Tin Việt Nam – 21/09/2018
Chính quyền cho 100 người phá đường dân làm
Con đường rải nhựa được một mạnh thường quân xây cho dân thôn nghèo ở Củ Chi vừa bị chính quyền phá đi để ‘trả lại nguyên hiện trạng’.
100 người phá 100 mét đường
“Khoảng 100 người gồm công an và chính quyền đến đào đường lên từ hôm 13/9, hôm nay mới chôn cọc bê tông rào kẽm gai xung quanh nhưng bùn đất vẫn tè le,” ông Phạm Hồng Vỹ, một người dân thuộc ấp 6, xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi nói với BBC hôm 20/9.
“Tôi không biết nói sao, chỉ thấy buồn. Lúc có đường mới trẻ con chiều mát mang xe ra đạp, nô đùa ở đó. Nay thì… Mấy hôm nay tôi phải phụ bê bùn đất đi đổ suốt.”
Bị chính quyền gây khó dễ vì làm đường cho người nghèo
VN: Nhà hoạt động công đoàn tố “bị khủng bố”
Quanh vụ nghĩa trang Giải Phướn ‘bị đập phá’
Ông Vỹ cho hay con đường đã bị đào lên mất 2/3 mặt đường. Thay vào con đường trải nhựa, bây giờ là con mương đầy bùn đất.
Con đường trải nhựa chạy qua nhà ông Vỹ chỉ mới hoàn thành cách đây khoảng bốn tháng, do mạnh thường quân là ông Bùi Hoàng Anh xây dựng.
“Trước đây con đường cũ lầy lội. Cứ mùa mưa là ngập nước tới đầu gối. Mấy cháu tôi đi trên đường trượt chân té. Ông Hoàng Anh đi xe qua nhìn thấy thì bảo tôi “mai con sẽ làm lại con đường cho bố đi,” ông Vỹ thuật lại.
Cũng theo ông Vỹ, trước đó, ông chưa từng biết tới ông Hoàng Anh.
Con đường dài khoảng 100m, chiều rộng hơn 3,5m, do ông Bùi Hoàng Anh, một người làm trong ngành xây dựng tại Củ Chi, tự bỏ tiền túi khoảng 200 triệu đồng để xây cho ba hộ dân nằm ven con đường sình lầy ở ấp 6, xã Tân Thạnh Đông.
“Chúng tôi mới được đi trên đường mới có 3, 4 tháng nay. Chỉ có ba hộ dân nằm dọc đường này. Tôi tới đây sống 6, 7 năm nay rồi đã thấy con đường lầy lội có ở đó mà không thấy xã cho sửa bao giờ. Tôi 70 tuổi rồi, tiền đâu mà góp làm đường. May nhờ có ông Hoàng Anh giúp… ,” ông Vỹ kể lại.
Lang thang làm từ thiện
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với BBC, ông Hoàng Anh nói ông không phải dân thuộc ấp 6 nhưng thường đi qua đó, chứng kiến cảnh người già, trẻ nhỏ vấp té nên không thể cầm lòng.
Ông Hoàng Anh nói với BBC rằng ông từng có tuổi thơ nghèo khổ, lang thang khắp nơi bán vé số. Nay ông làm trong ngành xây dựng, cuộc sống khấm khá hơn nên muốn đền đáp, giúp đỡ người cùng cảnh ngộ.
Cũng theo ông Hoàng Anh, cho tới nay ông vẫn chưa dám về quê ở Củ Chi, sau vụ ông ‘xây đường không xin phép’, vì sợ về sẽ bị bắt.
“Xe máy của tôi vẫn bị giam ở công an xã, chưa trả lại.”
Trước đó, trong công văn gửi một cơ quan truyền thông tại Việt Nam, do phó chủ tịch xã Tân Thạnh Đông, ông Huỳnh Văn Thành ký, thừa nhận đã đình chỉ thi công con đường và tịch thu ‘tang vật’ là xe lu của ông Hoàng Anh hôm 4/5.
Xã cho hay ‘phát hiện’ ông Hoàng Anh ‘thi công san lấp mương và đặt cống’ tại Ấp 6 ‘không giấy phép’.
Cuộc ‘đụng độ’ giữa ông Hoàng Anh và chính quyền xã Tân Thanh Đông thời điểm đó đã khiến ông Anh bị bắt tạm giam một đêm ở công an xã. Ông Anh nói với BBC rằng ông bị đánh, sau đó phải điều trị chấn thương một thời gian. Nhưng chính quyền xã phủ nhận việc này trong văn bản gửi truyền thông trong nước.
Ông Hoàng Anh cũng cho biết ông đang tiếp tục đi nhiều nơi làm từ thiện. Gần đây nhất là tặng quà Trung Thu cho trẻ nhỏ vùng lũ xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An.
Ông Hoàng Anh cũng cung cấp cho BBC một số bằng khen, chứng nhận về các đóng góp từ thiện cho người nghèo, trẻ em, trường học của ông ở Tây Ninh.
Một số tờ báo chính thống của Việt Nam đưa tin về vụ việc ông Hoàng Anh làm đương rồi bị bắt phá. Nhưng khi con đường chính thức bị phá, ít báo đưa tin.
Tờ Người Cao Tuổi hôm 18/9 cho hay đoàn khoảng 100 người gồm cán bộ, nhân viên và phương tiện của xã Tân Thanh Đông được huy động để phá đường.
“Phóng viên ghi nhận đoàn cưỡng chế có mặt từ rất sớm, đoạn đường gần đó bị phong tỏa”, bài báo viết.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45583791
Hưng Yên triệu tập 8 người gây rối tại trạm BOT
Công an tỉnh Hưng Yên ngày 20 tháng 9 đã cho triệu tập 8 người bị cho là gây rối tại trạm thu phí Quốc lộ 5 vào hôm 16-18 tháng 9 vừa qua.
Những người này bao gồm các tài xế Luyện Xuân Tùng, Lê Viết Thực, Lưu Văn Hùng, Vũ Giang Hiền, Đỗ Đức Trọng, Nguyễn Đình Toàn, Hà Văn Hưng, Lê Đức Thịnh.
Công an cho biết những người này là lái xe có hành vi kích động, lôi kéo người dân địa phương tụ tập tại Trạm thu phí số 1, Quốc lộ 5A gây ách tắc giao thông.
Theo truyền thông trong nước, vào ngày 16-18 tháng 9, Luyện Xuân Tùng đã lái một chiếc xe qua trạm thu phí số 1 đoạn qua huyện Văn Lâm nhưng không mua vé vì cho rằng trạm đặt không phù hợp vị trí. Sau đó anh Tùng đã phát trực tiếp livestream trên điện thoại kêu gọi các lái xe khác đến phản đối trạm thu phí, gây ách tắc giao thông. Ngoài tài xế Tùng, còn có một người khác là Hà Văn Hưng được nói đã lái xe đâm đổ barier của trạm thu phí.
Trong khi đó, Bộ giao thông Vận tải cùng ngày đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ và Công ty CP Tasco – là chủ đầu tư dự án BOT Tân Đệ, tỉnh Thái Bình, phải đối thoại công khai, nghiêm túc với người dân.
Bộ này cho biết trước đó đã nhận được đơn kiến nghị của người dân phản ánh việc chủ đầu tư không tiếp dân để giải thích các thắc mắc của họ.
Tuy nhiên phía chủ đầu tư, công ty Tasco, nói rằng công ty đã lắp bảng điện tử tại trạm Tân đệ để minh bạch mọi thông tin về dự án và thời gian thu phí, cũng như đã đối thoại với các tài xế vài tháng trước đây.
Vào tháng 7 vừa qua, trạm phí BOT Tân Đệ đã phải xả trạm do người dân và giới tài xế tụ tập phản đối suốt hơn 1 tháng vì cho rằng trạm BOT Tân Đệ đã hết hạn thu phí nhưng phía nhà đầu tư vẫn duy trì hoạt động để hoàn kinh phí làm quốc lộ 10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đây là điều bị giới tài xế và dân chung cho là hoàn toàn vô lý.
BOT Tân Đệ đặt trên quốc lộ 10 huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình do Tổng cục Đường bộ theo dõi doanh thu và tính toán thời gian thu phí để hoàn vốn.
Tình trạng người dân, tài xế tập trung phản đối các trạm BOT bị cho là thu mức phí quá cao hoặc đặt trạm sai vị trí xảy ra trên khắp cả nước. Chính phủ Hà Nội và cơ quan chức năng phải lên tiếng và có đưa ra phương hướng giải quyết; tuy nhiên nhiều nơi vẫn chưa giải quyết rốt ráo vấn đề. Trong khi đó nhiều người phản đối bị triệu tập làm việc, bị bắt với cáo buộc gây rối trật tự.
Nhà hoạt động Đỗ Công Đương
tiếp tục đối mặt với án tù thứ hai
Nhà hoạt động Đỗ Công Đương sẽ tiếp tục phải đối mặt với án tù thứ hai vào tháng tới với cáo buộc tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước” theo điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 với mức án cao nhất có thể lên đến 7 năm tù, theo thông cáo báo chí mới của Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) vào ngày 21/9/2018.
Trước đó, tại phiên xét xử sơ thẩm diễn ra hôm 17/9 tại tòa án huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nhà hoạt động về môi trường Đỗ Công Đương đã bị tuyên án 48 tháng tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng”
Thông cáo mới của RSF yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải chấm dứt hành động bắt bớ các nhà báo độc lập và các đối tác thương mại của Việt Nam cần phải gia tăng áp lực đối với Hà Nội để nhà cầm quyền nới lỏng tự do thông tin.
Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, khẳng định Chính quyền Việt Nam gia tăng quyền lực cai trị người dân qua việc cáo buộc tiếng nói của các blogger và truyền thông độc lập là vi phạm các quyền của họ được ghi trong Hiến pháp.
RSF kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt việc làm đó và trong trường hợp Việt Nam không từ bỏ thì các đối tác thương mại của Việt Nam trên thế giới phải có trách nhiệm gia tăng áp lực để Việt Nam cải thiện việc vi phạm nhân quyền.
Vào ngày 19 tháng 9, Đại diện Khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), ông Shawn Crispin cũng lên tiếng rằng nếu Việt Nam có thực tâm trong vai trò trách nhiệm của một thành viên thế giới thì phải chấm dứt việc làm bỏ tù các nhà báo độc lập.
CPJ kêu gọi Chính quyền Việt Nam trả tự do và hủy bỏ các cáo buộc tội đối với nhà báo tự do Đỗ Công Đương.
CPJ ghi nhận tính đến cuối năm 2017, Việt Nam bắt giữ và tuyên án tù ít nhất 10 nhà báo độc lập với cáo buộc chống đối Nhà nước Việt Nam.
Bị công an dừng xe trên cao tốc,
tài xế chiếc Lexus biển ‘tứ quý’ bị xe tải cán tử vong
Trong lúc xuống xe xuất trình giấy tờ cho công an trên đoạn đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên, một tài xế lái xe thuê cho chủ chiếc Lexus biển số “tứ quý” 8888 đã bị một xe tải cùng chiều cán chết, còn viên công an bị thương và vẫn đang nằm viện. Vụ tai nạn đang gây xôn xao dư luận và làm dấy lên tranh cãi quanh “thói quen” dừng xe trên đường cao tốc của công an Việt Nam.
Truyền thông trong nước phỏng vấn những người chứng kiến vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường cao tốc thuộc xã Bắc Phúc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cho biết chiếc xe Lexus mang biển số 20L-8888 đã bị cảnh sát giao thông dừng lại vào khoảng 3 giờ chiều ngày 15/9.
Trong lúc tài xế Nguyễn Việt Hùng đậu xe vào làn đường khẩn cấp và xuống xe để xuất trình giấy tờ cho công an, một chiếc xe tải container cùng chiều đã tông vào cả hai người khiến tài xế Hùng tử vong, còn viên cảnh sát bị thương nặng và đang được chữa trị tại bệnh viện Việt Đức, theo Tin tức 24h.
Thông tin về vụ tai nạn đang được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội, khiến nhiều người dân bức xúc về thói quen dừng xe trên đường cao tốc của công an, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
“Việc những người thi hành công vụ, bao gồm cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến đường cao tốc, mà chủ yếu là tuần lưu-kiểm tra giám sát giao thông nếu có trục trặc thì ứng phó kịp thời, là một nhiệm vụ rất vất vả. Tuy nhiên, việc tiến hành dừng đỗ trên đường thực sự tạo ra nguồn nguy hiểm cao độ cho tất cả mọi người, trong đó có người tham gia giao thông và bản thân những người làm công tác”, Luật sư Trương Anh Tú nhận định với VOA từ Hà Nội.
Người dân địa phương nói với tờ Zing rằng khu vực xảy ra tai nạn là địa điểm cảnh sát giao thông thường “lập chốt” kiểm tra, ngay cả vào ban đêm.
Trong lúc một số ý kiến trên mạng chỉ trích việc dừng xe trên đường cao tốc của cảnh sát là để dễ “kiếm bánh mì” (từ lóng để chỉ việc vòi tiền của cảnh sát), thì nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu cảnh sát giao thông có quyền dừng xe tham gia giao thông trên tuyến đường quy định tốc độ cả trăm km/giờ hay không.
Trả lời trên infonet, LS. Diệp Năng Bình-Đoàn Luật sư TPHCM, nói rằng cảnh sát giao thông được phép dừng các phương tiện tham gia giao thông để kiểm soát và xử lý vi phạm, nhưng phải tuân thủ quy định “đón ở chỗ được phép dừng đỗ, sau đó mới ra lệnh dừng và phải dừng xe theo đúng quy định”.
Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh nói với VOA rằng theo quy định ở nhiều nước, trong đó có Canada, cảnh sát giao thông được phép dừng xe vi phạm trên cao tốc, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Nhận xét về thực tế việc điều khiển, giám sát giao thông tại Việt Nam, LS. Khanh cho rằng dễ thấy sự “bất cẩn” của đội ngũ công lực khi không đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu.
Ông nói: “Điều quan trọng trước nhất là bất cứ nhân viên công lực nào cũng cần phải đảm bảo không những tính mạng và tài sản của người bị chặn xe, mà cả tính mạng và tài sản của người đang thi hành công vụ”.
Ngoài việc thiết kế làn đường đảm bảo an toàn cho việc dừng đỗ xe, LS. Khanh nói: “Ở tất cả các nước khác cũng như tại Canada, người lái xe không được ra khỏi xe khi chưa có lệnh của nhân viên công lực. Khi cảnh sát dừng xe, họ chỉ ngồi trong xe và chờ. Khi nhân viên công lực nhìn thấy đã đủ điều kiện an toàn, thì họ mới tới để gặp người lái xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ và thông báo về vi phạm của họ”.
Tại Mỹ, khi dừng xe vi phạm, cảnh sát luôn đậu chiếc xe đang chớp đèn của mình phía sau xe vi phạm. Nhờ vậy, các phương tiện tham gia giao thông đều có thể nhìn thấy từ rất xa việc xử lý vi phạm của cảnh sát.
Từ vụ tai nạn, LS. Vũ Đức Khanh cho rằng “Đây là bài học cho Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an để nhìn lại và lấy an toàn của người tham gia giao thông là tiêu chí đầu tiên khi đưa ra các quy định, cũng như trong việc điều hành, giám sát, thực hiện Luật Giao thông”.
Zing dẫn nguồn tin từ một đại diện của Cục Cảnh sát Giao thông hôm 19/8 cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã thụ lý vụ việc và đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân.
Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận sai phạm
tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) vào ngày 21/9 họp báo thừa nhận trách nhiệm và những sai phạm liên quan dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Truyền thông trong nước dẫn phát biểu của phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh ông Trần Vĩnh Tuyến rằng UBND TP.HCM nhận trách nhiệm về những sai phạm vì đã thực hiện không đúng quy hoạch, giải tỏa và đền bù cho người dân về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xin lỗi toàn thể người dân thành phố và nhất là các hộ dân tại khu vực diện tích 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 ở Thủ Thiêm vì họ phải chịu thiệt hại, vất vả trong nhiều năm qua. Đại diện Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh hứa sẽ xây dựng chính sách bồi thường thiệt hại, tái định cư cho các hộ dân trong khu vực thiệt hại trước ngày 30/11.
Ngoài ra, vị đại diện của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh còn cho biết qua việc thanh tra các khiếu nại đã phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân sai phạm nhưng chưa thể công bố vì việc này liên quan đến nhiều cán bộ nên cần phải có đầy đủ cơ sở chứ không thể tùy tiện.
Vị phó chủ tịch thành phố mong người dân thông cảm vì sự việc diễn ra trong khoảng thời gian dài tới 20 năm nên cần phải có thời gian. Ông nhấn mạnh rằng UBND TP.HCM sẽ đảm bảo công khai sau khi hoàn tất kết luận thanh tra.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích là 930 ha, nằm bên bờ sông Sài Gòn. Từ khoảng đầu những năm 2010, thành phố đã bắt đầu tiến hành việc giải toả, xây dựng khu vực này thành một khu đô thị mới với ước mong biến nó thành một nơi giống như Phố Đông ở Thượng Hải. Việc di dời, giải toả đã ảnh hưởng đến khoảng 14.600 hộ dân với hơn 60.000 người. Nhiều người dân ở đây từ 20 năm nay đã khiếu kiện lên trung ương về việc giải toả, quy hoạch mà họ cho là sai trái của chính quyền địa phương.
Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần ‘vì virus hiếm’
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời lúc 10 giờ 5 phút hôm 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, theo loan báo chính thức của Đảng Cộng sản.
Báo Nhật bàn về sự vắng bóng của Chủ tịch Quang
Quanh suy đoán Chủ tịch Quang ‘sẽ được thay thế’
Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Việt Nam
Virus ‘hiếm’
Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Nguyễn Quốc Triệu xác nhận với báo chí Việt Nam rằng ông Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đi Nhật chữa trị.
Theo ông Triệu, ông Quang mắc loại bệnh ‘virus hiếm và độc hại’.
“Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian,” ông Triệu được VnExpress ngày 21/9 trích lời cho biết.
Ông Triệu cũng tiết lộ rằng từ tháng 7/2017, Chủ tịch nước đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản.
Trong khi đó, báo Thanh Niên trao đổi với GS – TS Phạm Gia Khải, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, người cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang “được phát hiện mắc bệnh lý máu ác tính”
Cũng theo báo này, một bác sĩ khác, thành viên Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, cũng cho biết, sau khi phát hiện mắc bệnh từ hơn 1 năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được chữa bệnh tại nước ngoài, cũng như chăm sóc theo dõi bởi các chuyên gia đầu ngành về ung bướu trong nước, nhưng các nỗ lực chỉ có thể giữ bệnh ổn định.
“Lâu nay ghép tủy cũng là một trong những liệu pháp được điều trị bệnh máu ác tính và một số bệnh về máu lành tính, tuy nhiên, với máu ác tính thì không phải thể nào cũng có thể ghép tủy điều trị”, bác sĩ này cho biết.
Thông tin chính thống nói Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang sinh năm 1956 và đi lên từ ngành công an.
Các tài liệu chính thức nói ông theo học trường Cảnh sát Nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) từ 1972 đến tháng 10/1975.
Quê ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, ông Trần Đại Quang có học vị Tiến sỹ Luật học, Đại học An ninh, trình độ ngoại ngữ cao học tiếng Trung.
Ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản từ Đại hội Đảng XI năm 2011, phong hàm Đại tướng Công an năm 2012.
Quốc hội Việt Nam tháng Tư 2016 bầu ông làm Chủ tịch nước. Khi đó, ông là ứng viên duy nhất được giới thiệu cho chức vụ này.
Theo báo chí khi đó, kết quả bầu cho vị trí chủ tịch nước: với 483/494 đại biểu có mặt, ông Quang được 452 phiếu đồng ý, chiếm 91,5%, có 29 phiếu không đồng ý, chiếm 5,8%.
Trong những tháng qua, đã từng có lúc xảy ra đồn đoán về việc Chủ tịch Quang thôi chức vụ.
Sự nghiệp trong ngành công an
Sau khi tốt nghiệp ngành cảnh sát, ông về công tác ở Cục Bảo vệ chính trị, Bộ Nội vụ liên tục đến 1990.
Ông trở thành Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ từ 1990 đến 1996.
Ông giữ chức Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh từ 1996 đến 2000, trước khi được thăng chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an năm 2000.
Năm 2006, ông trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng công an, được phong Trung tướng năm 2007.
Từ 2011, ông bắt đầu là một trong những chính khách quan trọng nhất của Việt Nam với việc trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, được phong Thượng tướng (2011), Đại tướng (2012).
Phản ứng
Sau khi tin Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9, nhiều bình luận được đưa lên mạng Facebook.
Đại sứ Việt Nam ở Nhật Bản, ông Nguyễn Quốc Cường viết: “Chủ tịch nước và phu nhân vừa có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản tháng 6 năm nay, không ngờ bệnh lại nặng nhanh đến như vậy. Các bác sĩ Nhật Bản và Việt Nam đã làm hết mình cũng không cứu chữa nổi căn bệnh hiểm nghèo.”
Tân đại sứ Anh, ông Gareth Ward viết trên Facebook: “Tôi cảm thấy rất buồn khi nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời. Cách đây hơn một tháng, tôi đã có dịp được gặp ông. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, người thân của ông và toàn thể người dân Việt Nam.”
Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink cũng viết trên Facebook: ” Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam.”
“Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam ở Singapore, nói với BBC ngày 21/9:
“Ông Trần Đại Quang chỉ làm được nửa nhiệm kỳ thôi, thời gian là ông chống chọi với bệnh tật thì kéo dài khá nhiều.
Ông Quang chưa để lại nhiều dấu ấn mà bên cạnh đó có nhiều thông tin không có lợi cho uy tín của ông khi ông còn là Bộ trưởng Bộ Công an. Chính vì vậy mà nó phủ một bóng đen lên nhiệm kỳ của ông.”
“Và do vị trí của ông mang hình thức lễ nghi là chính, nhưng không có nhiều thực quyền. Những công việc ông Quang đã làm chưa để lại được nhiều dấu ấn với người dân và quốc tế.”
Trả lời BBC, GS. Carl Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam từ Úc, nhận định:
“Sau khi ông Trần Đại Quang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các bước cắt giảm cơ cấu nặng nề của bộ.”
“Rõ ràng là những quyền lợi đặc biệt mà Bộ này đã tận hưởng đang bị cắt giảm trong một nỗ lực để làm cho Bộ có trách nhiệm hơn.”
“Những quyết định này được đưa ra trong khi ông Quang là thành viên của Bộ Chính trị. Chức năng cơ bản của Bộ Công an sẽ không thay đổi nhưng bây giờ bộ này sẽ chịu sự giám sát của các quan chức cấp cao hơn.”
Hãng AFP ngày 21/9/2018 viết:
“Mặc dù ông giữ một trong bốn vị trí hàng đầu trong bộ máy lãnh đạo của Việt Nam, và chính thức giữ chức chủ tịch nước, vai trò của ông chỉ được xem là mang tính nghi lễ, chào mừng các nhà lãnh đạo đến thăm và tổ chức các sự kiện ngoại giao nhằm củng cố hình ảnh của Việt Nam trên thế giới.”
“Ông Quang đã xuất hiện gầy và nhợt nhạt trước công chúng, chân đi không vững tuần trước, khi ông đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Hà Nội.”
“Lần cuối cùng ông Quang xuất hiện trước truyền thông mới cách đây hai ngày, tại một cuộc gặp với các chính trị gia Trung Quốc và giới chức nước ngoài tại Hà Nội.”
“Là một thành viên của Bộ Chính trị, ông Quang có tiếng là cứng rắn và có ảnh hưởng trong guồng máy của đảng Cộng sản, mặc dù thường xuất hiện với vẻ không thoải mái trong mắt công chúng và không được các đồng sự cao cấp của Đảng Cộng sản tín nhiệm.”
“Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2016 trước chuyến thăm của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Quang chỉ đọc một báo cáo đã được chuẩn bị sẵn và nhanh chóng được hộ tống rời khỏi phòng sau khi nhận được các câu hỏi không nằm trong kịch bản.”
Quốc tang
Theo quy định của Việt Nam, Quốc tang hai ngày sẽ được tổ chức sau khi Chủ tịch nước qua đời.
Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
Hiến pháp 2013 nói: “Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.”
Theo đó, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ có thể tạm thời giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam.
Vào thời điểm ông Trần Đại Quang từ trần, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang có mặt tại một diễn đàn về phụ nữ ở Liên bang Nga.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45574593
Cái chết của ông Trần Đại Quang
và ‘các đồng chí khác’…
Võ Thị Hảo
Ông Trần Đại Quang đã chết vào sáng 21.09.2018…Tin từ UB bảo vệ sức khỏe TƯ nói rất mập mờ: ‘đồng chí đã mắc loại virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa’, đưa về cái chết của ông trước khi nhà nước tung ra cáo phó.
Miếng ‘virus hiếm’:
Điều lạ là rất ít người ngạc nhiên về cái chết của ông. Lâu nay đã có vô số lời đồn đoán rằng ông đã bị vô hiệu hóa và đầu độc theo kiểu Nguyễn Bá Thanh trước đây. Đúng sai không rõ, nhưng những dịp ông vắng mặt dài ngày đi chữa bệnh ở Nhật đã được những trang ‘lề dân’ đưa tin, dù báo chí chính thống im bặt. Trong những tháng gấn đây, gương mặt tiều tụy và dáng đi kiệt sức của ông đã được dân mạng đưa cận cảnh kèm lời bình luận về một cái chết không xa được báo trước.
Dưới thời cai trị của ông Trần Đại Quang, đặc biệt từ khi ông làm Bộ trưởng công an năm 2011 rồi từ 2.04.2016 lên làm Chủ tịch nước, nhân quyền và tự do ngôn luận bị đàn áp tàn bạo tăng tốc. Đặc biệt nhất là công an giả dạng côn đồ cài cắm vào những cuộc biểu tình ôn hòa để chính quyền lấy cớ đàn áp dân. Công an cũng giả dạng côn đồ đi đánh đập những nhà bất đồng chính kiến và dân oan khiếu kiện. Thậm chí công an và quân đội còn kết hợp cùng nhau thành những đội quân mang vũ khí hùng hậu chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp cướp đất của dân, buộc người dân phải dật dờ trôi dạt đầu đường xó chợ. Đến khi dân khiếu kiện về cái sai của việc làm trái pháp luật của chính quyền, doanh nghiệp và công an thì những người có trách nhiệm thờ ơ, dân lại bị đánh đập, đàn áp tiếp với những tội vu cáo là ‘gây rối trật tự công cộng’ với những bản án phi pháp hết sức nặng nề và có những người phải tự thiêu vì quá oan trái. Vụ án Đồng Tâm, Thủ Thiêm… chỉ là một vài trong số những ví dụ khiến người dân phẫn nộ.
Ông Trần Đại Quang, đã hẳn là một trong những nhân vật quan trọng tạo tác ‘nền công an trị’ nhấn chìm quốc gia này trong đàn áp bất đồng chính kiến và bạo lực. Trong bức màn bưng bít thông tin bí mật, có lần nào ông đã ‘tình giấc’ và phát biểu đôi lời đứng về phía dân chúng? Những gì ông và các cá nhân trong hệ thống cầm quyền VN đã gây hại cho dân từ trước đến nay đương nhiên sẽ được lịch sử ghi nhận và được phán xét công bằng, như những bài học cần nhắc mãi để VN và nhân loại cần nhận diện và ngăn chặn ngay từ ban đầu nền độc tài toàn trị gây hậu họa cho dân.
Chết hay ‘mất tích’ hay bị thay thế?
Đáng tiếc là cái chết của ông Trần Đại Quang chưa hẳn là một cái chết thông thường. Nghi vấn về cái chết của ông đặt ra những câu hỏi quan trọng về thực trạng phân rã của hệ thống cầm quyền, đặc biệt là đảng. Phải chăng, cái chết của ông là của ‘một trong những đồng chí khác’ nằm trong hệ thống cầm quyền, vốn đã bất thường nhưng còn bất thường hơn dưới thời vai trò của Chính phủ và Chủ tịch nước, Quốc hội hoặc bên trong là nhập làm một, hoặc bị chèn ép hoàn toàn lu mờ kể từ sau Đại hội 12 của đảng CS VN, với sự lên ngôi cầm quyền gần như tuyệt đối của nhóm ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi ông thống lĩnh cả ruột gan của hệ thống tổ chức đảng Bộ Công an và Bộ quốc phòng?
Sau dồn dập những văn bản hợp tác hoàn toàn bất bình đẳng, gây thiệt hại cho VN được ký kết giữa đảng CSVN và TQ, cho đến việc thúc đẩy QH thông qua Luật đặc khu, đã thông qua luật An ninh mạng, và gần đây nhất là việc cho lưu hành đồng Nhân dân tệ TQ song song với đồng VN dưới danh nghĩa là ‘ở vùng biên giới’, rồi chấp nhận cùng TQ khai thác biển Đông, trong khi rõ ràng là để mặc cho TQ xâm lược biển , thì vai trò của Chủ tịch nước và Thủ tướng CP, Quốc hội VN càng trở nên mờ nhạt. Hồi 19.06.2018, ông được dư luận cho là đã bị ‘bịt miệng’, khi phát biểu trước cử tri và báo chí rằng ủng hộ việc đưa luật Biều tình ra QH xem xét. Lời nói của ông hoàn toàn không có gì sai nhưng phải chăng sự sợ hãi của kẻ nắm quyền lực tuyệt đối đã ép buộc ông phủ nhận lời ông đã nói và báo Tuoitre Onleine đã phải đình bản oan uổng 3 tháng trời?
Ông Trần Đại Quang khi còn sống đã là một người ngoan trong hệ thống. Cũng như ông Đinh Thế Huynh hay ông Phùng Quang Thanh…đang mất tích với lý do ‘chữa bệnh’ đâu đó và khả năng là ‘chết trong khi đang sống’. Đó là cái chết tức tưởi của những ‘đồng chí khác’ dù họ vốn vấn ngoan.
Các đồng chí trong hệ thống cầm quyền tham nhũng, đã rất nhiều đồng thuận với nhau để đàn áp dân, mỵ dân và ngu dân, đồng thuận cùng bán rẻ đất nước. Các đồng chí ấy đã cùng chia chác nhau, sát cánh bên nhau hưởng nhiều quyền lợi đen nhưng đến một ngày vì những lý do nào đó các đồng chí bỗng dưng không sát cánh với nhau nữa. Một số đồng chí liền trở thành những ‘đồng chí khác’.
Có thể chỉ vì ‘đồng chí khác ấy đã biết quá nhiều. Biết quá nhiều là tội lớn cần loại trừ, kể cả khi đồng chí ấy ‘cắn rơm cắn cỏ’ lạy lục ngoan thật là ngoan. Và khi đó xẩy ra những cuộc ốm, cuộc mất tích, cuộc chết vì bệnh bất thường…Đó là cái chết của ‘những đồng chí khác’.
Cái đồng thuận và sát cánh vì lý tưởng đẹp mới là cái đồng thuận lâu dài, vì trong đó những người đồng thuận và sát cánh bên nhau vì những quyền lợi chung ấy chỉ là sự hy sinh quyền lợi riêng vì đất nước, không phải dính sự nhầy nhụa của những bàn tay đen chia chác dưới gầm bàn quyền lực và dự án… Còn sự đồng thuận để chia chác lợi ích nhóm thì đương nhiên rất dễ tan vỡ.
Của cải từ dân dù tha hồ róc xương đẽo cốt nhưng chẳng là vô hạn. Những miếng mồi công quỹ treo lửng lơ trước mồm vô số ‘con sói không đói nhưng hễ thấy mồi là nuốt chửng’. Có những nhóm ‘đồng chí sói nanh vuốt’ dài hơn và cuộc chiến là một mất một còn. Khi đó xẩy ra cái chết của ‘những đồng chí khác’.
Cuộc thay đổi nhân sự cấp tập từ trung ương tới địa phương trên mọi lĩnh vực, rộng khắp, đặc biệt trong Bộ Công an và Quân đội cũng không loại trừ ‘cái chết, dù là theo nghĩa đen hay nghĩa bóng của ‘các đồng chí khác’. Những đồng chí tại vị từ trước đã đành rất tệ, đụng đâu cũng có thể kết tội tham nhũng và cố ý làm trái và có thể cách chức, hạ bệ ngon lành, thậm chí đưa vào tù hoàn toàn không oan. Bởi vậy, việc thay thế bằng những đồng chí mới, không phải giỏi hơn, trong sạch hơn, mà là vì cánh hẩu hơn, là một việc quá dễ dàng mà các đồng chí bị thay thế phải ngậm miệng, không dám ‘á’ lên một tiếng. Giữ được miếng ăn và tài sản tham nhũng đã là may lắm rồi với họ.
Và, người VN cũng như thế giới sẽ biết, sớm thôi, có bao nhiêu đồng chí trong bộ máy mới là ‘người lạ’ được hà hơi từ TQ lên nắm cính quyền VN để đảm bảo đường ray cho TQ tha hồ tung tác.
Nếu ‘các đồng chí khác’ không tự vệ:
Cái chết hoặc nhiều kiểu biến mất của các ‘đồng chí khác’, với lý do mập mờ là ‘virus hiếm và độc hại’ hoặc một lý do nào khác, cho sự lên ngôi vị của một số đồng chí ‘được bình đẳng hơn các đồng chí khác’, đương nhiên không ai có thể thấm thía hơn những người đã và đang nắm hệ thống cầm quyền. Khi cần, các đồng chí hết đợt này đến đợt khác có thể tặng nhau một miếng “virrus hiếm’. Cải cách ruộng đất chỉ là một trong những ví dụ.
Có lẽ hơn ai hết, một số người trong bộ maý quyền lực, trong đó là những người nắm vũ khí như quân đội và công an, đang khóc cho ông Trần Đại Quang – thủ trưởng của họ – dù hầu hết dân không có cảm hứng khóc ông.
Để người thân không phải khóc cho cái chết quá sớm vì ‘một loại virus hiếm và độc hại’ hay vì miếng khác, cơn ớn lạnh của các đồng chí đang ở trong bộ máy quyền lực có thể là một sự cảnh tỉnh qua cái chết của ông Trần Đại Quang, vì dẫu ông có chết tự nhiên vì bệnh thì bản thân ông dường như đã bị ‘ghẻ lạnh’ từ ngay khi ông đang là Chủ tịch nước. Họ nên tự bảo vệ mình bằng cách cần tận dụng vị trí để xây dựng một thể chế có dân chủ, minh bạch, có giám sát quyền lực và chính họ sẽ được giám sát và bảo vệ bằng tự do ngôn luận và nhân quyền. Đó mới là lá chắn bảo vệ vững chắc nhất cho mỗi công dân.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/the-death-of-tran-dai-quang-and-others-09212018085010.html
Theo dõi nhân quyền quốc tế lên tiếng
về Chủ tịch Trần Đại Quang
Đại diện khu vực Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại Mỹ, Ông Phil Robertson, ra tuyên bố nêu rõ di sản của ông Trần Đại Quang là tình trạng đàn áp nhiều năm trời đối với nhân quyền tại Việt Nam. Số tù chính trị dưới thời Ông Quang trong thời gian gần đây là nhiều hơn cả.
Theo tuyên bố của Phó Giám Đốc Khu vực Châu Á của Human Rights Watch thì ông Trần Đại Quang, hơn ai hết, là người phải chịu trách nhiệm trong biện pháp cho Bộ Công An can thiệp vào mọi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam, gia tăng sự hiện diện của công an. Từ đó dẫn đến mọi vi phạm nhân quyền, tham nhũng, tống tiền.
Ông Phil Robertson nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo của ông Trần Đại Quang, Bộ Công An đã gia tăng quyền lực chưa từng thấy trong Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết luận của Human Rights Watch là với tất cả những thế lực như thế, Ông Trần Đại Quang khó có thể là con người của nhân dân, và sự ra đi của ông chắc không thể được người dân Việt Nam bình thường tưởng nhớ.
Ai sẽ lên thay Chủ tịch Trần Đại Quang?
Theo Hiến pháp Việt Nam, trong trường hợp khuyết chủ tịch nước thì phó chủ tịch nước giữ quyền chủ tịch đến khi Quốc hội bầu ra chủ tịch nước mới. Các nhà quan sát chính trị Việt Nam nói với VOA rằng người thay thế chức vụ chủ tịch nước của ông Trần Đại Quang vừa qua đời vẫn còn là ẩn số, nhưng không loại trừ khả năng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đảm nhận cả chức chủ tịch nước sau Hội nghị Trung ương 8.
Từ Hà Nội, Blogger Vũ Quốc Ngữ nhận định:
“Theo luật pháp Việt Nam thì bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ lên thay ông Quang cho đến khi Quốc hội họp phiên sớm nhất vào khoảng tháng 10, 11 sắp tới đây, theo đó sẽ quyết định xem bà đó có tiếp tục hay bầu người mới. Tôi nghĩ bà Đặng Thị Ngọc Thịnh lên giữ chức chủ tịch nước là đương nhiên, nhưng thời gian bà giữ chức này bao lâu mới là vấn đề.”
Tôi nghĩ bà Đặng Thị Ngọc Thịnh lên giữ chức chủ tịch nước là đương nhiên, nhưng thời gian bà giữ chức này bao lâu mới là vấn đề.
Ông Vũ Quốc Ngữ
Điều 93 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.”
Phó chủ tịch nước hiện nay là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, người được bầu vào chức vụ này từ tháng 4/2016, nhưng bà chưa là ủy viên Bộ Chính trị, mà chỉ là một trong số 178 Uỷ viên Trung ương.
Sinh năm 1959, quê ở tỉnh Quảng Nam, ngoài chức Phó Chủ tịch nước, bà Thịnh hiện kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long và là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương.
“Người ngay lập tức được nắm quyền chủ tịch nước là Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, một gương mặt không thực sự quen thuộc với công chúng,” Luật sư Trịnh Hữu Long viết trên tạp chí Luật khoa.
Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 8 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Quốc hội sẽ bầu chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo dự kiến, kỳ họp gần nhất của Quốc hội sắp tới là kỳ họp thứ 6, khai mạc vào 22/10/2018. Tuy nhiên, Quốc hội có thể sẽ họp bất thường theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bầu ra chủ tịch nước.
Theo nhận định của Luật sư Trịnh Hữu Long, mặc dù về lý thuyết, bất kỳ đại biểu Quốc hội nào cũng có cơ hội trở thành chủ tịch nước, nhưng xưa nay, vị trí này luôn do một uỷ viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ.
Từ Nha Trang, nhà báo độc lập Võ Văn Tạo chia sẻ các nhận từ cộng đồng mạng xã hội:
“Tin ông Trần Đại Quang chết được công bố một cách rất là đột ngột sáng nay làm cho cộng đồng mạng của Việt Nam có đồn đoán ai là người thay thế ông. Một số người cũng bàn tới khả năng của ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư hoặc là ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, cựu Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Đó là theo thông lệ họ đoán là các thành viên trong tứ trụ gồm tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội đều là các thành viên của Bộ Chính trị.”
Một số người cũng bàn tới khả năng của ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư hoặc là ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, cựu Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Ông Võ Văn Tạo
Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Võ Văn Tạo, có một luồng ý khác là chức chủ tịch nước không nhất thiết phải là ủy viên Bộ Chính Trị:
“Những ai đã quan sát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều thập niên thì có những lúc không nhất thiết chủ tịch nước là ủy viên Bộ Chính trị vì chức vụ chủ tịch nước chỉ có tính chất tượng trưng thôi. Khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời thì Luật sư Nguyễn Hữu Thọ lên thay. Khi ông Thọ là quyền Chủ tịch nước thì ông ấy cũng không là ủy viên Trung ương Đảng. Tôi cho rằng ông nào lên thì cũng thế thôi vì lề lối làm việc lâu nay của Đảng Cộng sản là theo chế độ làm việc tập thể, sau khi có nghị quyết của đa số rồi thì cứ thế mà chấp hành.”
Ông Nguyễn Lân Thắng, một người theo dõi tình hình chính trường ở Hà Nội, nói với VOA:
“Chiếc ghế chủ tịch nước hiện nay đang là một ẩn số rất là lớn, nhưng tôi nghĩ một khả năng cao là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tranh thủ cơ hội này để ông ấy có thể vừa nắm chức tổng Bí thư vừa nắm chức chủ tịch nước như bên Trung Quốc. Đây là một khả năng rất có thể xảy ra.”
Một khả năng cao là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tranh thủ cơ hội này để ông ấy có thể vừa nắm chức tổng Bí thư vừa nắm chức chủ tịch nước như bên Trung Quốc.
Ông Nguyễn Lân Thắng.
Ông Vũ Quốc Ngữ cũng có cùng nhận định trên với ông Thắng. Ông Ngữ nói thêm:
“Cũng có khả năng như thế vì hiện giờ, Việt nam từ xưa và mãi cho đến gần đây cũng áp dụng mô hình quản lý của Trung Quốc. Rất có khả năng trong thời gian tới họ sẽ nhất thể hóa vị trí tổng Bí thư và vị trí chủ tịch nước, giống như cơ cấu của nhà nước Trung Quốc.”
Hồi năm ngoái, sự vắng mặt ‘bí ẩn’ của ông Quang trong một tháng – từ tháng 7 năm 2017- dẫn đến những tin đồn về một cuộc đấu đá nội bộ trong hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu Việt Nam, gây sự chú ý của báo chí quốc tế.
Trước Hội nghị Trung ương 7 vào tháng 5/2018, tác giả David Hutt dẫn một bài viết của ông Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu đông nam Á Yusof Ishak ở Singapore, cho biết ông Nguyễn Thiện Nhân, người đang giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sau cú rớt đài của ông Đinh La Thăng, được cho là sẽ được cất nhắc lên làm chủ tịch nước.
Theo ông David, kiểu người ba phải như ông Nhân lại “chính là tuýp người mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thích.” Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, đã “thay đổi theo chiều hướng bảo thủ hơn”. Quyết sách của Đảng đã trở nên ‘tập trung hơn’ mặc dù vẫn đi theo sự “đồng thuận” dựa trên nguyên tắc “dân chủ tập trung.”
Cố nhà báo Bùi Tín lý giải với VOA vì sao dưới con mắt ông Nguyễn Phú Trọng, ông Thiện Nhân là ứng viên sáng giá cho chức vụ này:
“Ông Nguyễn Phú Trọng chọn ông Nguyễn Thiện Nhân là vì ông Nhân nổi tiếng là con người rất là ‘hiền lành, có thể nói là mềm yếu, người ít có ý kiến độc lập, chuyên môn nghe theo lãnh đạo.”
Blogger Phó Đức Hồng từng nhận định trên trang web của VOA: “Ông Nhân là mẫu người thích hợp với vai trò chủ tịch nước-vai trò vốn mang tính biểu tượng.”
Một ứng viên khác được nhắc đến như những ứng viên có tiềm năng là ông Nguyễn Văn Bình, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – hiện là Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Trước Hội nghị Tung ương 7, nhiều bài báo trên các trang mạng xã hội thậm chí nói rằng sự nghiệp chính trị của Chủ tịch Trần Đại Quang coi như đã được định đoạt, và việc ông sang Nhật chữa bệnh chỉ là một sự ‘dàn xếp’ trước những thay đổi nhân sự sẽ được công bố tại Hội nghị này. Tuy nhiên, dù sắc diện có thay đổi, ông Quang vẫn ngồi bên cạnh ông Trọng để chủ trì Hội nghị.
Ngày 18 và 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến về các đề án chuẩn bị trình Hội nghị Trung ương 8, khóa XII.
Blogger Nguyễn Hưng Quốc từ Úc viết trên Facebook hôm 21/9 sau khi Hà Nội loan tin ông Quang chết vì ‘virus độc lạ’: “Cái chết của ông, một trong “tứ trụ triều đình”, liệu có dẫn đến sự thay đổi gì trong tình hình chính trị Việt Nam hay không? Câu trả lời hầu như chắc chắn: Không. Vấn đề ở Việt Nam nằm trong bộ máy chứ không phải ở từng cá nhân. Cá nhân này chết thì có cá nhân khác thay thế. Nhưng bộ máy thì vẫn tiếp tục chạy. Không có gì đổi khác cả.”
https://www.voatiengviet.com/a/ai-se-len-thay-chu-tich-tran-dai-quang/4581545.html
Sân bay Đà Nẵng: ‘Đừng bàn việc dời đi
trong vài mươi năm nữa’
Ben NgôBBC Tiếng Việt
21 tháng 9 2018
Kiến trúc sư nói với BBC “không nên thay thế sân bay Đà Nẵng bằng sân bay Chu Lai” trong lúc nhà báo nói “đừng đụng đến chuyện này trong vài mươi năm nữa”.
Tại hội thảo “Định hướng quy hoạch phát triển trung tâm các khu vực đô thị Đà Nẵng” diễn ra mới đây, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng khẳng định với tần suất máy bay cất cánh trong tương lai khoảng 1 chuyến/phút sẽ dẫn đến tắc nghẽn giao thông hàng không khu vực sân bay, theo báo Thanh Niên.
Đề xuất di dời sân bay khỏi trung tâm thành phố Đà Nẵng sau đó gây ra nhiều ý kiến trái chiều trên mặt báo và mạng xã hội.
Đà Nẵng cho mua bán đất thuộc dự án Vũ Nhôm
Hải quan tịch thu ‘sách nhạy cảm chính trị’
Bác tin điều tra tài sản Giám đốc CA Đà Nẵng
Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng
Hôm 20/9, Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chủ tịch Công ty Tư vấn Thiết kế Ngô Viết, trả lời BBC: “Về chuyện dời sân bay Đà Nẵng, có lẽ chỉ có hai giải pháp khả thi nhất.”
“Một là giữ sân bay Đà Nẵng (quốc tế đường ngắn – khu vực Á Châu và quốc nội) và quy hoạch đô thị sân bay trong đó quy mô sân bay vừa phải hài hòa với quy hoạch đô thị xung quanh.”
“Thực tế các thành phố Amsterdam, Boston… có sân bay gần trung tâm không có sao hết, chứ không phải sân bay bắt buộc phải xa đô thị như quan niệm thông thường.”
“Và Đà Nẵng có thể sau này phát triển thêm sân bay Chu Lai (quốc tế đường dài và quốc nội) phục vụ cho Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung bao gồm Đà Nẵng.”
Sân bay Đà Nẵng với 842 héc ta ngay trong thành phố, chỉ cách bãi biển vài cây số, quả là một con mồi béo bở, khó mà bỏ qua. Nhưng họ quên rằng, một khi thành phố không còn sân bay, mất đi lợi thế cạnh tranh, triển vọng phát triển bị chặn đứng thì giá bất động sản sẽ lao dốc không phanh.nhà báo Huỳnh Văn Hoa
“Trong mối tương quan đó, sân bay Tân Sơn Nhất (quốc tế đường ngắn – khu vực Á Châu và quốc nội) và sân bay Long Thành (quốc tế đường dài và quốc nội) cũng có thể xử lý tương tự.”
“Hai là nếu muốn dời sân bay Đà Nẵng thì nên chọn vị trí mới xa tối đa 50Km thôi, (còn nếu bỏ sân bay Đà Nẵng và thay thế bằng sân bay Chu Lai cách trung tâm Đà Nẵng 100km thì không nên).
‘Uyển ngữ’
Cùng ngày, nhà báo kỳ cựu Huỳnh Văn Hoa, người Đà Nẵng, bình luận với BBC: “Qua thông tin báo chí, tôi thấy đề xuất “di dời sân bay Đà Nẵng” chỉ là một cách nói uyển ngữ để che giấu ý định thật của người đề xuất (Hội Quy hoạch Đô thị) là “giải tỏa sân bay Đà Nẵng” lấy đất xây dựng khu đô thị, khu thương mại.”
“Những ai sống ở Đà Nẵng đều biết trong phạm vi thành phố, và kể cả vùng phụ cận trong bán kính 40-50 km, ngoài sân bay hiện hữu thì hầu như không còn khu đất nào đủ rộng, có địa hình địa chất phù hợp để xây dựng sân bay mới.”
“Xây sân bay trên bán đảo Sơn Trà là ý tưởng của những người có đầu óc không bình thường và chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân. Chỉ có cách chuyển hoạt động hàng không từ Đà Nẵng tới sân bay Chu Lai ở Quảng Nam hoặc sân bay Phú Bài ở Huế, nhưng như vậy thì không còn là sân bay Đà Nẵng nữa.”
“Còn định lấn biển để xây sân bay như sân bay Chubu bên Nhật ư? Thử hỏi Việt Nam có đủ năng lực về tài chính và công nghệ để làm không? Vả lại, tại sao phải đi đường vòng: lấn biển để làm sân bay rồi lấy sân bay hiện hữu để xây khu đô thị, mà không đi đường thẳng là lấn biển để xây khu đô thị? Nhật, Hong Kong lấn biển để làm sân bay vì người ta thiếu đất – cái mà ta không thiếu; nhưng nay họ đang đau đầu vì biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thời tiết cực đoan đe dọa hoạt động hàng không của các sân bay lấn biển.”
“Nếu không có chỗ để dời sân bay đến thì đề xuất này thực chất là một “sự đánh đổi”: đổi sân bay lấy khu đô thị. Sự đánh đổi đó có cần thiết không, có lợi hay có hại? Theo tôi, sự đánh đổi này chỉ có hại mà không có chút lợi nào, có hại cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng nói riêng, cho Việt Nam nói chung.”
“Có thể những nhà đầu cơ bất động sản sốt ruột vì thị trường đất nền ở Đà Nẵng lên cơn sốt, giá đất tăng chóng mặt trong vài năm qua; họ khao khát nhanh có các lô đất lớn, đất công thì càng tốt, để “phân lô, bán nền”, thu lợi khủng bất chấp hậu quả. Sân bay Đà Nẵng với 842 ha ngay trong thành phố, chỉ cách bãi biển vài cây số, quả là một con mồi béo bở, khó mà bỏ qua.”
“Nhưng họ quên rằng, một khi thành phố không còn sân bay, mất đi lợi thế cạnh tranh, triển vọng phát triển bị chặn đứng thì giá bất động sản sẽ lao dốc không phanh. Khi ấy đối với ngành kinh doanh nhà đất, lợi sẽ bất cập hại.”
Vũ ‘nhôm’ có thể đối diện án chung thân?
Ông Anh Vũ bị khởi tố và tạm giam bốn tháng
Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ?
Nhà báo Huỳnh Văn Hoa đề ra giải pháp: “Theo thiển ý của tôi là đừng đụng đến chuyện sân bay trong vài mươi năm nữa, cứ để nó tồn tại, phát triển tự nhiên và đóng góp cho xã hội như từ trước tới nay.”
“Nếu ngành hàng không tăng trưởng nhanh thì hoàn toàn có thể đáp ứng bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng trên diện tích hiện có của sân bay. Hiện hoạt động hàng không dân sự chỉ mới sử dụng 150 ha trên tổng số 842 ha sân bay. Cũng có thể tính tới việc vận động chính phủ dời hoạt động hàng không quân sự (không quân) vào sân bay Chu Lai để sân bay Đà Nẵng dùng hoàn toàn cho hoạt động thương mại.”
“Vạn bất đắc dĩ, sau vài thập niên nữa, nếu phải dời sân bay Đà Nẵng vào Chu Lai thì chỉ nên làm điều đó khi kinh tế đã phát triển cao, các phương tiện giao thông hiện đại (như tàu cao tốc, tàu điện ngầm, xe hơi cá nhân…) trở nên phổ biến rộng rãi như ở các nước tiên tiến, rút ngắn đáng kể về khoảng cách và thời gian đi lại, khiến cho việc di chuyển 100 km từ Chu Lai ra Đà Nẵng không còn là vấn đề như hiện nay,” ông Hoa nói với BBC.
Trong một diễn biến khác, hồi tháng 7/2018, giới chức Đà Nẵng cho phép mua bán các lô đất từng thuộc dự án của ông Phan Văn Anh Vũ để ‘đảm bảo quyền lợi của người dân’.
Ngày 4/7, cơ quan chức năng TP Đà Nẵng cho hay đã tiếp nhận lại hồ sơ giao dịch đất của người dân liên quan đến các dự án của ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm), theo báo Tuổi Trẻ.
Các lô đất này do ông Vũ Nhôm đứng tên, bị dừng giao dịch từ đầu tháng 6/2018 theo quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Một lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai quận Sơn Trà lúc đó cho hay đang ‘lúng túng’ không biết có cho dừng giao dịch không đối với các lô đất đã chuyển nhượng sang nhà đầu tư thứ cấp.
Trong lúc ‘chờ ý kiến chỉ đạo’, chi nhánh văn phòng này cho tạm dừng giải quyết các hồ sơ liên quan.
Việc tạm dừng này bị luật sư đánh giá là ‘tùy tiện’.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45584024
Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 10
được tổ chức ở Đà Nẵng
Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” sẽ được tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam trong hai ngày 8-9 tháng 11 sắp tới.
Tin cho biết hội thảo do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam chủ trì, nhằm phân tích, đánh giá sâu những diễn biến mới, nhận diện các động lực đằng sau những căng thẳng hay hoà dịu, đồng thời góp phần tìm kiếm các giải pháp giúp quản lý và giải quyết xung đột hiệu quả trên Biển Đông.
Tham gia hội thảo có hơn 30 chuyên gia, học giả uy tín quốc tế sẽ trình bày các bài tham luận, bao gồm những chuyên gia như ông Kriangsak Kittichairasee – Thẩm phán Tòa án Luật Biển Quốc tế; bà Amy Searight – Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ; ông Bonji Ohara – Nghiên cứu viên Cao cấp, Ban An ninh và Quốc tế, Quỹ hòa bình Sasakawa, Nhật Bản; Cảnh sát biển Việt Nam…
Ngoài ra, có khoảng 200 – 250 đại biểu là quan chức cấp cao, nhà quản lý kinh doanh, chuyên gia, học giả và nhà ngoại giao sẽ tham dự và tham gia thảo luận.
Hội thảo lần này đánh dấu mốc 10 năm sáng kiến được khởi động. Theo đó, các cuộc thảo luận sẽ tập trung điểm lại những chuyển biến ở Biển Đông trong suốt một thập kỷ qua trên nhiều khía cạnh khác nhau từ địa chính trị, an ninh, quốc phòng, cho đến chính trị, ngoại giao, công nghệ và luật pháp quốc tế.
Công nghệ lạc hậu vẫn tràn vào Việt Nam
Vẫn lo sau nhiều năm cảnh báo
Nỗi lo nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời vào Việt Nam từng được giới chuyên gia cảnh báo từ nhiều năm nay. Tuy nhiên đến nay thực tế đáng ngại đó vẫn chưa có dấu hiệu gì khả quan.
Trong nhiều cuộc họp quốc hội trước đây, các vị đại biểu quốc hội đã từng thừa nhận Việt Nam nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời cả hai ba thế hệ và không có giải pháp kỹ thuật đi kèm khi cần bảo trì, sửa chữa, nâng cấp.
Vấn đề được các vị đại biểu quốc hội đưa ra là Việt Nam đã nhận những loại công nghệ bị cho là bẩn, không còn được sử dụng tại quốc gia bán cho Việt Nam. Những công nghệ cũ kỹ lạc hậu cả mấy đời là một trong nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay việc nhập công nghệ ở Việt Nam rất là phổ biến, bởi vì chúng ta gần như là chưa phát triển, cái gì cũng cần nhập. Bởi vì thiếu hiểu biết nên đúng là ở Việt Nam có nhiều công nghệ nhập về bị lỗi mốt.
-PGS. TS. Tạ Cao Minh
Mới đây nhất là vào ngày 17 tháng 9 năm 2018, tại Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 ở Hà Nội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng đưa ra cảnh báo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang tiếp tục thu hút các dự án đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị đẩy cho các công nghệ lạc hậu và phế thải.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho biết:
“Tôi hoàn toàn nhất trí với cái nhận xét, cái ý kiến của ông Tổng kiểm toán nhà nước tại Hội nghị kiểm toán Châu Á. Và tôi cho rằng đây cũng phải là nhận xét mới, mà cũng đã được đưa ra từ lâu, chỉ có điều khắc phục tình trạng tiếp nhận các công nghệ lạc hậu vẫn chưa làm được tốt.”
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Tạ Cao Minh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ Đại học Bách khoa Hà Nội cũng thừa nhận thực trạng này:
“Hiện nay việc nhập công nghệ ở Việt Nam rất là phổ biến, bởi vì chúng ta gần như là chưa phát triển, cái gì cũng cần nhập. Bởi vì thiếu hiểu biết nên đúng là ở Việt Nam có nhiều công nghệ nhập về bị lỗi mốt.”
Giáo sư Đặng Hùng Võ đưa ra ví dụ về việc sử dụng công nghệ lạc hậu khi Việt Nam xây dựng hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng, trong khi các nước đều làm lò ngang. Ông dẫn chứng thêm nhiều dự án khác:
“Việt Nam xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điệt chạy than nhưng công nghệ cũng lạc hậu. Kể cả gần đây quy hoạch lại đồng bằng sông Cửu Long chẳng hạn, bây giờ trên thế giới người ta xây dựng những nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, thì trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng năng lượng tái tạo rất lớn thì cứ quy hoạch nhiệt điện ở đấy.”
Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Ngô Trí Long, trong xu thế hội nhập thì Việt Nam muốn thu hút đầu tư, nhưng không phải đầu tư bằng mọi giá. Đầu tư phải đảm bảo môi trường, đầu tư phải bảo đảm hiệu quả, chất lượng, công nghệ phải tiên tiến. Theo ông, nếu sử dụng công nghệ lạc hậu sẽ gây những hệ lụy rất lớn. Thứ nhất nó sẽ làm tăng chi phí giá thành, thứ hai không thể cạnh tranh và thứ ba là nó sẽ tạo thành một bãi rác ảnh hưởng đến môi trường.
Việt Nam trở thành “bãi đáp” công nghệ cũ của Trung Quốc
Hiện nay, trong số các doanh nghiệp, các dự án đầu tư tại Việt Nam còn sử dụng công nghệ lạc hậu, thì phần lớn là công nghệ cũ nhập từ Trung Quốc. Thực tế, Việt Nam trở thành “bãi đáp” công nghệ cũ của Trung Quốc đã không còn là cảnh báo nữa.
Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư, Trung Quốc hiện đầu tư hơn 1.600 dự án tại Việt Nam, tổng số vốn đầu tư hơn 11,2 tỉ USD, là một trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Một trong những ví dụ Trung Quốc đưa công nghệ lạc hậu sang Việt Nam là trong lĩnh vực nhiệt điện than. Trong khi Trung Quốc đã đóng cửa khoảng 600 nhà máy nhiệt điện than thì vài năm nay, hàng loạt nhà máy nhiệt điện từ Trung Quốc được đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Riêng tại các tỉnh đồng bằng sông cửu long đã có 14 nhà máy nhiệt điện, hơn nửa số nhà máy đó là do nhà thầu Trung Quốc thực hiện.
Trung Quốc người ta có một cái kỹ thuật là bao giờ người ta cũng bỏ thầu với giá rất thấp, các đối thủ khác sẽ bị thua. Nhưng trong quá trình cung cấp thiết bị, thì người ta thay đổi những cái hàng hóa, thay đổi những thiết bị so với ban đầu, thay đồi công nghệ.
-PGS. TS. Tạ Cao Minh
Làm cách nào mà công nghệ lạc hậu của Trung Quốc có thể dễ dàng vào Việt Nam, trong khi hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều qua đấu thầu. Phó giáo sư, Tiến sĩ, Tạ Cao Minh đưa ra nhận định:
“Phía Trung Quốc người ta có một cái kỹ thuật là bao giờ người ta cũng bỏ thầu với giá rất thấp, các đối thủ khác sẽ bị thua. Nhưng trong quá trình cung cấp thiết bị, thì người ta thay đổi những cái hàng hóa, thay đổi những thiết bị so với ban đầu, thay đồi công nghệ mà mình không kiểm soát được. Đây là cái cách mà Trung Quốc làm để thắng các đối thủ ở Việt Nam, đây là tình trạng phổ biến ở Việt Nam. Theo tôi nghĩ, chúng ta cấm Trung Quốc bỏ thầu cũng không được, vì đó là thông lệ quốc tế. Vì vậy chúng ta mà muốn nhập đúng thiết bị thì chúng ta phải ra cái bài thầu, làm thế nào để có thể loại trừ những hàng hóa của Trung Quốc. Ví dụ mình có thể cài thêm cái tham số nào mà Trung Quốc không có, hoặc thêm cài thêm cái ý là chỉ nhập ở các nước G7… Đó là trường hợp hoàn toàn song phẳng, tôi không muốn nói ở đây là có những lợi ích cá nhân nhập về, hay có những cái feedback phần trăm hoa hồng là tôi không nói ở đây.”
Theo ông Tạ Cao Minh, mặc dù vận dụng luật đấu thầu quốc tế, nhưng Việt Nam cũng có thể nghiên cứu để ban hành những quy định riêng của bản xứ, nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế bớt các sản phẩm của Trung Quốc. Theo ông cần có sự can thiệp của chính phủ Việt Nam thì mới làm được, chứ một cá nhân, một tổ chức khi đã đưa đấu thầu thì rất khó có thể làm được gì.
Liên quan vấn đề vừa nêu, Tiến sĩ Ngô Trí Long nhận xét:
“Việt Nam nói chung luật thì không thiếu nhưng trong quá trình thực thi người tổ chức thực hiện chưa nghiêm chỉnh, chưa đúng. Thứ hai là đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, có nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực mới, chưa có kinh nghiệm, cho nên những cái luật soạn thảo ra phần lớn còn có những khuyết tật, vì vậy còn nhiều vấn đề còn bất cập.”
Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng, hiện nay cái chính là vấn đề người thực thi và tính nghiêm minh của luật pháp. Theo ông nếu người thực thi mà cố ý làm không đúng, thì chế tài tại Việt Nam chưa thật nghiêm. Ống nói rõ rằng các doanh nghiệp không sợ pháp luật mà họ sợ nhất là người thực thi pháp luật không công tâm mà chỉ vì vụ lợi, gây phiền hà nhũng nhiễu để được hối lộ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/backward-technologies-still-used-in-vn-09202018133418.html
Hơn trăm ngàn cử nhân đại học thất nghiệp,
sai từ đâu?
Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội hôm 18 tháng 9 cho biết trong quý II năm nay, cả nước có số người thất nghiệp trình độ đại học là 126.900 người, chiếm 2,47%, có giảm 15.400 người so với quý I.
Mặc dù đây là một tín hiệu được bộ này đánh giá là đáng mừng, tuy nhiên số lao động trình độ đại học thất nghiệp đến nay vẫn được đánh giá là quá cao, ở mức báo động.
Ngoài hơn một trăm ngàn cử nhân thất nghiệp ra, còn có 70.800 người trình độ cao đẳng chưa có việc làm.
Chị Thu, một người đã tốt nghiệp đại học hơn 10 năm nay, nhưng do không xin được việc làm đúng ngành học, hiện nay đang kinh doanh nhỏ tại Hà Nội cho biết:
Trước tôi nghĩ rằng mình học đại học có tấm bằng sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Song khi tốt nghiệp thì mãi cũng chẳng tìm được việc làm phù hợp với tấm bằng mà mình học. Chính vì thế mà tôi lựa chọn một nghề phổ thông khác phù hợp với khả năng của tôi.
Hiện nay có rất nhiều sinh viên đồng cảnh ngộ với chị Thu, tốt nghiệp đại học, nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng đành phải chấp nhận ở nhà chờ việc, hoặc làm các công việc khác, thậm chí cá biệt còn có người phải chọn lao động tay chân để trang trải cuộc sống, đó là điều hết sức phổ biến. Cũng có những người bỏ bằng Đại học để đi học nghề với hy vọng để có việc làm.
Hệ thống giáo dục đào tạo vẫn chưa bắt kịp được nhu cầu của thị trường.- TS Đào Quang Vinh
Chúng tôi nêu câu hỏi vì sao tỷ lệ lao động trình độ đại học thất nghiệp đến nay vẫn còn cao như vậy với Tiến sĩ Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, thuộc Bộ Lao động- Thương Binh- Xã hội. TS Đào Quang Vinh cho biết nguyên nhân là do các chính sách của Nhà nước bên cạnh những biện pháp hiệu quả, vẫn còn nhiều điểm bộc lộ yếu kém:
Các chính sách tốt cần duy trì đó là tiếp tục thúc đẩy để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tức là chuyển sang các ngành nghề có sức cạnh tranh lớn hơn, có giá trị gia tăng cao hơn. Đẩy mạnh những ngành có các khâu cần lao động tay nghề cao. Điều này được cho thấy rất rõ là trong quý II số doanh nghiệp mới được thành lập nằm trong ngành công nghệ mới nhiều hơn.
Những điểm mà chưa được là hiện nay trong khâu đổi mới giáo dục đào tạo bởi vì một số ngành, lĩnh vực hiện nay thị trường lao động vẫn còn thiếu. Hệ thống giáo dục đào tạo vẫn chưa bắt kịp được nhu cầu của thị trường. Vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động vẫn còn khó khăn, ví dụ như các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ thông tin, các kỹ sư về cơ khí chế tạo.
Một điểm nữa đó là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần thay đổi chương trình đào tạo, bám sát hơn với nhu cầu thị trường bởi vì vẫn còn tình trạng nhiều học sinh học nghề xong, khi được tuyển dụng vào các doanh nghiệp mất nhiều thời gian đào tạo bổ sung cho họ thì mới có thể làm việc được. Lý do là vì trong chương trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết so với thực hành, khác với nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp. Hiện nay việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp diễn ra rất nhanh, trong khi chương trình đào tạo chưa bắt kịp được nhu cầu thực tế.
Một điểm nữa TS. Đào Quang Vinh nêu ra đó là trong các chính sách kết nối cung-cầu lao động cũng cần phải cải thiện. Ví dụ như việc dự báo các ngành nghề, lĩnh vực sẽ cần tuyển dụng lao động để giúp học sinh, sinh viên hướng vào học những nghành thị trường còn có nhu cầu. Hệ thống thông tin thị trường lao động cũng cần được cập nhật nhiều hơn để cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ hơn. Hệ thống dịch vụ việc làm cũng phải làm thế nào đó để đảm bảo học sinh, sinh viên, những người có nhu cầu việc làm tiếp cận dễ dàng hơn, đặc biệt ở khu vực nông thôn, các thành phố nhỏ để họ biết nhu cầu tuyển dụng, tìm việc nhanh hơn.
Đã từ lâu, các chuyên gia giáo dục cảnh báo về tình trạng chương trình giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng không bám sát với nhu cầu thực tế, khiến sinh viên ra trường cầm tấm bằng trên tay nhưng không thể xin được việc. Các chương trình đào tạo thường được giảng dạy hết năm này qua năm khác, trong khi nhu cầu của doanh nghiệp thay đổi theo từng năm.
Một thống kê của mạng việc làm Jobstreet Việt Nam cho thấy ngoài việc sinh viên trình độ đại học thất nghiệp, có đến 90% đối tượng mới tốt nghiệp đại học không bằng lòng với công việc đang làm, 55% trong số này cho biết, lý do là vì công việc không mang lại hướng đi sự nghiệp rõ ràng.
Trong khi đó tại buổi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội vào tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Giáo dục VN ông Phùng Xuân Nhạ lại nói rằng tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở VN khoảng trên dưới 4%, tức tầm 200.000 sinh viên thất nghiệp, là con số không quá lớn.
Chúng tôi cũng nêu vấn đề với chuyên gia giáo dục Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, nguyên giảng viên trường đại học Liège – Bỉ, ông nhận định:
Các trường đại học ở VN trong những năm gần đây lại được mở ra khá thoải mái. Gần như tỉnh nào cũng có một trường đại học, trong khi đó thì chương trình giảng dạy và đội ngũ giảng viên không được chỉn chu và không có chất lượng. Cho nên những sinh viên ra trường sau 4 năm đại học rất đông đảo nhưng lại không đáp ứng được chất lượng. Hơn nữa, kiếm chỗ làm ở VN là một vấn đề khó, nhất là khu vực Nhà nước đang gặp cản trở rất lớn, đó là vấn nạn cửa quyền, một cái thói là phải chi cái gì đó thì mới có công ăn việc làm. Mà số tiền chi đó khá lớn, lên cả trăm triệu, cho nên con em của những gia đình khó khăn, hay kể cả bình thường, rất khó có được chỗ làm như vậy.
Kiếm chỗ làm ở VN là một vấn đề khó, nhất là khu vực Nhà nước đang gặp cản trở rất lớn, đó là vấn nạn cửa quyền. – GS. Nguyễn Đăng Hưng
Không hiếm để bắt gặp những câu chuyện sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí loại giỏi, ưu tú, nhưng lại thất nghiệp vì gia đình không có tiền xin việc. Vấn nạn chi tiền mua việc làm ngày càng gia tăng trong xã hội Việt Nam. Năm 2016, báo cáo Hiệu quả Quản trị và Hành chính của VN cho thấy có đến 54% số người dân cho biết họ phải hối lộ mới xin được việc trong cơ quan Nhà nước, cao hơn tỷ lệ 51% năm 2015 và 46% năm 2011. Đây cũng là nguyên nhân nguồn nhân sự ở nhiều cơ quan Nhà nước không đạt chất lượng, vì họ được tuyển dụng không chỉ dựa trên năng lực.
Tại Hội thảo Giáo dục 2018 tổ chức vào tháng trước, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm bớt số lượng trường công, trường đại học vùng để tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả giáo dục. Các chuyên gia chúng tôi tiếp xúc nói rằng đây là một đề nghị hợp lý, tuy nhiên đồng thời cũng cho thấy sự khủng hoảng trong hệ thống giáo dục hiện nay.