Tin Việt Nam – 20/09/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 20/09/2019

Cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Bạch Hồng

bị đề nghị 8-9 năm tù

Ông Lê Bạch Hồng, Cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH hôm 20/9/2019 bị Viện kiểm sát (VKS) nhân dân TP Hà Nội đề nghị mức án từ 8 đến 9 năm tù về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.

Cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân Hà Nội trong vụ án gây thất thoát gần 1.700 tỉ đồng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXHVN).

Tại phiên xử, Đại diện VKS Hà Nội khẳng định Công ty cho thuê tài chính II (ALC II), thuộc Ngân hàng Agribank không phải đối tượng được vay vốn từ nguồn BHXH, nhưng BHXHVN vẫn cho ALC II vay 1.010 tỉ đồng. Việc cho vay này không đúng đối tượng, trái luật…

Năm 2018, ALC II bị phá sản. Doanh nghiệp này còn nợ BHXHVN hơn 1.697 tỉ đồng và hoàn toàn không có khả năng thanh toán.

Đại diện VKS cho rằng ông Hồng, cựu Tổng Giám đốc BHXHVN là người có trách nhiệm cao nhất tại BHXH và ông đã cố ý cho Cty ALC II vay tiền, trực tiếp gây thiệt hại gần 435 tỉ đồng.

Ông Hồng có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, do hai lần thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, VKS cho rằng, cần thiết phải có mức án thật nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội gây ra.

Tuy nhiên, ông Hồng cũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ như là thương binh, thành khẩn khai báo…

Đại diện VKS cũng đề nghị xử phạt các bị cáo Nguyễn Huy Ban, cựu Tổng Giám đốc BHXHVN và Nguyễn Phước Tường cựu Trưởng ban Kế hoạch – tài chính, mỗi người 15-16 năm tù; các bị cáo Hoàng Hà 8-9 năm tù, Trần Tiến Vỹ 3-4 năm tù, Trần Thị Thanh Thủy 24-30 tháng tù cùng về tội danh trên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-vice-minister-le-bach-hong-was-asked-for-8-9-years-in-prison-09202019085011.html

 

Khởi tố 3 người Trung Quốc trộm thẻ ngân hàng

chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam

Cơ quan điều tra thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vừa tiến hành khởi tố 3 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc có hành vi đánh cắp thông tin thẻ ATM để chiếm đoạt tài sản.

Thông tin trên được đại tá Nguyễn Mạnh Hùng phó giám đốc công an tỉnh Nghệ An trả lời với báo Tiền Phong hôm 20/9 tại lễ trao thưởng cho Ban Chuyên án T919 trong việc bắt giữ thành công 3 đối tượng người Trung Quốc có hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng nêu trên.

Ba đối tượng người Trung Quốc gồm Yang Chang Cai (Dương Trường Tài, SN 1986), Denh Cong Cong (Đặng Thông Thông, SN 1990) và Lian Yu (Luyện Vũ, SN 1985), cùng trú tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Cả ba bị khởi tố về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Trung tá Nguyễn Hữu Cường phó trưởng công an thành phố Vinh cho biết, sau khi nhận được thông tin từ ngân hàng có một số người lắp đặt thiết bị điện tử tại trụ ATM để đánh cắp thông tin tài khoản của khách hàng, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và phát hiện 3 người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc trong diện tình nghi.

Trong quá trình theo dõi, nhóm đối tượng này hoạt động chuyên nghiệp, có trình độ về công nghệ thông tin, thường xuyên di chuyển giữa các thành phố, hoạt động trải dài cả nước nơi có lượng khách du lịch nhiều khiến việc điều tra gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các đối tượng này nhập cảnh vào Việt Nam chỉ 1 tháng rồi về nước.

Công an thành phố Vinh đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an phát hiện và thu giữ 333 thẻ ngân hàng bị cho là giả, trong đó có 319 thẻ đã được quét thông tin về chủ tài khoản, 22 thẻ đã bị rút tiền khỏi tài khoản với số tiền lên tới gần 300 triệu đồng và 14 thẻ trắng, 3 thiết bị điện tử cùng với 2 máy tính…

Tại cơ quan điều tra, ba đối tượng này khai nhận đã thực hiện thành công 2 lần cài đặt thông tin vào máy ATM của ngân hàng Viettin Bank. Hiện cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ, xử lý các đối tượng người Trung Quốc theo quy định pháp luật.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/3-chinese-people-stealing-bank-cards-in-vn-prosecuted-09202019101841.html

 

Nguyên Phó giám đốc Sở tư pháp Hậu Giang bị kỷ luật

vì từ chối quyết định điều động cán bộ

Theo tin từ Tiền Phong, ông Nguyễn Thành Nhơn bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì không chấp nhận sự điều động công tác từ Sở Tư pháp sang làm việc tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh.

Ngày 22/5/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định số 811/QĐ-UBND về việc điều động và giới thiệu bầu ông Nguyễn Thành Nhơn-Phó giám đốc Sở Tư pháp, giữ chức Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh.

Ngày 30/5 UBND tỉnh tổ chức công bố Quyết định nhưng ông Nguyễn Thành Nhơn từ chối nhận Quyết định và cho đến nay ông chưa đến Hội Chữ thập đỏ tỉnh công tác theo quyết định điều động.

Ngày 22/8 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang đã triển khai quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nhơn. Theo lãnh đạo tỉnh Hậu Giang thì ông Nhơn Vi phạm Quy định 101 – QĐ/TW, của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp về ý thức tổ chức kỷ luật “Gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức”;

Vi phạm Điểm d, Khoản 1, Điều 11, Quy định 102 – QĐ/TW, của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm “Cố ý không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạt Đảng theo quy định”; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín bản thân và tổ chức Đảng, cơ quan nơi ông sinh hoạt, công tác.

Liên quan đến việc cán bộ, đảng viên được điều động, bổ nhiệm sang đơn vị khác công tác nhưng từ chối nhận nhiệm vụ khác đã từng xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, ông Đoàn Ngọc Hải, phó Chủ tịch UBND Quận 1 ngày ngày 4/6/2019 đã nhận được quyết định của UBND TPHCM điều động, bổ nhiệm về công tác tại Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH Một thành viên, tuy nhiên trong ngày nhận quyết định ông Hải đã gửi đơn đến thường trực thành ủy, UBND và lãnh đạo nơi ông công tác xin từ chức.

Lý do ông Hải đưa ra là việc điều chuyển về vị trí mới không phù hợp với năng lực sở trường chuyên môn được đào tạo.

Đến ngày 5/9/2019, UBND TPHCM đã có quyết định cho thôi chức vụ Phó giám đốc đối với ông Đoàn Ngọc Hải.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-deputy-director-of-justice-department-disciplined-because-of-refusing-appointment-decision-09202019092057.html

 

Công an lấy trộm súng cấp trên

rao bán trên Facebook bị phạt 3 năm tù

Một sĩ quan công an vừa bị tuyên án 3 năm tù vì lấy trộm súng để bán trên Facebook, theo truyền thông trong nước ngày 20/9.

Nguyễn Mậu Quốc Cường, nguyên chiến sĩ công an phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, bị Tòa án Nhân dân quận Cái Răng xử sơ thẩm và tuyên án 3 năm tù về tội ‘mua bán trái phép, chiếm đoạt vũ khí quân dụng’.

Tin cho biết, ngoài Nguyễn Mậu Quốc Cường, phiên tòa còn xử 2 bị cáo khác là Hồ Nhật An Khương ở Bến Tre 1 năm 6 tháng tù giam và Lê Điền Khắc Huy 1 năm tù giam với cùng tội ‘mua bán trái phép vũ khí quân dụng’.

Thông tin từ hồ sơ vụ án cho biết, khoảng 1h sáng ngày 22/12/2018, Nguyễn Mậu Quốc Cường do đang mắc nợ cá nhân nên khi đang trực tại trụ sở công an đã tự ý vào phòng Phó trưởng công an phường định trộm tiền, nhưng do không có nên đã tự trộm 1 khẩu súng quân dụng hiệu CZ83 và hộp tiếp đạn gồm 5 viên đạn.

Sau đó Cường rao bán khẩu súng trên Facebook với giá 20 triệu và được Hồ Nhật An Khương mua. Cả hai giao nhận súng ở bến xe tỉnh Bến Tre rồi tìm chỗ vắng bắn thử súng.

Khương tiếp tục bán lại khẩu súng CZ83 trên Zalo với giá 65 triệu đồng cho tài khoản có tên ‘Hoa Anh Túc’ và nhờ Lê Điền Khắc Huy giao súng và nhận tiền dùm với mức hoa hồng là 5 triệu. Huy đã đồng ý.

Đến ngày 25 và 26/1/2019, Cường, Khương và Huy bị công an bắt tạm giam để điều tra.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-stealing-gun-then-selling-via-facebook-sentenced-3yrs-in-prison-09202019084923.html

 

Công an Việt Nam điều tra

Alibaba ‘lừa đảo mua bán đất ngàn tỉ’

Hai anh em lãnh đạo một công ty bất động sản bị khởi tố và bắt giam trong vụ án chiếm đoạt “hơn 2500 tỉ đồng”.

Hai anh em ruột Nguyễn Thái Luyện (34 tuổi) và Nguyễn Thái Lĩnh (30 tuổi), lãnh đạo Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tại Tp HCM, đã bị bắt sau khi có lệnh khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hôm 18/09.

Bộ Công an khuyến cáo người dân là “khách hàng bị hại” (được cho là khoảng 6700 người) liên hệ với nhà chức trách để cung cấp thông tin nhằm “phục vụ công tác điều tra”.

Bản tin trên trang web Bộ Công an viết cho hay những nơi này là “Phòng 15 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an (địa chỉ 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) hoặc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ số 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, TP. Hồ Chí Minh) và Công an 24 quận, huyện để cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra…”

Bản tin mô tả “Nguyễn Thái Lĩnh và đồng bọn đã thành lập công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, tự vẽ các dự án không có thật tại một số tỉnh phía Nam chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… nhưng đã huy động tiền của hàng nghìn khách hàng để chiếm đoạt”.

Hoạt động lừa đảo được cho là liên quan tới việc thu mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 600 ha giao cho các cá nhân đứng tên và khoảng 40 “dự án ma” tại ba tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.

Ba triệu đôla của ông Nguyễn Bắc Son đi đâu?

Việt Nam: ‘Dấu hiệu suy thoái đã lên ở tầm cao’

Phạm Nhật Vũ được đề nghị “tình tiết giảm nhẹ”

Khách hàng yên tâm, tiền quý vị sẽ được công an giữ một cách an toàn nhất, an toàn hơn chúng tôi giữ nữaHuỳnh Thị Ngọc Như, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Alibaba

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy riêng Công ty Alibaba đã ký hợp đồng “phân lô bán đất nền” cho hơn 6.700 khách hàng và thu được hơn 2.500 tỉ đồng (khoảng 107 triệu USD), theo truyền thông trong nước

“Sáng 19.9, rất đông khách hàng đầu tư mua đất nền tại các “dự án ma” của Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) tìm đến trụ sở công ty này (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đặt vấn đề đòi lại tiền nhưng đều thất vọng ra về,” báo Thanh Niên đưa tin.

Bài của báo này mô tả một phó tổng giám đốc công ty Alibaba tổ chức livestream trên Facebook để trấn an khách hàng công ty rằng “tiền quý vị sẽ không bị mất đi đâu cả”.

“Khách hàng yên tâm, tiền quý vị sẽ được công an giữ một cách an toàn nhất, an toàn hơn chúng tôi giữ nữa. Tiền quý vị chúng tôi không làm gì khác ngoài mua bất động sản,” bà Huỳnh Thị Ngọc Như được dẫn lời.

Hiện cũng có quan ngại rằng tiền của khách hàng gửi vào công ty Alibaba đã được lãnh đạo công ty này chuyển vào “tài khoản người thân của họ”.

Báo Thanh Niên mô tả “gần một năm qua” báo này liên tục có những bài viết phản ánh các dự án ma của Công ty Alibaba.

Truyền thông tại Việt Nam hôm 20/09 đưa hình ảnh hàng chục cảnh sát cơ động và cảnh sát kinh tế khám xét một công ty bất động sản khác được cho là có liên hệ với Công ty Alibaba cũng nằm tại Tp HCM.

Công an các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận cũng đang điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất đai, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty Alibaba và chi nhánh của công ty này tại các địa phương nói trên.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49768121

 

Thanh tra đề nghị kiểm điểm nghiêm túc

cán bộ Bộ Y tế liên quan vụ VN Pharma

Thanh tra Chính phủ Việt Nam đề nghị Bộ Y tế phải kiểm điểm nghiêm túc những cá nhân có liên quan đến vụ buôn bán thuốc trị ung thư giả xảy ra tại Công ty VN Pharma.

Thông tin trên được nêu ra tại trụ sở Bộ Y tế hôm 20/9 trong buổi công bố Kết luận thanh tra giấy tờ lưu hành của 10 loại thuốc trị ung thư giả, kém chất lượng do công ty Helix nhập vào Việt Nam năm 2014 và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc nói trên đến các bệnh viện của Công ty Cổ phần VN Pharma.

Phó tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn khẳng định nội dung kết luận thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và có hiệu lực pháp luật. Ông Huẩn nhấn mạnh Bộ Y tế phải nghiêm túc tổ chức thực hiện các kiến nghị trong kết luận thanh tra.

Theo đó, Bộ Y tế bị yêu cầu phải xây dựng kế hoạch điều chỉnh các sơ hở về chính sách, tăng cường lực lượng đội ngũ cán bộ quản lý, và kiểm điểm nghiêm túc những cá nhân liên quan.

Kết luận thanh tra Chính phủ cho biết trong 3 năm liên tiếp từ 2012-2014, Bộ Y tế đã cấp 607 giấy phép nhập khẩu thuốc sai phạm vì các sơ hở trong các thông tư 22/2009, 47/2010, 47/2011. Các sai phạm trên dẫn đến việc 9300 hộp thuốc H-Capita trị ung thư giả được nhập vào Việt Nam tháng 4/2014. Công ty Helix, đơn vị nhập khẩu thuốc bị xác định có giấy phép hoạt động làm giả và công ty này thực tế không tồn tại.

Phiên tòa xử sơ thẩm 12 bị cáo cùng bị truy tố với tội danh ‘buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh’ xảy ra tại Công ty VN Pharma dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 30/9.

Ông Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc VN Pharma) và Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải Quốc tế H&C) bị xác định là chủ mưu. 10 bị cáo còn lại là các cán bộ, dược sĩ bị cáo buộc là đồng phạm.

Trong số hơn 180 người sẽ bị triệu tập, có ông Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường và các cá nhân của Cục Quản lý dược vào thời điểm xảy ra vụ án.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/officials-of-the-ministry-of-health-involving-in-vn-pharma-case-proposed-to-be-reviewed-seriously-09202019085252.html

 

Hai sự việc tương đồng,

vì sao Đồ Rê Mí bị đình chỉ còn Gateway thì không?!

Cao Nguyên

Trong lúc sự việc trường tiểu học Quốc tế Gateway “bỏ quên” học sinh dẫn đến cái chết của một học sinh 7 tuổi còn chưa lắng xuống thì mới đây, báo chí nhà nước tiếp tục đưa tin có thêm vụ việc tương tự làm một bé trai 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu.

Tuy vậy hành xử của cơ quan chức năng lại khác nhau?

Cơ sở mầm non Đồ Rê Mí bị đóng cửa ngay?

Vụ việc xảy ra vào ngày thứ Sáu 13/09/2019 tại cơ sở mầm non Đồ Rê Mí ở tỉnh Bắc Ninh. Một cháu bé 3 tuổi lại bị “bỏ quên” suốt 7 tiếng đồng hồ trong xe đưa đón học sinh. Sau đó bé được phát hiện trong tình trạng sốt cao, hôn mê, sốc nhiệt…

Sau hai ngày điều trị, cháu bé đã tỉnh và được tiếp xúc với gia đình.

Mạng báo Lao Động dẫn lời ông Phạm Đăng Thuyên, Trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Tiên Du, Bắc Ninh cho biết đây là “tai nạn không mong muốn”, do “sơ xuất của tài xế”.

Đồng thời, ông Thuyên cũng cho biết ngay sau khi xảy ra vụ việc, cơ sở mầm non này đã bị đình chỉ hoạt động.

Vụ việc trên xảy ra chỉ khoảng hơn một tháng sau vụ một em học sinh khác bị thiệt mạng vì bị bỏ quên trên xe của trường tiểu học Gateway ở Hà Nội.

Luật sư Nguyễn Khả Thành đưa ra lí giải cũng như những hệ lụy về biện pháp đình chỉ ngay cơ sở mầm non Đồ Rê Mí sau khi xảy ra vụ việc:

Tôi nghĩ người lãnh đạo, trưởng phòng giáo dục hay chính quyền tại địa phương họ sợ dư luận cho nên họ có thể cho đóng cửa chứ thực sự ra đóng cửa cũng rất nguy hiểm.

Nhân viên, giáo viên, học sinh phải ở nhà thì cũng rất tai hại, rồi các em sẽ đi học ở đâu? Chỉ có cách làm sao mà phòng ngừa được thì hay hơn.”

Trả lời RFA qua mail, luật gia Nguyệt Hà nêu ra nghi ngại về ‘một lỗ hổng về quy trình trong việc đưa đón học sinh do pháp luật đã không theo kịp và điều chỉnh các quan hệ dân sự mới.

Trước đây học sinh nhỏ tuổi thường được bố mẹ, người thân đưa đến trường. Những năm gần đây, đời sống bận rộn hơn và cũng xuất hiện nhiều dịch vụ vận tải hỗ trợ bố mẹ trong việc đưa đón con cái nên hình thành quan hệ vận tải này.

Các cơ quan liên quan đang bắt tay vào xử lý lỗ hổng này nhưng có vẻ như còn khá chậm chạp.’

Cơ sở pháp lí nào cho cách hành xử khác biệt của chính quyền giữa 2 vụ việc tương đồng?

Dư luận còn đặc biệt thắc mắc lí do vì sao hai sự việc xảy ra ở trường tiểu học Quốc tế Gateway ở Hà Nội và cơ sở mầm non Đồ Rê Mí ở Bắc Ninh là tương tự nhau, thậm chí hậu quả của vụ việc ở trường Gateway còn nặng nề hơn. Tuy nhiên, đến giờ trường Gateway vẫn hoạt động bình thường, còn cơ sở mầm non đã bị đình chỉ ngay lập tức.

Luật gia Nguyệt Hà trích dẫn luật để lí giải cho 2 trường hợp này:

Trước hết xét về loại hình hoạt động của hai trường: một là nhóm trẻ độc lập-tự quản mẫu giáo, một là trường tiểu học.

Căn cứ vào Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Điều 13. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập khi: Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập.

b) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.

Trong các điều kiện thành lập không có quy định về vấn đề Đưa đón học sinh bằng xe.

Điều 20. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập theo quy định.

c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.

d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục.

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ.

e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hiện không có cơ sở pháp lý về vấn đề đưa đón và trách nhiệm của các bên liên quan (nhà trường và bên dịch vụ nếu có) trong quy trình đưa đón trẻ. Vì vậy nếu xét các điều khoản quy định về lý do để một cơ sở giáo dục phải bị đình chỉ, cả hai cơ sở đều không vi phạm quy định nào để bị đình chỉ.

Theo đánh giá ban đầu thì không có cơ sở pháp lý vững vàng nào cho sự khác biệt. Đây có thể đánh giá là những hành động tùy tiện trong thực thi pháp luật, dựa vào cảm tính, độ ồn ào của dư luận, hoặc mối quan hệ với quan chức.

Ngay cả Quyết định đình chỉ của trường Đồ Rê Mí cũng không đúng Luật, vì theo Nghị định 46 quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Luật sư Nguyễn Khả Thành cũng cùng quan điểm cho rằng hiện nay pháp luật không quy định rõ ràng cụ thể về những trường hợp này nên lãnh đạo địa phương thường là người đưa ra hình thức xử phạt:

Thông thường người ta cho nghỉ hay không là do đánh giá của cơ quan ở địa phương đó.

Theo tôi được biết hiện giờ không có căn cứ nào quy định nào rằng khi có một tai nạn xảy ra thì sẽ đóng cửa trường học.

Những vụ việc như thế này thì pháp luật thường cũng không dự báo trước được nên chẳng có quy định nào cụ thể. Khi một hiện tượng xảy ra thì người ta xử tùy theo người lãnh đạo ở địa phương họ sẽ đưa ra quyết định.

Hành xử bất nhất của cơ quan công quyền đối với vụ việc tương đồng

Sau khi sự việc “bỏ quên” trẻ xảy ra ở trường tiểu học Quốc tế Gateway, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin rằng con gái Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Xuân Trang có góp cổ phần trong công ty mẹ của trường tiểu học Quốc tế Gateway.

Chính những thông tin này cộng với việc công an Hà Nội không thông tin rõ ràng minh bạch về nguyên nhân cái chết của bé trai 7 tuổi càng khiến dư luận hoài nghi về chuyện phải chăng Gateway được đối xử đặc biệt là vì có quan hệ với quan chức cấp cao.

Trước đây, từng có những vụ việc xảy ra mang tính chất tương tương tự nhau, nhưng cách xử lí, xử phạt của cơ quan chức năng hoàn toàn khác nhau.

Ông Vũ Huy Hoàng, một người đang sống tại TPHCM nêu ý kiến về vấn đề này:

Tôi nghĩ đơn giản là luật pháp ở Việt Nam được đặt ra không phải là để phục vụ, bênh vực cho người dân.

Cứ nhìn nhận những sự việc xảy ra đối với đảng viên thì sẽ bị xử lý khác và người dân sẽ bị xử lý một cách khác. Từ đó chúng ta có thể suy ra là trong “trại súc vật” những con vật đều bình đẳng với nhau nhưng sẽ có những con vật bình đẳng hơn.

Ông Hoàng cũng nêu ra trường hợp của ông Nguyễn Khắc Thuỷ, từng là đảng viên, cựu giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm ví dụ.

Vào tháng 5/2014, ông Nguyễn Khắc Thủy đã nhiều lần xâm hại những bé gái sống cùng chung cư.

Sau thời gian dài gia đình các nạn nhân khiếu nại, tố cáo các nơi, đến tận tháng 8/2016, Công an thành phố Vũng tàu mới khởi tố vụ án.

Toà phúc thẩm năm 2017 chỉ tuyên ông Thuỷ 18 tháng tù treo. Bản án này làm dư luận vô cùng tức giận, nhiều người lên tiếng yêu cầu phải xử lí nghiêm thì mới có tính răn đe.

Toà án Cấp cao sau đó đã phải hủy bản án phúc thẩm, tuyên phạt ông Thuỷ 3 năm tù giam về tội “Dâm ô trẻ em”.

Ông Thuỷ từng tuyên bố trước toà rằng nếu bị tuyên có tội thì sẽ đốt thẻ đảng và tự thiêu.

Ngoài ra, có nhiều vụ cảnh sát giao thông đánh, tấn công người dân, được báo chí đưa tin nhưng chưa thấy có ai phải ra toà.

Vào tháng 1/2018, một Đại uý cảnh sát giao thông ở Cà Mau dùng chân đạp người vi phạm đến ngất xỉu, phải nhập viện.

Ba tháng sau, ông cảnh sát này chỉ bị cơ quan cảnh cáo và bồi thường 20 triệu cho nạn nhân.

Tháng 4/2019, một video ghi lại hình ảnh cảnh sát giao thông chĩa súng rồi đạp vô mặt người dân lan truyền trên mạng xã hội. Công an TPHCM cho biết đã xác minh vụ việc nhưng sau đó không hề có thông tin nào cho thấy hình thức xử phạt cảnh sát giao thông trong video trên.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/two-similar-mistakes-2-different-punishment-09192019130708.html

 

Nạn nhân vụ cháy Rạng Đông tự xoay sở sau thảm họa

Nguyễn Lại

Cách phản ứng của chính quyền đối với sức khỏe, tính mạng của nạn nhân bị ảnh hưởng bởi môi trường nhiễm độc sau vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông là ‘vô cảm’, cư dân địa phương nói với VOA Việt ngữ.

Một tuần sau cơn hỏa hoạn ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân, hôm 4/9, công bố môi trường ở khu vực này bị nhiễm độc và đề nghị Ủy ban Nhân dân Hà Nội phối hợp với Bộ Quốc phòng tẩy độc, trong khi trước đó không lâu, khuyến cáo khẩn cấp của Phó chủ tịch phường Hạ Đình về nguy cơ tồn dư chất độc hại trong môi trường do vụ cháy gây ra và hướng dẫn các biện pháp về an toàn sức khỏe đã bị Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân yêu cầu thu hồi. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Hạ Đình cũng bị quận đề nghị kiểm điểm vì đã ra khuyến cáo ‘không đúng thẩm quyền’ ‘gây hoang mang dư luận.’

Một cư dân sinh sống gần khu vực xảy ra vụ cháy, ông Nguyễn Quang Việt, cho VOA biết: “Bây giờ ai có người thân thì tự lo lấy, nhà thì về quê, nhà thì qua nơi khác tá túc thôi. Chứ thông tin mà chính

quyền đưa ra thì không tin được đâu. Họ vô cảm lắm. Chẳng may mình mang bệnh thì khổ mình, khổ gia đình thôi.”

Lãnh đạo thành phố Hà Nội nói đã ‘chỉ đạo rất quyết liệt’ và làm ‘tất cả những việc có thể’ để khắc phục hậu quả, đồng thời kêu gọi báo chí ‘cố gắng tuyên truyền’ để tạo sự đồng thuận trong nhân dân dù gần 3 tuần sau thảm họa, vẫn chưa có thông tin đầy đủ về mức độ thủy ngân phát tán ra môi trường, mức độ ảnh hưởng của vụ cháy, và biện pháp phục hồi.

“Ở Việt Nam mỗi lần xảy ra sự cố, tai nạn người ta hay tìm cách giấu thông tin, không công bố ngay đâu. Mà họ sẽ trao đổi, đàm phán với các bên liên quan, rồi tìm một giải pháp giảm nhẹ nhất cho đối tượng gây ra sự cố và nghe có vẻ an toàn nhất đối với cộng đồng rồi mới công bố. Vì thế, giờ đây người dân như chúng tôi cũng ít tin vào những thông tin mà chính quyền công bố nữa. Đây thực sự là một thực tế không thể chấp nhận được và những người nắm quyền hoàn toàn không phải do người dân bầu lên nên họ muốn làm gì thì làm,” ông Việt bức xúc.

Một cư dân khác ở Hà Nội, chị Nguyễn Thị Mai, cho biết các nạn nhân đang bị thiệt hại rất hoang mang, không biết cầu cứu nơi nào ngoài các biện pháp ‘tự xử’ trong khả năng cá nhân: “Tôi không thể tưởng tường đường rằng người ta lại coi thường mạng sống của những hộ gia đình sống trong khu vực bị ảnh hưởng như vậy. Thủy ngân thì ai cũng biết cực kỳ nguy hiểm khi phát tán ra môi trường. Vậy mà họ cứ bình chân như vại…mà tôi nghĩ sau này kể cả có ai bị bệnh vì nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy này cũng chẳng kêu ai được đâu. Mình bị thì mình thiệt thân, gia đình mình thiệt thôi. Đáng tiếc là không có gia đình ông bà quan chức nào ở đó cả.”

“Trong xã hội hiện đại, văn minh, và có nhân quyền thực sự thì sức khỏe và tính mạngcon người luôn được đặt lên cao nhất và được bảo vệ,” chị Lan Đỗ, một người Việt ở ngoại ô thủ đô Washington, theo dõi vụ cháy Rạng Đông qua các phương tiện truyền thông đa chiều, chia sẻ cảm nhận. “Nguyên tắc quan trọng và cũng là cơ bản nhất trong việc ứng phó khi thảm họa xảy ra mà ai cũng biết là chính quyền phải có cảnh báo sớm về các nguy cơ và hướng dẫn người dân các biện pháp đối phó, chứ không phải đợi đến khi có số liệu chứng minh rõ ràng. Trong trường hợp này, nếu đợi đến khi có số liệu quan trắc chính thức của Bộ Tài Nguyên và môi trường thì không biết đã có bao nhiêu người hít phải khói độc và nhiễm độc thủy ngân??? Ở Mỹ tôi thấy khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra thì người ta lập tức cảnh báo tới người dân thông qua điện thoại di động, đài phát thanh và bất kỳ phương tiện nào khác,” chị Lan Đỗ một người sinh sống ở ngoại ô thủ đô Washington cho VOA biết thêm.

Giới chuyên gia nói thủy ngân có tính thăng hoa rất cao, khi bị cháy sẽ phát tán nhanh ra không khí, từ đó có thể thấm vào cơ thể con người, vào trong lòng đất và nguồn nước.

Xâm nhập vào cơ thể con người qua đường da, thủy ngân ‘sẽ đi thẳng vào các tế bào máu và các bộ phận khác trong cơ thể mà trong đó não là nơi tích tụ thủy ngân nhiều nhất,’ Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, nhà nghiên cứu môi trường ở Houston, bang Texas, Mỹ, khuyến cáo.

https://www.voatiengviet.com/a/nan-nhan-vu-chay-rang-dong-tu-xoay-so-sau-tham-hoa/5090889.html

 

Những “con sâu” trong Quốc hội Việt Nam: Họ là ai?

7 ĐBQH bị bêu danh

Báo Tiền Phong Online đăng tải thông tin trong 3 năm qua, kể từ đợt bầu cử ĐBQH Khóa XIV (nhiệm kỳ 2016-2021) đến thời điểm tháng 9 năm 2019 đã có 7 Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bị miễn nhiệm, cho thôi làm ĐBQH, trong đó nhiều người bị kỷ luật hoặc vướng vòng lao lý.

Bảy vị ĐBQH được nêu danh bao gồm ông Võ Kim Cự (nguyên Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam), ông Đinh La Thăng (nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN), bà Phan Thị Mỹ Thanh (nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai), Thiếu tướng Lê Đình Nhường (nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh), ông Hồ Văn Năm (Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai), ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch Hậu Giang) và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hương (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam).

Đài RFA nêu câu hỏi với vài người từng tham gia ứng cử trong đợt bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Khóa XIV hồi năm 2016 rằng họ đón nhận thông tin vừa nêu như thế nào và được cô Nguyễn Trang Nhung cho biết:

Với thông tin đó thì tôi cũng không có gì bất ngờ. Nói chung, tôi tiếp nhận thông tin đó khá là bình thường. Tôi nghĩ có thể một phần họ không thực sự là do dân bầu lên cho nên không thật sự có trách nhiệm với người dân. Thêm nữa là họ cũng không đủ các phẩm chất cần thiết để đảm nhiệm các vị trí đại diện cho người dân, cho nên họ đã thể hiện ra những mặt xấu và do đó đã phạm phải những sai lầm như vậy

-Cô Nguyễn Trang Nhung

“Với thông tin đó thì tôi cũng không có gì bất ngờ. Nói chung, tôi tiếp nhận thông tin đó khá là bình thường. Tôi nghĩ có thể một phần họ không thực sự là do dân bầu lên cho nên không thật sự có trách nhiệm với người dân. Thêm nữa là họ cũng không đủ các phẩm chất cần thiết để đảm nhiệm các vị trí đại diện cho người dân, cho nên họ đã thể hiện ra những mặt xấu và do đó đã phạm phải những sai lầm như vậy.”

Qua trao đổi với một số những người tự ra ứng cử ĐBQH và giới quan sát tình hình Việt Nam thì hầu hết đều cho rằng trong số gần 500 ĐBQH Khóa XIV không chỉ có 7 “con sâu” mà thôi, (“con sâu” ở đây được diễn giải theo như cách nói của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng “bầy sâu” thời ông tại vị đã sinh sôi không kiểm soát nỗi).

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhắc lại người dân Việt Nam thường nói câu cửa miệng rằng “các đồng chí chưa bị lộ mà thôi”. Tuy nhiên, trước thông tin liên quan Báo Tiền Phong Online bêu danh 7 vị ĐBQH, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định qua đó có thể thấy chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động dù sao cũng có dấu chỉ của sự tiến bộ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lý giải về nhận định này của ông:

“Nguyên nhân lớn nhất là xuất phát từ chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng. Và, trong chiến dịch đốt lò này thì một trong những quan điểm mà ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra là công khai thông tin về những trường hợp sai phạm nhưng tất nhiên trong thực tế không phải là công khai tất cả mà chỉ công khai một số trường hợp chọn lọc thôi. Vì thế, giới đại biểu quốc hội bị sai phạm cũng nằm trong chiến dịch công khai thông tin đó. Cho nên đó là lý do không thể bưng bít thông tin được như trước đây. Còn trước chiến dịch ‘đốt lò’ thì vẫn bưng bít thông tin. Thành ra nói gì thì nói cũng phải ghi nhận rằng đó là một cái nét dù sao cũng hơi hơi tiến bộ của chiến dịch ‘đốt lò’, chiến dịch được coi là chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng.”

Nhà quan sát tình hình Việt Nam-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn nhấn mạnh rằng ngày càng nhiều thông tin liên quan đến giới chức lãnh đạo, cán bộ trong bộ máy Nhà nước và ĐBQH sai phạm, tham nhũng…được các cơ quan truyền thông phổ biến rộng rãi trong công luận còn bởi yếu tố đấu đá nội bộ, vạch mặt và thanh trừng lẫn nhau.

Quốc hội Việt Nam sẽ ra sao?

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong nhiều năm, không ít tiếng nói của dân chúng và giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam kêu gọi Chính phủ Hà Nội cho trưng cầu dân ý tự do. Một điểm son được quốc tế đánh giá có sự thay đổi qua đợt bầu cử tại Việt Nam hồi năm 2016 là có nhiều người dân chủ động tự ra ứng cử, dù biết rằng sự tham gia ứng cử của họ không đạt được kết quả nào.

Cô Nguyễn Trang Nhung, người từng bị loại ngay từ vòng đầu tiên chia sẻ rằng với tình hình ngày càng có nhiều những “con sâu” là ĐBQH bị phanh phui và phơi bày thì cơ quan lập pháp của Việt Nam cũng sẽ không có gì thay đổi trong thời gian sắp tới:

“Tôi không đặt niềm tin nhiều vào sự thay đổi của thể chế nói chung cũng như sự thay đổi của cơ quan lập pháp trong tương lai gần. Tuy nhiên tôi có hy vọng với mong muốn trong tương lai sẽ có sự thay đổi đáng kể, nhưng điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người dân bình thường rằng là chúng ta có sẵn sàng thay thế những người đang ở trong cơ quan lập pháp mà không xứng đáng hay không và chúng ta có sẵn sàng là những người ra ứng cử và trở thành đại biểu quốc hội trong tương lai đại diện cho người dân hay không?”

Không chỉ là hy vọng mà là quy luật và tin rằng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai không xa, không tới 5 năm nữa đâu…Theo tôi, rất nhiều khả năng sẽ xảy ra những chuyển biến vận động thay đổi một cách mềm mại trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, phải tự biến chuyển, tự nó sẽ có một cuộc cách mạng trong một số năm nữa và cái nơi đầu tiên để xảy ra cuộc cách mạng đó là cơ quan quốc hội. Nếu như trước đây người dân, xã hội dân sự và giới đấu tranh dân chủ-nhân quyền tự ứng cử vào Quốc hội nhưng bị Nhà nước và Đảng cầm quyền gạt đi thì về sau này Đảng cầm quyền sẽ phải chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội
-TS. Phạm Chí Dũng

Trong khi đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lại cho rằng sẽ có một sự thay đổi ở Quốc hội Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng lập luận:

Không chỉ là hy vọng mà là quy luật và tin rằng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai không xa, không tới 5 năm nữa đâu. Tại vì quy luật biến chuyển của chế độ từ toàn trị sang bán dân chủ và sau đó sang dân chủ thì sẽ bắt nguồn cơ bản từ cơ quan nghị viện, tức là cơ quan quốc hội, rồi sau đó mới lan dần sang bộ máy chính quyền, tức là bộ máy hành pháp và cuối cùng là bộ máy của đảng và bộ máy công an. Thế thì ở Việt Nam, theo tôi thì rất nhiều khả năng sẽ xảy ra những chuyển biến vận động thay đổi một cách mềm mại trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, phải tự biến chuyển, tự nó sẽ có một cuộc cách mạng trong một số năm nữa và cái nơi đầu tiên để xảy ra cuộc cách mạng đó là cơ quan quốc hội. Nếu như trước đây người dân, xã hội dân sự và giới đấu tranh dân chủ-nhân quyền tự ứng cử vào Quốc hội nhưng bị Nhà nước và Đảng cầm quyền gạt đi thì về sau này Đảng cầm quyền sẽ phải chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội.”

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một số nhà quan sát tình hình Việt Nam khẳng định với RFA rằng họ có niềm tin một khi Đảng CSVN lãnh đạo chấp nhận một tỷ lệ nhất định của thành phần ứng cử tự do tham gia vào Quốc hội thì đó sẽ là tiền đề cho khởi sự đầu tiên của cơ chế dân chủ, át dần cơ chế toàn trị và sẽ dẫn tới một tương lai chắc chắn tốt đẹp hơn cho đất nước và người dân Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vietnam-parliament-have-a-diversification-in-near-future-09192019134307.html

 

Tuyên bố mới

về Chương trình Tri ân thương phế binh-VNCH

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2019, Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) cộng đoàn Cần Thạnh, Nhà Cần Giờ, ra tuyên bố về việc tiếp tục Chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB-VNCH).

Trong tuyên bố, các Tu sĩ, Linh mục DCCT Cần Giờ cho biết, theo tinh thần và mục tiêu phát triển con người toàn diện của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu, DCCT Cần Giờ muốn tiếp tục lựa chọn tinh thần tri ân đối với TPB-VNCH, rằng sự đồng hành của họ không chỉ là một trợ giúp về mặt vật chất, mà còn là sự biết ơn và quý TPB-VNCH, những người đã gìn giữ hòa bình và an ninh không tiếc thân thể của mình.

Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ, thuộc DCCT Cần Giờ, được Cha Giuse Hồ Đắc Tâm giao phó điều hành trực tiếp chương trình Tri ân TPB-VNCH, hôm 19/9 cho RFA biết về chương trình:

“Như quý vị biết, trước đây chương trình Tri ân TPB-VNCH  thực hiện tại Cộng đoàn Sài Gòn, nhưng trong nhiệm kỳ vừa rồi Cha Thanh bị chuyển về Vĩnh Long còn tôi về Cần Giờ. Chương trình cũ trước đây được Cha bề trên của Cộng đoàn Sài Gòn giao cho một thành viên mới của Cộng đoàn Sài Gòn. Tôi về Cần Giờ được ba tháng, tôi thấy nhu cầu cấp thiết của các ông TPB-VNCH và được sự đồng ý của Cha bề trên Cộng đoàn Cần Giờ Giuse Hồ Đắc Tâm, chúng tôi tiếp tục chương trình Tri ân TPB-VNCH.”

Tôi về Cần Giờ được ba tháng, tôi thấy nhu cầu cấp thiết của các ông TPB-VNCH và được sự đồng ý của Cha bề trên Cộng đoàn Cần Giờ Giuse Hồ Đắc Tâm, chúng tôi tiếp tục chương trình Tri ân TPB-VNCH.
-LM Giuse Trương Hoàng Vũ

Tuy nhiên, tuyên bố của các Tu sĩ, Linh mục DCCT Cần Giờ cho biết, chỉ tiếp nhận và phục vụ quý ông bà TPB-VNCH sinh sống ngoài vùng Sài Gòn. Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ, giải thích về việc tiếp nhận này:

“Tôi chia như vậy là để thuận lợi cho công việc của tôi ở đây, cũng như thuận lợi cho các ông TPB-VNCH, nếu vị nào ở vùng Sài Gòn thì có thể đến DCCT Sài Gòn, họ cũng tiếp tục chương trình TPB nhưng họ dùng từ hỗ trợ TPB, còn chúng tôi vẫn giữ tin thần cũ là tri ân TPB. Tôi không còn ở Cộng đoàn Sài Gòn nữa, nên tôi sẽ đi ra các vùng xa, theo thời khóa biểu của tôi, vừa thuận tiện cho các ông TPB ở đó, vừa thuận tiện cho công việc của tôi. Chứ không có sự chia địa phận gì ở đây.”

Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ cho biết, không thể tổ chức kiểu quy tụ ở Cần Giờ như ở Sài Gòn trước đây, do không gian và quãng đường đi không thuận tiện. Ngoài ra, ông cũng không chọn cách quy tụ vào dịp cuối năm, như những năm qua. Theo chương trình mới công bố, Linh mục Vũ sẽ chọn cách đi thăm viếng các TPB-VNCH.

Tu viện DCCT Sài Gòn khai trương phòng Công lý và Hòa Bình vào ngày 24/3/2013 tại khu nhà Hiệp nhất B của Nhà Dòng, nơi tổ chức Chương trình Tri ân TPB-VNCH.

Ủy ban Công lý và Hòa bình là một tổ chức trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập vào năm 2010, có nhiệm vụ cổ vũ công lý và hòa bình tại Việt Nam theo đường hướng và mô hình Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nhưng thích ứng với điều kiện văn hóa và xã hội ở Việt Nam.

Linh mục Phạm Trung Thành nguyên linh mục Giám tỉnh của DCCT, hôm 19/9, kể lại với RFA về việc hình thành Chương trình Tri ân TPB-VNCH ở DCCT Sài Gòn:

“Trong quá khứ, vào năm 2012, chúng tôi tiếp nhận danh sách hơn 140 TPB- VNCH từ Hòa thượng Thích Không Tánh vì hoàn cảnh của Chùa Liên Trì không thể tiếp tục chương trình này. Lúc đó, Cha bề trên nhà Sài Gòn Giuse Hồ Đắc Tâm và Cha phụ trách Phòng công lý Hòa Bình Giuse Đinh Hữu Thoại có xin ý kiến tôi tiếp nhận, tôi thấy không có gì trở ngại để nâng đỡ những con người đó vì mục đích của Hội đoàn chúng tôi là chia sẻ với những người nghèo và bị bỏ rơi… và từ đó chương trình hoạt động cho đến tháng năm vừa rồi. Con số TPB đến với chương trình ngày càng nhiều, cho đến năm cuối cùng là gần 7 ngàn. Chúng tôi phục vụ cho tất cả các anh TPB từ Quảng Trị trở vào, duy nhất có một anh lấy vợ ở Nghệ An và sống ở đó.”

Linh mục Phạm Trung Thành cho biết, khi đó, vì khả năng giới hạn, nên khi các anh em TPB-VNCH đến thì DCCT tiếp nhận, phó thác vào Thiên Chúa qua đóng góp của các nhà hảo tâm. Ông cho biết cứ làm thôi, nhiều khi tưởng không có tiền thì tự nhiên có người đến giúp, và chương trình càng ngày càng mở rộng, từ hơn 100 người lên 400 người rồi hơn 6 ngàn người, cứ như một giấc mơ trong vòng vài năm.

Đến khi về hưu vào năm 2015, Linh mục Phạm Trung Thành vẫn là người tha thiết với chương trình và vẫn giúp đỡ. Ông nói tiếp:

“Nhưng vào những tháng cuối thì có hiện tượng các Cha phụ trách chương trình (tri ân TPB VNCH – pv) bị đổi đi các đoàn khác hết, tôi xin nói thêm là các thầy tu đổi đi là một chuyện không phải là bất bình thường. Cuối cùng, vào tháng 5 năm 2019, tôi nhận được thông báo của Cha Lê Xuân Lộc, người còn lại duy nhất của chương trình, ngài thông tin rằng, bề trên mới thông báo tạm ngưng chương trình. Bề trên mới thông báo sẽ tiếp tục chương trình TPB nhưng với nhân sự mới và cách thức mới.”

Vào ngày 20 tháng 05 năm 2019, Chương trình Tri ân TPB-VNCH đã khép lại tại DCCT, qua việc thuyên chuyển vị trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn là Linh mục Lê Ngọc Thanh từ Sài Gòn về Giáo phận Long Xuyên, thuộc Nhà Vĩnh Long, Linh mục Trương Hoàng Vũ, thủ quỹ Chương trình Tri ân TPB-VNCH thôi làm thành viên Nhà Sài Gòn để về làm thành viên Nhà Cần Giờ. Trước đó, Linh mục Đinh Hữu Thoại, tiền nhiệm trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình, được thuyên chuyển ra Quảng Nam.

Sau đó Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã thay đổi tên gọi của “Phòng Công lý và Hòa bình” thành “Phòng Phát triển con người toàn diện”. Chương trình Tri ân TPB-VNCH cũng bị đổi tên thành Chương trình trợ giúp TPB-VNCH. Tuy nhiên, theo ghi nhận của RFA, cho đến nay, ngoài việc tiếp nhận hồ sơ, “Phòng Phát triển con người toàn diện” vẫn chưa bắt đầu Chương trình trợ giúp TPB-VNCH.

Hôm 19/9/2019 RFA liên lạc Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, hiện là linh mục Giám tỉnh của DCCT Sài Gòn, tuy nhiên ông không đồng ý trả lời.

Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ cho biết thêm:

“Theo tôi được biết, Cha bề trên mới ở Sài Gòn khi tiếp nhận công việc có hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các ông TPB-VNCH, theo cái cách của Cha bề trên mới ở Sài Gòn, nhưng đến thời điểm này, Cha vẫn chưa khởi động chương trình. Hy vọng là thời gian tới Cộng đoàn Sài Gòn sẽ khởi động lại chương trình TPB.”

Mong quý vị ân nhân xa gần tiếp tục tin tưởng chúng tôi trong chương trình cũ, mang tên cũ, đó là Chương trình Tri ân TPB-VNCH. Trong thông báo mới, quý vị có thể đọc rõ tin thần của chúng tôi, ngoài vật chất, đây là chương trình hỗ trợ tinh thần, nó mang ý nghĩa nặng hơn, sâu hơn.
-LM Giuse Trương Hoàng Vũ

Tùy vào nguồn hỗ trợ, tùy hoàn cảnh các TPB, Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ cho biết có thể trao quà hay hỗ trợ tức thời. Ông nói tiếp:

“Mong quý vị ân nhân xa gần tiếp tục tin tưởng chúng tôi trong chương trình cũ, mang tên cũ, đó là Chương trình Tri ân TPB-VNCH. Trong thông báo mới, quý vị có thể đọc rõ tin thần của chúng tôi, ngoài vật chất, đây là chương trình hỗ trợ tinh thần, nó mang ý nghĩa nặng hơn, sâu hơn. Vì các ông TPB- VNCH đã hy sinh một phần thân thể của mình để bảo vệ cho người dân miền Nam Việt Nam, chúng tôi nghĩ mình chịu ơn họ.”

Trao đổi với RFA hôm 19/9 từ Quảng Nam, Linh mục Đinh Hữu Thoại, tiền nhiệm trưởng văn phòng Công lý và Hòa bình, DCCT Sài Gòn nhận định, công việc sắp tới của Cha Tâm với Cha Vũ ở Cộng

đoàn Cần Giờ, sẽ khó khăn và vất vả hơn khi thực hiện Chương trình Tri ân TPB-VNCH ở DCCT Sài Gòn trước đây:

“Cộng đoàn Cần Giờ thì kỳ này gánh nặng hơn trước đây, vì về địa lý khó khăn đi lại cho các ông, cơ sở thì không bằng Kỳ Đồng nên sẽ gặp nhiều khó khăn, còn nằm trong tương lai, chưa biết sẽ tổ chức cụ thể như thế nào? Nhưng thông báo để cho các ông yên tâm là vẫn tiếp tục chương trình, không có bỏ rơi các ông, không thay đổi tinh thần. Vì thông báo của Kỳ Đồng vừa rồi thấy thay đổi tinh thần từ tri ân sang trợ giúp, cho nên không có liên tục được chương trình trước đây, cho nên Cha Tâm với Cha Vũ muốn tiếp tục làm.”

Theo Linh mục Đinh Hữu Thoại, vấn đề vật chất không phải là chính, quan trọng là thái độ mình tiếp đón các TPB-VNCH như thế nào. Trên thực tế, tiền hỗ trợ nếu không có thì họ vẫn sống. Cho nên ông cho biết rất mừng cho các ông TPB khi Cộng đoàn Cần Giờ thực hiện Chương trình Tri ân này.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-statement-program-supporting-disabled-soldiers-in-the-republic-of-vn-09192019174544.html

 

Bãi Tư Chính: Người dân Việt Nam ‘chờ tin chính phủ’

Người dân Việt Nam “sốt ruột” và muốn chính phủ “mạnh mẽ hơn” sau khi Trung Quốc khẳng định Bãi Tư Chính thuộc về họ, theo ý kiến nhà quan sát từ Hà Nội.

TQ đòi VN dừng hoạt động dầu khí ở Bãi Tư Chính

Đón Duterte, ông Tập không đổi ý về Biển Đông

Xung quanh tin tàu cần cẩu Lam Kình ở Biển Đông

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Trung Quốc vừa nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.

‘Sốt ruột’

Phát biểu trong Bàn tròn Thứ Năm của BBC hôm 19/9, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nói người Việt Nam “rất sốt ruột”.

“Họ rất mong muốn chính phủ Việt Nam cần phải có những động thái mạnh mẽ hơn nữa trên trường quốc tế,” vị Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật ở Hà Nội nói.

Ông Hoàng Ngọc Giao nhận định qua diễn biến ở Bãi Tư Chính vài tháng qua, Trung Quốc rất tinh vi trong việc thực hiện các hành vi xâm chiếm vùng biển cũng như đe dọa đến quyền chủ quyền của Việt Nam ở một khu vực mà theo Công ước Luật biển quốc tế là hoàn toàn không thuộc về Trung Quốc”.

Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

“Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam,” ông Cảnh Sảng nói trong đoạn băng do kênh truyền hình chính thức phát bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc, CGTN, đăng tải.

“Cũng rất may là đã có những tiếng nói từ bên ngoài, mà có thể nói đầu tiên là Hoa Kỳ, lên tiếng những hành vi áp chế xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế cũng như là quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam,” ông Giao chia sẻ.

Ông Hoàng Ngọc Giao cho rằng Việt Nam cần khởi kiện Trung Quốc.

“Hiện nay, cái bức xúc, và vấn đề mà dư luận Việt Nam mong muốn là phải khởi kiện Trung Quốc để chứng minh rằng những lời của ông Cảnh Sảng bảo Việt Nam vi phạm công ước luật biển là không có căn cứ.”

“Nếu Trung Quốc cho rằng khu vực Bãi Tư Chính là của Trung Quốc thì Trung Quốc hãy dũng cảm cùng với Việt Nam đưa vụ việc này, giải thích và áp dụng Công ước Luật biển năm 1982, ra trước Cơ quan Tài phán Quốc tế để được phân xử một cách khách quan.”

Nguy cơ

Phát biểu ở Bàn tròn Thứ Năm, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, ở Hà Nội, nói về sức ép gần đây của Trung Quốc.

“Theo những thông tin bên ngoài chúng tôi được cung cấp, ngay từ hồi đầu tháng Năm, Trung Quốc ép Việt Nam đuổi hết các công ty khai thác dầu khí của tất cả các nước đang hoạt động khai thác dầu

khí trên biển của Việt Nam phải ra khỏi chỗ đó, bất kể đó là vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam.”

Ông Hà Hoàng Hợp kể: “Việt Nam đã kiên nhẫn chờ nhưng đến ngày 3/7 họ đưa tàu Hải Dương 8 cùng một nhóm tàu vào.”

“Lẽ ra, đến ngày 15/9 dàn khoan liên doanh giữa Việt Nam và Nga đã hoàn thành nhiệm vụ và rút. Nhưng họ chưa hoàn thành, và phía Trung Quốc vẫn tiếp tục để tàu đó quấy trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”

Ông Hà Hoàng Hợp lo ngại: “Thực sự từ đầu tháng Chín đến giờ, mức độ phức tạp không tăng nhưng độ căng thẳng để dẫn đến xung đột quân sự tăng lên rất nhiều.”

Ông Hoàng Ngọc Giao cũng nhấn mạnh rằng theo ông, phải chỉ ra Trung Quốc đang dùng vũ lực ở Bãi Tư Chính.

“Họ dùng tàu thuyền, vòi rồng lớn, tàu có vũ trang, chèn ép, đâm vào các tàu của cảnh sát biển Việt Nam.”

‘Không chiến tranh’

Tham gia Bàn tròn Thứ Năm, nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt, Nancy Nguyễn, nói cô cho rằng sẽ không có chiến tranh.

“Trung Quốc sẽ mềm nắn rắn buông và không để xảy ra giao tranh trên biển.”

“Việt Nam cũng hiểu rõ điều đó, cho nên, đối với Mỹ, Việt Nam có lẽ sẽ tiếp tục thực hiện chiến thuật họ đã sử dụng từ trước tới nay. Tức là sẽ ký kết một số những đòi hỏi của nước Mỹ nếu Mỹ ép buộc, tuy nhiên về cơ bản có lẽ sẽ không có thay đổi gì nhiều.”

Cô chia sẻ thêm: “Hiện nay tình hình Bãi Tư Chính là rất căng thẳng nên khả năng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ là rất dễ hiểu.”

“Có lẽ một trong những kết quả mà Việt Nam hy vọng là với chuyến đi này Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ hơn để tránh những xung đột quân sự với Trung Quốc.”

“Tuy nhiên nếu tình hình Bãi Tư Chính bớt căng thẳng thì quan hệ Việt – Mỹ có thể chỉ dừng ở mức đó chứ không tiến một bước lâu dài như nhiều người trông đợi,” cô Nancy Nguyễn nói.

Tuyên bố của ông Cảnh Sảng được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/9 nói Hà Nội cương quyết phản đối việc tàu nghiên cứu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng biển của Việt Nam.

Trung Quốc muốn ‘khai thác chung’

Từ nhiều năm trước, Trung Quốc đề ra nguyên tắc “chủ quyền của Trung Quốc, tạm gác tranh chấp, hợp tác khai thác” (Zhuquan zai wo, gezhi zhengyi, gongtong kaifa).

Và khu vực đầu tiên do Trung Quốc đề nghị cùng khai thác chính là Bãi Tư Chính (Vanguard Bank).

Từ 2005 tới 2008, lại có một đề nghị với ba công ty dầu khí Trung Quốc, Việt Nam, Philippines hãy cùng khai thác ở Trường Sa.

Năm 2011, Philippines đưa ra đề xuất cùng khai thác.

Tất cả những đề nghị này tới nay đều thất bại.

Tuy nhiên, trong diễn tiến đáng chú ý, tháng 11/2018, Philippines và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí, trong lúc ông Tập Cận Bình thăm Manila.

Theo đó, hai bên sẽ thành lập ủy ban liên quan để thương lượng việc hợp tác khai thác.

Mới đây xuất hiện bài nghiên cứu “Cooperative Research Report on Joint Development in the South China Sea: Incentives, Policies & Ways Forward”, công bố ngày 27/5/2019.

Đây là bài của 8 tám giả từ 6 quốc gia (Brunei, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines).

Một trong các đề xuất của bài này là Bắt đầu cùng khai thác ở những khu vực chỉ có hai nước tranh chấp.

Bài này viết: “Cùng khai thác song phương tỏ ra dễ dàng hơn khi tranh chấp hàng hải mang tính chất song phương.”

“Một số khu vực hứa hẹn cho khai thác chung song phương gồm: ngoài cửa vịnh Bắc Bộ (chỉ có Trung Quốc và Việt Nam tranh), Bãi Tư Chính (Vanguard Bank, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam đòi), Bãi Cỏ Rong (chỉ có Trung Quốc và Philippines đòi),” bài này viết.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49742406

 

CSVN im lặng

khi Trung Cộng khẳng định chủ quyền ở Bãi Tứ Chính

Tin từ Hà Nội, ngày 20/9/2019: Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn chưa có phản ứng,  sau khi Trung Cộng khẳng định chủ quyền ở Bãi Tứ Chính (Vanguard Bank) ở Biển Đông.

BBC đưa tin trong buổi họp báo định kỳ ngày 18/9/2019, phát ngôn nhân Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, coi hoạt động này là “vi phạm chủ quyền của TrungCộng.”

Cảnh Sảng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam rằng tàu nghiên cứu HảiDương 8 của Trung Cộng đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

Báo chí của Trung Cộng dẫn lời Cảnh Sảng nói “Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Cộng, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam.”

Cảnh Sảng nói “Trung Cộng sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam.”

Lần cuối cùng Hà Nội tuyên bố về Bãi Tứ Chính là ngày 12/9 khi phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối việc tàu nghiên cứu Hải Dương 8 của Trung Cộng tiếp tục vi phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng biển ở Bãi Tứ Chính.

Việc nhà cầm quyền Hà Nội phản ứng yếu ớt trước việc tàu Trung Cộng vi phạm lãnh hải, và đặc biệt là việc im lặng trước tuyên bố của Cảnh Sảng gây ra phẫn nộ trong dân chúng. Nhiều người bài tỏ trên mạng xã hội rằng liệu có một thoả thuận ngầm nào đó giữa hai đảng cộng sản của hai nước với hậu quả là Biển Đông dần rơi vào tay Bắc Kinh.

Hàng chục tổ chức dân sự độc lập và hàng trăm người bất đồng chính kiến đã kêu gọi Hà Nội kiện Bắc Kinh ra toà án quốc tế. Cho tới nay, vẫn chưa có dấu hiệu chứng tỏ chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ thực hiện vụ kiện này.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/csvn-im-lang-khi-trung-cong-khang-dinh-chu-quyen-o-bai-tu-chinh/

 

Buổi tọa đàm “Vùng biển bãi Tư chính

và Luật pháp Quốc tế” bị lùi lại

sau ngày Quốc khánh Trung Quốc

Buổi tọa đàm khoa học “Vùng biển bãi Tư chính và Luật pháp Quốc tế” được Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD), trực thuộc Liên Hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) dự định tổ chức vào sáng ngày 22/9/2019 tại Hà Nội vừa bị hoãn đến sau ngày 5/10/2019.

Công văn thông báo do Viện trưởng viện PLD Hoàng Ngọc Giao ký hôm 20/9 cho biết viện đã nhận được công văn của Liên hiệp hội (cơ quan chủ quản) yêu cầu lùi ngày tổ chức tọa đàm. Lý do được công bố là: “Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, để có thời gian chuẩn bị và tọa đàm tốt hơn, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có yêu cầu Viện nghiên cứu chính sách Pháp luật và Phát triển lùi thời gian tọa đàm trên sau ngày 5/10/2019

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, người được mời dự tọa đàm, nhận định với RFA về lý do khác có thể liên quan đến việc lùi ngày tổ chức.

Tôi nghĩ có lẽ các cơ quan chức năng Việt Nam ngại buổi tọa đàm này diễn ra trước ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10) thì sẽ mất đi tình hữu nghị, mất đi cái đại cục giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Ông Đinh Kim Phúc cho biết ông đã phải hủy vé máy bay vào sáng ngày 20/9 vì thông báo mới.

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những căng thẳng trong thời gian khoảng 3 tháng gần đây khi Trung Quốc điều tàu hải cảnh và khảo sát vào khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng thềm lục địa của  Việt Nam từ giữa tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam tại bãi này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ba lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên, vào ngày 18/9 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã chính thức lên tiếng khẳng định Bãi Tư Chính là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Hà Nội dừng ngay các hoạt động khai thác dầu khí ở khu vực này.

Học giả Đinh Kim Phúc cũng hy vọng tọa đàm được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của người dân bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc:

“Tôi hy vọng với chủ đề “Vùng biển bãi Tư chính và Luật pháp Quốc tế” là tiếng nói của Xã hội dân sự Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam sẽ góp phần hiến kế cũng như bày tỏ nguyện vọng, chính kiến của nhân dân và giới trí thức Việt Nam để đảng và Nhà nước có cơ sở vững chắc để đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông cũng như cách hành xử trong chính sách ngoại giao của mình.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-seminar-vanguard-and-international-law-was-delayed-09202019083526.html

 

Mặt trận Tổ quốc phải có tiếng nói

 bảo vệ chủ quyền VN trên biển Đông

Nhiều ý kiến thẳng thắn của các đại biểu được nêu ra trong phiên họp ngày thứ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra vào chiều ngày 18/9 tại Hà Nội, về báo cáo kiểm điểm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) khóa VIII. Trong đó, phần đông cho rằng, MTTQ chưa bày tỏ thái độ chính kiến trước một số vấn đề cấp bách mà xã hội quan tâm thời gian gần đây, đặc biệt là tình hình căng thẳng biển Đông.

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN cho rằng, tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay không yên ổn và đang khá sôi sục nhưng trong báo cáo kiểm điểm của Đoàn Chủ tịch MTTQ không đề cập đến và ông đề nghị MTTQ cần quan tâm đến biển đảo, đưa vấn đề biển đảo vào báo cáo kiểm điểm.

Đài Á Châu Tự Do hôm 19/9 đã liên lạc với Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm và có cuộc trò chuyện nhanh liên quan đến chất vấn của ông và được ông trả lời:

Lê Kế Lâm: Phát biểu của tôi căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân và tình hình thực tế diễn biến trên Biển Đông trong những ngày gần đây phức tạp. Tôi thấy trong báo cáo có nêu nhưng ít quá, chưa đủ mức độ của nó nên tôi có chất vấn. Tôi có đề nghị cần làm rõ vấn đề này, sau đó nhiều người ủng hộ tôi nói rằng là anh nói lên như vậy là sự thật lịch sử, sự thật trên biển Đông và rõ ràng toàn dân quan tâm.”

RFA: Thưa Chuẩn Đô đốc, vậy ông nghĩ vai trò của MTTQ trong vấn đề này như thế nào?

Lê Kế Lâm: Mặt trận cũng như đoàn thể quần chúng xung quanh Mặt trận thì đều một lòng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tất cả quyền lợi của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, trên không, trên đất liền cũng như trên biển. Do đó, mặt trận là họ quan tâm toàn diện, quan tâm đến đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân vào sự phát triển của đất nước, thì tất nhiên trong vấn đề biển đảo cũng có nêu đến chứ không phải là không nêu.

RFA: Cũng liên quan Biển Đông, Mặt trận tổ quốc phải đóng vai trò người trong cuộc chứ không phải là một quan sát viên? (theo ý kiến của đại biểu Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn Chủ tịch nêu trong Hội nghị Đoàn chủ tịch lần thứ 17 diễn ra trong tháng 7 vừa qua ), ông nghĩ sao về ý kiến này?. Tại sao sau kiến nghị của ông Kim, trong báo cáo lần này của MTTQ vẫn không nhắc đến vai trò của MTTQ về Biển Đông?

Lê Kế Lâm: Quyền đó là của đoàn chủ tịch và của lãnh đạo Mặt trận, còn nhân dân thì có quyền nói lên bức xúc của nhân dân. Tất nhiên, mặt trận là đại diện cho toàn dân nên mặt trận cần phải có tiếng nói thỏa đáng trong mọi vấn đề của đất nước của dân tộc. Tôi nghĩ trước sau gì thì Mặt trận cũng thể hiện quyết tâm của mình mà đó cũng là quyết tâm của toàn dân.

RFA: Đối với kiến nghị lần này của ông sẽ thế nào, thưa ông?

Lê Kế Lâm: Chiều nay có chia tổ để thảo luận thì cũng có nhiều đại biểu bức xúc nói về vấn đề này. Tôi hoàn toàn đồng tình và có kiến nghị rằng, trong lời kêu gọi của nhân dân cũng như trong nghị quyết là phải có vấn đề về Biển Đông, đặc biệt là trong tình hình hiện nay thì nên nói cho đúng mức độ và thỏa đáng với nguyện vọng và mong ước của nhân dân.

RFA: Thưa ông, trong tình huống xấu nhất, kiến nghị của ông vẫn không được lắng nghe, ông có thể chia sẻ việc tiếp tục lên tiếng ra sao với tư cách là một người sĩ quan Hải quân trước tình thế ở Biển Đông hiện nay?

Lê Kế Lâm: Nói thật rằng tôi tin là sẽ không có vấn đề gì đâu, có thể lúc này chưa nói được thì sẽ nói vào lúc khác nhưng có một cái nhất quán là mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ là chỗ dựa của nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhân dân Việt Nam trên Biển Đông theo luật quốc tế năm 1982. Việc này sớm muộn gì người ta cũng biểu thị tùy theo tình hình phát triển xấu hay không xấu trên biển và sẽ có thái độ đúng mực mà thôi.

RFA: Ông có gặp gỡ những vị khác để cùng bàn bạc về tình thế hiện nay và nhận được những ý kiến gì không, thưa ông?

Lê Kế Lâm: Có chứ, ngoài giờ trong lúc giải lao tôi có gặp và trao đổi nhiều. Tôi cũng nói với cả những người có trách nhiệm trong đoàn chủ tịch, cũng như trong thường trực của mặt trận. Tôi phản ảnh lên nguyện vọng của nhân dân và đề nghị nên có lời tuyên bố có mức độ để người dân tin tưởng cũng như kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân trong nhiệm vụ đấu tranh để bảo vệ mọi quyền lợi của nhân dân trên không, trên đất liền cũng như trên biển và phù hợp với luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tế lịch sử Việt Nam.

RFA: Đảng CSVN vừa là tổ chức thành viên vừa lãnh đạo MTTQVN theo Cương lĩnh, Hiến pháp và Luật MTTQ VN, trong khi đó MTTQ là đại diện cho dân nên phải thể hiện được những yêu cầu cấp thiết trong việc bảo vệ vững chắc lãnh thổ của tổ quốc. Theo ông MTTQ cần phải làm gì hiện nay để thể hiện rõ trách nhiệm của tổ chức?

Lê Kế Lâm: Họ đương làm đó thôi, đang lãnh đạo toàn dân tập hợp, kết nối, bắc cầu giữa lãnh đạo với nhân dân và mọi thành phần trong nhân dân để thực hiện nhiệm vụ Chính trị và làm sao cho Việt Nam theo lời di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh là phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

RFA: Vậy theo Chuẩn Đô đốc, MTTQ cần phải cải tổ ra sao để có thể phát huy được sức mạnh của toàn dân như yêu cầu đề ra; đặc biệt trong tình hình hiện nay?

Lê Kế Lâm: Cái này báo chí trên đài sẽ công bố về phương hướng hoạt động của Mặt trận trong nhiệm kỳ IX, có nói rõ vấn đề cần làm như thế nào, chương trình hành động ra sao, giải pháp thế nào. Theo dõi trên đài báo Việt Nam cũng như sẽ có website của Mặt trận dịch ra tiếng nước ngoài.

RFA: Xin cảm ơn Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện hôm nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-fatherland-front-must-call-for-protecting-vn-sovereignty-at-east-sea-09192019130621.html

 

Cá Koi nhật thả trên sông Tô Lịch

 có dấu hiệu bị đầu độc chết?

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 19 tháng 9 năm 2019 loan tin, để chứng minh việc làm sạch môi trường của mình bằng công nghệ Nano- Bioreactor trên sông Tô Lịch tại Hà Nội, ngày 16 tháng 9 vừa qua, công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt đã thả 50 con cá Koi xuống khu vực công ty vừa làm sạch.

Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau, đã xảy ra tình trạng một số con cá bị chết. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt cho biết, nồng độ PH, hàm lượng oxy hoà tan trong nước đo được ngày 18 tháng 9, đều ở mức cho phép. Vì vậy nguyên nhân cá chết không phải do nước không đạt tiêu chuẩn. Khi loại trừ nguyên nhân này, phía công ty đã nhờ một chuyên gia trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản mổ cá. Kết quả, vị chuyên gia này đã tìm thấy một số dấu hiệu cá bị ngộ độc, và chứng tỏ đã có hành động phá hoại trong việc thả cá trên.

Trên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, sau khi kiểm tra, công ty đã loại trừ được các yếu tố cá chết do nấm, khuẩn theo cách nuôi truyền thống, vì công nghệ Nano- Bioreactor có chức năng giải quyết, diệt khuẩn nấm. Ông Tuấn nghi đã có hành động phá hoại đàn cá.

Trước đó, quá trình giải quyết nguồn nước ô nhiễm của công ty Việt Nhật trên sông Tô Lịch cũng đã bị phía công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội xả nước hồ Tây ra khu vực đang làm thí nghiệm, khiến các kết quả làm sạch bằng công nghệ Nano- Bioreactor bị cuốn trôi. Công ty này được cho là đang muốn cạnh tranh để giành khoản tiền dự án làm sạch sông Tô Lịch.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/ca-koi-nhat-tha-tren-song-to-lich-co-dau-hieu-bi-dau-doc-chet/

 

Đổi tên trường Y thành ĐH Sức khỏe:

Bộ trưởng khẳng định ‘hoàn toàn chính xác’

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hôm 20/9 khẳng định phát biểu của bà 4 ngày trước về việc đổi tên trường Đại học Y dược TPHCM thành “Đại học Sức khỏe” là “hoàn toàn chính xác”.

Phát biểu của người đứng đầu ngành Y tế đã gây ‘sốt’ mạng xã hội trong vài ngày qua khi bà cho rằng ngôi trường gần 100 năm tuổi “mà bé thế này là không được”, cần phải nhanh chóng làm đề án thành lập “Đại học Sức khỏe” để không tụt hậu so với Lào và Campuchia.

Việc đổi mới ngôi trường để trở thành “Đại học Sức khỏe”, cụ thể theo bà Tiến, là “chỉ việc đổi tên và lắp người vào thôi chứ vị trí đều quá chuẩn”.

Trước nhiều ý kiến trái chiều, mà phần lớn là phản đối việc đổi tên ngôi trường đã trở thành “thương hiệu”, Bộ trưởng Y tế Việt Nam giải thích đây là đề án đã có từ 10 năm trước nhưng chưa được phê duyệt vì phải chờ Đại học Y dược Hà Nội và vì vướng Luật giáo dục cũ, theo Tuổi Trẻ.

Bên lề một hội nghị trực tuyến của ngành y tế vào sáng 20/9, Bà Tiến giải thích thêm rằng khái niệm “Đại học” khác với “Trường Đại học”. Theo bà, Đại học giống như là tỉnh, còn Trường Đại học giống như huyện…

“Đại học gì mà dưới toàn các khoa, đã thành trường đâu. Cho nên tôi phát biểu như thế là hoàn toàn chính xác. Còn những người hiểu sai. Thứ nhất là chưa hiểu hết bản chất của đại học và trường đại học, thứ hai là chưa hiểu rõ chủ trương của ngành”, Vietnamnet dẫn lời bà Tiến nói.

Theo Bộ Y tế, đề án thành lập Đại học Sức khỏe đã nằm trong Nghị quyết 20 và quy hoạch của Thủ tướng từ nhiều năm trước, trong đó hai trường Đại học Y dược tại Hà Nội và TPHCM sẽ được quy hoạch trở thành “Đại học Sức khỏe”, với các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược, Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng…

https://www.voatiengviet.com/a/doi-ten-truong-y-duoc-thanh-dai-hoc-suc-khoe/5091924.html

 

Thương chiến Mỹ-Trung:

Việt Nam có thể sẽ không tận dụng được hết cơ hội

Việt Nam có thể sẽ không tận dụng được hết các cơ hội đang mở ra do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, với hàng loạt các công ty tìm cách rời khỏi Trung Quốc muốn chuyển vào nước này, theo Bloomberg.

Đó là nhận định gần đây của một số chuyên gia của Bloomberg, ngay cả trước bối cảnh số vốn đầu tư trực tiếp đã giải ngân từ nước ngoài vào Việt Nam tăng 6,3% lên đến 12 tỷ đôla trong 8 tháng đầu năm so với cùng thời gian năm 2018.

VN đã sẵn sàng nâng tầm đối tác chiến lược với Mỹ?

Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’

Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi ‘bị Trump dọa’?

”Việt Nam trong thời gian qua đã hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng gia tăng đầu tư cũng mang theo những tác động, ít nhất là trong thời gian ngắn, vì việc xây thêm hãng xưởng sẽ khiến giá bất động sản ngày càng tăng. Thêm vào đó, hạ tầng cơ sở của Việt Nam, dù đang trong tình trạng cải thiện, vẫn còn yếu kém không thể đáp ứng nhu cầu bỗng dưng cao vọt. Nhu cầu công nhân chuyên nghiệp, mặt khác, cũng mau chóng vượt xa số cung nếu mức tăng trưởng đi quá nhanh.” Trang ForeignPolicy nhận xét.

Trong bài ”Vietnam Becomes a Victim of Its Own Success in Trade War”, đồng tác giả Michelle Jamrisko và Xuan Quynh Nguyen của Bloomberg viết:

”Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phàn nàn về tình trạng cảng và đường bị tắc nghẽn, giá đất và lương nhân công ngày càng cao, cũng như hệ thống bàn giấy quan liêu trì trệ không được nới lỏng nhanh như mong đợi.”

Hạ tầng cơ sở

Cơ sở hạ tầng, nhất là tại các cảng, là thách thức lớn cho Việt Nam. Bloomberg nêu trường hợp của Tapestry Inc. như một ví dụ cụ thể.

Tapestry Inc., sở hữu chủ của các thương hiệu Coach và Kate Spade, than phiền về cơ sở hạ tầng yếu kém khiến cho một số kiện hàng của họ bị kẹt lại rất lâu trên biển.

”Việt Nam thiếu cơ sở hạ tầng hàng hải, cảng chứa được những thùng hàng lớn và mạng lưới vận chuyển cần thiết để có thể nhanh chóng tăng trưởng năng lực xuất khẩu.” Lee Klaskow, Chuyên viên phân tích cấp cao của Bloomberg nhận định.

Trump: Chiến tranh Việt Nam ‘tồi tệ, lẽ ra Mỹ đừng tham gia’

Thương chiến Mỹ-Trung: Sang Việt Nam để tránh thuế

Trung Quốc, theo số liệu của Bắc Kinh, tuyên bố mình có sáu trong số 10 cảng hàng đầu (tính theo lưu lượng thùng hàng) trên thế giới – bao gồm Thượng Hải ở vị trí số 1 – trong khi hai cảng lớn nhất của Việt Nam là cảng Hồ Chí Minh và Cái Mép được xếp thứ 25 và số 50.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Bloomberg, Việt Nam chia sẻ lưu lượng container toàn cầu chỉ 2,5% trong năm 2017 so với 40% của Trung Quốc.

”Với tình hình hiện tại, Việt Nam chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu của một làn sóng các công ty nếu họ chuyển đến. Chỉ cần 5% số công ty Đài Loan chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam thì hạ tầng cơ sở nước này sẽ bị quá tải.” Bloomberg trích lời ông Tsai Wen Jui, chủ tịch của hãng sản xuất yên xe đạp có trụ sở tại Đài Loan, nói.

Nhân công

Về nhân khẩu học, Việt Nam vẫn còn lợi điểm.

Số liệu của Phòng Dân số Liên Hợp Quốc cho biết tỷ lệ dân số của Việt Nam trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 64, cao hơn mức trung bình trên toàn châu Á và trên toàn thế giới tính đến năm 2025. Chính phủ Việt Nam cũng từng bày tỏ ‎ý muốn nâng cao tay nghề cho công nhân từ các trường học cho đến các nhà máy.

Hai nhà phân tích Suan Teck Kin and Manop Udomkerdmongkol tại United Overseas Bank, thì phân tích rằng, một cách tổng quát, mức lương tối thiểu của Việt Nam năm 2018 là 180 đôla một tháng, rẻ hơn nhiều so với 274 đôla ở Thái Lan, và có thể cạnh tranh được với 170 đôla ở Campuchia. Mức lương tối thiểu Campuchia, tuy nhiên đã tăng lên 182 đôla đầu năm 2019, với thảo luận có thể tăng thêm nữa ngay sau tháng tới.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, Huang Yung Cheng, Chủ tịch Hội đồng Phòng Thương mại Đài Loan tại tỉnh Bắc Ninh cho biết Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp công nhân có trình độ kỹ thuật cao cho các công ty công nghệ.

Giá đất

Giá đất đang tăng nhanh cũng là một hạn chế không nhỏ của Việt Nam, ông Tsai Wen Jui nói.

Giá đất trong khu công nghiệp Bàu Bàng tăng gấp đôi so với ba năm trước lên đến 80 đôla một mét vuông. Giá đất tại một số công viên ở tỉnh Bình Dương vọt lên 150 đôla một mét vuông từ mức 65 đôla năm 2016, ông Tsai vạch ra.

Thị trường địa ốc không chỉ đang lên cơn sốt tại Bình Dương. Giá thuê đất công nghiệp tăng gần gấp đôi so với cùng thời gian nửa đầu năm 2019 ở một số tỉnh, 54,6% ở Bình Dương và 31,1% tại Tây Ninh, phía Tây bắc thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty dệt Eclat Textile Co., chuyên cung cấp vật liệu cho Nike Inc. và Lululemon Athletica Inc., rời Trung Quốc đến Việt Nam năm 2016, giờ đây nói họ cần phải đầu tư ra bên ngoài Việt Nam, đi tìm các vùng có giá đất rẻ hơn.

Không dễ khắc phục

Ngoài hạ tầng cơ sở yếu, hải cảng kém, giá đất cao và mức chuyên môn của công nhân còn thấp, chuỗi cung ứng của Việt Nam cho việc sản xuất cũng chưa đạt được kỳ vọng của nhiều công ty.

Trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal, bà Wing Xu, giám đốc nghiệp vụ của Omnidex Group, chuyên sản xuất máy bơm lớn cho nhà sản xuất thiết bị công nghiệp có trụ sở tại Pennsylvania, McLanahan Corp, nói:

”Bạn không thể cứ chuyển cơ sở của mình qua Việt Nam và dự trù là mọi nhu cầu sẽ được đáp ứng.”

Bà Xu giải cho biết Omnidex đã chuyển một số sản xuất sang Việt Nam, nhưng trong số hơn 80 bộ phận của máy bơm, các nhà máy ở đây chỉ mới có thể bắt đầu làm việc với 20 bộ phận, vì khuôn phải được tạo ra từ đầu.

Cho đến giờ, nhu cầu rời khỏi Trung Quốc của các hãng xưởng vẫn đang tăng, và Việt Nam, vì nằm ngay sát cạnh nước này, vẫn còn đang nằm trong tầm nhắm của các công ty.

Chính phủ Việt Nam ước tính sẽ phải tốn thêm khoảng từ 3 đến 4 tỷ đôla để phát triển các cảng. Những dự án xây cảng mới hay trùng tu các cảng cũ hiện vẫn chưa mang lại kết quả.

Tuy nhiên với tất cả những ‎thử thách xem ra không thể nhanh chóng khắc phục này, có lẽ Việt Nam sẽ khó tận dụng hết những cơ hội mà cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Mỹ đang mở ra.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49765110

 

Tạc phù điêu trên vách núi Bà Hỏa:

Phản cảm và không thiết thực

Diễm Thi, RFA

Không phù hợp về nhiều mặt

Tỉnh Bình Định dự kiến chi hơn 86 tỷ đồng để tạc bức phù điêu “Lạc Long Quân – Âu Cơ” và cội nguồn đại đoàn kết dân tộc vào vách núi Bà Hỏa ở cửa ngõ TP Quy Nhơn với chiều dài 81m, cao 35m và hệ thống sân vườn, cảnh quan kiến trúc phụ trợ khoảng 3.000m2.

Theo kế hoạch, để tạc bức phù điêu trực tiếp vào vách núi thì phải cắt sâu vào núi khoảng 25m, tạo một mặt phẳng đứng. Phần mặt phẳng nằm tạo thành sân quảng trường để làm nơi sinh hoạt cộng đồng.

Bức phù điêu được cho biết sẽ khắc họa ba lớp nhân vật. Lớp thứ nhất ở giữa, khắc họa hình tượng cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ khoác áo choàng, đầu đội mũ lông chim. Sau lưng, dưới chân là những lớp mây gợi lại huyền sử về dòng dõi Rồng Tiên.

Lớp thứ hai nằm hai bên lớp thứ nhất, là hình ảnh 18 đời vua Hùng với dáng đứng uy nghi, hai tay chắp ngang ngực, cung kính lắng nghe lời căn dặn của cha mẹ.

Lớp thứ ba đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc khắc họa một người nam và một người nữ cùng với trang phục truyền thống, nắm chặt tay nhau thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Dự án tạc bức phù điêu này đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi hai vấn đề chính liên quan đến văn hóa và kinh tế.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – chuyên ngành Hán Nôm – lên tiếng rằng việc các tỉnh muốn làm tượng đài hoành tráng, những bức phù điêu hoặc những bức tượng to là ý muốn của các quan chức lãnh đạo. Riêng đối với tỉnh Bình Định, tiến sĩ Diện cho rằng:

“Thứ nhất là phải bạt núi đi để làm, thu hút sự chú ý của người dân vào đấy thì về bên khoa học giao thông là người ta hết sức tránh.

Thứ hai, ai cũng biết truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ là huyền thoại về tổ của người Kinh người Việt. Còn tại tỉnh Bình Định vốn là đất cũ của Chiêm thành ngày xưa thì bức phù điêu này sẽ không phù hợp, nó xa lạ với tâm thức dân gian ở đây.

Thứ ba là chi phí quá lớn mà ngay cả dư luận người dân trong tỉnh họ cũng không đồng ý.”

Vách núi Bà Hỏa nằm sát bên nút giao nhau của bốn tuyến phố Trần Hưng Đạo với Võ Nguyên Giáp, Đống Đa, Nguyễn Tất Thành, có mật độ dân cư đông đúc. Việc tạc phù điêu vào vách núi sát nhiều tuyến đường giao nhau sẽ rất nguy hiểm trong giao thông, rất dễ xảy ra tai nạn khi người đi đường bị chi phối tầm nhìn vào bức phù điêu.

Bây giờ cộng sản nó muốn là nó làm, chớ nó không làm thì lấy gì nó ‘ăn’! Không ai nói được đâu. Nó có hỏi ý kiến dân đâu. Dân thì không có ăn, khổ cực quá mà tiền thì nó phung phí, nó làm hết cái này tới cái kia để nó bỏ túi. – Bà Kim Lan

Trả lời với truyền thông trong nước chiều 14/9, ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Định cho biết, “Dự án tạc tượng vẫn đang nằm trong kế hoạch, chưa triển khai vì còn phải lấy ý kiến của nhân dân. Bình Định là tỉnh đang phát triển, làm sao cho phù hợp đô thị và dân đồng ý”.

Về việc này, bà Kim Lan, một người dân Bình Định nói với RFA rằng:

“Bây giờ cộng sản nó muốn là nó làm, chớ nó không làm thì lấy gì nó ‘ăn’! Không ai nói được đâu. Nó có hỏi ý kiến dân đâu. Dân thì không có ăn, khổ cực quá mà tiền thì nó phung phí, nó làm hết cái này tới cái kia để nó bỏ túi”.

Theo bà Lan, nhà nước nên dùng số tiền 86 tỷ đồng này vào những việc thiết thực, có lợi cho dân như đầu tư vào bệnh viện hay trường học, chứ xây tượng đài hay phù điêu thì chỉ quan chức “hưởng”. Bà cho biết nơi bà ở không có bệnh viện mà chỉ có trạm xá. Nếu bệnh nặng mà không có tiền lên bệnh viện tỉnh thì chỉ có nước nằm chờ chết. Còn trường học thì quá xa nhà, học trò thì phải đóng đủ thứ tiền. Tới trường thì được dạy qua loa để học sinh phải đi học thêm.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng có suy nghĩ khi cho rằng, cho dù trong 86 tỷ đồng ấy có thể có nguồn tiền xã hội hóa, nhưng tỉnh Bình Định không thiếu những việc để làm có ý nghĩa cho quốc kế dân sinh. Không thể vung tay làm một công trình quá tốn kém và không mang lại nguồn lợi về mặt kinh tế cũng như văn hóa cho người dân.

Vì sao quá nhiều tượng đài?

Không chỉ tỉnh Bình Định đưa ra một dự án hàng chục tỷ đồng như thế, mà một tỉnh được cho là nghèo nhất nhì nước như Sơn La cũng từng có dự án tượng đài Bác Hồ 1.400 tỷ, gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công chúng vào năm 2015.

Đây được cho là một trong 14 tượng đài Bác Hồ trong đề án Quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa ra năm 2015.

Tuy nhiên, thời điểm đó, Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Lý luận và Ứng dụng thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM lại có nhận định với RFA:

“Cùng với việc xây dựng kinh tế thì văn hóa cũng phải được phát triển và văn hóa có nhiều khía cạnh…

Bởi vì làm kinh tế cuối cùng để nâng hạnh phúc đời sống cho con người, cho nên việc đồng thời xây dựng kinh tế thì xây dựng văn hóa, xây dựng cái này cái khác là cần thiết. Tất nhiên tượng đài cũng cần nhưng có mức độ thôi, nghĩa là quy hoạch như thế nào chứ không phải xây dựng tràn lan.”

Năm 2018, tỉnh Quảng Bình cũng có dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với số tiền gần 79 tỷ đồng. Với tượng đài mẹ VNAH tại Quảng Nam với chi phí 411 tỷ đồng cũng là một dự án gây nhiều tranh cãi.

Vì sao mà các tỉnh lại cứ phải làm phù điêu, làm những tượng đài hoành tráng như thế?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì đấy là những dự án lớn không gặp khó khăn về mặt ngân sách vì nó có ý nghĩa chính trị. Khi người ta định làm tượng ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì nếu người nào phản đối sẽ dễ bị quy chụp “chuyện nọ chuyện kia”:

Tượng Hồ Chí Minh, tượng các phong trào cách mạng hay hình tượng công nhân, hay hình tượng Lạc Long Quân – Âu Cơ thì nó rất dễ thuyết phục, rất dễ kiếm dự án và rất dễ kiếm tiền. – TS. Nguyễn Xuân Diện

“Tượng Hồ Chí Minh, tượng các phong trào cách mạng hay hình tượng công nhân, hay hình tượng Lạc Long Quân – Âu Cơ thì nó rất dễ thuyết phục, rất dễ kiếm dự án và rất dễ kiếm tiền”.

Ông Diện kể thêm rằng, năm 2014, lãnh đạo tỉnh Bình Định định xây dựng lại, phục hồi lại hoàn toàn công đường quan huyện huyện Bình Khê thời nhà Nguyễn với chi phí 50 tỷ đồng với lý do đấy là nơi ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy, tức ông Nguyễn Sinh Sắc, đã từng làm Tri huyện ở đấy. Mà ông Nguyễn Sinh Sắc là thân phụ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Người ta tưởng dựng lại để ghi lại kỷ niệm về cuộc đời và thân thế của cụ Nguyễn Sinh Huy là một điều vinh dự và ghê gớm lắm, nhưng họ không biết rằng trong lịch sử thì chỉ ghi chép rằng ông Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc, về làm quan huyện ở Bình Khê, ngồi ở ghế tri huyện chỉ có gần 8 tháng mà thôi!”.

Quay lại dự án bức phù điêu tạc vào núi, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói thêm về mặt cảnh quan, môi trường bên cạnh yếu tố văn hóa và kinh tế mà ông đã phân tích, rằng khi nhìn trên đồ án thì ông thấy bản thân núi đó đã đẹp rồi. Màu của núi xanh như ngọc, nằm ưỡn vào lòng thành phố rất đẹp. Vì sao phải vạt núi đi, tức là phải can thiệp vào môi trường thiên nhiên?

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reliefs-on-the-cliffs-reflective-and-unrealistic-dt-09192019164000.html

 

Hết bà Tiến lại đến ông Hùng

Thiên Hạ Luận

Tuần này, các viên chức cao cấp của cả chính phủ lẫn quốc hội tiếp tục khuấy động dư luận vì những ý kiến “vô tiền khoáng hậu”.

Đầu tuần, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, mở hàng bằng đề nghị Đại học Y Dược TP.HCM đổi tên thành Đại học Sức khỏe TP.HCM. Kế đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (TTTT), khẳng định, ông tin rằng: Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm. Có thể vì muốn chứng tỏ rằng không hề thua kém chính phủ, quốc hội đề nghị dùng luật xác định, tại Việt Nam, 40 tuổi vẫn còn là… thanh niên!

Giữa làn sóng chỉ trích đề nghị của bà Tiến, có những facebooker giải thích, thật ra Đại học Sức khỏe không phải là ý tưởng ngớ ngẩn. Thiên hạ từng xây dựng những Đại học Sức khỏe để gom vào, đào tạo tất cả các lĩnh vực có liên quan đến bảo vệ – chăm sóc sức khỏe, từ bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ đến y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, chuyên viên dịch tễ (nghiên cứu – phòng ngừa dịch bệnh),… Tuy nhiên xét cho đến cùng, tên gọi các cơ sở đào tạo, cung cấp nhân lực cho lĩnh vực y tế chỉ là vấn đề thứ yếu.

Chẳng hạn, Truong Huy San cho rằng, ý tưởng phát triển trường Đại học Y Dược TP.HCM thành một đại học đa ngành về sức khỏe là đúng nhưng tự thân tên gọi không phải là yếu tố xác lập quy mô bất di bất dịch. Hãy để các trường chủ động phát triển thêm những ngành mà dân chúng cần và giữ được những cái tên vừa là thương hiệu lâu đời, vừa là sự tự hào của nhiều thế hệ. San dẫn chứng, MIT (Học viện Kỹ thuật Massachusets) dạy cả nghệ thuật còn Apple đâu có trồng… táo (1)!

Đó cũng là lý do Hoàng Mạnh Hà than: Hơn 40 năm rồi vẫn không lo làm, chỉ lo đổi tên. Chẳng phải chỉ có Đại học Y Dược. Đại học Văn khoa ngắn gọn, súc tích đổi thành Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn dài thượt, đọc méo cả mỏ. Rồi Bộ Canh nông đổi thành Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn. Bộ Giáo dục đổi thành Bộ Giáo dục – Đào tạo dù trong giáo dục đã có đào tạo. Chưa kể tên một số bộ như Thông tin – Truyền thông giống như bị “ngọng” tiếng Việt, bởi trong thông tin đã có truyền thông và ngược lại (2).

Đó cũng là lý do người ta thấy trên trang facebook có tên là Sự kiện thắc mắc: Đổi tên Đại học Y Dược TP.HCM vì sợ tụt hậu sao không so với các quốc gia phát triển mà lại so với Lào và Campuchia? Liệu “tên” có quan trọng bằng việc để cho bệnh nhân nằm la liệt khắp các hành lang và chi phí giường bệnh cao cỡ khách sạn năm sao không (3)? Cũng với suy nghĩ như thế, Dien Le bảo rằng, nếu công việc của các Bộ trưởng chỉ là đổi tên thì con tôi cũng có thể làm… Bộ trưởng (4).

Đề nghị đổi tên Đại học Y Dược TP.HCM của bà Tiến làm nhiều người ta nhắc lại nỗ lực đổi tên các trạm thu phí BOT của ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải (đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, do không ổn nên tính gọi là trạm thu tiền và sau khi xoay đủ một vòng thì quay lại cách gọi cũ là trạm thu phí), Tanhy Ngo cho rằng, muốn dân thực sự tự do, hạnh phúc, xứng tầm với các quốc gia văn minh thì phải đổi sao cho mọi thứ thay đổi thật lẹ. Chỉ đổi tên thôi thì “thằng” nào cũng tụt hậu (5)…

***

Giữa lúc bà Tiến đang là bia cho công chúng bắn, chưa rõ vì muốn giải cứu cho đồng liêu hay ghen tị vì bà Tiến tiếp tục “nổi tiếng,” ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng TTTT đăng đàn tuyên bố: Tôi có niềm tin, Việt Nam có thể làm những thứ thế giới chưa từng làm! Thế là nội các Việt Nam lập tức có thêm một thành viên nữa nổi… lềnh bềnh trong mắt công chúng. Rất nhiều người “khen” ông Hùng như Vo Tran vì những phát biểu hết sức… phi thường, mới lạ và sau những tính từ ấy phải đặt vô số dấu hỏi (6)!

Trong số những lời “khen” ấy, đáng chú ý có Nguyễn Thiện. Ông Thiện nhận xét: Chỉ với hai từ “có thể”, tôi… có thể đánh giá Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng là một người rất khiêm tốn. Người Việt đã làm ra nhiều thứ mà thế giới chưa từng làm chứ không phải là “có thể” làm! Phải kiêu hãnh mà nói điều đó! Chẳng hạn cách chức… nguyên Bí thư tỉnh ủy, xóa tư cách… nguyên Bộ trưởng,… Đó là sản phẩm… thuần Việt làm gì có quốc gia nào trên thế giới từng làm (7)!

Cạnh tranh về mức độ “nổi tiếng” giữa các viên chức cao cấp tại Việt Nam trong tuần này không chỉ ngừng ở đó. Dường như không muốn thua chính phủ, các đại biểu quốc hội cũng nhảy vào khuấy động dư luận khi giới thiệu ý tưởng, muốn dùng các qui định pháp luật để xác định, tại Việt Nam, tất cả mọi người từ 40 tuổi trở xuống vẫn còn là… thanh niên!

Chẳng phải chỉ có dân chúng náo động, ngay cả các cơ quan truyền thông chính thức do chính quyền thành lập cũng ngứa ngáy, không nhịn được mà phải lên tiếng bài xích ý tưởng này. Tuổi Trẻ Cười – một trong những sản phẩm của tờ Tuổi Trẻ – nhận định, đề nghị sửa các qui định pháp luật hiện hành, nâng độ tuổi được xem là thanh niên từ 30 lên 35 hay 40 tuổi, rất có thể sẽ tạo ra một tình huống… thú vị là hai cha con cùng lên phường tham gia sinh hoạt Đoàn Thanh niên (8).

***

Chuyện lãnh đạo đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ, lãnh đạo các ngành, các địa phương chọc cho đồng bào giận và… chửi đã trở thành chuyện bình thường. Có một điểm trùng hợp cần lưu ý là tất cả những tuyên bố, nhận định, đề nghị ngô nghê, kỳ quái khuấy động dư luận trong thời gian vừa qua đều xuất phát từ những cá nhân đã được đào tạo từ chung một lò: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/2322551241113377

(2) https://www.facebook.com/hmh2904/posts/2728158250535919

(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1174844222702668&id=765999660253795

(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157845887249701&set=a.98722039700&type=3&theater

(5) https://www.facebook.com/minhphuong.nguyen.587606/posts/2836793623016505

(6) https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1143193329403770/

(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10215449987422943&set=a.2167503667223&type=3&theater

(8) https://www.facebook.com/tuoitrecuoi/photos/a.796272043784135/2505953812815941/?type=3&theater

https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-thi-kim-tien-nguyen-manh-hung/5092030.html