Tin Việt Nam – 24/10/2020
Người Việt tại Philippines muốn về nước phải chi 50 đến 70 triệu cho Toà Đại sứ Cộng sản
Tin Vietnam.- Nhiều tình nguyện viên, du học sinh và sinh viên Việt Nam đang sống tại Philippines viết thư cầu cứu cho biết, hiện tại họ đang rất muốn được về nước nhưng lại bị mắc kẹt tại Philippines do nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã cắt toàn bộ các chuyến bay thương mại về nước vì đại dịch coronavirus 19.
Thay vào đó, nhà cầm quyền đã tổ chức các chuyến bay với tên gọi là “chuyến bay nhân đạo” để chở những người dân đang bị mắc kẹt tại ngoại quốc. Nhưng thực tế, Toà đại sứ Cộng sản tại Philippines và nhà cầm quyền trong nước đã lợi dụng cơ hội này để kiếm tiền trên xương máu đồng bào mình.
Theo tố cáo của người dân, nếu họ muốn về nước thì phải mua vé phi cơ với mức giá từ 20 đến 70 triệu đồng một vé. Đây là mức tiền quá lớn đối với những tình nguyện viên, học sinh, sinh viên đang phải sống trong cảnh không có việc làm, không có tiền, không đủ thức ăn cho nhu cầu mỗi ngày.
Vì vậy, họ viết thư mong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước quan tâm, cùng lên án hành động bất lương này của Toà đại sứ Cộng sản để giúp họ được về nước. Là một trong những người Việt bị kẹt lại ở Philippines nhưng Linh mục Lê Viết Thắng đã may mắn được lên phi cơ về nước.
Trên trang Facebook cá nhân, vào ngày 17 tháng 10 năm 2020, linh mục Thắng khẳng định, thay vì hỗ trợ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân nước mình, thì Toà đại sứ Cộng sản lại cấu kết với những người môi giới, tổ chức bán các chuyến bay ưu tiên về nước với mức giá thay đổi từ 15 triệu đến 50 triệu đồng.
Linh mục Thắng cho biết, ông là người may mắn nằm trong danh sách 240 người được về nước trên chuyến bay vừa qua, trong đó có khoảng 80% người bạn cùng chuyến bay với ông đã phải bỏ ra số tiền rất lớn mới được lên chuyến bay này. Linh mục Thắng ước tính, Toà đại sứ Cộng sản và những môi giới đã kiếm được khoảng 5 tỷ đồng từ việc bán vé cho người gặp nạn.
An Nhiên
Linh mục Trần Xuân Thuỳ phát gạo
và nước sạch cho người dân vùng lũ
Tin Vietnam.- Nối tiếp các chuỗi hoạt động cứu trợ bà con miền Trung chịu thiệt hại bởi các trận mưa lũ lịch sử, hôm nay, ngày 23 tháng 10 năm 2020, Linh mục Trần Xuân Thuỳ cùng các tu sĩ khác sẽ có mặt tại giáo xứ Hoà Thắng, thuộc tỉnh Hà Tĩnh để thăm và tặng quà hỗ trợ.
Do mưa lũ nhấn chìm toàn bộ nhà cửa, và tài sản nên sau khi nước rút thì người dân đã trắng tay, toàn bộ lúa, gạo trong nhà đã bị hư hại, vì vậy, hiện tại bà con đang rất cần lương thực, và nước sạch. Nắm bắt được nhu cầu bức thiết này của người dân, Linh mục Trần Xuân Thuỳ cùng cộng đoàn đã chuẩn bị nhiều bao gạo và nước sạch để mang đến giáo xứ Hoà Thắng trao tặng cho bà con.
Ngoài ra, Linh mục cũng thông báo trên trang Facebook cá nhân rằng, tại Toà Giám mục Xã Đoài và cộng đoàn Mến thánh giá Trang Nứa có cho nước sạch miễn phí nên các đoàn, nhóm thiện nguyện nào cần thì hãy đến lấy. Và Linh mục có thể hỗ trợ tiền để mua chai, bình đựng nước khi đến địa chỉ trên lấy nước.
Cũng liên quan đến tình hình mưa bão ở miền Trung, ngày 23 tháng 10 năm 2020, báo Infonet loan tin, cơn bão số 8 giật cấp 15 đang hướng thẳng vào các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Như vậy, trận mưa lũ lớn lịch sử vừa qua tại miền Trung vừa chấm dứt thì người dân nơi đây lại phải chuẩn bị tinh thần để đón cơn bão tiếp theo.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/linh-muc-tran-xuan-thuy-phat-gao-va-nuoc-sach-cho-nguoi-dan-vung-lu/
Cứu trợ tự phát của người dân
và chỉ đạo bất nhất từ chính quyền
Lệnh của Thủ tướng và tình hình thực tế
Trong bối cảnh khu vực miền Trung bị lũ lụt nghiêm trọng, vào hôm 21/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành công văn yêu cầu “chấn chỉnh hoạt động tổ chức vận động, quyên góp tự nguyện hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai”.
Theo đó, để công tác vận động quyên góp và hỗ trợ đúng quy định và thiết thực, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tổ chức, giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ.
Trong khi đó, mới đây của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-Thượng tướng Lê Chiêm thừa nhận rằng có tình trạng cán bộ cơ sở chia lương khô cứu trợ của Bộ Quốc phòng làm quà. Thông tin này khiến cho cộng đồng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên vào chiều ngày 23/10, trao đổi với báo giới trong nước bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Lê Chiêm giải thích rằng điều ông nói là đã xảy ra những năm trước đây và ông nêu lại để cảnh tỉnh các địa phương cùng lực lượng quân đội.
Thật sự đây không phải là lần đầu, mà đã có nhiều tệ nạn trong các cấp chính quyền, các đoàn thể chức năng từng lấy tiền cứu trợ ở khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng cao cấp, ăn sung ngủ sướng. Thành ra, lòng tin không thể nào một ngày một bữa tạo dựng được, mà phải mất thời gian và thể hiện qua hành động. Tại sao cô ca sĩ Thủy Tiên có thể kêu gọi được số tiền như thế? Miền Trung của Việt Nam không phải lần đầu bị bão lụt như năm 2020, mà nhiều năm qua thì năm nào cũng vậy, chỉ là ít hay nhiều thôi. Tại sao không có đoàn thể, cơ quan nào đứng ra kêu gọi được số tiền ủng hộ nhiều như vậy? Cho nên các cấp chính quyền phải coi lại
-Bà Nguyễn Thị Ba
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-Thượng tướng Lê Chiêm cho biết thêm rằng theo ghi nhận của ông thì mùa mưa lũ năm 2020 chưa phát hiện hiện tượng bớt xét chế độ và hàng cứu trợ. Đồng thời, Thượng tướng Lê Chiêm nhấn mạnh rằng lãnh đạo địa phương phải có trách nhiệm ngăn chặn tình trạng này để hàng hóa cứu trợ đến được với người dân trong vùng lũ lụt.
Bà Nguyễn Thị Ba, một người dân ở Sài Gòn, chia sẻ với RFA về những thông tin như vừa nêu mà bà nghe được trong mấy ngày vừa qua. Bà Ba nói rằng dù các đại diện của chính quyền có chỉ thị hay yêu cầu hoặc đưa ra lời giải thích gì chăng nữa thì:
“Thật sự đây không phải là lần đầu, mà đã có nhiều tệ nạn trong các cấp chính quyền, các đoàn thể chức năng từng lấy tiền cứu trợ ở khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng cao cấp, ăn sung ngủ sướng. Thành ra, lòng tin không thể nào một ngày một bữa tạo dựng được, mà phải mất thời gian và thể hiện qua hành động. Tại sao cô ca sĩ Thủy Tiên có thể kêu gọi được số tiền như thế? Miền Trung của Việt Nam không phải lần đầu bị bão lụt như năm 2020, mà nhiều năm qua thì năm nào cũng vậy, chỉ là ít hay nhiều thôi. Tại sao không có đoàn thể, cơ quan nào đứng ra kêu gọi được số tiền ủng hộ nhiều như vậy? Cho nên các cấp chính quyền phải coi lại.”
Cứu trợ tự phát không hiệu quả?
Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo lên tiếng với RFA rằng người dân không có niềm tin vào công tác cứu hộ, cứu trợ của các cơ quan chức năng là có cơ sở.
“Mặc dù ông Thủ tướng nói như thế, nhưng chắc là trong tình hình thực tế thì bà con ở miền Trung đang rất khổ. Đến ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng mới cam kết cho trực thăng đi cứu trợ mà trong khi đó dân bị chết cả nửa tháng rồi. Rất là luộm thuộm. Cho nên nếu cứ máy móc thì dân chết hết.”
Nhà báo Võ Văn Tạo đề cập đến Nghị định 64 quy định “ngoài các tổ chức, đơn vị như Mặt trận Tổ Quốc và Hội Chữ thập đỏ, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ”. Mặc dù vậy, với tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt và trong tình thế nguy cấp lũ lụt ở miền Trung hiện nay thì việc người dân khắp nơi chủ động cứu trợ đồng bào là việc cần thiết phải làm và không có gì đáng lo ngại khi Nghị định 64 bị vi phạm Bộ luật Dân sự.
“Con rể tôi ở thị xã Ninh Hòa, cách Nha Trang 30 km về phía Bắc, vừa mới đây kể cho tôi nghe rằng phong trào nấu bánh tét ở ngoài đó rầm rộ và có mấy chiếc xe tải cỡ 8 tấn của người địa phương Ninh Hòa, họ tuyên bố là bất cứ ai cần chở hàng cứu trợ ra miền Trung thì họ sẵn sàng giúp.”
Thế nhưng, bản tin truyền hình về phóng sự cứu trợ lũ lụt của Đài VTV, do biên tập viên Liên Liên thực hiện và phát sóng hôm 20/10 gây bức xúc trong dư luận. Phóng viên Liên Liên đã tường thuật rằng, công tác cứu trợ của những đoàn thiện nguyện không những không đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu trợ của chính quyền địa phương.
Nhà hoạt động xã hội-blogger Nguyễn Lân Thắng, người đang có mặt tại Quảng Bình để cứu trợ cho bà con địa phương ở đó, vào tối ngày 23/10 trình bày về tình hình thực tiễn mà ông tận mắt chứng kiến, cũng như quan điểm của ông liên quan bản tin của VTV:
“Phải nói là việc thiện nguyện xưa nay vốn dĩ rất là khó. Việc điều phối tổng thể công việc trong thảm họa này thì đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, nguồn lực cũng như nhân lực. Ở Việt Nam từ trước đến nay thì người dân cũng không có kinh nghiệm trong việc cứu trợ. Nhưng vì người dân thương nhau nên người ta phải tìm cách vận động và tìm cách tự cứu lấy mình, tự cứu lấy nhau. Đương nhiên có sự thiếu kinh nghiệm, thiếu trang thiết bị, thiếu nguồn lực làm cho việc người dân tự cứu lấy nhau bị thiếu chuyên nghiệp. Nhưng mà tôi nói một điều là bản tin của VTV rất sai lầm, khi cho rằng việc người dân thực hiện việc cứu trợ, cứu nạn như vậy làm ảnh hưởng đến công tác cứu hộ của địa phương. Tôi nghĩ việc VTV sử dụng những lời nói đó hoàn toàn không thích hợp.”
Ông Nguyễn Lân Thắng nhắc đi nhắc lại về những ngư phủ ở Quảng Bình đã nhịn ăn, nhịn khát 3-4 ngày đêm và làm đủ mọi cách để có thể cứu được người dân bị kẹt trong đồng nước mênh mông, ngập lút nóc nhà.
“Trong bối cảnh đó, người dân ngoài biển vào cứu thì phải nói ơn cứu mạng với nghĩa đồng bào là hết sức tuyệt vời.”
Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét về bản tin của VTV:
“Việc phát ngôn của cô biên tập viên Liên Liên thật ra cũng là một scandal gây bức xúc trong xã hội, nhất là những người có tâm ở Việt Nam. Cô này là hậu quả của sự tuyên truyền của nhà nước. Lúc nào nhà nước đề ra cũng đúng hết.”
Nhà báo Võ Văn Tạo nêu lên quan điểm của ông:
“Tôi nghĩ mỗi lần thiên tai lớn như thế, ở những địa bàn rộng như thế thì không có cơ quan nhà nước nào có thể lo được hết đâu; kể cả những cá nhân tự phát như Thủy Tiên hay những người nổi tiếng khác phối hợp cùng làm thì cũng không xuể được đâu. Theo quan điểm cá nhân tôi thì thêm được lực lượng nào là tốt lực lượng đấy. Và, các cơ quan hành chính của nhà nước phải tìm mọi cách để tạo điều kiện hỗ trợ cho những người dân tự phát làm để được hiệu quả nhất và an toàn nhất.”
Tôi nghĩ mỗi lần thiên tai lớn như thế, ở những địa bàn rộng như thế thì không có cơ quan nhà nước nào có thể lo được hết đâu; kể cả những cá nhân như Thủy Tiên hay những người nổi tiếng khác phối hợp cùng làm thì cũng không xuể được đâu. Theo quan điểm cá nhân tôi thì thêm được lực lượng nào là tốt lực lượng đấy. Và, các cơ quan hành chính của nhà nước phải tìm mọi cách để tạo điều kiện hỗ trợ cho những người dân tự phát làm để được hiệu quả nhất và an toàn nhất
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-Thượng tướng Lê Chiêm, khi trao đổi với báo giới vào ngày 23/10, cũng đưa ra đề nghị rằng những người đi cứu trợ muốn đưa hàng trực tiếp đến người dân, nên chính quyền địa phương phải tổ chức dẫn đường, vận chuyển hàng đưa giúp vào vùng đang cần.
Thượng tướng Lê Chiêm nhận được tin báo hiện tại các tỉnh bao gồm Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghê An, Thanh Hóa đều bị tình trạng người dân chưa tiếp cận được hàng cứu trợ, nhưng hàng vận chuyển ùn ứ trên đường lại rất nhiều.
Trong cùng ngày 23/10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Thu nói với báo giới quốc nội rằng Nghị định 64 là để áp dụng cho các tổ chức được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ nhân đạo. Đây là một hình thức quản lý của Nhà nước với các tổ chức có nhiệm vụ được giao như Mặt trận Quốc quốc, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các quỹ xã hội, từ thiện, không áp dụng cho cá nhân. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Xuân Thu lưu ý Nghị định 64 vẫn có 1 điểm là khuyến khích những cá nhân tham gia làm công tác thiện nguyện tự nguyện. Nếu như họ làm đúng quy định của pháp luật, không làm gì sai thì phải khuyến khích và tôn vinh họ. Đồng thời, bà cho rằng nghị định này được ban hành đã lâu từ năm 2008 và cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều.
Đài RFA trao đổi với một số người dân ở khắp tỉnh/thành tại Việt Nam, và được nghe hầu hết đều giống nhau ở quan điểm như bà Nguyễn Thị Ba rằng:
“Nếu tôi là người có tiền và có lòng hảo tâm thì tôi chỉ rủ bạn bè làm, chứ tôi không đưa qua các cơ quan nhà nước. Không còn tin nữa rồi và niềm tin đã mất từ lâu rồi.”
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Huy Vũ chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của ông rằng người dân không tin chính quyền quản lý tiền bạc quyên góp cứu trợ vì lo sợ tham nhũng, và nếu chỉ có duy nhất những người quyên tiền đi phân phối hàng hoá từ thiện thì lại gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhanh chóng giữa chính quyền địa phương với những đoàn thể, cá nhân làm thiện nguyện thì chắc chắn đồng bào sẽ nhận được sự cứu giúp hiệu quả và ý nghĩa.
Thủy điện và lũ lụt miền Trung:
Tội đồ hay bị oan, theo giới khoa học Việt Nam
Hàng năm khi xảy ra lũ lụt ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên, trong dư luận Việt Nam lại nổ ra tranh cãi về việc cho rằng nguyên nhân, to hay nhỏ, là từ việc xả lũ của các hồ thủy điện.
Thượng tướng Lê Chiêm giải thích lại về câu ‘cán bộ chia lương khô cứu trợ’
World Bank đề xuất giải pháp chống thiên tai cho vùng ven biển Việt Nam
Lũ miền Trung VN: TT yêu cầu sửa nghị định 64, ‘không gây khó nhà hảo tâm’
Bão lũ ở VN: Công khai sao kê 100 tỷ, Thủy Tiên nói ‘rất áp lực’
Vậy giới khoa học và chính phủ Việt Nam những năm qua nói gì về vấn đề thủy điện và lũ lụt?
Từ một hội thảo năm 2009
Nhiều năm trước, vào tháng 11 năm 2009, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam khẳng định, thủy điện không phải nguyên nhân gây ra lũ lụt và cũng không làm trầm trọng thêm thiệt hại vào năm đó tại miền Trung, Tây Nguyên.
Khi đó, PGS.TS Phan Kỳ Nam, nguyên chủ nhiệm khoa Thuỷ điện, ĐH Thuỷ lợi Hà Nội khẳng định: “Thủy điện không làm trầm trọng thêm lũ lụt tại miền Trung, Tây Nguyên. Nó không sinh thêm nước cũng không xả nhiều hơn lượng nước mưa trong lưu vực. Thực tế, nhiều công trình thủy điện lớn đều có quy trình chống lũ”.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban tư vấn giám định xã hội – Hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Việt Nam phân tích: “Nguyên nhân khiến miền Trung là “tâm bão”, “rốn lũ” của cả nước do đặc trưng sông ngắn, cửa sông kiểu liman (khuyết áo), thoát lũ rất kém. Đoạn trung lưu ngắn, thậm chí có sông hầu như không có trung lưu làm cho động lực nước mùa lũ không bị triệt tiêu khi nước lũ dồn về cửa sông”.
Tuy nhiên, tại hội thảo này năm 2009, các nhà khoa học cũng đồng tình vẫn tồn tại một số vấn đề mà các thủy điện miền Trung cần phải khắc phục.
Họ nói khâu tái quy hoạch phát triển, sắp xếp lại dân cư để ứng phó với việc xả các hồ chứa chưa được tính toán đủ và tiến hành đồng bộ sau khi có thủy điện trên thượng nguồn.
Họ kêu gọi cần giữ được độ phủ của rừng và bổ sung quy chuẩn xây dựng công trình trên các dòng sông ở miền Trung.
2013: ‘Góp phần giảm lũ chứ không thể gây lũ’
Ngày 25/11/2013, dưới sự chủ trì của Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương họp đánh giá kiểm điểm tình hình phát triển thủy điện và công tác quản lý vận hành các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Theo tường thuật, tại hội nghị, đa số các đại biểu đều có đánh đánh giá nhận xét về việc các hồ thủy điện ở trong khu vực thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa, “góp phần giảm lũ chứ không thể gây lũ”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khi đó nói vận hành các công trình dự án thủy điện không tránh khỏi những hạn chế tác động đến đời sống người dân khu vực hạ du.
Tuy nhiên, ông nói cần phải đánh giá làm rõ thêm việc phối hợp quản lý hồ chứa thủy điện để nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án này cũng như công tác quản lý vận hành xả lũ, làm tốt công tác dự báo tại các hồ chứa, để mang lại an tâm cho người dân tại các địa phương trong mùa mưa bão.
Cùng thời điểm này, tháng 11 năm 2013, báo Công thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương, cho đăng bài “Gánh nặng của thủy điện”.
Bài này nói: “Ngoài nhiệm vụ phát điện, các hồ thủy điện còn nhiệm vụ cắt và chống lũ trong mùa mưa bão, điều tiết dòng chảy, xả nước chống hạn cho vùng hạ du trong mùa khô. Tùy từng loại hồ chứa, việc vận hành các hồ thủy điện được phê duyệt phù hợp với quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch bậc thang thủy điện. Tuy nhiên, hồ nào cũng chỉ có dung tích nhất định, nếu lượng nước về vượt quá sức chứa thiết kế, các hồ buộc phải xả xuống hạ du, nhưng bao giờ lượng nước xả cũng ít hơn lượng nước về vì một phần nước được tích lại trong hồ. Vì vậy, nếu không có hồ thủy điện, lũ lụt ở miền Trung thời gian qua có thể còn nặng nề hơn.”
Tuy vậy, bài báo thừa nhận: “Thực ra, xét cho cùng thì thủy điện cũng không phải vô can. Việc phá rừng làm thủy điện mà không trồng lại rừng kịp thời chính là cơ hội để tạo dòng chảy lớn, gây nên những cơn lũ khủng khiếp theo chiều hướng: Lượng nước đầu nguồn về lớn và nhanh hơn, đỉnh lũ cao hơn, thời gian ngắn hơn. Trong khi địa hình các sông khu vực miền Trung có độ dốc lớn, lòng sông hẹp nên cường độ lũ mạnh hơn.”
“Về lý do lũ lên nhanh thoát chậm, nhiều người cho rằng, cửa sông ven biển bị bồi lấp, hiện tượng vi phạm hành lang bảo vệ hồ chứa vẫn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là khu vực bán ngập. Có những đợt lũ lớn không phải do thủy điện xả lũ mà chủ yếu do các công trình hạ tầng phía hạ lưu chắn dòng thoát lũ. Đó là chưa kể, nhiều hồ chứa chưa được phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa. Nhiều đập chưa cắm chỉ giới bảo vệ an toàn đập hoặc đã có chỉ giới nhưng dân vẫn vi phạm làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của công trình.
Theo các chuyên gia, các hồ chứa có thể không cắt được lũ hoàn toàn nhưng nếu tận dụng quy trình vận hành liên hồ khoa học và nghiêm túc thì việc giảm lũ sẽ hiệu quả hơn. Cụ thể, cần có sơ đồ ngập lụt cho liên hồ vì hiện mới chỉ có sơ đồ cho từng hồ, nhưng nếu các hồ cùng xả thì sơ đồ ngập lụt sẽ rất khác.”
2020: Quan điểm một cựu thứ trưởng
GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, vừa đề nghị cần có lộ trình thu hẹp các thủy điện nhỏ.
Nói với báo Đất Việt ngày 22/10, ông Hồng tiết lộ: “Trong các quy định về vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không yêu cầu thủy điện phải điều tiết lũ, mà chỉ yêu cầu hạ mực nước dâng bình thường xuống trước khi lũ đến. Như vậy không ổn, vì việc thủy điện cần làm là phải điều tiết lũ sao cho không gây ngập hạ du, còn nếu chỉ cắt giảm vài trăm ngàn m3 nước cuối cùng ngập vẫn hoàn ngập thì không có giá trị.”
“Bởi luật quy định thiếu chặt chẽ nên nhiều chủ dự án thủy điện khi vận hành không hạ thấp mực nước trước khi lũ đến, mà vẫn không quy trách nhiệm cho họ được khi thiên tai xảy ra.”
“Tôi từng gặp một số chủ dự án thủy điện, họ chia sẻ rằng họ sẽ bị phạt, bị truy cứu trách nhiệm nếu không cung cấp đủ điện, cho nên nếu bắt buộc phải hạ thấp mực nước thì họ cũng chỉ hạ xuống 1-2m.”
Cựu thứ trưởng cảnh báo trước đây không hề có thủy điện bậc thang, trừ thủy điện Hòa Bình- Sơn La, nhưng về sau này, “thủy điện bậc thang mọc lên quá nhiều”.
Ông giải thích: “Vấn đề là thủy điện bậc thang gây nhiều hậu quả, mà hậu quả ghê gớm nhất là gây lũ chồng lũ.
Thử tưởng tượng một cơn lũ với khoảng 60 triệu m3 nước, nếu chưa xây dựng thủy điện thì nó sẽ trôi qua và mất khoảng 1 ngày. Nhưng nếu có thủy điện thì thủy điện sẽ giữ lại một phần nước, nước xả xuống hạ du thấp hơn nhưng lại kéo dài ngày hơn.”
Ông nói: “Hiện có sự mập mờ khi nhiều người đổ lỗi lũ lụt ở miền Trung là do mưa lớn kéo dài, nhưng nếu có cột thủy chí đo thì tôi tin rằng mưa lũ khi ấy chỉ chiếm 80%, còn 20% là thủy điện xả xuống.”
Ông đề xuất: “Đúng là sau thảm kịch xảy ra tại thủy điện Rào Trăng 3, cần rà soát lại hệ thống thủy điện nhỏ xem vận hành ra sao, rủi ro như thế nào để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Nếu phát hiện những trường hợp có nguy cơ gặp sự cố như Rào Trăng 3 nên dừng dự án đó lại ngay. Dĩ nhiên Nhà nước phải tính toán chuyện này để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư vì họ đã đổ tiền vào xây dựng dự án. Nhưng việc này không hề khó. Nhà nước có thể chuyển nhà đầu tư sang một việc khác, cho họ tham gia xây dựng một dự án nào đó, như dự án nhà ở… để bù đắp cho họ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54673948
Bão lũ miền Trung VN: TT yêu cầu sửa nghị định 64,
‘không gây khó nhà hảo tâm’
Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thay thế Nghị định 64 gây tranh cãi liên quan đến việc quyên góp tự nguyện để hỗ trợ vùng thiên tai, trong khi lại có bão mới dự kiến ảnh hưởng miền Trung.
‘Không gây khó nhà hảo tâm’
Hôm 24/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung – nơi đang chịu thiệt hại nặng nề do hai cơn bão vừa qua gây ra. Ông Phúc nêu “những việc cần làm ngay”.
Bão lụt miền Trung Việt Nam: Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo?
Bão lũ ở VN: Công khai sao kê 100 tỷ, Thủy Tiên nói ‘rất áp lực’
Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?
Theo đó, ông Phúc yêu cầu không để người dân đói, rét, màn trời chiếu đất, học sinh sớm trở lại trường học.
Để đảm bảo các điều trên, Thủ tướng Phúc yêu cầu “không gây khó khăn cho các nhà hảo tâm” đang làm công tác cứu trợ cho người dân miền Trung.
Ông Phúc cũng biểu dương tinh thần “tương thân tương ái” của các nhà hảo tâm, và nói “đi trên đường thấy cứ ba xe thì lại có một xe chở hàng hóa cứu trợ”.
Báo Việt Nam đưa chi tiết 500 tỷ đồng ông Phúc nói lấy từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 để cấp cho năm tỉnh miền Trung là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh – mỗi tỉnh 100 tỷ đồng – để khắc phục hậu quả sau thiên tai.
Bên cạnh đó, các địa phương được yêu cầu tùy tình hình thực tế mà có trách nhiệm dùng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cùng “các nguồn tài chính hợp pháp khác” để thực hiện nhiệm vụ.
Các tỉnh phải báo cáo nhu cầu kinh phí cần cho cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai lên Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai. Ban này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt từ ngân sách trung ương.
Yêu cầu sửa nghị định 64
Trước đó, chiều 23/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Tài chính ‘khẩn trương xây dựng’ một nghị định khác thay thế Nghị định 64 đang gây tranh cãi, liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn.
Mục đích là để việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện… được hỗ trợ kịp thời, theo báo Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu việc xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 64 cần được lấy ý kiến rộng rãi ctừ ác ban ngành liên quan.
Ông Phúc cũng giao cho UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ các nhà hảo tâm thực hiện cứu trợ “đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật.”
Nghị định số 64 đang gây tranh cãi quy định các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ gồm: Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
Những nhà hảo tâm nào đang giúp miền Trung?
Nối tiếng nhất hiện nay là ca sỹ Thủy Tiên, với số tiền quyên góp được lên đến hơn 100 tỷ đồng. Vừa qua Thủy Tiên đã công khai sao kê các khoản chi hỗ trợ bà con miền Trung và nói ‘rất áp lực’, do có nhiều khoản không thể kê khai hết trong tình hình mưa bão, đi lại khó khăn, thiếu thốn.
Trước đó, cộng đồng mạng từng tỏ ý lo lắng rằng Thủy Tiên sẽ gặp rắc rối về pháp lý, liên quan đến Nghị định 64 nói trên.
Nhiều nghệ sỹ tên tuổi khác như MC Trần Thành, hoa hậu Việt Nam H’hen Niê, ca sỹ Hồ Ngọc Hà, v.v.. cũng tổ chức quyên góp tiền để hỗ trợ bà con vùng lũ, dù không trực tiếp đi tận nơi như Thủy Tiên.
Bên cạnh đó còn có nhiều cá nhân, tổ chức khác đứng ra vận động, quyên góp, tự tổ chức xe, thuyền cứu trợ ở miền Trung.
Bão số 8 gây mưa lớn ở miền Trung
Các yêu cầu nói trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được đưa khi khi cơn bão số 8 đang ở Hoàng Sa, dự báo gây mưa lớn ở các tỉnh miền Trung đêm 24/10 với mức độ cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp ba.
Trong 24 – 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Thượng tướng Lê Chiêm giải thích lại về câu ‘cán bộ chia lương khô cứu trợ’
Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?
Trong khi đó, lại có một áp thấp nhiệt đới mới hình thành ngoài khơi Philippines và được dự báo sẽ mạnh lên thành bão, dự kiến sẽ đi vào Biển Đông đêm 26/10.
Nếu đúng như dự báo thì “đây là năm lặp lại năm lịch sử năm 1983 khi tháng 10 có 4 cơn bão và 1 vùng áp thấp”, theo ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia,
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54658759
Đài Loan quyên tặng Việt Nam 400.000 USD
cứu trợ người dân vùng lũ
Triệu Hằng
Tờ Taiwan News đưa tin, vào ngày 23/10, Đài Loan đã quyên tặng 400.000 đô la Mỹ cho Việt Nam để cứu trợ người dân, sau khi Việt Nam hứng chịu trận lũ lụt và sạt lở đất nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên.
Ông Richard Shih, đại diện của Đài Loan tại Việt Nam cho biết cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam cũng như các tổ chức phi chính phủ Đài Loan đã tự vận động và gửi cứu trợ đến các khu vực bị thiệt hại ở miền trung Việt Nam. Ông nói rằng ông hi vọng các nạn nhân có thể xây dựng lại nhà cửa và sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Taiwan News dẫn Bộ ngoại giao Đài Loan cho biết ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đã thay mặt chính phủ Việt Nam chấp nhận tài trợ của Đài Loan tại một buổi lễ trao tặng vào hôm thứ Sáu. Ông Trần Quang Hoài nhấn mạnh chính phủ Việt Nam cảm ơn sự hỗ trợ từ chính quyền và người dân Đài Loan, đồng thời sẽ thu xếp để khoản quyên góp cứu trợ và viện trợ có thể sớm được trao đúng người cần hỗ trợ.
Tính đến thứ Sáu (23/10), một loạt các trận lũ lụt và lở đất đã khiến ít nhất 114 người thiệt mạng và 20 người mất tích. Trong số những người thiệt mạng có hàng chục quân nhân đã được triển khai để tìm kiếm những người đã mất tích trong các thảm họa trước đó.
Quân đội Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều thương vong nhất trong thời bình. Ngoài thiệt hại về người, hàng trăm và hàng nghìn ngôi nhà ở miền trung Việt Nam bị xóa sổ, bao gồm ở các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, nhiều trường học và các cơ sở khác buộc phải đóng cửa.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-loan-quyen-tang-viet-nam-400-000-usd-cuu-tro-nguoi-dan-vung-lu.html
Facebook cao rao tự do ngôn luận;
nhưng tại Việt Nam lại hỗ trợ kiểm duyệt!
Tờ Los Angeles Times ngày 22/10 đăng tải bài viết của 2 tác giả David S. Cloud và Shashank Bengali với tiêu đề tạm dịch là ‘Facebook cao rao tự do ngôn luận. Tại Việt Nam nhưng lại đang hỗ trợ biện pháp kiểm duyệt.’
Bài viết có nhắc đến việc Facebook và người sáng lập Mark Zuckerberg cho biết quan điểm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trừ những trường hợp cụ thể, chẳng hạn như khi kích động bạo lực. Tuy nhiên, ở các quốc gia bao gồm Cuba, Ấn Độ, Israel, Morocco, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ, Facebook thường hạn chế các bài đăng mà chính phủ những nước đó cho là nhạy cảm hoặc vượt quá giới hạn. Tình trạng này được thể hiện rõ nét và chân thật nhất ở Việt Nam.
Facebook được chuyển sang ngôn ngữ địa phương cho người dùng Việt Nam vào năm 2008 và có hơn một nửa người dân cả nước có tài khoản mạng xã hội này. Facebook giúp những tiếng nói phê bình Chính phủ và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ vượt qua sự kiểm soát chặt chẽ của hệ thống cộng sản đối với phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, theo The LA Times, trong vài năm gần đây, Facebook đã liên tục kiểm duyệt tài khoản của những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Mục đích được nói nhằm cố gắng xoa dịu Chính phủ Hà Nội khi lãnh đạo Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook nếu không tuân thủ.
Theo các nhà phê bình, thay vì sử dụng lực bẩy của mình như một nền tảng truyền thông lớn nhất của Việt Nam để chống lại kiểm duyệt, Facebook đã trở thành đồng phạm trong việc Chính phủ tăng cường đàn áp những tiếng nói ủng hộ dân chủ.
Nói rõ hơn về tình trạng vừa nêu, từ Hà Nội, nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, từng làm tại Tạp chí Cộng sản cho hay:
“Đây là một vấn nạn rất nghiêm trọng bởi vì rất nhiều người đã bị chặn Facebook, ngăn không cho bình luận, rất nhiều vấn đề Facebook gây ra cho người dùng Facebook khi có những bài viết, ý kiến, hình ảnh mà nhà cầm quyền cho là có ảnh hưởng đến an ninh trật tự của chế độ. Rất nhiều người bức xúc nhưng không làm sao được bởi vì họ (Facebook) có một lý do là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng mà không rõ tiêu chuẩn cộng đồng đó là gì. Rất nhiều người bị cấm, khóa tài khoản, không cho (nội dung) xuất hiện ở Facebook ở Việt Nam mà chỉ cho hiện ở nước ngoài. Có rất nhiều hình thức để ngăn cản tự do thông tin trên Facebook và nhiều người rất bức xúc.”
Cụ thể, Facebook cho biết họ thường hạn chế các bài đăng và người dùng vì một trong hai lý do gồm vi phạm “tiêu chuẩn cộng đồng” là những quy tắc mà công ty cho biết áp dụng cho người dùng trên toàn thế giới hoặc “luật địa phương”. Các bài đăng trong danh mục thứ hai bị chặn ở quốc gia mà chúng bị cho là bất hợp pháp nhưng vẫn có thể truy cập được ở những nơi khác.
Xác nhận thực tế nêu trên, ông Nguyễn Văn Hải, hay còn gọi là blogger Điếu Cày nói với RFA qua điện thoại như sau:
“Tình hình Facebook ở Việt Nam là đa số anh em đấu tranh dân chủ đưa thông tin về những vụ việc lớn đều bị chặn. Thậm chí trước khi một vụ việc lớn xảy ra họ có chuẩn bị từ dư luận viên đến tất cả lực lượng chống phá trên mạng để định hướng dư luận, đồng thời họ tìm mọi cách báo cáo chặn thông tin, như vụ Đồng Tâm là vụ nổi bật nhất. Ngay sau khi vụ Đồng Tâm xảy ra thì tất cả anh em lên tiếng trên mạng thì họ có cả chiến dịch truyền thông để tấn công vào anh em. Đồng Tâm là một trong những vụ nổi bật nhất mà họ có chiến dịch tấn công lớn nhất trên mạng từ trước đến nay. Riêng tôi là khoảng 6 bài liên quan đến Đồng Tâm bị xóa hết, Facebook cũng cảnh báo là họ có thể đóng vĩnh viễn trang của mình.”
Bài viết được đăng tải trên Los Angeles Times dẫn lời Facebook cho biết trong một số trường hợp, Chính phủ Việt Nam buộc người dùng phải vô hiệu hóa tài khoản của chính họ mà không liên quan đến công ty.
Ngoài ra, Facebook cũng cho biết trong một tuyên bố: “Không phải lúc nào chúng tôi cũng để mắt tới các chính phủ ở các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động, bao gồm cả Việt Nam”.
Theo Los Angeles Times, với dân số trẻ và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trước đại dịch COVID-19, Việt Nam là thị trường tăng trưởng chính của Facebook. Tập đoàn này kiểm soát hơn 40% thị trường quảng cáo kỹ thuật số trị giá 760 triệu đô la của Việt Nam mặc dù không có văn phòng hoặc nhân viên toàn thời gian trong nước.
Tác giả bài viết được Los Angeles Times đăng ngày 22/10 dẫn nhận định của ông Dipayan Ghosh, một cựu cố vấn chính sách tại Facebook, người đồng chỉ đạo Dự án Nền tảng Kỹ thuật số & Dân chủ tại Trường Kennedy của Harvard như sau:
“Tôi nghĩ đối với Zuckerberg, phép tính với Việt Nam rất rõ ràng: Đó là duy trì dịch vụ ở một quốc gia có dân số khổng lồ và trong đó Facebook thống trị thị trường Internet tiêu dùng, nếu không đối thủ cạnh tranh có thể chen chân vào. Tư duy không phải là duy trì dịch vụ cho quyền tự do ngôn luận. Đó là duy trì dịch vụ để có doanh thu.”
Đồng quan điểm nêu trên, blogger Điếu Cày cho hay:
“Họ thấy thị trường như vậy nên có vẻ xuống nước với chính phủ Hà Nội. Người dân ở Việt Nam không còn phương cách nào khác ngoài sử dụng công cụ mạng xã hội để cất lên tiếng nói của mình vì toàn bộ báo chí nằm trong tay chính quyền.”
Mạng báo Công an thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8/10 dẫn lời Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (4T) Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Facebook đã chịu chặn quảng cáo chính trị từ các fanpage, tài khoản của các “tổ chức phản động, khủng bố”.
Vẫn theo lời người đứng đầu Bộ 4T, Facebook đã gỡ 286 tài khoản bị cho là giả mạo trong năm 2020. Trong số này có 50 tài khoản bị nói giả mạo các vị lãnh đạo đảng, Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, số liệu từ Bộ 4T cho thấy riêng năm 2020, Facebook gỡ bỏ trên 2.000 bài viết bị cho có phát ngôn gây thù hận, bôi nhọ lãnh đạo đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức, tăng 500% so với cả năm 2019, tỷ lệ gỡ chặn đạt 95%.
Trước tình trạng ngăn chặn vừa nêu, nhiều Facebooker Việt đã tìm đến những diễn đàn khác để truyền tải thông tin nhưng không đem lại hiệu quả tích cực, như lời nhà báo Nguyễn Vũ Bình:
“Trước đây có một thời kỳ Facebook ngăn cản và ngăn cấm như vậy thì có xuất hiện mạng Minds, mọi người chuyển sang đó tương đối trong thời gian ngắn. Mạng này tương tác kém, không được như Facebook. Mới đầu nó hiện được cả bên ấy sang bên Facebook, nhưng về sau Facebook cắt, không cho liên thông. Người ta thấy nó (Minds) cũng trục trặc, không như Facebook nên quay lại Facebook. Hiện tại đối với Việt Nam thì Facebook vẫn là diễn đàn lớn nhất, sôi động nhất và hiệu quả nhất nên mọi người chủ yếu sử dụng Facebook, còn Twitter dùng tiếng Anh, các mạng khác người ta ít dùng. Nên khi bị ngăn cấm thì người ta rất khó chịu nhưng không có mạng nào hay chưa có cách gì để thay thế, xử lý được việc này.”
Trong email trả lời câu hỏi của RFA trước đây, bà Amy Leferve, Quản lý chính sách truyền thông của Facebook cho biết dù Facebook không đồng ý với các luật mà Chính phủ Hà Nội đưa ra, nhưng nếu phía tập đoàn tiếp tục bác các yêu cầu pháp lý của Chính phủ Hà Nội chặn quyền truy cập vào nội dung ở Việt Nam, rất có thể các nền tảng của Facebook sẽ bị chặn hoàn toàn. Kết quả này thậm chí còn gây hạn chế thông tin hơn nữa vì lúc đó tất cả các tiếng nói ở Việt Nam sẽ bị im lặng.
Việc vẫn phải sử dụng Facebook như một giải pháp duy nhất hiện nay dù bị hạn chế về nhiều mặt mang lại không ít khó khăn cho những nhà hoạt động xã hội, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền tại đất nước hình chữ S, theo lời blogger Điếu Cày:
“Tại Việt Nam thì anh em ở trong nước vẫn phải tìm mọi cách chiến đấu, như Võ Hồng Ly bây giờ lập 3 trang, hết trang này bị thì đến trang khác. Có đề nghị lên các cơ quan của Chính phủ hay Quốc hội, Facebook cũng phải điều trần nhưng cuối cùng quyền kinh doanh trong tay họ.”
Theo thông tin bà Amy Sawitta Lefevre cung cấp trong email gửi RFA, Facebook luôn tìm cách tôn trọng luật pháp ở tất cả các nước mà mạng xã hội này hoạt động, nhưng vẫn luôn làm mọi thứ trong khả năng để bảo vệ nghiêm ngặt các quyền cơ bản của tất cả người dùng internet, kể cả quyền tự do ngôn luận.
Tuy nhiên, nhiều người dùng Việt Nam cho biết nội dung nêu trên chỉ là lý thuyết, vì trong thực tế, mọi chuyện đang diễn biến theo chiều hướng ngược lại!
Vì sao lại đổ chuyện xây dựng
‘Đô thị thông minh’ cho người dân?
Hôm 22 tháng 10 năm 2020, tại Diễn đàn cấp cao đô thị thông minh ASEAN (ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020) do Ban Kinh tế trung ương và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu cho rằng ‘đô thị thông minh phải do chính người dân tạo nên, có quy hoạch xã hội tốt nhất’.
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề xây dựng đô thị thông minh được đề cập đến. Chính quyền Việt Nam từng hô hào, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng thành phố thông minh, chính phủ điện tử… Nay qua phát biểu đó dường như Thủ tướng chuyền quả bóng trách nhiệm này cho người dân. Vậy thực chất trong phát triển đô thị thông minh, vai trò chính quyền quan trọng hơn hay sự đóng góp của người dân là quan trọng?
Trả lời RFA hôm 23/10, Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV, nhận định:
Tôi nghĩ vai trò người dân và hạ tầng công nghệ quan trọng như nhau. Nếu như một hệ thống đô thị thông minh do nhà nước hoặc các doanh nghiệp có triển khai ra, nhưng người dân không tham gia tương tác, sử dụng, thì nó cũng không có giá trị.
-Nguyễn Tử Quảng
“Tôi nghĩ vai trò người dân và hạ tầng công nghệ quan trọng như nhau. Nếu như một hệ thống đô thị thông minh do nhà nước hoặc các doanh nghiệp có triển khai ra, nhưng người dân không tham gia tương tác, sử dụng, thì nó cũng không có giá trị. Và ngược lại nếu như chỉ có người dân mà chính phủ và các doanh nghiệp không đầu tư thì cũng không có tác dụng. Tại Việt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây, theo đánh giá của tôi, các công ty công nghệ cũng tương đối tập trung phát triển các giải giáp cho đô thị thông minh. Về phía lãnh đạo Chính phủ thì họ cũng đưa ra nhiều văn bản quy định, cũng như tham gia các diễn đàn, như lần này là một ví dụ. Tôi nghĩ xu hướng phát triển đô thị thông minh đang phát triển theo hướng tốt.”
Theo Tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn công nghệ viễn thông ITU-T (The ITU Telecommunication Standardization Sector), một đô thị thông minh bền vững là một thành phố đổi mới sáng tạo sử dụng các công nghệ thông tin truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động dịch vụ đô thị, tính cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa…
Tại Việt Nam, theo nhiều chuyên gia, cứ trào lưu nào xuất hiện trên thế giới… thì sớm muộn gì cũng xuất hiện ở Việt Nam… đặc biệt xuất hiện qua tuyên truyền và các văn bản của Nhà nước. Việc áp dụng các xu hướng phát triển của thế giới trên văn bản được các cơ quan chức năng áp dụng rất nhanh. Nhưng từ lý thuyết đến triển khai vào thực tế thì không phải lúc nào cũng phù hợp.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, khi trao đổi với RFA hôm 23/10 liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến của mình:
“Tôi nghĩ việc xây đô thị thông minh là một chủ trương rất quan trọng, bởi vì với sự tiến bộ về công nghệ thông tin cũng như các công nghệ khác, thì bây giờ nó có khả năng giúp những đô thị đấy hoạt động một cách hiệu quả hơn xưa nhiều, từ vấn đề cung cấp năng lượng, nước, bảo vệ môi trường, cho đến điều phối giao thông và tất cả các lĩnh vực khác…”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đây là một trào lưu rất đáng quan tâm để thực hiện sao cho tốt nhất. Đáng tiếc, theo ông, ở Việt Nam lại có một tâm lý chạy theo phong trào, vì vậy ông cho rằng, có lẽ cái gọi là đô thị thông minh, rồi cách mạng 4.0 cũng đại loại theo phong trào, ai cũng nói, nhưng chẳng hiểu nội dung của nó là thế nào cả… Ông dẫn chứng:
“Tôi có lần đến nơi gọi là Đô thị Ecopark nổi tiếng hay khét tiếng một thời, thì thấy những người kinh doanh ở đấy nói đây là đô thị thông minh thế này thế kia. Nhưng khi đến nơi thì thấy chẳng có gì gọi là thông minh theo nghĩa thực của từ ngữ cả, đấy chỉ là sáo ngữ, mà người ta rất hay dùng để lòe thiên hạ. Tôi rất sợ cái đô thị thông minh ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, bây giờ nói về đô thị thông minh họ chủ yếu khoe ra những bảng điện tử rộng lớn, để cho các quan chức chính phủ có thể nhìn thấy ô tô chạy thế nào, chỗ nào kẹt xe, chỗ nào có tai nạn… Cái đấy cũng là một khía cạnh, nhưng không phải là tất cả, nếu ở đâu cũng làm và trương cái ấy lên thì tôi e rằng sẽ rất tốn kém, mà nó lệch hoàn toàn với ý nghĩa của một đô thị thông minh. Nó bóp méo khái niệm ấy và gây lãng phí, thậm chí dùng những công cụ như thế vào chuyện theo dõi người dân chẳng hạn, thì cũng không phải là cái gì hay ho.”
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt chẽ với hạ tầng thông tin mạnh, xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số trong cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình phát triển đô thị Việt Nam. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo các địa phương không được làm đô thị thông minh theo kiểu phong trào.
Vì sao Thủ tướng lại gắn trách nhiệm của người dân với việc xây dựng thông minh vào thời điểm này, trong khi người dân tại nhiều đô thị vẫn còn nhiều gánh lo cơm áo gạo tiền?
Điều này cũng thật dễ hiểu, khi nhiều năm qua chính quyền hô hào, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng thành phố thông minh, chính phủ điện tử… Nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa rõ ràng.
Đơn cử như vào ngày 9/12/2019, chính phủ Việt Nam khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia trực tuyến. Tuy nhiên đến nay nhiều người vẫn cho rằng chỉ mang lại hiệu quả nửa vời.
Tôi rất sợ cái đô thị thông minh ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, họ chủ yếu khoe ra những bảng điện tử rộng lớn, để cho các quan chức chính phủ có thể nhìn thấy ô tô chạy thế nào, chỗ nào kẹt xe, chỗ nào có tai nạn…
-TS. Nguyễn Quang A
Ông T., một người dân ở Sài Gòn cho biết ý kiến của mình về việc này:
“Việc giải quyết giấy tờ qua mạng đúng ra phải phải quyết từ lâu rồi, thời buổi thông tin internet mà. Phát triển thì cũng giúp cho người dân một ít thời gian, đỡ mất công đi lại, cái đó thì có. Nhưng lại nảy sinh ra tiêu cực khác, chẳng hạn rồi cũng phải đích thân đi lấy, nhiều khi có khâu còn bị tiền cò… hay phải tốn thêm lệ phí để chuyển về nhà. Nhưng không phải ai cũng làm được, trừ một số người thành thạo vi tính… tin học thì người ta mới làm được.”
Theo Văn phòng Chính phủ, Cổng dịch vụ công quốc gia gồm 6 phần chính: cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; xác thực, đăng nhập một lần; thanh toán trực tuyến; hệ thống phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; hỗ trợ trực tuyến và Tổng đài hỗ trợ.
Hiện Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp 5 dịch vụ công trực tuyến là: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp).
Liệu cho đến nay, có nơi nào tại 63 tỉnh thành của Việt Nam được cho là một đô thị thông minh sau nhiều năm Chính phủ quy hoạch, hô hào? Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV, nói:
“Quy hoạch về đô thị thông minh đã nói rất nhiều tại Việt Nam, gần đây thì theo tôi nhận định đã có bước phát triển hơn rất nhiều. Tuy nhiên để nói thật sự có một nơi nào thực sự đã có đô thị thông minh, thì gần như là chưa có. Có một vài tỉnh có thể hiểu là đang bắt đầu triển khai đô thị thông minh rõ nét, ví dụ như ở Quảng Ninh chẳng hạn, có thể nói là đô thị thông minh, nhưng cũng chỉ ở giai đoạn ban đầu.”
Xu hướng đô thị thông minh trên thế giới được cho là một xu hướng đúng đắn và nhiều nước đã áp dụng thành công. Nhưng ở thời điểm này, và trong tình trạng Việt Nam hiện nay, nếu đưa các tỉnh thành vào làm đô thị thông minh, ngay cả ở thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM thì vẫn chưa thể vì thiếu những yếu tố căn bản. Bản thân người dân cũng chưa được trang bị gì để góp phần vào công cuộc này.
Có cần thêm thời gian chuyển đổi
để hoàn toàn loại bỏ hộ khẩu?
Thanh Trúc
Quốc hội Việt Nam ngày 21/10 tiếp tục thảo luận một số nội dung khác nhau của Dự thảo Luật Cư Trú sửa đổi, trong đó có phần loại bỏ hình thức quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu để chuyển qua phương án quản lý tinh gọn hiện đại hơn.
Từ tháng 2/2020, Bộ Công An đã đề xuất sửa đổi Luật Cư Trú theo hướng bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để quản lý dân cư thông qua hình thức mã số định danh cá nhân. Việc thay đổi này được Bộ Công an cho là sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân.
Tại cuộc họp vào ngày 21/10, đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc thay thế sổ hộ khẩu bằng phương thức quản lý cư trú mới và quy định luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021 như đề xuất của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Công An, ông Tô Lâm, cũng cam kết đủ điều kiện bỏ sổ hộ khẩu bắt đầu ngày 1/7/2021.
Trong lúc nhiều đại biểu quốc hội tán thành kế hoạch gọi là kết thúc nhiệm vụ lịch sử của hộ khẩu, một số khác đề nghị duy trì việc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022. Lý do được đưa ra là khi chưa đảm bảo các điều kiện thì cá nhân bên ngoài hệ thống các cơ quan nhà nước, người dân vẫn phải có giấy tờ nhất định để chứng minh về nơi cư trú của mình.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, bà Trần Thị Dung, trong giai đoạn hiện nay điều kiện kỹ thuật cho phép kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia với các bộ ngành, vẫn còn trong giai đoạn xây dựng, chưa được hoàn thiện nên sổ hộ khẩu, sổ tạm trú để quản lý và chứng minh thông tin về nơi cư trú vẫn là điều cần thiết.
Ông Hoàng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đồng ý nên tiếp tục duy trì quản lý sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong một khoảng thời gian nhất định đến cuối tháng 12 năm 2022, nhằm đảm bảo tính khả thi và quá trình chuyển đổi để không gây xáo trộn quá lớn trong dân.
Đại biểu Phạm Văn Hòa thì cho rằng việc lùi thời điểm bỏ sổ hộ khẩu không ảnh hưởng đến quyết tâm của Chính phủ.
Bỏ sổ hộ khẩu là cần thiết, bàn tới bàn lui đã nhiều, đến lúc phải làm thôi nhưng nếu thủ tục hành chính rườm rà nặng nề quá thì dân lại thêm lo, là ý kiến của ông Hồ Bảo, một cư dân Nghệ An:
“Quan trọng nhất là thời gian chứ còn tiền bạc thì không lo. Bỏ hộ khẩu rồi làm căn cước gắn chip, chuyển đổi thì phải thay đổi toàn bộ như vườn đất rồi con cái học hành rồi những quyền lợi trong đó. Rắc rối nhất là thời gian, nay họp, mai bàn, mốt hủy … Tôi ớn cái chuyện này lắm”.
Cư dân Hà Nội Đặng Ngọc Sơn, cho rằng loại bỏ hộ khẩu là điều trông đợi từ lâu, công việc có trình tự, có chuẩn bị kỹ càng:
“Thông tin mà em biết thì đấy là đề xuất chờ thông qua, cái áp dụng cũng là một kho dữ liệu và một lộ trình qui hoạch lại các thứ chứ không phải ngày một ngày hai được. Thay vì một quyền sổ dày thì bây giờ mọi thứ chỉ là một “enter” thôi”.
“Thực ra việc thu thập thông tin về hộ khẩu, về tạm trú tạm vắng, cơ sở dữ liệu phần mềm thì bên công an người ta đã tiến hành 10 năm nay rồi, họ đã chuẩn bị rất vững rồi. Em nghĩ khoảng đầu Quí 3 của năm 2021, tức rơi vào tầm tháng Bảy, thì làm được”.
Về phần anh Trần Thiện Tùng, ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án số hóa hộ khẩu sắp tới khiến anh nhớ lâu nay bản thân đã ‘chểnh mảng’ về giấy tờ tùy thân của mình:
“Ngay như Chứng Minh Thư Nhân Dân mà theo qui định là 15 năm phải đổi thì thậm chí là em cũng chưa đi đổi bởi vì nó cũng chưa bắt buộc. Nhưng sắp tới chuyển sang mã số công dân tích hợp chip thì em mới theo dõi và thấy nếu bỏ được cái sổ hộ khẩu thì tiện cho người dân trong những thủ tục hành chính liên quan đến cư trú hoặc các thủ tục khác. Mong rằng điều đó sớm được tiến hành vì chắc chắn người dân đợi cũng lâu rồi. Nhà Nước muốn có thuận lợi trong quản lý thì bản thân người dân cũng sẽ ủng hộ nếu việc cải thiện ấy thuận lợi cho họ”.
Giải đáp những băn khoăn của nhiều đại biểu Quốc Hội về thời điểm áp dụng phương thức quản lý cư trú mới, bộ trưởng Bộ Công An là ông Tô Lâm cho rằng nếu không dứt khoát được thời điểm thì sẽ rất phiền phức cho người dân cũng như cho hoạt động quản lý của các cơ quan.
Mục tiêu Luật Cư Trú sửa đổi này phải đảm bảo là không ngăn chặn quyền tự do cư trú của công dân. Luật phải xác đinh vị trí của công dân trên lãnh thổ Việt Nam, không phiền hà, phúc tạp cho người dân. – LS Nguyễn Văn Hậu
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ctịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, từng nhiều lần góp ý về vấn đề bỏ hộ khẩu, nhận định rằng Dự thảo Luật Cư Trú sửa đổi, trong đó có phần loại bỏ sổ hộ khẩu, là xu thế tất yếu của một chính phủ điện tử mà Việt Nam đang nhắm tới nên sẽ sớm được thông qua:
“Mục tiêu Luật Cư Trú sửa đổi này phải đảm bảo là không ngăn chặn quyền tự do cư trú của công dân. Luật phải xác đinh vị trí của công dân trên lãnh thổ Việt Nam, không phiền hà, phúc tạp cho người dân. Chính vì vậy khi đưa ra thảo luận thì phải dứt khoát qui định có hiệu lực về việc bỏ hộ khẩu. Do đó Bộ Công An đưa ra ngày 1/7/2021 là như vậy”.
Loại bỏ hộ khẩu tồn tại mấy chục năm là mong đợi của người dân, Luật sư Nguyễn Văn Hậu khẳng định, và khi thay đổi phương thức quản lý thì cả một hệ thống phải thay đổi, nhiều qui định khác phải đi theo chứ không chỉ có hộ khẩu. Đây cũng là thách thức cho ngành Công An trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý Nhà Nước:
“Bỏ hộ khẩu là xu thế tất yếu mà trong giải trình của Bộ Công An cũng nói rồi. Trong Luật cũng đã có qui định bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Số liệu, thống kê theo tôi được biết là Bộ Công An đã làm 90% rồi, chỉ cần khi quyết là có hiệu lực, thí dụ ngày 1/7/2020, là sớm đi vào cuộc sống”.
“Đây là nỗ lực thể hiện, xác định rõ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ khẩu, là cải cách rất lờn trong bộ máy hành chính Việt Nam. Luật Cư Trú trong đó có phần loại bỏ hộ khẩu sẽ chóng được thông qua”.
Tin tức trên báo chí trong nước hôm 21/10, là ngày Quốc Hội thảo luận Dự thảo Luật Cư Trú sửa đổi bên cạnh việc loại bỏ hô khẩu, cho thấy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cũng thống nhất không nên kéo thời gian cấp căn cước công dân quá ngày 1/7/2021.
Thường vụ Quốc Hội còn nhấn mạnh rằng Chính phủ Điện tử đã có quy định Quốc hội giới hạn thời gian 1/7/2021, bắt buộc các cơ quan quản lý đều phải phối hợp với nhau thực hiện theo đúng lộ trình đề ra.
Điểm tin trong nước sáng 24/10:
Liên tiếp đón 5 cơn bão và vùng áp thấp, miền Trung nguy cơ
đối mặt lặp lại đợt mưa lũ lịch sử năm 1983
Tâm Tuệ
Mục lục bài viết
Sạt lở đất vùi lấp lán trại 4 người đi rừng, tìm thấy 1 thi thể
Liên tiếp đón 5 cơn bão và vùng áp thấp, miền Trung nguy cơ đối mặt lặp lại đợt mưa lũ lịch sử năm 1983
Tưởng niệm 39 người Việt chết trong container ở Anh
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Bảy (24/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Sạt lở đất vùi lấp lán trại 4 người đi rừng, tìm thấy 1 thi thể
Sau khi 4 người dân ở Quảng Bình đi rừng lấy trầm, một người được phát hiện tử vong dưới lớp đất đá do ngọn đồi sạt lở, 3 người còn lại chưa được tìm thấy sau 10 ngày mất tích.
Báo Dân trí trông tin, tối 23/10, chính quyền xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), cho biết người dân địa phương đã tìm thấy thi thể của 1 người.
Nạn nhân vừa được phát hiện là anh Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1973), trú tại thôn Bồng Lai 2, xã Hưng Trạch. Những người hiện vẫn đang mất tích là ông Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1967), Nguyễn Văn Sáng (sinh năm 1987) và Trần Văn Lý (sinh năm 1960) đều trú tại thôn Bồng Lai 2, xã Hưng Trạch.
Cách đây 10 ngày, nhóm 4 người trên đã cùng nhau vào rừng để đi tìm trầm, sau đó, họ có dựng lán trại dưới chân quả đồi. Những ngày qua, khi xảy ra mưa lũ, người thân đã cố gắng liên hệ với 4 người nhưng bất thành.
Liên tiếp đón 5 cơn bão và vùng áp thấp, miền Trung nguy cơ đối mặt lặp lại đợt mưa lũ lịch sử năm 1983
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, cơn bão số 8 dự báo đi vào đất liền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế khoảng đêm nay (24/10) hoặc sáng 25/10, ngay sau đó Biển Đông sẽ đón bão số 9. Các tỉnh miền Trung có nguy cơ lặp lại đợt mưa lũ lịch sử năm 1983 khi trong tháng 10 liên tiếp đón 5 cơn bão và vùng áp thấp.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết “Đây là hình thái thời tiết giống với thời điểm tháng 10/1983 khi đó miền Trung cũng liên tiếp chịu ảnh hưởng của 4 cơn bão và 1 vùng áp thấp. Đó cũng là năm miền Trung có đợt mưa lũ lớn kéo dài, diễn biến rất phức tạp”.
Cập nhật tin bão số 8: Lúc 4 giờ sáng nay (24/10), vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ vĩ bắc và 113,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160 km về phía đông đông bắc.Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất đạt cấp 11, tức là từ 100 – 115 km/giờ, giật cấp 13.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 15 km. Đến 4 giờ ngày 25.10, tâm bão ở khoảng 17,7 độ vĩ bắc và 108,8 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 120 km về phía nam tây nam.Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất giảm xuống cấp 9, tức là từ 75 -90 km/giờ, giật cấp 11.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 15 – 20 km đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Tưởng niệm 39 người Việt chết trong container ở Anh
Truyền thông Anh đưa tin, người dân London hôm 23/10 đã tổ chức lễ tưởng niệm cho 39 nạn nhân người Việt xấu số chết trong container, tròn 1 năm sau khi diễn ra thảm kịch.
Buổi lễ tưởng niệm diễn ra ở Hackney, London. Ban tổ chức đã lập một điện thờ nhỏ để mọi người có thể đến và tưởng niệm các nạn nhân.Nhiều người đến thắp hương, viết lời tưởng nhớ vào một cuốn sách và ngồi mặc niệm trước bức tường có ghi tên những người đã mất.
Cảnh sát hạt Essex cũng tưởng niệm các nạn nhân người Việt. Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết: “Hôm nay chúng tôi tưởng nhớ 39 người đã thiệt mạng trên bờ biển của chúng tôi ở Grays một năm trước. Cầu mong họ được yên nghỉ”.
1 năm trước, 39 người Việt được phát hiện đã chết trong container tại một khu công nghiệp hạt Essex, phía đông thủ đô London. Các nạn nhân ở độ tuổi từ 15 đến 44, đã mắc kẹt trong container khoảng 12 tiếng. Vụ án vẫn đang được xét xử.
Điểm tin trong nước tối 24/10:
Nước lũ rút ở nhiều tỉnh miền Trung; Mỹ sẵn sàng
giúp Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt
Tâm Tuệ
Mục lục bài viết
Nước lũ rút ở nhiều tỉnh miền Trung
Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhận lương hơn nửa tỷ đồng/tháng
Mỹ sẵn sàng giúp Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Bảy (24/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Nước lũ rút ở nhiều tỉnh miền Trung
Theo báo VnExpress, trong 24 giờ qua khu vực miền Trung hầu như không mưa và lũ đang bắt đầu rút.
Tại Quảng Bình, tỉnh bị ngập nặng nhất, hiện tại mực nước trên các sông xuống dưới mức báo động 3. Toàn tỉnh hiện còn hơn 1.000 hộ dân bị ngập.
Còn tại Quảng Trị, nhà chức trách thống kê còn 6 xã ở vùng trũng huyện Hải Lăng bị ngập; phần lớn nhà dân trên địa bàn tỉnh đã rút hết nước, chỉ còn một ít hộ ở vùng thấp trũng bị ngập.
Tại Thừa Thiên Huế, nước đã rút ở các địa phương vùng trũng, không còn gây ngập nhà dân. Một số xã như Phong Bình, Phong Chương nước chỉ ngập ở đường xóm. Trong khi đó Quảng Nam hầu như không còn nhà dân nào bị ngập.
Tính đến cuối ngày 24/10, số người chết do mưa lũ và sạt lở đất lên 117, mất tích 21. Hơn 37.000 ngôi nhà bị hư hỏng; khoảng 530 ha lúa ngập nước; gần 3.900 ha hoa màu hư hại; trên 6.000 gia súc, gần 740.000 gia cầm bị cuốn trôi.
Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhận lương hơn nửa tỷ đồng/tháng
Truyền thông trong nước ngày 23/10 đưa tin, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Lê Vinh Danh, đã bị cách chức do những sai phạm của ông này trong thời gian qua.
Cụ thể, ông Danh đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để bổ nhiệm 44 cán bộ vượt thẩm quyền; đầu tư sai mục đích, mua sắm tài sản gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Đáng chú ý hơn, ông Danh còn đưa ra mức lương thiếu minh bạch gây bức xúc nội bộ. Theo báo Tuổi trẻ, lương tháng 8 của ông Danh là 556 triệu đồng, lương trợ lý của ông là 255 triệu đồng, trong khi giảng viên chỉ nhận 23,7 triệu đồng/tháng.
Trước đó, Trường Tôn Đức Thắng do ông Danh làm hiệu trưởng cũng bị báo chí trong nước nghi ngờ mua bài báo khoa học quốc tế để được lọt vào tốp những trường đại học hàng đầu thế giới.
Mỹ sẵn sàng giúp Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 24/10 thay mặt chính phủ Mỹ gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lúc tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong đợt lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung.
Ông Pompeo nói: “Chính phủ Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại từ lũ lụt và chúng tôi xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này, bao gồm hàng ngàn người phải di dời chỗ ở”.
Trước đó, ngày 17/10, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink công bố một khoản viện trợ ứng phó thiên tai ban đầu trị giá 100.000 USD. Khoản tiền này sẽ được Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ trao cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Kể từ năm 2000, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ đã cung cấp trên 26 triệu USD hỗ trợ Việt Nam ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai.