Tin Việt Nam – 26/06/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 26/06/2019

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

dùng chỉ vàng 24k để may áo dài?

Tin Vietnam.-  Sau khi thông tin bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội cộng sản Việt Nam sở hữu trên 300 chiếc áo dài do nhà thiết kế Võ Việt Chung thực hiện có giá không dưới 100 triệu đồng một bộ khiến dư luận bất mãn, thì vào ngày 26 tháng 6 năm 2019, thông tin chi tiết về chuyện ăn mặc xa xỉ của bà Ngân tiếp tục được rò rỉ.

Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, vào tháng 11 năm 2017, bà Ngân may một lúc 7 bộ áo dài, và tất cả những bộ áo dài này đều được thêu bằng chỉ làm từ vàng thật, loại vàng 24k.

Nguồn tin này cũng cho biết thêm, ngoài việc ăn mặc xa xỉ trong khi đất nước còn nghèo, nhiều trẻ nhỏ chết vì đói, thì những đồ vật khác của bà Ngân cũng có giá rất đắt. Như bộ rèm cửa của gia đình bà Ngân được dệt bằng tơ tằm với giá 1 tỷ đồng.

Còn theo thông tin trên truyền thông lề đảng, ngoài nhà thiết kế Võ Việt Chung, thì nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam cho biết, bắt đầu từ năm 2006, ông Nam thực hiện thiết kế áo dài cho bà Ngân với những bộ áo dài rất kỳ công. Và từ 2006 đến 2016, ông Nam đã thiết kế áo dài cho bà Ngân nhiều đến mức không thể nào đếm hết. Cũng liên quan đến áo dài, doanh nhân nổi tiếng Việt Nam là bà Lê Hoài Anh cho hay, giá mỗi bộ áo dài của những nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam có giá từ 40 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng một bộ.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/ba-nguyen-thi-kim-ngan-dung-chi-vang-24k-de-may-ao-dai/

 

Quan chức Việt sống xa hoa bằng tiền của ai?

Diễm Thi, RFA

Chuyện các quan chức Việt Nam đương chức hay đã về hưu có cuộc  sống xa hoa, giàu có; trong khi đa phần người dân còn nghèo khổ và nợ công cao ngất ngưởng là vấn đề mà công luận quan tâm lâu nay.

Từ trang phục đến tư dinh

Dư luận xã hội mấy hôm nay nóng lên với thông tin Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có đến gần 300 bộ áo dài do nhà thiết kế Võ Việt Chung may riêng cho bà. Võ Việt Chung là một nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, bắt đầu thiết kế áo dài cho bà Ngân từ năm 2016, khi bà trở thành Chủ tịch Quốc hội.

RFA gửi tin nhắn qua facebook của Nhà thiết kế Võ Việt Chung để xác nhận con số 300 áo dài nhưng không nhận được phản hồi.

Một nhà thiết kế khác là Đỗ Trịnh Hoài Nam, người thiết kế trang phục cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân từ năm 2006 đến năm 2016 chia sẻ với Soha.vn hôm 26/1/2017 rằng, anh thật sự là không thể đếm hết bao nhiêu áo dài và những bộ vest anh thiết kế cho bà Ngân trong suốt 10 năm.

Doanh nhân Lê Hoài Anh, người sở hữu khoảng 200 bộ áo dài chia sẻ trên facebook cá nhân của bà rằng áo dài của những nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam có giá từ giá từ 40 triệu đồng tới hơn 100 triệu đồng một bộ.

Với mức lương công khai của Chủ tịch Quốc hội từ ngày 1/7/2018 là 17.375.000 đồng/tháng thì tiền đâu mà bà Ngân may hàng trăm bộ áo dài trong một năm như thế, ông Đường Văn Thái, người từng có 10 năm làm việc tại cơ quan công quyền và cũng là một nhà báo, cho RFA biết:

Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. – Ông Nguyễn Khắc Mai

“Trước đây tôi từng làm việc ở Ủy ban Kiểm tra Trung ương nên tôi biết tất cả những trang phục của những chính khách cấp cao, từ cỡ bộ trưởng trở lên đều từ ngân sách nhà nước chứ không phải tiền của cá nhân chính khách đó. Ngân sách thì có hạn nên các chính khách như bà Ngân sẽ có cách khác: Thư ký của bà sẽ gọi cho nhà thiết kế bảo cứ may đi, rồi cũng chính những thư ký này sẽ gọi cho một vài doanh nghiệp nào đấy yêu cầu tài trợ tiền trang phục cho sếp Ngân. Doanh nghiệp lại phải đứng ra để thanh toán.”

Chuyện áo dài của bà Ngân khiến người dân nhớ lại vào đúng mùng một Tết năm 2015, tấm ảnh được báo Tiền Phong đăng nơi trang nhất cho thấy nội thất tư gia của nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cách bài trí xa hoa với chiếc ghế ông ngồi không khác gì chiếc ngai vàng thời phong kiến.

Chỉ trước đó vài tuần, tại lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Minh Triết nhận xét về cách bài trí nhà như cung đình của ông Nông Đức Mạnh:

Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-1946 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ.

Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam.”

Tiền ở đâu ra?

Chuyện quan chức ở nhà biệt thự to, đi xe sang, đeo đồng hồ đắt tiền, cho con cái đi học nước ngoài, mua nhà ở Mỹ…đặt người dân trước những nghi vấn về nguồn gốc tài sản mà quan chức đó có được.

Một trong các vụ thể hiện sự xa hoa, giàu có của quan chức nhà nước là biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, bị báo chí phanh phui vào năm 2017.

Ông Đường Văn Thái cho rằng chuyện các quan chức sống xa hoa, giàu có không phải bây giờ mới có, mà là bây giờ người dân mới biết rõ:

“Năm 2010 trở về trước thì hệ thống thông tin qua mạng internet ở Việt Nam chưa được phổ biến, cho nên việc tiếp cận thông tin đa chiều của người dân Việt Nam chủ yếu là người dân chỉ được nghe thông tin một chiều. Họ mị dân rất tốt nên người dân không phát hiện được ra cuộc sống xa hoa của quan chức cũng như sự tham ô, tham nhũng rất hạn chế.

Sau năm 2011 thì truyền thông đa chiều phát triển mạnh và người dân tiếp cận góc nhìn đa chiều, và đa số người không còn niềm tin vào truyền thông một chiều, báo lề đảng nữa. Truyền thông nhà nước không còn bưng bít thông tin được nữa.”

Ông nói thêm rằng các quan chức kiếm tiền quá dễ. Ông nêu ví dụ: Khi một dự án được ký thì bên tư vấn họ sẵn sàng đẩy giá lên và người có quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ được hưởng phần trăm của dự án. Đó là tham nhũng bằng tiền mặt. Bây giờ các dự án bất động sản phát triển ồ ạt thì họ không tham nhũng bằng tiền mặt nữa mà họ tham những bằng những mét vuông đất. Rồi các nhóm lợi ích lại vẽ ra một viễn cảnh cho dự án đó (ví dụ như khu đô thị mới Thủ Thiêm hoặc sân bay Long Thành…) để những người đầu cơ về bất động sản nhào vào mua. Đây lại là tham nhũng về chính sách.

Chuyện quan chức và gia đình sống xa hoa, phô trương xảy ra ngày càng nhiều đến mức tại hội nghị toàn quốc học tập, quá triệt Nghị quyết Trung ương 8 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 23/11/2018, trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính phải lên tiếng yêu cầu các đảng viên cao cấp “phải có trách nhiệm nêu gương, kiểm soát không để vợ/chồng, con sống xa hoa, phô trương lãng phí, vi phạm pháp luật”.

Cuối tháng 5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành chỉ thị của Bộ Chính trị về việc chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biển toàn quốc lần thứ XIII, trong đó ông Trọng chỉ ra những nhiệm vụ và yêu cầu không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có tham vọng quyền lực, chạy chức chạy quyền, làm việc kém hiệu quả… và đặc biệt là bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu đạo đức, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.

Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ. – Ông Lê Thanh Vân

Báo chí trong nước trích lời ông Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội rằng:

“Có những quan chức xây biệt phủ lộng lẫy, chi xài xa hoa, con cái đi học nước ngoài, vợ thì không có việc làm hoặc cũng chỉ là công chức trong bộ máy. Những trường hợp như vậy thì dân không bức xúc, không hoài nghi mới là lạ.”

Ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia chính sách công cũng lên tiếng với báo chí trong nước:

“Trong một xã hội bình thường và một hệ thống nhà nước minh bạch, khi đất nước phát triển, nền kinh tế đi lên, chuyện quan chức có đời sống khá giả, có nhà cửa, xe cộ là điều đáng mừng. Nhưng ở Việt Nam, khi nguồn gốc tài sản của quan chức không được công khai, chuyện quan chức ở nhà to, đi xe sang trở thành sự phản cảm. Nói cách khác, thu nhập chính thức từ hoạt động công vụ không thể giúp quan chức có đủ tiền để xây nhà to, mua xe đẹp được.”

Năm 2016, “Hồ sơ Panama” với lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ. Dữ liệu do Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) công bố hôm 10/5/2016 có 189 tên cá nhân, tổ chức và 19 công ty vỏ bọc có liên quan đến Việt Nam.

Còn theo thống kê của Hiệp hội Địa ốc Quốc gia Mỹ (NAR) thì từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người nước ngoài đã chi 153 tỷ USD để mua 284.455 bất động sản tại Mỹ. Trong đó, số tiền người Việt đứng thứ 6 trong Top 10 nước có công dân mua nhà ở Mỹ với số tiền trên 3 tỷ USD, tương đương hơn 68.000 tỷ đồng.

Người cộng sản khi kêu gọi người dân cùng họ vùng lên đánh đổ chế độ Phong Kiến và Người Pháp đô hộ đã sử dụng khẩu hiệu ‘cơm no, áo ấm’ cho giai cấp bần cùng trong xã hội.

Đến nay tại Việt Nam vẫn còn có nhiều thành phần như nông dân, người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, và thậm chí những công nhân ở đô thị vẫn phải sống trong thiếu thốn, chạy ăn từng bữa.

Những cảnh đời khốn khổ vẫn xuất hiện trên truyền thông; trong khi đó những vị lãnh đạo khai có gốc gác là thành phần nông dân, công nhân bị áp bức, bóc lột bởi Phong Kiến, Thực Dân, Tư Bản nay sống không khác gì những thành phần mà chính họ lên án.

Những người quan tâm trước thực trạng vừa nêu nhắc lại câu nói của Karl Marx, ông tổ cộng sản, rằng ‘Chỉ có loài thú mới quay lưng với nỗi khổ đau của đồng loại để làm đẹp bộ da (lông) của mình!’

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/officials-live-lavishly-where-does-the-money-come-from-dt-06252019141629.html

 

Sốt xuất huyết gia tăng tại Hà Nội

Chỉ riêng từ ngày 16 đến ngày 23/6/2019 có tới 110 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đưa ra số liệu vừa nêu hôm 26/6. Ngoài ra có 32 trường hợp mắc sởi, 8 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng…

110 trường hợp mắc mới bệnh sốt xuất huyết được ghi nhận ở 62 xã, phường của 21 quận, huyện, nâng số ca bệnh sốt xuất huyết của toàn thành phố Hà Nội từ đầu năm đến nay là 658 ca và không có ca nào tử vong.

Theo các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, thời gian này, nhiệt độ vẫn duy trì ở mức cao là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Dự báo trong tuần từ 24 đến 30/6, nhiệt độ vẫn duy trì ở mức 28 đến 39 độ C, dự báo có mưa rải rác, là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Cơ quan chức năng yêu cầu các cơ sở y tế địa phương, vẫn tiếp tục duy trì thường trực đội chống dịch cơ động, giám sát vệ sinh môi trường, giám sát công tác xử lý ổ dịch, đồng thời tập huấn công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho cán bộ y tế địa phương.

Ở khu vực phía nam, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng nai vào ngày 12 tháng 6 cho biết tính đến cuối tháng 5 vừa qua, số ca sốt xuất huyết tại địa phương này được ghi nhận tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên đến gần 3500 ca.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2019 đến giữa tháng 5 số ca sốt xuất huyết được cho biết cao hơn năm ngoái 230% đến hơn 20 ngàn ca; trong số này có 1 người tử vong do điều trị tại nhà.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dengue-fever-increases-in-vietnam-06262019093616.html

 

Nắng nóng làm ít nhất 2 người tử vong,

nhiều người hôn mê

Đã có ít nhất 2 người chết trong hai tuần qua tại Hà Nội, do sốc nhiệt vì ở ngoài trời nắng nóng.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu hôm 26/6.

Cũng trong hai tuần qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội đã tiếp nhận 3 bệnh nhân vào cấp cứu trong tình trạng choáng ngất, hôn mê sâu, trụy tim mạch… do sốc nhiệt vì làm việc, đi lại ngoài trời nắng nóng.

Trả lời báo chí hôm 26/6, Bác sĩ Nguyễn Thị Nga thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên trên 40 độ C như hiện nay rất dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng… trong đó nguy hiểm nhất là sốc nhiệt.

Bác sĩ Nga cũng cho biết, 3 bệnh nhân  hôn mê khi nhập viện sốt cao trên 40o, trụy tim mạch, tổn thương chức năng gan, thận và rối loạn đông máu nặng.

Theo bác sĩ Nga, những đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư, những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao…

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khuyến cáo mọi người mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi ra ngoài trời nắng, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu, uống đủ nước…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/high-temperature-causes-at-least-2-deaths-many-coma-06262019093143.html

 

Người dân lại tập trung đánh trống

đòi giải quyết vụ khai thác cát gây sạt lở

Người dân lại tiếp tục tập trung tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Đông Khê, tỉnh Phú Thọ để yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép tại khu vực này.

Truyền thông trong nước hôm 26/6 loan tin cho biết như vừa nêu.

Tin cho hay khoảng 50 người dân xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đã dựng lều, trải chiếu, đánh trống trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Người dân cho rằng chính quyền địa phương bao che và cố tình không xử lý những trường hợp bị người dân phát hiện đang khai thác cát và được báo cơ quan một tuần trước đó.

Ông Doãn Minh Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đông Khê giải thích, đó là bãi khai thác cũ và nay cấm khai thác nên những người klhai thác vận chuyển chỗ cát cũ còn lại đi chứ không phải trộm khoáng sản.

Người dân xã Đông Khê không đồng tình với giải thích của Chủ tịch xã và người dân cho rằng đây không phải lần đầu phát hiện tình trạng này. Do đó, người dân yêu cầu chính quyền địa phương phải có cam kết bằng văn bản không để tái diễn tình trạng này.

Trước đó vào đầu tháng 4/2019, nhiều người dân xã Đông Khê cũng đã tập trung đánh trống suốt một tuần trước trụ sở Ủy ban Nhân dân để yêu cầu giải quyết tình trạng khai thác cát làm sạt lở đất canh tác của họ ven sông.

Người dân cho biết, từ khi chính quyền Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép khai thác cát sỏi trên bờ sông Chảy cho Công ty xây dựng đô thị Phú Thọ, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hàng chục hecta diện tích bờ bãi do phù sa bồi đắp hằng trăm năm đến nay đã bị sạt lở nghiêm trọng khiến người dân không còn đất canh tác để sinh sống. Người dân đã nhiều lần trình báo với cơ quan chức năng tuy nhiên cả năm trời vẫn chưa được giải quyết.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/local-residents-in-phu-tho-protest-sand-exploitation-causing-landslides-06262019083042.html

 

Dân bao vây phản đối nhà máy gây ô nhiễm

Hàng trăm người dân xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng suốt mấy ngày qua dựng lều bạt, bao vây cổng Công ty cổ phần Thương Binh Đoàn Kết để phản đối công ty gây ô nhiễm môi trường.

Mạng báo Diễn đàn Doanh nghiệp đưa tin hôm 25/6.

Công ty Đoàn kết chuyên sản xuất tái chế nhựa. Công ty mới hoạt động thử hơn một tháng và người dân đã nhiều lần có ý kiến với chính quyền địa phương, thậm chí kéo lên xã để phản đối việc công ty gây ô nhiễm  môi trường.

Theo mạng báo Diễn đàn Doanh nghiệp thì vào ngày 18/6/2019 tại cuộc họp giữa UBND xã Lê Thiện và một số người dân tại hội trường UBND xã, giám đốc Công ty Đoàn Kết đã cam kết “Trong quá trình chạy thử công ty có sai sót xả nước thải ra ngoài. Công ty xin nhận khuyết điểm và sẽ khắc phục 100% các điểm mà đoàn kiểm tra đã chỉ ra và cam kết những điểm mà đoàn kiểm tra chỉ ra không đủ điều kiện hoạt động, công ty sẽ không hoạt động mà chỉ hoạt động khi thành phố và đoàn kiểm tra đánh giá đủ điều kiện hoạt động”.Chủ tịch xã Lê Thiện, ông Phạm Văn Hải, đã yêu cầu đại diện công ty đối thoại với người dân và cam kết khi nào có kết luận và được sự đồng ý của cơ quan chức năng thì mới được hoạt động trở lại.

Tin cho biết ngày 25/6, UBND xã Lê Thiện đã đối thoại trực tiếp với người dân và yêu cầu Công ty Đoàn Kết có văn bản cam kết tạm dừng hoạt động ngay.

Cùng ngày Công ty Đoàn Kết đã có văn bản gửi UBND xã Lê Thiện cam kết khi Hội đồng thành phố về công ty nghiệm thu, phía công ty sẽ thông báo UBND xã Lê Thiện và bà con nhân dân cùng đến công ty chứng kiến, giám sát quá trình nghiệm thu.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pp-surrounded-the-factory-protesting-environmental-pollution-06262019083332.html

 

Công lý trong nhà xí

Gió Bấc

Khi bị áp bức, bị đối xử bất công, rơi vào tình trạng nguy hiểm, người ta tìm đến sự che chở của công lý. Ngày 25-6 vừa qua, trước khi phiên tòa khai mạc, bị cáo Nguyễn Hữu Linh tức Linh “Nựng”, nguyên Phó Viện trường VKSND TP.Đà Nẵng đã tìm đến công lý trong nhà xí TAND quận 4. TP HCM để lẩn tránh những ống kính chụp ảnh quay phim của báo chí. Ngay lập tức mạng xã hội tràn ngập clip ghi lại hình ảnh Linh Nựng chạy như nhà vô địch đua nước rút vượt qua hàng trăm bậc thang để chui vào nhà xí. Dư luận có phần hả hê trước hành vi chạy trốn nhục nhã của Linh nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc truy cùng đuổi tận để quay phim chụp ảnh là thiếu nhân văn. Vấn đề là tại sao trên xứ sở thiên đàng XHCN, ngay tại pháp đình tôn nghiêm, công lý lại nằm trong nhà xí.

Ngày 25-6, Tòa án quận 4 dã tuyên trả hồ sơ vụ Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó viện trưởng VKSND Đà Nẵng dâm ô trẻ em cho VKS để bồ sung về kết quả giám định clip quay cảnh Linh có hành vi hôn và sờ soạng bé gái trong thang máy ở chung cư quận 4.

Dư luận chừng như không quan tâm đến kết quả đã được báo trước từ kiến nghị của Luật sư Trần Bá Học bào chữa cho Linh. Ngược lại, báo chí chính thống lề phải và các trang mạng xã hội cùng hào hứng khai thác đăng tải hình ảnh và clip quay cảnh Linh chạy trốn sự săn đuổi của báo chí phải chạy vào toilet của Tòa án quận 4 nằm tít trên tầng 4.

Không nên truy cùng đuổi tận?

Nhiều người và thậm chí một vài tờ báo như Phụ Nữ, Người Lao động đã lên tiếng phê phán cách tác nghiệp quá hung hăng này, xem đây là hành vi truy cùng đuổi tận của báo chí. Báo Người Lao động đăng bài viết của bạn đọc Kim Phượng có đoạn viết “Với cái cách “săn ảnh” như sáng nay, cá nhân người viết không đồng tình, bởi nó rất phản cảm theo kiểu “truy cùng, đuổi tận”. Bởi lẽ, ngay cả trường hợp ông Linh bị tòa án kết án về hành vi “dâm ô với người dưới 16 tuổi” thì cũng không thể “truy cùng, đuổi tận” như thế. Nói một cách nào đó, chụp ảnh theo kiểu trên cũng là hành vi thiếu chuẩn mực.

Theo pháp luật dân sự hiện nay, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; không ai được phép đăng tải, phát tán hình ảnh của cá nhân khi không được sự đồng ý của họ. Đối với các cơ quan báo chí cũng chỉ được đăng ảnh của bị can, bị cáo tại các phiên tòa xét xử. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, một người chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Về nguyên tắc, đến giờ này, ông Linh vẫn chưa bị xác định là có tội. Cộng đồng mạng không thể vì bất cứ lý do để nhân danh công lý, nhân danh đám đông đăng tải hình ảnh, kết tội ông ta khi chưa bị tòa kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Việc kết án là quyền của tòa án chứ không phải của đám đông và mạng xã hội.

Một câu hỏi đặt ra, trong số những người “săn ảnh” sáng nay ở TAND quận 4, có bao nhiêu người là phóng viên báo chí, bao nhiêu người hiếu kỳ, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội để câu like, câu view? Họ có thật sự vì một xã hội văn minh, vì đòi công lý cho những nạn nhân bị xâm hại tình dục hay chỉ mong muốn đăng hình ảnh của tội phạm nhằm phục vụ cho lợi ích của mình?”{1}

Tương tự, báo Phụ nữ TP. HCM viện dẫn nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền hình ảnh của công dân và cho rằng báo chí cần có thái độ văn minh khi hành xử với bị cáo. Bài báo viết Theo nguyên tắc “suy đoán vô tội” thì “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Và cho đến thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Hữu Linh vẫn chưa bị buộc tội bởi một bản án có hiệu lực nào và trong phiên xử sáng hôm qua tòa án đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để làm rõ.

Vậy chúng ta, khi hành động nhân danh việc tuyên truyền, bảo vệ pháp luật, đòi hỏi sự công bằng thiết nghĩ cũng nên dành cho ông Nguyễn Hữu Linh cái nhìn công bằng theo nguyên tắc “suy đoán vô tội” này. Hãy để các cơ quan tiến hành tố tụng thực thi quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ án, để ông Linh được đảm bảo quyền của mình theo khuôn khổ pháp luật”{2}

Luật nước không nghiêm, luật đời thay thế?

Quan điểm của các báo Người Lao động và Phụ Nữ TP. HCM hoàn toàn đúng về pháp luật đạo lý, khó có thể biện bác, đó là một nguyên tắc khá phổ biến mà ai cũng biết và nhiều tờ báo tiến bộ, giới luật sư đã phải đấu tranh một thời gian dài mới được luật pháp ghi nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, số đông công chúng trong đó có nhiều người làm báo lại có thái độ khác.

Trên Fb, diễn đàn Góc Nhìn Báo Chí và Công Dân (có 73.302 thành viên, đa số là nhà báo và những người có liên quan đến báo chí) nhà báo Mai Phan Lợi đã mở cuộc thăm dò về việc Linh Nựng bị các nhà báo rượt đuổi quay phim phải chui vào nhà xí. Vào lúc 23 giờ đêm 25-6, sau 10 giờ đăng tải có 184 ý kiến cho là đáng đời, 22 ý kiến đáng tiếc, 19 ý kiến đáng thương, 3 người không có ý kiến. (Hiện giờ cuộc thăm dò không tìm thấy trên diễn đàn) Điều này cho thấy thái độ của dư luận xã hội nói chung trong trường hợp cụ thể của Linh Nựng đã không còn tuân thủ theo quy định pháp luật và quy tắc văn minh.

Báo Phụ Nữ Việt Nam đã có bài Cuộc ‘bám đuổi’ Nguyễn Hữu Linh và ‘vũ khí’ từ sự phẫn nộ của cộng đồng”: chính thức lên tiếng lý giải, cho hành vi sai luật nhưng hợp lòng dư luận này.

Bài báo đã viện dẫn từ khi sự việc Linh “nựng” em bé trong thang máy, dư luận đã phẫn nộ lên án bằng ý kiến lẫn hành động nhưng mãi đến 20 ngày sau, cơ quan pháp luật mới khởi tố vụ án, sự chậm trễ này càng làm dư luận bất bình. Bài báo cũng viện dẫn trường hợp bị cáo Nguyễn Khắc Thủy nguyên Giám Đốc Ngân Hàng nhà nước Bà Rịa Vũng Tàu ấu dâm với nhiều trẻ em, bị tố cáo một thời gian dài mới bị khởi tố, trường hợp Đỗ Mạnh Hùng cưỡng hôn trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng, … cho thấy pháp luật quy định bảo vệ phụ nữ, trẻ em đã lòng lẻo, người thực thi pháp luật càng lỏng lẻo hơn. Bức xúc trước sự bất lực của luật pháp, dư luận đã phải có hành xử khác để trừng phạt Hùng trên mạng xã hội.

Bài báo đã kết luận: “Với sự thiếu hoàn thiện của luật pháp, những vụ án quá khó khăn để khởi tố và những mức phạt quá nhẹ, đương nhiên cộng đồng có lý do để bức xúc. Và không phải tất cả mọi cá nhân đều có cách biểu lộ quan điểm một cách ôn hòa, đúng pháp luật. Và “bản án” mà cộng đồng đưa ra thường nặng nề hơn cả chính bản án của những phiên tòa chính thức.

Luật pháp là những quy tắc xử sự chung của cộng đồng được Nhà nước công nhận, ủng hộ và nâng lên thành quy tắc xử sự chung trong lãnh thổ mà Nhà nước quản lý. Nhưng khi quy tắc xử sự chung đó vì lý do nào đó, chưa hoàn thiện hoặc cơ chế thực hiện nó chưa đầy đủ dẫn tới những hành vi vi phạm không được xử lý nghiêm minh triệt để, một bộ phận dân chúng sẽ tìm đến những cách xử sự của riêng họ. Dân gian gọi đó là “luật đời”. Về cơ bản “luật đời” thường vượt ra ngoài quy định của pháp luật và nó cũng không được ủng hộ trong xu thế chung của xã hội văn minh. Nhưng để triệt tiêu “luật đời”, Nhà nước chỉ cần làm một việc không thể đơn giản hơn: Hoàn thiện các quy định pháp luật và cơ chế để thực hiện nó một cách nghiêm minh” {3}

Còn lãnh đạo, công lý còn trong nhà xí!

Ở một góc nhìn khác, nhà báo Chu Vĩnh Hải đồng tình với cách dùng luật đời thay cho luật pháp của các nhà báo “Cách Mạng” nhưng tiếc rằng những bức xúc, phẫn nộ ấy chỉ cá biệt trong vài vụ việc cụ thể. Báo chí hoặc chưa đủ sức hoặc né tránh những vấn đề, những sự kiện xã hội lớn hơn, quan trọng hơn. Chu Vĩnh Hải đã viết “Sáng nay, các nhà báo của nền báo chí cách mạng rất năng nổ trong việc săn đuổi kẻ ấu dâm Nguyễn Hữu Linh khiến ông Linh phải chui vào toilet để tránh các thể loại ống kính của các nhà báo cách mạng. Không hề nản chí, các nhà báo cách mạng kiên nhẫn chờ đợi, và hình ảnh, video clip kẻ ấu dâm ngập tràn báo chí cách mạng. Rất tốt thôi. Báo chí đã thực hiện đúng chức năng của mình.

Nhưng, trong những vấn đề gây bức xúc khác, báo chí cách mạng đã lẩn tránh. Những mảnh đời đầy trắc ẩn của các dân oan khắp mọi miền của đất nước đang vạ vật ở Hà Nội không hề được báo chí tìm hiểu và thông tin. Hay núi rác thải khổng lồ ở đại dự án tai tiếng Formosa Hà Tĩnh cũng không hề được báo chí cách mạng đề cập đến.

Việt Nam không những tràn ngập bất công trong cuộc sống mà còn tràn ngập bất công trong cách mà báo chí thông tin”. {4}

Trong góc nhìn của mình chúng tôi hoàn toàn đồng tình với ba loại ý kiến trái chiều này vì cả ba đều có lý của mình. Với quan điểm suy đoán vô tội và tôn trong quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân, là quan điểm thượng tôn pháp luật của xã hội loài người tiến bộ, công lý đang ngự trị và thể hiện qua bản án của tòa, hành xử công minh của cơ quan công quyền. Rất tiếc trong xã hội hiện nay, tiền bạc, quyền lực đang lấn áp. Sau thời gian đầu kêu cứu, tố giác, gia đình nạn nhân, cha mẹ em bé “bỗng dưng” đồng lõa với bị cáo cho rằng Linh chỉ hôn em bé vì tình cảm. Cách điều tra khởi tố rất nhát gừng, cáo buộc lỏng lẻo với một bị cáo từng là Phó Viện trưởng VKS cấp tỉnh cho thấy trước kết quả xét xử sẽ nhẹ như lông hồng. Ở đây, không chỉ em bé bi ấu dâm mà chính công lý cũng bị cưỡng dâm.

Với nền báo chí cách mạng được Trưởng ban tuyên giáo định hướng “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” hay Thủ tướng Phúc “niễng” ra giá  Chính phủ sẽ tạo cơ chế mới cho báo chí phát triển… thì việc nhà báo thoát ra khỏi cái váy của Ngọc Trinh đã là một sự tiến bộ.

Khi luật nước không nghiêm thì “luật đời” lên tiếng như báo Phụ Nữ Việt Nam lý giải cũng hoàn toàn hợp lý. Nói luật đời là chữ nghĩa nhẹ nhàng thực ra đó là luật giang hồ hay là luật của sức mạnh, là phản ứng đáp trả tự phát. Đó là dấu hiệu, là cội nguồn của sự bất ổn xã hội.

Tâm trạng bức xúc của nhà báo Chu Vĩnh Hải đáng trân trọng khi bức xúc của các nhà báo cách mạng chỉ dừng lại ở những điều cá biệt. Nhưng dù sao đi nữa đó vẫn là sự tiến bộ đáng mừng khi pháp luật nhà nước chuyên chính vô sản chỉ dồn hết sức mạnh kinh khiếp của mình để trừng trị những người dân mất đất như Đoàn Văn Vương ở Hải Phòng hay Đặng Văn Hiến ở ĐắcNông. Pháp luật cũng kiên định đến mức bác sĩ Hoàng Công Lương phải từ chối sáu luật sư hết lòng bào chữa vô tội cho mình để nhận tội giết người. Pháp luật cũng kiên định tuyên án tử cho Hồ Duy Hải với vật chứng giết người được mua ngoài chợ. Pháp luật cũng thẳng tay nghiệt ngã đấm dưới thắt lưng những trí thức phản biện hết sức ôn hòa như Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…

Với nền báo chí cách mạng được Trưởng ban tuyên giáo định hướng “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” hay Thủ tướng Phúc “niễng” ra giá Chính phủ sẽ tạo cơ chế mới cho báo chí phát triển… thì việc nhà báo thoát ra khỏi cái váy của Ngọc Trinh đã là một sự tiến bộ.

Ngày nào còn sự lãnh đạo của đảng thì việc tìm công lý trong nhà xí sẽ còn là điều bình thường, tất yếu.

1- https://nld.com.vn/ban-doc/co-can-phai-truy-cung-duoi-tan-ong-nguyen-huu-linh-20190625143739192.htm

2- https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/khi-phong-vien-truy-duoi-va-bi-cao-chay-tron-158730/

3- https://phunuvietnam.vn/luat-doi/cuoc-bam-duoi-nguyen-huu-linh-va-vu-khi-tu-su-phan-no-cua-cong-dong-post61139.html

4- https://www.facebook.com/photo.php?fbid=182716342726555&set=a.107866960211494&type=3&theater

Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/justice-in-toilet-06262019101325.html

 

Từ Asanzo

đến nền kinh tế ‘lệ thuộc hàng Trung Quốc’

H.LinhGửi cho BBC Tiếng Việt từ TP.Hồ Chí Minh

Thời gian qua, nhãn hàng Asanzo phủ sóng toàn Việt Nam với khẩu hiệu “Asanzo kiệt tác công nghệ Nhật” với hình ảnh diễn viên hài Trường Giang, nhưng nay đã bị báo Tuổi Trẻ tố cáo có bóng dáng của hàng Trung Quốc.

Có vẻ do áp lực dư luận, chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo kiểm tra vụ việc này.

Bộ Công thương Việt Nam ‘khẩn trương kiểm tra’ vụ Asanzo

Công an VN điều tra Khaisilk ‘vì buôn hàng giả’

Loạt bài của Tuổi Trẻ chủ yếu nói về về tivi là mặt hàng chủ lực chinh phục thị phần rất lớn nhờ vào danh nghĩa “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, sản xuất tại Việt Nam từ công nghệ Nhật Bản.

Rất nhiều người Việt vẫn còn hoài niệm về những mặt hàng điện tử “Nhật Bổn” xài hoài không thấy hư, do ông bà kể lại và do bản thân đã trải nghiệm qua những chiếc tivi, đầu máy, xe máy second hand từ Nhật khi kinh tế còn khó khăn, hạn chế giao thương do cấm vận, Asanzo đánh trúng tâm lý đó nên hàng hóa của họ bán rất chạy.

Giờ thì “tức anh ách” như cú tin nhắn tôi nhận được từ những người bà con miệt vườn.

Bà con còn hỏi “Kiện được không?”, “Kiện ra tòa hay kiện ông trời?”…

“Hàng Việt Nam chất lượng cao” là một danh hiệu mập mờ giữa bình chọn của người tiêu dùng và chất lượng hàng hóa và nó đã trở thành đạo bùa của những những gian thương nhập hàng Trung Quốc, phù phép thành hàng Việt rồi bằng cách nào đó có đạo bùa Hàng Việt Nam chất lượng cao và cứ thế thâu tóm thị trường.

Chúng tôi nói chung chứ không ám chỉ Asanzo, khi mà cơ quan chức năng chưa kết luận gì.

Apple cảnh báo Trump “tăng thuế TQ sẽ giúp các đối thủ”

TQ định mở khu ‘hàng TQ mác Việt Nam’ ở biên giới

Vụ phân bón Thuận Phong: Vì sao kéo ‘quá lâu’?

VN cần làm gì để bảo vệ sản xuất nội địa?

Người tiêu dùng Việt Nam được dẫn dắt bởi lòng yêu nước và những bài báo mỹ miều thường có xu hướng loại hàng Trung Quốc và ưu tiên mua hàng Việt Nam cho “giỏ hàng” của mình, kể cả mua trực tiếp và mua qua mạng. Tất nhiên họ không thể phân biệt bằng kinh nghiệm cá nhân mà mở to hai mắt tìm kiếm đạo bùa “Hàng Việt Nam chất lượng cao” dán trên hàng hóa.

‘Thông lệ thị trường’

Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng nhanh nhẩu tước quyền sử dụng danh hiệu Hàng VN chất lượng cao của Asanzo, nhưng nếu có một cuộc điều tra cấp quốc gia thì chắc cái hội này còn phải xóa mỏi tay nhiều mặt hàng nữa.

Về phía mình, đại diện Asanzo khẳng định Panel LCD chỉ là một linh kiện bên trong của tivi, các công nhân không gỡ bỏ tem sườn “made in China” mà chỉ dán thêm tem bảo hành cho linh kiện này.

Asanzo khẳng định sản phẩm của họ “ghi xuất xứ Việt Nam và công nghệ Nhật Bản là có căn cứ, phù hợp với thông lệ thị trường và không trái pháp luật Việt Nam”. Vì ngoài sử dụng các linh kiện nước ngoài của Trung Quốc, Đài Loan, tập đoàn còn sử dụng một số linh kiện khác được sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt, giá trị cốt lõi của sản phẩm là hệ điều hành tivi và mẫu mã sản phẩm được thiết kế bởi đội ngũ kỹ sư Việt Nam. Quy trình lắp ráp, kiểm soát chất lượng và bảo hành được tư vấn và chuyển giao công nghệ Nhật Bản.

Đại diện Asanzo cho biết rất lấy làm tiếc khi bị rút danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhưng tập đoàn chấp nhận và tôn trọng quyết định này, đồng thời sẽ không sử dụng danh hiệu trên trong các hoạt động truyền thông, quảng bá, tiếp thị.

Bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao nêu: “Việc bình chọn danh hiệu này là hoạt động hàng năm của một tổ chức tư nhân và là hoạt động phi lợi nhuận nhằm xác lập danh sách doanh nghiệp được người tiêu dùng tin cậy, để khuyến khích việc sản xuất, tiêu dùng hàng Việt. Việc bình chọn và trao danh hiệu dựa trên cơ sở pháp lý là: quy trình xác lập được trình cho Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học-Công Nghệ và sau thời gian dài xem xét thì Cục này thông qua và cấp cho Hội quyền chủ sở hữu “nhãn hiệu chứng nhận” để trao cho doanh nghiệp.”

“Toàn bộ chi phí điều tra do hội tự lo và khi trao cho doanh nghiệp danh hiệu thì hoàn toàn không thu phí.”

Như vậy thì đã rõ, Hàng Việt Nam chất lượng cao là những nhãn hàng do người tiêu dùng bình chọn dựa trên sự tin cậy chứ không phải sự xác nhận của cơ quan chính phủ về chất lượng hàng hóa. Một cách trả lời đúng nhưng nhẹ như không về trách nhiệm…

Trong một góc độ khác, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra dè dặt. Có thể họ đang tìm trong cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Asanzo và thái độ của chính quyền để rút ra bài học cho chính mình.

Còn nhớ vụ Khaisilk, khi mới bị truyền thông khui ra tương tự Asanzo không khí rất hào hứng, “cơ quan chức năng vào cuộc” như cách đưa tin đầy phấn chấn của báo chí nhưng rồi cho đến nay vẫn chưa rõ cơ quan chức năng sẽ xử lý ra sao?

‘Ngậm đắng nuốt cay’

Nói thẳng ra từ tiêu dùng đến sản xuất Việt Nam đều lệ thuộc vào hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc. Thị trường tỷ dân và sự tiến bộ về công nghệ đã cho phép họ có thể bán những mặt hàng giá tuyệt đối rẻ.

Nền kinh tế sản xuất, tiêu dùng Việt Nam đã rơi đúng vào cái bẫy đó và đang cố gắng thoát ra.

Nhắc mới nhớ đến ông Năm Hyundai, một người Việt nổi tiếng trong giới gara ô tô vì sản xuất, gia công nhiều phụ tùng xe ô tô đáp ứng được yêu cầu khó tính của thị trường.

Những năm 2000 ông mở rộng sản xuất, thành lập nhiều phân xưởng nhưng 10 năm gần đây phải thu hẹp sản xuất vì phụ tùng xe Trung Quốc gắn nhãn mác hàng Việt Nam. Khách hàng hiện nay của ông Năm Hyundai là những khách hàng lớn và khó tính là các xưởng bảo hành của nhiều hãng xe, các nhà xe khách, công ty vận tải…. đòi hỏi chất lượng và sự an toàn.

Không biết có bao nhiêu nhà doanh nghiệp Việt phải ngậm đắng nuốt cay rời khỏi cuộc chơi như ông Năm Hyundai nhường sân cho những người trẻ đầy ma lanh, biết cách làm giàu từ chính khó khăn của nền kinh tế.

Như cách nói của bà Vũ Kim Hạnh: “Thực tế là tình hình quản lý gian lận thương mại của nhà nước chưa bao quát hết và việc thực thi trên cả nước cũng chưa nghiêm. Các cơ quan quản lý lỏng lẻo để cho doanh nghiệp làm ăn gian lận tung hoành lâu dài. Nếu cơ quan quản lý bất cập như vậy thì hiện nay, vẫn đang diễn ra một thực tế mà doanh nghiệp làm ăn chân chính Việt Nam rất lo âu là: sẽ còn không ít doanh nghiệp hành xử như Asanzo (nhưng quy mô nhỏ hơn, ít truyền thông ồn ào táo bạo hơn) mà chưa được phát hiện”.

Cũng cần nói thêm rằng, trong vụ Asanzo, đã có những tiếng nói khác, tỏ ra nghi ngờ cáo buộc trên tờ Tuổi Trẻ.

Sự nghi ngờ này không có gì lạ, bởi sau ánh hào quang truyền thông lâu nay, sau sự im lặng của cơ quan quản lý nhà nước, thế nào là hàng Việt hay Trung Quốc, với người dân Việt Nam, vẫn rất mù mờ.

Cần lắm sự lên tiếng công minh của cả bộ máy chính phủ và báo chí ở Việt Nam!

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo ở TP.Hồ Chí Minh.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48754192

 

Kết luận Thủ Thiêm:

‘Nhiều sai phạm, nhà đầu tư hưởng lợi’

Sau thời gian dài chờ đợi, rốt cuộc Thanh tra Chính phủ Việt Nam đã công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh.

‘Vụ Thủ Thiêm không thể dàn xếp được nữa’

Dân Thủ Thiêm đòi cụ thể nhưng chính quyền đưa phương án ‘mơ hồ’

Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm

Kết luận xác nhận đã xảy ra nhiều sai phạm tại TPHCM.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ cũng đã có thông báo kết quả kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về KĐT Thủ Thiêm.

Dưới đây là trích thuật các điểm chính trong kết luận công bố ngày 26/6:

– UBND Thành phố ban hành Điều lệ quản lý xây dựng KĐTM Thủ Thiêm chưa đầy đủ, kịp thời; không thực hiện việc lập các dự án theo thứ tự ưu tiên và trình duyệt theo quy định theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ lập, trình, duyệt dự án khi đã có nhà đầu tư tham gia mà không theo thứ tự ưu tiên, dẫn đến, việc đầu tư xây dựng các dự án thiếu đồng bộ, khó quản lý, có nơi buông lỏng quản lý việc đầu tư xây dựng, chậm triển khai đầu tư xây dựng…

– Các cơ quan chức năng liên quan của Thành phố đã đề xuất và được Thường trực Thành ủy, UBND Thành phố phê duyệt chi phí đầu tư bình quân cho 1m2 đất thương mại – dịch vụ – nhà ở là 26 triệu đồng/m2, chênh lệch giảm khoảng 50% so với đơn giá đã được các sở, ngành đề xuất ban đầu với lý do loại bớt một số chi phí cho các hạng mục công trình đã được phê duyệt quy hoạch có tổng giá trị là 17.042 tỷ đồng (gồm: Quảng trường trung tâm, công viên bờ sông Sài Gòn, Khu lâm viên sinh thái phía Nam, 06 trường công lập và 05 cây cầu nối từ Trung tâm Thành phố qua KĐTM Thủ Thiêm) là không đầy đủ và không đúng quy định.

Ngoài ra, khi đề xuất phương án giá trên, các sở, ngành và UBND Thành phố đã không tính lãi đối với khoản tiền được tạm ứng từ ngân sách nhà nước, dẫn đến, tổng mức đầu tư đã xác định và phê duyệt là không đúng quy định. Việc UBND Thành phố và các sở, ngành lấy giá 26 triệu đồng/m2 làm giá tối thiểu để xác định giá trị quyền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư hoặc tự thỏa thuận khi giao đất cho nhà đầu tư tại các dự án trong KĐTM Thủ Thiêm là không đầy đủ, thiếu chính xác và không đúng quy định.

 Toàn bộ quỹ đất trong KĐTM Thủ Thiêm là 221,68 hađược tạo ra bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhưng UBND Thành phố đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chính KĐTM Thủ Thiêm, không thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm các quy định về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.

Từ đó, các nhà đầu tư được hưởng lợi do chênh lệch giá đất lớn (chênh lệch địa tô) từ việc được đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính theo hình thức hợp đồng BT.

Như vậy, UBND Thành phố đã sử dụng đơn giá bằng chi phí đầu tư bình quân là 26 triệu đồng/m2 không đầy đủ, thiếu chính xác, không đúng quy định làm giá tối thiểu để tính tiền sử dụng đất thanh toán đối ứng cho các dự án BT, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chính KĐTM Thủ Thiêm đã được chỉ định nhà đầu tư, hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá đất theo quy định. Từ đó, các nhà đầu tư được hưởng lợi do chênh lệch giá đất lớn (chênh lệch địa tô) từ việc được đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính theo hình thức hợp đồng BT.

Nguyên nhân và trách nhiệm chính đã để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm trên là do lãnh đạo UBND Thành phố không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như “không lập các dự án theo thứ tự ưu tiên để trình duyệt theo quy định; theo đó, giao đất, cho thuê đất trước khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính KĐTM Thủ Thiêm, chỉ định nhà đầu tư không đúng quy định…; trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm…

Việc chấp hành pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng

2.2.1. Đối với các dự án BT hạ tầng

– Tại dự án BT 04 tuyến đường chính:

+ UBND Thành phố chấp thuận chủ trương chỉ định giao cho Công ty cổ phần Đại Quang Minh là Nhà đầu tư Dự án BT khi chưa yêu cầu Nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất và đánh giá các tiêu chuẩn về kinh nghiệm (thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý dự án), chưa đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn, năng lực quản lý kinh doanh), không đăng trên Báo Đấu thầu 03 số liên tiếp… là chưa thực hiện đúng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

+ UBND Thành phố đã phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là 12.182.175 triệu đồng cho dự án 04 tuyến đường chính trong KĐTM Thủ Thiêm khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan là không đúng quy định; qua thanh tra phát hiện một số khoản phê duyệtkhông đúng quy định với tổng giá trị 1.519.731triệu đồng.

+ Công ty cổ phần Đại Quang Minh đang hạch toán chi phí, trong đó, có 25.422 triệu đồngkhông đủ điều kiện để quyết toán trong chi phí cho Dự án.

+ UBND Thành phố chấp thuận cho chỉ định bổ sung 02 dự án vào hợp đồng BT 04 tuyến đường chính (gồm: Quảng trường trung tâm, công viên bờ sông và Khu lâm viên sinh thái thuộc vùng châu thổ phía Nam, trong đó có hạng mục kè bờ dọc sông Sài Gòn đoạn bao quanh KĐTM Thủ Thiêm), đồng thời, giao, phê duyệt tiền sử dụng đất 07 lô đất và ký hợp đồng BT bổ sung giá trị 1.999.760 triệu đồng khi chưa có dự án được phê duyệt là không đúng quy định về quản lý đầu tư (hiện nay, theo báo cáo của UBND Thành phố, đã hủy bỏ chủ trương giao 07 lô đất trên và sẽ thực hiện tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định).

Quá trình đầu tư, xây dựng, Công ty cổ phần Đại Quang Minh không thực hiện thông báo ngày khởi công tới cơ quan cấp phép xây dựng, tiến hành thi công công trình khi chưa có giấy phép xây dựng tại nhiều hạng mục công trình; hầu hết các dự án thành phần chưa thực hiện đúng tiến độ được duyệt… nhưng các cơ quan chức năng của Thành phố chưa kiểm tra, xử lý kịp thời.

+ Quá trình đầu tư, xây dựng, Công ty cổ phần Đại Quang Minh không thực hiện thông báo ngày khởi công tới cơ quan cấp phép xây dựng, tiến hành thi công công trình khi chưa có giấy phép xây dựng tại nhiều hạng mục công trình; hầu hết các dự án thành phần chưa thực hiện đúng tiến độ được duyệt… nhưng các cơ quan chức năng của Thành phố chưa kiểm tra, xử lý kịp thời.

– Tại Dự án BT Cầu Thủ Thiêm 2:

+ UBND Thành phố trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho chỉ định Nhà đầu tư, theo đó, UBND Thành phố đã có chủ trương chọn Vinaconex làm chủ đầu tư thực hiện dự án, nhưng sau đó, giao cho Công ty cổ phần Đại Quang Minh, đồng thời, thay đổi quy mô cầu từ 04 thành 06 làn xe nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ là không thực hiện đúng quy định; lựa chọn Nhà đầu tư làCông ty cổ phần Đại Quang Minh khichưa có Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, chưa xem xét kỹ đến các điều kiện về năng lực, kinh nghiệm.

+ UBND Thành phố phê duyệt Dự án với tổng mức đầu tư là 4.260.116 triệu đồng,qua thanh tra phát hiện một số khoản chi phí không đúng quy định với tổng giá trị 252.891,830 triệu đồng.

– Đối với dự án BT Hạ tầng Khu dân cư phía Bắc:

UBND Thành phố đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận cho thực hiện theo hình thức BT nhưng không đăng tải nội dung của dự án lên Trang thông tin điện tử của Thành phố và Báo Đấu thầu; phê duyệt tổng mức đầu tư, trong đó, có một số khoản chi phí không đúng quy địnhvới tổng giá trị 411.884,912 triệu đồng; đề ra biện pháp thi công không phù hợp, phải thay đổi, dẫn đến, chi phí thực tế phải giảm so với tổng mức đầu tư là 118.410 triệu đồng.

2.2.2. Đối với các dự án đối ứng với dự án BT

– UBND Thành phố đã chấp thuận sử dụng quỹ đất sạch trong KĐTM Thủ Thiêm để cân đối, thanh toán cho các dự án BT (04 tuyến đường chính, cầu Thủ Thiêm 2, Hạ tầng khu dân cư phía Bắc…) nhưng không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (thực chất là chỉ định nhà đầu tư) là không đúng quy định của Luật Đất đai và Luật Đấu thầu. Trong đó,tính tiền sử dụng đất đối ứng để thanh toán cho các dự án BT nêu trên bằng chi phí đầu tư bình quân26 triệu đồng/m2 là không đầy đủ, thiếu chính xác và không đúng quy định, cần phải xem xét, xác định lại để truy thu, tránh thiệt hại cho nhà nước.

– UBND Thành phố chấp thuận ký và thanh lý Hợp đồng số 09/HĐ-BQL-KH ngày 28/12/2011 (giao đất có thu tiền sử dụng đất), sau đó, chỉ định nhà đầu tư dự án BT 04 tuyến đường chính, cho phép sử dụng giá trị tiền sử dụng đất trên để thanh toán đối ứng là không đúng quy định; theo đó, phê duyệt lại giá trị quyền sử dụng đất khu II làm giảm so với giá trị đã được xác định, phê duyệt tại Hợp đồng số 09/HĐ-BQL-KH 2.479.181 triệu đồnglà thiếu cơ sở pháp lý.

– Việc UBND Thành phố ký Hợp đồng BT với Công ty cổ phần Đại Quang Minh, trong đó, xác định giá trị quyền sử dụng đất các khu đất đối ứng để thanh toán Hợp đồng BT là 12.490.687 triệu đồng khi chưa có chứng thư thẩm định giá, chưa có quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất của UBND Thành phố là không đúng quy định của Luật Giá năm 2012 và Luật Đất đai năm 2013. Dẫn đến, chênh lệch giảm tiền sử dụng đất 3.901 tỷ đồngso với giá trị đã được UBND Thành phố thẩm định, phê duyệt trước đó, nguy cơ thiệt hại ngân sách Nhà nước.

Việc UBND Thành phố đề nghị để được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung dự án mới vào hợp đồng BT đã ký với các chủ đầu tư khi chưa có dự án đầu tư được phê duyệt, chưa tính toán, thẩm định, phê duyệt tiền sử dụng đất là không đúng quy định.

Mặc dù, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán đối ứng cho dự án BT 04 tuyến đường chính chưa đúng quy định, nhưng UBND Thành phố đã tính tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp là 4.225.530 triệu đồng, đã nộp 2.376.000 triệu đồng, số còn lại đến nay chưa nộp là 1.800.529 triệu đồng, cần xem xét tính lãi chậm trả và thu hồi về ngân sách nhà nước theo quy định.

– Việc UBND Thành phố đề nghị để được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung dự án mới vào hợp đồng BT đã ký với các chủ đầu tư khi chưa có dự án đầu tư được phê duyệt, chưa tính toán, thẩm định, phê duyệt tiền sử dụng đất là không đúng quy định.

Trách nhiệm để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm trong việc phê duyệt Tổng mức đầu tư, chỉ định nhà đầu tư các dự án BT, ký kết hợp đồng và giao đất thanh toán đối ứng các hợp đồng BT, giảm tiền sử dụng đất thiếu căn cứ như nêu trên thuộc lãnh đạo UBND Thành phố và lãnh đạo các sở, ngành tham mưu như: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm.

2.2.3. Đối với các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất

– Các dự án Khu Phức hợp Tháp quan sát và Khu phức hợp Sóng Việt được UBND Thành phố chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; UBND Thành phố đã tính và đã thu tiền sử dụng đất của chủ đầu tư, trongđó, có việc xác định tiền sử dụng đất tại một số lô đất với đơn giá 26 triệu đồng/m2(bằng chi phí đầu tư bình quân) là không đúng quy định, cần phải được xem xét, xác định lại giá đất để truy thu, tránh thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

– UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương chỉ định 02 nhà đầu tư là Tập đoàn Lotte và Vingroup tại 02 dự án (Khu phức hợp thông minh, diện tích 5,012 havà Khu phức hợp thể thao – giải trí, diện tích 20,047 ha) là chưa thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu và Luật Đất đai. Tuy nhiên, đến nay chưa tính và thu tiền sử dụng đất của các chủ đầu tư.

Trách nhiệm liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc giao đất không qua đấu giá quyền sử dụng đất, đầu thầu dự án để lựa chọn nhà đầu tư và xác định tiền sử dụng đất phải nộp của các dự án như nêu trên thuộc trách nhiệm của lãnh đạo UBND Thành phố và các sở, ngành tham mưu như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm.

2.2.4. Đối với khu tái định cư 38,4 ha thuộc KĐTM Thủ Thiêm

Tại thời điểm thanh tra, các dự án thuộc Khu tái định cư 38,4 ha đã được Thanh tra Bộ Xây dựng và Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm tra và có kết luận. Tuy nhiên, thực hiện hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 68/TB-VPCP ngày 16/4/2019, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị UBND Thành phố báo cáo và cung cấp hồ sơ bổ sung. Bước đầu cho thấy: trong 04 dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, trong đó: (i) có 03 dự án được các nhà đầu tư xây dựng hoàn thành, bàn giao và thanh toán với UBND Thành phố để bố trí tái định cư. Hiện nay, do chưa bố trí tái định cư nên UBND Thành phố tiếp tục cho đấu giá để chuyển sang nhà ở thương mại; (ii) còn lại 01 dự án 1.330 căn hộ đã được nhà đầu tư thay đổi thiết kế từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại, chuyển nhượng cho người sử dụng1.122/1.228căn hộ, đồng thời, UBND Thành phố đã thanh lý hợp đồng đầu tư xây dựng khu tái định cư khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất là không đúng quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 118, Luật Đất đai năm 2013.

2.3. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư

Việc UBND Thành phố đã phê duyệt và điều chỉnh Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư trị giá 38.679.446 triệu đồnglà không đúng thẩm quyền quy định tại Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; tạm ứng, quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách chưa đúng với quy định tại Nghị định số 124/NĐ-CP ngày 18/5/2004; không hoàn trả tạm ứng hàng năm theo Luật Ngân sách với tổng giá trị 26.315.905 triệu đồng, theo đó, không tính lãi trên khoản tạm ứng từ ngân sách vào chi phí đầu tư bình quân khoảng 10.503.765 triệu đồng (tạm tính đến thời điểm 30/9/2018). Dẫn đến, việc UBND Thành phố lấy chi phí đầu tư bình quânlàm mức giá tối thiểu để tính tiền sử dụng đất các lô đất thương mại – dịch vụ – nhà ở đã giao cho chủ đầu tư các dự án trong KĐTM Thủ Thiêm là thiếu cơ sở pháp lý, chưa chính xác, có khả năng gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước, cần giao cho cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ, nếu có vi phạm, thất thoát thì phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Theo báo cáo của UBND Thành phố về đánh giá tổng quan cân đối vốn khi đầu tư KĐTM Thủ Thiêm và kết quả thanh tra: tổng chi phí phải trả là: 83.335.879 triệu đồng (gồm: 72.832.879 triệu đồng (chi phí đầu tư) + 10.503.000 triệu đồng (lãi tiền tạm ứng từ ngân sách)); Tổng thu dự kiến đến thời điểm hiện nay là 74.601.480 triệu đồng(trong đó, bao gồm giá trị 55 lô đất còn lại tạm tính theo giá thẩm định tại thời điểm năm 2016). Như vậy, việc đầu tư KĐTM Thủ Thiêm còn mất cân đối vốn khoảng 8.734.399 triệu đồng.

Trách nhiệm liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc lãnh đạo UBND Thành phố và các sở, ngành như: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm.

Về xử lý kinh tế

2.1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện xử lý một số nội dung về kinh tế chủ yếu sau đây:

-UBND Thành phốthực hiện thu hồi và hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho KĐTM Thủ Thiêm đến thời điểm 30/9/2018 là 26.315.905 triệu đồng; sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho KĐTM Thủ Thiêm là 4.286.225 triệu đồng.

-UBND Thành phốnghiên cứu các phương án khai thác quỹ đất còn lại trong KĐTM Thủ Thiêm, tính lại tiền sử dụng đất của các dự án đã giao cho nhà đầu tư; đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước và khắc phục tình trạng mất cân đối khi đầu tư xây dựng KĐTM Thủ Thiêm như Kết luận đã nêu trên.

– UBND Thành phố thu hồi về ngân sách nhà nước khoản tiền sử dụng đất dự kiến thanh toán cho các dự án BT bổ sung đối với Công ty Đại Quang Minh là 1.800.529 triệu đồngvà lãi suất chậm nộp từ khi phát sinh đến nay.

– Giao cho Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ (Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư), UBND Thành phố và Thanh tra Chính phủ thực hiện xác định đúng chi phí đầu tư bình quân đối với diện tích đất sạch mà nhà nước đã dùng tiền ngân sách để đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng KĐTM Thủ Thiêm, trên cơ sở đó, làm mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất và lựa chọn nhà đầu tư dự án theo quy định.Trong đó: (i) kiểm tra, làm rõ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với khoản lãi trên số tiền tạm ứng từ ngân sách nhà nước khoảng 10.503 tỷ đồng; (ii)xem xét, kiến nghị xử lý đối vớikhoản chênh lệch do xác định, trình và phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 17.042.000 triệu đồng. Các công việc nêu trên đề nghị hoàn thành trước ngày 30/9/2019 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

– Kiến nghị để giao cho Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, xác định lại tổng mức đầu tư và giá trị tiền sử dụng đất theo giá thị trường và quy định của pháp luật, nhằm tránh thất thoát tiền của Nhà nước, khắc phục tình trạng mất cân đối vốn như hiện nay đối với các dự án BT đang thực hiện trong KĐTM Thủ Thiêm; trong quá trình Kiểm toán, đề nghị xem xét, sử dụng các kết quả qua thanh tra đã phát hiện như: (i) khoản chênh lệch giảm giữa các quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho dự án BT 04 tuyến đường chính thiếu căn cứ và chưa đúng quy định 3.901.705 triệu đồng; (ii) các khoản do phê duyệttổng mức đầu tư của các dự án BT tăng saikhoảng 1.734.025,50 triệu đồng; (iii) loại khỏi chi phí khi quyết toán Dự án 04 tuyến đường chính 25.422 triệu đồnglà khoản chi phí không đủ điều kiện quyết toán vào dự án…

2.2. Đối với các dự án thuộc Khu tái định cư 38,4 ha

UBND Thành phố sớm báo cáo và cung cấp tài liệu, hồ sơ bổ sung theo Thông báo số 68/TB-VPCP ngày 16/4/2019 của Văn phòng Chính phủ để Thanh tra Chính phủ có kết luận bổ sung trong kết quả kiểm tra, rà soát các dự án thuộc Khu tái định cư KĐTM Thủ Thiêm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

– Rà soát việc thay đổi quy hoạch chi tiết tại các dự án đã và đang đầu tư xây dựng, trong đó, tập trung rà soát các dự án như: Khu dân cư phía Nam đường Mai Chí Thọ…; Rà soát các dự án đã có quyết định giao đất để xem xét, xử lý, tính toán lại giá trị quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, tránh thất thoát tiền của Nhà nước.

– Kiểm tra, rà soát các dự án đã có chủ trương và ký hợp đồng thực hiện dự án có sử dụng đất với các nhà đầu tư nhưng chưa giao đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định; sớm tiến hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án lựa chọn nhà đầu tư đối với 55 lô đất còn lại, trong đó, có bao gồm các lô đất đã được UBND Thành phố có thông báo dừng chủ trương thanh toán cho các dự án BT trong và ngoài KĐTM Thủ Thiêm như: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Cầu Thủ Thiêm 4, kè bờ sông Sài Gòn…

– Rà soát các dự án BT, dự án đối ứng và dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất không đúng quy định của Luật Đất đai để xác định lại giá đất theo giá thị trường và theo quy định của pháp luật, tránh thất thoát tài sản nhà nước.

– Chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án, nhằm sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng KĐTM Thủ Thiêm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về xử lý trách nhiệm

– Giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư vấn, các nhà đầu tư dự án, v.v đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong Phần Kết quả và Kết luận thanh tra.

– Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.

– Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48772878

 

Việt Nam có thể giải quyết dứt điểm

khiếu kiện tập thể về đất đai?

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản yêu cầu lãnh đạo thành phố Đà Nẵng dành thời gian tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, chủ yếu liên quan đất đai; đồng thời tập trung thực hiện dứt điểm các kết luận của thanh tra, kiến nghị của cơ quan ban ngành trung ương có liên quan.

Tin mừng cho dân oan Đà Nẵng?

Truyền thông trong nước, vào ngày 25 tháng 6 cho biết Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa có buổi làm việc với Chính quyền thành phố Đà Nẵng và đã truyền đạt kết luận bằng văn bản của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, giữ vai trò Tổ trưởng rằng Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng được yêu cầu cần tập trung thực hiện tốt trong việc phát triển kinh tế xã hội, phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân và ổn định cho người dân có được cuộc sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ khi triển khai các dự án có thu hồi đất.

Văn bản truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình còn yêu cầu lãnh đạo thành phố Đà Nẵng phải dành thời gian để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài và xử lý triệt để những tồn tại sai phạm trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công.

Thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất ở khu vực miền Trung, Việt Nam được Chính phủ Hà Nội đặt mục tiêu quy hoạch trở thành một thành phố xanh, hiện đại, mang tính toàn cầu và là nơi ngụ cư lý tưởng cho khoảng 2,5 triệu người đến năm 2030. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, không ít cư dân Đà Nẵng trở thành “dân oan” khiếu kiện vì không nhận được bồi thường tái định cư thỏa đáng trong các dự án quy hoạch phát triển thành phố.

Ông Chiến là một trong số những người dân ở Đà Nẵng phải ngược xuôi ra vào Hà Nội để khiếu nại, khiếu kiện liên quan mảnh đất của mình, thuộc diện quy hoạch của một dự án ở phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Vào tối ngày 25 tháng 6, ông Chiến bày tỏ niềm vui mừng khi nghe được thông tin Chính quyền Đà Nẵng sẽ giải quyết dứt điểm khiếu nại, khiếu kiện của cư dân địa phương:

Đi thưa cá nhân cũng có, tập thể cũng có nhưng bị bác đơn, không xử cho ai hết. Ra Văn phòng Chính phủ lấy 5 giấy của Văn phòng Chính phủ chuyển vô cho tỉnh thì cũng không giải quyết. Khi đi lấy tài liệu hay đi xin tài liệu thế nào cũng bị xe theo cán. Nói thật phim xã hội đen sao thì còn hơn thế nữa. Ba lần như vậy. Cuối cùng 8 ông đi tù nhưng cũng không được trả gì hết

-Dân oan Lê Thị Tưởng

“Lâu lâu họ (chính quyền địa phương) cũng giải quyết cho mình, nhưng lâu quá. Hơn 10 năm rồi. Cũng gần gần dứt điểm, nói cho đúng thì cũng gần thỏa đáng rồi. Bây giờ nghe tin này thì mừng lắm. Mừng cho dân và mừng cho Nhà nước nữa.”

Mặc dù vậy, Đài RFA cũng được nghe nhiều chia sẻ của người dân Đà Nẵng đi khiếu kiện dai dẳng trong nhiều năm rằng họ không lấy làm lạc quan trước thông tin vừa nêu.

Bà Đỗ Phan, một phụ nữ luống tuổi đã phải nhiều lần khăn gói đi đến các cơ quan Trung ương ở Hà Nội để khiếu nại, khiếu kiện suốt 24 năm trường, nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Năm 2018, tôi đi ra Hà Nội lại và Bộ Tài nguyên-Môi trường có ra công văn chỉ đạo về địa phương, nhưng họ cũng không giải quyết. Tôi kiện thành phố Đà Nẵng đã không thực hiện theo những văn bản của Trung ương, mà còn ra thông báo chấm dứt khiếu nại của tôi. Thành ra tôi kiện Chủ tịch thành phố Đà Nẵng không ra quyết định giải quyết khiếu nại của công dân như luật định. Họ đã mời tôi đến Tòa án thành phố Đà Nẵng để hòa giải một lần rồi, nhưng UBND thành phố Đà Nẵng đã không đến hòa giải.”

Bà Đỗ Phan nhấn mạnh rằng bà rất lo lắng vì ngày một già, sức tàn lực yếu nhưng không biết đến bao giờ trường hợp đất đai khuất tất của gia đình được Chính quyền thành phố Đà Nẵng giải quyết dứt điểm.

Nhà báo độc lập Lê Hải, từ Đà Nẵng lên tiếng với RFA rằng theo ghi nhận của ông thì các vụ kiện thưa như thế, có thể nguyên đơn sẽ là người thua kiện. Nhà báo thuật lại kết quả 4 phiên tòa phúc thẩm được Trung ương mở ra xét xử tại Đà Nẵng trong cùng một ngày, hồi trung tuần tháng 6 mà ông đã đến tham dự:

“Trong 4 phiên tòa đó thì đều dân kiện chủ tịch quận, kiện chủ tịch thành phố, kiện chủ tịch tỉnh nhưng cuối cùng tất cả 4 phiên tòa được tuyên đều y án như kết luận của tòa sơ thẩm, tức là các quan chức luôn luôn thắng nhân dân. Và trong cả 4 phiên tòa không có một đại diện nào của các cán bộ bị kiện có mặt, tuy nhiên vẫn thắng kiện.”

Không bao giờ dứt điểm

Bộ Tài nguyên-Môi trường ghi nhận số liệu khiếu kiện về đất đai của dân chúng chiếm hơn 90% trong tổng số các các vụ khiếu kiện, khiếu nại tại Việt Nam tính đến hết tháng 6 năm 2012. Và theo báo cáo của Quốc Hội, công bố vào trung tuần tháng 11 năm 2018 cho thấy số đơn khiếu nại, tố cáo của người dân trong năm 2018 cao hơn năm trước đó, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức nhà nước. Còn Ban Tiếp công dân cho biết trong năm 2018 đã phối hợp với các cơ quan và địa phương tổ chức tiếp gần 20 ngàn lượt người, hơn 500 đoàn khiếu kiện tập thể, tiếp nhận và xử lý hơn 13 ngàn đơn thư.

Vào đầu tháng 2 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiếp tục tập trung kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài.

RFA nêu vấn đề với Mục sư Dương Kim Khải rằng qua các yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, có phải thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết rốt ráo các khiếu nại, khiếu kiện kéo dài của người dân nhất là liên quan đất đai hay không, và được Mục sư Dương Kim Khải, một tù nhân lương tâm đã từng tham gia khiếu kiện đất đai tập thể hàng chục năm khẳng định rằng ông không có niềm tin là sẽ giải quyết được.

“Khó tin ở chỗ Cộng sản là phe nhóm cho nên Trung ương nói thế nhưng không biết địa phương có nghe hay không. Tất cả mọi công văn của Hà Nội đưa vào thành phố Hồ Chí Minh thì hoàn toàn họ không chịu giải quyết. Bây giờ, vụ Thủ Thiêm và Lộc Hưng cũng thế.”

Vào giữa năm 2018, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng cho biết có đến 75% khiếu nại ở thành phố này liên quan nhà đất. Và theo ghi nhận của RFA, trường hợp cư dân Thủ Thiêm khiếu kiện tập thể suốt hai thập niên qua là một ví dụ điển hình. Các dân oan Thủ Thiêm ta thán rằng họ giống như một trái bóng căng phồng, chứa đầy nỗi uất ức tan nhà nát cửa mà các cơ quan từ Trung ương đến địa phương cứ đá qua, đá lại vì đùn đẩy, né tránh trách nhiệm không chịu giải quyết. Hay vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, TP.HCM xảy ra hồi đầu tháng 1 vừa qua, mà dư luận cho là một vụ cưỡng chế kinh hoàng, nhưng Chính quyền TP.HCM vẫn “bình chân như vại” không thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương là phải tiếp xúc và đối thoại với cư dân vườn rau Lộc Hưng, sau khi nhóm đại diện dân oan Lộc Hưng trong vòng 6 tháng qua ra tận Hà Nội để khiếu nại, khiếu kiện.

Trong 4 phiên tòa đó thì đều dân kiện chủ tịch quận, kiện chủ tịch thành phố, kiện chủ tịch tỉnh nhưng cuối cùng tất cả 4 phiên tòa được tuyên đều y án như kết luận của tòa sơ thẩm, tức là các quan chức luôn luôn thắng nhân dân. Và trong cả 4 phiên tòa không có một đại diện nào của các cán bộ bị kiện có mặt, tuy nhiên vẫn thắng kiện

-Nhà báo Lê Hải

Còn những trường hợp hiếm hoi được chính quyền địa phương giải quyết theo quyết định của các cơ quan Trung ương thì kết quả được khả quan hay không? Bà Lê Thị Tưởng cho biết cuộc khiếu nại, khiếu kiện của bà và hàng trăm hộ dân ở Trị An từ năm 1997 kéo dài hơn 20 năm với kết quả:

Đi thưa cá nhân cũng có, tập thể cũng có nhưng bị bác đơn, không xử cho ai hết. Ra Văn phòng Chính phủ lấy 5 giấy của Văn phòng Chính phủ chuyển vô cho tỉnh thì cũng không giải quyết. Khi đi lấy tài liệu hay đi xin tài liệu thế nào cũng bị xe theo cán. Nói thật phim xã hội đen sao thì còn hơn thế nữa. Ba lần như vậy. Cuối cùng 8 ông đi tù nhưng cũng không được trả gì hết.”

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một luật trong Nhóm Luật sư hỗ trợ pháp lý cho cư dân vườn rau Lộc Hưng cho rằng dù Chính phủ, Thanh tra nỗ lực bao nhiêu chăng nữa và dù Cơ quan Tiếp dân mở rộng đến cấp nào đi nữa thì càng thể hiện sự bế tắc trong chính sách đất đai, bởi quy định “đất đai sở hữu toàn dân”. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc quả quyết chỉ có công nhận quyền sở hữu tư nhân đất đai thì đất nước Việt Nam mới có thể chấm dứt tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đất đai kéo dài đằng đẵng và nhiều phức tạp.

Tôi nghĩ đến lúc Nhà nước phải cần xem xét lại chính sách đất đai. Quốc Hội cần phải minh thị bằng đạo luật, bằng sửa đổi. Theo đó, phải công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai và bình đẳng, cũng như chính sách về thu hồi đất cần phải có sự giám sát, sự hạn chế quyền của người thu hồi đất hiện nay. Và rõ ràng chính những vấn nạn trong đất đai là môi trường màu mỡ cho tham nhũng. Thật ra, tham nhũng đất đai là tham nhũng hàng đầu ở Việt Nam. Chính sách đất đai hiện hành gây ra tham nhũng, tạo ra lợi ích nhóm và nó gieo rắc bao nhiêu đau thương, mất mát cho người dân, biến đất nước Việt Nam hiện nay thành cường quốc của dân oan.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-vngovt-finish-resolving-the-issue-collective-complaints-about-land-06252019150636.html

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng:

‘Chi tiền cho cái xấu là giúp cái xấu phát triển’

Các doanh nghiệp cần phải chấm dứt việc đăng quảng cáo trên các kênh độc hại tại YouTube, Việt Nam tuyên bố hôm thứ Ba 25/6.

Các video clip bị coi là độc hại gồm cả các video ‘bẩn’ và các video có chứa nội dung ‘độc hại’ tuyên truyền chống nhà nước.

Quanh chỉ thị yêu cầu ngưng quảng cáo trong clip ‘xấu độc’

Quanh bài về mạng XH của ông Võ Văn Thưởng

Tranh cãi về mạng xã hội ‘nhà trồng’ VCNET của Ban Tuyên Giáo

Chủ trì cuộc họp với các nhà quảng cáo hàng đầu Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các hãng chấm dứt việc trả tiền quảng cáo trên cáo kênh YouTube có nội dung ‘xấu hoặc độc hại’.

Việt Nam đã thắt chặt kiểm soát đối với các nội dung bất đồng chính kiến trên mạng, do giới chỉ trích quay sang dùng mạng xã hội để lên tiếng phản kháng.

Luật an ninh mạng gây nhiều tranh cãi đã được thông qua hồi năm ngoái.

Thông qua luật này, giới chức đòi các hãng công nghệ khổng lồ toàn cầu như Google và Facebook phải chặn các nội dung ‘độc hại’ trên các trang của mình, và trao nộp dữ liệu người dùng cho giới chức khi được yêu cầu.

“Chúng tôi [tính đến ngày 25/6] đã gửi công văn cảnh báo tới 100 nhãn hàng có quảng cáo đăng trên các video xấu, độc vi phạm luật Việt Nam,” ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử nói.

Trong số các hãng cử đại diện tham dự cuộc họp có Yamaha, Grab, tập đoàn phát triển bất động sản FLC Group, và tập đoàn Vincom, theo hãng tin AFP.

Trước đó, truyền thông nhà nước nói Việt Nam đã gửi cảnh báo tới Samsung Electronics, Huawei Technologies về việc đăng quảng cáo trên các trang bất hợp pháp.

Việt Nam ‘mất tự do’ trong kỷ nguyên số hóa?

VN: 100 người tuyên bố bị vi phạm quyền tự do đi lại

Facebook ở Việt Nam: Cần thay đổi thái độ với người dùng?

Một số hãng có mặt trong cuộc họp nói họ đã bắt đầu tuân thủ yêu cầu của giới chức.

“Chúng tôi đang rà soát cẩn thận các kênh đang hoạt động để giảm thiểu rủi ro trong tương lai,” ông Trần Tuấn Anh, giám đốc điều hành hãng bán lẻ trực tuyến Shopee Việt Nam, là hãng đã dừng việc quảng cáo trên YouTube, nói.

Ông Nguyễn Thanh Lâm nói hiện nay trên YouTube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật.

Với việc mảng truyền thông độc lập bị hạn chế và biểu tình dưới mọi hình thức đều không được cho phép, các nhà hoạt động chủ yếu chuyển sang các mạng xã hội để bày tỏ sự phản kháng, hoặc kêu gọi cải tổ chính trị.

Facebook là mạng xã hội rất đông người dùng ở Việt Nam, là dịch vụ quen thuộc với hơn nửa dân số 95 triệu người. Tuy nhiên, YouTube đang ngày càng được các nhà hoạt động sử dụng nhiều, cả ở trong và ngoài Việt Nam.

Doanh nghiệp VN nên quảng cáo trên nền tảng VN?

Trong cuộc họp mới nhất này, Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ nêu yêu cầu gỡ bỏ quảng cáo trên các nền tảng của nước ngoài, mà còn yêu cầu tăng cường mua quảng cáo trên các nền tảng của Việt Nam.

“Chúng ta mua quảng cáo trên các nền tảng sạch tức là đã giúp cho đất nước sạch hơn, giúp các công ty sạch phát triển. Ngược lại, nếu mua quảng cáo trên một nền tảng xấu độc là vô hình trung tiếp tay để hại đất nước mình,” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

“Chúng ta chi tiền cho ai, cái gì thì người đó, cái đó sẽ phát triển. Chi tiền cho cái xấu tức là giúp cái xấu phát triển. Chi tiền cho cái tốt là giúp cái tốt phát triển, làm lu mờ cái xấu. Bởi vậy, tương lai Việt Nam có tốt đẹp hay không là do các các doanh nghiệp chi tiền vào đâu, cần cân nhắc mỗi hành động của mình,” Bộ trưởng chia sẻ.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48772998

 

Thế nào là thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam

 trên Youtube?

Trung Khang, RFA

Theo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, các clip xấu độc trên Youtube đã trở lại với mức độ phạm vi mở rộng, cần xử lý.

Thông tin vừa nêu được Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử  đưa ra tại buổi làm việc chấn chỉnh hoạt động đưa thông tin và quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, do Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức hôm 25/6.

Theo Cục Phát thanh truyền hình, hiện bộ lọc của Youtube hoạt động vẫn còn kẽ hở, sự phối hợp của chính phủ và Youtube còn thụ động… dẫn đến việc video clip xấu độc phát tán ngày càng nhiều!?

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, Bộ thông tin và Truyền thông lẫn Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử lại không đưa ra chi tiết cụ thể thế nào là video clip xấu độc, thế nào là video clip vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trao đổi với RFA hôm 25/6 về vấn đề này, từ Nha Trang, Nhà báo Võ Văn Tạo, nhận định:

Phát biểu của ông Cục phó Thông tin – Truyền thông, chủ yếu họ hướng tới các clip có tính chất chính trị của những người phê phán hay bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền.
-Nhà báo Võ Văn Tạo

“Thật ra theo dõi các video clips trên mạng thì tôi thấy có những clips đàng hoàng đứng đắn nhưng cũng có không tốt. Tuy nhiên phát biểu của ông Cục phó Thông tin – Truyền thông, chủ yếu họ hướng tới các clip có tính chất chính trị của những người phê phán hay bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền. Ngoài ra cũng có những clip ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, vấn đề tệ nạn xã hội. Tất cả những cái đó nhà nước Việt Nam coi là xấu độc hại. Nhưng ở nước khác thì người ta coi quan điểm chính trị là tự do. Vì vậy Việt nam yêu cầu những trang mạng, đặc biệt là Youtube phải gỡ bỏ những clip đó. Nhưng nhà chức trách cho rằng tỷ lệ gỡ bỏ không được bao nhiêu, như cóc bỏ dĩa, gỡ trang này thì mọc ra trang khác với đúng nội dung như thế.”

Tính đến thời điểm hiện tại, theo Bộ thông tin và Truyền thông, quá trình cơ quan này tự đo kiểm và phối hợp cùng số liệu từ Google, công ty mẹ của YouTube, đã phát hiện 55.000 videos có nội dung bị cho là ‘bạo lực, xấu độc và vi phạm pháp luật, phát tán tin giả’.

Chỉ trong năm 2018, đã gỡ bỏ 8.000 videos có những nội dung xấu độc. Tuy nhiên, theo cơ quan này, do cơ chế quản lý nội dung trên YouTube còn nhiều bất cập, nên việc gỡ bỏ này, ‘chỉ như bắt cóc bỏ đĩa’.

Nhà báo Ngô Nhật Đăng hôm 25/6 đưa ra nhận định từ Hà Nội:

“Thế nào là thông tin xấu và độc hại? Đó là cái thông tin mà chúng ta tạm gọi là ‘nói xấu đảng, nhà nước, các lãnh đạo’ đấy là độc hại nhìn theo phía nhà nước. Vậy độc hại là gì? Họ cần phải có định nghĩa chính xác, nhưng tôi nghĩ cái này gây sự hài hước trong xã hội, như dân gian thường nói ‘đít trà đen rồi, bôi  cái gì thì nó cũng không đen hơn được nữa.’”

Hồi đầu năm 2019, Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam cũng cáo buộc Facebook vi phạm pháp luật Việt Nam vì không đáp ứng tốt việc bóc gỡ các fanpage có những hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Trong khi đó, theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử, thời gian qua tuy Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ nhiều video clips xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của Cục nhưng vẫn còn nhiều videos xấu độc loại khác xuất hiện trên Youtube, như những sai phạm được cho là do các nhà sáng tạo nội dung của Việt Nam. Theo cơ quan này, những nội dung sai chủ yếu là gợi dục, kích động bạo lực, giang hồ mạng, cổ vũ cờ bạc, ma túy, sử dụng nhạc và hình vi phạm bản quyền…

Anh Lã Việt Dũng, sống tại Hà Nội, người có nhiều videos phản biện trên mạng xã hội, hôm 25/6 đưa ra ý kiến của mình:

“Việc họ nói chấn chỉnh quảng cáo, thì về nội dung độc hại của họ rất là trừu tượng, và rõ ràng họ đang nhắm tới là thông tin lề trái, thông tin phản biện xã hội mà mọi người đưa lên đấy, chứ không có gì là độc hại cả. Mình  không nghĩ google và facebook hợp tác như chính phủ Việt Nam mong muốn, mặc dù tất nhiên Google và Facebook vẫn phải có chức năng kiểm duyệt nhất định về mặt nội dung thông tin, không đả kích người khác, không tình dục trẻ em, không có một số cái vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của họ… Tôi không nghĩ Google và Facebook hợp tác với Việt Nam để chặn thông tin trái chiều.”

Theo nhà báo Võ Văn tạo, lâu nay, đặc biệt là những tháng gần đây, cộng đồng mạng lên tiếng rất nhiều, đặc biệt là những người có tài khoản mạng xã hội bị phá hoại, bị chặn, bị treo… Ông nói tiếp:

“Bản thân tôi cũng bị chặn, riêng Facebook, Youtube họ có nêu ra tiêu chuẩn cộng đồng, nhưng khi tôi bị phạt thì tôi thấy nó chẳng ăn nhập gì chuyện vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Tôi biết chắc là đội ngũ dư luận viên, rồi an ninh mạng, có hàng chục nghìn người như thế, họ bỏ tiền ra để thuê hàng chục nghìn người phá hoại như thế, cái đó là phá hoại tự do thông tin trên mạng đấy.”

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Google đo kiểm, cứ 10 đồng kiếm được nhờ video sai phạm, độc hại trên YouTube thì 5,8 đồng đến từ các video có nguồn gốc Việt Nam. Hiện Việt Nam đang đứng đầu thế giới về kiếm tiền từ video YouTube mà Bộ này cho là xấu độc.

Cũng trong buổi gặp ngày 25/6, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã phát hiện khoảng 100 nhãn hàng trong nước vi phạm quảng cáo trong các clip xấu độc.

Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp khi nhận cảnh báo đều rất bất ngờ, do Google và YouTube hiện đều có chức năng mua thẳng quảng cáo, không qua đại lý, pháp nhân ở Việt Nam, thanh toán qua thẻ tín dụng. Chính quyền Việt Nam cho rằng đây là hoạt động vi phạm pháp luật và nhà nước không thu được bất kỳ đồng thuế nào trên doanh thu từ những hoạt động này.

Thế nào là thông tin xấu và độc hại? Đó là cái thông tin mà chúng ta tạm gọi là ‘nói xấu đảng, nhà nước, các lãnh đạo’ đấy là độc hại nhìn theo phía nhà nước. Vậy độc hại là gì? Họ cần phải có định nghĩa chính xác.

-Nhà báo Ngô Nhật Đăng

Nhà báo Ngô Nhật Đăng nhận định:

“Chúng ta đã thấy đầy sự mâu thuẫn, thế nào là độc hại, mà không có tiêu chí cụ thể. Chúng ta đều biết thiên chức của nhà báo là phải phản biện để đưa đất nước khá hơn. Đối tượng phản biện là chính phủ, vì những người cầm quyền mới có thể tác động đến tình hình đất nước.  Thì đúng ra nhà nước phải lắng nghe ý kiến phản biện thì lại bóp nghẹt, không cho phép, coi ý kiến phản biện là độc hại, thì sẽ không giúp gì cho đất nước, tình hình đất nước sẽ càng tăm tối hơn.”

Theo Anh Lã Việt Dũng, họ không thích bất cứ một ai nói trái ý họ, họ cũng không thích bất cứ một ai đưa thông tin mà họ đã giấu nhẹm bao nhiêu năm nay. Điều đó phản ánh sự sợ hãi của họ, khắc chế chính quyền hay còn được gọi là tà quyền, chính quyền mà gian trá thì luôn luôn sợ sự thật.

Phát biểu tại buổi làm việc hôm 25/6, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng doanh nghiệp muốn thịnh vượng lâu dài phải song hành cùng với sự thịnh vượng của đất nước. Các doanh nghiệp dù trong nước hay nước ngoài đều phải tuân thủ luật pháp, thượng tôn pháp luật của nước sở tại.

Anh Lã Việt Dũng nhận định:

“Ông Hùng nói doanh nghiệp muốn thịnh vượng thì thịnh vượng cùng đất nước, ông nói sai, vì khi doanh nghiệp thịnh vượng thì đất nước thịnh vượng. Nhưng vấn đề là ông đang nói doanh nghiệp muốn thịnh vượng thì phải để cho đảng cũng thịnh vượng, ông đang đánh tráo khái niệm giữa đảng và đất nước. Rõ ràng những thông tin trái chiều không làm suy yếu đất nước này, mà chỉ làm suy yếu đảng cộng sản thôi.”

Còn nhà báo Võ Văn Tạo thì cho rằng, thật ra ông Hùng rất khôn ngoan, nói lập lờ chung chung như thế, không nói cụ thể clip độc hại như thế nào thì làm hại cho đất nước, ai hiểu thế nào cũng được. Ông nói tiếp:

Chứ những người theo dõi tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam thì ý họ là muốn ‘nghiêm,’ muốn phá, muốn bóc dỡ những clips có liên quan đến quan điểm chính trị, những clip chỉ trích phê phán những yếu kém của cơ quan quản lý chính phủ Việt Nam… nhất là clips của các trí thức phản biện. Nhưng ngoài ra, theo ý ông Hùng cũng có thể hiểu là những clips ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục… mạng xã hội mà, cũng có cái xấu… thì quốc gia nào cũng cần luật để trị những cái đó… Nhưng luật anh có phù hợp với các quốc gia văn minh hay không lại là chuyện khác, nhưng ở Việt Nam rất tiếc rằng dù có những chỉnh sửa trong văn bản luật, nhưng quá trình thực hiện cũng còn lạc hậu lắm.”

Báo cáo Minh bạch mới đây của Facebook cho biết trong 6 tháng cuối năm 2018, số nội dung bị giới hạn từ Việt Nam đã tăng hơn 500% so với 6 tháng trước đó. Nguyên nhân là do Việt Nam thắt chặt kiểm soát nội dung trên các trang mạng xã hội.

Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Việt Nam hy vọng luật mới sẽ giúp bảo đảm an toàn an ninh mạng cho Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng, luật an ninh mạng nhằm ngăn cản các tiếng nói phản biện tại Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-information-violates-the-vietnamese-law-on-youtube-06252019140523.html

 

Nhà cầm quyền CSVN

tăng cường kiểm soát Google, Youtube

Tin Vietnam.-  Báo Vietnamnet ngày 25 tháng 6 năm 2019 loan tin, ông Nguyễn Mạnh Hùng, bộ Trưởng thông tin và Truyền thông CSVN  đã tổ chức buổi làm việc với mục đích tìm “kế” ngăn chặn Google, và Youtube đăng các thông tin liên quan đến nhà nước cộng sản hay còn gọi là tin “xấu độc”.

Theo ông Hùng, Google, và Youtube đã mắc sai phạm lớn khi cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp từ công ty này mà không thông qua đại lý quảng cáo trong nước, và cơ chế cai quản nội dung đăng tải lỏng lẻo. Và ông Hùng còn cho rằng, sai phạm trên còn có lỗi từ các đại lý quảng cáo của Google tại Việt Nam, những người mua quảng cáo từ ông lớn trên, các công ty mạng lưới MCN, và cuối cùng là của người sáng tạo nội dung đoạn Youtube.

Trước tình trạng này, ông Hùng đề nghị các bên liên quan phải có tin thần thượng tôn pháp luật. Youtube, và Google đến Việt Nam làm ăn, thu tiền và trở nên giàu có, nhưng không tuân thủ luật pháp thì không được chào đón. Vì vậy, ông Hùng muốn công ty này phải cảm thấy có tội khi đã trả tiền cho các video xấu độc gây hại cho người Việt, cho con cháu người Việt.

Tiếp đến, chính phủ CSVN sẽ sử dụng biện pháp pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để yêu cầu công ty này phải tuân thủ luật pháp; đồng thời cùng với ngân hàng nhà nước ngăn chặn dòng tiền mà Google trả cho các video xấu độc. Ngoài ra, nhà cầm quyền sẽ mạnh tay truy tìm để giải quyết những người làm ra các video được gọi là xấu độc.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-csvn-tang-cuong-kiem-soat-google-youtube/

 

Mỹ ‘lần đầu’ bán trực thăng thương mại cho Việt Nam

Viễn Đông

Hai chiếc trực thăng thương mại đầu tiên của Mỹ đã được bàn giao cho phía Việt Nam, và Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Daniel Kritenbrink, nói rằng đây là “một mốc quan trọng”.

Ông David Sale, Giám đốc Điều hành phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tập đoàn Bell, mới cho VOA tiếng Việt biết rằng Công ty trực thăng miền bắc, vốn thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, mua hai chiếc trực thăng Bell 505 để phục vụ cho dịch vụ du lịch ở Vịnh Hạ Long, và nói rằng đây là hợp đồng “quan trọng” đối với cả hai bên.

“Hàng không là một ưu tiên hàng đầu cho cả Mỹ lẫn Việt Nam. Bell có lịch sử lâu đời về việc đổi mới, và sự hợp tác giữa Bell và Công ty trực thăng miền Bắc, một doanh nghiệp điều hành trực thăng hàng đầu, sẽ định hình tương lai của chúng tôi ở Việt Nam”, ông Sale nói.

XEM THÊM:

Tuần duyên Mỹ muốn hợp tác ‘lâu dài’ với Cảnh sát Biển VN

Theo tìm hiểu của phóng viên VOA Việt ngữ, Bell 505 là loại trực thăng 5 chỗ ngồi sử dụng “công nghệ hàng không tiên tiến”, với giá thành hơn một triệu đôla một chiếc.

Ngoài Việt Nam, ông Sale cho biết rằng các nước khác cũng sử dụng trực thăng này gồm Campuchia, Indonesia và Australia. Không chỉ sản xuất trực thăng thương mại, tập đoàn Bell còn bán cả các máy bay lên thẳng quân sự.

Công ty trực thăng miền Bắc nói trên trang web của mình rằng doanh nghiệp nhà nước này “có đủ năng lực để cung cấp dịch vụ trực thăng” phục vụ du lịch, chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam, thăm dò và khai thác dầu khí cũng như tìm kiếm cứu hộ.

Tôi cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu cho một sự hợp tác kinh tế lớn hơn nhiều trong thời gian sắp tới.

Đại sứ Kritenbrink nói.

Công ty này cho biết “đang sở hữu đội tàu bay trực thăng tiên tiến, hiện đại” từng mua của Nga và châu Âu như Mi-17 và EC-155B1.

Viết trên Facebook của Đại sứ quán Mỹ, đại sứ Kritenbrink nói rằng “dù đã có trực thăng Mỹ ở Việt Nam trong những năm gần đây, song đây là lần đầu tiên có giao dịch thương mại”.

“Tôi muốn chúc mừng Bell và các đối tác của họ về thỏa thuận này. Tôi cho rằng đây mới chỉ là khởi đầu cho một sự hợp tác kinh tế lớn hơn nhiều trong thời gian sắp tới”, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Việt Nam nói.

XEM THÊM:

Hoa Kỳ muốn Việt Nam có thiết bị quân sự tốt nhất ‘từ Mỹ’

Theo VietNamNet, Bell 505 “là dòng trực thăng hiện đại đầu tiên của Mỹ được Việt Nam biên chế kể từ sau khi kết thúc chiến tranh”. Báo điện tử này viết thêm rằng “không quân Việt Nam vẫn đang duy trì hoạt động của trực thăng UH-1 của Mỹ, vốn là chiến lợi phẩm sau năm 1975”.

Việc mua bán trên được thực hiện trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Mỹ mới xác nhận rằng Hoa Kỳ “cung cấp” cho Việt Nam máy bay huấn luyện T-6 cũng như đào tạo phi công quân sự Việt Nam để giúp quốc gia cựu thù tăng cường “khả năng phòng thủ”.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái khẳng định với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-b%C3%A1n-tr%E1%BB%B1c-th%C4%83ng-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-cho-vi%E1%BB%87t-nam/4974491.html

 

Trump chỉ trích Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng’ thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư đưa ra những chỉ trích mới nhắm vào Việt Nam về thương mại, cáo buộc nước này đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.

Ông đưa ra những phát biểu này trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business mà trong đó ông bình luận về một loạt vấn đề kinh tế, vài tiếng trước khi ông lên đường sang Nhật Bản dự hội nghị của Nhóm 20 cường quốc kinh tế.

“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc,” tổng thống nói, nhắc tới việc thuế quan của ông áp lên hàng hóa Trung Quốc đang khiến các công xưởng sản xuất dời đi các nơi khác để tránh chi phí gia tăng.

Phát biểu mới nhất của ông Trump cho thấy giọng điệu chỉ trích sắc bén hơn nhắm vào Việt Nam về thương mại, một trong những vấn đề hàng đầu trong chủ trương chính sách của ông suốt hơn hai năm rưỡi nắm quyền. Ông thường xuyên than phiền về thâm hụt mậu dịch của Mỹ và đang áp đặt những biện pháp quyết liệt hơn để điều chỉnh điều mà ông xem là sự mất cân bằng thương mại.

Việt Nam chưa đưa ra phản hồi ngay lập tức về bình luận này.

Dữ liệu về ngoại thương do Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ công bố vào đầu tháng 6 cho thấy thuế quan của Mỹ đang khiến một số công xưởng sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước đang được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại của ông Trump.

Hàng nhập khẩu Mỹ từ Việt Nam tăng 38 phần trăm trong bốn tháng đầu năm 2019 so với cùng kì năm ngoái, cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm cách mua từ các nhà cung cấp ở đó, CNN đưa tin.

Trước đó trong tháng này, ông Trump gọi Việt Nam là đối tác thương mại “thứ dữ” trong những bình luận dường như là khen ngợi. “Họ đàm phán rất tốt. Họ làm ăn kinh doanh rất tốt,” ông nói trong chương trình “Good Morning Britain” của đài ITV ở Anh.

XEM THÊM:

Trump nói Việt Nam là đối tác thương mại ‘thứ dữ’

Thâm hụt mậu dịch hàng hóa của Mỹ với Việt Nam tiếp tục gia tăng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào năm 2017, lên tới mức 39,5 tỉ đôla trong năm 2018 theo thống kê về ngoại thương của Cục Khảo sát Dân số Hoa Kỳ.

Chính quyền Trump đã tăng áp lực để Việt Nam điều chỉnh cán cân thương mại bằng cách áp thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong khi cân nhắc đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ.

Các chuyến thăm của ông Trump tới Việt Nam trong năm 2017 và 2019 cũng mang tới cho các doanh nghiệp Mỹ những thỏa thuận mua hàng hóa trị giá hàng chục tỉ đôla kí với các đối tác Việt Nam.

Trong khi đó Việt Nam nói đang tiếp tục chủ trương cải thiện môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam và đang “tạo điều kiện thúc đẩy xử lí” các vấn đề mà Mỹ quan tâm, được nói là bao gồm ôtô nhập khẩu, an ninh mạng, thanh toán điện tử và tài chính-tiền tệ.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-chi-trich-viet-nam-la-ke-lam-dung-thuong-mai/4974670.html

 

Các bộ trưởng EU phê chuẩn

thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Các bộ trưởng từ các nước thuộc Liên minh Châu Âu hôm thứ Ba đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Việt Nam, sẽ giảm thuế đối với 99 phần trăm hàng hóa trong thời gian 10 năm.

EU hi vọng hiệp định này, đầu tiên thuộc loại này với một quốc gia đang phát triển ở Châu Á và thứ hai với một thành viên của hiệp hội ASEAN, sẽ là bước đệm cho một thỏa thuận thương mại EU-Đông Nam Á rộng lớn hơn. Nó cũng bao gồm các khoản đầu tư.

Một hiệp định EU-Singapore theo lịch trình sẽ đi vào hiệu lực sau đó trong năm nay.

Hai bên sẽ kí hiệp định này tại Hà Nội vào Chủ nhật, ba năm rưỡi sau khi các cuộc đàm phán kết thúc. Nó vẫn sẽ cần sự chấp thuận của Nghị viện Châu Âu, nhưng điều này chưa chắc chắn do một số nhà lập pháp lo ngại về thành tích nhân quyền của Việt Nam.

Việt Nam, hiện đang được hưởng lợi từ việc tiếp cận ưu đãi các thị trường EU theo chương trình của khối này dành cho các nước đang phát triển, sẽ có được hạn ngạch cho các sản phẩm nông nghiệp, như gạo, tỏi và đường.

Đối với hàng xuất khẩu của EU, hiệp định cuối cùng sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu rất cao của Việt Nam, như lên tới 78 phần trăm đối với xe hơi và 50 phần trăm đối với rượu vang.

Hiệp định cũng sẽ khai mở lĩnh vực mua sắm công và các thi trường dịch vụ, như cho lĩnh vực bưu chính, ngân hàng và hàng hải.

Ủy hội Châu Âu ước tính rằng thỏa thuận sẽ tăng xuất khẩu của EU sang Việt Nam thêm 29 phần trăm và xuất khẩu từ Việt Nam sang Châu Âu 18 phần trăm.

EU đã có các thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore, và đã tiến hành đàm phán với các thành viên ASEAN khác là Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

https://www.voatiengviet.com/a/cac-bo-truong-eu-phe-chuan-thoa-thuan-thuong-mai-voi-viet-nam/4973345.html