Tin Việt Nam – 23/09/2019
TNLT Nguyễn Văn Hóa tố cáo
bị cán bộ quản giáo dọa cắt gân chân
Tù chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa, người đang thụ án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, lên tiếng tố cáo anh bị một cán bộ quản giáo thuộc phân trại K1, trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam, dọa cắt gân chân hồi tháng 7 trong thời gian bị giam riêng.
Bà Nguyễn Thị Huệ sau cuộc thăm gặp em trai mình hôm 20 tháng 9 năm 2019 nói với Đài Á Châu như sau:
“Vào thời điểm tháng 7, khi mà Hóa đang ở bên K1 thì có cán bộ ở đây cũng có hành động dọa nạt, đòi cắt gân chân của Hóa.
Giam riêng thì Hóa có nói thì bị ở một mình trong phòng từ 15-20m2. Trong phòng họ giam cả ngày lẫn đêm, vệ sinh và ăn uống đều ở trong phòng giam riêng.”
Cũng theo chị gái của Nguyễn Văn Hóa, trong thời gian 4 tháng bị giam riêng biệt, anh bị nhốt hoàn toàn trong phòng, không được phép ra ngoài hít thở khí trời như những người khác đồng thời có camera theo dõi mọi sinh hoạt 24/24.
Phóng viên gọi điện thoại cho trại giam An Điềm theo số điện thoại được phổ biến trên Internet nhưng không thể kết nối.
Theo người tù bị tuyên án về an ninh quốc gia này, anh mong muốn được gia đình xem xét kháng cáo lên Giám đốc thẩm vụ án của mình.
Nguyễn Văn Hóa cũng đồng thời đề nghị đại diện các Đại sứ quán của các nước phát triển đến thăm những tù nhân lương tâm đang thụ án tại đây, với mong muốn nói lên nguyện vọng chính đáng cũng như thực trạng giam giữ các tù nhân nơi này.
Anh Nguyễn Văn Hóa, sinh năm 1995, là phóng viên cộng tác với Đài Á Châu Tự Do ở Việt Nam, anh là người tích cực đưa tin, phỏng vấn những người dân ở vùng chịu thảm họa môi trường do Formosa gây nên hồi năm 2016.
Đầu năm 2017, Hóa bị công an bắt giữ khi đang quay phóng sự gần khu vực tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Trong một bức thư gửi cho gia đình anh nói mình bị công an “bắt cóc” 9 ngày và giam giữ trong một khách sạn sau đó mới có lệnh bắt chính thức.
Đến ngày 27/11 cùng năm anh bị tuyên án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Việt Nam y án 11 năm tù
đối với 2 tiểu thương ‘chống phá nhà nước’
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP HCM đã tuyên y án đối với hai phụ nữ bị kết tội tổng cộng 11 năm tù hồi tháng 5 về các hoạt động “chống phá” nhà nước Việt Nam, theo Luật sư Nguyễn Văn Miếng, một trong 3 luật sư tham gia bào chữa hôm 23/9.
Bà Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Ngọc Sương cùng bị truy tố về tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước XHCN Việt Nam” theo điều 117 Bộ Luật Hình sự.
Hồi tháng 5, hai người phụ nữ này, đều là những tiểu thương buôn bán ở một chợ ở Định Quán của Đồng Nai, đã bị TAND tỉnh này tuyên mức án 6 năm tù giam cho bà Dung, và 5 năm đối với bà Sương.
Tuy nhiên, bà Dung và bà Sương đã kháng cáo, theo LS Miếng, người hiện đang là thành viên của Đoàn Luật sư TP HCM và từng tham gia tranh cãi trong vụ xét xử cho nhóm của Michael Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt bị kết án 12 năm tù tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Hội đồng xét xử phiên tòa kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ hôm 23/9 tại TP HCM đã không giảm nhẹ bản án cho hai người phụ nữ Đồng Nai và theo LS Miếng đây là bản án “không công bằng đối với họ.”
“Họ đã áp mức án theo tôi là quá cao đối với các bà tiểu thương bán hàng ở chợ,” LS Miếng nói. “Hành vi của họ chỉ là rải truyền đơn để kêu gọi biểu tình chống Luật Đặc khu, chống hàng hóa Trung Quốc độc hại.”
Bản cáo trạng của hội đồng xét xử tỉnh Đồng Nai đưa ra hồi tháng 5 tại phiên tòa sơ thẩm được truyền thông trong nước trích lời nói bà Dung và bà Sương “sử dụng nhiều tài khoảng Facebook thường xuyên truy cập các các trang mạng xã hội tương tác với các tài khoản Facebook khác để xem, nghe các nội dung, video bài viết có nội dung chống phá nhà nước, kích động biểu tình chống luật đặc khu, an ninh mạng, phản đối Trung Quốc, kích động kêu gọi người dân xuống đường biểu tình vào ngày 13/10/2018.”
Theo luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, cụ thể là hiến pháp Việt Nam, thì công dân Việt Nam có quyền biểu tình và tự do biểu lộ quan điểm của mình, theo LS Miếng.
Bà Dung và bà Sương bị bắt ngày 13/10/2018, 3 ngày sau khi rải truyền đơn kêu gọi mọi người tham gia biểu tình ở Nhà thờ Fatima Bình Triệu ở TP HCM.
LS Miếng cho biết, bà Dung và bà Sương đã “thật thà khai báo rằng chúng tôi chỉ muốn kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình để nói lên tiếng nói cho nhà nước biết về tâm tư, nguyện vọng của người dân chứ mục đích của họ không phải là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Theo LS Miếng, các vụ án an ninh chính trị gần đây ở Việt Nam bị xử “nặng tay” hơn bất chấp những lên án từ cộng đồng quốc tế.
Hồi tháng 5, Phái đoàn châu Âu ở Việt Nam đã ra thông cáo bày tỏ lo ngại về việc kết án bà Dung và bà Sương và cho rằng Việt Nam tiếp tục xu hướng kết án những công dân của mình chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa trên mạng.
Theo thống kê của Hội Người bảo vệ Nhân quyền, có khoảng 33 nhà hoạt động hiện đang bị cầm tù vì các cáo buộc “tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước” ở Việt Nam.
Nhà hoạt động chống tham nhũng Trần Đình Sang
bị kết án 2 năm tù
Tin từ Yên Bái, ngày 23/9/2019: Tuần qua, toà án thành phố Yên Bái đã kết án Facebooker Trần Đình Sang án tù 2 năm về tội danh nguỵ tạo “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự.
Báo Dân Trí đưa tin ông Trần Đình Sang, người bị bắt vào ngày 09/4/2019, đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và bày tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi.
Theo cáo trạng, khoảng 20 giờ 15 ngày 23/3, một tổ tuần tra thuộc phòng cảnh sát cơ động của công an tỉnh Yên Bái phát hiện Nguyễn Việt Anh đang điều khiển xe chở 2 người ngồi phía sau không có mũ và gương chiếu hậu. Tổ công an đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nhưng không lập biên bản. Ông Sang đi qua và nhận thấy đây là việc làm có dấu hiệu ăn hối lộ của cảnh sát nên dừng lại quay phim và chụp ảnh và đưa lên trang Facebook Trần Đình Sang và Những Người Bạn.
Phát hiện ra việc ông Sang quay phim, nhóm cảnh sát đã đến yêu cầu ông xoá các hình ảnh vừa quay nhưng ông từ chối. Do ông khăng khăng không chịu nghe lời mình, nhóm công an đã bắt ông và đưa về đồn công an để đánh đập ông. Chúng chỉ trả tự do cho ông vào lúc nửa đêm khi ông bị đánh gẫy xương sườn cùng nhiều vết thương nghiêm trọng khác trên cơ thể.
Ông Sang là một người hoạt động chống tham nhũng ở thành phố Yên Bái và đối tượng mà ông phản ánh là lực lượng công an và cảnh sát giao thông cũng như phản đối nhiều trạm thu phí bị đặt sai chỗ. Vì nhiều bài viết của ông trên Facebook nên ông bị nhà cầm quyền địa phương căm ghét và quyết triệt hạ.
Ông là một trong 8 Facebooker bị bắt giữ và kết án vì những bài viết trên mạng kể từ đầu năm đến nay khi luật An ninh mạng có hiệu lực.
Yên Bái là một địa phương mà bí thư tỉnh ủy Phạm Thị Thanh Trà lũng đoạn trong nhiều năm. Em trai của bà là Phạm Sỹ Quý, được chuyển về một cơ quan trung ương ở Hà Nội sau khi bị nhiều tố cáo tham nhũng và lợi dụng chức quyền khi còn giữ một số chức vụ chủ chốt ở tỉnh này.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nha-hoat-dong-chong-tham-nhung-tran-dinh-sang-bi-ket-an-2-nam-tu/
Cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng
bị đề nghị mức án 8-9 năm tù
Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội Lê Bạch Hồng bị Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt mức án 8-9 năm tù vì tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Truyền thông trong nước, vào ngày 23 tháng 9 cho biết sau 4 ngày xét xử, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án như vừa nêu đối với bị cáo Lê Bạch Hồng; đồng thời bị cáo Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị đề nghị mức án 15-16 năm tù giam.
Hồi tháng 5/2019, cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Công ty Cho thuê tài chính II (Công ty ALC II) và một số đơn vị có liên quan khác, và chuyển hồ sơ vụ án đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố hai bị cáo Lê Bạch Hồng và Nguyễn Huy Ban cùng 4 bị cáo khác, bao gồm Trần Tiến Vỹ (cựu Trưởng phòng kế hoạch-tổng hợp), Hoàng Hà (cựu trưởng phòng Kế hoạch-tổng hợp, Ban kế hoạch tài chính), Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch-Tài chính) và Trần Thanh Thủy (nguyên Chuyên viên phòng kế hoạch tổng hợp ban kế hoạch tài chính).
Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa thu hồi được nợ gốc và lãi của Công ty ALC II với số tiền hơn 1.700 tỷ và không có khả năng trả.
Tại phiên tòa, khi được nói lời sau cùng, bị cáo Lê Bạch Hồng đề nghị Hội đồng xét xử nên xem xét nhiều mặt để đưa ra phán quyết công tâm nhất vì sự việc xảy ra ngoài ý muốn của bị cáo, bởi vì có sự bảo lãnh của Ngân hàng Agribank nên việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho vay vẫn có khả năng sinh lời tốt, tránh để tồn đọng vốn của Nhà nước.
Còn bị cáo Nguyễn Huy Ban nói rằng không đồng tình với nghề nghị mức án của Viện Kiểm sát và mong muốn Hội đồng xét xử giảm nhẹ cho bị cáo.
Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết sẽ tuyên án đối với các bị cáo vào thứ Tư, ngày 25 tháng 9 tới đây.
Phát hiện nhiều sai phạm sử dụng đất đai ở Thái Bình
Thanh tra Chính phủ Việt Nam phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình quản lý, sử dụng đất và triển khai một số dự án lớn ở tỉnh Thái Bình liên quan đến trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân tỉnh này.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 23/9 dựa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng (giai đoạn 2011-2016) và đất đai, môi trường (giai đoạn 2006-2016).
Các dự án sử dụng đất sai phạm tại Thái Bình bị nêu rõ như vụ Ủy ban Nhân dân huyện Đông Hưng huy động hơn 50 tỷ đồng và hơn 40 ngàn m2 đất cho dự án Khu đô thị Tây Quốc lộ 10. Việc giao đất không qua đấu giá của UBND huyện Đông Hưng bị nói đã vi phạm Luật Đất đai 2003. Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ việc quản lý sử dụng số tiền 50 tỷ đồng huy động từ các công ty góp vốn và nhà thầu liên quan đến dự án.
Một điển hình khác là vi phạm xảy ra tại dự án nhà ở xã hội do Công ty TNHH Phát triển Đô thị và xây dựng 379 làm chủ đầu tư. Việc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình cộng thêm diện tích bãi đỗ xe vào diện tích đất thương mại để miễn phí sử dụng đất là sai quy định pháp luật. Đáng chú ý, việc sai phạm đã xảy ra từ năm 2009 nhưng đến năm 2017 mới bị phát hiện.
Dự án xây dựng chợ Kỳ Bá, thành phố Thái Bình bị xác định chưa thực hiện các thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng và nghĩa vụ tài chính. Dự án này chưa có giấy phép xây dựng nhưng thực tế đã thi công xong hạ tầng kỹ thuật, phần thô khu nhà phố thương mại và các kiosk.
Dự án khu dân cư Nguyễn Đức Cảnh (thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy) đã được Ủy ban Nhân dân địa phương phê duyệt phương án bồi thường và chi trả một phần tiền cho người dân nhưng không ban hành quyết định thu hồi đất, dẫn đến việc khiếu nại của người dân. Dự án này cũng bị đánh giá chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm.
Ngoài ra, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Thái Thụy và các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Xây dựng chưa đầy đủ theo quy định, không ban hành thông báo kết luận tiếp công dân.
Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo ở địa phương còn chậm được giải quyết. Trình tự, thủ tục giải quyết chưa đảm bảo theo quy định.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức thực hiện các kiến nghị trong văn bản kết luận và báo cáo thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/12/2019.
39 lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật
liên quan vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn
39 lãnh đạo, cán bộ trong tổng số 80 lãnh đạo, cán bộ liên quan đến vi phạm của hàng trăm công trình xây dựng trên đất rừng huyện Sóc Sơn vừa bị chính quyền Hà Nội quyết định kỷ luật.
Theo tin truyền thông trong nước loan tin đi ngày 23/9/2019 thì trước đó, vào tháng 3 năm 2019, Thanh tra thành phố Hà Nội chỉ rõ những công trình trong số 659 vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp từ năm 2008, không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới.
Cụ thể, theo Thanh tra thành phố Hà Nội, trong số 555 công trình vi phạm mà huyện Sóc Sơn xác định năm 2017, đến thời điểm thanh tra vẫn còn 485 công trình chưa xử lý. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều.
Sau kết luận thanh tra, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo với các ông Vương Văn Bút – nguyên chủ tịch UBND huyện, Tạ Văn Đạo – nguyên phó chủ tịch UBND huyện.
Liên quan những vi phạm được Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ rõ, huyện Sóc Sơn xác định có 80 lãnh đạo, cán bộ thuộc diện cần kiểm điểm, xem xét trách nhiệm. Trong số 80 lãnh đạo, cán bộ, có 39 lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật với các hình thức từ khiển trách đến buộc thôi việc.
Trong số đó có 29 trường hợp gồm 11 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 18 trường hợp công chức, lao động hợp đồng bị kỷ luật khiển trách; 6 trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo; 2 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý bị kỷ luật cách chức; 2 trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc.
Thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến tình trạng chiếm dụng đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây biệt phủ và khu du lịch. Một trong những người có “địa vị xã hội, có ảnh hưởng” có biệt thự xây dựng trên đất thuộc rừng phòng hộ Sóc Sơn, là gia đình ca sĩ Mỹ Linh và Biệt phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương.
22 quan chức trong sai phạm rừng Sóc Sơn
không bị kỷ luật vì bệnh
Tin Vietnam.- Báo Trithucvn ngày 23 tháng 9 năm 2019 loan tin, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ Hà Nội, Uỷ ban nhân dân Hà Nội, và huyện Sóc Sơn đã có quyết định kỷ luật hàng loạt viên chức liên quan đến vi phạm trong cai quản, sử dụng đất rừng tại huyện Sóc Sơn.
Theo đó, có 80 trường hợp liên quan trong sự việc bị mang ra xem xét, và giải quyết với kết quả như sau: 22 viên chức không bị kỷ luật vì hết thời hiệu do những người này trong thời gian kỷ luật đã phát sinh ra sức khoẻ bị ốm đau, phải đi chữa bệnh. 19 viên chức cấp huyện không bị kỷ luật vì sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật. 29 viên chức bị kỷ luật mức khiển trách. 6 viên chức bị kỷ luật mức cảnh cáo. 2 viên chức bị cách chức. 2 viên chức bị buộc thôi việc.
Trước đó, Thanh tra thành phố đã kết luận, uỷ ban nhân dân các xã ở huyện Sóc Sơn đã buông lỏng cai quản, thiếu trách nhiệm dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai, mua bán chuyển nhượng đất rừng, vi phạm trật tự xây dựng. Trong việc mua bán, xây dựng trái phép là có nhà của ca sĩ Mỹ Linh. Mặc dù nhà cầm quyền nhiều lần lên tiếng sẽ giải quyết, tháo dỡ nhà của Mỹ Linh, nhưng không biết bằng cách nào đó thì đến nay ngôi nhà này vẫn không hề hấn gì.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/22-quan-chuc-trong-sai-pham-rung-soc-son-khong-bi-ky-luat-vi-benh/
Chính phủ quyết định thanh tra
quỹ bảo hiểm y tế tại Bộ Y tế
Thanh tra Chính phủ vào ngày 23/9 vừa công bố quyết định thanh tra việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao, bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số cơ sở khám bệnh địa phương.
Tại buổi công bố quyết định, ông Trần Ngọc Liêm phó tổng thanh tra chính phủ cho biết, đây là cuộc thanh tra theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống tham nhũng.
Theo đó, nội dung thanh tra gồm việc sử dụng quỹ bảo hiểm, mua trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệnh tại Bộ Y tế, bảo hiểm xã hội Việt Nam và một số cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, kiểm tra, xác minh nội dung liên quan tại một số cơ sở y tế thuộc Bộ trong thời gian từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2018.
Thời gian thanh tra toàn bộ dự kiến diễn ra trong 80 ngày kể từ khi công bố quyết định thanh tra.
Ngoài ra, ông Trần Ngọc Liêm còn khẳng định đây là cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ với ba nội dung phức tạp và được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Do đó, ông yêu cầu Đoàn thanh tra thực hiện đúng theo kế hoạch, nghiêm khắc mọi quy định cũng như nhiều quy định khác của pháp luật về thanh tra. Đồng thời, yêu cầu ban lãnh đạo Bộ y tế cùng các đơn vị thuộc Bộ cung cấp tài liệu theo yêu cầu của đoàn thanh tra.
Đoàn thanh tra gồm 16 thành viên do ông Vũ Đức Tâm thanh tra viên cao cấp, phó vụ trưởng vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế làm trưởng đoàn. Tổ giám sát đoàn thanh tra gồm 4 người do ông Hoàng Đức Quỳnh trưởng phòng nghiệp vụ III, vụ giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra làm tổ trưởng.
Dự án Cát Linh – Hà Đông:
Nâng vốn khi chưa báo cáo Thủ tướng
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chỉ ra nhiều sai phạm về hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Một trong những sai phạm là tự ý nâng vốn lên 18.000 tỷ đồng khi chưa báo cáo Thủ tướng.
Cụ thể, dự án phải điều chỉnh vốn đầu tư từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, tức tăng 205% so với tổng vốn đầu tư ban đầu được duyệt, nhưng Bộ Giao thông- Vận tải không báo cáo Thủ tướng để trình Quốc hội thông qua chủ trương điều chỉnh vốn.
Kết luận kiểm toán còn cho thấy, dự án sử dụng vốn vay không hiệu quả. Ngoài hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị chưa phù hợp, Kiểm toán nhà nước cho rằng, việc mua các đoàn tàu cũng có vấn đề.
Việc vay vốn của Trung Quốc giải quyết được những khó khăn trước mắt về vốn đầu tư cho các dự án nhưng cũng gặp những ràng buộc, bất lợi cho phía Việt Nam như phải thực hiện chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc thực hiện hơn 13.700 tỷ đồng, chiếm 77% tổng mức đầu tư.
Về hiệu quả kinh tế của dự án, lưu lượng khách hàng do đơn vị tư vấn lập dự án giải định tính toán, phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội tăng cao hơn nhiều so với số liệu dự báo của Viện Chiến lược Giao thông vận tải.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Bộ GTVT kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và xử lý theo quy định đối với những sai sót tồn tại trong việc phê duyệt tổng mức đầu tư từ hơn 8,7 nghìn tỷ đồng lên hơn 18 nghìn tỷ đồng (vượt 10 nghìn tỷ đồng) khi chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Gần 2 ngàn vụ cháy, hơn 120 người chết và bị thương
trong 6 tháng đầu năm 2019
Trong 6 tháng đầu năm, tại Việt Nam đã xảy ra hơn 1.900 vụ cháy khiến 59 người chết và 64 người bị thương, theo công bố mới đây của Bộ Công an hôm 23/9.
Theo VOV, tại buổi làm việc với Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết những vụ cháy trong 6 tháng đầu năm đã gây thiệt hại về tài sản khoảng hơn 650 tỷ đồng và hơn 400 ha rừng. Ngoài ra, ông Ngọc cũng cho biết, trong số này có 15 vụ nổ, làm chết 5 người và bị thương 15 người.
Vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua, hàng loạt vụ cháy rừng lớn đã xảy ra ở miền Trung việt Nam bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Nguyên nhân được cho là nắng nóng lịch sử kết hợp gió lào và sự bất cẩn của người dân.
Báo cáo của Bộ Công an nhận định, thời gian qua nhiều tai nạn, sự cố được lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn kịp thời xử lý, qua đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/2000-fires-killed-120-6-months-09232019095912.html
Báo Phụ Nữ, Sun Group và ‘tự do báo chí’ ở Việt Nam
Báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/9 gây xôn xao dư luận khi đăng cùng lúc hai bài lên án tập đoàn Sun Group.
Ngắm Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam
Vingroup và tỉ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Ngưỡng mộ, lo ngại’
Lời giới thiệu của tòa soạn, nêu quan điểm chính thức của tờ báo, nói Sun Group “được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương”.
Do một nhóm doanh nhân người Việt trở về từ Ukraine thành lập, khởi nghiệp tại Đà Nẵng, Sun Group hiện là một tập đoàn nổi tiếng về du lịch, bất động sản…
Bài báo tựa “Sun group – ‘ông trời’ không từ trên cao” lên án một khu du lịch của tập đoàn:
“Bà Nà – nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng – là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng.”
Bài thứ hai lấy tựa “Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo”.
Trong bài này, phóng viên cáo buộc một nhà sư, đại đức Thích Thanh Toàn, có những hành vi “bẩn thỉu” và dường như có quan hệ thân thiết với một Phó chủ tịch Tập đoàn Sun Group.
Bài báo cũng mô tả về cuộc gặp với vị Phó chủ tịch này, và sau đó, một chiếc túi Dior “với giá 2.500 euro” được Sun Group gửi cho phóng viên.
Sun Group, và Đại đức Thích Thanh Toàn, chưa lên tiếng phản hồi về những cáo buộc trong hai bài báo.
Chủ tịch tập đoàn Sun Group là ông Lê Viết Lam, sinh năm 1969 tại Thanh Hóa.
Theo tiểu sử chính thức, năm 1993, ông Lê Viết Lam cùng ông Phạm Nhật Vượng (người sáng lập Vingroup sau này), bà Phạm Thúy Hằng và bà Phạm Thu Hương và một số người khác thành lập công ty Technocom, kinh doanh lĩnh vực thức ăn đóng gói, chủ yếu là mì ăn liền với thương hiệu Mivina.
Năm 2007, ông Lam thành lập Sun Group ở Đà Nẵng, tập trung vào đầu tư xây dựng, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.
Công ty của ông có các khu du lịch lớn ở Việt Nam như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonders tại Đà Nẵng, Sun World Fansipan Legend tại Lào Cai, Sun World Hon Thom Nature Park tại Phú Quốc, Sun World Halong Complex ở Quảng Ninh..
Năm 2018, báo chí nước ngoài đăng nhiều tin, hình ảnh đẹp về việc ra mắt của Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills, được xem là một điểm nhấn du lịch.
Sun Group cũng điều hành các khu du lịch hạng sang ở Việt Nam, như InterContinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng) và JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc).
Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, Sun Group còn gây tiếng vang với ba dự án ở Quảng Ninh. Đó là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn.
Phản ứng trên mạng xã hội
Do tầm vóc của Sun Group, hai bài của tờ Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh lập tức gây tranh luận.
Viết trên Facebook cá nhân, nhà báo Hàn Ni chia sẻ: “Lâu nay Sun Group, Vingroup vốn là “vùng cấm” đối với nhiều phóng viên vì các công ty này bỏ ra hàng tỷ đồng/năm để “hợp tác truyền thông” với lãnh đạo các báo nên phóng viên có viết cũng chẳng được đăng.”
“Đó là lý do, loạt bài điều tra của Báo Phụ Nữ lần này được đánh giá cao là vậy!”
Còn bà Nguyễn Lan Anh, giám đốc điều hành của Endeavour Vietnam và có nhiều năm kinh nghiệm làm báo, cho rằng “có quá nhiều điều chưa ổn về nghiệp vụ báo chí” trong hai bài của Phụ Nữ.
“Tôi hy vọng tờ Phụ Nữ sẽ thể hiện nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn ở những bài kế tiếp,” bà Lan Anh nhận định.
Báo Phụ Nữ TPHCM từng chỉ trích Vingroup
Tổng biên tập báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh là bà Lê Huyền Ái Mỹ, sinh năm 1974.
Tốt nghiệp đại học sư phạm ở Huế, bà Ái Mỹ làm việc ở báo Phụ Nữ từ 1997, lên đến Phó tổng biên tập phụ trách nội dung trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất của báo năm 2014.
Tháng 8/2018, báo Phụ Nữ đã từng gây dư luận khi đăng bài phê phán Vingroup, trong đó có bài “Central Park giống hệt cái ‘mỏ hàn’ đe dọa sông Sài Gòn”.
Tờ này còn đăng bài, với câu khẳng định: “Câu hỏi: công viên Vinhomes Central Park có vi phạm hành lang bảo vệ kênh, sông, rạch không? Có! Rõ ràng là lấn sông, dù họ xây dựng năm 2016, trước khi có quyết định về hành lang kênh rạch của TP.HCM.”
Các bài viết về Vingroup của tờ Phụ Nữ vẫn còn nguyên trên trang của họ.
Báo chí Việt Nam ‘có tự do’
Về Sun Group, trước loạt bài của tờ Phụ Nữ, một báo khác là Người Đô Thị cũng từng đăng các bài phê phán Sun Group.
Ví dụ một bài tháng 11/2018 của Người Đô Thị viết: “Dự án công viên Đại Dương Sơn Trà của tập đoàn Sun Group có dấu hiệu tái khởi động sau một thời gian im tiếng. Phải gọi thẳng bản chất của dự án này là rắp tâm chiếm nốt phần vùng biển đẹp nhất khu vực biển Đà Nẵng khi yêu cầu giao toàn bộ 100 ha đất ở khu vực Thọ Quang.”
Một số nhà báo tại TPHCM trao đổi với BBC, cho rằng cần có cái nhìn phân tích khác về tình hình báo chí hiện nay ở Việt Nam.
Các tổ chức cổ vũ tự do báo chí như Phóng viên không biên giới thường xuyên xếp Việt Nam ở chót bảng.
Còn chính phủ Việt Nam lại khẳng định Việt Nam hoàn toàn có tự do báo chí.
Một nhà báo nói với BBC: “Sự thật có lẽ là màu xám, chứ không phải đen hay trắng.”
“Ngoại trừ các vấn đề vẫn phải chờ chính quyền cho phép như Trung Quốc, tham nhũng cấp cao…, các vấn đề khác – trong đó có điều tra về các tập đoàn tư nhân – hoàn toàn do ban biên tập các báo tự quyết định.”
Một lý do là vì báo chí Việt Nam, từ mấy năm qua, chịu sức ép của việc ngày càng mất độc giả trong lĩnh vực báo in.
Nhiều tờ báo, từng một thời bán hàng trăm ngàn bản, thì nay chứng kiến số bản in rút ngắn, trong bối cảnh ngày càng nhiều người đọc tin qua mạng và Facebook.
Ngẫu nhiên, chính sức ép này buộc báo chí Việt Nam tìm kiếm các chủ đề mà độc giả quan tâm.
Một mặt trái của hiện tượng này là sự nổi trội của các nội dung gây sốc – hậu trường, tình ái ngôi sao – để “câu view”.
Nhưng mặt khác, để duy trì độc giả, một số tờ báo cũng cố gắng làm các loạt bài điều tra của riêng họ.
Một nhà báo khác, quen thuộc với loạt điều tra của tờ Phụ Nữ về Vingroup năm 2018, đồng ý.
Người này cho BBC hay sau khi Phụ Nữ đăng các bài, những người phụ trách truyền thông của Vingroup quyết định không can thiệp hay gây sức ép với báo.
“Vingroup muốn xóa đi ấn tượng rằng họ không cho báo chí ‘nói xấu’.”
“Gần đây tờ Financial Times đăng bài dài về Vingroup, và sau đó, tác giả bài này vẫn đi lại vào Việt Nam, viết bài bình thường.”
Gần đây, viết trên BBC, cây bút Hoàng Trúc phân tích hiện tượng các báo và doanh nghiệp Việt Nam ký “hợp đồng truyền thông”.
“Khi đặt tôi viết bài, các tòa soạn ở Việt Nam cũng căn dặn không nêu tên các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sungroup, Masan, VietJet… cũng đâu trên dưới chục cái tên như vậy.
Đây cũng là lý do tại sao báo chí Việt Nam thiếu những bài về chênh lệch địa tô, chúa đất mới, người dân mất đất vì dự án, những dự án tàn phá môi trường, tai nạn lao động… thậm chí chất lượng hàng hóa của một loại ô tô hiện nay cũng là điều cấm kỵ số một, còn hơn cả chúa trời, không thể nhắc đến, dù một chữ hay hình ảnh trong bài báo,” tác giả viết.
Theo góc nhìn này, việc điều tra các doanh nghiệp tư nhân – được phép hay không – có thể là nằm trong quyền hạn, khả năng, ý chí của ban biên tập một tờ báo.
“Cái gì cũng đổ cho kiểm duyệt, cho Đảng, trong khi viết hay không viết về các nhóm lợi ích, nhiều trường hợp, chỉ là do ban biên tập có dám hay không,” một nhà báo nói với BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49772311
Khẩu hiệu doanh nghiệp Việt:
Dấu vết tuyên truyền cũ?
Nguyễn Hà HùngGửi cho BBC từ Hà Nội
Thu hút sự chú ý bằng cách đặt loa ở mặt tiền, phát hết công suất các bản nhạc (1), trong sự ầm ĩ bát nháo của đường phố, tất nhiên không hiệu quả. Tương tự như thế, hô khẩu hiệu trong một cộng đồng đã bội thực khẩu hiệu là một cách làm thiếu sáng suốt.
Gần đây hệ thống truyền thông nhà nước và mạng xã hội nhắc đi nhắc lại nhiều câu, “Nội dung là Vua”- Lotus, “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” – Vinfast, ” Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản- Asanzo”, vân vân và vân vân. Không thể nhớ hết.
Bất kể định danh những câu chữ đó là gì, bài viết này chỉ xem xét các quảng cáo có biểu hiện giống với tuyên truyền. (2)
Tuyên truyền (propaganda) là một dạng truyền thông mang tính chất thiên vị, kích thích cảm tính, chỉ đề cập một phần thông tin, hay một mặt của vấn đề. Khác với marketing hiện đại lấy khách hàng làm trung tâm, khách hàng và người bán đều được lợi, tuyên truyền là một vũ khí nguy hiểm chỉ giúp cho người tuyên truyền đạt mục đích. Nói nôm na, nó “nhằm thẳng quân thù mà bắn”.
VN: Lotus coi ‘nội dung là vua’ và mong có 4 triệu người dùng
Thủ tướng Việt Nam thăm ‘kỳ tích ô tô VinFast’
Các chiến dịch tuyên truyền thường nhắm đến hầu hết mọi đối tượng, thậm chí toàn dân. Nó không màng giới tính, tuổi tác, vùng miền, trình độ, nghề nghiệp, sở thích, mức thu nhập, thói quen, tình trạng hôn nhân… Tuyên truyền thường có kích thước lớn về nhiều mặt, sử dụng toàn bộ các hình thức, các kênh truyền thông. Mục tiêu của nó là thúc đẩy các hành động bất hợp lý.
Hành động bất hợp lý là gì? Ở đây là các quyết định tham gia, mua hàng không dựa vào lợi ích của hàng hóa, giá cả và chất lượng.
Vì nêu cao tinh thần yêu nước, nên “đắt một tí cũng được”, “hơi kém một tí cũng được”, “so bì thì làm sao nước Việt hùng cường”.
Thế là người mua không quan tâm nhiều đến chất lượng và mức giá. Xúc cảm mạnh làm người mua quên không so sánh với những hàng hóa khác cùng loại.
“Nội dung là Vua” không phải là một triết lý mới, vì Facebook, Twitter đều lấy nội dung là trọng tâm và xoay quanh khách hàng. Hơn nữa, họ đã đi trước cả thập kỷ.
“Nội dung là Vua” không phải là một khái niệm do Lotus tạo ra. Chính ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc VCCorp, cũng nói rằng nó cũng tàm tạm, chưa thể nói trước được. Nhưng, họ hy vọng “sản phẩm thuần Việt” có khả năng thuyết phục.
“Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” mang lại lợi ích gì?
Khách hàng sẽ mua tinh thần Việt Nam với giá cao? Cái tinh thần mãnh liệt đó nếu có, không làm xe của Vinfast chạy được khi chết máy, không thay thế được gioăng cao su ngăn nước vào đèn xe, không thay thế được các đánh giá kiểm định chất lượng của các tổ chức xe hơi thế giới. Măc dù vậy, người ta vẫn lặp lại thông điệp đó khắp nơi.
“Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” thì đang vướng mắc, có thể bị kiện tụng, báo chí trong nước liên tuc đưa tin. Chứng minh công nghệ Nhật Bản chỉ là một vế. Asanzo còn phải chứng minh nó là đỉnh cao. Không chỉ là cao, mà còn là cao nhất. Đặc biệt là hoàn toàn hợp pháp. Nếu không chứng minh được, họ có thể bị qui kết là lừa dối khách hàng, là không trung thực.
Người Việt Nam, đặc biệt là người Bắc đã chung sống với tuyên truyền nhiều năm.
Khẩu hiệu hiện diện khắp mọi nơi, ở cơ quan và nơi công cộng, nó cũng từng xuất hiện trên tường nhiều gia đình.
Họ hiểu khẩu hiệu “Một người làm việc bằng hai” vô lý. Làm việc hết mình đã là lý tưởng, lấy sức lực đâu mà gấp đôi. “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua” cũng không đúng. Chẳng có gì khẳng định điều đó.
Người Việt Nam đã bão hòa với những khẩu hiệu sáo rỗng, vô lý.
Thời kỳ “tiếng hát át tiếng bom”qua lâu rồi, cách làm truyền thông “không cho chúng nó thoát”chỉ làm công chúng bỏ chạy.
Những người làm tuyên truyền nhìn dân bằng “đôi mắt mang hình viên đạn” chỉ làm họ quay lưng.
Hãy thay thế tuyên truyền bằng thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan, minh bạch và trách nhiệm.
Chú thích
1.Áp dụng máy móc cách làm của nước ngoài, không bản địa hóa.
2.Định nghĩa, công dụng của slogan, tagline, motto không được xem xét trong bài này.
*Bài thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49798067
Thành tích ngành giáo dục Việt Nam:
chuyển ” trường đại học” thành “đại học”
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 23 tháng 9 năm 2019 loan tin, một số trường đại học được xem là “lớn” ở Việt Nam đang hoàn thành dự án để nâng cấp từ “trường đại học” vươn lên thành “đại học”, tức là đã “rũ bỏ” được chữ “trường”.
Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương đảng cộng sản về đổi mới toàn diện giáo dục, thì ngành giáo dục đã đạt được “thành tích lớn”, đó là ngành đã về đích sớm trước 2 năm trong kế hoạch từ năm 2006 đến 2020 cả nước phải có 460 trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, mới chỉ đến năm 2018, ngành giáo dục đã về đích sớm khi cho ra đời 236 trường đại học, học viện, và 236 trường cao đẳng.
Và trong số các trường đại học trên, thì có một số trường đã “bứt phá”, vươn lên tầm cao mới khi vứt được chữ trường khỏi nhóm từ “trường đại học”, để trở thành “đại học”. Thí dụ như đại học quốc gia Hà Nội, đại học Sài Gòn, đại học Huế, Thái Nguyên, và Đà Nẵng.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, cựu Phó giám đốc đại học Quốc gia tại Sài Gòn cho rằng, giữa trường đại học và đại học khác nhau không chỉ tên gọi, mà còn khác nhau về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn. Các đại học không có chữ trường phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứ trọng điểm, và xây dựng các trung tâm khoa học vùng. Và hiện tại, thì các định nghĩa và giải thích về đại học, trường đại học, học viện vẫn đang là đề tài tranh cãi đối với các viên chức trong ngành. Vì luật về đại học vẫn còn đi theo sau đại học.
Dù đạt được thành tích “to lớn” với số lượng trường đông đảo này. Nhưng ngành giáo dục lại bỏ sót một điều rất quan trọng đó là số lượng cử nhân, thạc sĩ sau khi ra trường bị thất nghiệp ngành cũng tăng theo rất nhiều. Nhiều cử nhân, thạc sĩ phải dấu bằng cấp xin làm công nhân, chạy xe ôm để đỡ xấu hổ, và được chủ công ty chấp nhận.
Trong khi những người có tiền trong nước vẫn bằng mọi cách gởi con đi du học nước ngoài, tạo thành một đợt “tị nạn giáo dục” của người Việt, thì nền giáo dục trong nước vẫn chỉ đổi mới được chữ nghĩa.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nganh-giao-duc-viet-nam-tap-trung-tranh-cai-tu-ngu-truong-dai-hoc-va-dai-hoc/
Phát triển mạng xã hội của Việt Nam có đang đi sai hướng?
Hàng trăm mạng xã hội đã ra đời tại Việt Nam tính từ năm 2014, nhưng số còn trụ lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Xu thế ‘nhà nhà làm mạng xã hội’ như vậy liệu có đạt được mục đích kinh tế cũng như mục tiêu “chủ quyền chính trị” ẩn sau?
Số liệu tổng hợp về Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng trên trang web của Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam) cho thấy, từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2018, đã có 455 giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng được cấp.
VN: Lotus coi ‘nội dung là vua’ và mong có 4 triệu người dùng
Ý kiến sơ khởi về mạng xã hội ‘nhà trồng’ – Lotus
Hôm 21/9, lễ ký kết đầu tư và ra mắt dự án mạng xã hội Astra được tổ chức tại Trung tâm Hội Nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) với hơn 1.500 khách mời là các nhà đầu tư và các đối tác mạng. Dự kiến bản beta mạng này sẽ ra mắt vào cuối tháng 11/2019.
Mạng Astra sẽ tập trung vào lĩnh vực du lịch.
Theo truyền thông trong nước, trước đó, trong chương trình Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ mùa 3 phát sóng tối 18/9, CEO của Astra, ông Nguyễn Tiệp đã gửi đến nhà đầu tư lời mời 1 triệu USD cho 10% cổ phần, với tham vọng chiếm 5% thị phần du lịch online toàn cầu, trở thành một trong những công ty công nghệ du lịch hàng đầu thế giới và khu vực trong vòng 5 năm tới.
Theo facebook Astra Network, mạng này được Shark Phạm Thành Hưng rót vốn 1 triệu USD, và sẽ có mô hình trả thưởng cho những người dùng đóng góp nội dung chất lượng bằng việc ứng dụng công nghệ blockchain.
Trước đây một tuần, Lotus – mạng xã hội do Công ty Cổ phần VCCorp nghiên cứu, phát triển – cũng đã ra mắt với tham vọng thu hút được khoảng 50 triệu người dùng thường xuyên.
Việc ra đời của mạng xã hội Lotus thu hút nhiều chú ý được cho là vì nó ra đời ngay sau khi ông Nguyễn Mạnh Hùng, bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiều lần kêu gọi Việt Nam xây dựng mạng xã hội ”nhà trồng” để cạnh tranh, không cho các mạng xã hội nước ngoài thu thập toàn bộ thông tin về người Việt.
Ra đời hoành tráng, trải nghiệm buồn tẻ
Nhận xét về mạng xã hội Lotus, TS Nguyễn Đức An – Phó Giáo sư ngành Báo chí tại Đại học Bournemouth (Anh), nói với BBC tiếng Việt hôm 19/9 rằng, cần thêm thời gian để có thể nhận định kỹ lưỡng hơn về khả năng thành công của Lotus.
“Trên thực tế, họ ra mắt rầm rộ nhưng có lẽ là hơi vội vì hiện vẫn chưa có giao diện trên web, chỉ là một ứng dụng trên thiết bị di động,” ông An nói.
Tuy nhiên, ông An nhận xét sơ khởi rằng, hai cột trụ mà Lotus muốn xây dựng để thu hút người dùng – nội dung và sự trải nghiệm của người dùng – “thất bại ngay từ vài quan sát trực quan ban đầu”.
”Ai vào trang chủ, sẽ thấy màu sắc và đồ hoạ hơi loè loẹt, buồn tẻ và quan trọng nhất là thiếu tính trực quan. Ai tiến bước nữa để vào ứng dụng thì thấy cấu trúc giao diện không có sắc thái gì riêng, trông cũng hao hao giống Facebook hay Twitter.”
”Còn nội dung thì có vẻ rất nhiều thứ vô thưởng vô phạt, với lượng tin bài gái xinh-trai đẹp và những chuyện cướp-giết -hiếp chiếm tỉ trọng lớn. “Dòng trạng thái đầu tiên tôi nhận trên Lotus là hình ảnh từ một tài khoản gọi là Hội Gái xinh Việt Nam.”
Ông Kevin Doan, Giám đốc điều hành và cũng là người sáng lập (CEO & Founder) của Reputable Asia – một công ty chuyên ứng dụng kỹ thuật vào tiếp thị số tại Việt Nam – nhận xét với BBC Việt ngữ hôm 20/9, là buổi ra mắt của Lotus tuy rất hoành tráng, nhưng đó là cái hoành tráng của một công ty chuyên kinh doanh một ngành nghề nào đó rất cao cấp, chứ không cho thấy đây là sản phẩm về công nghệ.
“Cảm giác những người đang làm Lotus đang cố tạo ra những cái buzz chứ không phải là những người quá thành thạo về việc phát triển mạng xã hội. Ngay cả về tính năng cũng rất thiếu soát như Lotus định hướng desktop, trong khi truy cập mạng xã hội bằng moblie hiện chiếm số lượng áp đảo” – ông nói.
Cùng ngày, ông Lê Ngọc Sơn (Chuyên gia truyền thông, Đại học Công nghệ Ilmenau, CHLB Đức), trong khi đó, cho BBC tiếng Việt biết dù ông rất ủng hộ việc xây dựng và phát triển một mạng xã hội của Việt Nam, nhưng cảm nhận ban đầu về Lotus là có quá nhiều lỗi về kỹ thuật. Bên cạnh đó, có một số nghịch lý đáng chú ý.
“”Chẳng hạn, tuyên ngôn của Lotus là mạng xã hội thuần Việt, nhưng lại có tên tiếng Anh – Lotus, thuần Việt phải là “Sen” chứ?. Thứ hai, họ nói là mạng xã hội dựa trên nội dung, nhưng nội dung kiểu gì mà khi vào thì toàn nội dung rẻ tiền; không hấp dẫn để người dùng tạo nội dung trên đó. Mạng xã hội này đang có cách tiếp cận chưa ổn về thực tiễn. Họ nhắm đến những người có ảnh hưởng trên mạng (Key opinon leaders – KOLs), họ mời đến buổi ra mắt của họ cũng như đề cập nhiều đến chuyện này trong các quảng cáo của họ. Nhưng vấn đề là họ muốn nhắm đến KOLs hay nhắm đến người dùng? Trong khi mạng xã hội tồn tại được là nhờ người dùng và chính người dùng tạo ra các KOLs chứ không phải ngược lại. Tôi cho rằng, cách tiếp cận như vậy là “khôn” nhưng chưa “ngoan.”
Mạng xã hội hay chỉ là mạng nội dung?
Lotus ra đời với triết lý “Content is King” (Nội dung là vua), với sự hậu thuẫn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, người lâu nay luôn nghĩ đến việc tạo ra mạng xã hội mới thay Facebook vì triết lý của Facebook giờ không còn phù hợp với thế giới nữa.
Tuy nhiên, với nhãn quan của một người nghiên cứu về báo chí, TS Nguyễn Đức An cho rằng, đây là một xuất phát điểm không ăn nhập, nếu không nói là trái ngược với yếu tố ‘xã hội'” trong ‘mạng xã hội.’
Ông nói với BBC Việt ngữ:
“Lotus bắt đầu từ nội dung để lôi kéo sự tương tác. Trong khi mô hình mạng xã hội lâu nay là ngược lại. Họ không bắt đầu từ nhu cầu thông tin hay nội dung mà từ một nhu cầu rất con người: nhu cầu được thấy mình đang sống giữa cộng đồng (a sense of belonging). Trên cơ sở đó, họ xây dựng một nền tảng (platform) giúp người dùng được tự do tương tác, biểu đạt với thế giới bên ngoài, để họ thoả mãn nhu cầu sống giữa cộng đồng đó. Nội dung đến từ các tương tác xã hội, chứ không phải ngược lại.
Đó là lý do vì sao Facebook trở thành hãng truyền thông lớn nhất thế giới mà không hề sản xuất một tí nội dung nào. Với mạng xã hội, nền tảng là vua, chứ không phải nội dung là vua.”
Với mạng xã hội, nền tảng là vua, chứ không phải nội dung là vua.”PGS-TS Nguyễn Đức An, Đại học Bournemouth (Anh)
TS An nói thêm:
“Ở thời điểm này, tôi chỉ có thể nói, về bản chất, Lotus giống như một trang web tích tụ thông tin từ các nguồn họ tự tổ chức sản xuất hoặc thu thập từ nguồn khác, có bổ sung thêm tính năng khuyến khích người dùng đánh giá, chia sẻ nội dung thông qua hệ thống thu lượm và đổi chác token. Nói cách khác, là một tờ báo với giao diện có vẻ như của mạng xã hội. Yếu tố kết nối và tương tác xã hội giữa người với người gần như mờ nhạt, thứ yếu. Triết lý đó rõ ràng là không thích hợp với môi trường số. Và nên gọi đó là mạng nội dung thì đúng hơn. Đó là tôi chưa nói đến chuyện, nội dung được chia sẻ trên đó như thế nào.”
Tranh cãi về mạng xã hội ‘nhà trồng’ VCNET của Ban Tuyên Giáo
Mạng ‘Facebook Việt’ GAPO sẽ chết yểu?
Còn ông Kevin Doan nhận xét, không chỉ Lotus mà các mạng xã hội “Made in Vietnam” thời gian qua “đang cố tìm ra một con đường ngắn nhất để tạo ra một phần mềm và từ đó, đẩy lên mạng, chứ chưa thấy bóng dáng của khả năng và kinh nghiệm trong việc xây dựng một cộng đồng số cũng như nghiên cứu các hành vi của con người để tìm ra con đường đi chiến lược của mình.”
Cũng theo ông Kevin Doan, do chưa đầu tư về tính năng để đáp ứng nhu cầu cơ bản về mặt xã hội nên hầu hết đều tuyên bố họ dựa vào content. Tuy nhiên, định hướng các mạng này về content lại khá thiên lệch. Điểm đóng góp quan trọng của mạng xã hội thời gian qua là đưa ra được những tiếng nói trái chiều. Để từ đó, có những vụ việc mà trước đây, cố gắng đến mấy cũng khó tạo nên sự thay đổi, thì nay, tiếng nói trên mạng xã hội đã tạo ra sức ép rất lớn với chính quyền và buộc chính quyền vào cuộc xử lý.
Cho nên, “một mạng xã hội nếu cố gắng tô vẽ mọi thứ cho đẹp và không sát với thực tế, thì sẽ không được người Việt Nam tin dùng. Khả năng phân việt đúng sai của người Việt Nam hiện nay rất cao, nên nếu làm content mà không đúng thực tế, người dùng sẽ nhận ra và tẩy chay”, ông Kevin Doan nói.
‘Nhà nhà làm mạng xã hội’: Liệu có thành công?
Trở lại với xu hướng nhà nhà làm mạng xã hội bùng nổ trong gần một năm nay, TS Nguyễn Đức An nói cần phải xem lại trào lưu có vẻ thời thượng này.
Ông cho rằng, thay vì tìm cách thay thế người khổng lồ, có lẽ cách tốt hơn là tìm cách mượn đôi vai của người khổng lồ.
Nghĩa là, theo ông An, nếu Bộ Thông tin – Truyền thông nhắm mục tiêu đẩy lùi những cái mà họ gọi là tin giả, tin độc, thì họ nên tập trung xây dựng một hệ thống báo chí chính thống mạnh mẽ, đáng tin cậy và hợp nhịp sống số, rồi tận dụng các nền tảng xã hội đang thịnh như Facebook để phát tán, lưu truyền những cái mà họ cho là lành mạnh.
“Đừng nghĩ rằng Việt Nam có thể thành công như Trung Quốc đã làm dễ dàng với Weibo hay WeChat. Kích cỡ thị trường Việt Nam rất nhỏ so với hơn 1,4 tỉ dân Trung Quốc. Hơn nữa, các mạng xã hội Trung Quốc được hỗ trợ bởi chính sách chặn các mạng xã hội toàn cầu như Facebook và Twitter, từ cái thời mà các mạng này vẫn còn chưa lớn mạnh như bây giờ,” ông An nói.
Người Việt Nam ‘dùng mạng xã hội nhiều hơn cả Trung Quốc’
Việt Nam: Mở đầu của các phong trào xã hội qua mạng
Ông Kevin Doan thì nhận xét, từ trước đến nay, chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc kiểm soát thông tin trên mạng xã hội và đã có một số ký kết với một số các công ty truyền thông lớn như Facebook, Google để kiểm soát thông tin trên mạng xã hội, tuy nhiên vẫn chưa được như ý.
Bởi vậy, chính phủ Việt Nam muốn có những kênh có thể hợp tác tốt hơn với chính phủ. Bên cạnh đó, việc quản lý thuế với các hoạt động quảng cáo của các mạng xã hội vẫn là một thách thức.
“Chủ trương này hợp lý khi đặt trong cái nhìn về lợi ích quốc gia; nhưng bên trong đó vẫn là những ý đồ kiểm soát thông tin nhằm bảo vệ chủ quyền chính trị”Ông Kevin Doan, CEO & Founder Reputable Asia
“Chủ trương này hợp lý khi đặt trong cái nhìn về lợi ích quốc gia; nhưng bên trong đó vẫn là những ý đồ kiểm soát thông tin nhằm bảo vệ chủ quyền chính trị”- ông Kevin Doan nhận định.
Nhận định trên cũng được ông Lê Ngọc Sơn chia sẻ khi cho rằng, “bản chất của sự ra đời Lotus không hẳn nằm ở động cơ săn tìm lợi ích kinh tế truyền thông, thực chất nó là một chuyển động của nỗ lực kiếm tìm công cụ quản trị đám đông.”
Giới đấu tranh Việt Nam lo ngại Facebook ‘thỏa hiệp’
VN ép Facebook, Google chọn quyền riêng tư hoặc tăng trưởng
Đi vào thị trường ngách: Hướng mới hay đường cũ?
Khác với Lotus, mạng xã hội Astra vừa được kết đầu tư nhắm vào một thị trường ngách là du lịch. Dẫu nhấn mạnh rằng, cần khuyến khích những người tạo ra những giá trị mới, ông Kevin Doan vẫn không mấy lạc quan như vậy về tương lai của các mạng xã hội ngách như vậy.
Ông viện dẫn một thực tế là, trên thế giới, mạng xã hội ngách rất nhiều. Khái niệm mạng xã hội ngách đã có từ 10 năm nay. Tuy nhiên, sau đó các mạng xã hội ngách đều chết yểu. Trên thực tế, chỉ có những mạng xã hội có sức lan tỏa trên toàn thế giới thì mới sống sót.
“Tôi không nghĩ, cơ hội cho mạng xã hội ngách đã hết, nhưng nếu chỉ đi theo khuynh hướng mạng xã hội thì sẽ rất khó. Astra là một start-up thiên về kinh doanh nên điểm mạnh của họ là có cơ chế kinh doanh rất rõ ràng, khác với các mạng trước đó dựa vào ưu thế và chiến lược kinh doanh của một công ty sẵn có. Tuy nhiên, họ có thể rất thành công trong kinh doanh nhưng thành công như một mạng xã hội hay không, đó lại là chuyện khác”- ông Kevin Doan nói.
Mạng xã hội nước ngoài có bị kiểm soát chặt hơn?
Vậy liệu sự nở rộ các mạng xã hội nhà trồng như vậy có dẫn đến việc chính quyền Việt Nam sẽ dần thắt chặt kiểm soát với các mạng xã hội nước ngoài hay không? Về chuyện này, ông Kevin Doan cho rằng, nếu một cơ chế hợp lý và khôn ngoan thì việc kiểm soát các mạng xã hội nước ngoài sẽ tỉ lệ thuận theo sự phát triển và được đón nhận của các mạng xã hội Việt Nam.
Văn hóa chính trị Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau nên khả năng cấm hoàn toàn mạng xã hội nước ngoài là không thể. Mặt khác, với sinh quyển truyền thông của Việt Nam hiện tại, việc cấm sẽ không dễ, thậm chí cấm sẽ dẫn đến tác dụng ngược.Ông Lê Ngọc Sơn, Chuyên gia truyền thông, Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức
Còn ông Lê Ngọc Sơn thì nhấn mạnh: “Văn hóa chính trị và tầm vóc kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc là khác nhau nên khả năng cấm hoàn toàn mạng xã hội nước ngoài là không thể. Mặt khác, với sinh quyển truyền thông của Việt Nam hiện tại, việc cấm sẽ không dễ, thậm chí cấm sẽ dẫn đến tác dụng ngược. Hơn thế nữa, với sự hội nhập sâu của Việt Nam như hiện nay, tôi không tin Việt Nam sẽ làm như thế.
Tuy nhiên, càng ngày Việt Nam sẽ càng hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật để đưa hoạt động của mạng xã hội vào quy củ, nhất là với các hành động xâm hại lợi ích người khác, bất hợp pháp. Và tôi ủng hộ điều này. Tuy nhiên tất cả các hành động tạo hành lang pháp lý như vậy đều phải dựa trên hành lang pháp lý đúng đắn, hướng đến việc tạo điều kiện cho người dân có không gian diễn ngôn và hoạt động đúng pháp luật.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49792447
Hoa Kỳ giúp Việt Nam ứng phó dịch tả lợn châu Phi
Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink, hôm 23/9 nói rằng dịch tả lợn châu Phi là một trong những điểm quan tâm trong mối quan hệ giữa hai quốc gia, bên cạnh những vấn đề về nông nghiệp, kinh tế, ngoại giao khác.
Đại sứ Kritenbrink phát biểu như vậy tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với dịch tả lợn châu Phi hôm 23/9 do Đại sứ Hoa Kỳ phối hợp với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xuất hiện ở tỉnh Hưng Yên vào tháng 2 năm nay và đã lan nhanh chóng sang các tỉnh thành khác. Tính đến nay, dịch bệnh đã xảy ra ở tất cả 7.700 xã trên 63 tỉnh, thành phố, theo thống kê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tại hội thảo.
Từ tháng 4/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt vấn đề với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam về việc hỗ trợ Việt Nam chủ động ứng phó với dịch bệnh.
Cơ quan Kiểm dịch động, thực vật Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam về thiết bị, phòng thí nghiệm, tủ an toàn sinh học cho việc xét nghiệm. Phía Hoa Kỳ cũng cử các chuyên gia về thú y và nông nghiệp sang tham gia trực tiếp vào các đoàn khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tính đến nay, Việt Nam đã tiêu hủy hơn 5 triệu con lợn, chiếm 7% tổng đàn lợn, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-helps-vn-to-fight-swine-flu-09232019100608.html
Phái đoàn tự do tôn giáo Mỹ
gặp đại diện Vườn rau Lộc Hưng
Phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã gặp gỡ các đại diện của cộng đồng Công giáo sinh sống ở Vườn rau Lộc Hưng, nơi đầu năm nay bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế giải tỏa toàn bộ hơn 500 căn nhà.
Đây là lần đầu tiên phái đoàn USCIRF tiếp xúc với các đại diện của “dân oan” Vườn rau Lộc Hưng (VRLH), theo ông Cao Hà Trực, một đại diện của cộng đồng tham gia buổi gặp gỡ, cho VOA biết hôm 23/9.
Cuộc gặp, diễn ra hôm 17/9 tại TP HCM, nhằm mục đích tìm hiểu về “sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phá hủy 503 căn nhà và cưỡng chiếm mảnh đất VRLH hồi đầu tháng 1/2019” và “đặc biệt là ảnh hưởng, hậu quả sau biến cố trên đối với đời sống tôn giáo của người dân tại khu đất này,” theo blogger Phạm Thanh Nghiên, cũng là một cư dân VRLH tham gia buổi gặp gỡ với đại diện USCIRF, cho biết trên trang Facebook cá nhân.
“Tại buổi gặp, chúng tôi có trình bày về sự việc nhà cầm quyền đã cưỡng chế một cách kinh hoàng đối với bà con Vườn rau Lộc Hưng trong 2 ngày mồng 1 và 8 tháng 1 năm 2019, làm cho bà con thiệt hại rất nặng nề, với 503 căn nhà, và hàng trăm tỷ đồng tài sản đầu tư trên mảnh đất đó,” ông Trực nói. “Và hiện nay nhà cầm quyền đã không trả lại đất cho người dân.”
Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, hệ thống công quyền TP HCM đã làm đúng chức trách khi cho biết 112 căn nhà bị phá bỏ đều thuộc loại “xây dựng trái phép” trên đất công tại quận Tân Bình của thành phố. Khu đất vườn rau thuộc quyền quản lý của Nhà nước từ sau năm 1975, theo Tuổi Trẻ.
Còn theo ông Trực, người xuất thân từ gia đình có mặt trên mảnh đất rộng gần 5ha chuyên trồng rau, đây là nơi cư trú hợp pháp của cả xóm đạo di cư từ Bắc vào Nam từ năm 1954. Trong những năm gần đây, khu vực này cũng là nơi cư trú của một số người hoạt động bảo vệ nhân quyền và những nạn nhân của sự bức hại của chính quyền
Vấn đề chính quyền Việt Nam cưỡng chế đất của người dân Công giáo VRLH đã được đưa vào bản phúc trình của USCIRF công bố hồi tháng 3.
Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal hồi tháng 1 đã yêu cầu Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Daniel Kritenbrink xem xét việc cưỡng chế và phá hủy vườn rau và nhà cửu ở cộng đồng Lộc Hưng. Theo vị dân biểu thường lên tiếng về các vấn đề nhân quyền của Việt Nam, mặc dù đất đai do nhà nước quản lý nhưng việc tịch thu đất đã trở thành điểm gây tranh cãi khi một số dân cư cho rằng chính phủ “đang gạt những người chủ sở hữu đất nhỏ sang một bên để ủng hộ các dự án bất động sản sinh lời”.
Ông Trực, người cũng từng đại diện cho “dân oan” VRLH gặp các phái đoàn của Đức và Đại sứ quán Mỹ, hy vọng rằng phái đoàn USCIRF sẽ có tiếng nói can thiệp tới chính phủ Việt Nam.
“Tôi hy vọng rằng nhóm Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ sẽ gióng lên một tiếng nói rằng đây là một việc đàn áp tôn giáo tinh vi hơn của thời đại mới này, (bằng cách) giảm bớt số lượng giáo dân đi nhà thờ, gây khó khăn cho bà con đi nhà thờ như vậy.”
Tuần trước, USCIRF cũng đã gặp gỡ một số chức sắc tôn giáo thuộc Hội đồng Liên tôn tại Chùa Giác Hoa và được hội đồng này trao cho một Bản phúc trình tóm tắt các vi phạm về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Các đại diện của Mỹ cũng đã đến thăm Đức Tăng thống Thích Quảng Độ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại chùa Từ Hiếu ở TP HCM trong tuần trước.
Vấn đề tự do tôn giáo quốc tế gần đây được chính quyền Tổng thống Donald Trump quan tâm hơn khi người đứng đầu nước Mỹ đã gặp gỡ các nhà hoạt động tự do tôn giáo từ khắp thế giới tại Nhà Trắng hồi tháng 7 vừa qua, trong đó có hai đại diện Việt Nam.
Đọc báo Pháp – 23/09/2019