Tin Việt Nam – 21/10/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 21/10/2020

Người dân vùng lũ cầu cứu suốt 3 ngày không có thực phẩm, nhà cầm quyền huyện không cho đò đi cứu người

Tin Vietnam.- Ngày 20 tháng 10 năm 2020, nhiều người dân vùng lũ huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đã lên Facebook kêu cứu vì suốt nhiều ngày liền chưa có bất kỳ cái gì để ăn.

Facebook Phạm Hoà cho biết, đã 3 ngày qua, nhiều người dân khu vực nơi chị sống không có lương thực để ăn, những cháu bé mới sinh chưa được 1 tháng tuổi không có sữa mẹ để bú vì mẹ bị nhịn đói nhiều ngày. Vì vậy, Phạm Hoà cầu cứu các mạnh thường quân hãy đi ca nô lên khu vực Xuân Bồ cứu trợ người dân nơi đây ít lương thực và nước uống.

Facebook Nhung Sad kêu cứu, ở làng Đại Phong nhiều người dân đang đói khát nhưng chưa có ai tiếp cận để cứu, người dân không có phương tiện di chuyển, kêu cứu không có ai hay. Những dòng kêu cứu tương tự này đang xuất hiện tràn ngập trên các trang Facebook cá nhân của người dân vùng lũ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên- Huế. Vừa kêu cứu cho mình, họ vừa cho biết, nhiều bà con, hàng xóm của họ cũng đang mắc kẹt trên mái nhà, nhiều ngày chưa có gì ăn, điện thoại thì hết pin nên không kêu cứu được.

Trong lúc người dân đang kêu gào cầu cứu, tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc thì Facebook Hoàng Tú, là chủ nhiệm của câu lạc bộ thanh niên Khởi nghiệp Lệ Thuỷ cho biết, một số người dân tổ chức được 5 chiếc đò để đi vào các xã phát cơm cho người dân mắc kẹt do lũ thì đã bị nhà cầm quyền huyện Lệ Thuỷ cấm không cho đò chạy.

Trước sự kêu cứu thảm thiết của người dân vùng lũ, người dân Việt Nam ở khắp nơi đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tìm mọi cách giúp người dân vùng lũ qua các hành động như góp tiền mua áo phao, mua cano, gói bánh chưng, bánh tét, mua các nhu yếu phẩm khác để giúp đỡ người dân miền Trung.

An Nhiên 

Cứu trợ nạn nhân lũ lụt: Dân Việt tin ca sĩ hơn tổ chức quốc doanh

Khi lũ lụt ở các tỉnh miền trung Việt Nam đẩy hàng chục vạn người dân vào cảnh khốn khó, hôm 14/10, ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi quyên góp để cứu trợ các nạn nhân. Đến ngày 20/10, nữ ca sĩ nổi tiếng nhận được hơn 100 tỷ đồng từ nhiều người dân có hảo tâm, theo tin của Zing, VTC News, VietnamNet, Tuổi Trẻ và nhiều báo khác ở trong nước.

Trong cùng thời gian, nhiều tổ chức thuộc nhà nước như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… cũng kêu gọi “sẻ chia, hỗ trợ” cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, song chưa có tin tức cho hay tổng số tiền họ thu được là bao nhiêu, có vượt qua con số mà ca sĩ Thủy Tiên huy động được hay không.

Lý giải về hiện tượng Thủy Tiên kêu gọi được số tiền khổng lồ trong vòng 6 ngày, một bài viết của VTC News chỉ ra rằng tuy nữ ca sĩ không phải là người nổi tiếng nhất Việt Nam, nhưng điều mấu chốt làm nên thành công của cô trong hoạt động thiện nguyện là “niềm tin và khả năng truyền cảm hứng”.

“Thủy Tiên đã nhận được sự tin tưởng cực lớn, bởi chính cô liều mạng lăn xả vào vùng lũ, lặn ngòi ngoi nước bê từng thùng mỳ đi cứu trợ đồng bào”, VTC News viết, đồng thời lưu ý rằng nữ ca sĩ không chỉ đến một thôn, một xã, chụp ảnh quay phim trong một hai ngày rồi về, mà cô đi cả tuần liền.

Bài viết cũng nhấn mạnh rằng Thủy Tiên không chỉ trải qua vất vả, mà còn đối mặt với nguy hiểm, thậm chí cả về tính mạng, vì các nguy cơ bị nước cuốn, sạt lở đất, vùi lấp vẫn đang chực chờ.

Đối lập lại, VTC News nhắc đến thực tế đã được báo chí và người dân phản ánh nhiều lần trước đây là có quá nhiều vụ các quan chức địa phương “làm bậy” với tiền từ thiện.

“Nhiều cán bộ xã, thôn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để phân phát tiền không đúng đối tượng, phát cho họ hàng mình trong khi họ hoàn toàn không cần đến số tiền này. Không ít lần họ còn thu bớt số tiền lại ngay sau khi phát cho dân nghèo”, VTC News điểm lại.

Trên mạng xã hội, hiện tượng Thủy Tiên cũng được bàn luận rộng khắp với hầu hết các ý kiến ca ngợi việc làm của nữ ca sĩ, và đồng ý rằng niềm tin của người dân đặt vào Thủy Tiên nhiều hơn các tổ chức quốc doanh chính là yếu tố mang lại sự ủng hộ chảy về như thác đổ.

Trong số những người đưa ra ý kiến, nhà văn-nhà báo Nguyễn Như Phong viết trên trang cá nhân có khoảng 45.000 người theo dõi rằng nhiều người gửi tiền để Thủy Tiên chuyển đến nạn nhân lũ lụt “vì họ tin”.

“Họ tin cô sẽ làm từ thiện bằng cái Tâm của mình. Họ tin cô không ăn bớt, ăn xén. Họ tin là cô thực làm… Còn thực sự là họ không tin được chính quyền… Mặc dù phường, xã, tổ dân phố đến gõ từng nhà bắt nộp… Dân không tin chính quyền trong công tác từ thiện , đó là một thực tế”, ông Phong, từng là Phó Tổng biên tập báo Công An Nhân Dân và Tổng biên tập báo PetroTimes, viết.

Dẫn ra kinh nghiệm bản thân đã có vô số chuyến đi làm công tác xã hội-từ thiện ở các tỉnh Tây Bắc và nhiều nơi khác khi còn làm báo, ông Nguyễn Như Phong cho biết đã chứng kiến không ít cán bộ cấp địa phương gây khó khăn cho các đoàn từ thiện hoặc tìm cách bắt người nhận tiền, hàng từ thiện phải “chia sẻ”.

“Làm từ thiện mà cứ giao khoán cho mấy tổ chức đoàn thể là khéo mất toi. Nói thật là tôi mất niềm tin vào các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… và không bao giờ tôi phối hợp với các tổ chức này”, nhà văn-nhà báo kỳ cựu Nguyễn Như Phong bày tỏ.

Trong diễn đàn Góc nhìn Báo chí – Công dân và các trang cá nhân khác, nhiều người khẳng định rằng qua thảm nạn lũ lụt, người dân có thể thấy vai trò của các tổ chức quốc doanh như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… rất yếu ớt, chậm chạp, thậm chí hụt hơi trước yêu cầu của thực tiễn.

Tương phản lại, không ít người bình luận rằng một ca sĩ – mà theo quan niệm thông thường được coi là nữ nhi chân yếu tay mềm – lại có sức ảnh hưởng rộng lớn và làm việc hiệu quả, kịp thời hơn tất cả các đoàn thể cộng lại.

Trên trang Facebook có hơn 8,1 triệu người theo dõi, nữ ca sĩ Thủy Tiên cảm ơn sự ủng hộ và quan tâm của bạn bè và công chúng đối với hoạt động cứu trợ, từ thiện cô đang thực hiện.

Cô cũng khẳng định cô đang và sẽ làm việc “theo cái tâm của một cá nhân mong muốn giúp đỡ cộng đồng” với nguyên tắc là “tiền trao tận tay để giúp đỡ bà con, không thông qua 1 tổ chức nào cả”, đồng thời nữ ca sĩ nhấn mạnh “cũng sẽ không tạo ra một tổ chức nào cả”.

“Tiền người dân gửi cho Tiên đi trực tiếp giúp đỡ, là Tiên phải cầm đi, dù có cực đến mấy”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.

Trong các cuộc thảo luận về “hiện tượng Thủy Tiên”, xuất hiện ý kiến của luật sư Ngô Ngọc Trai và một bài báo trên tờ Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng Việt Nam có Nghị định 64/2008 không cho những cá nhân, nhóm người như Thủy Tiên được vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Tuy nhiên, luật sư Ngô Ngọc Trai và báo Pháp Luật TP.HCM nhận xét rằng nghị định ra đời cách đây 12 năm đã “lạc hậu”, đồng thời cũng là một văn bản dưới luật mà tự thân nó không đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp.

Luật sư Trai và tờ báo kêu gọi rằng Nghị định 64/2008 “cần phải được nhanh chóng hủy bỏ”.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tro-nan-nhan-lu-lut-dan-viet-tin-ca-si-hon-to-chuc-quoc-doanh/5629870.html

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ,

còn Việt Nam nên sửa luật?

Tại Việt Nam, nhiều cá nhân đã giúp quyên góp tiền bạc cứu trợ trong bối cảnh lũ lụt đang gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung.

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng Trị: Tìm thấy tất cả thi thể vụ núi lở

Tuy nhiên, có luật sư chỉ ra rằng một văn bản pháp luật “lạc hậu” có thể khiến các việc làm thiện nguyện bị xem là phi pháp.

Những ngày gần đây, ca sĩ Thủy Tiên là một trong những cá nhân nổi bật khi đã kêu gọi đóng góp và nhận được hàng chục tỷ đồng cho đồng bào miền Trung.

Hôm 20/10, trên Facebook cá nhân, cô Thủy Tiên thông báo: “Số tiền quyên góp trong vòng 1 tuần cho đến thời điểm này là hơn 100 tỷ rồi.”

Cô chia sẻ tâm trạng: “Bây giờ mình bắt đầu lo rồi, không biết ôm cục tiền này đi cứu trợ lũ lụt đến khi nào mình mới được về ổn định cuộc sống mà làm ăn…Nhưng nghĩ về niềm vui của bà con khi nhận được hỗ trợ và từng ngày trông chờ thì mình sẽ ráng cố gắng hết sức có thể.”

Theo truyền thông, nhiều người nổi tiếng và công ty tư nhân ở Việt Nam cũng đang tham gia kêu gọi quyên góp.

Tuy nhiên, luật sư Ngô Ngọc Trai, từ Hà Nội, cho hay cần có quy định mới về pháp luật “tạo lập hành lang pháp lý bảo hộ cho những hoạt động cứu trợ như của ca sĩ Thủy Tiên”.

Viết trên Facebook cá nhân, ông cho biết: “Hiện tại vấn đề vận động đóng góp cứu trợ thiên tai lũ lụt, hiện đang được điều chỉnh bởi Nghị định 64/2008/NĐ-CP của chính phủ về “Vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.”

Ông chỉ ra: “Qua tìm hiểu thì thấy nội dung văn bản này quá lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Cụ thể nghị định 64 quy định chỉ những cơ quan đơn vị có tính nhà nước sau mới được tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ.

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định của chính phủ.

3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

4. Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.”

Mới hơn, theo ông, theo thông tư 72/2018/TT-BTC của Bộ tài chính thì còn có thêm quy định về Các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài thì được tiếp nhận tiền hàng cứu trợ, nhưng không được phân phối đến cho tổ chức cá nhân, trừ trường hợp hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã rõ đối tượng địa chỉ.

Đối với các cơ quan đơn vị là đầu mối tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ thì số tiền huy động được sẽ phải nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Cứu trợ do mặt trận tổ quốc thành lập.

Ông Ngô Ngọc Trai viết: “Như thế, xét theo quy định này thì không chỉ việc làm của ca sĩ Thủy Tiên, của diễn viên Trấn Thành, của nhiều nghệ sĩ khác hay các tổ chức tôn giáo, các doanh nhân uy tín muốn thiện nguyện phục vụ cộng đồng, đều không thực hiện đúng.”

Trong khi đó, tạp chí của Hội Luật gia Việt Nam, Người đưa tin pháp luật, phỏng vấn luật sư Vũ Quang Bá (Công ty Luật TNHH AB & Partners, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), người có diễn giải khác.

Ông Vũ Quang Bá cho rằng: “Hiện nay, hành động lập quỹ từ thiện, vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cho hoạt động nhân đạo được quy định tại Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 và Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019.

Ông nói: “Tuy nhiên, tại cả hai văn bản này chưa có quy định pháp luật nào cấm cá nhân vận động, tiếp nhận các nguồn đóng góp từ thiện.”

“Tại Nghị định 64/2008/NĐ-CP Nhà nước còn quy định rõ, việc khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để cho cá nhân trong nước và ngoài nước đóng góp, cũng như tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, hay giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo… Hành vi cản trở cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo được xem là một trong những hành vi bị cấm.”

Theo luật sư Vũ Quang Bá: “Việc các cá nhân, tổ chức chuyển tiền, hàng cứu trợ thông qua một người, rồi sau đó người này thay mặt hoặc nhân danh họ chuyển tới những hoàn cảnh khó khăn như: Gặp thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo… như là một hình thức ủy thác, thay họ thực hiện hoạt động từ thiện.”

“Do đó, người tiếp nhận tiền, hàng hóa, phải thực hiện đúng mục đích của việc tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ mà mình đã công bố hoặc những cam kết với người ủy thác việc từ thiện về mục đích sử dụng tiền, hàng cứu trợ.”

Trong khi đó, tình hình lũ lụt ở miền Trung Việt Nam vẫn đang diễn tiến phức tạp.

Hôm 20/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương đã về thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ người dân vùng lũ Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54615755

Lũ lụt miền Trung VN: Hội Chữ Thập đỏ lo thảm họa nhân đạo

Nước ngập dâng cao khiến việc phân phối, tiếp nhận hàng cứu trợ tới các gia đình tại Thừa Thiên – Huế cũng gặp khó khăn

Hàng triệu người tại Việt Nam đang phải đối diện với “họa chồng họa chết người”, do nước này vốn phải chịu tác động từ đại dịch Covid-19 nay lại đang phải vật lộn với những trận mưa lũ tồi tệ nhất kể từ hàng thập niên qua, Hội Chữ Thập đỏ nói.

Lũ lụt và lở đất trong tháng này đã giết chết hơn 100 người, trong đó có nhiều quân nhân, và khiến hàng chục người nữa mất tích.

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng Trị: Tìm thấy tất cả thi thể vụ núi lở

“Chúng tôi nhìn nơi đâu cũng thấy nhà cửa, đường sá, cơ sở hạ tầng chìm trong nước,” Hội Chữ Thập đỏ nói trong một tuyên bố.

Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lớn trong những tuần qua.

Dự kiến mưa sẽ tiếp tục trút xuống trong những ngày tới, khiến có lo sợ rằng nước lụt có thể sẽ còn dâng cao nữa.

“Đây là những trận lụt tồi tệ nhất kể từ hàng chục năm qua,” Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu nói.

Một người dân tại tỉnh Quảng Bình bám dây đi trong làn nước mới tới được chỗ có nhân viên cứu trợ

“Nó ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của hàng triệu người, vốn đã gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19.”

Hàng trăm ngàn người đang khẩn cấp cần có nơi tạm trú, nước sạch và thực phẩm, Hội Chữ Thập đỏ nói

Lũ lụt cho đến nay đã khiến ít nhất 178.000 ngôi nhà chìm trong biển nước, mùa màng bị phá hủy và gần 700.000 gia súc gia cầm chết hoặc bị lũ cuốn trôi.

“Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đưa đồ cứu trợ nhanh chóng tới cho người dân bằng thuyền, bằng đường không và đường bộ, gồm thực phẩm, nước sạch, áo mưa ra và các đồ thiết yếu khác,” Tiến sĩ Thu nói thêm.

Liên đoàn Hồng Thập tự Quốc tế (IFRC) nói rằng hàng trăm ngàn người tại Việt Nam đang khẩn cấp cần có nơi tạm trú, nước sạch và thực phẩm để ngăn ngừa nổ ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở quy mô lớn hơn.

“Những trận lụt này là giọt nước tràn ly, và nó sẽ đẩy hàng triệu người tới bờ vực đói nghèo,” quan chức Hội Hồng Thập tự nói.

IFRC nói thêm rằng tổ chức này cho đến nay đã cung cấp khoảng 325 ngàn đô la Mỹ tiền cứu trợ.

Việt Nam đang trong cảnh phải chịu tai họa kép, do bị lũ lụt và dịch Covid-19 cùng lúc, Hội Chữ Thập đỏ nói

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54620472

Hơn 110 nạn nhân thiệt mạng vĩ lũ lụt,

bão Saudel hướng vào miền Trung

Hơn 110 người thiệt mạng và 20 người khác mất tích tại khu vực các tỉnh miền Trung sau mấy tuần lũ lụt và lở núi do mưa lớn kéo dài gây nên. Trong khi đó một cơn bão khác dự kiến vào cuối tuần này sẽ đổ bộ vào miền Trung Việt Nam.

AFP dẫn thông tin từ cơ quan chức năng Việt Nam vào ngày 21 tháng 10 như vừa nêu. Cụ thể, có ít nhất 111 người thiệt mạng và gần 200 ngàn người phải sơ tán vì lũ lụt. Trong số nạn nhân tử vong có 22 binh sĩ thuộc Đoàn Kinh tế- Quốc Phòng 337 bị chết trong vụ sạt lở ở Hướng Hóa, Quảng Trị vào ngày 18 tháng 10 và 13 người thuộc đội cứu hộ trong vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3 tại Thừa Thiên- Huế hôm ngày 12 tháng 10.

Thống kê của Hội Chữ Thập Đỏ và Trăng Lưỡi Liềm Đỏ cho thấy có chừng 178 ngàn ngôi nhà bị ngập lụt. Lực lượng cứu hộ tiếp tục nỗ lực tìm cách đưa lương thực và nước uống đến cho những khu vực còn bị cô lập.

Trong khi đó tin cho biết bão số 8, tên quốc tế là Saudel, sau khi đi qua Philippines đã vào Biển Đông.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, vào lúc 17 giờ ngày 21 tháng 10, bão số 8 cách quần đảo Hoàng Sa chừng 540 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão ở cấp 9; tức từ 75-90Km/giờ, giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên trong khoảng 130 km tính từ tâm bão.

Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo Thời Tiết thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, nói với truyền thông trong nước rằng bão số 8 sẽ đạt cấp 11-12, giật cấp 14 khi hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa. Sau đó sẽ giảm cấp.

Dự báo còn cho biết vào thời điểm bão số 8 đổ bộ vào đất liền sẽ có nguy cơ xuất hiện thêm một cơn bão khác đi qua Philippines rồi vào Biển Đông thành bão số 9.

Cũng tin liên quan, Văn phòng Thường Trực Ban Chỉ đạo Trung ương Việt Nam về Phòng, Chống Thiên Tai cũng phát đi cảnh báo lũ lớn đã xuất hiện trên toàn 16 tuyến sông chính tại khu vực Trung Bộ. Trong số này có 5 tuyến sông lũ đã vượt mức lịch sử. Đó là các tuyến sông Kiến Giang ở Quảng Bình; Sông Hiếu, Sông Thạch Hãn, Sông Ô Lâu tại Quảng Trị và Sông Bồ tại Thừa Thiên- Huế.

Dự báo cho biết từ 6-12 giờ tới, lũ ở các sông ở tỉnh Quảng Trị có thể đi lên; còn ở Quảng Bình và Thừa Thiên- Huế lũ xuống chậm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/flood-kills-11-in-central-vietnam-storm-saudel-on-the-way-10212020093942.html

Giám đốc bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên bị cách chức

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên vào ngày 21/10 vừa ban hành quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cách chức bác sĩ Hồ Văn Thanh – Giám đốc bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên vì vi phạm nguyên tắc tài chính kế toán.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin dẫn nguồn tin xác nhận từ quyết định của ông Phan Đình Phùng phó chủ tịch tỉnh Phú Yên về việc ban hành kỷ luật trên.

Trước đó, ngày 31/7, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên đã có quyết định thi hành kỷ luật Đảng bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Hồ Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên. Đồng thời, đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo xem xét, xử lý kỷ luật hành chính ông Hồ Văn Thanh đồng bộ với kỷ luật Đảng.

Quyết định thi hành kỷ luật trên được đưa ra sau khi Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên và phát hiện, với chức trách Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên, trong hai năm 2017-2018, bác sĩ Hồ Văn Thanh đã có hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, cố ý vi phạm nguyên tắc tài chính – kế toán, gây thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước.

HIện cơ quan chức năng đang tiếp tục tiến hành làm rõ các sự việc liên quan.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/director-of-phu-yen-obstetrics-and-children-hospital-10212020084437.html

Chuẩn bị xử phúc thẩm vụ gian lận điểm thi ở tỉnh Hòa Bình

Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội vào ngày 22/10 sẽ mở phiên tòa phúc thẩm lưu động tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình xét đơn kháng cáo của ba bị cáo trong vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại tỉnh Hòa Bình.

Truyền thông Nhà nước ngày 21/10 cho biết ba bị cáo làm đơn kháng án sơ thẩm là Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng Phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hoà Bình); Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hoà Bình) và Đỗ Mạnh Tuấn (cựu Phó Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình).

Tại phiên sơ thẩm trước đó, ông Nguyễn Quang Vinh bị tuyên 6 năm tù, ông Khương Ngọc Chất bị tuyên 8 năm tù với cùng tội danh  “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ông Đỗ Mạnh Tuấn bị tuyên 7 năm tù với tội danh “Nhận hối lộ” và 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tổng hợp hình phạt là 10 năm tù.

Ông Nguyễn Quang Vinh bị xác định có vai trò chủ mưu trong vụ án vì đã chuẩn bị chìa khóa phòng chứa bài thi, bố trí niêm phong cửa phòng để dễ tháo bóc. Ông Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Hoà Bình) trực tiếp nâng điểm.

Ông Vinh kêu oan trong đơn kháng cáo vì cho rằng tòa sơ thẩm không đưa ra được chứng cứ buộc tội. Ông Chất và Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt.

Cáo trạng phiên sơ thẩm xác định 15 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi ở Hòa Bình vì vụ lợi đã lợi dụng chức vụ để can thiệp, nâng điểm thi cho 65 thí sinh ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia 2018 ở địa phương.

Các bị cáo trong vụ án được nói đều là người có chức vụ, quyền hành và đa số là thầy cô giáo đã gây mất uy tín đối với người dân và mất công bằng với các thí sinh, ảnh hưởng đến toàn ngành giáo dục.

Tin nói 45 thí sinh được nâng điểm sau đó trúng tuyển đại học, cao đẳng nhưng buộc bị thôi học; 10 thí sinh khác vẫn được tiếp tục theo học vì đủ điểm xét tuyển.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appellate-trial-of-test-score-fraud-in-hoa-binh-province-10212020092426.html

Vụ án Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy

 ‘có thể xét xử cuối năm 2020’

Nhà hoạt động xã hội dân sự, ông Phạm Chí Dũng và đồng nghiệp đang bị bắt giữ có thể sắp được đưa ra xét xử trong vòng vài tháng nữa, tức cuối năm 2020, theo một luật sư được gia đình mời bào chữa từ Sài Gòn.

Hôm 21/10/2020, luật sư Nguyễn Văn Miếng từ Văn phòng Luật Hồng Đức nói với BBC News Tiếng Việt rằng ông đã nhận được công văn phúc đáp của cơ quan An ninh Điều tra, thuộc Công an TP. Hồ Chí Minh thông báo đã kết thúc điều tra vụ án với ông Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch hội nhà báo nói trên và đã gửi hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố.

Ông Nguyễn Tường Thụy ‘bị công an bắt giữ’

Phản ứng dư luận sau khi cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt

Carl Thayer nhận định việc VN bắt giữ Phạm Đoan Trang

“Ngay sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt hồi tháng 11/2019 và ông Nguyễn Tường Thụy bị bắt mấy tháng sau đó vào tháng 5/2020, gia đình của các ông đã liên lạc với tôi và nhờ tôi tham gia bảo vệ, luật sư bào chữa cho các ông,” luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC từ Sài Gòn.

“Trong số những người được gia đình các ông mời, theo tôi được biết, còn có luật sư Đặng Đình Mạnh, đồng nghiệp của tôi.

“Sau đó chúng tôi đã tiến hành các thủ tục theo luật định để xúc tiến việc có thể tham gia bào chữa cho các ông, đến trưa hôm nay, ngày 21/10, tôi đã nhận được một văn bản của cơ quan An ninh Điều tra, thuộc Công an TP Hồ Chí Minh (ký ngày 16/10/2020) phản hồi.

“Sở dĩ tôi nhận được văn bản này là vì sau khi ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy bị bắt thì gia đình có mời chúng tôi như trên bào chữa cho hai ông, tuy nhiên sau khi chúng tôi gửi văn bản để đăng ký bào chữa thì cơ quan an ninh điều tra khi đó gửi một văn bản nói rằng khi nào kết thúc điều tra thì mới cho chúng tôi tham gia.

“Bình thường khi kết thúc điều tra thì cơ quan đó phải gửi văn bản cho chúng tôi, nhưng ngược lại chúng tôi phải thường xuyên gửi văn bản yêu cầu cho được tham gia làm luật sư bào chữa.

“Lần này, hôm 16/10 cơ quan An ninh Điều tra mới gửi một thông báo và nói rằng họ vừa kết thúc điều tra xong, cái này không phải tự nhiên họ gửi, mà do tôi đã gửi công văn, giấy tờ lặp lại việc đăng ký làm luật sư bào chữa, thì họ mới trả lời và phản hồi bằng một thông báo rằng vụ án đã kết thúc điều tra hôm 15/10 và họ đã chuyển sang Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh cùng với kết luận điều tra.

“Cho nên bây giờ họ lại bảo chúng tôi liên hệ với Viện Kiểm sát để được cấp thông báo bào chữa. có vấn đề đây ở chỗ là đáng lý ra sau khi kết thúc điều tra, họ phải gửi cho chúng tôi một thông báo bào chữa, trong đó nói rằng cơ quan của họ đã kết thúc điều tra và luật sư hay các luật sư được phép tham gia trong vụ án này.

“Nhưng họ lại không làm thế, họ lại đi đường vòng và ‘bán cái’ qua bên Viện Kiểm sát thành phố, như vậy gây mất thời gian cho các luật sư, buộc chúng tôi phải làm lại hồ sơ để đăng ký, trong khi Viện Kiểm sát có cấp ngay cho chúng tôi hay không thông báo bào chữa đó lại là vấn đề khác.

“Thông thường, sau 24 giờ nhận được hồ sơ và đề nghị của luật sư, thì họ sẽ thông báo việc cấp thông báo bào chữa, tuy nhiên kinh nghiệm nhiều lần cho thấy chúng tôi nộp và thông qua đăng ký tại Viện Kiểm sát thì họ bắt đợi cho đến khi nào họ ra cáo trạng và khi đó thì họ sẽ chuyển qua Tòa án.”

“Cuối năm có thể xét xử”?

Lưu lại audio,

Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, bình luận về việc ký giả độc lập, TS Phạm Chí Dũng bị bắt

Khi được hỏi việc này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến tác nghiệp của các Luật sư và khi nào vụ án với các nhà báo Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy mới được đưa ra xét xử, cũng như có thể được xét xử thế nào, Luật sư Nguyễn Văn Miếng đáp:

“Khi chuyển hồ sơ qua Tòa án như thế, người ta tới khi đó có thể mới cấp cho chúng tôi thông báo bào chữa, như vậy thì các luật sư mất đi rất nhiều thời gian để vào cuộc.

“Còn về khả năng khi nào vụ án sẽ được đưa ra xét xử, thì cái này tùy theo Tòa án thôi, nhưng thường thì một tháng nữa, sau khi Viện Kiểm sát hoàn thành và chuyển cáo trạng qua Tòa án, sau đó thêm một tới hai tháng nữa, nếu không sớm hơn và không có gì đặc biệt, thì Tòa án sẽ xét xử.

“Hiện nay đã là cuối tháng 10/2020 rồi, thì có thể và có lẽ theo chúng tôi là sớm nhất cuối năm nay, họ sẽ đem ra xử.

“Thông thường các vụ án hình sự ở Việt Nam rất ít khi thay đổi tội danh, người ta có thể thay đổi giữa khung này với khung khác, nhưng tội danh thì ít khi thay đổi, và hai ông Dũng và Thụy đã bị họ truy tố về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống nhà nước mà được quy định theo điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017, thì theo tôi là ít khi họ sửa đổi tội danh.

“Trừ trường hợp có gì đặc biệt mà phải bổ sung điều tra, mà Tòa trả lại hồ sơ, thì ít khi họ thay đổi tội danh của hai ông và khả năng cao là các ông sẽ bị xét xử theo đó.”

Sức khỏe và thông tin giam giữ?

Khi được hỏi về sức khỏe cũng như các thông tin có thể có về tình hình của các nhà báo Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy từ khi hai ông bị bắt đến nay, luật sư Nguyễn Văn Miếng nói:

“Chính là do việc cơ quan An ninh Điều tra của Công an và nhà nước không cho Luật sư được tham gia bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của chúng tôi ngay từ sau khi họ bị bắt, nên tới nay chúng tôi không có bất cứ một thông tin nào về các thân chủ của mình và bản thân gia đình hai ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy cũng không được gặp họ.

“Tuy nhiên chúng tôi biết rằng thân nhân của hai ông dù không được gặp nhưng được gửi đồ vào tiếp tế.

“Hiện nay hai ông đều đang bị giam tại số 4 Phan Đăng Lưu, là trụ sở của cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP Hồ Chí Minh.

“Nhưng nay, sau khi đã được thông báo chính thức của cơ quan An ninh Điều tra là họ đã kết thúc điều tra vụ án, thì tôi đã hướng dẫn cho thân nhân của ông Phạm Chí Dũng, cũng như vợ ông Nguyễn Tường Thụy là họ có thể liên hệ với nơi giam giữ để họ cho thăm gặp các ông vì đã kết thúc điều tra rồi.

“Tôi muốn nói thêm là hai ông Dũng và Thụy bị giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, nhưng hai ông lại thuộc sự quản lý của trại giam Chí Hòa, trại giam này có hai cơ sở: một là trại giam Chí Hòa và thứ hai nữa là tại số 4 Phan Đăng Lưu, và tôi được biết là hai ông đang bị tam giam tại cơ sở số 4 Phan Đăng Lưu này.

“Về sức khỏe của hai ông, thì tôi được biết là ông Thụy trước khi bị bắt có bị ốm đau, con ông Dũng thì trước khi bị bắt, tôi không nghe thông tin đó như thế nào, mặc dù ngay sau khi ông Dũng bị bắt thì vợ ông có liên lạc với tôi để nhờ chúng tôi bào chữa cho chồng bà.

“Ông Thụy thì trước khi bị bắt, ông có liên lạc trực tiếp với tôi và nói với tôi là nếu ông bị bắt, ông nhờ tôi tham gia làm luật sư bào chữa cho ông. Sau khi các ông bị bắt thì các ông không thể liên lạc được với chúng tôi nữa, chỉ có người nhà họ liên lạc và luật pháp cho phép thân nhân các bị can, bị cáo nhờ các luật sư giúp đỡ pháp lý, bào chữa cho người nhà của họ trước Tòa.

“Tới đây, chúng tôi sẽ khẩn trương làm các thủ tục và công việc cần thiết để có thể bào chữa và bảo vệ tốt nhất quyền lợi pháp lý và các quyền của thân chủ của mình trước các cơ quan tư pháp và Tòa án, còn khi nào chúng tôi được phép tiếp xúc với các thân chủ của mình, chúng tôi hy vọng sẽ có các thông tin đầy đủ và tốt hơn về tình hình của họ,” luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn, hôm 21/10/2020.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54614544

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định vừa đề nghị xin chuyển mục đích sử dụng 126,8ha rừng để xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1 và Phù Mỹ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng.

Báo Nhà nước Việt Nam trích nội dung từ tờ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương vừa nêu.

Cụ thể, dự án nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1 tại xã Mỹ Thắng và xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, báo cáo Thủ tướng quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 83,72ha rừng để triển khai.

Trong đó, đất trồng rừng phòng hộ được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước là rừng trồng phi lao do Ban quản lý rừng phòng hộ Phù Mỹ quản lý với diện tích 80,42ha, 3,3ha còn lại là đất trồng rừng phòng hộ do người dân đầu tư và đang sử dụng.

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1 được nói có công suất 120MWp, diện tích đất sử dụng 123ha và tổng mức đầu tư dự án là hơn 3.000 tỷ đồng.

Với dự án nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 2, diện tích đất rừng cần Thủ tướng quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng là 43,13ha.

Trong đó gồm 30,95ha đất trồng rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ Phù Mỹ quản lý và đang trồng phi lao, cùng với 12,18ha đất rừng do người dân đầu tư và đang sử dụng.

Dự án Điện mặt trời Phù Mỹ 2 sẽ được xây dựng tại xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ với công suất 110MWp, diện tích 106ha và tổng mức đầu tư dự kiến 2.253 tỷ đồng.

Mới đây, tỉnh Bình Định cũng đề nghị chuyển mục đích sử dụng 28,29ha rừng để triển khai xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 3. Nhà máy có công suất 100MWp, diện tích đất sử dụng là 94,36ha với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.048 tỷ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/binh-dinh-asked-to-change-almost-127ha-of-forest-land-to-build-2-solar-power-plants-10212020082833.html

Bà Rịa – Vũng Tàu muốn khởi động

dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa đề nghị Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án PPP đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn I.

Dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ: Vì sao ông Đinh La Thăng sắp ra tòa?

Ban chấp hành Đảng bộ ở Việt Nam: Vì sao có nơi công bố dựa theo tỉ lệ phiếu?

Tỉnh này cho biết Dự án giai đoạn I có tổng mức đầu tư là 19.012 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 9.115 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 5.985 tỷ đồng….

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 6.770 tỷ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng toàn tuyến và một phần chi phí xây lắp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phần còn lại sẽ do nhà đầu tư huy động từ nguồn vốn tự có và vốn tín dụng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí hoàn vốn trong thời gian dự kiến 24 năm 6 tháng.

Tuyến đường thuộc phạm vi Dự án giai đoạn I có chiều dài 53,7 km với điểm đầu kết nối tuyến tránh Quốc lộ 1 qua Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao với đường vành đai Tp. Bà Rịa (Quốc lộ 56), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Được biết Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu có chiều dài gần 60km đường cao tốc và 8,8km tuyến nối.

Nếu tính toàn bộ chiều dài 60km, tổng mức đầu tư dự kiến sẽ gần 23.700 tỷ đồng.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54633705

Tuyến quốc lộ miền Trung bị hư hỏng nặng, cần 100 tỷ đồng khắc phục

Hàng trăm điểm sạt lở ta luy và nhiều đoạn đường trên tuyến quốc lộ qua miền Trung đã bị đứt gãy nghiêm trọng do mưa bão và lũ kéo dài từ ngày 6 đến ngày 19/10 vừa qua.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho truyền thông Nhà nước biết thông tin trên vào ngày 21/10; đồng thời cho rằng phải cần hơn 100 tỷ đồng để khắc phục hư hỏng bước đầu trên tuyến quốc lộ qua miền Trung nhằm khôi phục lại giao thông tại khu vực này.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Đường bộ cho biết cụ thể tính đến ngày 20-10, trên hệ thống quốc lộ bị thiệt hại ước tính khoảng 355 tỷ đồng, trong đó kinh phí khắc phục bảo đảm giao thông bước 1 khoảng 200 tỷ.

Ông Cường nói thêm rằng thiệt hại nặng nề nhất là các tuyến quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh nhánh đông, tây.v.v..Hiện, ông Cường giải thích thêm, do phải gấp rút khắc phục để kịp thời thông xe nhất là đối với các tuyến đường phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn cũng như ứng cứu cho người dân tại các khu vực bị cô lập, nên Bộ giao thông cần phải huy động thêm vật tư, thiết bị, máy móc, thiết bị cũng như nhân lực trong và ngoài ngành.

Do đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí khẩn cấp khoảng 100 tỷ đồng cho các đơn vị thực hiện bảo đảm giao thông bước 1 trên các tuyến quốc lộ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/costs-central-highway-repair-due-to-floods-amount-to-vnd-100-billion-10212020075201.html

Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau hôm 21/10, vừa có quyết định ban bố tình huống sạt lở khẩn cấp đê biển Tây thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày và cho biết nguyên nhân sạt lở nhiều đoạn đê biển Tây Cà Mau là do gió mùa tây nam hoạt động mạnh, mưa kéo dài, triều cường dâng cao…

Cụ thể, tính đến chiều ngày 21/10, đã có 5 đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm với chiều dài hơn 5.800 m gồm các đoạn đê: Kênh Mới – Đá Bạc; Đá Bạc – Sào Lưới; Sào Lưới – Ba Tỉnh, thuộc huyện Trần Văn Thời và Giồng Cát – Tiểu Dừa; Bờ Bắc – Nam Vàm Khánh Hội, thuộc huyện U Minh.

Tại vị trí các đoạn đê biển sạt lở, rừng phòng hộ không còn hoặc còn rất mỏng, sóng biển uy hiếp thân đê, phức tạp, khó lường. Có những đoạn nguy cơ ảnh hưởng đến các khu dân cư, trường học, trạm y tế và đường điện trung, cao thế thế.

Tin cho biết hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau đã phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh thiết lập hành lang an toàn ở khu vực bị sạt lở, cử nhân sự theo dõi diễn biến sạt lở, vận động, sơ tán người dân ra khỏi những khu vực sạt lở nguy hiểm…

Trước đó, vào ngày 27/8/2020, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban bố tình huống sạt lở khẩn cấp ở 4 đoạn sạt lở thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời, khi có hơn 3.300 m đê biển Tây bị sạt lở.

Từ năm 2007 đến tháng 8 năm 2020, tình trạng sạt lở khiến địa phương này đã mất khoảng 9.000 ha rừng phòng hộ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ca-mau-province-announced-an-emergency-situation-of-landslide-in-the-west-sea-dyke-10212020085615.html

Bộ Công thương nói loại bỏ hàng trăm thủy điện nhỏ

khỏi quy hoạch: Chạy tội phá rừng?

Từ năm 2012 đến 2019, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công thương đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh loại bỏ 8 dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện.

Thông tin vừa nói được cơ quan này đưa ra trong công tác rà soát về quy hoạch, đầu tư xây dựng và khai thác các công trình thủy điện theo Nghị quyết 62 của Quốc hội.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi trường, khi trao đổi với RFA nhận định:

“Tôi cho rằng đây là một quyết định đúng đắn, trên thế giới thì người ta đã ngưng sử dụng thủy điện từ lâu rồi, nó có những ưu việt hơn nhiệt điện nhưng nó lại có những tác hại lớn hơn nhiệt điện rất nhiều. Xác định từ nay quy hoạch sẽ không chấp nhận các thủy điện vừa và nhỏ là đúng, nhưng vấn đề đặt ra là các thủy điện vừa và nhỏ hiện nay khá nhiều ở Việt Nam sẽ xử lý như thế nào trong giai đoạn tới, bởi vì nó cũng đang gây những thiệt hại như ở thủy điện Rào Trăng vừa rồi.”

Vvấn đề đặt ra là các thủy điện vừa và nhỏ hiện nay khá nhiều ở Việt Nam sẽ xử lý như thế nào trong giai đoạn tới, bởi vì nó cũng đang gây những thiệt hại như ở thủy điện Rào Trăng vừa rồi.

-GS. Đặng Hùng Võ

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) có 9 tỉnh trên cả nước có diện tích rừng tự nhiên giảm trong năm 2019 so với năm 2018. Nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk giảm còn 11.420ha diện tích đất rừng, Đắk Nông 7.157ha, Quảng Bình 3.337ha, các tỉnh còn lại là Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế và Bình Định…

Trước tình hình đó, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã chỉ thị tổ chức kiểm tra, rà soát diện tích rừng bị mất, diện tích bị sai lệnh so với thực tế…

Tuy nhiên đối với những thủy điện vừa bị loại bỏ, diện tích rừng bị phá một cách ‘hợp pháp’để thi công, thì trách nhiệm quy hoạch sai thuộc về ai?

Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Trần Đình Long, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hiện là Phó chủ tịch Hội điện lực Việt Nam nhiệm kỳ 2018 – 2022, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nhận định:

“Theo tôi các cơ quan quản lý nhà nước họ sẽ tiến hành điều tra và kết luận. Như vậy thì sẽ có cơ sở để rút kinh nghiệm cho tương lai. Còn cụ thể như thế nào thì chúng ta phải chờ các kết luận của hội đồng thẩm tra.”

Theo thông tin truyền thông nhà nước Việt Nam, đã có hơn 50.000 hecta rừng bị tàn phá để nhường chỗ cho 824 nhà máy thủy điện. Trung bình để xây một thủy điện mất hết 59 hecta rừng.

Bộ Công thương trong báo cáo vừa rồi nói đã vận hành phát điện 342 công trình dự án thủy điện nhỏ, đang thi công xây dựng 158 dự án, đang nghiên cứu đầu tư 300 dự án và chưa nghiên cứu đầu tư 69 dự án còn lại.

Với những con số vừa nêu, thì việc phá rừng làm thủy điện thật sự đáng lo ngại. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc quy hoạch phá rừng làm thủy điện nhỏ một cách tùy tiện?

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nói tiếp:

“Tất nhiên việc quy trách nhiệm là việc tiếp theo, chắc chắn phải quy trách nhiệm. Đấy là lỗi của địa phương, vì phê duyệt các dự án thủy điện vừa và nhỏ là thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Thế nhưng còn trách nhiệm của trung ương tức là Bộ Công Thương, thực hiện trách nhiệm khi phân cấp cho địa phương như thế nào? Tôi nghĩ việc quy trách nhiệm và bồi thường phải được cân nhắc, nhưng trước mắt nên dừng các dự án thủy điện, thậm chí đang xây dựng cũng ngừng luôn, vì thiệt hại của nó trong tương lai lớn hơn rất nhiều so với số tiền đã đầu tư.”

Trước tình hinh tai nạn thủy điện nhỏ xảy ra thường xuyên, chưa kể việc xả lũ tùy tiện gây lũ lụt, Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thuộc Bộ Công thương, khẳng định với báo chí nhà nước Việt Nam rằng, cơ quan này quản lý giám sát quy hoạch thủy điện rất chặt. Thậm chí, ông này cho biết một số tỉnh cho rằng Bộ Công thương gây khó khăn, cản trở đầu tư vì quản lý quá chặt.

Người đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nói việc rà soát các dự án thủy điện đều được cân nhắc có liên quan đến mức độ chiếm đất rừng như đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ, đất rừng tự nhiên.

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, một chuyên gia về môi trường, là người đã vận động hủy bỏ hai dự án thủy điện lớn trên sông Đồng Nai vì những tác động đến rừng quốc gia Nam Cát Tiên, khi trả lời RFA nói về việc phá rừng làm thủy điện, theo ông chỗ chọn làm thủy điện đa phần là có rừng:

“Nếu làm thủy điện ở những vùng có rừng thì nhà đầu tư sẽ phá rừng để hy sinh làm thủy điện. Các dòng sông làm thủy điện có độ dốc tương đối cao và đa số những nơi đó là còn rừng. Nếu làm như vậy mình phải hi sinh môi trường, đặc biệt là đa dạng sinh học. Rừng không chỉ là cây như chúng ta nhìn vào mà còn nhiều loài khác nhau. Khi mình phá rừng, tổng thể hệ sinh thái phục vụ cho con người, và các loài khác trong chuỗi mắt xích sẽ bị phá hủy. Như vậy sẽ đe dọa đến sự tồn vong của loài người.”

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ khi trả lời RFA cho biết việc phá rừng để làm các nhà máy thủy điện bấy lâu nay đã để lại cho Việt Nam nhiều hệ lụy về tác động môi trường và ảnh hưởng cuộc sống người dân khu vực lòng hồ thủy điện:

Chắc chắn phải quy trách nhiệm. Đấy là lỗi của địa phương, vì phê duyệt các dự án thủy điện vừa và nhỏ là thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Thế nhưng còn trách nhiệm của trung ương tức là Bộ Công Thương, thực hiện trách nhiệm khi phân cấp cho địa phương như thế nào?

-GS. Đặng Hùng Võ

“Đã có nhiều vấn đề về môi trường, xã hội, ngoài yếu tố về kinh tế liên quan các dự án thủy điện. Ví dụ chuyện di dân, những người sống ở khu vực lòng hồ đã phải di dân. Mà thường thường sẽ di chuyển đến chỗ khó khăn hơn chỗ ở cũ. Rồi vấn đề về tái định cư, và sinh kế của người dân ở đó bởi vì họ sống ở dưới thung lũng thì họ dễ dàng canh tác, bắt cá nhưng khi di dời, theo khảo sát của tôi, thì cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra những hồ chứa như vậy phải hi sinh rất nhiều đất rừng. Mà rừng ở Việt Nam càng ngày càng thu hẹp và chất lượng không còn dồi dào như ngày xưa nữa.”

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tại, phá rừng, xây thủy điện là nguyên nhân của lũ quét, sạt lở đất… Từ năm 2010 đến 2019 đã xảy ra 260 trận lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại về kinh tế ước tính hàng chục nghìn tỉ đồng.

Tai nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3 một lần nữa dấy lên lo ngại về thực trạng phá rừng, xây thủy điện vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay.

Tai nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3 không phải là sự cố đầu tiên đối với thủy điện vừa và nhỏ ở Việt Nam. Trước đây một loạt thủy điện nhỏ bị sự cố nghiêm trọng như Đak Men 3 tỉnh Kontum, Đak Rông 3 tỉnh Quảng Trị, Đạm Bol tỉnh Lâm Đồng, Hố Hô ở hai tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Bình, cho thấy cơ chế phân cấp giám sát quản lý an toàn công trình bộc lộ nhiều bất cập.

Thiệt hại đáng chú ý nhất xẩy ra vào tháng 6 năm 2013, khi Đập thủy điện Ya Krel 2, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai bị vỡ do chất lượng kém, khiến hai 2 người bị nước cuốn trôi, gần 30 hecta hoa màu ở phần hạ du bị ngập trong nước, bị thiệt hại gần như hoàn toàn.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, trong cơ cấu nguồn điện quốc gia Việt Nam, thủy điện chiếm tỷ trọng 40% về công suất lắp đặt và góp 37% điện năng.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/eliminate-many-small-hydroelectricity-but-who-is-responsible-for-deforestation-10202020132758.html

Việt Nam cần làm gì để chống lại “sự tấn công quyến rũ” của Trung Quốc

Đỗ Thanh Long

“Quyến rũ” Đông Nam Á trở lại

Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiến hành chuyến thăm một loạt quốc gia Đông Nam Á trong tuần qua báo hiệu sự trở lại của chiến lược tấn công quyến rũ của Trung Quốc. Lợi ích địa chính trị và kinh tế đang thúc đẩy Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào một chiến lược ngoại giao láng giềng.

Sự thù địch giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có dấu hiệu “tăng nhiệt”. Cuộc gặp giữa ngoại trưởng các nước Bộ Tứ (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) tại Tokyo cách đây không lâu đã gây sức ép ngày càng lớn đối với Bắc Kinh. Năm 2019, châu Âu miêu tả Trung Quốc là “đối thủ kinh tế” và “kẻ thù hệ thống”. Tháng 9/2020, Anh, Pháp và Đức đã cùng Mỹ và Australia bác bỏ những yêu sách biển quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng lúc đó, Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lại vượt qua Liên minh châu Âu để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2020.

Căng thẳng ngoại giao với các cường quốc khác và tầm quan trọng kinh tế ngày càng tăng của ASEAN đối với Trung Quốc có thể là động lực để Bắc Kinh thúc đẩy chính sách ngoại giao láng giềng trở thành ưu tiên hàng đầu. Bị kìm kẹp ở phía Bắc và phía Tây, Trung Quốc sẽ hướng về phía Nam và phía Đông. Để làm được điều này, Trung Quốc đặt ra một số mục tiêu: 1) ngăn chặn những nỗ lực của phương Tây nhằm xây dựng một liên minh thù địch bên trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc; 2) làm cho tranh chấp Biển Đông chỉ là vấn đề nội bộ giữa các quốc gia tranh chấp, hoặc cùng lắm là giữa Trung Quốc với ASEAN; 3) ngăn chặn ASEAN nghe theo lời kêu gọi của Mỹ hạ lệnh cấm đối với các công ty công nghệ và công ty xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc; 4) đảm bảo sự liên tục của các dự án “Vành đai và Con đường”; và 5) mở rộng hợp tác kinh tế.

Ở chiều ngược lại, những mục tiêu này tạo ra cơ hội cho các quốc gia trong khu vực như Việt Nam nếu những quốc gia đó giữ được sự tự chủ chiến lược trong bối cảnh cục diện địa chính trị ngày càng bị phân cực như hiện nay.

Nhằm thoát khỏi sự bao vây, cô lập

Việc cải thiện quan hệ với ASEAN sẽ là yếu tố quyết định nếu Bắc Kinh muốn tránh tình trạng “tứ bề thọ địch”. Cho dù kết quả cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 tới như thế nào thì cạnh tranh giữa các cường quốc vẫn sẽ luôn tồn tại. Dù Trump thắng hay Biden thắng, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn sẽ được duy trì. Tương tự, các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Nhật Bản sẽ vẫn là một nhân tố gây khó chịu trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh với những “gã khổng lồ” láng giềng châu Á.

Tuy nhiên, việc tạo ra một “NATO của châu Á” sẽ hoàn toàn làm thay đổi cán cân quyền lực khu vực. Ngay cả những lời kêu gọi thành lập một tổ chức như vậy cũng đủ đẩy cảm giác bất an của Bắc Kinh lên một cấp độ mới. Do đó, việc Trung Quốc hướng về ASEAN có thể đồng nghĩa với việc Bắc Kinh muốn ngăn chặn khả năng khối này tham gia Bộ Tứ mở rộng, vốn có thể trở thành hạt nhân của NATO châu Á. Nhìn từ góc độ như vậy, chúng ta sẽ thấy không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa thăm các nước trong khu vực hồi tháng 9 và Ngoại trưởng Vương Nghị quyết định bỏ qua Việt Nam trong chuyến công du của mình bất chấp việc Việt Nam là chủ tịch ASEAN trong năm nay do Hà Nội đang có xu hướng tham gia “Bộ Tứ +”.

Ngoài ra, khi nhận ra cách mà vấn đề tranh chấp Biển Đông tiếp tục ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với những nước láng giềng phía Nam, Trung Quốc đã kêu gọi sớm nối lại vòng đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC). Việc tái cam kết đối với một cơ chế ASEAN-Trung Quốc như vậy cũng đồng nghĩa với việc ngăn chặn những động thái mà Trung Quốc coi là sự can thiệp của nước ngoài vào điểm nóng Biển Đông. Mặc dù vậy, việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự cùng việc đe doạ, ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí của các quốc gia thành viên ASEAN trên EEZ của họ sẽ tiếp tục vấp phải sự phản ứng của các nước khu vực Đông Nam Á cũng như các cường quốc bên ngoài. Điểm nóng Biển Đông sẽ tiếp tục là một “thùng thuốc súng” trong hoạt động ngoại giao ngoại vi của Trung Quốc và sẽ tiếp tục khiến nhiều cường quốc biển trên thế giới bất bình.

Việc Mỹ áp đặt lệnh cấm đối với tập đoàn công nghệ Huawei và các công ty xây dựng Trung Quốc cũng như kêu gọi các quốc gia khác làm theo đã tác động không nhỏ tới những dự án của Trung Quốc tại Đông Nam Á, khu vực địa lý chiến lược đối với sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Do đó, Bắc Kinh sẽ cố gắng xoa xịu những lo lắng trong khu vực này và đảm bảo thực hiện các dự án đã cam kết.

Khi ASEAN tiếp tục thu hút vốn đầu tư quốc tế và giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Bắc Kinh hiểu rằng điều này có thể làm “loãng” tầm ảnh hưởng kinh tế của họ đối với ASEAN. “Củ cả rốt kinh tế” như vậy có thể được sử dụng như một quân bài lôi kéo các nước khu vực rời xa nước láng giềng lớn phương Bắc. Do đó, việc đẩy mạnh thương mại và đầu tư trong khu vực có ý nghĩa quan trọng hơn cả việc nắm bắt những cơ hội kinh tế ngay cả vào thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay. Làm như vậy sẽ giúp duy trì “đòn bẩy” chủ đạo đối với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực chiến lược và đầy năng động này.

Mong muốn của ASEAN

Đối với ASEAN, gác lại các bất đồng và thúc đẩy hợp tác nhằm chống lại đại dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế vẫn là ưu tiên số 1 hiện nay. Cùng với Brazil, Mexico, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain và hơn 10 quốc gia khác, Indonesia đang tham gia thử nghiệm ở cấp độ mới đối với chủng loại vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc chế tạo. Malaysia và Thái Lan cũng thể hiện mong muốn hợp tác cùng Bắc Kinh trong quá trình phát triển vắc-xin. Trong bài phát biểu gần đây trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Tổng thống Indonesia JokoWidodo và Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã kêu gọi phát triển vắc-xin giá rẻ cho mọi người, đặc biệt là cho các quốc gia đang phát triển.

ASEAN vẫn luôn mở cửa đối với những dự án kết nối mà các quốc gia khác đề xướng. Ngoại trừ Manila, lời kêu gọi của Washington nhằm áp đặt lệnh cấm đối với các công ty xây dựng Trung Quốc đều không nhận được hưởng ứng nào từ hầu hết các quốc gia trong khu vực. Ngay cả trong trường hợp của Philippines, chính quyền Manila nhanh chóng khẳng định rằng các dự án của Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn và quyết định này đã gây “tiếng vang” cho cả khu vực. Các dự án lớn được tài trợ bởi Trung Quốc như hệ thống đường sắt Jakarta-Bandung (Indonesia), đường sắt kết nối bờ Đông (Malaysia), đường sắt Trung Quốc-Lào và đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville (Campuchia) tiếp tục được triển khai mạnh mẽ bất chấp đại dịch đầu năm nay.

Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13. Đại hội kỳ này sẽ là kỳ đại hội quan trọng, bởi vì nó diễn ra trong bối cảnh thế giới đang trong thời gian biến động lớn.

Là quốc gia giàu tài nguyên, có dân số trẻ lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, có quân đội thực chiến bậc nhất ở châu Á, có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam được xem như “lực lượng trấn giữ con đường Nam tiến cả trên bộ và trên biển của Trung Quốc”, vì vậy, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là đối thủ tranh đoạt, kiềm chế, kiểm soát của mình.

Chính sách đối ngoại chủ đạo của Trung Quốc với Việt Nam sẽ là vừa cân bằng vừa can dự, vừa kiềm chế, vừa lôi kéo. Mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam nhằm không để Việt Nam có thể mạnh lên, thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc, nhưng cũng không để Việt Nam quá bất mãn, tìm đến các liên kết chống lại Trung Quốc. Nhìn chung, chính sách cơ bản của Trung Quốc với Việt Nam có thể đi theo các hướng sau:

Thứ nhất, hòa dịu với Việt Nam, để tránh quan hệ căng thẳng xấu thêm, gia tăng các hoạt động trao đổi ngoại giao cả thượng đỉnh và các cấp.

Thứ hai, tăng cường hợp tác trên mọi phương diện đặc biệt là kinh tế, giao thương buôn bán nhằm dùng lợi ích kinh tế đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc, ít nhất đảm bảo Việt Nam giữ thế trung lập giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trong tình hình này, Việt Nam vẫn đang cố gắng duy trì thế “cân bằng” giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam cần tránh việc đi với bên này để chống bên kia. Tuy nhiên, Việt Nam phải xác định rõ Trung Quốc thực chất là đối tượng đối phó của Việt Nam, đặc biệt với tham vọng trên biển Đông của Bắc Kinh; Mỹ đang là đối tác tích cực của Việt nam. Mặc dù Việt Nam không có ý định chống lại Trung Quốc, nhưng không được để Trung Quốc sử dụng con bài “ý thức hệ”, dùng quan hệ hai đảng để ru ngủ, vỗ về, nhưng trong thực địa thì tìm cách chiếm đoạt biển đảo. Các lãnh đạo Việt Nam cần nhận biết rõ ai là bạn, ai là thù trong thời điểm này, và phải đặt lợi ích của đất nước, dân tộc lên trên các mối quan hệ đảng phái.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-does-vn-need-to-do-to-deal-with-china-s-new-approach-10202020154852.html

Quốc hội Việt Nam có thể giám sát đến cùng

lời hứa của lãnh đạo bên Chính phủ?

Thanh Trúc

Lời hứa từ lãnh đạo các cấp có được thực thi đến nơi đến chốn?  Đây là câu hỏi được đặt ra  sau khi Chủ nhiệm Văn phòng kiêm Tổng Thư ký Quốc Hội nói với báo chí rằng đại biểu Quốc Hội phải thực hiện quyền giám sát, quyền chất vấn để yêu cầu viên chức chính phủ giải trình vì sao chưa thực hiện lời hứa hoặc đến bao giờ mới làm được.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn câu trả lời của ông Nguyễn Hạnh Phúc tại cuộc họp báo hôm 19 tháng 10 rằng Văn phòng Quốc hội đã tổng hợp tất cả các báo cáo từ các bộ, ngành chính phủ, hệ thống hóa và gửi đến các đại biểu Quốc hội. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, đó là nguồn thông tin hết sức quan trọng để các đại biểu Quốc hội thực hiện quyền giám sát, quyền chất vấn tại Kỳ họp thứ X, yêu cầu Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành giải trình rõ tại sao chưa làm được, vướng mắc ở đâu và hứa đến bao giờ thực hiện được.

Dựa trên câu trả lời của Tổng thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc, được báo trong nước tường thuật lại, Kỳ họp lần X, Quốc Hội khóa XIV này sẽ là phiên chất vấn mở, bất kỳ thành viên Chính phủ, bộ trưởng, trưởng ngành nào cũng phải sẵn sàng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc Hội.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, cho biết Kỳ họp lần thứ X chỉ là sử dụng chức năng giám sát xem thành viên chính phủ, viên chức ban ngành trả lời thế nào về việc đã, chưa hoặc không thực hiện được lời hứa đã đưa ra với quốc hội trước đó:

Trên cơ sở thực hiện quyền giám sát tối cao thì đây là cuộc tổng kiểm điểm. Kỳ họp lần này thì Quốc Hội có chương trình là nghe các cơ quan hữu quan, ban ngành đã phát biểu và hứa trước Quốc Hội thì đã thực hiện đến đâu. Cơ quan  thẩm định trước nhất là Hội Đồng Dân Tộc và các Ủy Ban, nhưng thường thì Mặt Trận Tổ  Quốc có bài tổng kết, đọc lại, nhắc lại những lời hứa và những lời hứa nào đã được thực hiện. Bây giờ là chuẩn bị hết nhiệm kỳ rồi thì thực hiện Kỳ họp để đánh giá, để khẳng định đơn vị do Quốc Hội phê chuẩn có xứng đáng tiếp tục hay không, hay là hứa cuội, hứa lèo trước Quốc Hội” .

Và nếu bảo phiên chất vấn sẽ rất mở cũng chẳng phải chuyện mới, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội Trần Quốc Thuận nói tiếp. Vấn đề quan trọng, theo ông, là Quốc Hội thực sự có giám sát được đến cùng những lời hứa của lãnh đạo không:

Việc trả lời và chất vấn trở lại, có nghĩa là tranh luận trước Quốc Hội  không phải là quá ít. Thỏa đáng hay không thỏa đáng thì Quốc Hội có Nghị Quyết với nội dung nếu chưa được 100%, dưới 50% , thì người hứa có thể bị xem xét tư cách có nên tiếp tục cho làm hay không. Trong các năm vừa qua chưa có cuộc bỏ phiếu nào mà ai bị dưới 50% cả”.

Trên thực tế, đại biểu quốc hội Việt Nam là đại biểu kiêm nhiệm, bị ràng buộc bởi cơ chế và lãnh lương từ ngân sách, luật sư Trần Quốc Thuận phân tích tiếp, vì thế những cuộc tranh luận, chất vấn, giám sát trên sàn Quốc Hội mà gọi là mở thì lại có hạn chế của nó:

Cho nên là mình hỏi mình, mình trị bệnh cho mình, mình tự mổ xẻ mình  Việt Nam là một đảng lãnh đạo, tỷ lệ đảng viên trong Quốc Hội là trên 95% . Đôi khi chất vấn đến chỗ nóng quá  người ta  bèn bảo “ thôi được rồi, tới đó là tốt rồi”…Cho nên là nó có điểm dừng”.

“Công khai là tốt nhưng bản chất cũng chưa có gì nỗi trội. Bản chất của nó là người trả lời và người chất vấn phải đứng ở vị trí gọi là đảm bảo trước nhất không có ý kiến trái với chủ trương của đảng. Những người mà hầu hết là  đảng viên thì không thể nói những gì vượt qua chủ trương qui định của Đảng cả. Hiện giờ trong nội bộ đảng vẫn chưa thực hiện được đầy đủ việc ứng cử, bầu cử, đề cử và tranh cử, cho nên chất vấn công khai, trả lời trở lại một cách trung thực thì tôi dùng chữ chỉ là mơ thôi”.

Việc trả lời và chất vấn trở lại, có nghĩa là tranh luận trước Quốc Hội  không phải là quá ít. Thỏa đáng hay không thỏa đáng thì Quốc Hội có Nghị Quyết với nội dung nếu chưa được 100%, dưới 50% , thì người hứa có thể bị xem xét tư cách có nên tiếp tục cho làm hay không. Trong các năm vừa qua chưa có cuộc bỏ phiếu nào mà ai bị dưới 50% cả – LS Trần Quốc Thuận

gia kiêm nhà nghiên cứu độc lập, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, hoan nghênh nỗ lực giám sát đến cùng những lời hứa của viên chức chính phủ:

Quyết tâm giám sát một cách nghiêm túc và rõ ràng như vậy theo tôi là tốt.  Rất nhiều việc đã được hứa thí dụ tốc độ cổ phần hóa những xí nghiệp Nhà Nước thế nào, tỷ lệ trồng rừng hay trồng mới các rừng bị chặt hạ ra sao, tỷ lệ xóa đói giảm nghèo vùng miền tiến bộ đến đâu…vân vân. Việc thực hiện đến mức độ nào cần phải được xem xét, chất vấn để cho bộ máy làm việc có hiệu quả hơn”.

Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng hầu hết đại biểu Quốc Hội đều là đảng viên kiêm viên chức Nhà Nước, nên phiên chất vấn đòi giải trình vì sao chưa thực hiện lời hứa hoặc đến bao giờ mới làm được, cuối cùng đâu cũng vào kiểu ta tự chẩn bệnh và tự mổ xẻ cho ta thôi. Nhận xét về ý kiến này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng nên nhìn phiên chất vấn ở Quốc Hội như cơ hội vừa hợp tác vừa đấu tranh giữ bộ này với bộ nọ, ngành này với ngành kia, thì vai trò giám sát của Quốc Hội mới đạt hiệu quả:

Theo tôi việc các cơ quan khác nhau vừa hợp tác mà vừa có sự đấu tranh với nhau là điều rất bình thường. Bởi vì giữa các bộ thì phải hợp tác với nhau để thực hiện công việc, nhưng mà giữa các bộ có thể cũng có nhiều vấn đề chưa nhất trí, chưa thống nhất, thậm chí là chưa hài lòng với nhau. Nếu những việc như vậy được trình bày một cách thẳng thắn, khi chất vấn phải đưa ra những câu hỏi cụ thể, phải có chứng minh, đấu tranh như vậy theo tôi là lành mạnh, nên coi là việc bình thường”.

Ngày nào mà Việt Nam còn duy trì hình thức lập pháp với hơn 90% đảng viên của một đảng cầm quyền, ngày đó người dân vẫn nhìn vào thực tế để không tin vào vai trò giám sát của Quốc Hội, là nhận định của ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân Vận Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:

Quốc Hội nhưng không phải là chỗ tập họp của quốc dân mà là chỗ tập họp của 90% đảng viên của đảng. Đa số là cán bộ bên chính quyền,  lãnh đạo đảng rồi bí thư các thứ nhảy vào ngồi. Bởi vậy cái tính chất gọi là Quốc Hội không rõ đâu. Thế thì giám sát được ai, tay mặt giám sát tay trái hay là thế nào?”.

“Nếu mà giám sát được thì đã không để cho thủy điện tràn lan, phá rừng tràn lan. Tôi nhớ cách đây hơn một năm ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đóng cửa rừng. Sau khi tuyên bố thì không thấy động thái gì, qui định gì, thủ tục gì để thực hiện việc đóng cửa rừng. Quốc hội cũng  chả giám sát được.

Quốc Hội có dám giám sát những Nghị Quyết của đảng bao nhiêu năm nay làm được hay không? Cho nên nói giám sát là nói cho vui, là mị dân thôi.  Quốc Hội này có làm được cái nhiệm vụ giám sát hay không đấy là vấn đề”.

Theo lời Chủ nhiệm Văn Phòng kiêm Tổng Thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc nói với báo chí, sau khi phiên chất vấn trong kỳ họp X Khóa XIV kết thúc, một Nghị Quyết sẽ được chuyển cho Quốc hội Khóa XV để tiếp tục giám sát và chất vấn.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/national-assembly-may-oversee-government-promises-10212020095315.html

Đại biểu Quốc hội và Phó thủ tướng lên tiếng

về việc cứu trợ miền Trung

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên UB Tài chính Ngân sách, trong trao đổi bên hành lang Quốc hội với báo giới Nhà nước Việt Nam sáng 21/10, cho rằng, không nên máy móc chỉ có tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội mới có quyền huy động kêu gọi quyên góp tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ mà nên quy định cá nhân cũng có quyền.

Nghị định 64/2008 về việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng… không quy định cho cá nhân được vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Điều 21 Nghị định này còn nêu rõ, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cũng theo báo chí trong nước, ca sĩ Thủy Tiên đã nhận khoảng 105 tỷ đồng tiền cứu trợ nạn nhân vùng lũ từ khắp nơi gởi về. Ông Lê Thanh Vân tin rằng ca sĩ Thủy Tiên và nhóm của cô không đi ban phát một cách bừa bãi. “Họ sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những nhà tài trợ quyên góp vào quỹ đó cho họ. Chắc chắn họ sẽ sẵn sàng để minh bạch”.

Liên quan chuyện cứu trợ, tại Hội nghị chỉ đạo ứng phó với bão và mưa, lũ các tỉnh miền Trung hôm 21/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định rằng, quá nhiều đoàn cứu trợ chỉ đi vào chỗ thuận lợi giao thông, còn những chỗ khó thì chưa vào. Chính vì thế có chỗ nhận được nhiều, có chỗ chẳng có gì…

Ông Dũng đánh giá trong cả nhiệm kỳ của ông, lần này thiệt hại do lũ nặng nề nhất. Ông đề nghị Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục cử đoàn vào miền Trung để xem bà con cần hỗ trợ những gì để có biện pháp cứu trợ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/national-assembly-deputies-n-deputy-pm-on-the-relief-work-10212020083708.html

Đại hội 13: Đảng lấy ý kiến dân nhưng có thực muốn tiếp thu?

Quốc Phương

Hôm 20/10/2020, đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố các văn bản là dự thảo văn kiện đại hội 13 của đảng này dự kiến họp vào đầu sang năm để ‘xin ý kiến nhân dân’.

Bốn dự thảo được đưa ra lấy ý kiến theo báo mạng VnExpress gồm Các dự thảo văn kiện được công bố lấy ý kiến nhân dân gồm “Báo cáo chính trị tại đại hội XIII của Đảng”, “Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030.”

“Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025,” “Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.”

Hôm thứ Ba, một nhà quan sát từ Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Minh Triết Việt, cựu Vụ trưởng thuộc Ban Dân vận Trung ương của đảng CSVN bình luận với BBC về động thái này.

“Việc công bố hiện nay là theo lời hứa của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư trước đó nói là phải công bố và lấy ý kiến, nhưng chúng tôi cho rằng thứ nhất là chậm, thứ hai là hình thức, khi đại hội 13 đã sát nút rồi, chỉ còn mấy tháng nữa thôi.

“Và thứ ba là chúng tôi hoài nghi về năng lực tiếp thu ý kiến nhân dân của đảng cầm quyền và ban lãnh đạo, bởi vì phải có trí tuệ mới, đạo đức mới, tình cảm mới, có nhãn quan mới thì mới có thể tiếp thu được ý kiến của nhân dân.

“Còn như nhân cách hiện nay và tình hình trong ban lãnh đạo đảng thì chúng tôi không tin là họ có thể nhận thức được vấn đề, cho nên động thái này theo tôi ngoài chuyện chậm ra, thì nó hình thức và nó chỉ là một thứ dân chủ giả hiệu mà thôi và không thực sự đáng quan tâm với người dân, nếu không có đổi mới thực sự về bản chất, nội dung và cách làm của đảng cầm quyền.”

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

VN có lợi khi Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng?

Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều: ‘Có sạn nhưng không đến mức phải thu hồi’

“Vẫn lối mòn, chưa dám nói sự thật”

Khi được hỏi là có gì đáng lưu ý, chẳng hạn như tính mới trong nội dung của các văn kiện, đặc biệt về các đường lối liên quan tới lãnh đạo, tới sự phát triển của đất nước và cả vấn đề nhân sự, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nói:

“Có thể thấy qua những văn bản gần nhất cho tới hiện nay, thì tôi thấy nội dung về bản chất vẫn không có gì mới, về cơ bản vẫn như cũ, từ nhận định tình hình thế giới cũng không có gì mới, vẫn chung chung, lối mòn như đứng trước bất động khôn lường, chuyển biến tình hình phức tạp, nhưng cụ thể bản chất

của cái khôn lường ấy, cái phức tạp ấy để ra chính sách, chiến lược là cái gì, thì không dám nói ra cho rõ.

“Thứ hai là nói về thành tựu thì nói rất nhiều, nhưng những sai lầm thì hời hợt, chưa dám tự chỉ ra, không dám đi vào thực chất, mà chỉ nói khái quát, đại thể, còn những cái cụ thể, thiết thực, mà thức chất là sự yếu kém và nguyên nhân yếu kém của sự lãnh đạo của đảng và bản thân yếu kém của đảng hiện nay thì không nói rõ.

“Những người chấp bút chỉ bổ sung một vài thứ để cố tỏ ra là đổi mới, nhưng nhiều chỗ chỉ như là sự chơi chữ, vụn vặt, những đổi mới thật dứt khoát, lớn và có ý nghĩa thì thiếu vắng và có thể nói cái đó chỉ nói lên một sự thất vọng nếu xem xét kỹ những khía cạnh chiến lược, chính sách, đường lối lớn đó và khả năng đổi mới, cải tổ.”

Hoạch định đường lối có dám đổi mới không?

Cho rằng việc hoạch định đường lối và cải cách có quan hệ với vấn đề nhân sự và làm nhân sự của đảng cầm quyền, ông Nguyễn Khắc Mai bình luận:

“Thực ra, họ vẫn theo một quan niệm rất cũ, đưa ra những tiêu chuẩn hết sức đại khái như yêu nước, có tầm nhìn, lòng chung thành v.v…, nhưng trong thời đại này sự thể hiện của tất cả những cái ấy là gì, thì chưa rõ ràng.

“Yêu nước có dám đi với dân tộc không, hay đặt lợi ích của đảng lên trên hết, chung thành thì có đặt chung thành với dân tộc nhân dân lên trước lợi ích của đảng hay thậm chí của quan hệ liên – đảng nào đó trong đối ngoại hay không?

“Có tầm nhìn thì có dám thoát ra khỏi tư duy lệ thuộc vào một cường quốc nào đó, để mà từ tư duy tới hành động bứt hẳn ra, thoát hẳn ra vòng ảnh hưởng đó để đồng hành cùng với nhân dân, dân tộc đưa quốc gia trở nên độc lập hơn hay không?

“Có tầm nhìn thì có dám đề cao chiến lược để gần gũi hơn với thế giới hiện đại với những khuynh hướng tiến bộ, văn minh hay không, mà nói thẳng ra là thực sự học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm của các khối, các quốc gia phát triển hơn, văn minh tốt hơn như tây phương.

“Và cụ thể hơn, có dám dân chủ hóa đất nước và xã hội hiện nay không? Thì tất cả những vấn đề trên đặt ra tiêu chí để lựa chọn con người, và khi không trả lời những vấn đề này, có dám dân chủ hóa như thế không, bên cạnh việc có dám đi với nhân loại hiện đại, văn minh, tiến bộ không, thì khó tìm ra được những giải pháp, đáp án cho đường lối và cũng là cơ sở để tìm ra con người.”NGUỒN HÌNH ẢNH

Nhân sự và công tác nhân sự

Sau những câu hỏi được đặt ra về mặt đường lối kể trên, nhà nghiên cứu nguyên là Vụ trưởng Vụ nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN, bình luận về nhân sự của đảng cầm quyền trước Đại hội 13.

“Bây giờ tôi không thấy bất cứ ai và một vài gương mặt nhắc đến gần đây, kể cả ông Nguyễn Văn Nên tân Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh và ông Vương Đình Huệ, bí thư thành ủy Hà Nội, mới được bầu ở Sài Gòn và Hà Nội trong các hội nghị mới đây.

“Nhân đây, tôi cũng muốn đưa ra quan sát của mình về chính người lãnh đạo của đảng này, tôi cho rằng ông Tổng Bí thư về thực chất, so với kỳ vọng, trông đợi của người dân, thậm chí cán bộ, đảng viên, nếu nhìn sâu vào bản chất vẫn chưa đạt yêu cầu và nhiều công việc làm vẫn có thể coi là ‘nửa vời’.

“Tôi nói câu chuyện về chống tham nhũng được làm ồn ào, nhưng thực chất thì nó là nửa vời, người ta bắt bớ một số người để tạo tiếng vang, nhưng thực chất cũng không nên hồn vì số bị xử lý quá ít ỏi và xử lý không đầy đủ, rốt ráo, công bằng và cân xứng.

“Nhưng vấn đề đáng nói hơn sự ồn ào đó, theo quan điểm của chúng tôi là ông và đồng sự đã đang xây dựng trong giai đoạn này một đảng cầm quyền có khuynh hướng độc tài, toàn quyền, chuyên quyền, tùy tiện, lấn át công việc của chính quyền, đảng đứng trên cả luật pháp, đảng lấn át không chỉ chính quyền mà còn lấn át mọi hệ thống của nhà nước, quốc hội, chính phủ v.v… Điều này để lại một hệ lụy không đúng đắn và rất khó sửa chữa sau này.

“Thứ ba là những vấn đề dân coi là tày đình thể hiện dưới sự lãnh đạo của ông Tổng Bí thư trong giai đoạn này, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp, đã thể hiện một đường lối và thái độ rất yếu kém và nó thể hiện rất rõ qua những vụ xử gần đây dưới nhiệm kỳ của ông Trọng, trong đó có những vụ như xét xử tái thẩm tử tù Hồ Duy Hải, cũng như là vụ xử Đồng Tâm mới đây.

“Và bản án Đồng Tâm, như nhiều người dân và trí thức, nhân sỹ nhìn nhận, đó là bản án của chế độ, nếu anh làm như thế, đó không còn phải là một bản án hình sự hay là dân sự, và hãy nhìn phản ứng quan ngại của quốc tế để thấy rõ hơn.”

Điều gì muốn nói trước Đại hội?

Khi được hỏi liệu có điều gì muốn nói với đảng, cũng như với chính quyền và người dân Việt Nam, trước Đại hội 13 của đảng CSVN hay không, ông Nguyễn Khắc Mai nói:

“Tôi nghĩ rằng vận nước đã đến, nhưng vấn đề không phải là đảng Cộng sản cầm quyền có thể có khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện nay cho Việt Nam như tôi đã nhấn mạnh, mà thứ nhất là có ‘giải Trung’, ‘thoát Trung’ tức là thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc được không, hai là có dám quan hệ ngang ngửa với các nước tiến bộ phương Tây, Âu-Mỹ hay không?

“Và muốn như thế, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh, là phải dân chủ hóa để nâng cao sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam.

“Những vấn đề lớn như thế là phải được giải đáp, chứ không phải chỉ là thay nhân sự vụn vặt, sửa vài chỗ không cơ bản trong kế hoạch, đề án, đường lối hay cái gọi là ‘Báo cáo chính trị’, thế thì từ đó, chọn người mới chọn ra những người có tầm chiến lược như vậy và có tầm nhìn để trong vòng ba chục năm tới có thể xoay chuyển, chuyển đổi được tình hình.

“Nếu không, như mấy đại hội gần đây và hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đi vào ngõ cụt và giẫm chân tại chỗ, tức là có chuyển động bề ngoài đấy, nhưng mà không hề có vận động, chuyển đổi thực chất.

“Và đấy là cái với đảng là cái không nên tự hào, hay không nên tự vỗ ngực, tự khen ngợi gì, mà nên xem lại, còn với dân, thì tôi nghĩ nhiều người dân nhìn vào đó và thấy là đáng lo buồn.

“Nhưng còn bây giờ dựa vào cái gì để đất nước, dân tộc, nhân dân đổi mới, thì tôi nghĩ là dựa vào sự thức tỉnh của đồng bào, của giới trẻ, của giới trí thức.

“Thì hiện nay, trong lòng dân tộc Việt Nam có những xung lực nào thôi thúc sự lớn nhanh của những con người mới, của những nhân cách mới trong dân tộc và thậm chí là trong bốn triệu đảng viên, liệu có một số người nào mà bỏ lối và bỏ lốt cũ, thay đổi nhân cách, để đi với dân tộc, đi với thời đại không? Thì đấy mới là những vấn đề lớn đáng và phải đặt ra,” nguyên Vụ trưởng, Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN nói với BBC hôm thứ Ba.

Thời hạn góp ý trong vài tuần

Trở lại với việc đảng CSVN lấy ý kiến các dự thảo văn kiện Đại hội 13, hôm 20/10, trang mạng của Đại hội đảng 13 trong một bài viết công bố các dự thảo này, cho hay thêm về động thái:

“Việc lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của Nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân.

“Thông qua việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.”

Vẫn theo trang mạng này, theo Hướng dẫn ngày 10/9/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSV, việc tổ chức thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của đảng cầm quyền được tiến hành từ ngày 20/10 đến hết ngày 10/11/2020.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54621459

Điểm tin trong nước sáng 21/10:

Mưa lũ khiến 132 người chết và mất tích,

90.000 dân phải sơ tán

Tâm Tuệ

Mục lục bài viết          

Mưa lũ khiến 132 người chết và mất tích, 90.000 dân phải sơ tán

Quảng Bình: Sạt lở đồi, nhiều quân nhân may mắn thoát nạn

Thêm 1 ca nhập cảnh nhiễm virus Vũ Hán

Khai dối, Phú Yên miễn nhiệm 1 phó chủ tịch huyện

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Tư (21/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Mưa lũ khiến 132 người chết và mất tích, 90.000 dân phải sơ tán

Tuyền thông trong nước dẫn tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết từ hôm 6 đến 19/10, mưa lũ làm 132 người chết và mất tích.

Trong đó, có 105 người chết: 49 người ở Quảng Trị, 27 người ở Thừa Thiên Huế, 6 người ở Quảng Bình, còn lại Nghệ An 1 người, Hà Tĩnh 2, Quảng Nam 11, Đà Nẵng 3, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, Đắk Lắk 1, Lâm Đồng 1, Kon Tum 2.

27 người mất tích gồm: Nghệ An 1, Hà Tĩnh 1, Quảng Trị 8, Thừa Thiên Huế 15 người, Đà Nẵng 1, Gia Lai 1.

Mưa lũ khiến 16 tuyến quốc lộ, 165.150m đường quốc lộ, 140.125m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng (tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị).

Mưa lũ cũng khiến 6.989ha hoa màu bị ngập, hư hại; 5.876 con gia súc, 685.225 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Tính đến 17h ngày 19/10, còn khoảng 178.000 gia đình tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ngập. Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị tiếp tục phải sơ tán hơn 52.000 gia đình với khoảng 90.000 người.

Về giao thông, 16 tuyến quốc lộ, 163.000m đường quốc lộ, 161.800m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng, tập trung tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

Tình hình mưa lũ ở miền Trung dự kiến sẽ diễn biến phức tạp trong những ngày tới, khi cơn bão số 8 (có tên quốc tế là Saudel) có cường độ mạnh đang hướng đến khu vực này.

Quảng Bình: Sạt lở đồi, nhiều quân nhân may mắn thoát nạn

Một quả đồi sạt lở trong đêm khiến 3 dãy nhà của đồn Biên phòng quốc tế Cha Lo (Quảng Bình) bị sụt lún, đổ nghiêng. Tuy nhiên may mắn không có thương vong do nhiều quân nhân đã sơ tán trước đó.

Truyền thông trong nước cho biết vụ việc xảy ra chiều 19/10, quân nhân đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo phát hiện nhiều vết nứt và sụt lún ở một số khu vực trong đồn nên đã sơ tán cùng vũ khí, tài liệu đến nơi an toàn.

Đồn cử người giám sát, ngăn không cho người đến khu vực nguy hiểm. Đến 19h cùng ngày, một quả đồi đổ sập xuống khu vực gần cổng, chắn ngang quốc lộ 12 và làm sập 2 dãy nhà tập thể.

Hai giờ sau, một vụ sạt lở khác làm dãy nhà chỉ huy bị nghiêng, nứt, vỡ nhiều mảng tường. Vụ sạt lở cũng làm một đoạn dài hơn 300m của quốc lộ 12 bị nứt toác, mặt đường vỡ ra từng mảng, giao thông tắc nghẽn.

Hiện những hộ dân xung quanh đồn biên phòng này cũng đã được di dời để đảm bảo an toàn.

Thêm 1 ca nhập cảnh nhiễm virus Vũ Hán

Chiều 20/10 Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc virus Vũ Hán mới, là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.

Hiện Việt Nam có 1.141 ca nhiễm, trong đó số ca lây nhiễm trong nước là 691, 35 ca đã tử vong, số trường hợp hồi phục là 1.046 trường hợp.Toàn thế giới ghi nhận hơn 40,7 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 30,4 triệu trường hợp hồi phục, hơn 1,1 triệu ca đã tử vong.

Khai dối, Phú Yên miễn nhiệm 1 phó chủ tịch huyện

Ngày 20/10, nguồn tin của báo Tuổi Trẻ Online cho biết tỉnh Phú Yên vừa miễn nhiệm chức vụ phó chủ tịch UBND huyện Tuy An nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Phạm Ngọc Thanh kể từ ngày 19/10.

Lý do trong thời gian 1996-1997, ông Thanh thiếu trung thực, không gương mẫu khi kê khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên là có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại học tài chính – kế toán trong khi ông chưa được cấp bằng đại học.

Theo nguồn tin dù biết bản thân không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định, nhưng từ đó cho đến năm 2012, ông Thanh vẫn tham gia ứng cử, nhận đề cử để được bầu giữ các chức vụ chủ chốt của tổ chức đoàn thể, cấp ủy, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo chính quyền, vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.

Ngày 13/10, UBND tỉnh Phú Yên đã kỷ luật với mức cảnh cáo đối với ông Thanh.

Trong đợt này tỉnh Phú Yên cũng cách chức giám đốc Bệnh viện Sản nhi Phú Yên đối với ông Hồ Văn Thanh. Lý do là trong quá trình công tác giai đoạn 2017-2018, ông Hồ Văn Thanh đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, cố ý vi phạm nguyên tắc tài chính, kế toán, gây thất thoát và lãng phí tài sản của Nhà nước.  Tuy nhiên thất thoát và lãng phí bao nhiêu nguồn tin không đề cập đến.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-21-10-mua-lu-khien-132-nguoi-chet-va-mat-tich-90-000-dan-phai-so-tan-do-mua-lu.html

Điểm tin trong nước tối 21/10:

Tranh cãi quanh việc cá nhân

có được tham gia cứu trợ, từ thiện vùng lũ

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết          

111 người chết, hơn 200.000 người sơ tán vì lũ lụt

Tranh cãi quanh việc cá nhân có được tham gia cứu trợ, từ thiện vùng lũ

Dùng máy bơm nước công suất lớn tìm người mất tích ở Rào Trăng 3

Người dân góp gạo thịt, nấu bánh xuyên đêm cứu trợ đồng bào vùng lũ

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Tư (21/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

111 người chết, hơn 200.000 người sơ tán vì lũ lụt

Theo thống kê từ truyền thông trong nước, tính đến trưa 21/10, mưa lũ khiến 111 người chết, 22 người mất tích; hơn 200.000 người phải sơ tán.

Bốn tỉnh thiệt hại về người nặng nhất là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Bình.

Hiện còn hơn 124.000 hộ dân tại hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đang bị ngập. Trong đó, Hà Tĩnh có 9 huyện, Quảng Bình 7 huyện ngập sâu (trên một mét). Ở Quảng Trị, nước đã rút khỏi nhà dân, chỉ còn một số tuyến đường ở các vùng thấp trũng, gần sông còn ngập nhẹ.

Sáng nay, bão thứ 8 đã vào biển Đông và dự báo sẽ gây mưa lũ cho các tỉnh miền Trung trong những ngày tới.

Tranh cãi quanh việc cá nhân có được tham gia cứu trợ, từ thiện vùng lũ

Sự kiện ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung với số tiền hơn 100 tỷ đồng đã làm rung động dư luận nhiều ngày nay. Ấy thế nhưng, một nghị định phi lý đã khiến những tấm lòng thiện nguyện bị ngăn trở.

Cụ thể, Nghị định 64/2008 quy định không cho cá nhân được vận động, tiếp nhận hàng cứu trợ khi xảy ra thiên tai. Cùng với đó, Thông tư số 72/2008 của Bộ Tài chính cũng nói rõ, chỉ có báo, đài nhà nước mới được tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Như vậy, nếu căn cứ đúng theo quy định nêu trên thì xem như ca sĩ Thủy Tiên, và nhiều nghệ sĩ khác cũng như những cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa cử đẹp tương tự đã vi phạm nghị định 64.

Trong khi các tổ chức chính thống của Nhà nước chưa chứng minh được uy tín của mình, tham nhũng vẫn tràn lan, thì việc cưỡng ép tấm lòng của nhân dân phải đặt lên các tổ chức này là quá khiên cưỡng. Thậm chí mục đích cứu trợ cũng theo đó mà không đạt được hiệu quả tối đa, mà người trực tiếp chịu thiệt thòi lại chính là những đồng bào đang trong hoạn nạn.

Thời gian qua báo chí đã không ít lần phanh phui những vụ cán bộ địa phương ăn chặn tiền cứu trợ của dân nghèo khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Trả lời trên Báo Lao Động ngày 21/10, luật sư Nguyễn Minh Long thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội khẳng định, pháp luật hiện nay không có quy định nào cấm hay truy cứu trách nhiệm với cá nhân, tổ chức vận động quyên góp làm từ thiện, giúp đỡ người khác.

Vì việc cứu trợ nhân dân khi xảy ra thiên tai không chỉ là việc của nhà nước hay tổ chức, đoàn thể nào mà là việc cần làm của mỗi cá nhân.

Dùng máy bơm nước công suất lớn tìm người mất tích ở Rào Trăng 3

Công việc tìm kiếm 15 công nhân bị vùi lấp ở Thuỷ Điện Rào Trăng 3 vẫn tiếp diễn trong những ngày qua dù lực lượng cứu hộ gặp nhiều khó khăn về địa hình và thời tiết.

Hôm 20/10, lực lượng cứu hộ đã sử dụng máy bơm công suất lớn để xịt trôi khối đất đá trên bề mặt hiện trường vụ sạt lở tìm kiếm người mất tích. Phương pháp này sẽ hỗ trợ, giảm sức người trong quá trình tìm kiếm cứu nạn khi chờ máy móc ở đường 71 hiện vẫn chưa lên đến nơi.

Ngoài ra, lực lượng công binh đang tính đến phương án nổ mìn để phá những tảng đá bị sạt lở, trong đó có tảng nặng khoảng 60 tấn chắn ngang tuyến đường lên thủy điện Rào Trăng 4.

Người dân góp gạo thịt, nấu bánh xuyên đêm cứu trợ đồng bào vùng lũ

Nhằm san sẻ nỗi khổ của người dân miền Trung vì bão lũ, nhiều địa phương trong cả nước đã có những việc làm nhỏ nhưng rất đáng trân quý.

Tại thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), tối 19/10, nhiều người dân quây quần bên những nồi bánh tét bốc khói thơm lừng. Họ cùng chung tay nấu bánh để gửi đến người dân miền Trung đang gặp khó khăn vì lũ lụt.

Sẽ có hơn 2.000 đòn bánh tét, hàng trăm chiếc bánh ú và nhiều nhu yếu phẩm được chuyển đến tay người dân miền Trung trong vài ngày tới.

Còn tại tỉnh Nghệ An, nhiều hộ dân ở TP Vinh những ngày qua cũng tất bật làm bánh chưng xuyên đêm để có thể gửi sớm nhất ra miền Trung.

Chị Oanh cho biết: “Ban đầu chúng tôi dự định gói 5.000 bánh gửi tặng đồng bào chống chọi qua cơn lũ dữ nhưng với sự đóng góp của người dân, chương trình tặng bánh chưng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi lũ rút, không chỉ cho đồng bào mà còn chuyển đến tận tay lực lượng cứu hộ đang giúp dân chống lũ ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế”.

Ông Lưu Tùng Cảnh cho biết thêm: “Đồng bào trong đó gặp lũ lụt, mất mát về con người, về tài sản. Mình ở đây đóng góp một phần nhỏ để mong bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống”.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-21-10-tranh-cai-quanh-viec-ca-nhan-co-duoc-tham-gia-cuu-tro-tu-thien-vung-lu.html