Tin Việt Nam – 30/05/2018
Vụ VietinBank:
Nạn nhân ‘không hy vọng nhận bồi thường’
Ngày 30/5 phiên tòa phúc thẩm vụ án “siêu lừa” Huyền Như đã bác toàn bộ kháng cáo của 4/5 công ty đòi VietinBank bồi thường 1.000 tỷ đồng và tuyên y án sơ thẩm.
Bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên phó phòng Quản lý rủi ro VietinBank – Chi nhánh TP HCM) đã không kháng cáo bản án chung thân cùng trách nhiệm dân sự phải bồi thường cho 5 công ty.
Nhưng phiên phúc thẩm diễn ra vì bốn công ty kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm ngày 9/2, tách vụ án ra để xét xử Huyền Như tội “Tham ô tài sản” và buộc Vietinbank trả tiền gốc và lãi cho các công ty này.
Một công ty khác, Công ty Cổ phần Đầu tư Hưng Yên (Công ty Hưng Yên) không kháng cáo.
Ngoài ra bị cáo còn lại Võ Anh Tuấn xin kháng cáo bản án 7 năm tù.
Kết quả phúc thẩm
Sau hai ngày xét xử, Hội đồng xét xử ngày 30/5 đã tuyên y án sơ thẩm với ông Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè).
Đặc biệt tòa phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo của 4/5 công ty đòi VietinBank bồi thường 1.000 tỷ đồng.
Việt Nam: Ý kiến về ‘phá sản ngân hàng’?
VN: Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu?
Hồi năm 2015, bà Huyền Như bị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tuyên án tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ và ‘Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức’. Bà nhận án tù chung thân về hành vi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân khác hồi năm 2010 và 2011.
Sau đó, bốn công ty (gồm Chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS), Bảo hiểm Toàn Cầu, Chứng khoán Phương Đông, Đầu tư và thương mại An Lộc) kháng cáo đề nghị ngân hàng VietinBank, thay vì bà Huyền Như, phải là bên bồi thường số tiền thiệt hại.
Chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS) là đơn vị thuộc Berjaya Corporation Bhd của Malaysia.
Kháng cáo của các công ty dựa trên cơ sở họ gửi tiền hợp pháp vào VietinBank. Họ cho rằng ngân hàng này có lỗi trong quản lý tiền của khách hàng và quản lý nhân viên để bà Huyền Như chiếm đoạt, nên ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường.
Công ty SBBS nói họ không biết hoạt động gửi tiền của họ là trái phép, và cho rằng các hợp đồng được ký với chữ ký giả phải được cho là vô hiệu lực.
Mở lại phiên xử ‘đại án’ Hà Văn Thắm
Thêm lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố
TS Lê Đăng Doanh: ‘Không thể dựa vào liên kết quyền lực’
HĐXX hôm 30/5 khẳng định trách nhiệm trả tiền cho các công ty thuộc về bị cáo Huyền Như.
Bà Josephine Yei, giám đốc của công ty Chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS), một trong bốn công ty kháng cáo, nói bà không có hy vọng gì thu lại được khoản tiền 10 triệu USD từ bà Huyền Như.
“Tôi rất đau lòng và không nói nên lời,” bà Yei nói với Reuters.
Ở nhiều nước, các ngân hàng có thể bị coi là biển thủ tiền gửi của khách hàng nếu có bằng chứng ngân hàng sao nhãng. Ở Việt Nam, việc quy trách nhiệm có thể hiểu một cách rộng hơn khi kẻ lừa đảo làm những việc vượt quá trách nhiệm của họ, theo một luật sư.
“Việt Nam không có các án lệ cho các trường hợp như vậy nên mọi việc phụ thuộc hoàn toàn vào cách suy nghĩ của hội đồng xét xử,” Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch hãng luật SBLAW ở Hà Nội, nói trước khi có phán quyết.
Các bên kháng cáo cũng yêu cầu điều tra xét xử lại nhằm làm rõ liệu bà Huyền Như có hành vi ‘Tham ô tài sản’ hay ‘chiếm đoạt tài sản’.
Tuy nhiên, sau hai năm điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố bà Huyền Như về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’. Theo đó, người phạm tội phải chịu trách nhiệm bồi thường, và VietinBank không có trách nhiệm bồi thường cho các công ty này.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo dõi vụ án sát sao để “xem khuôn khổ pháp luật bảo vệ người gửi tiền ở Việt Nam đang được thực hiện như thế nào,” luật sư của SBBS Nguyễn Thị Minh Huyền nói với Reuters sau phiên xử.
VietinBank là ngân hàng cổ phần lớn thứ hai ở Việt Nam tính theo giá thị trường. Ngân hàng này có 64,46 % vốn của nhà nước Việt Nam và 19,7% vốn của ngân hàng Nhật Bản MUFG Bank Ltd, một bộ phận của tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group Inc.
Phán quyết của tòa được đưa ra trong bối cảnh các công ty tài chính đang đổ vào Việt Nam hy vọng có cơ hội làm ăn nhờ các hợp đồng góp vốn trong giai đoạn cổ phần hóa ở Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44304783
Đối thoại Shangri-La:
VN ‘khó phát biểu chung chung’
Ý kiến nói đại diện Việt Nam tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La “sẽ rất khó phát biểu chung chung” trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường gây sức ép ở Biển Đông.
Tin cho hay đại tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch “sẽ có bài phát biểu quan trọng” và “các cuộc tiếp xúc song phương với bộ trưởng quốc phòng các nước”, theo báo Thanh Niên.
Đá Subi sẽ là căn cứ lớn của TQ ở Trường Sa?
Phi cơ TQ tập đáp xuống mẫu hạm vào ban đêm
Phi cơ ném bom TQ hạ cánh xuống Biển Đông
TQ nói tàu Mỹ ‘khiêu khích’, gây tổn hại niềm tin
Trung Quốc ‘không coi trọng’
Hôm 30/5, trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: “Thứ nhất là Đối thoại Shangri-La là đối thoại an ninh Track-1 (đối thoại kênh 1), cho nên mang tính nghiêm túc và thường hay bàn về những chủ đề mang tầm chiến lược ở cấp cao. Trung Quốc đã cố gắng gây ảnh hưởng lên Shangri-La nhưng không thành công.”
“Dĩ nhiên vì do Track-1 nên các nước “tấn công” chính sách Biển Đông của Trung Quốc khá nhiều, vì thế Trung Quốc dần dần đang muốn tổ chức một Đối thoại an ninh đối trọng khác ở Trung Quốc mà ở đó họ có thể kiểm soát được chương trình nghị sự như Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh (đây là một đối thoại an ninh Track-1.5).
Trung Quốc không coi trọng Shangri-la lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-La giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mớiNguyễn Thế Phương
“Trung Quốc có khả năng sẽ không cử các quan chức cấp cao nhất tới Shangri-La. Đây là điều có thể dự đoán trước được và thực sự là nếu vắng mặt các quan chức an ninh cấp cao nhất của Trung Quốc thì tầm bao phủ về mặt chính sách của Shangri-La có thể giảm sút. Suy cho cùng thì nếu muốn “đối thoại” thì cũng cần phải có đầy đủ các bên liên quan.”
“Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề nóng của Shangri-La thôi. Đối với Việt Nam thì Biển Đông quan trọng nhưng sẽ có những vấn đề khác được nêu lên và nóng không kém là vấn đề Triều Tiên, vấn đề Myanmar và các loại an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh lại là Shangri-La là diễn đàn đa phương được đánh giá là quan trọng để Việt Nam có thể thảo luận chính sách an ninh ở cấp cao với các đối tác.
“Nói tóm lại, Trung Quốc không coi trọng Shangri-La lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-La giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mới.”
Tàu chiến Mỹ áp sát các đảo TQ tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa
Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu?
Thủ tướng Úc: ‘Cá lớn đừng nuốt cá bé’
Mỹ cảnh báo TQ về các đảo ở Biển Đông
Cùng thời điểm, cây bút tự do Nguyễn An Dân ở TP.Hồ Chí Minh nói với BBC: “Đối thoại Shangri-La năm nay rất quan trọng vì nó thể hiện chính thức lập trường mỗi nước có liên quan đến tranh chấp và tự do, an ninh hàng hải ở Biển Đông, nhưng đa phần các nước sẽ chỉ tham gia ở cấp bộ trưởng, vì sách lược lớn thì hầu như đã quyết từ lâu rồi.”
Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014.Nguyễn An Dân
“Từ phát biểu của các đoàn tham dự, chúng ta sẽ thấy rõ lập trường trung lập hay đứng về phía nào của các nước nhỏ giữa hai bên Trung-Mỹ. Các nước nhỏ không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông có quyền giữ “tế nhị ngoại giao”, nhưng các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam sẽ rất khó phát biểu chung chung nữa.”
“Năm 2014, sự kiện giàn khoan HD 981 trực tiếp phá vỡ chủ quyền lãnh hải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh quốc phòng, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thế “không thể lùi” đã buộc phải tuyên bố cứng rắn về lập trường để tranh thủ sự ủng hộ khi Việt Nam thực sự cần đến.”
“Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy phái đoàn Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014.”
“Nếu năm nay phái đoàn Việt Nam tuyên bố chung chung thì trong tương lai khi xảy ra xung đột, các nước ủng hộ Việt Nam sẽ khó có lý do hợp lý để ủng hộ Việt Nam.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44288254
Phát ngôn 30/5:
Giá dịch vụ đào tạo khác học phí?
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Việt Nam Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình Dự án Luật Giáo dục Đại học sửa đổi tại Quốc hội hôm 30/5.
Phát ngôn 29/5: ‘Ai chịu trách nhiệm tai nạn đường sắt?
‘Phát ngôn ấn tượng’ ngày 28/5
Dự thảo đề xuất đổi cụm từ học phí thành “giá dịch vụ đào tạo”.
Theo đó, tên gọi “giá dịch vụ đào tạo” được hiểu là bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác…
Nói với báo chí trong nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải thích: “Học phí là khái niệm nghe quen tai, giờ chuyển sang tự chủ thì có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đến chi phí dịch vụ theo Luật Giá.”
“Tính đầy đủ làm sao đảm bảo chất lượng, phù hợp chi phí, hay nói cách khác chi phí tương xứng chất lượng. Vì vậy, cần tính toán toàn bộ để hạch toán theo tự chủ, đó là giá dịch vụ đào tạo,” Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng nói: “Học phí” có nội hàm khác và “giá dịch vụ đào tạo” có nội hàm khác. Đây là hai vấn đề khác nhau”.
Theo ông, nội dung này đang được bàn và “nội hàm có sự khác nhau” nên phải đưa cách gọi “thuận và phản ánh đúng bản chất” nhất.
Theo trang web chính phủ Việt Nam, cơ quan soạn thảo Luật Giáo dục Đại học đã giải thích thêm:
“Theo quy định của Luật Phí, lệ phí hiện nay thì học phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế tính giá dịch vụ theo quy định của Luật Giá. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, với những khoản mà người học phải đóng góp cho quá trình học, thuật ngữ học phí vẫn nên sử dụng để đảm bảo tính thông dụng, dễ hiểu, dễ áp dụng.
“Điều 105 Dự thảo sửa Luật Giáo dục vẫn quy định về học phí. Tuy nhiên, cơ chế xác định và thu học phí đã được đổi mới theo Luật Giá. Điều 105 nêu trên quy định: Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, đào tạo. Nội dung này được cơ quan thẩm tra đồng thuận.
“Về tên gọi của Điều 65 Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học là “Giá dịch vụ đào tạo” vì điều này không chỉ quy định về học phí mà còn quy định về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/ không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh… nên gọi chung là “Giá dịch vụ đào tạo” theo nghĩa rộng, để khái quát cho tất cả các nội dung được đề cập đến trong điều này.
“Riêng phần đóng cho đào tạo được viện dẫn sang Điều 105 nêu trên, nghĩa là, đối với khoản tiền mà người học phải đóng cho quá trình học vẫn được quy định là học phí.”
Hoàng Công Lương nói lời sau cùng
Bị cáo Hoàng Công Lương hôm 30/5 nói lời sau cùng trước khi nghị án, trong phiên tòa xử vụ tai biến y khoa làm 9 người tử vong khi chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Ông Lương được dẫn lời: “Điều mà bị cáo và các đồng nghiệp đau đớn nhất là không thể cứu sống tất cả bệnh nhân khi xảy ra thảm họa.”
“Sau 12 ngày phiên tòa sơ thẩm diễn ra, bị cáo khẳng định bị cáo hoàn toàn vô tội.”
“Kính mong HĐXX xem xét bản chất vụ án một cách khách quan, công tâm, đúng người đúng tội, tránh oan sai và tuyên bị cáo không phạm tội để bị cáo có cơ hội tiếp tục được khám chữa bệnh, để các nhân viên y tế trên cả nước luôn tin tưởng vào pháp luật, yên tâm công tác trong công tác thăm khám, cứu chữa người bệnh.”
Dự kiến, TAND TP Hòa Bình sẽ tuyên án các bị cáo vào chiều ngày 5/6/2018.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44302836
Những bài học từ Malaysia
Nguyễn Xuân Nghĩa
Kết quả và ảnh hưởng từ bầu cử
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, chuyên gia tư vấn kinh tế của Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và xin có lời mừng rằng ông đã bình phục sau hai tuần bị bệnh. Thưa ông, khu vực Đông Nam Á có hai quốc gia thuộc loại quần đảo với lãnh thổ trải rộng trên mặt biển là Malaysia và Indonesia. Trong Tháng Năm vừa qua, Malaysia đã có bầu cử với kết quả gây bất ngờ cho mọi người, qua Tháng Sáu tới đây, Indonesia cũng sẽ có bầu cử để cử tri chọn lựa các chức vụ tại địa phương như tổng trấn hay thị trưởng. Hoàn cảnh địa dư quá đặc biệt của các quốc gia đó là điều rất đáng chú ý nên kỳ này, Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho bài toán kinh tế chính trị của họ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Năm nay, ba nước Đông Nam Á có bầu cử là Malaysia, Indonesia và Cam Bốt. Trường hợp Cam Bốt đáng chú ý vì đảng cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen cố tập trung quyền lực mà chẳng có thay đổi gì nhiều. Trường hợp Indonesia thì đặc biệt hơn vì vị Tổng thống đương nhiệm mong là cử tri sẽ cho đảng của ông một đa số vững mạnh hơn tại địa phương hầu có thể hoàn thành việc cải cách đã hứa hẹn. Riêng tại Malaysia thì cuộc bầu cử hôm mùng chín Tháng Năm lại gây ra một cơn địa chấn chính trị và kinh tế sẽ còn lan rộng trong cả khu vực, cho nên chúng ta cần tìm hiểu thêm, là điều tôi dự tính từ hai tuần trước mà rồi phải tạm bỏ vì lý do sức khỏe.
Riêng tại Malaysia thì cuộc bầu cử hôm mùng chín Tháng Năm lại gây ra một cơn địa chấn chính trị và kinh tế sẽ còn lan rộng trong cả khu vực.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Chính vì vậy mà kỳ này Nguyên Lam xin ông đề cập tới kết quả bầu cử đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Nếu so sánh, Việt Nam có hoàn cảnh địa dư tốt đẹp hơn Malaysia vì là một quốc gia bán đảo với lãnh thổ tương đối liền lạc, chứ Malaysia lại không được như vậy do lãnh thổ bị chia làm hai phần. Tại hướng Tây, Malaysia là bán đảo tiếp cận với Thái Lan, Singapore và Indonesia. Cách đó 600 cây số về hướng Đông trên mặt biển, lãnh thổ Malaysia có một phần nhỏ tại miền Bắc của của đảo Borneo, phần kia là thuộc về Indonesia. Dù có vị trí địa dư phân tán như vậy, hai nước Đông Nam Á là Malaysia và Indonesia vẫn cố thiết lập cơ chế dân chủ, tương tự trường hợp của Philippines, cho nên chuyện ấy rất đáng cho người Việt chúng ta suy ngẫm mà đừng sợ dân chủ.
– Chuyện thứ hai là hoàn cảnh văn hóa và chủng tộc của Malaysia. Vì lý do địa dư lẫn lịch sử, xứ này có đặc tính đa văn hóa với ba sắc tộc chính là dân Mã Lai, người dân gốc Trung Hoa và người gốc Ấn Độ. Họ sống hòa đồng với nhau trong thể chế quân chủ lập hiến, với quốc trưởng là một Quốc vương có ưu thế biểu trưng cho tinh thần thống nhất. Vì lý do địa dư hình thể, Malaysia còn có chế độ liên bang của nền dân chủ đại nghị sau khi giành lại độc lập từ tay Đế quốc Anh cách nay đúng 60 năm. Nền dân chủ đại nghị là khi quốc hội có thực quyền và đảng chính trị nào chiếm đa số trong Quốc hội thì đề cử chức vụ Thủ tướng là người cầm đầu Hành pháp cho một nhiệm kỳ nhất định.
Nguyên Lam: Nhiều người cứ nghĩ một quốc gia có lãnh thổ phân tán, như trường hợp Malaysia, Indonesia hay Philippines, thường hay tập trung quyền lực để chính quyền trung ương dễ cai trị. Thưa ông, kết quả ấy ra sao sau khi các nước đó giành lại được nền độc lập từ các nước thuộc địa Âu Châu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chúng ta có thấy phản ứng tập trung đó tại Philippines và Indonesia, nhưng hậu quả là chế độ độc tài, như Ferdinand Marcos tại Philippines hay Suharto tại Indonesia. Cuối cùng thì chế độ độc tài bị người dân lật đổ tại Philippines năm 1986 và tại Indonesia năm 1998. Sau dăm ba năm hỗn loạn thì nền dân chủ vẫn được tái lập và người dân tìm ra giải pháp lãnh đạo khác.
– Ta cần nói thêm rằng cả ba quốc gia Đông Nam Á ấy đều có người theo đạo Hồi và dễ bị nạn khủng bố của các phần tử Hồi giáo cực đoan cuồng tín, là chuyện vừa mới xảy ra cho Indonesia, nhưng chẳng vì vậy mà nhân danh ổn định chính trị họ rơi vào chính sách đàn áp hoặc kỳ thị. Việt Nam nên học kinh nghiệm đó của họ, nhất là khi ba quốc gia đó đều có trình độ kinh tế cao hơn Việt Nam.
Bài học cho Việt nam
Nguyên Lam: Trở lại chuyện Malaysia sau cuộc bầu cử vừa qua, ông thấy là Việt Nam còn có thể học được gì khác từ quốc gia này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Sau khi giành được độc lập, một chính đảng đã thực tế cầm quyền liên tục trong một liên minh với các đảng nhỏ hơn, rồi đảng chính trị này biến chất dần thành một hệ thống tham nhũng. Một lãnh tụ từng là Thủ tướng trong 22 năm liền là ông Mohamad Mahathir liền bước qua thế đối lập với cái đảng do chính ông lập ra trước đó và liên minh đối lập này đã thắng cử bất ngờ. Thủ tướng đương nghiệm là ông Najib Rajak phải từ chức và ngày nay đang bị điều tra về tội tham nhũng. Hầu như mỗi ngày người ta lại tìm ra một chứng cớ mới về tình trạng tham ô của ông ta. Vì vậy, bài học nên nhớ ngay là quyền lực kéo dài rất dễ đưa tới nạn tham nhũng là sự cấu kết giữa chính trị với kinh tế. Sau đó là một bài học khác, là chính quyền mới sẽ phải làm những gì để cải thiện nền kinh tế và khôi phục lại niềm tin của quốc dân?
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin đề nghị ông tóm lược cho thính giả của chúng ta diễn biến bất ngờ ấy để nhiều người có thể rút tỉa kinh nghiệm.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết, vì sao lại có sự bất ngờ đó?
– Từ quá lâu, những người tạo ra dư luận thường đánh giá sai phản ứng của quần chúng mà cho rằng nguyên trạng sẽ còn tiếp tục. Nào ngờ liên minh cầm quyền của Thủ tướng Najib Razak chỉ được 79 ghế trong tổng số 222 ghế của Quốc hội và liên minh các đảng đối lập lại được 113 ghế dân biểu. Đảng cầm quyền không chỉ thất cử mà các nhân vật có thế giá trong đảng cũng bị cử tri cho về vườn tại những địa phương cứ tưởng là thành lũy của đảng.
Vì vậy, bài học nên nhớ ngay là quyền lực kéo dài rất dễ đưa tới nạn tham nhũng là sự cấu kết giữa chính trị với kinh tế. Sau đó là một bài học khác, là chính quyền mới sẽ phải làm những gì để cải thiện nền kinh tế và khôi phục lại niềm tin của quốc dân?
-Nguyễn Xuân Nghĩa
– Thật ra, chỉ dấu bất mãn của cử tri được thấy từ cuộc bầu cử năm 2008, 10 năm về trước, và còn suy sụp hơn trong cuộc bầu cử năm 2013, nhưng liên minh cầm quyền vẫn giữ được đa số là 132 ghế trong Quốc hội nên mắc tội chủ quan.
– Chuyện thứ hai ít ai thấy ra là sự chuyển dịch dân số khá chậm rãi. Thành phần dân Mã Lai có tỷ lệ sinh sản cao hơn trong khi dân số những ngưới gốc Hoa và gốc Ấn lại cứ sụt dần. Liên minh cầm quyền kết hợp ba thành phần sắc tộc ấy trong một hệ thống quyền lợi kinh tế đã mất dần thế mạnh mà không biết, cho tới khi bị thất cử thê thảm hôm mùng chín.
Tương lai của Malaysia
Nguyên Lam: Thưa ông, việc nguyên Thủ tướng Mohamad Mahathir lại ra nhậm chức ở tuổi 92 có là điều lạ hay không và ông ta có thể làm gì cho tương lai?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Hai chục năm trước, trong vụ khủng hoảng Đông Á vào các năm 1997-1998, tôi đã có dịp trình bày về nhân vật Mahathir này trên diễn đàn của chúng ta. Là người Mã Lai đã tranh đấu cho nền độc lập, ông ta có tư tưởng thiên tả trong chính sách kinh tế nhưng triệt để yêu nước và nghi ngờ Tây phương. Sau 22 năm làm Thủ tướng, ông Mahathir đã về hưu từ năm 2003. Nhưng khi đảng cầm quyền của ông trở thành sa đọa và gây thiệt hại cho kinh tế nên ông phải bước ra lãnh đạo một đảng đối lập và trở về làm Thủ tướng.
– Một nhân vật thân tín xưa kia là Phó Thủ tướng của ông Mahathir là Anwar Ibrahim thì bị mất chức từ năm 1998 và hai lần bị truy tố rồi vào tù vì những tội danh thật ra là chính trị nay cũng vừa được Quốc vương ân xá. Là người có thực tài và uy tín trong khối đối lập, ông Anwar này có hy vọng kế nhiệm sau một hai năm giao thời của ông Mahathir.
Nguyên Lam: Khi theo dõi tình hình Malaysia từ đã lâu như vậy, ông dự đoán thế nào về tương lai xứ này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Nói về trường kỳ, sự chuyển dịch dân số với thành phần gốc Mã Lai theo Hồi giáo sẽ có chủ trương quốc gia dân tộc mạnh hơn và không mấy tin tưởng vào Trung Quốc. Kết quả bầu cử vừa rồi tại Malaysia là điều bất lợi cho Bắc Kinh, nhất là cho Kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của ông Tập Cận Bình. Ta đừng quên rằng về địa dư, Malaysia cũng góp phần kiểm soát Eo biển Malacca trên dòng hải lưu chiến lược nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
– Nói về trung hạn, trong vòng từ hai năm tới năm năm, lãnh đạo của Malaysia cũng muốn cải cách cơ chế kinh tế để ít lệ thuộc hơn vào việc xuất khẩu năng lượng và khoáng sản mà phát huy thế mạnh của việc xây dựng hạ tầng cơ sở và các ngành sản xuất có trình độ công nghệ cao hơn. Tôi cho là Thủ tướng Mahathir và ông Anwar sau đó sẽ thực hiện việc chuyển hướng như họ đã hứa khi tranh cử.
– Nói về tương lai ngắn hạn, chính quyền mới phải thu hồi lại cho công quỹ khoản tài sản đã bị Thủ tướng cũ lấy cắp, là điều cần thiết vì ngân sách bị bội chi và vì đề nghị giảm thuế tiêu dùng của Chính quyền Mahathir. Do đó việc chấn chỉnh công chi thu, kể cả thanh toán một số dự án với Trung Quốc, rồi chuyển hướng phát triển cho Malaysia sẽ là những ưu tiên mới.
Nguyên Lam: Vì thời lượng của chúng ta có hạn, Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu ra một kế luận về những bài học từ Malayia.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Có hoàn cảnh địa dư và lịch sử bất lợi hơn Việt Nam và cũng từng bị cộng sản chi phối trong những năm đấu tranh cho độc lập, Malaysia tránh được tai họa cộng sản và chiến tranh. Sau đó, họ cố gắng xây dựng dân chủ dù gặp khá nhiều rủi ro. Kết quả là trên một lãnh thổ rộng bằng Việt Nam, với dân số chỉ bằng một phần ba, Malaysia có sản lượng kinh tế vượt xa Việt Nam và người dân có mức sống bình quân là cao gấp bốn lần người Việt mình. Sau cuộc bầu cử vừa rồi, Malaysia sẽ có tương lai khá hơn Việt Nam vì người dân của họ được quyền chọn lựa một giải pháp khác.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/lessons-from-malaysia-05302018080713.html
Cách chính quyền Việt Nam
vận dụng khái niệm an ninh quốc gia
Kính Hòa RFA
Việc dùng lý do ‘an ninh quốc gia’ để cáo buộc nhiều blogger, cũng như giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam về những bài viết của họ không là điều mới tại Việt Nam.
Vừa qua thêm một blogger tại Việt Nam bị cáo buộc xâm phạm tới an ninh quốc gia, khi cơ quan anh ninh thẩm vấn việc viết bài về một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam có nghi vấn đã mua đất công giá rẻ một cách khuất tất.
Vậy an ninh quốc gia được hiểu và dùng như thế nào tại Việt Nam?
Chỉ trích sai phạm về kinh tế là xâm phạm an ninh quốc gia?
Blogger Nguyễn Anh Tuấn nói với đài RFA rằng ông bị thẩm vấn liên tục 15 tiếng đồng hồ trong đêm rạng sáng ngày 25/5/2018. Các nhân viên thẩm vấn tự xưng là người của A67, Cục chống phản động khủng bố của Bộ Công An.
Họ cần có một lý do nghe nó có vẻ chính đáng, thì an ninh quốc gia là một khái niệm đủ mơ hồ để cho họ có thể viện dẫn cho những mục tiêu, những hành động đấy của họ.
-Blogger Nguyễn Anh Tuấn.
Chúng tôi không liên lạc được với Bộ Công an để xác nhận thông tin này. Trang thông tin điện tử của bộ này không cho phép gửi thư.
Ông Nguyễn Anh Tuấn kể lại với đài RFA:
“Họ có đưa ra các yêu cầu là phải xóa những bài viết gần đây, mà trong đó có những bài viết về Vingroup. Tôi tranh luận lại với họ, yêu cầu họ đưa ra những căn cứ pháp lý. Họ nói không, họ chẳng đưa ra căn cứ pháp lý gì hết mà chỉ muốn tôi thể hiện thiện chí với họ thôi. Tôi cũng có hỏi họ cụ thể bài tôi viết về VinGroup thì yếu tố an ninh quốc gia là nằm ở chổ nào, thì họ không trả lời.”
Blogger Nguyễn Anh Tuấn viết bài mang tựa đề Đất công phải được đấu giá, vào ngày 14/5/2018 trên trang Facebook của mình. Bài này dựa trên các tin tức từ báo chí chính thống của Việt Nam, so sánh hai trường hợp mua rẻ đất công không qua đấu thầu của Tập đoàn Kinh Đô tại Sài Gòn, và Tập đoàn VinGroup tại Hà Nội. Việc mua bán của Kinh Đô đã bị đình lại và điều tra, trong khi Tập đoàn VinGroup thì không. Tác giả đặt câu hỏi tại sao lại có sự khác biệt như vậy.
Theo các thông tin hiện có một cách chính thức, thì Tập đoàn VinGroup là sở hữu của một tỉ phú đô la người Việt Nam, có nguồn gốc làm ăn tại Ukraine vào thời kỳ Liên Xô sụp đổ. Sau khi tập đoàn này về làm ăn tại Việt Nam, họ đã sở hữu nhiều bất động sản cũng như cơ sở thương mại, giáo dục tại Việt Nam.
Vào tháng 10 năm 2017, tại một trường học tư thục của tập đoàn này, sau khi các phụ huynh học sinh phản đối việc tăng học phí, cơ quan công an cũng đã gửi giấy mời những phụ huynh phản đối lên làm việc. Việc này làm dấy lên những đồn đoán rằng cơ quan công an đã đứng về phía VinGroup. Sau đó một vị đại tá chỉ huy cơ quan công an tại Hà Nội lên tiếng nói rằng công an chỉ mời những người nói xấu cá nhân các lãnh đạo của VinGroup.
Vào đầu năm 2018, nhà báo Phạm Chí Dũng, hiện sống ở Sài Gòn, nói với chúng tôi về chuyện an ninh quốc gia tại Việt Nam:
“Ở ngoài thì an ninh quốc gia chính là an ninh quốc gia, còn ở đây thì nó mở rộng, rất nhiều những trường hợp cấm xuất cảnh ra nước ngoài, bị thu hộ chiếu, thì an ninh ghi vào biên bản một câu chung chung là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Việt Nam, nhưng mà hỏi an ninh quốc gia là gì thì họ không giải thích. Thành ra khái niệm an ninh quốc gia ở Việt Nam nó cũng trừu tượng như cái điều 88 về tuyên truyền chống nhà nước, hay là điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền, hay là điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ, v.v… nó cũng rất mơ hồ trừu tượng mà quốc tế cũng đã chỉ trích Việt Nam rất nhiều về vấn đề này.”
Trong trường hợp ông Nguyễn Anh Tuấn, ông là một blogger và là một nhà hoạt động xã hội, thường xuyên đưa ra những phê bình về chính sách, cũng như tham gia vào những hoạt động bảo vệ môi trường. Ông đã từng thường xuyên đối mặt với những cuộc thẩm vấn của cơ quan an ninh Việt Nam, liên quan đến cái gọi là an ninh quốc gia. Khi được hỏi tại sao cơ quan công an lại hay dùng chuyện an ninh quốc gia trong việc đối xử với những chỉ trích của những người đối lập tại Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn trình bày:
“Lạm dụng vấn đề an ninh quốc gia, thực ra cũng không phải chỉ Việt Nam mà nhiều nước phi dân chủ thì họ cũng hay sử dụng những cụm từ đấy. Thực chất là họ chỉ muốn dập tắt những tiếng nói và những quan điểm trái chiều, khác biệt, và để làm được điều đấy, và tăng thêm phần thuyết phục thì họ cần có một lý do nghe nó có vẻ chính đáng, thì an ninh quốc gia là một khái niệm đủ mơ hồ để cho họ có thể viện dẫn cho những mục tiêu, những hành động đấy của họ.”
Dù vậy, ông cũng không hiểu tại sao khi nêu những nghi vấn về Tập đoàn VinGroup, một tập đoàn làm ăn kinh tế, thì lại liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia.
Làm lộ lọt tài liệu bí mật nhà nước xử ra sao?
Một vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia được nhiều người đồng tình, kể cả những người bất đồng chính kiến, là liên lạc với nhân viên tình báo nước ngoài và cung cấp tài liệu về kinh tế chính trị của Việt Nam cho họ.
Lộ lọt bí mật nhà nước là rất nhiều, có đến 800 vụ. Nhưng dư luận đặt câu hỏi là tại sao có 800 vụ như vậy mà không có vụ nào được công khai?
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
Một vụ như vậy đã xảy ra vào năm 2015, trong đó một nhà báo tên là Hà Huy Hoàng của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã bị buộc tội cung cấp tài liệu cho một nhân viên tình báo Trung Quốc giả danh nhà báo tại Việt Nam. Ông Hà Huy Hoàng bị công khai xử tại tòa án Hà Nội với bản án 6 năm tù giam.
Tuy nhiên sau đó tin tức về việc này trên báo chí nhà nước Việt Nam bị xóa bỏ. Và hiện nay không thể tìm thấy việc này trên báo chí trong nước nữa.
Vào năm 2016, một cán bộ công an Việt Nam là Nguyễn Hoàng Dương bị cho là đã đem tài liệu tuyệt mật sang Kampuchia bán lấy tiền để đánh bạc. Sau đó ông này bị tuyên án 8 năm tù giam, thay vì có thể bị truy tố án tử hình theo khung hình phạt của luật pháp Việt Nam. Tòa án đã giải thích rằng do gia đình ông Dương có truyền thống trong ngành công an.
Ngoài ra cơ quan công an Việt Nam cũng đã từng đưa ra những cáo buộc về việc làm lọt, lộ bí mật nhà nước, tuy nhiên theo nhà báo Phạm Chí Dũng thì việc này rất khó hiểu:
“Trong suốt hai năm vừa qua 2016, 2017, Bộ Công an đều tuần tự báo cáo không phải một lần, mà ba bốn lần về cái chuyện là tình hình lộ lọt bí mật nhà nước là rất nhiều, có đến 800 vụ. Nhưng dư luận đặt câu hỏi là tại sao có 800 vụ như vậy mà không có vụ nào được công khai? Không thấy công an xử vụ nào cả? Có rất nhiều tài liệu tuyệt mật, bảo mật, bí mật, không biết thật giả thế nào được tung lên mạng xã hội, từ trước Đại hội 12 cho tới nay. Cho tới nay chỉ mới thấy một vụ là khởi tố Vũ nhôm, về cái tội danh là làm lộ lọt bí mật nhà nước, chưa thấy ai khác.”
Ông Vũ nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ, là một doanh nhân tại Đà Nẵng, nhưng cũng là một sĩ quan mang cấp bậc thượng tá của công an Việt Nam, ông bị bắt vào tháng 1/2018, và trong số các tội danh được báo chí Việt Nam loan tải có tội danh là đã làm lộ bí mật nhà nước.
Đối với cả ba vụ, ông Hà Huy Hoàng, Nguyễn Hoàng Dương, và Phan Văn Anh Vũ, trong những thông báo của giới chức trách Việt Nam, hoặc các bản án đều không có đề cập đến an ninh quốc gia.
Trở lại trường hợp cuộc thẩm vấn của cơ quan an ninh đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, khi được hỏi rằng liệu sắp tới đây việc sử dụng khái niệm an ninh quốc gia để buộc tội, hoặc gây trở ngại cho những nhà hoạt động bất đồng chính kiến sẽ giảm đi hay không? Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng trong tình hình nhiều bất ổn về xã hội hiện nay việc lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia sẽ tăng chứ không giảm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-national-security-concept-05302018122137.html
Lập pháp Việt Nam:
Bị ràng buộc bằng ý thức hệ và quá khứ
Cát Linh, RFA
Ý thức hệ và tư hữu đất đai
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2014. Đúng như lời Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương có nhắc đến, sau 3 năm thực thi, tháng 12-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xây dựng dự án sửa đổi, bổ sung với lý do việc triển khai thi hành luật vẫn còn những tồn tại, bất cập.
Từ thời điểm đó đến nay, theo lời Luật sư Đặng Đình Mạnh trả lời chúng tôi từ Vinh, thực chất đã có rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh đề nghị sửa đổi Luật đất đai. Tuy nhiên, nội dung chính luôn bị đặt sang bên lề sau những cuộc tranh luận.
“Hầu như những ý kiến nên công nhận quyền tư hữu của đất đai đều bị bỏ qua. Bị bỏ qua do nó bị cản trở bởi ý thức hệ. Vì vậy rất tiếc là những lần có ý kiến sửa đổi theo hướng tiệm cận hơn với luật pháp của các quốc gia khác thì mình đều bị bỏ lỡ.”
Hầu như những ý kiến nên công nhận quyền tư hữu của đất đai đều bị bỏ qua. Bị bỏ qua do nó bị cản trở bởi ý thức hệ. Vì vậy rất tiếc là những lần có ý kiến sửa đổi theo hướng tiệm cận hơn với luật pháp của các quốc gia khác thì mình đều bị bỏ lỡ. – LS Đặng Đình Mạnh
Việt Nam ra luật đất đai lần đầu tiên vào năm 1985, khẳng định rằng “đất đai là sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý”. Một nguyên tắc của luật là “tôn trọng quyền sử dụng hiện tại của các cá nhân và của các tổ chức”. Do đó, theo ý kiến của Luật sư Bùi Quang Nghiêm từng nhận định rằng, quyền sở hữu đất đai của người Việt Nam theo luật Việt Nam gây rất nhiều hệ luỵ.
Chính những hệ luỵ đó đã dẫn đến những cuộc biểu tình, khởi kiện kéo dài chục năm, những con người trong phút chốc phải đổi cả sinh mạng để quyết giữ lấy mảnh đất hay thửa ruộng.
Đồng Tâm, Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, cộng với những cái tên khuấy động toà án dư luận như Đoàn Văn Vươn, Cấn Thị Thêu, Lê Đình Kình, Đặng Văn Hiến…có lẽ là những chương điển hình trong lịch sử Luật đất đai của Việt Nam.
“Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng là phải thay đổi luật đất đai và công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không những của nông dân mà còn của giới doanh nhân nữa.”
Với Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông cho rằng mục đích cuối cùng và cần phải hướng tới của việc sửa đổi Luật đất đai, đó là: “Công nhận quyền tư hữu của đất đai.”
“Việc công nhận quyền tư hữu của đất đai không làm yếu đi quyền lực của nhà nước, chính quyền. Lúc nào cũng vậy, quyền tư hữu không chỉ đất đai mà tất cả các tài sản khác luôn luôn có giới hạn, giới hạn đó do luật pháp quy định chứ không phải tư hữu là cho người ta cái quyền vô hạn không đụng đến được.”
Theo Luật sư Bùi Quang Nghiêm, ông đồng ý phải sửa đổi Luât đất đai để đảm bảo cho người đang sử dụng đất là đang sử dụng chính đất của họ.
“Khi nhà nước muốn lấy lại làm những công trình công ích thì phải có chính sách hay luật phải quy định một cách rõ ràng hơn để bớt đi thiệt hại của những người mà người ta đã sống gắn bó với đất đai vốn là tài sản của người ta đã có trên đất đó.”
Bóng ma quá khứ?
Những cuộc khởi kiện kéo dài dẫn đến những bất an trong đời sống xã hội chính là hệt quả của kẻ hở còn tồn đọng trong Luật đất đai hiện hành. Trong 5 vấn đề chính của Luật Đất đai 2013 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị sửa đổi, bổ sung đều liên quan đến quản lý, sử dụng và chuyển dịch đất.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những “ngọn lử bùng lên từ đất” theo cách nói của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương. Theo phân tích của Luật sư Mạnh, chủ trương “đất đai là sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý” là một sợi dây nối vô hình của sự chuyển đổi từ chế độ phong kiến lên xã hội chủ nghĩa.
“Nhà nước lại đứng ra thay mặt để đền bù, mà thực tế đền bù với giá rẻ mạt. Thậm chí lại cưỡng chế để giao đất cho những đơn vị làm kinh tế. Điều đó không nên. Những cơ sở muốn sở hữu đất đai của người dân thì cứ để 2 bên thương lượng với nhau trên cơ sở giá thị trường, không nên can thiệp quá sâu, chỉ hỗ trợ về thủ tục.”
Theo ông, cái bóng ma ý thức hệ từ quá khứ là nguyên nhân gây ra sự bế tắc trong con đường thay đổi một chuyên chế, trong đó có Luật về đất đai. Trên thực tế, mọi vấn đề về tài sản, sở hữu tài sản hay nền kinh tế gì đi nữa thì nó chỉ có 1 nền kinh tế là nền kinh tế thị trường. Nhưng chính quyền hiện tại lại xây dựng 1 cái khác với thế giới đó là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
“Chính cái chỗ là các triết lý gia của chính quyền Cộng sản họ bày ra những từ ngữ, thành ra họ vướng vào đó và không giải quyết được vấn đề.
Cốt lõi thuộc về ý thức hệ. Mà phàm thì cứ XHCN thì không thể chấp nhận được sở hữu tư nhân về đất đai.”
Khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng XHCN được đưa ra lần đầu tiên từ thập niên 1990. Theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long, vấn đề là Hiến pháp Việt Nam có qui định nền kinh tế nhà nước ở vai trò nòng cốt, chủ đạo hay không?
“Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.”
Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ.- TS Ngô Trí Long
Khôi hài
Và cũng liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Bình Định có đề nghị cần có Luật phòng, chống phản bội Tổ quốc.
Không thể có ý kiến nhiều đề xuất này, vì theo luật sư Mạnh, khi đề nghị này được công bố rộng rãi trên truyền thông thì nó trở thành một câu chuyện khôi hài. Vì không chỉ riêng Việt Nam, mà luật pháp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có chế tài rất rõ ràng với đối tượng phạm tội phản bội Tổ quốc.
Một nhận định của Luật sư Lê Luân nói rằng:
“Có lẽ đây là giai đoạn người dân bội thực về các loại quy trình và các loại phát ngôn, đề xuất của những người ở vị trí lãnh đạo, của cán bộ, công chức vì sự rất thiếu hiểu biết (trí tuệ) và nó cũng không có giá trị hữu ích hay thực tế nào mà vẫn được thốt ra rất thản nhiên và mạnh bạo. Thế rồi họ lại nháo nhào đi cải sửa, thay thế và mọi thứ lại trở về như lúc trước khi nó biến dạng.”
Đánh giá sự việc này ở mặt bằng dân trí chung, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định rằng những vị đại biểu ấy được giao cho chiếc ghế ngồi cao quá cao so với sự hiểu biết của họ. Do đó, theo ông, sửa luật, hay thêm luật thời điểm này không phải là điều cần thiết nhất, mà là sự thay đổi con người và tư duy.
“Thay đổi luật là cần thiết, nhưng thay đổi thôi thì không đủ. Vì những con người mang tư duy cũ mà họ không thích nghi được với những quy định tiến bộ thì họ đang làm biến tướng những quy định của luật pháp.”
Thay đổi luật là cần phải thay đổi cả con người. Người nào thay đổi được tư duy, điều đó tốt cho đất nước, nhưng xơ cứng quá thì chính ra họ đang làm biến dạng những quy định tiến bộ tiệm cận với thế giới.
Việt Nam cố gắng
huy động vàng nhàn rỗi trong dân
Chừng 500 tấn vàng nhàn rỗi trong dân trị giá hằng tỷ đô la Mỹ sẽ rất hữu dụng khi được chuyển đổi để đầu tư cho nền kinh tế. Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin vào ngày 30 tháng 5.
Tin cho biết theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc chuyển đổi vàng nhàn rỗi trong dân thành tiền và các tài sản khác có thể giúp giảm sự phụ thuộc của người dân vào vàng, thay đổi thói quen và nhu cầu của người dân về quyền sở hữu vàng. Ngăn cản mọi sự đầu tư phát triển kinh tế bị chi phối bởi vàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn cho biết đã nghiên cứu và phối hợp với các bộ ngành khác để xây dựng và lập kế hoạch ngăn chặn mọi hoạt động chi phối bởi vàng và biến vàng thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội Việt Nam vào năm 2020.
Bản tin của Tân Hoa Xã khi loan lại tin của Thông Tấn Xã Việt Nam cho rằng kể từ năm 2014, vàng trở nên kém hấp dẫn và cung- cầu về vàng trên thị trường Việt Nam trở nên khá quân bằng. Giao dịch vàng đi xuống và các công ty chủ yếu mua vàng từ khách hàng cá nhân.
Thanh toán di động của Trung Quốc tại Việt Nam
nhằm trốn thuế
Hình thức thanh toán qua điện thoại di động của Trung Quốc tại Việt Nam nhằm trốn thuế.
Mạng báo Jing Travel loan tin hôm 30 tháng 5 dẫn phát biểu của ông Đỗ Công Diễn, Giám đốc Điều hành Công ty VIMO tại Việt Nam rằng gần đây nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng hình thức thanh toán qua di động hoặc ‘ví điện tử’ được phát hành tại Hoa Lục để nhận thanh khoản cho khách du lịch Trung Quốc khi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong thực tế việc thanh khoản bằng các phương tiện này đã giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam tránh trả tiền cho các đối tác của các công ty điện thoại Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam mà trả trực tiếp về Trung Quốc. Như vậy dòng tiền do du khách Trung Quốc vào Việt Nam du lịch không hề chảy vào Việt Nam. Cơ quan chức năng Việt Nam không thể kiểm soát những giao dịch đó và nguồn thu thuế bị thất thoát.
Ông Đặng Công Diễn cho rằng như thế là vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam.
Hình thức thanh toán qua điện thoại di động bị cho là một phần của vấn nạn ‘tua 0 đồng’ và liên quan đến hoạt động tội phạm mà nhiều quốc gia Đông Nam Á gần với Trung Quốc đang phải chống chọi.
Tự do tôn giáo Việt Nam năm 2017
trong phúc trình mới của Mỹ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017, hôm 29 tháng 5 năm 2018. Trong đó phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục kiểm soát, đàn áp những tổ chức tôn giáo không chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới phần nói về Việt Nam nhấn mạnh rằng Hiến pháp Việt Nam qui định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phượng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà Nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ và ‘duy trì đoàn kết dân tộc.’
Phúc trình cũng đề cập đến hai báo cáo về thiệt hại nhân mạng của tín đồ tôn giáo khi bị công an giam giữ. Mặc dù chính quyền cho rằng họ chết vì tự tử, nhưng gia đình các nạn nhân cho biết việc này liên quan đến việc sử dụng vũ lực của công an.
Các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là thành viên của các tổ chức chưa làm thủ tục đăng ký hoặc chưa được cấp đăng ký, tiếp tục báo cáo họ bị các cán bộ an ninh địa phương quấy rối, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, tịch thu tài sản hoặc gây sức ép buộc bỏ đạo và chấm dứt hoạt động tôn giáo. Trong đó có những báo cáo về sự quấy rối nghiêm trọng người Công giáo ở Tây Nguyên và vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Cụ thể vào tháng 9 năm ngoái, báo cáo ghi nhận thông tin một nhóm người có vũ trang đã ngăn cản cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ Công giáo ở tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra nhiều lần trong suốt năm 2017, hàng trăm thành viên của các nhóm thuộc chính phủ (nhóm cờ đỏ) đã biểu tình chống lại người Công giáo ở tỉnh Nghệ An.
Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại, thành viên Hội đồng Liên tôn Việt Nam cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến về thực tế tự do tôn giáo tại Việt Nam:
“Thực tế tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua không có gì tiến triển cả. Thậm chí với cái luật về tôn giáo tính ngưỡng mới vừa có hiệu lực đầu năm 2018, thì nó càng thể hiện việc đàn áp tự do tôn giáo một cách tin vi hơn. Dùng luật tôn giáo để hạn chế sự phát triển của tôn giáo, quyền tự do tôn giáo không được thể hiện như một cộng dân bình thường chỉ bị chi phối theo luật pháp quốc gia, mà người có tôn giáo bị chi phối thêm bởi luật tôn giáo, đó là dấu hiệu của sự mất tự do về tôn giáo.Và thực tế Việt Nam không có tự do tôn giáo đúng nghĩa, cái gì cũng bị các cơ quan nhà nước soi mói. Ngay cả công an theo điều luật 88 xem tôn giáo là đối tượng an ninh quốc gia, từng cấp tôn giáo đều có công an theo dõi, theo dõi từng linh mục, từng giáo dân có tham gia hoạt động. Theo tôi thì tự do tôn giáo ở Việt Nam không có gì tiến bộ cả.”
Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đệ trình cho Quốc hội theo mục 102 (b) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (P.L. 105-292) được sửa đổi. Phúc trình bao quát khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại các quốc gia thu thập báo cáo ban đầu dựa trên thông tin từ các quan chức chính phủ, các nhóm tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, nhà báo, giới giám sát nhân quyền, các học giả và những người khác. Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế, có trụ sở tại Washington, phối hợp trong công tác thu thập và phân tích thông tin bổ sung, thảo luận với các quan chức chính phủ nước ngoài, các nhóm tôn giáo trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, các chuyên gia học thuật, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các tổ chức chính phủ có liên quan khác của Hoa Kỳ.
Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Pompeo nhân dịp công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới phát biểu rằng: “Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng là nhiệm vụ của Hoa Kỳ”.
Phúc trình đề cập đến những vi phạm tự do tôn giáo tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thua lỗ tại hai công ty con
của Tập đoàn Viễn Thông Việt Nam
Hai công ty con của Tập Đoàn Viễn Thông Việt Nam (VNPT) trong năm qua bị thua lỗ hơn 5700 tỷ đồng. Cụ thể Công ty cổ phần Vineco đã thua lỗ 4.777 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Bất động sản Bưu chính viễn thông lỗ 924 triệu đồng.
Thông tin trên được đưa ra trong Báo cáo tài chính 2017 của VNPT ngày 30 tháng 5.
Đây là hai doanh nghiệp này nằm trong danh mục thoái vốn của VNPT theo phương án cơ cấu lại giai đoạn 2018-2020.
Theo báo cáo của VNPT, tính đến thời điểm 31/12/2017, tập đoàn này có vốn đầu tư tại 28 công ty con, trong đó 4 công ty con 100% vốn và 24 công ty con dưới 100% vốn; 31 công ty liên kết và 10 khoản đầu tư tài chính khác.
Năm 2017, VNPT thu về hơn 541 tỷ đồng sau thế từ lợi nhuận của nhóm công ty con dưới 100% vốn điều lệ.
Cũng tin liên quan lĩnh vực viễn thông, ngày 29 tháng 5, Bộ Thông tin Truyền thông chính thức thông báo chuyển đổi sim 11 số về sim 10 số. Thông báo này khiến các chủ đại lý bán sim đồng loạt ngừng bán sim 11 số để chờ cập nhật giá.
Trong khi đó, những sim 11 số đẹp bị đội giá lên gấp nhiều lần giá trước đây vì khan hiếm hàng.
Phó Cục trưởng cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin Truyền thông, ông Trần Mạnh Tuấn nói rằng việc chuyển đổi sim là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển và phục vụ công nghiệp 4.0 trong thời đại mới.
Cũng trong ngày 29 tháng 5, Bộ Thông tin Truyền thông đã công bố kế hoạch chuyển đổi 21 mã mạng viễn thông. Theo đó, việc chuyển đổi sẽ bắt đầu vào lúc 0 giờ ngày 15/9 tới đây và kết thúc vào lúc 23 giờ 59 phút ngày 30 tháng 6 năm 2019.
Một ví dụ trong việc chuyển đổi mã mạng là mã 123 và 124 của VinaPhone sẽ được chuyển sang 83 và 84.
Việc chuyển đổi chỉ áp dụng với thuê bao 11 số, còn 10 số giữ nguyên. Và chỉ đổi 4 số đầu, còn 7 số cuối cũng được giữ nguyên.
Trung Quốc lên tiếng
về các máy bay tuần thám mới của Việt Nam
Trung Quốc cho rằng các máy bay tuần thám của Việt Nam mới mua về nhằm tăng cường sức mạnh cho không quân và hải quân Việt nam.
Trang Sina của Trung Quốc loan tin, theo đó hai máy bay kiểu NC-212i MSA sản xuất tại Indonesia theo thiết kế của hãng Airbus của châu Âu dành cho các máy bay quân sự đã về đến Việt Nam; và trong tương lai không xa Việt Nam có tất cả năm chiếc loại này.
Các máy bay này được biết có khả năng tuần tra trên biển, có thể đáp trên những đường băng rất ngắn nên có thể dùng để thiết lập cầu không vận nối liền các đảo nhỏ và đất liền của Việt Nam.
Ngoài ra trang Sina còn cho biết rằng Không quân Việt Nam trong thời gian qua đã tăng cường năng lực đáng kể với các loại máy bay chiến đấu Sukhoi 30MK2 của Nga, và có thể sẽ mua thêm các phiên bản hiện đại của loại máy bay chiến đấu này trong tương lai.
Đất công phải được đấu giá
Nguyễn Anh Tuấn
Tại Sài Gòn, Tập đoàn Kinh Đô bỏ ra 621 tỷ mua không qua đấu giá 3.433m2 đất trung tâm (đường Lê Duẩn), nghĩa là chỉ 180 triệu/m2 cho một khu vực có giá thị trường là 400 triệu/m2. Thanh tra Chính phủ vào cuộc, đề nghị thu hồi bán đấu giá, tránh làm thất thoát ngân sách nhà nước. [1]
Trong khi đó ở Hà Nội, cũng tại một vị trí trung tâm (phố Liễu Giai – giá thị trường 200-300 triệu/m2), với số tiền tương đương (641 tỷ) VinGroup đã có được khu đất RỘNG GẤP 10 LẦN (35.075m2) với GIÁ RẺ GẤP 10 LẦN (18 triệu/m2). Dĩ nhiên là cũng không qua đấu giá. [2]
Đặc biệt hơn, sau khi về tay VinGroup, khu đất này (cùng với khu 148 Giảng Võ rộng gần 70,000m2 cũng của VinGroup) đã được UBND Hà Nội đặc cách chọn làm hai nơi duy nhất trong vùng nội đô lịch sử được phép xây cao trên 45 tầng (ngược với Quy hoạch Vùng Thủ đô do Thủ tướng phê duyệt). Nhờ đó, VinGroup đã triển khai ở đây dự án tầm cỡ số 1 Hà Nội Vinhomes Metropolis với nhiều khối nhà chung cư từ 43-47 tầng, bán ra với giá 80-100 triệu/m2 sàn (8-10 tỷ/căn hộ). [3]
Thế mà, vẫn chưa thấy Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi bán đấu giá, dù Văn phòng Chính phủ hơn một năm trước đã đề nghị cơ quan này vào cuộc.
Vì sao lại khác biệt như vậy?
Bên cạnh đó, có người đặt câu hỏi giải pháp cho vấn đề thất thoát công sản này là gì.
Về mặt kỹ thuật thì chẳng khó chút nào: Tất cả đất công ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng phải được:
(1) thống kê đầy đủ;
(2) công bố cho toàn dân biết (trên một website chẳng hạn);
(3) đấu giá công khai kèm giấy phép xây dựng cao tầng (nếu có) cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước;
Làm được vậy thì các dự án phát triển hạ tầng ở các thành phố chẳng lo thiếu vốn, bớt phụ thuộc vào vốn vay ODA kèm những hệ lụy của nó như hiện nay.
Nhưng đây không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là ý chí chính trị. Những người nắm quyền chỉ làm điều này khi mà số đông dân chúng gây áp lực với họ để họ THẤY RÕ RỦI RO NẾU KHÔNG THEO Ý DÂN. Bằng không thì họ sẽ tiếp tục câu kết với các doanh nghiệp bè phái biến hóa đất công thành đất tư với giá rẻ mạt, trở thành triệu phú, tỷ phú đô-la nhờ chênh lệch địa tô, trong khi lợi ích công cộng bị bỏ quên, chênh lệch giàu nghèo/bất bình đẳng xã hội ngày càng thêm trầm trọng.
—
[1] http://cafef.vn/thanh-tra-chinh-phu-kien-nghi-thu-hoi-toan-bo-dat-vang-8…
[2] http://www.asia-pacific.vn/news/detail/loat-sieu-du-an-dia-oc-vao-tam-ng…
[3] https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2145435462138002
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/public-land-must-be-on-auction-05302018073742.html
Dân Thủ Thiêm bám trụ trong cảnh cùng cực
Tại vùng đất ‘nóng’ Thủ Thiêm hiện vẫn còn một số hộ dân bám trụ sống trên mảnh đất bị thành phố giải tỏa với chiêu bài xây dựng khu đô thị mới. Họ không đồng ý chuyển đến cư ngụ tại khu vực tạm cư. Thực tế cuộc sống của họ ra sao?
Hoàn cảnh
Gia đình anh Hoàng và chị Nhã Khánh là một trong số rất ít nhà còn sót lại sau những đợt giải tỏa thu hồi đất ở Thủ Thiêm. Số này quyết bám trụ khi mà cơ sở hạ tầng bị phá hủy, các dịch vụ công cộng không còn. Hai anh chị cho biết:
“Trước khi có thông báo cưỡng chế thì không có người đi đổ rác, quét đường quét xá, cưỡng chế người dân đi nhiều rồi thì không còn ai làm nữa.
Hồi xưa có đèn đường giờ thiếu không có đèn đường, không có chỗ đổ rác, không có internet, ngập lụt, muỗi, chuột bọ.”
Lực lượng hơn 200 người đến để đập phá căn nhà của mình, cưỡng chế mình rồi thì đồ đạc của mình mới gom vô một cái xe tải xong xuôi rồi đẩy mình lên cái tạm cư đây, rồi dục vô trong cái căn tạm cư 17 mét vuông.
– Ông Thiện
Mặc dù thiếu thốn nhiều thứ khi sống trong khu hoang tàn, điều kiện an ninh không có; nhưng anh chị vẫn phải bám trụ với lý do được nêu ra:
“Mình đi thì đâu có ai bảo vệ giữ gìn nhà cửa của mình đâu. Giờ cũng chưa có gì rõ ràng hết, đi ra thì cũng phải thuê nhà, thuê cửa. Công việc làm ăn của mình bấy lâu nay cũng đâu có được đâu. Thì cũng chị làm thôi còn anh thì cũng cứ đi đấu tranh nhà, còn chị cũng làm kiếm tiền chợ vậy thôi.
Sống như vầy, từ lúc cưỡng chế từ năm 2012. Lúc đó chị cũng rất hoang mang và lo lắng, mong là mình được ở lại, để chờ giải quyết xong chứ bây giờ xuống tạm cư: ở đây đã tệ xuống tạm cư còn tệ hơn nữa, diện tích nó quá nhỏ.”
Chị Nhã Khánh có nhắc đến khu tạm cư, đây là nơi mà các gia đình đã bị chính quyền cưỡng chế rồi yêu cầu họ đến đó sinh sống.
Ông Truyền ngày trước có nhà nằm trên đường Lương Đình Của, phường Bình An, quận 2 bị cưỡng chế, nay cũng không còn lựa chọn nào khác phải sống ở khu tạm bợ. Ông cho biết về cuộc sống hiện tại:
“Cưỡng chế nhà tui cuối cùng ngày 32/12/2015 là xuống đây ở tới hôm nay. Tui với tất cả những người ở đây đều bị cưỡng chế đưa xuống đây, có người ở cả 10 năm ở đây rồi mà chưa ai đá động giải quyết gì hết. Hổng nói năng gì tới cái cuộc sống của người dân, tui là người đương làm chủ một đại lý gas kinh doanh buôn bán nuôi sống cả gia đình cha mẹ già, vợ con mà giờ vừa mất nhà mất công ăn việc làm vừa mất tất cả.”
Chỗ ở nơi tạm cư bị cho chật hẹp, nóng bức khi trời nắng, ẩm thấp và dột khắp nơi khi trời mưa. Phía ngoài đủ để chứa cây phơi đồ và vài vật dụng. Căn phòng ngủ cũng chừng 3 mét vuông.
Ông Truyền ở độ tuổi 50 lại bị chấn thương nặng ở đầu gối nên khó kiếm được việc làm. Ông kể lại và cho chúng tôi xem những hình ảnh lúc bị chính quyền cưỡng chế và đánh đập đến thương tích:
“Chấn thương tràn dịch khớp gối phải mổ. Nó vô cưỡng chế xong nó bắt ra đè đánh, đánh tui nói “bớ người ta công an đánh người”, nó nói đánh cho mày chết luôn, che lại đi. Đánh trước nhà mình luôn. Có dân chúng đó mà còn đánh, tống lên xe cứu thương đánh tiếp. 7,8 người có mình tui trói lại đánh tiếp, còn nói đánh vô chỗ huyệt chứ đừng đánh vô mặt là để lại thương tích dễ thấy.
Tui phải vay mượn gia đình để sống, bạn bè này kia sống chứ còn xin việc làm đâu có ai cho đâu. Đi đứng còn khó khăn chứ đừng nói là mình đi làm việc gì nặng.”
Khó khăn
Một người khác tên Thiện và gia đình cũng lâm vào tình cảnh khó khăn, hiện tại vợ ông phải kinh doanh bán bánh tráng ở trước nhà. Còn ông thì ngày đêm lo việc lấy lại hơn ngàn mét vuông bị chính quyền cưỡng chế thu hồi.
“Đất này là ông bà ở trước năm 80, thì theo quy định pháp luật trước năm 80 rồi là toàn bộ đất ông bà để lại là đất thổ cư hết. Tại vì tui là người thừa kế quyền sử dụng đất của gia tộc mà.”
Hơn 2.000 mét vuông đất trong đó có 1.000 mét vuông đất thổ cư của gia tộc mà ông Thiện được thừa kế, ông đóng đầy đủ thuế đất thổ cư qua hàng năm. Nhưng khi chính quyền bồi thường chỉ tính hơn 200 mét vuông đất thổ cư, còn lại được bồi thường theo đất nông nghiệp.
“Ngày 16 tháng 11 năm 2012 thì mới cho một lực lượng hơn 200 người đến để đập phá căn nhà của mình, cưỡng chế mình rồi thì đồ đạc của mình mới gom vô một cái xe tải xong xuôi rồi đẩy mình lên cái tạm cư đây, rồi dục vô trong cái căn tạm cư 17 mét vuông vậy nè, mình muốn sống sao sống. Rồi mình ở cho tới bây giờ luôn, không ngó ngàng gì tới, không biết tới nữa. Coi như là xong rồi đó.”
Mình đi ra tới trung ương để mình đòi cái quyền lợi nhưng mà họ vẫn không nói gì tới mình, coi như đất đai mình cứ lấy hết rồi nhét mình vô đây mình ở sống sao thì mặc kệ.
– Người dân
Những đứa trẻ đang sống yên ổn nay phải chịu cảnh khổ cùng cha mẹ, ái ngại với bạn bè khi bị hỏi về cuộc sống, con gái ông Thiện nói:
“Nhà tui có nhà sao bạn không có. Hơi buồn thôi, vì mình có nhà mà giờ mình mất nhà, không còn nhà ở nữa.”
Và em cũng đồng cảm với cha mẹ về hoàn cảnh của gia đình mình:
“Tại vì đây không phải là lỗi của cha mẹ con, là lỗi của người ta, lỗi của chính quyền.”
Đã trải qua quá nhiều năm sống trong cảnh thiếu thốn cơ cực cũng do chính quyền cưỡng chế di dời, bỏ mặc người dân sống lay lắt đòi công lý cho mảnh đất ngôi nhà của mình. Họ không mong gì hơn là được lấy lại những gì thuộc về họ, muốn chính quyền phải giải quyết nhanh chóng vấn đề này.
“Cũng chỉ muốn có một nơi để vợ con sống yên ổn thôi, anh chị không có mong tiền. Chỉ mong nhà nước giải quyết cho mình ổn thỏa. Ở đây đất của tụi chị như thế nào thì trả lời cho rõ ràng.
Còn lại cỡ khoảng một trăm mấy chục hộ còn bám trụ lại để đòi quyền lợi, công lý.
Trả lại cái cuộc sống trước đây của mình, trả lại cái tài sản của mình dành dụm cả đời mới có được chứ đâu phải là đơn giản.
Mình đi ra tới trung ương để mình đòi cái quyền lợi nhưng mà họ vẫn không nói gì tới mình, coi như đất đai mình cứ lấy hết rồi nhét mình vô đây mình ở sống sao thì mặc kệ mà không nói gì tới giải quyết đất đai cho mình như thế nào.”
Tại cuộc đối thoại với đoàn đại biểu quốc hội quận 2 vào chiều ngày 9 tháng 5 vừa qua, tất cả những người dân Thủ Thiêm bị cưỡng chế, thu hồi đất nêu lên tất cả những gian truân của họ suốt 20 năm qua. Tuy nhiên họ chỉ mới nhận được lời động viên; chứ cách thức giải quyết cụ thể ra sao vẫn còn bỏ ngõ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/thu-thiem-residents-05292018113238.html
ĐCS Trung Quốc kêu gọi
Việt – Trung hợp tác chặt chẽ hơn nữa
Ông Trần Hy, quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 29/5 kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam tăng cường đoàn kết và hợp tác.
Ông Trần, Ủy viên Bộ Chính trị, Uỷ ban Trung ương ĐCS TQ, và là người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương ĐCS, phát biểu như vậy trong cuộc họp với đoàn của ĐCS VN do ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương, dẫn đầu.
Ông Trần nói Trung Quốc và Việt Nam đã tăng cường hợp tác song phương toàn diện, hữu nghị dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Trung ương ĐCS TQ Tập Cận Bình và Tổng bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng.
Ông kêu gọi cả hai ĐCS thực hiện những điểm đồng thuận quan trọng mà hai nhà lãnh đạo đã đạt được, tăng cường tình đoàn kết và hợp tác, và cùng nhau đối phó với những thách thức.
Ông Nguyễn Xuân Thắng nói Việt Nam hy vọng sẽ học hỏi từ kinh nghiệm của ĐCS TQ trong việc quản trị đảng và đất nước để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.
(Tân Hoa Xã)
https://www.voatiengviet.com/a/dcstq-keu-goi-hop-tac-chat-che-hon-giua-tq-vn/4416257.html
Máy bay Trung Quốc tới Việt Nam
hạ cánh khẩn vì nứt cửa sổ
Một chiếc máy bay của Trung Quốc tới Việt Nam hôm 29/5 đã phải quay đầu để hạ cánh khẩn cấp sau khi phát hiện vết nứt trên cửa sổ.
Chuyến bay của hãng Beijing Capital Airlines với 211 người trên khoang đang trong hành trình tới thành phố Nha Trang đã phải quay lại thành phố Hàng Châu ở miền Đông Trung Quốc khoảng một giờ sau khi cất cánh, theo Tân Hoa Xã.
Kênh truyền hình nhà nước CCTV dẫn một hành khách nói rằng “sau một giờ bay, máy bay bỗng dưng rung lắc dữ dội”, “khiến nhiều trẻ em khóc vì sợ”.
Người này cho biết, các hành khách sau đó được thông báo rằng chiếc Airbus A321 bay vào vùng “nhiễu động không khí”.
Hãng tin AFP đưa tin, các hành khách đã được bồi thường 60 đôla, và một số người không chịu lên chuyến bay khác để tiếp tục hành trình vì cho rằng số tiền đó quá ít.
Một đại diện của hãng Beijing Capital Airlines nói với Tân Hoa Xã rằng các vết nứt xuất hiện trên cửa sổ, chứ không phải buồng lái như lời một số hành khách.
Nhưng lời giải thích của hãng gửi cho các hành khách chỉ nói rằng chuyến bay bị hủy vì “trục trặc kỹ thuật”, theo AFP.
Vụ việc gây chú ý vì đây là sự cố thứ ba liên quan tới cửa sổ máy bay ở Trung Quốc kể từ tháng Tư.
Nha Trang được coi là một trong các điểm đến ở Việt Nam thu hút khách du lịch Trung Quốc.
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong 4 tháng đầu năm nay, khách Trung Quốc tới Nha Trang đạt hơn 599.000 lượt, tăng hơn 162% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tờ Sài Gòn Giải Phóng nhận định rằng “lượng khách đến du lịch tại TP Nha Trang liên tục tăng, là tín hiệu vui cho ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”.
“Tuy nhiên, việc ồ ạt đón khách Trung Quốc khi chưa chuẩn bị kỹ mọi yếu tố khiến ngành du lịch tỉnh này chịu nhiều áp lực, bộc lộ nhiều bất cập trong thời gian qua”, tờ báo viết thêm.