Tin Việt Nam – 23/08/2018
TBT Luật Khoa: Nhà báo Đoan Trang
cần được tiếp cận y tế!
Ông Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập tờ báo mạng Luật Khoa nơi nhà báo Đoan Trang là biên tập viên nói với Đài Á Châu Tự do chiều 23/8 rằng, sau các vụ hành hung, cô Phạm Đoan Trang cần được tiếp cận với các dịch vụ y tế để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
“Tôi nghĩ rằng sức ép của quốc tế và đồng bào trong nước rất là quan trọng để công an ngừng các biện pháp truy lùng, sách nhiễu, khủng bố một cách vô pháp luật đối với Đoan Trang và cô ấy cần tiếp xúc với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và thuốc men một cách đầy đủ nhất có thể”, ông Long cho hay.
Tội ác không bị trừng phạt
Sáng 23/8, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ra một thông cáo yêu cầu chính phủ VN tiến hành điều tra vụ hành hung những người trong đêm nhạc của ca sĩ Nguyễn Tín hôm 15/8.
Dẫn lại chi tiết vụ hành hung ca sĩ Nguyễn Tín, người tổ chức biểu diễn Nguyễn Đại và nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, HRW cho rằng có những chỉ dấu cho thấy chính quyền VN muốn gửi một tín hiệu rằng “tấn công những người bất đồng chính kiến sẽ không bị trừng phạt.”
Bác sĩ yêu cầu phải theo dõi rất sát, vì trường hợp của Đoan Trang hiện nay là chưa biết khi nào có thể phục hồi được, thứ hai nữa là những biểu hiện đó cho thấy có những biến chứng phải theo dõi sát để khi biến chứng xảy ra có thể phản ứng ngay lập tức. – Trịnh Hữu Long
Một tuần lễ sau đêm nhạc bị bố ráp, những người thân cận với cô cho rằng quá trình hồi phục của nhà báo Phạm Đoan Trang là khá chậm chạp.
“Bác sĩ yêu cầu phải theo dõi rất sát, vì trường hợp của Đoan Trang hiện nay là chưa biết khi nào có thể phục hồi được, thứ hai nữa là những biểu hiện đó cho thấy có những biến chứng phải theo dõi sát để khi biến chứng xảy ra có thể phản ứng ngay lập tức.
Đoan Trang hiện nay có bác sĩ theo dõi tình hình, nhưng hiện nay cô ấy phải di chuyển liên tục để tránh sự theo dõi của công an.
Điều này rất là bất lợi bởi vì cô ấy khi đến một nơi nào đó để ở thì đều có công an theo dõi, dò hỏi ở khu vực đó, gây sức ép với những người xung quanh và những người đến thăm.
Nó tạo ra khó khăn về mặt di chuyển và tạo khó khăn để Đoan Trang tiếp cận với những dịch vụ y tế cần thiết đặc biệt là những khi cô ấy cần dịch vụ khẩn cấp về y tế”, ông Long đang công tác ở Đài Loan cho hay qua điện thoại.
Cơ chế Liên Hiệp Quốc điều tra các vụ hành hung blogger
Theo ông Trịnh Hữu Long, các cơ chế quốc tế hiện nay để điều tra những vụ vi phạm nhân quyền là có nhưng thường phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và việc can thiệp của quốc tế chỉ có thể được tiến hành trong các trường hợp hạn hữu và thỏa mãn những trường hợp nhất định.
“Hiện nay là Liên Hợp quốc mà Việt Nam là thành viên có một số cơ chế để tiến hành các cuộc điều tra, đó là cơ chế Báo cáo viên đặc biệt của LHQ.
Khi chúng ta gửi những thông tin báo cáo vi phạm nhân quyền cho những Báo cáo viên đặc biệt, hoặc các Nhóm làm việc đặc biệt của LHQ có thể tiến hành điều tra riêng, thu thập thông tin từ nhiều bên khác nhau trong đó có cả nạn nhân, nhân chứng, giới hoạt động và cả chính phủ.
Sau quá trình thu thập thông tin như vậy họ sẽ cho ra một báo cáo rằng hành vi đó là đúng hay sai với các chuẩn mực pháp luật quốc tế.”
Tôi nghĩ rằng một số nước lớn có ý nghĩa với Việt Nam về mặt kinh tế như Đức, Anh, liên minh Châu Âu, Canada hay các nhà tài trợ lớn như Thụy Điển, Newzeland thì họ sẽ có những tiếng nói có trọng lượng hơn với chính phủ VN. – Trịnh Hữu Long
Tuy nhiên các kết luận này chỉ có giá trị tham khảo và mang tính tuyên bố chứ không có giá trị ép buộc Việt Nam phải mở 1 cuộc điều tra hay phải trừng phạt thủ phạm đã gây ra các vụ vi phạm nhân quyền.
“Tôi nghĩ rằng một số nước lớn có ý nghĩa với Việt Nam về mặt kinh tế như Đức, Anh, liên minh Châu Âu, Canada hay các nhà tài trợ lớn như Thụy Điển, Newzeland thì họ sẽ có những tiếng nói có trọng lượng hơn với chính phủ VN.
Họ có thể đề nghị VN ngưng một số hoạt động đàn áp hoặc đưa ra một số tuyên bố nhất định về các hoạt động như vậy”, ông Trịnh Hữu Long cho biết thêm.
Việt Nam không bình luận gì về vụ việc
Sau vụ bố ráp đêm nhạc ở quán Cafe Casanova – Phường 7, Quận 3, phóng viên có liên hệ với Công an phường sở tại nhưng họ từ chối cung cấp thông tin. Chúng tôi cũng gọi cho công an Quận 3 nhưng không thể kết nối.
Các tờ báo nhà nước cũng không đưa tin tức về vụ việc này mặc dù các nhân chứng cho hay có lực lượng liên ngành gồm công an phường, Sở Văn hóa Thông tin, thanh tra chính phủ và an ninh đến làm việc đêm đó và đề nghị lập biên bản người tổ chức biểu diễn.
Nhận định về mức độ leo thang của các vụ hành hung, nhà báo, luật gia Trịnh Hữu Long cho rằng tính chính danh của nhà nước đang bị bào mòn.
“Tần suất các nhà hoạt động bị đánh đập ngày càng dày đặc lên, những vụ hành hung với những người biểu tình trong tháng 6 vừa rồi lẫn việc hành hung những nhà bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây cho thấy được là chính quyền, cụ thể là lực lượng công an đang ngày càng sử dụng những biện pháp bạo lực nhất có thể.
Họ đưa ra một chỉ dấu rằng họ sẽ không từ các biện pháp nào để dập tắt các tiếng nói đối lập.
Tôi cho rằng điều đó là một chỉ dấu đáng lo ngại, tuy nhiên điều đó cũng cho thấy chính quyền ngày càng ít các công cụ pháp lý và biện pháp chính đáng hơn để có thể dập tắt các tiếng nói đối lập và họ càng ít tính chính danh hơn trong việc họ nắm quyền.
Tiến hành đặt công dân mình vào tình huống nguy hiểm thì tính chính danh của chính quyền ngày càng bào mòn.”
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/doan-trang-needs-medical-care-08232018091736.html
HRW: Việt Nam ‘leo thang bạo lực
với giới hoạt động’
Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án chính quyền Hà Nội ‘hành hung tàn ác’ giới hoạt động – những người được coi là ‘không chốn dung thân’ ở Việt Nam.
“Điều đáng lo ngại là những cuộc tấn công bà Phạm Đoan Trang cùng cộng sự của bà cho thấy sự leo thang về mức độ bạo lực của giới chức và những kẻ côn đồ được họ thuê mướn.”
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HWR) nói với BBC như thế hôm 23/8.
“Dựa trên mức độ nghiêm trọng của các vụ đánh đập, rõ ràng rằng những kẻ tấn công bà Trang có ý định khiến bà bị thương và tàn tật suốt đời. Điều này chỉ ra rằng chính quyền đang gia tăng sự trừng phạt bằng bạo hành thể chất trong khi tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến,” ông Phil Robertson nhận định.
Trước đó một ngày, thông cáo báo chí của HWR phổ biến hôm 22/8, trích lời ông Phil Robertson phát biểu:
“Qua việc không điều tra và truy cứu trách nhiệm những người thực hiện các hành vi côn đồ như thế, nhà cầm quyền đang phát tín hiệu rằng tấn công những người bất đồng chính kiến sẽ không bị trừng phạt.”
“Kiểu thức hành hung tàn ác và gây sốc nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền, blogger và nghệ sĩ đang nhanh chóng biến thành một thông lệ mới ở Việt Nam.”
HWR kêu gọi chính quyền Việt Nam mở một cuộc điều tra “vô tư, minh bạch và thấu đấu đáo” vụ tấn công ca sỹ Nguyễn Tín, blogger Phạm Đoan Trang cùng một số nhà hoạt động khác ngày 15/8.
Trước đó nữa, hôm 16/8, tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International) hôm cũng phổ biến thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam phải điều tra ngay cáo buộc công an hành hung các nhà hoạt động đến xem đêm diễn nhạc tiền chiến của ca sỹ Nguyễn Tín.
“Chính quyền Việt Nam vẫn còn rất nhạy cảm với những di sản văn hóa miền Nam Việt Nam sau năm 1975”, thông cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế viết. Blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang là người bị hành hung nặng nhất sau đêm nhạc của ca sỹ Nguyễn Tín ở Sài Gòn hôm 15/8, nơi anh hát các ca khúc trước năm 1975, theo HRW.
Theo sự việc được những người trong cuộc thuật lại, gần cuối đêm diễn, một nhóm người mặc sắc phục an ninh và thường phục, trong đó nhiều người đeo khẩu trang, xông vào quán, quay phim ca sỹ, khán giả, sau đó đánh đập nhiều người.
Sau khi bị bắt lên xe đưa đi, bà Trang cho hay bị thả xuống một con đường vắng, sau đó bị một nhóm khác xông vào đánh đập lần hai. Họ dùng mũ bảo hiểm đập lên đầu bà Trang khiến chiếc mũ vỡ tan.
Sau khi cấp cứu tại bệnh viện, hiện bà Trang trở về nhà với sức khỏe suy giảm. Ngoài ra bà đã phải thay đổi chỗ ở tới bốn lần chỉ trong một tuần vì bị chính quyền ‘lùng sục theo kiểu xã hội đen’, theo thông tin từ nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm.
Ca sỹ Nguyễn Tín, nhà hoạt động Nguyễn Đại cũng báo buộc công an đánh đập họ, ‘bắt cóc’ lên xe trong tình trạng bị trói và bịt mắt, rồi thả xuống mương giữa đêm khuya.
Bàn về tù nhân chính trị VN – Đi hay ở (Phần 1)
Bàn về tù nhân chính trị VN – Đi hay ở (Phần 2)
Điều trần ‘Năm tồi tệ của nhân quyền VN’ trước QH Mỹ
Người bất đồng chính kiến Công giáo bị ”ngắm”?
Bạo lực cũng xảy ra trong tù?
Trong khi một số nhà hoạt động bị hành hung bên ngoài thì nhiều tù nhân chính trị cũng liên tiếp phản ánh việc bị áp bức trong tù. Tiếp xúc với BBC hôm 20/8, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức cho biết:
“Tới hôm nay, anh Thức tuyệt thực từ 14-23/8 để phản đối chính sách hà khắc của trại giam. Anh nói họ muốn anh ký vào bản nhận tội để đổi lại được thả tự do, đi tỵ nạn ở nước ngoài. Nhưng anh Thức khẳng định có rục xương trong tù anh cũng không nhận tội, vì anh không có tội”.
Theo lời kể của ông Tân, ngoài ra, từ tháng 6/2018, trại giam có đội trưởng giáo dục mới, tên Trần Duy Phong. Người này rất hà khắc với ông Thức, đặc biệt trong việc gửi thư tín ra ngoài.
Ông Phong chỉ cho phép ông Thức gửi hai lá thư ra ngoài mỗi tháng, mỗi lá thư chỉ được gửi đến một người. Ông Thức cũng không được phép gửi người thân, bạn bè các tác phẩm nhạc, thơ, văn của ông như trước nữa.
“Lần mới đây vào thăm, anh Thức xanh xao, đi không vững. Nhiều lần anh ôm bụng vì những cơn đau. Gia đình tôi rất đau lòng và lo lắng,” ông Tân nói.
Thân nhân tù nhân lương tâm Thúy Nga cũng cho hay bà bị đánh và dọa giết trong tù.
Ông Lương Dân Lý, chồng bà Nga, nói với BBC hôm 20/8 rằng bà Nga gọi điện thoại về gia đình, báo tin bà bị nhốt chung phòng với một tù nhân khác nổi tiếng cồn đồ. Người này thường xuyên hành hung bà Nga và dọa giết bà.
“Tôi mới gửi đơn thư lơn các cơ quan chức năng để báo cáo về vụ việc,” ông Lý nói.
Người nhà của tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng cũng cho hay không được gặp ông sau khi ông Dũng phản cung những lời khai trước đây đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng.
Cha của Dũng, ông Nguyễn Viết Hùng, cho đài RFA biết hôm 21/8 rằng ông đi thăm con sau phiên phúc thẩm tại trại giam Nghi Kim, Nghệ An thì được thông báo không được phép gặp.
Trước đó, hôm 16/8, tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng được đưa đến tòa làm nhân chứng chính tại phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng. Tại tòa, cả ông Hóa và Dũng đều phản cung, cho hay những lời khai trước đây của họ về ông Lượng là do bị đánh đập và ép cung.
Ông Nguyễn Viết Dũng, chỉ trước đó một ngày, hôm 15/8, bị tuyên 6 năm tù, 5 năm quản chế với tội danh tuyên truyền chống nhà nước.
Hôm 20/8, Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo (CPJ) cũng ra thông cáo lên án việc nhà tù hành hung ông Nguyễn Văn Hóa, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam dừng đánh đập và sách nhiễu các nhà báo bị bỏ tù.
‘Không chốn dung thân’
Vụ tấn công đêm nhạc Nguyễn Tín ở quán Café Casanova không phải là vụ việc đơn lẻ, theo báo cáo của HRW.
Theo danh sách của HRW, vụ việc nói trên nằm trong ‘một chuỗi’ các vụ hành hung nhà hoạt động đang bị công an theo dõi thời gian gần đây.
Tháng 6/2018, ông Hứa Phi, một nhà vận động cho đạo Cao Đài, sống tại Lâm Đồng, bị một nhóm mặc thường phục xông vào tư gia đánh đập, cắt râu ông.
Tháng 6-7/2018, cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh bị một nhóm lạ mặt khủng bố, ném đá và vật liệu nổ tự tạo vào tư gia trong nhiều ngày. Bạn bè bà tới thăm cũng bị hành hung, trong đó ông Đinh Văn Hải bị đánh gáy xương sườn, phải nhập viện.
Từ 1/2015 – 4/2017: 36 trường hợp khác bị đánh đập, gây thương tích nghiêm trọng. “Nhiều nạn nhân cho biết việc đánh đập xảy ra ngay trước mặt cảnh sát mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp”, theo phúc trình “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung” của HWR, công bố tháng 6/2017.
“Kiểu thức hành hung cơ thể tàn bạo với bàn tay của côn đồ giấu mặt, rõ ràng có biểu hiện phối hợp với công an, là sự gia tăng đàn áp của chính quyền đối với các nhà hoạt động nhân quyền,” ông Robertson nói. “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam cần lên án việc sử dụng vũ lực và thúc đẩy chính quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt kiểu hành xử côn đồ.”
Phản bác lại ‘các luận điệu sai trái’
Truyền thông chính thức ở Việt Nam cho rằng nhiều hoạt động của xã hội dân sự có mục tiêu “gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền”.
Trang Tạp chí Cộng sản (31/07/2018) có bài viết, nói rằng:
“Trong giới trẻ hiện nay đã xuất hiện không ít những hội, nhóm lập ra các group, diễn đàn, trang web, câu kết với nhau tuyên truyền, phát tán tài liệu có nội dung xấu, lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, khẳng định mình…”
“Đồng thời, các thế lực thù địch cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền ở địa phương.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45279545
Bộ Công an sắp ‘nắm’ dịch vụ đòi nợ thuê
Theo một dự thảo nghị định vừa công bố, Bộ Tài chính đề xuất chính phủ Việt Nam giao cho Bộ Công an trách nhiệm quản lý dịch vụ đòi nợ thuê vì “tính chất nhạy cảm” của hoạt động này.
Đề xuất mới của Bộ Tài chính đang gây ra những tranh cãi trong dư luận, giữa bối cảnh tình trạng công an bảo kê cho tội phạm vẫn tồn tại phổ biến, kể cả ở cấp tướng, như vụ hai tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị bắt gần đây vì bảo kê cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
Dịch vụ đòi nợ thuê bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2007 theo Nghị định 104/2007. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này được cho là không hiệu quả và kém lành mạnh, thậm chí mang tính chất “xã hội đen”.
Trong dự thảo trình Chính phủ để lấy ý kiến, Bộ Tài chính nói các công ty đòi nợ thuê “có hành vi ‘khủng bố’, nhân viên cấu kết với các đối tượng xã hội đen bắt cóc, tống tiền để đòi nợ”. Vì vậy, Bộ này đề xuất giao toàn bộ trách nhiệm quản lý dịch vụ “phức tạp, nhạy cảm” này cho Bộ Công an.
TS. Phạm Chí Dũng, một nhà báo-chuyên gia về kinh tế-chính trị tại Việt Nam, nhận định với VOA rằng đây là một cách “đùn đẩy trách nhiệm” của Bộ Tài chính, và thực tế “khủng bố” của dịch vụ đòi nợ thuê chính là kết quả của tình trạng thả nổi, không có biện pháp quản lý hữu hiệu của các cơ quan chức năng Việt Nam.
“Về mặt chức năng quản lý ngành, đúng ra phải là Bộ Tài chính chứ không phải là Bộ Công an. Bây giờ mà tống sang cho Bộ Công an thì thứ nhất, một cách nào đó coi việc đòi nợ thuê giống như một đối tượng về hình sự, chứ không phải là một dịch vụ kinh doanh thuần túy nữa”, TS. Phạm Chí Dũng nói.
Theo ông, “Bộ Công an không có chức năng liên quan đến tài chính, nên đưa qua cho Bộ Công an là rất bất cập và khiên cưỡng”.
Ngoài vấn đề trái chức năng, nhà báo chuyên phân tích về chính sách, thời sự Việt Nam còn cho rằng việc giao cho Bộ Công an ‘nắm’ toàn bộ dịch vụ đòi nợ thuê còn có thể dẫn đến những bất lợi khác, làm mất thêm “uy tín”, vốn đã rất thấp, của ngành công an.
“Nó lại một lần nữa cho thấy hoạt động công an trị càng ngày càng nổi bật. [Công an] vốn đã đàn áp nhân quyền ghê gớm rồi, bây giờ lại còn nhảy sang quản lý dịch vụ đòi nợ thuê nữa thì người ta sẽ nói rằng công an đi đòi nợ thuê giùm và là một tổ chức đòi nợ thuê khổng lồ của quốc gia”, TS. Phạm Chí Dũng nói.
Ngoài đề xuất chuyển đổi cơ quan quản lý, dự thảo sửa đổi Nghị định 104 của Bộ Tài chính còn bổ sung quy định về trang phục đối với nhân viên đòi nợ, yêu cầu họ phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và xuất trình giấy giới thiệu của doanh nghiệp khi tiếp xúc với “con nợ”.
Trước đó, vào tháng 6, một điều khoản bổ sung khác trong dự thảo này cũng bị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản đối mạnh mẽ. Cơ quan này cho rằng điều khoản yêu cầu phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 2 tỷ đồng để kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng như đòi hỏi giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực này phải có bằng đại học là những đòi hỏi vô lý và “gây cản trở đáng kể” cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-cong-an-sap-nam-dich-vu-doi-no-thue/4539857.html
Hàng nghìn trẻ em Việt
làm nô lệ trong các trại cần sa ở Anh
Các chuyên gia Anh cảnh báo một số lượng lớn trẻ em Việt Nam có thể đang bị các nhóm tội phạm bóc lột trong các trại trồng cần sa ở London.
Cảnh báo này được đưa ra hôm 20/8 sau khi những số liệu mới cho thấy quy mô của hoạt động sản xuất cần sa ở Anh được công bố, theo Reuters.
Cảnh sát đã phát hiện 314 trang trại cần sa ở London từ năm 2016, tức bình quân khoảng hai ngày một trại, theo số liệu chính thức mà London Evening Standard có được. Các trang trại này thường nằm trong những khu dân cư và các lao động ở đây là trẻ em đến từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Theo các chuyên gia, trẻ em được đưa từ Việt Nam và các nước khác tới Anh để làm việc ở các trang trại chủ yếu nằm trong các khu dân cư.
“Số lượng lớn các trang trại cần sa trên khắp London và việc đưa trẻ em Việt Nam vào làm việc ở những nơi này thực sự đáng quan ngại”, theo Jakub Sobik, phát ngôn viên tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế. “Có thể có hàng nghìn trẻ em và thanh niên từ Việt Nam bị đưa vào đây và bị các nhóm tội phạm tàn nhẫn bóc lột”.
Theo ước tính của Cơ quan Chống buôn người của Anh được The Guardian trích dẫn vào tháng 5/2015, có khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam được đưa vào Anh và đang bị các băng đảng tội phạm bóc lột nhằm thu lợi nhuận.
The Guardian cho biết số trẻ em bị buôn vào Anh từ Việt Nam đông hơn so với bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Có tới 96% các nạn nhân bị ép trồng cần sa xác định được danh tính là từ Việt Nam và 81% trong số đó là trẻ nhỏ. Thông thường, các em quá sợ bị trả thù nên không dám lên tiếng, theo nhật báo Anh.
Cảnh sát London chưa đưa ra phản hồi gì về báo cáo trên, theo Reuters.
Anh được xem là đầu tàu quốc tế trong cuộc chiến chống lại tình trạng nô lệ khi thông qua Luật Nô lệ Hiện đại năm 2015 nhằm quy án chung thân đối với những kẻ buôn nô lệ và nhằm bảo vệ tốt hơn những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội cũng như buộc các doanh nghiệp lớn phải giải quyết mối đe dọa về lao động cưỡng bức.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng luật này vẫn chưa đủ sức răn đe một ngành thương mại ước tính gây thiệt hại cho Anh hàng tỷ bảng mỗi năm.
Hồi tháng hai, chính phủ Anh từng bị chỉ trích vì từ chối cấp quyền tị nạn cho một trẻ mồ côi Việt Nam bị đưa lậu vào Anh để làm việc trong trang trại cần sa.
Tổ chức nhân quyền Walk Free của Australia tháng trước ước tính ở Anh hiện có ít nhất 136.000 nô lệ thời hiện đại, cao gấp 10 lần con số của chính phủ đưa ra năm 2013. Năm ngoái, hơn 2.000 trẻ em được đưa sang Anh và hầu hết bị bóc lột tình dục hoặc cưỡng ép lao động. Đây là con số cao kỷ lục, tăng 66% so với năm trước đó.
Con của Việt Kiều Mỹ bị 14 năm tù: Sẽ kháng án!
Ông Tommy Le, con của bà Phan Angel, công dân Mỹ gốc Việt vừa bị kết án 14 năm tù giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho biết sẽ liên hệ với luật sư để kháng án lên cấp phúc thẩm trong vòng 15 ngày tới.
Chiều ngày 22/8, hai công dân Mỹ là bà Phan Angel và ông Nguyen James Han bị tuyên án mỗi người 14 năm tù giam cùng với 10 người Việt Nam khác vì bị cho là thuộc tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” của ông Đào Minh Quân.
Nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại sau khi kết thúc phiên tòa, ông Tommy Le cho hay mức án mà tòa án TPHCM tuyên đối với mẹ của ông là không hợp lý.
“Gia đình thực sự cũng không biết tình hình ở bên trong đó nặng nề như thế nào, bà cũng già rồi mà chịu mức án đó thì thấy không hợp lý, giờ chỉ muốn xin cho nhẹ án để trục xuất về Mỹ lại thôi. Bà ‘cương’ lắm, đến lúc ra tòa thì bà vẫn ‘cương’ như bình thường. Bà không chịu nhận tội cho nên bây giờ luật sư phía bên lãnh sự quán cũng không biết làm sao với trường hợp của bà.”
Mạng báo VnExpress dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát cho hay, tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời được Đào Minh Quân thành lập tại Mỹ, hoạt động chống Nhà nước Việt Nam bằng bạo động vũ trang.
Đài Á Châu Tự Do đã nhiều lần gọi điện thoại cho ông Đào Minh Quân nhưng không có người trả lời.
Theo truyền thông trong nước, vào tháng 2/2017, Phan Angel và Nguyen James Han về Việt Nam tập hợp các thành viên để thực hiện chống phá nhân dịp lễ 30/4 và 1/5. Bà Phan Angel liên lạc với Nguyễn Quang
Thanh (được phong là tỉnh trưởng Quảng Nam, đã bị TAND tỉnh Bình Định kết án cuối năm ngoái) cùng nhiều người khác để chọn địa điểm tổ chức tuần hành.
Tuy nhiên, ông Tommy Le kể lại, bà Phan Angel trở về Việt Nam vào tháng 3 năm 2017 để chăm sóc cho người mẹ đang hấp hối, và lo mồ mả, sau đó đến ngày 27/4/2017 thì bị bắt.
Theo lời ông này, tòa Tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM có vào thăm bà Phan Angel mỗi tháng 2 lần khi bà ở trại tạm giam Phan Đăng Lưu. Gia đình bà Phan Angel cũng đến thăm bà ở trại giam Phan Đăng Lưu, nhưng gần đây bà bất ngờ bị chuyển qua khám Chí Hòa và gia đình không được vào thăm nữa.
Ngoài trường hợp bà Phan Angel và ông Nguyen James Han, Việt Nam cũng đang giam giữ một công dân Mỹ gốc Việt khác là ông Michael Phương Minh Nguyễn cũng với cáo buộc “Hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân”.
Một công dân Mỹ gốc Việt khác là anh Will Nguyễn, công dân của thành phố Houston, bang Texas bị trục xuất về Mỹ hôm 20/7 sau 41 ngày bị giam giữ vì tham gia biểu tình chống luật Đặc khu và An ninh mạng tại Sài Gòn hôm 10/6.
Ông Tommy Nguyen cho rằng trường hợp mẹ của ông khác với trường hợp của Will Nguyen:
“Tình hình của Will Nguyễn thì khác, đó chỉ là tham gia biểu tình thôi, nó không nằm trong điều luật ‘khủng bố’ giống mẹ tôi, nên 2 cáo trạng hoàn toàn khác nhau. Tùy theo trường hợp và mức độ của vụ án thì Mỹ có nhúng tay can thiệp vào hay không. Bên phía mẹ tôi thì nằm trong hoạt động ‘khủng bố’ nên Mỹ chỉ đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ, còn khi xử thì phải xử theo luật của Việt Nam.”
Nhiều dân biểu và thậm chí cả Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Mỹ phải can thiệp đối với hai trường hợp Will Nguyen và Michael Phuong Minh Nguyen.
Ông Tommy Le cũng cho biết ông đã gửi email cho một dân biểu ở khu vực ông đang sinh sống nhưng không thấy người này trả lời. Ông Tommy Le nói ông nghĩ là sẽ không làm được gì nên thôi.
Bà Phan Angel, tên thật là Phan Thị Đào, năm nay 62 tuổi, được con trai bảo lãnh qua Mỹ năm 2002, làm nghề may áo cưới.
Thời gian sau này bà có may trang phục cho cộng đồng và tiếp xúc với nhiều người. Ngoài hình phạt 14 năm tù giam bà Phan Angel và ông Nguyen James Han sẽ bị trục xuất về Mỹ sau khi thụ hết án.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/angel-phan-son-said-to-appeal-08222018125155.html
Quảng Ngãi sẽ đóng cửa bãi rác,
dời nhà máy Sa Huỳnh
Chính quyền Quảng Ngãi hôm 23/8, trong buổi đối thoại lần thứ ba với người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, đưa ra lời hứa sẽ yêu cầu nhà máy xử lý rác Sa Huỳnh ngừng hoạt động, đóng bãi rác cũ và lên kế hoạch di dời nhà máy. Tuy nhiên, chính quyền chưa thể cho biết thời gian cụ thể là lúc nào vì còn chờ chủ đầu tư lên kế hoạch và tìm địa điểm mới.
Truyền thông trong nước cho biết ông Nguyễn Tăng Bính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trì buổi đối thoại với người dân Sa Huỳnh. Ông Bính thừa nhận một số sai sót trong quá trình hoàn tất thủ tục cho phép xây dựng nhà máy xử lý rác. Ông cũng nói kết quả điều tra cho thấy khoảng cách từ nhà máy đến nhà dân gần nhất chưa đúng với quy định.
Theo truyền thông trong nước, mặc dù đại diện chính quyền tỉnh Quảng Ngãi hứa đóng cửa bãi rác và sẽ thông báo cho người dân kế hoạch cụ thể việc di dời nhà máy, nhưng vẫn còn nhiều người tiếp tục phản đối với mong muốn nhà máy phải được di dời ngay lập tức.
Người dân xã Phổ Thạnh từ ngày 29/7 đã chặn đường không cho xe tải vào nhà máy rác để phản đối, vì cho rằng nhà máy gây ô nhiễm cho môi trường và nguồn nước. Chính quyền địa phương đã có 2 lần đối thoại với người dân địa phương sau đó nhưng không thành.
Sau lần đối thoại thứ 2, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi khẳng định vị trí xây dựng nhà máy đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt đúng quy định và sẽ không có chuyện di dời nhà máy xử lý rác.
Ngày 16/8, sau thất bại của đối thoại lần thứ 2, người dân địa phương tiếp tục mang quang tài và vật dụng ra chặn đường vào nhà máy.
Hà Giang chỉ thừa nhận
cấp sổ đỏ dinh thự Vua Mèo sai quy định
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Trần Đức Quý, vào sáng thứ Năm, ngày 23 tháng 8 xác nhận việc cấp sổ đỏ dinh thự Vua Mèo cho Phòng Văn hoá Thông tin Đồng Văn năm 2012 là sai quy định.
Truyền thông trong nước đưa tin cho biết tỉnh Hà Giang sẽ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại dinh thự dòng họ gia tộc Vương đã cấp cho Phòng Văn hoá thông tin Đồng Văn.
Ngày 21 tháng 7 vừa qua, gia đình ông Vương Duy Bảo, cháu nội của “Vua Mèo” Vương Chí Sình đã gửi thư kiến nghị đến Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị giải quyết trả lại cho dòng họ Vương mảnh đất gắn liền với toà dinh thự hơn 100 tuổi ở Hà Giang.
Tuy nhiên, theo truyền thông trong nước, ông Trần Đức Quý cho biết đề nghị “trả lại quyền sử dụng đất gắn với toà dinh thự” “sẽ tính sau”. Ông Quý nói rằng nếu gia đình ông Vương Duy Bảo chứng minh được quyền thừa kế hợp pháp thì mới được cấp sổ đỏ.
Ông Trần Đức Quý khẳng định, không có chuyện lợi dụng việc cấp sổ đỏ toà dinh thự của họ Vương để phục vụ lợi ích cá nhân, mà tất cả là vì việc chung.
Lương an ninh quốc phòng cao
còn giáo viên và nông dân thấp
Một nhà khoa học Việt Nam đưa ra đánh giá nói công an và quân đội có thu nhập chính thức cao nhất, còn nghề giáo và làm nông là thấp nhất nước này.
Tin này cũng phù hợp với xu hướng thi tuyển đại học gần đây cho thấy các trường an ninh đặt điểm chuẩn cao vì thu hút đông thí sinh, còn ngành sư phạm bị chê.
Tiến sỹ Trần Quang Tuyến từ trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu các đánh giá này hôm 20/08 tại hội thảo “Ước tính tỷ suất sinh lợi và chi phí đơn vị trong giáo dục đại học Việt Nam”, theo trang VietnamNet.
Nghiên cứu này không nói đến thu nhập làm thêm của đối tượng được đánh giá, chẳng hạn như giáo viên vì thu nhập thấp có làm nghề phụ.
Và người có bằng đại học thu nhập cao hơn người chưa tốt nghiệp đại học, nhưng khi đã cùng có bằng đại học thì có sự khác biệt về thu nhập giữa các ngành nghề.
“Việc học đại học ở Việt Nam mang lại mức thu nhập cao hơn không học đại học ở tất cả các ngành. Trong đó, ngành an ninh quốc phòng có mức thu nhập cao nhất, ngành nông nghiệp có mức thu nhập thấp nhất.”
Vẫn theo báo Việt Nam, phân tích của nhóm nghiên cứu “dựa trên quy luật thống kê số lớn, với dữ liệu dựa trên khảo sát điều tra lao động việc làm trên cả nước quý 1/2018 do Tổng cục Thống kê cung cấp”.
Quanh việc năm tướng công an VN ‘hưu sớm’
VN: ‘Quân đội không phải đội quân kinh doanh’
Thủ tướng VN cách chức Thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành
‘Ưu, khuyết’ công an VN được nêu tại hội nghị toàn quốc
“Những ngành như Y, Sư phạm công việc vất vả mà lương không cao nên người lao động phải tính đến chuyện làm thêm bên ngoài.”
Vì thế, “thu nhập thực của họ có thể cao hơn thống kê,” báo Việt Nam trích lời TS Trần Quang Tuyến nói.
Nhà khoa học cũng băn khoăn về thu nhập của ngành nông nghiệp – thấp nhất thống kê ở Việt Nam, nước có dân số làm nông đông.
Thu nhập từ lương
Với người làm việc tại khu vực công, thu nhập chính về lý thuyết, thường đến từ lương.
Theo các tài liệu công bố ở Việt Nam tháng 5/2018, với mức lương của Việt Nam hiện nay, thấp nhất là người lao động hưởng lương cơ sở.
Ngành an ninh quốc phòng có mức thu nhập cao nhất, ngành nông nghiệp có mức thu nhập thấp nhất.TS Trần Quang Tuyến
Cao dần lên đến cao nhất là lương Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội…
Ở Việt Nam, lương cơ sở là hệ số 1, lương người tốt nghiệp đại học ra trường là 2,34 (hệ số nhân với mức lương cơ sở hiện nay là 1,3 triệu đồng, theo một bài trên Trí Thức Trẻ hồi tháng 5.
Theo trang Thư viện Pháp luật, từ ngày 1/7/2018, mức lương tháng của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ là 13.483.000 đồng (hệ số lương bậc 1) và 14.317.000 đồng đối với Hệ số lương bậc 2.
Cũng theo nguồn này, từ ngày 1/7/2018, mức lương của Chủ tịch nướclà 18.070.000 đồng/tháng.
Riêng các ngành an ninh, quốc học thường có hệ số tăng lương theo cách khác với những ngành dân sự.
Theo một công bố hồi tháng 7/2018, trong công an và quân đội ở Việt Nam, cấp hạ sỹ có lương 4,4 triệu đồng/tháng, hàm đại tướng được 14,4 triệu đồng/tháng.
Ngành an ninh Việt Nam đang thu hút nhiều thanh niên nên điểm trúng tuyển vào các học viện, trường đại học ngành này có chuẩn rất cao, lên đến 30,5 điểm.
Riêng ngành sư phạm “ế ẩm” tới mức điểm chuẩn cao hay thấp, vẫn không có người học, theo Zing.vn.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45287209
Yếu kém trong quản lý đê điều Hà Nội
Hà Nội là thành phố có nhiều con sông bao quanh và chảy qua giống như tên gọi của nó: Sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi… Do vị trí như thế mà từ xưa đến nay một hệ thống đê được xây dựng để phòng ngừa mối nguy ngập lụt, nhất là trong mùa mưa lũ.
Tuy nhiên hệ thống đê điều tại đây không được quản lý rốt ráo, đó là điều mà chính truyền thông trong nước luôn đưa tin. Tình trạng vi phạm luật Đê điều được cho xảy ra “như cơm bữa”. Các vi phạm chủ yếu là xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông, chiếm dụng mái đê để trồng các loại cây; dựng lều quán trên mặt đê, mái đê; tập kết vật liệu xây dựng trong hành lang bảo vệ đê… Trong đó có nhiều địa phương xảy ra hàng chục vụ vi phạm như vậy và đã được báo chí phanh phui nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Báo chí quốc nội nói rằng một số địa phương thậm chí còn để cho các tổ chức lấn chiếm không gian thoát lũ xây dựng các công trình kiên cố, các trạm trộn bê tông, các bãi tập kết vật liệu, thậm chí một số tổ chức còn đổ đất lấn chiếm lòng sông.
Hầu hết các vi phạm đê điều xảy ra ở khu vực sông Hồng đoạn chảy qua huyện Thường Tín. Tại xã Thống Nhất có ít nhất 7 kho chứa vật liệu xây dựng do chính quyền địa phương cấp phép, trong đó có hàng chục đống cát dọc bờ đê.
Tại khu vực đê huyện Bắc Từ Liêm, chính quyền cho phép 7 công ty chiếm đất để lưu trữ vật liệu xây dựng tại điểm gần sông, chỉ cách bờ đê 100m, gây ra thiệt hại và tác động đến khu vực đê nơi đây vì các xe tải quá trọng lượng hoạt động liên tục ngày đêm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (ngành thủy lợi hiện nay do ngành nông nghiệp quản lý) cho biết đã xảy ra hàng ngàn vụ vi phạm luật đê điều tại thành phố này.
Trận lụt đầu tháng 8 vừa qua khiến khu vực ngoại thành Hà Nội mênh mông giữa biển nước. Hàng ngàn ngôi nhà ở các khu vực Chương Mỹ, Quốc Oai,…bị ngập, gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và đảo lộn cuộc sống của người dân.
Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Đăng Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ có nói với chúng tôi:
Nguyện vọng của nhân dân là đề nghị thành phố và các cấp chính quyền đầu tư để nâng cấp mặt đê lên để nhân dân đỡ phải đi đắp đê. Năm nào cũng thế, sông Đà xả lũ, nước dâng lên là người dân lại phải đi đắp đê rất là khổ! Và lại còn bị ngập trong nước, năm ngoái đã ngập, năm nay lại ngập.
Theo tôi nghĩ đó là cách nhìn cũ rồi, bây giờ phải có cái nhìn mới. Nhưng hiện nay cơ quan hữu trách và chính quyền chưa có được cách nhìn đó.
– TS. Trần Nhơn
Năm ngoái, mưa lũ cũng cuốn trôi một đoạn đê tả Bùi ở huyện Chương Mỹ, cũng khiến hàng ngàn hộ dân bị cô lập trong biển nước và hàng trăm hecta hoa màu, thủy sản và gia súc gia cầm của người dân bị cuốn trôi.
RFA cũng liên lạc với ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Đê điều và Phòng Chống lụt bão Hà Nội, nhưng ông này từ chối trả lời. Ông Thịnh trước đây từng “nổi tiếng” với câu nói “đê vỡ có kế hoạch” khi nói về vụ vỡ đê sông Bùi ở huyện Chương Mỹ năm ngoái.
Mặc dù nhiều sai phạm đã được nêu ra, nhưng ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 1 (khu vực Hà Nội), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lại nói với RFA rằng cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã làm tốt việc quản lý hệ thống đê:
Họ làm tốt từ ngày xưa rồi, những năm 69-71 lũ lụt như thế người ta còn làm được. Các đập thủy điện điều tiết lũ tốt. Ngập khu vực ngoại thành vừa rồi là do tai nạn, kiểu đê quai, vùng bờ sửa nó vỡ. Không phải lũ, mưa to thì nó vỡ bờ thôi.
Nhà nước bây giờ phải đầu tư các loại vật liệu kiên cố hơn có thể bằng bê tông. Bây giờ mới đang triển khai làm chứ sao mà thực hiện được ngay, phải chuẩn bị nhiều việc từ đầu tư, giống mình làm nhà vậy. Chắc cũng phải mất đôi năm.
Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi lại có quan điểm khác. Ông chỉ ra những thiếu sót trong việc quản lý đê điều của cơ quan chức năng thành phố Hà Nội.
Trước tiên ông cho rằng cơ quan chức năng cần thay đổi quan điểm phân vùng lũ từ cuối thế kỷ XX. Quan điểm rằng cần có vùng chịu thiệt thòi để hi sinh cho những vùng quan trọng hơn, không thể ứng dụng vào ngày nay được nữa:
Theo tôi nghĩ đó là cách nhìn cũ rồi, bây giờ phải có cái nhìn mới. Nhưng hiện nay cơ quan hữu trách và chính quyền chưa có được cách nhìn đó. Bởi vì trước đây khi chúng ta làm bài toán so sánh để có những vùng phân lũ, cho nó ngập tràn ra để hi sinh bảo vệ vùng lớn hơn, thời đó vùng dân cư rất thưa thớt. Cho nên lũ vào không gây thiệt hại đáng bao nhiêu. Nhưng tất cả những vùng đó qua nhiều chục năm phát triển, đời sống người ta đã khác, dân cư đông đúc, tài sản nhiều. Mỗi lần lũ vào sẽ gây ra hệ lụy rất lớn.
Bây giờ phải đặt lại bài toán. Tất cả những con đê ví dụ như sông Bùi phải nâng cấp lên. Ví dụ trước đây đê chịu được tần suất 10 năm 1 lần hay 20 năm 1 lần thì giờ phải đưa lên tần suất 1% tức là 100 năm một lần. Và tần suất kiểm tra 0,5% tức là mức an toàn gấp đôi.
Do đó phải quy hoạch lại, vận động tăng cường đầu tư để bảo vệ dân cư.
Năm nào cũng thế, sông Đà xả lũ, nước dâng lên là người dân lại phải đi đắp đê rất là khổ!
– Ông Nguyễn Đăng Hùng
Vấn đề thứ hai nguyên Thứ trưởng Thủy lợi nêu ra đó là sai lầm trong tổ chức ngành thủy lợi của thành phố Hà Nội:
Nếu tôi được góp ý cho Chủ tịch thành phố Hà Nội thì tôi sẽ nói thứ nhất phải lập lại một sở gọi là Sở Thủy lợi và Quản lý Thiên tai. Như vậy các vấn đề về thủy lợi, tưới tiêu, bão lụt,…do sở đó quản lý. Kết cấu hạ tầng rất quan trọng mà lâu nay chúng ta gộp tách nó lung tung không được. Nếu chưa tiện lập một sở có tên như vậy, thì trả nó về sở có tên Sở Xây dựng Thủy lợi và Quản lý Thiên tai, tức là gộp chung xây dựng và thủy lợi vì đó là hai ngành gần nhau, cùng một ngành kết cấu hạ tầng.
Chứ để thủy lợi nằm trong ngành nông nghiệp là không được, trái khoáy.
Điểm thứ 3 ông nêu lên, đó là về mặt thi công các công trình thủy lợi, phải có một tổng công ty Phòng chống thiên tai. Vì theo ông, muốn làm được việc thì phải thương mại hóa, kinh doanh hóa chứ không thể cứ hô hào rồi vung tiền bậy bạ. Tổng công ty này sẽ có nhiệm vụ hạch toán tất cả mọi chi phí. Ông nói rằng cách làm hiện nay là bao cấp, vô trách nhiệm và không quản lý được.
Đề xuất tăng thuế thuốc lá
để giảm nguy cơ tử vong
Các chuyên gia thuộc Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới mới đây đã đề xuất tăng thuế thuốc lá để giảm nguy cơ tử vong hàng năm ở Việt Nam vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y Tế, được truyền thông trong nước trích lời cho biết công tác phòng chống tác hại thuốc lá còn gặp nhiều khó khăn là do giá thuốc lá tại Việt Nam vẫn rất rẻ. Ông Khuê đưa ra ví dụ một bao thuốc lá được bán tại Việt Nam chỉ từ 6 ngàn đồng đến dưới 20 ngàn đồng (dưới 1 USD).
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, Chuyên gia về phòng chống tác hại thuốc lá và các bệnh không lây nhiễm của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cũng nói giá thuốc lá ở Việt Nam quá rẻ. Bác sỹ Lâm so sánh giá với một bao thuốc tại Mỹ là khoảng 7-8 USD và nói giá thuốc cao sẽ hạn chế người mua.
Điều tra được tiến hành ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 45% và nữ giới là 1,1%. Trung bình cứ hai nam giới trưởng thành thì có một người hút thuốc.
Thống kê cũng cho biết Việt Nam có số lượng người hút thuốc đứng thứ ba trong khu vực ASEAN với 15,6 triệu người trên 15 tuổi đang hút thuốc. Ngoài ra có khoảng 28,5 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc tại nhà và 5,9 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc.
Việt Nam kêu gọi Monsanto bồi thường
cho nạn nhân chất diệt cỏ
Việt Nam ủng hộ phán quyết của Tòa án San Francisco buộc Công ty Monsanto bồi thường cho công dân Mỹ về tác hại của thuốc diệt cỏ và Công ty Monsanto cần bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân bị nhiễm tương tự như thế trong thời gian xảy ra cuộc chiến tại Việt Nam.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà cũng tuyên bố như vừa nêu, tại buổi tại buổi họp báo thường kỳ vào chiều ngày 23 tháng 8.
Tin cho biết vào ngày 10 tháng 8, Tòa án San Francisco ra phán quyết buộc Công ty Monsanto phải bồi thường 289 triệu đô la Mỹ (USD) cho một công dân Hoa Kỳ, đã nộp đơn kiện sản phẩm thuốc diệt cỏ chứa glyphosate của Monsanto khiến người này bị ung thư hạch bạch huyết.
Bà Nguyễn Phương Trà nói rằng có thể xem đó là một án lệ để bác lại các luận điểm của Công ty Monsanto và các công ty hóa chất của Mỹ cho rằng chất da cam cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam không gây tác hại cho sức khỏe con người.
Quanh việc ’60 tỷ đô tiền nhàn rỗi trong dân’
Một chuyên gia nói với BBC rằng con số hàng tỷ đôla tiền nhàn rỗi trong dân “đặt ra rất nhiều vấn đề đối với chính sách”.
Nhận định này được đưa ra trước bối cảnh báo Việt Nam dẫn lời chuyên gia Ngân hàng Thế giới về “60 tỷ đôla tiền nhàn rỗi trong dân”.
Hôm 21/8, truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia trưởng thị trường tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới: “Nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ đôla mà chưa huy động hết. Đây là tiềm năng lớn.”
Việt Nam: Yêu nước và ‘phương án Vàng’
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN
VN: Nguy cơ thiệt hại vì chiến tranh thương mại
Số lượng tiền, vàng cao tích lũy trong dân chúng từ lâu vẫn là một đề tài được Việt Nam quan tâm.
Vài tháng trước, truyền thông Việt Nam cũng đặt vấn đề: “Huy động 500 tấn vàng trong dân như thế nào?”. Đây cũng là nội dung mà các đại biểu Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hồi tháng 11/2017.
‘Tạo dựng lòng tin’
Hôm 23/8, trả lời BBC, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói: “Tôi chưa được biết phương pháp cụ thể của Ngân hàng Thế giới để đưa ra con số 60 tỷ đôla.”
“Nhưng chuyện chính là một lượng tài sản của người dân tạm gọi là nhàn rỗi chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng thì thật sự là rất lớn.”
“Trong nhiều năm, tổng tiết kiệm trong nước lớn hơn nhiều con số tổng đầu tư hàng năm, tính theo GDP.”
“Con số hàng tỷ đôla tiền nhàn rỗi trong dân đặt ra rất nhiều vấn đề đối với chính sách.”
“Đó là vấn đề ổn định vĩ mô, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng cạnh tranh hơn.”
“Đây cũng là điều mà chính phủ Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình cải cách mấy năm qua.”
“Việc này nhằm tạo dựng lòng tin, để người dân thay vì giữ ngoại tệ, vàng dưới dạng tài sản thì đầu tư vào sản xuất kinh doanh.”
“Một vấn đề khác là việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam, xử lý những vấn đề liên quan đến cách thức can thiệp của nhà nước vào chính sách tiền tệ.”
“Theo tôi thấy, người dân cũng đủ khôn, không phải “tiền nhàn rỗi” nghĩa là họ không đầu tư, mà chỉ là không đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng.”
Việt Nam: Thượng Đế nơi đây rất dễ tính?
Doanh nghiệp Nhật cần VN có luật pháp rõ ràng
Cùng thời điểm, một nhà báo ở TP Hồ Chí Minh đề nghị ẩn danh nói với BBC: “Đây là thời điểm khá nhạy cảm, chưa thích hợp để kêu gọi huy động vốn từ dân. Nền kinh tế đang khó khăn, quản lý yếu kém vẫn bộc lộ càng làm người dân dễ nghĩ đến chuyện tiền của họ sử dụng kém hiệu quả, như gió vào nhà trống.”
“Hơn nữa việc cứ chăm chăm vào tiền trong dân qua những con số đoán định hay ước tính mà không đẩy mạnh tìm nguồn lực hay nguồn thu khác cũng khiến người dân e ngại hơn.”
“Người dân đặt câu hỏi về tình trạng lãng phí ngân sách, thất thoát của công. Nạn biên chế dư thừa, xe công tràn lan, chi tiêu lễ lạt hội họp lãng phí… mà giải quyết tốt cũng có thêm cả chục tỷ đôla/năm. Nên “huy động” từ đó trước, Nhà nước phải làm gương thì dân mới tin và chung tay, chung sức.”
“Tôi nghĩ là chỉ khi nào Nhà nước chứng minh được việc sử dụng tiền thuế hiệu quả, giảm thiểu tham nhũng, thất thoát và có những kế hoạch sử dụng nguồn lực tiền, vàng huy động được cụ thể, khả thì thì mới nên nghĩ đến việc hiện thực hóa chuyện huy động 60 tỷ đôla (nếu con số này là thật) trong dân.”
Trong một bài viết trên BBC, tác giả Nguyễn Hà Hùng viết: “Chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng huy động được vàng của dân. Báo chí đăng tải nhiều bài về việc này, nhưng dân không rõ. Huy động là một từ hiếm, dân không dùng. Trong quan hệ giữa người dân với nhau, dù rất thân thiết, khi cần tiền (vàng), người bình thường không nói: “Bạn yêu quý ơi, tớ huy động tiền (vàng) của cậu nhé.” Như vậy khó hiểu, người nghe không biết đó là thỉnh cầu hay mệnh lệnh. Chính phủ sẽ vay, xin vàng hay còn kịch bản khác?”
“Trong quá khứ, 1945, chính phủ Việt Nam đã từng nhận được nhiều vàng của dân. Chính phủ đương nhiệm cũng muốn thế và đang có “phương án”. Rất có thể, tinh thần yêu nước sẽ được… huy động. Bởi vì, vàng là thứ khi không có tiền mua, có thể đổi bằng tình yêu. Khi được yêu, có thể xin vàng nhiều lần chăng?”
“Dẫu sao, đây cũng là dịp chính phủ đương nhiệm biết họ có còn được dân yêu. Họ đang gặp thách thức bởi nạn tham nhũng, lãng phí, thua lỗ, nợ công, môi trường ô nhiễm… Tình trạng nghèo đói, lạc hậu, bất an làm người dân bức xúc, đỉnh điểm là vụ nhập khẩu thuốc ung thư giả gần đây. Dân cũng nhận thức được, tổ quốc và chính phủ là hai khái niệm không giống nhau.”
“Nhưng, biết đâu điều kỳ diệu vẫn xảy ra. Chính phủ Việt Nam sẽ lập kỷ lục là một chính phủ hiện đại nhiều lần nhất xin được vàng của dân. Một minh chứng hùng hồn về tinh thần bách chiến bách thắng không phải là không tưởng? “
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45255708
Vay nợ Trung Quốc rất nguy hiểm,
nhưng Việt Nam nợ bao nhiêu?
Kính Hòa RFA
Việc Malaysia quyết định hủy hai đại dự án có vay tiền Trung Quốc là tin mới nhất về những nguy hại đối với các quốc gia phải mang nợ Trung Quốc.
Trường hợp thảm hại nhất là Sri Lanka phải giao cảng nước sâu cho Trung Quốc để gán nợ.
Còn Việt Nam thì sao?
Một cơ quan của Chính phủ Việt Nam là Bộ kế hoạch và Đầu tư cũng đã ra tuyên bố chính thức, cảnh báo những bất lợi khi vay tiền của Trung Quốc.
Ngày 15/8/2018, cơ quan này ra một báo cáo cho Thủ tướng, mang tựa đề Thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018 – 2020, tầm nhìn 2025.
Cho đến bây giờ thông tin về việc vay của Trung Quốc gần như là bí mật. Họ không công bố thông tin, mà đáng lẽ họ phải công bố.
-Tiến sĩ Vũ Quang Việt.
Báo cáo này nói rằng lãi suất Việt Nam phải trả khi vay tiền của Trung Quốc, cao hơn vay của các quốc gia khác, thời gian phải trả cũng ngắn hơn.
Bên cạnh đó báo cáo cũng đề cập đến chất lượng của các dự án vay tiền Trung Quốc, dùng kỹ thuật của Trung Quốc, có chất lượng thấp. Báo cáo kết luận rằng cần thận trọng khi vay tiền Trung Quốc.
Nhưng hiện nay Việt Nam nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền thì không thấy báo cáo này ghi rõ.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt, một chuyên gia kinh tế hiện sống tại Mỹ cũng đặt ra câu hỏi này, và theo như kết quả nghiên cứu của ông gửi cho chúng tôi, dựa trên những con số công khai thì Việt Nam đang nợ Trung Quốc số tiền trị giá hơn 4 tỉ đô la Mỹ tính cho đến năm 2013. Theo ông con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế, vì chỉ riêng khoản tiền phát sinh khi thực hiện dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông đã là hơn 300 triệu đô la Mỹ trong giai đoạn sau năm 2013.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói rằng Việt Nam đã không còn công bố nợ của Việt Nam đối với từng nước từ năm 2011, nhưng đáng lẽ đó là điều cần phải làm:
“Cho đến bây giờ thông tin về việc vay của Trung Quốc gần như là bí mật. Họ không công bố thông tin, mà đáng lẽ họ phải công bố.”
Một điều nữa mà báo cáo về vay vốn phát triển từ Trung Quốc của Bộ kế hoạch và đầu tư không đề cập là vấn đề nhà thầu.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt nói tiếp:
“Nếu mà vay của Trung Quốc thì phải dùng nhà thầu của Trung Quốc. Mà dùng nhà thầu Trung Quốc thì họ lại đòi hỏi đem công nhân của họ sang để xây dựng.”
Ông nêu ra ví dụ về kỹ thuật kém của nhà thầu Trung Quốc trong dự án Cát Linh Hà Đông đã đưa đến những thiệt hại vô cùng lớn mà Việt Nam đang gánh chịu.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội, cũng chia sẻ nhận định này, ông nói rằng nhà thầu làm dự án Cát Linh Hà Đông chưa bao giờ thực hiện công việc đó. Và điều này là một bài học rất đắt giá.
Một bài học khác khi vay tiền Trung Quốc nữa là vấn đề tham nhũng.
Ông Mahathir Mohamad, Thủ tướng đương nhiệm của Malaysia đã công khai nói rằng dự án đường sắt Bờ Đông mà Trung Quốc tài trợ cho nước này đã làm thất thoát một số tiền lớn do tham nhũng.
Ông Nguyễn Huy Vũ, chuyên gia kinh tế, từ Na Uy cho chúng tôi sự so sánh giữa vay tiền các định chế quốc tế và vay tiền Trung Quốc:
“Đối với các định chế quốc tế như Quĩ tiền tệ quốc tế, hay Ngân hàng thế giới, thì họ có những tiêu chuẩn rõ ràng khi xét cho vay, sử dụng nguồn vốn vay, họ đòi hỏi có sự minh bạch và giải trình. Tiền đó là tiền thuế của người dân của họ đóng vào, nên họ muốn giúp các nước khác phát triển hiệu quả nhất, hạn chế thất thoát và tham nhũng.
Còn Trung Quốc thì khác, các điều kiện của họ rất là dễ dàng. Họ không đòi hỏi giải trình minh bạch, mà chỉ cần cam kết riêng tư giữa lãnh đạo. Khi Trung Quốc cho vay thì muốn đạt được những mục đích kinh tế và địa chính trị của họ.”
Chính vì sự ràng buộc của các định chế quốc tế khi cho vay đã làm cho một số quốc gia kém phát triển không thấy thoãi mái, mà theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nghiên cứu chính trị tại Singapore, các nước đó xem những ràng buộc đó là một kiểu dạy đời về kinh tế.
Việt Nam có lẽ cũng không là một ngoại lệ khi không còn vay tiền từ Quĩ tiền tệ quốc tế.
Còn Trung Quốc thì khác, các điều kiện của họ rất là dễ dàng. Họ không đòi hỏi giải trình minh bạch, mà chỉ cần cam kết riêng tư giữa lãnh đạo.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ.
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:
“Hiện nay Việt Nam không còn có tín dụng gì với Quĩ tiền tệ quốc tế nữa. Việt Nam không chấp nhận những điều kiện của họ. Còn vay của Trung Quốc thì Việt Nam cũng thận trọng, chưa vay nhiều, trừ Tập đoàn điện lực quốc gia Việt Nam.”
Tuy nhiên do sự thiếu thông tin, nên sự thận trọng này, cũng như lời cảnh báo của Bộ kế hoạch đầu tư vẫn không làm tan đi những nghi ngờ về những quyết định kinh tế của chính phủ Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ:
“Tôi có những cuộc nói chuyện riêng tư với một số quan chức trong chính quyền, nhiều người họ ý thức được chuyện Việt Nam nợ Trung Quốc nhiều, có vấn đề về phát triển. Nhưng có lẽ họ là thiểu số không có quyền quyết định.”
Những nghi ngờ này càng tăng sau khi nhà nước Việt Nam cho công bố dự án ba đặc khu, Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong, với khả năng là Trung Quốc sẽ đầu tư phát triển rất nhiều vào các đặc khu này.
Bên cạnh việc vay vốn đầu tư phát triển từ Trung Quốc, Việt Nam còn tham gia vào một ngân hàng do Trung Quốc thành lập mang tên Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng châu Á.
Theo những nhà quan sát thì ngân hàng này nằm trong một tham vọng chính trị của Trung Quốc mang tên Vành đai con đường, đưa ảnh hưởng của Trung Quốc xuống Ấn Độ Dương, sang châu Phi, xuyên vùng Trung Á, sang châu Âu, tạo lập nên một trật tự mới, trong đó cường quốc Trung Hoa là trung tâm,.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với chúng tôi:
“Việt Nam góp 670 triệu đô la Mỹ cho Ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng châu Á. Cho đến nay chưa thấy thu xếp một khoản tín dụng nào cả, ít nhất là tôi không biết. Có lẽ điều đó không bình thường đối với Việt Nam, đâu có sẳn vốn sẳn tiền để đưa vào một cái quĩ như thế, mà cho đến bây giờ mình chưa được xu nào, trong khi mình rất cần tiền.”
Tuy nhiên hành động góp vốn này của Việt Nam lại được Tiến sĩ Vũ Quang Việt và Nguyễn Huy Vũ cho rằng chỉ là một việc tượng trưng. Ông Nguyễn Huy Vũ nói:
“Việt Nam đang đi dây ngoại giao giữa phương Tây và Trung Quốc, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho nên đó là cái cách Việt Nam làm ngoại giao. Tham gia góp vốn vào ngân hàng đó là để làm hài lòng Trung Quốc là chính.”
Như vậy về mặt ngoại giao và địa chính trị thế giới Việt Nam có lẽ ý thức được sự đe dọa của trật tự mới mà Trung Quốc đang rắp tâm xây dựng.
Nhưng còn những áp lực và nguy hại trong quan hệ kinh tế, trong đó có vay vốn từ Trung Quốc thì sao?
Theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, việc cho ra đời ba đặc khu, và có thể sắp tới đây là khu vực phi thuế quan ở biên giới đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước thỏa thuận, đã vấp phải sự phản đối từ chính nhiều người trong Đảng Cộng sản, của giới trí thức, và dân chúng, sự phản đối lớn đến mức mà dự án ba đặc khu hiện thời đang được đình lại chờ xem xét.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-loan-dangerous-08222018123936.html
Tập đoàn dầu khí đa quốc gia
tìm cách chặn Việt Nam đánh thuế
Hai công ty dầu khí đa quốc gia đang sử dụng cơ quan phân xử của Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn Việt Nam thu thuế đối với vụ mua bán dầu khí trị giá hơn một tỷ đô, theo trang web điều tra “Finance Uncovered”.
Nhóm điều tra báo chí có trụ sở ở London cho biết rằng “ConocoPhillips và Perenco sẽ tìm cách ngăn chặn chính phủ Việt Nam đánh thuế đối với một khoản lời ước tính 179 triệu đôla thu về từ vụ bán các mỏ dầu ở nước này”.
Tin cho hay, vụ trên liên quan tới việc bán hai công ty ConocoPhillips Gama và ConocoPhillips Cuu Long thuộc sở hữu của chi nhánh tại Anh của tập đoàn năng lượng của Mỹ là ConocoPhillips. Hai công ty trên được nhượng cho chi nhánh tại Anh thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Parenco của Anh và Pháp năm 2012.
VnExpress từng đưa tin, “ConocoPhillips nắm 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1; 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long và 16,3% trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn”.
Ngoài ra, báo điện tử này còn đưa tin rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từng “có kế hoạch huy động tối đa nguồn lực để mua lại cổ phần của hãng dầu mỏ lớn thứ ba nước Mỹ ConocoPhilips”.
“Finance Uncovered” dẫn các dữ liệu cho biết rằng ConocoPhillips bán các công ty trên với giá 1,3 tỷ đôla, nhưng “không phải trả thuế về khoản lời thu được” theo chính sách “miễn thuế cổ đông lớn” của Anh, không đánh thuế vào lợi nhuận bán cổ phần trong các công ty con.
Trong khi đó, theo hiệp định về thuế Việt Nam và Anh, chính quyền Hà Nội được phép đánh thuế, và theo trang web điều tra này, chính phủ Việt Nam dường như có ý định đánh thuế vụ mua bán này, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Tin cho hay, ConocoPhillips và Perenco đã đệ đơn theo Hiệp định Đầu tư Song phương Việt Nam – Anh, vốn chịu quá trình phân xử bởi Ủy ban về Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc.
Hiện chưa có phản ứng của Việt Nam về thông tin “Finance Uncovered” nêu. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc ngay để phỏng vấn phía Hà Nội.
Một phát ngôn viên của ConocoPhillips cho VOA tiếng Việt biết đã “hoàn tất vụ bán công ty ở Việt Nam năm 2012”, “tuân thủ mọi luật lệ, quy định” và “tin chắc rằng không nợ một khoản thuế nào”.
“Chúng tôi dự tính sẽ theo đuổi các giải pháp pháp lý để chống lại bất kỳ nỗ lực của phía Việt Nam nhằm đánh thuế thương vụ đó. Chúng tôi cũng sẽ tìm cách trao đổi trực tiếp với chính phủ Việt Nam để tìm các kênh đối thoại mang tính xây dựng nhằm giải quyết các đòi hỏi của họ”, bà Emma Ahmed, Cố vấn về truyền thông của ConocoPhillips, nói.
Trong khi đó, một đại diện của Perenco cho VOA tiếng Việt biết rằng tập đoàn này “từ chối bình luận”.
Ông George Turner, một trong những người đồng sáng lập “Finance Uncovered”, nhận định rằng tranh chấp này “có thể kéo dài từ năm này sang năm khác”.
Ông cũng cho hay rằng “thật sự khó” để lấy được thông tin về quá trình phân xử thường được “giữ kín” này.
“Tôi nghĩ nếu ConocoPhillips thắng kiện thì sẽ tạo ra một vấn đề lớn đối với nhiều quốc gia quanh thế giới đang tìm cách thu thuế trên lợi nhuận từ các giao dịch giữa các công ty lớn có tài sản ở quốc gia đó,” ông Turner nói.