Tin Việt Nam – 23/06/2017
VN và TQ ‘không xử lý được bất đồng cơ bản’
Việc đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc do Thượng tướng Phạm Trường Long, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bất ngờ rút ngắn chuyến thăm dự kiến hai ngày (18-19/6/2017) và về nước phản ánh việc Việt Nam và Trung Quốc đã ‘không xử lý’ và ‘không kiểm soát được’ những ‘bất đồng cơ bản’, theo ý kiến nhà quan sát, bình luận chính trị từ Việt Nam tại Bàn tròn thứ Năm của BBC.
Hôm 22/6, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC Việt ngữ:
TQ tăng hiện diện quân sự tại đảo Hải Nam?
Bàn tròn thứ Năm về tướng Phạm Trường Long và Biển Đông
Bất đồng cơ bản này là không có cách gì thỏa hiệp được, cuối cùng một thời gian nữa cũng nên tiến tới các biện pháp bằng pháp lý, tức là đưa nhau ra tòaTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
Trung Quốc không nói rõ về ‘tin đồn giàn khoan’
Lão tướng Phạm Trường Long là ai?
“Suy luận thì thấy là hai bên gặp nhau ở Hà Nội không xử lý, không kiểm soát được những bất đồng cơ bản, bởi vì Trung Quốc kiên quyết nói rằng những thứ đó (biển, đảo) là của Trung Quốc, Việt Nam nói những thứ đó là của Việt Nam. Việt Nam luôn luôn tuyên bố như thế.”
“Bất đồng cơ bản này là bất đồng không có cách gì để mà thỏa hiệp được, cuối cùng một thời gian nữa cũng nên tiến tới các biện pháp bằng pháp lý, tức là đưa nhau ra tòa. Có mỗi cách ấy, không còn cách nào khác.”
Trước đó, bình luận về tuyên bố của phía Trung Quốc theo đó nói cuộc giao lưu quốc phòng Trung-Việt dự kiến từ trước nhưng bị hủy là do ‘sự sắp xếp công việc‘ trong lúc có nguồn tin nói chính phía Việt Nam đã ‘mời’ đoàn Trung Quốc về nước sớm, ông Hà Hoàng Hợp, người đồng thời cũng là thành viên nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nói:
“Người ta nói thế thôi, người ta không nói cụ thể và nói rõ ra, Việt Nam cũng không bao giờ nói cụ thể và nói rõ cả, Trung Quốc người ta cũng làm thế…”
Và ông Hợp bình luận thêm:
“Xét về mặt văn hóa, người Trung Quốc rất không thích chuyện bị mất mặt, Việt Nam không có ý định làm cho bất kỳ ai mất mặt cả, cho nên vừa rồi Trung Quốc nói như thế về chuyện các đảo ở Nam Hải (Biển Đông) là của Trung Quốc từ xưa, thì đó là một chuyện rất chướng mà người Trung Quốc tự làm mình mất mặt.”
“Tự làm mất mặt mình xong, không nhận được một sự đồng thuận nào từ phía Việt Nam, thì đành phải bỏ tất cả những cái khác, hoạt động khác và tuyên bố như vậy thôi.”
Người ta hiểu đây là một sự nói thẳng một cách trắng trợn và đây cũng gần như đồng nghĩa là một sự đe dọa quân sự, bởi vì các ông là bộ đội, các ông là quân sự hếtTiến sỹ Hà Hoàng Hợp
‘Đe dọa quân sự?’
TQ nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng’ Trung -Việt?
Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’
Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam ‘chọn bạn mà chơi’
Vẫn theo Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, việc Tướng Phạm Trường Long đưa ra phát ngôn ngay tại Hà Nội nói tất cả ‘đảo ở Nam Hải đều của Trung Quốc’ từ trong lịch sử, trong khi hiện diện một phái đoàn quân sự cấp cao đông đảo như vậy, là một hành động ‘trắng trợn’, và về phương diện nào đó là ‘một sự đe dọa quân sự’. Ông nhấn mạnh:
“Đáng chú ý hơn là sự kiện trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng rõ hẳn một bài rằng ông Phạm Trường Long nói thẳng vào mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội rằng các đảo ở Nam Hải là của Trung Quốc từ xa xưa.”
Ý kiến TS Hà Hoàng Hợp – chuyến đi VN của tướng TQ
“Thực ra phía Trung Quốc người ta vẫn nói chuyện này từ rất lâu, người ta nói, nhưng người ta không nói thẳng kiểu ấy, người ta nói qua báo chí, người ta nói qua diễn đàn này nọ. Chúng ta nhớ rằng cuộc thăm trước đây năm 2016 của Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến Hà Nội ngày 15 tháng Mười Một, thì ông ấy rất là nhẹ nhàng.”
“Nhưng ngày hôm sau ở Singapore, có bài gọi là ‘Singapore Lecture số 36’, thì ông nói rất thẳng ra là tất cả những gì ở ngoài biển, kể cả ‘đường Lưỡi bò’, kể cả đảo…, tất cả các đảo là của Trung Quốc hết, có nghĩa là ngày 15/11 ông không nói gì với Việt Nam cả, nhưng ngày 16/11, ông nói rất rõ ở Singapore như vậy,”
“Đây là lần đầu tiên báo Trung Quốc cho đăng rằng ông Ủy viên Bộ Chính trị mà cũng đeo hàm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương nói ở Hà Nội với các nhà lãnh đạo Việt Nam như vậy, thì những người bình thường nhất người ta hiểu đây là một sự nói thẳng một cách trắng trợn và đây cũng gần như đồng nghĩa là một sự đe dọa quân sự.”
“Bởi vì các ông là bộ đội, các ông là quân sự hết, tôi chỉ nói như thế thôi và ý kiến này là đại diện cho nhiều người bình thường đang ở trên đất nước Việt Nam này,” ông Hà Hoàng Hợp nói với Bàn tròn Thứ năm hôm 22/6 của BBC Tiếng Việt.
Quý vị có thể theo dõi toàn văn cuộc trao đổi tại Bàn tròn Thứ Năm về chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn quân sự Trung Quốc cùng một số diễn biến liên quan về biển đảo trên Biển Đông tại đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu ý kiến các khách mời Bàn tròn trong các bài vở tiếp theo, mời quý vị đón theo dõi.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40382346
Trung Quốc không nói rõ về ‘tin đồn giàn khoan’
Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối trả lời có phải Trung Quốc vừa đưa giàn khoan ra vùng biển tranh chấp với Việt Nam.
Trong buổi họp báo thường kỳ hôm 22/6, người phát ngôn Trung Quốc trả lời một số câu hỏi liên quan quan hệ Việt – Trung.
Ông Cảnh Sảng nói Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trả lời trước đó về tin đồn Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nguyên do “liên quan sự sắp xếp công việc”.
Ông Cảnh Sảng nói thêm:
“Hiện nay, với nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước khu vực, tình hình Nam Hải đã hạ nhiệt, bớt căng thẳng, có xu hướng tích cực.”
“Các bên liên quan cần tránh hành động đơn phương làm phức tạp tình hình ở vùng biển tranh chấp, hợp tác với Trung Quốc vì mục tiêu chung, duy trì bức tranh tổng thể của quan hệ song phương cùng ổn định và hòa bình khu vực.”
Bình luận về đoàn quân sự cấp cao TQ thăm VN
Lão tướng Phạm Trường Long là ai?
Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?
Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’
Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam “chọn bạn mà chơi”
VN ở đâu trong ‘Vành đai và Con đường’ của TQ?
Một phóng viên cũng hỏi có dàn khoan mới nào được Trung Quốc đưa đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam không.
Ông Cảnh Sảng chỉ nói: “Tôi đã trình bày lập trường của Trung Quốc.”
“Tôi muốn bổ sung thêm rằng Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long, vừa thăm Việt Nam.”
“Trong các cuộc gặp, Phó Chủ tịch Quân uỷ Phạm Trường Long đã nhắc lại lập trường của Trung Quốc về Nam Hải.”
“Ông thúc giục phía Việt Nam tuân thủ đồng thuận quan trọng giữa các lãnh đạo hai đảng, hai chính phủ, thắt chặt liên lạc chiến lược, giải quyết ổn thỏa các khác biệt, duy trì bức tranh lớn trong quan hệ Việt – Trung, hòa bình và ổn định ở Nam Hải.”
Ông Cảnh Sảng kết luận với câu: “Chúng tôi hy vọng các nước liên quan không có hành động đơn phương làm phức tạp tình hình ở Nam Hải.”
Báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo, hôm 21/6 đã xác nhận giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc bị hủy bỏ.
Tờ báo cũng xác nhận Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam tuần này.
Tuy vậy, tờ báo không nói có hay không mâu thuẫn giữa hai nước, mà chỉ nói nguyên do vì “sự sắp xếp công việc”.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40382856
VN: Chính phủ chỉ đạo Quân đội thôi làm kinh tế
Tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Chiêm phát biểu nói Quân đội Việt Nam ‘không làm kinh tế nữa’.
Thượng tướng Lê Chiêm được báo chí Việt Nam hôm 23/06/2017 trích thuật nói nhiệm vụ của Quân đội nay là “tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân”.
Ngoài cam kết dừng mọi dự án quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sân golf của công ty quân đội Him Lam, nằm sát đường băng, đã gây điều tiếng nhiều năm qua, Tướng Chiêm còn nói về các doanh nghiệp khác.
Ông Nguyễn Phú Trọng ‘xem xét đề án SkyViet’
Quân đội Cuba làm cách mạng hay làm ăn?
‘Chính trị Việt Nam đang có sóng ngầm’
Ông được báo Infonet.vn trích lời cho hay:
“Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế.”
Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tếTướng Lê Chiêm
Tuy nhiên, hiện chưa rõ quá trình này sẽ được thực hiện ra sao với số lượng không nhỏ các doanh nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam có mặt tại các ngành, từ ngân hàng, viễn thông, bất động sản, may mặc, vận tải, khách sạn, công nghệ thông tin và giải trí…
Vụt gậy vào sân golf?
Qua lời Tướng Lê Chiêm, người ta có thể hiểu sân golf tại sân bay Tân Sơn Nhất là một di sản của nhiệm kỳ thủ tướng trước, và nay cần giải quyết:
TQ điều tra tham nhũng với ‘một triệu’ quan chức
Hội đoàn dân sự lên tiếng vụ sân bay Tân Sơn Nhất
Tân Sơn Nhất: ‘sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng giao đất’
“”Dự án này từ năm 2007 được 8 bộ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cái này là do lịch sử để lại, vấn đề là chúng ta giải quyết như thế nào. Quan điểm của Bộ Quốc phòng là ưu tiên phát triển hàng không dân dụng.”
Trang báo của Bộ Thông tin & Truyền thông cũng mô tả việc cách ông Lê Chiêm phát biểu:
“Tại buổi làm việc về tình hình KTXH – an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm của TP.HCM, khi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ định phát biểu, Thượng tướng Lê Chiêm lập tức đề cập đến sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Theo ông đây “là vấn đề nổi cộm”.
“Chấp hành ý kiến của Chính phủ, hiện Bộ Quốc phòng đã ra lệnh dừng tất cả các dự án tại đây. Ngày mai sẽ họp toàn bộ Bộ Quốc phòng để chuẩn bị văn bản báo cáo Thủ tướng. Chúng tôi sẽ chấp hành nghiêm theo quy hoạch của Chính phủ,” Tướng Lê Chiêm nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40380103
Mỹ điều tra chống bán phá giá sợi polyester từ Việt Nam
Việt Nam có tên trong danh sách 5 quốc gia bị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi polyester nhập khẩu. Bốn nước còn lại là Trung Quốc, Ấn độ, Đài Loan, và Hàn Quốc.
Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết hoạt động vừa nêu được Bộ Thương Mại Mỹ khởi xướng hôm ngày 20 tháng 6.
Nguyên đơn kiện là tập đoàn DAK Americas, Nan Ya Plastic và công ty Augira Polymers. DOC nhận đơn kiện ngày 31 tháng 5.
Theo Bộ Thương Mại Mỹ thì sản phẩm bị điều tra gồm xơ sợi tổng hợp, chưa chải thô, chải kỹ hay sơ chế bằng cách khác để xe chỉ, không dệt hoặc hình thức sử dụng khác.
Các nguyên đơn cáo buộc các sản phẩm trên bị xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị thông thường khiến ngành sản xuất Mỹ trong lĩnh vực này bị thiệt hại đáng kể.
Kết thúc thanh tra vụ đất đai Đồng Tâm
Thanh tra thành phố Hà Nội tuyên bố kết thúc thanh tra vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội. Kết luận của cuộc thanh tra này sẽ được công bố vào đầu tháng bảy.
Việc thanh tra này kéo dài kể từ ngày 20 tháng tư.
Việc tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm bùng nổ vào giữa tháng tư năm 2017, giữa một bên là Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel và bên kia là nông dân xã Đồng Tâm.
Sau khi một số người nông dân đi kiện bị cơ quan công quyền bắt giam và gây thương tích, nông dân xã đã bắt 38 nhân viên công an, cảnh sát cơ động và cán bộ chính quyền làm con tin.
Vụ việc chỉ được giải quyết sau khi ông Nguyễn Đức Chung ký giấy xác nhận rằng chính quyền sẽ không truy tố dân làng Đồng Tâm, cho tiến hành thanh tra đất đai tranh chấp trong vòng 45 ngày.
Tuy vậy mới đây cơ quan chức năng công bố quyết định khởi tố vụ án ‘bắt giữ người thi hành công vụ’ và ‘phá hủy tài sản’.
Luật sư Lê Quốc Quân bị an ninh dọa giết
Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị chính các viên chức của Bộ Công an đe dọa rằng bản thân ông này và gia đình có thể bị giết nếu ông đi gặp những nhân vật nước ngoài.
Tình trạng hiện nay của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và gia đình là đang bị theo dõi và đứng trước nguy cơ bị tấn công, chịu thương tích hay sát hại.
Đó là cảnh báo được tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra vào ngày 22 tháng 6 với kêu gọi có hành động khẩn cấp gửi kháng nghị về trường hợp vừa nêu đến các cấp lãnh đạo nhà cầm quyền Hà Nội trước ngày 3 tháng 8 năm nay.
Trong kháng nghị, Ân Xá Quốc tế kêu gọi ngay lập tức dừng mọi sách nhiễu đối với luật sư Lê Quốc Quân và gia đình ông ta; tôn trọng mọi quyền tự do đi lại, hội họp, bày tỏ ý kiến theo những công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tiến hành một cuộc điều tra độc lập và hữu hiệu về những đe dọa đối với bản thân luật sư Lê Quốc Quân và gia đình ông.
Sau khi bị các thành phần an ninh mặc thường phục đe dọa vào tuần qua, luật sư Lê Quốc Quân có thông báo trên tài khoản cá nhân mạng xã hội facebook của ông về thực tế đó, cũng như tình hình chung đối với những nhà hoạt động như ông tại Việt Nam:
“Những diễn tiến về đàn áp và bắt bớ hay những vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam đối với các nhà bất đồng chính kiến kể từ sau đại hội 12. Tôi có thể nói là tình trạng đang tăng lên hằng chục nhà hoạt động đã bị bắt và nhiều việc hành hung rồi thậm chí cá nhân tôi vừa trải qua chuyện đe dọa hành hung rất côn đồ và đối với tôi điều này chưa bao giờ xảy ra tôi khẳng định tình hình có vẻ ngày càng căng thẳng và bắt bớ ngày càng gia tăng”
Anh Nguyễn Văn Hóa từ chối luật sư bào chữa
Nhà hoạt động xã hội và là phóng viên độc lập, Nguyễn Văn Hóa, hiện đang bị tạm giam với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự VN tiếp tục từ chối luật sư bào chữa cho bản thân anh.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết như vừa nêu vào ngày 22 tháng 6. Vị luật sư này cho công khai trên facebook cá nhân công văn do Công an tỉnh Hà Tĩnh gửi cho Công ty Luật Hà Sơn.
Theo công văn ngày 21 tháng 6 ký bởi thượng tá Nguyễn Văn Nhị, phó thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra, thuộc Công an Tỉnh Hà Tĩnh thì anh Nguyễn Văn Hóa vẫn giữ nguyên quan điểm không mời luật sư bào chữa; kể cả việc gia đình, người thân yêu cầu luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Hóa thì anh này cũng từ chối; bản thân anh Nguyễn Văn Hóa không muốn gặp luật sư nào cả.
Thông báo từ cơ quan chức năng Hà Tĩnh về việc anh Nguyễn Văn Hóa từ chối luật sư lần đầu là vào ngày 7 tháng 2 vừa qua.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết vào ngày 7 tháng 6, Cơ quan An Ninh Điều tra, Công an Tỉnh Hà Tĩnh ra thông báo quyết định chuyển đổi tội danh khởi tố bị can từ điều 258 sang điều 88 đối với anh Nguyễn Văn Hóa. Đến ngày 15 tháng 6, chị gái của anh Nguyễn Văn Hóa yêu cầu bằng văn bản luật sư Hà Huy Sơn làm người bào chữa cho em Nguyễn Văn Hóa.
Ngày 17 tháng 6, luật sư Hà Huy Sơn gửi mọi thủ tục đến cơ quan chức năng Hà Tĩnh; sang đến ngày 21 tháng 6, ông nhận được công văn trả lời với nội dung như vừa nêu.
Anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi ngụ tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị bắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2017. Trước khi bị bắt anh tham gia đưa tin liên quan đến thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây nên tại 4 tỉnh bắc miền Trung, những cuộc đi đòi quyền lợi của các thành phần dân chúng bị tác động bởi thảm họa đó… Anh cũng là một nhà hoạt động xã hội trẻ ở địa phương.
Khi niềm tin đang bị mất dần
Cát Linh, phóng viên RFA
Trong những ngày diễn ra các phiên chất vấn của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14 vừa qua, một số đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi liên quan đến niềm tin của người dân đối với nhà nước và Đảng.
Niềm tin đang mất dần
Ngày 15 tháng 6, Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền, Phú Yên bấm nút đăng ký chất vấn Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình về những vấn đề liên quan đến các công trình dự án lớn đang thua lỗ hoặc đắp chiếu. Phần chất vấn của vị đại biểu này được kết thúc bởi câu hỏi:
“Chính phủ đặt tâm thế của mình vào đâu để hành động khi mà kỷ cương phép nước, quyền lợi của người dân vẫn không được chú trọng. Chính phủ có cần đến niềm tin của người dân nữa hay không. Các thành viên Chính phủ có cam kết gì về lộ trình cho những giải pháp đã đề ra, để những cam kết này sẽ là lời hứa “ba mặt một lời” trước cử tri, để Quốc hội giám sát tối cao?”
Phát ngôn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền được truyền thông trong nước xem là một trong những chất vấn gây ấn tượng nhất trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14.
Chưa đầy 72 giờ đồng hồ sau đó, tại phát biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đại biểu Ksor Phước Hà (Ksor H’Bơ Khăp) tỉnh Gia Lai đặt câu hỏi “Đất rừng mà còn bị mang đi bán thì trồng rừng bằng niềm tin hay sao?”.
Thực tế không phải chỉ riêng hai vị đại biểu Quốc hội trên chất vấn về cách quản lý điều hành của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, môi trường đã gây ảnh hưởng mạnh đến niềm tin của người dân đối với Đảng và nhà nước, mà ngay chính từng người dân trong xã hội cũng đang cho thấy họ đang mất dần niềm tin vào một đội ngũ lãnh đạo.
Từ môi trường
Hơn một năm nay, cái tên Formosa gần như chiếm lĩnh toàn bộ nội dung đăng tải trên mạng xã hội và hơn nữa là sự quan tâm của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, kể cả quốc tế.
Thảm hoạ môi trường biển do Formosa gây ra từ tháng 4 năm ngoái cho đến nay, theo người dân vùng biển bốn tỉnh miền Trung, cuộc sống của họ vẫn chưa thể trở lại như trước. Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung của chính phủ cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung đã cơ bản ổn định.
Khi được hỏi về lời nhận định trên, trả lời phóng viên đài của chúng tôi, một người dân tên Hùng một người dân làm nghề kinh doanh thực phẩm cung cấp cho các tàu cá ở Vũng Áng, Hà tĩnh nói rằng:
“À Thủ tướng nói như thế nhưng tôi nghĩ chưa có gì đâu, ở Việt Nam mình họ cứ nói “trên mây dưới mưa như thế”. Chương trình thời sự nói biển tắm được ở ngoài kia, nhưng tôi cảm thấy nước vẫn độc.”
Một người dân khác có tên Quang ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh, vốn là thợ lặn từng làm việc cho Công ty Forrmosa. Anh cũng chính là nạn nhân của thảm họa biển nhiễm độc và phải nằm viện điều trị một thời gian dài chia sẻ suy nghĩ của anh:
“Họ nói như thế để cho thấy không có việc gì xảy ra, tôi nghĩ không có biển sạch, cá thì vẫn có lùm xùm vẫn ra biển đi làm kiếm cá được, song bán cá họ mua với giá cá héo. Trên thực tế nước biển vẫn nhiễm nặng, không sinh hoạt được, nước biển vẫn nhiễm đấy.”
Cho đến quản lý hành pháp
Cách đây khoảng hai tháng, một diễn diến được cho là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử cận đại của Việt Nam sau 1975, đó là người dân thôn Hoành, Đồng Tâm Mỹ Đức thể hiện sự phản kháng của họ đối với vấn đề cưỡng chế đất đai, đền bù, khiếu kiện bằng hành vi bắt giữ 38 cán bộ và công an làm con tin.
Mâu thuẫn được giải quyết bằng cuộc đối thoại chưa từng có giữa người dân và nhà cầm quyền, và kết thúc bằng một bản cam kết cũng chưa từng có trong lịch sử hành pháp và tư pháp của Việt Nam, đó là bản cam kết viết tay của chính ông chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng với chữ ký của những vị đại biểu Quốc hội làm người đại diện.
Trong ba nội dung của bản cam kết thì ở nội dung thứ hai, ông Chung cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân Đồng Tâm.
Thế nhưng ngày 13 tháng 6 vừa qua, Công an Thành phố Hà Nội quyết định khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm.
Chính điều này đã từng tạo nên một làn sóng giận dữ từ người dân trong nước vì họ cho là ông Nguyễn Đức Chung không giữ đúng lời đã cam kết.
Theo một số những người theo dõi sự việc Đồng Tâm, họ cho rằng quyết định khởi tố vụ Đồng Tâm đã làm cho niềm tin của người dân vào Đảng và nhà nước ngày mất đi nhiều hơn.
Một độc giả có tên Nguyễn Kiến Nghị, từ Việt Nam chia sẻ với chúng tôi:
“Nếu phải nêu ra một thời điểm khi mọi việc bắt đầu trở nên “càng ngày càng” tệ, tôi sẽ không ngần ngại chỉ rõ là thời điểm đảng chủ trương “đổi mới”. Muốn giải quyết tận gốc của vấn đề, đảng cần dẹp “đổi mới”. “Đổi mới” làm gì khi dân càng ngày càng mất tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, vào lý tưởng Cộng Sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh & sự lãnh đạo của đảng?”
Khi được hỏi về niềm tin của người dân Đồng Tâm nói riêng và người dân Việt Nam nói chung sau câu chuyện thôn Hoành có bị lay chuyển hay không, Nguyễn Anh Tuấn, nhà hoạt động xã hội từ Đà Nẵng cho chúng tôi biết ý kiến của anh.
“Dĩ nhiên đây cũng là đánh giá chủ quan của tôi, nhưng thông qua một số phát biểu của những dân làng Đồng Tâm, trong đó có những người tôi biết và có mối quan hệ cá nhân thì có vẻ như niềm tin của họ bị sa sút rất nhiều”.
Còn đó niềm tin?
Trong câu chuyện Đồng Tâm, niềm tin của người dân thôn Hoành được nhìn nhận không phải từ kiến thức pháp lý, mà từ việc quyền lợi đất đai của họ được ông Nguyễn Đức Chung giải quyết bằng những lời hứa trên một bản cam kết viết tay.
Thế nhưng, khi những cam kết đó không bảo vệ được họ, thì niềm tin của họ đối với Đảng và nhà nước có còn hay không? Cho đến thời điểm này, cụ Lê Đình Kình, người được xem là thủ lĩnh của dân làng Đồng Tâm vẫn khẳng khái trả lời rằng “chúng tôi tin tưởng hoàn toàn vào Đảng”.
“Quan điểm của tôi, có Đảng là có tất cả chứ không phải có con cháu là có tất cả.”
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn nhận thấy trong sự việc Đồng Tâm, niềm tin của người dân được họ đặt trên cả luật pháp, và anh gọi đó là “những niềm tin còn sót lại”.
Còn theo quan điểm của một luật sư trong nước, ông nói rằng niềm tin của người dân cả nước đang nhìn vào Đồng Tâm như một tấm gương. Đồng Tâm được giải quyết như thế nào, niềm tin của họ vào Đảng và nhà nước sẽ như thế ấy. Tấm gương ấy phản ảnh tất cả mọi sự việc liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội.
Những khía cạnh ấy, ít nhiều, có lẽ đã được hai nữ đại biểu Quốc hội, bà Phạm Thị Minh Hiền từ Phú Yên và bà Ksor Phước Hà (Ksor H’Bơ Khăp) Gia Lai đặt ra trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-the-faith-is-going-to-gloaming-cl-06232017073101.html
Thảm họa Formosa:
Quan chức nói an toàn, nhà khoa học vẫn nghi ngờ
Kính Hòa, phóng viên RFA
Nghi ngại tuyên bố từ phía chính quyền
Ngày 22 tháng sáu, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường công bố tại Diễn đàn Nhà báo và môi trường biển đảo, rằng nước biển tại bốn tỉnh miền Trung gánh chịu thảm họa Formosa đã an toàn tuyệt đối, có thể tắm biển và nuôi trồng hải sản.
Dư luận, và một số nhà khoa học vẫn nghi ngờ công bố này.
Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về công bố của Tổng cục môi trường vào hôm 22 tháng sáu:
“Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa. Chưa đủ mẫu, chưa đủ số liệu để chứng tỏ rằng nó đã an toàn, từ 20 km trở vào ven biển. Trầm tích kim loại nặng ở tầng đáy khó lòng mà khắc phục. Khả năng tự làm sạch của biển đối với kim loại nặng là rất khó.”
Tôi cho rằng như vậy chưa thật là cẩn trọng lắm, bởi vì phần nước đã an toàn rồi, nhưng mà tầng bùn đáy, tức là tầng trầm tích thì chưa.
– Giáo sư Lê Huy Bá
Cách đây chỉ hơn 1 tháng, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lại nói rằng ngư dân không nên đánh bắt hải sản ở tầng đáy, trong khu vực từ 20 hải lý trở vào, dọc bờ biển bốn tỉnh miền Trung.
Giáo sư Bá cho rằng khuyến cáo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là cẩn trọng và cần thiết.
Vào ngày 18 tháng 5, khi trao đổi với đài RFA về chuyện ô nhiễm tầng đáy của vùng biển miền Trung, Tiến Sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang có nói:
“Nó phụ thuộc vào các chất độc bị thải ra, điều kiện động lực học ở đó và khả năng tự làm sạch của vùng biển đó. Nhưng thông thường các nước như Nhật Bản chẳng hạn họ bị ô nhiễm công nghiệp 60 năm nay họ vẫn chưa giải quyết xong.
Những sự cố sinh thái này giống như chén nước mình đã đổ ra đất rồi, đến bao giờ mới lấy lại được. Nhưng vì thiên nhiên có cơ chế tái phục hồi, nhưng đòi hỏi thời gian lâu. Vùng biển Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi cho quá trình phục hồi nhưng cũng không thể chỉ vài năm là được. Ít nhất cũng phải chục năm, không thì 20-30 năm và thậm chí có thể lâu hơn nữa.”
Cho đến nay trên trang web của Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam người ta vẫn không thấy công bố các số liệu về ô nhiễm tại vùng biển bốn tỉnh miền Trung.
Nghiên cứu độc lập và minh bạch thông tin
Ngay sau khi thảm họa môi trường biển Vũng Áng xảy ra, một số chuyên viên, nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức một nhóm nghiên cứu tên là Generosity cử người đến vùng biển Vũng Áng lấy mẩu để đo chất ô nhiễm vào tháng năm và tháng bảy năm 2016. Các mẩu này được phân tích tại các phòng thí nghiệm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi liên lạc được với kỹ sư Trần Việt Hùng, người sáng lập nhóm này và ông cho rằng kết luận của ông Hoàng Văn Thức là phù hợp với kết quả phân tích của nhóm:
“Kết luận của mình đi từ kết luận của ba anh Tiến sĩ và nghiên cứu sinh lấy mẫu ở Việt Nam ba lần. Ba mẫu này cho thấy là nhận định của ông quan chức này là không sai. Cả ba lần lấy mẫu này đều lấy một là nước biển, thứ hai là bùn, thứ ba là sinh vật dưới tầng đáy. Thì tất cả các mẫu này cho thấy là không có dấu hiệu của kim loại nặng ở tầng đáy bùn, loại kim loại nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.”
Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.
– Giáo sư Lê Huy Bá
Nhóm Generosity đã cho công bố các kết quả này trên trang web của mình.
Chúng tôi cũng đã liên lạc với Thạc sĩ Hoàng Trung Du, chuyên gia khoa học về biển hiện làm việc tại Viện hải dương học Nha Trang, ông cho biết:
“Xin lỗi là tôi không có tham gia công việc này nên tôi không thể trả lời được. Về nguyên tắc mình muốn nói cái gì an toàn thì mình phải có dẫn chứng. Nhưng tôi không tham gia nên tôi không trả lời được.”
Như vậy là cơ sở khoa học hàng đầu về biển của Việt Nam là Hải học viện Nha Trang, không tham gia vào việc nghiên cứu tác động của thảm họa môi trường biển Vũng Áng.
Giáo sư Lê Huy Bá cũng cho biết là ông không nắm được các số liệu về ô nhiễm, và việc nghiên cứu thảm họa Vũng Áng lẽ ra phải tập hợp nhiều hơn các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu, mà trong đó Hải học viện Nha Trang là cơ quan không thể thiếu:
“Đáng lẽ ra nên hỏi Viện hải dương học Nha Trang, nên mời họ tham gia. Chúng tôi là những người làm khoa học thật sự rất muốn tham gia, nhưng đâu có được mời.”
Riêng nhóm nghiên cứu độc lập của kỹ sư Trần Việt Hùng cũng gặp khá nhiều khó khăn khi đến Vũng Áng lấy mẫu thử độ ô nhiễm, ông nói:
“Khó khăn này không phải của chỉ riêng nhóm, mà là của vùng Vũng Áng lúc đó, vào tháng năm tháng bảy năm ngoái. Tại vì tại Vũng Áng lúc đó lực lượng an ninh xuất hiện rất là nhiều, có người muốn ra biển thì người ta hỏi là ra biển để làm gì. Đợt đó phải tìm người quen biết rồi nói là ra biển làm này làm nọ thôi chứ không thể nói với họ mình làm cái mục đích của mình được.”
Trả lời câu hỏi là tại sao bây giờ khi nhà nước công bố biển đã an toàn thì vẫn còn nhiều nghi ngại, kỹ sư Hùng cho rằng tâm lý đó bắt nguồn từ những ngày đầu tiên thảm họa xảy ra, việc chậm trễ công bố thông tin, trong khi mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, làm cho người ta nghi ngờ là chính quyền đang che giấu một điều gì đó.
Giáo sư Lê Huy Bá nói rằng chuyện nghiên cứu thảm họa môi trường, ngoài việc phải huy động nhiều nhà khoa học, còn cần phải tiến hành một cách công khai minh bạch để cho người dân có thể tin vào các kết quả nghiên cứu.
Mẹ Nấm sẽ không nhận tội trước tòa, cáo trạng “chung chung”
Một luật sư nói rằng blogger Mẹ Nấm không nhận tội, và sẽ bào chữa theo hướng tòa không có căn cứ để buộc tội.
Sau hơn 8 tháng giam giữ, chính quyền Việt Nam cho phép các luật bào chữa tiếp xúc hồ sơ vụ án và vào trại tạm giam gặp blogger tranh đấu cho nhân quyền trong tuần này.
Hôm 22/6, luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Hà Luân đã đến trại tạm giam thuộc công an tỉnh Khánh Hòa gặp blogger Mẹ Nấm, còn được biết dưới tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trước đó luật sư Nguyễn Khả Thành cũng đã tiếp xúc với cô trong một giờ đồng hồ, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh.
Từ Phú Yên, luật sư Nguyễn Khả Thành cho VOA- Việt ngữ biết:
“Tôi hỏi cô nghĩ gì về bản cáo trạng, cô nói họ bảo cô nhận tội, nhưng cô cương quyết không nhận tội. Tôi nghĩ điều này có nghĩa là cô Như Quỳnh sẽ không nhận tôi khi ra tòa, và chắc chắn chúng tôi sẽ tranh tụng trước tòa theo hướng cô Như Quỳnh vô tội.”
Cô nói họ bảo cô nhận tội, nhưng cô cương quyết không nhận tội. Tôi nghĩ điều này có nghĩa là cô Như Quỳnh sẽ không nhận tôi khi ra tòa, và chắc chắn chúng tôi sẽ tranh tụng trước tòa theo hướng cô Như Quỳnh vô tội.
Luật sư Nguyễn Khả Thành
Bản cáo trạng mà các luật sư có được trong tuần này do Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Khánh Hòa Nguyễn Thanh Hào ký ngày 31/05/2017, chủ yếu tập trung vào các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, môi trường, tự do ngôn luận qua các bài viết trên Facebook của Như Quỳnh từ năm 2012 cho đến khi bị bắt giam vào 10/2016.
Bản cáo trạng nói Như Quỳnh đã nhiều lần trả lời phỏng vấn các báo đài nước ngoài, trong đó có VOA, với nội dung “xuyên tạc tình hình trong nước.” Bản cáo trạng dưa trên kết luận của giám định viên tư pháp Khánh Hòa nêu: “Blogger Mẹ Nấm đã khéo dùng ngôn ngữ lập luận trong nội dung trả lời phỏng vấn…để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là hành động xuyên tạc trắng trợn, nhằm bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế.”
Bản cáo trạng dài 7 trang có nêu một danh mục dài các “đồ vật, tài liệu thu giữ,” nhưng không nói rõ Như Quỳnh đã xuyên tạc ra sao, vào bôi nhọ lãnh đạo nào trong Đảng.
Bản cáo trạng còn cho biết khi khám xét nhà của blogger Mẹ Nấm, công an Khánh Hòa đã thu giữ một tập thơ có tiêu đề “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát, làm “chứng cứ” với cáo buộc Như Quỳnh “tàng trữ” tài liệu có “nội dung chống nhà nước.” Tuy nhiên, tác giả bài thơ này chưa hề bị chính quyền Việt Nam truy tố hay xét xử.
Blogger Mẹ Nấm đã khéo dùng ngôn ngữ lập luận trong nội dung trả lời phỏng vấn…để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là hành động xuyên tạc trắng trợn, nhằm bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế.
Một đoạn trong Bản cáo trạng ngày 31/5/2017
Luật sư Nguyễn Khả Thành cho biết cuộc nói chuyện với Như Quỳnh diễn ra dưới sự kiểm soát của an ninh ngồi sát bên cạnh, có nhân viên ghi âm và ghi hình.
“Như Quỳnh bị bắt ngày 10/10/2016, bị giam tại trại tạm giam của tỉnh 1 ngày, sau đó bị đưa vào một trại khác ở Cam Khanh, cho đến ngày 7/5 vừa qua mới đưa về lại trại tạm giam của tỉnh. Cô có than phiền về trại giam ở Cam Ranh, thiếu thốn nhiều thứ. Như Quỳnh có vẻ yếu hơn bình thường lúc ở ngoài, nhưng tinh thần rất tỉnh táo.”
Bà Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, nói bà rất bất bình khi biết chính quyền tỉnh Khánh Hòa không trung thực trong việc thông báo cho gia đình về nơi tạm giam của con gái bà.
“Trong suốt 8 tháng qua, tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó…Sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi,” bà Lan viết trên Facebook.
Blogger Trịnh Kim Tiến viết trên Facebook rằng:
“Nếu tập tài liệu ‘Stop poliuce killing civilians’ (Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường) được coi là chứng cứ buộc tội Quỳnh thì cơ quan công an cần bắt thêm nhiều người… vì tôi chính là người khởi xướng và tham gia soạn thảo chính tập tài liệu này.”
Luật sư Lê Công Định nhận định trên Facebook về bản cáo trạng như sau:
“Đọc bản cáo trạng buộc tội chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), không khỏi lắc đầu ngao ngán về trình độ của các tác giả.”
Trao đổi với VOA-Việt ngữ hôm 19/6, bà Tuyết Lan nói một thư ký tòa án vào sáng 19/6 cho biết gia đình bà không được dự phiên tòa xét xử Như Quỳnh vì đây là một phiên tòa “đặc thù”:
“Tôi đến Tòa án và hỏi cô thư ký vì sao tôi chưa có giấy tham dự phiên tòa, cô thư ký tên Trịnh Thị Biên trả lời rằng vì đây là phiên tòa đặc thù nên tôi không được tham dự.”
Bà Lan kêu gọi những người quan tâm, các đại sứ quán và truyền thông quốc tế hãy đồng hành cùng gia đình đến tham dự phiên tòa để bảo đảm tính minh bạch trong tiến trình xét xử cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – “một công dân Việt Nam yêu nước đang bị quy chụp và giam cầm vì những hành động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền của đất nước mình,” bà chia sẻ trên Facebook.
Trong một quyết định do Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ký ngày 14/6, phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng hôm 29/6, blogger Mẹ Nấm bị truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo cả ba hành vi nêu tại khoản 1, Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Trong kết luận của bản cáo trạng mà nữ blogger này phải đối mặt với bản án đến 12 năm tù có đoạn: “Trong quá trình điều tra, truy tố, mặc dù đã được cơ quan tiến hành tố tụng phân tích, giáo dục nhưng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn không có sự chuyển biến tư tưởng, luôn giữ thái độ chống đối nhà nước, không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải về hành vi của mình, nhận thức xã hội còn phiến diện, tiêu cực, do vậy cần xem xét xử lý nghiêm minh.”
https://www.voatiengviet.com/a/me-nam-se-khong-nhan-toi-truoc-toa-cao-trang-chung-chung/3913117.html
Việt Nam bắt ông Phạm Minh Hoàng, ‘trục xuất ngày mai’
Giáo Sư Phạm Minh Hoàng bị công an bắt vào ngày tối ngày thứ Sáu 23/6 và sẽ bị trục xuất vào ngày mai, gia đình ông Phạm Minh Hoàng nói với VOA.
Vài giờ sau khi ông Hoàng bị bắt, vợ ông, bà Lê Thị Kiều Oanh, nói với VOA Việt ngữ: “Lúc 18h10 chiều nay, một công an khu vực gõ cửa nhà tôi và nói rằng cần kiểm tra hộ khẩu định kỳ, nhưng vài giây sau thì công an ập vô nhà, mời chồng tôi lên trụ sở công an phường để làm việc. Họ nói giải chồng tôi về trụ sở công an và ngày mai sẽ trục xuất chồng tôi.”
Bà Oanh cho biết thêm, không dừng lại ở đó, chính quyền còn mang xe có trang bị máy phá sóng truyền tin khi bắt ông Hoàng và khóa trái cửa sau khi giải ông đi.
“Họ dùng vũ lực, nhiều người xông vô lôi chồng tôi ra khỏi nhà và đóng sập cửa nhốt tôi lại trong nhà để tôi không làm gì được. Khi họ đem xe phá sóng đi rồi thì tôi mới bắt đầu thực hiện được mấy cuộc gọi [điện thoại]. Việc đầu tiên là tôi gọi cho Tổng Lãnh sự Pháp ở Sài Gòn và thông báo sự việc.” Vẫn lời bà Oanh.
Trước đó, ông Hoàng, một giáo sư Toán, có song tịch Việt-Pháp, nói với VOA rằng từ đầu tháng 6, Tổng Lãnh sự quán Pháp báo cho ông “tin xấu” là Việt Nam “muốn trục xuất” ông.
Ông Hoàng xác nhận với VOA Việt ngữ rằng ông nhận được quyết định của Hà Nội về việc tước quốc tịch Việt Nam của ông.
Vị giáo sư, cũng là một thành viên Đảng Việt Tân, nói quyết định do Chủ tịch nước Việt Nam, Trần Đại Quang, ký ngày 17/5/2017.
Nói với VOA hôm 11/6, ông Hoàng cho hay tòa lãnh sự đã đàm phán với phía Việt Nam để ông được ở lại đến cuối tháng 6, và hiện còn quá sớm để biết liệu chính quyền có “cưỡng chế” để trục xuất ông hay không. Mặc dù vậy, ông chia sẻ rằng ông “chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.”
Ông Hoàng cho rằng chính quyền muốn tước quốc tịch nhằm “trả thù” các hoạt động cổ xúy ôn hòa vì dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam của ông và của đảng Việt Tân.
Ông Hoàng, sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nói ông “băn khoăn” vì tờ quyết định không nói rõ chính quyền Việt Nam căn cứ vào lý do cụ thể gì để tước quốc tịch.
Tháng 3/2016, công an đột ngột xông vào một lớp học về “kỹ năng mềm” do ông hướng dẫn tại một quán café ở Sài Gòn, cách ly học viên với người hướng dẫn; thẩm vấn từng người trong nhiều giờ liền.
Trước đó, ông Phạm Minh Hoàng bị bắt năm 2011 khi đang giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn.
Tháng 1/2012, Blogger Phạm Minh Hoàng đã được trả tự do, sau khi được giảm phân nửa bản án 3 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự vì các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân trái với nhà nước.
Gần 30 năm định cư tại Pháp, vào năm 2000, ông Phạm Minh Hoàng quyết định về Việt Nam sinh sống để theo đuổi ước mơ đóng góp xây dựng đất nước qua việc truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ. Sau án tù vì các bài viết cổ xúy dân chủ của mình, ông kiên quyết ở lại Việt Nam tiếp tục tham gia đấu tranh kêu gọi dân chủ – nhân quyền.
Nhà nước Việt Nam nói ông là thành viên đảng Việt Tân, một tổ chức bị chính quyền Việt Nam đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ông Hoàng xác nhận ông là đảng viên của đảng Việt Tân nhưng không làm gì sai với pháp luật Việt Nam.
VOA Việt Ngữ gọi cho công an phường 4, Quận 10, nơi ông Hoàng cư trú, không có ai trả lời điện thoại. VOA Việt Ngữ gọi cho công an Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, thì được trả lời: “Chỉ trả lời khi liên lạc trực tiếp.”
https://www.voatiengviet.com/a/pham-minh-hoang-bi-bat-truc-xuat-viet-tan/3912904.html
Đàn áp bất đồng chính kiến
được xem là có lợi cho giới làm ăn tại Việt Nam
Các nhà phân tích kinh tế nói nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy một khía cạnh tích cực của chiến dịch đàn áp thành phần bất đồng chính kiến ở Việt Nam, và qua đó cảm thấy an tâm vì kỳ vọng vào tính ổn định của môi trường kinh doanh tại quốc gia với chế độ độc đảng này.
Nhân viên chính quyền mặc thường phục đánh đập những nhà tranh đấu cho nhân quyền và blogger trong 36 vụ hành hung khác nhau từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017, gây thương tích nghiêm trọng, theo Human Rights Watch. Vẫn theo tổ chức này, một số nạn nhân trong số này từng tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường hoặc vì nhân quyền.
Các nhà phân tích trong nước nói giới đầu tư ngoại quốc và những người khác làm ăn ở Việt Nam, hoặc là nhắm mắt làm ngơ trước chiến dịch đàn áp đó, hoặc coi đây như chỉ dấu cho thấy chính quyền đang triệt tiêu dần những mối đe dọa có thể có đối với chương trình thúc đẩy kinh tế – một nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ông Adam McCarty, kinh tế gia trưởng của Viện Mekong Economics ở Hà Nội, nói:
“Hiện nay hầu như ai cũng hiểu ngầm rằng chế độ độc đảng Việt Nam sẽ tồn tại vô hạn định, và vì vậy, chỉ trích chế độ một cách công khai là kể như rước họa vào thân.”
Ông McCarty nói: “Giới doanh nhân thích sự ổn định theo lối ấy. Họ có thể phản đối nó về phương diện đạo đức, hoặc các giá trị dân chủ, nhưng trên phương diện kinh doanh, thì đó là một môi trường ổn định để làm ăn.”
Các nhà quản lý doanh nghiệp thuộc các phòng thương mại Mỹ và châu Âu tại thành phố Hồ Chí Minh hôm thứ Tư không bình luận khi được hỏi các doanh nghiệp thành viên nghĩ gì về vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Các nhà phân tích nói chính quyền Cộng sản Việt Nam muốn kiểm soát thành phần bất đồng chính kiến trước hội nghị thượng đỉnh APEC – tức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương mà Việt Nam sẽ tổ chức vào tháng 11 năm nay. Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức APEC là năm 2006.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo từ 20 quốc gia khác có thể dự APEC trong năm nay.
Ông Frederick Burke, chuyên gia luật của công ty luật quốc tế Baker & McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh, nói Việt Nam muốn tránh bất kỳ tình huống nào có thể làm họ mất mặt vì các cuộc biểu tình chống đối, trong khi đang tìm cách trưng ra một hình ảnh về một Việt Nam “cởi mở và sẵn sàng” dưới con mắt của các quan khách nước ngoài đến dự APEC.
Ông McCarty nói:
“Không có gì nhiều để than phiền, tôi nghĩ APEC sẽ là cơ hội lớn để giới thiệu Việt Nam với thế giới. Chính quyền Việt Nam không muốn sự kiện này trở thành một hậu cảnh cho một cuộc biểu tình.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, các nhân viên mật vụ Việt Nam đánh đập các nhà hoạt động và các blogger mà “không bị truy cứu.” Hôm Chủ Nhật, Tổ chức này yêu cầu chính phủ phải chấm dứt các cuộc tấn công và truy cứu trách nhiệm thủ phạm các vụ đánh đập. Ông nói thêm rằng các nhà tài trợ cho chính phủ Việt Nam nên lên tiếng yêu cầu Hà Nội chấm dứt hành động này.
Các công tố viên Việt Nam cũng đã chính thức ra cáo trạng buộc tội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger được biết đến với tên gọi Mẹ Nấm, về nghi ngờ “tuyên truyền chống nhà nước.” Blogger Mẹ Nấm, người được đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump trao Giải thưởng Phụ nữ Can đảm Quốc tế vào tháng 3 nhưng đã vắng mặt vì đang bị giam cầm, phải đối mặt với khung hình phạt đến 12 năm tù nếu bị kết án.
Tuy vậy, ông Burke cho biết, Việt Nam vẫn cho phép đăng các lời bình luận, mở cửa mạng truyền thông Internet vì lợi ích của sự phát triển kinh tế và xã hội.
Ông Burke nói: “Luôn luôn có nhiều bình luận chính trị nóng bỏng trên mạng và mọi người đổ xô vào internet. Vẫn có rất nhiều sự cởi mở trên internet của Việt Nam. Bạn có thể muốn đăng gì thì cứ đăng, quan trọng là Facebook, Google, bị đóng cửa ở Trung Quốc, nhưng ở đây thì vẫn cho hoạt động và nó giúp hỗ trợ nền kinh tế.
“Nhưng như thường lệ, luôn luôn có một số nhạy cảm trong các lĩnh vực khác nhau về những gì được mang ra bàn luận, bàn về ai và bàn làm thế nào.”
Theo ông Oscar Mussons, chuyên gia cao cấp của Tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại thành phố Hồ Chí Minh, các thành viên của Nghị viện Châu Âu có thể tìm kiếm những cải thiện về nhân quyền trước khi phê chuẩn một hiệp ước thương mại tự do với Việt Nam, được ký vào tháng 12/2015.
Vào tháng 2, khi một tiểu ban nhân quyền của Nghị viện châu Âu thăm Việt Nam, các thành viên đã lên tiếng về tình hình nhân quyền tại đây.