Tin Việt Nam – 22/09/201
Cá tôm lại chết gần nhà máy Vĩnh Tân 4
Ngư dân tỉnh Bình Thuận cho hay có nhiều cá và các hải sản khác bị chết tại khu vực ven biển xung quanh nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 4.
Đây là khu vực thuộc hai xã Vĩnh Hảo và Phước Thể, Huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Theo các ngư dân thì hiện tượng này xảy ra cùng lúc với ống khói của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 hoạt động trở lại. Các ngư dân cũng cho biết là hiện nay dưới đáy biển vùng này có một lớp bùn dày khoảng từ 1 đến 2 cm, mà trước kia chỉ có sỏi và cát.
Một vị lãnh đạo của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 trả lời báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh rằng dự án đang vận hành thử nghiệm và sẽ dừng chạy nếu có sự cố môi trường.
Xin được nhắc lại là vào tháng 7 năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền tỉnh Bình Thuận cùng với ban quản lý nhà máy điện Vĩnh Tân 2 có ý định dìm bùn nạo vét cảng Tuy Phong xuống biển Bình Thuận, nhưng dự án bị phản đối dữ dội nên đã dừng lại.
Khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận có bốn dự án nhà máy điện chạy bằng than tại Vĩnh Tân, được cho là sẽ đem lại nhiều hậu quả tiêu cực về môi trường cho vùng ven biển này.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/fishes-die-vinh-tan-09222017095423.html
Hội nghị Trung ương 6 ‘xem xét kỷ luật’
Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra trong tuần đầu tháng 10.
Dường như trường hợp Bí thư Đà Nẵng, Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Xuân Anh, sẽ được Bộ Chính trị trình cho Ban Chấp hành Trung ương tại hội nghị xem xét mức kỷ luật.
Sáng 22/9, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã vào Đà Nẵng công bố chi tiết kết luận về các sai phạm của các lãnh đạo thành phố này.
Trước đó, ủy ban kỷ luật của Đảng đã công bố trên phương tiện truyền thông các vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ
Theo quy trình của Đảng Cộng sản, sau buổi họp tại Đà Nẵng, các cá nhân liên quan sẽ tiến hành kiểm điểm, rồi trình cho tổ chức Đảng xem xét hình thức kỷ luật.
Trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, sẽ do Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành trung ương xem xét mức kỷ luật.
Bàn Tròn: Chiến dịch kỷ luật của Đảng trước Hội nghị TƯ6
Vụ Đà Nẵng: Tổng Bí thư muốn ‘chấn chỉnh kỷ luật Đảng’?
Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn
Đảng CS ‘cần kỷ luật thép’ để không tan rã?
• Chín dự án sẽ bị điều tra gồm: Công viên An Đồn, khu đô thị Harbour Ville của Công ty Cổ phần Đầu tư Mega, khu đất tại đường 2-9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch, dự án Phú Gia Compoud, khu dịch vụ du lịch nhà hàng – cà phê – bar và bến du thuyền, dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (giai đoạn 1: 181 ha), lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng, khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông, khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty IVC (4,5 ha).
• 31 nhà, đất công sản gồm: 16 Bạch Đằng, 20 Bạch Đằng, 158 Bạch Đằng, 07 Bạch Đằng, 100 Bạch Đằng, 318 Lê Duẩn, 57 Lê Duẩn, 17 Lê Duẩn, 354 Hùng Vương, 81 Hùng Vương, 89 Hùng Vương, 45 Nguyễn Thái Học, 47 Nguyễn Thái Học, 73 Nguyễn Thái Học, 319 Lê Duẩn, 36 Bạch Đằng, 38 Bạch Đằng…
Sau thông báo của Ủy ban kiểm tra Trung ương, Bộ Công an cũng cho biết sẽ tiến hành điều tra việc bán nhà đất công tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay.
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng từ 2003 đến 2016.
Chống tham nhũng là ‘tự ta đánh ta’?
Khi doanh nghiệp ‘tặng xe cho lãnh đạo’
Xung quanh vụ ‘đe dọa’ ông Huỳnh Đức Thơ
VN thúc đẩy kinh doanh trong bất ổn thể chế
Một loạt các báo chính thống tại Việt Nam cũng đăng các bài nêu “sai phạm” tại Đà Nẵng không chỉ dưới thời ông Nguyễn Xuân Anh, mà cả thời kỳ nắm quyền của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh.
Thành phố Đà Nẵng từng được xem là mô hình nổi bật trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ Bí thư của ông Nguyễn Bá Thanh (làm Bí thư Thành ủy từ 2003 đến 2013).
Ông Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, trở thành Bí thư thành phố này năm 2015.
Theo báo Pháp Luật TP. HCM, Bộ Công an đang điều tra các sai phạm trong việc thực hiện chín dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay.
Trong đó, đa số đều được thực hiện từ năm 2006 đến 2012.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41348882
Giáo xứ Yên Hòa, Nghệ An
phản đối bản án dành cho Nguyễn Văn Oai
Bản án đối với ông Nguyễn Văn Oai là một bản án oan sai.
Đó là nội dung chính của thư phản đối do Linh mục Hồ Văn Trường, đại diện cho 1795 giáo dân giáo xứ Yên Hòa, tỉnh Nghệ An gửi cho cơ quan chức năng sau phiên xử cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai hôm ngày 18 tháng 9 vừa qua. Thư phản đối đề ngày 19 tháng 9 năm 2017 gửi đến Viện kiểm sát thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, và Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An, đồng thời cũng gửi đến Tòa Giám mục giáo phận Vinh.
Đơn thư cũng yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho ông Oai, và cũng nói rằng phiên tòa xử ông Oai vào hôm 18 tháng 9 diễn ra không có một người thân nào của ông Oai tham dự. Hơn thế nữa, đơn thư nhấn mạnh rằng cảnh sát bên ngoài tòa án đã dùng bạo lực tấn công bạn bè và người thân của ông Oai.
Linh mục Hồ Văn Trường nhắc lại những điểm bất hợp lý này khi phát biểu với Đài Á Châu Tự Do vào chiều ngày 22 tháng 9:
“Bất hợp lý ở chỗ là tòa nói xử công khai mà ngay cả mẹ, thân nhân của anh Oai không được cho vào dự. Thứ hai trong tòa Luật sư bào chữa cho rằng hai tội bị nêu ra không đủ căn cứ kết án. Thứ ba việc chuyển địa điểm phiên xử không rõ ràng theo như kế hoạch ban đầu.”
Ông Nguyễn Văn Oai được các tổ chức bảo vệ nhân quyền xem là một tù nhân lương tâm. Ông từng bị kết án vào năm 2013 cùng hơn chục thanh niên khác với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Ông mãn án lần đầu 4 năm tù vào năm 2015.
Vào ngày 19 tháng giêng năm nay ông lại bị bắt tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, và bị xử 5 năm tù giam vào ngày 18 tháng 9 vừa qua. Cáo buộc được đưa ra là ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘vi phạm lệnh quản chế’
Luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Văn Oai cho RFA biết là ông kháng cáo bản án 5 năm mà tòa tuyên lần này đối với ông vì ông không có tội.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ill-verdict-nguyen-van-oai-09222017084012.html
Chỉ có 31% bãi chôn chất thải hợp vệ sinh
Trong số 660 bãi chôn lấp chất thải hiện nay trên cả nước Việt Nam chỉ có 31% hợp vệ sinh.
Đây là thông tin được Viện Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nêu ra tại Hội thảo về quản lý bãi thải ở Việt Nam, tổ chức ngày 22 tháng 9.
Tại khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, hầu hết các bãi thải đều không hợp vệ sinh. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp vẫn chôn lấp chung.
Ở Tây Nguyên, nhiều bãi được đặt ở đầu nguồn nước, gây ô nhiễm cả khu vực hạ nguồn.
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều bãi không có bờ bao nên khi lũ về gây ô nhiễm môi trường. Còn đến mùa khô, chất thải được đốt, làm không khí ô nhiễm.
Ông Hoàng Mạnh Hiệp, Cục Hạ tầng Kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng cho biết chôn lấp chất thải không phải là một phương pháp tốt. Tuy nhiên, số lượng cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện còn quá ít, chỉ xử lý được 7.500 tấn/ngày. Trong khi đó tổng số chất thải lên đến 38.000 tấn/ngày.
Trước thực trạng nêu trên, các đại biểu nói rằng nên lập quy hoạch quản lý chất thải và chỉ đạo việc quản lý theo quy hoạch đó. Hiện cả nước có 57/63 địa phương đã lập và phê duyệt quy hoạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do những bãi rác gây nên đến mức không chịu nổi khiến dân chúng tại một số nơi lâu nay từng biểu tình, chặn không cho xe lấy rác đến đổ tại bãi gần khu dân cư.
Việt Nam bị cảnh báo có sốt rét kháng thuốc từ Campuchia
Một “siêu ký sinh trùng” kháng thuốc chống sốt rét đã lan tới Việt Nam từ Campuchia và các nhà khoa học cảnh báo điều này có thể dẫn tới hệ quả đáng báo động trong việc điều trị căn bệnh lây lan qua muỗi ở Việt Nam.
Một nhóm các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này nhận định siêu ký sinh trùng sốt rét kháng artemisini có khả năng kháng các phương thuốc điều trị bệnh sốt rét tốt nhất hiện nay và đã lây lan khắp các nước tiểu vùng sông Mekong.
Nghiên cứu này khẳng định thêm nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới rằng Việt Nam là một trong số 4 quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) có tỷ lệ kháng Artemisinine ngày càng gia tăng gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đơn vị Nghiên cứu Y học Nhiệt đới Oxford (MORU) ở Thái Lan, trong một bài viết trên tờ Lancet Infectious Diseases, cho biết siêu ký sinh trùng có nguồn gốc từ Campuchia dẫn đến sự tăng vọt của các ca điều trị bệnh sốt rét thất bại ở các tỉnh phía nam Việt Nam.
Theo số liệu của MORU cung cấp cho VOA, tỷ lệ thất bại trong các ca điều trị ở Việt Nam tăng từ 0% vào năm 2012 đến 26% vào năm 2015. Bình Phước chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo báo cáo của các Viện sốt rét năm 2015, Bình Phước là “cái nôi” sốt rét và kháng thuốc của Việt Nam.
Có khoảng 214 triệu ca nhiễm sốt rét trên toàn cầu vào năm ngoái, giết chết khoảng 438 người, phần lớn là trẻ em. Châu Phi đứng đầu về số tử vong, chiếm 90%. Đứng thứ 2 là khu vực Đông Nam Á, chiếm 7%. Theo số liệu của WHO, số ca tử vong từ sốt rét giảm đến 85% ở Đông Nam Á kể từ năm 2000.
”Chỉ có 1 vài vùng nào đấy (sốt rét) mới lưu hành thôi còn nói chung là đã khống chế được.”
GS.TS Nguyễn Thị Khê, cựu nhân viên Bộ Y tế
Một cựu chuyên gia của Bộ Y tế cho VOA biết sốt rét không phải là căn bệnh lan truyền rộng ở Việt Nam và hiện đang nằm trong tầm kiểm soát. GS.TS Nguyễn Thị Khê của Viện vệ sinh Y tế Công cộng nói: ”Chỉ có 1 vài vùng nào đấy (sốt rét) mới lưu hành thôi còn nói chung là đã khống chế được. Những vùng dịch tế cũ từ xưa đến giờ thì có lưu hành. Vùng sốt rét nhiều nhất là ở khu vực miền núi, ở Tây Nguyên nơ có rừng rú, còn ở đồng bằng thì ít có.”
Một chuyên gia của Trung tâm Y tế dự phòng Kiên Giang không muốn nêu danh tính, cho VOA biết chỉ có 2 ca nhiễm sốt rét cho tới thời điểm này trong năm nay ở Kiên Giang, một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Mekong. Chuyên gia này cho biết 2 ca nhiễm trên đều ngoại lai – “họ là những công nhân từ Đồng Nai.”
“Sốt rét ở Kiên Giang thì gần 5 năm nay đã xử lý xong hết rồi,” theo chuyên gia này.
Mặc dù chưa nghe tới sự lan truyền của siêu kháng sinh kháng thuốc sốt rét mà các nhà khoa học vừa công bố, GS.TS Nguyễn Thị Khê nói: “Nếu kháng thuốc mà có và nó lan rộng ra thì việc điều trị sẽ rất khó khăn. Nhưng đối với Việt Nam hiện nay theo tôi nghĩ không có vấn đề gì trầm trọng về sốt rét mà chủ yếu là sốt xuất huyết thì rất trầm trọng.”
Việc sốt rét ít được quan tâm trong những năm gần đây, phần nhiều vì hiện nay sự chú ý đang hướng về những căn bệnh cũng do muỗi lan truyền, chẳng hạn như zika hay sốt xuất huyết, cũng chính là những lo ngại từ các nhà chuyên môn.
Với sự lây lan của ký sinh trùng kháng thuốc từ Campuchia sang Việt Nam, Thái Lan và Lào, các chuyên gia lo sợ hiện tượng kháng thuốc artemisinin có thể một lần nữa lan rộng trên toàn thế giới. Họ cảnh báo rằng nếu không có giải pháp thì số các ca tử vong do kháng thuốc từ 700.000 mỗi năm hiện nay có thể tăng lên tới hàng triệu mỗi năm vào 2050. Con số này bao gồm các loại bệnh gồm cả sốt rét.
Giáo sư Arjen Dondorp của MORU nói ông “hy vọng đây sẽ là bằng chứng được sử dụng để tái khẳng định tính cấp bách của nỗ lực xóa bỏ bệnh sốt rét ở tiểu vùng sông Mekong, trước khi trùng sốt rét falciparum trở nên không thể chữa trị được.”
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-diem-den-cua-sot-ret-khang-thuoc-tu-campuchia/4038709.html