Tin Việt Nam – 25/05/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 25/05/2017

Hóa chất trong nước biển ở vùng hải sản chết Kiên Giang

Hóa chất công nghiệp được tìm thấy trong kết quả kiểm nghiệm mẫu nước biển ở huyện Kiên Lương và Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.

Trước đó từ ngày 4-8/5, người dân phản ánh là cá, nghêu chết nhiều nổi lên trên vùng biển khu vực này, kéo dài khoảng 550 ha.

Tin tức ngày 25/5 cho biết kết quả kiểm nghiệm cho thấy các loại hóa chất này được dùng trong sản xuất mỹ phẩm và chất tẩy rửa. Tuy nhiên, phó giám đốc sở Tài nguyên môi trường tỉnh Kiên Giang bà Võ Thị Vân nói là tại các huyện này chỉ có doanh nghiệp chế biến hải sản và sản xuất xi măng, và chưa thể chứng minh các doanh nghiệp này liên quan đến loại hóa chất được tìm thấy.

Ông Quảng Trọng Thao, phó giám đốc sở Tài nguyên môi trường tỉnh Kiên Giang cho biết ít nhất cũng phải 2-3 ngày nữa mới tìm ra nguyên nhân cá, hải sản chết.

Cũng tin liên quan, người dân sống gần khu vực khe Đá Mài, tỉnh Quảng Nam và vịnh Xuân Đài tỉnh Phú Yên cho biết gần đây nguồn nước ở khu này đen ngòm, bốc mùi hôi thối khiến cá tự nhiên và tôm người dân nuôi chết hàng loạt. Hiện mẫu nước các khu vực này đã được mang đi kiểm nghiệm.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/chemicals-found-in-water-where-fish-died-in-kien-giang-05252017093248.html

 

Phái đoàn Mỹ gặp đại diện XHDS độc lập

Hoa Kỳ đã đặt điều kiện yêu cầu Việt Nam phải đảm bảo các quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận  và tự do tín ngưỡng trong cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 21 vừa diễn ra tại Hầ Nội hôm 23 tháng 5 vừa qua.

Bà trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, Virginia Bennett cho những nhà hoạt động xã hội và nhân quyền Việt Nam biết như vậy trong cuộc gặp tại Hà Nội vào ngày 24 tháng 5. Tuy nhiên bà Bennett cũng cho biết thêm là mặc dù Hà Nội có vẻ lắng nghe nhưng bà không thể trả lời chắc chắn Việt Nam sẽ thực hiện thế nào.

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, người có mặt trong buổi gặp, cho đài Á châu Tự do biết suy nghĩ của ông về cuộc gặp:

“Chúng tôi thấy rằng năm nào cũng vậy, kết quả của cuộc đối thoại nhân quyền này, Việt Nam họ đều lắng nghe  nhưng thực thi hoàn toàn khác và chúng tôi không tin Việt Nam sẽ làm theo những đề xuất của Hoa Kỳ.  Trong cuộc đối thoại chúng tôi cũng đề xuất với phía Hoa Kỳ rằng phải (làm) mạnh hơn nữa việc đưa các tiêu chuẩn nhân quyền vào các hiệp ước thương mại với Việt Nam và chỉ bằng cách này thì chính quyền Việt Nam mới có khả năng họ sẽ cải thiện và nới lỏng và tôn trọng một số các hoạt động của những người đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam.”

Tại cuộc gặp lần này với phái đoàn Mỹ, các nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề ở Việt Nam như vụ ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa gây ra hồi năm ngoái gây bất bình trong người dân. Ông Phạm Bá Hải cho phía Mỹ biết quyền biểu tình ôn hòa đòi quyền lợi của những người dân bị ảnh hưởng bởi Formosa đã không được đảm bảo. Không những thế, chính phủ còn truy nã và bắt giữ một số người dân đưa tin về thảm họa này.

Luật sư Lê Công Định cũng nêu lên trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và kêu gọi phía Hoa Kỳ can thiệp để ông Thức được trả tự do.

Ngoài ra các vấn đề về tự do tôn giáo, quyền tự do đi lại của những nhà họa động nữ cũng được đề cập. Các nhà hoạt động cũng yêu cầu phía Mỹ phải đặt điều kiện về tôn trọng nhân quyền đối với Việt Nam trong các  hiệp định thương mại giữa hai nước.

Tham dự cuộc gặp với phía Mỹ lần này có luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Phạm Bá Hải, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, blogger Huỳnh Thục Vy, và vợ chồng tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/us-hr-acting-assistant-secretary-met-viet-activists-05252017084213.html

 

Hoạt động nhân quyền trước chuyến thăm Mỹ của ông Phúc

Trước cuộc gặp của tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31 tháng 5 tới đây ở Nhà Trắng, một số sinh hoạt liên quan tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo Việt Nam sẽ diễn ra tại thủ đô Washington D.C. Hoa Kỳ.

Một nguồn tin ẩn danh từ Nhà Trắng cho biết trợ lý đặc biệt của tổng thống Hoa Kỳ kiêm giám đốc cấp cao về Á châu Sự vụ Hội đồng An Ninh Quốc gia Nhà Trắng, ông Matt Pottinger, vào chiều ngày 26 tháng 5 sẽ chủ trì một cuộc nói chuyện bàn tròn với một số vị đứng đầu các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam tại Mỹ.

Trước đó một ngày, vào chiều ngày 25 tháng 5, dân biểu Chris Smith, chủ tịch Ủy ban Hạ Viện Về Nhân quyền Toàn cầu cũng chủ trì một buổi điều trần mang tên ‘Việt Nam: Tại sao Tự do Tôn giáo và Nhân quyền thiết yếu đối với quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ?’

Thông cáo vào ngày 19 tháng 5 của Văn phòng Dân biểu Chris Smith nêu rõ buổi điều trần nhằm đưa ra nhận thức sâu sắc về tình hình nhân quyền hiện nay tại Việt Nam cũng như thực hiện nhiệm vụ là một kênh thông tin thêm nữa trước chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ.

Dân biểu Chris Smith nói rõ khi người đứng đầu chính phủ Hà Nội đến Mỹ, chính quyền của tổng thống Donald Trump có cơ hội khẳng định với người dân Hoa Kỳ là sẽ không hổ trợ cho tình trạng đàn áp mạnh tay đối với những nhóm tôn giáo, những nhà ủng hộ dân chủ, bloggers và nhà báo tại Việt Nam.

Tin còn cho biết bà Nguyễn thị Mỹ Phượng, chị gái của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn bị cắt cổ chết bất minh tại đồn Công an Vĩnh Long vào đầu tháng 5 vừa qua cũng đến thủ đô Washington nhằm trình bày lại vụ việc.

Ông này bị công an, an ninh thành phố và tỉnh Vĩnh Long bắt đi hồi ngày 2 tháng 5 và sang đến ngày 3 tháng 5 chết do cổ bị cắt khi ở tại đồn Công an Vĩnh Long.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/meetings-prior-to-trump-phuc-summit-05242017122948.html

 

Xóm không căn cước

Dưới những túp lều rách nát chen chúc rất nhiều số phận không quốc tịch, không căn cước, không có lấy mảnh đất cắm dùi. Họ từng bơ vơ, lạc lỏng trên Biển Hồ, Campuchia.

Từ năm 2015, chính quyền Campuchia thắt chặt kiểm soát, những người Việt sống lây lất trên Biển Hồ bằng nghề đánh cá, chài lưới phải đóng thuế mỗi năm 250.000 riel để tồn tại, bằng không, sẽ bị bắt nhốt trong trại cải tạo. Hết đường sống, họ quay trở lại quê hương với danh nghĩa Việt kiều Campuchia nhưng không có quốc tịch.

Tôi là Việt Kiều Campuchia, về đây nghèo quá, bởi bên đó cũng nghèo. Tôi quá khổ rồi, bên Miên quá khổ rồi nên mới về tới đây, không có gạo mà ăn. Mà cũng không có chỗ để ở nữa, không có giấy tờ gì cả.

Bà Nguyễn Thị Thô

Chị Trần Thị Bé là một người trong số đó, hiện sống tạm bợ ở hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh.

“Trên đây rất là khổ. Vợ chồng em về đây được tháng này. Nhà em bảy người, năm đứa con với hai vợ chồng là bảy người. Sống lây lất vậy thôi, bà con cho gạo, muối, thức ăn để sống qua ngày chứ em không có giấy chứng minh nhân dân. Ở đây không ai có giấy chứng minh nhân dân cả, chẳng ai dám mướn mình đi làm. Con cái không đứa nào được đi học cả.”

Một người đồng cảnh ngộ với chị Bé ở xóm này, ông Nguyễn Văn Huyện, cho biết: “Ở bên đó, họ bắt mình đóng thuế mỗi năm 250.000 riel mỗi người. Không đóng thì họ bắt mình đi cải tạo, làm cho đủ số tiền đó mới được về. Năm 2015 đến 2016, Campuchia họ tiến hành làm vụ này.”

Thiếu lương thực, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu phương tiện làm ăn, và đặc biệt là thiếu giấy tờ hợp pháp để làm việc, sinh sống là hoàn cảnh chung của hơn hai trăm gia đình người Việt về từ Campuchia đang sống tạm bợ trong những căn chòi hở trước trống sau bên bờ hồ Dầu Tiếng. Đàn ông may mắn lắm mới được người dân địa phương thuê làm việc. Phụ nữ hầu như không ai kiếm được việc làm, quanh quẩn với mẻ lưới, con cá, nải chuối, bó rau mua đi bán lại. Mọi thứ hầu như bế tắc.

“Tôi là Việt Kiều Campuchia, về đây nghèo quá, bởi bên đó cũng nghèo. Tôi quá khổ rồi, bên Miên quá khổ rồi nên mới về tới đây, không có gạo mà ăn. Mà cũng không có chỗ để ở nữa, không có giấy tờ gì cả,” bà Nguyễn Thị Thô chia sẻ với VOA.

Ở bên đó, họ bắt mình đóng thuế mỗi năm 250.000 riel mỗi người. Không đóng thì họ bắt mình đi cải tạo, làm cho đủ số tiền đó mới được về. Năm 2015 đến 2016, Campuchia họ tiến hành làm vụ này.

Ông Nguyễn Văn Huyện

“Ở đây không có giấy tờ gì cả nên chẳng thể nào đi làm thuê cho ai được. Giờ bên đó (Biển Hồ) cũng không còn cá mắm gì để mà đánh nữa, nên lại về đây. Mà về đây thì đói liên tục. Xin bà con hỗ trợ cho chút gạo để sống,” chị Phạm Văn Lang, một cư dân trong xóm, than thở.

Lương thực, thực phẩm, muối, dầu ăn, nước mắm, rau cải, thịt, trứng, những thứ rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình bình thường lại là những thứ rất xa lạ, xa xỉ với xóm không căn cước này.

Nguồn nước uống và vệ sinh an toàn thực phẩm ở đây là một vấn đề nhức nhối. Không có chỗ ở ổn định, không có phòng vệ sinh, không có phòng tắm, mọi thứ đều diễn ra theo lối nguyên thủy. Nhưng cũng may là người ta còn có áo quần để mặc.

Những tiếng kêu xin lương thực của xóm không căn cước như một chỉ dấu cho thấy họ vẫn còn liên lạc được với loài người.

http://www.voatiengviet.com/a/xom-khong-can-cuoc/3870729.html

 

Ý kiến đặt câu hỏi: Đối thoại để làm gì?

Bùi Văn PhúGửi cho BBC Tiếng Việt từ California, Hoa Kỳ

Từ nhiều năm qua người Việt đã mơ ước một ngày họ có thể nói lên quan điểm của mình mà không lo sợ bị bắt giam, trấn áp hay sách nhiễu.

Trong quá khứ, trước các kỳ Đại hội Đảng hay để chuẩn bị sửa Hiến pháp, Hà Nội đã mời gọi dân, và cả người Việt hải ngoại, tham gia góp ý vào tiến trình kiến tạo đất nước. Dù có nhiều đề nghị hay kiến nghị, nhưng những tiếng nói không đồng lòng với đảng, không cùng quan điểm với nhà nước đã không được quan tâm.

Trái lại, nhiều người bất đồng chính kiến ở Việt Nam ngày nay vẫn còn ở trong tù, hay khi vừa nói lên quan điểm thì bị ngăn chặn, bị côn đồ hành hung.

Nhiều tiếng nói bất đồng đang chịu án tù như Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trần Kim Anh, Lê Thanh Tùng và cả trăm người khác.

Nhiều người đã phải chọn con đường lưu vong như Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Thanh Liêm, Trần Khải Thanh Thủy, Điều Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ.

Bên ngoài xã hội, nhiều người bị quản chế, bị ngăn cản tiếp xúc với đại diện các tổ chức nhân quyền, các dân cử từ những quốc gia tự do dân chủ hay thường xuyên bị sách nhiễu, không cho tham gia hội họp như Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Quang A, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Đoan Trang, Phạm Thanh Nghiên.

Khi bị thế giới đặt vấn đề, quan chức Hà Nội luôn đưa ra quan điểm là những người đó không phải ở tù vì bất đồng quan điểm mà vì họ vi phạm Điều 79: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 88: tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa, hay Điều 258: lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi nhà nước; trong khi thực tế họ chỉ phát biểu quan điểm bất đồng với nhà nước.

Ông Trần Huỳnh Huy Thức sẽ tuyệt thực

Amnesty lo ngại sức khỏe Trần Thị Thúy

Amnesty International kêu gọi Việt Nam thả Anh Ba Sàm

Việt Nam nói Hoa Kỳ thiếu khách quan

Vài năm trước, khi có tu chính Hiến pháp, người dân cũng được mời gọi đóng góp ý kiến để Hiến pháp phản ánh được thực tế hơn.

Nhưng những đề nghị của hàng trăm trí thức, các lãnh đạo tôn giáo liên quan đến sở hữu đất đai, nền tảng kinh tế, tự do nhân quyền, bỏ Điều 4, bỏ hệ tư tưởng Mác-Lê, bỏ độc quyền cai trị để đưa đến đa nguyên chính trị, thì chỉ nhận được sự im lặng.

Khi nào nhà nước đưa ra một lộ trình dân chủ hóa đất nước, với những bảo đảm cho quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, hội họp và lập hội, khi đó những người đối lập mới nên tham gia đối thoại.Nhà báo Bùi Văn Phú

Nhà nước không quan tâm đến những góp ý như thế, truyền thông trong nước dưới sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo cũng chẳng lên tiếng hay đưa ra tranh luận về những kiến nghị này.

Những năm gần đây, nhiều vấn đề gây bức xúc trong dân, từ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào hải phận Việt Nam, tranh chấp đất đai giữa dân và nhà nước, dân oan khiếu kiện, cho đến việc ngư dân thường xuyên bị tàu lạ tấn công ngoài khơi hay sự kiện nhà máy thép Formosa thải chất độc gây thiệt hại cho ngư dân và làm ô nhiễm biển.

Đã có nhiều kiến nghị với sự hưởng ứng của hàng nghìn người, thuộc mọi thành phần trong xã hội được gửi đến lãnh đạo. Nhưng mọi yêu cầu đã không được nhà nước hồi đáp.

Bỗng dưng tuần trước đảng lại gợi ý muốn đối thoại với những người có ý kiến khác biệt.

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, trong một hội nghị của đảng hôm 18/5 có nói: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.”

Tin đưa như thế. Nhưng những ngày qua không thấy truyền thông nhà nước có bình luận, phân tích về phát biểu của người đứng đầu ngành tuyên giáo, là cơ quan có trách nhiệm giáo dục cán bộ và quần chúng về đường hướng lãnh đạo của đảng.

Nội bộ đảng có thực sự muốn mở ra những đối thoại và đối thoại với ai, về những vấn đề gì của đất nước thì chưa rõ. Ông Thưởng chỉ mới gợi ý và cho biết còn đang chờ Ban Bí thư Đảng đưa ra đề xuất thực hiện.

Lời phát biểu của ông Thưởng chỉ làm gợn sóng dư luận hải ngoại, làm cho một số người Việt ở nước ngoài lạc quan. Nhưng đa số vẫn e dè.

Trong quá khứ, ngay cả giữa những người cộng sản với nhau mà khi đứng ở phía đối lập vẫn phải vào tù hay lưu vong. Vụ án xét lại cách đây nửa thế kỷ đến nay vẫn có nhiều nạn nhân hay thân nhân của họ muốn được minh oan.

Năm 1967, khi nội bộ đảng có những ý kiến trái chiều về vận hành chiến tranh và đã chia làm hai phe, phe chủ trương hòa hoãn theo Liên Xô và phe quyết tâm tiến hành chiến tranh theo Trung Quốc. Kết quả phía Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thắng thế khiến nhiều người phải vào tù như Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Lê Trọng Nghĩa; mất chức: Ung Văn Khiêm, Lê Liêm; thất sủng: Võ Nguyên Giáp; hay phải sống lưu vong: Nguyễn Minh Cần, Lê Vinh Quốc, Đỗ Văn Doãn.

VN ‘tăng việc quản thúc’ trước đối thoại nhân quyền

Đảng Cộng sản sẽ ‘thực lòng’ đối thoại?

Thảo luận về đề xuất của ông Võ Văn Thưởng

Đảng Cộng sản VN xem xét ‘tổ chức đối thoại’

Luật sư Lê Quốc Quân: Vì sao Đảng không tự xử chính mình?

Năm 1979, Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan vì bất đồng quan điểm cũng đã phải lưu vong sang Trung Quốc.

Trương Như Tảng, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, vì không đồng ý với chính sách Bắc hóa miền Nam của Hà Nội cũng đã vượt biển tị nạn.

Thực tâm đối thoại?

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ thực tâm muốn đối thoại với những người có ý kiến khác biệt. Khai trừ trong nội bộ. Hay cho đi nước ngoài như những cựu tù cải tạo.

Đối với người Việt hải ngoại, Hà Nội thường dẫn chứng vài trường hợp để đề cao ý hướng đối thoại, chủ trương hòa hợp hòa giải của nhà nước.

Về chính trị, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Phạm Thế Duyệt đã tiếp cựu lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa là Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Mỹ, ghé California có mời Tướng Kỳ đến dự tiếp tân. Tôn giáo có Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã về đối thoại với nhà nước, được tổ chức vài khoá tu học, được xây tu viện ở Lâm Đồng. Văn hoá có nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã đối thoại với nhà nước để được hồi tịch, được cấp chứng minh nhân dân, được sở hữu nhà ở.

Nhưng kết quả của những hành động đối thoại đó là gì. Tướng Nguyễn Cao Kỳ chết không được chôn ở quê nhà. Tu viện Bát Nhã của thày Nhất Hạnh bị phá, tu sinh bị đuổi đi. Những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy đến nay hầu hết vẫn còn bị cấm phổ biến trong nước.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ trương đối thoại với nhà nước, nhưng những lời kêu gọi của ông và của một số linh mục trong Giáo phận Vinh đòi công lý cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm do Formosa cũng chẳng được nhà nước quan tâm. Trái lại những linh mục cùng dân đứng lên biểu tình đã bị vu khống, bôi nhọ.

Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học danh tiếng của Việt Nam được nhà nước dành cho nhiều ưu đãi, nhưng năm ngoái ông cũng đã bị tấn công tinh thần trên mạng bởi những người cuồng lãnh tụ.

Theo BBC Tiếng Việt, khi giáo sư viết một câu bình luận trên FB của mình: “Có quý mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” là ám chỉ việc tôn sùng lãnh tụ Hồ Chí Minh thì trong vòng ít giờ đã có 2 vạn “like”, hàng nghìn “share” cùng nhiều phê bình, chỉ trích.

Không hiểu do những áp lực từ đâu khiến ông đã phải xóa bình luận này chỉ sau hai giờ đưa lên Facebook. Giáo sư Châu đang sống ở Mỹ, chứ nếu ở quê nhà chắc cũng không tránh khỏi những nhóm tự phát kéo đến sỉ nhục và hỏi tội hay bị côn đồ hành hung.

Như thế đối thoại với lãnh đạo cộng sản lúc này để làm gì, khi vẫn còn nhiều người bị tù vì có quan điểm trái nghịch với nhà nước, khi Việt Nam chưa có tự do báo chí, tự do hội họp – là những quyền căn bản để tiếng nói đối lập với nhà nước được công khai đến với dư luận quần chúng.

Điều kiện cần có để đối thoại?

Khi nào nhà nước đưa ra một lộ trình dân chủ hóa đất nước, với những bảo đảm cho quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, hội họp và lập hội, khi đó những người đối lập mới nên tham gia đối thoại.

Vì nếu tham gia đối thoại mà những quan điểm đối lập nếu không đến được với đại chúng thì đối thoại sẽ chẳng đi đến đâu. Như thế nó chỉ là cơ hội cho nhà nước lợi dụng để tuyên truyền.

Hơn thập niên trước cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói chuyện yêu nước không phải của riêng ai và không phải chỉ có một con đường yêu nước. Nhiều người đã thể hiện tinh thần yêu nước qua phát biểu, qua xuống đường và đã phải đối diện với án tù.

Như thế gợi ý của ông Võ Văn Thưởng về đối thoại với những ý kiến khác biệt có sẽ đem lại kết quả hay không?

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-40044962

 

B nhim nhân s hành chính: Tiêu chun và quan h

Cát Linh, phóng viên RFA

Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV sáng 22-5, Chính phủ công bố trong năm qua có 9 địa phương đã bổ nhiệm 58 cán bộ là người nhà, vi phạm về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục bổ nhiệm.

Vì sao vấn đề bổ nhiệm nhân sự theo hình thức dư luận gọi là “con ông cháu cha” được đưa ra cụ thể trong kỳ họp Quốc hội khoá 14? Vấn đề này được người quan sát tình hình chính trị trong nước nhận định thế nào?

Mi mà cũ

Đây là sự việc thường được dư luận nói đến với cách dùng từ là “con ông cháu cha”. Cũng chính vấn đề này đã được đưa ra bàn luận trước đây tại cuộc họp báo thường kỳ chính phủ ngày 17 tháng 2 vừa qua, và được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết Bộ Nội vụ đã khẩn trương kiểm tra, rà soát qua phản ảnh từ thông tin báo chí.

Báo Vietnamnet lúc đó đưa tin chi tiết rằng trong 58 người nhà được bổ nhiệm thì có 18 người có quan hệ ruột thịt, quan hệ họ hàng là 40 người. Số người này được bổ nhiệm vào làm trong cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, cơ quan đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp.

Phó TT Trương Hoà Bình là người được giao nhim v ph trách các vn đ v ni chính ca chính ph. Trong nhng vn đ ni chính có 1 phn là kim tra, kim soát các th tc b nhim người, nhân s, thì ông y bt buc phi có trách nhim báo cáo trước Quc hi v cái y. 
-TS H
à Hoàng Hp

Cho đến kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV diễn ra sáng 22-5, danh sách của 9 địa phương gồm Hà Giang, Nghệ A, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Yên Bái, Đà Nẵng, do  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ trong kỳ họp Quốc hội 14 là những địa phương đã bổ nhiệm 58 người nhà không đúng quy định.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Nhà nghiên cứu cao cấp về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore  cho đài Đài Á Châu tự do chúng tôi biết quan điểm của ông đối với vấn đề tuy mới mà cũ này:

“Ông Phó th tướng Trương Hoà Bình là người được giao nhim v ph trách các vn đ v ni chính ca chính ph. Trong nhng vn đ ni chính có 1 phn là kim tra, kim soát các th tc b nhim người, nhân s, thì ông y bt buc phi có trách nhim báo cáo trước Quc hi v cái y. Ch nếu nói là nó báo đng v mt cái gì sp xy ra ti đây thì cũng không có gì rõ ràng.

Một vấn đề khác được Tiến sĩ Hà Hợp Hợp đề cập là có sự khác biệt với những lần báo cáo nhân sự tương tự trước đây trước Quốc hội, đó là từng trường hợp đưa nêu ra cụ thể trước báo cáo của Chính phủ trình lên Quốc hội.

“Trước đây người ta không nêu tên, người ta gi cho nhau. Bây gi cách làm mi là người ta nêu tên, nói c th tng trường hp, bao nhiêu đa phương? Mi đa phương có chuyn đó xy ra vi bao nhiêu người? Mi gia đình y có ông làm quan to đưa bao nhiêu người?…

Mt bước tiến?

Rất nhiều báo chí trong nước ngay thời gian đầu đưa tin về vụ việc này đã nêu rất cụ thể từng trường hợp như tên của địa phương, tên người bổ nhiệm và người được bổ nhiệm.

T vietnamnet khi viết v vn đ này đã ghi rng: C th như trường hp bà Phm Th Hà, Phó giám đc S NN&PTNT Hà Giang (v Bí thư, Ch tch HĐND tnh) thiếu trình đ ngoi ng B. Screen capture

Ví dụ, tờ vietnamnet khi viết về vấn đề này đã ghi rằng: “Cụ thể như trường hợp bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang (vợ Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh) thiếu trình độ ngoại ngữ B; Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý (em trai Bí thư Tỉnh uỷ) chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính.”

Khi được hỏi về nhận định đối với điều này, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng theo ông, nếu nhìn ở mặt tích cực thì đó là một cố gắng tốt về cải cách hành chính trong việc bổ nhiệm người thân.

“Đy là mt bước tiến. Vì nêu ra nhng trường hp y thc cht theo tôi hiu, là cho người dân đ bc tc. Nó là mt th tc đ đi x vi dân, đ thông người dân. Vì th tc này có th tht mà cũng có th không tht.

Tuy nhiên, ông chia sẻ thêm một vấn đề mà ông cho là cũng cần nên xem lại, đó là địa phương đó có gặp trở ngại về điều kiện để bổ nhiệm nhân sự hay không?

“Ví d cái tnh y xa tít trong núi, không chn được ai c, thì người ta chn con cháu ca h cũng phi chu thôi.

Còn nhng trường hp không đ tiêu chun, không hc hành t tế, đo đc có chuyn, hành x hng ngày có chuyn mà đưa và đó là sai.

Những trường hợp “sai” mà tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhắc đến cũng chính là nguyên nhân gây ra những bức xúc cho người dân trong thời gian qua. Điều này cũng được ông Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề cập khi trả lời truyền thông trong nước. “Nhất trực hệ, nhì tiền tệ, tam quan hệ, tứ đồ đệ” là câu nói mà ông cho rằng rất đúng với thực trạng bộ máy hành chính hiện nay.

Tiêu chun và quan h

Trước đây trong các điu kin b nhim hoc chn người làm công chc, cán b thì người ta không quy đnh nào như thế c, ch có tiêu chun. Khi anh A, ch B đ tiêu chun thì người ta s chn.
-TS H
à Hoàng Hp

Dư  luận Việt Nam không xa lạ với người được mệnh danh là “Thái tử Đảng”, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cuối năm 2011, dư luận trong nước đã bàn tán rất nhiều xung quanh sự kiện ông Nguyễn Thanh Nghị, khi đó mới 35 tuổi,  nhậm chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng và được gọi là thứ trưởng đương nhiệm trẻ nhất Việt Nam.

Trả lời truyền thông tại Đại hội Đảng XI tháng 1/2011, khi được bầu là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, ông khẳng định, “thành công của mình nhờ truyền thống gia đình và nỗ lực của bản thân.”

Những trường hợp “hổ phụ sinh hổ tử” cũng được đại biểu Lê Thanh Vân đề cập đến trong bài phỏng vấn với báo trong nước. Ông nhìn nhận “trong lch s ca dân tc Vit Nam không hiếm trường hp h ph sinh h t. Tính kế tha truyn thng gia đình là mt yếu t quan trng nhưng phi đt trong bi cnh nn chính tr y minh bch.

Về vấn đề được hay không được bổ nhiệm người nhà, người thân thật ra không phải là điều lệ trong những chính sách hành chính của Việt Nam. Đó là ý kiến của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp khi ông nói về việc bổ nhiệm nhân sự .

“Trước đây trong các điu kin b nhim hoc chn người làm công chc, cán b thì người ta không quy đnh nào như thế c, ch có tiêu chun. Khi anh A, ch B đ tiêu chun thì người ta s chn. Người ta s không nói là anh A, ch B đ tiêu chun nhưng li là con ông C, bà D thì không được chn. Bây gi 58 trường hp y so vi my triu người công chc Vit Nam là con s quá nh.

Do đó, một lần nữa ông cho rằng việc đưa ra kết quả đó chỉ là một cách để cho người dân giảm đi sự bức xúc. Và để kết luận về báo cáo của chính phủ việc 9 địa phương bổ nhiệm 58 người nhà không đúng quy định, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nói rằng nếu tính hệ thống từ trung ương, đến tỉnh, xã, bộ, ngành của đất nước này thì phải mất một thời gian rất dài để có thể đưa ra kết quả báo cáo chính xác.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/staff-of-gov-administration-standards-n-relationship-05252017071159.html