Tin Việt Nam – 24/02/2019
Người đóng giả Kim Jong Un sẽ bị trục xuất
trước khi lãnh đạo Bắc Hàn tới Việt Nam
Sáng ngày 25/2, ông Howard X, người đóng giả lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un ở Hà Nội sẽ phải rời đi và bay đến Singapore trước khi ông Kim Jong Un thật tới Việt Nam để dự hội nghị thượng đỉnh, tuy nhiên ông Russell White, người đóng giả Tổng thống Mỹ có thể ở lại.
Ông Howard X cho biết như thế trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do qua Skype vào rạng sáng 24-2 sau một ngày mệt nhoài trên phố và bị an ninh giám sát khắp nơi. Tôi đoán là nhân vật đóng giả có thể là vấn đề, ông Kim Jong Un là lãnh tụ của Bắc Hàn. Còn ông Donald Trump lúc nào cũng có người đóng giả rất nhiều ở Mỹm, nên đó không phải là vấn đề lớn.
Họ muốn tôi rời khỏi đây, cùng ngày với chuyến thăm đến Hà Nội của ông Kim Jong Un. Tôi không có lựa chọn nào hết. Thật ra tôi có thể chạy trốn nhưng tôi không bao giờ làm chuyện ngu ngốc đó. Tôi sẽ rời đi vào ngày Chủ nhật và báo chí sẽ biết điều đó và làm cho Việt Nam trông thật ngu ngốc,” ông Howard X cho hay.
Được người dân chào đón, được VTC phỏng vấn và sau đó bị thẩm vấn bởi công an
Ông Howard X, một diễn viên hài người Úc đang sinh sống ở HongKong đến Hà Nội trước hội nghị Thượng đỉnh Trump/Kim diễn ra vào cuối tháng 2 cùng với một người đóng giả Tổng thống Mỹ mới.
Cả 2 người đi đứng, nói chuyện và hành động giống y như những nhà lãnh đạo thật khi đi dạo đường phố Hà Nội vào ngày 22/1.
Trên khắp các mặt báo nhà nước Việt Nam bên cạnh những thông tin về việc chuyển trang thiết bị phục vụ cho Tổng thống Mỹ hay công tác chuẩn bị cho hội nghị, thì thông tin về hai người đóng giả lãnh đạo Bắc Hàn và Mỹ cũng chiếm một vị trí không nhỏ.
Ngay sau khi kết thúc việc đi dạo bờ hồ và chụp ảnh ở những địa điểm nổi tiếng như khách sạn nơi tổng thống sẽ ở, lăng ông Hồ Chí Minh…, đài truyền hình VTC1 mời họ tới trụ sở ở quận Hai Bà Trưng để phỏng vấn với một phóng viên tên Hoàng Duy.
Tuy nhiên, đoạn phỏng vấn thú vị với hai người đóng giả sẽ không được phát vì sau đó khoảng 15 viên công an và cán bộ cục xuất nhập cảnh xuất hiện và yêu cầu thẩm vấn 2 người nước ngoài.
“Chúng tôi nói với họ là tụi tao không có tâm trạng nào cho một cuộc phỏng vấn khi chúng tôi đang đi ăn tối nhưng một sĩ quan cho biết là, luật lệ ở đây là chúng tôi phải bị “thẩm vấn” khi công an yêu cầu.
Chưa kể là mặc dù chúng tôi không bị cáo buộc với việc vi phạm bất kỳ luật gì ở đất nước này.
Chúng tôi bị đưa vào các nơi khác nhau của căn phòng và bị thẩm vấn riêng biệt. Họ đòi hỏi trình Hộ chiếu với thị thực của chúng tôi, làm sao chúng tôi có chúng và kế hoạch của chúng tôi trong suốt thời gian ở đây.
Rồi họ nói đây là khoảng thời gian nhạy cảm của thành phố đúng Thượng đỉnh Trump/Kim và việc đóng giả của chúng tôi là nguyên nhân của “sự rối loạn” và đề nghị chúng tôi không đóng giả ở nơi công cộng trong suốt thời gian chúng tôi ở đây, vì Tổng thống có rất nhiều kẻ thù và đó là an toàn của chúng tôi.
Tôi nói với họ đầu tiên là mọi người yêu thích hành động này và đối xử với chúng tôi như những ngôi sao nhạc rock, thứ hai là chúng tôi không vi phạm bất kỳ luật nào ở đất nước này. Tôi nói với ông ấy việc trở thành một người đóng giả chuyên nghiệp không phải là tội phạm và đó là vẻ ngoài giống tự nhiên.
Ngay cả chúng tôi không vận những bộ com lê, chúng tôi vẫn sẽ bị nhận ra ở nơi công cộng và yêu cầu được chụp chung những tấm ảnh. Vì vậy tôi hỏi với ông ấy, có phải tội phạm chỉ đơn giản là giống một nhân vật chính trị nổi tiếng,” ông Howard X viết trên Fanpage Kim Jong “UM” “Howard” Kim Jong Un đính kèm một đoạn video ngắn ở đài VTC1.
“Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra đối với những nhà hoạt động nhân quyền?”
Sau cuộc thẩm vấn bởi những viên công an trong vòng 2 tiếng rưỡi, cả 2 người được trả tự do và được chở về khách sạn với chiếc xe van của cảnh sát không có phù hiệu.
“Mặc dù vậy trước khi chúng tôi rời khỏi tòa nhà truyền hình, những người công an và bảo vệ đều muốn chụp hình với tôi, sau những khổ đau mà họ mang cho chúng tôi bởi sự đóng giả”, nghệ sĩ đóng giả Kim Jong Un chua chát viết trên Facebook.
Diễn viên hài có thâm niên đóng giả lãnh tụ Bắc Hàn từ năm 2012 nói thêm là, mặc dù ông này không vi phạm bất kỳ điều gì và việc bị trục xuất chỉ vì đóng giả một nhân vật chính trị nổi tiếng thì điều này thật lố bịch.
“Tôi lớn lên ở HongKong và Úc, tôi được hưởng quyền tự do biểu đạt, sự bảo mật riêng tư và sự tự do để đưa ra tuyên bố chính trị. Ngay cả tôi chỉ trích chính quyền thì cũng không có sự trừng phạt nào vì tôi có quyền tự do biểu đạt.
Đến Việt Nam chỉ vài ngày và bị đối xử như vậy, điều đó không tốt cho chính phủ của các bạn, và thật sự có tôi ở đất nước này tạo ra những điều rất tốt cho báo chí, khi tôi chụp hình trước bảo tàng ông Hồ Chí Minh, chụp hình ở bờ hồ hay đi dạo ở Hà Nội, tất cả các nước đều cho phép làm điều này rất tốt.
Chúng tôi làm rất tốt công việc ở công cộng cho đất nước các bạn và những văn phòng thúc đẩy việc quảng bá cho du lịch, nếu họ thông minh họ sẽ dùng những điều này để tạo ra những không gian công cộng miễn phí.
Và bây giờ họ trục xuất tôi, nó không chỉ là tin tồi tệ cho Việt Nam, nó thật ngu ngốc. Nếu bạn muốn đối xử tệ với những ai nổi tiếng như tôi và những người nổi tiếng khác thì tưởng tượng xem họ có thể làm điều đó với những nhà hoạt động nhân quyền hay những ai tạo lập một đảng chính trị đối lập ở Việt Nam, bạn tống ai đó ra khỏi đất nước và bây giờ bạn là một kẻ độc tài”, người trông giống ông Kim Jong Un nói với RFA.
“Nếu có trở lại thì chỉ vì đồ ăn Việt Nam mà thôi!”
Sau những trải nghiệm không tốt ở Việt Nam khi chỉ xuất hiện vài giờ với vai trò người đóng giả lãnh tụ Bắc Hàn và hơn nữa sẽ bị trục xuất sau 1,2 ngày tới, ông Howard X cho hay mình không có ý định quay lại nơi này, nhưng ông thực sự yêu thích ẩm thực của đất nước này.
“Tôi không có kế hoạch trở lại, nhưng một điều tôi rất thích ở Việt Nam là ẩm thực, nó thực sự ngon và nếu tôi có trở lại thì chỉ vì đồ ăn mà thôi.
Tôi thích tất cả mọi món, những ngày tôi ở đây ăn rất nhiều món. Dĩ nhiên là tôi thích Phở, họ làm cho tôi những cái gỏi cuốn đơn giản nhưng ăn rất ngon.
Thực sự ăn những món ăn Việt Nam bên ngoài nước như HongKong thì rất là mắc. Đối với tôi, ăn những món ăn miễn phí thì rất là tốt đối với tôi,” ông Howard X thích thú chia sẻ.
Hai tuần trước, ông này xuất hiện ở HongKong cùng một người đóng giả Tổng thống Philippines Duterte, nhân vật đang bị các tổ chức nhân quyền chỉ trích vì chiến dịch chống ma túy tàn bạo.
Họ gây náo loạn trên đường phố, vào cửa hàng gà rán Jolibee của Philippines và chụp ảnh với hai khẩu súng trường giơ cao như một sự giễu cợt đối với nhân vật này.
Ông Horward X nói, kế hoạch sắp tới là sẽ kiếm thêm những người đóng giả những “lãnh đạo xấu” như Duterte, Putin, Tập Cận Bình và cả Tổng thống Brazil để giễu cợt những chính sách không hay của những người này.
Và trên hết ông này không hề lo lắng cho bản thân khi đóng giả một lãnh đạo quốc gia độc tài như ông Kim Jong Un vì ông sống ở Hongkong và là công dân Úc.
Bài viết mô tả chi tiết cuộc thẩm vấn của công an Việt Nam đối với người đóng giả Kim Jong Un nay tràn khắp trên báo chí quốc tế, báo chí nhà nước vẫn tuyệt nhiên không có một lời nào.
“Thôi nào? Chúng ta đang sống ở năm 2019 hay năm 1984?” – ông Howard X đặt câu hỏi khi kết thúc bài viết trong khi những nhân viên an ninh đang đóng trước cửa khách sạn.
“Nếu chính quyền Việt Nam đọc được đều này, hãy để tôi nói với bạn, cái kiểu sách nhiễu này làm cho đất nước bạn lạc hậu và ngu ngốc đối với hầu hết nền văn minh thế giới.
Chúng tôi không vi phạm bất kỳ điều luật nào. Nếu quả thực chúng tôi bị trục xuất hay bị cầm tù vì đơn giản giống một nhân vật chính trị nổi tiếng, bạn sẽ không chỉ làm cho đất nước bạn trở thành một trò hề của quốc tế, nhưng nó sẽ còn tác động tới những ai muốn đầu tư vào đất nước bạn và những du khách muốn xài tiền của họ ở đây.
Xét cho cùng nếu chúng tôi bị trừng phạt bởi điều gì đó tầm thường, nó sẽ cho thấy đất nước của bạn không có pháp quyền và bất kỳ du khách hay nhà đầu tư giải trí nào đều có thể bị trừng phạt đơn giản bởi những quan chức quá sốt sắng”, người đóng giả chuyên nghiệp khẳng định.
Đây không phải là lần đầu tiên diễn viên hài người Úc này bị thẩm vấn bởi cảnh sát, hồi tháng 6/2018 ông này cũng bị giữ trong khoảng 3 tiếng khi vừa đặt chân đến sân bay Changi.
Tuy nhiên, theo ông này, chính quyền Singapore vẫn để cho ông này đi lại tự do và chỉ theo dõi qua thiết bị điện tử, trên hết ông này vẫn được đóng giả ở công cộng mà không bị gì.
“Singapore giống như Việt Nam đều là những nước độc tài, tuy nhiên cái khác biệt là nước này tốt hơn một chút so với nước kia thôi,” Howard X kết luận.
Nhà hoạt động Huỳnh Thị Tố Nga đã đào thoát khỏi Việt Nam?
Tin từ Sài Gòn – Tình trạng hiện nay của nhà hoạt động Huỳnh Thị Tố Nga vẫn chưa rõ ràng, cho dù có một nguồn tin nói rằng cô đã đào thoát khỏi Việt Nam.
Cô Huỳnh Thị Tố Nga là một người làm việc trong phòng xét nghiệm của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở Sài Gòn. Vì có những bài viết về dân chủ và nhân quyền đăng trên trang Facebook cá nhân Diệu Hằng và Selena Zen, cô đã bị mật vụ CSVN đến tận bệnh viện nơi cô làm việc để bắt giữ.
Trước đó vài ngày, an ninh CSVN cũng bắt giữ anh trai cô là Huỳnh Minh Tâm (Facebooker Huỳnh Trí Tâm) cũng vì những bài viết trên trang Facebook cá nhân của anh.
Kể từ khi bị bắt (cóc), cô Huỳnh Thị Tố Nga không liên lạc với những người thân thiết của cô. Cách đây khoảng 1 tuần, Facebooker Thái Văn Đường, một cây viết với tên thật là Đường Văn Thái, nói trên trang Facebook cá nhân của mình rằng cô Huỳnh Thị Tố Nga đã “an toàn” với ám chỉ rằng cô đã đào thoát khỏi Việt Nam và có thể đã sang Thái Lan. Tuy nhiên, Facebooker Đường Văn Thái không có một dẫn chứng cụ thể nào về thông tin anh ta đưa ra, chỉ nói rằng anh ta nhận được một nguồn tin như thế, và đang tìm cách liên lạc với cô Huỳnh Thị Tố Nga. Một số người bạn tin cẩn của cô Huỳnh Thị Tố Nga nói rằng họ không liên lạc được với cô, và nếu cô đã đào thoát được khỏi Việt Nam, chắc chắn cô sẽ tìm mọi cách để thông báo cho họ. Những người bạn này cho rằng ở đây có một âm mưu tung tin đánh lạc hướng dư luận, và việc này có thể nguy hiểm cho bản thân cô Huỳnh Thị Tố Nga. Với việc tung tin cô đã đào thoát, an ninh CSVN có thể thủ tiêu cô nếu muốn.
Một người bạn xin được giấu tên nói ông đang điều tra nơi giam giữ cô và có thể có thông tin chính xác trong những ngày gần đây.
Để chống lại sự bất mãn ngày càng gia tăng của dân chúng, chế độ CSVN tăng cường bắt bớ nhằm đe doạ những người khác. An ninh CSVN đã bắt và bắt cóc nhiều Facebookers trong hai tháng gần đây, và hai anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga là những trường hợp điển hình.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-huynh-thi-to-nga-da-dao-thoat-khoi-viet-nam/
Nhiều tàu cá nằm bờ vì không kiếm được người đi biển
Tin Việt Nam – Đài VOV ngày 23 tháng 2 loan tin, biển miền trung Việt Nam đang vào mùa đánh bắt hải sản, nhưng nhiều tàu cá vẫn còn nằm bờ do chưa tìm được đủ người lao động đi biển.
Ông Nguyễn Văn Nhanh sống tại thành phố Đà Nẵng cho biết, ông đã chuẩn bị đầy đủ cho một chuyến đi biển nhưng tàu ông vẫn phải nằm bờ vì thiếu bạn đi biển.
Việc thiếu hụt lao động đi biển đang diễn ra rất phổ biến tại các làng chài, ngư dân Nguyễn Thanh ở tỉnh Bình Định giải thích, hiện nay nghề đi biển gặp nhiều rủi ro, bấp bênh, mà thu nhập không ổn định nên nhiều người đã bỏ biển tìm nghề khác mưu sinh.
Ngoài gặp khó khăn về vấn đề tìm kiếm lao động đi biển, thì nhiều tàu không giữ được bạn đi tàu còn có lý do nữa là các hợp đồng lao động. Thường hợp đồng lao động giữa những lao động đi biển với các chủ tàu chỉ được thỏa thuận bằng miệng, nên đứng trước việc các lao động đi biển ngày càng khan hiếm thì chủ tàu thường cho lao động ứng tiền công trước, đồng thời tăng tỷ lệ ăn chia sau mỗi chuyến đi biển, nhưng tất cả các cố gắng này vẫn rất khó giữ chân bạn chài.
Ông Nguyễn Thanh Nam, ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi cho hay, nhiều chủ tàu đã phải ôm nợ, tàu không thể ra khơi do bạn chài bỏ trốn sau khi cho ứng tiền trước. Ông Nam cho biết thêm, trung bình mỗi tàu cá cần từ 10 đến 20 lao động. Những ngư dân lớn tuổi thì chuyển nghề, hoặc đánh bắt gần bờ, còn những lao động trẻ rất ít người muốn gắn bó với nghề biển.
Trên thực tế, vùng biển Việt Nam đã bị Trung Cộng kiểm soát gần hết, nguồn hải sản thì cạn kiệt, các ngư dân ra khơi thường bị phía Trung Cộng bắn phá tàu, giết hại.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nhieu-tau-ca-nam-bo-vi-khong-kiem-duoc-nguoi-di-bien/
Giám đốc công ty xây dựng bị bắt
vì “phát tán tài liệu chống nhà nước”
Ông Huỳnh Đắc Túy, Giám đốc công ty xây dựng Túy Nguyệt vừa bị Cơ quan an ninh điều tra tỉnh Quảng Ngãi bắt giữ trong ngày 22/2 với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình Sự năm 2015.
Việc bắt giữ diễn ra ngay trước Hội nghị Thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên tại Hà Nội từ ngày 27-28/2/2019.
Trang tin của đài truyền hình An ninh TV dẫn nguồn tin từ cơ quan chức năng, quy kết ông Túy “thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân để đăng tải, phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động nhân dân, nhằm chống phá Nhà nước.”
Ông Huỳnh Đắc Túy là người thứ 5 trong năm 2019 bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia.
Ngoài ra còn có một blogger của Đài Á Châu Tự Do là ông Trương Duy Nhất bị mất tích từ ngày 26/1 tại Bangkok khi đang tìm kiếm quy chế tị nạn chính trị.
Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015 là điều 88 sửa đổi của Bộ luật hình sự cũ, quy định: người nào làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; hoặc có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; cũng như gây chiến tranh tâm lý sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và nếu bị bắt khi chuẩn bị phạm tội thì phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Hồi tháng 11/2016, tổ chức Phóng viên không biên giới RSF đưa ra danh sách 35 nhân vật bị cho là kẻ thù của báo chí trong đó có Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Báo cáo Tự do trên thế giới 2019 của tổ chức Freedom House cũng đánh giá Việt Nam 20/100 điểm là nước không có tự do.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/huynh-dac-tuy-update-02242019093531.html
Hành Lý Bị Rạch
Trần Khải
Năm này qua năm nọ, câu chuyện hành lý tới sân bay bị rạch vẫn diễn tiến không ngừng… Có vẻ như chính các quan chức cũng thông đồng với những kẻ rạch hành lý nơi sân bay?
Để gợi lại một bản tin ngày 17/5/2017, tức là gần hai năm về trước, báo Pháp Luật Plus ghi nhận rằng:
“Việc liên tiếp các chuyến bay từ Moscow (Nga) về sân bay Nội Bài, Hà Nội đã bị bẻ khóa, rạch túi và bị lấy đồ trong thời gian gần đây đã làm dư luận bức xúc.
Cụ thể, trên chuyến bay ngày 26, 27/2, từ Moscow (Nga) về sân bay Nội Bài, Hà Nội lúc 8h55, vali của nhiều hành khách đã bị bẻ khóa, rạch và bị lấy đồ. Nhiều hành khách thậm chí đã sử dụng dịch vụ cuốn nilon song vẫn không thoát được cảnh hành lý bị rạch lấy đồ.
Theo các hành khách, chính việc hành lý bị giam tại sân bay quá lâu, trong khi tại các sân bay quốc tế chỉ mất 30 phút, còn ở Nội Bài thường mất cả buổi sáng đã tạo cơ hội cho hành vi phạm pháp.”
Lúc đó, theo bản tin báo PL+, chính ông Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết sẽ cho kiểm tra thông tin hành lý của nhiều hành khách bị rạch ở Nội Bài….
Bây giờ là năm 2019, trong dịp Tết mới qua, đủ thứ chuyện rạch hành lý vẫn không ngừng kêu ca.
Báo Tuổi Trẻ ngày 30/1/2019 nêu câu hỏi: ‘Giám sát chặt’ mà hành lý vẫn bị rạch?
Bản tin TT ghi rằng: Mùa cao điểm tết, nhiều hành khách lại phàn nàn về chuyện hành lý bị thất lạc, bị rạch và thậm chí mất tài sản trong hành lý ký gửi dù hệ thống camera được gắn dày đặc để giám sát trong suốt quá trình đi của hành lý…
Ngày 27-1, một nữ ca sĩ nổi tiếng lên tiếng phàn nàn trên trang cá nhân về sự việc hành lý của chồng bị thất lạc nhưng hãng bay chậm giải quyết.
Theo đó, chồng của nữ ca sĩ này bị thất lạc hành lý trên chuyến bay của Vietnam Airlines và đối tác Hãng hàng không Garuda (Indonesia) từ Jakarta đến sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, khi liên hệ với quầy Lost and Found (quầy hành lý thất lạc) của Vietnam Airlines, vị khách này đã không được giải thích thỏa đáng, cũng không nhận được hỗ trợ từ hãng bay trong khi một số hãng bay khác thường hỗ trợ ngay cho khách một khoản tiền để khách có thể mua các vật dụng cá nhân cần thiết nếu chẳng may hành lý bị thất lạc.
Trước đó, ngày 19-1, cũng tại ga quốc tế Tân Sơn Nhất, khách T.T.Sĩ phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ để khai báo mất 3 thùng hành lý ký gửi.
Một ngày sau, khi nhận được thông tin có hành lý, anh Sĩ ra sân bay nhận lại thì phát hiện 2 thùng bị rạch.
Đó là chuyện ở sân bay Tân Sơn Nhất. Bây giờ tới chuyện sân bay Đà Nẵng: Cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi, bựùc dọc về clip việc nhân viên dịch vụ mặt đất tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng liên tục ném hành lý ký gửi từ máy bay vào xe đẩy.
…Clip dài 1 phút 35 giây ghi lại cảnh các nhân viên mặt đất tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng liên tiếp quăng hành lý ký gửi từ máy bay xuống thùng hàng để đưa vào xe nâng, di chuyển đến băng chuyển để hành khách nhận. Dù gói hành lý lớn hay nhỏ đều bị 2 nhân viên quẳng, ném từ băng chuyền xuống. Xung quanh đó có thêm các nhân viên khác đang phục vụ dịch vụ khi chuyến bay vừa đáp xuống.
Thế là, có chuyện kỷ luật.
Bản tin SOHA hôm 19/2/2019 kể: Nhân viên sân bay Đà Nẵng ném hành lý của hành khách bị kỷ luật cảnh cáo.
Các nhân viên sân bay Đà Nẵng trong khi bốc dỡ đã ném hành lý của hành khách khiến dư luận bức xúc, ảnh hưởng đến hình ảnh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Ngày 19/2, ông Bùi Quốc Anh – Giám đốc chi nhánh Đà Nẵng – Công ty Cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), đã xử lý các nhân viên có mặt trong clip ném hành lý hành khách mà người dân phản ánh trên trang facebook “Quản lý đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi – Xanh – Sạch – Đẹp”.
Ông Anh thừa nhận các nhân viên trong clip thuộc SAGS. “Chúng tôi đã họp khẩn để đưa ra biện pháp kỷ luật cảnh cáo đối với 2 nhân viên bốc xếp ném hành lý của hành khách. Hai nhân viên bị hạ bậc thi đua xuống loại kém trong tháng 2, nếu tái phạm sẽ đuổi việc.
Trước đó ba tuần lễ, cũng ở sân bay Đà Nẵng… Bản tin Zing kể: Khuya 30/1, đáp chuyến bay VJ1622 của hãng hàng không VietJet từ TP.SG về Đà Nẵng, anh Nguyễn Đại Thể (trú tại Quảng Nam), bất ngờ khi nhận lại vali của mình bị vỡ nát.
Theo anh, trước khi làm thủ tục check-in lên máy bay, anh được nhân viên của hãng yêu cầu ký gửi hành lý theo quy định vì quá số cân xách tay. Sau hơn một giờ bay, đáp xuống sân bay Đà Nẵng anh ra sảnh chờ nhận lại thì không nhận ra hành lý của mình. Chiếc vali bị vỡ phần thân, quần áo đồ dùng rơi ra.
Trong khi đó, một quan chức ngoại giao cấp cao cũng thê thảm chuyện hành lý hư hỏng, vỡ nát. Báo Đất Việt kể: trên trang cá nhân của mình, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Phó tổng thư ký ASEAN đã chia sẻ về trải nghiệm của chính mình tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Tuấn cho biết, do công việc, nên năm vừa qua ông phải di chuyển trên chặng Jakarta – Hà Nội quá cảnh qua Tân Sơn Nhất khá thường xuyên.
“Với người khác ra sao tôi chưa rõ, nhưng chỉ riêng với tôi trong khoảng 4 tháng vừa qua, tôi đã có 3 chiếc vali bị hỏng, vỡ, một thùng đồ bị dập nát hoàn toàn (trong đó chỉ riêng lúc di chuyển trước và sau Tết Nguyên đán bị vỡ 2 vali và một thùng đồ khi di chuyển chặng Jakarta – Hà Nội và khứ hồi qua Tân Sơn Nhất)”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho rằng, ông thường xuyên bay hạng thương gia, trên vali luôn được gắn nhãn ưu tiên (Priority) và đồ đạc dễ vỡ (Fragile) mà đồ đạc còn vậy thì khả năng mất và vỡ đồ với các du khách khác thậm chí còn cao hơn nhiều.
Vị Phó tổng thư ký ASEAN đưa ra dẫn chứng ở Nhật, tại các băng chuyền thường xuyên có người đỡ lại, xếp nhẹ nhàng và ngay ngắn hành lý. Còn tại nhiều sân bay Trung Quốc, họ cho lắp camera khắp nơi, đặc biệt khách chờ lấy hành lý có thể nhìn thấy rõ hành lý của mình được vận chuyển.
Than ôi, chuyện hành lý có phải là chuyện nhỏ? Hay là chuyện lớn?
Than ôi, hành lý của người dân mà không tôn trọng, có thể cầm nắm trên tay mà cũng bị quăng thê thảm, thì tới chuyện nghiêm trọng như giang sơn gấm vóc, làm sao mà ủy thác cho các cán bộ được.
https://vietbao.com/p123a291154/hanh-ly-bi-rach
Báo Động Hàng TQ Vào VN Dán Nhãn “Made in Vietnam”
SAIGON — Có phải hàng Trung Quốc đang ào ạt tuôn vào Việt Nam, dán nhãn làm tại Việt Nam, để bán ra khắp toàn cầu?
Có một lời báo động về kịch bản đó.
Báo Tuổi Trẻ ghi nhận hiểm họa: Hàng Trung Quốc gắn mác ‘Made in Vietnam’ đe dọa hàng Việt…
Bản tin ghi rằng Bộ Công thương đã chính thức đưa ra cảnh báo về tình trạng hàng nước ngoài giả mạo xuất xứ ‘made in Vietnam’ để hưởng ưu đãi thuế khi xuất cảng đi nước ngoài.
Không phải đến bây giờ, tình trạng bị lạm dụng xuất xứ “made in Vietnam” mới rơi vào tâm điểm chú ý, buộc cơ quan quản lý phải lên tiếng, nhất là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nhiều nền kinh tế lớn trên toàn cầu.
Hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã, đang và sắp đi vào thực thi ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt về hàm lượng giá trị sản xuất tại nội địa phải đạt tỉ lệ đúng với các cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã ký.
Báo Tuổi Trẻ ghi rằng chỉ cần bước chân ra chợ Tân Bình hay các khu dân cư lân cận gần đó, ai cũng có thể mua các loại nhãn mác, thương hiệu tùy thích để gắn vào sản phẩm. Vấn đề này tồn tại bao năm qua, ai cũng thấy, nhưng cơ quan chức năng không dẹp được thì đừng nói gì ngăn chặn hàng giả, hàng nhái đối với các thương hiệu uy tín, hay hàng không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường hiện nay
Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso), cho rằng khả năng chuyển tải bất hợp pháp từ Trung Quốc sang Việt Nam rất cao, “nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang leo thang”.
Đơn cử trong ngành sản xuất túi xách, một sản phẩm được cho là sản xuất trong nước phải được thực hiện đầy đủ các công đoạn cắt, may và đóng gói. Nếu doanh nghiệp trong nước chỉ cần nhập cảng nguyên liệu đã được cắt sẵn từ Trung Quốc, sau đó tiếp tục thực hiện các công đoạn tiếp theo là may và đóng gói thì sản phẩm này vẫn không được tính “made in Vietnam”.
“Tôi đặc biệt lưu ý đến chi tiết này vì biết có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành còn nhầm lẫn khái niệm này, có thể vô tình tiếp tay cho hoạt động chuyển tải bất hợp pháp cho doanh nghiệp Trung Quốc mà không nghĩ là mình đã vi phạm”, ông Kiệt nhấn mạnh.
Thực tế cũng cho thấy giữa Việt Nam và Trung Quốc hoạt động tiểu ngạch qua biên giới rất phổ biến, nên khả năng sản phẩm chưa hoàn chỉnh, hoặc thậm chí hoàn chỉnh đi vào Việt Nam, từ đó sử dụng nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam để xuất đi Mỹ là điều có thể xảy ra.
Chưa kể, nếu muốn chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng không phải là điều khó, vì túi xách có quy trình sản xuất đơn giản hơn rất nhiều so với ngành giày dép, chỉ cần khoảng 200.000 USD là có thể đầu tư hoàn tất “phần cứng” cho một nhà máy sản xuất túi xách quy mô trung bình trở xuống.
Báo Tuổi Trẻ cũng ghi lời ông Lý Thành Sinh, tổng giám đốc Công ty cổ phần may thêu Minh Long Hưng (Q.9, TP.SG), nếu chỉ vì lợi nhuận, việc đặt mua hàng từ Trung Quốc đưa về gắn mác “made in Vietnam” là điều rất dễ dàng, vì đủ loại nhãn mác, thương hiệu vô danh hay nổi tiếng đều có thể tìm thấy ở các chợ đầu mối phụ liệu ngành may mặc lớn tại TP.SG.
Báo Tuổi Trẻ cũng ghi nhận tình hình lo ngại:
“Nêu cụ thể về tình trạng hàng hóa vi phạm tràn vào, tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho hay hiện nay rác thải phế liệu đang tràn vào Việt Nam bằng đường bộ. Bởi sau khi các cơ quan chức năng ngăn chặn quyết liệt ở đường biển thì các đối tượng vi phạm lại chuyển đưa vào nước ta qua đường mòn, lối mở. Các lực lượng biên phòng, hải quan, công an… chỉ cần chặn trong 1 tháng là nắm được tình hình ngay.
Như trước Tết Nguyên đán 2019, ngành hải quan và biên phòng đã ra quân ngăn chặn hàng vi phạm ở đường mòn lối mở khu vực biên giới Lạng Sơn. Chỉ 1 tuần thôi, hàng lậu bắt được đủ loại từ bao lì xì đến cái tăm… cũng giả nhãn mác Việt Nam” – ông Cẩn nêu.”
https://vietbao.com/a291142/bao-dong-hang-tq-vao-vn-dan-nhan-made-in-vietnam-