Tin Việt Nam – 28/04/2018
‘Toàn dân’ bị chặn lối ra biển ở Đà Nẵng?
Nguyễn Giangbbcvietnamese.com
Câu chuyện hàng chục khu du lịch, khách sạn lớn đã bịt gần hết lối xuống biển dọc đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa ở Đà Nẵng đã được Bí thư Trương Quang Nghĩa hứa giải quyết hôm 27/04/2018, theo báo Việt Nam.
Nhưng câu chuyện này, và những chuyện kỳ quái ở cả Hà Nội và một số đô thị Việt Nam về chuyện ‘cụ già phải trèo tường vào nhà riêng’ vì hàng xóm bịt lối cho thấy ở Việt Nam quyền có lối đi chưa được tôn trọng.
Hồi tháng 07/2015, TS Nguyễn Sĩ Dũng có viết trên báo Việt Nam nói, “quyền tiếp cận bãi biển là quyền đương nhiên của mỗi người dân Việt Nam”.
“Lý do đơn giản là vì ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Một quyền như vậy chưa chắc đã là đương nhiên ở nhiều nước trên thế giới. Lý do cũng đơn giản là vì quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai được công nhận ở các nước đó.”
Có thể chuyện “sở hữu tư nhân” gây ra việc chặn lối ra biển mà TS Dũng nói xảy ra ở những nước châu Á, châu Phi nào đó mà tôi không rõ.
Lối đi công cộng
Còn sau nhiều năm sống ở châu Âu, tôi chưa thấy ở một quốc gia nào thuộc EU mà lại có ai đó dùng quyền chủ đất để chặn lối đi công cộng, gọi là ‘public path’.
Nói ngắn gọn thì bạn có thể đi bộ tới mọi ngọn núi, bãi biển, đi xuyên qua tất cả các cánh đồng, rừng cây, đầm lầy trên cả châu Âu.
Quyền tự do đi qua (freedom to trespass) không cho chúng ta tự ý leo trèo, dẫm đạp lên ruộng vườn làm hỏng hoa màu mà chỉ đi trên lối đã quy định.
Ở Anh, có khá nhiều rừng là của tư nhân, hoặc thuộc các khu bảo tồn do hội đồng địa phương quản lý, và việc đi xe hơi qua sẽ bị cấm.
Nhưng mọi cánh rừng ở Anh, của tư cũng như của công luôn có lối đi bộ (public foot path) được đánh dấu màu trên cây để người dân, du khách qua lại.
Quyền đi qua của công chúng (public rights of way) có từ luật La Mã và sau sang thời Anglo-Saxon thuộc phần gọi là ‘Law of Tort’ ở Anh.
Còn nếu hai mảnh đất cạnh nhau đều của chủ tư nhân, luật cho người hàng xóm hưởng quyền tiếp cận ruộng đất, điền sản của mình.
Bán nhà, bán đất cho ai đó mà lại chặn lối vào để họ không tiếp cận nhà đất một cách an toàn, hợp lý, sẽ vi phạm luật.
Anh Quốc chỉnh sửa lại luật này năm 1992, gọi là ‘Access to Neighbouring Land Act’.
Vì thế, chuyện láng giềng bịt lối ra vào nhà của người khác như ở Việt Nam là hành vi phi pháp.
Nói riêng đến quyền tiếp cận bãi biển, ngoài quyền tự do đi bộ qua lại mọi mảnh đất mà không gây phiền nhiễu vốn có từ hàng trăm năm Anh Quốc và EU gần đây ngày càng tăng quyền cho công chúng hưởng các lợi ích công cộng.
Hồi 2015, EU ra luật làm sạch các bãi biển, và theo đó, gây ô nhiễm biển tức là xâm hại đến lợi ích công cộng của người dân vốn có quyền ra biển, tắm biển, sưởi nắng, chơi thể thao không phải trả tiền.
Cao hơn nữa về nhân quyền và các quyền hưởng lợi ích công, gồm thiên nhiên, rừng, biển là quy định về người khuyết tật.
Ngay từ 2005, EU đã ra quy định quyền của du khách khuyết tật (Rights of Tourists with Disabilities), trong đó ghi rõ các chủ sở hữu công và tư của các điểm du lịch, gồm bãi biển, rừng cây, danh lam thắng cảnh phải cung cấp lối đi vào các nơi đó cho người ngồi xe lăn.
Xin nhắc đây là lối đến các điểm đó (access to the sites), chứ không phải là lối đi qua cả một vùng núi non. có thể trắc trở.
Lối đến tất nihên phải đủ điều kiện an toàn để xe chở người khuyết tật tới được.
Hướng dẫn có hình xe lăn cần được để ngay lối vào các khu rừng, lối xuống bãi biển.
Chuyện đánh thuế cửa sổ và khí trời
Hàng triệu cây bị chặt ra sao trên thế giới?
Dân TQ sẽ khó mua nhà ở New Zealand?
Các dịch vụ giúp cho cuộc sống tốt hơn
Trong một văn bản của Liên hiệp châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh Gothenburg tháng 2/2018, người ta nhấn mạnh lại quyền tiếp cận “các dịch vụ giúp có cuộc sống tốt, gồm nguồn nước, vùng núi có không khí trong lành, bãi biển, sông hồ”, bất kể sở hữu của ai.
Điều này không chỉ hạn chế hơn nữa quyền sử dụng toàn bộ của các chủ xây dựng những công trình có thể chắn lối, mà còn buộc họ phải tạo điều kiện để có lối đi an toàn tới các địa điểm đó.
Tôi không sống ở Mỹ nhưng biết rằng về cơ bản, quyền đi qua còn gọi là ‘quyền tung tăng chạy nhảy’ (rights to roam) bên đó có cùng gốc với Anh.
Hồi 2017, một tòa ở California ra lệnh cho tỷ phú Vinod Khosla không được chặn lối ra bãi biển Martins Beach sau khi ông ta mua bất động sản ở đây.
Việc ông Khosla tự dựng lên biển ‘cấm đi qua’ bị tòa cho là bất hợp pháp, trái với luật của tiểu bang California vốn đã ghi rằng công chúng luôn có quyền ra bãi biển câu cá, tắm và nghỉ ngơi ở diện tích ‘tới bề rộng của ngấn thủy triều lên’.
Câu chuyện khách sạn xây bịt lối ra biển ở Đà Nẵng, Phú Quốc hay nơi khác cho thấy việc diễn giải và áp dụng luật tại Việt Nam đang có vấn đề.
Chưa cần nói đến luật Việt Nam thì Điều 13 của Hiến chương Nhân quyền LHQ ghi rõ quyền đi lại, di chuyển tự do của mọi con người, miễn sao không ảnh hưởng đến tự do của người khác.
Nuôi thiên nga từng là đặc quyền của vua chúa
Phong cách Anh trong những quán ăn ‘đặc Anh’
Mạng xã hội sẽ dẫn dắt thị trường lao động?
Nhân quyền về cơ bản cần được hiểu là quyền quan trọng giúp cho cuộc sống có chất lượng hơn, chứ không phải lúc nào cũng là chuyện chính trị.
Vì thế, nếu cấp phép cho các cơ sở kinh doanh xây cất bịt lối như vậy, chính quyền địa phương hẳn đã vô tình tiếp tay cho việc hạn chế nhân quyền của dân.
Trước khi nhắc đến quyền tiếp cận biển của ‘toàn dân’, ta thấy các cá nhân, gồm cả du khách, cả người khuyết tật, có thể kiện các ‘chúa đất’ chắn biển.
Đà Nẵng đang trên đà phát triển tốt nên việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bãi biển sẽ chỉ giúp thành phố có tiếng tốt trong nước và trên trường quốc tế.
Chính quyền cần giải quyết vụ ‘bịt lối’ này trước khi nó bị đưa vào các guidebook như Lonely Planet.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-43927877
43 năm và những giọt nước mắt
43 năm trôi qua, đây là khoảng thời gian đủ cho hai thế hệ trưởng thành, nhìn về phía trước mà tiến bước và không quên tri ân những gì của quá khứ. Nhưng 43 năm tại Việt Nam sau khi sáp nhập hai miền Nam – Bắc dưới thể chế chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa, dường như câu chuyện xã hội Việt Nam không có dấu hiệu tiến triển nào. Dịp 30 tháng 4 hằng năm, nhà nước Việt Nam tổ chức ăn mừng đại thắng, đây cũng là dịp mà những ai còn suy tư về thân phận con người, về quốc gia, dân tộc ngồi chiêm nghiệm một lần nữa về dân tộc và số phận dân tộc.
Vẫn vui mừng tăng đều…
Nghệ sĩ, thạch ảnh gia Lê Nguyên Vỹ, ông cũng là nhà giáo dạy Ngữ Văn trước 30 tháng 4 năm 1975, chia sẻ:“Thực ra là sau khi chấm dứt chiến tranh thì phải nói rằng người cộng sản được ít nhất hơn một nửa đất nước ủng hộ, bởi người ta nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ mang lại điều gì đó tốt đẹp cho đất nước nhưng theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả. Càng ngày thì nó đẩy đất nước này vào lụi tàn trước những hiểm họa từ bên ngoài cũng như sự tha hóa của guồng máy hành chính nhà nước, cho tới sinh hoạt xã hội… Tất cả như một sự tan vỡ giềng mối của gắn kết xã hội.”
Về vấn đề nên hay không nên ăn mừng ngày gọi là đại thắng 30 tháng 4 thuộc về lương tri và vốn liếng nhân văn của mỗi chế độ chính trị. Nếu chế độ chính trị có vốn liếng nhân văn và tầm nhìn rộng, họ sẽ không giới hạn giá trị thắng – thua trong địa hạt phe nhóm hay trục tư tưởng chính trị mà đặt nó trên bình diện dân tộc.
Thực ra là sau khi chấm dứt chiến tranh thì phải nói rằng người cộng sản được ít nhất hơn một nửa đất nước ủng hộ, bởi người ta nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ mang lại điều gì đó tốt đẹp cho đất nước nhưng theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả.
-Lê Nguyên Vũ
Và nếu đặt vấn đề mùa xuân 1975 trên bình diện dân tộc thì hầu như không có bất cứ lý do gì để ăn mừng. Bởi sự ăn mừng của bên thắng cuộc chỉ làm cho bên thua cuộc bị tổn thương, xoáy sâu vào vết thương lịch sử. Và hơn hết, điều đó gieo rắc vào thế hệ sau sự phân biệt bên ta – bên thù trong lúc cả tương lai dân tộc đang ngồi chung dưới một mái trường. Và sự ăn mừng vô hình trung làm tổn thương quá khứ cũng như làm méo mó nguyện vọng hòa giải, hòa hợp dân tộc trong tương lai.
Ông Vỹ chia sẻ thêm:“Người ta ngồi người ta nhìn lại, hàng triệu người bỏ mạng trong cuộc cách mạng đó, giờ kỷ niệm làm cho lớn lên thì họ ca ngợi điều gì, sự lụi tàn ư? Thành ra điều đó rất nghịch, ngay cả đời sống người miền Bắc đời sống họ tốt hơn hồi xưa nhiều nhưng người ta vẫn thấy có gì đó không ổn, nhất là người có học. Tốt nhất là nhà cầm quyền nên làm nhỏ thôi, không nên làm lớn vì như thế làm thương tổn cho cả hai bên cầm súng, kể cả người cộng sản bởi người ta cảm thấy bị thương tổn bởi xương máu của họ, của đồng đội của họ ngã xuống đều không đem lại lợi ích gì cả.”
Có một thực tế là tại Việt Nam, chưa bao giờ có một cuộc hòa giải dân tộc thực sự cho cả người sống và người đã chết trong chiến tranh. Bởi nếu như có điều đó, thì thay vì reo hò, ăn mừng chiến thắng, người ta sẽ cùng nhau thắp lên nén nhang cầu nguyện cho các linh hồn tử trận được bình an, được siêu thoát. Hành động ấy như một cách an ủi, vỗ về người đã khuất và người còn sống mang đầy mất mát. Rất tiếc, chúng ta chưa đủ nhân văn để làm điều ấy!
Những giọt nước mắt về giáo dục
Nhà thơ, nghệ sĩ Mai Văn Phấn, người có tuổi thơ và tuổi trẻ học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, chia sẻ:“Khác lắm tại vì tất cả mọi bài giảng trong đó đều là căm thù đế quốc thôi, hạn chế bài về thiên nhiên, tất cả một mực là căm thù đế quốc thôi, tất cả phải đánh thắng giặc xâm lược thôi, chủ yếu là thế.”
Khác lắm tại vì tất cả mọi bài giảng trong đó đều là căm thù đế quốc thôi, hạn chế bài về thiên nhiên, tất cả một mực là căm thù đế quốc thôi, tất cả phải đánh thắng giặc xâm lược thôi, chủ yếu là thế.
-Mai Văn Phấn
Trong một chừng mực nào đó, những chia sẻ của nhà thơ Mai Văn Phấn có cả những giọt nước mắt của thế hệ. Bởi ông luôn nuôi hi vọng nền giáo dục Việt Nam sẽ tốt hơn và giảm đi những áp lực không đáng có. Bởi cùng là mái trường xã hội chủ nghĩa, thời trước 1975, các chương trình giáo dục miền Bắc hầu hết là tuyên truyền căm thù đế quốc Mỹ, phải “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”. Nhưng những thế hệ trước ông, của ông và sau ông một vài năm không bị tình trạng vô cảm hay bạo lực như bây giờ.
Ông chia sẻ thêm: “Cái thời trước chương trình học nó không tạo ra một thứ gây áp lực, đương nhiên là nó bị bó hẹp vì không mở ra bên ngoài nhưng nó không bị áp lực như bây giờ. Như giờ văn ngày xưa hấp dẫn lắm, thầy cứ nói, truyền cảm xúc trên lớp thôi, trò ghi được gì thì ghi chứ không đọc chép từng câu như bây giờ. Cái gánh nặng bây giờ là gánh nặng học thuộc, gánh nặng phải thi bằng được, đại loại là tấn lên vai các trò. Đua nhau vấn đề thi cử, mở ra các lò luyện thi, như đưa ra các bài văn mẫu, nhưng các bài văn mẫu lại làm tê mòn tất cả cảm xúc, nó ở tình trạng như vậy.”
Bởi mặc dù các bài học thời đó ẩn chứa lòng thù hận nhưng lại không ẩn chứa sự ham muốn vật dục. Thầy ra thầy, trò ra trò, thầy truyền cảm hứng cho trò sáng tạo và bài giảng không xơ cứng, máy móc. Đặc biệt, thời đó không có cải cách giáo dục triền miên, tốn tiền tỉ như bây giờ và cũng không có dạy thêm như bây giờ.
Chính cái gánh nặng thực dụng, dạy thêm, học thêm, cải cách giáo dục, chép bài máy móc và kiểu mua bán chữ như hiện tại đã nhanh chóng đẩy giáo dục đến chỗ bế tắc, vô cảm và có nguy cơ tiền dần đến máu lạnh. Điều này tạo ra hệ lụy xã hội ngày càng vô cảm, manh động và lộn xộn.
Ông chia sẻ thêm:“Văn chương bây giờ nó đọc chán vì nó có dạy thẩm mỹ đâu, nó có dạy vẻ đẹp của văn chương đâu, thế nào là một bài thơ hay, thế nào là vẻ đẹp của văn chương nó không dạy, nó chỉ dạy thế nào là từ lấp láy, từ trùng điệp, thế thôi.”
Sau 43 năm, điều cần nhất vẫn cứ là học lại, làm lại từ đầu và những giọt nước mắt của lương tri!
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/43-years-and-tear-04272018121222.html
USCIRF: Đang có sự tiếp diễn, có hệ thống và quá mức
về vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam
Ỷ Lan
Hôm 25/4, Ủy Hội Hoa Kỳ về Tôn giáo Quốc tế ra phúc trình lên án tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam và đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Nhân dịp này, phóng viên Ỷ Lan có cuộc phỏng vấn với bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch USCIRF về nội dung và ý nghĩa của Danh sách CPC.
Ỷ Lan : Thưa bà, bà là Phó Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới (USCIRF), Uỷ hội vừa công bố bản Phúc trình Thường niên về tình hình tôn giáo trong thế giới, qua đó, yêu cầu đặt Việt Nam vào danh sách CPC. Xin Bà cho biết bằng cách nào Uỷ hội Hoa Kỳ thu tập thông tin để hoàn tất Phúc trình ?
Kristina Arriaga : Uỷ hội Hoa Kỷ bỏ cả năm trời theo dõi các quốc gia vốn gặp khó khăn trong việc phát triển tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Uỷ hội Hoa Kỳ viếng thăm các quốc gia này, gặp gỡ các viên chức chính quyền, các nhà hoạt động nhân quyền. Đồng thời chúng tôi cũng cộng tác với các tổ chức Phi chính phủ nắm vững những đặc thù của các quốc gia này. Điều đáng tiếc, là năm nay chúng tôi nhận thấy tình hình chung về tôn giáo xuống cấp trong nhiều nước. Một trong những nước này là Việt Nam. Uỷ hội Hoa Kỳ đã mạnh mẽ khuyến thỉnh Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào Danh sách CPC. Điều này có nghĩa rằng Uỷ hội Hoa Kỳ tin chắc đang có sự tiếp diễn, có hệ thống và quá mức về những vi phạm tư do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, nên Hoa Kỳ cần lấy những biện pháp, nhắm vào sự trừng phạt, có như thế Việt Nam mới biế t rằng họ đang bị đoán xét kỹ lưỡng, và mới chịu từng bước chữa trị thảm trạng hôm nay, nếu Việt Nam còn muốn giữ địa vị thành viên trong Cộng đồng Quốc tế.
Ỷ Lan : Phúc trình thường niên ở chương viết về Việt Nam, Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới (USCIRF) cho biết bạo hành chống các tín đồ tôn giáo tăng cao trong năm 2017, nhưng những bạo hành này thường do bọn côn đồ do nhà nước thuê mướn thao túng, chứ không do công an trực tiếp hành động. Đây là điều cho phép chính quyền nại cớ chẳng hay biết gì các sự kiện ấy, nhằm chối bỏ trách nhiệm. Bà nghĩ sao về sự kiện này ?
Kristina Arriaga : Chính quyền Việt Nam cũng như các chính quyền độc đoán, rất thông minh để chối bỏ khi họ bảo « chúng tôi chẳng liên can gì đến các chuyện lạm dụng ấy ». Nhưng Cộng đồng quốc tế biết quá rõ, đó chỉ là trò hề. Việt Nam tuyên bố rằng Phật giáo và các cộng đồng tôn giáo khác đều được hưởng quyền tự do tôn giáo, nhưng chúng tôi biết rằng, tuyệt đối Việt Nam chẳng có chút ý định gì trao tự do cho bất cứ ai không theo nhà nước.
Như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã nói quá đúng, rằng quyền của chúng ta không đến từ sự ban phát của Nhà nước. Chúng ta sinh ra với đầy đủ các quyền này. Nhà nước chẳng có quyền ban phát hay cướp đi. Đó là lý do vì sao Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới khuyến thỉnh mạnh mẽ Chính phủ Hoa Kỳ lấy những biện pháp chống lại Việt Nam. Kể cả biện pháp giao thương, kể cả những gì bao gồm trong Sắc luật Magnitsky toàn cầu, kêu gọi niêm phong tài sản những cá nhân hay gia đình nào từng tham dự các cuộc vi phạm nhân quyền. Điều này có nghĩa, là các viên chức chính quyền Việt Nam nào từng nhúng tay đàn áp Phật giáo, Thiên Chúa giáo hay bất cứ cứ cộng đồng tôn giáo nào, sẽ không còn dễ dàng gửi vợ sang Nữu Ước đi sắm quà Noel, hay gửi con cái sang các đại học Mỹ du học. Đây là điều hữu hiệu mà Uỷ hội Hoa Kỳ đánh giá, qua cách sử dụng thẳng tay cây gậy và một chút củ cà-rốt, khiến quốc gia quan tâm chịu thực hiện tôn trọng nhân quyền.
Ỷ Lan : Bà là người gốc Cuba. Ngày nay những quốc gia như Cuba và Việt Nam đã chấp nhận mở cửa kinh tế, nên có số người nói rằng, họ đâu còn là Cộng sản nữa, họ theo Tư bản rồi. Bà trả lời như thế nào trước luận điệu này ?
Kristina Arriaga : Điều chắc chắn, Viêt Nam là quốc gia Cộng sản. Sự kiện nền kinh tế có phần cởi mở, tạo cho ta cảm giác sai lầm về sự an ninh cho những kẻ đến đầu tư. Sự kiện là ở Việt Nam không có một cơ cấu nào độc lập với chính quyền. Có nghĩa là chẳng có bất cứ cơ cấu gì bảo đảm kẻ làm ăn, nam hay nữ. Chúng tôi chứng kiến sự thể này y như tại Cuba. Theo lý thuyết, Cuba đã mở cửa kinh tế ra thế giới. Đã có số người Canada và Tây Ban Nha đến đây làm ăn, nhưng khi phát đạt liền bị bắt giam, Cuba quốc hữu hoá cơ sở thương mại của họ và bắt họ vào tù. Mức độ tham nhũng tại Cuba hay Việt Nam không thể nào tưởng tượng nổi. Bao lâu hệ thống Cộng sản còn tồn tại, không thể nào hiện hữu những cơ cấu bảo đảm, các xã hội dân sự cũng khó ngóc đầu lên. Mọi thương gia phiêu lưu với những hiểm nguy rình rập khi đầu tư vào hai quốc gia này. Cho tới nay chúng tôi chỉ thấy những quốc gia tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo thì kinh tế mới rộ nở. Kể cả Trung quốc, nơi nền kinh tế tăng trưởng, các nhà đầu tư vẫn có nhiều hiểm nguy rình rập khi làm ăn tại đây, vì mọi sự đều thực hiện theo ý chí của nhà cầm quyền.
Ỷ Lan : Xin bà một câu hỏi chót : Vừa qua bà công bố bảo trợ Người Tù vì Lương thức, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Vì sao bà chọn Ngài, và « bảo trợ » có nghĩa là gì ?
Kristina Arriaga : Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới cộng tác khắn khít với Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos tại Hạ viện Hoa Kỳ và Ân Xá Quốc tế trong chương trình bào vệ tù nhân vì lương thức. Cứ như thế, mỗi Uỷ viên đều có quyền bảo trợ các tù nhân. Trường hợp tôi, là một vinh dự lớn lao, và là một đặc ân để bảo trợ Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, là người mà tôi rất kính ngưỡng. Một lão trượng 90 tuổi, một phần ba đời Hoà thượng trải qua cảnh giam cầm, cấm cố, bị đàn áp. Thế mà Hoà thượng vẫn tiếp bước, tiến lên bênh vực cho nhân quyền, tự do tôn giáo, và tự do biểu đạt cho tất cả mọi người.
Kể từ khi chúng tôi chính thức bảo trợ một Người Tù vì Lương thức nào, chúng tôi công khai nêu danh tên tuổi người ấy, bất cứ nơi nào khi chúng tôi được mời thuyết trình, dù đề cập tới bất cứ đề tài nào. Như thế cho đến khi Hoà thượng Thích Quảng Độ được trả tự do.
Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới tiếp tục cất cao tiếng nói đòi hỏi tự do cho Đức Tăng Thống, và tiếp tục gây chú ý cực điểm đến thảm trạng nhân quyền kinh khiếp đang xẩy ra tại Việt Nam.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Bà Kristina Arriaga,
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interiview-uscirf-04272018145244.html
Dự luật mới tại California nhằm bảo tồn di sản
của người tị nạn Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ
Nguyễn Tuấn
Dự luật SB895
Dự luật SB895 được đệ trình vào tháng Giêng năm 2018, nhằm đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy Tiểu Bang California (IQC) thiết lập một chương trình giảng dạy về Cuộc chiến Việt Nam Cộng Hòa và những đau thương mất mát của người tỵ nạn trên đường tìm hai chữ tự do, đưa vào tất cả các học khu khắp tiểu bang California, tiểu bang có đông người Việt sinh sống nhất tại Hoa Kỳ.
Ngày 25/4 vừa qua, rất đông các thành viên Cộng đồng Người Việt khắp tiểu bang California đã có mặt tại Quốc Hội Sacramento để ủng hộ Dự Luật SB895 của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Sau khi Ủy Ban Điều Trần nghe về các lý do ủng hộ Dự Luật này từ các thành viên trong cộng đồng người Việt và các Cựu Chiến Binh, Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đã đồng chuẩn thuận thông qua Dự Luật SB895.
Thông cáo báo chí được văn phòng Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đưa ra cho biết về tầm quan trọng của việc gìn giữ những câu chuyện trung thực của người Việt Tỵ Nạn trong chương trình giáo dục lịch sử cho tất cả trường học tại California và cần phải hành động ngay để bảo vệ trước khi các chứng nhân cũng như dữ kiện bị thất thoát theo thời gian.
Chúng ta đến đây vì hai chữ tự do và chúng ta rất hy vọng con cháu chúng ta hiểu giá trị của hai chữ tự do quan trọng như thế nào.
-Thị trưởng. Tạ Đức Trí
Anh Việt Nguyễn một cư dân đang sinh sống tại khu vực thành phố Westminster, tiểu bang California cho chúng tôi biết: “Nếu đạo luật thành công thì không những tụi cháu, tụi con mà toàn thể người việt tại california và cộng đồng bạn bè cũng biết đến lịch sử của ông cha ta cũng như tại sao người việt chúng ta phải vượt biên vượt biển qua bên này để tìm tự do.”
Sau khi Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đồng chuẩn thuận thông qua, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cho biết dự luật SB895 sẽ được chuyển sang Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện để xem xét vào tháng năm tới đây. Đây cũng được xem là bước quan trọng trong tiến trình lập pháp. Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn kêu gọi cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tiếp tục ký tên vào Bản Kiến Nghị.
Dự luật này được sự ủng hộ khá lớn từ các vị dân biểu dân cử tại California. ông Tạ Đức Trí thị trưởng thành phố Westminster, tiểu bang California Trong buổi họp báo nói về dự luật SB895 hồi tháng giêng năm 2018, ông chia sẻ về dự luật này:
“Người việt chúng ta tới đây bằng hai chữ tự do và hơn bốn thập kỷ qua, tất cả chúng ta đều có những câu chuyện, những kinh nghiệm của mình, nhưng kinh nghiệm đau thương hy sinh của những người đi trước, hy sinh của các chiến sĩ VNCH, chúng ta đến đây vì hai chữ tự do và chúng ta rất hy vọng con cháu chúng ta hiểu giá trị của hai chữ tự do quan trọng như thế nào.”
Cuộc chiến nhìn từ hai phía
Cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 – 1975 là giai đoạn thứ hai và cũng là giai đoạt được xem là khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh trên chiến trường Đông Dương. Đây là cuộc chiến giữa một bên là Việt Nam Cộng Hòa với sự viện trợ từ Hoa Kỳ và một bên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được sự viện trợ quân sự từ các nước Liên Xô và Trung Quốc.
Cuộc chiến này được Mỹ gọi là chiến tranh Việt Nam vì chiến sự chủ yếu diễn ra tại Việt Nam nhưng đã lan tỏa ra toàn khu vực Đông Dương đã lôi cả hai nước Lào và Campuchia vào vòng chiến nhưng ở những mức độ khác nhau. Cuộc chiến này chính thức kết thức vào ngày 30/4/1975. Hoa Kỳ rút toàn bộ lực lượng quân sự và di tản ra khỏi Đông Dương sau sự kiện này.
Sau ngày 30/4/1975, hàng triệu người dân Việt Nam đã tìm cách vượt biên để rời khởi Việt Nam sang các nước khác bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó đường biển là chủ yếu.
Khi chưa có chiến tranh, miền Nam trù phú, sung túc lắm, xuất cảng rất là khá, đời sống rất cao, được ví là hòn ngọc Viễn Đông.
– Nhà báo Nam Nguyên
Tại Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã đưa thông tin truyền thông và sách vở vào trường học để dạy cho học sinh về cuộc chiến này với tên gọi Kháng chiến chống Mỹ hay Kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khẳng định cuộc chiến là của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của Mỹ.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam trong lần trả lời phỏng vấn gần đây với đài RFA thì cho rằng cuộc chiến này không phải là chống Mỹ cứu nước.
“Tôi nghĩ là trong lúc học các bạn tin vào những câu chuyện như vậy. Tôi không nghĩ là chống Mỹ cứu nước, Việt Nam Cộng Hòa khi đó được thành lập và được viện trợ từ Hoa Kỳ để xây dựng lại đất nước. Khi chưa có chiến tranh, miền Nam trù phú, sung túc lắm, xuất cảng rất là khá, đời sống rất cao, được ví là hòn ngọc Viễn Đông”.
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 43 năm về trước và đã khiến hơn hai triệu người Việt Nam thuộc cả hai phía Nam Bắc và 58.000 người Mỹ thiệt mạng. Cuộc chiến này cũng từng được ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng của Việt Nam sau này nói rằng đã khiến hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn.
Đăng ký thông tin cá nhân: hé lộ sự luồn lách nhà mạng
Vào ngày 24 tháng 4 năm 2017, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định 49/2017/NĐ-CP bổ sung về xử phạt trong bưu chính viễn thông. Theo đó thì các nhà mạng buộc phải có thông tin cá nhân và hình ảnh khách hàng sử dụng sim điện thoại. Dư luận trong nước nghĩ gì về việc đăng ký này và những ảnh hưởng gây ra thế nào?
Sự luồn lách của công ty viễn thông
Theo bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông, việc đăng ký thông tin và hình ảnh người sử dụng dịch vụ viễn thông nhằm để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ người dân. Vì hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ sở dữ liệu công dân, nên không thể dùng chứng minh thư để kiểm tra được hết thông tin người dân. Do đó Nghị định 49 được ban hành là để khắc phục điều này.
Thông tư bảo quy định như thế, nhưng mọi người không tiếp cận được rõ ràng để đọc, nên thấy người ta làm thì mình làm thôi. Vì những tin nhắn cứ gửi tới nói sẽ cắt một chiều nên mọi người sợ, phải làm.
– Diễm Duyên
Ngoài ra, bà Lê Thị Ngọc Mơ nói với truyền thông trong nước rằng khi xây dựng và triển khai Nghị định 49, chính các doanh nghiệp viễn thông di động đã có sáng kiến yêu cầu chụp ảnh chân dung chủ thuê bao để lưu lại, phục vụ khâu hậu kiểm.
Tuy nghị định 49/2017/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành hơn một năm nhưng đến sát ngày hết hạn 24/4/2018, các công ty viễn thông mới bắt đầu hối thúc người tiêu dùng cập nhật “hình chân dung chính chủ”, nếu không sẽ ngưng cung cấp dịch vụ, cắt sim của khách hàng.
Trên thực tế, nghị định 49 không hề có hạng mục nào đề cập đến việc khóa sim khách hàng.
Bên cạnh đó, trong điều 2 nghị luật 49 còn quy định những mức phạt dành cho các công ty dịch vụ viễn thông nếu không cập nhật thông tin đầy đủ hoặc sai lệch thông tin thuê bao.
Theo nhiều người dùng mạng tại Việt Nam, các nhà mạng đã lợi dụng việc người dùng không rõ chi tiết về nghị định 49 để mang quyền lợi khách hàng ra làm điều kiện buộc chủ thuê bao phải tự đến nơi để đăng ký hình ảnh.
Gây phiền nhiễu cho khách hàng
Bạn Diễm Duyên, nhân viên văn phòng hiện đang sống tại Sài Gòn xác nhận với Đài Á Châu Tự Do:
“Cái nghị định mình đọc thấy không rõ ràng lắm. Thông tư bảo quy định như thế nhưng mọi người không tiếp cận được rõ ràng để đọc, nên thấy người ta làm thì mình làm thôi. Vì những tin nhắn cứ gửi tới nói sẽ cắt một chiều nên mọi người sợ, phải làm.”
Bạn Duyên còn cho biết thêm những đồng nghiệp trong công ty đã phải nghỉ làm nhiều lần để đi đăng ký, gây mất thời gian và công sức. Ở thành thị là vậy, còn ở tỉnh, người dân gặp nhiều phiền hà hơn:
“Hôm rồi mình về quê thấy các cụ già đi làm rất phiền phức, với lại dưới quê chỗ đi làm rất xa, mà mới 6 giờ đóng cửa rồi. Nên mọi người phải tranh thủ 4-5 giờ phải nghỉ làm đi làm (sim).”
Bộ Thông tin – Truyền thông cho biết, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2018, chỉ còn 4 ngày trước thời hạn mà ba nhà mạng lớn của Việt Nam là Viettel, MobiFone và Vinaphone phải hoàn thành việc bổ sung thông tin người dùng, nhưng có đến 36 triệu thuê bao vẫn chưa được đăng ký. Do đó, các nhà mạng đã liên tục gửi tin nhắn hối thúc khách hàng đăng ký thông tin và chụp hình ảnh.
Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Công an, tính đến năm 2017, trong số hơn 120 triệu thuê bao toàn Việt Nam có đến 38 triệu sim đang được sử dụng với tên của chủ thuê bao khác. Như vậy, các công ty viễn thông đã lấy thông tin cá nhân của khách hàng để kích hoạt sim rác nhằm dễ bán sim hơn, góp phần tăng thị phần của nhà mạng.
Đồng cảm với những rắc rối mà người dân đang phải đối mặt, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
“Những nhà mạng đó đang gây ra phiền hà cần được chấn chỉnh lại. Bộ Thông tin – Truyền thông tôi thấy là sớm phải kiến nghị để thuận lợi cho người dân vì khi đăng ký người ta trả tiền cho nhà mạng, nhà mạng phải có nghĩa vụ phục vụ.”
Khởi kiện nhà mạng?
Qua việc đăng ký thông tin, nhiều người dùng lên tiếng sẽ kiện nhà mạng vì đã lấy thông tin của họ để kích hoạt những sim khác. Giải thích về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết:
Đợt đăng ký này là một cơ sở pháp lý mà nếu như nhà mạng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình như thông tin cá nhân của mình có người khác sử dụng thì tôi sẽ kiện
– LS. Nguyễn Văn Hậu
“Khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, người dân có quyền khởi kiện và luật pháp Việt Nam cũng đã cho phép, nhưng anh phải chứng minh những thiệt hại đó. Do đó tôi thấy đợt đăng ký này là một cơ sở pháp lý mà nếu như nhà mạng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình như thông tin cá nhân của mình có người khác sử dụng thì tôi sẽ kiện để tôi đòi bồi thường xúc phạm danh dự nhân phẩm của tôi và bắt phải bồi thường về tinh thần và vật chất. Nếu chứng minh được cái đó người dân có quyền kiện.”
Ngoài ra Luật sư Nguyễn Văn Hậu còn cho rằng người dân Việt gần đây hiểu biết rõ thêm về pháp luật và mạnh dạn hơn trong việc tạo dựng nhà nước pháp quyền, dám khởi kiện những cơ quan nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích cá nhân người dân.
Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng dám đưa đơn khởi kiện. Bạn Duyên bày tỏ quan ngại:
“Ở Việt Nam mà kiện thì rất tốn kém, mà mình không có quyền thế, thực sự kiện lên thì mình chẳng được gì cả. Nếu mọi người cùng kiện thì sẽ quy ra tội phản động cho nên mọi người cảm thấy phiền phức, chứ vẫn biết nhà mạng làm sai nhưng mà chắc chắn nhà mạng có nhiều mối quan hệ hơn mình.”
Trao đổi với truyền thông trong nước, Bộ Truyền thông – Thông tin cho biết có biết về việc nhà mạng sử dụng thông tin khách có sẵn để đăng ký cho sim khác, tuy nhiên Bộ vẫn chưa nghĩ ra được cách giải quyết.
Việt Nam khẳng định cam kết
giữ gìn hòa bình tại Liên Hiệp Quốc
Đại sứ Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tích cực đóng góp cho hòa bình, an ninh trong khu vực và quốc tế tại Hội nghị cấp cao của Liên Hiệp Quốc (LHQ) diễn ra từ 24-25/4 tại tru sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Bà đại sứ còn khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc tích cực đóng góp cho hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như quốc tế. Việt Nam chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp trong đó có Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế theo công ước về luật biển của LHQ 1982 và Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC).
Bà còn cho biết thêm, Việt Nam đang đẩy nhanh trong việc ra mắt bệnh viện dã chiến cấp hai tại Nam Sudan.
Các nước tham dự Hội nghị cũng khẳng định tầm quan trọng của xây dựng và gìn giữ hoà bình, trong đó vai trò làm chủ của mỗi quốc gia có ý nghĩa then chốt, nêu bật cần tập trung giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột để tránh tình hình căng thẳng xảy ra.
Theo kế hoạch, Đại hội đồng và Hội đồng Bảo An LHQ đã thông qua Nghị quyết vào ngày 26/4 và đề nghị Tổng thư ký của LHQ báo cáo về việc thực hiện các kiến nghị liên quan đến xây dựng và bảo trì hòa bình.
Dịp 30/4: Xuất hiện lời kêu gọi
chính quyền Việt Nam thay đổi thể chế
Các hội đoàn trong và ngoài nước vừa đưa ra lời kêu gọi Việt Nam loại bỏ chế độ cộng sản độc tài, đồng thời lên tiếng cổ xúy cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền, nhân dịp đánh dấu 43 năm ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, 30/4/1975.
Từ thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ, ông Đoàn Hữu Định, cựu Chủ Tịch Cộng đồng Việt Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn, một trong những người ký tên vào thư kêu gọi, cho VOA biết:
“43 năm qua mà chưa có gì thay đổi thì tốt nhất nên thay đổi về thể chế để người dân có quyền bỏ phiếu và nêu các vấn đề và đòi hỏi chính đáng, và các vấn đề phải được tôn trọng và thi hành. Hiện nay những người đưa lên tiếng nói hay đòi hỏi điều gì đó thì bị bắt cả.”
Tốt nhất nên thay đổi về thể chế để người dân có quyền bỏ phiếu và nêu các vấn đề và đòi hỏi chính đáng, và các vấn đề phải được tôn trọng và thi hành. Hiện nay những người đưa lên tiếng nói hay đòi hỏi điều gì đó thì bị bắt cả.
Ông Đoàn Hữu Định
Bức thư được hơn 18 hội đoàn đồng ký tên có đoạn viết: “Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hãy ý thức quyền lợi và tương lai của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của dân tộc, từ bỏ tư tưởng giáo điều độc tôn, chấp nhận một thể chế dân chủ, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân, đặc biệt là tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do bầu cử…”
Mục sư Nguyễn Công Chính, hiện đang sống lưu vong cùng gia đình ở tiểu bang California, người từng bị chính quyền Việt Nam giam cầm nhiều năm tù, nói với VOA rằng Ủy Ban Chống Văn hóa Tôn giáo Vận Cộng sản Việt Nam do ông làm chủ tịch muốn nhân dịp này lên tiếng để Hà Nội loại bỏ chế độ độc tài Đảng trị:
“Chúng ta nhớ đến ngày 30/4 là ngày đau buồn nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Chúng ta xin cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam trước cảnh đau thương bị đàn áp, môi trường bị đầu độc, nền văn hóa bị mất đi, tôn giáo bị đàn áp, nhân quyền bị chà đạp, người dân sống trong cảnh khổ mà sự đàn áp của cộng sản thì một ngày gia tăng.”
Dân tộc Việt Nam trước cảnh đau thương bị đàn áp, môi trường bị đầu độc, nền văn hóa bị mất đi, tôn giáo bị đàn áp, nhân quyền bị chà đạp, người dân sống trong cảnh khổ mà sự đàn áp của cộng sản thì một ngày gia tăng.
Mục sư Nguyễn Công Chính
“Sau 43 năm kể từ ngày 30/4/1975, Việt Nam vẫn là một trong vài quốc gia còn theo chế độ cộng sản lỗi thời, độc tài toàn trị, tước bỏ các quyền tự do căn bản của người dân,” bức thư nhấn mạnh.
Từ Huế, linh mục Phan Văn Lợi, chia sẻ cảm nhận của ông về tình hình đất nước sau 43 năm:
“Sau 43 năm chế độ cộng sản này hoàn toàn thất bại về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, giáo dục…Họ chỉ biết đánh chiếm, còn việc xây dựng và phát triển đất nước thì qua 43 năm thì đất nước lụn bại. Chính quyền độc đảng trấn áp mọi tiếng nói, kể cả những người có thiện chí xây dựng đất nước. Sau 1975 và cho đến nay họ tiếp tục giam những người mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ. Giới trẻ đã bị nền giáo dục đầu độc, họ không còn những lý tưởng tốt đẹp để lĩnh hội kiến thức của nhân loại.”
Ngoài lời kêu gọi ngưng đàn áp và tôn trọng nhân quyền, bức thư còn đưa ra lời thỉnh nguyện toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau liên kết tạo dựng nội lực dân tộc.
Sau 1975 va cho đến nay họ tiếp tục giam những người mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ.
Linh mục Phan Văn Lợi.
Hôm 27/4, đài Tiếng nói Việt Nam VOV đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp “kỷ niệm 43 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” trong đó nhấn mạnh: “chúng ta vô cùng tự hào nhìn lại bước đường đấu tranh cách mạng lâu dài và oanh liệt mà nhân dân ta đã vượt qua dưới sự lãnh đạo của Đảng.”
Người đứng đầu nhà nước Việt Nam nói thêm rằng thắng lợi ngày 30/4 mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc và vẫn luôn là “tài sản vô giá.”
Thắng lợi ngày 30/4 mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc… và vẫn luôn là tài sản vô giá.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Nhân dịp này, ông Trần Đại Quang kêu gọi toàn dân củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân để vững bước đi lên Chủ nghĩa Xã hội.
Hai đại tá quân đội bị khởi tố
giữa chiến dịch chống tham nhũng mở rộng
Hai đại tá quân đội Việt Nam bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án liên quan tới một công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ cho biết hôm thứ Bảy, giữa lúc chiến dịch trấn áp tham nhũng của Việt Nam đang mở rộng.
Hai sĩ quan quân đội này bị nhắm mục tiêu khi cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng mở rộng điều tra vụ án tại Tổng công ty Thái Sơn sau khi khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh Ngọc Hệ, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vào ngày 3 tháng 12 năm ngoái, một bản tin đăng trên Cổng thông tin của Bộ cho biết. Ông Hệ còn được biết tới với biệt danh “Út trọc,” theo truyền thông trong nước.
Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không – Không quân, bị cáo buộc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Đinh Ngọc Hệ và bị cấm rời khỏi nơi cư trú, bản tin của Bộ nói, trong khi Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, bị khởi tố về cáo buộc “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”
Ngoài ra, hai người khác được ông Đinh Ngọc Hệ thuê làm giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn tại tỉnh Bình Dương và tổng giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn cũng bị nhà chức trách khởi tố, bắt tạm giam về cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, Bộ Quốc phòng cho biết.
Ông Đinh Ngọc Hệ còn bị phát hiện có hành vi mua bằng đại học giả, sử dụng bằng đại học giả để khai trong hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ, theo bản tin của Bộ.
Bộ Quốc phòng không cung cấp thêm chi tiết cụ thể về các cáo buộc, nói rằng các cơ quan tố tụng của họ đang “khẩn trương điều tra” để đưa vụ án ra xét xử trong thời gian sớm nhất.
Những diễn biến mới nhất này là tín hiệu cho thấy chiến dịch bài trừ tham nhũng của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đang mở rộng quyết liệt, nhắm mục tiêu vào một loạt những đối tượng từ các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước cho tới ủy viên bộ chính trị và sĩ quan quân đội.
Ông Trọng, trong một cuộc họp về phòng chống tham nhũng hôm thứ Sáu, được nói là đã chỉ đạo khẩn trương khởi tố, điều tra làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong vụ án tại Tổng công ty Thái Sơn, cũng như đẩy mạnh điều tra, khởi tố một loạt những vụ án khác
Những bước đi này “càng khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong phòng, chống tham nhũng,” ông Trọng được dẫn lời nói.