nhập lục soát đồ đạc nhưng không mất tài sản vì văn phòng không có tài sản giá trị tại Công ty Khánh Phong vào rạng sáng ngày 18/7/2019.
Vụ thứ 3 xảy ra tại Công ty Niwa, mất 150 ngàn Yên Nhật, 3 ngàn USD và 154 triệu đồng. Vụ thứ 4 xảy ra lúc rạng sáng ngày 22/7/2019 tại Công ty Việt Hương, mất 997 triệu đồng. Vụ thứ 5 xảy ra vào tối ngày 24/8/2019 tại Công ty Dệt may Thái Liên, mất 503 triệu đồng.
Vào tối ngày 25, 26, 27/8/2019, nhóm người Trung Quốc bị nói tiếp tục đột nhập vào trụ sở 3 công ty khác nhưng không có tài sản nên về khách sạn, sau đó về nước. Tháng 10/2019, Ban Wei Bing và Ban Shan Ke quay trở lại Đà Nẵng thì bị công an địa phương bắt giữ.
Sẽ không còn cảnh sát giao thông bụng bự
làm việc trên đường phố?
Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an Việt Nam vào chiều 29/9 đã tổ chức hội nghị thông tin báo chí về dự án Luật Bảo đảm Trật Tự An toàn Giao thông Đường bộ đang được Quốc hội xem xét. Tại hội nghị, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông C08 đã cho biết một số điểm mới của dự án luật vừa nêu.
Trong đó, đáng chú ý nhất là nội dung cảnh sát giao thông với vòng bụng to sẽ không được giao nhiệm vụ điều tiết, xử lý vi phạm trên đường, mà sẽ được điều chuyển làm công việc văn phòng hoặc vị trí khác phù hợp hơn. Điều luật này sẽ được áp dụng cho cảnh sát giao thông cả nước nếu được ban hành.
Theo lời ông Đỗ Thanh Bình, Cục Cảnh sát giao thông sẽ nghiên cứu đưa ra các bài kiểm tra sức khỏe, năng lực, các tiêu chí về cân nặng, chiều cao và số đo vòng 2 của cảnh sát giao thông trước khi phân công làm nhiệm vụ ngoài đường.
Trao đổi với RFA tối 29/9, Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo từ Nha Trang đưa ra nhận xét về đề xuất mới của Cục cảnh sát giao thông như sau:
“Chuyện này đã có từ lâu, không chỉ có cảnh sát giao thông mà những ai bên lực lượng cảnh sát an ninh có giao tiếp với người dân thường xuyên mà bụng to thì trông rất phản cảm. Bây giờ đề xuất này đối với cảnh sát giao thông thì tôi thấy chỉ là một phần thôi và cũng nên như vậy bởi vì trông phản cảm lắm. Mình là người phục vụ người dân, nhiều người rất nghèo khổ mà người đầy tớ của nhân dân lại bụng to, to cao, mập mạp, ngoại hình như vậy gây phản cảm trong giao tiếp. Nếu có đề xuất đó thì tôi ủng hộ.”
Với góc nhìn cá nhân, bạn trẻ Thiên Minh cho rằng:
“Em nghĩ cái đó cũng hợp lý vì nếu một người cảnh sát giao thông bụng bự, cơ thể quá nặng nề thì khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra thì họ không thể nào chạy rượt đuổi hay truy bắt, đủ sức lực để thực hiện nhiệm vụ. Còn về thẩm mỹ thì người cảnh sát có tướng đẹp thì nhìn sẽ được hơn là một người bụng bự.”
Lời bạn Thiên Minh vừa nêu cũng được Cục phó Cục Cảnh sát giao thông C08 nói hôm 29/9 và được báo nhà nước Việt Nam trích dẫn nguyên văn như sau: “Cảnh sát bụng to sẽ gặp khó khăn trong những tình huống khẩn cấp như truy bắt tội phạm, giải cứu người gặp nạn hay giải quyết các công việc cần sức bền và sự nhanh nhạy.”
Theo Nhà hoạt động xã hội Trần Bang từ Sài Gòn, vì nội dung cảnh sát giao thông bụng to không được tham gia công tác trên đường là nội quy trong nội bộ ngành cảnh sát giao thông nên ông không có ý kiến. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ rằng vóc dáng và thể lực của người thực thi pháp luật cũng là yếu tố cần được chú trọng, bởi vì:
“Bụng to trông như ông quan rõ ràng là sinh hoạt bê tha, rượu, bia, ít tập luyện thể lực, những người như thế không đủ tư cách, không đủ sức khỏe là đúng. Đấy thì bất cứ đơn vị chuyên môn nào về lãnh vực mang tính chất kỷ luật phải dùng đến sức khỏe cũng như hình dáng và sự nhanh nhẹn giống như quân đội, công an hay biên phòng, hải quan. Rõ ràng những cái đấy rất quan trọng, vừa là hình dáng để thể hiện sự lành mạnh cũng như sự khỏe mạnh, nghiêm túc trong cuộc sống, đồng thời biểu hiện sức khỏe bởi vì vòng đo cũng là một trong những yếu tố đánh giá thể lực. Giả sử tôi ở ngành đấy thì tôi đã quy định lâu rồi chứ không phải bây giờ vì trông chướng tai gai mắt khi người lính bụng thì to, hách dịch, chỉ được hơn người khác bộ quần áo với cây gậy, quyền bắt nạt dân thôi chứ trông tệ hại và xấu lắm.”
Việt Nam không phải là nước đầu tiên hạn chế nhiệm vụ lực lượng cảnh sát do có vòng bụng lớn mà ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ hay Indonesia được nói cũng đã áp dụng trước đây.
Truyền thông quốc nội dẫn nội dung buổi hội nghị tổ chức ngày 29/9 cho hay dự Luật Bảo đảm Trật Tự An toàn Giao thông Đường bộ đang được xây dựng có quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông thuộc về Bộ Công an, với quan điểm xây dựng luật lấy con người là trung tâm.
Theo bạn trẻ Thiên Minh, ý thức người dân tham gia giao thông đã được cải thiện trong thời gian gần đây do được tiếp cận với thông tin về luật lệ nhiều hơn:
“Em nghĩ tình hình giao thông Việt Nam hiện nay có khả quan tốt hơn những năm trước rất nhiều vì bây giờ mọi người vào một khuôn khổ luật lệ mới khắt khe, dân trí nâng cao, mọi người hiểu biết về luật nhiều hơn thì sẽ ít vi phạm giao thông. Giống như bây giờ ba em mà uống rượu là không dám lái xe đi về, phải đi taxi hoặc Grab.”
Trong khi đó, nhà báo Võ Văn Tạo lại có nhận định khác:
“Người dân đa phần không nắm được luật giao thông nên đi lại bừa bãi. Quy hoạch giao thông của Việt Nam cũng rất dở. Nói chung tình hình giao thông ở Việt Nam vẫn còn luộm thuộm, chưa đi vào nề nếp.”
Ông Võ Văn Tạo cũng đưa ra những sai phạm cả về phía người dân và cảnh sát giao thông ngày càng phổ biến, điển hình như những vụ việc tài xế khi bị lực lượng chức năng chặn xe đã không dừng lại mà tông thẳng người cảnh sát giao thông. Phía người tham gia giao thông đã phạm luật khi không dừng xe; tuy nhiên, nhiều người cho rằng cách yêu cầu dừng xe đang di chuyển của lực lượng chức năng cũng không đúng và nguy hiểm khi cảnh sát đu theo xe.
Phía Bộ Công an Việt Nam mới đây cho biết sẽ đề xuất tăng thẩm quyền cho người thi hành công vụ được sử dụng vũ khí để ngăn chặn tình trạng người dân chống đối cảnh sát giao thông thông qua những sự việc vừa nêu.
Theo nhà hoạt động Trần Bang, nếu có cách hữu hiện hơn trong việc quản lý giao thông là cần nâng cao nhận thức của cả người dân lẫn lực lượng công quyền:
“Luật giao thông theo tôi thì nếu được thực hiện nghiêm túc, đàng hoàng, minh bạch là tốt. Dù không hoàn hảo nhưng cứ thực hiện nghiệm túc, không lợi dụng việc thi hành nhiệm vụ để kiếm ‘bánh mì, chai nước’ thì rõ ràng là tốt. Còn nếu lợi dụng vị trí làm cảnh sát giao thông để núp lùm bắn tốc độ, đứng góc khuất chờ người ta vi phạm dọa nạt người ta hay một cách nào đó buộc người ta phải chi tiền hoặc tạo ra cái khó chịu. Vì vậy đây là do người thực hiện luật chứ không phải do luật.”
Theo lời Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông C08 nói trong buổi hội thảo 29/9, thời gian tới đây lực lượng này sẽ kiểm tra kiến thức của từng cán bộ cảnh sát giao thông với mục đích được nói nhằm phục vụ người dân tốt hơn, nâng cao năng lực của cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ trên đường phố.
Việt Nam thiếu hơn 45 ngàn giáo viên mầm non
Các địa phương tại Việt Nam hiện vẫn thiếu hơn 45 ngàn giáo viên mầm non dù đã được bổ sung hơn 20 ngàn giáo viên mầm non vào biên chế trong năm học 2019-2020.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nêu hôm 30/9 theo thông tin từ Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh khi phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021.
Theo ông Minh, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có hơn 15 ngàn trường mầm non nhưng có gần 24 ngàn điểm trường lẻ (nhóm lớp tư thục). Những địa bàn có khu công nghiệp hệ thống trường mầm non chỉ đáp ứng 44,4% nhu cầu, số còn lại phải gửi vào các nhóm lớp tư thục.
Trước hiện trạng này, các địa phương trong năm qua đã tăng cường xét tuyển giáo viên hợp đồng vào biên chế theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Ngoài ra, các địa phương cũng tuyển mới vào thẳng biên chế được 17.605 giáo viên.
Tuy nhiên theo ông Minh, hiện vẫn còn chênh lệch giữa các vùng miền về tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non…
Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Ngô Thị Minh đề nghị, cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, thực hiện phòng chống bạo lực trẻ mầm non… Đồng thời, phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và cán bộ quản lý là nhiệm vụ trọng tâm.
Ngoài ra, theo bà Minh, cần rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới Giáo dục Mầm non. Mỗi xã, phường có ít nhất một trường mầm non công lập, tránh việc một xã chỉ có nhóm lớp tư thục…
Thứ trưởng Bộ xây dựng xin lỗi người dân
sau sự cố đoàn xe dừng trên cầu Nhật Lệ chụp hình
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn hôm 30/9 đã gửi lời xin lỗi đến người dân tỉnh Quảng Bình do vụ đoàn xe biển xanh của ông dừng trên cầu Nhật Lệ 1 để chụp hình.
Ông Toàn đưa ra lời xin lỗi một ngày sau khi đoàn xe của ông gây sự cố như trên khiến người dân Quảng Bình bất bình. Sự việc xảy ra vào 10 giờ sáng 29/9, người dân phản ánh có 4 chiếc xe ô tô biển xanh dừng đỗ ngay trên cầu, nhiều người trên xe xuống xe để chụp hình. Sau khi đưa ra lời xin lỗi, ông Toàn còn lý giải thêm rằng đoàn của ông dừng trên cầu để chụp hình lấy tư liệu cảnh quan kiến trúc quy hoạch và hạ tầng hai bên bờ sông Nhật Lệ.
Việc lãnh đạo xin lỗi người dân do sự cố tương tự đã từng xảy ra. Đơn cử như lời xin lỗi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với người dân Hội An, Quảng Nam khi đoàn xe tháp tùng ông đi vào đường cấm ở phố cổ xảy ra vào tháng 8/2016. Sau khi có phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng mạng về sự vụ trên, ông Phúc lúc bấy giờ đã phát biểu xin nhận trách nhiệm về sự việc và xin lỗi, mong người dân thông cảm.
Hồi tháng 1/2019, cộng đồng mạng dậy sóng khi ghi được hình ảnh xe biển xanh vào tận khu vực hạn chế, tại chân cầu thang máy bay để đón vợ Bộ trưởng Công thương. Trước phản ánh của dư luận, khi đó Bộ công thương đã thành lập hội đồng kỷ luật 3 cán bộ văn phòng bộ có liên quan.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sau sự việc trên cũng đã gửi thư xin lỗi đến nhân dân, lãnh đạo đảng, nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ đã từng phát biểu trong cuộc họp rằng việc xe công đón người nhà bộ trưởng là bài học rút kinh nghiệm chung, không được tái phạm.
Tuy vậy vào đầu tháng 7 năm 2020, lại diễn ra vụ xe công vụ biển số xanh vào đến chân cầu thang máy bay ở Sân bay Tuy Hòa để đón Phó bí thư Tỉnh ủy Lương Minh Sơn cùng gia đình. Vụ này cũng gây xôn xao công luận.
Thủ tướng CSVN “đối thoại”
với nông dân giả ở Dak Lak
Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ loan tin, vào chiều 28 tháng 9 năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện buổi đối thoại với nông dân tại tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, một số người dân đã tố cáo đây là buổi “đối thoại” giả tạo, mang tính tượng trưng, biểu diễn vì những người được giới thiệu là nông dân để nói chuyện, đặt câu hỏi với ông Phúc là những người đóng giả nông dân, nói theo kịch bản sắp đặt sẵn.
Một số nông dân ở xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đăk Lăk cho biết, khi họ nghe tin ông Phúc tổ chức đối thoại với nông dân, họ đã chạy xe hơn 50km ra tận nơi đối thoại để ghi danh, tham gia đối thoại nhưng đã bị an ninh Cộng sản ngăn chặn, không cho ghi danh, và tạo thành vòng vây ở bên ngoài để ngăn họ tiếp cận khu vực diễn ra buổi diễn đối thoại.
Sau thời gian cố gắng tiếp cận buổi diễn đối thoại bất thành, những người nông dân xã Ea Kiết đã ra về thì liền bị lực lượng an ninh bám theo về đến tận nhà họ, rồi ngồi canh giữ trước cổng nhà. Hành động canh giữ nông dân của an ninh Cộng sản quyết liệt đến mức, vào sáng 29 tháng 9, khi họ ra rẫy đi làm thì vẫn bị an ninh bám theo tận rẫy để canh.
Được biết, nhiều năm nay, những người nông dân ở xã Ea Kiết luôn bị công ty con của nhà cầm quyền tỉnh Đăk Lăk chèn ép, cướp sản phẩm cà phê của họ sau mỗi vụ thu hoạch. Thực tế diễn ra là vậy, nhưng trên báo Tuổi trẻ đã mô tả buổi diễn đối thoại với ông Phúc có đến 350 đại biểu nông dân ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tham dự.
Tại đây ông Phúc xảo ngôn rằng, phải hình thành một tầng lớp nông dân mới, hiểu biết thị trường, quy luật thị trường, để có thể chiến thắng ngay từ lúc gieo hạt. Và nhà cầm quyền sẽ hỗ trợ nhiều hơn nữa cho nông dân để nông dân trẻ làm giàu.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-csvn-doi-thoai-voi-nong-dan-gia-o-dak-lak/
Hoa Kỳ trao tặng 100 máy thở và cam kết hỗ trợ
9,5 triệu USD cho Việt Nam chống COVID-19
Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) trao tặng 100 máy thở và cam kết tài trợ 9,5 triệu đô la (USD) cho Việt Nam để phòng chống dịch COVID-19.
Truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết buổi lễ trao tặng diễn ra hôm 30/9 với sự tham dự của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Daniel Kritenbrink và ông Michael Greene – Giám đốc USAID tại Việt Nam.
Theo đó, 100 máy thở này được sản xuất tại Hoa Kỳ với công nghệ tiên tiến, nhỏ gọn, dễ lắp đặt và vận hành. Việc trao tặng này được thực hiện theo đề nghị của Tổng thống Donald Trump để bổ sung thêm các máy thở giúp cho việc điều trị bệnh COVID-19 hiệu quả hơn.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Daniel Kritenbrink cho biết, thế giới ấn tượng với chiến lược và giải pháp phòng chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam, tuy nhiên dịch bệnh này vẫn là mối đe doạ đối với Việt Nam và cả thế giới.
Ngoài số máy thở này, chính phủ Mỹ thông qua USAID, cam kết tài trợ 9,5 triệu USD cho Việt Nam để ứng phó đại dịch COVID-19 nhằm trợ giúp cải thiện chăm sóc lâm sàng, phổ biến các thông điệp sức khỏe, tăng cường năng lực phòng xét nghiệm, cải thiện công tác giám sát dịch tễ cũng như hỗ trợ sự hồi phục của khu vực kinh tế tư nhân thông qua giảm nhẹ những tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế Việt Nam.
Các bình luận ‘mong Đảng Cộng sản dân chủ hóa,
thậm chí đa đảng’
Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc đang là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam
Một nhà quan sát chính trị ở Hà Nội cho rằng chính sách nhân sự của Đảng Cộng sản hiện vẫn là “một người, một nhóm người từ cấp huyện, tỉnh đến trung ương có quyền xếp đặt”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại: Một giải pháp giữ ổn định?
Nhờ Covid-19, ĐCSVN giành lại niềm tin ngoài mong đợi từ người dân?
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh, cựu Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, nói như vậy với BBC ngày 29/9.
“Tôi thấy rằng qua các hiện tượng, đơn cử trong đó có các quyết định người này làm bí thư Đảng ủy thành phố Bắc Ninh, người kia làm phó bí thư Thành ủy Hà Nội v.v…, trước Đại hội 13 cho ta thấy rằng, chính sách nhân sự của ĐCSVN là một người, một nhóm người từ cấp huyện, tỉnh đến trung ương có quyền xếp đặt các chức vụ lãnh đạo Đảng và Chính quyền của Đảng.
“Điều này tất dẫn đến việc bầu bán ở hội trường chỉ là hình thức. Ta không thấy có ít nhất hai ứng viên bí thư huyện ủy hay tỉnh ủy tranh cử ở các Đại hội đảng đã diễn ra.”
Vì thế ông Sinh cho rằng “cách thức tuyển chọn nhân sự lãnh đạo đảng Cộng sản không có gì khác các kỳ Đại hội đảng trước đây”.
Theo ông để chống nạn chạy chức, chạy cơ cấu, đảng CSVN không thể giữ nguyên cách làm cũ này.
“Chỉ có dân chủ hóa việc bầu chọn người lãnh đạo bằng cách các ứng viên tranh cử tự do, các đảng viên được quyền bầu chọn người lãnh đạo của họ thì công việc xây dựng đảng và quản trị xã hội mới tốt đẹp, thoát khỏi sự tha hóa đang hủy hoại sự nghiệp của đảng này.”
Trong khi đó, nói từ góc độ người dân ở Sài Gòn, blogger Sương Quỳnh nói với BBC rằng bà mong Đảng “phải chấp nhận và để cho chế độ đa đảng xuất hiện, tồn tại để các đảng phái chính trị cạnh tranh công khai, công bằng”.
“Xem đảng nào có những quyết sách tốt nhất, được ủng hộ nhất đưa đất nước phát triển và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, cũng như ai phục vụ nhân dân tốt nhất và được nhân nhân tín nhiệm giao phó trọng trách điều hành việc nước,” bà Sương Quỳnh chia sẻ.
Chia sẻ nhận định này, nhà bất đồng Nguyễn Vũ Bình (nguyên Biên tập viên Tạp chí Cộng sản của ĐCSVN) nói với BBC:
“Tôi thấy rằng cách làm nhân sự của ĐCS Việt Nam hiện nay không có sự cạnh tranh công khai, minh bạch. Tất cả các quy định, thủ tục lựa chọn nhân sự chỉ để hợp thức hóa việc lựa chọn người theo phe cánh, quan hệ và việc mua quan bán tước (tiêu cực, hối lộ, đút lót). Đó là cách lựa chọn nhân sự được chính các đảng viên và nhân dân đúc kết: thứ nhất hậu duệ – thứ nhì quan hệ – thứ ba tiền tệ – thứ tư trí tuệ. Trong khi đó cũng có sự cạnh tranh nhưng là cạnh tranh ngầm giữ các phe cánh.”
“Tóm lại phải thực hiện cạnh tranh công bằng và công khai minh bạch quá trình lựa chọn, ứng cử và bầu cử,” ông Vũ Bình khẳng định.
Ý thức hệ và điều cần thay đổi?
Về khía cạnh ý thức hệ và tư duy cầm quyền, kể cả tư duy về pháp quyền, liên quan tới thể chế, chế độ hiện nay, khi được hỏi liệu đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam có điều gì cần phải suy nghĩ, xem lại và cần thay đổi không, cải tổ không, các ý kiến nói với BBC.
Ông Lê Văn Sinh nghiêng về mô hình phát triển xã hội của Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan.
“Muốn giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia, Việt Nam không thể học Trung Hoa cộng sản. Học họ thì cùng lắm chỉ trở thành học trò dù “xuất sắc” mấy mà thôi. Đó là cách tốt nhất và duy nhất để thoát Trung,” ông Sinh nói.
Ông bày tỏ: “Theo tôi, đảng có giữ được quyền lãnh đạo đất nước hay không tùy thuộc vào các chính sách của đảng có vì dân hay không? Có coi dân là thế lực thù địch hay không? Có để cho nạn kiêm tính, tước đoạt hay thâu tóm đất đai của dân nhân danh ‘nhà nước quản lý’ tạo ra một tầng lớp dân oan ngày càng đông đảo nữa hay là không?”
Ông Nguyễn Vũ Bình tán đồng: “Theo tôi, tất cả cần thay đổi, tự thay đổi để phù hợp với các diễn biến của tình hình mới.”
“Việc mở rộng không gian tự do cho người dân cần thực hiện ngay, sau đó có các bước đi chuyển hóa dần sang thể chế dân chủ. Đây là các lựa chọn thực tế cho đảng Cộng sản và nhà cầm quyền ở Việt Nam.”
Về kỳ Đại hội 13 của ĐCSVN dự kiến nhóm họp vào đầu năm 2021, khi được hỏi liệu có kỳ vọng, trông đợi hay lời khuyên nào cho chính quyền và đảng cầm quyền hay không về kỳ đại hội này, các nhà quan sát nêu quan điểm với BBC.
Ông Lê Văn Sinh không hy vọng gì mấy: “Cung cách chuẩn bị nhân sự và đường lối xây dựng xã hội không thay đổi, vẫn là kiên trì xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn coi học thuyết xây dựng xã hội của Lenin làm nền tảng tư tưởng- lý luận thì đừng mong một sự thay đổi tốt đẹp.”
“Tuy nhiên, tôi hy vọng trong tương gần sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo mới cấp tiến dám từ bỏ những giáo điều tệ hại kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam.”
Bà Sương Quỳnh cũng bi quan: “Thực lòng tôi cũng chẳng kỳ vọng gì cả vì ai lên nắm quyền, nếu vẫn giữ nguyên con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội mà như chính ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng chẳng biết hết thế kỷ này có tới được chưa, mà vận mệnh đất nước cũng như sự phát triển bị đưa theo một con đường mù mờ như thế thì có hy vọng gì.”
“Cho nên, tôi thấy nếu còn giữ tư duy lãnh đạo tới tận nay của đảng cộng sản VN, thì họ chỉ làm đất nước này ngày càng lụn bại.”
Ông Nguyễn Vũ Bình lại có nhận định lạc quan hơn: “Kỳ đại hội XIII này, sẽ thực hiện sau cuộc bầu cử ở Mỹ, cuộc bầu cử sẽ quyết định tình hình chính trị thế giới và khu vực. Cuộc đối đầu Mỹ – Trung sẽ gay gắt tới mức một mất một còn nếu ông Donald Trump tái trúng cử. Trong trường hợp đó, các diễn biến tiếp theo sẽ không thể lường trước được. Nếu không có cuộc đối đầu Mỹ – Trung hoặc kết quả cuộc bầu cử ông Joe Biden trúng cử, thì không có kỳ vọng và trông đợi gì ở đại hội lần này.”
“Ngược lại, có thể có những thay đổi trong đại hội nếu như ông Donald Trump tiếp tục tái cử. Hoặc dù không có thay đổi trong đại hội XIII thì tình hình của Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi bởi Việt Nam nhiều khả năng sẽ không còn lựa chọn Trung Quốc làm đồng minh nữa.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54346856
Công an Đắk Lắk nói ‘bắt khẩn cấp
ông Phạm Đình Quý về hành vi vu khống’
Công an Đắk Lắk ngày 30/9 thông báo cho báo chí ở Việt Nam rằng giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng Phạm Đình Quý (39 tuổi, tạm trú TP.HCM) bị bắt khẩn cấp về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.
Giảng viên tố cáo bí thư Đắk Lắk bị ‘mời làm việc’ hay bị ‘bắt cóc’?
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án và nói họ “làm việc” với ông Quý và ông Hoàng Minh Tuấn (40 tuổi, trú Cư Kuin, Đắk Lắk).
Ông Tuấn cũng là võ sư, là học trò của ông Quý.
Liên quan vụ bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố đạo luận văn tiến sĩ, Cục báo chí đã quyết định thu giấy phép 2 tháng và xử phạt hành chính 50 triệu đồng tạp chí Môi trường và Xã hội.
Sáng 30/9, Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng bị Cục báo chí xử phạt vì thông tin sai về bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ.
Mới đây, Võ sư Phạm Đình Trang, bố của ông Phạm Đình Quý xác nhận với BBC: “Tính đến giờ phút này là 11 giờ trưa ngày 30/9/2020. Tôi mới nhận được giấy báo của công an tỉnh Đắk Lắk. Trong 2 giấy báo đó, phiếu báo của bưu điện Đắk Lắk vào ngày 27/9/2020”.
Bị phạt vì ‘đưa tin sai sự thật’
Tạp chí Môi trường và Xã hội cũng bị Cục báo chí xử phạt vì thông tin sai về bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Cụ thể, Tạp chí Môi trường và xã hội đã “thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết: “Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố “đạo” luận án, gian dối học thuật?”, đăng trong số đặc biệt 16/2020.
Theo quyết định này, Tạp chí Môi trường và xã hội bị Cục báo chí xử phạt hành chính 50 triệu đồng và bị tước giấy phép hoạt động báo in trong 2 tháng.
Tạp chí cũng phải thu hồi ấn phẩm Tạp chí Môi trường và Xã hội đặc biệt số 16/2020, thực hiện cải chính và xin lỗi theo quy định và chịu mọi chi phí thực hiện việc khắc phục này.
Vào khoảng cuối tháng 8/2020, Tạp chí Môi trường và Xã hội đã đăng tải bài viết “Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố “đạo” luận án, gian dối học thuật?” được cho là của tiến sĩ Phạm Đình Quý.
Bài viết ghi lại đơn tố cáo luận án tiến sĩ của Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường có ba chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình được xuất bản trước đó.
Bài viết này chỉ ra bằng chứng ông Cường còn sao chép từ các công bố khác nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo. Ông Quý cho rằng đây là gian dối trong học thuật và viện dẫn, theo quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ông Cường không đủ điều kiện bảo vệ luận án. Tuy nhiên, ông Cường vẫn được cấp bằng tiến sĩ.
Vụ việc này liên quan đến việc ông Phạm Đình Quý bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ đêm 23/9.
‘Tôi như ngồi trên đống lửa’
Chiều 30/9, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Công an tỉnh Đắk Lắk đã có thông báo về việc “bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp” với ông Phạm Đình Quý – giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) – về hành vi vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự.
Ông Phạm Đình Trang xác nhận với BBC News Tiếng Việt hôm 30/9 rằng ông vừa nhận thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk về sự việc liên quan đến con trai ông là tiến sĩ Phạm Đình Quý.
Võ sư Phạm Đình Trang nói: “Tính đến giờ phút này là 11 giờ trưa ngày 30/9/2020. Tôi mới nhận được giấy báo của công an tỉnh Đắk Lắk . Trong 2 giấy báo đó, phiếu báo của bưu điện Đắk Lắk vào ngày 27/9/2020”.
Theo ông Trang, kể từ khi con trai ông bị “mời làm việc”, đến nay đã “qua 9 ngày đêm tôi mới nhận được giấy báo”.
Ông nói thêm: “Tôi đang giữ hai giấy báo này của công an tỉnh Đắk Lắk chứng tỏ là con tôi đang còn sống tại Đắk Lắk”.
Ông Phạm Đình Trang cũng nói với BBC công văn được ghi ngày 25/9 với nội dung: ông Phạm Đình Quý “đã có hành vi phát tán tài liệu nhằm hạ uy tín, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, đã phạm vào Điều 156 Bộ luật Hình sự hiện đang bị giam giữ tại Công an Đắk Lắk”.
Trước đó, trả lời BBC hôm 29/9, võ sư Phạm Đình Trang chia sẻ: “Năm lần tôi kêu cứu trên Facebook và nộp đơn nhưng tới bây giờ vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì của công an, dù đã để số điện thoại của mình. Bây giờ tôi như ngồi trên đống lửa, chỉ nghe con mình ở trên Đắk Lắk, không biết con mình còn sống hay chết nữa”.
Giáo sư Nguyễn Đức Tồn: ‘Họ vu cáo tôi đạo văn’
Vì sao có người khát khao bằng giả?
Từ Đắk Lắk, ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Quý nói với BBC News Tiếng Việt rằng gia đình ông đã mời luật sư từ Đoàn luật sư Hà Nội, dự tính 30/9 sẽ làm việc với Công an Đắk Lắk.
Ông Phú nói: “Sáng thứ Hai 28/9 tôi có vào làm việc với công an, họ xác nhận đang tạm giam em trai tôi. Tôi xin được gặp em trai thì cán bộ nói đang trong quá trình điều tra nên không được gặp. Họ chỉ cho mua vật dụng cá nhân tại chỗ để đưa vào chứ không được mang đồ từ ngoài vô. Công an nói sức khỏe Quý bị viêm xoang nên không biết thế nào. Tôi thấy lo lắng”.
“Khi tôi lên Đắk Lắk thì chưa nhận được thông báo gì, khi lên đây hỏi các đồng chí công an thì họ nói đã gửi thông báo cho gia đình. Nhưng có thể vì đường bưu điện nên chậm trễ”, ông Phú nói.
Trước đó, như BBC đưa tin, hôm 23/9, tiến sĩ Phạm Đình Quý và vợ ông bất ngờ bị tám công an mặc thường phục vây bắt. Sau đó, công an yêu cầu ông Quý đưa về nhà riêng. Tiếp đó, ông Quý được đưa đến cơ quan Công an TP HCM để làm việc, rồi tiếp tục đưa lên Đắk Lắk.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, gia đình ông Quý cho rằng đây là vụ bắt cóc vì gia đình không nhận được bất kỳ thông báo nào.
Ông Phạm Đình Phú, anh trai ông Phạm Đình Quý sau đó đã có đơn cầu cứu về sự việc của em trai mình.
Tới ngày 29/9, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Phạm Đình Quý – Giảng viên Khoa Khoa học Thể thao của Trường ĐH Tôn Đức Thắng để điều tra về hành vi vu khống.
Hôm 29/9, ông Phạm Đình Trang tiếp tục kêu cứu trên Facebook cá nhân vì vẫn chưa nhận được thông báo gì về vụ bắt giữ con trai ông.
Luận án tiến sĩ biến mất
Trong một diễn biến liên quan, nhiều người chỉ ra rằng luận án tiến sĩ của Bí thư tỉnh uỷ Đắk Lắk Bùi Văn Cường đã bị xoá trang web của Viện Đào tạo sau Đại học – Trường ĐH Hàng hải Việt Nam.
VN: Cần công khai bằng cấp của lãnh đạo?
Vụ Trương Duy Nhất và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á
Nhà báo Hoàng Mạnh Hà (cựu Thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP HCM) viết trên Facebook: “Trang web của Viện có mục lưu trữ các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ bản PDF. Các luận án được lưu từ năm 2017 đến nay. Trong khi ông Bùi Văn Cường bảo vệ tiến sĩ ở trường này năm 2018, nhưng tìm đỏ mắt không thấy luận án đâu. Chứng tỏ nó mới bị xoá khi dư luận ồn ào xung quanh từ khoá chân vịt”.
Ông Hà đặt nghi vấn: “Đáng lẽ Trường ĐH Hàng hải Việt Nam phải bỏ tiền ra xuất bản cuốn luận án tiến sĩ chân vịt của ông Cường để các thế hệ của trường noi theo. Vậy tại sao ngay cả đến bản PDF lưu trên trang web của trường cũng biến mất?”.
Đến hôm nay, ông Mạnh Hà viết rằng luận án tiến sĩ của ông Cường đã trở lại trên trang web của ĐH Hàng hải Việt Nam “sau khi bị chửi nát nước”.
Trên trang Facebook cá nhân, Nguyễn Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi về hành vi của Công an tỉnh Đắk Lắk: “Nếu không có những hành vi khác mà chỉ có hành vi gửi đơn chính danh, công khai đến các cơ quan chức năng tố cáo một người có hành vi đạo văn thì không thể cấu thành tội phạm. Việc bảo vệ người tố cáo đã được luật quy định.
Vì vậy cần nhất lúc này là Công an tỉnh Đắk Lắk xác định và cung cấp thông tin về những hành vi ban đầu của TS Quý và TS Tuấn làm căn cứ cho việc khởi tố. Bởi lấy lý do án đang điều tra nên chưa cung cấp thì dư luận không có thông tin nào khác về lý do khởi tố, để tin cậy vào tính minh bạch, đúng đắn của một sự việc đang xôn xao”, ông Hiển viết.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, viết trên Facebook cá nhân cũng lên tiếng vụ việc: “Tiến sĩ-võ sư Phạm Đình Quý tố cáo hành vi đạo văn một cách công khai và chính danh, nên ông đang được pháp luật bảo vệ (Chương VI, Luật Tố cáo). Việc khởi tố, bắt giữ ông trong thời gian vụ việc đang được xem xét chắc chắn là vi phạm pháp luật!”.
Nhưng hôm nay 30/9, trên Facebook của ông Sĩ Dũng đã không còn bình luận này nữa.
Ông Bùi Văn Cường và Đại học Tôn Đức Thắng có liên hệ gì không?
Sinh năm 1965 tại xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, ông Bùi Văn Cường từng là giảng viên Trường đại học Hàng hải Việt Nam trước năm 2006.
Ngày 20/10/2006, ông được bầu bổ sung giữ chức bí thư Trung ương Đoàn khóa VIII.
Ngày 14/5/2008, ông Cường được điều động tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy khoá XIII.
Đến ngày 19/8/2011, Bộ Chính trị điều động ông Cường về Ban Dân vận Trung ương và giữ chức Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Gần 1 năm sau, ông Bùi Văn Cường thôi giữ chức Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Ngày 12/4/2016, ông Bùi Văn Cường được bầu giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tiếp đó, ông Cường được bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào ngày 14/4/2016.
Đến tháng 9/2018, ông được đại hội bầu (bằng phiếu kín) tái cử Ban Chấp hành với số phiếu 99,98% và được Ban Chấp hành bầu tái cử UV Đoàn Chủ tịch và chức danh Chủ tịch với số phiếu 100%.
Tháng 7 năm 2019, ông được phân công giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Tháng Sáu 2019, báo VietnamNet có bài liên quan ông Cường và trường Tôn Đức Thắng.
Thời điểm này xảy ra việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng phản đối yêu cầu đưa vào dự toán, trích nộp về cho cơ quan chủ quản 30% chênh lệch thu chi sau thuế.
Bài báo tiết lộ các mâu thuẫn.
“Ngày 23/4/2019, Hội đồng trường họp để bàn việc thực hiện yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Tại cuộc họp, 100% thành viên Hội đồng nhất trí thông qua cơ cấu nhân sự Hội đồng trường đề tiến hành thủ tục theo quy định và thảo luận về nội dung sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường theo Luật số 34. Nghị quyết đã được thông qua với 100% thành viên chấp thuận.
“Nhưng mặc dù đã đưa tay biểu quyết đồng ý cùng tất cả mọi người, Chủ tịch Hội đồng trường là ông Bùi Văn Cường đã không ký biên bản ngay sau cuộc họp (như quy chế yêu cầu), và cho đến nay cũng không ký Nghị quyết của phiên họp nói trên để trường triển khai công việc” – lãnh đạo nhà trường cho biết.”
“Được biết, quy định “trích nộp tối đa 30%” được ký và ban hành từ thời ông Đặng Ngọc Tùng làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhưng chỉ dành cho các cấp công đoàn. Ông Tùng làm 2 nhiệm kỳ chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhưng không có yêu cầu trường học trực thuộc phải đóng tiền.
“Khi ông Bùi Văn Cường về làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã áp quy định vào bắt đóng ngay để có tiền làm “thiết chế công đoàn”. Từ năm 2017 đến nay đã là 3 lần yêu cầu trường phải nộp, phải đưa vào dự toán thu chi hàng năm để nộp. Do đó, không thể nói là quy định có từ thời ông Tùng”.
Cũng theo vị này, nhà trường không đồng ý việc Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng “ủng hộ tự chủ, nhưng công tác nhân sự phải được cơ quan chủ quản chỉ đạo, lãnh đạo, quy hoạch theo qui định của Đảng” bởi đã viện dẫn không đầy đủ và không chính xác quy định của Đảng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54335906
Câu chuyện biển đảo của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc
Nguyễn Tuấn Anh
Đánh giá khách quan, tình hình biển đảo của Việt Nam năm nay tuy vẫn đầy rẫy những nguy biến nhưng cũng le lói vài tia hy vọng. Trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung Khóa 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc từ 22 – 29/9, vào ngày 26/9, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đưa ra lời kêu gọi chung chung, mong tất cả các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và giải quyết các tranh chấp và khác biệt thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý.
Lợi ích quốc gia – dân tộc
Tuy nhiên, điều mà nhiều người dân Việt Nam quan tâm chủ yếu lại là, nhân dịp lần đầu tiên tham gia gửi thông điệp đến Đại hội đồng LHQ, Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng sẽ đề cập mạnh mẽ đến mức nào đối với chính sách bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh và các hành động tự tung tự tác của Trung Quốc trong mấy năm gần đây ngay trong các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Nhưng càng quan tâm bao nhiêu, dư luận càng thất vọng bấy nhiêu.
Trong khi đó, lần đầu tiên trong lịch sử, tam cường EU (E3): Đức, Anh và Pháp đã gửi công hàm phản đối chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Việc ba nước quyền lực nhất châu Âu hôm 16/9 cùng đệ trình công hàm chung tại Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa LHQ phản bác các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt. Công hàm chung đã góp phần phá vỡ chiến thuật “im lặng là đồng ý” của Bắc Kinh trong cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.
Theo các chuyên gia, một trong những ý đồ của Trung Quốc khi đệ trình 7 công hàm trước đó lên LHQ là để trong tương lai, Trung quốc có thể tuyên bố rằng, cộng đồng quốc tế đã mặc nhận/tán thành, một khi các nước đều im lặng sau các công hàm của Bắc Kinh. Mưu đồ này rõ ràng đã bị vạch trần, vì mấy tháng trở lại đây, các cường quốc biển đã đưa ra những tuyên bố rất thẳng thắn để phản bác các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Công hàm mới nhất của Anh, Pháp và Đức, cùng với các công thư trước đó của Mỹ và nhiều quốc gia khác là sự phản bác rất rõ ràng và mạnh mẽ đối với các yêu sách phi lý và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Nghĩa là gió đã đổi chiều, những khẳng định quan trọng trong công hàm của nhiều nước đã khiến Bắc Kinh ngày càng bị cô lập về ngoại giao trong vấn đề này. Đây là dịp đáng ra Việt Nam phải ngỏ lời cảm ơn cộng đồng quốc tế đã có động thái tích cực và kịp thời ủng hộ mình trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Nhưng thay vì cảm ơn quốc tế và mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ lợi ích quốc gia, nhất là tố cáo các vụ vi phạm của Trung Quốc đối với lãnh thổ và hải phận của Việt Nam trên Biển Đông, ông Trọng lại kêu gào phải dỡ bỏ các biện pháp cấm vận ảnh hưởng đến một số nước, hàm ý nhắc đến Cuba (và ngầm hiểu cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc). “Thành đổ đã có chúa xây/ Cớ gì gái goá khóc ngày khóc đêm” (!) Nguyễn Phú Trọng rõ ràng đã rơi vào vòng xoáy ý thức hệ “nguỵ cộng sản” mà bỏ quên mất lợi ích quốc gia – dân tộc.
Trông người mà ngẫm đến ta
Điểm qua tuyên bố của các nguyên thủ quốc gia khác nhân dịp này, thấy xót xa cho thân phận “thuộc quốc” của Việt Nam. Từ Manila, lần đầu tiên Tổng thống Duterte phát biểu trước LHQ. Ông đã tái khẳng định chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc trong phán quyết Biển Đông, đã cảm ơn các nước từng ủng hộ phán quyết năm 2016. Và ông tuyên bố, phán quyết này giờ đây là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và vượt ra ngoài tầm của các chính phủ để có thể làm phai nhạt hay bỏ qua.
Trước LHQ, Tổng thống Mỹ Donald Trump 12 lần phê phán đích danh Trung Quốc. Ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc phát triển kinh tế nhanh chóng với cái giá là hy sinh môi trường của nhân loại và chỉ rõ, Trung Quốc mỗi năm đổ hàng triệu tấn nhựa và rác thải ra đại dương, đánh bắt quá mức, phá hủy các rạn san hô rộng lớn và thải ra khí thủy ngân độc hại hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Lượng các-bon Trung Quốc thải ra gần gấp đôi của Mỹ và đang tăng lên nhanh chóng.
Ông Trump thẳng thừng tố cáo, “virus Trung Quốc” đã cướp đi vô số sinh mạng ở 188 quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng và lần đầu tiên đề xuất LHQ phải yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm về hành vi vô trách nhiệm của mình. Ông Trump nhắc lại: “Trong thời kỳ virus mới xuất hiện, Trung Quốc đóng cửa đi lại trong nước, nhưng lại cho phép các chuyến bay rời khỏi Trung Quốc và để virus lây nhiễm ra toàn thế giới”.
Về phần mình, Tổng bí thư Tập Cận Bình cũng tranh thủ bán rao ý tưởng “cộng đồng chung vận mệnh” và nhai lại luận điệu là không có ý đồ bành trướng, bá quyền, gây chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng với bất kỳ nước nào. Tuy nhiên, những lời lẽ mị dân đó hoàn toàn chẳng thuyết phục được ai, vì nó hoàn toàn đi ngược lại với những gì nước này đã và đang làm bất chấp cả thời điểm cả thế giới căng mình vật lộn với đại dịch COVID-19.
Trung Quốc liên tục theo đuổi chủ quyền phi pháp. Ngày 18/4/2020, Trung Quốc đã ra quyết định lập “hai quận” mới trực thuộc “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền. Đến đầu tháng 8, nước này tiếp tục ban hành quy định mới về hàng hải, xem các tuyến hàng hải giữa Hải Nam và Hoàng Sa là các tuyến nội địa của Trung Quốc nhằm siết chặt quyền kiểm soát trên các vùng Biển Đông. Có nhiều chỉ dấu cho thấy, Bắc Kinh đang lăm le tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không trên Biển Đông.
Thái độ của “kẻ đi nhờ xe”
Mặc dầu năm 2020 này, Việt Nam giữ chiếc ghế Chủ tịch (luân phiên) ASEAN và Uỷ viên Không thường trực HĐBA/LHQ, nhưng toàn bộ phát ngôn vừa qua của Tổng chủ trước Đại hội đồng LHQ không hề phản ánh trách nhiệm của nước giữ hai cương vị nói trên. Tổng chủ không hề bày tỏ sự hưởng ứng (dù có mức độ) của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trước lời kêu gọi của Mỹ và Bộ Tứ đối với tiến trình xây dựng cấu trúc Indo-Pacific (FOIP).
Kể cả trong các điện đàm trực tiếp mới đây với Mỹ và Tây Âu, Việt Nam vẫn tránh đề cập đến FOIP. Mặc dầu Hà Nội biết rằng, từ nay, an ninh và an toàn trên Biển Đông đã trở thành bộ phận cấu thành của FOIP. Như vậy là dẫu chưa có một cấu trúc an ninh tập thể liên khu vực, nhưng Việt Nam đã được hưởng lợi nhờ ý thức cảnh giác cao của Mỹ và các nước dân chủ trước việc Trung Quốc tham vọng thay thế trật tự dựa trên luật lệ và quân bình lực lượng bằng Pax Sinica – trật tự dựa trên chính sách bành trướng và bá quyền.
Một trong những biểu hiện của Pax Sinica chính là động hướng “Sáng kiến Vành đai Con đường” (BRI) đầy tham vọng buộc Mỹ và phương Tây phải lấy FOIP làm đối trọng. Tới đây, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tập trận và cấm tàu thuyền các nước lưu thông trên Biển Đông. Vừa qua, Bắc Kinh còn cho bắn đi bốn hỏa tiễn đạn đạo để thị uy Hoa Kỳ cũng như các nước trong khu vực. Trung Quốc cũng vừa thông báo từ 7 giờ đến 15 giờ ngày 28/9, quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập tại hai khu vực trên quần đảo Hoàng Sa.
Đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng, Bắc Kinh cho thực hiện các cuộc tập trận đồng thời khi căng thẳng trong khu vực gia tăng. Trong 4 cuộc tập trận đồng thời này có 2 cuộc được tiến hành gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thông tin này do Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc loan đi. Trung Quốc cho biết thêm, một đợt tập trận khác được tiến hành tại vùng nam Hoàng Hải, có bắn đạn thật và kéo dài từ ngày 28 – 30/9.
Trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng như thế mà tuyên bố của ông Trọng vẫn mang âm hưởng “bình chân như vại”, khiến dư luận nghĩ về Việt Nam như một quốc gia kém đáp ứng (less responsive), không hiệu quả (less efficient) và kém trách nhiệm (less accountable). Nói cách khác, đó là thái độ của “kẻ đi nhờ xe” (free riding) trong một chuyến hành trình./.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Điểm tin trong nước sáng 30/9: Thêm 17 ca
nhiễm Covid-19; Hơn 1 triệu lao động mất việc,
17 triệu người giảm thu nhập do Covid-19
Tâm Tuệ
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Tư (30/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Thêm 17 ca nhiễm Covid-19
Theo thông báo chiều qua (29/9) của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam ghi nhận thêm 17 ca nhập cảnh dương tính với Covid-19, có độ tuổi từ 23 đến 55. Đây là các bệnh nhân Covid-19 thứ 1.078 – 1.094 tại Việt Nam.
Ngày 26/9, 17 bệnh nhân về từ Nga trên chuyến bay QH9495 và nhập cảnh tại sân bay Cần Thơ, TP.Cần Thơ, sau đó được chuyển đến tỉnh Bạc Liêu cách ly tập trung tại 2 khu (A, B) của Ký túc xá Sinh viên Bạc Liêu, và được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu lấy mẫu bệnh phẩm ngày 27/9. Các mẫu
bệnh phẩm được gửi về Viện Pasteur TP.HCM ngày 28/9 xét nghiệm và đã phát hiện 17 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tại Việt Nam, trong số 1.094 ca mắc Covid-19 từ đầu dịch đến nay, có 1.007 ca đã được điều trị khỏi; 35 ca tử vong.
Dịch bệnh tay-chân-miệng tại Lâm Đồng và Đắk Lắk
Tờ VOV dẫn tin từ Sở Y tế Lâm Đồng vào ngày 29/9 thông báo vừa phát hiện thêm 2 trường học mầm non có nhiều ca bệnh tay chân miệng tại trường Hoà Mi xã An Nhơn và trường Hương Lâm xã Đạ Lây huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.
Đại diện Sở Y tế tỉnh này cho biết, hiện trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh này đang tổ chức khám sàng lọc cho gần 1000 em học sinh, phun hoá chất xử lý môi trường tại các trường học và gia đình có con em bị nhiễm bệnh. Hiện toàn bộ học sinh các lớp có các ca bệnh được cho nghỉ học để cách ly theo dõi 14 ngày tránh lây lan ra cộng đồng.
Cũng tin liên quan, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk thống kê từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận được hơn 530 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2019.
Hơn 1 triệu lao động mất việc, 17 triệu người giảm thu nhập do Covid-19
Trong 8 tháng đầu năm 2020, hơn 1 triệu lao động tại Việt Nam bị mất việc làm từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hơn 17 triệu người giảm thu nhập do dịch Virus Vũ Hán.
Đó là con số do Bộ LĐTB&XH đưa ra trong báo cáo gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và được truyền thông trong nước trích dẫn hôm 29/9.
Báo cáo cũng dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Trong đó có gần 29 triệu người thuộc nhóm có việc làm, gần 900.000 người thất nghiệp, 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH cũng cho biết con số hộ nghèo hiện nay là 1,3 triệu hộ, hơn 1,2 triệu hộ cận nghèo.
Ảnh hưởng giảm thu nhập chiếm tỉ trọng lớn nhất với 17,6 triệu người (chiếm 57,3%); khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng lớn nhất với 72% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 67,8% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 25,1%.
Sáng 30/9, thủy điện Hòa Bình mở cửa xả lũ
Thông tin từ Tổng cục phòng chống thiên tai, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã yêu cầu mở một cửa xả đáy hồ Hòa Bình vào 8h sáng 30/9, tùy theo tình hình thực tế có thể tiếp tục phải mở thêm cửa xả đáy của các hồ Sơn La, Hòa Bình và Thác Bà.
Người dân các tỉnh như Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng… và các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông được khuyến cáo có biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.
Điểm tin trong nước tối 30/9: Mỹ tặng Việt Nam
100 máy thở trị giá gần 2 triệu USD;
Gia Lai chi hơn 1,2 tỷ đồng mua cặp da,
vòng tay thông minh tặng đại biểu
Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Tư (30/9) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Mỹ tặng Việt Nam 100 máy thở trị giá gần 2 triệu USD
Theo trang Suckhoedoisong, ngày 30/9, tại Hà Nội, Chính phủ Hoa Kỳ đã trao tặng 100 máy thở do nước này mới sản xuất, trị giá hơn 1,7 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam phòng chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và Ngài Daniel J. Kritenbrink- Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chứng kiến lễ lý kết trao tặng 100 máy thở
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cam kết tài trợ 9,5 triệu USD nhằm giúp Việt Nam cải thiện chăm sóc lâm sàng, tăng cường năng lực xét nghiệm, cải thiện giám sát dịch tễ và hỗ trợ kinh tế tư nhân hồi phục… Cùng
với đó là 4 triệu USD từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ và hỗ trợ kỹ thuật từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink, cho biết: “Chính phủ và nhân dân Mỹ sẽ không bao giờ quên sự hào phóng của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc ủng hộ hàng triệu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế cho Mỹ trong cuộc chiến chống lại viêm phổi Vũ Hán”.
Gia Lai chi hơn 1,2 tỉ đồng mua cặp da, vòng tay Trung Quốc phục vụ đại hội đảng
Báo Người Lao Động ngày 30/9 đưa tin, Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai đã chi hơn 1,2 tỷ đồng để mua sắm cặp tài liệu và một số vật dụng khác phục vụ tổ chức Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh.
Tỉnh Gia Lai chi 1,2 tỉ mua cặp da, vòng đeo tay, bút, sổ phục vụ Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI
Cụ thể, số tiền nói trên bao gồm 500 cặp da bò xuất xứ Trung Quốc, trị giá 1,6 triệu đồng/chiếc; 500 vòng đeo tay thông minh cũng do Trung Quốc sản xuất, trị giá 735.000 đồng/chiếc. Ngoài ra còn có một số vật dụng khác như bút, sổ tay, bìa da…
Trước đó vào tháng 8, tỉnh Quảng Bình cũng chi 2,2 tỷ đồng mua cặp da tặng đại biểu dự đại hội đảng khiến dư luận bất bình.
Tân Thủ tướng Nhật Bản dự định thăm Việt Nam vào tháng 10
Đài NHK của Nhật Bản ngày 30/9 cho biết Thủ tướng Suga Yoshihide có thể thăm Việt Nam và Indonesia vào giữa tháng 10. Đây sẽ là những chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông từ lúc nắm quyền.
Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản cho rằng tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam là điều kiện tốt để ông Suga thực hiện kế hoạch của mình.
Chuyến đi này được biết là nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Nhật Bản với các nước ASEAN, với mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trước đây thủ tướng Abe cũng đã chọn Việt Nam và Indonesia cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình sau khi chính thức vào nhiệm kỳ thứ hai.
Giới quan sát đa phần tin rằng ông Suga sẽ tiếp nối các chính sách của người tiền nhiệm Abe.
Cảnh sát tạm giữ 15 tàu hút cát trái phép trên sông Hồng
VnExpress đưa tin, ngày 29/9, hơn 40 cảnh sát giao thông, cơ động phối hợp bắt giữ 15 tàu khai thác cát trên sông Hồng đoạn giáp ranh Hà Nội và Phú Thọ. Số lượng cát khai thác trái phép ước tính hơn 500.000m3.
Trong số tàu bị bắt giữ có nhiều tàu khai thác cỡ lớn
Phương tiện bị tạm giữ gồm cả tàu hút, khai thác và tàu chở cát. Nhiều tàu hút không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn…
Cơ quan chức năng cũng tạm giữ 46 thuyền viên, người có liên quan trên các tàu.
Hà Nội tính xây sân bay thứ hai ở huyện Ứng Hòa
Theo báo Zing, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa có kiến nghị gửi đến các sở, ngành liên quan để lấy ý kiến việc xây dựng sân bay thứ hai ở Hà Nội tại huyện Ứng Hòa.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, việc xây dựng sân bay tại huyện Ứng Hòa phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tháng 3/2020.
Hoàng đế nước Nam xưa trị tội tham nhũng thế nào?
Cảm động chuyện anh em nhịn ăn nuôi nhau, nghèo đến mức anh ngồi học là em phải đứng nhìn
Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?