Tin Việt Nam – 22/06/2018
Mất lòng tin vào chính sách đối với Trung Quốc :
Mồi lửa biểu tình ở Việt Nam
Những cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia tại trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam hôm 10/06/2018 cho thấy việc đoàn kết công luận và huy động các nhà bất đồng chính kiến dễ dàng như thế nào, khi có được một nhân tố chủ chốt : đó là Trung Quốc !
Các cuộc xuống đường, mà trên lý thuyết là bất hợp pháp, đã diễn ra vào Chủ nhật thứ hai tiếp đó, ngày 17/06/2018. Người dân lo sợ rằng các vùng duyên hải được chọn làm đặc khu kinh tế mời gọi đầu tư nước ngoài, có thể trở thành đầu cầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Việt Nam.
Chính quyền không đánh giá đúng mức tình cảm chống Trung Quốc
Reuters ghi nhận tuy dự luật không nêu rõ tên Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích chính trị nói rằng người Việt tin chắc như vậy. Các bài viết phổ biến trên Facebook lại càng củng cố sự nghi ngờ đã bám rễ lâu nay, rằng Bắc Kinh dùng lợi lộc để gây ảnh hưởng lên chính sách của Nhà nước.
Trung tâm của vấn đề là một hỗn hợp dễ cháy, pha trộn giữa thực tế bị Trung Quốc bức hiếp qua nhiều thế hệ, và sự thiếu niềm tin vào chính sách của đảng Cộng Sản cầm quyền là có thể làm được điều gì đó về việc này.
Chuyên gia về Đông Nam Á Murray Hiebert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington nhận định : « Chính quyền đã đánh giá quá thấp tình cảm chống Trung Quốc tại Việt Nam. Rất nhiều người Việt thường kín đáo chia sẻ với nhau là chính phủ chưa hành động đúng mức để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước họa xâm lăng từ Trung Quốc ».
Mạng xã hội như Facebook, được phân nửa trong 90 triệu dân Việt Nam sử dụng, càng làm cho tình cảm này dễ được hâm nóng và khó kìm nén lại.
Sau khi các cuộc biểu tình nổ ra trên nhiều tỉnh thành toàn quốc, Quốc Hội Việt Nam tuần qua đã hoãn lại việc bỏ phiếu về Luật Đặc khu cho đến tháng Mười.
An ninh được siết chặt tại các thành phố lớn hôm Chủ nhật 17/6 để ngăn ngừa biểu tình. Nhưng hàng ngàn người vẫn tuần hành ở Hà Tĩnh, nhiều người cầm theo các biểu ngữ « Không cho Trung Cộng thuê đất dù chỉ một ngày ».
Trung Quốc bức hiếp, dân Việt phẫn nộ
Căng thẳng có nguy cơ kéo dài, cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến Một vành đai, một con đường (Nhất đới, nhất lộ hay Con đường tơ lụa mới) để đẩy mạnh hoạt động ở các nước, đồng thời có những hành động giương oai diễu võ để áp đặt yêu sách chủ quyền lên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc tăng tốc xây dựng và quân sự hóa trên quần đảo Hoàng Sa – cưỡng chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 – cũng như tại Trường Sa. Hồi tháng Ba, Bắc Kinh còn gây áp lực khiến Hà Nội phải ngưng việc khoan dầu tại một lô quan trọng. Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một năm Trung Quốc có hành động ngang ngược này.
Sự phản kháng của chính quyền Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc khá hạn chế. Hôm thứ Sáu 15/6, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tránh né vấn đề, nói rằng Quốc Hội « biểu dương tinh thần yêu nước và sự quan tâm sâu sắc của nhân dân đến các vấn đề quan trọng của đất nước ».
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm Chủ nhật 17/6 cũng trấn an công chúng về việc Luật Đặc khu dự kiến cho thuê 99 năm, nhưng cũng không nêu tên Trung Quốc. Báo chí nhà nước dẫn lời ông Trọng : « Không ai dại dột trao đất cho người nước ngoài để vào đây làm rối mình ».
Các cuộc biểu tình hôm 10/6 hầu hết là ôn hòa, tuy nhiên đã trở thành bạo động ở Bình Thuận. Tại đây xe cộ ở công sở bị phá hoại, đám đông giận dữ ném đá và tấn công cảnh sát cơ động.
Luật sư nổi tiếng Trần Vũ Hải nói rằng tâm trạng phẫn nộ đã được nung nấu từ nhiều năm qua tại Bình Thuận, nơi mà ngư dân bị Trung Quốc tấn công, đất đai bị ô nhiễm do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc xây dựng, và nạn phá rừng do khai thác khoáng sản để xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.
Theo ông Hải, người dân không chỉ trút cơn giận dữ lên Trung Quốc, mà còn cả với chính quyền địa phương, vẫn bị coi là tham nhũng và mờ mắt trước những mồi nhử lợi lộc của Bắc Kinh. Ông nói : « Họ chẳng chịu tìm hiểu vì sao người dân lại tức giận như thế, và cũng không giải quyết những bức xúc của dân. Lòng tin vào chính quyền ở địa phương này đã bị mất đi ».
Các nhà phân tích cho rằng số lượng người tham gia đông đảo và có phối hợp trong các cuộc biểu tình, đã làm cho những người dân bình thường thêm bạo dạn. Tuy nhiên đồng thời cũng làm khó khăn thêm cho đảng trong việc giữ được tình trạng thăng bằng hiện nay : vừa làm ngơ cho một số nhà bất đồng chính kiến, lại vừa giữ được họ trong vòng kiểm soát.
Cần biết đối thoại với dân
Reuters cho biết phía Trung Quốc cũng không hề coi các cuộc biểu tình của người Việt là chuyện nhỏ. Cơ quan ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam tuần qua đã tổ chức những cuộc họp với các nhóm doanh nhân Trung Quốc, với chính quyền địa phương và báo chí.
Một trong số nhiều bài viết trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc cho biết bà Đoàn Hải Hồng (Yin Haihong) đã « yêu cầu » chính quyền Việt Nam bảo vệ các cơ sở kinh doanh và công dân Trung Quốc. Bà nói rằng đại sứ quán được chính quyền Hà Nội thông báo là những người có « động cơ chưa rõ » đã « cố ý xuyên tạc tình hình và gắn nó với Trung Quốc ».
Những cuộc biểu tình tương tự trước đó cũng đã diễn ra vào năm 2014 sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa, và kéo dài trong nhiều tháng vào năm 2016 do một thảm họa môi trường từ nhà máy Formosa của Đài Loan.
Trả lời câu hỏi của hãng tin Anh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng không nhắc đến Trung Quốc, nhưng nói rằng « những người cực đoan » đã « xúc giục biểu tình bất hợp pháp ». Bà cũng nói chính sách Việt Nam là phục vụ lợi ích của nhân dân và hỗ trợ đầu tư, kinh doanh.
Ông Nguyễn Văn Quynh, một luật sư được nhiều người theo dõi trên Facebook, nói rằng rõ ràng các cuộc tập hợp (ở Bình Thuận) là có tổ chức, và bạo động kịch phát do bị xúi giục. Chúng cho thấy có những kế hoạch tỉ mỉ và kiến thức về quy trình làm việc của lực lượng an ninh, và Bình Thuận là một điểm yếu.
Một số cựu đại biểu Quốc Hội cũng như đại biểu đương nhiệm cho rằng bây giờ là lúc để xem xét lại Luật Biểu tình, vốn đã bị hoãn lại nhiều lần. Hiến Pháp Việt Nam công nhận quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp, nhưng những cuộc biểu tình thường bị cảnh sát dập tắt, những người tham gia bị tạm giữ do « gây rối trật tự công cộng ».
Những người khác thì khuyến cáo nên lắng nghe công luận nhiều hơn.Ông Nguyễn Sĩ Dũng, cựu phó văn phòng Quốc Hội nói : « Chính quyền cần quan tâm đến những gì mà người dân đang quan tâm ». Tương tự, hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia Lê Đăng Doanh ở Hà Nội : « Điều hết sức quan trọng là chính quyền phải đối thoại với dân nhiều hơn, để giải quyết được vấn đề trước khi trở thành hệ trọng ». Hãng tin Mỹ cũng trích nhận định của chuyên gia Bernard Lapointe, Viet Dragon Securities JSC ở Thành phố Hồ Chí Minh : « Nguy cơ lớn nhất đối với Việt Nam, trong trường hợp bất bình xã hội gia tăng, là vốn đầu tư FDI sẽ bị sụt giảm ».
Luật Biểu Tình
không phải là thứ để ban phát, bố thí cho dân
Nguyễn Tường Thụy
Biểu tình là một sự ô danh?
Ít ra, từ Mùa hè năm 2011 (hoặc có thể sớm hơn, từ 2007?), nhà cầm quyền đưa ra khái niệm “biểu tình trái phép”, được báo chí, tuyên giáo, dư luận viên và cả lãnh đạo sử dụng nhằm chụp tội người biểu tình. Khi bị phản biện, quyền biểu tình là quyền hiến định thì họ ngụy biện rằng biểu tình nhưng phải theo qui định của pháp luật, khi chưa có luật biểu tình thì không được biểu tình. Vì vậy, họ cho Luật biểu tình là món quà, có thể ban cho dân lúc nào thì dân được hưởng lúc ấy mà không thấy đấy là trách nhiệm của họ phải luật hóa trong thời gian sớm nhất. Bởi quan niệm như thế, Luật biểu tình bị hoãn đi hoãn lại bởi những đầu óc bảo thủ, quan điểm ban phát trong Đảng, trong Quốc hội. Tiên phong trong việc chống Luật biểu tình là Hoàng Hữu Phước, đại biểu quốc hội khóa 8. Ông ta chê dân trí Việt Nam thấp nên chưa thể ra luật biểu tình. Hoàng Hữu Phước căm ghét biểu tình tới mức láo hỗn cho rằng biểu tình là một sự ô danh: “Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh”.
Người dân có quyền biểu tình mà không phải chờ luật biểu tình.
Trước hết, quyền biểu tình là quyền hiến định ghi ở điều 25 Hiến pháp”
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Khi đã là quyền hiến định thì không có một cơ sở pháp lý nào để nói rằng, người dân không được phép biểu tình, cho dù có luật biểu tình hay không.
Quyền lãnh đạo của đảng CSVN cũng được hiến định tại điều 4 Hiến pháp. Tuy nhiên, điều 4 cũng qui định “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Cho đến nay điều 4 cũng chưa được luật hóa nhưng đảng CSVN vẫn cứ thực hiện quyền lãnh đạo của mình, thọc tay vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mặc dù thọc đến đâu thì hỏng đến đó.
Đảng CSVN không cần luật hóa điều 4 mà vẫn thể hiện quyền lãnh đạo của mình thì lý do gì mà người dân phải chờ Luật biểu tình mới được thể hiện lòng yêu nước?
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” – Điều 25 Hiến pháp
Trên nguyên tắc và tinh thần bình đẳng trước pháp luật, giả định một cuộc mặc cả giữa một bên là nhân dân, một bên là đảng CSVN như thế này: nếu dân đồng ý tạm dừng biểu tình để chờ luật thì đảng CSVN cũng phải dừng hoạt động để chờ luật. Đảng CSVN có chấp nhận không? Dĩ nhiên là không bao giờ họ chấp nhận, nhưng lại bắt nhân dân phải chấp nhận.
Miệng họ nói biểu tình là trái luật nhưng ghi nhận bằng văn bản đâu phải là điều đơn giản. Vì vậy mới có chuyện ngày 18/8/2011, chính quyền Hà Nội ra một thông báo cấm biểu tình, kỳ quặc và bôi bác chưa từng thấy, được gửi đến tận từng người biểu tình và đọc cả lên đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội. Thông báo không có ai ký mà chỉ có cái dấu treo. Nơi nhận không có và số công văn cũng không có nốt. Nghĩa là chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả.
Ai cần Luật biểu tình hơn?
Luật biểu tình không phải là thứ để ban phát, bố thí cho dân. Ngược lại, bên cần Luật biểu tình hơn phải là nhà cầm quyền. Họ cần để quản lý hoạt động biểu tình. Về phía người biểu tình dù có luật hay không có luật, họ vẫn có quyền biểu tình. Có khi ra luật biểu tình lại bất lợi hơn cho người dân vì những điều khoản khắt khe, phức tạp như chờ thời gian đăng ký (hay xin phép) cùng với đủ các giới hạn khác, có thể là cấm một số tuyến phố “nhạy cảm”, xét duyệt nội dung các khẩu hiệu, qui định về thời gian, hạn chế số người tham gia… Đó là còn chưa kể các tiểu xảo khác như cho hồng vệ binh khiêu khích rồi vu cho dân gây rối trật tự công cộng để bắt hoặc giải tán biểu tình.
Ai bảo có luật biểu tình rồi thì sẽ không bị đàn áp, không bị đánh? Luật nào cho phép đánh người mà công dân vẫn bị đánh đập đến tàn phế?
Và điều này còn quan trọng hơn: ai bảo có luật biểu tình rồi thì sẽ không bị đàn áp, không bị đánh? Luật nào cho phép đánh người mà công dân vẫn bị đánh đập đến tàn phế? Luật nào cho phép ngăn cản quyền đi lại của công dân để họ đưa công an với một lực lượng đông đảo canh khắp các nhà mỗi khi có biểu tình? Thế nhưng, những việc đó vẫn xảy ra thường xuyên, phổ biến tới mức nhiều người dân cứ tưởng công an họ có quyền làm như vậy?!
Cho nên, Luật biểu tình có hay không, không phải là điều bức thiết đối với người dân, mà quan trọng ở chỗ nhà cầm quyền có tôn trọng pháp luật không? Những gì đã diễn ra trong suốt thời gian đảng CSVN cầm quyền cho thấy câu trả lời là không. Chưa bao giờ, nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt là ngành công an lại vi phạm pháp luật trắng trợn với một diện rộng như hiện nay.
Nghị định không thể điều chỉnh Hiến pháp.
Đó là một lẽ đương nhiên. Thế mà khi tranh cãi về quyền biểu tình bị đuối lý, thì nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ và sau đó là thông tư 09/2005/TT-BCA của Bộ Công an cấm tập trung từ 5 người trở lên lại được coi là cứu cánh cho nhà cầm quyền. Họ không nói không được biểu tình nữa mà nói cấm tụ tập đông người. Tại các khu vực biểu tình, loa phóng thanh ra rả đem nghị định 38 ra đòi giải tán, đe dọa. Tất nhiên chẳng ai nghe.
Dùng thông tư 38 để điều chỉnh hoạt động biểu tình là vi hiến. Vì không thể giới hạn mọi cuộc biểu tình phải dưới 5 người được.
Tuy vậy, những người biểu tình vẫn cứ bị bắt, bị đánh đập tàn bạo. Hai đợt biểu tình vào các ngày 9, 10 và 16,17 tháng 6-2018 là những ví dụ gần nhất cho thấy điều đó.
Lẽ ra, một đất nước tôn trọng luật pháp thì cùng một hành vi sẽ bị xử lý như nhau. Nhưng thực tế thì cách cư xử đối với mỗi cuộc biểu tình lại khác nhau. Nếu biểu tình có lợi cho họ thì không bị đàn áp, như những cuộc biểu tình bị họ lợi dụng để làm giá với TQ chẳng hạn. Nếu cuộc biểu tình nào bất lợi ít thì bị đàn áp ít, cuộc nào hại nhiều cho họ thì bị đàn áp dữ dội như biểu tình phản đối Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng trong những ngày vừa qua. Điều này cũng chỉ là một ví dụ trong ngàn vạn dẫn chứng nói nói lên đất nước này vô luật.
Mặc dù quyền biểu tình của công dân đã rõ ràng như vậy nhưng giới cầm quyền vẫn cứ nói biểu tình trái phép, tập trung đông người là vi phạm để đàn áp, bắt bớ, đánh đập. Trong cuộc biểu tình đẫm máu ngày 17/6/2018 vừa qua, Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt 179 người, và nhiều người bị đánh đập vô cùng dã man.
Quyền biểu tình chỉ bị tước đoạt khi nó bị xóa ra khỏi Hiến pháp đồng thời luật pháp có điều khoản cấm biểu tình. Nếu chỉ xóa ra khỏi hiến pháp mà không có điều luật cấm thì dân vẫn có quyền biểu tình vì người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/law-on-demonstration-not-a-gift-06222018074949.html
Bắt một nghi can vụ nổ tại trụ sở công an
Cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 21 tháng 6 tiến hành bắt giữ một thanh niên bị cho là nghi can thực hiện vụ nổ tại trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, Tp.HCM vào ngày 20 tháng 6 khiến một nữ công an bị thương và gây ra một số hư hại vật chất.
Báo trong nước loan tin như trên vào thứ Sáu 22/6.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 2 giờ 10 phút chiều ngày 20/6. Cư dân sinh sống ở đường Trường Chinh, phường 12, Quận Tân Bình nghe 2 tiếng nổ lớn tại trụ sở Công an. Khi mọi người đến nơi thì thấy 1 xe máy vỡ nát, trong trụ sở có nhiều mãnh vỡ tung toé, đồ đạc bị hư hỏng.
Theo tin cho biết, thanh niên bị bắt giữ này có khả năng là một trong hai đối tượng đi trên xe gắn máy được hệ thống camera an ninh quanh khu vực xảy ra vụ nổ ghi hình lại. Họ bịt mặt, khi đi ngang qua trụ sở Công an phường 12 thì ném 1 vật vào chiếc xe gắn máy tại đây rồi bỏ chạy.
Theo AFP thì các vụ đánh bom, thậm chí rất nhỏ, hiếm khi xảy ra tại Việt Nam, nơi mà đảng và nhà nước kiểm soát chặt chẽ mọi tiếng nói bất đồng cũng như phạt tù nặng những người hoạt động vì dân chủ, nhân quyền…
Vụ nổ xảy ra tại trụ sở Công An Phường 12, Quận Tân Bình xảy ra chỉ 10 ngày sau khi các cuộc biểu tình quy mô lớn chống luật đặc khu và an ninh mạng diễn ra khắp nơi tại Việt Nam vào chủ nhật ngày 10 tháng 6 vừa qua. Qua đợt biểu tình, nhiều người đã bị bắt và bị cáo buộc gây rối trật tự công cộng trong đó có một người Mỹ gốc Việt.
Vào tháng 12 năm ngoái, tòa án Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án nhóm 15 người bị buộc tội khủng bố sau khi tiến hành vụ nổ bom tự chế tại Sân Bay Tân Sơn Nhất vào dịp 30 tháng tư năm ngoái cũng như tiến hành đốt kho xe máy bị giữ do vi phạm tại Đồng Nai.
Vào năm 2016, có 3 công an bị chết trong một vụ nổ ở Dak Lak mà sau đó cơ quan chức năng nói là do tai nạn.
Mỹ cảnh báo công dân
sau vụ Will Nguyễn bị bắt ở Việt Nam
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 21/6 cảnh báo công dân của mình về sự an toàn của họ khi tới các quốc gia có biểu tình sau khi sinh viên Mỹ William Anh Nguyễn bị bắt và đang bị giam giữ ở Việt Nam vì tham gia tuần hành ở đó cách đây hai tuần.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (BNG) Heather Nauert nói với các phóng viên tại một buổi họp báo ở Washington DC rằng vụ việc sinh viên 32 tuổi, còn được gọi là Will Nguyễn, bị bắt giữ vì tham gia biểu tình hôm 10/6 ở TP HCM là “một lời nhắc nhở lớn với những công dân Mỹ, hay bất kỳ ai có liên quan, đi tới một đất nước khác và ở đó có biểu tình hay tuần hành đang diễn ra – các diễn tiến đó có thể chuyển rất nhanh từ ôn hòa, và có vẻ ôn hòa” thành cái khác.
Nữ phát ngôn viên của BNG Mỹ nói: “Vì vậy chúng tôi chỉ muốn cảnh báo, nhân vụ việc này, cảnh báo những người Mỹ khi du hành về điều đó.”
Will Nguyễn, một sinh viên vừa tốt nghiệp thạc sỹ trường đại học Lý Quang Diệu, tới Việt Nam để du lịch trước khi đến Singapore để tham dự lễ tốt nghiệp vào tháng 7.
Công dân Mỹ này bị cáo buộc về tội “gây rối trật tự công cộng” khi tìm cách phá một rào chắn và lật nhiều xe cảnh sát trên con đường chính dẫn tới sân bay Tân Sơn Nhất. Công an TP HCM ra quyết định khởi tố anh về hành vi này hôm 15/6.
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sinh viên này “vẫn chưa bị chính phủ Việt Nam buộc tội.” Người phát ngôn Nauert hôm 21/6 nói rằng “theo như chúng tôi hiểu về luật pháp (Việt Nam) thì họ sẽ tiến hành điều tra trước khi thực sự buộc tội một ai đó.”
Những thứ dường như là bình thường ở (Mỹ) thì có thể không bình thường ở một nước khác và bạn phải tuân theo những luật lệ của đất nước mà bạn đang tới thăm.
Heather Nauert, người phát ngôn BNG Mỹ
Theo người phát ngôn, điều này cho thấy rằng luật pháp của Mỹ khác với luật pháp của Việt Nam và bà Nauert nhắc nhở những công dân Mỹ khi đi tới nước khác phải lưu ý điều đó.
“Những thứ dường như là bình thường ở (Mỹ) thì có thể không bình thường ở một nước khác và bạn phải tuân theo những luật lệ của đất nước mà bạn đang tới thăm,” theo người phát ngôn BNG.
Ở Mỹ, người dân được quyền tụ tập và biểu tình phản đối chính phủ một cách ôn hòa. Trong khi đó Việt Nam không có luật biểu tình và người biểu tình nếu bị nhà chức trách cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” sẽ bị bắt do họ không có luật pháp bảo vệ.
BNG Mỹ cho biết đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã tới tiếp xúc với phía Việt Nam về trường hợp của Will Nguyễn và đại diện lãnh sự Mỹ đã gặp sinh viên này trong trại giam hôm 15/6.
“Sự an toàn của (Will Nguyễn) và sự an toàn của tất cả công dân Mỹ, đều là mối quan tâm cao nhất và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc này,” người phát ngôn BNG nói khi trả lời một phóng viên hôm 21/6.
Tuy nhiên gia đình của Will Nguyễn ở Mỹ cho rằng Bộ Ngoại giao chậm chễ trong việc hành động để giúp sinh viên này được tự do. Victoria Nguyễn, em gái của Will Nguyễn, nói với Washington Post rằng các quan chức (của BNG) không cung cấp chỉ dẫn cụ thể về những gì cần phải làm để đưa anh trai cô trở về.
Hôm 19/6, ba dân biểu của California đã gửi một bức thư tới Tổng thống Donald Trump và trước đó tới Đại sứ Mỹ ở Việt Nam để yêu cầu họ hành động. Nhiều thành viên của quốc hội cũng đã ký vào một bức thư đề ngày 15/6 gửi tới Ngoại trưởng Mike Pompeo yêu cầu ông tiến hành “điều tra về sự vi phạm nhân quyền và làm tất cả những gì có thể để giúp (Will) Nguyễn được trả tự do.”
Hôm 18/6, Will Nguyễn xuất hiện trên truyền hình TP HCM và thừa nhận rằng anh đã “vi phạm luật pháp Việt Nam” đồng thời bày tỏ hối hận là các hành động của anh đã “gây rắc rối cho gia đình, bạn bè…”
Em gái của Will Nguyễn, Victoria Nguyễn, cho rằng anh trai mình trong “không phải là anh ấy một tí nào” trong video nhận tội mà Việt Nam công bố. Viết trên trang Twitter #FreeWilly, được bạn bè lập ra để kêu gọi thả tự do cho sinh viên này, cô nói: “Không có vẻ là anh ấy. Anh ấy có vẻ kiệt sức, dường như là anh ấy đã bị huấn luyện và bị ép buộc.”
Hãng tin AFP nhận định rằng hiện tượng những người bị nhà nước khép là tội phạm, lên truyền hình nhà nước “công khai nhận tội theo kịch bản” khá là phổ biến, đôi khi để đánh đổi một bản án nhẹ hơn, mặc dù các tổ chức nhân quyền có lúc tố cáo nhà nước độc đảng đã “ép cung” để buộc những người này nhận tội.
VN bắt thêm bốn người liên quan đến vụ dầu khí
Cơ quan công an Việt Nam vừa bắt và khởi tố thêm bốn người liên quan đến cáo buộc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản tại các công ty dầu khí.
Lệnh bắt tạm giam của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) ngày 21/6 liên quan đến các ông Từ Thành Nghĩa, (nguyên Tổng giám đốc liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro), ông Võ Quang Huy (nguyên Chánh kế toán liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro), ông Đinh Văn Ngọc (nguyên Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn), ông Nguyễn Tuấn Hùng (Trưởng Ban tài chính Tổng công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí).
Bắt tạm giam chủ tịch, kế toán Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ông Đinh La Thăng không được giảm án
Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’
Theo tin từ website Bộ Công an Việt Nam, quyết định này được đưa ra sau khi C46 có kết quả điều tra ba vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tổng Công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro (VSP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Cùng ngày, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh bắt tạm giam bốn bị can nêu trên.
Hiện C46 đang tiến hành làm rõ hành vi của các bị can và tiếp tục mở rộng điều tra những người liên quan.
Theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam, khung hình phạt cho tội lạm dụng quyền hạn chiếm đoạt tài sản có thể lên tới tù chung thân, Reuters đưa tin.
Đầu năm nay, Việt Nam đã tuyên án tù 31 năm cho ông Đinh La Thăng, thành viên Bộ Chính trị, do các sai phạm về tài chính tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).
Hôm 10/5 Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hoài Giang, 50 tuổi, chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và ông Phạm Xuân Quang, 38 tuổi, kế toán trưởng của BSR.
Ông Giang và ông Quang bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Trước đó, ngày 27/4, công an khởi tố, bắt tạm giam ông Vũ Mạnh Tùng, sinh năm 1974, phó tổng giám đốc BSR về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có trụ sở tại Quảng Ngãi.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44571728
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị giữ nguyên mức án
Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao Hà Nội ngày 22 tháng 6 đề nghị Tòa phúc thẩm giữ nguyên mức án đối với ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên/Hội Đồng Quản Trị Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), trong vụ góp 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại dương Oceanbank.
Theo đại diện cơ quan công tố, ông Thăng giữ vai trò chính trong việc đưa ra chủ trương làm trái và chỉ đạo các bị cáo khác phạm tội, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Viện Kiểm sát cũng cho rằng mọi tình tiết giảm nhẹ tội như đóng góp của ông Thăng cho xã hội, nhân thân tốt, thành khẩn khai báo, đều đã được áp dụng nên không thể giảm án cho ông Thăng được nữa.
Về phần mình, ông Đinh La Thăng cho rằng những sai phạm xảy ra là có phần lỗi của chính phủ. Theo ông, việc PVN đầu tư vào Oceanbank đã được chính phủ đồng ý, sau đó PVN muốn thoái vốn và đã có đối tác muốn mua nhưng Chính phủ không cho phép dẫn tới thua lỗ.
Phiên xử sơ thẩm vụ án vừa nêu diễn ra vào tháng ba vừa qua đã tuyên ông Đinh La Thăng 18 năm tù giam và bồi thường 600 tỷ đồng.
Trong một phiên tòa khác diễn ra vào tháng 1/2018, ông Thăng khai rằng những quyết định của ông khi còn đứng đầu Tập đoàn dầu khí Việt Nam là do đường lối của Bộ Chính trị, trong đó có quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Đó là vụ án ‘cố ý làm trái qui định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng, và ‘tham ô tài sản’ xảy ra tại Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ Phần Xây Dựng Dầu Khí VN (PVC). Trong vụ này ông Đinh La Thăng bị tuyên án 13 năm tù.
Ông Tổng Trọng tự mâu thuẫn
Kê khai tài sản là một biện pháp được cho cần thiết trong công cuộc chống tham nhũng. Tuy nhiên chính ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa lên tiếng cho rằng việc kê khai tài sản cán bộ là rất khó và nhạy cảm vì liên quan đến đời tư, bí mật cá nhân.
Mâu thuẫn
Có mâu thuẫn gì trong câu nói đó của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam hiện nay hay không?
Phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng mới nhất về việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức được đưa ra vào ngày 17 tháng 6 năm 2018 trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Và đây là lần đầu tiên ông Trọng thừa nhận việc kê khai tài sản là khó khăn kể từ khi Bộ chính trị vào ngày 23 tháng 5 năm 2017 ban hành quy định kiểm tra, giám sát kê khai tài sản khoảng 1.000 cán bộ và cơ quan giám sát chính là Bộ chính trị, Ban bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Thừa nhận của ông Nguyễn Phú Trọng được nhiều người quan tâm trên mạng xã hội đưa ra nhận định với nhiều hướng khác nhau, có người cho rằng ông Trọng không am hiểu pháp luật, có người cho rằng ông Trọng đã chính thức thừa nhận thất bại trong công cuộc chống tham nhũng.v.v…
Ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng việc kê khai tài sản rất là khó bởi vì nó đụng đến bí mật đời tư. Trong khi đó ông ấy vừa cổ vũ cho việc thông qua luật an ninh mạng, mà đối với công dân, nó tạo cơ sở cho công an vi phạm bí mật đời tư, vi phạm sự riêng tư một cách trắng trợn.
-TS. Nguyễn Quang A
Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đăng tải trên trang cá nhân, ông Trọng là người giương cao ngọn cờ chống tham nhũng. Tuy nhiên ông lại không hiểu rằng chống tham nhũng là quan trọng nhưng phòng không cho tham nhũng xảy ra còn quan trọng hơn.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng cho rằng, việc kê khai và công khai tài sản cán bộ công chức là công cụ hữu hiệu nhất để phòng và chống tham nhũng, nhưng ông lại không muốn dùng đến.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người từng tự ứng cử Đại biểu Quốc hội vào năm 2016, hiện sống tại Hà Nội, đưa ra nhận định:
“Điều rất là mỉa mai là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam, nói rằng việc kê khai tài sản rất là khó bởi vì nó đụng đến bí mật đời tư. Trong khi đó ông ấy vừa cổ vũ cho việc thông qua luật an ninh mạng, mà đối với công dân, nó tạo cơ sở cho công an vi phạm bí mật đời tư, vi phạm sự riêng tư một cách trắng trợn. Tóm lại khi không muốn làm thì ông ấy lấy lý do vi phạm sự riêng tư. Còn đến khi muốn hủy hoại bí mật đời tư, vi phạm quyền riêng tư (luật an ninh mạng) thì ông ấy rất là ủng hộ. Như vậy ông này là một người không thể tin được.”
Theo nhà báo Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng, ông Trọng nói kê khai tài sản khó là trái với quy định của đảng, trái luật bầu cử quốc hội cũng như hội đồng nhân dân các cấp. Ông nói thêm:
“Việc kê khai tài sản thuộc về nguyên tắc bắt buộc chứ không phải khó dễ gì cả. Nói sợ đụng đến bí mật đời tư của công dân thì tôi cho thế là không ổn, vì anh bảo vệ quyền riêng tư của cán bộ công chức trong khi đó quyền riêng tư của người dân thì anh rất xem thường giống như cái luật an ninh mạng vừa rồi đụng chạm đến quyền riêng tư thì anh lại bảo rằng vì phải bảo vệ chế độ. Cuối cùng anh xây dựng ra luật là để bảo vệ cán bộ, bảo vệ bộ máy thôi, chứ đụng chạm đến quyền lợi người dân thì anh rất xem thường.”
Vi phạm pháp luật?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì cho rằng có thể ông Nguyễn Phú Trọng đã vi phạm pháp luật. Ông nói:
“Tôi nghĩ ông ấy đã vi phạm luật, đã xảo trá một cách rất là trắng trợn, bản thân ông Nguyễn Phú Trọng phải tuân theo luật công chức cán bộ, luật đó có từ lâu rồi, rồi luật bầu cử quốc hội. Khi mà một người đề cử làm đại biểu quốc hội như là tôi ứng cử đại biểu quốc hội các đây hai năm, thì người đó buộc phải kê khai tài sản. Việc ông ấy kê khai tài sản đúng hay sai chưa bàn đến, nhưng nếu ông ấy không kê khai tài sản thì ông ấy đã vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.”
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, hiện sống tại Sài Gòn cho biết:
“Hiện nay người ta quy định một số người có chức vụ từ cấp cơ sở trở lên, thì phải kê khai tài sản, chứ không phải tất cả cán bộ công chức đều phải kê khai. Những người ứng cử vào làm đại biểu hội đồng nhân dân, đại biểu quốc hội đều phải nộp bản kê khai tài sản. Hiện nay thì chưa có quy định phải kiểm tra, thẩm định bản kê khai đó có đúng không. Người được giới thiệu ứng cử từ các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị xã hội, nói chung là các tổ chức của nhà nước và những người tự ứng cử đều phải kê khai tài sản hết.”
Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho biết sở dĩ việc kê khai tài sản khó khăn vì phải có ý nghĩa trung thực, phải được thẩm tra, thẩm định, giám sát, công khai… Theo ông hiện nay, việc kê khai chỉ cho các cơ quan quản lý thôi chứ chưa có công khai rộng rãi cho toàn dân biết. Ông nói thêm:
“Việc công khai đó phải qua thẩm định nhưng hiện giờ vẫn chưa có một quy định hay tổ chức nào có trách nhiệm đi thẩm tra xem việc kê khai đó có trung thực hay không? Bây giờ luật chống tham nhũng cũng đang gay go là nếu kê khai không trung thực thì xử lý làm sao, cũng có nhiều ý kiến, nào là tịch thu, nào là đóng thuế 45 %… cũng có những ý kiến đôi khi nó lại trái hiến pháp…”
Ông Thuận cũng đưa ra so sánh với chế độ Sài Gòn trước năm 1975:
“Theo chế độ Sài Gòn trước 1975, những người có chức vụ lớn mà kê khai tài sản không trung thực thì người ta gọi là tài sản bất minh, và người ta không để người đó làm việc nữa, và không bổ nhiệm người đó vào bất cứ chức vụ gì.”
Thừa nhận thất bại?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nghi ngờ chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng:
Điều đó chứng tỏ cái gọi là chống tham nhũng của ông ấy là chống tham nhũng giả vờ, mà thật sự là cuộc đấu đá nội bộ, khi người nào ông không thích thì ông moi ra, người nào trong vây cánh của ông ấy thì ông ấy nói cái này khó lắm, đụng đến quyền riêng tư.
-TS. Nguyễn Quang A
“Điều đó chứng tỏ cái gọi là chống tham nhũng của ông ấy là chống tham nhũng giả vờ, mà thật sự là cuộc đấu đá nội bộ, khi người nào ông không thích thì ông moi ra, người nào trong vây cánh của ông ấy thì ông ấy nói cái này khó lắm, đụng đến quyền riêng tư, tôi nghĩ đấy là một cách suy nghĩ rất là bần tiện. Nguyên điều đó chứng tỏ chiến dịch chống tham nhũng là không thực.”
Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra ví dụ về trường hợp bản kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng:
“Hồi câu chuyện Đà Nẵng thì nó xảy ra cái chuyện bản kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ. Sau này chính quyền Đà Nẵng lại truy tìm ai là người làm lộ cái bản kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ ra ngoài. Đáng lý ra cái bản kê khai đó phải được công khai chứ, mà đến bây giờ người ta vẫn không nói gì, không đả động gì đến, nghe nói là sau đó cảnh cáo ông Huỳnh Đức Thơ và giao cho ủy ban kiểm tra vào để kiểm tra những vụ lùm xùm về tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ. Nhưng đến bây giờ, kết luận như thế nào, có kiểm tra hay không, kết luận kiểm tra như thế nào thì vẫn chưa ai được biết, không ai được công khai.”
Theo một bài viết của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, tiến sĩ kinh tế, hiện sống tại Sài Gòn, thì chưa đầy một năm sau tuyên bố ‘lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy’, ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng giờ chỉ còn lép bép củi nhỏ.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cũng cho rằng phát ngôn về khó khăn của việc kê khai tài sản của ông Trọng là một sự thừa nhận gián tiếp thất bại về chủ trương kê khai tài sản cán bộ và cao hơn nữa là ‘kiểm tra tài sản 1.000 quan chức’.
Chương trình truyền hình
bikini đầu tiên của Việt Nam gây ‘bão mạng’
Hàng triệu fan hâm mộ bóng đá Việt Nam đã bị “sốc” nặng khi một MC nữ diện hai mảnh bikini xuất hiện trong một chương trình truyền hình mới dự đoán kết quả các trận đấu World Cup.
Chương trình có tên “Tiên tri nước Nga” phát trên kênh K+ và livestream trên Fanpage đã gây ra làn sóng tranh cãi dữ dội trên các trang mạng khi hình ảnh MC Thu Hằng mặc bikini và quấn một chiếc khăn “mỏng tang” bên dưới xuất hiện cùng với một chú hải cầu được gọi là “nhà tiên tri Molly” để dự đoán kết quả các trận đấu sắp diễn ra.
Bất chấp mục tiêu là dự đoán kết quả các trận đấu, các ý kiến bình luận cho chương trình chỉ tập trung về chuyện mặc bikini của nữ MC.
“Chương trình không ai xem hay sao mà đến đài truyền hình giờ cũng phải để MC mặc đồ lót dẫn chương trình?”, “Trông phản cảm quá!”, “Thà là bỏ đi hết chớ quấn thêm chiếc khăn mỏng ở phần dưới chỉ gợi thêm trí tưởng tượng về… những trận đấu ở đâu còn lâu mới nói”…, một số ý kiến trên mạng bày tỏ.
K+ là một dịch vụ truyền hình vệ tinh của công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV), liên doanh đầu tiên giữa hai hãng truyền thông đứng đầu Việt Nam VTV/VCTV và tập đoàn truyền thông Pháp Canal+/Canal Overseas.
Trước làn sóng phản ứng dữ dội về hình ảnh MC mặc bikini, đại diện của K+ trả lời với Tuổi Trẻ Online rằng: “Chương trình này được quay ở hồ bơi, MC có thể phải nhảy xuống hồ để làm quen với cá heo, hải cẩu trong quá trình ghi hình… nên mặc đồ bơi để phù hợp với bối cảnh quay. Và các trang phục áo tắm thay đổi theo từng số….”
MC mặc bikini lên truyền hình là sự kiện đình đám thứ hai liên quan đến bộ đồ tắm hai mảnh này tại Việt Nam. Trước đó, hãng hàng không giá rẻ VietJet cũng đã “gây sốt” cả thế giới với dàn tiếp viên nữ mặc bikini trên máy bay. Sau “tiếng vang” này, nữ giám đốc của VietJet đã trở thành nữ triệu phú đôla đầu tiên tại Việt Nam.
Trước đó, kênh truyền hình nhà nước Việt Nam (VTV) cũng gây tranh cãi trong dư luận khi một dàn 32 “hot girl” mà đài này đưa lên để dẫn các chương trình tường thuật bóng đá đã có những bình luận “ngớ ngẩn” và lộ rõ lỗ hổng kiến thức. Người hâm mộ cho rằng đây là một “chiêu trò” để “câu view” rẻ tiền và “lợi dụng thân thể phụ nữ”.
Thủ tướng Phúc yêu cầu
báo chí phản bác thông tin ‘sai trái’ trên mạng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề nghị các phóng viên và nhà báo hãy “tích cực đưa tin phản bác những thông tin sai trái trên mạng xã hội” ngay trước ngày kỷ niệm Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.
Thủ tướng Phúc đưa ra lời kêu gọi này, chỉ một tuần sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng – một dự luật bị nhiều người chống đối vì cho rằng luật này sẽ siết chặt hơn nữa việc kiểm soát thông tin trên mạng, đồng thời hạn chế các quyền con người và quyền công dân.
Trong buổi gặp mặt báo chí hôm 20/6 tại Hà Nội, người đứng đầu chính phủ Việt Nam gọi các nhà báo lão thành và những người đứng đầu các cơ quan báo chí là ‘đồng chí’, và ‘lưu ý’ họ rằng hiện nay “trên mạng xã hội có nhiều thông tin trái chiều với luận điệu sai trái, bị các đối tượng phản động lợi dụng”, theo truyền thông trong nước.
Thủ tướng Phúc đề nghị “báo chí phải chủ động đẩy mạnh thông tin tuyên truyền” và “tích cực đưa tin phản bác.”
Ông Phúc cho rằng “các thông tin sai trái trên mạng xã hội cần được phản biện, phản bác công khai, kịp thời” để “củng cố niềm tin của nhân dân” và “giới đầu tư trong và ngoài nước.”
Facebook đến Việt Nam đã trở thành một công cụ để (người dân) bày tỏ quan điểm về xã hội và thời cuộc. Báo chí chính thống ở Việt Nam đã làm được vai trò đó chưa? Nếu như chưa thì nó mới xuất hiện các luồng thông tin như thế.
Trung Bảo, cựu phóng viên báo Thanh Niên và Lao Động
Nhà nước Việt Nam gần đây đã thực hiện nhiều bước để siết chặt tự do trên mạng bằng cách yêu cầu Google và Facebook xóa bỏ những thông tin và clip mà chính quyền cho là ‘độc hại.’ Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cuối năm ngoái cho biết Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và các thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”
Hà Nội đã thành lập Lực lượng 47 với 10.000 “chiến sĩ đấu tranh trên mạng” để “phản bác các quan điểm sai trái” và Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc.”
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 vào cuối năm ngoái, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân, nói “Việt Nam là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.” Nhưng cùng với đó là sức mạnh ngày càng lớn của những người dùng mạng xã hội, viết blog, đưa ra những quan điểm trái chiều với truyền thông chính thống.
“Khoảng cấm” của báo chí lề phải
Theo nhận định của nhà báo Trung Bảo, từng là phóng viên các báo Thanh Niên và Lao Động, mạng xã hội đã trở thành một “công cụ truyền thông đối lập với báo chí nhà nước lề phải”.
“Facebook đến Việt Nam đã trở thành một công cụ để (người dân) bày tỏ quan điểm về xã hội và thời cuộc. Báo chí chính thống ở Việt Nam đã làm được vai trò đó chưa? Nếu như chưa thì nó mới xuất hiện các luồng thông tin như thế.”
Việt Nam hiện có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và gần 850 cơ quan báo chí… Đây là một “lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam
Nhà báo có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc cho cơ quan nhà nước cho rằng có nhiều luồng thông tin trên Facebook – cả sai và đúng, nhưng ai cũng có tự do dùng Facebook như một công cụ đưa tin.
Cựu phóng viên báo Thanh Niên nói đó chính là nơi có những thông tin mà báo chí nhà nước không thể đưa, hoặc đưa không kịp thời, ví dụ những cuộc biểu tình gần đây trên cả nước.
Theo thống kê của Statista, có gần 34 triệu người Việt Nam đang dùng Facebook, và Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số lượng người dùng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới này.
Theo nhà báo Trung Bảo, thay vì phản bác các thông tin ‘sai trái’ trên mạng xã hội, cần nhìn lại vai trò của báo chí trong nước “làm sao để kịp thời thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, thì họ sẽ không cần phải tìm đến những nguồn thông tin khác từ bên ngoài.”
“Báo chí Việt Nam vẫn còn những khoảng cấm mà người làm báo lẽ ra đã có thể tiếp cận được để có thể thông tin một cách ngay thẳng cho người dân để họ trách được những thông tin không chính xác hoặc không được kiểm chứng trên các mạng xã hội,” theo cựu nhà báo Lao Động. “Khi nhà nước khoanh vùng những vùng thông tin đó đối với người làm báo thì tự nhiên nhà nước đã tạo ra những vùng trống đó dành cho những người sử dụng mạng xã hội. Những luồng thông tin khác từ mạng xã hội sẽ lấp vào đó.”
Theo Thủ tướng Phúc, Việt Nam hiện có hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ và gần 850 cơ quan báo chí. Ông nói đây là một “lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông”, có thể góp phần “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Công bố kết quả kiểm định
chung cư bị cháy Carina Plaza
Chiều ngày 22 tháng 6 diễn ra buổi công bố kết quả kiểm định chất lượng công trình và sửa chữa, cải tạo Chung cư Carina Plaza nơi xảy ra vụ hỏa hoạn giết chết 13 người, làm bị thương 50 người hồi ngày 23 tháng 3 vừa qua tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó thì mức độ hư hỏng do vụ hỏa hoạn gây nên đối với Chung Cư Carina Plaza được Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng cho chỉ là cục bộ theo hai cấp độ đánh giá I và II.
Mức độ I là ám khói, muội đen, bong tróc lớp bả, bong nổ bề mặt bê tông… Đối với hư hỏng thuộc mức độ này thì đại diện Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng nói chỉ cần làm vệ sinh, sửa chữa nhẹ, tram bịt bằng vữa mác cao.
Mức độ II là bề mặt bị bong nổ bê tông, ám khói, một số lô bị lòi cột thép cần sửa chữa, gia cố bằng cách bổ sung lưới thép.
Kết luận cũng cho biết diện tích do lửa gây ảnh hưởng trực tiếp ở tầng hầm chung cư là khoảng 1 ngàn mét vuông.
Tuy nhiên theo ghi nhận mà truyền thông trong nước đưa ra thì nhiều người ở Chung cư Carina Plaza vẫn lo lắng về chất lượng của chung cư này. Họ yêu cầu chủ đầu tư phải nêu rõ cụ thể thời gian sửa chữa, thẩm định và công bố từng giai đoạn.
Chủ đầu tư dự án Chung cư Carina Plaza, ông Trần Quang Hải- giám đốc Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng-Thương Mại-Dịch Vụ- Sản Xuất Hùng Thanh, phát biểu tại buổi công bố việc sửa chữa phải kéo dài 45 ngày. Khi sửa chữa xong sẽ mời cơ quan chức năng nghiệm thu và sau đó thông báo cho cư dân.
Vụ cháy chung cư Carina Plaza vào ngày 23 tháng 3 vừa qua được nói là nặng nề nhất tại Sài Gòn trong hơn chục năm qua. Sau khi xảy ra vụ cháy, cơ quan chức năng thừa nhận trang thiết bị cũng như công tác phòng cháy chữa cháy tại nhiều chung cư trên cả nước đều có vấn đề.
30 năm Đại lễ phong 117 Thánh tử đạo Việt Nam:
Giáo hội vẫn bị bách hại – Phần I
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Ngày này 30 năm trước, một chiều Chúa nhật như mọi Chúa nhật khác, tôi tham dự Thánh lễ tại Nhà thờ Lớn Hà Nội. Điều ngạc nhiên là xung quanh tôi, trong nhà thờ đầy rẫy những gương mặt lạ mà người công giáo nhìn qua cũng biết rằng họ là những người không phải tín hữu công giáo. Quan sát kỹ thái độ của họ, tôi biêt họ là công an.
Tôi thấy lạ, bởi chưa khi nào có hiện tượng lộ liễu đến thế. Thánh lễ diễn ra bình thường, không có một lời nào nói về một sự kiện trọng đại: Ngày hôm đó, tại quảng trường Thánh Phê rô, Vatican, Đức Giáo hoàng John Paull II đã tổ chức Đại lễ phong Thánh cho 117 Thánh tử đạo Việt Nam.
Chuyện 30 năm trước
Mãi về sau này, chúng tôi mới được biết về Đại lễ phong Thánh này, bởi Giáo hội Công giáo Việt Nam lúc bấy giờ cũng không thể có một trang báo, một thông báo hay một văn bản nào để thông tin đến giáo dân sự kiện trọng đại đối với Giáo hội Việt Nam và giáo hội hoàn vũ đến vậy.
Nhiều câu chuyện về Đại lễ phong Thánh này đã được kể lại, hẳn nhiên không phải là câu chuyện ở Quảng trường Thánh Phê rô, mà là chuyện ở ngay tại quê hương các Thánh tử đạo: Việt Nam.
Chúng tôi được nghe kể lại rằng trước đó, ngay trước khi phong thánh cho 117 vị chân phước tử đạo Việt Nam, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã làm mọi cách để phản đối và yêu cầu hủy bỏ việc này.
Thậm chí, tờ Công giáo và Dân tộc, một tờ báo giả danh của người Công giáo nhưng là cánh tay nối dài của Cộng sản đã từng có ý định xin chữ ký để làm thỉnh nguyện thư hoãn việc phong Thánh này. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn và nhiều Giám mục, linh mục Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ nên ý định phá hoại này đã bị dập tắt.
Ngay từ cuối năm 1985, nhà cầm quyền CSVN đã bắt đầu chiến dịch dùng truyền thông bẩn thỉu để làm mất uy tín của các vị Thánh tử đạo Việt Nam. Thậm chí nhà cầm quyền còn hạch sách các chủ chăn bằng mọi cách, giám sát, câu lưu và bao vây mọi hoạt động của người công giáo, nhất là các linh mục, giám mục.
Đức cha Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình kể lại: “Nhân vật nổi bật và có công nhất chính là Đức Hồng Y Giuse-Maria Trịnh Văn Căn. Có lẽ ngài cùng với một số một các Đức cha Việt Nam và ngoại quốc đã âm thầm chuẩn bị tiến tới việc phong hiển thánh. Đức Hồng Y Giuse-Maria thường được đánh giá trong cuộc sống là “người hiền lành đến mức dễ dàng”. Song, trong việc phong thánh, ngài tỏ ra hết sức kiên cường, gan dạ vô cùng. Chúng tôi nhớ, trong cuộc họp dưới sự điều hành của ông Bộ trưởng Bộ Công An là ông Mai Chí Thọ, ông này đã lớn tiếng thoá mạ một số các thánh tử đạo, nhưng lập tức bị Đức Hồng Y phản ứng bằng cách khóc lớn tiếng trong cuộc họp và mạnh mẽ nói rằng: “Ông không được thoá mạ tổ tiên cha ông chúng tôi”, và cuộc họp vì thế đã bị chấm dứt. Sau này, có tin cho biết rằng, ông Thọ bị trách cứ là “suýt nữa cụ Trịnh Văn Căn ngã xuống thì lúc đó con số phong hiển thánh sẽ là 118 vị chứ không phải là 117 vị.”
Trong những ngày Đại lễ Phong Thánh được long trọng tổ chức tận Vatican xa xôi, người giáo dân Việt Nam không hề được biết, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đã ngồi tưởng tượng ra rằng giáo dân sẽ tập trung biểu tình nhân dịp này, hoặc Vatican cố tình chọn phong Thánh vào ngày 19/6 là ngày truyền thống Quân lực Việt Nam Cộng hòa, rằng nhiều vị Chân phước sắp được phong Thánh là các tay sai của đế quốc thực dân gây tội ác với nhân dân…
Và họ đã giăng một lực lượng hùng hậu công an, cán bộ và chi khá lớn tiền của của người dân cho việc chống lại những bóng ma các Thánh tử đạo Việt Nam và chống lại người Công giáo Việt Nam hiện tại.
Thế nhưng, Đại lễ Phong Thánh cho 117 vị chân phước Việt Nam, một Đại lễ Phong Thánh lớn nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo hoàn vũ cho đến lúc bấy giờ vẫn tiến hành trọng thể và được cả thế giới vui mừng hân hoan chào đón. Khắp nơi trên thế giới tuốn về Roma, chỉ có những người con cháu các Thánh tử đạo Việt Nam bị gông cùm trong đất nước cộng sản là không thể có mặt. Điều đó như một cái tát, một bằng chứng đanh thép về cái gọi là “Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được bảo đảm” mà nhà nước Cộng sản luôn ra rả tuyên truyền.
Mãi sau này, tôi mới biết rằng, nhà nước CSVN đã bị chính con đẻ của mình phản bội và bị hớ nặng trong vụ việc này. Ngoài việc chi hàng đống tiền của, lo lắng đến mất ăn mất ngủ mấy năm trời, còn bị cả thế giới phỉ nhổ.
Kẻ phản bội này chính là cái tổ chức mang tên Ủy Ban Đoàn kết Công giáo mà nhà nước đã đẻ ra, nuôi báo cô từ những năm 1953 để âm mưu lập một giáo hội tách biệt với Giáo hội Hoàn vũ, một giáo hội do Đảng Cộng sản vô thần lãnh đạo, chi phối theo kiểu Trung Cộng.
Sở dĩ cái Ủy ban này phản bội, chỉ đơn giản vì những người mang áo Linh mục nhưng đã bán linh hồn cho ma quỷ, nhân viên, cán bộ… trong cái Ủy ban này ngày càng lộ rõ sự ăn hại và vô dụng. Bởi Giáo hội Công giáo không dễ bề khuất phục và mua chuộc, nên nhà cầm quyền đã có ý định cho “giải ngũ” đỡ nuôi tốn cơm thừa. Do thấy nguy cơ mất việc và lợi lộc, cái Ủy ban này đã ngồi vẽ ra những “âm mưu” những tai hại và đem ra đe dọa nhà cầm quyền vốn đã thấy tôn giáo như bóng ma ám ảnh nhà nước vô thần.
Chính vì vậy, nhà cầm quyền CSVN đã hoảng hốt và nếm trọn quả đắng trong việc đối phó với việc phong Thánh.
Đôi nét về cách giết chết một tôn giáo: Phật giáo
Thời kỳ trùm kín chăn tách biệt với thế giới bên ngoài buộc phải qua sau cuộc khủng hoảng sụp đổ không tránh khỏi của hệ thống cộng sản trên toàn thế giới, nhà cầm quyền CSVN muốn vào sân chơi của thế giới nhằm kiếm dola, buộc phải thay đổi biện pháp đối với tôn giáo tại Việt Nam.
Trước đây, trong thời kỳ “Cách mạng về tư tưởng và văn hóa” – một trong 3 cuộc cách mạng chính của cộng sản – nhà cầm quyền đập bỏ hết tất cả đền đài, chùa chiền, miếu mạo, cướp đất đai của mọi nhà thờ nhằm tiêu diệt hoàn toàn “tư tưởng phong kiến, thực dân lạc hậu” để “xây dựng nền văn hóa mới XHCN”.
Nhưng khi không thể tiêu diệt niềm tin của người dân, nhất là sau khi cái bánh vẽ “Thiên đường XHCN” bị bóc mẽ và sụp đổ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, nhà cầm quyền CSVN chuyển sang chiêu bài mới, chính sách mới về “tự do tôn giáo”.
Đối với Phật giáo, do hệ thống tôn giáo này lỏng lẻo, nhà cầm quyền CSVN đã gom tất cả 9 hệ phái Phật giáo – dù rất khác nhau về giáo lý và giáo luật – vào một rọ gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” cho dễ bề cai trị. Hệ thống đó, đã lấy ba thứ “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” trộn thành nồi lẩu mắm làm đặc sản cho phật tử.
Những công trình đền chùa, thu hút đông người dân, được các con sâu lớn trong hệ thống chính trị bỏ số tiền khổng lồ cướp được sau một thời gian làm quan cai trị, để xây to lớn, hoành tráng và kinh doanh.
Nhiều trò mê tín dị đoan được dung dưỡng, tung hô và ngang nhiên lôi cuốn từ lãnh đạo cộng sản cho đến người dân như phát ấn Đền Trần, Chùa Hương, Chùa Bái Đính…
Đặc biệt, để khuynh loát hệ thống tôn giáo, một chính sách “không tiêu diệt được thì đồng hóa và đổi màu” đã được tiến hành cách tinh vi và có quy mô lớn, có hệ thống từ chính sách đến thực tiễn.
Mới đây, khi một ông sư chết, người ta mới biết rằng ông ta có đến tận 50 năm tuổi đảng. Kỳ lạ thay là một người mang áo cà sa, tu hành theo Phật giáo lại là thành viên của đảng Cộng sản vô thần hơn nửa thế kỷ.
Thế nhưng, con số đó không phải là ít.
Hệ thống sư sãi được đào tạo chính từ những trường Công an, An ninh chính trị rồi bổ nhiệm đi các chùa trong vai trò sư sãi nhằm quản lý và đầu độc người dân. Trong dân gian hiện nay, người ta cho rằng không dưới 95% sư sãi được đào tạo bài bản từ ngành công an. Những người chân tu chỉ còn cách im lặng vào núi. Sư sãi được bổ nhiệm như những “ sĩ quan, chiến sĩ đi làm nhiệm vụ đặc biệt”.
Nhiều phật tử cho biết rằng những người có gia đình, vợ con ở Thanh Hóa, sẽ được bổ nhiệm làm sư sãi ở vùng xa hơn như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, những người có vợ con ở Bắc Ninh, được bổ nhiệm làm nhiệm vụ ở các chùa như Ninh Bình, Hải Phòng… và được trang bị xe cộ phương tiện để sau những ngày “làm công tác tu hành” thì về thăm vợ con, gia đình.
Điều cơ bản để phá hoại hệ thống Phật giáo một cách bài bản và nham hiểm nhất, đó là đưa đủ thứ hầm bà lằng vào phá nát hệ thống giáo lý nhà Phật. Nhiều hiện tượng, sự việc trái hẳn với giáo lý nhà Phật như lên đồng, xem bói, xem ngày giờ, cầu an, giải hạn… đều được đưa vào chùa chiền và bằng nhiều cách mê hoặc để thu tiền dân.
Nhà cầm quyền CSVN đã biến chùa chiền trở thành nơi mua bán, cầu cúng, xin xỏ lộc phước, mua quan bán chức, vay vốn, trả nợ… bằng tiền.
Với đội ngũ sư công an, những hiện tượng cấm kỵ đều đã trở thành bình thường trong hệ thống Phật giáo hiện nay như sư sãi cổ động cho chiến tranh, bạo lực, dùng giáo lý nhà Phật để giải thích, bào chữa cho hiện tượng oan sai, hà hiếp dân lành của chế độ công an trị.
Người ta đã không lấy làm ngạc nhiên khi một kẻ mang áo cà sa, như Thích Thanh Quyết, nơi cái gọi là Quốc hội, đã yêu cầu xây dựng đất nước theo mô hình của nhà nước “côn đồ quốc tế” Bắc Hàn hoặc cho rằng ngay cả Phật có đến nghìn tay, nghìn mắt mà vẫn có oan cho Thị Kính, thì việc hệ thống pháp luật Việt Nam án oan đến 30% là rất nhỏ?
Tệ hại hơn, nhiều sư sãi còn đóng vai trò tuyên giáo của đảng để dâng đất cho giặc, bán đất nước, lãnh thổ nhằm vinh thân phì gia.
Thế nên, ngày nay mới sản sinh ra những quái sư như Thích Chân Quang đã ngang nhiên mạ lỵ cả truyền thống đánh giặc giữ nước ngàn năm nay của cha ông ta, hèn hạ nhận rằng Việt Nam là đàn em của Trung Cộng, và ngày xưa, Lý Thường Kiệt đánh Trung Quốc xâm lược là… “hỗn”.
Cũng không thiếu những kẻ khoác áo cà sa nhà Phật, nhưng dẫn đầu trong việc làm ác đức bất nhân, đi ngược lại với Giáo lý nhà Phật bằng cách chống lại tôn giáo khác như Thích Nhật Từ.
Và hệ thống Phật giáo nát bét, những hiện tượng sư sãi chơi thuốc lắc, ma túy, mại dâm, gái gú… đã trở thành chuyện thường ngày ở Phật giáo quốc doanh Việt Nam ngày nay.
Nhiều tôn giáo khác cũng đa bị khuynh loát và điều khiển theo hướng “tôn giáo Chủ nghĩa xã hội” theo cách đó.
Và Phật giáo Việt Nam đang ở trong sự cùng cực về đại nạn “mạt pháp” dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản.
Sau khi khuynh loát được hệ thống Phật giáo một cách cơ bản, nhà cầm quyền CSVN đã ưu tiên Phật giáo quốc doanh về mọi mặt, từ việc xây chùa chiền to lớn, đến cấp đất bạt ngàn nhằm đào tạo “công an sư” phục vụ cho đảng.
Ngược lại Giáo hội Công giáo càng ngày càng bị bóp nghẹt, hạn chế một cách bài bản và tinh vi.
(Còn nữa)
Ngày 19/06/2018, Kỷ niệm lần thứ 30 ngày Đại lễ Phong 117 Thánh tử đạo Việt Nam.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do