Tin Việt Nam – 23/05/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 23/05/2019

Tài xế tiếp tục phản ứng về việc thu phí

và vị trí đặt trạm BOT T2

Cho đến ngày 23/5, Trạm thu phí BOT T2 ở cầu Vàm Cống vẫn bị nhiều tài xế tiếp tục phản ứng về việc thu phí cũng như vị trí đặt Trạm thu phí.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

Cũng trong ngày 23/5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã có cuộc họp nhằm tìm giải pháp cho trạm thu phí BOT T2, đặt trên Quốc lộ 91 thuộc quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

Phát biểu tại cuộc họp, Ông Lê Thành Mẫn, Phó tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Nguyễn Huệ ở Long Xuyên cho rằng, cầu Vàm Cống thông xe giúp giao thông thuận tiện, người dân không phải qua phà…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải và tài xế đi tuyến Long Xuyên -Kiên Giang hoặc đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, không đồng tình vì cho rằng phải trả tiền phí qua trạm BOT T2, trong khi chỉ sử dụng vài trăm mét đường của dự án.

Trước đó vào ngày 22/5, Hiệp hội vận tải ô tô An Giang đã có văn bản kiến nghị Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các ngành chức năng về vị trí đặt Trạm BOT T2 Quốc lộ 91 đang vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hiệp hội Vận tải An Giang cho biết, đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải về việc đặt trạm như hiện nay là bất hợp lý, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp.

Cầu Vàm Cống được khởi công xây dựng từ 10/9/2013 bằng vốn vay của chính phủ Hàn Quốc. Dự án được dự kiến hoàn thành trong 4 năm nhưng đã kéo dài đến 6 năm với số tiền đầu tư lên đến 5.700 tỷ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/drivers-protested-at-t2-bot-national-highway-91-05232019093046.html

 

Tù chính trị tuyệt thực tập thể trong trại giam

 phản đối biệt giam Nguyễn Văn Hóa

Tù nhân lương tâm Hoàng Bình, Nguyễn Bắc Truyển cùng với một số người tù chính trị khác đang tiến hành tuyệt thực trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam để phản đối công an quản giáo đánh đập và biệt giam Nguyễn Văn Hóa, một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do đang thụ án 7 năm tù giam vì ghi hình các cuộc phản đối Formosa.

Thông tin này được ông Hoàng Nguyên, em trai của TNLT Hoàng Bình cho biết sau chuyến thăm gặp sáng ngày 23 tháng 5 năm 2019.

“Tình hình là như hôm bữa tôi chia sẻ về cuộc gọi anh Hoàng Bình điện về gia đình thì Hóa bị đánh đập là vì lý do có một tờ đơn soạn sẵn yêu cầu Hóa điền và viết thông tin vào đấy. Nhưng có một số chỗ để khoảng trống nhưng họ không gạch chéo, yêu cầu Hóa ký vào nhưng Hóa không ký.

Lúc đó hai bên có ‘cựa quậy’ và có 1 số xích mích với trại giam sau đó Hóa bị đánh rất nhiều, thậm chí có những chỗ thâm tím trên người.

Từ đó đến nay từ ngày 11, 12/5 thì Hóa bị biệt giam. Theo nguyên tắc thì khi bị biệt giam phải thông báo cho anh em trong trại giam ở đó nhưng họ không thông báo với những người ở chung, cho nên những anh em trong đó như Hoàng Bình, Nguyễn Bắc Truyển và những anh em khác cùng tuyệt thực.

Tính từ đó đến hôm nay là 11 ngày rồi, anh em cũng đã viết đơn khiếu nại lên trại giam,” ông Hoàng Nguyên nói qua điện thoại với phóng viên vào trưa 23/5.

Đài Á Châu Tự Do thực hiện nhiều cuộc gọi đến các số điện thoại của Trại giam An Điềm để hỏi về vụ việc nhưng không thể kết nối.

Cũng theo ông Hoàng Nguyên, anh trai mình sức khỏe khá yếu do tuyệt thực dài ngày và khi thăm gặp công an, cảnh sát cơ động và an ninh xuất hiện khá đông bao xung quanh để gây áp lực tinh thần cho gia đình Hoàng Bình.

Nguyễn Văn Hóa bị công an quản giáo kẹp cổ và đánh trong trại giam

Hôm 13/5/2019 ông Hoàng Bình gọi điện về cho gia đình và thông báo việc ông chứng kiến ông Nguyễn Văn Hóa, phóng viên của Đài Á Châu Tự Do, người đang thụ án 7 năm tù giam vì cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” bị kẹp cổ và đánh trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Ông Hóa bị biệt giam từ đó cho đến nay, ngay cả khi chị gái của Hóa lên thăm vào ngày 14/5 cũng không được thăm gặp.

Ông là người dùng flycam để quay lại các thước phim trên cao liên quan đến các cuộc biểu tình đòi quyền lợi của người dân miền Trung trong thảm họa Formosa.

Ông bị bắt hồi đầu năm 2017 khi đang quay phim gần khu vực tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong một bức thư gửi cho gia đình anh nói mình bị công an “bắt cóc” 9 ngày và giam giữ trong một khách sạn sau đó mới có lệnh bắt chính thức.

Đến ngày 27/11 cùng năm anh bị tuyên án 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.

Hôm 25/2/2019, ông Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực 12 ngày trong trại giam để phản đối hành xử của cán bộ quản giáo và việc khiếu nại do anh có làm đơn đề nghị xử phúc thẩm nhưng không được chuyển đi.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/group-of-political-prisoners-go-on-hunger-strike-to-protest-solitary-confinement-to-colleague-prisoner-nguyen-van-hoa-05232019090825.html

 

Cựu phó VKS bị truy tố tội dâm ô trẻ em

Ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng chính thức bị truy tố tội dâm ô trẻ em với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Truyền thông Việt Nam loan tin vào tối ngày 22 tháng 5, theo đó thì Viện Kiểm Sát Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ truy tố ông Nguyễn Hữu Linh, sinh năm 1958, ngụ tại quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, sang tòa án Quận 4 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Phía tòa án đã vào sổ thụ lý và trình chánh án hồ sơ vụ án để chánh án phân công thẩm phán giải quyết theo qui định Việt Nam.

Vào ngày 21 tháng 4, Công an Quận 4, Tp HCM cũng đã khởi tố bị can với ông Nguyễn Hữu Linh; tuy vật ông này được phía cơ quan điều tra cho tại ngoại và cấm rời khỏi nơi cư trú.

Vào ngày 2 tháng tư vừa qua, trên mạng xã hội Facebook lan truyền video clip một người đàn ông sàm sỡ bé gái trong thang máy chung cư. Người đàn ông đó sau này được xác định là ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tp Đà Nẵng.

Công luận phản ứng mạnh mẽ, thậm chí có người đến tại nhà ông này ở Đà Nẵng bày tỏ thái độ bất mãn với hành động sàm sỡ của ông Nguyễn Hữu Linh đối với một bé gái trong thang máy Chung cư Galaxy 9.

Một số người trong thời gian qua tiếp tục lên tiếng không để cho vụ việc ‘chìm xuồng’.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ex-de-prosecutor-charged-05222019130943.html

 

Ông Nguyễn Hữu Linh

được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ

Viện Kiểm sát quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đối với ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng, người đã sàm sỡ bé gái 9 tuổi trong thang máy chung cư Galaxy ở quận 4. Truyền thông trong nước loan tin ngày 23/5.

Ông Nguyễn Hữu Linh bị truy tố về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Theo truyền thông trong nước, cơ quan công tố nhận định hành vi của ông Linh là nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội tại địa phương, và cần xử lý nghiêm để có tác dụng răn đe đối với một người từng làm ở cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên, Viện kiểm sát đề nghị cho ông Linh được xét các tình tiết giảm nhẹ như: phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Trước đó, trên mạng lan truyền 1 đoạn video trích xuất từ camera an ninh trong thang máy chung cư Galaxy, phường 1, Quận 4 cho thấy ông Nguyễn Hữu Linh đã sàm sỡ một bé gái 9 tuổi vào tối ngày 1/4.

Qua lời khai ban đầu với phía công an quận 4, ông Linh nói rằng chỉ ‘nựng’ bé gái vì thấy bé dễ thương, nhưng sau đó đã thừa nhận do đã uống bia nên có ôm, hôn bé gái chứ không có ý định xâm hại.

Phía Công an quận 4 sau một tháng khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hữu Linh cũng đã xác định bé gái đã bị ôm, hôn, sờ đùi, sờ bụng…

Hiện ông Linh bị cáo buộc vào Khoản 1 Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Với việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, mức án cho ông Linh có thể thấp hơn trong khung hình phạt, theo nhận định của Luật sư Đặng Đình Mạnh trong một phỏng vấn với RFA trước đây. Vẫn theo Luật sư Mạnh, thậm chí ông Linh có thể hưởng án treo.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức bên lề hành lang Quốc hội vào ngày 23/5, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, Phó Giám đốc Sở Lao động, thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên, Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Phú Yên cho rằng cần tăng mức phạt gấp 10 lần hoặc nặng hơn đối với các phiên xử sàm sỡ, xâm hại tình dục, đặc biệt đối với trẻ em.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/procuracy-applied-many-extenuating-circumstances-for-nguyen-huu-linh-05232019084215.html

 

Điều tra và khởi tố hai người về tội dâm ô trẻ em

Công an và Sở Y tế tỉnh Sơn La cùng với bệnh viện Đa khoa Quỳnh Nhai hiện đang phối hợp điều tra việc kỹ thuật viên tên M.A.C. của bệnh viện này bị tố cáo hiếp dâm một bệnh nhân nữ 13 tuổi vào ngày 21/5, khi chụp X-quang phổi cho bệnh nhân. Hiện anh C. đang bị tạm giữ để điều tra vụ việc.

Cũng trong ngày 23/5, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Phan Thiết đã quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Thừa, 55 tuổi, sống tại Mũi Né về tội dâm ô người dưới 16 tuổi. Ông Thừa được tại ngoại nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo Thanh Niên, ông Thừa bị tố cáo có hành vi dâm ô, sờ mó chỗ nhạy cảm trên cơ thể các em nhỏ trong lúc dạy đàn, dạy hát và đi biểu diễn ở phường
Theo trình bày của cha một nạn nhân với blogger của Đài Á Châu Tự Do, việc ông Thừa có hành vi dâm ô với các em nhỏ được phát giác từ năm 2018. Gia đình các nạn nhân đã trình báo và gửi đơn tố cáo tới công an phường Mũi Né. Hồ sơ sau đó được chuyển đến công an thành phố Phan Thiết.

Sau khi bị phát hiện, ông Thừa nói rằng ông chỉ ‘nựng’ các học sinh do thương yêu, chứ không phải sàm sỡ.

Các kết quả khám nghiệm sau đó cho thấy có 2 bé gái bị rách chân màng trinh và một bé còn lại có dấu hiệu bị dâm ô.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/another-2-investigated-for-child-molesting-05232019085845.html

 

Khởi tố 4 phụ nữ

liên quan vụ giết người rồi đổ bê tông

Bốn phụ nữ liên quan vụ giết người rồi đổ bê tông đã bị bắt tạm giam và bị khởi tố tội giết người theo lệnh của cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Dương hôm 23/5/2019. Báo trong nước đưa tin cùng ngày.

Bốn phụ nữ gồm Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi), Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi), Nguyễn Ngọc Tâm Huyên (40 tuổi) và Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi).

Sự việc được phát giác hôm 15/5/2019 khi ông Nguyễn Thanh Huân ở xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình  Dương, dọn dẹp căn nhà mới mua thì thấy hai thùng nhựa đổ bê tông. Khi đập bê tông, ông phát hiện có xác người và đã báo công an. Hai nạn nhân được xác định là Trần Đức Linh và Trần Trí Thành.

Báo Zing trích lời khai của các bị cáo rằng cuối năm 2018, cả nhóm đến một khu du lịch tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) thuê phòng, mở lớp tu luyện một giáo phái lạ do Phạm Thị Thiên Hà đứng ra điều hành, buộc những người còn lại phải tuân thủ các quy tắc tu luyện. Tại đây, Trần Đức Linh xảy ra mâu thuẫn với Thiên Hà và Phương Thảo.

Nhóm người liên quan vụ án khai rằng ông Linh nhảy lầu tử vong khi tu luyện. Gần một tuần sau, nhóm này bỏ thi thể ông Linh vào thùng nhựa, ướp bằng xác trà và đổ bê tông vào.

Sau đó vài ngày Hà và Thảo giết chết anh Thành vì thấy anh này có những dấu hiệu lạ, hay nhìn trộm phụ nữ.

Một số báo thuộc truyền thông nhà nước sau đó có những bài viết cho biết những người này thuộc Pháp Luân Công.

Các tín đồ Pháp Luân Công cho rằng truyền thông nhà nước đang lấy cớ bôi nhọ Pháp Luân Công làm cho người dân chưa biết về Pháp Luân Công sẽ có nhận định sai lầm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prosecuting-4-women-involved-in-the-murder-n-pouring-concrete-05232019092950.html

 

Quanh việc Bộ trưởng Tuấn Anh

muốn ‘xử lý người xuyên tạc giá điện’

Một luật sư ở Hà Nội nói với BBC rằng đề xuất “xử lý người xuyên tạc về tăng giá điện” của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nếu được chấp thuận “thì sẽ là tiền lệ xấu”.

Trong bối cảnh người dân bức xúc chuyện giá điện tăng ít nhất 35%, báo cáo mới đây của Bộ Công Thương nhấn mạnh ngành điện “đã chuẩn bị kỹ càng, có kế hoạch đầy đủ cho việc giải đáp thắc mắc của khách hàng sử dụng điện. Cơ quan này cũng đã kiểm tra thực tế các cuộc gọi xử lý thông tin khách hàng, cho thấy khách hàng đều hài lòng, đồng ý với kết quả giải quyết.”

Tăng giá điện và cáo buộc ‘đối tượng xấu lợi dụng’

Dân Việt Nam phản ứng vụ tăng giá điện

Việt Nam: ‘Giá điện bất cập, thị trường độc quyền’

VN: Tăng giá điện ‘có thể tác động mọi mặt đời sống’

“Bộ kiến nghị thủ tướng giao Bộ Thông tin-Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc điều chỉnh giá điện; phản ánh chính xác, khách quan, không đưa thông tin trái chiều về giá điện. Đồng thời có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội,” báo cáo của Bộ Công Thương viết.

‘Quyền gì mà cấm dân ta thán?’

Hôm 22/5, từ TP Hồ Chí Minh, nhà báo Châu Thị Phan nói với BBC: “Về vụ này, nhà báo cứ nhìn phản ứng dữ dội của mọi người, không chỉ nhân dân mà ngay cả một số nhà báo, và các thành phần trí thức khác trong mấy ngày qua thì đủ hiểu.”

“Mang danh là bộ trưởng mà ông Tuấn Anh kiến nghị những điều tào lao, phạm luật. Việc tăng giá điện đã không được công bố rõ ràng , chi tiết cho từng định mức mà chỉ nói chung chung là tăng trên 8% , nên khi trả tiền điện thực tế, người dân không phẫn nộ mới lạ. Thế mà ông ta lấy quyền gì mà cấm dân ta thán? Tôi cho rằng kiến nghị của ông Tuấn Anh chỉ tổ khiến dân chúng thấy thêm bản chất hồ đồ, ngược ngạo của một thái tử đỏ quen được cưng chiều. Ông ta quả đúng là “Chân mình thì lấm mê mê. Đi cầm bó đuốc mà rê chân người.”

‘Xâm phạm quyền tự do ngôn luận’

Hôm 21/5, trả lời BBC từ Hà Nội, Luật sư Ngô Anh Tuấn, Văn phòng luật sư cùng tên, nói:

“Theo như tôi hiểu, mục đích của Bộ Công thương là mong cấp trên chỉ đạo xử lý những thông tin thất thiệt liên quan tới việc tăng giá điện gây hoang mang dư luận. Đây không phải là động thái lạ lẫm vì nó được nhiều cơ quan khác từng áp dụng mỗi khi gặp các phản ứng của người dân mà mình không tự giải quyết được.”

“Tuy nhiên, việc thông tin như thế nào là thất thiệt, gây hoang mang tới mức độ nào thì khó cơ quan nào thẩm định được.”

“Trong khi đó, việc kiến nghị này thực tế lại xâm phạm các quyền tự do ngôn luận của công dân theo Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam 2013.”

“Như vậy, chưa đánh giá được hiệu quả của đề xuất này cũng như chưa biết được động thái của người đứng đầu chính phủ thế nào nhưng rõ ràng, hành động trên đây của Bộ Công thương một lần nữa đi ngược lại với ý chí của người dân, nếu không muốn nói là khiêu chiến, gây bất hòa với cư dân mạng.”

“Tôi đánh giá đây là một hành động sai lầm nghiêm trọng khi họ không giải thích sự hợp lý trong việc tăng giá điện với cấp trên, với người dân bằng cơ sở khoa học, bằng những con số thực tế mà thay vào đó là hành vi mà nói theo cách dân gian là bịt miệng.”

“Nếu Chính phủ thuận theo đề xuất của Bộ Công thương thì nó sẽ là tiền lệ xấu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bắt chước, học đòi…”

Ai ‘đồng thuận’ tăng thuế xăng dầu?

Bị cắt điện vì than phiền trên Facebook

Tăng giá xăng: ‘Bóng đang ở sân Quốc hội’

‘Bóp hầu bóp cổ’

Trước đó, nhà báo tự do Sương Quỳnh, nói với BBC:

“Việc chính quyền làm gì sai rồi vu khống cho “đối tượng xấu” hay Việt Tân hay “thế lực thù địch” đã là chuyện thường xuyên không có gì ngạc nhiên hay là trường hợp “lạ”. Việc vu khống này chỉ hòng trốn tránh trách nhiệm và đó là hành vi coi thường pháp luật cũng như người dân.”

“Một khi bị bóp hầu bóp cổ với việc hóa đơn tiền điện tăng không phải 8,3 % như công bố mà bị tăng từ 35-57% thì người dân la lên là hoàn toàn hợp lý.”

“Đó là dân Việt Nam đã bị đè đầu cưỡi cổ và bị đàn áp nhiều nên mới chỉ la thôi, còn ở các nước khác thì người dân xuống đường biểu tình đòi công ty điện bồi thường hay đòi thủ tướng, bộ trưởng phải từ chức rồi. Ví dụ như tình hình ở Pháp thời gian qua, giá xăng mới tăng vài Euro mà người dân biểu tình cả tháng nay.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48346703

 

Cử tri ‘lo lắng’ về diễn biến vụ Nhật Cường

Một đại biểu quốc hội hôm 22/4 đặt câu hỏi liệu có ‘lợi ích nhóm’ trong vụ Nhật Cường hay không.

Đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh đã nêu các câu hỏi về chủ đề này tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế – xã hội.

Bà Khánh được truyền thông trong nước dẫn lời nói thông tin về việc công ty Nhật Cường cung cấp trang thiết bị phần mềm cho dự án hành chính công Hà Nội “khiến dư luận, người dân hoang mang”.

“Đứng đằng sau vụ việc của Nhật Cường có lợi ích nhóm hay không? Hay là doanh nghiệp này tham gia đầu tư vào lĩnh vực hành chính công rồi đụng đến ai đó nên người ta dằn mặt nhau? Bây giờ đại biểu Quốc hội còn chưa biết được nữa thì dân làm sao biết?” bà Khánh nói thêm.

Được biết phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế – xã hội này có sự tham dự của Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải.

Vào hôm 21/05 ông Hải, bên lề họp Quốc hội, trả lời câu hỏi phóng viên về thông tin Công ty Nhật Cường – đơn vị cung cấp hầu hết dịch vụ công trực tuyến của chính quyền và các sở, ngành thuộc TP.Hà Nội.

“Nhiều thông tin trên báo chí cho rằng Nhật Cường cung cấp nhiều dịch vụ công cho Hà Nội, đồng thời e ngại dịch vụ này sẽ bị ảnh hưởng đến việc xét tuyển trực tuyến, việc vào điểm cho học sinh…

“Tuy nhiên, tôi được báo cáo hoạt động bình thường của thành phố không bị ảnh hưởng.

“Đồng chí Chủ tịch thành phố và Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo đều bảo đảm việc này. Thành uỷ Hà Nội đã giao cho Ủy ban Nhân dân Thành phố rà soát, trước hết phải bảo đảm mọi việc không bị ảnh hưởng, nhất là trong bối cảnh chuẩn bị thi, sổ điểm như thế nào, dịch vụ công ra sao,” ông Hải nói với các phóng viên.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nói thêm “thực tế có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cho thành phố chứ không chỉ mình Nhật Cường”.

Chủ tịch Trọng và một Việt Nam đầy ắp câu hỏi

Đảng muốn xử các đại án ‘đúng tiến độ’

Công an khám xét Công ty Nhật Cường

Trong khi đó báo Dân Trí hôm 22/5 đưa tin báo này đã “hỏi nhanh” Bộ trưởng Công an về chủ đề này.

“Trao đổi nhanh với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội chiều nay, 22/5, trả lời câu hỏi: “Ông chủ Nhật Cường mobile bỏ trốn có ảnh hưởng đến quá trình điều tra làm rõ vụ án buôn lậu tại Nhật Cường mobile hay không?” Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an khẳng định việc Bùi Quang Huy bỏ trốn không ảnh hưởng gì đến tiến trình điều tra vụ án,” báo này đưa tin.

Bộ Công an hôm 19/5 phát lệnh truy nã ông Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Nhật Cường Mobile).

Lệnh truy nã được đưa ra năm ngày sau khi bộ này khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Huy và tám người khác vì tội “Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Truyền thông nhà nước dẫn lời Bộ Công an nói bị can này đã “bỏ trốn từ ngày 9/5”.

Vào tuần này, Chánh văn phòng, người phát ngôn UBND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên được báo chí trong nước mô tả là không trả lời câu hỏi nào và chỉ đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục chờ đợi kết luận của cơ quan điều tra và Bộ Công an.

Trong khi đó Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng sáng 20/5 nói với các phóng viên về quan ngại của cử tri cho rằng có thể có việc lộ bí mật Nhà nước, bàn tay trong nào đó để “tiếp tay cho Bùi Quang Huy bỏ trốn”.

“Từ giai đoạn khởi tố, lực lượng chức năng đã phải theo dõi thường xuyên liên tục, vì sao bắt hàng hóa thì được mà bắt người thì không. Theo tôi, nghi ngờ của cử tri, của người dân là có cơ sở.

“Có ý kiến nêu lên là nếu không phải sân sau, làm sao doanh nghiệp có thể phát triển như vũ bão trong một thời gian ngắn… Đặc biệt, doanh nghiệp này chiếm lĩnh toàn bộ thị phần với hoạt động của các cơ quan công quyền, các dự án quan trọng…”, đại biểu đoàn Bến Tre nói thêm hôm 20/05.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48365985

 

Tàu chiến Canada

sẽ thăm Cảng Cam Ranh lần đầu tiên

Tàu Hải quân Hoàng gia Canada (HMCS) Regina cùng với tàu  tiếp vận hậu cần hải quân (NRU) Asterix sẽ đến thăm Cảng Cam Ranh của Việt Nam từ ngày 10 – 13/6/2019 sắp tới.

Nguồn tin từ Đại sứ quán Canada tại Việt Nam cho biết chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên một tàu chiến Canada đến cảng Cam Ranh và hoạt động này nhằm tiếp tục tăng cường mối quan hệ quốc phòng giữa Canada và Việt Nam.

Tàu chiến HMCS Regina hiện đang tham dự chương trình hoạt động của Hải quân Hoàng gia Canada với hải quân của các nước đối tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Chương trình này được nói giúp củng cố khả năng hoạt động chung hiệu quả với các quốc gia đối tác và góp phần đảm bảo sự hiện diện nhất quán trên biển của Hải quân Canada trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chính sách quốc phòng “Mạnh mẽ, Bảo đảm An ninh, Hợp tác” của Canada nêu rõ lực lượng hải quân Canada hoạt động độc lập hoặc hỗ trợ các nhiệm vụ của đồng minh hoặc đối tác, giúp thúc đẩy bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.

Tin cho hay trong khuôn khổ chuyến thăm cảng Cam Ranh, Đoàn Canada dự kiến sẽ giao lưu với sinh viên Đại học Khánh Hòa, chiến sĩ Hải quân Vùng 4 – Cam Ranh và tham dự hoạt động nhân đạo tại mái ấm Nhân Ái và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.

HCMS Regina là một trong những tàu khu trục tiên tiến nhất trên thế giới, được trang bị nhiều vũ khí tác chiến chống ngầm, chống hạm nổi và hệ thống ra đa có khả năng phòng không mạnh mẽ.

Các tàu Hải quân Hoàng gia Canada trong những năm gần đây từng có các chuyến thăm đến Cảng Tiên Sa – Đà Nẵng và Cảng Sài Gòn của Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/canadian-warships-will-visit-cam-ranh-port-for-the-first-time-05232019091546.html

 

Số phận Chung ‘Con’ sẽ ra sao?

Phạm Chí Dũng

Kịch cũ, diễn viên mới

Vở kịch đã trở nên quá nhuần nhuyễn về Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ ‘Nhôm’ lại có bề tái hiện vào năm 2019, với kịch bản hoàn toàn cũ mà chỉ thay bằng một lớp diễn viên mới.

Ai đã mật báo cho Bùi Quang Huy để ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn ngay trước mũi Bộ Công an, Nguyễn Xuân Phúc và cả ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng mới ốm dậy?

Hàng loạt đồn đoán và ám chỉ trong dư luận, trên mạng xã hội và trên mặt báo quốc doanh từ trước khi Hội nghị trung ương 10 diễn ra vào trung tuần tháng 5 năm 2019 về sân sau Bùi Quang Huy của Chung ‘Con’, tức Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, giờ đây trở nên phức tạp hơn hẳn bởi sự biến mất của Huy.

Một lần nữa kể từ năm 2012, Bộ Công an lại bị hố, phải chịu một scandal cay đắng và chắc chắn đang phải mở cuộc điều tra xem ‘kẻ phản bội’ nằm trong đội ngũ các đồng chí ‘còn đảng còn mình’ là ai.

Bởi vào ngày 14/5/2019, chính Bộ Công an thông báo là đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Bùi Quang Huy và 8 người khác vì tội “Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhưng đến ngày 19/5/2019, cũng Bộ Công an lại thông báo Bùi Quang Huy đã bỏ trốn từ ngày 9/5.

Có nghĩa là Bùi Quang Huy đã có đến 5 ngày để dư dả thời gian chuẩn bị mọi thứ và đào tẩu trước khi lệnh bắt có hiệu lực.

Vở kịch chỉ được tái công diễn nhưng vẫn còn nguyên giá trị lịch sử ‘và giá trị ‘nghệ thuật’ của nó. Cả Dương Chí Dũng vào năm 2012, Trịnh Xuân Thanh năm 2016 và Vũ ‘Nhôm’ năm 2017 đều đã được mật báo bởi những người ‘trong ngành’ và đều có thời gian để cao bay xa chạy.

Sau khi bị bắt lại ở Campuchia và bị đưa ra tòa, cựu tổng giám đốc Vinalines Dương Chí Dũng đã khai về một ‘ông anh trên Bộ Công an’ đã mật báo để Dũng kịp thời đào thoát chỉ ít tiếng đồng hồ trước khi lực lượng cảnh sát điều tra từ từ bước vào nhà y theo một cung cách rất ‘đúng quy trình’. Khi đó, đã ồn ào dư luận về kẻ mật báo chính là Phạm Quý Ngọ – thứ trưởng Bộ Công an. Nhưng rất may cho Ngọ là ông ta đã tránh bị truy tố vì căn bệnh xơ gan cổ trướng trong bụng ông ta đã không thể tránh khỏi cửa địa ngục.

Nhưng vụ Trịnh Xuân Thanh đầy kỳ bí thì lại khác hẳn, bởi cho tới nay vẫn không có bất kỳ công bố nào bởi bất kỳ quan điều tra nào về việc nhóm nào hoặc quan chức cao cấp nào đã bắn tin và mở đường cho Thanh ‘ra đi tìm đường cứu nước’ ở tận Đức.

Ngoài ra, cũng có sự khác biệt là hai trường hợp Dương Chí Dũng và Vũ ‘Nhôm’ đã chỉ trốn thoát suýt soát trước lệnh bắt và ngay trước mũi trinh sát công an, còn Trịnh Xuân Thanh và Bùi Quang Huy thì khá ung dung vì có hẳn một số ngày quý báu, không những đào thoát thành công mà còn có thể chuyển tiền ra nước ngoài để ‘mưu sinh’ về sau này.

Hẳn phải có nguyên do rất đặc biệt khiến Bùi Quang Huy bỏ lại toàn bộ cơ sở kinh doanh ở Việt Nam để bỏ trốn. Nguyên do đó có liên quan đến quan chức cao cấp?

Ai là đạo diễn vụ Bùi Quang Huy biến mất?

Sát thời điểm diễn ra Hội nghị trung ương 10 vào giữa tháng 5 năm 2019, một số tờ báo quốc doanh chợt ồn ào vụ ‘bắt Nhật Cường Mobile’, dù đây chỉ là một doanh nghiệp thuộc loại trung và chẳng có tiếng tăm gì. Chẳng bao lâu sau đó, thêm một đồn đoán ồn ào khác hé lộ: Nhật Cường là sân sau của Chung ‘Con’.

Bầu không khí ồn ào trên xuất hiện cùng với tin ngoài lề về việc Nguyễn Đức Chung đang có khả năng được cơ cấu vào diện ‘cán bộ cấp chiến lược’, nhưng còn cao hơn thế – tức cơ cấu vào hàng ủy viên ‘Bê Xê Tê’ (Bộ Chính trị) tại đại hội 13 diễn ra vào năm 2021.

Đường tiến thân của Chung ‘Con’ là hanh thông đáng kinh ngạc: từ một điều tra viên bình thường, chẳng bao lâu Nguyễn Đức Chung đã trở thành giám đốc công an Hà Nội, để sau đó được đặt vào ghế quản lý hành chính cao cấp và màu mỡ nhất thủ đô cộng sản.

Song trong cái chính trường giỏ cua con này kéo cẳng con kia ở Việt Nam, quy luật bất thành văn là cái gì hoặc kẻ nào đi nhanh quá đều không hay ho gì. Loại ‘tuổi trẻ tài cao’ như Chung ‘Con’ mà được cơ cấu vào Bộ Chính trị thì hẳn sẽ đụng phải cặp mắt hình viên đạn của không ít kẻ máu mê quyền lực khác.

Trong trường hợp Bùi Quang Huy không bỏ trốn mà đã bị bắt, có thể mức độ xung đột nội bộ giữa phe đánh và phe bị đánh trong đảng không đến mức quá gay gắt, mà thông thường bằng vào thái độ ‘thành khẩn khai báo’ của Huy trong trại tạm giam mà sẽ có thể hiện ra một động tác thỏa hiệp giữa hai phe.

Nhưng khi Bùi Quang Huy đã bỏ trốn vụ việc không còn là ‘chuyện nhỏ’ nữa, mà đương nhiên cống hiến cho phe đánh một cái cớ đầy thuyết phục để vụ việc ‘sân sau quan chức’ này được đẩy lên cho cấp Bộ Chính trị xử lý. Khi đó và nếu đúng là Chung ‘Con’ dính với Bùi Quang Huy, không chỉ bởi mối quan hệ sân sau mà còn bằng vào những gì mà một số quan chức và cả báo chí nhà nước đã ám chỉ ‘ai đó đã báo tin’ để Huy biến mất, số phận của Nguyễn Đức Chung – quan chức từng không ít lần xảo trá lật lọng với dân oan Đồng Tâm – sẽ không chỉ dừng ở mức ‘thuyên chuyển công tác’,., mà còn có thể theo chân những đàn anh ở Tổng cục Tình báo Bộ Công an (đã giải thể) theo cách bị giáng chức, mất chức hoặc thậm chí phải đi ‘viết nhật ký’.

Bài học xương máu gần gũi nhất và sống động nhất chỉ mới xảy ra vào năm 2017: Đinh La Thăng – một quan chức dầu khí và bộ trưởng giao thông vào thời Nguyễn Tấn Dũng dám cười khẩy vào cặp mắt kính đẫm nước mắt của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 6 vào năm 2012, đã chẳng còn biết trời cao đất dày là gì khi không còn cái lá chắn ‘Anh Ba X’ mà lại dám ngự ngay trong Bộ Chính trị và cái ghế bí thư thành ủy TP.HCM. ‘Trèo cao ngã đau’ như ông bà khuyên răn là thế.

https://www.voatiengviet.com/a/so-phan-chung-con-se-ra-sao/4929561.html