Tin Việt Nam – 22/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 22/01/2018

Tuyên án ông Thăng 13 năm tù và ông Thanh chung thân

Tòa án Nhân dân Hà Nội vào sáng thứ hai ngày 22 tháng 1 đã tuyên án 13 năm tù giam đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN – và mức án chung thân đối với ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tổng giám đốc tổng công ty xây lắp dầu khí PVC.

Ông Đinh La Thăng, cựu Ủy viên bộ chính trị bị kết án vì tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khi chỉ định PVC là nhà thầu duy nhất thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, dù biết rõ PVC không đủ năng lực về cả tài chính lẫn kinh nghiệm, gây thiệt hại 119 tỷ đồng cho PVN.

Ông Trịnh Xuân Thanh bị tòa tuyên hai mức án là 14 năm tù giam tội cố ý làm trái và chung thân do tham nhũng nên án phạt cuối cùng cho ông là tù chung thân.

Ngoài ra ông Thanh và ông Thăng còn phải bồi thường mỗi người 30 tỷ do tội cố ý làm trái. Riêng ông Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường thêm 4 tỷ do hành vi tham ô trong việc lập hồ sơ khống rút 13 tỷ đồng của dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Cũng trong phiên xử, 17 cựu viên chức khác của Tập đoàn dầu khí cũng bị tuyên án mỗi người từ 30 tháng tù treo đến 16 năm tù giam. Ngoài ra còn có 3 bị cáo bị tuyên 3 năm tù treo và được thả tự do ngay tại tòa.

Theo AFP, phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài không được phép tham dự phiên tòa cũng như vào phòng truyền thông xem trực tiếp phiên xử. Tuy nhiên một vài nhân viên của tòa đại sứ nước ngoài cho biết họ được tham dự.

Cũng trong sáng ngày 22 tháng 1, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trì phiên họp thứ 13 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.

Theo lời ông Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, trong năm 2017 vừa qua, nhà nước Việt Nam đã kỷ luật hơn 300 tổ chức đảng và hơn 18.600 đảng viên vi phạm, trong đó có hơn 700 đảng viên vi phạm về tham nhũng và tội cố ý làm trái. Điển hình là những vụ đại án như vụ Giang Kim Đạt, vụ Hà Văn Thắm, vụ Châu Thị Thu Nga, vụ Phạm Công Danh, và gần đây nhất là vụ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm…

Trong phiên họp, Bí thư trung ương đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết Ban chỉ đạo Trung ương đã thực hiện nghiêm túc, không có vùng cấm hay ngoại lệ nào xảy ra trong công tác phòng chống tham nhũng.

Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết nhiệm vụ năm 2018 của Ban chỉ đạo là phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện công tác quản lý kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng, kiên quyết loại bỏ cán bộ tham nhũng khỏi nhà máy Đảng.

Ông cũng nói thêm cần cảnh giác để tránh việc các thế lực thù địch lợi dụng tham nhũng để chia rẽ nội bộ, bôi nhọ, phá hoại chế độ và Nhà nước Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-jails-former-politburo-official-for-13-years-in-graft-01222018080212.html

 

Truyền thông tiếng Anh nói về bản án Đinh La Thăng

Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị tuyên 13 năm tù tội cố ý làm trái, bị cáo Trịnh Xuân Thanh án chung thân vì tội tham ô, theo phán quyết của tòa ở Hà Nội ngày 22/1.

Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’

Lời cuối của bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc hôm 22/1, nhiều tờ báo tiếng Anh đã đưa ra bình luận.

Trên trang BBC News, phóng viên Jonathan Head nhận định:

“Kể từ khi phe bảo thủ của đảng Cộng sản nắm quyền kiểm soát Bộ Chính trị tại đại hội Đảng cách đây hai năm, phe này đã để mắt đến các quan chức được cho rằng đã trở nên giàu có bất thường trong suốt nhiệm kỳ dài 10 năm của Thủ tướng bị mãn nhiệm (Nguyên văn tiếng Anh: “the decade-long tenure of ousted Prime Minister”) Nguyễn Tấn Dũng.

Phiên tòa cho người Việt Nam thấy một cảnh tượng về những vị trước đây từng ‘không ai chạm tới được’ đang khóc lóc xin khoan hồng.

Lãnh đạo đảng đang sử dụng các phiên tòa được đưa tin rộng rãi này để bẻ gãy bất kỳ sự phản đối tiềm ẩn nào từ những người thân cận ông Dũng, đồng thời để cho công chúng biết rằng họ nghiêm túc trong việc kiềm chế nạn tham nhũng lan rộng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng.”

Cây bút James Hookway viết trên Wall Street Journal:

“Nỗ lực chống tham nhũng thường được ủng hộ của thường dân Việt Nam, nói rằng họ mệt mỏi khi phải hối lộ để có chỗ học cho con. Cảnh sát giao thông thường kéo người đi xe máy sang một bên nhằm đòi tiền.

“Mặt khác, cuộc thanh trừng phản ứng đấu đá quyền lực nội bộ tác động tới đảng Cộng sản cầm quyền, giống như thanh trừng chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc đã loạI ra rìa một số đối thủ tiềm năng.

Một số nhà phân tích nói cuộc thanh trừng chắc không thể giải quyết vấn nạn tham nhũng lớn hơn ảnh hưởng tới đất nước.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42774688

 

Việt Nam điều tra

vụ phơi vây cá mập ở đại sứ quán tại Chi lê

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng báo cáo và giải trình vụ việc trụ sở Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam, ở Chile bị phát hiện phơi vây cá mập.

Truyền thông trong nước cho biết thông tin vừa nêu vào ngày 22 tháng Một.

Bộ Công Thương cũng gửi văn bản đến Bộ Ngoại Giao đề nghị phối hợp để xác minh thông tin liên quan truyền thông Chile đưa tin về Đại sứ quán Việt Nam phơi vây cá mập trên mái nhà, đồng thời làm việc với cơ quan chức năng của nước sở tại để xử lý theo pháp luật của Chile và báo cáo cho Bộ Công Thương trước ngày 25 tháng Giêng.

Vụ việc vừa nêu được báo mạng www.elmostrador.cl đăng tải vào ngày 19 tháng Một với những hình ảnh cho thấy có ít nhất 100 vây cá mập phơi khô trên mái nhà của Đại sứ quán Việt Nam vào chiều thứ Năm, ngày 18 tháng Một. Dân chúng địa phương ở xung quanh khu vực gần Đại sứ quán Việt Nam phản ánh mùi hôi từ trên mái nhà cơ quan ngoại giao này.

Tờ báo mạng còn cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra tại Chile một số lượng lớn vây cá mập của các loài trưởng thành còn tươi được phơi ngay trong thành phố.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-investigating-reports-of-shark-fins-being-dried-on-embassy-roof-in-chile-01222018094207.html

 

Quốc tế kêu gọi Việt Nam

xử nghiêm đầu nậu buôn sừng tê giác

16 tổ chức quốc tế và tổ chức xã hội hoạt động trong lãnh vực bảo tồn tại Việt Nam gửi thư kêu gọi Việt Nam xét xử nghiêm minh đối với bị cáo Nguyễn Mậu Chiến, nghi phạm cầm đầu một đường dây buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia.

Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Trung tâm Giáo dục thiếu niên vào chiều ngày 22 tháng Một cho biết tin vừa nêu.

Trong thư do 16 tổ chức đồng ký tên kêu gọi Tòa án Nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xét xử đúng người, đúng tội nhằm răn đe các đối tượng đã và đang buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, cũng như thể hiện Việt Nam quyết tâm phòng chống loại tội phạm này.

Bị cáo Nguyễn Mậu Chiến bị bắt giữ vào tháng 4 năm 2017 tại Việt Nam, do tình nghi có liên quan tới hàng loạt vụ buôn bán hổ trái phép và hợp pháp hóa qua một cơ sở nuôi nhốt hổ ở Thanh Hóa. Vụ bắt giữ này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có bước đột phá trong việc ngăn chặn hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã.

Tuy nhiên, trong phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Mậu Chiến diễn ra vào ngày 27 tháng 11 năm 2017, Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ nguồn gốc của tang vật tịch thu và mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo.

Trước đó, Nguyễn Mậu Chiến vào năm 2007 đã bị bắt giữ tại Tanzania và bị xử phạt do vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

16 tổ chức ký tên trong thư kêu gọi Việt Nam xét xử nghiêm minh đối với Nguyễn Mậu Chiến, cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phòng chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/16-organizations-call-for-vietnam-need-bring-a-leader-of-illegal-rhino-horns-trade-to-trial-01222018093513.html

 

Tàu cá Việt Nam khai thác trái phép sẽ bị phạt mức cao nhất

Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương áp dụng hình phạt cao nhất đối với chủ tàu cá đánh bắt trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 22 tháng Một.

Văn bản của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thông còn yêu cầu cần xử nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khái thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết yêu cầu này được đưa ra nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 45 và Công điện 732 mà trước đó ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ban hành.

Chỉ thị số 45 được đưa ra vào ngày 13/12/2017, nêu ra các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo Thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Việt Nam.

Còn Công điện 732 được ban hành ngày 28/5/2017 trong đó ông Phúc đã chỉ đạo các tỉnh thành ven biển ngăn chặn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

Công văn của Bộ Nông nghiệp cũng yêu cầu kiểm điểm các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ngãi và Khánh Hòa vì tiếp tục để tàu cá vi phạm sau ngày 23/10/2017.

Vào năm ngoái, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Thủy sản (sửa đổi). Theo luật này, các hành vi đánh bắt bất hợp pháp và chế tài nghiêm khắc với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm, mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng, tổ chức lên đến 2 tỷ đồng.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-to-impose-high-fines-to-illegal-fishing-01222018092607.html

 

Lòng tham và tự trọng

trong vụ vây cá mập trên nóc tòa đại sứ

Ngày 19 tháng Giêng vừa qua, mạng báo www.elmostrador.cl của Chile đăng tải những hình ảnh cho thấy hàng trăm vây cá mập đang được phơi khô trên mái nhà của Đại sứ quán Việt Nam vào chiều thứ Năm, ngày 18 tháng Giêng. Dân chúng địa phương, ở xung quanh khu vực gần Đại sứ quán Việt Nam phản ánh mùi hôi từ trên mái nhà cơ quan ngoại giao này. Báo mạng này còn cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra tại Chile một số lượng lớn vây cá mập của các loài trưởng thành còn tươi được phơi ngay trong thành phố.

Đài RFA có cuộc phỏng vấn với ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ ngoại giao Việt Nam từng làm việc trong các cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, xung quanh sự việc này.

Ông Đặng Xương Hùng: Tôi cũng rất quan tâm đến câu chuyện vây cá mập được phơi trên nóc nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile và nói rõ hơn là Thương vụ Việt Nam tại Chile. Câu chuyện này không làm cho tôi ngạc nhiên lắm bởi vì tôi cũng từng ở trong ngành và những câu chuyện những nhân viên ngoại giao Việt Nam làm những việc để thu thêm thu nhập, kiếm thêm ít tiền làm giàu tận dụng thời gian đi ra nước ngoài làm công tác ngoại giao.

Các bạn cũng biết là ở mỗi nước lại có một lợi thế nhất định mà các nhân viên ngoại giao Việt Nam thường tìm hiểu rất kỹ tình hình của nước đó và các cơ hội để họ có thể kiếm thêm tiền. Thí dụ ở châu Phi họ đã từng buôn sừng tê giác. Mua hàng như thuốc lá hay rượu miễn thuế của các nước sở tại rồi mang ra bán lại cho người tiêu dùng để tìm giá chênh lệch. Đây là việc lợi dụng vị trí ngoại giao và những ưu đãi ngoại giao tại nước sở tại để kiếm thêm tiền. Ở Thụy Sĩ thời tôi làm cũng có sự việc như buôn bán đồng hồ rồi gửi về Việt Nam bán lại. Tức là khi đi làm ngoại giao họ đã hỏi nhỏ nhau về cơ hội họ có thể kiếm thêm đồng tiền nào đó.

“Chile coi mức độ trầm trọng của vấn đề đến đâu thì nó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hai nước tới mức đó.”
– Ông Đặng Xương Hùng .

RFA: Theo ông sự việc này ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt Nam – Chile?

Ông Đặng Xương Hùng: Việc này tất nhiên ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Chile. Tuy nhiên cũng phải nói là trong quan hệ hai nước thì người ta cũng cân nhắc và thái độ của Chile đối với sự việc như thế nào tức là họ coi mức độ trầm trọng của vấn đề đến đâu thì nó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hai nước tới mức đó. Thí dụ như vụ ông Bàng đi bắt sò ở New York thì người ta cũng chỉ phạt và đưa tin một thời lượng nhất định nào đó và sau rồi câu chuyện cũng chìm đi. Chuyện bắt sò của ông Bàng không nghiêm trọng bằng chuyện buôn bán sừng tê giác và phơi vây cá mập bởi vì nó liên quan đến môi trường và bảo vệ sinh vật quý hiếm. Cho nên Chile cũng phải nghĩ đến vấn đề quan hệ hai nước và tính đến vấn đề bảo vệ môi trường. Không những họ đã vi phạm quy chế ngoại giao, lợi dụng văn phòng bất khả xâm phạm để làm những việc vi phạm pháp luật. Rồi còn lợi dụng công việc để làm chuyện gây hại với môi trường và vi phạm luật bảo vệ động vật quý hiếm. Phải nói rằng đây là một sự việc tương đối nghiêm trọng cho ngành ngoại giao Việt Nam.

Trước đây ít mạng thông tin nên những sự việc như thế này ngay lập tức bị bưng bít bởi phía Việt Nam. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của mạng thông tin những vụ việc như thế này được công chúng biết đến nhiều hơn. Chẳng hạn như vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức cũng vậy. Tức là Việt Nam hiện nay ít có cơ hội bưng bít những thông tin rất xấu cho hình ảnh đất nước.

RFA: Và vụ việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hình ảnh Việt Nam?

Ông Đặng Xương Hùng: Hình ảnh đã xấu rồi và bây giờ xấu thêm thôi. Những câu chuyện người Việt Nam mình gây ra ở nước ngoài phải nói là rất nhiều. Tất nhiên đối với phía ngoại giao thì nặng nề hơn nhiều bởi vì anh có quyền ưu đãi nhưng anh lại lợi dụng quyền ưu đãi đó. Chứ còn những hình ảnh như lấy cắp ở Thụy Điển hay ở Nhật Bản hay sinh viên đi làm thuê bị trục xuất ở một số nước như Canada, Úc. Ở Thái và Nhật người ta viết những biển cảnh báo bằng cả tiếng Việt, đó là những điều rất xấu với hình ảnh đất nước.

Vụ vây cá mập này phải nói là rất xấu cho hình ảnh Việt Nam và trách nhiệm thuộc về ngành ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên với hình ảnh của đất nước Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài thì đó không chỉ là trách nhiệm của ngành ngoại giao Việt Nam mà còn là cả trách nhiệm của những người còn nhân danh người Việt ra nước ngoài cần giữ uy tín cá nhân và giữ cả uy tín cộng đồng và của đất nước.

“Câu chuyện này có khi cũng chỉ giải quyết nội bộ, một vài bản kiểm điểm cá nhân rồi thuyên chuyển những người đó đến nơi khác.”

– Ông Đặng Xương Hùng 

RFA: Theo ông, Nhà nước Việt Nam nên xử lý những trường hợp này như thế nào để không tái diễn trong tương lai?

Ông Đặng Xương Hùng: Đây là một câu hỏi rất hay bởi vì chính những người từng làm trong ngành ngoại giao như chúng tôi và có một chút nghĩ về tự trọng cho đất nước thì đều nghĩ rằng đất nước phải minh bạch trong những vấn đề như thế này. Tôi cho rằng đây là một hiện tượng khi người làm ngoại giao Việt Nam không được trả lương cao như những nhà ngoại giao ở nước ngoài. Bởi vì những đồng lương rất hạn hẹp nên người ta thường nghĩ đến câu chuyện buôn bán, làm ăn nhiều khi là phi pháp.

Đôi khi họ lợi dụng cả visa, hộ chiếu, chứng thực,… Có thời người ta đã đặt câu hỏi tại sao Nhà nước Việt Nam không tăng lương cho nhân viên ngoại giao để giảm bớt tình trạng này, tuy nhiên đây là một bài toán luẩn quẩn. Đây có thể nói là sự tham lam, bỏ qua lòng tự trọng của mình để làm những việc vi pháp. Một khía cạnh khác nữa, đó là thường thì Việt Nam không đủ sức để bao bọc tất cả con dân của mình mà phải tạo cho họ những kẽ hở để họ tự làm. Thí dụ như công an đứng đường bắt người tham gia giao thông, rồi họ cũng bỏ qua dù họ biết thừa, như vậy để mua lại sự trung thành của ngành công an với chế độ. Cũng như bỏ visa cho ngành ngoại giao để họ trung thành hơn với chế độ hiện thời.

Cho nên rất khó để họ xử lý để những câu chuyện tương tự không lặp lại mà họ chỉ làm đến mức độ nào đó gọi là “ném bùn qua ao”. Câu chuyện này có khi cũng chỉ giải quyết nội bộ, một vài bản kiểm điểm cá nhân rồi thuyên chuyển những người đó đến nơi khác và câu chuyện rồi cũng qua đi. Sẽ không có một biện pháp xử lý nghiêm minh để răn đe người khác, mà chỉ là hình thức gỡ rối khi lỡ có sự vi phạm xảy ra.

RFA: Xin cám ơn những chia sẻ của ông.

Và thưa quý khán thính giả, ở Chile, cá mập là một tài nguyên trên bờ vực tuyệt chủng và việc đánh bắt loài này đã bị Chính phủ Chile cấm từ năm 2012. Đây là lần đầu tiên vây cá mập được phát hiện trong quá trình phơi khô tại quốc gia này.  Vụ việc bị phát giác ngay trong khi một hội nghị khoa học về hiểm họa tuyệt chủng của cá mập đang diễn ra tại Nam Mỹ.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng báo cáo và giải trình vụ việc trụ sở Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam, ở Chile bị phát hiện phơi vây cá mập. Bộ Công Thương còn gửi văn bản đến Bộ Ngoại Giao đề nghị phối hợp để xác minh thông tin liên quan, đồng thời làm việc với cơ quan chức năng của nước sở tại để xử lý theo pháp luật của Chile và báo cáo cho Bộ Công Thương trước ngày 25 tháng Giêng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/shark-fins-discovered-on-the-roof-of-vn-embassy-in-chile-when-the-greed-goes-beyond-self-respect-01222018112553.html

 

Vì sao ông Trump thăm hai thành phố Việt Nam?

Viễn Đông

Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ mới lên tiếng tiết lộ lý do vì sao Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại thăm Hà Nội và Đà Nẵng trong chuyến công du Việt Nam năm ngoái.

Tôi hy vọng rằng mọi người hiểu rằng thời gian của tổng thống rất hạn hẹp, và khi tổng thống thăm hai thành phố cùng một nước thì đó là một biểu tượng của tầm quan trọng của mối quan hệ song phương…

Ông Brian Hook nói.

Trao đổi với các phóng viên báo chí ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương qua điện thoại, ông Brian Hook, cố vấn cấp cao về chính sách của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, nói: “Tôi hy vọng rằng mọi người hiểu rằng thời gian của tổng thống rất hạn hẹp, và khi tổng thống thăm hai thành phố cùng một nước thì đó là một biểu tượng của tầm quan trọng của mối quan hệ song phương đối với chúng tôi”.

Ông Hook hôm 8/1 cũng nói thêm rằng chuyến đi của ông Trump tới Đà Nẵng để dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và sau đó là thăm chính thức Hà Nội đã “làm sâu đậm mối quan hệ rất quan trọng đối với Mỹ”.

Đây được coi là lần đầu tiên trong đầu năm nay một cố vấn đối ngoại của Mỹ lên tiếng tiết lộ về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ông Barack Obama, người tiền nhiệm của Tổng thống Trump, cũng tới hai thành phố là Hà Nội và TP HCM trong chuyến công du Việt Nam giữa năm 2016.

Trả lời câu hỏi về việc Mỹ sẽ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam như thế nào trong năm 2018, quan chức ngoại giao này nhắc tới việc Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần tra, và coi đó là “một cột mốc sẽ chỉ làm sâu đậm thêm mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam”.

Và chúng tôi muốn giúp Việt Nam tăng cường và gia tăng năng lực hàng hải.

Ông Brian Hook nói.

“Và chúng tôi muốn giúp Việt Nam tăng cường và gia tăng năng lực hàng hải”, ông Hook nói.

“Trong Chiến lược An ninh Quốc gia, Việt Nam được xác định cụ thể là nước mà chúng tôi muốn tăng cường thêm nữa mối liên minh. Việt Nam đã được đề cập một số lần về cả an ninh lẫn gia tăng hợp tác kinh tế. Và chúng tôi rất hài lòng rằng sự chuyển dịch chính sách của chúng tôi về Việt Nam sẽ giúp nước này được chú ý hơn”.

Liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam với nhiều nước trong đó có Trung Quốc, ông Hook nói rằng “hành động quân sự hóa đầy khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế”.

“Họ [Trung Quốc] đang thúc ép các nước nhỏ hơn, gây căng thẳng hệ thống toàn cầu và các hành động của họ cũng làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản về chủ quyền mà chúng tôi rất chú trọng”, ông nói.

Nhắc lại các tuyên bố trước đây của các quan chức Mỹ, ông Hook nói rằng Hoa Kỳ sẽ “cho máy bay và tàu bè hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”, dù Trung Quốc từng nhiều lần chỉ trích các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông.

Chúng tôi đã bày tỏ rõ ràng với Trung Quốc rằng chúng tôi không chấp nhận các hành động đơn phương của các nước tuyên bố chủ quyền nhằm thay đổi hiện trạng trong khi các vấn đề về chủ quyền vẫn chưa được giải quyết.

Ông Brian Hook nói.

Ông nói thêm: “Chúng tôi đã bày tỏ rõ ràng với Trung Quốc rằng chúng tôi không chấp nhận các hành động đơn phương của các nước tuyên bố chủ quyền nhằm thay đổi hiện trạng trong khi các vấn đề về chủ quyền vẫn chưa được giải quyết”.

Cố vấn chính sách của ngoại trưởng Mỹ nói rằng “quyền lợi quốc gia của chúng tôi là hợp tác với tất cả các đồng minh và đối tác nhằm bảo đảm rằng khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một nơi hòa bình, ổn định và thịnh vượng” và rằng “nó không thể trở thành một khu vực bất ổn và xung đột”.

https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-tong-thong-trump-tham-hai-thanh-pho-viet-nam/4217445.html

 

Việt Nam

chưa phủ nhận cơ quan thương vụ phơi vi cá mập ở Chile

Mạng xã hội Việt Nam dậy sóng dịp cuối tuần khi có thông tin nói văn phòng thương mại thuộc Đại sứ quán Việt Nam ở Chile phơi vi cá mập trên nóc nhà gây hôi thối và dẫn đến phản ứng của cư dân xung quanh.

Nhà chức trách ở Hà Nội chưa khẳng định hay phủ nhận vụ việc, tính đến chiều tối ngày 22/1.

Báo điện tử El Mostrador và kênh truyền hình MEGA lần lượt loan tin hôm 19 và 20/1 rằng nơi vụ việc bị phát hiện nằm tại số 2897 đường Eliodoro Yáñez, với hàng trăm vây cá mập được phơi từ ngày 13/1 cho đến khi bản tin được đăng tải. Cư dân xung quanh đã chụp ảnh lại làm bằng chứng.

Báo El Mostrador đã cố gắng liên lạc với ĐSQ Việt Nam và nối điện thoại được với một vài người không muốn nêu danh tính. Báo nói những người đó không phủ nhận sự tồn tại của các vi cá và cúp máy.

Theo tường thuật của 2 cơ quan báo chí kể trên, vụ việc đã gây sốc với cộng đồng các nhà khoa học trong nước Chile cũng như quốc tế, vì nó bị phát hiện trùng với dịp diễn ra một hội nghị về tương lai của trái đất, là hội nghị khoa học quan trọng nhất tại Nam Mỹ.

Tại hội nghị này, bà Sylvia Earle, một trong những chuyên gia bảo vệ môi trường được kính trọng nhất thế giới, thuyết trình về hiểm họa diệt chủng đối với cá mập, hệ quả tới sự mất cân bằng của biển.

Vụ phát hiện cũng được cho là có thể gây ra vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Chile, vì theo tờ báo của đất nước Nam Mỹ, phái bộ của Việt Nam đã dựa vào quyền bất khả xâm phạm để phạm tội hình sự hoặc mua bán sản phẩm của tội phạm.

Tờ báo nói dẫn lời các nguồn tin tại Bộ Ngoại giao Chile cho hay ĐSQ Việt Nam đã không trả lời điện thoại trong hơn một tháng nay. Nguồn tin nói hiện không có đại sứ Việt Nam ở đó. Đại diện có thẩm quyền của phái bộ Việt Nam lúc này là người đứng đầu bộ phận thương mại.

Sau khi tin tức trên báo chí Chile được người sử dụng mạng xã hội Việt Nam chia sẻ với tốc độ nhanh chóng, một số báo Việt Nam đã liên lạc với Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương để có thêm thông tin.

Trang tin Zing News cho hay Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết mới nắm được thông tin vào 22/1, và ngay sau đó ông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ xử lý. Bộ trưởng đã yêu cầu Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Chile báo cáo, giải trình về sự việc trên báo cáo Bộ trưởng gấp.

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp, chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Chile xác minh sự việc, cũng như làm việc với nhà chức trách Chile để giải quyết, xử lý sự việc trên theo đúng quy định, luật pháp của nước sở tại.

Về phía Bộ Ngoại giao, theo Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Trần Thị Bích Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại Giao, hôm 22/1 cho biết bộ này đang trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Chile để làm rõ thông tin. Bà Vân nói thêm: “Hiện tại … còn quá sớm để nhận định thông tin đó là đúng hay sai”.

Nữ phó vụ trưởng nói rằng kết quả xác minh thông tin phụ thuộc vào “quá trình điều tra của nước bạn”. Theo bà Vân, trong lúc chưa có thông tin cuối cùng từ nhà chức trách Chile, “cần phải rất cẩn trọng về việc cung cấp thông tin khi những thông tin chưa kiểm chứng, bởi nó có liên quan tới hình ảnh của Việt Nam”.

(El Mostrador, MEGA, Zing News, Giáo Dục Việt Nam)

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-chua-phu-nhan-co-quan-thuong-vu-phoi-vi-ca-map-o-chile/4218540.html

 

5,000 ngư dân Quảng Bình biểu tình chặn Quốc Lộ 1A

đòi Formosa bồi thường

Vào chiều ngày 22 tháng 01 năm 2018, khoảng 5,000 ngư dân huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã chặn ngang Quốc Lộ 1A đoạn qua cầu Quảng Hải, yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân.

Theo một nguồn tin có mặt tại địa phương cho phóng viên STN biết người dân ở xã Quảng Hải – tỉnh Quảng Bình cùng nhau xuống đường biểu tình đòi quyền lợi, và bắt buộc nhà cầm quyền chi trả “tiền đền bù” cho bà con… Đã gần 2 năm kể từ khi Formosa xả thải làm hàng chục tấn cá, mực các loại chết, nhưng nhà nước vẫn chưa giải quyết cho bà con được an tâm… Trong ngày mai, nếu nhà cầm quyền không có câu trả lời thích đáng, người dân sẽ vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình đến khi nào giải quyết thì mới thôi.

Một nguồn tin khác cho biết thêm: “Khoảng 5,000 ngư dân quá tức giận vì nhà cầm quyền không chi trả bồi thường thiệt hại môi trường do Formosa gây ra hồi tháng 04/2016 nên bà con đã chặn ngang quốc lộ 1A để gây áp lực. Hiện tại, giao thông bị ách tắc không qua lại được.”

Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình đã huy động lực lượng công an, cảnh sát giao thông, dân phòng và xe chuyên dụng đến giải tán đoàn người biểu tình, nhưng người dân quyết không lùi bước. Người dân yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Bình phải có mặt trực tiếp trao đổi với người dân và hứa đền bù thiệt hại thì bà con mới chịu giải tán.

Xin được nhắc lại, vào tháng 04/2016, công ty Formosa xả thải trực tiếp ra biển gây ra thảm hoạ môi trường biển làm cá chết ở bốn tỉnh Miền Trung làm cho bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn trong đời sống hằng ngày. Sau đó, công ty Formosa đã hứa đền bù 500 triệu USD cho chính quyền CSVN. Nhưng cho đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa nhận được tiền chi trả đền bù, mặc dù cán bộ đã nhiều lần lập hồ sơ chi trả. Bà con ngư dân ở nhiều nơi đã viết đơn kiến nghị, biểu tình, làm đơn khiếu kiện công ty Formosa. Nhưng nhà cầm quyền đã ngăn cản, đàn áp. Trong khi đó, nhiều nhà hoạt động tham gia tích cực trong việc đưa tin về thảm hoạ môi trường, hướng dẫn bà con nạp đơn kiện Formosa đã bị nhà cầm quyền trả thù bằng cách bắt bớ, đe doạ, truy nã.

Nguyên Nguyễn/SBTN

5,000 ngư dân Quảng Bình biểu tình chặn Quốc Lộ 1A đòi Formosa bồi thường

Nguyễn Phú Trọng xử Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Thanh:

Ai thắng ai?

Đốc Nguyễn

Sau đại hội đảng XII TBT Nguyễn Phú Trọng đề ra  chủ trương chống tham nhũng với tuyên bố: Lò nóng rồi củi tươi, củi khô gì cũng phải cháy. Thế nhưng theo Bí Thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân   nhận định chỉ đem lại kết quả cấp trên “Đốt lò”, cấp dưới ” chậm đốt lửa” hoặc đốt lửa nhỏ”.

Sở dỉ có tình trạng trên bởi một số lý do như sau:

1)- Chống tham nhũng đi vào ngỏ cụt: Thật vậy ông Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng nhưng không dám nhìn vào sự thật tham nhũng do đâu mà có để đưa ra những quyết sách để cho tình trạng tham nhũng không tái phát trở lại sau khi chống tham nhũng. Như vậy, cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay chỉ là cuộc chiến chống thằng tham nhũng củ để thay thằng tham nhũng mới kinh nghiệm ăn bạo hơn mà thôi.

2)- Chống tham nhũng có chọn lọc: những đối tương đang là nạn nhân của cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay đều là phe địch của Nguyễn Tấn Dũng như Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, còn những tên tham nhũng cở bự đã bị lộ nhưng thuộc phe ta như khu “biệt phủ” của nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Sĩ Quý, vụ án VN Pharma bán thuốc ung thư giả  liên quan đến bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vụ Hải Phòng … Thì không đã động đến.

3)- Chống tham nhũng bất công: Thật vậy có những vụ tham nhũng lớn,  thiệt hại hơn nhiều như:

Như  nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Đạm DAP 1 Lào Cai, Nhà máy Đạm DAP 2 Hải Phòng, Dự án Ethanol Bình Phước, Dự án Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Dự án Liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy Gang thép Lào Cai, v.v.

https://baomoi.com/12-du-an-nghin-ty-dap-chieu-co-nha-may-dau-tu-xong-ban-sat-vun/c/22075898.epi

Những  “quả đấm thép” như Vinashin, Vinalines, v.v. Vụ án Bâu Xít đang thua lổ triền miên.

Làm cho nền kinh tế nước nhà bị kiệt quệ Làm cho nợ công chất chồng như núi. Đến nay “mỗi đứa trẻ sinh ra đã phải gánh nợ nần ông cha để lại” (thơ cô giáo Trần Thị Lam). Vậy mà chẳng mấy khi Đảng đưa được những  kẻ phải chịu trách nhiệm chính ra tòa để trả lời về những sai phạm của mình.

Tất cả vụ án trên so với  vụ án Đinh La Thăng chỉ gây thiệt hại 119 tỷ và Nguyễn Xuân Thanh thiệt hại 4 tỷ  cho thấy là một sự bất công không thể chối cải.

Với những lý do đầy tính thuyết phục trên cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng chỉ là cuộc chiến tranh ăn phe nhóm trong nội bộ đảng mà thôi chứ không có lợi ích gì cho dân cho đất nước cả.

I/- Vụ án Đinh La Thăng :

Vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 – Bộ luật Hình sự

Nội dung vụ án xoay quanh việc chỉ định thầu, ký hợp đồng, cấp tạm ứng trái luật của các lãnh đạo PVN với PVC tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, dẫn đến hơn 1.115 tỷ đồng bị sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại 119 tỷ đồng và vụ tham ô 13 tỷ đồng tại PVC

Vấn đề tranh cải pháp lý ở đây là ông Đinh La Thăng chỉ định thầu  có cố ý làm trái quy định của nhà nước hay không?

Tại tòa án Hà Nội,  ông Đinh La Thăng với tư cách bị cáo đã khẳng định việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là “do chủ trương của Bộ Chính Trị”. Thăng còn nói “khi tại chức, tôi luôn chấp hành chỉ đạo của Ban Bí thư. Diễn biến thất thoát, tôi đều báo cáo cho Bộ Chính trị và trung ương đảng”.

Thời Đinh La Thăng làm Dầu khí, Bộ chính trị có 16 vị như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Lê Thanh Hải, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Sinh Hùng…v.v…. và đứng đầu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Trong bộ chính trị phân công nhau nắm từng mảng kinh tế, thí dụ Nguyễn Thiện Nhân nắm mảng kinh doanh chùa chiền, Nguyễn Tấn Dũng nắm về khoáng sản, Tư Sang nắm về mảng dệt may, Tòng Thị Phóng nắm về kinh doanh giáo dục, Trần Đại Quang nắm về kinh doanh ngành công an…v.v… và chính tổng bí thư nắm mảng dầu khí. Bộ Chính trị làm việc theo đa số ra biểu quyết. Mọi hoạt động của ngành dầu khí khi Đinh La Thăng trình lên đều được Bộ chính trị đưa ra họp bàn và quyết định.

Điểm lưu ý: Tội phạm này đã xãy ra công khai và hoạt động dưới sự lảnh đạo trực tiếp hằng ngày của bộ chính trị và đảng uỷ cơ quan trải qua suốt hai đời tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đã đạt được thành tích:

Trong 2 năm liền, từ 2009-2010 của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí ( PVC) 2009, cũng là đơn vị phạm tội: nhận Huân chương Lao động hạng nhì, năm sau (2010) lên luôn hạng nhất, rồi ngay sau đó, vẫn trong một năm (2010) lại được nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới. Dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,  Nguyễn Phú Trọng ủy viên Bộ Chính Trị.

Tên tội phạm Đinh La Thăng cũng đã được Nguyễn Phú Trọng  chấp thuận để trở thành ủy viên bộ chính trị và làm bí thanh thành ủy TP.HCM. Đinh La Thăng ngồi cùng chiếu với Nguyễn Phú Trọng trong cương vị lảnh đạo thuộc bộ chính trị.

Bây giờ chính Nguyễn Phú Trọng quyết định truy tố tội phạm Đinh La Thăng có thể nào nói Nguyễn Phú Trọng,  Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng là người không liên quan  đến vụ án?

Cuối cùng Đinh La  Thăng không nhận tội nhưng  vẫn chấp nhận  xin “nhận trách nhiệm của người đứng đầu” .

II/- Vụ án Trịnh Xuân Thanh:

Khởi đầu Trịnh Xuân Thanh Phó chủ tịch UBND Hậu Giang, từng lãnh đạo ở PVC  đi xe tư nhân hạng sang nhưng gắn biển xanh (nhà nước)… chủ tịch hội đồng quản trị Công ty xây lắp dầu khí thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia PVN

Trịnh Xuân Thanh mất tích gởi  lại đơn xin ra khỏi đảng phổ biến công khai trên internet với nội dung:( trích nguyên văn)

–  Tôi  đã tự ra khỏi đảng (Tr.1  giòng 7)

– Tố cáo: TBT Nguyễn Phú Trọng và Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Dảng đã dựng lên câu chuyện và tự kết luận kỷ luật tôi vô căn cứ, không có trách nhiệm, áp đặt và không tôn trọng pháp luật và những quy định hiện hành (Tr.1 giòng 11)

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10207298544045314&set=pcb.10207298544685330&type=3&theater

Tại  cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Ông Trịnh Xuân Thanh chính thức bị khai trừ Đảng sau 100% phiếu biểu quyết

Cuộc họp hôm 8/9/16 khẳng định ông Thanh có trách nhiệm cho các khoản thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng khi là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) từ 2007 đến 2013.

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, nói rằng sớm hay muộn thì chính quyền Việt Nam sẽ bắt được ông Trịnh Xuân Thanh hiện trốn ở nước ngoài.

Ông Tổng bí thư nói như thế trong một cuộc gặp cử tri quận Long Biên, thủ đô Hà Nội vào ngày hôm nay thứ Ba 6/12/2016.

Trịnh Xuân Thanh làm đơn xin tỵ nạn ở Đức tại thời điểm đang có cuộc hẹn với cơ quan di trú để  cứu xét. Theo thông tấn xã Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã vượt qua hai rào cản biên giới Đức và Việt Nam (mà không bị phát hiện ) và đích thân đi đến công bộ công an để đầu thú. Chấp thuận chịu sự xét xử công bằng theo luật pháp Việt Nam.

Như vậy Trịnh Xuân Thanh đã ghi được một điểm son để xét giảm khinh vì đã tự nguyện đầu thú (?) Đảng luôn rêu rao đánh kẽ chạy đi chớ không bao giờ đánh ẽ chạy lại

Ra tòa theo cáo buộc của Viện Kiểm sát Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm làm thất thoát chỉ có 4 tỷ thay vì 3.200 tỷ so với cáo buộc ban đầu của Nguyễn Phú Trọng . (Một vụ án đầu voi đít chuột nhắc)  Điều này cho thấy Trịnh Xuân Thanh đã tố cáo đúng  Nguyễn Phú Trọng (theo trong đơn xin ra khỏi đảng đã trích ở trên) tạo dựng câu chuyện, vô căn cứ, không có trách nhiệm trả thù cá nhân là đúng.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh không nhận tội những sẳn sàng chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

Gia đình Trịnh Xuân Thanh cho biết Trịnh Xuân Thanh xác nhận không nhận tôi vì có yếu tố ngoại phạm, nhưng gia đình Trịnh Xuân Thanh sẳn sàng đóng góp khắc phục hậu quả là 4 tỷ với điều kiện Trinh Xuân Thanh vô tội như đã cáo buộc.

Đây cũng là điểm son thứ hai chứng minh những hành vi được cho là cô ý làm trái quy định của Nhà nước nhưng không gây hậu quả gì cho xã hội.

Điểm lưu ý quan trọng ở đây: Viện Kiểm sát đã không đưa ra được bằng chứng Trinh Xuân Thanh tham ô tái sản (Viện kiểm sát quá yếu)

Trịnh Xuân Thanh  không thừa nhận tội “Tham ô tài sản” (mà hậu quả có thể lên đến án tử hình), trong khi luật sư của ông Thanh nói nếu chỉ dựa vào lời khai “mờ nhạt, mâu thuẫn” của nhân chứng mà không có chứng cứ thì không đủ căn cứ xác định ông Thanh tham ô.

Trả lời luật sư, Viện Kiểm sát nói đây là án truy xét, thời gian xảy ra đã lâu nên có những khó khăn nhất định trong việc thu thập chứng cứ ông Thanh tư túi 4 tỷ đồng, nhưng sau đó vẫn khép ông này vào tội “Cố ý làm trái” và “Tham ô tài sản” và đề nghị án tù chung thân.

Trước khi kết thúc vụ án, tại phiên tòa đã có một cơn lên đồng khóc tập thể van xin người khuất mặt khuất mày trong phiên tòa là TBT Nguyễn Phú như là:

Vũ Đức Thuận (Nguyên TGĐ PVC): Bố tham gia kháng chiến. Bố vợ là liệt sĩ. Khóc hơn 1 phút. Hối hận.

Nguyễn Mạnh Tiến (Nguyên Phó TGĐ PVC): Sức khỏe vợ không tốt, hai lần lên bàn mổ. Con mắc bệnh hiểm nghèo.

Phạm Tiến Đạt (Nguyên kế toán trưởng PVC): Bố mất sớm. Mẹ suy giảm sức lao động, suy thận, mắt kém. Vợ hai lần mổ, sức khỏe yếu.

Nguyễn Anh Minh (Nguyên Phó TGĐ PVC): Con nhỏ dại. Một anh trai vừa mất. Một anh trai khác hiếm muộn. Không còn cơ hội phụng dưỡng bố mẹ già. Khi cải tạo về sợ hai con không nhận ra bố.

Nguyễn Quốc Khánh (Nguyên Phó TGĐ PVN): Bản thân nhiều bệnh tật. Là con duy nhất. Mẹ già 80 tuổi. Xin được tại ngoại ăn tết với mẹ.

Bị cáo nữ duy nhất trong phiên tòa Lê Thị Anh Hoa, khi được nói lời cuối cùng dù vẫn nghẹn ngào, lại không xin giảm án cho mình, mà xin giảm cho chồng.

Đinh La Thăng (Nguyên Chủ tịch PVN): Vợ đẻ hai con cũng không có nhà vì đi công trường. Tết luôn phải đi công trường. Bố bị bệnh hiểm nghèo. Cháu ngoại hỏi ông sao chưa về. Xin về nhà ăn Tết và chăm sóc bố.

– Riêng Bị cáo Trịnh Xuân Thanh (Nguyên chủ tịch PVC) đã khóc như mưa:

“Cháu muốn gởi lời xin lổi đến bác tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lổi cho cháu, coi cháu như người con người cháu trong gia đình tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con.”

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh là một người rất có kinh nghiệm trong chiến trường pháp luật và đã đi tham vấn rất nhiều văn phòng luật sư quốc nội cũng như quốc tế về nội vụ. Đã dũng cảm công khai tố cáo TBT Nguyễn Phú Trọng chà đạp pháp luật (như đã trích dẫn trên) phải chăng Trịnh Xuân Thanh đã đầu hàng và nhũn như con chi chi hèn hạ xin xỏ như bất cứ  con vật hạ đẳng nào khác?

Không! Không!  trước tòa là cuộc đấu trí so găng không có chuyện khóc lóc xin xỏ tình cảm. Ở  đây Trịnh Xuân Thanh đã  lật tẩy xã lán đấu với Nguyễn Phú Trọng qua thông điệp ẩn tàng trong lời nói sau cùng như sau:

1)- Xin được gặp vợ con ở Đức là điều không tưởng đối với luật pháp Việt Nam, như vậy chứng tỏ  Trịnh Xuân Thanh đột ngột về đầu thú tại Việt Nam mà chưa hề có lời từ giả vợ con và chính phủ Đức,  chưa hề có một sự sắp xếp cuộc sống cho vợ con trong tương lai trước khi ra đầu thú. Điều này gián tiếp tố cáo trước công luận quốc tế rằng  Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc chứ không có chuyện đầu thú gì cả.

2)- Cháu muốn gởi lời xin lổi đến bác tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người KHUẤT MẶT KHUẤT MÀY tại tòa. Đây chính là tín hiệu của Trịnh Xuân Thanh muốn gởi đến cọng đồng quốc tế phiên tòa này không xét xử dựa trên chuẩn mực luật pháp  mà theo đúng sự chỉ đạo trực tiếp của người khuất mặt khuất mày tại phiên tòa chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

3)- Lời nói Bác tha lỗi cho cháu xem như con cháu trong nhà. Một lần nữa Trịnh Xuân Thanh xác nhận đây không phải là một phiên tòa đúng nghĩa mà là một hội đồng kỷ luật gia tộc trong nội bộ dảng csvn xét xử đứa cháu cứng đầu không chịu phục tòng .

Lời xin tha lổi này là một lời thấu cáy đầy thách thách với Nguyễn Phú Trọng vì rằng Trịnh Xuân Thanh không nhận tôi, viện kiểm sát không chứng minh được bằng cớ phạm tội, gia đình Trịnh Xuân Thanh đã khắc phục hậu quả, và cố ý làm trái qui định nhà nước nhưng không gây thiệt hại gì cả. Lại có thêm hai điểm son như đã trình bày trên là tự ra đầu thú và đã khắc phục hậu quả.

Kết quả phiên tòa:

Với chứng cớ và lý lẽ đầy thuyết phục trước tòa như đã trình bày trên, một bản án bỏ túi tuyên bố người khuất mặt khuất mày tại tòa thắng cuộc với tỷ số:

1. Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN): 13 năm tù, (VKS đề nghị 14- 15 năm tù về tội cố ý làm trái)

2. Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC): 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là chung thân.

Đến đây chúng tôi tôi xin tổng kết cuộc chiến ai thắng ai như sau:

 I/- Bị Cáo Đinh La Thăng luôn luôn chấp hành đúng theo quyết định của bộ chính trị và đảng ủy cơ quan, dũng cảm chịu trách nhiệm  trong phạm vi quyền hạn của mình.KHÔNG THAM Ô TÀI SẢN (?), bị tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hại 119 tỷ DVN 13 năm tù.

 II/- Bị Cáo Trịnh Xuân Thanh: luôn luôn chấp hành đúng theo quyết định của bộ chính trị và đảng ủy cơ quan, dũng cảm chịu trách nhiệm  trong phạm vi quyền hạn của mình. bị tộ cố ý làm trái quy định nhà nước gây thiệt hai 4 tỷ DVN, đã khắc phục hậu quả, bị tuyên án 14 năm tù nặng hơn Đinh La Thăng 1 năm tù (trong khi mức thiệt hại ít hơn và đã được khắc phục).

Trong vụ án hoàn toàn không xét đến  yếu tố tự nguyện đầu thú. Điều này bản án đã xác quyết một cách gián tiếp Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc theo như cáo buộc của nhà cầm quyền Đức. Tội  tham ô tài sản  nhưng viện kiểm sát không chứng minh được bằng chứng cụ thể vẫn bị Án chung thân

 III/- TBT Nguyễn Phú Trọng: chính là người khuất mặt khuất mày tại tòa:

– Lừa gạt cộng đồng thế giới bằng một vụ cáo gian cho Trịnh Xuân Thanh vụ án tham ô 3.200 tỷ. Thực tế chỉ là vụ án tham ô 4 tỷ.

– TBT Nguyễn Phú Trọng người lảnh đạo trực tiếp, từng bưng bê chấp thuận cho bị cáo Đinh La Thăng vào ngồi chung chiếu bộ chính trị. Cũng chính là người khuất mặt truy tố đồng chí đồng bọn đồng thuyền với mình.

– Là người hoàn toàn vô can trong vụ án (?)

– Bất chấp luật pháp quốc tế tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về xử bởi một vụ cáo gian như đã nói trên.

– Ngồi xổm trên luật pháp, và hiến pháp để cho ra bản án bỏ túi không căn cứ trên bằng cứ và lý luận tại tòa.

– Phiên tòa thực chất là hội đồng kỳ luật trong nội bộ đảng gia trưởng là Nguyễn Phú Trọng con cháu là Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, con cháu đã hạ mình nhũn như con chi chi. Gia Trưởng vẫn hẹp hòi giơ cao đánh mạnh đánh cho chết mày.

– Trả giá cho vụ bắt cóc và cáo gian này là hiệp định thương mại Việt Nam và EU và những hệ lụy ngoại giao, an ninh quốc phòng khác.

 Qua bản án  rút ra được bài học gì?

Hởi tất cả đảng viên đảng cọng sản từ thành viên bộ chính trị  cho  đến loại đảng viên lòng tong lục chốt.  Hôm nay đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng  thông qua bộ chính trị được thổi ông đu dủ khen tăng danh xưng anh hùng lao động, ngay mai bất cứ lúc nào cũng có thể bị tước thẻ đảng trở thành bị cáo trước tòa về tôi cố ý làm trái quy định. được xét xử bởi người khuất mặt khuất mày cũng chính là đồng chí cấp trên lảnh đạo của mình.

Đó là bài học xương máu của người cọng sản trong thời bình xây dựng đất nước tiến kên chủ nghĩa xã hội.

Để kết thúc bài viết này một câu hỏi được đặt ra là:

Với loại tổng bí thư có tư cách và khả năng rác rưởi như thế này trước công luận quốc tế cũng như quốc nội,  liệu đảng csvn có thể tồn tại và phát triển trong tương lai hay không?

Câu trả  lời đang chờ đợi phía trước.

https://vietbao.com/p112a276761/nguyen-phu-trong-xu-dinh-la-thang-nguyen-xuan-thanh-ai-thang-ai-