Tin Việt Nam – 27/08/2020
Con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị kỷ luật
Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng hàng chục cán bộ tỉnh này bị kỷ luật kiểm điểm rút kinh nghiệm do những sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh Kiên Giang dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ cho báo giới Nhà nước Việt Nam biết nội dung báo cáo ngày 26/8.
Thông báo Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2017 về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước cho rằng trước việc kỷ luật kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có khả năng chính phủ Hà Nội sẽ đụng đến sai phạm của ‘đồng chí X’ lúc còn đương nhiệm.
Trao đổi với RFA vào ngày 26/8, Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ tờ thoibao.de ở Đức cho rằng không thể loại trừ trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị ‘sờ gáy’ sau sự việc con trai ông bị kiểm điểm. Nhà báo Khoa nêu nguyên nhân:
“Bởi vì toàn bộ bộ máy, chính phủ thời trước, khóa trước do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu gồm Bộ trưởng Công thương, ông Trần Bắc Hà, ngay cả Trương Minh Tuấn, ông Son – cựu Bộ trưởng Thông tin Truyền thông… nói chung tất cả đường dây lần lượt bị vào tù với những cáo buộc đã có từ rất lâu và mang tính chất đấu đá lẫn nhau. Chuyện họ lần tới Kiên Giang và tới con ông Nguyễn Tấn Dũng thì chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng có thể lúc nào đó sẽ lôi ra để làm việc có thể Nguyễn Phú Trọng thỏa mãn mong muốn là làm sao để người dân nghĩ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng làm ra nhiều bê bối.”
Vẫn theo nhà báo Lê Trung Khoa, dù muốn hạ bệ đồng chí X nhưng ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại quên mất một điều quan trọng mà ai cũng nhìn ra:
“Mọi quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng đều phải thông qua Bộ Chính trị mà người đứng đầu là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thế thì ông Nguyễn Phú Trọng phải có trách nhiệm chịu lỗi lớn nhất khi đã quyết định những việc công ty nhà nước làm chủ đạo. Bây giờ người ta làm như vậy để dập đi những điều đó và cũng mang tính chất đấu đá nội bộ cá nhân và thù oán nội bộ cá nhân cũng được lồng ghép trong việc này, lôi những việc xưa cũ ra làm ngay trước trung ương 13.”
Nhà báo tự do, blogger Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn khẳng định đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt Nam là một truyền thống của những người trong đảng từ xưa đến nay, đặc biệt càng nổi cộm và càng bộc lộ rất rõ vào những lúc chuẩn bị đại hội đảng. Vì vậy, khi Đại hội đảng sắp tới chỉ còn mấy tháng nữa thì công tác thanh trừng càng được tăng cường.
Tuy nhiên, Blogger Nguyễn Ngọc Già đưa ra quan điểm cho rằng ‘đồng chí X’ sẽ vẫn an toàn trong trường hợp này. Ông nói:
“Kết luận thanh tra đó chỉ để xoa dịu giới người bắc có lý luận, nên ông Nguyễn Thanh Nghị không bị hề hấn gì, như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn không bị gì. Đó là điều tôi rất tin tưởng.”
Giải thích rõ hơn vì sao ông cho rằng ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ không ảnh hưởng gì trong việc bị kỷ luật kiểm điểm lần này. Nhà báo Nguyễn Ngọc Già lập luận:
“Trong kết luận thanh tra quan trọng nhất là khi có nội dung là chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Kết luận thanh tra như vậy mới có giá trị, còn ở đây tôi thấy kết luận thanh tra không có nội dung đó. Do đó tôi cho rằng việc kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị và những người cộng sản cấp cao của tỉnh Kiên Giang chỉ mang tính chất xoa dịu trong giới người bắc có lý luận.”
Báo mạng Zing vào ngày 25/8 dẫn lời bà Đặng Tuyết Em, Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết hiện các cơ quan, đơn vị và địa phương bám vào kế hoạch tỉnh xây dựng dựa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ để kiểm điểm, xử cán bộ liên quan.
Vẫn theo lời bà Em, Thanh tra tỉnh Kiên Giang sau khi tập hợp kết quả xử lý của các cơ quan, đơn vị sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Tờ Zing dẫn nguyên văn bà Đặng Tuyết Em nói rõ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa có báo cáo này. Nếu Thanh tra Chính phủ có báo cáo này thì tỉnh đợi Trung ương chỉ đạo thêm”.
Phó bí thư Kiên Giang được trích lời cho biết khi nhận được báo cáo của Thanh tra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang sẽ xem xét rồi “tính nữa”.
Từ những thông tin nêu trên, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cũng nêu ra một dẫn chứng cụ thể để củng cố lập luận của ông về chuyện ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ không bị ảnh hưởng sau những sai phạm trong nhiệm kỳ 2011-2017:
“Chuyện lớn và kéo dài rất nhiều năm là tập đoàn của Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang rõ ràng dư luận hiện nay rất phẫn uất, đặc biệt là những người dân Thủ Thiêm nhưng không làm gì được Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang. Bây giờ chuyện Nguyễn Thanh Nghị tôi đọc qua nội dung kiểm điểm đó thì nó chỉ là một phần rất nhỏ bé của Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang.”
Theo Nhà báo Lê Trung Khoa, những sai phạm của ông Nguyễn Thanh Nghị đã xảy ra rất lâu nhưng bây giờ chính phủ Hà Nội mới xét lại để kỷ luật ông Nghị đều có lý do:
“Mình nghĩ trước Đại hội 13 được chuẩn bị bắt đầu vào đầu năm 2021, từ giờ đến đó còn 2 kỳ Đại hội trung ương nữa. Trong trung ương 12 thì ông Nguyễn Thanh Nghị, con ông Nguyễn Tấn Dũng cũng được số phiếu khá cao. Đương nhiên những điều đó sẽ gây ra khó chịu cho những đối thủ hiện nay. Theo tôi biết trong một Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đang phân ra rất nhiều những băng đảng khác nhau, tức là mỗi nhóm chiến đấu cho quyền lợi nhóm đó vì quyền đi liền với tiền. Bây giờ trước tình hình đang đấu đá để sắp lại vị trí chiến lược cho những cán bộ cấp cao trong trung ương và sau đó là Bộ chính trị, chắc chắn sẽ xảy ra rất nhiều.”
Nhà báo Lê Trung Khoa đưa ra dẫn chứng về việc một cán bộ cấp cao khác vừa bị đình chỉ công tác và bị điều tra vì những sai phạm trước đây là ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội, Ủy viên Trung ương. Nhà báo Lê Trung Khoa khẳng định:
“Đấy không phải chỉ là dấu hiệu chống tham nhũng như ông Nguyễn Phú Trọng nói mà về mặt chiều sâu mà tôi biết được thì sự đấu đá phe phái rất dữ dội trong Đảng Cộng sản Việt Nam để giành quyền đó. Con ông Nguyễn Tấn Dũng cũng là một trong những mắc xích một số nhóm muốn loại bỏ để tránh việc ông Nguyễn Thanh Nghị có thể đi tiếp được vào Trung ương ủy viên khóa tới, thậm chí lên Ủy viên Bộ Chính trị nếu thuận lợi.”
Những sai phạm của ông Nguyễn Thanh Nghị cùng hàng chục cán bộ tỉnh Kiên Giang được đánh giá gây ra nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra còn khiến tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.
Nghệ sĩ Việt Nam chung tay trong hành trình
làm sáng tỏ vụ án tử tù Hồ Duy Hải
Nghệ sĩ trở thành “điều tra viên”
“Đây là điều mà khi nói tôi cũng bị xúc động. Thậm chí nhiều lần tôi đã rơi nước mắt trong những đêm nằm nghĩ về những gì đã trả qua đối với họ. Tôi nghĩ về một người mẹ. Tôi nghĩ về một thanh niên, tất nhiên kém hơn tôi nhiều tuổi, cũng mê đá bóng cũng có mẹ…Tuy nhiên cuộc sống bị mất đi thì tôi cũng dành rất nhiều tình cảm.”
Trên đây là tâm tình của nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng với RFA vào ngày 26/8.
Nghệ sĩ Lê Thế Thắng được công chúng thưởng lãm biết đến qua phim nghệ thuật “Vietnam From Above”. Một phim ngắn gồm 2 tập, phổ biến trên Youtube với hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp, thanh bình cùng nỗi niềm ưu tư của tác giả cũng ẩn chứa phía sau những khung hình nhiều màu sắc lung linh đó.
Chia sẻ của nghệ sĩ Lê Thế Thắng với RFA không phải liên quan về “Vietnam From Above”, một phim được đánh giá cao về nghệ thuật, mà về một phim tư liệu vừa được công chiếu trên các kênh truyền thông trực tuyến. Series phim tài liệu có tựa đề “Nỗi oan Hồ Duy Hải”.
Bà Loan đau khổ quá nhiều năm nên tôi muốn rằng hình ảnh bà mẹ nhỏ bé này được tôi nhìn rõ từ bên ngoài lẫn từ nội tâm và tôi muốn khắc họa một cách như vậy. Sự nghệ thuật hóa này không có gì là giả tạo cả. Tôi nghĩ đó là một bậc cao hơn, khó hơn của biểu đạt nghệ thuật đối với đời sống. Nó không dễ như tôi thấy một cảnh đẹp và tôi quay lại, mà thật sự là tôi phải tiếp xúc, tôi phải gặp gỡ, tôi phải cảm nhận, tôi phải thấu hiểu để tôi có thể nghệ thuật hóa được thực tế con người đó, cuộc sống đó và nỗi đau đó
-Đạo diễn Lê Thế Thắng
Anh Lê Thế Thắng cho biết từ sau khi được nghe vài người bạn nói về tâm tư của họ liên quan câu chuyện vụ án tử tù Hồ Duy Hải và theo dõi phiên tòa giám đốc thẩm, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 6 đến ngày 8/5, anh thật sự bị sốc.
Quyết định tham gia cùng nhóm phóng viên Báo Sạch và là đạo diễn series phim tư liệu “Nỗi oan Hồ Duy Hải”, nghệ sĩ Lê Thế Thắng chia sẻ rằng đó cũng là một cơ duyên. Và, trong quá trình đi vào thực tế để tìm hiểu vụ án giết người ở Bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An, mà tử tù Hồ Duy Hải kêu oan kéo dài hơn một thập niên qua càng khiến cho một người nghệ sĩ bị sốc nặng hơn.
“Khi bắt đầu tìm hiểu vụ án này và đón nhận luồng thông tin ngày một dồn đến thì thật sự tôi bị gây choáng váng. Tôi là người làm trong lĩnh vực điện ảnh và tôi đã xem rất nhiều phim. Thật tình tôi không tưởng tượng được có một vụ án mà lại có chuỗi lô-gích và diễn tiến cho đến hôm nay lại kinh khủng đến như vậy. Và, cá nhân tôi thì tôi nghĩ rằng rất khó có một kịch bản nào trên thế giới, hoặc có thể tôi chưa xem được, mà nếu như lấy câu chuyện của Hồ Duy Hải để làm kịch bản phim thì kịch bản này là một kịch bản (tôi không biết dùng từ nào để mô tả) khó có cái nào tương tự.”
Đạo diễn phim tư liệu “Nỗi oan Hồ Duy Hải, nói với RFA rằng từ chuyện người mẹ của Hồ Duy Hải, chuyện hồ sơ pháp lý, chuyện những thông tin gần đây với những bằng chứng mới, bút lục bị mất, không có dấu vết nhân chứng…và chính bản thân người nghệ sĩ đóng vai Hồ Duy Hải làm thực nghiệm hiện trường để xác minh Hồ Duy Hải có mặt ở Bưu điện Cầu Voi trong lúc xảy ra án mạng hay không thì cá nhân anh Lê Thế Thắng quả quyết niềm tin và khẳng định rằng Hồ Duy Hải không thể là nghi phạm, chứ nói chi là thủ phạm.
Từ Hà Nội, trong cùng ngày 26/8, nghệ sĩ Thịnh Nguyễn, một nhà làm phim về các vấn đề xã hội như dân oan và tử tù chia sẻ đồng quan điểm với nghệ sĩ Lê Thế Thắng về Hồ Duy Hải.
“Oan hay không thì không biết (vì chỉ Hải mới là người biết). Nhưng mà nỗi khổ thì có thật. Đi cùng với mẹ của Hải thì tôi cảm nhận nỗi đau là thật. Đấy là điều để còn hy vọng. Và, điều gì khiến tôi hy vọng? Đó là tình mẫu tử. Là một nghệ sĩ, tôi cảm thấy với tình mẫu tử đó thì bà Loan sẽ cứu được Hải.”
Làm phim tư liệu về tử tù
Đề cập đến mẹ của Hồ Duy Hải, nghệ sĩ Lê Thế Thắng bày tỏ:
“Bà Loan đau khổ quá nhiều năm nên tôi muốn rằng hình ảnh bà mẹ nhỏ bé này được tôi nhìn rõ từ bên ngoài lẫn từ nội tâm và tôi muốn khắc họa một cách như vậy. Sự nghệ thuật hóa này không có gì là giả tạo cả. Tôi nghĩ đó là một bậc cao hơn, khó hơn của biểu đạt nghệ thuật đối với đời sống. Nó không dễ như tôi thấy một cảnh đẹp và tôi quay lại, mà thật sự là tôi phải tiếp xúc, tôi phải gặp gỡ, tôi phải cảm nhận, tôi phải thấu hiểu để tôi có thể nghệ thuật hóa được thực tế con người đó, cuộc sống đó và nỗi đau đó.”
Nghệ sĩ Thịnh Nguyễn lên tiếng với RFA rằng hình ảnh bà Loan trong những thước phim tư liệu được quay lại không còn một bà mẹ của riêng Hồ Duy Hải, mà đối với người nghệ sĩ thì đó là những số phận oan khiên, những hoàn cảnh khốn cùng của người dân Việt Nam nhưng rất nhẫn nại, kiên cường, mạnh mẽ không chỉ để đấu tranh cho công lý, mà còn giành lấy từng hơi thở của một phận con người.
“Tôi làm phim thì tôi nghĩ cần phải để xã hội nhìn nhận những tư tưởng mới. Mặc dù tôi không có, nhưng tôi quay phim lại để người ta nhận ra trong xã hội vẫn tồn tại những tư tưởng như sức sống của người tử tù. Họ cố níu lại cái gì đó rất là mong manh, thật sự là oan ức và họ sống từng mười mấy năm rất kinh khủng. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng truyền cảm hứng cho nhiều người. Trong đó có tình mẫu tử, tình gia đình, những sự hy sinh cho con cái và thêm nữa đối với người tử tù là công lý. Trên đường đi thì rất nhiều khó khăn và họ luôn cố gắng để có thể đi tiếp được. Đó là những gì tạo cho tôi cảm xúc để làm phim về những tử tù. Tôi được nghe rằng tôi đang giúp nhưng tôi không biết có phải là mình giúp hay không. Vì tôi chỉ thấy là họ đẹp quá.”
Hình ảnh đẹp đẽ mà nghệ sĩ Thịnh Nguyễn vừa mô tả là vào khi anh quay lại trực tiếp cảnh “diễn” trên đường phố Hà Nội của bà Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải, ông Chinh, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, bà Việt, mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh trong bộ quần áo của người ăn mày, múa may điệu bộ như một người mất trí. Nhưng phía sau sự biểu đạt đó, là những lời kêu oan của họ không được lắng nghe, họ có thể làm những điều mà biến thành người điên họ cũng làm thì cho thấy nỗi tuyệt vọng của họ đã đến mức tận cùng. Họ làm tất cả vì những đứa con bị án oan tử tù của họ.
Vào khi nghệ sĩ Lê Thế Thắng đến Long An để cùng nhóm phóng viên Báo Sạch thực hiện điều tra vụ án Hồ Duy Hải, thì nghệ sĩ Thịnh Nguyễn tìm đến gặp ông Nguyễn Thanh Chấn để quay lại cảnh “diễn” mà ông Chấn là một tử tù bị bắt buộc phải làm trong thời gian 10 năm trường, cho đến khi hung thủ ra tự thú thì ông Chấn mới được minh oan.
Nghệ sĩ Thịnh Nguyễn kể lại cảm xúc khi thấy ông Nguyễn Thanh Chấn thực hành lại những động tác “giết người” mà ông đã không gây ra:
“Tôi thấy việc ông ấy phải diễn lại những cảnh mà ông ấy không làm. Những cảnh diễn thì người làm để kiếm tiền, còn ông ấy diễn thì khiến mình bị chết. Tôi cảm thấy bị đau đớn với suy nghĩ như vậy. Và, trong lúc ông bị bắt phải diễn đi diễn lại cảnh đấy thì có phần nào về tâm lý làm cho ông tự nghĩ rằng mình là kẻ giết người không? Sau khi gặp ông, tôi muốn tìm hiểu về điều này. Và tôi cũng muốn qua các phim mà tôi quay lại hình ảnh ông diễn những động tác giết người mà ông đã không làm, vì ông đã được giải oan thì những người xem hình dung được công an là như thế này. Thật ra cách tôi tiếp cận không giống như báo chí, mà tôi tiếp cận về mặt tâm lý nhiều hơn. Cảm xúc của riêng tôi về cảnh đấy thì làm tôi cảm thấy người dân luôn luôn cô đơn trong vòng vây của công an.”
Tôi làm phim thì tôi nghĩ cần phải để xã hội nhìn nhận những tư tưởng mới. Mặc dù tôi không có, nhưng tôi quay phim lại để người ta nhận ra trong xã hội vẫn tồn tại những tư tưởng như sức sống của người tử tù. Họ cố níu lại cái gì đó rất là mong manh, thật sự là oan ức và họ sống từng mười mấy năm rất kinh khủng. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng truyền cảm hứng cho nhiều người. Trong đó có tình mẫu tử, tình gia đình, những sự hy sinh cho con cái và thêm nữa đối với người tử tù là công lý. Trên đường đi thì rất nhiều khó khăn và họ luôn cố gắng để có thể đi tiếp được. Đó là những gì tạo cho tôi cảm xúc để làm phim về những tử tù. Tôi được nghe rằng tôi đang giúp nhưng tôi không biết có phải là mình giúp hay không. Vì tôi chỉ thấy là họ đẹp quá
-Nghệ sĩ Thịnh Nguyễn
Là một người xem được những phim tư liệu về tử tù do hai nghệ sĩ Thịnh Nguyễn và Lê Thế Thắng thực hiện, nghệ sĩ Kim Chi, từ Sài Gòn chia sẻ với RFA về ghi nhận của bà đối với họ:
“Họ là những người nghệ sĩ chân chính. Đồng thời, họ còn là chiến sĩ nữa. Phải nói rằng tôi rất ngưỡng mộ và rất kính trọng họ. Tôi cũng là người làm việc trong lĩnh vực phim ảnh, nhưng vì tuổi già sức yếu nên không đi lại được nhiều và cũng không dấn được được vậy. Người khác làm được thì mình rất quý trọng và biết ơn họ. Tôi rất mong có nhiều văn nghệ sĩ dám dấn thân và dám sống cho đồng bào mình.”
Nghệ sĩ Lê Thế Thắng chia sẻ 3 tập phim tư liệu “Nỗi oan Hồ Duy Hải” được công chiếu trên Youtube đã gặp những dấu hiệu bị rắc rối, nhằm gây trở ngại cho phim. Tuy nhiên, đạo diễn Lê Thế Thắng khẳng định rằng anh sẽ tiếp tục và hoàn thành dự án phim lớn thứ hai của mình, qua series về hành trình tìm công lý của tử tù Hồ Duy Hải với niềm tin vào lẽ phải và sự thật cùng kết quả Hồ Duy Hải sớm được tự do và đoàn tụ với gia đình.
Còn nghệ sĩ Thịnh Nguyễn, từng bị công an mời làm việc liên quan công việc làm các phim tư liệu, bộc bạch rằng anh sẽ tiếp tục làm phim về những người dân thấp cổ bé họng, những con người trong cộng đồng yếu thế của xã hội. Vì chính họ là động lực cũng như là nguồn sáng tạo nghệ thuật cho một nghệ sĩ bởi đất nước, quê hương Việt Nam vẫn luôn tồn tại những cái đẹp của tình thương yêu, lòng bao dung, sự tha thứ và trên hết là sự không khuất phục trước bạo quyền và bất công.
Đồng Tâm: Xét xử vụ án
sẽ công tâm và thượng tôn pháp luật?
Quốc Phương
Vụ án ‘nghiêm trọng’ làm ‘chết ba công an’ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội cùng 29 bị can sắp được đưa ra xét xử vào ngày 7/9/2020, theo truyền thông và báo chí nhà nước Việt Nam hôm 25/8.
Vì sao Đồng Tâm đã, đang và sẽ còn nóng?
Đồng Tâm: ‘Một thách thức’ cho Tân bí thư Thành ủy Hà Nội?
Liệu vụ án này sẽ được xét xử ra sao, có công tâm và thực hiện theo tinh thần thượng tôn pháp luật hay không, tác động xã hội, cộng đồng có thể thế nào, nhân dịp này, bốn nhà quan sát chính trị, pháp luật từ Việt Nam và hải ngoại chia sẻ nhận định của mình với BBC News Tiếng Việt.
Trước hết, họ cho biết phản ứng của mình khi báo chí và truyền thông của chính quyền hôm thứ Ba nhất loạt đưa tin sắp đưa ra xét xử vụ án được nhiều người quan tâm này.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời Viện Iseas, Singapore): Tôi đọc báo Tuổi Trẻ, thấy đăng tin ngày 7/9/2020 dự kiến sẽ xét xử vụ “giết người”, “chống người thi hành công vụ” tại Đồng Tâm. Cuối tháng Bảy 2020, thấy báo Pháp luật đăng tin sẽ xét xử vụ này trong tháng Tám. Nhiều báo khác cũng đăng tin này.
Sự việc 3 sỹ quan cảnh sát bị đốt và một công dân 85 tuổi bị giết ngày 09/1/2020 ở Đồng Tâm đã dẫn đến việc bắt giam 29 người, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, rồi sau đó truy tố 29 người với các tội danh “giết người” và “chống người thi hành công vụ”.
Trong xã hội đã có rất nhiều ý kiến về sự việc (và vụ án) này. Cách đưa tin của một số báo giống như việc các báo đó đưa ra phán quyết vậy thay cho quan tòa!
Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (cựu Thiếu tá An ninh, Công an Việt Nam): Theo báo chí đưa tin từ Chánh án Tòa Hà Nội vào đầu tháng Bảy 2020, là trong tháng Tám sẽ đưa ra xét xử vụ Đồng Tâm. Đồng thời, có hiện tượng thời gian đầu khi hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát và Tòa án, các luật sư cho biết họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận hồ sơ và gặp các bị cáo. Nhiều tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm nhân sĩ, trí thức, người dân đã đồng ký tên vào một bản Tuyên bố phản đối việc gây khó khăn đó. Tôi cho là sẽ có chuyện xét xử gấp.
Thế nhưng, nay mới có thông báo xét xử vào tháng Chín, các luật sư cũng đã dần được đáp ứng yêu cầu phục vụ bào chữa, dù là quá muộn. Có thể có mấy lý do: Người ta cần thống nhất nội bộ ba ngành tư pháp, lĩnh hội chỉ đạo của “trên”; Cần “hạ nhiệt” dư luận; đồng thời tránh thời điểm trước dịp kỷ niệm thành lập ngành Công an, Quốc khánh. Có thể cần thêm thời gian để việc “nhận tội” của các bị cáo được êm xuôi. Có một số luật sư chỉ định. Việc họ sẽ làm việc một cách khách quan, vô tư, có theo sự chỉ đạo nào đó hay không cũng là một vấn đề không nhỏ.
Luật sư Nguyễn Văn Đài (nhà hoạt động nhân quyền từ CHLB Đức): Hiện nay, thành phố Hà Nội đang chuẩn bị tiến hành Đại hội đảng bộ thành phố. Bởi vậy, nhà nước Việt Nam đưa vụ án Đồng Tâm ra xét xử vào thời điểm này là với mục đích chính trị chứ nó không phải là một vụ án hình sự thông thường.
Thông thường những vụ án được dư luận xã hội quan tâm nhiều thì chủ tọa phiên xử sẽ là Chánh tòa Hình sự, nhưng trong vụ án này chỉ Phó chánh tòa hình sự.
Tội danh giết người vẫn được sử dụng để cáo buộc 25 người dân Đồng Tâm. Nhưng trong suốt thời gian vừa qua, người dân Đồng Tâm, những người hoạt động xã hội, một số luật sư đã bác bỏ cáo buộc giết người sau khi họ xem xét kỹ hiện trường vụ án.
Có dấu hỏi gì?
BBC: Có điểm gì đáng đặt câu hỏi về vụ việc, vụ án, các bị can qua cách đưa tin như vậy? Cá nhân quý vị có tin những gì các bị can bị cáo buộc như vậy hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi hoàn toàn không tin những luận điệu cáo buộc của họ từ 09/1/2020 đến nay.
Ông Hà Hoàng Hợp: Qua báo chí – truyền thông nhà nước, qua thông tin trên mạng xã hội… tôi hiểu rằng 3 sỹ quan cảnh sát đã chết trong khi đột kích làm nhiệm vụ được giao, và ông già 85 tuổi thì bị cảnh sát cơ động bắn chết trong phòng ngủ của ông ta. Tôi không tin rằng ông già bị giết đó – ông Lê Đình Kình, là kẻ giết người (trước khi ông ấy bị giết).
Tôi hiểu rằng chính quyền đã không đối thoại đến cùng với ông Kình và những người khác ở Đồng Tâm. Trước đó, ông Kình và một số người đã bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can tôi “giam giữ người trái phép”. Nếu đến Đồng Tâm để bắt họ theo tội đó, thì sao không đến vào ban ngày?
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Như tôi đã nêu ý kiến ngay từ ngày xảy ra vụ việc, trong một chương trình Bàn tròn của BBC hôm 9/1/2020, là muốn chứng tỏ chính quyền quang minh chính đại, không khuất tất trong vụ việc, thì phải cho báo chí, các luật sư vào gặp gỡ dân làng ngay. Đồng thời, Quốc hội, chính quyền Hà Nội cũng phải vào cuộc ngay (vì họ đã từng làm vậy, rất quy mô). Thế nhưng, tất cả đã diễn ra không như công luận mong mỏi, và tiếp theo là quá nhiều những diễn biến, thông tin minh chứng thêm cho những hiện tượng bất thường của vụ án.
Về cách đưa tin, hết sức lạ, dù cái “lạ” cho vụ án này đã nhiều không kể siết rồi. Đó là một vụ án đặc lớn, xét trên nhiều góc độ, mà trong đó là có tới 25 bị can bị truy tố với khung hình phạt cao nhất là tử hình, mà các bản tin báo chí đưa thật sơ sài. Nội dung tóm lược vụ việc của mỗi báo lại không giống nhau, theo cách dường như mâu thuẫn. Tôi thấy không rõ ràng.
Ông Nguyễn Văn Đài: Cách đưa tin của báo chí đều mang tính khẳng định các bị cáo đã có hành vi giết người. Như vậy là việc đưa tin mang tính chất định hướng cho dự luận xã hội.
Theo quy định của luật tố tụng hình sự việt nam, thì việc chứng minh các bị cáo có hành vi giết người hay không chỉ được thực hiện tại phiên tòa. Báo chí không được phép kết luận khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật.
Việc trích đăng nội dung của kết luận điều tra hay cáo trạng để đưa lên báo chí nhằm kết luận thay Hội đồng xét xử là không được phép.
Sau khi xem xét các hình ảnh và các video clip về hiện trường vụ án, cũng như phân tích nội dung của bản kết luận điều tra thì tôi khẳng không có việc những bị can đã có hành vi giết 3 cảnh sát.
Cách đưa tin thế nào?
BBC: Bản thân cách đưa tin có gì đáng nói không? Có khách quan, công tâm không, có hợp luật pháp không, đã hợp lý chưa?
Ông Nguyễn Quang A: Đòi hỏi khách quan, công tâm, hợp luật với báo chí của đảng Cộng sản Việt Nam thì hơi nực cười!
Ông Hà Hoàng Hợp: Các báo nhận tin từ tòa án hay công an, thì họ phải đăng nguyên văn, vì chính quyền quản lý chặt báo chí – truyền thông. Mọi người đã kiên nhẫn từ đầu năm, thì chắc vẫn kiên nhẫn cho đến khi vụ án được đưa ra xét xử công khai.
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Đã có vô số bài viết phân tích về vụ án, nên tôi chỉ xin tóm lược mấy điểm rất bất thường dựa trên bản tin mấy báo vừa đưa: 1- Việc lực lượng công an hùng hậu tiến vào làng lúc rạng sáng, người dân đang ngon giấc. Nó chẳng liên quan gì tới việc xây dựng, tranh chấp tận ngoài cánh đồng cách xa đó. 2- Cái chết của ông Lê Đình Kình. 3- Cái chết của ba sĩ quan công an (chứ không phải “chiến sĩ” như báo đưa), xét theo chuyên môn nghiệp vụ, thì cực kỳ phi lý. Với hàng trăm, ngàn chiến sĩ trang bị tận răng tham gia, mà vì sao lại phải để 3 sĩ quan (trong đó một là cấp có lẽ chỉ huy toàn bộ chiến dịch) phải xông pha leo lên chỗ hiểm nguy, tại địa điểm trọng yếu nhất, lại cùng rớt vào một cái hố, lại không giúp nhau leo lên được, không có đồng đội nào yểm trợ v.v..? Chẳng lẽ họ cùng … chết ngay khi rơi xuống hố? Pháp y có làm rõ việc này không? Từ đó để xác định họ bị tai nạn hay bị giết. Đây là điểm vô cùng quan trọng.
Một điểm rất quan trọng nữa không thấy bản tin đề cập, mà có lẽ cáo trạng cũng sẽ “quên”, đó là những diễn biến kéo dài, phức tạp của vụ Đồng Tâm, với sự tham gia của cả Quốc hội, chính quyền Hà Nội trong nhiều năm trước. Nếu “quên” những diễn biến đó, thì làm sao thể hiện được bản chất sâu xa của vụ án, thể hiện được thái độ hòa giải, hợp tác của những người nay bị buộc tội (đó sẽ là tình tiết giảm nhẹ nếu như tòa phán quyết họ có tội); làm sao thể hiện được trách nhiệm liên đới của nhiều cấp chính quyền để dẫn tới hậu quả này v.v..
Các báo cũng không cho biết phiên tòa được mở công khai hay không. Qua tất cả thông tin về vụ án, cùng phân tích ở trên, tôi cho rằng việc buộc tội các bị cáo là thiếu thuyết phục, nhiều khả năng gây oan sai, thậm chí bỏ lọt tội phạm không nằm trong số bị cáo đó. Ví như cái chết của ông Lê Đình Kình, không thể kết luận đơn giản đến như vậy được.
Ông Nguyễn Văn Đài: Như đã đề cập ở trên. Việc báo chí trích đăng nội dung của bản kết luận điều tra, cáo trạng để đưa tin trên báo chí như lời kết luận của Hội đồng xét xử là trái với Hiến pháp và luật pháp của Việt Nam.
Việc đưa tin như vậy là không khách quan, không công bằng và vi phạm pháp luật Việt Nam.
Dự cảm và dự đoán?
BBC: Dự đoán và dự cảm của quý vị về việc xét xử vụ án, kết quả cuối cùng của nó, liệu sẽ kết thúc trước khai mạc Đại hội 13 của đảng hay không và tác động chính trị, xã hội, dư luận có thể thế nào?
Ông Hà Hoàng Hợp: Theo tôi, đây là một vụ án không thể hiện công lý và pháp quyền!
Ông Nguyễn Quang A: Với nền “tư pháp” này thì chắc chắn họ sẽ xử như ý của họ, bất chấp ý kiến của những người được cho là bị can (chắc họ sẽ “nhận tội”) và của các luật sư thôi. Và báo chí chính thống sẽ hùa theo lên án những người nông dân này và cụ Kình.
Chắc sẽ có những bản án nặng nề. Sẽ có những hậu quả của vụ án này có lẽ đến cả trăm năm sau! Và không ai lường trước được hậu quả ngắn hạn của nó với số phận của đảng Cộng sản Việt Nam (hệ quả dài hạn thì dễ thấy vì nó có thể góp phần dẫn đến sự cáo chung của bất cứ chế độ nào mà luôn lớn tiếng hô hào là của nhân dân lao động, của công nông nhưng hành động thì lại trái ngược như là khi vào ban đêm lại đưa cả ngàn cảnh sát đến đàn áp những người dân làng và vu cho họ “chống người thi hành công vụ”…).
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Với tất cả những động thái từ phía đảng, nhà nước, các cơ quan pháp luật từ khi nổ ra vụ việc ngày 9/1/2020, cùng với bản chất của hệ thống tư pháp Việt Nam, dễ dàng đoán được kết quả của (các) phiên xử.
Có chăng, chỉ hy vọng, với sự tỉnh táo của các vị lãnh đạo cao nhất trước thời cuộc và dư luận xã hội, lòng dân, họ sẽ chỉ đạo giảm nhẹ án cho một số bị cáo so với mong muốn ban đầu.
Tuy nhiên, nếu (các) phiên xử được tổ chức công khai, đúng với các quy định của pháp luật, với tinh thần cải cách tư pháp, ở đó các luật sư được tranh tụng bình đẳng, các bị cáo không bị làm khó bằng nhiều cách, báo chí được đưa tin, bình luận, không bị “chỉ đạo” hạn chế v.v.. thì may ra sẽ có thêm khả năng kết quả xét xử đáp ứng được phần nào mong đợi của người dân.
Tác động chính trị, xã hội đối với (các) phiên xử này là rất lớn và lâu dài, khó đoán định. Tiếc rằng, hiện tượng “đâm lao phải theo lao” là điển hình của nền chính trị Việt Nam; quyền lực càng lớn thì việc chịu nhận lỗi, sửa sai càng vô cùng khó.
Ông Nguyễn Văn Đài: Tôi dự đoán sẽ có một số người Đồng Tâm nhận bản án nặng nề tới mức chung thân.
Chắc chắn vụ án Đồng Tâm sẽ làm cho đảng và chế độ CSVN mất thêm nhiều uy tín với người dân. Và đương nhiên sẽ làm tích tụ những bất mãn của người dân với chế độ ngày càng tăng. Tôi cho rằng sự tích tụ những bất mãn này sẽ dẫn tới sự thay đổi chính trị trong tương lai ở Việt Nam.
Việc xét xử sơ thẩm vào ngày 7/9/2020 thì sẽ đủ thời gian cho phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào trước tháng 01/2021. Tức là trước Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhưng việc họ có mở phiên tòa phúc thẩm trước Đại hội 13 hay không thì còn tùy thuộc vào phản ứng của người dân trước và sau phiên sơ thẩm. Đồng thời cũng phụ thuộc vào nội bộ của đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội 13.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53932996
Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Tư bị từ chối
được thông tin về tình trạng an nguy của anh
Giang Nguyễn
Khi ông Trịnh Bá Khiêm, cha của anh Trịnh Bá Tư, nhận được thông tin là người con trai đang tuyệt thực trong tù, vào tối thứ ba 26/8/2020 ông đã đến trại giam Công An tỉnh Hòa Bình để yêu cầu được cung cấp thông tin chính xác về con trai ông.
“Tôi có thông tin là con trai tôi, Tư, đã tuyệt thực 20 ngày rồi. Mà tôi rất lo ngại về tính mạng của con trai tôi”, ông nói với Đài Á Châu Tự Do.
Gia đình ông Khiêm được nhắn tin từ một người không quen, cho biết anh Trịnh Bá Tư đã tuyệt thực từ ngày 6/8. Anh Trịnh Bá Tư, cùng người mẹ là dân oan Cấn thị Thêu, người anh là ông Trịnh Bá Phương đã nỗ lực thông tin về vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm. Cả 3 người, cùng thêm một nhà hoạt động khác, đã bị công an bắt giữ từ ngày 24/6. Anh Tư và mẹ là bà Thêu đang bị giữ tại cùng trại tạm giam tỉnh Hòa Bình.
Sáng thứ tư 26 tháng 8, có thêm 1 phái đoàn 10 người, bà con Dương Nội kéo đến đây để cùng ông Khiêm yêu cầu thông tin về Trịnh Bá Tư.
“Sáng nay dân Dương Nội chúng tôi đến trại tạm giam công an tỉnh Hòa Bình, họ không trả lời, không tiếp chúng tôi. Chúng tôi làm to chuyện… Họ còn đem xã hội dân đen đến đe dọa chúng tôi. Mãi sau đó, họ gọi tôi vào trả lời là, ‘Vẫn bình thường’. Nhưng tôi yêu cầu là được gọi điện thoại, bây giờ dịch là không được gặp. Không được phép gọi điện thoại. Tôi bảo là đấy là quy định bưng bít của chế độ CS này. Họ bảo là “bình thường” tôi nói tôi không tin vào chế độ CS này”.
Ông Khiêm nói, ông đã kiểm tra phiếu mua đồ ăn của vợ ông và con trai cách đây vài ngày, cho thấy dấu hiệu có việc gì không ổn.
“Tôi đã kiểm tra giấy mua đồ của Tư, thì ngày cuối cùng là ngày 6/8, tôi mới kiểm tra ngày 21, hôm 21/8 công an, an ninh Hòa Bình đã triệu tập tôi để điều tra về số điện thoại và tài khoản Facebook của tôi. Trước khi vào an ninh điều tra, tôi đã có vào trại tạm giam để gửi tiền và kiểm tra phiếu mua đồ, thì ngày cuối cùng của vợ tôi và của Tư là ngày 6/8, và từ ngày 6 đến 21 là không có một gì thể hiện Tư và vợ tôi mua đồ cả. Từ 6 đến hôm nay tương đương là 20 ngày”.
Những cựu TNLT mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc nói, tin tuyệt thực như một tiếng chuông báo động về sự an toàn của người thân trong nhà tù. Ông Khiêm nói ông lo ngại về sức khoẻ của con trai ông, đang có thể bị bách hại trong trại giam, mà không có được một thông tin người thân mình chết hay sống.
“Tôi không có thông tin gì, nhưng theo tôi suy luận và nhận định tình hình là khả năng Tư bị CS tra tấn để ép cung. Từ 24/6 đến 6/8 mọi sinh hoạt của Tư vẫn bình thường, không có vấn đề gì cả, mà từ sau 6/8 Tư tuyệt thực, chắc là có một sự đàn áp, tra tấn, vì những người trong gia đình tôi không bao giờ nhận tội vu vơ, không có tội mà nhận tội. Nên họ muốn ép Tư, Tư phản đối tuyệt thực. Tôi đoán như vậy thôi, còn thông tin của bọn CS giữ rất là bí mật”.
Từ Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ cựu TNLT, nhà hoạt động nhân quyền, Trần Thi Nga cũng chia sẻ quan điểm rằng rất có thể là Trịnh Bá Tư đang bị tra tấn vì không nhận tội, vì đây là thủ đoạn của những người cai ngục mà bà đã trải nghiệm trong tù.
“Bị nhốt trong một cái phòng kín như vậy mà chúng ta không còn phương thức nào khác để đấu tranh bảo vệ quyền sống của mình thì cái cách duy nhất mà em Trịnh Bá Tư phải dùng là biện pháp tuyệt thực. Đó là phương pháp cuối cùng mà em đang có trong lúc này để bảo vệ quyền sống của em… Cái chính của họ là ép mình nhận tội, thứ 2 là để bẻ đi ý chí của mình”.
Bà Nga bị trục xuất qua Mỹ trong lúc thụ án 9 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”, và cũng đã hai lần tuyệt thực đòi quyền sống của mình. Bà nói khi nghe tin Trịnh Bá Tư tuyệt thực, bà đã liền lên mạng xã hội Facebook chia sẻ.
“Trong hai lần Nga phải đấu tranh trong tù và tuyên bố tuyệt thực để bảo vệ quyền được sống của mình. Tuy Nga đấu tranh ở trong tù, Nga không biết bên ngoài gia đình, bạn bè, và cơ quan đang lên tiếng đấu tranh cho vấn đề của Nga. May mắn của Nga là có những thông tin từ những người bạn tù đưa tin, và Nga gặp được luật sư cũng đưa được tin Nga đang bị bách hại, bị tra tấn, thì mọi người ở ngoài, bạn bè, dùng mạng xã hội, truyền thông để đưa tin, và Nga đã đòi được quyền của mình. Bên trại giam phải chấp nhận cho Nga đi chữa bệnh… Lúc này Nga tin là khi mọi người ở ngoài, gia đình, bạn bè lên tiếng cho Trịnh Bá Tư, thì ở trong đó việc đấu tranh của Trịnh Bá Tư cũng sẽ có kết quả. Và khi đấy thì em Tư vẫn giữ được mạng sống của mình mà không bị bách hại đến độ phải chết”.
Đối với các gia đình TNLT khác, khi nghe tin người thân đang tuyệt thực, là một sự đắng cay vì không thể bao che và cũng không biết việc gì đang xảy ra với người thân của mình. Bà Nguyễn Thị Huệ, chị của TNLT, phóng viên Đài Châu Tự Do, Nguyễn Văn Hóa, nói:
“Trịnh Bá Tư được biết là đã tuyệt thực đến 20 ngày rồi. Nếu như bản thân tôi là từng đã trải qua, người thân của mình thì lúc đó khi nghe như vậy rất là xót xa, mà không những xót xa mà cảm thấy rất là đau lòng, vì thực tế là em trai của tôi cũng đã tuyệt thực trong những ngày mà gia đình không hề biết được tin tức”.
“Dù bọn CS giết hết gia đình, chúng tôi vẫn kiên quyết đấu tranh và không khuất phục bọn CSVN”. – Ông Trịnh Bá Khiêm
Bà nói Hoá tuyệt thực đến 12 ngày đã bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều, và bà lo ngại khi hay được thông tin Trịnh Bá Tư đã tuyệt thực 20 ngày.
“Ảnh hưởng đến sức khỏe rất là nhiều. Hóa suy sụp, người rất là xanh, nói chung là ốm gầy, về thân thể suy sụp rất là nhiều so với lần thăm trước… Ngay bản thân họ không thể thông tin được ra ngoài cho mọi người biết chuyện mình xảy ra trong trại giam như thế nào. Họ phải dùng cái mạng của mình để đòi lại công lý.”
Đối với ông Trịnh Bá Khiêm cho dù phía trại giam, công an có tìm mọi cách để bẻ gãy tinh thần đấu tranh của Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương và bà Cấn Thị Thêu, trong tù hay như họ đã làm trong nhiều năm qua, gia đình ông vẫn kiên quyết.
“Khi mà đã bước vào con đường đấu tranh này thì gia đình nhà tôi trước đây đã dự đoán trước rồi, là nó sẽ bắt, và đúng như dự đoán, nó đã bắt. Gia đình chúng tôi đã dự tính rồi. Chúng tôi đã chuẩn bị hết rồi. Và dù bọn CS giết hết gia đình, chúng tôi vẫn kiên quyết đấu tranh và không khuất phục bọn CSVN”.
Với sự lên tiếng của nhiều người trên khắp nơi, các gia đình TNLT nói chung, và gia đình anh Trịnh Bá Tư nói riêng, mong rằng nhà cầm quyền CS sẽ dè dặt hơn trong cách đối xử với tù nhân, đặc biệt là TNLT vì họ luôn được thế giới quan tâm.
Tuyên Quang: Chủ tịch xã và cán bộ địa chính bị bắt
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang hôm 26/8 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ba tháng ông Trương Ngọc Khởi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tú Thịnh, và bà Đinh Thị Nội, cán bộ địa chính xã.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin hôm 27/8 cho biết hai cán bộ xã Tú Thịnh, tỉnh Tuyên Quang bị bắt để điều tra hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Ông Trương Ngọc Khởi (sinh năm 1973, trú tại thôn Tân Sơn, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương) và bà Đinh Thị Nội (sinh năm 1987, trú tại tổ dân phố Cơ quan, thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương) bị xác định có hành vi lập khống chứng từ quyết toán trong quá trình cải tạo trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân xã Tú Thịnh.
Cơ quan chức năng được nói đã khám xét nơi làm việc của hai bị can và đang điều tra làm rõ vụ án.
VASEP khiếu nại VTV dùng hình ảnh con tôm
trong minh họa “thực phẩm bẩn”
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) điều chỉnh nội dung trong quảng cáo thuốc Tonka, vì đã sử dụng hình ảnh con tôm để minh họa cho “thực phẩm bẩn”. Đồng thời, VTV cũng được VASEP yêu cầu phải chính thức đính chính về sự cố này theo đúng quy định pháp luật.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 27/8 cho biết VASEP trong cùng ngày vừa gửi văn bản khiếu nại với nội dung trên đến VTV, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd) và Giám đốc Công ty TNHH Nhất Nhất về hình ảnh sản phẩm tôm trong quảng cáo thuốc Tonka.
Tin cho biết nguyên nhân dẫn đến việc khiếu nại của VASEP là do VTV đã dùng hình ảnh con tôm cùng lời thuyết minh về “thực phẩm bẩn” trong clip quảng cáo sản phẩm thuốc Tonka. Và, clip quảng cáo đó được phát nhiều lần, đặc biệt trong khung giờ vàng phát sóng trên VTV.
VASEP giải thích rằng con tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra 120 thị trường trên thế giới. VASEP cho rằng việc VTV sử dụng hình ảnh sản phẩm con tôm cụ thể để minh họa cho lời thoại thông điệp “thực phẩm bẩn” sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Vì thế, VASEP đề nghị VTV điều chỉnh nội dung, thay thế hình ảnh quảng cáo để không làm ảnh hưởng đến sản phẩm tôm Việt Nam. Và, VTV phải chính thức đính chính sự cố này theo đúng quy định hiện hành, cũng như phải gỡ bỏ tất cả các clip quảng cáo liên quan khỏi những nền tảng điện tử khác, bao gồm cả mạng xã hội.
Hồi trung tuần tháng 8, VTV đã chính thức xin lỗi về vụ việc một xướng ngôn viên gọi những người bán hàng rong tại Việt Nam là “sống ký sinh trùng” trên đường phố. Vụ việc này gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận và cộng đồng xã hội yêu cầu VTV phải chính thức xin lỗi những người bán hàng rong cùng khán thính giả của Đài Truyền hình Việt Nam.
Nữ Giáo viên về hưu
bị bắt vì làm giả con dấu, tài liệu
Bà Vũ Thị Thái Hoà, một nữ giáo viên đã nghỉ hưu, trú tại Hà Nội đã bị khám xét nơi ở, bị bắt và khởi tố trong vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Quyết định khởi tố và lệnh bắt bị can để tạm giam được Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công công bố ngày 26/8 và được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tải ngày 27 tháng 8.
Theo đó, bà Vũ Thị Thái Hoà, 64 tuổi bị bắt để điều tra trong vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, xảy ra tại tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh, thành khác.
Trong cùng ngày bà Hoà bị bắt, Cục Cảnh sát Hình sự thuộc Bộ Công an cùng các cơ quan chức năng cũng đã thông báo triệt phá một đường dây làm giả giấy tờ như giấy tờ nhà đất, bằng lái xe, biển số xe, thẻ nhà báo và các loại bằng cấp…
Bộ Công an trong tối 25/8 đã bắt tổng cộng 20 người liên quan đến đường dây này.
Phân viện Khoa học Hình sự phía Nam cho hay, các giấy tờ giả thành phẩm do đường dây này sản xuất và cung cấp nhìn giống như thật, mắt thường rất khó phát hiện.
Hiện Bộ Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.
Hải Dương gia hạn cách ly thêm 14 ngày
với ổ dịch ‘Thế giới bò tươi’
Bình luậnMộc Sương
Chính quyền tỉnh Hải Dương vừa có quyết định về việc gia hạn thiết lập vùng cách ly y tế tại khu phố Ngô Quyền từ số nhà 20 đến số nhà 98 trong vòng 14 ngày, bắt đầu từ 0h ngày mai (28/8).
Ngày 27/8, tỉnh Hải Dương ban hành quyết định số 2558/QĐ-UBND về việc gia hạn thiết lập vùng cách ly y tế tại khu phố Ngô Quyền, TP. Hải Dương để phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, khu vực cách ly là từ số nhà 20 đến số nhà 98 phố Ngô Quyền (gồm phần nhà, đất của các hộ gia đình và phần vườn hoa, vỉa hè) phường Phạm Ngũ Lão, TP. Hải Dương.
Chính quyền tỉnh này yêu cầu các lực lượng chức năng chuyên môn thiết lập ngay chốt kiểm soát và thực hiện kiểm soát 24/24 giờ toàn bộ vùng cách ly y tế trên và thực hiện cách ly y tế theo đúng các qui định hiện hành.
Thời gian áp dụng: 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 28/8/2020.
Trước đó, tối 13/8, tỉnh Hải Dương quyết định thiết lập vùng phong tỏa cách ly y tế tạm thời đối với khu phố Ngô Quyền, với bán kính 250 m tính từ nhà hàng Thế giới bò tươi (số 36 Ngô Quyền).
Thời gian áp dụng trong vòng 14 ngày, kể từ 0h ngày 14/8 đến 0h ngày 28/8 và có thể gia hạn thêm.
Thông tin về các ca mắc COVID-19 liên quan ổ dịch
Chiều tối 12/8, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch công bố bệnh nhân 867 là ông V.D.Đ (sinh năm 1958, trú tại thôn Tuyển Cử, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) mắc COVID-19.
Bệnh nhân này là bố chị V.T.Q, chủ nhà hàng Thế giới bò tươi (36 Ngô Quyền, phường Phạm Ngũ Lão, TP. Hải Dương). Ông Đ. làm việc tại nhà hàng này.
Đến sáng 14/8, 3 bệnh nhân có liên quan đến BN867 cùng làm việc và ở tại nhà hàng Thế giới bò tươi được công bố mắc COVID-19 gồm:
BN906 là bà N.T.C (sinh năm 1948, thông gia với BN867);
BN907 là anh Đ.Q.M (sinh năm 2003) cùng trú tại thôn Nhân Lư, xã Cẩm Chế (huyện Thanh Hà);
BN908 là bà V.T.L (sinh năm 1961), trú tại xóm 1, xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình).
Trong số 3 bệnh nhân này có BN907, 908 là nhân viên nhà hàng.
Thêm 2 ca mắc Covid-19, Việt Nam có 1.036 bệnh nhân
Bình luậnKhôi Nguyên
Trong bản tin lúc 18h ngày 27/8 Bộ Y tế cho biết, trong ngày ghi nhận thêm 2 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 1 ca tại Đà Nẵng và 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Khánh Hoà. Việt Nam hiện có 1.036 bệnh nhân.
Cụ thể theo Bộ Y tế, 1 ca trong nước ghi nhận tại Đà Nẵng và 1 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa.
Ca bệnh 1035 (BN1035): Nữ, 34 tuổi, Nam Sách, Hải Dương.
Bệnh nhân từ Đài Loan nhập cảnh sân bay Cam Ranh ngày 07/8 trên chuyến bay VJ2849, được cách ly tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh – Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngay sau khi nhập cảnh.
Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 08/8 và lần 2 ngày 14/8 cho âm tính, lần 3 ngày 26/8 cho dương tính với virus corona Vũ Hán.
Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Cam Lâm.
Ca bệnh 1036 (BN1036): Nam, 52 tuổi, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Bệnh nhân tiếp xúc với BN1025, BN1027 và BN1029.
Kết quả xét nghiệm ngày 26/8 cho dương tính với virus corona Vũ Hán.
Hiện, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang.
Trước đó, sáng cùng ngày, Bộ Y tế thông báo 1 ca bệnh mới tử vong vào nửa đêm là bệnh nhân 696 mắc COVID-19.
Bệnh nhân 696 là nữ giới, 51 tuổi, địa chỉ ở Hải Châu, Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử bị: suy thận mạn giai đoạn cuối đã chạy thận nhân tạo chu kì 15 năm nay, tăng huyết áp, suy tim.
Lúc 0h30′ sáng 27/8, bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang.
Nguyên nhân tử vong được công bố: Viêm phổi do COVID-19 biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng không hồi phục trên bệnh nhân tăng huyết áp, suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kỳ, suy tim.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam tính đến 18h ngày 27/8
Tính đến 18h ngày 27/8, Việt Nam có tổng cộng 688 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó, số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 548 ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 70.916, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện là 1.596, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 18.828, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 50.492.
Số ca tử vong tại Việt Nam là 30 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng…
https://www.ntdvn.com/viet-nam/them-2-ca-mac-covid-19-moi-viet-nam-co-1036-benh-nhan-65795.html
VN: Dư luận bức xúc việc các tỉnh
chi tiền tỉ mua cặp da đại hội Đảng
Bùi Thư
Tỉnh ủy Quảng Bình vừa thông báo chi hơn 2,2 tỉ đồng mua cặp đựng tài liệu cho khách mời và đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Ngân sách chi cho hoạt động của đảng một lần nữa gây xôn xao dư luận.
Số tiền chi để “mua cặp đựng tài liệu” cho đại hội đảng các cấp trên toàn quốc có thể tốn hàng chục tỉ đồng ngân sách nhà nước bởi Quảng Bình không phải là tỉnh duy nhất thực hiện điều này.
Không chỉ chuyện “mua cặp”, hoạt động đại hội đảng các cấp cũng đang ngốn rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước và đang gây nên nhiều bức xúc.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 27/8, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A nêu ý kiến:
“Chuyện ngân sách chi cho đại hội đảng đáng lẽ đảng phải tự lo lấy. Nhưng vì độc đảng nên họ lấy tiền của dân để chi. Tất nhiên, ở những nơi khác, đa đảng thì không được quyền lấy một xu ngân sách của người dân. Các đảng ở những nước khác phải tự làm lấy, tự kêu gọi quyên góp. Còn đảng cộng sản Việt Nam thì lấy tiền túi của dân vì họ lý lẽ rằng họ có công”.
Ngân sách khổng lồ cho đảng
Hiện Việt Nam đang vào “mùa đại hội”, với hàng trăm đại hội các cấp lớn nhỏ để chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ diễn ra vào đầu năm tới.
Chỉ tính riêng “chi phí cặp đựng tài liệu”, đại hội các cấp đã tiêu tốn hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng nếu có một thống kê đầy đủ hơn trên phạm vi toàn quốc.
Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực
Đại hội 13: Đảng vẫn ‘loay hoay, bế tắc’ về đổi mới đường lối?
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, kinh tế đi xuống, thu ngân sách giảm trong khi ngân sách cần phải dồn cho chống dịch và cứu nguy cho kinh tế, việc tổ chức đại hội với nhiều khoản chi phí kiểu “cặp đựng tài liệu” bị phê phán là gây lãng phí.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 27/8, tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A nêu ý kiến:
“Chuyện ngân sách chi cho đại hội đảng đáng lẽ đảng phải tự lo lấy. Nhưng vì độc đảng nên họ lấy tiền của dân để chi. Tất nhiên, ở những nơi khác, đa đảng thì không được quyền lấy một xu ngân sách của người dân. Các đảng ở những nước khác phải tự làm lấy, tự kêu gọi quyên góp. Còn đảng cộng sản Việt Nam thì lấy tiền túi của dân vì họ lý lẽ rằng họ có công”.
Các chi bộ, đảng bộ các cấp chính quyền; các cơ quan đoàn thể; các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp tư nhân… ngốn một nguồn tiền khổng lồ cho hoạt động thường kỳ và cho các đại hội đảng. Các khoản tiền này chủ yếu từ ngân sách nhà nước; một phần từ ngân sách các đơn vị có thu và đảng phí do đảng viên đóng.
Việc sử dụng tiền thuế của dân nuôi bộ máy chính quyền cồng kềnh, lại thêm bộ máy đảng và các cơ quan đoàn thể từ lâu là một đề tài gây nhiều bức xúc trong xã hội Việt Nam.
TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Về việc ngân sách chi tiêu cho đại hội đảng tất nhiên cần thay đổi. Nhưng để thay đổi được thì phải dẹp bỏ quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam vì các đảng chính trị là các định chế rất quan trọng trong việc làm nên luật. Ở nhiều nước có quy định ngân sách nhà nước có chi hỗ trợ cho đảng hoạt động theo các quy định rạch ròi và hỗ trợ kinh phí để các đảng vận động tranh cử. Quan trọng, các đảng phái phải có báo cái tài chính như bất kể tổ chức nào”.
“Những điều này cần vạch ra cho người dân thấy những điều vô lý, như việc chi tiền tỉ mua cặp da cho khách mời và đại biểu dự đại hội đảng. Từ thời Liên Xô, độc đảng đều như thế cả, đều lấy tiền dân chi cho đại hội đảng, nên bảo đảng Việt Nam làm khác đi thì khó”, ông Nguyễn Quang A nói thêm.
Theo Quyết định 84-QĐ/TW do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2003 vẫn còn hiệu lực, nguồn kinh phí chi cho đại hội đảng được quy định như sau: đại hội chi bộ và đảng bộ bộ phận trực thuộc các đảng bộ xã, phường, thị trấn, mức chi: 10.000 đồng/đại biểu dự đại hội. Đại hội đảng tổ chức cơ sở và các cấp trên cơ sở: việc xác định kinh phí cho tổ chức đại hội đảng tổ chức cơ sở và cấp trên cơ sở căn cứ vào quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về số ngày tổ chức đại hội, số đại biểu dự đại hội đảng các cấp và quy định cụ thể về chế độ chi đại hội của Ban Tài chính – Quản trị Trung ương và Bộ Tài chính.
Nhiều tỉnh chi tiền tỉ mua cặp
Dư luận đang xôn xao về việc văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình hôm 6/8 ký Quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu “mua sắm cặp đựng tài liệu khách mời” cho khoảng 200 người đến tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Theo bảng dự toán chi phí, 200 khách mời khi tham dự Đại hội, mỗi vị khách mời sẽ được tặng một cặp da đựng tài liệu có giá hơn 3,5 triệu đồng.
Tổng chi phí mua cặp đựng tài liệu cho khách mời là hơn 720 triệu đồng, bao gồm cả chi phí tư vấn lập hồ sơ và chi phí tư vấn thẩm định hồ sơ.
Hôm 21/8, văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình lại tiếp tục phê duyệt hồ sơ mời thầu gói mua sắm cặp đựng tài liệu cho khoảng 400 đại biểu đến tham dự đại hội.
Cụ thể, mỗi đại biểu sẽ được tặng một cặp da có giá gần 3,7 triệu đồng. Loại cặp này được thông báo là cặp cán bộ xách tay giả da màu đen hiệu LADODA được sản xuất trong nước; số lượng 400 cái; tương ứng với gần 1,5 tỉ đồng.
Như vậy, tổng số tiền bỏ ra để mua cặp giả da đựng tài liệu mà Quảng Bình chi cho khoảng 400 đại biểu và 200 khách mời là hơn 2,2 tỉ đồng, được lấy từ nguồn ngân sách tỉnh và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Việc Quảng Bình chi tiền tỉ mua cặp cho người tham dự đại hội đã thổi bùng lên bức xúc trong dư luận.
Nhiếp ảnh gia Na Sơn cũng bình luận về cặp da đại hội đảng
Trên Facebook cá nhân, Thinh Nguyen viết:
“Ông Vũ Đại Thắng mới về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình tháng trước. Dân tình, nhiều người làm báo, Facebooker hoan hỉ, kỳ vọng. Hôm nay tin ông ký chủ trương để UBND chi 2,2 tỉ đồng mua cặp, gọi là giả da, mỗi cái 3,7 triệu làm quà tặng đại biểu, đúng là dội gáo nước lạnh vô mặt… dân”.
Người này viết tiếp: “400 cái cặp, mỗi cái 3,7 triệu, giả sử ông quyết hỗ trợ cho 400 gia đình bị ảnh hưởng vì Covid-19, tôi sẽ đặt hy vọng vào ông. Khoản tiền 3,7 triệu, mỗi nhà nghèo làm được nhiều thứ lắm”.
Nhà báo Lê Đức Dục cũng viết trên Facebook cá nhân: “Mình á, mình thay vì 2 tỉ mua cặp, mình chỉ tặng mỗi người một cái huy hiệu gì đó kỷ niệm, còn thì đem đi xây 20 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo ghi cái biển ‘đại hội x tặng’, có khi bà con nhớ ơn cả đời”.
VN và nhân sự Đại hội 13: ‘Khó nhất vẫn là chức Tổng Bí thư’
VN: Liệu Đại hội Đảng 13 sẽ có khác biệt?
Trước Quảng Bình, nhiều tỉnh thành cũng tổ chức lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua sắm cặp đựng tài liệu với chất liệu, mẫu mã và giá đa dạng.
Cụ thể, theo báo Đấu thầu, Tỉnh ủy Lâm Đồng duyệt gói thầu 1,18 tỉ đồng mua sắm cặp tài liệu phục vụ Đại hội Đảng bộ Tỉnh. Công ty cổ phần KARA Việt Nam đã trúng với giá 1,177 tỉ đồng. Mỗi chiếc cặp mà nhà thầu này cung cấp cho Tỉnh ủy Lâm Đồng có giá 2,35 triệu đồng/chiếc cặp hai quai và 2,7 triệu đồng/chiếc cặp một quai, chất liệu da thật.
Thành ủy Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mua 406 chiếc cặp đựng tài liệu phục vụ Đại hội Đảng bộ TP. Phúc Yên. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản Phúc Anh trúng thầu với giá bằng giá gói thầu là 466,9 triệu đồng, mỗi chiếc cặp với chất liệu giả da có giá 1,15 triệu đồng. Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chi 1,5 tỉ đồng mua 750 chiếc cặp, giá sau đấu thầu là 2 triệu đồng/chiếc.
Nhà báo Lê Đức Dục phản ánh việc mua cặp da trị giá hơn 3,5 triệu đồng/chiếc
Công an tỉnh Thanh Hóa, Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng, Huyện ủy Than Uyên (tỉnh Lai Châu), Huyện ủy Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình), Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) và rất nhiều đơn vị khác cũng lựa chọn mua loại cặp với giá trên 1 triệu đồng/chiếc, chủ yếu chất liệu giả da, da tổng hợp.
Không ít ý kiến cho rằng với loại cặp tại các đại hội này, người ta sẽ “vứt vào sọt rác lại mất công đi dọn”.
Nhà báo Đào Tuấn viết:
“Trend trên mạng giờ đang là cái cặp da này, nom rất xúc phạm thẩm mĩ. Giả sử mình mua cái cặp này giá 3,5 củ thế nào cũng bị vợ mắng là điên, ngu, đói rã họng, còn phải ngữa tay xin tiền giờ còn bày đặt mua một thứ… không biết để làm gì. Tất nhiên trừ phi mua bằng tiền người khác lại còn được hoa hồng mấy chục %. Giả sử mình xách cái cặp này về kiểu gì cũng lại bị mắng, vì chỉ tổ rác nhà. Mà rác thì chuẩn bị tính tiền theo cân rồi”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53916695
‘Hộ chiếu vàng’ đảo Síp của ông Phạm Phú Quốc
bằng thu nhập 90 năm của cán bộ Công ty Tân Thuận?
Hiểu Minh
Việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận chi 2,5 triệu USD để mua “hộ chiếu vàng” ở đảo Síp. Đối với 1 quản lý dưới quyền phải mất 90 năm mới “tích” được khoản tiền như vậy.
Việc ông Phạm Phú Quốc – đại biểu Quốc hội TP. HCM khóa XIV có tên trong danh sách người có hộ chiếu của đảo Síp đang thu hút sự chú ý trên truyền thông.
Theo Dân Việt, vào đầu tháng 12/2019, Uỷ ban Nhân dân TP.HCM đã ra quyết định điều động và bổ nhiệm ông Phạm Phú Quốc với nhiệm kỳ 5 năm – người được cho đã có hộ chiếu đảo Síp vào tháng 12/2018 giữ chức vụ Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).
Ông Quốc được điều động về Công ty Tân Thuận đầu tháng 12/2019 để thay thế ông Tề Trí Dũng – người đã bị khởi tố và bắt tạm giam vào giữa tháng 5/2019 vì tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Dưới sự điều hành của ông Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận (IPC) lãi lớn trong nửa đầu năm 2020 dù doanh thu “lẹt đẹt”.
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của Công ty Tân Thuận, doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 dù chưa tới 20 tỷ đồng, giảm 10% nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này lại đạt gần 663 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm ngoái 2019.
Về chế độ tiền lương, tiền thưởng của Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận ( Công ty Tân Thuận – IPC), trong năm 2018, tiền lương của người lao động rơi vào khoảng 27,38 triệu đồng/tháng. Lương bình quân của 12 người trong ban lãnh đạo IPC ở mức 53,588 triệu đồng/người/tháng (kế hoạch 54,83 triệu đồng/người/tháng).
Theo kế hoạch của năm 2019, lương của người lao động giảm so với các năm trước, còn khoảng 25,06 triệu đồng/tháng, Ban lãnh đạo IPC giảm về số lượng nhưng thu nhập chênh lệch không đáng kể so với năm trước (54,47 triệu đồng).
Như vậy, nếu ước tính theo con số này mức thu nhập bình quân của viên chức quản lý tại Công ty Tân Thuận (IPC), nơi ông Phạm Phú Quốc làm Tổng giám đốc trong năm 2018 và 2019 đều trên 600 triệu đồng.
Tiền “mua” hộ chiếu đảo Síp của ông Phạm Phú Quốc bằng thu nhập 90 năm của cán bộ Công ty Tân Thuận?
Mới đây, hãng thông tấn Al-Jazeera đưa tin cho biết, Quốc đảo Síp (Cyprus) đang bán quyền công dân cho nhiều nhân vật chính trị, trong đó nêu đích danh là “Pham Phu Quoc” – một doanh nhân, nhà chính trị ở TP.HCM, Việt Nam. Mức giá để mua quyền công dân tại Quốc đảo Síp được bài báo nêu là khoảng 2,5 triệu USD (tương đương khoảng 58 tỷ đồng).
Những người này sẽ trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.
Trả lời trên báo giới, ông Quốc thừa nhận có quốc tịch đảo Síp vào năm 2018 và quốc tịch của ông do “gia đình bảo lãnh”, đang tiến hành các thủ tục để báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Nếu như đúng như đồn đoán, ông Quốc đã chi 2,5 triệu USD mua hộ chiếu đảo Síp thì có thể so với mức lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2020 của Công ty Tân Thuận (IPC) khoản tiền này chưa bằng 1/10 trong số hơn 660 tỷ lãi sau thuế nhưng lại gấp 3 lần doanh thu nửa đầu năm 2020 của doanh nghiệp.
Còn theo so với mức thu nhập bình quân khoảng trên 600 triệu đồng/năm (ước tính theo mức thu nhập 2 năm gần nhất 2018 và 2019) đối với một viên chức quản lý tại Công ty Tân Thuận (IPC), phải mất tới 90 năm mới “tích” được khoản tiền tương đương mức giá để mua “hộ chiếu vàng” Cyprus (Đảo Síp).
Liên quán đến vụ việc trên, hôm qua ngày 26/8, ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội (từng tham gia xây dựng Luật Quốc tịch) cho biết, khi mới ban hành, Luật quy định cứng công dân Việt Nam chỉ có 1 quốc tịch Việt Nam, không được có quốc tịch thứ hai, ai muốn nhập quốc tịch khác phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Thời điểm đó, công dân có 2 quốc tịch được xem là vấn đề “rất phức tạp”. Trường hợp của ông Phạm Phú Quốc, ông Nguyễn Đình Quyền cho rằng không thể tranh cãi được, bởi ĐBQH này đã phạm điều cấm trong nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, theo Người lao động.
Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc
phải giải trình về về việc có quốc tịch Síp
Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc phải có báo cáo giải trình với doàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh về việc ông có quốc tịch Síp. Báo Zing trích lời của bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho biết như vậy hôm 27/8.
Bà Châu cho biết, trên cơ sở giải trình của ông Quốc, đoàn đại biểu TP HCM sẽ trao đổi và báo cáo với Thường trực Thành uỷ, đồng thời gửi báo cáo đến các cơ quan của Quốc hội để giải quyết sự việc theo đúng quy định pháp luật.
Trước đó, vào ngày 23/8, hãng tin Al Jazeera công bố một báo cáo điều tra. Theo điều tra này, ông Quốc là người đã được nhập quốc tịch Síp vào năm 2018 khi ông đang là đại biểu quốc hội. Theo điều tra, Síp là nước cung cấp những “hộ chiếu vàng” cho nhiều quan chức nước ngoài có tình nghi dính líu đến tham nhũng hoặc gây ảnh hưởng chính trị. Mỗi tấm hộ chiếu như vậy được bán với giá 2,5 triệu đô la. Những hộ chiếu dạng này được mua theo chương trình đầu tư nước ngoài vào Síp.
Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện chỉ một tổ chức được cấp phép đầu tư từ Việt Nam vào Síp với số vốn vài trăm ngàn đô la. Ngoài ra, hiện chưa có bất kỳ cá nhân nào được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam vào Síp.
Theo luật pháp Việt Nam, đại biểu quốc hội không được phép mang quốc tịch nước khác.
Ông Phạm Phú Quốc hôm 25/8 vừa qua đã lên tiếng thừa nhận mình có quốc tịch Síp nhưng nói rằng ông được gia đình bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua hộ chiếu.
Cũng theo quan chức của TPHCM, ông có một người con trai học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.
Năm 2017, vợ và con gái ông Quốc xin quốc tịch Cộng hòa Síp nhằm đoàn tụ với con trai và đến năm 2018 thì ông được gia đình làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch Síp.
Ông Quốc hiện là đảng viên, Tổng giám đốc Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC).
Đại hội 13: Điều gì sau ‘hiện tượng hai quốc tịch’
của Đại biểu Quốc hội?
TS. Phạm Quý Thọ
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Việt Nam đương nhiệm ‘có hai quốc tịch’ đang trở thành ‘hiện tượng’ vì sự ‘lặp đi lặp lại’ trong thời gian gần đây khiến dư luận quan tâm.
Hiện tượng này không những chỉ bị chỉ trích về sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số đại biểu mà còn đặt nghi vấn về tính đại diện ‘hình thức’ có căn nguyên từ ‘cơ chế Đảng cử, dân bầu’. Cơ chế này được xác định để kiểm soát hoạt động của Quốc hội mang tính chất ‘pháp trị’ hơn là ‘pháp quyền’ trong chế độ đảng cộng sản toàn trị.
‘Hiện tượng’ hai quốc tịch
Dư luận lại đang xôn xao về việc một vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam(ĐBQH) đương nhiệm thuộc Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, là doanh nhân của doanh nghiệp nhà nước có hai quốc tịch. Tin này ‘bị rò rỉ’ từ nguồn tin từ nước ngoài. Chuyện là, mới đây, Đài Al Jareeza (Qatar) nêu danh sách nhiều chính trị gia, quan chức và doanh nhân từ nhiều nước trên thế giới có quốc tịch quốc đảo Síp (Cyprus), trong đó có tên vị đại biểu trên là người Việt Nam. Đài này còn nêu đây là chương trình ‘khuyến khích’ đầu tư đã có từ trước của quốc đảo này với ‘giá tiền’ quốc tịch tăng dần đến 2,5 triệu đô la mỹ như hiện nay.
Việc Đại biểu Quốc hội đã có tiền lệ từ mấy năm nay. Năm 2016 cựu ĐBQH Nguyệt Hường có quốc tịch Malta, được biết, do cơ quan chức năng phát hiện, đã ‘rút lui’ trong im lặng. Bà này là một doanh nhân có quá trình hoạt động trong cơ quan dân cử khá dài: ĐBQH khóa 12 và 13, đại biểu HĐND TP Hà Nội từ 1999 – 2011. Trước đó, đã xảy ra ‘sự kiện đình đám’ trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, khi doanh nhân, cựu ĐBQH Hoàng Yến bị cho là đã khai lý lịch “không chính xác” khi ứng cử tại Long An, cụ thể là bà này đã không khai đã là Đảng viên và khai độc thân khi đã ly hôn với chồng là Jimmy Trần, quốc tịch Mỹ, đang bị truy tố vì tội lừa đảo, nên đã bị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội năm 2012. Xung quanh sự kiện này có nhiều tin tồn bà là ‘nạn nhân’ của cuộc đấu đá quyền lực trên chính trường. Bà Yến hiện có quốc tịch Hoa Kỳ và đang sống ở đó. Truyền thông thi thoảng đưa tin bà vẫn điều hành Tập đoàn Tân Tạo với tư cách chủ tịch qua hình thức trực tuyến.
Chế độ ‘Đảng cử dân bầu’
Về hình thức, các ĐBQH được giới thiệu ứng cử trong quá trình ‘hiệp thương’, trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tất cả hoạt động này dưới sự kiểm soát của Đảng cộng sản. Thực chất quá trình này được khái quát là chế độ ‘Đảng cử, dân bầu’.
Các vị đại biểu quốc hội, về nguyên tắc, nói chung phải là người đại diện cho dân. Cụ thể hơn, họ đại diện cho ý chí, nguyện vọng, lợi ích của vùng, miền, nhóm dân cư khác nhau. Liên quan đến vấn đề này, V. I. Lênin, lãnh tụ của Cách mạng Tháng 10 Nga từng nói rằng, chính trị là biểu hiện của kinh tế tập trung, hàm ý rằng các ĐBQH đại diện cho lợi ích kinh tế của các nhóm dân cư khác nhau.
Quan niệm trên đã thay đổi cùng chế độ toàn trị khi đồng nhất lợi ích trên cơ sở sở hữu toàn dân, mà chỉ thiên về giải quyết các khác biệt vùng miền và các nhóm dân cư, như người dân tộc, nhóm yếu thế…. Tuy nhiên, khi ‘thị trường’ thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế, đặc biệt trong hai nhiệm kỳ gần đây, Đảng đã ‘để mắt’ tới giới doanh nhân, những người được cho là ‘gần thị trường’, và đã ‘quy hoạch’ một số ‘điển hình’ sao cho có cơ hội cất ‘tiếng nói đại diện’ cho giới này trên nghị trường.
Ý tưởng này thực ra là không tồi. Tuy nhiên, sự khác biệt về mục đích và động cơ của giới doanh nhân với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa của Đảng, sẽ tất yếu nảy sinh ‘xung đột’. Họ hoặc là ‘khôn khéo’ để biến thành những kẻ cơ hội, đánh bóng bản thân, mong quyền lực che trở để ‘làm ăn’, hoặc, không sớm thì muộn, sẽ buộc phải bỏ cuộc chơi, và hơn thế, có thể trở thành ‘vật tế thần’ của đấu đá quyền lực.
Chế độ ‘Đảng cử, dân bầu’ không thể tạo ra tính đại điện đúng nghĩa, thực chất. Trước Đại hội 12, chủ đề này đã có lúc được nêu trên nghị trường, nhưng sau đó đã bị quên lãng…
Pháp trị và pháp quyền
Quốc hội về lý thuyết là ‘cơ quan quyền lực cao nhất’, nhưng trong chế độ đảng toàn trị chỉ là cơ quan phân quyền, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng. Cơ quan này vẫn hàng năm xây dựng luật lệ, quy tắc theo hướng pháp trị. Nghĩa là, Quốc hội cần tạo ra những thể chế theo chương trình nghị sự định sẵn sao cho Đảng có thể điều hành toàn diện xã hội và người dân.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường thúc đẩy Quốc hội, dù muốn hay không, các luật, lệ cần được xây dựng để đáp ứng thực tế này. Quốc hội đã và đang hướng hoạt động cải cách thể chế kinh tế, thậm chí trong giai đoạn ‘bất ổn kinh tế vĩ mô’ trước Đại hội 12, đã tổ chức các hội thảo về các nội dung liên quan. Lúc đó, các chính khách và các nhà nghiên cứu ‘tránh né’ bàn về thể chế chính trị, và đương nhiên, họ ‘xoay sở’ trong ‘vòng kim cô ý thức hệ’ để giải thích khái niệm ‘thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’.
Nhiều luật, lệ, quy định liên quan đến các vấn đề được cho là ‘nhạy cảm’ với chế độ, hoặc là được ban hành nhưng vẫn gây tranh cãi, như Luật An ninh mạng, Luật Báo chí… hoặc là ‘hoãn đi hoãn lại’ như Luật Biểu tình…. Nhiều quyền công dân cơ bản mặc dù được quy định trong Hiến pháp nhưng không thể được cụ thể hoá trong cuộc sống. Tiến đến chế độ pháp quyền sẽ luôn là thách thức. Sự thay đổi có thể đang diễn ra, dù chậm chạp, trước hết là quyền kinh tế được nới lỏng hơn để cứu tăng trưởng. Ngoài ra, sức ép từ hội nhập kinh tế quốc tế cũng có thể hỗ trợ người dân tiếp cận với các quyền khác. Chẳng hạn, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất đối với Việt Nam từ trước tới nay, buộc Việt Nam phải thực thi các điều khoản về điều kiện lao động, tổ chức công đoàn độc lập và bảo vệ môi trường…
Nếu quan sát những gì diễn ra gần đây với chế độ toàn trị ở Trung Quốc, dân tuý ở Nga, các quốc gia ‘gần gũi’ với Việt Nam, thì cải cách chính trị không hề đơn giản, trong đó ‘cải tổ hiến pháp’ bị ‘chi phối’ để sự cai trị của lãnh tụ được ưu tiên kéo dài. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng, nóng bỏng hiện nay tại Belarusia cho thấy sự cai trị độc đoán, chuyên quyền hơn 26 năm của Tổng thống Alexandre Lukachenko, đang khiến cho người dân nổi giận, đòi dân chủ.
Quay lại với vị ĐBQH có hai quốc tịch của Đoàn TP Hồ Chí Minh, theo tiền lệ, kết cục được biết trước, ông ta có thể bị buộc thôi tư cách đại biểu, có thể được gia đình ‘bảo lãnh’ sang sống ở quốc đảo… Chỉ có giới báo chí được ‘hưởng lợi’ với kiểu tin nóng này. Còn người dân ‘bất bình’ trong im lặng, họ lại tự vấn đến khi nào họ có được những đại biểu của chính mình. Tuy nhiên, việc tổ chức bầu Quốc hội khoá 15 nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến vào năm tới vẫn sẽ theo ‘cơ chế Đảng cử, dân bầu’.
Phạm Quý Thọ gửi từ Hà Nội
* Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do
Điểm tin trong nước sáng 27/8:
Yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ tập trận ở Hoàng Sa;
Cục phó CSGT: ‘Bằng lái xe vẫn giữ thời hạn 10 năm’
Tâm Tuệ
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Năm (27/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
0 ca nhiễm mới, đã có 29 ca tử vong
Tin cập nhật lúc 6h ngày 27/8 từ Bộ Y tế: Việt Nam có tổng cộng 687 ca mắc virus Vũ Hán do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 547 ca.
Trước đó, Bộ Y Tế đã công bô ca tử vong thứ 29 là bệnh nhân 827, nam, 66 tuổi, địa chỉ ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.
Yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ tập trận ở Hoàng Sa
Trên trang chủ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 26/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và
ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.”
Bà Hằng nói thêm rằng: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự.”
Trước đó, Trung Quốc thông báo sẽ tập trận từ ngày 24-29/8 ở gần quần đảo Hoàng Sa, một ngày sau khi Bắc Kinh và Hà Nội thực hiện buổi lễ trang trọng hôm 23/8 để kỷ niệm 20 năm thực thi Hiệp ước Biên giới trên đất liền.
Cục phó CSGT: ‘Bằng lái xe vẫn giữ thời hạn 10 năm’
Zing thông tin, tối 26/8, Phó cục trưởng Cục CSGT Đỗ Thanh Bình cho biết đã thống nhất với Bộ GTVT và một số đơn vị liên quan, giữ nguyên thời hạn 10 năm đối với giấy phép lái xe một số hạng, thay vì đề xuất rút còn 5 năm như trong dự thảo lần 5 Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng việc rút thời hạn giấy phép lái xe một số hạng xuống còn 5 năm cần phải được nghiên cứu và có những đánh giá cụ thể về lợi ích mang lại.
Ông Quyền lý giải khi rút thời hạn đồng nghĩa với việc tăng số lần tài xế phải đổi GPLX, kéo theo các thủ tục như đi lại, làm tờ khai, khám sức khỏe, đóng lệ phí…
Trước đó, Bộ Công an ban hành dự thảo lần 5 Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó có đề xuất rút thời hạn giấy phép lái xe một số hạng còn 5 năm.
Người gốc Việt giả làm đặc vụ liên bang Mỹ trong hơn 10 năm
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Donovan Pham Nguyen, 34 tuổi, sống tại Riverside thuộc hạt Orange (Quận Cam) bị cảnh sát bắt giữ hôm 24/8 với cáo buộc giả dạng đặc vụ liên bang Mỹ.
Các điều tra viên cho biết Nguyen đã tự nhận là đặc vụ liên bang của Cục điều tra An ninh Nội địa (HSI) trong hơn 10 năm. Đối tượng còn sử dụng thẻ ngành giả của Bộ An ninh Nội địa (DHS) để mua súng, theo CBS.
Nhà chức tránh cho biết Nguyen lừa đảo tinh vi đến mức anh còn xuất hiện trong một vụ khám xét viện dưỡng lão Laguna Woods vào năm 2019 và tham gia điều tra.
Trong gần 5 năm qua, Donovan Pham Nguyen là người xếp lịch cho bảo vệ ở Laguna Woods. Trong văn phòng của người này còn có một bảng tên với huy hiệu của DHS và chức vụ “Đại úy Nguyen”.
Theo các đồng nghiệp, bị cáo còn trang bị đèn chuyên dụng và còi hiệu của cảnh sát. Các cơ quan quản lý phương tiện giao thông cho biết Nguyen từng vài lần ra lệnh dừng xe người khác.
Donovan Pham Nguyen có thể đối diện mức án tối đa là 3 năm tù trong cơ sở giam giữ liên bang nếu bị tòa án kết luận có tội, theo Bộ Tư pháp Mỹ.
Điểm tin trong nước tối 27/8:
Nữ sinh đạt điểm 10 môn sử làm bài trong 20 phút;
Nam Định dẫn đầu điểm Toán cả nước
Mạnh Đức
Mục điểm tin trong nước tối ngày 27/8 của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:
Nữ sinh đạt điểm 10 môn sử ở Quảng Nam làm bài trong 20 phút
Nam Định dẫn đầu điểm Toán cả nước
Nam thanh niên ở Tây Ninh bị chém đứt lìa chân
Bắt Tổng giám đốc Công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai
Thêm 2 ca mắc COVID-19 mới tại Đà Nẵng, Khánh Hòa
Cách ly 44 người của công ty FPT tiếp xúc gần ca mắc COVID-19 tại Hà Nội
Và sau đây là nội dung chi tiết
Nữ sinh đạt điểm 10 môn sử ở Quảng Nam làm bài trong 20 phút
(Thanh Niên) – Với thời gian thi 60 phút, nhưng nữ sinh ở Quảng Nam chỉ làm bài trong vòng 20 phút và đạt điểm tuyệt đối môn lịch sử. Nữ sinh này cũng là thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn lịch sử ở Quảng Nam.
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2020, Nguyễn Thị Kim Ân, lớp chuyên sử Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) rất vui mừng khi biết bản thân đạt điểm tuyệt đối môn thi lịch sử.
Ngoài điểm 10 môn lịch sử, Kim Ân đạt 7,8 điểm môn toán, 9 điểm môn ngữ văn, 9 điểm địa lý, 8,25 điểm giáo dục công dân và 6,4 điểm môn tiếng Anh.
Sắp tới của Kim Ân đăng ký vào ngành Kinh doanh quốc tế (Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng). Ân cũng có thành tích môn lịch sử đáng nể khi đạt Huy chương đồng Olympic khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc bộ vào năm lớp 10, 11, giải nhất cấp tỉnh và giải 3 quốc gia; lớp 12, Kim Ân đạt giải nhất cấp tỉnh và khuyến khích cấp quốc gia.
Nam Định dẫn đầu điểm Toán cả nước
(VnExpress) – Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, hơn 845.400 thí sinh dự thi môn Toán, điểm trung bình cả nước là 6,676. Hơn 153.300 thí sinh (18%) bị điểm dưới trung bình, 195 em bị điểm liệt (từ 1 trở xuống).
10 địa phương có điểm trung bình môn Toán cao nhất đều trên 7, tăng 0,5 điểm so với kỳ thi THPT quốc gia 2019. Nam Định năm thứ tư liên tiếp dẫn đầu về điểm môn Toán với 7.633 điểm. TP HCM tiếp tục giữ vị trí thứ hai, với 7,363 điểm; Bình Dương đứng thứ ba với 7,296.
So với năm 2019, top 10 điểm Toán năm nay vắng Hà Nội và được thế chỗ bởi Tiền Giang. Các vị trí sau Nam Định, TP HCM lần lượt là Bình Dương lên một bậc; Hà Nam xuống một bậc; Thái Bình giữ nguyên; Ninh Bình tăng ba bậc; Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng giảm một bậc; Tiền Giang, Bắc Ninh xuống hai bậc.
Thiếu niên 15 tuổi bị chặt đứt chân phải vì mâu thuẫn cá nhân
(Tuổi Trẻ) – Trong lúc hai nhóm thiếu niên lao vào đánh nhau, Vũ Văn T.Đ., 15 tuổi, ngụ xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh bị chém đứt lìa cẳng chân phải được đưa đi cấp cứu nhưng không thể nối lại do vết thương quá nặng.
Thông tin cập nhật từ bệnh viện, tới sáng 27/8, sau khi tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sức khỏe Đ. đã ổn định. Tuy nhiên, khúc chân bị chặt đứt không nối lại được do vết thương nặng, phức tạp.
Đại diện UBND xã Suối Ngô cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do mâu thuẫn cá nhân. Hiện Công an huyện Tân Châu đang xác định danh tính và truy bắt các hung thủ đã chém thiếu niên Đ..
Bắt Tổng giám đốc Công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai
(Người Lao Động) – Trưa 27/8, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với Tổng giám đốc Công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai – Đỗ Sơn Tùng (SN 1983, quê quán Hà Nam), với cáo buộc lừa đảo nhiều người mua “dự án ma”.
Ông Tùng bị điều tra về hành vi liên quan các “dự án ma” lừa đảo khách hàng, trong đó có dự án ảo Nice Town gần 10 ha tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Trước đó, bức xúc vì không nhận được nền đất hay “sổ đỏ” như đã cam kết, cả trăm khách hàng mua nền đất tại “dự án bánh vẽ” Nice Town gần 10 ha trên đất trồng cây lâu năm tại xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom đã làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tổng giám đốc Tùng với con số lên tới cả trăm tỷ đồng.
Thêm 2 ca mắc Viêm phổi Vũ Hán mới tại Đà Nẵng, Khánh Hòa
(VTV) – 18h ngày 27/8 Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Viêm phổi Vũ Hán mới, trong đó 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Ca bệnh 1.035: Nữ, 34 tuổi, Nam Sách, Hải Dương. Bệnh nhân từ Đài Loan nhập cảnh sân bay Cam Ranh ngày 7/8 trên chuyến bay VJ2849, được cách ly tập trung tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh – Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngay sau khi nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 8/8 và lần 2 ngày 14/8 âm tính, lần 3 ngày 26/8 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Cam Lâm.
Ca bệnh 1.036: Nam, 52 tuổi, Hòa An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bệnh nhân tiếp xúc với BN1.025, BN1.027 và BN1.029. Kết quả xét nghiệm ngày 26/8 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Hòa Vang.
Như vậy, tính đến 18h ngày 27/8, Việt Nam có tổng cộng 1.036 ca mắc COVID-19, trong đó 348 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay; 30 ca tử vong.
Cách ly 44 người của công ty FPT tiếp xúc gần ca mắc COVID-19 tại Hà Nội
(Tiền Phong) – Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 2 ca mắc mới được Bộ Y tế công bố tối 26/8 liên quan đến Hà Nội, có trường hợp nhập cảnh vào Hàn Quốc cho kết quả xét nghiệm dương tính. Đó là nam
thanh niên, 24 tuổi, làm việc tại Công ty FPT-Sofware, tạm trú tại 10/488 Bạch Đằng, Chương Dương, Hoàn Kiếm.
Nam thanh niên không có tiền sử dịch tễ đến Đà Nẵng. Tại Hà Nội, anh đi làm và gặp gỡ bạn bè tại nhiều nơi. Từ 15 – 20/8, anh về quê tại xóm 12, Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Tại Cầu Giấy, nơi làm việc của bệnh nhân, Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy đã thông báo tới bộ phận quản lý nhân sự của FPT để lập danh sách những người có tiếp xúc gần và thông báo để họ tự cách ly tại nhà, đợi hướng dẫn cụ thể của cơ quan y tế địa phương.
Ước tính khoảng 44 người có tiếp xúc gần với nam thanh niên này tại công ty. Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy vẫn đang phối hợp với FPT để rà soát, xác minh người tiếp xúc gần. Tại Hoàn Kiếm, nơi bệnh nhân ở trọ, có 6 người đã được lấy mẫu và đang cách ly tại nhà đợi kết quả xét nghiệm.