Tin Việt Nam – 22/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 22/12/2017

Campuchia: Chuyện ‘tước quốc tịch’ dân gốc Việt

Thùy LinhBBC Tiếng Việt

Tin tức chính quyền Campuchia sẽ ‘tước quốc tịch’ của 70 nghìn người gốc Việt đã gây ra nhiều hoang mang cho Việt kiều sinh sống tại vương quốc làng giềng.

Phóng viên Thuỳ Linh của BBC Việt Ngữ sau đó đã có một chuyến đi năm trong tháng 12/2017 ngày đến đất nước Chùa Vàng, để tìm hiểu về chính sách gây nhiều tranh cãi này:

Phóng viên Thùy Linh nói về chuyến đi trên Bàn tròn Thứ Năm

Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt

VN muốn Campuchia ‘đảm bảo quyền lợi người gốc Việt’

Vẫn lo về giấy cư trú người Việt ở Campuchia

Bầu cử Campuchia: đảng nào thắng?

Thu hồi giấy tờ cũ kết hợp cấp giấy tờ mới

Ông Trần Văn Long, một người dân sinh sống ở tỉnh Kampong Chhnang, cho phóng viên BBC biết, hôm 4/12 ông đã giao nộp quyển Sổ Cư Trú mà gia đình ông đăng ký cách đây 20 năm và nhận lại một biên bản ghi nhận.

Tuy nhiên Thẻ Ngoại kiều, Giấy chứng nhận Ngoại kiều và biên bản đóng phí ngoại kiều ông Long và gia đình có được sau khi làm thủ tục đăng ký ngoại kiều năm 2016 thì không bị thu hồi.

Thực ra, vào cuối tháng 8/2014, chính phủ Campuchia đã tiến hành một cuộc tổng khảo sát điều tra dân số người gốc Việt ở nước sở tại. Và ngay sang năm 2015, Campuchia tiến hành chương trình đăng ký ngoại kiều cho nhiều người gốc Việt, và ông Long và gia đình ông là một trong số đó.

Ông Long cho phóng viên chúng tôi thấy biên lai đóng phí ngoại kiều 250.000 riel vào tháng 8/2015 và sau đó vào 2016 và 2017, ông và vợ được cấp Giấy Chứng nhận Ngoại kiều và một Thẻ Ngoại kiều, được coi như là thẻ căn cước với ảnh thẻ và thông tin cá nhân.

Nhưng khi đó, chính phủ Campuchia không thu hồi giấy tờ cũ, mà theo Chủ tịch Tổng hội Người Campuchia gốc Việt Nam Châu Văn Chi, mục đích của Nghị định 129 ban hành năm 2017 là để tiến hành công tác này.

Cũng theo ông Chi, người gốc Việt trên 18 tuổi làm thủ tục đăng ký ngoại kiều sẽ phải đóng phí 250,000 riel hai năm một lần để gia hạn Giấy chứng nhận và Thẻ Ngoại kiều.

Sau ba lần, tức đến năm thứ 7 thì sẽ có thể bắt đầu đăng ký nhập tịch Campuchia nếu có nguyện vọng.

Campuchia: Thủ tướng Hun Sen cầu mong vận may

Campuchia: Những ngày cuối của ‘Nhà Trắng’

Quê nhà Chủ tịch Quốc hội Campuchia ở VN?

Lào tuyên bố rút quân khi Hun Sen thăm

Có nghĩa là trên lý thuyết, trong trường hợp của ông Long, nếu đã đóng phí lần một vào 2016, ông sẽ đóng lần hai vào năm 2018 tới đây và tiếp tục đóng vào 2020. Đến năm 2021 thì ông có thể đăng ký nhập tịch Campuchia. Theo phát hiện của BBC thì đây là thông tin mà nhiều người dân gốc Việt đều không biết rõ.

Thêm vào đó, khoản phí 250.000 riel, tương đương 1,4 triệu VND là quá khả năng chi trả của phần lớn người gốc Việt đang sống gần như ở “tầng đáy xã hội” ở Biển Hồ.

Tổng hội sẽ ‘nỗ lực để giúp đỡ tất cả bà con’

Ông Châu Văn Chi, cho BBC biết rằng Tổng hội đã vận động các nhà doanh nghiệp và nhà hảo tâm giúp đỡ cho 10.000 người dân ở 25 tỉnh thành và đang tiếp tục vận động để hỗ trợ khoản phí này.

Khi chúng tôi kiểm tra lại với ông Long thì ông cho biết ông không phải trả khoản phí này mà “quan chức Campuchia trả cho” dù ông không biết tiền đến từ đâu.

Trước đó, ông Trần Nhân Tuấn, một người dân ở tỉnh Kampong Chhnang đã thay mặt người dân viết đơn gửi lên các bộ ban ngành và các tổ chức quốc tế để xin hỗ trợ bà con với khoản phí này.

Nhưng ông Chi cho biết ông “không hiểu lá đơn của ông Tuấn và không biết rõ, nhưng tổng hội sẽ tiếp tục vận động để hỗ trợ cho tất cả bà con”.

Một số người dân khác thì bức xúc cho rằng họ đã sống ở Campuchia hàng chục năm qua, đã đóng quá nhiều phí, nhiều lần cho nhiều loại giấy tờ khác nhau hàng chục năm qua, bây giờ tất cả các loại giấy tờ cũ trở nên mất hiệu lực và họ phải làm lại từ đầu kèm theo một khoảng phí “chua chát”.

Truy lùng người tung tin ‘Hun Sen chết’

Ông Hun Sen ôm khách quá chặt?

Campuchia: Giới chỉ trích phải đóng thuế hoặc rời đi

Đối lập Campuchia đến nhà tù gần VN

Luật sư Lyma Nguyễn, một trong những người soạn thảo bản Báo cáo về Tình trạng pháp lý của người gốc Việt ở Cambodia năm 2012 thì cho biết, phải xét theo trường hợp của từng cá nhân, tuỳ vào thời điểm họ sinh ra để áp dụng loại luật nhập cư phù hợp.

Trong báo cáo này, có chỉ ra một trường hợp người Việt sinh năm 1954 ở Campuchia, mà các tác giả cho rằng người này đáng lẽ phải là công dân Campuchia theo Bộ luật Quốc gia dưới chế độ Bảo hộ Pháp năm 1934.

Nhiều giấy tờ mà người dân cung cấp cho phóng viên chúng tôi cũng đã bạc màu, nhoè chữ hoặc thất lạc. Cho dù các pháp lệnh nhập cư cũ còn được tôn trọng và áp dụng, cũng rất khó có thể có được thông tin đầy đủ cho tất cả 70,000 người với tình trạng giấy tờ khác nhau.

Ông Chi nói những giấy tờ này “không phải là không hợp lệ nhưng hiện giờ chính phủ Campuchia cho là bất thường” nên phải làm lại. Còn những người đã có giấy tờ mới mà có “giấu hiệu bất thường” cũng sẽ phải làm lại.

Người gốc Việt chỉ muốn ‘có được giấy tờ hợp pháp’

Nhiều người gốc Việt sinh sống ở vùng Biển Hồ chia sẻ họ chỉ muốn ổn định về mặt giấy tờ để sống hợp pháp và có thể được hưởng các chế độ an sinh xã hội như những công dân Campuchia.

Với những người dân còn sống lênh đênh trên mặt nước Biển Hồ, việc được cấp giấy tờ hợp pháp còn có nghĩa họ có thể mua đất, vay ngân hàng và cải thiện cuộc sống.

Tất cả đều không muốn đóng thêm các khoản phí và đăng ký giấy tờ mới nếu không đem lại kết quả.

Vì vậy, mối bận tâm lo lắng hiện tại của nhiều người gốc Việt là liệu Tổng hội có thể đủ khả năng hỗ trợ hết cho tất cả 70,000 người dân, trong vòng 7 năm hay không?

Và quan trọng nhất là liệu sau 7 năm, chính phủ Campuchia có thực sự hợp pháp hoá, và công nhận quốc tịch Campuchia cho họ hay không?

BBC sẽ tiếp tục đăng bài về câu chuyện người gốc Việt tại Campuchia trên trang nhà bbcvietnamese.com và trang Facebook của chúng tôi, các bạn đón đọc.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42454185

 

Đức ngưng miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao VN

Chính phủ Đức đã tạm dừng chế độ cho phép quan chức cao cấp Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa, một quan chức trong Bộ Ngoại giao nói với kênh truyền hình Đức Deutsche Welle (DW) hôm 21/12/2017 với điều kiện ẩn danh.

Tin này đã được bàn thảo trong cộng đồng Việt Nam tại Berlin từ lâu nay nhưng nay là lần đầu tiên đài phát thanh quốc tế DW của Đức xác nhận.

Báo VN: ‘Trịnh Xuân Thanh nhận vali tiền’

Đức đã kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo xét xử công bằng cho ông Trịnh Xuân Thanh và vụ việc phải được giám sát bởi các nhà quan sát quốc tếDeutsche Welle

‘Hồ sơ Trịnh Xuân Thanh ở Đức không đổi’

TBT Trọng và hai năm ‘chỉnh đốn Đảng’

Quan chức Đức nói với DW cũng cho biết thêm rằng một số quan chức cao cấp của Việt Nam đã bị từ chối nhập cảnh vào Đức trong thời gian qua.

Người này bình luận rằng trước đây quan hệ Đức – Việt đã từng rất ‘gần gũi và đáng tin cậy’, nhưng nay bị tổn hại nặng nề kể từ ‘vụ bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn khẳng định ông Thanh “tự về nước” để ra đầu thú, theo DW.

Đức đã kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo xét xử công bằng cho ông Trịnh Xuân Thanh và vụ việc phải được giám sát bởi các nhà quan sát quốc tế, vị quan chức ẩn danh nói.

Chính phủ Đức và Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đang theo dõi chặt chẽ các tiến triển của vụ việc và mong đợi những kết quả tích cực và phía Việt Nam biết phải làm gì để hàn gắn hỏng hóc trong quan hệ, quan chức này được Deutsch Welle dẫn lời nói hôm thứ Năm.

Hôm thứ Sáu, 22/12, BBC Việt ngữ đã liên lạc được với một trong các luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức để được biết phản ứng của luật sư này:

“Tất nhiên tôi liên tục giữ liên lạc với chính quyền Đức,” Luật sư Petra Isabel Schlagenhauf cho BBC Việt ngữ hay.

“Xin vui lòng thông cảm rằng không thể cung cấp thông tin cụ thể cho công chúng, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng chính phủ Đức đang làm những gì cần làm để tìm một giải pháp cho vụ án của thân chủ của tôi.

Bàn tròn thứ Năm: Điểm các sự kiện thời sự VN trong năm 2017

Ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đầu thú’‘Hồ sơ Trịnh Xuân Thanh ở Đức không đổi’

VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?

“Từ phía tôi, tôi đang hỗ trợ những gì mà chính quyền Đức đang làm trong vấn đề này. Điều mà bài báo trên kênh truyền hình Deutsche Welle nói là đúng. Tôi chắc chắn là vẫn giữ liên lạc thường xuyên với đội ngũ bảo vệ pháp lý tại Việt Nam. Nhưng xin thông cảm rằng tôi không thể đưa ra thêm chi tiết trong tình hình hiện nay,” Luật sư Schlagenhauf cho biết.

‘Không đếm tiền’

Hôm 22/12, nhiều báo chính thống của nhà nước ở Việt Nam đồng loạt đưa tin về vụ án với ông Trịnh Xuân Thanh và cho hay ông Trịnh Xuân Thanh ‘từng có tiền án, tiền sự’, theo lý lịch bị can tại kết luận điều tra của Cơ quan Điều tra của Bộ Công An, công bố hôm thứ Sáu.

‘Hồ sơ Trịnh Xuân Thanh ở Đức không đổi’

LS Schlagenhauf ‘theo dõi sát vụ ông Thanh’

Báo chí Đức đưa thêm tin vụ Trịnh Xuân Thanh

Theo các báo này, ông Thanh từng ‘vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải’ và ‘cố ‎gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe’ nhưng báo không cung cấp thông tin vụ việc xảy ra khi nào, ở đâu.

Vẫn theo bản kết luận điều tra này, ông Trịnh Xuân Thanh cũng bị khởi tố hôm 9/12 về tội ‘tham ô tài sản’. Kết luận điều tra cũng nêu rõ việc ông Đinh Mạnh Thắng, em ruột cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, đã “đưa cho Trịnh Xuân Thanh một vali tiền”.

Theo các báo từ Việt Nam, ‘ông Thanh khai’ ông Thắng cho lái xe ‘mang vali’ đến tận nhà riêng, tuy nhiên khi mở ra ‘thấy tiền’ thì ông Thanh ‘không đếm nên không rõ bao nhiêu’.

Đây là các thông tin từ phía báo chí chính thống của Việt Nam được đưa ra trong quá trình ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đang bị điều tra và truy tố, hoặc thi hành án, cùng với nhiều bị can, bị cáo khác, BBC chưa có dịp kiểm chứng các thông tin trên, cũng như chưa có điều kiện liên lạc với các luật sư tại Việt Nam mà chính quyền đồng ý cho bảo vệ quyền lợi của ông Thanh trong vụ án.

Quan hệ tiếp tục xuống dốc

Về quan hệ với Đức, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng từng lên tiếng “lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8 về vụ Trịnh Xuân Thanh”.

Bà Lê Thị Thu Hằng cũng được báo Việt Nam trong tháng 8 trích lời nói “Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức”.

Tuy thế, trả lời BBC hôm 21/12 từ Berlin, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng vẫn bình luận rằng vụ Trịnh Xuân Thanh là vấn đề nghiêm trọng nhất trong quan hệ Đức – Việt năm 2017.

Mối liên hệ giữa người Đức với người Việt ở Berlin, người ta thận trọng hơn vì dẫu sao người ta cũng e ngại liệu những quan hệ đó có thể động chạm đến an ninh của Đức; và những mối quan hệ đặc biệt với cơ quan ngoại giao của VN ở đây như Tòa Đại sứ hay các cán bộ ngoại giao, dường như ai cũng bắt buộc phải có cái nhìn lại, nhận xét lạiNhà báo Lê Mạnh Hùng

Ông nói: “Hệ lụy của vụ này thể hiện rất nhiều mặt và mức độ nặng nhẹ tùy theo người Việt Nam ở vị trí nào, xuất xứ ra đi của họ ra sao.

“Có thể lấy vài ví dụ, ở tầm vĩ mô, do việc nước Đức đã xóa bỏ quy chế trong hợp tác với Việt Nam, nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các dự án, chương trình lớn viện trợ, hợp tác về mặt kinh tế, quân sự, văn hóa đối với Việt Nam.

“Những người nào có quan tâm hay có liên quan những dự án đó, đương nhiên công việc của họ bị ảnh hưởng và tôi cũng được một số bạn bè chia sẻ là họ cũng cảm thấy lo ngại nếu những công việc đó bị dậm chân tại chỗ thì các công việc và thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng.

“Thứ hai, đối với chính sách với Việt Nam trong việc xuất nhập cảnh thì chắc chắn phía Đức cũng làm chặt chẽ hơn, nó cũng gây ra nhiều trở ngại, nhiều người lo lắng ở chỗ tới đây việc đoàn tụ gia đình, thăm thân hay đón đưa những người từ Việt Nam sang đây công tác, du học hay thăm thân ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.

“Thứ ba, mối liên hệ giữa người Đức với người Việt ở Berlin cũng vậy, người ta cũng thận trọng hơn vì dẫu sao người ta cũng e ngại liệu những quan hệ đó cũng có thể động chạm đến an ninh của Đức

“Và những mối quan hệ đặc biệt với cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở đây như Tòa Đại sứ hay các cán bộ ngoại giao, dường như ai cũng bắt buộc phải có cái nhìn lại, nhận xét lại,” nhà báo Lê Mạnh Hùng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ hôm 22/12 từ Berlin.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42455496

 

Vụ bà Thuý Nga: Y án 9 năm cho người mẹ hai con

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên y án đối với nhà hoạt động Thúy Nga tại phiên phúc thẩm ngày 22/12.

Như vậy, bà Thúy Nga sẽ chịu mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế như đã tuyên trong phiên sơ thẩm. Bà Nga bị Công an tỉnh Hà Nam bắt và truy tố hồi tháng Một theo Khoản 1 Điều 88 với tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước.’

Các nhà đấu tranh nữ ở châu Á bị tù và xách nhiễu

Bà Thúy Nga ‘không nhận tội’ ở phiên phúc thẩm?

Bà Thúy Nga bị kết án 9 tù, 5 năm quản chế

“Xin đi tù thay bà Trần Thị Nga”

Mức án ‘khắc nghiệt’

Trao đổi với BBC từ TP Hồ Chí Minh ngày 22/12, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty luật Thế giới Luật pháp nhận định mức án này ‘quá cao và quá khắc nghiệt’.

“Khung hình phạt của Khoản 1 Điều 88 là từ 3 đến 12 năm. Nếu không có thêm tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì toà phải áp dụng mức trung bình của khung hình phạt. Tức là 7 năm 6 tháng tù. Do đó, tòa án cấp phúc thẩm tuyên y án 9 năm tù cho bà là quá cao và quá khắc nghiệt, khi mà hành vi của bà không gây thiệt hại vật chất nào cho nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh bà Nga còn phải nuôi hai con nhỏ,” luật sư Sơn nói.

y án 9 năm tù cho bà là quá cao và quá khắc nghiệt, khi mà hành vi của bà không gây thiệt hại vật chất nào cho nhà nước, và trong bối cảnh bà Nga còn phải nuôi hai con nhỏLS Phùng Thanh Sơn

Theo luật sư Sơn, ‘vấn đề cần mổ xẻ’ trong vụ việc của nhà hoạt động Thúy Nga không nằm ở việc bà ‘bị tuyên án nặng hay nhẹ mà các hành vi của bà có thực sự gây nguy hiểm cho xã hội và đáng phải xử lý hình sự hay không’.

“Hiện nay, điều 88 Bộ luật Hình sự quy định về tội tuyên truyền chống phá nhà nước toàn là định tính chứ không định lượng nên rất mơ hồ và dễ lạm dụng,” ông Sơn nói với BBC.

‘Không bất ngờ’

Trao đổi với BBC qua điện thoại ngày 22/12 sau khi được thả từ đồn công an, ông Phan Văn Phong chồng bà Thúy Nga cho biết ‘không bất ngờ’ vì đã lường trước kết quả.

“Tuần tới gia đình sẽ tới trại giam để tìm hiểu xem khi nào thì được vào thăm,” ông Phong, người chưa từng được thăm vợ một lần kể từ khi bà Thúy Nga bị bắt, cho biết.

Ông cũng nói thêm “Tôi mới gửi hoạt huyết dưỡng não vào trong tù cho Nga theo yêu cầu Nga viết trong thư gia đình nhận được tuần trước.”

Bắt ‘câu lưu’

Bị tạm giữ

Một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền đã bị công an tỉnh Hà Nam tạm giữ trước phiên phúc thẩm bà Thúy Nga.

Trong số những người bị bắt có chồng bà Nga, ông Phan Văn Phong.

Ông Phong cho BBC biết ông bị ‘hốt lên xe’ khi vào khoảng 08:00.

‘Tôi vừa mua sữa ở cổng bệnh viện Hà Nam, đang đứng uống cách cách hàng rào an ninh vài trăm mét thì bị hốt lêt xe,’ ông Phong nói.

Mạng lưới Blogger VN nói về vụ Mẹ Nấm

Cáo trạng nói gì về ‘hành vi’ của Mẹ Nấm?

EU-VN: Thương mại, nhân quyền và Trịnh Xuân Thanh

EU tiếp xúc xã hội dân sự Việt Nam

Cùng bị bắt với ông Phòng còn có khoảng 3 – 5 người nữa đều là các nhà hoạt động nhân quyền. Tuy nhiên ông Phong cho BBC biết ông bị tách ‘câu lưu’ ở một mình ở phòng riêng biệt, có người giám sát.

Ông Phong nói trước đó ông nhìn thấy hàng trăm cảnh sát cơ động quanh tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam cùng rất đông cựu chiến binh đeo huân chương. Các cựu chiến binh này được phép vào dự phiên tòa.

Ông Phong nói không ai trong gia đình ông được dự phiên tòa.

Trên Facebook cá nhân nhà báo và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang cũng đưa thông tin về vụ bắt giữ những người tới ủng hộ bà Thúy Nga sáng 22/12.

“Trong số người bị bắt, có các chị Mai Phương Thảo (Thảo Teresa), Nguyễn Thúy Hạnh, Hoàng Lan, các anh Trịnh Đình Hòa, Trương Văn Dũng… Tất cả đều đi từ Hà Nội về Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, trong một nỗ lực bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ với blogger Trần Thị Nga – người bị Tòa án Hà Nam xét xử phúc thẩm hôm nay với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”

Theo blogger Đoan Trang, những người này “bị công an đẩy lên một chiếc xe 16 chỗ và đưa đi ngay khi chỉ mới xuất hiện trước cổng Tòa được vài phút. Đa số bị đưa về trụ sở UBND phường Trần Hưng Đạo (địa chỉ: số 2 đường Trần Hưng Đạo, TP. Phủ Lý), riêng Thảo Teresa và Trương Dũng bị tách riêng và chở đi đâu không rõ”.

Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù

Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật Magnitsky từ Mỹ

Blogger Mẹ Nấm ‘bị bắt giam, khởi tố’

Bà Đoan Trang cũng cho hay cảnh sát và công an ‘bao vây khu vực xử án’ và còn ‘leo lên cả mái nhà để kiểm tra xem có flycam không’.

Trong sáng cùng ngày bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động, cũng xác nhận trên Facebook cá nhân việc việc bà cùng một số người khác bị bắt.

BBC cố gắng liên lạc với bà Hạnh qua điện thoại nhưng không được.

Trả lời BBC hôm 19/12, chồng bà Thúy Nga cho biết vợ ông sẽ kiên quyết không nhận tội tại phiên phúc thẩm.

Hai ngày trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm bà Thúy Nga, tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) kêu gọi chính phủ Việt Nam “lập tức phóng thích và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà”.

Bà Trần Thuý Nga từng tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng, ngăn chặn án tử hình oan sai. Hai đứa con trai nhỏ của chị, bé Phú và bé Tài, năm nay chỉ mới năm và ba tuổi.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42453088

 

Trịnh Xuân Thanh ‘nhận vali tiền và từng có tiền án’

Ông Trịnh Xuân Thanh từng có tiền án, tiền sự, theo lý lịch bị can tại kết luận điều tra của Cơ quan Điều tra của Bộ Công An, công bố hôm 21/12, theo báo Tiền Phong.

Cũng theo báo này, ông Thanh từng vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải và cố ‎gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng báo không cung cấp thông tin vụ việc xảy ra khi nào, ở đâu.

Tội ‘tham ô tài sản’

Theo bản kết luận điều tra này, ông Trịnh Xuân Thanh cũng bị khởi tố hôm 9/12 về tội Tham ô tài sản.

Bàn tròn thứ Năm: Điểm các sự kiện thời sự VN trong năm 2017

Ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đầu thú’‘Hồ sơ Trịnh Xuân Thanh ở Đức không đổi’

VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?

‘Hồ sơ Trịnh Xuân Thanh ở Đức không đổi’

Kết luận điều tra cũng nêu rõ việc ông Đinh Mạnh Thắng, em ruột ông Đinh La Thăng, đã “đưa cho Trịnh Xuân Thanh một vali tiền”.

Ông Thanh khai ông Thắng cho lái xe mang vali đến tận nhà riêng, tuy nhiên khi mở ra ‘thấy tiền’ thì ông Thanh ‘không đếm nên không rõ bao nhiêu’.

Kết luận điều tra cho rằng đây là số ‘tiền chênh lệch’ cho việc Trịnh Xuân Thanh, khi đó là Chủ tịch PVC, ‘nhận lời giúp’ phê duyệt phương án cho thoái vốn Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) thuộc dự án Nam Đàn Plaza, thuộc Tổng Cty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Truyền thông Việt Nam cũng cho hay, thương vụ chuyển nhượng trên, ông Thanh được chia 14 tỉ đồng, Đinh Mạnh Thắng 5 tỉ đồng.

Báo Tiền Phong cho biết Đinh Mạnh Thắng được đánh giá đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Ngược lại, Trịnh Xuân Thanh khai rằng không hưởng lợi, không biết tiền chênh lệch giá.

Theo báo Tuổi Trẻ, Trịnh Xuân Thanh khai đã trả lại tiền cho Đinh Mạnh Thắng tại văn phòng PVC.

Đã hoàn tất điều tra

Cơ quan điều tra cho hay họ đã có đủ căn cứ kết luận Đinh Mạnh Thắng đã thông báo cho Trịnh Xuân Thanh giá chuyển nhượng cổ phần tương ứng 52 triệu đồng/m2 tại dự án Nam Đàn Plaza. Biết vậy nhưng Thanh vẫn ký văn bản đồng ý việc chuyển nhượng với giá thấp hơn, 34 triệu đồng/m2, để hưởng chênh lệch.

Ngày 21/12, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND Tối cao truy tố Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Tổng Cty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Đinh Mạnh Thắng – nguyên Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà cùng 6 bị can khác về tội tham ô tài sản.

BBC chưa có điều kiện kiểm chứng với luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh về các cáo buộc nhắm vào ông trong vụ án được giới quan sát nước ngoài cho là “có cả mục tiêu chính trị nội bộ”.

Tin mới nhất từ trang web của Đài Deutsche Welle, Đức cho hay chính phủ nước này “vẫn tiếp tục chờ tin tức” về vụ ông Trịnh Xuân Thanh.

Đức nói ông Thanh “bị bắt cóc” khi đã xin tỵ nạn tại Berlin và chuyển về Hà Nội để đem ra xét xử, trong khi nhà chức trách Việt Nam cho là ông Trịnh Xuân Thanh “tự về”.

Vụ việc đã gây ra khủng hoảng ngoại giao chưa từng có giữa Berlin và Hà Nội, khiến Đức tạm ngưng quan hệ “đối tác chiến lược” với Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42452137

 

Công an phát lệnh truy nã Vũ ‘nhôm’

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công An đã có lệnh khởi tố và truy nã đối với Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’ với cáo buộc “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 263 Bộ Luật Hình Sự. Các báo trong nước trích thông tin từ lãnh đạo Công an thành phố Đà Nẵng cho biết như vậy vào ngày 22 tháng 12.

Báo Tuổi Trẻ online trích nguồn tin riêng cho biết Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra lệnh khởi tố và khám xét nơi ở đối với ông Vũ từ hôm 20 tháng 12. Lệnh truy nã được ký vào ngày 21 tháng 12.

Hôm 21 tháng 12, công an đã tiến hành khám xét chỗ ở của ông Vũ tại 82 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Ông Phan Văn Anh Vũ, 42 tuổi, là chủ và tham gia góp vốn vào một số các công ty về xây dựng và bất động sản. Ông hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79. Ông Vũ cũng được biết đến với cái tên Mafia của Đà Nẵng vì ông được coi là đại gia sở hữu nhiều khu đất có giá trị tại Đà Nẵng.

Ông được gọi là Vũ ‘nhôm’ vì trước đây có kinh doanh nhôm kính.

Từ giữa tháng 9, Cơ quan An ninh điều tra đã tiến hành điều tra các sai phạm tại 9 dự án đầu tư và 31 nhà, đất công sản ở Đà Nẵng mà hầu hết đều có liên quan đến các công ty mà ông Vũ có tham gia. Điển hình là các dự án như khu đô thị quốc tế Đa Phước, khu đô thị Harbour Ville, Phú Gia Compound.

Đồng thời theo báo chí trong nước, ông Vũ cũng là người đã tặng hai căn nhà ở Đà Nẵng cho cựu Bí thư Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh, người vừa bị kỷ luật đảng vì những ‘vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng’ theo kết luận của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đưa ra hồi đầu tháng 10 vừa qua.

Trước đó, hôm 4/10, trong buổi tiếp xúc của Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng, đã có cử tri đưa câu hỏi về Vũ Nhôm, và thắc mắc Vũ Nhôm là ai mà có thể có tác động nhiều đến Đà Nẵng, có thể thao túng kinh tế và chính quyền Đà Nẵng. Cử tri thắc mắc nếu tin đồn về Vũ Nhôm là đúng thì cần phải xử lý như thế nào.

Hôm 20/12, Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khi trả lời một cán bộ quân đội nghỉ hưu về trường hợp Vũ Nhôm, đã nói công an sẽ có câu trả lời Vũ ‘nhôm’ là ai.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vu-aluminum-is-on-wanted-list-12222017111924.html

 

Google và Facebook đồng ý

gỡ bỏ ‘nội dung xấu’ theo yêu cầu của Việt Nam

Hai hãng công nghệ hàng đầu thế giới Google và Facebook đã đồng ý hợp tác tích cực với Việt Nam gỡ bỏ hàng ngàn tài khoản có nội dung xấu.

Thông tin trên được bộ trưởng thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hôm nay 22 tháng 12 tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2018 tại Hà Nội.

Tại hội nghị, ông Trương Minh Tuấn cho biết, Google đã ngăn chận và gỡ bỏ 4500 video có nội dung xấu trên Youtube, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đã xóa bỏ 107 tài khoản giả mạo, 394 các trang rao bán, quảng cáo, và 159 tài khoản bị cho là nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống nhà nước.

Cũng theo ông bộ trưởng thông tin và truyền thông, vào năm 2018 Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý thông tin trên mạng, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để xử lý các thông tin mà ông nói là gây ảnh hưởng xấu đến Đảng và Nhà nước.

Trong những cuộc hội thảo về an ninh mạng, chính phủ Việt Nam luôn lên tiếng nói là một trong những nước có nguy cơ nhiễm độc cao trên thế giới, nhiều trang thông tin của chính phủ vẫn thường xuyên bị tấn công.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/google-facebook-to-take-down-thousands-of-vn-accounts-12222017083442.html

 

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ

quan ngại về tự do tôn giáo tại Việt Nam

Hợp tác về an ninh Việt Mỹ không thể tiến triển nếu chính quyền Việt Nam lấy lý do an ninh quốc gia để đàn áp tôn giáo.

Ông Ed Royce, Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Mỹ viết như thế trong một bức thư gửi ông Daniel Kritenbrink, Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong bức thư này, ông Ed Royce thúc giục Đại sứ Mỹ làm rõ vấn đề này với Chính phủ Việt Nam.

Quan tâm lớn nhất của vị dân cử Hoa Kỳ là đạo luật về tôn giáo của Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1 tháng Giêng, năm 2018, theo đó tất cả các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước, cũng như báo cáo những hoạt động tôn giáo của họ cho nhà nước. Ngoài ra đạo luật này còn nói rằng các hoạt động tôn giáo sẽ bị cấm nếu những hoạt động đó làm phương hại tới an ninh quốc gia.

Ông Ed Royce cho rằng lời lẽ của đạo luật tôn giáo này rất mù mờ, và sẽ tạo điều kiện cho Chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo.

Trong bức thư vị dân biểu Mỹ cũng nhắc đến một số người Việt từng hay đang bị Hà Nội bắt bỏ tù vì những hoạt động tôn giáo hay dân sự của mình, là Mục sư Nguyễn Công Chính, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Xin được nhắc lại là hiện nay có các tổ chức tôn giáo bị cấm hoạt động hay thường xuyên bị sách nhiễu do không được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, như là Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Giáo hội Cao Đài chân truyền, cùng một số tổ chức theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên, và vùng núi Tây Bắc.

Ngoài ra còn một số tổ chức mang tính tôn giáo khác cũng bị cấm hoạt động, các thành viên bị bỏ tù như là Cộng đồng Công án Bia sơn ở Phú Yên, các nhóm thực hành Pháp Luân Công.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ed-royce-religious-liberty-12222017074759.html

 

Đốt lò, chặt củi, bắt “Bè lũ Đinh La Thăng” nói lên điều gì?

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thời gian gần đây, chính trường Việt Nam chuyển động khá mạnh mẽ tạo nên những làn sóng dư luận trong và ngoài nước khiến nhiều người chú ý. Những cuộc bắt bớ liên tục xảy ra mà đối tượng bắt bớ gồm cả “quân ta” lẫn “quân địch” theo cách nói của Nguyễn Phú Trọng. Nguyên nhân nào có tình trạng đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Từ bắt bớ tàn khốc những người công chính

Có lẽ, ít có thời kỳ nào mà sự bắt bớ của nhà cầm quyền lại xảy ra tàn bạo, bất chấp luật pháp như vậy đối với những con người có tiếng nói và hành động nhằm đấu tranh cho đất nước, xã hội, con người Việt Nam mà nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam coi là “thế lực thù địch”.

Hẳn nhiên, đây là “thế lực thù địch” của đảng cộng sản – một băng đảng hành động với mục đích duy nhất là chiếm giữ chiếc ghế quyền lực để thi hành chính sách độc tài nhằm vơ vét về cho băng đảng mình mọi quyền lợi, tài nguyên đất nước và xương máu người dân – bởi những tiếng nói, những con người quyết tâm đấu tranh để có một xã hội tiến bộ, văn minh như phần còn lại của thế giới, chống lại sự độc tài và bạo lực, đã không chấp nhận ý muốn của những kẻ cầm quyền này.

Hai xu hướng giữa tiến bộ và bảo thủ, giữa văn minh và lạc hậu, giữa sự tàn bạo và tình yêu thương đó thì mâu thuẫn là đúng thôi, nó như nước với lửa.

Và điều cơ bản nhất, là người dân Việt Nam đã dần dần nhận chân ra ở đâu là chính nghĩa, đâu là tà quyền. Chính vì thế sự sợ hãi trong băng đảng càng lớn thì những hành động càng ngang ngược bất chấp tất cả những sĩ diện, những sự che đậy hay những lời lẽ có cánh bấy lâu nay.

Vấn đề là nhiều khi sự dữ, sự ác lại thắng thế trong một giai đoạn nào đó, nhất là khi mà sự cùng quẫn đã đến mức đỉnh cao.

Hai năm qua, những cuộc vây ráp, bắt bớ, đánh đập hoặc những màn diễn “công khai xử kín” của nhà cầm quyền Việt Nam nhằm ngăn chặn, hù dọa, tiêu diệt những tiếng nói yêu nước, muốn bảo vệ đất nước, tổ quốc và nhân dân đã diễn ra khốc liệt và tàn bạo. Những người có tiếng nói đấu tramh cho sự thật, công lý, cho sự tiến bộ xã hội bị bắt hơn cả những tên trộm cướp.

Từ một Nguyễn Văn Đài là luật sư có tấm lòng yêu thương đồng loại, có uy tín trong cộng đồng và đặc biệt là có tinh thần vì một xã hội, đất nước tiến bộ đã bị bắt giam không xét xử quá thời hạn luật định mà hệ thống luật pháp này coi như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến những người đàn bà con mọn, bị tàn tật như Trần Thị Nga, hay những cô gái chỉ vì môi trường sống mà hành động… Tất cả đều là lật đổ nhà nước, lật đổ chính quyền?

Thử hỏi cái nhà nước này, chính quyền này là chính quyền nào, mà hễ có những người nói lên sự thật, hễ có ai lo lắng cho vận mệnh đất nước, biết yêu thương người dân thì lập tức sẽ trở thành “thế lực thù địch” và những hành động đó là hành động lật đổ? Chỉ cần trả lời câu hỏi đó thôi, cũng đủ để giải đáp câu hỏi: Nhà nước, chính quyền hiện nay là gì.

Người ta lại đặt câu hỏi: Cái nhà nước này là cái gì mà dễ bị lật đổ hay sợ hãi sự lật đổ đến thế? Những bà mẹ tàn tật một nách hai con mọn thì lật đổ nhà nước “chính nghĩa sáng ngời, của dân, do dân và vì dân” làm sao được và bằng cách nào?

Một nhà nước với đầy đủ súng đạn mua về không phải để đánh giặc mà chỉ dùng đánh dân, một chính quyền không lo giữ nước mà chỉ lo giữ ghế thì thử hỏi cái chính quyền và nhà nước đó đang phục vụ ai và mục đích tồn tại của nó là gì?

Một nhà nước với hàng vạn giáo sư, tiến sĩ, hàng triệu đảng viên là “tinh hoa” mà không dám đối thoại với chính người dân mình bằng lời nói, bằng lý luận mà hành xử theo kiểu lục lâm thảo khấu lấy sức mạnh cơ bắp là chính, thì thử hỏi chính nghĩa đứng về đâu?

Đến cuộc chiến “củi đậu đun hạt đậu”

Mấy tháng nay, đảng tung ra phong trào đốt lò – Nguyễn Phú Trọng – với danh nghĩa chống tham nhũng. Hàng loạt vụ bắt bớ theo kiểu trả thù đã được thực hiện. Hàng loạt những “đảng viên ưu tú, là gương mẫu, là đạo đức, là văn minh” và là “học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, thậm chí là “thái tử đảng”, mầm non của đảng và là “hạnh phúc của dân tộc” (Nguyễn Thị Quyết Tâm)…  đều được các đồng chí mình dùng đủ mọi cách đưa vào nhà tù.

Như vậy, cuộc chiến không chỉ với “thế lực thù địch” mà cuộc chiến đã diễn ra ngay trong lòng đảng, ngay giữa “đội quân tiên phong”.

Phải chăng, ở đây có cuộc “chống tham nhũng” thật như lời những người Cộng sản?

Nếu nhìn kỹ một chút, người ta thấy rằng với một đảng quang vinh, tài tình, sáng suốt và là trí tuệ thì không thể đợi cho một Đinh La Thăng leo vào đến Bộ Chính trị thì mới bắt nhốt với những tội tầy đình cách đây cả hàng chục năm.

Cũng không phải Trịnh Xuân Thanh mới ăn hối lộ hàng chục tỷ đồng chỉ trong một vụ áp phe đầu tư bằng vốn nhà nước là đồng tiền xương máu của người dân, không ai biết. Để rồi leo lên đến chức Phó Chủ tịch một tỉnh, chỉ vì chiếc xe biển trắng gắn biển xanh mới phát hiện ra tội phạm?

Cũng không phải cho đến lúc Nguyễn Xuân Anh bị cách hết chức vụ, đứng trước nguy cơ xộ khám, thì quan chức cộng sản mới thôi giải thích rằng hai chiếc xe biển số hoàn toàn giống nhau là bình thường, vì nó khác… màu sơn.

Cũng chỉ cho đến khi vài thái tử rớt đài chức vụ, thì việc giải thích con cháu quan chức cộng sản làm quan chức lại là hồng phúc cho dân tộc mới dừng lại.

Bởi chưng, với một đảng luôn tự xưng là “trong sạch, vững mạnh” làm sao có thể chứa nổi bầy sâu mọt khủng khiếp đến thế, như lời PGS-TS Ngô Huy Cương (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nói:  “mọi hành vi tham nhũng đều xuất phát từ cán bộ, nhất là cán bộ cao cấp”.

Như vậy, hiện tượng đảng thì “trong sạch, vững mạnh” nhưng chứa cả một bầy sâu là chuyện hiện thực không thể chối cãi. Cái bình của Nguyễn Phú Trọng đang cố giữ gìn chính là cái ổ chuột khổng lồ đục xương hút máu người dân lâu nay là chuyện khẳng định.

Việc bắt bớ những đồng chí đảng viên từ cao cấp đến cấp thấp với những tội danh được báo chí kết tội thay tòa theo lệnh đảng. Những cuộc điều tra nhanh như điện giật, chỉ chưa đến chục ngày làm việc điều tra ra hàng ngàn tỷ đồng bị tham nhũng, đục khoét và cướp đoạt có phải chứng tỏ sự tài tình của cơ quan điều tra?

Xin thưa và khẳng định là không. Bởi nếu họ tài tình đến thế, thì hàng chục năm qua họ đã bị đui mù hay điếc đặc bởi lý do nào? Hay sinh ra họ chỉ để ăn rồi ngủ và hôm nay mới làm việc?

Một câu hỏi lớn đang đặt ra hiện nay là: Tại sao cuộc “chống tham nhũng” do Nguyễn Phú Trọng cổ vũ đốt lò kia, cho đến nay vẫn chỉ là những thanh củi tươi hoặc khô của phe nhóm đối địch? Hoàn toàn không thấy bóng dáng của những tội đồ dân tộc hiện đang giữ chức vụ và tội ác đã là hiển nhiên?

Người ta thấy lạ, tại sao Nguyễn Kim Cự ung dung thoát tội tầy đình là đã rước thuốc độc vào đầu độc cả dân tộc, và ngay cả trong cuộc rước đó, Cự đã vượt mặt, vượt thẩm quyền của mình. Vậy động cơ nào đã dẫn đến hành động đó của Cự? Tại sao Cự vẫn ung dung hạ cánh an toàn?

Người ta đặt câu hỏi tại sao ngoài những kẻ thuộc nhóm thù địch, còn lại những nhân vật, những thanh củi kia vẫn chỉ là những thanh củi đã mục, đã về vườn hoặc thuộc giai đoạn Nguyễn Tấn Dũng đang lộng quyền. Vậy những thanh củi mục ruỗng, mối mọt rõ ràng thời Nguyễn Phú Trọng cầm quyền thì sao? Tại sao họ lại được “quên đi” một cách “không trong sáng”?

Người ta cũng đặt câu hỏi: Tại sao những kẻ đưa con, cháu mình lên mà không thuộc phe nhóm đang thắng thế thì bị tiêu diệt và hạ bệ. Còn những kẻ ngang nhiên vi phạm luật pháp, tự đặt ra tiêu chuẩn để mình quyết tâm “tham quyền, cố vị” như Nguyễn Phú Trọng thì không ai đám động đến? Điển hình như chị em Phạm Thị Thanh Trà làm mưa làm gió ở Yên Bái, coi thường dư luận đến vậy mà cũng chỉ khiển trách và điều chuyển đến chỗ ngon và thơm hơn? Ai đã đỡ đầu cho chị em ả này?

Và còn câu hỏi lớn: Những kẻ đã đang tâm cống đất đai, lãnh thổ của Tổ Quốc cho giặc ngoại xâm để lãnh thổ Việt Nam từ 324.900 km2 giảm xuống còn 310.070 km2, nghĩa là 15.000 km2 đất đai của ông cha để lại đã rơi vào quân xâm lược, là bạn vàng của đảng thì đáng tội gì? Sao không dám nhắc đến?

Trả lời tất cả những câu hỏi đó chỉ khẳng định một điều này: Đây là cuộc chiến giành ăn, tranh phần và là cuộc thanh toán lẫn nhau giữa các phe nhóm trong đảng. Ở đó, quyền lợi quốc gia, dân tộc và người dân chỉ là cái cớ, là con dao, cái búa cho băng đảng đánh nhau giành chỗ, giành miếng ăn mà thôi.

Thử tìm nguyên nhân

Điều mà người dân thắc mắc, tại sao khi đảng Cộng sản đang kêu gào chống tham nhũng và tiêu diệt tham nhũng, thì những người đấu tranh cho xã hội tốt đẹp, minh bạch hơn, là những phương thuốc chống tham nhũng hữu hiệu nhất lại bị bắt bớ tàn bạo và khốc liệt?

Người ta không hiểu vì sao, khi ra sức hô hào chống tham nhũng để hòng “lấy lại uy tín của đảng” – thứ xa xỉ mà người dân đã biết rằng nếu phung phí nó thì phải trả giá – thì đảng của Nguyễn Phú Trọng lại bày ra những điều đi ngược lại tiêu chí, mục đích chống tham nhũng của mình.

Điển hình như cái chỉ thị 102 vừa qua, cấm đảng viên được chỉ trích đảng, hoặc các chủ trương, chính sách của nó dù ai cũng biết rằng từ các “Chủ trương lớn” của nó cho đến các đường lối, chính sách… chứa sai lầm này đến sai lầm khác lớn hơn. Cấm đảng viên có xu hướng đa nguyên, đa đảng hoặc thích xã hội dân sự? Hay nhiều luật lệ, dự luật được đưa ra hoàn toàn đi ngược lại những điều mà cả thế giới đã chỉ ra để chóng tham nhũng hiệu quả nhất, triệt để nhất đó là sự minh bạch, tự do ngôn luận và tự do báo chí…

Nếu dùng những logic đơn giản và thường có trong đời sống xã hội và đời sống tự nhiên để giải thích những hành động kỳ quặc đó của đảng Cộng sản hôm nay, sẽ là những sai lầm liên tiếp.

Thực chất điều có thể giải thích những “hành động kỳ quặc” vừa qua của đảng cộng sản đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, người ta thấy rằng đảng đang trong thời kỳ rối ren, lủng củng và tan rã mạnh mẽ nhất.

Những lời hô hào, tô vẽ về một đảng “học tập làm theo HCM” rằng “giữ gìn sự đoàn kết trong đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” đã chỉ là những điều để thực hiện theo phương châm đảng vẫn hành xử xưa nay: “Nói một đằng, làm một nẻo”.

Đã đến lúc, những phe nhóm chia chác, kiếm ăn trong đảng đã không thể thỏa hiệp với nhau trong canh bạc vét nốt chút máu xương còn lại của người dân, nên việc đâm chém nhau là hiển nhiên phải đến.

Đã đến lúc, những ngôn từ sáo rỗng, khoe khoang quảng cáo mớ hổ lốn về sự đoàn kết là sức mạnh, là chính nghĩa, đạo đức, văn minh… không còn là phương thuốc thần diệu có tác dụng ru ngủ người dân Việt Nam. Do vậy họ sẵn sàng lột bỏ những tấm mặt nạ luật pháp, đạo đức cuối cùng.

Và trong hoàn cảnh đó, họ ra sức bắt bớ, giam cầm, tiêu diệt các mầm mống manh nha của các “thế lực thù địch” chung của các phe nhóm. Họ cố tình dọn sạch bãi, để khi cởi trần đánh nhau, vẫn giữ được sự an toàn cho chiếc ghế quyền lực để lại chia nhau cai trị.

Điều đó, dù những nguyên nhân sâu xa, thiết tưởng rằng khó giấu được thiên hạ.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-is-it-in-arresting-dinh-la-thang-and-others-12222017072225.html

 

Căng thẳng Công giáo 2017: “Lỗi do chính quyền!”

Nhắm vào Công giáo

Điều đầu tiên cần phải nhắc lại đó là hàng loạt các cuộc biểu tình của các giáo dân khu vực miền Trung nổi dậy phản đối nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường. Nhiều vụ biểu tình lên đến cả ngàn người.

Trong các vụ biểu tình này, nhiều giáo dân bị đánh đập, hành hung đến trọng thương. Các linh mục dẫn đầu đoàn biểu tình thì bị truyền thông trong nước lên án là kích động giáo dân làm loạn, thậm chí họ bị nói là người đứng đầu giáo xứ nhưng không làm tròn bổn phận sống tốt đời đẹp đạo.

Vào những tháng cuối năm, khi những cuộc biểu tình có vẻ như thưa thớt dần thì lại nổi lên một nhóm gọi là Hội Cờ Đỏ mà chính quyền nói là tự phát, nhưng giáo dân cho rằng nhóm này được chỉ thị từ chính quyền để tiếp tay với công an đàn áp giáo dân.

Ngoài những sự kiện lớn, thỉnh thoảng vẫn nổi lên những câu chuyện nhỏ lẻ gây ra những bức xúc trong cộng đồng người theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam. Trong đó không thể không nhắc đến sự việc một quán bar ở Hà Nội cho trình diễn thời trang bị nói là xúc phạm Công giáo. Trong buổi trình diễn, những người mẫu đã mặc trang phục hở hang, đeo biểu tượng niềm tin Công giáo hoặc gắn biểu tưởng đó gần bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Vụ việc đã tạo nên một làn sóng phản ứng dữ dội từ phía người theo đạo. Cơ quan chức năng sau đó hứa hẹn sẽ xử lý nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy kết quả gì.

Đài RFA đã trao đổi với linh mục Phan Văn Lợi, thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự, về nguyên nhân sâu xa dẫn đến những căng thẳng liên quan đến cộng đồng Công giáo ở Việt Nam. Linh mục Phan Văn Lợi nhận xét:

Bên công giáo đã có những hành động lên tiếng cũng như biểu tình mạnh mẽ nhất là sau vụ Formosa, cũng như luật tôn giáo. Ví dụ như luật tôn giáo mà ngày 1/1/2018 sẽ áp dụng, thì Hội đồng Giám mục Việt Nam đã hai lần phê phán mạnh mẽ dự luật tôn giáo này. Điều này làm cho nhà cầm quyền không bằng lòng vì họ muốn ra luật áp đặt lên mọi tôn giáo nhất là tôn giáo có tổ chức chặt chẽ như đạo Công giáo.

Tất cả những tôn giáo nào đã bị đồng hóa và trở thành công cụ của nhà cầm quyền thì sẽ được tồn tại và ưu ái. 

– Linh mục Đặng Hữu Nam

Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 đã được thông qua và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2018. Tuy nhiên Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi thư lên Quốc hội nêu ra những điểm hạn chế trong luật này. Trong đó, điểm gây nhiều sự phản đối nhất đó là các tôn giáo phải đăng ký với Nhà nước và nếu được cho phép thì mới có thể hoạt động.

Hôm 22/12 vừa qua, Ông Ed Royce, Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Mỹ đã gửi một bức thư gửi ông Daniel Kritenbrink, Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng hợp tác về an ninh Việt Mỹ không thể tiến triển nếu chính quyền Việt Nam lấy lý do an ninh quốc gia để đàn áp tôn giáo.

Vị dân cử Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại khi theo luật tôn giáo mới thì các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước, cũng như báo cáo những hoạt động tôn giáo của họ cho nhà nước. Ngoài ra đạo luật này còn nói rằng các hoạt động tôn giáo sẽ bị cấm nếu những hoạt động đó làm phương hại tới an ninh quốc gia.

Ông Ed Royce cho rằng lời lẽ của đạo luật tôn giáo này rất mù mờ, và sẽ tạo điều kiện cho Chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo.

Linh mục Phan Văn Lợi nhấn mạnh đến những cuộc biểu tình phản đối Formosa ở các giáo xứ khu vực miền Trung mà nổi bật là giáo phận Vinh. Ngoài việc biểu tình, giáo phận Vinh còn cầu cứu đến các tổ chức nước ngoài, yêu cầu tiếp tay để thế giới biết được thảm họa môi trường mà công ty Formosa Đài Loan gây nên.

Tháng 8 vừa qua, Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, người phụ trách giáo phận Vinh đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.

Ngoài ra, cũng theo linh mục Phan Văn Lợi, nhiều giáo xứ ở Hà Nội và Sài Gòn đã tổ chức các buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình, trong đó có cả sự tham gia của người bên lương. Linh mục Phan Văn Lợi cho rằng điều này giống như một “cái gai” trong mắt chính quyền, vì họ sợ rằng chính những buổi tụ họp như vậy là mầm mống gieo rắc tinh thần phản kháng, tố cáo chế độ.

Anh Viễn, một giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội nói rõ với ban Việt ngữ chúng tôi là mọi mâu thuẫn liên quan đến Công giáo là do chính quyền không ưa đạo Công giáo, chứ không phải là do xung khắc giữa hai bên lương và giáo:

Từ sau Giải phóng miền Nam thì thấy rõ ràng chế độ Cộng sản vô thần người ta không thích Công giáo. Đó là điều rõ ràng. Nếu người ta có buộc phải thừa nhận tự do tín ngưỡng tôn giáo thì buộc phải chấp nhận vì quốc tế quy định quyền của con người như vậy, không làm gì được. Họ muốn quốc doanh hóa Công giáo giống như Phật giáo và một số tôn giáo khác. Hoặc không thì kìm kẹp một cách rất thô bạo. Thế nhưng họ không làm được điều đó mà chỉ có thể phát động một số nơi này nơi kia, nhóm này nhóm nọ gây mâu thuẫn với đồng bào Công giáo nhân một sự kiện nào đó. Và trong tất cả những răn đe của nhà cầm quyền nói rằng thế lực thù địch, phản động, ngầm ý bao giờ cũng nhắm đến người Công giáo. Người Công giáo họ hiểu điều đó.

Đây cũng là điều được Linh mục Đặng Hữu Nam, ở Phú Yên nói đến. Linh mục Đặng Hữu Nam là một trong những người tích cực tham gia cùng bà con giáo dân khởi kiện Formosa và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả của Formosa.  Linh mục Nam nói rằng người bên lương và bên giáo mặc dù không cùng đi trên một con đường đạo, nhưng luôn chia sẻ và đùm bọc nhau, không hề có mâu thuẫn. Ông cũng đồng tình rằng hầu hết các vụ việc dính líu đến Công giáo bấy lâu nay là do Công giáo không là một công cụ của chính quyền:

Mặc dù trong Hiến pháp đã quy định quyền tự do tôn giáo nhưng chắc chắn họ không bao giờ chấp nhận tôn giáo vì họ coi tôn giáo là thuốc phiện mê dân và  bản chất giữa vô thần và hữu thần đối lập với nhau. Thứ hai, với thể chế độc tài, người ta sẽ biến tôn giáo thành công cụ của nhà cầm quyền. Vậy thì tất cả những tôn giáo nào đã bị đồng hóa và trở thành công cụ của nhà cầm quyền thì sẽ được tồn tại và ưu ái. Còn tôn giáo nào không trở thành công cụ của họ thì sẽ bị đàn áp, bách hại. Trong số đó thì Công giáo là một trong những tôn giáo ở Việt Nam đang bị đối xử một cách tàn tệ như thế.

Hội Cờ Đỏ –  Một quân bài mới

Một sự việc gần đây nhất gây ra bức xúc trong giới Công giáo đó là sự xuất hiện của một nhóm tự xưng là Hội Cờ Đỏ. Họ có mặt tại các sự kiện có người Công giáo, khoác lá cờ đỏ sao vàng lên người và gây sự với giáo dân. Cách đây khoảng một tuần lễ, một nhóm Cờ Đỏ đã hành hung giáo dân giáo xứ Kẻ Gai ở Nghệ An khi họ đang đào một chiếc mương ngăn nước tràn vào ruộng. Sự việc được tường thuật là diễn ra ngay trước sự chứng kiến của chính quyền.

Ngày 30 tháng 10, 2017 hai linh mục ở Giáo phận Vinh đến làm việc với Ủy ban nhân dân xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thì bị những người tự xưng là Hội Cờ đỏ bao vây thóa mạ, đe dọa, hai ông phải trú trong Ủy ban để an toàn. Cơ quan chức năng sau đó nói với họ đây là một nhóm tự phát trong quần chúng.

Trước đây, vào tháng đầu tháng Chín, năm 2017, một số thành viên của hội này đã đến một giáo xứ ở Đồng Nai, mang theo vũ khí, đe dọa các linh mục ở đây, với lý do là một linh mục ở đây lên tiếng kêu gọi trưng cầu dân ý về những vấn đề xã hội trên trang Facebook của mình. Sau khi vụ việc được đem ra cơ quan công quyền, một thanh niên của nhóm này đã bị phạt 8 triệu 200 ngàn đồng, nhưng cơ quan công an từ chối trao văn bản kết quả điều tra cho những người bị đe dọa là các linh mục ở đây.

Rồi đến ngày 29 tháng 10 vừa qua, tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã có cuộc gặp mặt của hơn một 1000 thành viên của các Hội Cờ đỏ ở Hà Nội, Nghệ An.

Những người Cờ Đỏ thì không dám kết luận có phải do chính quyền lập nên hay không nhưng rõ ràng chính quyền có dung túng. 

– Anh Viễn, giáo dân Thái Hà

Linh mục Phan Văn Lợi nghĩ rằng Hội Cờ Đỏ không phải là một nhóm quần chúng tự phát mà do chính quyền đứng đằng sau chỉ đạo:

Bây giờ họ lợi dụng ở Việt Nam có rất nhiều người thất nghiệp. Nhà cầm quyền mới trưng dụng những con người đó và xả cho họ ít tiền để sai khiến họ. Họ dùng Hội Cờ Đỏ đó để nhà cầm quyền thoát trách nhiệm. Khi nào có các cuộc đàn áp, công an mặc sắc phục có thể đứng yên và nhìn thôi. Những thành phần khác như côn đồ, đầu gấu, công an giả dạng côn đồ hay hội cờ đỏ mới ra tay đàn áp.

Còn anh Viễn, giáo dân xứ Thái Hà lại cho rằng hiện giờ chưa có bằng chứng nào để khẳng định chắc chắn hội Cờ Đỏ có phải do chính quyền chỉ đạo hay không. Tuy nhiên, anh đánh giá:

Những người Cờ Đỏ thì không dám kết luận có phải do chính quyền lập nên hay không nhưng rõ ràng chính quyền có dung túng. Ví dụ vụ biểu tình tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma năm ngoái, sau đó họ hứa điều tra bắt người này người nọ, bọn dư luận viên đó. Nhưng cuối cùng họ không làm. Họ biết rõ từng người từng người nhưng không bao giờ có biện pháp gì cả. Tóm lại, có sự nhận thức không đúng đắn của một số người về đạo Công giáo, có sự làm ngơ của chính quyền, cộng với một số tổ chức tiếp tay.

Sự xuất hiện của hội Cờ Đỏ đã tạo nên một làn sóng chống đối trên các trạng mạng xã hội. Hầu hết những lời bình phẩm mà chúng tôi ghi nhận được cho rằng Nhà nước Việt Nam để mặc cho hội này hành động, với mục đích tạo sự chia rẽ tôn giáo, đòi hỏi chính phủ phải ngưng ngay việc này. Một trong những lời bình phẩm đăng trên Facebook, chúng tôi xin được trích nguyên văn như sau:

“Không biết ai đang lãnh đạo việc hình thành ra đội quân cờ đỏ này để đối chọi với bà con giáo dân nhưng tôi khẳng định nếu để sự phân biệt kỳ thị giáo lương đến mức “đỏ đen ” như thế thì không ai lường trước hậu quả như thế nào. Hãy tìm hiểu về các cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử để thấy con người đã từng ngu muội như thế nào.”

Khi được hỏi về những điều có thể xảy ra trong năm tới, linh mục Phan Văn Lợi dự đoán rằng, năm 2018 “sẽ lại là một năm tôn giáo nói chung và Công giáo Việt Nam nói riêng bị đàn áp mạnh tay vì luật tôn giáo mới”. Linh mục Lợi gọi luật tôn giáo này “như một chiếc xích tròng vào cổ người muốn theo đạo”, và “dần dần làm tha hóa tình trạng tự do tôn giáo vốn đã bị chỉ trích của Việt Nam.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/most-happenings-with-catholics-caused-by-government-12222017111822.html

 

“Đảng lý” hay “Pháp lý”?

Ngày 14/12/2017 vừa qua, truyền thông Việt Nam loan tải thông tin, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được mời tham dự phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 12 và cho ý kiến chỉ đạo. Thông tin này đã thu hút sự chú ý của giới quan tâm chính trị tại Việt Nam và có những quan điểm trái chiều.

Quyền lực của Đảng được khẳng định

Sau khi thông tin ông Nguyễn Phú Trọng tham dự phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 12 và cho ý kiến chỉ đạo được loan tải, điều đầu tiên mà giới quan sát chính trị tại Việt Nam nghĩ đến đó là quyền lực của Đảng đang được thể hiện rõ nét.

Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết đánh giá, việc ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự phiên họp thường kỳ Chính phủ và có ý kiến chỉ đạo là điều “trái khoáy”, chưa từng có từ trước đến nay, là vấn đề mới, nên cần đặt trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay – Đảng đang “công khai quyền lực độc tôn”.

Đảng đang muốn thâu tóm tất cả mọi quyền lực, cho nên ông Tổng bí thư đi làm cảnh sát, ông làm quân đội, rồi bây giờ ông nhảy vào làm Chính phủ. Cách như thế thì thấy có vẻ nó thô, thô thiển.

Nhà giáo Trần Khuê – từ Sài Gòn cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đã “phá đi nhiều lệ” từ trước đến nay trong nền chính trị Việt Nam.

“Vấn đề là anh làm đúng hay làm sai, làm tốt hay làm xấu. Và nhân dân và lịch sử xem xét chuyện đó. Độc tài một người hay độc tài tập thể, hay độc tài thế nào cái đất nước này cũng vẫn chấp nhận, nhưng vấn đề là anh phải làm tốt. Nhưng thực tế đã chứng minh, độc tài là không tốt rồi!”.

Tổng bí thư dự họp Chính phủ thiếu cơ sở pháp lý?

Theo ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được mời tham dự phiên họp Chính phủ thường kỳ là một sự kiện rất quan trọng và chính phủ mong muốn nhận được chỉ đạo của Tổng Bí thư. Tuy nhiên, giới quan tâm chính trị Việt Nam hiện đang có một cuộc tranh luận về tính “hợp pháp” của việc làm này.

Độc tài một người hay độc tài tập thể, hay độc tài thế nào cái đất nước này cũng vẫn chấp nhận, nhưng vấn đề là anh phải làm tốt.

– Nhà giáo Trần Khuê

Trả lời Đài Á Châu Tự Do từ Sài Gòn trong bài phân tích mới đây, Luật sư Trần Quốc Thuận – nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc Tổng bí thư đến dự họp là “không có vấn đề gì”, bởi Hiến pháp Việt Nam ghi nhận vai trò lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng Cộng sản trong Điều 4.

Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, quyền lãnh đạo của Đảng mới chỉ dựa trên “đảng lý” – tức là nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” do đảng đề ra và một điều “hiến định”.

“Thế thì bây giờ tôi gọi rằng, cái sự lãnh đạo của Đảng chỉ có 1 điều hiến định – tức là Điều 4, nhưng mà có cái luật nào không? Và vì thế, toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng hiện nay đối với nhà nước, đối với Chính phủ, đối với tất cả những chỉ thị vô nghĩa, nó ngoài pháp luật. Nó không có pháp lý, chỉ là đảng lý.”

Mặt khác, nhiều người luận giải việc tham dự họp Chính phủ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là “hợp pháp” theo Khoản 3 Điều 47 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, theo đó “Chính phủ mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.”. Bởi họ cho rằng, ông Trọng là “người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội”.

Tuy nhiên, theo Điều 9 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, thì “Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội.”. Do vậy, lập luận này dường như thiếu sức thuyết phục.

Để khắc phục tình trạng thiếu cơ sở pháp lý, cụ thể hóa Điều 4 Hiến pháp, thể chế hóa hoạt động của Đảng cộng sản, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Quốc hội Việt Nam nên xây dựng và ban hành một đạo luật quy định chi tiết về hoạt động của Đảng Cộng sản.

“Tôi biết có một lần, ông Võ Văn Kiệt có đưa ra trong một cuộc họp nào đấy của Bộ Chính trị, bảo rằng có người đề xuất nên có một luật hoạt động của Đảng. Nhưng ông ấy nhìn quanh, đồng đội của ông ấy không anh nào động ria, động mép hết. Thành ra ông ấy cũng ngại, và rút lui ý kiến ấy một cách khéo léo. Ông bảo, “Thôi, chả lẽ mình mua dây buộc mình” – tức là bày ra những sự ràng buộc mình làm gì cho phức tạp. Chuyện đấy (làm luật về đảng) vẫn để ngỏ cho đến bây giờ.”

Toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng hiện nay đối với nhà nước, đối với Chính phủ, đối với tất cả những chỉ thị vô nghĩa, nó ngoài pháp luật. Nó không có pháp lý, chỉ là đảng lý.

– GS Nguyễn Khắc Mai

Mục đích mời ông Trọng dự họp

Theo thông tin trên truyền thông nhà nước, ông Mai Tiến Dũng cho biết, chính phủ mong muốn nhận được chỉ đạo của Tổng Bí thư để tạo ra sự chuyển biến, thay đổi trong các cơ quan nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Trong bối cảnh hiện nay, Đảng Cộng sản đã nêu lên vấn đề “nhất thể hóa” hai chức danh của Đảng và nhà nước, vì vậy việc ông Trọng tham dự cuộc họp Chính phủ cho nhiều người quan sát chính trị có sự liên tưởng đến vấn đề này.

Theo đó, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận định, sự tham dự của ông Nguyễn Phú Trọng trong các phiên họp Chính phủ là điều Đảng đang muốn thành thường lệ.

“Nhưng mà đúng ra thông lệ này là thông lệ trái khoáy, vì là chưa có luật. Nên ý kiến ấy, Chính phủ, tất nhiên, vì là đảng viên cấp dưới, họ phải nghe anh Tổng bí thư. Nhưng về mặt luật pháp và nguyên tắc của văn minh, của văn hóa thì nó là lộn xộn, tùy tiện. Một đảng cầm quyền không nên làm như vậy. Làm như vậy nó khôi hài, và nó phản lại những quy củ, quy tắc của dân tộc, đất nước muốn có luật pháp, có văn hiến.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-party-is-always-rights-or-the-justice-is-rights-12212017103548.html