Tin Việt Nam – 25/09/2019
Ông Triệu Tài Vinh: Phải vượt qua tin đồn
“cả nhà làm quan, gian lận thi cử”
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Triệu Tài Vinh sáng 25/9 lên tiếng về vụ việc bị đồn là cả nhà làm quan và nhất là vụ nâng điểm cho người nhà vừa qua ở Hà Giang.
Ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang nêu hai vụ việc vừa nêu làm ví dụ khi phát biểu trong Hội thảo khoa học “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới – những vấn đề về lý luận và thực tiễn” do Tạp chí Cộng sản tổ chức.
Nguyên văn lời ông được truyền thông trích dẫn: “Có lẽ nhiều người nghĩ tới chuyện năm 2013, trên Facebook nói về việc cả gia đình làm quan và vừa rồi là gian lận thi cử. Việc đó không sao, phải đối mặt với thực tế, vượt qua nó.”
Ông Vinh cũng thừa nhận việc chỉ được đào tạo 4 ngày trước khi làm Ủy viên Trung ương đảng Cộng sản VN
“Tôi không được quy hoạch công tác cán bộ cấp chiến lược, chỉ được bồi dưỡng 4 ngày làm Ủy viên Trung ương Đảng, tôi thấy rất ít”, báo Dân Việt dẫn lời nguyên Bí thư Trung ương cho hay.
Hồi năm 2016, ông Triệu Tài Vinh khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang xác nhận thông tin 8 người giữ các chức vụ khác nhau của tỉnh đều là người thân của ông nhưng “được bổ nhiệm đều đúng quy trình”.
Vụ gian lận thi cử trong kỳ thi Trung học phổ thông 2018 có một người con gái và hai cháu của ông Vinh nằm trong danh sách các thí sinh là con cháu cán bộ được nâng điểm bị phát hiện.
Con gái ông Vinh tên M sau khi chấm lại đã tụt 5,4 điểm so với số điểm công bố lần đầu.
Đầu tháng 7 năm nay, ông Triệu Tài Vinh thôi các chức vụ và được bổ nhiệm làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, là vị trí mà ông Đinh La Thăng được bổ nhiệm trước khi bị bắt.
Ông Đinh La Thăng, nguyên ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, hiện đang phải thụ án 30 năm tù về những sai phạm khi giữ chức chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam.
Chánh án phiên toà xử Linh “nựng”
bị cáo buộc bắt cóc 3 trẻ em
Tin từ Sài Gòn, ngày 25/9/2019: Nguyễn Hải Nam, thẩm phán từng làm chánh án phiên toà xử Linh “nựng” trong vụ án dâm ô với trẻ em, đã bị tố cáo tham gia bắt cóc ba trẻ em trong ngày 20/9.
Báo Pháp Luật Việt Nam đưa tin ông Nam cùng Lâm Hoàng Tùng và một phụ nữ đã bị cáo buộc tham gia bắt cóc 3 người con của chị Hoàng Thị Thu Thảo trong một vụ tranh chấp xung quanh việc mua bán một căn nhà ở địa chỉ 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1.
Trên mạng xã hội lan truyền video clip ghi lại cảnh ông Nam, Tùng và người phụ nữ kia cùng đến bằng taxi và xông vào căn nhà trên để bế 3 đứa trẻ ra ngoài. Tuy nhiên, họ bị người dân xung quanh bắt giữ lại.
Chị Thảo cho biết chị có hợp đồng mua căn nhà trên với bà Hoàng Trọng Anh Chi trị giá 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, do căn nhà chưa hoàn thiện nên chị mới trả gần 16 tỷ đồng và hai bên thoả thuận sẽ thanh toán nốt khi người bán hoàn thành việc xây dựng.
Gần 2 năm sau khi ký hợp đồng, người bán vẫn không chịu hoàn thiện việc xây dựng như đã thoả thuận và chị Thảo phải gửi đơn kiện đến Toà án quận 1 yêu cầu trả lại tiền đặt cọc, tiền phạt và các khoản tiền đã thanh toán sau khi không liên lạc được với người bán.
Rắc rối xảy ra khi ngày 08/1/2019 bà Chi lại làm hợp đồng uỷ quyền cho ông Tùng thực hiện việc xây dựng ở căn nhà trên, và giải quyết tranh chấp pháp lý. Việc này làm cho chị Thảo nghi ngờ bà Thảo dùng Tùng và Nam tạo rắc rối quanh căn nhà này hòng chiếm đoạt số tiền đặt cọc và lấy lại nhà. Nhiều ngày gần đây, mẹ con chị Thảo thường xuyên bị sách nhiễu. Chị Thảo đã làm đơn để cầu cứu cơ quan chức năng, và tìm nơi ẩn náu để được an toàn.
Ông Nam từng là phó chánh án ở quận 4. Sau phiên toà xử Nguyễn Hữu Linh, ông được chuyển về làm thẩm phán tại toà Gia đình và người chưa thành niên thuộc Toà án thành phố Sài Gòn.
https://www.sbtn.tv/chanh-an-phien-toa-xu-linh-nung-bi-cao-buoc-bat-coc-3-tre-em/
Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
bị 6 năm tù
Ông Lê Bạch Hồng – nguyên thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH bị TAND TP Hà Nội tuyên 6 năm tù giam và bồi thường 150 tỉ đồng với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng” trong phiên tòa hôm 25/9/2019. Trước đó, hôm 20/9, ông Lê Bạch Hồng bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 8-9 năm tù.
Tin từ truyền thông Việt Nam cho biết những sai phạm của ông Hồng được xác định xảy ra khi ông Hồng làm lãnh đạo tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, nhưng cố ý chỉ đạo cấp dưới làm sai, ký 3 hợp đồng cho Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) vay không đúng nguyên tắc đầu tư, không thu hồi được tiền, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 400 tỉ đồng.
Theo truyền thông trong nước, pháp luật không cho phép ALC II vay vốn của BHXH và ngược lại. Tuy nhiên, trong thời điểm tháng 2 đến tháng 3/2008, do nhu cầu về vốn để kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, Vũ Quốc Hảo – tổng giám đốc ALC II – đã gặp Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng giám đốc BHXH Việt Nam), Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch Tài chính) đặt vấn đề vay vốn tại BHXH.
Sau bút phê “đồng ý” của ông Ban và ông Hồng, 14 hợp đồng BHXH Việt Nam cho ALC II vay hơn 1.000 tỉ đồng đã được thực hiện. Việc này không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư quỹ BHXH, trái Luật BHXH. Tính đến nay, BHXH chưa thu hồi được nợ gốc và lãi của Công ty ALC II, số tiền hơn 1.700 tỉ đồng (gồm cả gốc và lãi).
Ngày 9/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, ra lệnh bắt, khám xét với ông Lê Bạch Hồng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999. Năm 2012 ông Hồng từng bị kỷ luật với hình thức khiển trách về Đảng do có nhiều sai phạm.
Thuốc ung thư giả Pharma:
Tòa xem xét ‘Hoa hồng’ và trách nhiệm Bộ Y tế
Tòa sơ thẩm tại TP Hồ Chí Minh sẽ xem xét nhiều vấn đề trong phiên xử vụ buôn bán thuốc chữa ung thư giả của Công ty VN Pharma, trong đó có tiền chi hoa hồng và trách nhiệm Bộ Y tế.
Phiên xử sơ thẩm 12 bị cáo thuộc VN Pharma diễn ra tại TP Hồ Chí Minh sáng 24/9 và sẽ kéo dài một tuần.
Đây là phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai về vụ án buôn thuốc giả ở VN Pharma. Vụ án Pharma đã kéo dài 6 năm, nhiều lần phải trả hồ sơ để điều tra lại.
VN Pharma: Công an khởi tố vụ án Thiếu trách nhiệm ở Bộ Y tế
VN Pharma: phát nhanh, sụp cũng chóng
Em chồng Bộ trưởng Tiến có ghế ở VN Pharma
Phiên tòa lần này có nhiều thay đổi. Tội danh của ông Nguyễn Minh Hùng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma) và 11 bị cáo khác được chuyển từ “Buôn lậu” sang “Buôn bán thực phẩm giả là thuốc chữa bệnh”, theo truyền thông Việt Nam.
Khung hình phạt của tội danh này là từ 20 năm tù tới chung thân hoặc tử hình.
Từ năm 2012, ông Hùng nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn về thuốc trị ung thư tại Việt Nam nên đã tìm cách nhập về loại H-Capita 500mg.
Do không có đủ giấy tờ tiêu chuẩn để nhập thuốc về Việt Nam, ông Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả các giấy tờ liên quan.
Phiên tòa lần này sẽ xem xét nhiều góc khuất của vụ án chưa được làm rõ như 14 tỷ đồng hoa hồng đã chi cho những ai? Ngoài nâng không giá lô thuốc ung thư giả H-Capita, các bị cáo còn nâng khống giá loại thuốc nào? Trách nhiệm của Bộ Y tế tới đâu? v.v…
Trách nhiệm bộ Y tế
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, người ký công văn cho VN Pharma nhập khẩu số thuốc chữa ung thư sau này được xác định là giả năm 2013, lại vắng mặt dù được triệu tập.
Tuy nhiên trong phiên xét xử này tòa sẽ tiếp tục làm rõ là trách nhiệm của Cục Quản lý dược Bộ Y tế, cụ thể là của ông Trương Quốc Cường, trong việc cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu các lô thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Dưới sự lãnh đạo của ông Cường, khi đó là Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục này đã cấp công văn cho phép VN Pharma nhập khẩu 200.000 hộp H-Capita dù hồ sơ của VN Pharma có nhiều sai sót.
Sau đó, VN Pharma đã nhập về kho 9.300 hộp thuốc H-Capita cho đến khi Cục Quản lý Dược có công văn yêu cầu VN Pharma tạm ngừng nhập khẩu, lưu hành thuốc vào ngày 11/4/2014.
Lần đầu tiên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có ý kiến chính thức về vụ việc này là hôm 20/9, khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra tại Cục Quản lý dược, Bộ Y tế liên quan việc cục này cấp phép cho 10 thuốc nhập khẩu từ ‘công ty ma’ Helix.
Bà Tiến được cho là đã nói với báo chí rằng vụ việc cần được xử “đúng người đúng tội, đúng sự việc, không oan sai và không bỏ sót tội”.
Năm 2018, báo chí Việt nam từng cho hay em chồng bà Tiến từng giữ vị trí phó Tổng Giám đốc Công ty VN Pharma.
14 tỷ đồng hoa hồng
Hội đồng xét xử cũng sẽ tiếp tục làm rõ nội dung 14 tỷ đồng mà VN Pharma dùng để trả cho hoạt động bán thuốc tại các bệnh viện từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015.
Đây là số tiền VN Pharma kiếm được nhờ nâng khống giá thuốc nhập khẩu. Nhưng cơ quan điều tra không xác định được đây là tiền nâng giá lô thuốc nào do VN Pharma chỉ nhận tiền mặt, không có hóa đơn thu chi.
Bên cạnh đó, hiện mới chỉ có trình dược viên VN Pharma khai về tiền chi “hoa hồng” chứ không có chứng cứ nào chứng minh tiền đã được đưa cho các bác sỹ, cán bộ của bệnh viện, do đó cơ quan điều tra không thể kết luận hành vi cụ thể trong việc “nhận hoa hồng”.
Dù đã sơ thẩm lần hai, câu hỏi về số tiền 14 tỷ này đến tay những ai vẫn chưa được trả lời.
Thuốc ung thư ‘không dùng cho người’
Trước đó, cơ quan điều tra xác định 9.300 viên thuốc H-Capita do VN Pharma nhập khẩu không có nguồn gốc rõ ràng, không sản xuất tại Canada như nêu trong hồ sơ nộp cho Cục Quản lý Dược.
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ xác định mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào.
Trong khi đó, cảnh sát Canada cho hay địa chỉ 392 đại lộ Wilson Toronto, ON M3H 1S9, Canada – nơi sản xuất thuốc như VN Pharma nêu trong hồ sơ – thực ra chỉ là một tòa nhà chứ không phải cơ sở kinh doanh và cũng không cấp mã số giấy phép kinh doanh cho Công ty Helix Canada.
Lô thuốc chữa ung thư vú, ung thư đại trực tràng mang nhãn mác Công ty Helix Canada của VN Pharma sau đó được xác định là giả nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không được dùng chữa bệnh cho người.
Trên thực tế, do Helix Canada là công ty ma nên không thể nhập khẩu thuốc vào Việt Nam. Do đó, ông Hùng đã bắt tay với một số công ty và đầu mối khác để làm giả hợp đồng mua bán, nâng khống giá thuốc từ 27 đô la/hộp lên hơn 61 đô la/hộp.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49806383
4 Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT bị kỷ luật
Truyền thông trong nước loan tin này cùng ngày.
Theo các Quyết định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo đối với 3 Thứ trưởng Bộ GTVT gồm: ông Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Nhật và Nguyễn Văn Công, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Riêng nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT giai đoạn 2011-2015 và 2016-2017 do đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác và Ban bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Trước đó, theo kết luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 35, Ban cán sự đảng Bộ GTVT đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Các Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng gồm: ông Nguyễn Hồng Trường, ông Nguyễn Văn Công, ông Nguyễn Ngọc Đông và ông Nguyễn Nhật cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Cũng trong ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2016-2021 do có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác chỉ đạo Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, 2018 của tỉnh Hòa Bình.
Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình bị kỷ luật
liên quan vụ nâng điểm thi THPT
Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình vừa bị kỷ luật do những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến vụ sửa điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 và 2018. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 25/9.
Theo truyền thông trong nước, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2016 – 2021, do có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, 2018 ở tỉnh này.
Theo kết quả chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 3/2019, 63 người năm 2018 và một người năm 2017 có điểm chấm thẩm định giảm so với điểm công bố. Trong số này, 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã bị thay đổi từ 0.2 đến 9.25 điểm mỗi môn thi.
Vào ngày 2/8 vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã có quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Cửu bằng hình thức cảnh cáo do không hoàn thành nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo thi năm 2017 – 2018.
Cũng trong tháng 8, Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, để điều tra những sai phạm tại Hội đồng thi THPT 2018 ở tỉnh này. Tính đến nay, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 cán bộ, giáo viên của tỉnh Hòa Bình.
Đi theo bà Kim Ngân rồi trốn ở Hàn Quốc:
Việt Nam ‘đang điều tra’
Các quan chức cao cấp của Việt Nam thừa nhận họ đã biết từ trước về việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi đi cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Hàn Quốc nói 7 người theo đoàn QH VN vẫn ‘mất tích’
5 cách di cư chính của dân Việt thời nay
Vụ bỏ trốn hy hữu xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018, nhưng chỉ mới được truyền thông Hàn Quốc công bố hôm 23/9.
Ngày 25/9, phản ứng về tin của báo Hàn Quốc, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng xác nhận vụ việc có thật.
Theo trang VietnamNet, ông Chí Dũng cho biết bộ của ông khi đó được giao tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước cũng như tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư ‘rất buồn’
“Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm cuộc như thế, chẳng may có một cuộc có một số trường hợp trốn lại rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng buồn lắm”, Bộ trưởng KH-ĐT nói với báo Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc lập danh sách các doanh nghiệp đi cùng lãnh đạo là do bộ này thành lập thông qua các hiệp hội thông báo cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
“Chúng tôi xét duyệt, xem xét từng trường hợp tham gia. Trong quá trình đó, có thể sơ suất, ai đó lợi dụng sang đó rồi bỏ trốn. Chúng tôi giữ cả hộ chiếu mà họ còn bỏ trốn. Đây là những nhân vật có ý đồ, cố tình, là sự việc đáng tiếc”, ông Dũng nói.
Ông Dũng nói thêm: “Chúng tôi đã tích cực phối hợp tìm kiếm nhưng quan trọng nhất là rút ra bài học kinh nghiệm sắp tới làm chặt chẽ hơn nữa. Tuy nhiên, nếu làm chặt quá thì doanh nghiệp lại kêu không tạo điều kiện cho họ.”
Trên trang chính thức của Quốc hội Việt Nam ngày 25/9, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đang phối hợp với các bên liên quan để tiếp tục xác minh, xử lý.
Thông cáo của Quốc hội nói: “Theo những thông tin ban đầu thì đây là vụ việc liên quan đến những người tham gia Đoàn các doanh nghiệp Việt Nam dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức, không thuộc thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam.”
Quốc hội làm việc với Bộ Công an
Thông cáo nói tiếp: “Thị thực nhập cảnh cấp cho những người này là để đi dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc chứ không phải thị thực ngoại giao, tham dự thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam.”
“Để thuận tiện cho việc tham dự Diễn đàn, Đoàn doanh nghiệp này đã đi nhờ chuyên cơ của Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam. Trước khi Đoàn này về nước, các cơ quan hữu quan đã phát hiện có 09 người bỏ trốn, cố ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật.”
Văn bản của Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên xác nhận rằng ngay khi vụ bỏ trốn được phát hiện, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản trao đổi với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao để phối hợp Đại sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc và các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để tìm đưa những người này trở về Việt Nam.
Nhưng đến nay chỉ mới có hai người được đưa về Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49772318
9 người trong đoàn ĐBQH bỏ trốn tại Hàn Quốc:
Thể diện quốc gia ở đâu?
Hơn 10 tháng sau khi phái đoàn ĐBQH Việt Nam sang thăm và làm việc tại Hàn Quốc do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu, Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc mới loan tin cho biết 9 trong số 160 người đi theo đoàn đã không quay trở lại Việt Nam sau chuyến thăm từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2018.
Tin cho biết, phái đoàn ĐBQH Việt Nam sang Hàn Quốc theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang. Ngoài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, còn có 20 quan chức cấp cao là các Bộ trưởng và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo Hãng tin MK News, chính phủ Hàn Quốc đã không biết gì về việc 9 thành viên trong đoàn ĐBQH Việt Nam bỏ trốn cho tới khi một người trong số đã bỏ trốn xuất hiện ở sân bay hồi đầu năm 2019 và xin trở về Việt Nam thì vụ việc mới được vỡ lẽ.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khi trả lời phóng viên BBC tiếng Hàn hôm 24/9/2019 cho biết đã xác nhận với Bộ Tư pháp Hàn Quốc rằng, trong chuyến thăm của phái đoàn ĐBQH Việt Nam, có 9 người nhập cư bất hợp pháp, 2 trong số họ đã trở về nước, 7 người vẫn còn đang ở bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Bộ Ngoại giao sẽ có hành động tiếp theo dựa trên cuộc điều tra của Bộ Tư pháp, và dựa trên mối quan hệ Việt – Hàn và mối quan hệ liên Triều để tìm hiểu tiếp về vụ việc.
Hiện tại Chính phủ Việt Nam cũng như báo chí nhà nước chưa lên tiếng về việc này.
Quy trình nhân sự của QH có vấn đề
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, không bàn về vụ việc 9 người trong đoàn ĐBQH trốn ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc, tuy nhiên ông cho RFA biết thông tin liên quan việc tổ chức đi nước ngoài của Quốc hội, vào 24/9:
“Hàng năm, theo yêu cầu xây dựng pháp luật hay học tập kinh nghiệm về hoạt động Quốc hội, thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có xem xét quyết định các đoàn ra nước ngoài, số lượng thì tùy theo nguồn kinh phí hàng năm của các cơ quan thuộc Quốc hội.”
Để tìm hiểu về quy định nhân sự khi theo đoàn ĐBQH ra nước ngoài, RFA liên lạc ông Nguyễn Việt Thắng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kỳ 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bến Tre, và được ông cho biết như sau:
“Có quy định gì đâu, các đoàn Quốc hội muốn đi thì phải có kế hoạch, đi đâu thì phải được nơi đấy mời hoặc mình đặt vấn đề nơi ấy có mời không? Tham quan việc gì, nội dung gì, phải phụ thuộc vào đoàn đấy và nơi tiếp đón thỏa thuận với nhau. Đoàn đi thì chủ yếu từng công việc thì có từng cái nhóm, tại vì Quốc hội có nhiều vấn đề, học tập kinh nghiệm cũng có, trao đổi kinh nghiệm nhiều việc cũng có, hoặc quan hệ quốc tế giữa các Quốc hội hoặc Nghị viện với nhau. Có nhiều loại khác nhau, nhiều cấp khác nhau và nhiều nội dung khác nhau.”
Đây không phải là lần đầu xảy ra việc công dân Việt Nam, hay quan chức đi công tác và tham quan nước ngoài rồi bỏ trốn ở lại, trước đây đã từng xảy ra chuyện các quan chức người Việt đi công tác ở châu Âu đã không quay trở lại Việt Nam. Hay vụ ông Trần Ngọc Phi Long, phó trưởng Phòng Hợp tác quốc tế của Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ, được cử đi công tác tại Mỹ đã trốn ở lại quốc gia này. Tuy nhiên, vụ đi theo đoàn ngoại giao do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu thì đây là trường hợp đầu tiên.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam, cũng khẳng định đây là lần đầu tiên xảy ra chuyện trốn ở lại nước ngoài của đoàn ĐBQH:
“Trong thời gian tôi làm việc ở Văn phòng Quốc hội Việt Nam thì không xảy ra trường hợp như thế, không xảy ra chuyện phái đoàn Quốc hội đi nước ngoài rồi trốn ở lại. Chưa từng xảy ra.”
Theo ông Lê Văn Cuông thì, trong đoàn đi nước ngoài của Quốc hội lúc trước thường chỉ có các ĐBQH, hay cùng lắm có một số người liên quan dự án xây dựng luật hay công việc của quốc hội thì được cử đi, chứ người nhà hay quen thân thì không được tham gia. Ông nói tiếp:
“Các ĐBQH là những người được chọn lựa, dân bầu tín nhiệm, và sự quản lý cũng chặt chẽ, cho nên các ĐBQH này rất nghiêm túc thực hiện các quy định, nên tôi không thấy trường hợp nào ra nước ngoài mà trốn ở lại. Còn phía dân sự thì nhiều, đi nước ngoài trốn ở lại cũng rất nhiều, còn ĐBQH thì cho đến nay tôi chưa thấy trường hợp nào trốn làm ảnh hưởng quốc thể như vậy.”
Vậy vì sao những người bỏ trốn này có thể đi cùng đoàn Đại biểu Quốc hội ra nước ngoài?
Một quan chức của Quốc hội Hàn Quốc khi trả lời phóng viên Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc về câu hỏi, liệu những người bỏ trốn đã đến Hàn Quốc với mục đích từ đầu như vậy hay không. Quan chức này nói rằng ‘có vẻ là như vậy’ và cho biết ông không biết liệu những người này có quan hệ thế nào với các quan chức trong đoàn làm việc của Quốc hội Việt Nam.
Theo ĐBQH Nguyễn Việt Thắng, phải tùy thuộc công việc, nếu nội dung có liên quan công nghiệp thực phẩm, thì Đoàn Quốc hội cũng phải có một vài chuyên gia đi kèm am hiểu công nghiệp thực phẩm, hay một vài doanh nghiệp nào đó đi kèm, để trao đổi với nhau. Hay đi về phòng chống thiên tai thì phải có chuyên gia phòng chống thiên tai. Còn ĐBQH thì vị nào chuyên về việc đó thì đi. Ông nói tiếp:
“Theo tôi biết thì trước kia chưa có ai trong Đoàn Quốc hội trốn cả, các đoàn kinh tế bình thường thì hồi xưa, hàng chục năm trước cũng có, các đoàn công tác thì cũng có người ở lại, nhưng rất là hạn hữu. Còn đoàn của Quốc hội đi nước ngoài thì tôi chưa thấy trốn bao giờ.”
Về thông tin 9 người đi theo đoàn Quốc hội Việt Nam bỏ trốn ở lại Hàn Quốc hồi tháng 12 năm 2018, ông Thắng cho biết:
“Cái đấy tôi không nghe tin, tôi không nắm được thông tin đấy.”
Xử lý thế nào?
Khi trả lời báo chí trong nước trước đây, ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ cho biết, các quy định hiện hành rất khó xử lý đối với những trường hợp cán bộ bỏ trốn, ở lại nước ngoài.
Ông Lê Văn Cuông cho biết, trong quy định về quy chế hoạt động của ĐBQH có đề cập rất rõ quyền và trách nhiệm cũng như chế tài xử lý vi phạm. Còn các chuyên gia, doanh nhân đi kèm ĐBQH nếu vi phạm cũng căn cứ vào pháp luật Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, các cơ quan chức năng sẽ xem xét có chế tài xử lý. Vấn đề này, pháp luật Việt Nam rất minh bạch, kể cả phạm tội ra nước ngoài thì phát lệnh truy nã quốc tế.
Theo tin TTXVN đăng tải hồi tháng 12 năm 2018, chuyến thăm Hàn Quốc của Đoàn ĐBQH Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc và mong muốn phát triển mối quan hệ lên tầm cao mới.
Theo Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc, Quốc hội Hàn Quốc đã không thông báo cho phía Việt Nam biết về việc 9 người Việt Nam bỏ trốn, cũng như đã không yêu cầu Việt Nam tiến hành điều tra, hay yêu cầu đảm bảo tránh sự việc tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, với sự vụ vỡ lẽ như trên, dư luận trong nước rất bức xúc, Nhiều người mong muốn Chủ tịch Quốc hội lên tiếng về vấn đề, chịu trách nhiệm về vấn đề này. Thậm chí, Chính phủ VN phải điều tra rõ những cá nhân, tổ chức nào đã trục lợi trên danh nghĩa Quốc hội –làm mất thể diện quốc gia, chà đạp quốc thể!
—
Cho đến ngày 25/9, người phát ngôn của Quốc hội Việt Nam, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc mới đưa ra lời giải thích rằng những người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc “không thuộc thành phần đoàn ngoại giao” và chỉ “đi nhờ máy bay”.
Phát biểu vừa nêu của ông tổng thư ký quốc hội VN khóa 14 được đưa ra sau vài ngày giữ im lặng hoàn toàn về vụ việc. Truyền thông Việt Nam hôm 25/9 bất ngờ dẫn phát ngôn của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký, người phát ngôn của Quốc hội: “Đây là một sự việc rất đáng tiếc. Số người bỏ trốn nêu trên thuộc thành phần của đoàn tham gia sự kiện diễn đàn Đầu tư và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.”
“Sự kiện này do Bộ Kế hoạch – đầu tư, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tổ chức. Những người bỏ trốn không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao”.
“Trong quá trình chuẩn bị phục vụ chuyến thăm chính thức của chủ tịch Quốc hội đến Hàn Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức diễn đàn nêu trên có liên hệ cho đoàn của họ đi nhờ máy bay chở chủ tịch Quốc hội và chúng tôi đã đồng ý. Những người này không thuộc thành phần đoàn thăm chính thức. Hiện lãnh đạo Quốc hội đã đề nghị Bộ Công an phối hợp các bên có liên quan điều tra làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.”
Tuy vậy, truyền thông Việt Nam không cho biết thêm chi tiết về danh tính và nghề nghiệp của những người “đi nhờ máy bay của bà Nguyễn Thị Kim Ngân” và tại sao những người này có được “đặc quyền” đó.
VN lên tiếng vụ 9 người
trong đoàn chủ tịch quốc hội trốn ở lại Hàn Quốc
Người phát ngôn của Quốc hội Việt Nam, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc vào ngày 25/9 được truyền thông trong nước dẫn lời giải thích rằng những người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc “không thuộc thành phần đoàn ngoại giao” và chỉ “đi nhờ máy bay”.
Phát biểu vừa nêu của ông tổng thư ký quốc hội VN khóa 14 được đưa ra sau vài ngày giữ im lặng hoàn toàn về vụ việc. Truyền thông Việt Nam hôm 25/9 bất ngờ dẫn phát ngôn của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký, người phát ngôn của Quốc hội: “Đây là một sự việc rất đáng tiếc. Số người bỏ trốn nêu trên thuộc thành phần của đoàn tham gia sự kiện diễn đàn Đầu tư và thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.”
“Sự kiện này do Bộ Kế hoạch – đầu tư, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tổ chức. Những người bỏ trốn không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao”.
“Trong quá trình chuẩn bị phục vụ chuyến thăm chính thức của chủ tịch Quốc hội đến Hàn Quốc, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức diễn đàn nêu trên có liên hệ cho đoàn của họ đi nhờ máy bay chở chủ tịch Quốc hội và chúng tôi đã đồng ý. Những người này không thuộc thành phần đoàn thăm chính thức. Hiện lãnh đạo Quốc hội đã đề nghị Bộ Công an phối hợp các bên có liên quan điều tra làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.”
Tuy vậy, truyền thông Việt Nam không cho biết thêm chi tiết về danh tính và nghề nghiệp của những người “đi nhờ máy bay của bà Nguyễn Thị Kim Ngân” và tại sao những người này có được “đặc quyền” đó.
Hơn 10 tháng sau khi phái đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sang thăm và làm việc tại Hàn Quốc do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu, Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc loan tin cho biết 9 trong số 160 người đi theo đoàn đã không quay trở lại Việt Nam sau chuyến thăm từ ngày 4 đến ngày 7/12/2018.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau đó xác nhận với Bộ Tư pháp Hàn Quốc rằng, trong chuyến thăm của phái đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, có chín người nhập cư bất hợp pháp, hai trong số họ đã trở về nước, bảy người vẫn còn đang ở bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Liên quan đến vụ này, ông Nguyễn Việt Thắng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kỳ 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Bến Tre, nói với RFA: “Phải tùy thuộc công việc, nếu nội dung có liên quan công nghiệp thực phẩm, thì đoàn Quốc hội cũng phải có một vài chuyên gia đi kèm am hiểu công nghiệp thực phẩm, hay một vài doanh nghiệp nào đó đi kèm, để trao đổi với nhau. Hay đi về phòng chống thiên tai thì phải có chuyên gia phòng chống thiên tai. Còn đại biểu Quốc hội thì vị nào chuyên về việc đó thì đi.”
“Theo tôi biết thì trước kia chưa có ai trong đoàn Quốc hội trốn cả, các đoàn kinh tế bình thường thì hồi xưa, hàng chục năm trước cũng có, các đoàn công tác thì cũng có người ở lại, nhưng rất là hạn hữu. Còn đoàn của Quốc hội đi nước ngoài thì tôi chưa thấy trốn bao giờ.”
Theo tin Thông tấn xã Việt Nam đăng tải hồi tháng 12/ 2018, chuyến thăm Hàn Quốc của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam “có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc và mong muốn phát triển mối quan hệ lên tầm cao mới”.
Theo Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc, Quốc hội Hàn Quốc “đã không thông báo cho phía Việt Nam biết về việc chín người Việt Nam bỏ trốn, cũng như đã không yêu cầu Việt Nam tiến hành điều tra, hay yêu cầu đảm bảo tránh sự việc tương tự tái diễn trong tương lai”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-defect-ngan-09252019062515.html
Lãnh đạo công ty địa ốc Alibaba
chính thức bị khởi tố tội ‘lừa đảo’
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an TP. Hồ Chí Minh) chính thức khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với hai anh em ông Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, để điều tra hành vi ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 24/9 cho biết cơ quan chức năng cũng đã triệu tập gần 20 giám đốc các công ty con của Tập đoàn địa ốc Alibaba để làm việc. Trong số đó, có một người em ruột khác của hai lãnh đạo tập đoàn là ông Nguyễn Thái Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại địa ốc xanh (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Công ty cổ phần địa ốc Long Thành ALI (Đồng Nai).
Bà Võ Thị Thanh Mai, vợ của ông Nguyễn Thái Luyện, ngoài phụ trách pháp lý và tài chính cho Công ty Alibaba còn đứng tên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Alibaba Law Firm và Công ty TNHH Xây dựng Maluna (TP.HCM) cũng bị triệu tập.
Theo kết quả điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định ông Nguyễn Thái Luyện giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo cùng với người em Nguyễn Thái Lĩnh thành lập Công ty Alibaba và các công ty con có tổng quy mô hơn 2600 nhân viên.
Ngày 25/9, theo tin VOV, Công an TPHCM cũng đã xác định đến thời điểm hiện tại có 43 dự án Alibaba tự vẽ và rao bán cho 6.700 khách, chiếm đoạt hơn 2.500 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 24/9, Công an TPHCM đã tiếp nhận đơn của hơn 900 cá nhân tố giác công ty Alibaba lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Tập đoàn Alibaba được nói đã thu mua 600 hecta đất nông nghiệp để lãnh đạo và người thân đứng tên, sau đó tự vẽ ra 40 dự án không có thật tại các tỉnh Đồng Nai (29 dự án), Bà Rịa-Vũng Tàu (9 dự án), Bình Thuận (2 dự án).
Các dự án trên được xác định chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép nhưng được Công ty Alibaba quảng cáo là đất nền nhà ở để lừa bán cho khách hàng.
Công an thực hiện khám xét trụ sở của Công ty Alibaba và các chi nhánh tại Sài Gòn, thu giữ nhiều giấy tờ tài liệu, 9 tỷ đồng tiền mặt, 3 xe ô tô, cùng nhiều miếng, thỏi kim loại có màu vàng.
Cơ quan Điều tra bước đầu xác định Công ty Alibaba núp bóng hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hình thức đa cấp.
Cơ quan chức năng kêu gọi những cá nhân là nhân viên hoặc có liên quan đến Công ty Alibaba cung cấp thông tin về vụ việc, và cảnh báo sẽ xử lý nghiêm minh mọi hành vi che dấu, tiếp tay, tiêu hủy tài liệu, tẩu tán tài sản liên quan.
VKSND Tối cao đề nghị xét xử phúc thẩm lại
vụ Vũ “nhôm” thâu tóm đất công
Theo tin của Vietmanplus, VKSND Tối cao xác định bản án hình sự sơ thẩm và bản án hình sự phúc thẩm có những nhận định và kết luận về giá trị thiệt hại không phù hợp với các tình tiết, chứng cứ khách quan của vụ án.
Cụ thể, VKSND Tối cao kháng nghị phần kết luận các giao dịch liên quan đến 7 tài sản của Nhà nước là giao dịch dân sự vô hiệu và xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu; phần nội dung ghi thêm trong bản án in so với nội dung bản án đã tuyên tại Hội trường xét xử.
VKSND Tối cao xác định, bản án hình sự sơ thẩm và bản án hình sự phúc thẩm có những nhận định và kết luận về giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của Phan Văn Anh Vũ và các đồng phạm gây ra cho Nhà nước không phù hợp với các tình tiết, chứng cứ khách quan của vụ án, không có căn cứ và không đúng pháp luật.
Cụ thể, theo Viện Kiểm sát, mục đích của Phan Văn Anh Vũ và các đồng phạm là lợi dụng chức vụ, quyền hạn tác động đến những người có thẩm quyền trong các cơ quan quản lý Nhà nước để được chuyển giao quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác đối với 7 tài sản của Nhà nước sang cá nhân Vũ và các công ty của Vũ không thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật.
Từ đó, Vũ “nhôm” có toàn quyền quyết định việc chuyển nhượng, cho thuê, khai thác, sử dụng, góp vốn… nhằm hưởng lợi từ những giá trị tăng thêm của các bất động sản. Đồng thời, trong quá trình chuyển giao, Vũ và các đồng phạm dùng quyền lực để Vũ và các công ty của Vũ còn được hưởng những ưu đãi về giá, hệ số sinh lợi của bất động sản, từ đó gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước.
Trên thực tế, trong thời gian từ khi thực hiện hành vi phạm tội đến khi Vũ “nhôm” bị phát hiện khởi tố, giá trị của 7 tài sản của Nhà nước nêu trên đã tăng lên gần 10 lần.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao khẳng định Tòa án cấp phúc thẩm không nhận định, đánh giá hậu quả thiệt hại của hành vi phạm tội mà Vũ “nhôm” và đồng phạm đã gây ra mà lại xác định số tiền hơn 135 tỷ đồng cùng với khoản thu lợi từ việc cho thuê tài sản 5,82 tỷ đồng là hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa Vũ và các cơ quan Nhà nước là không đúng với chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, “dân sự hóa” hành vi phạm tội của Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
Việc đánh giá, xác định thiệt hại cho Nhà nước của Tòa án cấp phúc thẩm như trên là chưa phù hợp với quan điểm, đường lối xử lý đối với tội phạm về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là yêu cầu thu hồi triệt để tài sản do tham nhũng mà có và khắc phục hậu quả hành vi phạm tội tham nhũng, kinh tế đã gây ra trong giai đoạn hiện nay.
Qua một số những phân tích về giá trị thiệt hại không phù hợp với các tình tiết, chứng cứ khách quan của vụ án, VKSND Tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy một phần Bản án hình sự phúc thẩm số 346/2019/HSPT ngày 13/6/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật về các nội dung sau: Xác định giá trị thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo Phan Văn Anh Vũ và các đồng phạm gây ra tại thời điểm khởi tố vụ án là hơn 1.159 tỷ đồng; hủy phần tuyên bố các giao dịch, hợp đồng của Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 liên quan đến việc giao, mua/bán; thuê/cho thuê đối với 7 tài sản của Nhà nước bị vô hiệu toàn bộ theo quy định của pháp luật dân sự và xử lý tài sản do giao dịch vô hiệu, để xét xử phúc thẩm lại.
Chính quyền Đà Nẵng hầu tòa do bị Vipico kiện
Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng, vào sáng ngày 25 tháng 9 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ Công ty cổ phần Vipico kiện Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng.
Truyền thông trong nước, trong cùng ngày cho biết theo hồ sơ vụ kiện thì Công ty Vipico vào hôm 28/11/18 đã đệ đơn khởi kiện UBND thành phố Đà Nẵng, liên quan kết quả đấu giá quyền sử dụng đất đối với khu đất A20 mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, có diện tích 11.897 m2 nằm ở phía đông cầu Rồng, quận Sơn Trà.
Công ty Vipico vào cuối tháng 6 năm 2017 đã được công nhận trúng đấu giá khu đất vừa nêu và cũng đã tiến hành các thủ tục pháp lý theo yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số vấn đề pháp lý được xác định là còn chưa rõ do vướng mắc pháp lý đã làm nảy sinh vấn đề không thống nhất giữa Vipico và Chính quyền Đà Nẵng.
Vào ngày 16/11/18, UBND thành phố Đà Nẵng ra quyết định hủy bỏ công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đối với lô đất A20 của Công ty Vipico. Quyết định hủy bỏ này căn cứ theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, đã có kết luận rằng Vipico không tuân thủ đúng quy định về nộp tiền trúng đấu giá và phải hủy kết quả đấu giá.
Báo giới quốc nội cho biết đây là lần thứ 3 UBND thành phố Đà Nẵng bị các doanh nghiệp khởi kiện hành chính. Hai doanh nghiệp cũng đã khởi kiện Chính quyền Đà Nẵng bao gồm Công ty Hòn Ngọc Á Châu và Công ty Cổ phần Thép Dana Ý.
Cũng liên quan đến chính quyền bị thưa kiện, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam vào ngày 24 tháng 9 mở phiên sơ thẩm xét xử vụ việc công dân Đặng Quang Công kiện Ủy ban Nhân dân huyện Núi Thành vì Chính quyền huyện Núi Thành ra quyết định thu hồi đất và đền bù với giá rẻ mạt.
Tòa án tỉnh Quảng Nam ra phán quyết với yêu cầu Chính quyền huyện Núi Thành phải hủy quyết định bồi thường đã ban hành đối với nguyên đơn.
Vượt qua nỗi sợ,
người trẻ Việt Nam tuần hành vì môi trường
Việc một nhóm trẻ tại Sài Gòn tự tổ chức cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu hôm 22/9 cho thấy người trẻ ở Việt Nam đang góp tiếng vào một hoạt động có quy mô toàn cầu.
Greta Thunberg nói với lãnh đạo thế giới: ‘Quý vị khiến chúng tôi thất vọng’
Người phụ nữ Việt ‘truyền cảm hứng’ cho Obama
Tuần hành chống biến đổi khí hậu đang diễn ra khắp nơi trên thế giới từ 20-27/9.
Tại một quốc gia vốn e ngại các hoạt động tụ tập nơi công cộng như Việt Nam, vẫn có những người trẻ dám đứng ra tổ chức hoạt động với hy vọng góp chung tiếng nói về vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường.
Phan Thanh Huyền, người Hà Nội, hiện làm việc tại TP Hồ Chí Minh, là một trong những người đưa ra ý tưởng tổ chức cho hoạt động biến đổi khí hậu, diễn ra vào Chủ Nhật tuần rồi tại Sài Gòn.
Khởi đầu là những quan tâm cá nhân về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu cũng như sự so sánh về chất lượng không khí ở hai nơi Huyền từng sống – Sydney và Hà Nội.
Huyền cho biết, ở nơi bạn từng sống – Hà Nội và sau này là TP Hồ Chí Minh, đang có quá nhiều những công trình xây dựng mà quy hoạch chưa tốt.
“Hồi trước, ở Hà Nội, đi ngang qua cây cầu bắc trên sông Hồng, tôi đã thấy hình dáng thành phố bên kia sông. Còn giờ, phải qua gần khỏi cầu mới thấy được thành phố. Không khí bẩn đến độ như vậy.””Hà Nội ngày xưa, ngay cả khi đang giữa mùa Hè, cũng không đến nổi quá nóng như bây giờ. Những cái đó làm mình quan tâm hơn đến biến đổi khí hậu, đến môi trường. Và dẫu biết mình không thể thay đổi được gì nhiều, nhưng chí ít, mỗi người chúng ta đều có thể góp chút gì đó…,” Huyền chia sẻ tâm tư với BBC News Tiếng Việt.
Huyền cho biết muốn tham gia một hoạt động tuần hành chống biến đổi khí hậu tại TP Hồ Chí Minh. Nhưng khi tìm kiếm trên trang Global Climate Strike, lại thấy chưa có một hoạt động nào tổ chức tại Việt Nam.
Vậy là Huyền, vốn chưa từng có một chút kinh nghiệm nào về việc tổ chức các hoạt động cộng đồng, quyết định cùng với một số bạn khác … tự làm, dẫu chưa biết bắt đầu từ đâu.
Và họ bắt đầu bằng tạo ra một sự kiện trên trang Global Climate Strike. Qua trang này, họ gửi 150 thư mời đến những người quan tâm, cũng như gửi nhiều thư cập nhật về sự kiện sau đó.
“Họ không được sự dẫn dắt, không được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa, tư tưởng đủ mạnh. Nó gần như là thời kỳ mà mọi người bỏ bê thế hệ trẻ và họ chỉ theo đuổi các mục tiêu của cá nhân. Đó là những người trẻ cô đơn.”Hoàng Đức Minh, Giám đốc chương trình tại Thinkzone Accelerator
“Ban đầu, em không kỳ vọng là sẽ có nhiều người tham gia đến như thế. Thế nên, em thấy rất bối rối, run và cũng chẳng biết như vậy thì có đúng thủ tục hay luật pháp của Việt Nam hay không.””Lúc đầu, ở điểm tập kết đầu tiên trước Dinh Độc lập, tầm khoảng 10 giờ sáng, chỉ có hơn 20 người. Nhưng ngay lúc đó, đã có những du khách tính tham quan dinh đã bỏ buổi tham quan để tham gia cùng đoàn tuần hành. Cứ thế, mọi người cầm những thông điệp tự vẽ tay, và di chuyển từ dinh Độc Lập, qua công viên 30/4, bưu điện thành phố, tới phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đến đâu, cũng có người muốn tham gia. Họ không có bảng nên xin nhóm những mẩu bìa còn lại, vẽ chữ lên và nhập đoàn. Cứ vậy, đến điểm tập kết ở phố đi bộ Nguyễn Huệ lúc 11 giờ, đoàn tuần hành đã có hơn 100 người tham gia, trong đó có cả khách du lịch nước ngoài,” Huyền kể.
Vượt qua nỗi sợ
Ở một quốc gia, nơi những hoạt động tuần hành vì môi trường hay bình đẳng giới tính cũng có thể bị xem như những hoạt động chính trị, nỗi e sợ khi những người trẻ đứng ra tổ chức những hoạt động như thế này là có thật.
Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng cũng từng băn khoăn khi viết trên Facebook cá nhân rằng, báo chí Việt Nam và rất nhiều người trên Facebook chia sẻ tin về cuộc bãi khóa vì khí hậu của học sinh sinh viên toàn cầu, nhiều người bày tỏ sự khâm phục với cô bé Greta Thunberg, nhưng khi đặt vấn đề tổ chức những hoạt động như vậy ở Việt Nam thì mọi người đều hốt hoảng, chủ yếu cho rằng, làm cái này ở Việt Nam thì … không phù hợp.
Còn ngay những người trẻ, họ cảm nhận ra sao?Phạm Thiên Ân, một bạn trẻ tham gia trong đoàn tuần hành vừa rồi cho BBC News Tiếng Việt biết:
“Tất nhiên em biết, chính quyền sẽ tiếp cận với bọn em. Có hai khả năng, hỗ trợ hoặc ngăn chặn. Nếu họ hỗ trợ thì tốt, còn nếu ngăn chặn, em tin Hiến pháp Việt Nam đủ vững chắc để bảo vệ công dân, trừ khi lại có luật nào đó nằm trên hiến pháp, để tước đi quyền cơ bản của công dân Việt Nam.”
Còn Huyền thì tâm sự rất thật:
“Em rất sợ, thậm chí khá run. Nhưng em không nói cùng các bạn, vì nghĩ, mình đứng ra tổ chức mà nói ra như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung của tất cả mọi người. Nhưng em cũng nghĩ rằng, nếu mình không làm gì sai thì vì lý do gì để họ bắt hay gây khó dễ? Nhưng dù em nói thế, bạn bè, thậm chí gia đình em cũng nói rằng, cảnh sát sẽ không cần biết bọn em làm cái gì, chỉ cần họ thấy điều đó gây nguy hại cho họ thì họ sẽ bắt bọn em về đồn.”
“Em trấn an các bạn rằng, kể cả mình ra đến đó và sau đó, họ bắt mình giải tán thì mình về. Nhưng ít nhất, từ lúc bắt đầu đến lúc đó, mình cũng đã làm được chút gì đó rồi. Sau khi nói như thế thì em nghĩ là nhiều người sẽ không đến đâu, em nghĩ chắc cũng chỉ tầm 10 người tham gia là cùng, nhưng không ngờ rất nhiều người đến, Có người đến muộn, có người không tìm được chỗ tập kết, nên số người tham gia như thế là đáng ngạc nhiên lắm rồi,” Huyền nói thêm.
Huyền kể lại rằng hôm đó, cảnh sát đã bắt đầu tiếp cận đoàn tuần hành khi đến trước Bưu điện thành phố, dẫu trước đó, có thể họ đã theo dõi đoàn từ lâu. Cảnh sát chụp ảnh và hỏi về mục đích hoạt động, rồi tại sao lại có nhiều người nước ngoài như vậy.
“Họ hỏi khá nhẹ nhàng; sau đó giải thích là, do gần đây, xảy ra nhiều việc liên quan đến chính trị, nên nếu bọn em làm gì thì phải báo trước cho họ. Sau đó, họ đi theo bọn em đến phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đến chỗ nào, bọn em cũng thấy cảnh sát đã đứng ở đó rồi. Nhưng họ cư xử cũng khá thân thiện, bắt tay với người tuần hành và thậm chí chụp hình selfie với bọn em nữa,” Huyền nói.
Trí tuệ trẻ giúp giải quyết biến đổi khí hậu
‘Em nghỉ học thứ Sáu để chống biến đổi khí hậu’
Người trẻ cô đơn
Sau khi tổ chức thành công cuộc tuần hành đầu tiên, ngày 27/9 tới, nhóm sẽ tổ chức thêm một cuộc tuần hành thứ hai. Và chỉ trong vòng một ngày từ khi phát động, tính sơ sơ đã có 300 người bày tỏ sẽ tham gia.
Huyền cho biết, sau khi post những bức ảnh đầu tiên về cuộc tuần hành trên Facebook, nhiều bè bạn của cô nhắn tin nói rằng, họ không nghĩ là sự kiện đó lại nghiêm túc đến thế và thu hút nhiều người tham gia đến vậy.
“Ngay hôm diễn ra sự kiện, nhiều người cả Việt Nam lẫn nước ngoài đã dừng lại chụp ảnh và quan tâm đến sự kiện,” Huyền nói.
Còn Phạm Thiên Ân cho BBC News Tiếng Việt biết:
“Hiện tại, các thành viên nòng cốt đang xây dựng chương trình theo hướng bài bản hơn và đều đặn hơn vào mỗi thứ Sáu hàng tuần. Sau hoạt động vừa rồi, bạn bè quốc tế tới thăm Việt Nam rất nhiều người biết và nói sẽ tham gia vào sự kiện diễn ra vào thứ Sáu này.”
Cuộc tuần hành vừa diễn ra cho thấy, giới trẻ Việt Nam không thờ ơ với những vấn đề chính trị – xã hội hay những vấn đề mang tính toàn cầu như nhiều người trước nay vẫn thưởng nghĩ.
Chị Hoàng Thị Minh Hồng viết trên Facebook rằng, “Cái làm mình vui nhất là hoạt động hôm nay hoàn toàn do các bạn trẻ độc lập, không thuộc tổ chức hay dự án nào, đứng ra thực hiện. Các bạn thật sự đã cảm nhận được sự cấp bách của vấn đề biến đổi khí hậu, đã vượt qua được những nỗi e dè của mình để lần đầu tiên tham gia một buổi xuống đường để hưởng ứng một chiến dịch của cộng đồng toàn cầu; và biết đâu các bạn có thể đã giúp xoá đi một số định kiến về việc xuống đường để lên tiếng vì môi trường ở Việt Nam?”
Phan Thanh Huyền nhận xét về quan tâm chính trị của những người trẻ như mình: “Nói khộng quan tâm thì nặng nề quá. Họ có quan tâm, chỉ có điều là chưa được nhiều. Cũng có khi họ quan tâm nhưng chưa thực sự nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc. Cũng như, có thể do chưa có những hoạt động khơi gợi sự quan tâm đó.”
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những nỗ lực cá nhân. Bởi khác với các nước khác, giới trẻ Việt Nam vẫn chưa tạo thành kết nối lớn hơn để cùng nhau xuống đường trong một ngày và thể hiện mong muốn đối với chính phủ Việt Nam, theo lời bà bà Cao Vĩnh Thịnh, một nhà hoạt động môi trường tại Hà Nội, vốn là thành viên của nhóm vận động bảo vệ môi trường Green Trees, nói với RFA.
Trong thời tiết nắng nóng hôm thứ Bảy 21/09, khoảng 1400 tình nguyện viên tham gia nhặt rác
Còn Hoàng Đức Minh, một trong top 30 người trẻ dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất năm 2014 do tạp chí Forbes bình chọn, hiện là Giám đốc chương trình tại Thinkzone Accelerator, trong một cuộc phỏng vấn với người viết bài này, đã gọi những người trẻ Việt Nam là “thế hệ bơ vơ” bởi:
“Họ không được sự dẫn dắt, không được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa, tư tưởng đủ mạnh. Nó gần như là thời kỳ mà mọi người bỏ bê thế hệ trẻ và họ chỉ theo đuổi các mục tiêu của cá nhân. Đó là những người trẻ cô đơn.”
Bởi thế, hãy khoan đánh giá về lớp trẻ Việt Nam bằng việc so sánh giới trẻ Việt Nam với Hongkong. Bởi như Facebooker Phuoc M Nguyen viết trên Facebook:
“Nhận thức gì và như thế nào luôn là kết quả của những “thực phẩm” được cung cấp để nuôi nó. Giới trẻ Việt Nam đang là nạn nhân. Không thể đổ hết lỗi lên đầu họ. Nhận thức của họ sẽ khác đi một khi họ được “nuôi” bằng những “thực phẩm” khác, mang hàm lượng và giá trị của một xã hội có tự do và dân chủ đích thực. Hành động của họ sẽ khác một khi họ được sống trong môi trường có nhiều không gian tư duy và hành động hơn.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49822255
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi xin lỗi dân
về dự án nhà máy xử lý rác gây ô nhiễm
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi vào ngày 25/9 đã xin lỗi người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ về những thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, hay còn được gọi là Nhà máy MD.
Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi đã thay mặt lãnh đạo xin lỗi người dân trong buổi đối thoại với người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Ông cho rằng, do nôn nóng xây dựng và chưa có kinh nghiệm xây dựng nhà máy rác nên đã để xảy ra sai sót, khiến người dân bức xúc.
Cụ thể, dự án đã không đảm bảo quy định về khoảng cách từ nhà máy rác đến hộ dân gần nhất; chưa thực hiện đúng quy trình lấy ý kiến người dân; chưa làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền dự án đến người dân…
Ông cho biết những cán bộ sai phạm trong vụ việc lần này đều bị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước.
Trong đó, ông Nguyễn Quốc Tân – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường bị khiển trách; còn lại những người khác bị kiểm điểm rút kinh nghiệm như 4 cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư gồm ông Nguyễn Đăng Lộc – Phó Giám đốc, bà Hồ Minh Hoa – nguyên Trưởng phòng, ông Nguyễn Văn Tân và Phạm Vỹ Lượng – chuyên viên; 5 cán bộ Sở Xây dựng gồm ông Nguyễn Phong – Giám đốc, ông Phùng Minh Tuấn – Phó Giám đốc, ông Nguyễn Phi Khanh – chuyên viên, ông Huỳnh Văn Viện – Phó Trưởng phòng, ông Phạm Quang Thuận – Trưởng phòng; và bà Trần Thị Hạ Vũ – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường.
Kết thúc buổi đối thoại, ông Lê Viết Chữ mong muốn người dân xã Phổ Thạnh đồng thuận cho nhà máy hoạt động đến năm 2022 để xử lý bãi rác cũ và số rác mới phát sinh của riêng xã Phổ Thạnh.
Người dân cũng được cử Tổ đại diện giám sát hoạt động của nhà máy và các cơ quan liên quan trước khi Nhà máy MD vận hành trở lại.
Các hoạt động của nhà máy cũng sẽ bị Sở Tài nguyên và Môi trường đặt trạm quan trắc giám sát chặt chẽ.
Dự án Nhà máy MD được đầu tư hơn 52 tỷ đồng với công suất xử lý 50 tấn rác/ ngày.
Tuy nhiên nhiều người dân đã phản đối mạnh mẽ chỉ trong một thời gian ngắn sau khi nhà máy hoạt động, cao điểm là việc đề nghị chính quyền di dời nhà máy vào tháng 9/2018 vì sợ ảnh hưởng sức khỏe.
Liên quan đến ô nhiễm do rác thải, người dân ở huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam cũng đã ‘phong tỏa’ bãi rác Tam Xuân 2 ở xã Tam Xuân 2, hơn 1 tháng nay và vào sáng ngày 25/9 sau khi được thuyết phục, cam kết xử lý mùi hôi thối của Công ty Xử lý môi trường, người dân đã chấp thuận cho xe của đơn vị vào bãi rác để khắc phục ô nhiễm.
Theo lời Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Nam, việc xử lý mùi hôi ở bãi rác Tam Xuân 2 sẽ mất khoảng 3-4 ngày và người dân sẽ có quyền giám sát sau khi mùi hôi được xử lý.
Đấu thầu trong nước Dự án cao tốc Bắc Nam:
Vì quyền lợi dân tộc?
Sau khi Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) công khai số nhà đầu tư tham gia sơ tuyển 8 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam, trong đó nhà đầu tư Trung Quốc chiếm 16, Hàn Quốc 5, Pháp 2… người dân và các chuyên gia kinh tế đều lên tiếng về việc nhà thầu Trung Quốc “phủ sóng” cao tốc Bắc Nam.
Sau một thời gian đón nhận nhiều luồng ý kiến khác nhau về dự án này, ngày 24/9, Bộ GTVT chính thức tuyên bố chỉ đấu thầu trong nước với 8 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Dư luận nói gì trước thông tin vừa nêu?
Chính phủ lắng nghe dân
Trong số rất nhiều ý kiến chia sẻ qua mạng xã hội niềm hân hoan trước thông tin của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, vào ngày 24 tháng 9, xác nhận với truyền thông rằng chỉ đấu thầu trong nước với 8 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam, nhà báo Hồ Buất Khuất bày tỏ trên trang Facebook cá nhân rằng Chính phủ đã biết nghe dân khi hủy đấu thầu quốc tế Dự án cao tốc Bắc-Nam.
Vào tối cùng ngày, nhà báo Hồ Bất Khuất còn lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do:
“Theo tôi thấy đấy là một dấu hiệu phản biện xã hội, nhất là các ý kiến được bày tỏ qua mạng xã hội, thì Chính phủ cũng đã lắng nghe. Đương nhiên là Chính phủ thì người ta nói chung như vậy, nhưng có một số người nghe rồi dần dần người ta thuyết phục. Hơn nữa, tôi thấy trong dân chúng, người ta gần như thống nhất là nếu để cho nhà thầu nước ngoài vào thì không có lợi cho an ninh quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ đã thông qua một quyết định mà tôi cho là sáng suốt và đây là tin vui nhất từ Chính phủ trong thời gian gần đây.”
Đài RFA ghi nhận quả đúng là “một tin vui” cho người dân Việt Nam, nhất là những người dân gồm nhiều thành phần trong xã hội đã từng thiết tha lên tiếng cũng như ký tên vào kiến nghị thư để kêu gọi Chính phủ Việt Nam không cho đấu thầu quốc tế vì lo sợ các nhà thầu Trung Quốc sẽ “chiếm” Dự án cao tốc Bắc-Nam – một trong những dự án trọng điểm của đất nước, khi hệ lụy trước mắt từ Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông do vay vốn và nhà thầu Trung Quốc đảm trách là một minh chứng rõ ràng nhất.
Bên cạnh đó, cũng không ít ý kiến còn cho rằng động thái mới của Bộ GTVT được xem như thêm một phản ứng của Hà Nội đối với Bắc Kinh, sau khi vào cuối tháng 8 có thông tin cho biết Việt Nam dự định trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên cung cấp mạng 5G mà không dùng kỹ thuật của Tập đoàn Trung Quốc Huawei, trong bối cảnh hai quốc gia láng giềng “4 tốt-16 chữ vàng” đang xảy ra căng thẳng leo thang ở bãi Tư Chính ngoài Biển Đông.
Theo tôi thấy đấy là một dấu hiệu phản biện xã hội, nhất là các ý kiến được bày tỏ qua mạng xã hội, thì Chính phủ cũng đã lắng nghe. Đương nhiên là Chính phủ thì người ta nói chung như vậy, nhưng có một số người nghe rồi dần dần người ta thuyết phục. Hơn nữa, tôi thấy trong dân chúng, người ta gần như thống nhất là nếu để cho nhà thầu nước ngoài vào thì không có lợi cho an ninh quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ đã thông qua một quyết định mà tôi cho là sáng suốt và đây là tin vui nhất từ Chính phủ trong thời gian gần đây
-Nhà báo Hồ Bất Khuất
Nỗi lo vẫn còn đó
Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam chạy dọc theo phía Đông của Việt Nam sát với biển Đông kéo dài từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau, có chiều dài 2.109 km. Dự án Cao tốc Bắc-Nam bao gồm 11 dự án, trong đó có 3 dự án là đầu tư công và 8 dự án còn lại sẽ được xây dựng theo mô hình hợp tác công tư (PPP). Tổng mức đầu tư của Dự án cao tốc Bắc-Nam là 118.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước Việt Nam góp vốn 55.000 tỷ đồng cho ba dự án đầu tư công; hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để bảo đảm tính khả thi của dự án. Dự án được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Kể từ khi thông tin về Dự án cao tốc Bắc-Nam được phổ biến rộng rãi trên phương tiện truyền thông, từ tháng 3 năm 2019 cho đến nay, dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm vì những ý kiến
đóng góp từ giới chuyên gia cho đến những người dân với Chính phủ Việt Nam rằng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về “yếu tố Trung Quốc” trong dự án này.
Mặc dù vậy, hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Giao thông-Vận tải cho biết đối với 8 dự án thành phần theo hình thức đối tác công-tư sau khi áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế đã được nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia bao gồm 24 nhà đầu tư Việt Nam, 16 nhà thầu Trung Quốc, 5 Hàn Quốc,1 của Pháp, 1 Singapore và 1 từ Philippines.
Diễn tiến tiếp theo vào ngày 4 tháng 9, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định với báo giới rằng kết quả nhà đầu tư trúng thầu tuyến cao tốc Bắc Nam “không thể công bố do đây là tài liệu mật”.
Tuyên bố này của ông Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận. Và tuyên bố mới nhất vào ngày 24/9 cũng của thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã phần nào làm “yên lòng” dân.
Thế nhưng, Đài RFA ghi nhận vẫn còn đó những ý kiến lo ngại một số các nhà thầu tại Việt Nam không thể làm tốt cho dự án trọng điểm cao tốc Bắc-Nam. Chẳng hạn như Tổng Công ty Thành An là một công ty trúng thầu tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn, dự án đầu tiên trong 11 dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc-Nam vừa được khởi công hôm 16 tháng 9. Tổng Công ty Thành An từng nằm trong danh sách mà Thanh tra Chính phủ trong năm 2018 thanh tra liên quan Dự án BOT mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến lo ngại các nhà thầu Việt Nam không đủ nguồn vốn và có thể sẽ vay vốn Trung Quốc với những ràng buộc phải mua nguyên vật liệu của các công ty Trung Quốc hay phải để cho công ty của Trung Quốc tham gia vào Dự án cao tốc Bắc-Nam.
Từ Sài Gòn, Kỹ sư Xây dựng Trần Bang, người từng khẳng định với RFA rằng những công ty tại Việt Nam có đủ khả năng để xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam, vào tối ngày 24 tháng 9 nói rằng vẫn tiềm ẩn “Yếu tố Trung Quốc” trong các công ty Việt Nam trúng thầu Dự án cao tốc Bắc-Nam nếu như nguồn vốn, cổ phần (cổ phiếu)…không minh bạch, cũng như không được giám sát tốt. Kỹ sư Trần Bang nhấn mạnh:
“Các công ty đấu thầu phải công khai minh bạch; tức là quá khứ đã từng làm qua những công trình gì và tiến độ, chất lượng, thậm chí nguồn vốn và năng lực của công ty cũng phải công khai…thì đó mới là đấu thầu công khai. Chứ không thì chỉ giảm một phần nào đó (phản đối của người dân), thậm chí là che đậy.”
Trong khi đó, từ Paris, Pháp quốc, ông Nguyễn Gia Kiểng, cựu Phụ tá Tổng trưởng Kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa, một nhà quan sát tình hình kinh tế thế giới cho rằng quyết định của Bộ Giao thông-Vận tải chỉ đấu thầu trong nước là quyết định theo chiều hướng đúng với điều kiện:
Các công ty đấu thầu phải công khai minh bạch; tức là quá khứ đã từng làm qua những công trình gì và tiến độ, chất lượng, thậm chí nguồn vốn và năng lực của công ty cũng phải công khai…thì đó mới là đấu thầu công khai. Chứ không thì chỉ giảm một phần nào đó (phản đối của người dân), thậm chí là che đậy
-Kỹ sư Trần Bang
“Điều mà chúng ta cần phải làm là nên chia ra hàng vài chục khúc hay cả trăm khúc và mỗi khúc trao cho một công ty khác nhau. Có thể có những công ty có điều kiện thuận lợi vì có khả năng nên có thể được trúng thầu nhiều khúc. Điều đó là không nên đấu thầu cả dự án đường cao tốc Bắc-Nam cho một công ty. Không có vấn đề đó mà phải chia ra làm nhiều khúc và mỗi khúc phải đấu thầu riêng.”
Liên quan những ý kiến lo ngại, ông Nguyễn Gia Kiểng nêu lên quan điểm cá nhân rằng:
“Thế còn những dư luận lo ngại, ví dụ như nói công ty của việt Nam không đủ sức đấu thầu thì điều đó có nghĩa là từ trước đến giờ họ không phải là những công ty xây dựng đúng nghĩa và nếu vì thiếu vốn mà họ phải mua hay mua chịu của Trung Quốc một số vật liệu thì đó là nợ giữa Trung Quốc đối với một công ty tư nhân của Việt Nam. Dân tộc và đất nước Việt Nam không có trách nhiệm cho việc đó.”
Đối với nhà báo Hồ Bất Khuất thì ông khá là lạc quan, vì:
“Thông tin như thế là có, nhưng tôi nghĩ riêng với cao tốc Bắc-Nam thì sẽ khác và không như thế được vì dư luận xã hội, người ta tập trung và chú ý cũng như sự giám sát của người dân sẽ tăng lên.”
Một số những người quan tâm đến Dự án cao tốc Bắc-Nam mà Đài RFA tiếp xúc đều đồng quan điểm rằng trước dấu chỉ Chính phủ Việt Nam lắng nghe ý nguyện của người dân thì họ hy vọng Dự án cao tốc Bắc-Nam sẽ được xây dựng trên tinh thần minh bạch, công khai vì dự án này không chỉ mang ý
nghĩa về mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, ngoại giao, đó là sự đồng lòng và đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân Việt Nam.
Chống chạy chức, chạy quyền
hay tăng kiểm soát quyền lực?
Thêm công cụ “quản” chạy chức?
Quy định 205 được nhiều người cho là tạo thêm “công cụ” để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền. Vì, cũng với mục đích nêu trên, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung Ương khóa XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (TBT) cũng đã ban hành Nghị quyết số 26 để chống tình trạng bổ nhiệm họ hàng, “cánh hẩu” gây bức xúc dư luận trong năm 2018.
Sau hơn một năm Nghị định 26 thực hiện, việc chạy chức, chạy quyền, quan liêu, tham nhũng, lợi ích nhóm vẫn không giảm đi, ngược lại đang có chiều hướng gia tăng khi càng ngày càng nhiều cán bộ bị kỷ luật. Vậy với Quy định mới này TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đặc kỳ vọng điều gì?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS nhận định rằng, đối với những yêu cầu trong Quy định 205, không khác so với những quy định đã được ghi vào trong luật.
“Bây giờ người ta có nêu kỹ hơn về những điểm đó thì nó chỉ chứng tỏ rằng bộ máy của ĐCSVN đã không tuân thủ những quy đỉnh rất thông thường của việc quản trị và sự vi phạm đó đã trở thành căn bệnh ung thư từ lâu rồi và đến bây giờ ông Tổng Bí thư đành phải ký một quyết định như thế. Bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào cũng đều phải tuân thủ những quy định như thế, những cách này tại VN đã được nói rồi nhưng vẫn vi phạm nên với một nền nếp kiểu như thế thì cách này rất khó có hiệu quả.”
Đồng ý với việc những quy định về công tác quản lý cán bộ đã có đầy đủ trong Luật, giờ thêm quy định xem ra không phù hợp, nhà báo Lê Trung Khoa từ Berlin, Đức nhận định:
“Việc thứ hai là đương nhiên ông Trọng đang tìm cách chống tham nhũng, chạy chức chạy quyền thì đó là điều cần thiết nhưng không dựa vào các điều luật của quốc gia để thực hiện thực thi điều đó mà lại ra một luật lệ riêng cho thấy luật pháp nhà nước không được tôn trọng một cách đầy đủ. Việc chạy chức chạy quyền như thế sẽ làm cho chế độ có những người lãnh đạo thời gian qua, sắp tới và hiện tại không xứng đáng với trách nhiệm mà họ được giao nhận.”
Ngoài ra, nhà báo Lê Trung Khoa còn cho hay, đứng trước nguy cơ đó ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tìm mọi cách để ngăn chặn nhưng cách làm của ông chỉ giải quyết trên ngọn chứ không bức tận gốc vấn đề. Do đó, theo nhà báo Lê Trung Khoa, VN cần thay đổi thể chế và đó là điều tốt hơn – hiện đại dân chủ tự do hơn mới có hiệu quả, chứ không sẽ còn thêm nhiều quy định luật lệ nữa được ra đời và mọi chuyện đâu sẽ vào đó, ngày càng phức tạp hơn.
Cơ chế giám sát ra sao?
Đối với Quy định mới của TBT Nguyễn Phú Trọng, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp – Nhà nghiên cứu cao cấp về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á cho rằng, những quy định này chỉ nằm trên giấy, còn việc thực hiện nó còn phù thuộc vào nhiều vấn đề, hành động cụ thể giám sát của từng cấp và người dân.
“Quá trình chọn người đưa vào chỗ này chỗ kia trong tổ chức phải được sự giám sát của người dân chứ tự giám sát lẫn nhau thì có giảm hay không mình không biết. Cái cách người dân giám sát như thế nào thì trước đây đều có quy định hết rồi nhưng chưa thấy giám sát được gì cả vì tổ chức ấy đóng kín nên người dân giám sát phải giám sát như thế nào thì lại thêm những quy định khác. Càng nhiều quy định nhiều người càng chạy.”
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp còn giải thích thêm, việc dùng từ chạy chức chạy quyền là không đúng và không phù hợp chỉ nên là chạy chức bởi vì không ai không có chức mà lại không có quyền.
Nhà báo Lê Trung Khoa phân tích thêm về cơ chế giám sát của người dân hiện nay cũng đã được thực hiện khá mạnh trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội và có ảnh hưởng rất lớn nhưng cần phải được mở rộng thêm. Ông nói:
“Người dân phản ánh với Đảng với nhà nước đã làm quá nhiều, quá lâu nhiều chục năm qua rồi nhưng vẫn không hiệu quả vì những cơ quan công quyền, tiếp nhận thì bản thân những cơ quan đó chống tham nhũng lại tham nhũng nên người ta không nhận được những khiếu nại của người dân. Cơ chế giám sát của người dân nên được mở rộng hơn nữa và nhà nước cần xem xét thấu đáo hơn nữa tiếng nói và mong muốn của người dân nếu muốn đất nước phát triển và văn minh hơn.”
Trong Quy định 205 vừa được ban hành có quy định rõ nghiêm cấm các hành vi như cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.
Ông Trần Bang một nhà quan sát chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình rằng “Chính điều này là không minh bạch, và coi thường nhân dân, loại nhân dân ra khỏi lĩnh vực chọn, giám sát, phê phán “cán bộ”… những kẻ tham nhũng quyền lực là những kẻ giấu diếm “hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy hoạch”
Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13?
Dư luận xã hội quan tâm vụ việc đặc vấn đề cho rằng, việc ông Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký Quy định 205 trong thời điểm này cũng nhằm thanh trừng nội bộ, sàng lọc cán bộ, củng cố quyền lực và tạo lòng tin trong nhân dân, chuẩn bị danh sách cán bộ “chuẩn” cho Đại hội 13?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định điều đó chắc chắn là để củng cố lại sự lãnh đảo của Đảng “…bằng cách nhân cơ hội này loại trừ những phe phái khác đi và tất nhiên họ muốn bằng cách này lấy lại lòng tin của người dân nhưng lòng tin của người dân đã mất lâu rồi và với quyết định như thế này thì còn lâu mới lấy lại được lòng tin của người dân, chắc chắn nó là công cụ hữu hiệu để thực hiện các bước Đại hội Đảng lần thứ XIII.”
Nhà báo Lê Trung Khoa thì cho rằng, quy định này chủ yếu được đưa ra để củng cố lại phe cánh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước những “đối thủ” khác, cùng với những quy định này “ông” sẽ có đầy đủ biện pháp để tìm kẻ hở nhằm triệt hạ các “đối thủ” bằng những quy định như thế này.
“…Trước đây tại Đại hội lần thứ XII thì ông cũng đưa ra nhiều quy định, tiêu chuẩn và cuối cùng ông vẫn là người trúng nên giờ đưa ra quy định kỷ luật cán bộ chạy chức chạy quyền thì nó cũng không khác gì chỉ có tinh vi hơn và mang tính hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực cũng như phe cánh của ông trong thời gian tới.”
Chính phủ muốn ưu tiên bảo vệ người lao động
khi doanh nghiệp phá sản
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 25/9/2019 yêu cầu Tổng Liên đoàn Lao động VN tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phối hợp với Chính phủ bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt giải quyết ưu tiên cho người lao động khi doanh nghiệp phá sản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói điều đó tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại trụ sở Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Chính phủ và Tổng liên quan lao động trong việc chăm lo quyền lợi cho người lao động.
Tại buổi làm việc, hai bên đã đưa ra báo cáo kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2018. Theo đó, năm 2018 và 8 tháng đầu năm 2019, Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực phối hợp hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mỗi bên. Tuy nhiên, số doanh nghiệp phá sản vẫn ở mức cao, tình trạng nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra.
Cũng tại buổi làm việc, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết, để giải quyết một số vấn đề vướng mắc, nhằm đảm bảo sự đồng bộ với Luật Phá sản doanh nghiệp và Bộ luật Lao động.
Ngoài ra, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ từ 1.000 đến 2.000 tỉ đồng xây dựng thiết chế Công đoàn.
Cũng tin liên quan, hôm 25/9, tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc, đại diện Cục Bảo trợ xã hội – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, sẽ trình Chính phủ một nghị định nhằm nâng
mức trợ cấp hằng tháng cho người dân lên 360.000 đồng vào 1/1/2021 và lên 500.000 đồng từ ngày 1/1/2025.
Nguy cơ thiếu hụt năng lượng đe dọa kinh tế Việt Nam
Trong một bài báo đề ngày 22/09/2019, tờ nhật báo Anh Financial Times đề cập đến nguy cơ thiếu hụt đang đe dọa nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo là Việt Nam có thể bị thiếu hụt năng lượng ngay từ năm 2021 và ông đã ra lệnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện mới. Đây là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam, một nền kinh tế dựa rất nhiều vào ngành sản xuất rất hao tốn năng lượng. Nền kinh tế này cũng đang thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế, vì Việt Nam là nơi mà họ có thể chuyển cơ sở sản xuất đến để tránh những ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Theo Financial Times, Việt Nam có nguy cơ gặp khủng hoảng năng lượng ở cả hai mặt cùng một lúc: ngoài việc Việt Nam thiếu khả năng sản xuất điện, còn có việc Trung Quốc gây áp lực mạnh lên các hoạt động dầu khí trên Biển Đông. Đối với một quốc gia vẫn cố gắng giữ thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế, Việt Nam đang đối diện với những chọn lựa về năng lượng trong ngắn hạn, nhưng cũng sẽ có những tác động địa chính trị trong những năm tới.
Tờ báo trích lời chuyên gia Andrew Harwood, công ty tham vấn năng lượng Wood Mackenzie, cho biết nguồn cung từ trữ lượng dầu khí của Việt Nam đã gặp nhiều thách thức và bị chậm trễ, một phần là do tập đoàn dầu khí quốc gia không có đủ khả năng tài chính để phát triển các nguồn tài nguyên đó, và một phần là do các căng thẳng chính trị và tranh chấp chủ quyền biển đảo. Theo ông, thật sự đang có mối quan ngại về khả năng của Việt Nam đáp ứng các nhu cầu về năng lượng trong tương lai.
Financial Times nhắc lại là cho tới nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào than đá, dầu hỏa và thủy điện để sản xuất điện, tuy nhiên, nhiều dự án như vậy đã bị chậm trễ. Vào năm 2016, chính phủ Hà Nội cũng đã từ bỏ chương trình phát triển điện hạt nhân. Trong khi đó, theo lời ông Gavin Smith, giám đốc phát triển sạch của công ty Dragon Capital ở Sài Gòn, chưa biết là sự phát triển nhanh chóng về năng lượng tái tạo kể từ năm 2018 ở Việt Nam có đủ để đẩy lui nguy cơ thiếu hụt điện trong 3 năm tới hay không.
Nhu cầu về điện của Việt Nam hiện tăng khoảng 9% mỗi năm, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế, đã đạt hơn 7% trong năm 2018. Vấn đề nhạy cảm đến mức không một quan chức nào của chính phủ Việt Nam trả lời báo Financial Times. Tuy nhiên, một quan chức xác nhận là có nguy cơ thiếu hụt điện “trong những trường hợp xấu nhất và không dự đoán được”, chẳng hạn khi mực nước các hồ chứa của những đập thủy điện xuống quá thấp.
Theo Financial Times, để ra gia tăng nguồn cung cấp năng lượng, Hà Nội đang nhập khẩu thêm nhiều điện từ Lào. Các quan chức cũng đang thảo luận về khả năng nhập điện từ Trung Quốc, cho dù đây có thể là một vấn đề rất nhạy cảm về chính trị do tâm lý chống Trung Quốc vẫn rất phổ biến ở Việt Nam và càng được thể hiện rõ qua những căng thẳng gần đây trên Biển Đông.
Khả năng của Việt Nam khai thác khí đốt ngoài khơi nước này nay cũng đang được đặt lại, nhất là kể từ tháng 7, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 tiến hành thăm dò ngoài khơi bờ biển miền nam Việt Nam, gần một mỏ dầu khí mà tập đoàn PetroVietnam và tập đoàn Rosneft của Nga đang liên doanh khai thác.
Financial Times cũng nhắc lại thông tin chưa được xác nhận về về tập đoàn Mỹ Exxon Mobil rút ra khỏi dự án Cá Voi Xanh. Exxon đã từ chối bình luận điều mà họ gọi là “tin đồn”, còn phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thi Thu Hằng, trích dẫn PetroVietnam, đối tác của Exxon, khẳng định dự án “vẫn được tiến hành theo dự kiến”.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190925-nguy-co-thieu-hut-nang-luong-de-doa-kinh-te-viet-nam
Việt Nam nêu vụ Bãi Tư Chính
trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc?
Một quan chức cấp cao của Việt Nam dự kiến sẽ có bài phát biểu trước lãnh đạo các nước tại cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA), và giới phân tích cho rằng Hà Nội nên nêu vụ “đối đầu” với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính để vận động sự ủng hộ của nhiều quốc gia hơn nữa.
Văn phòng của Người phát ngôn cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho VOA tiếng Việt biết rằng, theo lịch trình tạm thời, một phó thủ tướng của Việt Nam sẽ có bài phát biểu vào ngày 28/9. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa thấy thông báo về phái đoàn dự kỳ họp của UNGA lần này.
Mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng yêu cầu Việt Nam phải “ngay lập tức chấm dứt” các hoạt động thăm dò dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính. Trong khi đó, Hà Nội tuyên bố rằng Bắc Kinh đã đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.
Việt Nam và Mỹ ‘đã trở thành đối tác và bạn bè đúng nghĩa’
“Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng lãnh hải Vạn An Than (Bãi Tư Chính) thuộc quần đảo Nam Sa”, ông Cảnh nói.
Trước tuyên bố mà nhiều người Việt cho là “ngang ngược” này của Trung Quốc, ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng Việt Nam nên đưa vụ Bãi Tư Chính ra trước UNGA.
“Về lâu dài, lựa chọn duy nhất của Việt Nam nhằm đẩy lùi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là vận động sự ủng hộ của quốc tế để Bắc Kinh cảm thấy rằng họ bị tổn hại nhiều về danh tiếng và ngoại giao. Cho tới nay, ngoài Mỹ, Hà Nội vẫn chưa được nước nào khác lên tiếng rõ ràng về vấn đề này”, ông Poling nói với VOA tiếng Việt.
“Một bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ giúp thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và các nước có tiếng nói như Úc, Nhật và Anh cùng các quốc gia vốn giữ im lặng phải lên tiếng”.
Năm ngoái, khi tình hình Biển Đông chưa “nóng” như hiện nay, phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhắc tới vấn đề tranh chấp lãnh hải, với tuyên bố rằng Việt Nam “luôn nhất quán trong việc đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, trong đó có khu vực Biển Đông, trên cơ sở Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không”.
Một năm trước đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng có tuyên bố tương tự ở Liên Hợp Quốc, đồng thời kêu gọi “tất cả các bên liên quan kiềm chế”.
Căng thẳng Biển Đông: Trung Quốc muốn ‘bào mòn quyết tâm của Việt Nam’
Ông Poling nhận định rằng một bài phát biểu có nêu vụ “đối đầu” ở Bãi Tư Chính “chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, nhưng nó cũng dẫn tới phản ứng tiêu cực đáng kể đối với Bắc Kinh từ các nước có đồng quan điểm ở châu Âu, Mỹ, Canada, Australia hay Nhật”.
“Và nó cũng sẽ mở đường cho các nước này, đặc biệt là Mỹ, tìm cách thay mặt Việt Nam vận động thêm sự ủng hộ của quốc tế”, nhà nghiên cứu của trung tâm ở thủ đô Washington, nơi nhiều lãnh đạo Việt Nam từng tới thăm và phát biểu, nói.
Tổng thống Trump hôm 24/9 đã sử dụng bài phát biểu trước UNGA để phát đi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình về cuộc chiến thương mại cũng như cảnh báo rằng thế giới giới đang theo dõi cách thức Bắc Kinh xử lý các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau đó đáp trả rằng Bắc Kinh sẽ không khuất phục trước các lời đe dọa.
Liên quan tới bài phát biểu sắp tới của lãnh đạo Việt Nam, khi được hỏi rằng liệu Hà Nội có thể vận động được ủng hộ nhiều tới mức nào ở UNGA nếu đề cập cụ thể tới vụ Bãi Tư Chính, ông Poling nói rằng “có nhiều hơn hẳn các nước phản đối thay vì ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”.
Chuyên gia: Việt Nam sẽ không nổ súng trước trong vụ Bãi Tư Chính
Nhà nghiên cứu này lấy ví dụ về việc hơn 50 nước chúc mừng Philippines “thắng kiện” khi đưa tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc, trong khi chỉ có hơn 30 nước, phần lớn là từ Trung Đông và Bắc Phi, đứng về phía Bắc Kinh phản đối phán quyết có lợi cho Manila. Nhiều học giả và các nhà hoạt động Việt Nam lâu nay đã kêu gọi Hà Nội theo chân Philippines, kiện Trung Quốc.
“Nếu vấn đề [Bãi Tư Chính] được nêu lên trước Liên Hợp Quốc, không còn nghi ngờ gì chuyện nhiều nước lưỡng lự vì áp lực của Trung Quốc đối với các quốc gia nhỏ hơn ở châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latin và một số quốc gia ở châu Á, nhưng sẽ có thêm nhiều nước công khai đứng về phía Việt Nam hơn là Trung Quốc”, ông Poling nói.
“Và các nước ủng hộ Việt Nam sẽ có sức nặng hơn nhiều về mặt dân số, sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng”.
Đập thượng nguồn, nước biển và khí hậu
gây hại cho sông Mekong
Tình trạng sạt lở, lún sụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngày một trầm trọng, và chính quyền nhiều khu vực ven sông hay sát biển phải có các biện pháp khẩn cấp để đối phó.
Các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau gần đây công bố tình trạng khẩn cấp hoặc che chắn các đoạn dài dọc sông Cửu Long do sạt lở, truyền thông Việt Nam đưa tin.
Ngoài biến đổi khí hậu, một nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở là việc xây đập ở thượng nguồn tại Trung Quốc, Lào và Campuchia, ngăn trầm tích chảy xuống vùng hạ lưu.
Các vấn đề trên, cũng như tình trạng nước biển dâng gây ngập mặn và nạo vét lòng sông quá mức là những thách thức lớn cho Việt Nam, phóng viên về môi trường của BBC World Service nói.
Thêm đập thủy điện, thêm mối lo cho sông Mekong và VN
Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?
Thách thức lớn cho các nước ở đồng bằng sông Cửu Long
Sông Mekong, có chiều dài 4.350 km, chảy từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc qua biên giới các nước Myanmar, Lào, Thài Lan, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam, nơi dòng sông còn được gọi là Cửu Long.
Đồng bằng sông Mekong là khu vực trồng lúa và cũng là nơi có nghề cá lớn trên thế giới.
Trầm tích sông Mekong, vốn rất cần thiết để kiểm soát dòng chảy của sông, bị mất mát rất nhiều do nhu cầu khai thác cát không suy giảm, và một ngành công nghiệp khai thác cát không được quản lý chặt chẽ.
Mekong, dòng sông của 60 triệu người
TQ ‘sẵn sàng làm sâu sắc lòng tin chính trị giữa các nước ‘
“Cũng như khu vực sông Nile ở châu Phi hay sông Hằng ở Ấn Độ, khu vực sông Mekong hiện nay gặp ba vấn đề nghiêm trọng.” phóng viên môi trường của BBC World Service Navin Singh Khadka bình luận.
“Thứ nhất, chuyện xây đập ở thượng nguồn sông Mekong và những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào tiếp tục xây dựng ảnh hưởng đến hạ nguồn.
“Thứ hai, vấn đề nằm ở chỗ những gì đang diễn ra ngay ở Việt Nam. Nước biển dâng lên gây ngập mặn, tác động đến các đô thị ven biển cũng như các khu rừng ngập mặn. Ngay tại sông Mekong còn có một vấn đề nữa là nạo vét lòng sông lấy cát để xây cất hay làm các công trình xây dựng khác nhau.”
“Ngoài ra thứ ba, chúng ta có vấn đề biến đổi khí hậu cũng rất nghiêm trọng đối với toàn vùng.”
“Với Việt Nam, mọi chuyện rất khó”
Tình trạng sạt lở ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hàng năm và không có xu hướng cải thiện.
Chỉ riêng tỉnh Cà Mau, hiện có hơn 25km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý. Trong khi đó, tỉnh Long An vừa công bố tình trạng khẩn cấp với khu vực bờ sông có chiều dài 2,4km.
Là nước cuối cùng nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề trước tất cả những gì xảy ra ở thượng nguồn, chẳng hạn Trung Quốc xây đập hay đổi dòng chảy, nhà báo BBC Navin Singh Khadka nói.
Ngoài ra, sông Mekong ở Việt Nam chảy ra biển, và khi nước biển dâng lên, và các đợt bão lớn, rừng ngập mặn đã dần dần biến mất, ông nói thêm.
“Việt Nam phải chịu cả hai vấn đề này và hậu quả là chúng ta thấy trong những năm qua đã xảy ra tình trạng di dân.
“Chỉ trong 10 năm qua, theo số liệu của chính phủ Việt Nam đưa ra, có tới ít nhất 2 triệu người sẽ phải di dời khỏi nơi sinh sống của họ do những tình trạng nói trên,” ông Singh Khadka nói.
Bình luận về một giải pháp cho Việt Nam, nhà báo chuyên viết về môi trường của BBC cho rằng “mọi chuyện rất khó vì các nước thượng nguồn đều có mục tiêu chính trị kinh tế của họ”.
“Ngoài ra một vấn đề khác mà các nước châu Á đang gặp phải là nguồn điện từ than đá hiện vẫn đang sử dụng ở mức rất cao. Trong bối cảnh trên thế giới lại có yêu cầu giảm bớt khí thải từ điện than, thì các quốc gia có thể bù lại bằng điện mặt trời. Ở Thái Lan đã có dự án như vậy. Nhưng Lào vẫn muốn là một nước sản xuất thủy điện, là ‘ác quy của châu Á’.
Tuy nhiên ông nói ông cũng “có chút hy vọng” vì đã có một số sáng kiến ở khu vực châu Á xem xét về tác động trên sông Mekong, chẳng hạn như sáng kiến Lan Thương – Mekong xanh ở Côn Minh, Trung Quốc.
Một số ý kiến khác tỏ ý nghi ngờ sự chân thành của Trung Quốc trong các sáng kiến này.
Niwat Roykaew, đồng sáng lập tổ chức bảo tồn Chiang Khong (Thái Lan) và Mạng lưới người Thái thuộc 8 tỉnh Mekong, viết trên Bangkok Post hôm 19/7:
“Xin hãy hiểu rõ. Các cộng đồng địa phương sông Mekong không hưởng lợi gì từ các đập nước Lan Thương. Trước khi chúng xuất hiện, nước sông Mekong lên xuống theo mùa. Thay đổi dòng chảy theo mùa của sông Mekong và hệ sinh thái giàu có và sản lượng có liên hệ khăng khít. Nguồn tài nguyên phong phú của dòng sông hỗ trợ cho đời sống và là nguồn sống của con người….
Nhưng thủy điện Lan Thương đã thay đổi tất cả… Sông Mekong không còn lên xuống theo mùa hoặc thời tiết. Thay vào đó nó chủ yếu lệ thuộc vào thời điểm khi nào các đập thủy điện xả nước. Hậu quả là mực nước lên xuống bất thường – không những chỉ theo mùa mà còn thay đổi hàng ngày – để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng.”