Tin Việt Nam – 22/08/2017
Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’
Thanh tra Chính phủ nói hầu hết các dự án BOT trong giao thông và môi trường tại Tp HCM ‘chậm và lãng phí’.
Được biết tổng cộng có 13 dự án với giá trị gần 33.000 tỷ đồng trong đó 5 dự án (7.000 tỷ đồng ) đã hoàn thành và 8 dự án (26.000 tỷ đồng) còn đang được triển khai.
Sáu dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) tại TP HCM được mô tả là có sai phạm lên tới 2.200 tỷ đồng vì “phê duyệt không đúng”.
Thanh tra Chính phủ nói các dự án BOT này đều chậm tiến độ, từ đó dẫn đến “giảm doanh thu, tăng chi phí, lãng phí vốn đầu tư”.
“Nhiều hợp đồng BOT, BT chưa đủ trình tự, thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định. Tổng vốn đầu tư tăng sai dẫn đến thời gian khai thác thu phí hoàn vốn không đúng quy định…” kết luận Thanh tra Chính phủ cho biết.
‘Thiếu trách nhiệm’
Kết luận của Thanh tra Chính phủ mô tả UBND TP HCM có nhiều sai sót và đã ‘ưu ái’ chủ đầu tư qua việc chỉ định thầu phần lớn các dự án trong đó có dự án BOT cầu Phú Mỹ.
Được biết ngoài kiến nghị xử lý UBND TP HCM về trách nhiệm tập thể và cá nhân, Thanh tra Chính phủ cũng nêu trách nhiệm thuộc về Bộ Giao thông Vận tải
Cây bút Huy Đức gần đây nói hàng trăm ngàn tỉ đã được ‘ném vào’ BOT trong nhiệm kỳ của ông Đinh La Thăng và rằng tác giả của con số khổng lồ này liên quan tới điều ông gọi là “liên minh ma quỷ“.
Vào tuần trước, một thứ thứ trưởng Bộ Giao thông mô tả điều ông gọi là 100% dự án chỉ định thầu là do “có tính cấp bách hoặc ít nhà đầu tư tham gia”.
Nguyễn Ngọc Đông được truyền thông dẫn lời bình luận về 7 dự án bị thanh tra và nói” nhiều dự án BOT có tính cấp bách như cải tạo mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã được Chính phủ chỉ đạo nên Bộ áp dụng chỉ định thầu.
”Ngoài ra, một số dự án khác khi kêu gọi đấu thầu chỉ có một nhà đầu tư tham gia thì sau đó cũng áp dụng chỉ định thầu.
“Bộ Giao thông sẽ thực hiện nghiêm túc theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, các tồn tại sẽ được giải quyết, sai phạm của cá nhân, tổ chức đến đâu sẽ xử lý đến đó,” ông Đông khẳng định.
Thanh tra Chính phủ trước đó kết luận rằng Bộ Giao thông thực hiện không đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định hiện hành dẫn tới thực trạng 100% dự án thuộc diện thanh tra đều là chỉ định thầu.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41009267
Quan hệ Ấn-Việt là bước đi đối trọng với TQ?
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam không chỉ dừng lại ở triển vọng Delhi bán tên lửa BrahMos cho Hà Nội, đó là nhận định của giáo sư Harsh V Pant chuyên về quan hệ quốc tế từ Khoa Quốc phòng và Viện Ấn Độ tại Trường Đại học King’s College London.
Bài của tác giả trên tạp chí The Diplomat hôm 22/08 bàn về khả năng hợp tác với Hà Nội của New Delhi vào thời điểm Ấn Độ và Trung Quốc đang có căng thẳng trên Cao nguyên Doklam.
Việt Nam vào tuần trước tỏ ý rằng họ đã mua tên lửa hành trình chống hạm BrahMos của Ấn Độ, một hệ thống vũ khí mà Hà Nội đặt ưu tiên bấy lâu nay, và cho rằng “việc mua sắm trang thiết bị quốc phòng (BrahMos) của Việt Nam là việc phù hợp với chủ trương hòa bình và tự vệ bình thường.
Phản ứng của Bộ Ngoại giao Ấn Độ là tin này “không chính xác”.
Tuy nhiên, theo tác giả, thì chuyến thăm Việt Nam hồi năm ngoái của Thủ tướng Narendra Modi, cũng là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Ấn Độ trong 15 năm qua, đã ra chỉ dấu cho thấy Ấn Độ không còn do dự trong việc mở rộng sự hiện diện của mình đối với những khu vực ngoại vi của Trung Quốc.
Hợp tác quốc phòng
Chính phủ của ông Modi cũng tỏ ý rằng họ vẫn sẵn sàng bán tên lửa siêu thanh BrahMos, là loại vũ khí do liên doanh Ấn-Nga sản xuất, cho Việt Nam sau thời gian chần chừ kể từ khi Hà Nội ngỏ ý muốn mua từ năm 2011.
Việt-Ấn tăng cường quan hệ để đối phó TQ?
Trung Ấn đụng độ ở biên giới Himalaya
Mặc dù mối quan hệ Ấn Độ với Việt Nam phát triển tốt trong vài năm gần đây, việc bán tên lửa này được xem là một bước đi quá xa và có thể làm Trung Quốc phẫn nộ.
Tuy nhiên, theo tác giả, chính phủ ông Modi vào năm ngoái đã chỉ đạo cho BrahMos Aerospace, công ty chế tạo tên lửa, đẩy nhanh việc bán cho Việt Nam cùng với bốn quốc gia khác là Indonesia, Nam Phi, Chile, và Brazil.
Ấn Độ đã cấp một khoản tín dụng ưu đãi trị giá 100 triệu USD cho Hà Nội để mua trang thiết bị quốc phòng và lần đầu tiên bán cho Hà Nội bốn tàu tuần duyên.
Ấn Độ muốn xây dựng quan hệ với các quốc gia như Việt Nam nhằm đóng vai trò tạo áp lực đối với Trung Quốc.
Ấn Độ đã và đang giúp Việt Nam xây dựng năng lực để sửa chữa và bảo dưỡng khí tài. Đồng thời, lực lượng vũ trang của hai quốc gia đã bắt đầu hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và đào tạo tiếng Anh cho quân nhân phía Việt Nam.
Hoạt động dầu khí
Theo tác giả, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Việt Nam vào tháng 10 năm 2011 để mở rộng và thúc đẩy thăm dò dầu ở Biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc thách thức về tính hợp pháp trong hoạt động thăm dò này.
Bắc Kinh nói với New Delhi rằng cần phải có sự cho phép của họ đối với công ty dầu khí quốc doanh Ấn Độ thăm dò tại hai lô của Việt Nam trong vùng nước mà Bắc Kinh nói là thuộc về họ.
TQ: Ấn Độ hành động ‘bất hợp pháp’ ở biển Đông
TQ phản ứng hợp tác dầu khí Việt-Ấn
Việc công ty dầu khi quốc gia của Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) chấp nhận lời mời của Việt Nam để tiến hành thăm dò dầu khí ở các lô 127 và 128 cho thấy New Delhi không chỉ bày tỏ mong muốn tăng cường tình hữu nghị của mình với Việt Nam mà còn phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc muốn Ấn Độ tránh xa khu này.
Tác giả đánh giá rằng với việc tham gia hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam, Ấn Độ đang tỏ thái độ thách thức mới đối với Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc muốn mở rộng sự hiện diện của mình ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, Ấn Độ có thể làm điều tương tự ở Đông Á.
Nếu Trung Quốc có thể có quan hệ đối tác chiến lược với Pakistan và lờ đi quan ngại của Ấn Độ, Ấn Độ có thể phát triển quan hệ quyền lực với các quốc gia như Việt Nam, tác giả viết.
Trong khi Ấn Độ có thể muốn giảm nhẹ mối liên hệ về việc bán tên lửa BrahMos vào thời điểm này trong cách tiếp cận với với Việt Nam, quyết định cuối cùng về chủ đề này cũng phải sớm được đưa ra.
Cuộc khủng hoảng ở Doklam, theo tác giả, không thể là biến số quyết định. Quyết định của Ấn Độ sẽ phải dựa trên các ưu tiên quốc gia về an ninh và đối ngoại lâu dài.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41013923
Mục đích chuyến đi ‘cao hơn chuyện Biển Đông
Chuyến thăm Indonesia và Malaysia tuần này của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có mục tiêu lớn hơn là chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể nào như hồ sơ Biển Đông, theo một nhà nghiên cứu chiến lược ngoại giao của Việt Nam từ Hà Nội.
Đồng thời chuyến đi tiếp tục thi triển chính sách ngoại giao ‘kênh đảng’ mà đảng cộng sản Việt Nam đang tiến hành trong suốt thời gian gần đây mà vẫn theo ý kiến này việc này cũng có ý nghĩa tầm vóc quốc gia.
Thực chất chuyến đi này là một chuyến đi cấp cao và rất hiếm có dịp như vậy. Do vậy nếu nói về vấn đề Biển Đông, thì vấn đề Biển Đông chỉ là một phần trong tổng thể cả chiến lược của chuyến điTS. Trần Việt Thái
Bình luận với BBC Việt ngữ hôm 22/8/2017 về chuyến thăm hai quốc gia ở Asean của ông Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo của đảng CSVN, Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam nói:
Nghe bình luận của TS. Trần Việt Thái
Tổng Bí thư Trọng thăm Indonesia và Myanmar
“Thực chất chuyến đi này là một chuyến đi cấp cao và rất hiếm có dịp như vậy,” nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu chuyến thăm có liên quan hay không đến việc vận động của Việt Nam trong Asean nhằm nhận được hỗ trợ ‘thuận lợi hơn’ cho lập trường ở Biển Đông, nhất là trước Trung Quốc.
“Do vậy mà mục đích của chuyến đi lớn hơn rất là nhiều, không chỉ tập trung vào giải quyết một vấn đề,” ông nói tiếp.
“Thứ nhất, chuyến đi nhằm tăng cường tin cậy, sự hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo cũng như là nhân dân của Việt Nam với hai nước Indonesia và Myanmar, riêng với Indonesia thì làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập từ trước. Với Myanmar là xây dựng một khuôn khổ quan hệ mới để đưa quan hệ này đi vào hợp tác một cách sâu sắc và thực chất hơn.”
“Cả Indonesia và Myanmar là những đối tác ngày càng quan trọng đối với Việt Nam, trong khuôn khổ khu vực, nhất là trong Asean, do vậy mà hai bên Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Myanmar đều có nhu cầu tăng cường phối hợp, hợp tác trong khuôn khổ Asean, cũng như trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng Việt Nam và Indonesia là hai nước có vai trò quan trọng trong ASEAN, là đối tác tin cậy của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồngBáo điện tử Đảng Cộng sản VN
“Do vậy nếu nói về vấn đề Biển Đông, thì vấn đề Biển Đông chỉ là một phần trong tổng thể cả chiến lược của chuyến đi,” Tiến sỹ Thái nói.
Ngoại giao kênh đảng
Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet
Thủ tướng Phúc ‘nêu quan ngại Biển Đông’ ở Bangkok?
Bàn tròn BBC: sức khỏe lãnh đạo và các tin tức khác
Trước câu hỏi ngoại giao kênh đảng có liên hệ ra sao và thể hiện thế điều gì qua chuyến thăm hai nước trên của Tổng bí thư Trọng, Tiến sỹ Thái nêu quan điểm:
“Thực ra trong quan hệ đối ngoại hiện nay của Việt Nam với các nước, thì quan hệ không chỉ có kênh nhà nước với nhà nước, hay chính phủ với chính phủ, mà Đảng và nhà nước Việt Nam đều chủ trương mở rộng và đa dạng hóa các loại hình quan hệ với các đối tác ở trong và ngoài khu vực.
“Quan hệ kênh đảng bao gồm quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản và cánh tả trên thế giới, cũng như là quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng cầm quyền trên thế giới, thì đang ngày càng được mở rộng.
“Do vậy, chúng tôi cho rằng quan hệ kênh đảng cũng là một kênh quan trọng để góp phần vào duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác, cũng như quan hệ ngày càng thực chất giữa hai bên.
“Hơn nữa, ở Việt Nam thì ĐCSVN là đảng cầm quyền và đảng duy nhất, cho nên yếu tố quan hệ kênh đảng cũng không chỉ giao lưu thúc đẩy giữa các đảng mà nó còn có ý nghĩa ở tầm quốc gia.”
Trả lời câu hỏi về việc liệu các nhà lãnh đạo là tổng thống Indonesia và tổng thống Myanmar có mời Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang, sang thăm chính thức các nước này hay không và nếu có thì khi nào, Tiến sỹ Thái đáp:
Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng Việt Nam và Indonesia là hai nước có vai trò quan trọng trong ASEAN, là đối tác tin cậy của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồngBáo điện tử ĐCSVN
“Hiện tại tôi không có thông tin, nhưng riêng về vấn đề này, tôi cho rằng đây là những lời mời chính thức, và chỉ trên cơ sở những lời mời chính thức như vậy, thì các chuyến đi mới được tiến hành, vì ở cấp cao không thể không có những lời mời,” chuyên gia chiến lược ngoại giao của Việt Nam nói với BBC hôm 22/8/2017.
Cũng hôm thứ Ba, báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin cho hay:
“Chiều 22/8, tại trụ sở Quốc hội Indonesia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân (tức Hạ viện) Indonesia Setya Novanto…
“Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng Việt Nam và Indonesia là hai nước có vai trò quan trọng trong ASEAN, là đối tác tin cậy của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồng. Hai bên cần nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ trên cả kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức nhân dân, góp phần tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Setya Novanto nhất trí đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 8 tỷ USD vào năm 2018 và sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USD…”
Theo truyền thông Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Indonesia (22-24/8) và Myanmar (24-26/8) theo lời mời của tổng thống hai nước này.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41014129
Quê nhà Chủ tịch Quốc hội Campuchia ở VN?
Quê hương của Chủ tịch Quốc hội đồng thời là một lãnh đạo của đảng cầm quyền CPP, ông Heng Samrin, nằm ở trong lãnh thổ Việt Nam, báo chí Campuchia tường thuật.
Ông Sok Touch, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Cambodia, người có nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề biên giới, đưa ra tuyên bố trên hôm thứ Sáu 18/8, tại một cuộc họp báo.
Ông Touch nói theo bản đồ Bonne có từ thời Campuchia còn là thuộc địa của Pháp, là bản đồ được công nhận trong Hiến pháp về việc xác định biên giới Vương quốc Campuchia, thì ngôi làng của ông Samrin ở huyện Ponhea Krek, tỉnh Tbong Khmum là nằm trong lãnh thổ Việt Nam, báo Phnom Penh Post nói.
Lào tuyên bố rút quân khi Hun Sen thăm
Đền thờ ẩn náu trong rừng ở Campuchia
Tỉnh Tbong Khmum của Campuchia nằm giáp biên giới với hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh của Việt Nam.
“Samdech (Ngài) Heng Samrin sống ở đó, vì nó thực tế là [đất Campuchia],” ông Touch nói. “Khi đưa bản đồ ra so thì phần đất Ngài Heng Samrin sống thuộc về Việt Nam, nhưng ông đã sống ở đấy từ rất lâu rồi.”
“Đường biên giới trong bản đồ chạy qua phần phía tây của nhà Ngài Heng Samrin,” báo Phnom Penh Post dẫn lời phát ngôn viên của Đảng CPP là Sok Eysan nói hôm 20/8.
Tuy nhiên, Eysan và phát ngôn viên của chính phủ Phay Siphan đều đồng ý rằng tuy bản đồ cho thấy ngôi nhà nằm trên đất Việt Nam nhưng điều này có thể thay đổi.
Các chuyên gia của Việt Nam và Campuchia vẫn đang làm việc trong vấn đề phân định biên giới, và do đó có thể du di chút ít, Phnom Penh Post nói.
Khi được hỏi có phải Việt Nam đã lấn chiếm đất Cambodia, ông Touch nói những lời đồn đại đó là vô căn cứ, tờ Cambodia Daily tường thuật.
“Ở đâu trên đất Campuchia mà có lính Việt Nam đóng quân như phía Lào làm? Chẳng lẽ chính quyền không để ý đến chuyện đó à?” ông Touch nói.
Vị giáo sư còn nói thêm rằng các nhà chỉ trích cho rằng Việt Nam đã lấn chiếm “đang chơi một trò chơi” làm ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
“Nếu anh chơi trò đó, nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Chúng tôi sẽ hành động,” ông cảnh báo. “Tôi không biết hành động đó là gì vì tôi là giáo sư chứ không phải là chính trị gia. Nhưng luật pháp sẽ hành động. Điều đó là không đúng,” ông nói thêm.
Heng Samrin: ‘Luôn biết ơn VN giúp đỡ’
Trong bài đăng trên Facebook hôm 20/8, Phó chủ tịch Đảng Giải cứu Dân tộc Campuchia (CNRP) nói ông Samrin chưa bao giờ đề cập rằng quê nhà của ông ở Việt Nam, và ông nên được ca ngợi vì đã giúp phát triển nó.
“[Ông Samrin] đã cố gắng phát triển nó, xây dựng đường xá, kênh mương và nhà cửa cho những người dân để bảo vệ ngôi làng của ông,” ông Eang nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41008403
Tiêu chuẩn cho tứ trụ ‘chỉ theo ý Đảng’?
Một nhà quan sát ở Hà Nội bình luận với BBC rằng “vấn đề không phải là tiêu chuẩn cho tứ trụ mà là việc bầu chọn những người này có đảm bảo tính dân chủ, phù hợp và tuân thủ hiến pháp hay không.”
Truyền thông Việt Nam hôm 22/8 cho hay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ban hành tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.
Theo đó, ứng viên cho chức danh Tổng bí thư phải “bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị…”
Tổng Bí thư Trọng thăm Indonesia và Myanmar
Ông Đinh Thế Huynh ‘điều trị bệnh’
Bên cạnh đó, người này phải “có bản lĩnh chính trị, năng lực, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc; có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư; có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm.”
Ngoài ra, người này phải “là người đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).”
Tài liệu này cũng đề cập về tiêu chuẩn cho các ứng viên chức danh chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.
‘Dân chủ trong Đảng’
Hôm 22/8, trả lời BBC từ Hà Nội, Luật gia Nguyễn Đình Hà, nói: “Với tôi, chức danh tổng bí thư cần phải đảm bảo tiêu chuẩn gì không phải mối quan tâm, vì đó là chuyện nội bộ của Đảng và tôi không phải đảng viên Cộng sản.”
“Còn trên tư cách một cử tri, tôi quan tâm đến cơ chế bầu cử để chọn ra người đại diện cho dân trong cơ quan dân cử, quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.”
“Cơ chế bầu cử phải thực sự dân chủ, đảm bảo tranh cử công bằng, công khai, có sự giám sát của người dân và mọi người dân được thực hiện quyền của mình mà không bị gây khó khăn.”
“Mặt khác, báo chí phải thực sự tự do để người dân có thông tin đa chiều, chính xác, không bị bưng bít.”
“Theo tôi, với chức danh thủ tướng, chủ tịch nước, tiêu chuẩn quan trọng nhất là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và người dân cao hơn lợi ích của đảng phái, phe nhóm; tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền công dân, quyền con người của người dân; và phải là con người trong sạch, được người dân và báo chí giám sát.”
Đề cập về việc công bố các tiêu chuẩn làm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng ở thời điểm này liệu có liên quan gì đến tin đồn về sức khỏe chủ tịch Trần Đại Quang cũng như tin sẽ hợp nhất chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước, ông Nguyễn Đình Hà cho hay: “Cho đến hiện tại, thông tin về sức khỏe của Chủ tịch Trần Đại Quang chưa có gì rõ ràng. Vấn đề hợp nhất chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước đã được nói nhiều lần, nhưng chưa bao giờ có sự tham vấn ý kiến người dân.”
“Điểm mấu chốt là việc bầu chọn các chức danh lãnh đạo nhà nước có đảm bảo tính dân chủ, phù hợp và tuân thủ Hiến pháp hay không, hay chỉ “dân chủ trong đảng”, đảng làm theo ý đảng mà thôi.”
Trong một diễn biến khác, hôm 20/8, Chủ tịch Trần Đại Quang có phát biểu được đăng trên website chính phủ về sự cần thiết của việc tăng cường đối phó với các nguy cơ an ninh mạng và sự cần thiết của việc phát triển hệ thống kiểm duyệt mạng chặt chẽ hơn.
Chính phủ trong năm qua đã đẩy mạnh việc trấn áp các nhà hoạt động với những vụ bắt giữ và ra án tù nặng, nhưng không có mấy dấu hiệu cho thấy giới chức dập tắt được các ý kiến chỉ trích trên mạng xã hội.
Chủ tịch nước nói các thế lực thù địch đã sử dụng Internet để tổ chức những chiến dịch công kích làm “giảm uy tín của các lãnh đạo Đảng và nhà nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các lực lượng nòng cốt, các đảng viên và người dân”.
Sự vắng bóng của ông Trần Đại Quang trong các hoạt động chính thức, công khai trong thời gian gần đây cũng là chủ đề cho các tin đồn đang lan truyền trên Internet, theo Reuters.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40991181
Việt Nam: Học càng cao, càng thất nghiệp?
Sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số những người từ 15-24 tuổi ở Việt Nam, theo Bloomberg.
Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp hai năm trước với bằng cử nhân kinh tế từ một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam. Nhưng giờ anh đang chạy xe ôm, kiếm khoảng 250 đôla, tức hơn năm triệu một tháng.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước chỉ 2.3% nhưng theo thống kê của Bloomberg về tình trạng thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi, cho thấy sinh viên đại học gặp nhiều khó khăn nhất khi tìm kiếm việc làm, với 17% tỷ lệ thất nghiệp.
Trong khi đó những người theo học khóa Đào tạo nghề Ngắn hạn lại có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, với chỉ 6%.
Nặng về các môn tư tưởng, chính trị
“Ở đại học, chúng tôi nặng về các môn học lý thuyết và rất nhiều về tư tưởng Hồ Chí Minh với lịch sử về Đảng Cộng Sản,” Bloomberg dẫn lời Đức, 25 tuổi.
Báo này cũng nhận định “Sinh viên Việt Nam thường phải dành hầu hết hai năm đầu học về lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội và lịch sử Đảng – làm lãng phí khoảng thời gian nên dành cho các kỹ năng như tư duy phản biện và các kỹ năng khác mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi.”
Nền kinh tếphát triển cần giáo dục chất lượng cao
Scott Rozelle, nhà kinh tế học từ Stanford University nói “Những quốc gia đã thành công trong việc chuyển tiếp kinh tế vốn đã có một nền giáo dục chất lượng tương đương các nước phát triển, khi họ vẫn còn là một nền kinh tế thu nhập trung bình.”
Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển các trường đại học chất lượng cao trước khi nền kinh tế cần một lực lượng lao động bằng cấp cao. Ngược lại, các nước như Argentina, Brazil và Mexico đã bị chậm lại sau khi đạt được vị trí mức thu nhập trung bình một phần là vì thiếu sự đầu tư vào giáo dục, chuyên gia Rozella nói.
Bất cập giáo dục VN ‘bộc lộ rõ’ qua kỳ thi PTTH
Việt Nam: Chiếc xe đò mang tên Đại học
Việt Nam là một trong những nước có năng suất công nghiệp thấp nhất trong ASEAN. Singapore có năng suất cao gấp 26 lần Việt Nam; Malaysia gấp 6,5 lần, còn Thái Lan và Philippines gấp khoảng 1,5 lần.
“Chính phủ đang cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo đại học và cao đẳng”, Tổng chủ biên chương trình giảng dạy mới của Bộ giáo dục Nguyễn Minh Thuyết nói với Bloomberg. “Chúng ta cần cải tổ chương trình giảng dạy để giảm đào tạo các môn không thực tế. Tuy nhiên, tiến độ vẫn còn rất chậm”.
Đại học: cần chất hơn lượng
Hơn một thập kỷ qua, số lượng trường đại học ở Việt Nam tăng nhanh chóng, với khoảng 450 trường. Chính phủ mong đợi rằng 560.000 sinh viên sẽ nhập học trong năm 2020.
Nhưng câu hỏi nằm ở chất lượng chứ không phải số lượng.
Trong chương trình Bàn tròn Thứ năm của BBC Tiếng Việt ngày 17/8, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh, từ Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ Chất lượng giáo dục (EQTS) thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, cho rằng:
“Số trường đại học cao đẳng ở Việt Nam mở ra quá nhiều. Các trường cần có người vào học nên họ muốn tuyển sinh sao cho đơn giản nhất, ai cũng có thể vào được.
Những trường có uy tín cũng rất cần sinh viên vì nguồn thu học phí. Họ cần cạnh tranh để lấy sinh viên. Điều đó là bất hợp lý nhưng hình như không ai muốn thay đổi.”
TS Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư toán trường Đại học Toulouse, Pháp, cũng đề cập đến hiện tượng nhiều trường được mở ra để đào tạo “không phải vì mục đích giáo dục mà là vì mục đích kiếm tiền”:
“Các trường này đào tạo ra những người tuy có bằng đại học nhưng không có kiến thức. Phần lớn sinh viên Việt Nam học ra kiến thức lõm bõm và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, kể cả ngành sư phạm.”
“Các trường mở ra như nấm, cần giảm ra số lượng đầu vào là điều cần thiết”.
TS Dũng cũng nhận xét nếu Việt Nam cần nhiều thợ hơn thì nên mở ra nhiều trường trung cấp kỹ thuật, như kinh nghiệm của một nước phát triển là nước Đức.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41008400
Campuchia lên tiếng về tình trạng xuất lậu gỗ sang VN
Bộ Môi trường Campuchia đã lên tiếng chỉ trích số liệu hải quan của Việt Nam cho thấy tình trạng buôn bán gỗ bất hợp pháp tại Xứ Chùa Tháp vẫn diễn ra tràn lan.
Trong bản thông cáo mới ban hành, Bộ này đã bày tỏ sự “thất vọng” với một số tổ chức phi chính phủ và phương tiện truyền thông vì đã bóp méo, phóng đại sự thật, khiến công chúng hiểu nhầm về hiện trạng rừng tự nhiên ở Campuchia.
Bản thông cáo cũng nói rõ là tội phạm lâm nghiệp và tình trạng xuất khẩu gỗ ra nước ngoài đã bị thổi phồng nhằm tuyên truyền rằng những nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả. Campuchia giải thích rằng tội phạm lâm nghiệp quy mô lớn không còn xảy ra ở quốc gia này và tình trạng khai thác gỗ ở quy mô vừa và nhỏ đã được ngăn chặn.
Bản tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổ chức phi Chính phủ Forest Trends ban hành số liệu cho thấy Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 313.000 mét khối gỗ từ Campuchia trong sáu tháng đầu năm 2017, trị giá 142 triệu đô la. Con số này đã vượt qua tổng lượng gỗ nhập khẩu từ Campuchia vào năm 2016.
Phản ứng trước thông tin này, Bộ Tài nguyên Campuchia đã dẫn số liệu từ Tổng cục Bảo vệ Thiên nhiên cho thấy tỷ lệ mất rừng ở quốc gia này đã chậm lại trong những năm gần đây, cụ thể là giảm từ 0,62% trong giai đoạn 2006 – 2014 xuống 0,3% trong giai đoạn 2014-2016.
Bão Haito gây ảnh hưởng tại Việt Nam
Một cơn bão có tên quốc tế là Haito hình thành tại Philippines, được dự đoán sẽ đi vào biển Đông vào ngày 22/8 và đổ bộ vào Việt Nam vào tối 23/8.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn cho biết đến tối ngày 22/8, cơn bão này cách Hong Kong khoảng 510 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất gần tâm bão giật cấp 11-12.
Cơn bão đang dịch chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với vận tốc 15-20 km/giờ và dự tính sẽ đổ bộ vào tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sau đó suy yếu thành vùng áp thấp và dịch chuyển về Việt Nam.
Các chuyên gia cảnh báo cơn bão sẽ gây mưa lớn kéo dài, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và gây khó khăn cho các hồ thủy điện lớn ở miền Bắc Việt Nam.
Vàm Thuật: Dòng sông chết
Tình trạng các nhà máy công nghiệp xả thải trực tiếp ra sông rạch khiến dòng chảy bị ô nhiễm nặng nề vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi ở Việt Nam. Phóng viên RFA ghi nhận một trường hợp cụ thể tại khu vực dòng sông Vàm Thuật ở Sài Gòn.
Người dân bức xúc
Một con sông… hơn 20 năm ô nhiễm ở Sài Gòn. Người dân bức xúc. Nhưng chính quyền giải quyết không triệt để.
Trước kia chúng tôi có tìm hiểu vấn đề ô nhiễm của các con kênh như ‘Kênh Nước Đen’, Kênh 19/5 gần sát khu công nghiệp Tân Bình.
Cách đây hai ba chục năm về trước cá ở sông nhiều lắm. Nhưng mà mấy công ty ở trong Tân Bình nó thải ba cái nước này ra nó hôi thối đen cá nó cũng chết hết.
-Anh Huy
Nước các kênh nhỏ trong khu công nghiệp Tân Bình chảy vào sông Vàm Thuật mang một màu đen nhánh trải dài khoảng 6km cộng với hơn 10km con kênh từ khu công nghiệp ra đến sông Vàm Thuật. Tổng cộng gần16km dòng nước bị ô nhiễm nặng nề.
Một người đàn ông gắn bó cả cuộc đời với dòng sông Vàm Thuật, từng tắm mát và được nuôi dưỡng bởi dòng sông từ khi sinh ra, bồi hồi nhớ lại:
Con sông ngày xưa vô địch, tụi tui sống ở đây mà nhờ con sông này sống chứ đâu sống con sông nào, con sông này tôm cá ghê lắm, không con sông nào bằng con sông này.
Một phụ nữ cho biết mấy chục năm trước khi bà theo chồng về sống ở đây, con sông vẫn còn trong vắt đến độ có thể nhìn rõ đáy sông:
Nước này hồi đó rất là trong, thấy đáy luôn. Từ ngày nhà máy mở ra tới giờ không ai dám đụng đến.
Anh Huy, một người cũng đã ở bên dòng sông này lâu nay, cho biết:
Cách đây hai ba chục năm về trước cá ở sông nhiều lắm. Nhưng mà mấy công ty ở trong Tân Bình nó thải ba cái nước này ra nó hôi thối đen cá nó cũng chết hết.
Người dân địa phương còn cho biết ngoài nguồn thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp thải ra, một số người ở nơi khác còn mang những thứ phế thải khác đổ xuống dòng sông. RFA PHOTO
Công ty nó thải ra thì anh cứ nghĩ đi, nước này con gì sống nổi. Con người không sống nổi chứ con cá. Ví như mình chích điện thì có con này nó sót con kia, còn nước này thải ra là cá chết hết luôn từ lớn đến nhỏ trứng cũng không còn nữa. Không còn con gì để mà sống nữa. Giờ anh nuôi con vịt dưới đây nè. Vịt thôi nha, ba bữa chết luôn. Vịt thả ra nó cứ còi hoài. Mình nghĩ không biết sao cũng cho nó ăn mà nó không lớn, sau này mới nghĩ chắc nó xuống sông nó ăn thì cái nước này ô nhiễm quá. Nếu mà tôi nói anh không tin, anh chỉ cần ngâm chân xuống cái sông này thôi, 15 phút sau anh rút cái chân anh lên là nó đen thui như cục than luôn.
Hồi xưa còn có cá lóc hay là tôm này kia, nước sạch mình xuống bắt bán còn có giá. Giờ ba con cái trê không. Cá trê đem bán ai ăn đâu. Bắt con cá trê lên đưa anh anh không dám ăn. Cái nước đen con cá trê cũng đen như nước. Mà mổ ra ăn nó hôi lắm. Nó hôi cái mùi nước này.
Người dân thấy rõ dòng sông bị ô nhiễm và theo nhận định của họ là bởi chất thải từ khu công nghiệp đổ ra. Họ từng lên tiếng nhờ cơ quan chức năng giải quyết nhưng tiếng kêu của họ không được xem xét:
Mình là thằng dân, không đc một cái ý kiến gì hết. Ý kiến là chết. Tôi ở ngay đây mấy chục năm trời nay mà, cái tuổi tôi không là 55 năm, luôn cả ông già tôi là cả 100 năm ở đây.
Người dân địa phương còn cho biết ngoài nguồn thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp thải ra, một số người ở nơi khác còn mang những thứ phế thải khác đổ xuống dòng sông:
Rác rến nó đổ đây nè, lòng heo nó đổ một đống đó, rồi ruồi bọ nó bu đây nè. Nhiều lắm. Dưới sông này nữa nè.
Vẫn phải sống bám vào dòng sông
Mong muốn đơn giản của những người phải sống bám vào dòng sông Vàm Thuật là cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm nguồn gây ô nhiễm:
Anh cứ nghĩ đi, anh ở thành phố cái kênh Nhiêu Lộc nó đen nó dơ như thế nào mà người ta còn làm sạch sao cái kênh này không làm được?
Anh cứ nghĩ đi, anh ở thành phố cái kênh Nhiêu Lộc nó đen nó dơ như thế nào mà người ta còn làm sạch sao cái kênh này không làm được?
-Một người dân
Nhà nước sao không làm ba cái sông cho nó sạch sẽ. Còn tụi tui sống ở đây khổ quá phải chịu thôi. Chứ còn có tiền tui cũng chẳng sống ở đây. Ở đây có được cái gì đâu. Suốt ngày bị đuổi, công an xuống đuổi rồi trồng lên được cái cây xả cây mướp lên ăn thì nhà nước cũng xuống càn, móc lên hết. Đấy, cái ghe tối ngủ đó không,mưa gió cũng chịu chứ sao giờ.
Tình cảnh của những người sống ven sông Vàm Thuật bị ô nhiễm trầm trọng mà chúng tôi vừa trình bày không phải cá biệt. Tại một số vùng miền khác trên cả nước tình trạng tương tự cũng xảy ra khiến họ phải biểu tình phản đối, dựng chướng ngại vật không cho công nhân vào nhà máy sản xuất…
Đó là những vụ việc như tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; vụ việc tại nhà máy thép Việt- Pháp ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; vụ việc dân xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mang cá chết đổ trên đường để phản đối các nhà máy xả thải…
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/vam-thuat-dead-river-08222017081107.html
Ân xá Quốc tế,
dân biểu Mỹ lên tiếng việc ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 22/8 bày tỏ lo ngại rằng nhà tranh đấu Nguyễn Bắc Truyển có nguy cơ bị tra tấn, và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức.
Trong thư kêu gọi hành động khẩn cấp, Ân xá Quốc tế quan ngại việc ông Truyển “bị mất tích” ở thành phố Hồ Chí Minh từ hôm 30/7 cho đến nay, mặc dù truyền thông trong nước đã loan tin là ông Truyển bị bắt về tội “lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự, và Bộ Công an đã gửi thông báo cho gia đình ngày 14/8 cho biết “bị can hiện đang bị tạm giam tại trại B14, ở Hà Nội.”
Ân xá Quốc tế nói rằng tổ chức này quan ngại về sức khỏe của ông Truyển vì ông bị bệnh tim mạch và đường ruột, và bệnh có thể xấu đi nếu ông không được chăm sóc.
Nữ dân biểu Hoa Kỳ Zoe Lofgren, đại diện điạ hạt 19, bang California hôm 21/8 viết thư cho Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson yêu cầu Hoa Kỳ có thái độ đối với hành động đàn áp nhân quyền ở Việt Nam, đơn cử việc Hà Nội bắt giữ các nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội vào ngày 30/7 vừa qua.
Nữ dân biểu Lofgren yêu cầu chính quyền Hà Nội phóng thích ngay lập tức các nhà tranh đấu ôn hòa cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Bắc Truyển, bị bắt lần đầu vào năm 2006 với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, sau đó bị tuyên án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Sau khi mãn án, ông tiếp tục hoạt động để đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, hỗ trợ các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo độc lập và giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Ông và vợ ông, bà Bùi Thị Kim Phượng, là tình nguyện viên tại Văn phòng Công Lý và Hòa Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Vào năm 2011, ông Truyển được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch trao giải nhân quyền Hellmam Hammett.