Tin Việt Nam – 26/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 26/10/2018

Hội Cờ đỏ: công cụ ‘dân sự’ của công quyền

Thành viên ‘Hội cờ đỏ’ lại xuất hiện tại một xứ đạo nơi có vị linh mục từng lên tiếng mạnh mẽ trong thảm họa môi trường biển do Nhà máy Thép Formosa gây nên từ năm 2016.

Tình trạng này từng xảy ra tương tự tại một số nơi khác nên có nhận định rằng Hội Cờ Đỏ là công cụ của nhà cầm quyền lúc nào cần thì sử dụng để uy hiếp những tiếng nói dám lên tiếng về các vấn đề trong nước mà không bị mang tiếng dùng lực lượng công quyền để đàn áp.

Vụ việc mới nhất: đòi ‘giết’ linh mục

Nhiều hình ảnh tung lên mạng xã hội Facebook trong những ngày qua cho thấy một ‘Hội Cờ đỏ’ mới đã được ra mắt tại xóm Quỳnh Khôi hôm 20/10 để đối phó với Linh mục Đặng Hữu Nam, người hiện quản nhiệm giáo xứ Mỹ Khánh, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông là người lên tiếng mạnh mẽ cho giáo dân bị tác động trong thảm họa môi trường do Nhà máy thép Formosa gây nên từ năm 2016 tại xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau đó ông phải thuyên chuyển đến giáo xứ hiện nay.

Ngày 20, họ đã ra mắt Hội cờ đỏ Quỳnh Khôi và được sự hỗ trợ của Hội cờ đỏ Sơn Hải, Quỳnh Lưu là Hội cờ đỏ đầu tiên.

– Linh mục Aton Đặng Hữu Nam

Vào tối ngày 25 tháng 10, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam khẳng định vụ việc trên với RFA như sau:

Ngày 20, họ đã ra mắt Hội cờ đỏ Quỳnh Khôi và được sự hỗ trợ của Hội cờ đỏ Sơn Hải, Quỳnh Lưu là Hội cờ đỏ đầu tiên. Họ đã đưa kẻng, đưa áo, đưa cờ cho Hội cờ đỏ Quỳnh khôi. Tôi được biết hôm ra mắt có chính quyền địa phương, có công an của xóm, xã và hình như cả công an của huyện Yên Thành.

Kể từ khi được phân công coi sóc giáo xứ Mỹ Khánh, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cho biết ông đã đồng hành cùng những người dân bị áp bức, bị lạm thu ở địa phương và học đường. Giáo xứ Mỹ Khánh được nói là địa điểm các giáo dân tập trung dâng lễ, cầu nguyện cho công lý hòa bình, cho các tù nhân lương tâm. Đây cũng là nơi các giáo dân đã tuần hành phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng vào tháng 9, cũng như đòi hỏi công lý cho tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng vào ngày 18/10.

Các hoạt động trên của giáo dân đều bị chính quyền ngăn cản, và tiếp đến là sự ra đời của Hội cờ đỏ tại Quỳnh Khôi. Sau khi hình thành một thành viên và cũng là  công an xóm Quỳnh Khôi, ông Nguyễn Đình Thọ, đã có hành động như trình bày của Linh mục Anton Đặng Hữu Nam:

“Anh Nguyễn Đình Thọ đã ba lần xâm nhập vào trong nhà xứ của tôi để uy hiếp tính mạng của tôi. Anh cũng đã công khai trên mạng xã hội là sẽ đoạt mạng tôi. Thậm chí ngày hôm qua anh này vẫn nói như thế trên Facebook của mình, nhưng sau khi BBC đăng bài phỏng vấn thì anh ta đã tháo những bài đe dọa giết tôi từ bấy lâu nay.”

RFA đã liên lạc qua điện thoại với Chủ tịch xã Khánh Thành để tìm hiểu thêm vụ việc nhưng người này không bắt máy. Chúng tôi liên hệ Trưởng công an xóm Quỳnh Khôi thì ông này bắt máy nhưng từ chối trả lời.

‘Hội cờ đỏ’ tập trung tại vùng có tiếng nói đối lập

Chúng tôi hỏi chuyện một giáo dân trong vùng và được người này nhận định rằng ‘Hội cờ đỏ’ tập trung tại những khu vực có tiếng nói đối lập

Ở những vùng nào mà các linh mục lên tiếng phản đối các việc làm sai trái của nhà nước thì hội cờ đỏ lại tập trung về đó tìm cách này cách khác đe dọa tinh thần các linh mục và những người lên tiếng. Nếu mà làm trắng trợn, bung ra ngoài thì Hội cờ đỏ không dám đâu, nhưng ở những điểm nào có linh mục hoặc người lên tiếng thì họ mới đến đó để hoạt động.

Trước sự dọa nạt tấn công, Linh mục Nam nói đã báo cáo với chính quyền nhưng chính quyền không những làm ngơ mà còn ‘tố’ ngược lại giáo dân, những người Linh mục Nam cho là ‘bị hại.’

Khi chúng tôi là những Linh mục, những giáo dân, những người bị hại báo cáo với chính quyền thì chính quyền làm ngơ và bao che, cũng như tố ngược lại chúng tôi. Họ nói Hội cờ đỏ là hội của người dân tự phát, nhưng lại được cấp phép, cấp kinh phí và lương cho những người lãnh đạo Hội cờ đỏ.

Ngăn chặn bạo lực

Ở những vùng nào mà các linh mục lên tiếng phản đối các việc làm sai trái của nhà nước thì hội cờ đỏ lại tập trung về đó tìm cách này cách khác đe dọa tinh thần các linh mục và những người lên tiếng.
– Giáo dân

Trong thế giới mở hiện nay, vấn đề Hội Cờ Đỏ hình thành và tiến hành uy hiếp những tiếng nói can đảm, đối lập tại Việt Nam không thể bưng bít như trước kia. Các vụ việc liên quan Hội cờ đỏ đã được Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS ở Hoa Kỳ theo dõi và báo cáo đến Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo, cũng như Liên Hợp Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đưa ra một số thông tin sau khi xảy ra vụ việc mới nhất liên quan Hội Cờ đỏ.

Trước đây khi Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc lên tiếng thì Hội cờ đỏ đã chìm đi, nhưng bây giờ chúng tôi lại thấy ngo ngoe trở lại ở huyện Quỳnh Khôi, nơi Linh mục Đặng Hữu Nam được bổ nhiệm gần đây. Có lẽ tại vì ở Việt Nam nghĩ quốc tế không chú ý nên họ (Hội cờ đỏ) lại trở lại. Nhưng ngay lúc này chúng tôi đang chuẩn bị để lên tiếng và vài tiếng nữa chúng tôi sẽ họp với Bộ Ngoại giao để mà nêu ra vấn đề Hội cỏ đỏ quay trở lại hoạt động, đe dọa các linh mục và giáo dân.

Tiến sĩ Thắng cho biết buổi điều trần tại Liên Hợp Quốc đã có kết quả.

Đặc biệt là sắp tới đây Việt Nam sẽ phải vào một cuộc kiểm điểm định kỳ tại Liên Hợp Quốc. Phía Liên Hợp Quốc đã gửi cho Việt Nam một danh sách các câu hỏi. Một trong những câu hỏi đó là về Hội cờ đỏ: đã xử lý như thế nào, đã trừng phạt những thủ phạm chưa.

Ngoài giải pháp đưa lên quốc tế có thẩm quyền để đặt vấn đề với Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết ông còn muốn yêu cầu chính quyền Việt Nam phải điều tra, phải khởi tố, phải trừng phạt những thành viên chủ chốt của Hội cờ đỏ.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/red-flag-association-is-still-a-tool-to-oppose-dissidents-10252018124845.html

 

Chừng 2000 công nhân Công ty Ivory Việt Nam

tiếp tục đình công

Còn 2 ngàn công nhân Công ty Ivory Việt Nam đóng tại Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đình công tập thể hơn tuần nay để đòi quyền lợi.

Truyền thông trong nước vào ngày 26 tháng 10 loan tin và cho biết vào chiều ngày 25 tháng 10, Bí thư huyện ủy Hậu Lộc, ông Nguyễn Văn Ấp tiến hành cuộc đối thoại trực tiếp với các công nhân.

Tại buổi đối thoại, các công nhân đều cho rằng công ty thường xuyên ép tăng ca nhưng các phụ cấp khác như tiền xăng, xe, ăn trưa, tiền thưởng và một số chi phí khác đang ở mức thấp, không đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày khiến đời sống công nhân gặp rất nhiều khó khăn.

Sau khi đối thoại với công nhân, ban lãnh đạo huyện Hậu Lộc đã làm việc với phía công ty Ivory Việt Nam và đồng ý thống nhất tăng các loại chi phí theo yêu cầu của công nhân. Cụ thể tiền cơm từ 14.000 đồng một bữa lên 15.000, tăng tiền thưởng từ 50.000 – 200.000 đồng tùy từng cấp. Ngoài ra, công ty sẽ không sắp xếp nghỉ phép năm tập thể mà sẽ do công nhân tự sắp xếp theo cá nhân mình.

Đến ngày 26/10, sau khi đối thoại với công nhân và công ty đã thống nhất một số chế độ đã có khoảng hơn 1000 công nhân đã quay trở lại làm việc. Số tiếp tục đình công cho rằng phía công ty chưa trả lời cụ thể về vấn đề tiền thâm niên cũng như một số chế độ khác.

Trước đó, vào hôm 18/10 khoảng 3000 công nhân của công ty TNHH Ivory Việt Nam tại huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đình công ngừng việc tập thể vì cho rằng công ty thường xuyên ép tăng ca nhưng không được hưởng thêm các phụ trợ khác. Do đó yêu cầu phía công ty tăng lương và tăng các phụ cấp khác.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-thousand-ivory-vietnam-workers-continue-strike-10262018084655.html

 

Đinh Nguyên Kha – ‘mặt thư sinh, tính mạnh mẽ’

Bạn bè đánh giá Đinh Nguyên Kha là người có “mặt thư sinh, tính mạnh mẽ” và khâm phục anh ham học hỏi dù mới trải qua 6 năm tù vì vi phạm Điều 88.

Ông Kha, thành viên của nhóm Tuổi trẻ Yêu nước, ra tù hôm 11/10 và được ghi nhận “về nhà bằng xe cấp cứu” do mắc cùng lúc bệnh trĩ, thoát vị đĩa đệm và cao huyết áp trong tù.

Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục bị quản chế 3 năm.

Ngay khi có tin, nhiều blogger trong giới hoạt động, trong đó có đại diện Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã đến Long An mừng ông trở về.

Mùa xuân của mẹ ‘tù nhân lương tâm’

Đinh Nguyên Kha bị thêm tội khủng bố?

Nhìn lại vụ án Phương Uyên – Nguyên Kha

Mẹ Nấm ‘được trả tự do, lên đường đi Mỹ’

‘Mặt thư sinh, tính mạnh mẽ’

Hôm 25/10, ca sĩ, blogger Nguyễn Tín, một trong những người bạn cùng gia đình đi đón Kha trở về, nói với BBC: “Lần đầu được gặp Kha nhưng tôi có cảm giác anh em thân với nhau như gặp từ lâu rồi.”

“Trước đó, qua lời kể của anh Đinh Nhật Uy, tôi nghĩ Kha là một khó gần gũi vì ít nói. Nhưng khi gặp thì thấy Kha rất thân thiện cởi mở và hòa đồng với mọi người.”

“Theo cảm nhận của tôi, Kha là một người mạnh mẽ dù có gương mặt thư sinh. Tính anh ấy rất bộc trực, không ngại khó khăn và áp bức.”

“Qua trò chuyện, tôi thấy Kha xem việc đi tù như… đi du học. Những năm tháng tù giúp Kha trưởng thành hơn.”

“Tôi cũng nghe kể rằng Kha đã giúp đỡ được rất nhiều những bạn tù “mồ côi” [không có gia đình thăm nuôi] và anh em đấu tranh trong quá trình giam chung. Có thể anh ấy cũng tác động được người khác nhờ có thái độ sống tích cực, không nản chí.”

“Ngoài ra, tôi quý Kha vì anh ấy là người ham học hỏi. Dù mới ra tù chưa bao lâu, nhưng Kha đã đăng ký học các khóa tiếng Anh để nâng cao trình độ, với mong muốn bắt kịp nhịp sống xã hội.”

“Điều đó cho thấy anh rất mạnh mẽ và luôn cầu tiến. Hy vọng trong tương lai gần Kha sẽ là một nhân tố tạo cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tại tại Việt Nam.”

Về vấn đề nhà hoạt động bị tù chọn đi tỵ nạn hay ở lại, tôi thấy rằng nếu như họ vẫn giữ được ý chí và tâm huyết với đất nước thì ở đâu hoạt động cũng được.Đinh Nguyên Kha

‘Mục tiêu cả đời’

Trả lời BBC qua điện thoại, ông Đinh Nguyên Kha nói: “Hiện tại, tôi vẫn chưa ổn định. Trước mắt, tôi dự định tập trung chữa trị bệnh tật.”

“Sau đó là tìm công việc phù hợp để mưu sinh.”

“Tôi cũng dự định đi học lập trình, đồ họa vì theo như tôi hiểu, lĩnh vực này có nhiều cơ hội tìm việc.”

“Và dù có làm gì, gặp trở ngại đến đâu thì tôi đã quyết rằng mình vẫn theo con đường đấu tranh, tiếp tục đồng hành cùng các nhà hoạt động khác.”

“Vì với tôi, dân chủ hóa đất nước là mục tiêu cả đời.”

“Trong bối cảnh luật An ninh mạng sắp được thực thi, tất nhiên là tôi sẽ cố gắng tìm cách thức đấu tranh khôn ngoan hơn.”

“Tôi cũng mới lập trang Facebook cá nhân để thực thi quyền tự do ngôn luận.”

LS Đài và bà Lê Thu Hà ra tù, lên đường sang Đức

LS Nguyễn Văn Đài nói lý do sang Đức

‘Tôi ba lần thấy ông Trịnh Xuân Thanh trong tù’

HRW: ‘Việt Nam không có phiên toà thực sự’

Kể với BBC về 6 năm tù, Đinh Nguyên Kha nói: “Lúc đầu vô tù, tôi có nhiều tiếc nuối về một quãng thời gian của tuổi trẻ bị giam hãm, nhưng sau đó, tôi tập thích nghi và không còn tiếc nữa.”

“Tôi thấy mình tự tin, trưởng thành hơn nhờ học hỏi được nhiều từ tinh thần và chí khí của những người tù mà tôi từng bị giam chung: Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu…”

“Các anh ấy đã dạy cho tôi nhiều điều, không chỉ kiến thức mà còn là bản lĩnh, sự kiên định với mục tiêu của đời mình cho dù có gặp thử thách nghiệt ngã đến đâu.”

“Những ngày trong tù, tôi tự hào vì mình đã tham gia phong trào tuyệt thực đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức.”

Kha là một chàng trai rất thông minh và luôn đầy ắp ý tưởng mới mẻ và khó chấp nhận lối mòn, máy móc. Bởi vậy, việc bước qua 6 năm giam cầm trong không gian cứng ngắc gần như mọi thứ là rất đáng khen ngợi.nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu

“Tôi cũng không ngại nói một số nhà bất đồng, nhà hoạt động như Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Đài, Hồ Văn Hải (Bác sĩ Hồ Hải) là thần tượng của mình.”

Đề cập về một trong những thử thách của giới hoạt động là việc mưu sinh thường bị gây khó dễ, ông Kha nói:

“Tôi mới ra nên chưa nắm được tình hình kinh tế của các nhà hoạt động khác thế nào. Riêng đối với tôi thì luôn có sự yểm trợ từ người mẹ.”

“Mẹ tôi là người rất kiên cường và tôi rất biết ơn bà, từ chuyện miệt mài đi thăm nuôi tôi trong tù mỗi tháng, đến chuyện bà từng đi nước ngoài để vận động trả tự do cho con trai.”

Bình luận về việc mình vừa mãn hạn tù trong bối cảnh một số nhà hoạt động như blogger Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và trước đó là Luật sư Nguyễn Văn Đài được trả tự do để đi tỵ nạn nước ngoài, Đinh Nguyên Kha nói: “Về vấn đề nhà hoạt động bị tù chọn đi tỵ nạn hay ở lại, tôi thấy rằng nếu như bản thân họ vẫn giữ được ý chí và tâm huyết với đất nước thì ở đâu hoạt động cũng được.”

“Bởi lẽ, giờ đây cô Facebook và YouTube thì khoảng cách không còn là vấn đề cho việc lên tiếng, bày tỏ quan điểm nữa.”

Trong một bài viết dịp Tết 2017, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha nói với BBC: “Con trai tôi rất khẳng khái, có được giảm án cũng không cần”.

“Điều tôi mong muốn nhất trong năm mới là các tù nhân lương tâm có án dài được các tổ chức nhân quyền quốc tế can thiệp để họ được trả tự do sớm.”

Hồi tháng 8/2018, bà Kim Liên viết trên trang cá nhân: “Nếu thằng Kha con tui nó mà chịu ký cam kết, thỏa thuận với trại tù K3 Xuyên Mộc, là gia đình tôi đi đón nó về rồi đó.”

“Nhưng không! Nó không thèm, nó nói nó chung đủ tù, chấp nhận bị kỷ luật.”

Ngày Kha ra tù, bà cũng hài hước viết trên trang cá nhân rằng: “Kha đã tốt nghiệp trường tù với tấm bằng “hạng chót.”

‘Đầy ắp ý tưởng mới mẻ’

Trả lời BBC từ Pháp, nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu nói: “Kha là một chàng trai rất thông minh và luôn đầy ắp ý tưởng mới mẻ và khó chấp nhận lối mòn, máy móc. Bởi vậy, việc bước qua 6 năm giam cầm trong không gian cứng ngắc gần như mọi thứ là rất đáng khen ngợi.”

“Kha và tôi có thời gian cả năm trời buồng giam ở sát vách nhau tại K3, trại giam Xuyên Mộc, Vũng Tàu. Chúng tôi cùng với Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã cộng tác với nhau trong việc đấu tranh như viết đơn tập thể, tuyệt thực tập thể…. buộc Ban giám thị trại giam phải chấm dứt cách hành xử vô nhân đạo với người tù.”

“Đơn cử việc một vài sự thay đổi cơ bản trong số nhiều điều khác nhau giữa trước và sau quá trình chúng tôi kiên trì tranh đấu cùng nhau.”

“Kha kể lại khi tôi chưa đến trại, có lần cậu ấy tuyệt thực phản đối bất công, trại giam đã ra lệnh cắt toàn bộ điện, nước… và khi dừng tuyệt thực thì phải viết đơn xin ăn cơm. Nhưng sau này, trại giam đã buộc phải chấm dứt thói cậy quyền, quan liêu đó.”

“Thậm chí trước đó, cả khu giam không được phép nói chuyện giữa các buồng giam với nhau, nhưng sau này chúng tôi thoải mái nắm tay, bá vai và chuyện trò cả buổi với nhau mỗi dịp cắt tóc định kỳ.”

“Trong những lần đấu tranh chung, Đinh Nguyên Kha là người được anh em ủy quyền chuyển tải thông điệp, tin tức thông qua gia đình khi vào thăm gặp.”

“Riêng với bản thân tôi, do bị cắt quyền được thăm gặp nên không thể liên lạc trực tiếp với gia đình nên Kha là người giúp tôi trong vấn đề này.”

“Nhờ vậy những đấu tranh của chúng tôi trong nhà tù, được cộng đồng biết tới để tạo thêm áp lực buộc chế độ phải nhượng bộ. Cảm ơn bản thân Đinh Nguyên Kha và gia đình cậu ấy.”

Hồi tháng 8/2013, ông Đinh Nguyên Kha cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị tòa án tỉnh Long An đưa ra xét xử.

Ông Kha và cô Uyên bị bắt vì hành động rải truyền đơn trên cầu vượt An Sương, TP.Hồ Chí Minh và dán khẩu hiệu ở các tỉnh Long An, Bình Thuận.

Thời điểm phiên tòa diễn ra, Giáo sư Tương Lai nói với BBC: “Những người như Phương Uyên và Nguyên Kha đang đấu tranh cho tự do, dân chủ”.

“Vai trò của blogger, cách mạng thông tin đem lại sức mạnh rất mới cho cuộc đấu tranh hiện nay,” ông nói.

Câu chuyện về Đinh Nguyên Kha nằm trong loạt bài Global Vietnamese – Người Việt Nam Toàn Cầu của BBC Tiếng Việt.

Độc giả muốn chia sẻ những nét đặc thù, hay những nhân vật nổi trội của cộng đồng mình, xin liên lạc với BBC: vietnamese@bbc.co.uk

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45854856

 

Hội chứng cáp treo lan đến Vườn Quốc Gia Bạch Mã!

Quan ngại sẽ ảnh hưởng việc bảo tồn

Trong đề án quy hoạch du lịch sinh thái trên núi Bạch Mã, ngoài tuyến đường bộ sẵn có, dự định sẽ xây dựng 2 tuyến cáp treo để lên đỉnh Bạch Mã.

Điều này gây quan ngại sẽ ảnh hưởng việc bảo tồn Vườn Quốc Gia Bạch Mã.

Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên- Huế là một trong số 7 khu vực bảo tồn tự nhiên lớn tại Việt Nam. Toàn bộ khu bảo tồn nằm trên vùng núi cao với khí hậu mát mẻ và mưa nhiều, hệ thống suối, hồ, rừng nguyên sinh và hệ thống thực vật phong phú, đa dạng, quý hiếm.

Theo quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ  từ năm 2020 đến 2030, Vườn Quốc gia Bạch Mã sẽ được phát triển thành một trong 6 điểm du lịch quốc gia.

Cụ thể theo quy hoạch, trên núi Bạch Mã sẽ xây dựng thành khu vực du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng trên tổng diện tích 387,8 héc ta, gồm 2 khu. Ngoài tuyến đường bộ sẵn có, sẽ xây dựng 2 tuyến cáp treo, với chiều dài 5,6km kết nối các phân khu du lịch trên đỉnh Bạch Mã, công suất tối đa là 1.750 hành khách mỗi giờ.

Quan điểm của mình cũng giống như của đảng và nhà nước cũng như thế giới, là mình phải giữ gìn nguyên vẹn những cái gì thiên nhiên còn lại.

-Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật

Tuy nhiên nhiều người lo ngại việc xây dựng cáp treo sẽ ảnh hưởng việc bảo tồn Vườn Quốc gia Bạch Mã. Đài Á Châu Tự Do trao đổi vấn đề này với ông Nguyễn Huỳnh Thuật, thạc sĩ lâm nghiệp Đại Học Quốc Gia Sài Gòn, thạc sĩ môi trường quốc tế và phát triển công đồng Đại Học Nông Nghiệp Và Công Nghệ Tokyo, Nhật Bản và được ông cho biết như sau:

“Cái này vừa rồi mình có nói chuyện với Anh Huỳnh Văn Kéo, nguyên giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã và Anh Nguyễn Vũ Linh phó giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã tại Huế, thì các anh có hỏi ý kiến và quan điểm của mình, thì mình có trả lời quan điểm của mình cũng giống như của đảng và nhà nước cũng như thế giới, là mình phải giữ gìn nguyên vẹn những cái gì thiên nhiên còn lại.”

Theo ông Thuật, việc xây dựng cáp treo ở Bạch Mã mà làm ảnh hưởng môi trường giống như ở đỉnh Fansipan hay một số nơi khác Việt Nam đã làm, thì ông phản đối và yêu cầu đừng cho phép làm.

Cùng quan điểm với Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, ông Triệu Văn Hùng Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp Việt Nam cho rằng, đã làm cáp treo thì ít nhiều cũng phải ảnh hưởng đến mội trường sinh thái, ông nói:

“Đã làm cáp treo lên thì ít nhiều nó phải ảnh hưởng chứ sao mà không ảnh hưởng, có điều mức độ nó thế nào thôi. Cái này phải xem xét cụ thể, vì đã làm du lịch thì ít nhiều nó cũng phải ảnh hưởng. Kể cả đi đường mòn thì nó cũng phải ảnh hưởng, có cái là mức độ ảnh hưởng nó khác nhau.”

Cần phát huy những giá trị của Bạch Mã?

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, bảo tồn không phải cứ giữ khư khư, nhưng cũng không nên phát triển quá mức làm mất đi giá trị của vườn quốc gia mà phải phát huy những giá trị của Bạch Mã. Nhận định về vấn đề này Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh An, chuyên ngành quy hoạch, bảo tồn rừng Đại học Lâm nghiệp cho biết:

“Thực ra nhìn chung thì nó còn tùy thuộc vào việc quản lý, bởi vì rừng mà bảo tồn nếu mà giữ không thì vẫn là tốt nhất. Nhưng mà không tác động thì sẽ rất là khó, bởi chẳng ai người ta sẽ giữ rừng không mà không lo cơm áo gạo tiền. Giữ mà không có lợi ích về mặt kinh tế thì chẳng ai giữ cả. Nói thật sự là phải có lợi ích về mặt kinh tế, nhưng quản lý như thế nào cho nó phù hợp và phải tuân thủ những nguyên tắc nào.”

Một cư dân Huế, Kỹ sư Nguyễn Hữu Lễ, nguyên Giám đốc Sở Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế cho biết ủng hộ việc làm cáp treo, tuy nhiên ông cũng cảnh báo việc cần phải bảo tồn sinh thái rừng:

“Cáp treo thì tốt chứ sao, nhưng vấn đề là bảo vệ môi trường thôi, đừng có phá rừng thôi. Cho dù làm du lịch thì vấn đề quan trọng vẫn phải là môi trường, vì đây là rừng bảo tồn sinh thái của Bạch Mã, yên cầu cần bảo tồn cao. Lên đó nếu không bảo tồn thì làm sao làm du lịch được. Du lịch thì yêu cầu đầu tiên là phải có bảo tồn, nhưng mà nếu không có du lịch thì nó cũng chán. Nhưng du lịch mà không có cáp treo lên thì cũng khó khăn.”

Nên cải tạo những công trình hiện tại

Cũng có ý kiến cho rằng, Vườn quốc gia Bạch Mã lâu nay vẫn làm du lịch và vẫn có khách. Vì thế, nên chăng cải tạo những công trình hiện tại thành những khu có thể đón được một lượng khác vừa phải vừa đảm bảo chất lượng theo đúng hướng du lịch sinh thái.

Rừng mà bảo tồn nếu mà giữ không thì vẫn là tốt nhất. Nhưng mà không tác động thì sẽ rất là khó, bởi chẳng ai người ta sẽ giữ rừng không mà không lo cơm áo gạo tiền. Giữ mà không có lợi ích về mặt kinh tế thì chẳng ai giữ cả.

-TS. Nguyễn Thị Thanh An

Theo ông Nguyễn Huỳnh Thuật, con đường hiện tại ở Vườn quốc gia Bạch Mã đã tốt rồi, chỉ cần giới hạn lại là không cho xe ô tô chạy tốc độ cao, chỉ nên cho chạy 10km/h hoặc 20km/h để vừa đi vừa ngắm cảnh thư thái  và cho phép người đi bộ, xe đạp, xe gắn máy được đi vào chứ không cấm như hiện nay.

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cũng cho biết khi làm việc về vấn này tại Huế thì được Anh Nguyễn Vũ Linh phó giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã cho biết là sẽ làm cáp treo theo một công nghệ mới không ảnh hưởng hệ sinh thái rừng hoặc ảnh hưởng rất là ít. Tuy nhiên ông vẫn tỏ ra lo lắng:

“Nhưng mình rất là nghi ngờ là theo mình biết hiện nay chưa có một công nghệ nào làm cáp treo mà không phải phá rừng. Mà nếu có thì hãy cho mình biết cái công nghệ đó. Mình cũng nghi ngờ là họ nói công nghệ mới không phá rừng để cho mọi chuyện đã rồi, mình không muốn chuyện đó xảy ra.”

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh An, mỗi vườn quốc gia nó có một đặc thù riêng, đặc thù về địa hình, đặc thù về văn hóa, đặc thù về quản lý. Nhưng quan trọng nhất là làm thế nào để rừng quốc gia làm việc được với dân, có sự hợp tác của người dân. Mà muốn được như vậy thì phải có sự chia sẻ về mặt lợi ích và có sự tham gia của người dân. Nhưng tham gia không phải là chỉ thông báo, mà là tham khảo, xin ý kiến của người dân trước khi đưa ra một quyết định nào đó.  Bản thân người dân khi được hỏi như thế thì họ cũng cảm thấy được tôn trọng, và người ta cũng thấy được vai trò của họ trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cũng đề nghị Thủ tướng và Chính phủ phải tổ chức hội thảo công khai để lấy ý kiến rộng rãi. Vì theo ông màu xanh, lá phổi xanh là rất quý, không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nhân loại. Cho nên tất cả phải cùng chung tay bảo vệ.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-the-cable-car-be-built-on-bach-ma-mountain-national-park-10252018141447.html

 

Vụ phân bón Thuận Phong: Vì sao kéo ‘quá lâu’?

Một đại biểu Quốc hội Việt Nam lên tiếng rằng cần xem xét khởi tố vụ án công ty Thuận Phong, tỉnh Đồng Nai bị cáo buộc sản xuất phân bón giả.

Dàn lãnh đạo cũ của Tổng cục Cảnh sát bị kỷ luật?

Bình luận về kỳ họp Quốc hội VN

Vụ việc bắt đầu từ cuộc kiểm tra tháng 4/2015, nhưng đã qua ba năm, bất chấp ý kiến chỉ đạo của hai phó thủ tướng, vẫn gây tranh cãi với câu hỏi có khởi tố hình sự hay không.

Ngày 17/10/2018, công an tỉnh Đồng Nai giữ nguyên quan điểm không khởi tố vụ án đối với công ty Thuận Phong và đề nghị xem xét cho kết thúc vụ việc.

Khởi tố hay không?

Nói chuyện với BBC ngày 23/10, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, nói ông đã đề nghị cần khởi tố vụ án.

“Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo là phải làm rõ những sai phạm của công ty phân bón Thuận Phong.”

“Nhưng hiện nay công tác điều tra xem xét xử lý vi phạm tiến hành còn chậm. Vừa qua công an tỉnh Đồng Nai cho rằng không đủ căn cứ để khởi tố.”

Ông Lê Thanh Vân cho biết vào sáng 23/10, một ngày sau khi Quốc hội khai mạc kỳ họp, ông đã trao đổi với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí rằng “phải khởi tố”.

“Theo như những thông tin tôi nắm được cũng như thông tin chính phủ báo cáo ra Quốc hội, rõ ràng dấu hiệu vi phạm là có.”

“Tôi cũng đề nghị với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí là cần sớm xem xét để dứt điểm việc này.”

Vụ việc liên quan công ty phân bón Thuận Phong bắt đầu từ ngày 24/4/2015, khi Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) tiến hành kiểm tra nơi sản xuất của Công ty Thuận Phong, tỉnh Đồng Nai.

Một bản tin năm 2015 của trang web Chính phủ Việt Nam cho hay tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện “hành vi sang chiết, đóng chai phân bón (dạng nước) mang nhãn hiệu VITOL, làm giả nguồn gốc, xuất xứ “MADE IN USA” của Công ty Thuận Phong”.

Kéo dài

Vào tháng 10/2015, ông Nguyễn Xuân Phúc, thời điểm đó là Phó Thủ tướng và Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ đạo giao Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương – Phó Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia – tiến hành điều tra.

Vài tháng sau, ngày 24/3/2016, tại một cuộc họp của Bộ Công an, Thứ trưởng Lê Quý Vương kết luận những sai phạm của Công ty Thuận Phong “không có dấu hiệu tội phạm, không có căn cứ để xử lý hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả”, theo tường thuật trên báo Hải Quan

Tiếp đó, công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định không khởi tố vụ án.

Nhưng sau ý kiến phản đối của một số bộ, ngành, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lúc này đã thay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban chỉ đạo 389 Quốc gia, chủ trì cuộc họp ngày 12/11/2016.

Tại đây, ông Trương Hòa Bình đồng ý với ý kiến của 4 bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Quốc phòng rằng công ty Thuận Phong “có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón”, theo báo Quân đội Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình sau đó yêu cầu các bộ “truy cho ra tận gốc” vụ việc.

Vụ việc vẫn tiếp tục kéo dài, mặc dù sang tháng 5/2017, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao yêu cầu hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự để tiếp tục điều tra.

Tháng 10/2017, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói: “Chúng tôi tin vụ việc này sẽ được xử lý theo đúng các quy định pháp luật, mang lại đúng sự thật để trả lời dư luận nhân dân, nhất là Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các doanh nghiệp làm ăn chân chính.”

Tại một sự kiện gặp gỡ nông dân tháng 4/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay ông đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan xử lý dứt điểm.

Ngày 17/10, họp với Ban Nội chính Trung ương, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai nói giữ nguyên quan điểm không khởi tố vụ án và đề nghị các cơ quan tư pháp trung ương xem xét để kết thúc vụ việc vì “không có căn cứ nào để xử lý hình sự”.

Bao giờ dứt điểm?

BBC đã liên lạc với Bộ Tư pháp, Bộ Công thương và Bộ Khoa học – Công nghệ đề nghị bình luận, nhưng chưa nhận được phản hồi.

Vụ việc đã gây tranh cãi suốt ba năm, với hàng loạt ý kiến chỉ đạo của các lãnh đạo cao cấp, nhưng đến nay vẫn không có kết luận dứt điểm.

Sau ý kiến mới nhất của công an tỉnh Đồng Nai, một tờ báo trong nước, Lao Động, đăng bài “Công lý nào cho vụ Thuận Phong?” vào hôm 20/10.

Bài báo này đề nghị: “Phân định đúng sai là việc mà các bên có trách nhiệm phải làm để đưa sự thật về đúng chỗ.”

“Không chỉ vì hàng triệu nông dân mà còn giữ kỷ cương phép nước, công bằng và đạo lý cho mọi người, mọi doanh nghiệp.”

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Việt Nam Lê Thanh Vân nói với BBC: “Không chỉ vụ Thuận Phong mà nhiều vụ tồn đọng khác cũng cần đưa ra xử lý rốt ráo.”

“Để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, nhất là những vụ tác động đời sống, công tác sản xuất kinh doanh của đông đảo người dân,” ông Vân nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45977953

 

Sai phạm Sóc Sơn: Chủ tịch xã bị đình chỉ công tác

Ông Nguyễn Văn Hân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Minh Phú, bị đình chỉ công tác trong 30 ngày, vì đã buông lỏng quản lý để xảy ra việc nhiều công trình trái phép được xây dựng trên rừng phòng hộ Sóc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 26 tháng 10, trích dẫn lời ông Phạm Xuân Phương, Bí thư huyện Sóc Sơn, cho biết thêm việc đình chỉ này nhằm để ông Nguyễn Văn Hân có thời gian tập trung chỉ đạo giải quyết 18 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng ở địa bàn xã.

Kết luận thanh tra trước đó cho rằng Chủ tịch xã Minh Phú đã chậm thực hiện ý kiến lãnh đạo, thậm chí không chấp hành.

Tin cho biết, huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế 18 công trình vi phạm trong tháng 11 năm 2018.

Một trong những công trình vi phạm ở rừng phòng hộ Sóc Sơn là căn biệt thự của nữ ca sĩ Mỹ Linh được xây dựng từ 12 năm trước. Nhưng cho đến khi nữ ca sĩ lên tiếng ủng hộ việc xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm thì những người phản đối đã khơi lại vụ việc này.

Trước đó, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội vào chiều ngày 16/10, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Đỗ Minh Tuấn cho biết từ 12 năm trước Thanh tra Chính phủ đã kết luận Việt phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương và nhà ca sĩ Mỹ Linh lấn chiếm đất rừng phòng hộ.

Khi được hỏi tại sao đến 12 năm mà sự việc chưa được giải quyết, ông Tuấn cho biết hai công trình này sai phạm trong giai đoạn trước nên huyện cần có sự thống nhất của Bộ Tài nguyên – Môi trường cùng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn để xử lý theo đúng kết luận của Thanh tra Chính phủ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/soc-son-violation-the-commune-chairman-was-suspended-from-work-10262018084444.html

 

TPHCM lập tổ công tác rà soát

các trường hợp đặc thù ở Thủ Thiêm

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để kiểm tra lại việc bồi thường và tái định cư khi thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm.

Báo chí trong nước loan tin vừa nói hôm 26 tháng 10 năm 2018.

Tin cho biết, tổ công tác này sẽ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, lãnh đạo tổ này sẽ sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân quận 2 trong việc chỉ đạo và điều hành.

Liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hồi tháng 8 năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo nêu rõ, trong quá trình thực hiện dự án đã để xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của một số hộ dân sinh sống trên địa bàn, khiến nhiều người khiếu nại.

Việc thành lập Tổ công tác để kiểm tra các trường hợp đền bù ở Thủ Thiêm, cũng nằm trong kế hoạch thực hiện theo thông báo của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 8.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri quận 2 trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết thành ủy đã họp nhiều lần nhằm tăng tốc giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, các cá nhân sai phạm sẽ được làm rõ, tiếp đó sẽ là tập thể.

Vào ngày 20 tháng 10, đoàn lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ với một số người dân Thủ Thiêm. Tại buổi gặp này, một cử tri là  Bà Nguyễn Thị Thùy Dương đã ném một chiếc giày lên chủ tịch đoàn. Bà Nguyễn Thị Thủy Dương trả lời Đài RFA qua thư điện tử rằng người dân đã quá mệt mỏi vì những lời hứa của chính quyền trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại về sai phạm trong lĩnh vực giải tỏa, bồi thường … ở Thủ Thiêm, và bản thân bà đã quá bức xúc nên đã hành động như vậy.

Sau khi sự việc xảy ra bà Nguyễn Thị Thùy Dương bị nhân viên an ninh áp giải về đồn công an Phường, nhưng sau đó được trả tự do. Theo báo chí Việt Nam đưa tin vào ngày 22/10/2018 thì Bà Dương đã bị phạt hành chính 750 ngàn đồng vì hành động ném giày.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hcmc-set-up-a-special-task-force-on-thu-thiem-case-10262018084304.html

 

Ân Xá Quốc Tế kêu gọi tân chủ tịch nước VN

trả tự do cho Trần Thị Nga

Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay 25/10, phát đi thư ngỏ khẩn cấp kêu gọi mọi người trên thế giới viết thư gửi cho tân Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đề nghị trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, người mà thân nhân cho biết đang gặp nguy hiểm trong trại giam.

Theo Amnesty International, lãnh đạo trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai gần đây thông báo miệng với gia đình bà Nga rằng bà bị kỷ luật vì “không tuân thủ quy định của trại giam”, trong khi đó không có bất kỳ giấy tờ nào được cung cấp. Kết quả là nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền Trần Thị Nga không được gặp gia đình từ hôm 28/7/2018 và chỉ được gọi về 3 lần trong 3 tháng qua để gặp em trai của bà Nga, mỗi lần 5 phút.

Lần cuối cùng bà Nga gọi về cho chồng mình hôm 17/8 cấp báo việc những ngày qua bà liên tục bị người cùng trại giam gây sự, khủng bố, đánh đập dã man và thậm chí bị dọa giết.

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi viết thư cho các lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Giám đốc trại giam Gia Trung Nguyễn Đình Ba và Bộ trưởng Công an Tô Lâm yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho bà Trần Thị Nga.

Đồng thời bảo đảm cho đến khi được trả tự do, bà Nga không bị tra tấn hay ngược đãi và phải điều tra công bằng, độc lập việc tù nhân lương tâm này cáo buộc bị đánh đập trong nhà tù.

Cũng theo tổ chức có sứ mệnh hoạt động nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm, trại giam phải chấm dứt việc chuyển trại như một hành động trừng phạt và bà Nga cần phải được tiếp cận gia đình và luật sư và chăm sóc y tế.

Hôm 22/10/2018, gia đình bà Nga tiếp tục gửi đơn tố cáo và yêu cầu khẩn cấp lần thứ 2 cho Ban giám thị trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, Cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà nội, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia lai, lên tiếng về trường hợp mà gia đình cho là khẩn cấp đối với bà Trần Thị Nga.

Phóng viên RFA nhiều lần gọi điện thoại cho trại giam Gia Trung để làm rõ sự việc trong đơn tố cáo nhưng tất cả số máy của trại giam công bố trên trang mạng đều không liên lạc được.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/amnesty-international-calls-vietnam-newly-appointed-president-to-release-political-prisoner-tran-thi-nga-10252018130037.html

 

Trí thức, đảng viên kỳ cựu

từ bỏ đảng sau khi GS Chu Hảo bị kỷ luật

Hai trí thức nhiều năm tuổi đảng vừa tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Một trí thức Việt Nam tại Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, vào sáng ngày 26/10 tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam sau khi Ủy ban kiểm tra Trung ương đảng hôm 25/10 xem xét kỷ luật Giáo Sư Chu Hảo, Giám Đốc- Tổng Biên Tập Nhà Xuất Bản Tri Thức và nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học- Công Nghệ và Môi trường.

Phó GS-Tiến Sĩ Mạc Văn Trang là người từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002 và đã có hơn 54 năm tuổi đảng.

Nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào ngày 26/10, Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho biết nguyên nhân cụ thể của quyết định bỏ đảng như sau:

Thực ra từ năm 2000, tôi đã thấy lý tưởng lúc vào đảng là đấu tranh cho đất nước được độc lập- tự do, người dân hạnh phúc; thế nhưng đến năm 2000 thì đảng đi ngược lại lý tưởng đó. Giặc chiếm đảo, biên giới thì không lên tiếng mà nhượng bộ giặc cụ thể là Trung Quốc. Đối với dân thì đàn áp những người đấu tranh đòi quyền sống, đàn áp những người dân phản đối Trung Quốc xâm lược, phản đối môi trường bị ô nhiễm … Các trí thức nhiệt tình góp ý kiến, trong đó có tôi, thì không nghe. Nhiều người lên tiếng phản đối thì thậm chí còn bị bắt đi tù.”

Đến năm 2000 thì đảng đi ngược lại lý tưởng đó. Giặc chiếm đảo, biên giới thì không lên tiếng mà nhượng bộ giặc cụ thể là Trung Quốc. Đối với dân thì đàn áp những người đấu tranh đòi quyền sống, đàn áp những người dân phản đối Trung Quốc xâm lược, phản đối môi trường bị ô nhiễm … – TS. Mạc Văn Trang

Giáo sư Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng đề nghị kỷ luật với lý do là ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Kết luận của Ủy ban cho rằng nhà xuất bản Tri Thức của Giáo sư Chu Hảo đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lới của đảng và nhà nước, vi phạm luật xuất bản.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, Phó Giáo sư- Tiến Sĩ Mạc Văn Trang nhắc lại mong mỏi của những người góp ý với đảng là cần phải thay đổi xã hội; không thể cứ tiếp tục đường lối học thuyết cộng sản, độc đảng- toàn trị. Phải thay đổi theo hướng đa đảng có cạnh tranh, tam quyền phân lập, xã hội dân sự để cho nhân dân được lên tiếng; thay đổi đường lối- chủ trương sai lầm để quản lý đất nước, kiểm soát quyền lực.

Phó giáo sư Mạc Văn Trang cho biết còn nhiều đảng viên khác cũng có cùng trăn trở với ông là nên ở lại hay ra khỏi đảng. Dù ở lại hay ra khỏi đảng đều cũng vì lo cho dân, cho dân.

Hành động ra khỏi đảng của ông hiện nay được nói nhằm để hỗ trợ cho Giáo sư Chu Hảo để vị này không thấy bị đơn độc trong công cuộc đấu tranh cho sự phát triển đất nước.

Ngay sau quyết định của Tiến sĩ Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc, một trí thức nổi tiếng khác ở Việt Nam, vào cùng ngày cũng tuyên bố ra khỏi đảng.

Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này từ lâu, nhưng muốn làm một cách bình thường, không gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật PGS. TS Chu Hảo, tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay”, nhà văn Nguyên Ngọc viết như vậy trên trang facebook cá nhân.

Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, tự diễn biến thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước – Nhà văn Nguyên Ngọc

Đánh giá về việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài”.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết ông đã vào đảng từ năm 1956, đến nay là được 62 năm. Ông viết rằng ông vào đảng vì hăng hái tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thế nhưng “từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, tự diễn biến thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước”, nhà văn Nguyên Ngọc viết.

Trước đó, ngay vào ngày 25/10, sau khi có tin Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, một trí thức khác là Tiến sĩ Hoàng Dũng nói với đài Á Châu Tự Do rằng việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là một tuyên chiến đối với giới trí thức  Việt Nam. Ông cũng cho biết, đã có một số trí thức lên tiếng phản đối với ông ngay sau quyết định này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/more-intellectual-denounces-communist-party-membership-10262018094207.html

 

Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo

là tuyên chiến chống giới trí thức Việt Nam

Kính Hòa RFA

Việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là một thông điệp nhắm vào giới trí thức Việt Nam của Đảng Cộng sản.

Giáo sư Hoàng Dũng, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói như vậy với đài RFA, tối ngày 25/10/2018.

Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, đảng viên Đảng Cộng sản, vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đề nghị kỷ luật với lý do đưa ra là ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Đây là kết luận tại kỳ họp thứ 30 từ ngày 17-19/10 mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố trong ngày 25/10.

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Tri thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy.

Những điều đó bị Ban Kiểm Tra Trung Ương cho là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Trong tối ngày 25/10, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người làm việc lâu năm với ông Chu Hảo nói rằng ông không ngạc nhiên về bản án của Đảng Cộng sản dành cho ông Chu Hảo, nhưng ngạc nhiên vì một bộ phận quyền lực trong đảng lại tha hóa đến mức dám kỷ luật một người, đã bỏ nhiều công sức cho việc chấn hưng dân trí Việt Nam, mà theo ông Nguyễn Quang A, chưa ai làm được trong hàng chục năm qua, theo tôn chỉ của Cụ Phan Chu Trinh đề ra từ đầu thế kỷ.

Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhận xét rằng trong thông cáo của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra ngày 25/10, tất cả các cán bộ cao cấp bị kỷ luật vì liên quan đến đất đai tiền bạc, trừ ông Chu Hảo, bị kết tội về tư tưởng.

Tiến sĩ Hoàng Dũng còn nhận xét về tội danh chuyển hóa mà Đảng Cộng sản gán cho ông Chu Hảo, ông nói rằng rằng chuyển hóa là điều tất yếu, là điều cần phải có để tiến bộ.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc kỷ luật ông Chu Hảo chứng tỏ hệ thống chính trị đang cai trị ở Việt Nam đã hư hỏng đến mức không còn sửa chữa được, và những người ở trong đảng cộng sản hãy còn thái độ chần chừ sẽ quyết định từ bỏ đảng.

Tiến sĩ Hoàng Dũng khẳng định rằng ngay trong tối ngày 25/10 đã có một số trí thức đảng viên bày tỏ ý định ra khỏi đảng của họ với ông. Ông Hoàng Dũng nói rằng Đảng Cộng sản không sợ những người trí thức đơn lẻ, nhưng sợ rằng họ tập hợp lại với nhau.

Có hai quyển sách do nhà xuất bản Tri thức xuất bản đã không qua được kéo kiểm duyệt của đảng, đó là quyền Petrus Ký nỗi oan thế kỷ của học giản Nguyễn Đình Đầu, đã bị thu hồi sau khi xuất bản.

Quyển thứ hai bị đình chỉ ngay khâu xuất bản là Tranh luận để đồng thuận, vào năm 2005. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, quyển sách này có thể là một dấu mốc mà những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản không hài lòng về Giáo sư Chu Hảo.

Tuy vậy Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng những quyển sách chỉ là cái cớ để người ta loại trừ Giáo sư Chu Hảo. Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng việc kiểm duyệt những quyển sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành là do một bộ phận cán bộ kiểm duyệt muốn lập công với đảng, và điều này lại phù hợp với mục đích của những người lãnh đạo cao cấp nhất hiện nay.

Cả hai người, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, và Tiến sĩ Hoàng Dũng đều cho rằng việc Đảng Cộng sản kỷ luật Giáo sư Chu Hảo có thể đưa đến kết quả ngoài dự kiến của đảng, là giới trí thức sẽ phản ứng theo chiều hướng đồng quan điểm với Giáo sư Chu Hảo.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chu-hao-disciplined-communist-party-10252018133142.html

 

‘64% người Mỹ gốc Việt ủng hộ TT Trump.’ Vì sao?

An Hải

Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các cử tri Mỹ gốc Việt cho VOA biết chính các chính sách cứng rắn của chính quyền Hoa Kỳ đối với khối cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc trong hai năm qua, là nguyên nhân chính khiến họ càng ngày càng ủng hộ Tổng thống Donald Trump.

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy viên Chủ tịch của Hội đồng Quản trị Học khu Garden Grove bang California, và là một nhà hoạt động tích cực của đảng Cộng hòa trong cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ từ nhiều năm qua, cho VOA biết nhận xét của ông về lý do nhiều người trong cộng đồng có xu hướng ủng hộ ông Trump:

“Trong thời gian qua cộng đồng và cử tri gốc Việt vẫn tin rằng Tổng thống Donald Trump đã làm được nhiều việc để chống lại khối cộng sản, điển hình là Trung Quốc và Nga, và ông cũng có chính sách mạnh về quốc phòng, quân sự… và đây chính là những điều mà cộng đồng người Việt Nam mong muốn từ nhiều năm trước từ thời Tổng thống Ronald Reagan. Điều này giải thích vì sao sự ủng hộ của cộng đồng đối với Tổng thống Donald Trump lại cao hơn với các sắc dân Á châu khác.”

Trong thời gian qua cộng đồng và cử tri gốc Việt vẫn tin rằng Tổng thống Donald Trump đã làm được nhiều việc để chống lại khối cộng sản, điển hình là Trung Quốc và Nga, và ông cũng có chính sách mạnh về quốc phòng, quân sự…

Luật sư Nguyễn Quốc Lân

Vào đầu tháng 10, một cuộc khảo sát về cử tri gốc Á cho biết người Mỹ gốc Việt là cộng đồng gốc Á duy nhất có số đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ cao nhất đến 64%, trong khi chỉ có 24% cử tri gốc Hoa ủng hộ.

Từ bang Texas, ông Nhất Nguyên, người vừa tham dự một cuộc vận động với hàng chục ngàn người ủng hộ của đảng Cộng hòa do Tổng thống Donald Trump chủ trì tại thành phố Houton hôm 22/10, cho VOA biết:

“Cho đến hôm nay tôi ủng hộ ông Trump tuyệt đối. Gần đây ông có những chính sách rất mạnh mẽ đối với chính quyền Trung Quốc nơi người dân bị đưa đến những nơi khốn cùng, cũng giống như chính quyền cộng sản Việt Nam. Theo thiển ý của tôi, nếu Trung Quốc yếu đi thì có thể có lợi cho vấn đề đấu tranh cho nhân quyền của người Việt Nam. Đó là những lý do khiến tôi ủng hộ ông Trump mạnh mẽ.”

Cho đến hôm nay tôi ủng hộ ông Trump tuyệt đối. Gần đây ông có những chính sách rất mạnh mẽ đối với chính quyền Trung Quốc.

Đông Y sĩ Nhất Nguyên

Đông Y sĩ Nhất Nguyên nói thêm:

“Là một người ủng hộ đảng Cộng hòa từ lâu nay, đặc biệt là Tổng thống Trump, tôi thấy ông là một vị tổng thống từng nói những gì ông làm, và cố gắng làm những điều ông đã nói. Đó là điều mà tôi rất tôn trọng ông. Không những hiện nay tôi ủng hộ ông Trump mà tôi đã từng ủng hộ ông và bầu ông làm tổng thống.”

Ông Nguyễn Quốc Lân nói chính việc Washington mạnh tay ngăn chặn sự bành trướng bá quyền của Bắc Kinh là điểm mấu chốt để cử tri gốc Việt ủng hộ ông Donald Trump:

“Tôi nghĩ người gốc Việt vẫn kỳ vọng Tổng thống Donald Trump có thể kìm tỏa Trung Quốc. Họ nghĩ ông có thể ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc để bảo vệ Biển Đông cho Việt Nam. Họ hy vọng rằng với sự mạnh tay như vậy thì không những người Việt Nam cản trở được giao hảo giữa nhà nước Việt Nam với Trung Quốc mà còn ngăn cản khuynh hướng ngã theo cộng sản của chính quyền Việt Nam. Cộng đồng Việt Nam nói chung rất kỳ vọng rằng Tổng thống Donald Trump có thể làm được việc này. Họ luôn hỗ trợ sự mạnh tay hơn của ông Trump đối với Trung Quốc trong thời gian sắp tới.”

Độc giả VOA tên Liên Hoa Huỳnh nêu nhận định: “Sau 2 năm, TT Trump đã làm tốt công việc của ông: kinh tế phát triển, thất nghiệp giảm, ngăn chặn Trung Quốc, điều chỉnh các hiệp định thương mại… ông Trump rất cứng rắn, khôn khéo, tài năng nên tôi ủng hộ ông.”

Sau 2 năm, TT Trump đã làm tốt công việc của ông: kinh tế phát triển, thất nghiệp giảm, ngăn chặn Trung Quốc, điều chỉnh các hiệp định thương mại… ông Trump rất cứng rắn, khôn kép, tài năng nên tôi ủng hộ ông.

Liên Hoa Huỳnh

Một độc giả tên Hoàng Lộc bình luận trên VOA: “đảng nào lên làm tổng thống thì họ sẽ tung hô đảng đó, trong khi đảng Dân chủ mới là đảng lo đời sống cho đại đa số dân Mỹ và người nhập cư có sống được trên lãnh thổ Mỹ cho đến ngày hôm nay hay không cũng là đảng dân dân chủ.”

Ông Tạ Trung, Chủ tịch Hội Dân Chủ Việt Mỹ ở Quận Cam, bang California, cho VOA biết nếu các cử tri tìm hiểu kỹ hơn các chính sách của ông Trump thì họ sẽ thay đổi quan điểm.

“Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chờ một thời gian thì những người Cộng hòa ủng hộ ông Donald Trump, đặc biệt là những người lớn tuổi mà hiểu được những chính sách, sắc lệnh của ông đưa ra thì sẽ hiểu được chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với chính họ và cộng đồng. Chúng ta cần phải biết ông Trump đã làm gì tốt cho cộng đồng? Cho quyền lợi của người gốc Việt hay điều gì có ảnh hưởng tai hại đến quyền lợi của chúng ta? Nếu người Việt nhận thức được các chính sách, và các sắc lệnh do đảng Cộng hòa đưa ra thì chúng tôi nghĩ số người ủng hộ ông Trump sẽ thấp hơn.”

Nếu người Việt nhận thức được các chính sách, và các sắc lệnh do đảng Cộng hòa đưa ra thì chúng tôi nghĩ số người ủng hộ ông Trump sẽ thấp hơn.

Ông Tạ Trung, thành viên Hội Dân chủ gốc Việt.

Khi được hỏi về các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Donald có phải là nguyên nhân khiến cử tri gốc Việt ủng hộ ông Trump hay không, ông Trung Tạ nhận định:

“Tôi nghĩ điều này là đúng. Người Việt chúng ta có tinh thần quốc gia rất cao. Tôi nghĩ việc cứng rắn với Trung Quốc thì phe Cộng hòa hay Dân chủ đều ủng hộ, nhưng đây chỉ là một chính sách mà thôi. Tôi nghĩ nếu chỉ vì việc này mà ủng hộ toàn bộ các chính sách của ông Trump thì sẽ dẫn đến sai lệch.”

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội Người Mỹ gốc Việt Cấp tiến có trụ sở ở Quận Cam, nơi tập trung nhiều người gốc Việt nhất ở Hoa Kỳ, chia sẻ:

“Thực tế cũng có nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump vì ông ấy là tổng thống, vì tổng thống thường thường có nhiều người bênh vực. Một nguyên nhân nữa là vì ông ấy thuộc đảng Cộng Hòa. Nhiều người Mỹ gốc Việt thích đảng Cộng Hòa vì ngày xưa họ nghĩ đảng Cộng Hòa là đảng giúp đỡ họ chống cộng, dù hiện nay tình hình đã khác hẳn.”

Độc giả VOA Trung Nguyễn viết: “Trước đây tôi không bầu cho ông Trump nhưng từ khi ông làm tổng thống Mỹ kinh tế đi lên, người dân có việc làm rất nhiều, uy tín nước Mỹ hơn những đời tổng thống trước. Tôi hoàn toàn tin và ủng hộ tổng thống.”

TT Donald Trump mới là người thực chất chống cộng sản và xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hơn là ông không múa mép như các đời tổng thống tiền nhiệm mà bắt tay vô làm và làm liên tục toàn chuyện lấy lại công lý công bằng cho mọi người cô thế trên cả thế giới – Một mẫu lãnh tụ hiếm có từ trước đến nay.

Độc giả Dũng Trần

Độc giả Dũng Trần viết trên trang VOA: “TT Donald Trump mới là người thực chất chống cộng sản và xã hội chủ nghĩa. Cụ thể hơn là ông không múa mép như các đời tổng thống tiền nhiệm mà bắt tay vô làm và làm liên tục toàn chuyện lấy lại công lý công bằng cho mọi người cô thế trên cả thế giới – Một mẫu lãnh tụ hiếm có từ trước đến nay.”

Bác sĩ Mai Khanh Trần, ứng cử viên Quốc Hội thuộc đảng Dân chủ đại diện địa hạt 39, tiểu bang California, người phản đối chính sách chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Trump, nói với VOA:

“Lúc này là lúc mà chúng ta phải có những người có thể thay đổi chiều hướng của nước Mỹ và hỗ trợ những người đang cần sự hỗ trợ giúp đỡ nhưng không được trợ giúp. Đó chính là lý do ra ứng cử của Mai Khanh.”

Trong các cuộc phỏng vấn của VOA với các cử tri gốc Việt thuộc cả hai thế hệ, tất cả đều cho biết họ sẽ đi bỏ phiếu vào tháng 11. Tất cả những người Việt thế hệ thứ nhất nói với VOA rằng họ hài lòng với thành tích của tổng thống khi nêu ra các vấn đề về kinh tế Mỹ và lập trường cứng rắn của Mỹ với Trung Quốc và nói sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Cộng hòa. Trong khi đó tất cả những người Việt thế hệ thứ hai mà VOA phỏng vấn nói họ quan tâm đến vấn đề di trú, chăm sóc y tế và kiểm soát giá thuê nhà ở và nói sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Dân chủ.

https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-cu-tri-goc-viet-ung-ho-tong-thong-donald-trump/4630417.html

 

Quanh việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ có mức tín nhiệm thấp nhất trong khi Chủ tịch QH Kim Ngân có mức tín nhiệm cao nhất sau phiên bỏ phiếu kín hôm 25/10.

Bình luận về ý nghĩa của việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC:

”Tôi cho là việc đánh giá này nó có tác động nhất định đến việc chuẩn bị nhân sự của quốc hội mới cũng như là đại hội Trung ương 13 tới.”

”Quốc hội nhiệm kỳ này chỉ bỏ phiếu một lần thôi, nhưng tôi thấy cái cuộc bỏ phiếu này là để cho những người có trách nhiệm họ nhìn vào cái gọi là nhân sự của cái khóa tới. Trong thời gian tới những người đó sẽ được xét như thế nào để có thể đưa vào ứng cử ở cái vị trí cao hơn, hoặc là tái cử được không hoặc là bị cho thôi. Thì cái cuộc đánh giá này nó cốt phòng vào cái chuyện rất là quan trọng.”

”Và những người có phiếu tín nhiệm cao ở mức thấp, và tín nhiệm thấp ở mức cao đó, nếu không có sửa đổi quyết liệt thì cái khả năng tái bổ nhiệm sẽ bị ảnh hưởng nhất định.”

Phiên bỏ phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ diễn sáng 25/10, với ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể có mức tín nhiệm thấp nhất.

Ông Nhạ được 137 phiếu tín nhiệm thấp (chiếm 28,25% tổng số đại biểu Quốc hội). Ông Thể nhận 107 phiếu tín nhiệm thấp (chiếm 22,06%).

Phát biểu với báo giới Việt Nam, ông Nhạ nói ông “coi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là động lực để bản thân và toàn ngành cố gắng hơn nữa, có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa, để đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng và của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo…,” theo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.

Người đứng đầu về số phiếu tín nhiệm cao là Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân 437 phiếu (chiếm 90,1%).

Về vụ Bộ trưởng Nhạ bị tố cáo ‘đạo văn’

Việt Nam: Gọi phí BOT thành giá ‘do nghị định’

Cao tốc 34 ngàn tỷ VND bị hỏng do ‘bớt xén’?

Hai chức danh Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông không phải lấy phiếu tín nhiệm kỳ này.

Lý do là hai trường hợp này chưa đủ thời gian công tác 9 tháng (mới được bầu, phê chuẩn cách thời điểm lấy phiếu vài ngày).

Tổng số phiếu phát ra và thu về là 475.

Đây là lần thứ ba Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Hai lần trước vào năm 2013 và 2014. Sau đó, Quốc hội quyết định chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi khoá vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ, theo VnExpress.

Vì sao ông Nhạ, ông Thể ‘đội sổ’ phiếu tín nhiệm?

“Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa được công bố, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã đứng “đội sổ”….”

“Đây là kết quả đáng thất vọng đối với cá nhân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, người từng được kỳ vọng sẽ tạo ra những sự thay đổi căn bản trong ngành giáo dục,” tờ Vietnam Finance bình luận.

Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Văn Nhạ thời gian vừa qua dính vào một số scandal gây chú ý trong dư luận.

Vụ trong các vụ việc điển hình là ông bị tố cáo đạo văn.

Theo đó, ông Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư có quốc tịch Pháp từ Đại học Toulouse, hồi đầu năm 2018 đã gửi bản báo cáo dài 10 trang cáo buộc “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ trưởng Nhạ đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam.

Vào tháng 7/2018, ông Nhạ cũng chính thức thừa nhận trách nhiệm để xảy ra sai sót trong kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia 2018.

Ông Nhạ còn gây dư luận trong một số chính sách và cách xử lý vụ việc khác, như vụ như chuyển ‘học phí’ sang ‘giá dịch vụ’, hay vụ nâng điểm thi ở Hà Giang.

Trong khi đó, bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể từng ‘xin lỗi’, nhận trách nhiệm, và ‘mong thông cảm’ trong phiên trả lời chất vấn hồi tháng 6/2018.

Ông Thể từng ký nhiều dự án thu phí BOT gây bức xúc dư luận, trong đó điển hình là BOT Cai Lậy.

Dưới sự lãnh đạo của ông Thể, giao thông Việt Nam có nhiều vụ việc nổi cộm, gần đây nhất là vụ đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi trị giá 34 ngàn tỷ đồngvừa đưa vào sử dụng đã hỏng.

Ông Thể cũng từng có nhiều phát ngôn gây ‘sốc’ cộng đồng mạng, như việc ông nói “Các trạm BOT là trọng điểm gây rối”. Hay việc ông ký quyết định đổi ‘thu phí BOT’ thành ‘thu giá BOT‘.

Tín nhiệm thấp có thể từ chức

Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, theo Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, trang chinhphu.vn cho hay.

Bài viết trên website chính thức của nhà nước Việt Nam cũng cho biết trong hai lần lấy phiếu tín nhiệm vào năm 2013, 2014, chưa có đai biểu nào rơi vào trường hợp như trên.

“Đến lúc phải tỏ thái độ bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm là đến bước đường cùng rồi, không thể chỉnh sửa được nữa, không tín nhiệm là nghỉ,” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu như vậy về việc lấy phiếu tín nhiệm năm 2014, theo Vietnamnet.

Ông Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội, được trích lời trên chinhphu.vn rằng khi bỏ phiếu tín nhiệm một người, cần đối chiếu toàn bộ lĩnh vực người đó được giao xem có đạt yêu cầu hay chuyển biến gì không.

Ông Nguyễn Ngọc Phương thì được trích lời trên VOV cho hay dù 48 người được đánh giá tín nhiệm đã báo báo cụ thể việc họ làm được, nhưng nhiều người lại chỉ nêu thành tích mà không nêu hạn chế cùng giải pháp khắc phục.

Mạng xã hội nói gì?

Facebooker Bạch Hoàn trước phiên bỏ phiếu đã thực hiện một cuộc thăm dò trên trang cá nhân. Trong số 11.300 người tham gia, 98% bỏ phiếu không tín nhiệm và 2% bỏ phiếu tín nhiệm ông Nhạ.

Sau kết quả thăm dò, Bạch Hoàn viết: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ: 140 phiếu tín nhiệm cao; 192 phiếu tín nhiệm; 137 phiếu tín nhiệm thấp. Ai cho tôi câu trả lời xem 140 đại biểu đã vote tín nhiệm cao cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là những ai được không? Thật không thể tưởng tượng nổi…. Những con số thật sự biết nói.”

Facebooker Nguyễn Trường Uy: “Đứng chót bảng kỳ lấy phiếu tín nhiệm lần này tại Quốc hội vừa được công bố là Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ… Áp chót bảng là Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể. Như vậy, trong số những lãnh đạo có nhiều phiếu tín nhiệm thấp, ông Nhạ và ông Thể “đội sổ” với trên 100 phiếu tín nhiệm thấp. Kết quả này phù hợp với thực tế quản lý của “đôi bạn thâm rất thân” Nhạ Thể thời gian qua, cả hai ngành này đều bày ra trước mắt dân quá nhiều vụ việc bê bối.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45974314

 

Thân thế, sức khỏe lãnh đạo VN là ‘bí mật nhà nước’?

Dự Luật Bảo vệ bí mật nhà nước khiến nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan ngại vì cho rằng quy định về thông tin mật hiện ‘quá rộng’, theo truyền thông Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam tiến hành thảo luận dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vào chiều 25/10.

Quanh việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm

GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì ‘tự diễn biến’

Dàn lãnh đạo cũ của Tổng cục Cảnh sát bị kỷ luật?

Trong số những thông tin nêu trong danh mục ‘mật’ của dự thảo khiến nhiều đại biểu tỏ ý quan ngại có vấn đề về thân thế và tình trạng sức khỏe của lãnh đạo.

Bên cạnh đó là các thông tin đất đai và một số thông tin thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Một số nội dung ‘bí mật nhà nước’ quy định trong Dự thảo trình Quốc hội XIV, kỳ họp 6

1. Trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;

b) Thông tin về hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

c) Thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

d) Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, xã hội.

11. Trong lĩnh vực y tế bao gồm:

a) Thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước;

b) Thông tin về chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen và quy hoạch vùng trồng dược liệu quý hiếm.

Dự thảo luật quy định 15 lĩnh vực để xác định bí mật nhà nước, là những thông tin “chưa công khai” nhưng nếu bị lộ hay bị mất thì “có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Thân thế, sự nghiệp lãnh đạo là ‘thông tin mật’

Theo nội dung dự luật thì trong số các bí mật nhà nước có “thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, được đặt trong nhóm các thông tin thuộc lĩnh vực chính trị; và “thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước”, được đặt trong nhóm lĩnh vực y tế.

“Lợi bất cập hại” là lo ngại của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa.

Vị đại biểu từ đoàn TP Hồ Chí Minh nói những thông tin như sự nghiệp, thân thế lãnh đạo lẽ ra cần được tuyên truyền để người dân học tập.

Đại biểu Phạm Như Hiệp từ đoàn Huế cho rằng trong dự thảo cần quy định cụ thể nhóm chức danh lãnh đạo Đảng và nhà nước nào cần bí mật, nhóm nào cần công khai minh bạch để “người dân theo dõi, nêu gương, tránh sự xuyên tạc của các đối tượng xấu”, báo Dân Trí tường thuật.

Thừa và ‘vênh’ với luật hiện hành

Một số quy định trong dự luật này được cho là đã được nêu trong các luật đã có, hoặc mâu thuẫn với luật đã có.

Ví dụ, Luật Khám chữa bệnh đã quy định giữ bí mật thông tin người bệnh, nên quy định thông tin sức khỏe cán bộ lãnh đạo là mật của dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước “là không cần thiết”, theo đại biểu Phạm Như Hiệp, được dẫn lời trên VnExpress.

Hoặc, việc đưa “thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa nước ta với nước ngoài hoặc với các tổ chức quốc tế” vào dạng ‘mật’ được cho là ‘vênh’ với Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực đầu tháng 8/2018, theo ý kiến của bà Trần Thị Quốc Khánh.

Bà Khánh nói doanh nghiệp các nước xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên nội dung của các hiệp định thương mại mà nước họ đang đàm phán, ký kết.

Trong khi dó, “doanh nghiệp Việt Nam đã yếu đuối, lại khó tiếp cận thông tin, khó khăn trong xây dựng kế hoạch kinh doanh hội nhập quốc tế”, bà Khánh nói.

Ngoài ra, các ĐBQH cũng phản ánh việc liệt lĩnh vực tài nguyên môi trường, đất đai vào dạng ‘mật’ là quá rộng.

Trong bối cảnh 70% khiếu nại tố cáo của người dân hiện liên quan tới lĩnh vực đất đai, môi trường, quy định này khiến khiếu nại của dân không biết đén bao giờ được giải quyết.

Người dân cũng không thể tiếp cận được với các thông tin cần thiết để bảo vệ mình, ví dụ như vụ dân Thủ Thiêm tự tìm bản đồ bị ‘thất lạc’, theo bà Khánh được dẫn lời trên VnEconomy.

Mạng xã hội nói gì?

Luật sư Lê Đình Việt: Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước: Thân thế công bộc của nhân dân là bí mật.

Facebooker Tuấn Phạm: Chả hiểu được, nếu thân thế lãnh đạo mà ‘mật’ thì người dân sao biết để mà bầu cử. Cứ mật hết đi, đừng cho dân biết gì cả? Tự biên, tự diễn, tự vỗ tay là được rồi.

https://www.bbc.com/vietnamese/45987937

 

Hãng lắp ráp linh kiện cho AirPods,

Apple chuyển sản xuất sang Việt Nam

GoerTek, công ty Trung Quốc lắp ráp linh kiện cho công ty Apple dùng cho các thiết bị AirPods sẽ chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

Trang mạng về kinh tế themanufacturer.com trích dẫn nguồn từ tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review cho biết như thế và nói thêm là GoerTek cũng thúc giục những nhà sản xuất linh kiện cho mình chuyển việc sản xuất sang Việt Nam.

Hành động này được cho là để tránh bị thiệt hại do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang leo thang.

Hai công ty Đài Loan sản xuất linh kiện cho Apple là Pegatron và Cheng Uei cũng đang tìm cách mở rộng sản xuất của họ ra ngoài Trung Quốc.

Một chuyên gia của một công ty tư vấn đầu tư ở Hong Kong được trang tin themanufacturer trích lời cho biết hãng Apple của Mỹ có khả năng trở thành mục tiêu để Trung Quốc trả đũa trong cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra.

Trung Quốc là nơi sản xuất quan trọng nhất của Apple, trong khi doanh thu của hãng ở Trung Quốc chiếm đến 20% doanh thu hàng năm. Do đó mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần thúc giục Apple chuyển sản xuất trở về Mỹ, nhưng họ vẫn không thực hiện việc đó.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/apple-supplier-moves-vietnam-10262018084935.html

 

‘Tập Cận Bình của Việt Nam’

sẽ đưa quan hệ Việt-Mỹ về đâu?

Sau khi ‘nhất thể hóa’ hai chức danh cao nhất, Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giờ đây đã trở thành Tập Cận Bình của Việt Nam. Tuy nhiên với một lãnh đạo ‘thân’ Trung Quốc như ông Trọng, đã xuất hiện những lo ngại liệu mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ ra sao trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đặt “nước Mỹ trên hết.”

Ông Trọng là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ năm 2011 và chính thức kiêm nhiệm chức chủ tịch nước sau khi được gần 99,8% số phiếu thuận của Quốc hội nghị gật hôm 23/10.

Vị tân chủ tịch nhậm chức chỉ một tuần sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thăm Việt Nam lần 2 giữa những thông tin không chính thức về chuyến thăm của Chủ tịch Trọng tới Nhà Trắng trong nay mai.

Thân Bắc Kinh?

Theo nhận định của các nhà quan sát chính trường Việt Nam, ông Trọng có nhiều mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. Bản thân tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc cũng cho rằng ông Trọng là một nhân vật theo đuổi các chính sách thân Bắc Kinh nên Mỹ và các nước phương Tây lo ngại “các thành phần thân Trung Quốc có quan điểm trung hòa” sẽ chi phối chính sách đối ngoại Việt Nam trong tương lai.

Tuy nhiên, các chuyên gia mà VOA tiếp xúc nhận định rằng ông Trọng sẽ rất thận trọng trong việc cân bằng các mối quan hệ với hai siêu cường thế giới.

“Khó lòng mà một lực lượng chính trị nào ở tại Việt Nam mà lộ mặt rõ để (ngả) hẳn về phía Trung Quốc. Nếu họ ngả hẳn về phía Trung Quốc thì coi như bản án tử hình về mặt chính trị của họ. Có thể có một số thành phần nào đó trong Đảng muốn nhưng lòng dân Việt Nam đang hướng về thế giới (phương Tây),” theo Luật sư Vũ Đức Khanh, hiện đang là phó tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam.

“Không ai ở Việt Nam ủng hộ Trung Quốc,” giáo sư người Úc chuyên theo dõi về Việt Nam Carl Thayer nhận định.

Tư tưởng chống Trung Quốc tăng cao kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014 và sau đó là các hành động quân sự hóa trên biển Đông cũng như ép buộc Việt Nam trong các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi. Các cuộc biểu tình của người dân nổ ra trong năm qua đều để phản đối các chính sách có liên quan tới Trung Quốc.

Duy trì ổn định sẽ là ưu tiên hàng đầu của vị tân chủ tịch nước, theo nhận định của các chuyên gia.

“Ông ấy được cho là sẽ tiếp tục cân bằng các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ,” Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp về châu Á của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington cho biết. “Ông ấy sẽ hướng về Trung Quốc vì thương mại và đầu tư và hướng về Washington vì sự ủng hộ về an ninh khi Trung Quốc đang trở nên hung hăng hơn trên Biển Đông.”

Trung Quốc vừa trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào tháng 2 năm nay nhưng tranh chấp trên Biển Đông giữa hai quốc gia chung đường biên giới lại ngày càng trở nên căng thẳng. Trong khi đó mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ phát triển mạnh mẽ hơn với những chuyến thăm thường xuyên của lãnh đạo cao nhất của bộ quốc phòng hai nước. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 tháng qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã tới thăm Việt Nam hai lần với lần gần đây nhất là vào 16-17/10.

Nhận định từ Singapore, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS lại cho rằng “xu hướng đối ngoại của ông Trọng không hẳn là thân Trung Quốc.”

“Trong những năm dưới nhiệm kỳ (tổng bí thư) của ông Trọng, rõ ràng Việt Nam ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn với Trung Quốc so với trước đây. Và song song với đó có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang xích dần hơn về phía Mỹ để đối trọng lại với áp lực của Trung Quốc trên Biển Đông.”

Thăm Nhà Trắng?

Ông Trọng trở thành vị tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên tới thăm Nhà Trắng khi ông gặp mặt Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du Mỹ năm 2015.

Theo nguồn tin vận động hành lang của LS Khanh, ông Trọng có thể sẽ tới thăm Mỹ trong thời gian gần đây trên tư cách chủ tịch nước. Hiện chưa có thông tin chính thức nào từ cả hai chính phủ về chuyến thăm này.

Theo LS Khanh, nếu chuyến đi xảy ra, đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam thay đổi khi ông Trọng có cơ hội trực tiếp gặp gỡ Tổng thống Trump để bàn về việc tăng cường mối quan hệ với Mỹ trong nhiều mặt.

“Trải qua những đời tổng thống từ Cộng hòa tới Dân chủ thì chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam vẫn trước sau như một, tức là muốn tiếp cận với Việt Nam và muốn giữ Việt Nam trong một chừng mực mà có thể bảo vệ được thế giới phương Tây.”

Chính phủ đầu tiên lên tiếng chúc mừng việc ông Trọng được bầu làm chủ tịch nước là Mỹ thông qua vị đại sứ của họ ở Hà Nội, Daniel Kritenbrink hôm 23/10. Trung Quốc là nước thứ hai gửi lời chúc mừng tới việc bổ nhiệm tân chủ tịch nước Việt Nam bằng một thông điệp từ Chủ tịch Tập chỉ vài giờ sau đó.

“Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ tới Chủ tịch Trọng để tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ Đối tác toàn diện Mỹ-Việt,” Đại sứ Kritenbrink viết trong thông cáo.

https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-cua-viet-nam-quan-he-viet-my-di-ve-dau-duoi-thoi-nhat-the-hoa/4630581.html