Tin Việt Nam – 25/07/2019
Thêm một nhà hoạt động bị xét xử
về cáo buộc lật đổ chính quyền
Tin từ Quảng Ninh, ngày 25/7/2019: Dường như toà án tỉnh Quảng Ninh đã đưa nhà hoạt động Hà Hải Ninh ra xét xử về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật hình sự 2015 vào ngày 23/7/2019.
Tuy nhiên, phiên toà có vẻ là phiên toà kín, và không thấy truyền thông lề đảng đưa tin về phiên toà này. Tin tức về phiên toà lọt ra khi toà án này gửi giấy triệu tập cho một số bạn bè của bị cáo, yêu cầu họ ra trước toà để làm chứng. Theo những người này thì họ nhận được giấy triệu tập vào ngày 24/7.
Truyền thông lề đảng cũng không đưa tin về vụ bắt giữ Hà Hải Ninh, và hầu như mọi người trong giới bất đồng chính kiến đều tỏ ra ngạc nhiên về vụ xét xử này.
Theo một số bức hình trên Facebook thì Ninh là một thanh niên trẻ, khoảng 25 tuổi, là thợ phu hồ. Có thể anh ta là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức bị đàn áp khốc liệt trong vài năm trở lại đây, với khoảng 10 thành viên chủ chốt bị kết án từ 7 đến 15 năm tù về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Ninh cũng có quan hệ với nhóm Hoàng Sa, một nhóm của những bạn trẻ tách ra từ No-U Hà Nội.
Theo nhà hoạt động Lan Lê ở Hà Nội thì bạn Ninh đã nhiều lần tham gia từ thiện ở một số tỉnh phía Bắc.
Để bảo vệ quyền cai trị, đảng cộng sản cầm quyền tăng cường trấn áp giới bất đồng chính kiến, sử dụng những điều luật mơ hồ thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự để kết tội người chỉ trích chính phủ.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng an ninh bắt giữ hơn 20 người bất đồng chính kiến và kết án 9 người với tổng số năm tù là 50 năm, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders).
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/them-mot-nha-hoat-dong-bi-xet-xu-ve-cao-buoc-lat-do-chinh-quyen/
Thay đổi tội danh đối với
nhà báo độc lập Trương Duy Nhất
Nhà báo độc lập/blogger Trương Duy Nhất vào ngày 23 tháng 7 được phép gặp vợ và thông báo Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thay đổi tội danh đối với ông.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của gia đình người đang bị tạm giam để điều tra tại Trại T16 của Bộ Công An, thông báo trên tài khoản Facebook cá nhân tin vừa nêu.
Vào chiều tối ngày 25 tháng 7, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin thăm nuôi ông Trương Duy Nhất như sau:
“Hôm 23/7, Chị Cao Thị Xuân Phượng, vợ của anh Trương Duy Nhất theo định kỳ lại ra trại T16 của cơ quan cảnh sát điều tra để thăm nuôi chồng. Có hai khoản là thăm nuôi và tiếp tế, thì từ lần thăm đầu hồi tháng 3 thì có gởi được một ít thức ăn và quần áo, còn lần thứ hai trở đi thì không được tiếp tế, chỉ được gởi tiền. Trong khi những người khác được tiếp tế thức ăn, còn Trương Duy Nhất thì không. Chị Phượng là vợ thì được vô thăm, và cũng có làm giấy tờ cho người em gái ruột của Anh Nhất là chị Cúc vô thăm, nhưng trại giam chỉ cho chị Phượng vô thăm, còn cô Cúc thì ngồi ngoài.”
Lần thăm gặp ông Trương Duy Nhất vào ngày 23 tháng 7 được cho biết là theo đơn của bà Cao thị Xuân Phượng gửi Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra ngày 6 tháng 7. Theo qui định nêu trong Sổ Tiếp Tế và Thăm Gặp, những người thân gồm có ông bà nội, ngoại; bố mẹ đẻ; bố mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh chị em ruột; hoặc con đẻ, con nuôi… Do đó vào ngày 23 tháng 7 ngoài bà Cao thị Xuân Phượng, vợ của ông Trương Duy Nhất, còn có người em gái út cũng đến trại để thăm; thế nhưng cô này không được cho thăm gặp anh trai.
Thông tin từ bà Cao thị Xuân Phượng sau cuộc gặp là ông Trương Duy Nhất cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều Tra đã thay đổi quyết định khởi tố. Trước đây ông Nhất bị khởi tố tội ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’; thế nhưng do không chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản nên Cơ quan Cảnh Sát Điều Tra chuyển sang tội danh ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.
Tuy nhiên theo bà Cao thị Xuân Phượng thuật lại thì ông Trương Duy Nhất phủ định cáo buộc nói ông lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên cũng nói về điều này với Đài Á Châu Tự Do:
“Trương Duy Nhất có nói là có sự thay đổi về quá trình khởi tố, khi mới bắt Nhất, thì khởi tố Nhất với tội ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhà nước’, nhưng từ khi bị bắt hồi tháng 1 năm 2019 đến giờ, Nhất cho vợ biết là qua lấy cung bên cơ quan cảnh sát điều tra không chứng minh được tội chiếm đoạt tài sản. Cho nên họ chuyển sang tội ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’. Chịu tội danh này có vẻ nhẹ hơn, nhưng Nhất vẫn nói với vợ là Anh sẽ tiếp tục đấu tranh, là Anh không hề lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.”
Vào ngày 10/6/2019, ông Trương Duy Nhất bị Bộ Công an truy tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 355 Bộ Luật Hình sự 2015. Trong cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng.
Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất là người từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ Việt Nam. Ông cũng là một blogger viết cho Đài Á Châu Tự Do. Trước khi bị bắt, ông đã sang Thái Lan để xin tị nạn vì lo ngại mình có thể bị bắt giữ bởi những thông tin quan trọng mà ông biết về chính phủ. Tuy nhiên, ông đã mất tích đột ngột hôm 26/1 tại Bangkok. Con gái của blogger Trương Duy Nhất cho Đài Á Châu Tự Do biết là cha cô không hề có ý định trở về Việt Nam. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ rằng an ninh Việt Nam đã sang Thái Lan thực hiện vụ bắt cóc.
Quốc tế lên án vụ mất tích của blogger Trương Duy Nhất và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có câu trả lời về sự mất tích khó hiểu đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tdn-up-07252019082352.html
Vợ của công dân Mỹ bị VN kết án 12 năm tù
điều trần trước Hạ viện
Hôm 25/7, bà Helen Nguyễn, vợ của công dân Mỹ Michael Nguyễn, người vừa bị chính quyền Việt Nam tuyên án 12 năm tù, đã ra điều trần trước Hạ viện Hoa Kỳ với tư cách nhân chứng cho các vụ vi phạm nhân quyền ở các quốc gia Đông Nam Á.
Trong phiên điều trần được Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện truyền trực tiếp, bà Helen lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam đàn áp những tiếng nói bất đồng, trong đó có những nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt như chồng bà, ông Michael Nguyễn.
“Chồng tôi đã bị tước quyền được xét xử một cách công bằng theo luật pháp quốc tế. Chính phủ Hoa Kỳ, một quốc gia tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân, nên làm tất cả những gì có thể làm được để anh Michael được phóng thích.
“LHQ, một tổ chức tiên phong quốc tế về nhân quyền, phải khẳng định rằng các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam, phải nghiêm túc tuân thủ các định chế quốc tế, các công ước quốc tế về quyền con người.”
Lên tiếng tại buổi điều trần, dân biểu Brad Sherman, Chủ tịch Tiểu ban phụ trách các vấn đề châu Á của Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện, cảnh báo rằng Việt Nam nên coi trọng mối quan hệ giao thương với Hoa Kỳ bằng cách hãy trả tự do cho ông Michael.
“Việt Nam nên quan tâm đến hình ảnh của chính quốc gia mình trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Việt Nam hiện đang đặt mục tiêu để hưởng lợi trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Nhân quyền là vấn đề quan trọng đối với Hoa Kỳ. Đã đến lúc phải đưa Michael Nguyễn về nhà.Ông Michael Nguyễn còn gọi là Michael Phương Minh Nguyễn, là cư dân thành phố Orange County, bang California. Ông bị bắt giam ngày 7/7/2018 khi đang trên đường từ Đà Nẵng đến TP. HCM.
Hôm 24/6/2019, “trong phiên tòa diễn ra chưa đầy 4 giờ đồng hồ, ông Michael và ba người Việt Nam đã bị chính quyền Việt Nam tuyên án tù với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” gia đình ông Michael Nguyễn viết cho VOA trong một email hôm 24/7.
“Trong suốt thời gian bị giam giữ gần một năm trước khi xử án, ông Michael không được phép gặp thân nhân hay tiếp xúc với luật sư bào chữa,” email viết.
Ngay sau khi Việt Nam tuyên án ông Michael Nguyễn 12 năm tù vì tội “lật đổ chính quyền,” các dân biểu liên bang đại diện bang California đã bày tỏ quan ngại về bản án này và kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho ông.
Dân biểu Ro Khanna, đại diện cho quận 17 bang California, cho VOA biết trong một thông cáo gửi qua email hôm 24/6/2019: “Việc trả tự do cho ông Michael Nguyễn là một trong những ưu tiên cao của văn phòng chúng tôi.”
Dân biểu Khanna nói thêm: “Chúng tôi luôn ủng hộ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong việc lên tiếng bảo vệ công dân Michael Nguyễn, và chúng tôi sẽ tiếp tục hối thúc họ xem vấn đề này là ưu tiên cao nhất trong mối quan hệ của chúng ta với Việt Nam.”
Bãi Tư Chính: ‘Vận động ngoại giao l
à thế tự vệ tốt nhất cho VN’
Tina Hà GiangBBCvietnamese.com
Tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam về Bãi Tư Chính, kéo dài hơn ba tuần lễ mà chưa có dấu hiệu chấm dứt, ngày càng thu hút chú ý của giới nghiên cứu, chẳng hạn qua bài viết Pondering Chinese actions in Vanguard Bank của TS Collin Koh, đăng trên Maritime Issues hôm 22/7.
Tiến sĩ Collin Koh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, đưa ra một phân tích toàn diện về những hành vi mà ông gọi là “cưỡng bách” của Trung Quốc từ nhiều năm qua trong vùng Biển Đông, cụ thể là qua cuộc đối đầu mới nhất với Việt Nam tại Bãi Tư Chính.
So sánh hai sự kiện năm 2014 khi Trung Quốc chuyển giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của VN và giờ đây, đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 đến quấy nhiễu dàn khoan Hakuryu-5 của VN tại Bãi Tư Chính, cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, TS Collin Koh nhận định là Bắc Kinh vẫn cứ bổn cũ soạn lại.
Bổn cũ này là gì?
Sau khi đưa ra yêu sách Đường 9 đoạn, tuyên bố chủ quyền trên gần hết vùng Biển Đông, Trung Quốc đóng vai “bị động” với lập luận là ”chỉ phản ứng,” trước những ‘vi phạm’ của các nước trong vùng, vì “không nước nào có quyền tìm cách khám phá và khai thác tài nguyên năng lượng trong ‘vùng biển tranh chấp’, mà không có sự đồng ý của Trung Quốc”, bất kể Bắc Kinh có thực hiện các hoạt động tương tự hay không.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 23/7, Tiến sĩ Collin Koh vạch ra rằng, so với 2014, tình hình bây giờ có sự khác biệt lớn, ông cũng nêu ra những điều Việt Nam có thể làm để có được thế tự vệ tốt nhất trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
TS Collin Koh: Vào năm 2014, khi các thủ tục tố tụng của Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) về Biển Đông còn đang diễn ra sau khi Manila kiện Bắc Kinh vào năm 2013, thì không có bảo vệ pháp lý nào để chống lại yêu sách Đường Chín đoạn (9DL) của Trung Quốc.
Vì vậy, một thay đổi đáng kể từ năm 2014 đến nay là phán quyết của PCA ngày 12/7, 2016 đã hoàn toàn vô hiệu hóa 9DL, và do đó, hợp pháp hóa hoạt động khai thác năng lượng của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Sau phán quyết của PCA, những vùng biển chồng lấn với 9DL không còn có thể được xem là vùng biển tranh chấp, trên cơ sở pháp lý đó.
Thay đổi khác trong 5 năm qua là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam dường như đã chuẩn bị tốt hơn để kiềm chế sự căng thẳng và ngăn chặn các phản ứng mạnh mẽ trong quần chúng. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kỳ sự náo động và bất ổn nào từ tuần trước sau khi Hà Nội thôi không cấm báo chí loan tin. Điều này cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam đã can thiệp một cách hiệu quả vào sự bùng nổ của tình cảm dân tộc. Chúng ta còn nhớ tình trạng bất ổn đã xảy ra trước dự thảo luật Đặc khu, được cho là có lợi cho các nhà đầu tư Trung Quốc, và chính quyền Việt Nam đã phải kìm nén mạnh mẽ các cuộc biểu tình.
BBC: Theo ông thì điều gì đã khiến Hà Nội cuối cùng cho phép truyền thông trong nước được đưa tin và công khai lên án hành động hung hăng của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, và còn chính chức kêu gọi ”tất cả các bên liên quan và cộng đồng quốc tế ” đến “đóng góp cho nỗ lực chung để bảo vệ và đảm bảo lợi ích chung của chúng ta”?
TS Collin Koh: Việc Trung Quốc từ chối rút tàu của họ ra khỏi Bãi Tư Chính, bất chấp những nỗ lực tốt nhất của Hà Nội để “xử lý” các tranh chấp như đã đồng ý nhiều lần với Bắc Kinh, có thể đã dẫn đến sự thất vọng trong giới chính sách Việt Nam và do đó, họ quyết định đưa vấn đề này ra trước công chúng. Một lý do khác là vì các phương tiện truyền thông chính thống đã đi đầu trong việc tường trình và chính quyền Việt Nam có thể đã thấy việc bịt kín truyền thông trong nước về vấn đề này không còn hợp lý.
Trước thực tế người Việt Nam trẻ tuổi, am hiểu công nghệ, rất dễ dàng tiếp cận với truyền thông xã hội và có thể đọc các báo phương Tây, Hà Nội không còn lý do chính trị nào để duy trì việc cấm báo chí lên tiếng, vì sợ công chúng có thể lên án là ủng hộ, hay làm nhẹ đi những hành vi của Trung Quốc. Cần lưu ý rằng tính hợp pháp chính trị của ĐCSVN cầm quyền, rất giống với trường hợp đảng cầm
quyền Cộng sản Trung Quốc, cũng dựa trên sự can thiệp đúng đắn vào tình cảm và kỳ vọng của chủ nghĩa dân tộc. Ngoại giao công chúng là một yếu tố quan trọng trong sự việc này.
Bãi Tư Chính: TQ ‘đẩy vấn đề’ tinh vi hơn
Bãi Tư Chính: ‘VN nên công bố chi tiết’ và đừng ‘hạn chế báo chí’
Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam
Bình luận chuyện báo VN ‘im’ về vụ bãi Tư Chính
BBC: Với Hà Nội, Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, và do đó hoàn toàn không nằm trong vùng biển tranh chấp. Với Bắc Kinh, thì bãi này nằm trong 9DL, một yêu sách đã bị PCA vô hiệu, nhưng Trung Quốc hoàn toàn phớt lờ. Vậy theo ông, làm sao để một nước nhỏ bé hơn và thậm chí ngay cả cộng đồng quốc tế đối phó hiệu quả với một quốc gia coi thường luật pháp quốc tế và chơi theo luật riêng của mình?
TS Collin Koh: Đây là một câu hỏi khó. Các quốc gia nhỏ hơn có xu hướng cổ động sự bảo vệ luật pháp, vì luật pháp và chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện cho sự tồn tại và thịnh vượng của các nước yếu hơn trong cộng đồng quốc tế, chống lại sự bắt nạt của các cường quốc. Nói chung, ít nhất là có sự đồng thuận chung trong cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của một trật tự dựa trên quy tắc pháp lý, mặc dù đã có sự thay đổi cấu trúc về cán cân quyền lực toàn cầu, ví dụ, sự trỗi dậy của Trung Quốc và nỗ lực được cho là muốn lật đổ hiện trạng dựa trên trật tự và quy tắc hiện hành của Bắc Kinh.
Điều này tạo ra một thách thức dai dẳng đối với mọi phía trong cộng đồng quốc tế – sự tồn tại của các quy tắc và chuẩn mực quốc tế không đảm bảo rằng mọi người đều tuân thủ các quy tắc đó, và các cường quốc thường khai thác ưu thế sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của họ để vượt qua các quy tắc này. Theo nghĩa này, Trung Quốc không đơn độc. Một số người sẽ lập luận rằng những gì Trung Quốc đang làm về cơ bản là những gì một số cường quốc khác đã làm trong quá khứ.
Vì vậy, lối thoát duy nhất cho những quốc gia nhỏ và lớn, có cùng suy nghĩ, cùng tin tưởng mạnh mẽ vào hệ thống dựa trên các quy tắc hiện hành, là phải luôn phải nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế.
BBC: Bài viết của ông đề nghị một ”phản ứng quốc tế mạnh mẽ” để chống lại các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính nói riêng và Biển Đông nói chung. Thế nào là một phản ứng quốc tế mạnh mẽ ? Và làm thế nào để có thể thuyết phục một phản ứng như vậy từ cộng đồng quốc tế?
TS Collin Koh: Bước đầu tiên như đã đề cập, ít nhất là một tuyên bố cứng rắn từ các cường quốc và các cơ quan quốc tế. Một số quốc gia, trong đó có các cường quốc, phụ thuộc chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc, và điều này có thể hạn chế hành động và lựa chọn của họ. Nhưng cho đến nay, như tôi đã chỉ ra, dự luật của Thượng viện Hoa Kỳ về việc trừng phạt Trung Quốc liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông có thể là một khởi đầu tốt.
Nếu được thông qua, luật này sẽ là một ví dụ về các biện pháp đối phó mạnh mẽ hơn các tuyên bố suông. Nếu các quốc gia hay tổ chức quốc tế khác có thể làm điều tương tự, thì đó sẽ là một phản ứng thực sự vững chắc có thể ngăn chặn sự lặp lại những hành động này của Trung Quốc trong tương lai. Tất nhiên, tôi phải thừa nhận, đây là một cú sút xa.
BBC:Hà Nội có thể làm gì hơn, khi Malaysia, quốc gia khác trong vùng có hoạt động khai thác dầu khí cũng bị tàu Trung Quốc cản trở, nhưng quyết định không để báo chí chính thống đưa tin về những sự kiện này? Vàkhi ASEAN nói chung, đã khá thuần phục trước Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, như chúng ta thấy trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN gần đây tại Bangkok, việc Trung Quốc quân sự hóa vùng biển tranh cãi đã không được đề cập đến, và cho đến nay, chỉ có Hoa Kỳ lên tiếng về hành vi của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính?
TS Collin Koh: Vẫn còn một cơ hội tiềm năng cho một tuyên bố chung mạnh mẽ hơn để chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Việt Nam có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn để thuyết phục các thành viên ASEAN khác về sự nghiêm trọng và hậu quả của hành vi của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính – vốn không hoàn toàn chỉ là tranh chấp giữa Việt Nam – Trung Quốc, mà còn là vì sự an toàn của trật tự quốc tế.
Việt Nam cũng có thể, thông qua các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài vận động hành lang với các cường quốc và các tổ chức quốc tế quan trọng như EU và Liên Hiệp Quốc, để đưa ra các tuyên bố về vấn đề này.
Đến năm 2020, khi Việt Nam đảm nhận vị trí chủ tịch ASEAN, Hà Nội cũng có thể ở một vị trí tốt để thúc đẩy những cổ động liên quan đến các tranh chấp Biển Đông. Nhưng điều đó cũng còn phải chờ hơi lâu, và có thể sẽ xảy ra sau khi vấn đề Bãi Tư Chính đã được giải quyết, hoặc không.
Nói tóm lại, theo tôi vận động quốc tế, qua các nẻo ngoại giao, và dùng cơ sở pháp lý có lẽ là thế tự vệ tốt nhất cho Việt Nam.
Về mặt pháp lý, kiện Trung Quốc là một biện pháp tốt. Phán quyết của Tòa Trọng tài đã làm rõ vấn đề pháp lý về các tranh chấp, bao gồm hiệu lực của 9DL, và tình trạng của các thực thể trên biển. Trong trường hợp Việt Nam, phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp một biện minh pháp lý vững chắc cho Việt Nam để đối phó với Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49081667
Việt Nam tố cáo vi phạm của Trung Quốc
ở bãi Tư Chính là ‘nghiêm trọng’
Hôm 25/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói rằng hành động vi phạm của Trung Quốc những ngày qua trên Biển Đông tại Bãi Tư Chính là ‘nghiêm trọng.’
Trả lời câu hỏi về vị trí lô dầu khí 06.1 ở Nam Côn Sơn mà công ty PVN của Việt Nam đang có dự án hợp tác với công ty Rosneft có nằm trong bãi Tư Chính và gần vị trí tàu Hải Dương 8 đang hoạt động hay không, báo Dân Trí trích lời bà Hằng nói:
“Lô 06.1 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc là vụ việc nghiêm trọng.”
Trang Người Lao Động dẫn lời bà Hằng nói:
“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã được xác lập tại Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bà Hằng cho biết Việt Nam đã trao công hàm cho Trung Quốc, và yêu cầu Bắc Kinh lập tức rút ra khỏi vùng kinh tế của Việt Nam:
“Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.”
“Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.”
Được biết công ty Rosneft của Nga thuê giàn khoan Hakuryu-5 của Công ty Khoan thăm dò Nhật Bản (JDC) để thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí tại Lô 06.1 của Việt Nam ở Biển Đông.
Ông Ryan Martinson, chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, cho VOA biết rằng tính tới ngày 23/7, các tàu hải cảnh của Trung Quốc “vẫn hoạt động gần giàn khoan dầu của Nhật ở phía tây Bãi Tư Chính,” trong khi tàu Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) “tiếp tục tiến hành khảo sát địa chấn tại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam ở phía tây quần đảo Trường Sa”.
Liên quan tới vụ Bãi Tư Chính, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/7 ra tuyên bố nhắc tới cả Trung Quốc và Việt Nam. Washington mạnh mẽ phản đối mọi hành động “cưỡng ép và đe dọa” và nói rằng Bắc Kinh “nên chấm dứt hành vi bắt nạt và ngưng thực hiện hoạt động gây bất ổn và khiêu khích này”.
Tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
cập cảng quốc tế Đà Nẵng
Tàu huấn luyện Kojima của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã cập cảng quốc tế Đà Nẵng hôm 25/7 và bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ 25/7 – 28/7.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết như vừa nêu.
Tàu huấn luyện Kojima của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản gồm 87 sỹ quan, thủy thủ và học viên và do đại tá Hironnobu Tonozaki làm thuyền trưởng.
Chuyến thăm của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản lần này là một trong những hoạt động thỏa thuận giữa cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc phòng hai nước nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng song phương.
Trong chuyến thăm lần này, nhóm chỉ huy tàu Nhật Bản sẽ đến chào xã giao với ban lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Cảnh sát biển vùng 2 và trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2.
Đây là lần thứ tư tàu huấn luyện Kojima đến thăm Đà Nẵng kể từ năm 2013. Lần gần nhất là vào tháng 7 năm 2018.
Cũng trong ngày 25/7, tàu hộ vệ tên lửa HQ-016 Quang Trung của lực lượng hải quân Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Liên Bang Nga và tham dự lễ duyệt binh mừng kỷ niệm 323 năm ngày truyền thống hải quân nước này diễn ra từ ngày 17/7 – 7/8 tại thành phố Vladivostok.
Truyền thông trong nước cho biết, tàu HQ-016 Quang Trung của hải quân Việt Nam đã tham gia lễ đón tiếp tại cầu cảng số 33 do tư lệnh Alexander Schwartz chủ trì.
Theo lịch trình, tàu HQ-016 Quang Trung sẽ chào xã giao Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, chính quyền thành phố Vladivostok và nhiều hoạt động giao lưu văn hóa thể thao và ẩm thực giữa hai nước.
Được biết tại buổi lễ diễn ra vào 27/7 tới, tàu khu trục Quang Trung sẽ được bố trí vào vị trí duyệt binh để kỷ niệm ngày Hải quân Liên Bang Nga và dự kiến chuyến thăm sẽ kết thúc vào ngày 29/7.
Ngoài ra, trong chuyến đi lần này đại tá Nguyễn Văn Ngân cho biết sẽ kết hợp huấn luyện trên biển dài ngày nhằm nâng cao năng lực và khả năng sẳn sàng chiến đấu và làm chủ vũ khí trên tàu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống trong điều kiện hoạt động trên biển dài ngày.
Mạng ‘Facebook Việt’ GAPO sẽ chết yểu?
Bất chấp tham vọng thay thế Facebook, mạng xã hội Việt GAPO vừa ra mắt hôm 23/7 đã vấp phải phản ứng không mấy lạc quan từ người dùng.
Được đầu tư 500 tỷ, các nhà phát triển GAPO kỳ vọng mạng này sẽ thay thế Facebook và sẽ đạt được 50 triệu người dùng đến năm 2020.
Hồi giữa tháng Bảy, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng từng nhấn mạnh Việt Nam “cần có mạng xã hội và công cụ tìm kiếm riêng, khác biệt với Google, Facebook”.
Tranh cãi về mạng xã hội ‘nhà trồng’ VCNET của Ban Tuyên Giáo
Về mục tiêu VN ‘thay thế Facebook, Google’
Mạng xã hội VN thay Facebook: Khó và dễ
Tham vọng có một mạng xã hội Made in Vietnam ‘qua mặt’ Facebook đã được Việt Nam loan báo nhiều lần, trước GAPO đã có mạng xã hội Go.vn, Zingme, Tamtay.vn, Yume, BizTime. Nhưng tới nay người dùng mạng xã hội Việt Nam vẫn không mấy mặn mà với các mạng nội địa này.
Trục trặc kỹ thuật
Chỉ khoảng hơn chục giờ đồng hồ sau khi ra mắt, người dùng đã phản ánh tình trạng chập chờn, thậm chí không thể truy cập mạng GAPO. Nhà phát triển GAPO sau đó cho hay ‘bị quá tải’, và phải tạm ngưng hệ thống để sửa lỗi hệ thống để sửa lỗi.
Đầu giờ sáng 23/7 người dùng vẫn tạo được tài khoản và đăng nhập được trên website Gapo.vn dù ‘chập chờn’, nhưng đến chiều cùng ngày đã không còn phiên bản GAPO trên web, theo Vietnamnet.
Người dùng tên Dương Quốc Chính viết trên trang Facebook cá nhân: “Mạng xã hội Gapo.vn không hề có phiên bản web, không thể đăng ký tài khoản, không thể đăng nhập bằng tài khoản Google, toàn bị đơ. Tóm lại là không thể dùng được trong khi được đầu tư 500 tỷ… Mạng xã hội này có vẻ hứa hẹn hơn các mạng xã hội quốc doanh cũ vì là của tư nhân và các nhà sáng lập hứa là người dùng sẽ được trả tiền cho những bài viết có giá trị, song không công bố sẽ làm cách nào để trả tiền.”
VN: Dùng mạng xã hội buôn bán động vật hoang dã
Nhà báo VN không được làm gì trên mạng xã hội?
Trang Người Phú Bổn liệt thêm các lỗi kỹ thuật khác: “Trong trang cá nhân, đúng thật là bạn có thể thay đổi phông nền nhưng vẫn còn gặp lỗi, thoát ra vào lại thì mất, ảnh bìa cũng chưa thể thay đổi, tab video hay tab Trang đều hiển thị ảnh và video kích thước quá khổ nên phải kéo khá nhiều.”
Dù muốn thay thế Facebook, giao diện của GAPO lại trông na ná Facebook, “từ biểu tượng bình luận, chia sẻ, bộc lộ cảm xúc cho đến các tab, trang video, thông báo, bạn bè hay tin nhắn,” theo trang Người Phú Bổn.
Bạn đọc Như Thảo Trịnh viết: “Bạn bè sau khi nghe em nói có cái mạng xã hội GAPO của Việt Nam thay thế Facebook nên hỏi em có chơi thử không? Cũng tải thử để nói cho bạn bè biết và em xin thông báo: “Nói là thay thế Facebook nhưng nó lại cho đăng nhập bằng Facebook”. Ủa? Rồi cuối cùng bỏ ra 500 tỉ để đầu tư thay thế Facebook rồi mầm dị chi?? Thôi em về chơi với Facebook tiếp đây!”
Nỗi lo kiểm duyệt và nguy cơ chết yểu’?
Bên cạnh đó, còn có nỗi lo bị kiểm duyệt thông tin khi đăng bài trên mạng GAPO.
Trong lễ ra mắt hôm 23/7, chính ông Chu Đức Minh – Giám đốc Công nghệ Gapo cho biết trong tương lai, mạng xã hội này sẽ dùng trí thông minh nhân tạo tự động kiểm duyệt văn bản, video và hình ảnh. GAPO cũng có tính năng lọc từ khóa tự động, có độ ngũ kiểm duyệt, lọc tin ‘xấu’ dựa trên báo cáo (report) từ người dùng.
Luật sư, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn đài cho rằng mạng này sẽ ‘chết yểu’ như các mạng xã hội ‘nhà trồng được khác’. Viết trên trang Facebook cá nhân, ông Đài bình luận rằng chỉ với ba năm phát triển, các trục trặc của GAPO khi vừa ra mắt khiến người dùng đặt câu hỏi về tính sẵn sàng của mạng này. Trong khi Facebook đã có trên 10 năm với đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới, chi hàng trăm tỷ đô la mỗi năm để nghiên cứu phát triển.
Ông Đài kêu gọi tẩy chay GAPO, rằng người dùng đừng làm ‘con thỏ cho cộng sản ăn thịt’.
Facebooker Hoàng Nguyên Vũ viết: “Tôi là người Việt Nam, tôi cũng muốn mạng xã hội nước nhà phát triển, cạnh tranh được với các ông lớn lắm, nhưng tôi biết điều đó là không thể. Những quốc gia đi đầu về công nghệ và sáng tạo họ còn chưa làm được chuyện đó, mấy cái con ếch trong cái ao làng cứ nổ banh trời như anh Quảng, nghe khó chịu vô cùng.”
“Thực sự thì dù có muốn ủng hộ hàng nội đến đâu chăng nữa, tôi vẫn dùng Facebook mặc dù thời gian này Facebook có những thứ vô cùng củ chuối. Lý do dùng: 1/ Hàng công nghệ, đã không chơi thì thôi, chơi thì chơi hàng xịn, chơi đồ hiệu. 2/ Không gian mạng là để kết nối ra thế giới bằng một mạng xã hội toàn cầu, chứ không phải ngồi trong cái ao làng mà tự sướng. 3/ Tôi ghét kiểu trói buộc không gian mạng theo mô hình Trung Cộng.”
Facebooker Dương Quốc Chính: “Mới ra mắt mà đã để thế thì e là lại chết yểu như các mạng xã hội đàn anh, đàn bố trước đây. Đang định lập nick thiện lành bên đó để rình cơ hội làm tiền mà cũng không xong. Thôi em lượn, sang mạng xã hội xứ giãy chết vậy.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49093586
Đừng để “thảm họa Formosa”
trở thành nổi ám ảnh triền miên
Môi trường có thực sự an toàn (!?)
Ông Võ Tuấn Nhân thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định Tại hội thảo báo cáo kết quả thiết lập mô hình số trị, tính toán đánh giá nước thải sau xử lí của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (FHS) ra vùng biển Sơn Dương diễn ra hôm 24/7/2019 tại Hà Tĩnh cho biết, FHS đã đầu tư 400 triệu USD để cải thiện hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn Việt Nam. Và, với sự giám sát gần 3 năm qua của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, đến nay ông Nhân khẳng định: Môi trường miền Trung được công bố an toàn.
Ngay sau công bố của thứ trưởng Nhân, dư luận xã hội đặt nghi vấn, liệu rằng báo cáo kết quả có thực sự chính xác không; cơ sở nào đánh giá nước thải đạt chuẩn Việt Nam.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, giám đốc trung tâm công nghệ môi trường nhận định rằng, ông nghĩ thông tin công ty Formosa đạt chuẩn có thể chính xác. Ông giải thích.
“Từ khi xảy ra sự cố Bộ Tài nguyên môi trường có đưa hệ thống thiết bị giám sát tự động liên tục trong ba năm. Đến giờ vẫn giám sát liên tục và có phòng thí nghiệm tại đó và bên cạnh công ty cũng có thiết bị giám sát, các tỉnh trong khu vực cũng có thiết bị giám sát. Trong thực tế thì công ty Formosa vừa qua cũng đầu tư khá là nhiều tiền để cải tạo thiết bị như cải tiến hệ thống cốc khóa, thiết bị xử lý nước thải, rồi hồ chứa để tránh và phòng ngừa sự cố…thì tôi nghĩ rằng thông tin công ty đạt yêu cầu thì có thể chính xác.”
Ngoài ra, ông còn cho hay toàn bộ thiết bị đo đạc tại Việt nam không thể tự sản xuất nên phải nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Nhật hay Hàn Quốc và được giao cho Viện Công nghệ môi trường hoặc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – là các đơn vị uy tín nhất giám sát, nên khả năng chính xác cao.
Còn đối với chuyên gia môi trường – Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng, ông hoàn toàn không tin vào báo cáo kết quả này. Ông lý giải.
“Trước hết ai đo và đo bằng dụng cụ gì, đo những thời điểm nào, cách đo như thế nào, cách xử lý kết quả như thế nào với công bố của ông ta thì tôi không tin vào kết quả đó được.”
Đồng ý kiến với Tiến sĩ Khải, nhà báo Đỗ Cao Cường, người rất quan tâm đến vấn đề môi trường tại Việt Nam và cũng nhiều lần tiếp cận với người dân xung quanh khu vực nhà máy Formosa cho chúng tôi biết, hai tháng trước người dân tại khu vực Kỳ Anh có cho biết mùi hôi thối khắp nơi, mạt sắt từ quá trình luyện thép bay trong không khí dính cả vào mặt mọi người sống gần đó.
“Đối với sức khỏe của họ thì mạt sắt đó khi mà sản xuất thép các mạt đó nó bay thì chỉ cần lấy nam châm thì hút vào nó dính, nếu nó dính vào phổi thì nó phá hủy các cơ quan trong cơ thể của mình. Nguồn nước thì họ không giám uống và màu nước rất là ô nhiễm thâm chí ngay cả công an Hà Tĩnh họ còn bất lực và đề nghị Tổng cục môi trường kiểm tra kết quả của Formosa cũng như mẫu tại đó. Người dân họ nói rằng chả có thấy ai về kiểm tra nguồn nước của họ hay là kiểm tra sức khỏe của họ cả, không có cuộc nghiên cứu cụ thể giám sát được nên mọi công bố đó chỉ là nói mồm mà thôi không thể tin tưởng được.”
Quy chuẩn Việt Nam và quốc tế
Tại buổi hội thảo các chuyên gia môi trường Việt Nam nhận định rằng, báo cáo kết quả nước thải và khí thải trước khi xả ra môi trường tại nhà máy Formosa phù hợp với quy chuẩn Việt Nam và tiến gần với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới.
Tiến sĩ Hồ Long Phi – nguyên Giám đốc Trung tâm quản lý nước – Biến đổi khí hậu thuộc ĐH Quốc gia TPHCM nhận định rằng, đa số quy chuẩn tại Việt Nam nhẹ hơn nhiều so với thế giới.
“Quy chuẩn Việt Nam và quốc tế có nhiều điểm khác lắm, có những điểm Việt Nam có mà quốc tế không có và cả hai bên cùng có nhưng mà ở nhiều cường độ khác nhau, gần đây đa số cũng thiễn cận rồi, đa số trường hợp Việt Nam nó nhẹ hơn so với yêu cầu của thế giới.”
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ cũng giải thích, nhiều lúc quy chuẩn của Việt Nam nghĩ đơn giản nhưng so với quốc tế quy chuẩn đó lại là quy chuẩn đòi hỏi khắt khe nhất, đặc biệt so với một số quốc gia trong khu vực Asian.
“Ví dụ đối với nước ngoài họ không có quy định độ màu còn Việt Nam thì có quy định độ màu của nước, nước thải để đạt được độ màu cũng rất là khắt khe. Các nước Châu Á họ cũng không quy định chỉ mỗi Việt Nam và Trung Quốc thì mới có quy định độ màu đó thôi. Nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng cố gắng để đạt được độ màu đó.”
Còn đối với nhà báo Đỗ Cao Cường, nếu theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì sẽ không được khách quan, nguyên nhân vì sao, vị nhà báo giải thích.
“Ngay cả những cơ quan chức năng tại địa phương theo dõi sát sao nhất mà họ còn bất lực, đề nghị tổng cục môi trường kiểm sát các mẫu nên các tiêu chuẩn đó nó không được rõ ràng. Khi sở tài nguyên môi trường xuống thì theo quy chuẩn Việt Nam mình phải báo trước để chuẩn bị phong bì, có nhiều nhà máy trước khi họ tới họ kiểm tra thì những chất độc hại họ dọn dẹp rất là sạch, không thải khí độc và thậm chí họ lo lót, phong bì thì họ thoát. Còn theo tiêu chuẩn quốc tế thì họ có các cơ quan độc lập nên họ giám sát được, phải có các tổ chức xã hội dân sự và người dân giám sát thì mới tin tưởng được.”
Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên kể từ tháng tư năm 2016 do xả thải các hóa chất trực tiếp ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt dọc theo các tỉnh miền Trung. Hằng trăm ngàn người dân bị tác động bởi thảm họa này. Ngay sau khi sự cố xảy ra, tháng 7/2016, các nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiên cứu phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển miền Trung đã khẳng định, phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của các tỉnh miền Trung mới có thể phục hồi lại như trước.
Cũng cần phải nhắc lại lời của Phó giáo sư, tiến sĩ Trịnh Văn Tuyên –Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường, khi ông tham gia bàn luận về các giải pháp làm sạch môi trường biển bị ô nhiễm, ông đã trả lời với truyền thông trong nước rằng: “Biển có khả năng tự làm sạch. Chúng tự hấp phụ và tự động nhả hấp phụ, nồng độ chỗ nào cao thì tự chuyển sang nơi có nồng độ thấp. Độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian”. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh: “Trong môi trường nước, kể cả trong nước biển, vi sinh vật tự phân hủy được. Tuy nhiên đó là giả định sẽ không có thêm chất thải gì tiếp thải ra nước biển, còn nếu vẫn còn chất thải ra biển thì chất thải sẽ cộng hưởng thêm”.
Theo như những gì PGS Trịnh Văn Tuyên nhấn mạnh, thiết nghĩ việc thẩm định “Môi trường miền trung an toàn” cần phải cân nhắc, nếu không, sự cộng hưởng của chất thải sẽ khiến biển không những không được an toàn mà ngược lại sự kiện 3 năm trước có thể sẽ lặp lại!
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/do-not-bring-formosa-disaster-back-07242019154325.html
Vốn TQ vào Việt Nam: Lưới lọc chặn rủi ro
Khẳng định không phân biệt đối xử bất kỳ nguồn vốn nào, chuyên gia nhấn mạnh quan trọng là phải có lưới lọc ngăn chặn rủi ro cho kinh tế Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu về vốn đầu tư Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy, nguồn vốn FDI từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam tăng nhanh chóng.
Nguồn vốn này đi theo nhiều con đường để vào Việt Nam như qua các hợp đồng EPC (Thiết kế- Cung ứng vật tư, thiết bị – Xây dựng) hoặc thay đổi xuất xứ và tồn tại nhiều bất cập như chậm tiến độ, gặp trục trặc kỹ thuật, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), Việt Nam đang cần vốn để phát triển kinh tế nên tất cả các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đều được hoan nghênh. Chỉ có điều Việt Nam cần theo dõi, sàng lọc và chỉ tiếp nhận những nguồn vốn thực sự phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế Việt Nam.
Trong trường hợp Việt Nam kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, không có cơ chế sàng lọc để từ chối những dự án không phù hợp, không đúng với quy hoạch cũng như không đáp ứng được các yêu cầu về khoa học, công nghệ, môi trường, lao động… thì rốt cuộc, chính nguồn vốn đầu tư nước ngoài đó, dù đến từ Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác, cũng trở thành gánh nặng cho Việt Nam, tiêu tốn các nguồn lực của đất nước trong tương lai.
Đối với nguồn vốn Trung Quốc, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra một số đặc tính mà Việt Nam cần lưu ý và thận trọng hơn khi lựa chọn.
Theo đó, những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đang siết chặt đầu tư đối với một số ngành nghề, lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, năng suất thấp như khai khoáng, dệt nhuộm, hóa chất…
Vì thế, các nhà đầu tư trong những lĩnh vực này muốn chuyển vốn cũng như máy móc, công nghệ ra nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia có cơ chế lỏng lẻo về quản lý, kiểm tra, giám sát về môi trường, yêu cầu về công nghệ, năng suất không cao.
Thứ hai, thương chiến Mỹ-Trung đã bộc lộ nhiều mặt mạnh và mặt yếu của kinh tế Trung Quốc. Trong đó, nhiều mặt hàng của Trung Quốc bị dư thừa lớn và khó xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc muốn chuyển các mặt hàng này sang các quốc gia xung quanh để tiêu thụ, đồng thời có thể xuất khẩu từ các quốc gia như Việt Nam – đang được hưởng ưu đãi từ một óố thị trường mà Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA).
“Khi đầu tư sang Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ là người sản xuất. Lợi dụng việc Việt Nam chưa quy định chặt chẽ thế nào là hàng hóa “made in Vietnam”, thiếu kiểm tra, giám sát những mặt hàng gắn mác “made in Vietnam” để xuất khẩu, nhà đầu tư Trung Quốc chỉ sản xuất chút ít ở Việt Nam mà chủ yếu là mượn xuất xứ để xuất đi nước khác”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Bởi vậy, theo vị chuyên gia, nguy cơ Việt Nam trở thành nơi xuất khẩu hộ hàng hóa Trung Quốc, thành nơi nhận rác thải công nghệ từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc rất đáng lo ngại.
Ông nhắc lại nguyên tắc Việt Nam không phân biệt đối xử với bất kỳ nguồn vốn nào song nhấn mạnh, điều quan trọng là nguồn vốn ấy đầu tư vào đâu, có phù hợp với Việt Nam hay không.
“Quyền lựa chọn nhà thầu, công nghệ, dự án đầu tư là của Việt Nam. Để nguồn vốn vay phát huy hiệu quả thì chúng ta phải làm chặt ở ngay khâu đầu tiên là sàng lọc, lựa chọn vốn đầu tư”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.
Đến đây, vị chuyên gia gợi nhắc lại trường hợp của Đồng Nai, Vĩnh Phúc…, những địa phương đã dũng cảm từ chối những dự án FDI công nghệ cũ, lạc hậu, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, không phù hợp với quy hoạch địa phương.
“Những trường hợp như vậy rất đáng hoan nghênh, nhưng mới là ở cấp địa phương. Còn trên phạm vi cả nước, Bộ Chính trị đã thông qua đề án thu hút FDI, trong đó tinh thần là phải có chọn lọc, chú trọng vào các tập đoàn hàng đầu thế giới, có công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Từ đây, Việt Nam cần có những văn bản mang tính quốc gia để thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng thu hút FDI, cũng là để các địa phương có cơ sở để thực thi đồng bộ và tốt nhất. Chúng ta phải đưa ra được quy hoạch ở các tỉnh, thành phố làm gì, tiếp nhận đầu tư ở ngành nghề, lĩnh vực nào; ngành nghề, lĩnh vực đó yêu cầu mức độ chất lượng, kỹ thuật, trình độ công nghệ, hiệu quả đến đâu…
Doanh nghiệp trong nước phải đi bằng cách nào để tiếp cận; chỗ nào doanh nghiệp trong nước không làm được thì mới thu hút FDI. FDI làm gì, trách nhiệm đến đâu, làm thế nào để cùng doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy kinh tế…, tất cả những vấn đề đó phải được đặt ra.
Cửa đầu tư vào Việt Nam luôn mở rộng nhưng nó chỉ mở rộng đối với những nhà đầu tư có đủ năng lực về tài chính, công nghệ, đảm bảo thực hiện đúng các phương án quy hoạch mà phía Việt Nam đưa ra cũng như đảm bảo yêu cầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng như góp phần phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
Khi đã có các tiêu chuẩn thì ta mới biết ai làm đúng, làm sai và có cơ sở để chỉnh sửa, xử lý”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.
Để làm được việc này, theo vị chuyên gia, không khó.
“Chúng ta buộc phải lựa chọn bởi nguồn lực chỉ có thế, nền kinh tế chỉ hấp thụ được chừng ấy vốn. Việt Nam không phân biệt nhà đầu tư nhưng nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của Việt Nam thì mới vào được.
Điều quan trọng là những cơ quan, đơn vị giữ vai trò giám sát, sàng lọc phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, không phải vì lợi ích của bất kỳ nhóm nào.
Vai trò của các nhà quản lý cần phải được nâng lên, cả về trình độ khoa học, quản lý lẫn đạo đức nghề nghiệp, công vụ, khi đó mới mong bài toán FDI nói riêng cũng như các hoạt động nói chung của nền kinh tế mới đi đúng hướng”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Việc đặt ra bộ lọc không chỉ áp dụng đối với các dự án FDI trong tương lai, mà ngay cả các dự án mà Việt Nam đã có cam kết với nhà đầu tư nước ngoài, theo vị chuyên gia, Việt Nam vẫn có thể đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện ràng buộc.
“Chúng ta tôn trọng cam kết với nhà đầu tư song cái gì phù hợp với xu hướng chung của thế giới, thời đại thì nhà đầu tư phải chấp nhận.
Nếu yêu cầu của phía Việt Nam hợp lý, liên quan đến môi trường, chất lượng cuộc sống… thì không ai có thể từ chối được. Bản thân nhà đầu tư nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì hàng hóa của họ cũng không bán được”, vị chuyên gia nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29477-von-tq-vao-viet-nam-luoi-loc-chan-rui-ro.html
Sự cố mạng xã hội Gapo: Cái giá phải trả!
Trung Khang, RFA
Theo AFP, Gapo là trang mạng xã hội mới nhất của Việt Nam được đầu tư 21 triệu đô la từ quỹ đầu tư rủi ro G-Capital, ra mắt sau hơn 4 tháng đầu tư, với kỳ vọng sẽ có 20 triệu người dùng vào năm 2021.
Nhưng vài giờ sau khi ra mắt vào tối thứ Hai 22/7, trang mạng vướng nhiều lỗi kỹ thuật khi người dùng mới thực hiện thao tác đăng ký.
Một trang mạng xã hội được đầu tư hàng chục triệu đô la, thực hiện sứ mệnh “thay thế Facebook”, mà chỉ chuẩn bị trong hơn 4 tháng có quá vội chăng?
Phải nhắc lại việc trước đây, vào ngày 15/7/2019, tại buổi gặp gỡ với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin phía Nam, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông đã phát biểu: “Đã đến lúc chúng ta phải viết một mạng xã hội mới, nhân văn hơn, coi trọng khách hàng hơn và
đưa người dùng làm chủ thể”. Ông Hùng cho rằng, tại sao không nghĩ đến việc tạo ra mạng xã hội mới thay Facebook vì triết lý của Facebook giờ không còn phù hợp với thế giới nữa.(!?).
Nhiều người đặt nghi vấn, đây có phải là câu nói “quảng bá” của ông Hùng, chuẩn bị cho sự ra mắt của Gapo? Hay sự ra đời của Gapo là để chứng tỏ tinh thần “quán triệt” sự gửi gắm của bộ trưởng Hùng?
Lực bất tòng tâm
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam quá yếu kém, ở đây giống như là chỉ quảng bá, chứ không phải cố gắng mang ra một mạng xã hội ích lợi và có giá trị cho cộng đồng.
-Hoàng Ngọc Diêu
Nhắc lại sự kiện hôm 11/6/2019, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng cho ra mắt hệ thống Mạng xã hội – VCNET, được chính quyền cho là nỗ lực gần gũi dân theo phương châm ‘tuyên giáo đi trước, đi cùng’, ‘tương tác với dân’…
Chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, từ Sydney, Úc, khi trao đổi với RFA hôm 24/7, nhận định:
“Nói về mặt kỹ thuật, tính già dặn của một mạng xã hội không phải là công nghệ mà là phía bên dưới, là trải nghiệm của người dùng, và nhận được phản hồi từ người dùng. Hơn 3 tháng chuẩn bị đối với một cái mạng xã hội là hết sức non trẻ, đặc biệt cơ sở hạ tầng của Việt Nam quá yếu kém, ở đây giống như là chỉ quảng bá, chứ không phải cố gắng mang ra một mạng xã hội ích lợi và có giá trị cho cộng đồng. Cho nên ngay từ đầu, mục tiêu của họ không rõ ràng mà họ cố gắng vội vã như vậy thì chắc chắn sẽ không được.”
Theo ông Diêu, làm sao so sánh với Facebook được khi công ty này có nhiều hệ thống trên không gian mạng, phân phối tòan cầu nên mới chịu nổi số lượng người dùng toàn cầu. Còn mạng Việt Nam vì tính không đến nơi đến chốn nên phải sụp thôi. Ông nói tiếp:
“Và đặc biệt ông Bộ trưởng truyền thông lỡ tuyên bố như vậy thì phải ráng làm một cái gì đó, nhưng đó là một sự cố gắng bộp chộp và không có giá trị lâu dài.”
Ai cũng biết, để một mạng xã hội như Facebook ra đời và được phổ biến như hiện nay, nhà sáng lập ra nó Mark Zuckerberg đã cùng với các sinh viên Đại học Harvard và một số bạn hữu nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần. Sau đó, từ nền tảng cuối cùng, Zuckerberg viết, là một chương trình gọi là “Facemash” vào năm 2003. Tuy nhiên phải qua nhiều năm phát triển và kêu gọi đầu tư, đến khi Facebook lên sàn chứng khoán Hoa Kỳ là năm 2012, tức gần 10 năm. Vậy 4 tháng “chuẩn bị” của mạng xã hội Gapo nói lên điều gì?
Trao đổi với RFA hôm 24/7, ông Diệp Quang Văn, người lập ra mạng xã hội VietNamTa, có trụ sở tại Bình Dương, hiện có khoảng 50 ngàn người dùng, cho biết về quá trình chuẩn bị mạng xã hội VietnamTa:
“Ý tưởng xây dựng mạng xã hội VietNamTa của mình bắt đầu từ năm 2017 và xây dựng nền tảng cơ sở. Đến cuối tháng 6 năm 2018, mình mới nộp hồ sơ xin thành lập mạng xã hội, và đến tháng 10 mình mới có giấy phép chính thức từ Bộ thông tin và truyền thông.”
Nói về sự cố sập mạng của Gapo, ông Diệp Quang Văn nhận định:
“Về mặt công nghệ, theo mình phải cân bằng giữa người dùng và nền tảng cơ sở hạ tầng. Do cơ sở hạ tầng chuẩn bị chưa kỹ càng, mà quảng bá quá mạnh, người vô nhiều thì nghẽn mạch, giống như bị kẹt xe trên xa lộ. Mình không dám nói là quá vội vã nhưng mình nghĩ phía nhà sản xuất Gapo không nhìn trước được vấn đề, nên bị quá tải. Hoặc là không có dự bị những phương án khác.”
Không chỉ bị sự cố sập mạng khi vừa ra mắt, mạng xã hội Gapo còn dính nghi án sử dụng nền tảng từ bên ngoài và sao chép chính sách bảo mật của Google.
Theo ông Diệp Quang Văn, mua nền tảng hay tự phát triển thì nó cũng như nhau. Mặt tốt của mua nền tảng là nhanh gọn, tiện lợi, mặt xấu là có thể có vấn đề phù hợp hay không. Ngoài ra, khi mua từ bên ngoài, nếu có sự cố thì vấn đề xử lý có thể khó khăn, ngược lại, nếu mình tự phát triển thì mình xử lý được hết… Nhưng tự mình phát triển nền tảng thì cần thời gian rất lâu, đội ngũ nhân lực rất nhiều, và phải đầu tư nhiều hơn.
Sẽ đánh mất niềm tin
Cũng trong ngày 24/7/2019, trang tin ICTnews đã phát hiện, có nhiều phần trong chính sách bảo mật của mạng xã hội Việt Nam Gapo sao chép y nguyên chính sách bảo mật của Google không sai một chữ nào.
ICTnews đã công bố 7 hình ảnh minh họa cho thấy rõ việc sao chép này. Ngoài các phần minh hoạ, ICTnews còn cho biết có nhiều phần khác trong chính sách bảo mật của Google và Gapo cực kỳ giống nhau.
Ngay sau thời điểm ICTnews công bố tin này, phần điều khoản sử dụng của Gapo bị khóa truy cập.
Theo một người dùng mạng xã hội nhận xét với ICTnews: “Niềm tin luôn được xây dựng từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bạn không thể tạo riêng cho mình một văn bản về Chính sách sử dụng sản phẩm, thì niềm tin dành cho sản phẩm của bạn cũng khó có thể có được”.
Phóng viên RFA, sau khi truy cập vào trang mạng Gapo thì không thể đăng ký tài khoản để xác nhận về “chính sách bảo mật”, lý do được cho biết là do đăng ký từ IP nước ngoài.
Vì sao Việt Nam muốn phát triển mạng xã hội chỉ để cho người dân trong nước sử dụng? Không chỉ riêng Gapo mà trước đây các mạng xã hội của Việt Nam như VCNet, Hahalolo… đều không cho phép người Việt ở nước ngoài đăng nhập.
Liên quan vấn đề này, ông Diệp Quang Văn, chủ trang mạng xã hội VietNamTa, nhận định:
“Trang Vietnamta là cho người Việt Nam và người Việt ở hải ngoại, cho nên mình mở cổng, còn những công ty khác có thể họ chặn IP vì vấn đề bảo mật họ yếu, còn mình vẫn cho vào nhưng bảo mật theo tiêu chuẩn cao hơn, cho vô nhưng mình kiểm soát kiểu khác. Còn các trang mạng xã hội khác của Việt Nam chặn ngay từ đầu.”
Mạng xã hội hay là công cụ kiểm soát
Theo AFP, chính quyền độc đảng Việt Nam đang cố gắng tăng cường các nền tảng web của riêng mình trong khi thắt chặt quyền tự do internet.
Cá nhân tôi thì tôi cũng tham khảo, nhưng không đăng ký tài khoản, vì thấy nó vô bổ, thông tin bị kiểm duyệt nhiều, bị quản lý, thông tin một chiều.
-Nhạc sĩ Lê Thiệu
Các công ty như Facebook, Google, YouTube và các công ty công nghệ toàn cầu khác, đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn sau khi luật an ninh mạng của Việt Nam được thông qua vào năm 2018.
Theo AFP, Việt Nam là nơi có hơn một nửa dân số ở độ tuổi dưới 30, đang tìm kiếm nhiều nền tảng truyền thông xã hội được thực hiện trong nước. Các nhà quan sát cho rằng các công ty địa phương có thể sẵn sàng tuân thủ luật an ninh mạng mới.
Theo chuyên gia công nghệ thông tin Hoàng Ngọc Diêu, cái cần của mạng xã hội là trải nghiệm của người dùng và nhận được phản hồi từ người dùng.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, RFA liên lạc chị Nguyễn Lai, người dùng mạng xã hội nhiều năm tại Nha Trang, và được chị cho biết:
“Chị dùng mạng xã hội Facebook cũng mấy năm nay rồi, ở Việt Nam đang có mạng xã hội Gapo, nhưng hiện nay nó chỉ có thể dùng trên điện thoại di động android và ios, chứ chưa có phiên bản web, mà trải nghiệm của Gapo thì cũng chưa tạo được sự khác biệt như tuyên bố, thua kém những mạng xã hội hiện tại. Chị không thích xài vì thứ nhất không bảo mật cao và phải chịu sự quản lý của ban tuyên giáo. Theo chị các mạng xã hội được yêu thích hiện nay là Facebook, Youtube, WhatsApp… bởi vì tư liệu chính thức và được dùng cho toàn cầu. Gapo thì chưa thấy bạn bè dùng, chỉ thấy đưa stastus lên chế diễu thì có… Vì mới ra mắt đã bị sập.”
Nhạc sĩ Lê Thiệu, hiện sống tại Sài Gòn, cho biết, anh đã dùng mạng xã hội 10 năm rồi, về các mạng xã hội của Việt Nam, theo anh nếu có thì chỉ chiếm một thị phần cực kỳ nhỏ trong thị phần mạng xã hội ở Việt Nam, không thể so sánh với Facebook, Google hay YouTube được. Anh nói tiếp:
“Cá nhân tôi thì tôi cũng tham khảo, nhưng không đăng ký tài khoản, vì thấy nó vô bổ, thông tin bị kiểm duyệt nhiều, bị quản lý, thông tin một chiều. Còn bạn bè tôi thì hầu như ai cũng từ chối dùng những mạng như Hahalolo hay Gapo.”
Các trang truyền thông mạng xã hội đã trở thành cứu cánh cho các nhà hoạt động tại Việt Nam, nơi tất cả các phương tiện truyền thông độc lập đều bị cấm và blog thường xuyên bị xóa.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, chính phủ Việt Nam kể từ năm 2016 đã bị cáo buộc tiến hành một cuộc đàn áp chống lại các nhà phê bình, với ít nhất 128 người hiện đang bị cầm tù, hơn 10% những người này đã bị kết án vì những bình luận trên Facebook.
Úc kiểm tra chuỗi cung ứng tại Việt Nam
sau khi 1.600 con trâu, bò mất dấu
Úc phát hiện có 1.600 trên gần 10 ngàn con bò, trâu nhập khẩu từ nước này đã không được chuyển đến hoặc không truy xuất được nguồn gốc tại các trang trại hay lò mổ được phê duyệt tại Việt Nam.
Tin được đại diện Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công thương) cho truyền thông trong nước biết ngày 25 tháng 7.
Cụ thể, tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2019, Úc có 33 lô hàng gia súc sống được xuất khẩu qua đường biển vào Việt Nam, gồm 90.560 con bò và 397 con trâu.
Theo tin của Thương vụ Việt Nam tại Úc thì Bộ Nông nghiệp Úc đã thông báo các trường hợp vi phạm nghiêm trọng đối với việc xuất khẩu gia súc sống sang Việt Nam khi không tuân thủ các yêu cầu trong hệ thống bảo đảm chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu (ESCAS).
Theo quy định doanh nghiệp Việt Nam phải cam kết tuân thủ ESCAS, nếu muốn bán trâu, bò ra khỏi chuỗi, họ phải thông báo với nhà sản xuất để được thẩm định, nếu đạt mới được bán hàng.
Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam là nước nhập khẩu trâu bò sống lớn thứ 2 của Úc (sau Indonesia) với sản lượng hàng năm khoảng 200.000 con.
Sau việc này, Hội đồng Xuất khẩu gia súc sống của Úc (ALEC) đã ủy quyền một công ty độc lập thực hiện việc đánh giá thị trường để báo cáo tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Phía Úc sẽ đưa ra quyết định chính thức khi báo cáo đánh giá hoàn thành trong tháng 8/2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
yêu cầu ứng phó nạn hạn hán kéo dài ở miền Trung
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện gửi đến các địa phương yêu cầu tập trung ứng phó với nạn nắng nóng kéo dài, hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra ở miền Trung.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 25/7 cho biết công điện của Thủ tướng Việt Nam đã được chuyển đến Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận và Bình Thuận.
Ông Phúc cũng đã gửi yêu cầu đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động, Bộ Thương binh xã hội, Bộ Tài chính, và Bộ kế hoạch và đầu tư yêu cầu khẩn trương chỉ đạo công tác ứng phó với hạn hán tại các tỉnh nêu trên.
Tình trạng nắng nóng kéo dài và hạn hán trên diện rộng được ghi nhận tại khu vực miền Trung từ đầu vụ Hè Thu năm nay, với đỉnh điểm cực nóng diễn ra vào các ngày 9 đến 12/6 và từ 20 đến 23/6 với nền nhiệt độ cao nhất vào khoảng 37 – 40 độ C.
Do hạn hán kỷ lục, mực nước ở các hồ thủy lợi và thủy điện hiện giảm từ 20 – 60% sức chứa. Một số hồ nhỏ được cho biết đã khô cạn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ cao sẽ vẫn kéo dài ở khu vực miền Trung trong khi lượng nước ở các con sông sẽ tiếp tục giảm, đặc biệt ở các tỉnh phía Tây như Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên.
Cơ quan chức năng cũng đánh giá nạn hạn hán diện rộng và thiếu nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của cư dân địa phương.
Báo cáo hôm 23/7 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hơn 65 ngàn hecta ruộng lúa và cây nông nghiệp ở khu vực miền Trung có nguy cơ bị hủy hoại vì hạn hán và thiếu nước, nếu nhiệt độ cao vẫn tiếp tục kéo dài đến cuối mùa khô. Gần 140 ngàn hộ dận đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước được ghi nhận xảy ra với khoảng 5800 hecta cây trồng và ảnh hưởng đến 114 ngàn hộ dân ở miền Trung.
Trong khi đó, theo báo cáo nhanh vào ngày 25/7 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, những ngày qua, thiên tai đã gây nhiều thiệt hại tại một số địa phương ở miền núi phía Bắc và Nam Bộ. Cụ thể tại An Giang, mưa lớn kèm dông lốc làm 879 căn nhà bị thiệt hại; 1.190 ha lúa màu và cây ăn quả bị đổ ngã. Tại Tuyên Quang, mưa lũ từ ngày 22 đến 24/7 gây thiệt hại 12,56 ha lúa bị vùi lấp; sạt lở 540m3 đất đá và đường giao thông.
Việt Nam cần thoát nỗi sợ doanh nghiệp tư nhân
để tiến
Nguyễn Quang DuyGửi bài tới BBC từ Melbourne, Úc
Ngày 10/6/2019 vừa qua, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Việt Nam cho phổ biến ‘Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019’, giúp chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.
Người VN nhầm thái độ tiêu dùng và yêu nước?
Thương chiến Mỹ Trung: VN lợi trước mắt chứ không lâu dài
Fitch ngừng đánh giá Vingroup vì ông Phạm Nhật Vượng ‘chủ động dừng’
Tư nhân nhiều nhưng nhỏ
Theo Sách Trắng vào thời điểm 31/12/2017, nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động.
Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng.
Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn.
Tư nhân chịu thua thiệt
Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỷ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỷ đồng, 200.900 tỷ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc.
Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỷ đồng vốn, 11,7 triệu tỷ đồng doanh thu, 291.600 tỷ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc.
Doanh nghiệp nhà nước lợi nhuận thấp, trả lương caoSách Trắng doanh nghiệp VN 2019
Tính trung bình nhà nước cần hơn 3 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu, tư nhân chỉ cần một nửa, nghĩa là 1,5 đồng vốn đã tạo được 1 đồng doanh thu.
Cứ 2 tỷ vốn tư nhân lại tạo được 1 công ăn việc làm, nhưng phải cần bốn lần, tức 8 tỷ vốn đầu tư nhà nước mới tạo ra 1 công việc.
Tư nhân tạo công ăn việc làm gấp 7,3 lần nhà nước, nhưng phải cần 60 đồng đầu tư mới có được 1 đồng lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận quá thấp để có thể đầu tư sản xuất và có lợi nhuận tái đầu tư sản xuất.
Năm 2018, có tới 48% doanh nhiệp tư nhân bị thua lỗ, với 90.651 doanh nghiệp ngừng hoạt động vì thiếu vốn, trong đó có 18.795 doanh nghiệp chờ giải thể.
Nghịch lý là tỷ lệ đóng góp vào thuế của khu vực tư nhân chiếm đến hơn 41%, cao hơn tỷ lệ đóng góp của các khu vực khác.
Hầu hết doanh nghiệp tư nhân không thể tự đề ra chính sách và chiến lược cạnh tranh, rất ít đủ lớn để có khả năng đầu tư sản xuất hàng công nghiệp, không thể cạnh tranh một cách hiệu quả ngay tại Việt Nam, nên rất khó vươn ra cạnh tranh ở xứ người.
Tham gia CPTPP và EVFTA, Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ rào cản thương mại và mở cửa thị trường sâu hơn, sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nếu Hà Nội không sớm đưa ra chiến lược thích hợp thì nhiều doanh nghiệp tư nhân khó có thể sống còn.
Xã hội bất bình đẳng
Tiền lương hằng tháng trả cho người lao động khu vực tư nhân là 7,4 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 60% hay 11,9 triệu đồng trả cho người làm công trong khu vực nhà nước.
Năm 2018, cả nước có 714.000 doanh nghiệp, thì Tp HCM có 228.267 doanh nghiệp còn Hà Nội có 143.119 doanh nghiệp, hai thành phố chiếm quá nửa số doanh nghiệp toàn quốc.
Các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hoá và Bắc Ninh thu hút được số lớn các doanh nghiệp còn lại.
Còn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có rất ít doanh nghiệp hoạt động, chỉ từ trên 600 tới khoảng 2.000 doanh nghiệp cho mỗi tỉnh.
Đầu tư thiếu kế hoạch và mất quân bình tạo chênh lệch lợi tức giữa lao động làm việc trong và ngoài nhà nước, giữa nông thôn và thành thị, làm chậm đà phát triển xã hội.
Nhà nước kém hiệu quả
Khu vực nhà nước kém hiệu quả còn thấy rõ qua chỉ số nợ là 4,1 lần trong khi tư nhân chỉ 2,3 lần, còn chỉ số vòng quay vốn nhà nước là 0,3 lần thì tư nhân là 0,7 lần, nhưng vẫn được coi là khu vực kinh tế chủ đạo.
Doanh nghiệp nhà nước được hưởng mọi ưu đãi về vốn, đất đai, chính sách hỗ trợ, được nắm giữ độc quyền kinh doanh nên vẫn ỷ lại, lãng phí tài nguyên, lãng phí của công, lợi ích nhóm, tham nhũng, trục lợi, thiếu cải tiến, chậm cải cách.
Theo Báo cáo của Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn, có tổng doanh thu 1,304 triệu tỷ đồng thì cũng mắc nợ lên tới 1,3 triệu tỷ đồng, với 12 dự án ngàn tỷ bị thua lỗ.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, song vẫn ỷ lại cơ chế xin cho, tìm cách trục lợi từ các chính sách nhà nước.
Muốn tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho việc phát triển đất nước, Hà Nội phải tuân thủ nguyên tắc thị trường không được bù lỗ, chấm dứt mọi trợ cấp, không giảm trừ thuế, không cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay, xóa nợ, không ưu đãi nguồn đất và tài nguyên.
Hà Nội phải chấm dứt can thiệp vào hoạt động của khu vực nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước phải bình đẳng cạnh tranh với khu vực tư nhân.
CPTPP và EVFTA buộc Hà Nội phải tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng như mở cửa khu vực dịch vụ công cộng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác.
Các doanh nghiệp nhà nước, thay vì bán cho người nước ngoài, nên được bán cho dân chúng, từ trẻ đến già mỗi người được mua một ít cổ phần, vừa thu vốn tư nhân vừa giữ doanh nghiệp trong tay người Việt.
Nước ngoài hưởng lợi
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hầu hết có quy mô lớn, thu hút 6 triệu tỷ đồng vốn, doanh thu thuần đạt 5,8 triệu tỷ đồng với 384.000 tỷ đồng lợi nhuận.
Các doanh nghiệp FDI được ưu đãi từ thủ tục hành chánh, thuê mướn đất, thuê mướn nhân công, trợ giúp xuất nhập cảng, trợ giúp vay thêm vốn, đến các chính sách vĩ mô về hối đoái, tiền tệ hay ký kết CPTPP và EVFTA mở rộng xuất cảng.
Được ưu đãi nên mặc dầu đầu tư ít hơn các khu vực khác doanh nghiệp FDI lại hưởng lợi nhuận nhiều hơn. Năm 2017, khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 43,8% của 876,7 nghìn tỉ đồng tổng lợi nhuận trước thuế.
Tính trung bình một đồng lợi nhuận doanh nghiệp FDI chỉ cần 15 đồng vốn đầu tư, trong khi doanh nghiệp nhà nước cần 47 đồng còn doanh nghiệp tư nhân phải cần tới 60 đồng.
Chưa kể các doanh nghiệp FDI còn được miễn thuế, nên khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục mở rộng đặt Việt Nam vào tầm nhắm của Mỹ trong thương chiến Mỹ-Trung.
Bị Mỹ đe dọa đánh thuế
Chiến lược tăng trưởng dựa trên FDI tạo ra một nền kinh tế với sản xuất có vốn FDI chiếm hơn 25% GDP và trên 70% giá trị xuất khẩu.
Hàng hóa thường chỉ qua sơ chế, gia công hay lắp ráp mang lại thật ít giá trị gia tăng cho Việt Nam, nhưng Hà Nội buộc phải luôn giữ đồng tiền yếu, giúp xuất cảng nhiều hơn, nên bị Mỹ đưa vào danh sách các nước thao túng tiền tệ cần theo dõi.
Không phải cứ là doanh nghiệp FDI thì nguồn tiền đầu tư tại Việt Nam là tiền của doanh nghiệp. Thay vào đó, những nhà đầu tư này cũng nợ, và nhiều khả năng một nguồn tiền lớn được huy động ngay tại Việt NamBà Phạm Chi Lan, kinh tế gia
Xuất cảng tăng, chênh lệch thương mãi Mỹ-Việt ngày càng mở rộng, nhiều lần Tổng thống Trump phải nhắc nhở và gần đây lên tiếng chỉ trích Việt Nam “lợi dụng Mỹ còn tệ hơn cả Trung Quốc”.
Mỹ vừa thông báo đánh 456% thuế chống bán phá giá lên thép nhập cảng từ Việt Nam có xuất xứ từ Đại Hàn và Đài Loan.
Chiến lược tăng trưởng dựa trên FDI đã được Trung Quốc sử dụng cùng lúc với việc kiểm soát chặt chẽ chính trị.
Khi Việt Nam ký các hiệp ước CPTPP và EVFTA, cùng với chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung, thì đầu tư và hàng hóa từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam.
Nhiều loại hàng sản xuất tại Trung Quốc được chuyển sang Việt Nam sơ chế hoặc thay nhãn “Made in Vietnam”.
Thậm chí có mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc dán nhãn “Made in Vietnam”, mượn đường Việt Nam xuất cảng sang Mỹ tránh thuế.
Nếu Hà Nội không chịu thay đổi, sẽ bị Mỹ đánh thuế, nhiều mặt hàng Việt không thể tiếp tục sản xuất, người làm công bị mất việc, ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Cần thay đổi ngay
Phát triển kinh tế phải dựa vào nội lực quốc gia, phải dựa vào doanh nghiệp tư nhân thì Hà Nội bắt chước Trung Quốc dựa vào tư bản nước ngoài.
Hậu quả là khu vực tư nhân không thể cạnh tranh, nên sau 30 năm mở cửa, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế dựa trên tiểu thương và tiểu nông.
Muốn phát triển kinh tế điều kiện cần là Hà Nội phải thay đổi chiến lược, chính sách và luật pháp sao cho rõ ràng, minh bạch, hợp lý để mọi doanh nghiệp cạnh tranh một cách bình đẳng.
Điều kiện đủ là Việt Nam phải có tự do kinh doanh, quyền tư hữu tài sản và đất đai phải được Chính Phủ bảo đảm và tự do chính trị để tầng lớp doanh nhân có quyền tự do chọn người đại diện trong Quốc Hội và Chính Phủ bảo vệ quyền lợi quốc gia.