Tin Việt Nam – 21/06/2017
Quan hệ Việt Trung bên bờ vực căng thẳng
Một số diễn tiến gần đây cho thấy mối quan hệ Việt- Trung căng thẳng với nguy cơ xung đột có thể xảy ra tại khu vực tranh chấp Biển Đông giữa hai phía
Có thể xảy ra đụng độ?
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long rời Việt Nam ngay trước các hoạt động giao lưu biên giới giữa hai nước dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6 mà không cho biết lý do. Ông Phạm Trường Long đến Việt Nam từ ngày 18 đến 19 tháng 6. Báo chí trong nước cho biết nhân chuyến thăm này hai bên đã ký kết Thỏa thuận hợp tác về đào tạo giữa hai Bộ Quốc phòng. Trong chuyến thăm này, ông Phạm Trường Long đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
‘Can thiệp này của Tướng Phạm Trường Long sẽ làm Việt Nam khó chịu vì phía Việt Nam cũng nêu vấn đề đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.’
– GS. Carl Thayer
Cả báo chí Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có những bài viết cho thấy chuyến thăm thành công. Tân Hoa Xã thậm chí còn trích lời ông Phạm Trường Long nói rằng nhờ sự thúc đẩy mối quan hệ của lãnh đạo hai nước, quan hệ Việt Nam Trung Quốc đang phát triển tốt và hợp tác hai bên đã đạt được những kết quả trong nhiều lĩnh vực. Tướng Phạm Trường Long còn nói Trung Quốc sẵn sàng kết nối sáng kiến Vành Đai Con Đường của nước này với kế hoạch Hai Hành Lang một Vành Đai Kinh tế của Việt Nam. Hai bên cũng thảo luận các vấn đề về vấn đề biển Đông. Theo Tân Hoa Xã, ông Phạm Trường Long cho biết tình hình biển Đông đã ổn định trong thời gian qua và đang có hướng tích cực. Ông cũng kêu gọi hai bên tuân thủ những thỏa thuận đã đạt được giữa lãnh đạo hai nước về vấn đề biển Đông.
Theo dự kiến ông Phạm Trường Long cùng Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch sẽ chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam Trung Quốc lần thứ tư tại Lai Châu – Việt Nam và Vân Nam – Trung Quốc từ ngày 20 đến 22 tháng 6.
Một số chuyên gia quốc tế cho rằng lý do của quyết định cắt ngắn chuyên thăm Việt Nam có thể liên quan đến việc Việt nam mới đây cho phép công ty nước ngoài tiến hành các hoạt động khai thác gần bãi Tư Chính, nơi Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát địa chính của Việt Nam hồi năm 2011. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc viết cho đài Á châu Tự do qua email, nhận định về điều này như sau:
‘Nếu Tướng Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động khai thác dầu tại lô 136/03 thì điều này có thể là một cố gắng nhằm cho thấy Việt Nam đã không tuân thủ các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai đảng. Can thiệp này của Tướng Phạm Trường Long sẽ làm Việt Nam khó chịu vì phía Việt Nam cũng nêu vấn đề đường chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam có thể đã từ chối lời yêu cầu này và khẳng định chủ quyền của Việt Nam’.
Giáo sư Carl Thayer cũng cho biết đã có thông tin về việc Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y -8 đến khu vực khai thác của Việt Nam. Theo ông rất có thể sẽ có những đụng độ xảy ra tại khu vực này trong vài ngày tới và nếu điều này xảy ra thì đây có thể là sự kiện nghiêm trọng nhất trong vài năm qua tại biển Đông.
Ngoại giao đi dây làm Trung Quốc tức giận
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu cao cấp về chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, viết trên trang của ISEAS vào hôm 21 tháng 6 rằng những chuyến thăm gần đây của lãnh đạo Việt Nam tới các nước Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể là yếu tố làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung.
Cụ Thể là chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ vào hồi cuối tháng 5. Tiếp theo sau đó là chuyến thăm của ông Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản vào hồi đầu tháng 6. Nhân chuyến thăm này, hai nước đã ký kết các thỏa thuận trị giá 22 tỷ đô la. Phía Nhật Bản cũng cam kết cung cấp khoản tài trợ tương đương 350 triệu đô la Mỹ để Hà Nội nâng cấp các tàu tuần duyên và tăng cường khả năng tuần tra biển.
Hồi đầu năm nay, nhân chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng tuyên bố sẽ cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra mới để trang bị cho lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam.
Hồi tuần trước, lực lượng tuần duyên Nhật bản và Cảnh sát biển Việt Nam cũng tổ chức buổi diễn tập chống đánh cá trộm ở Biển Đông. Đây là cuộc diễn tập chung lần đầu tiên giữa hai nước với nội dung này.
‘Nếu đúng đây là phản ứng của Trung Quốc thì đây là một phản ứng vụng về và phản tác dụng của Trung Quốc.’
– GS. Carl Thayer
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 18 tháng 6 có bài xã luận chỉ trích các bước đi ngoại giao của Việt Nam. Bài xã luận viết ‘tham vọng của Việt Nam’ có thể ‘khuấy động đối đầu và làm bất ổn khu vực’, và ‘việc Việt Nam thường xuyên trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về vấn đề biển Đông không nên được coi là việc làm tử tế’
Hôm 16 tháng 6 Trung Quốc cũng đưa giàn khoan dầu 981 đến cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc cũng đang đàm phán phân định. Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan này sẽ tác nghiệp tại đây trong khoảng thời gian từ 16 tháng 6 đến 15 tháng 9. Cục Hải sự Trung Quốc yêu cầu tàu thuyên qua lại khu vực này trong khoảng cách an toàn là 2 km với giàn khoan.
Nhận xét về những diễn biến mới trong quan hệ hai nước vài ngày qua, giáo sư Carl Thayer cho rằng đây là một bước thụt lùi quan trọng trong quan hệ hai nước kể từ sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước hồi năm 2014. Theo giáo sư Carl Thayer đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hung hăng hơn để đáp lại những chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân PHúc tới Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng và an ninh với hai nước. Nếu đúng đây là phản ứng của Trung Quốc thì đây là một phản ứng vụng về và phản tác dụng của Trung Quốc, Giáo sư Carl Thayer viết.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/quan-he-viet-trung-tren-bo-vuc-cang-thang-06212017111645.html
Tướng Phạm ‘về sớm hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’?
Dường như vừa có căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi tướng cao cấp của Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội, và chương trình giao lưu quốc phòng hai nước bị hủy, theo các nguồn quốc tế.
Báo New York Times tường thuật Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt – Trung lần thứ 4 bị hủy vì “những nguyên do liên quan sự sắp xếp” giữa hai nước.
Cũng theo tờ báo, phái đoàn của Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam sau khi “cơn giận dữ nổ ra trong thảo luận kín về tranh chấp” ở Biển Đông.
Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’
Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam “chọn bạn mà chơi”
VN ở đâu trong ‘Vành đai và Con đường’ của TQ?
Cùng lúc đó, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, viết cho Viện Yusof Ishak – Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), rằng Tướng Phạm Trường Long “cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân”.
Theo lịch, chuyến thăm của vị tướng Trung Quốc là từ 18 đến 19/6.
Ngoài ra hôm 18/6, truyền thông Việt Nam như VTV và Tuổi Trẻ đều nói từ ngày 20 đến 22/6, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Phạm Trường Long sẽ dẫn đầu đoàn quốc phòng hai nước dự giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần 4 tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam.
Trang Đất Việt dường như là báo duy nhất ở Việt Nam đưa tin chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã diễn ra.
Nhưng nay khi độc giả bấm vào đường dẫn, bài đã bị xóa.
Tân Hoa Xã hôm 19/06 đã đăng các ảnh chụp Tướng Phạm Tường Long gặp trong ngày 18/06 các lãnh đạo Việt Nam, và không còn ảnh gì khác sau đó.
Cũng hãng tin này của Trung Quốc nói: “Tướng Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ.”
Nội dung này không xuất hiện trên các báo chính thống ở Việt Nam.
Còn theo tờ New York Times, Tướng Phạm Trường Long “dường như đã giận dữ” vì những nỗ lực làm thân ngoại giao của Việt Nam mới đây với Mỹ và Nhật Bản.
Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.
VN: Nỗ lực cân bằng với Trung Quốc và Mỹ
Lãnh đạo Việt-Trung bàn thảo ‘tích cực’ về Biển Đông
Chủ quyền
Một số nhà phân tích cũng đồn đoán rằng có thể căng thẳng là vì Việt Nam gần đây tái khởi động việc khảo sát dầu khí ở một khu vực tại Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia chính trị Việt Nam từ Úc, viết trong một email rằng nếu Tướng Phạm đã yêu cầu Việt Nam ngừng khảo sát dầu khí, Việt Nam sẽ xem yêu cầu đó là “khiêu khích”.
“Các lãnh đạo Việt Nam hẳn sẽ từ chối yêu cầu này và phản ứng bằng việc tái khẳng định chủ quyền,” theo lời ông Carl Thayer.
Còn ông Alexander L. Vuving, từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Daniel K. Inouye ở Hawaii, nói với New York Times: “Người ta có thể nói cả hai phía đều tính toán sai.”
Nhưng ông nói một diễn giải khác là cả hai quốc gia “đều quyết tâm chứng tỏ cho bên kia thấy quyết tâm của mình” về các vấn đề chủ quyền.
Mở rộng quan hệ
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định “trong khi phục hồi quan hệ với Trung Quốc thì Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản”.
“Washington và Tokyo cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tàu Cảnh sát Biển và xuồng tuần tra nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải. Những diễn tiến này chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu.”
Hôm 18/6, tờ Hoàn Cầu Thời báo đã cho đăng một xã luận chỉ trích các bước đi ngoại giao của Việt Nam.
“Đứng trước Trung Quốc đang trỗi dậy, Việt Nam cần ve vãn các nước khác nằm ngoài khu vực để khống chế Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông) và bảo vệ lợi ích của mình,” tác giả Lý Khai Thịnh viết.
“Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi,” Lý Khai Thịnh, nhà nghiên cứu từ Viện quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải kết luận.
TQ vận hành giàn khoan khổng lồ
Cách ứng xử nào cho Biển Đông?
Tập đoàn Mỹ ký thỏa thuận khí đốt với Việt Nam
VN: Chọn cả Trung Quốc lẫn Mỹ là ‘khôn ngoan’?
Trước các diễn biến mới nhất tuần này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp dự báo:
“Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương.”
” Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới.”
Lịch trình một loạt sự kiện Trung – Việt – Mỹ
18 tháng 6: Thượng tướng Phạm Trường Long cùng một phái đoàn đông đảo sỹ quan cao cấp gồm Tư lệnh Mặt trận Phía Nam, Viên Dự Bách, Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Thiệu Nguyên Minh, Tham mưu trưởng Lục quân Lưu Chấn Lập, Phó Tư lệnh Hải quân Lưu Nghị, Phó Chính ủy Không quân Tống Côn, và Đại sứ Hồng Tiểu Dũng gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CS, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên từ hơn một năm Trung Quốc cử một đoàn chỉ huy quân sự cao cấp với số lượng tướng lĩnh đông đảo thăm Việt Nam, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn tháng 3/2016.
11-15 tháng 6: Tàu USS Coronado (LCS 4) thực hiện bảo dưỡng dự phòng viễn chinh trong khuôn khổ chuyến thăm kỹ thuật tại Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam.
Cũng trong tháng 6, khu trục hạm USS John S. McCain lớp Arleigh Burke vào Cảng Quốc tế Cam Ranh và đón Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain lên khoang chiếc tàu mang tên cha và ông của ông, hai đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ.
07 tháng 6: Hình ảnh một giàn khoan lớn, màu vàng được đăng trên các trang mạng Trung Quốc nói công nhân của họ phải dùng vòi rồng phun nước đẩy “thuyền cá Việt Nam quấy nhiễu” khi công ty Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở vùng “Nam Hải”.
06 tháng 6: Các trang quân đội Trung Quốc công bố ảnh chụp ngày 27 tháng 5 mô tả các tàu khu trục Hợp Phì, Lan Châu, Trường Sa cùng chiến hạm Tam Á bắn đạn thật ở Biển Đông, không nêu địa điểm. Cuộc diễn tập đạn thật được nói là xảy ra vào đêm.
10 tháng 5: Tân Hoa Xã đưa tin trước đó, “các đơn vị tại Tây Sa và Nam Sa” chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc diễn tập trên biển. Các trang quan sát quốc tế nói tuần trước đó, ca sỹ Tống Tổ Anh đã ra Nam Sa (Trường Sa) “hát cho bộ đội nghe”. Các báo tiếng Anh nói ảnh chụp nữ ca sỹ này hiện rõ đằng sau là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) được tôn tạo thành đảo và đường băng ở Trường Sa.
Các bức hình cũng cho thấy có bến đỗ cho tàu đổ bộ dạng T-071 của Trung Quốc.
Đây là các chỉ dấu cuộc tập trận bắn đạn thật cuối tháng 5 xảy ra ở vùng không xa Hoàng Sa và Trường Sa.
06 tháng 5: Báo chí Việt Nam đưa tin hai chiếm hạm Trường Xuân và Trịnh Châu của Trung Quốc thăm cảng Sài Gòn và giao lưu với Hải quân Việt Nam.
Tháng 5: Trung Quốc cho hay vào tháng trước họ bác bỏ yêu cầu cho tàu USS John C. Stennis thăm cảng Hong Kong như các lần trước.
Tháng 1/2017: Việt Nam ký một thỏa thuận với tập đoàn ExxonMobil, hãng có cựu lãnh đạo là ông Rex Tillerson, hiện là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40342171
Báo Trung Quốc nhắc Việt Nam ‘chọn bạn mà chơi’
Một tờ báo của Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không rơi vào quỹ đạo của các cường quốc và đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.
Hoàn cầu Thời báo, bản tiếng Anh, hôm Chủ nhật 18/06 có bài nói tham vọng của Việt Nam có thể “gây bất ổn về hợp tác trong vùng và khuấy động khả năng đối đầu”.
Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’
Cách ứng xử nào cho Biển Đông?
Lãnh đạo Việt-Trung bàn thảo ‘tích cực’ về Biển Đông
Bài báo điểm lại các chuyến thăm Hoa Kỳ và Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây với đánh giá rằng Hà Nội tỏ ra chủ động trong việc đóng một vai trò lớn hơn trong diễn biến cấp khu vực.
‘Việt Nam cần ve vãn các nước khác’
“Đứng trước Trung Quốc đang trỗi dậy, Việt Nam cần ve vãn các nước khác nằm ngoài khu vực để khống chế Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông) và bảo vệ lợi ích của mình,” tác giả Lý Khai Thịnh viết.
Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôiLý Khai Thịnh, Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải
Tuy nhiên tác giả cho rằng các chuyến thăm của ông Phúc không thay đổi thực tế chính trị bởi dàn lãnh đạo mới của Việt Nam quyết tâm duy trì quan hệ thân thiện với Trung Quốc khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều đã thăm Bắc Kinh.
Bài báo nhấn mạnh thực tế rằng Việt Nam tỏ ra kiềm chế đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài mà không đẩy khủng hoảng leo thang và rằng nay tất cả các bên đều quyết tâm đàm phán để giải quyết tranh chấp.
Tại phiên họp lần thứ 14 vào giữa tháng Năm ở Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), đại diện Trung Quốc và các nước Asean đã thống nhất được khung sườn cho Bộ quy tắc Ứng xử (COC) theo đó không chỉ cải thiện một cách đáng kể nỗ lực quản lý những khác biệt mà còn là một biểu hiện về tình báo và năng lực của các quốc gia thích hợp trong việc giải quyết tranh chấp trong vùng.
Các nước trong vùng, tác giả viết, nên hoan nghênh những ảnh hưởng tích cực từ các nước ngoài khu vực. Nhưng việc mang các nước từ bên ngoài khu vực không nên làm bất ổn hợp tác khu vực.
“Nếu các nước trong khu vực cạnh tranh nhau hoặc thậm chí rơi vào quỹ đạo của các cường quốc ngoài khu vực thì toàn bộ khu vực sẽ mất tính cạnh tranh.
“Xét về phương diện này, việc Việt Nam thường trao đổi với Hoa Kỳ và Nhật Bản về Nam Hải (Biển Đông) không nên được xem là việc làm tử tế. Việc Nhật Bản giúp Việt Nam nâng cấp tuần tuần tra là để xúi giục Việt Nam đối đầu trên biển.
“Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi,” Lý Khai Thịnh, nhà nghiên cứu từ Viện quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải kết luận.
Bài của Hoàn Cầu Thời báo được đăng vào đúng dịp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thăm Việt Nam nơi Tướng Phạm Trường Long đã gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và nói rõ về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã tường thuật rằng ông Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải [là tên gọi Trung Quốc dùng để chỉ Biển Đông] đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ.”
Ông Phạm cũng ghi nhận tình thế hiện thời tại Biển Đông đã được ổn định và đang trở nên ngày càng tích cực hơn, đồng thời kêu gọi hai nước tuân theo sự nhận thức chung quan trọng các lãnh đạo đảng, nhà nước hai bên.
“Hai bên cần tăng cường đối thoại chiến lược và kiểm soát tốt các khác biệt, nhằm duy trì quan hệ chung cũng như nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Nam Hải,” Tướng Phạm Trường Long nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40350823
Formosa: thêm một quan chức bị cách chức, chuyển công tác
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ra thông báo thi hành kỷ luật hành chính với một quan chức cấp cao liên quan đến sai phạm trong kiểm soát và quản lý Formosa, theo thông tin website của bộ hôm 20/6.
Ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị cách chức và chuyển về làm việc tại Vụ Pháp chế, theo báo Dân trí.
‘Cuối cùng Đảng cũng xử lý cán bộ cấp cao’
Formosa được ‘bật đèn xanh’ vận hành lò
Theo báo Tiền Phong, ông Hanh chính là trưởng đoàn thanh tra Formosa trước khi xảy ra sự cố môi trường vào tháng 6/2015, và cũng là Phó trưởng đoàn thanh tra Formosa sau khi xảy ra sự cố vào tháng 5/2016.
Vụ Formosa: kỷ luật lãnh đạo đã là cấp cao nhất và cuối cùng?
Trước đó, nhiều quan chức khác liên quan đến vụ việc Formosa cũng bị kỷ luật hành chính.
Vào tháng Hai năm nay, ông Mai Thanh Dung, phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường đã bị cách chức xuống làm Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Ông Dung cũng bị kỷ luật Đảng, bị cách chức ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Môi trường nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Nguyễn Minh Quang, nguyên Bộ trưởng, ông Bùi Cách Tuyến, nguyên Thứ trưởng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và ông Nguyễn Thái Lai, nguyên Thứ trưởng đều chỉ bị kỷ luật cảnh cáo.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40351174
EU tổng thanh tra thủy sản của Việt Nam
Một phái đoàn thanh tra của Liên minh châu Âu sẽ thanh tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường khối này từ ngày 20/6 đến ngày 29/6.
Theo kế hoạch EU sẽ thanh tra tổng thể từ các tàu cá cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp, các cảng cá, chợ đầu mối đến kho lạnh và quy trình chế biến của doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU đang phục hồi với các mặt hàng như mực, bạch tuộc, và đặc biệt là cá tra, mặc dù trước đó xuất khẩu cá tra giảm mạnh do truyền thông nói là chất lượng kém.
EU là một trong 3 thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam với kim ngạch hơn 1 tỷ đô là Mỹ mộtnăm, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-will-inspect-vietnams-seafood-06212017112822.html
Quốc hội VN yêu cầu quân đội không dùng đất để kinh doanh
Quân đội không được phép sử dụng các tài sản chuyên dùng của quân đội vào mục đích kinh doanh.
Đó là một trong những nội dung được đề cập đến trong Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước vừa được quốc hội Việt Nam thông qua sáng 21 tháng 6.
Theo luật này có hai loại tài sản mà quân đội không được sử dụng để kinh doanh, mặc dù họ quản lý chúng.
Loại thứ nhất gọi là tài sản đặc biệt bao gồm vũ khí, vật liệu nổ, phương tiện đặc chủng, công trình chiến đấu,..
Loại thứ hai là tài sản chuyên dùng bao gồm nhà cửa đất đai gắn liền với doanh trại, trường học quốc phòng, thao trường, trại giam,…
Xin được nhắc lại là trong thời gian qua có hai vụ việc liên quan đến đất đai do quân đội quản lý lại được đưa vào kinh doanh, gây ra phản ứng trong công dư luận.
Vụ thứ nhất là tại Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, nông dân và chính quyền đối đầu nhau trong một vụ tranh chấp đất đai mà người dân nói là đất canh tác của họ được giao cho Tập đoàn Viễn Thông Viettel của quân đội kinh doanh. Vụ này đã dẫn đến chuyện dân làng bắt giữ 38 nhân viên công an và cán bộ nhà nước làm con tin vào tháng tư năm nay. Sau đó đích thân chủ tịch thành phố Hà Nội phải xuống thôn Hoành, xã Đồng Tâm để đối thoại và viết cam kết trước dân để giải quyết khủng hoảng.
Vụ thứ hai liên quan đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất bị vướng phải sân golf nằm trong phần đất do quân đội quản lý. Trong khi nhu cầu mở rộng sân bay này trở nên rất cấp thiết vì giao thông ùn tắc, không có chổ đổ máy bay, thiếu đường băng đáp máy bay dẫn đến máy bay phải tốn nhiều nhiên liệu trong thời gian chờ trên không để được đáp.
Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết vào năm ngoái, do quá tải các sân bay, đặc biệt tại Sân bay Tân Sơn Nhất, số giờ bay thực tế so với kế hoạch tăng khoảng gần 1400 giờ làm cho chi phí khai thác thăng lên gần 190 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến quốc hội Việt Nam, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 kết thúc vào ngày 21 tháng 6 sau gần một tháng làm việc.
Kỳ họp lần này Quốc hội Việt Nam thông qua 12 luật, 12 nghị quyết, và cho ý kiến về 6 luật khác.
Trang web của quốc hội nói rằng các đạo luật mới này thể hiện tin thần của hiến pháp Việt Nam là tôn trọng quyền con người, đảm bảo an ninh quốc phòng, và thúc đấy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong số các nghị quyết được phê chuẩn lần này có nghị quyết về giám sát, theo đó quốc hội Việt Nam sẽ bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm các chức danh của chính phủ trở lại vào năm tới 2018.
Một điều được cho là chuyển biến tại kỳ họp quốc hội vừa kết thúc là các đại biểu chuyển từ việc chỉ đọc tham luận nay có thêm hoạt động tranh luận. Thời gian chất vấn và trả lời chất vấn được kéo dài thêm nửa ngày.
Quan chức Việt Nam tuyên bố
sẽ bảo vệ các nhà báo đấu tranh cho lẽ phải
Lan Hương, phóng viên RFA
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, một số quan chức đảng của Việt Nam đã gặp gỡ những tờ báo lớn trong nước và đề cao vai trò của các trang báo này. Cụ thể ngày 18/6, bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao sự dấn thân của báo Tuổi Trẻ để phanh phui các vấn đề tiêu cực và nói rằng sẽ bảo vệ nhà báo đấu tranh cho lẽ phải.
Ai bảo vệ và bảo vệ khỏi ai?
Tại buổi gặp gỡ với báo Tuổi Trẻ, bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói:
‘Chúng ta cùng nhau dấn thân. Báo Tuổi trẻ hãy dấn thân hơn nữa. Khi có vấn đề gì chưa yên tâm thì báo chị Thư (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Thân Thị Thư) hoặc báo tôi, để bảo vệ nhà báo đấu tranh cho lẽ phải.’
Nói với đài RFA, bà Vũ Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ cho rằng giới báo chí hiện nay cần sự bảo vệ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan tư pháp để được an toàn làm việc. Tuy nhiên bà cũng cho rằng sự bảo vệ của các cơ quan này đôi khi không thực sự hiệu quả:
Thực ra hiện nay điều nhà báo phải chống đầu tiên là những người làm không đúng pháp luật. Họ phải thay mặt cho người đọc để phản ứng và yêu cầu xử lý những người này. Ông Nguyễn Thiện Nhân có lẽ nghĩ đến trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất thành phố, ông thấy rằng cần có sự ủng hộ, bảo vệ cho các nhà báo. Để có thể bảo vệ cho các nhà báo cũng là các lực lượng chức năng thôi. Ông Thiện Nhân xác định như vậy cũng đúng, bởi vì hiện tại các lực lượng quản lý nhà nước, các lực lượng tư pháp phải làm sao bảo vệ cho các nhà báo – là người đại diện cho tiếng nói của người dân để người ta được an toàn bảo vệ cho lẽ phải. Nói như vậy cũng đúng, nhưng vấn đề là sự bảo vệ của hệ thống, vì sự chỉ đạo cụ thể cho người A hay B có khi không có hiệu lực hết.
Ông Nguyễn Thiện Nhân có lẽ nghĩ đến trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất thành phố, ông thấy rằng cần có sự ủng hộ, bảo vệ cho các nhà báo.
– Bà Vũ Kim Hạnh
Tuổi trẻ là một trong những tờ báo lớn nhất Việt Nam với số lượng ấn bản khoảng hơn 200,000 tờ một ngày. Hiện tờ báo này đang có một loạt bài chống tham nhũng đình đám liên quan đến vụ sân Golf Tân Sơn Nhất.
Trong khi đó nhà báo Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, cũng là cựu phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam lại cho rằng các nhà báo thường bị côn đồ của đảng, những người mặc thường phục nhưng được chính quyền thuê hoặc chỉ đạo, tấn công:
Một số người thấy rằng báo chí của đảng ăn không nói có nhiều quá nên họ bức xúc tấn công lại. Những bọn côn đồ của đảng và nhà nước lâu nay được huấn luyện để tấn công nhân dân, nhiều khi cũng lạm quyền tấn công lại nhà báo.
Mới hôm 13/6, một nhóm phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam đã bị tấn công, làm hỏng chiếc camera giá trị hàng tỷ đồng khi đến huyện Sóc Sơn, Hà Nội để quay phim về tình trạng lấn chiếm ao hồ để trục lợi.
Điều đặc biệt là vụ án này được triển khai rất nhanh chóng, chỉ trong vòng 24 giờ đã được công an Sóc Sơn ra quyết định khởi tố, bắt khẩn cấp nghi phạm. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ngay sau đó cũng ra công văn yêu cầu huyện Sóc Sơn điều tra, xử lý vụ việc.
Báo Dân Việt ngày 17/6 đã đăng bài với tiêu đề “Nếu không phải phóng viên VTV bị tấn công, liệu có mau mắn đến thế?” nói rằng một số vụ tấn công nhà báo từng xảy ra nhưng phải một thời gian khá lâu mới được khởi tố. Trang báo này cũng đưa ra ví dụ Vụ bốn phóng viên TTXVN, báo Nông thôn Ngày nay, báo Tuổi Trẻ và báo Quảng Ngãi, ngày 16.9.2014, khi đi viết bài về khai thác bãi cát Nam Phước, Quảng Ngãi, đã bị hành hung phải nhập viện cấp cứu. Hoặc vụ nhà báo Nguyễn Ngọc Quang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Nguyên bị chém trên đường ngày 4.9.2015, nhưng sau 5 ngày mới khởi tố. Cơ quan điều tra cho biết sự chậm trễ là vì đang điều tra.
Năm 2008, hai nhà báo chống tham nhũng nổi tiếng của tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã bị bắt với tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì bị cho rằng đưa tin sai sự thật liên quan đến vụ án PMU18 – một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải đầu năm 2006.
Ranh giới chống tiêu cực và “phản động”
Cũng trong buổi gặp gỡ hôm 18/6 với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thiện Nhân đã hoan nghênh sự dấn thân đối đầu với tiêu cực của trang báo này, vì cho rằng tiêu cực là nguy cơ dẫn đến những tồn vong của chế độ.
Một câu hỏi đặt ra là vì sao cũng là lên tiếng chống tiêu cực nhưng trang báo này lại được ca ngợi còn những trang báo hay blog khác khi lên tiếng chống tiêu cực lại bị quy là phản động hoặc chống đối Nhà nước.
Bà Vũ Kim Hạnh nhận định:
Hễ nhà báo mà đụng đến quyền lợi của ông nào ở cấp nào là họ sẽ phản ứng để tự bảo vệ họ bằng cách họ quy nhà báo này nói sai, nhà báo này ăn tiền, là phản động,… Tôi cho rằng những phản ứng này chưa hẳn đến từ cơ quan chức năng cao nhất.
Còn theo nhà báo Phạm Thành, do sự đấu đá của các nhóm lợi ích nên báo chí đôi khi được phép lên tiếng về một hiện tượng tiêu cực nào đó. Ông cho rằng một khi báo lên tiếng về một vấn đề đã được cho phép, thì chuyện được “khen” là điều dễ hiểu:
Hiện tại các nhóm lợi ích đang đấu đá lẫn nhau. Báo chí trong hệ thống của họ thì họ có thể điều khiển được. Họ bảo bây giờ phải phê bình tội thằng này chẳng hạn, thì báo cứ thế mà làm. Còn những trang mạng không nằm trong tay họ như mạng xã hội chẳng hạn thì dù có nói sự thật đến mức nào các ông ấy cũng không đánh giá cao.
Hiện tại các nhóm lợi ích đang đấu đá lẫn nhau. Báo chí trong hệ thống của họ thì họ có thể điều khiển được.
– Nhà báo Phạm Thành
Nhà báo với hơn 30 năm kinh nghiệm này cũng nói rằng mặc dù báo chí Việt Nam thuộc sự quản lý của Nhà nước nhưng không thuộc sự quản lý của bất cứ cá nhân cụ thể nào. Chính vì vậy một số lãnh đạo muốn được “xuôi chèo mát mái” trên các mặt báo này thì cũng cần “tung hứng” khen ngợi họ.
Cũng nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã gặp gỡ đại diện báo Thanh Niên và nói rằng ông rất vui mừng và vinh dự với những thông tin tốt của Đà Nẵng trên trang báo này.
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 31/12/2015, Việt Nam có 858 cơ quan báo chí in, và 105 cơ quan báo điện tử. Tất cả đều nằm dưới sự quản lý của một Tổng biên tập chung là Ban tuyên giáo mà Phó trưởng ban chính là Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn.
Trong khi các trang báo trong nước được tán thưởng vì phơi bày các tiêu cực trong xã hội, các trang báo được gọi là lề trái bị ngăn chặn. Nhiều nhà báo tự do hay blogger bị đàn áp hoặc bỏ tù vì chỉ trích chính quyền. Tổ chức Bảo vệ Ký giả- CPJ có trụ sở ở Hoa Kỳ ra công bố vào cuối tháng 4 vừa qua cho thấy hiện Việt Nam có ít nhất 8 nhà báo tự do vẫn bị cầm tù. Danh sách này có Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy,…
Cũng theo tổ chức này, trong tổng số 259 nhà báo bị tù tội trong năm 2016 trên toàn thế giới, Việt Nam đứng hàng thứ sáu trong số 31 quốc gia có nhà báo bị cầm tù.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Pháp hôm 26 tháng 4 công bố báo cáo cho thấy Việt Nam đứng thứ 175/180 quốc gia về tự do báo chí.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/protecting-journalists-f-right-things-lh-06202017140419.html
Cựu ngoại trưởng Kerry đến Việt Nam cổ võ năng lượng sạch
HÀ NỘI – Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang cùng một phái đoàn đến Hà Nội thảo luận một số vấn đề, đặc biệt ông cổ võ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Ông John Kerry và phái đoàn đã gặp ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương của Đảng CSVN và sau đó gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm Thứ Ba 20/6/2017.
TTXVN tường thuật rằng khi gặp ông Nguyễn Văn Bình, cựu ngoại trưởng Kerry phân tích cho thấy, “kinh tế Việt Nam hiện đang tăng trưởng nhanh nên cần xây dựng thêm nhà máy điện bằng năng lượng sạch, vì than là nhiên liệu gây ô nhiễm nhất thế giới. Trong khi, chi phí năng lượng tái tạo đang giảm từ 9-12% một năm và sẽ còn rẻ hơn nữa. Hiện chi phí điện mặt trời tại Mỹ đang giảm từ 4.500 USD/kW vào năm 2009 xuống còn 1.420 USD/kW vào năm 2016.”
Ông Kerry so sánh, “việc xây nhà máy điện than phải mất 4 năm đến 6 năm, nhưng điện mặt trời và điện gió chỉ cần một năm”. Vì vậy, theo ông “Việt Nam cần chuyển sang những nguồn năng lượng mới như năng lượng tái tạo.”
Theo ông John Kerry “Việt Nam có thể tốn ít năng lượng hơn để phát triển kinh tế trong khi vẫn phát triển nhanh. Trong khi đó, than đá ngày càng tốn kém và có chi phí tiềm ẩn cao, như chi phí ngoại tác và thuế carbon có thể khiến than đá kém cạnh tranh.”
Theo TTXVN, ông John Kerry cũng đã trình bày sáng kiến Hợp tác năng lượng sạch và đề nghị hai bên cùng nghiên cứu phát triển năng lượng thay thế.
Khi gặp ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó, ông Kerry cho hay ông đã trao đổi với Ngân Hàng Thế Giới và một số định chế tài chính quốc tế và họ sẵn sàng đầu tư vốn để giúp Việt Nam phát triển năng lượng sạch.
TTXVN viết rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “mong muốn bằng uy tín của mình, ông John Kerry tiếp tục đóng góp vào mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp hơn.”
Đây là lần thứ hai ông John Kerry đến Việt Nam kể từ đầu năm đến nay.
Chỉ ít ngày trước khi rời ghế ngoại trưởng, gần giữa Tháng Giêng 2017, ông John Kerry đã đi một số nước tại khu vực Á Châu trong đó có Việt Nam. Ông đã nói với các lãnh tụ Hà Nội rằng dù nước Mỹ có thay đổi chính quyền, chính sách của Washington đối với Việt Nam sẽ không có những thay đổi lớn.
Cuối Tháng 5 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Tòa Bạch Ốc họp với tổng thống Trump và hai bên ra một bản thông cáo chung “tăng cường Đối tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.”
Trước đó, khi đi vận động tranh cử, ông Donald Trump đã đả kích nhiều nước ở Á Châu, trong đó gồm cả Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc, đã cướp công việc làm của người Mỹ khi ào ạt xuất cảng hàng hóa giá rẻ sang đây.
Hồi thập niên 1990, khi còn là nghị sĩ, ông John Kerry và nghị sĩ John McCain là hai nhân vật đóng góp nhiều nhất trong tiến trình thiết lập bang giao giữa hai quốc gia cựu thù.
https://www.voatiengviet.com/a/kerry-ngoai-truong-nang-luong-sach-viet-nam/3909901.html