Tin Việt Nam – 20/08/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 20/08/2018

Ân xá Quốc tế kêu gọi

hành động khẩn cấp cho chị Trần Thị Nga

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế vào ngày 20 tháng 8 ra thông cáo kêu gọi cộng đồng có hành động khẩn cấp cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga đang bị đánh và dọa giết trong tù.

Thân nhân tù nhân lương tâm Trần Thị Nga tố cáo khẩn cấp về việc bà ngày bị đánh đập thường xuyên trong tù.

Sáng ngày 20 tháng 8, ông Phan Văn Phong, người phối ngẫu của tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, cho biết đã gửi đơn tố cáo khẩn cấp tới các cơ quan trong và ngoài nước về việc bà Nga bị đánh và dọa giết trong trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai.

Theo đơn tố cáo vào sáng ngày 18/8 tù nhân lương tâm Trần Thị Nga gọi điện thoại về nhà cho gia đình theo tiêu chuẩn hàng tháng và thông báo việc mình bị một tù nhân cùng buồng giam có tên là Nguyễn Thị Hải đánh nhiều lần và còn đe dọa sẽ giết chết.

Ông Phan Văn Phong cho Đài Á Châu Tự Do biết:

“Vào ngày thứ sáu 17 tháng 8 Nga gọi điện về cho biết bị đánh liên tục và còn bị dọa giết nữa. Với thông tin như thế và anh em tư vần nên tôi viết đơn tố cáo.”

Trong đơn gửi các cơ quan như Giám thị trại giam Gia trung, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà nội, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia lai cùng các tổ chức Quốc tế liên quan, ông Phong cho biết thêm không chỉ đánh và dọa giết mà thư từ của nhiều người dân gửi đến bà Trần Thị Nga cũng đều không được nhận.

Nhận định trong đơn tố cáo cho rằng: “Các hành vi vừa kể trên là vi phạm thô bạo luật pháp Việt nam cũng như công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt nam ta đã tham gia kí kết từ 2013, có hiệu lực từ 2015.

Đài Á Châu Tự Do tìm cách liên lạc với ban quản lý trại giam Gia Trung để tìm hiểu sự việc nhưng các cuộc gọi đều không có người trả lời.

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, 41 tuổi, có hai con nhỏ dưới 10 tuổi. Bà bị bị bắt vào ngày 21 tháng giêng năm ngoái và bị tòa kết án 9 năm tù vào ngày 25 tháng 7 năm 2017 với cáo buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999.

Theo cáo trạng thì bà Nga đã đăng tải 13 video clip có nội dung được cho là “xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá những tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân… nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.”

Hàng loạt các tổ chức quốc tế, các chính phủ như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và kể cả Liên Hiệp Quốc sau phiên tòa ra các thông cáo báo chí yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho bà Trần Thị Nga.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/protest-in-prison-beating-to-prisoner-of-conscience-ttn-08202018090442.html

 

EU chỉ trích việc kết án

nhà hoạt động Lê Đình Lượng

Phái đoàn Liên minh Châu Âu EU vào ngày 20 tháng 8 ra Tuyên bố về việc Tòa án Nghệ An vào ngày 16 tháng 8 vừa qua tuyên 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Lê Đình Lượng với cáo buộc “Hoạt động nhằm chống chính quyền nhân dân”. Hai nhân chứng dùng để buộc tội ông đều phản cung tại phiên tòa là hai tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng.

Tuyên bố của EU khẳng định việc này là tiếp nối xu hướng tiêu cực trong việc đàn áp các nhà hoạt động ôn hòa tại Việt Nam.

Tuyên bố của EU nói rõ: “Ông Lê Đình Lượng đã ủng hộ một cách ôn hòa cho sự thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền như đã được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Vì việc kết án trên là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế này, Liên minh châu Âu mong muốn rằng các cơ quan thẩm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức đối với ông Lê Đình Lượng cũng như tất cả các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền khác hiện đang bị phạt tù vì đã biểu đạt quan điểm của mình một cách ôn hòa.”

Phái đoàn Liên minh Châu Âu cũng lấy làm tiếc về việc các đại diện của Liên minh châu Âu và các đại sứ quán các nước thành viên không được dự phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng.

Điều này gây lo ngại rằng “có thể dẫn đền những nghi vấn về tính minh bạch của quá trình xét xử này.”

Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 8 cũng lên tiếng về bản án mà Việt Nam tuyên cho ông Lê Đình Lượng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép mọi cá nhân tại Việt Nam được quyền tự do bày tỏ quan điểm của bản thân, được tự do tụ họp ôn hòa mà không sợ bị trả thù.

Cũng theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì khuynh hướng ngày càng tăng về biện pháp bắt bớ và kết án nặng nề các nhà hoạt động tại Việt Nam là đáng ngại.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) cũng ra thông cáo báo chí nhắc lại ông Lê Đình Lượng, năm nay 52 tuổi, là một cựu chiến binh biên giới phía Bắc với Trung Quốc và là một nhà hoạt động xã hội đòi hỏi đền bù cho những ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường Formosa vào năm 2016.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-denounced-the-sentence-given-to-activist-le-dinh-luong-08202018102204.html

 

Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực,

từ chối đổi ‘nhận tội’ lấy ‘đặc xá’

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực mười ngày từ 14 đến 23/8 để phản đối sự hạn chế mới về thư tín cũng như sức ép từ nhà chức trách buộc ông phải nhận tội, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, cho VOA biết hôm 20/8.

Ông Tân cho hay ông và vợ của ông Thức hôm 18/8 đã đến một trại giam ở Nghệ An để thăm tù nhân lương tâm đang thi hành án 16 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tính từ khi bị bắt, đến nay ông Thức đã bị giam hơn 9 năm.

Trong cuộc thăm mới đây, quan sát thấy sức khỏe ông Thức yếu khác thường, qua gặng hỏi, em trai và vợ ông Thức mới được nghe người tù 52 tuổi cho biết ở thời điểm đó ông đang tuyệt thực vào ngày thứ năm.

Ông Tân nói với VOA rằng một trong những lý do ông Thức có hành động quyết liệt này là từ sau tháng 6, trại giam có đội trưởng giáo dục mới, tên là Trần Duy Phong, và người này đã gây nhiều khó khăn cho ông Thức “trong mọi vấn đề”, nhất là việc gửi thư tín ra ngoài.

Theo hạn định mới, một tháng tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức chỉ được gửi ra 2 lá thư, mỗi lá thư chỉ được gửi đến 1 người, ít hơn nhiều so với trước. Bên cạnh đó, ông cũng không được gửi người thân, bạn bè các tác phẩm nhạc, thơ, văn của ông như trước nữa.

Ngoài việc phản đối các hạn chế nêu trên, ông Thức có lý do lớn hơn để tuyệt thực. Người em trai của ông nói cụ thể với VOA:

“Anh nói anh tuyệt thực lần này thì anh yêu cầu nhà nước thượng tôn pháp luật, yêu cầu trả tự do và miễn hoàn toàn án còn lại cho tất cả những người phạm tội chuẩn bị hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là Khoản 3 Điều 109”.

Hồi cuối tháng 4, gia đình ông Thức đã làm việc cùng một luật sư để gửi đơn đến Chủ tịch nước Việt Nam, thủ tướng và một số nhà chức trách liên quan, đề nghị họ xem xét việc đặc xá cho tù nhân lương tâm này chiểu theo các điều khoản của luật hình sự mới.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 5, luật sư Ngô Ngọc Trai, người tư vấn pháp lý cho gia đình ông Thức, cho VOA biết nỗ lực mới đây xin đặc xá cho ông dựa trên cơ sở là sự thay đổi về luật pháp được xem là “có lợi” cho ông Thức.

Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018, có điểm thay đổi trong điều luật về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Một khoản bổ sung của điều luật nói về “chuẩn bị phạm tội” với mức hình phạt 1 đến 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội.

Theo luật sư Trai, nếu căn cứ vào luật mới, toàn bộ hành vi của ông Thức chỉ có thể bị quy là “chuẩn bị phạm tội” và Nhóm nghiên cứu Chấn do ông Thức lập ra “không hẳn là một tổ chức chính trị để lật đổ chính quyền”.

Từ những lập luận này, vị luật sư nói với VOA rằng bản án nặng hồi năm 2010 dành cho ông “rất cần được xem xét lại”.

Sau cuộc thăm hôm 18/8 vừa qua, ông Trần Huy Duy Tân nói cá nhân ông nhận thấy anh trai mình đang bị nhà chức trách ép buộc phải nhận tội mới được đặc xá. Nhưng ở phía ông Trần Huỳnh Duy Thức, tù nhân này cương quyết không nhận tội. Ông Tân cho biết thêm:

“Trong buổi thăm gặp, anh nhắc lại rất nhiều lần anh không chấp nhận ký nhận tội để được đặc xá. Không bao giờ anh chấp nhận như vậy vì đơn giản là anh không có tội. Anh khẳng định rằng cho dù anh có phải ở hết án của anh đi nữa, hoặc là có rục xương trong tù, anh cũng không bao giờ chấp nhận việc đặc xá như vậy”.

Cho đến ngày 6/8, theo các văn bản phúc đáp từ Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam gửi đến luật sư Ngô Ngọc Trai và được ông công bố qua Facebook cá nhân, các cơ quan này nói hiện nay nhà nước “chưa có chủ trương đặc xá” năm 2018 nên “không có căn cứ để xem xét, đề nghị đặc xá cho phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức”.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA hôm 20/8, ông Trần Huỳnh Duy Tân nói gia đình ông hết sức lo lắng và bức xúc về tình hình sức khỏe rất yếu của ông Thức.

Theo lời ông Tân, ông Thức nhấn mạnh rằng đến hết ngày 23/8, nếu nhà tù vẫn còn gây khó khăn, ông sẽ tiếp tục tuyệt thực.

Đại diện của gia đình ông Thức nói họ yêu cầu nhà tù chấm dứt hành hạ ông và quan trọng hơn là chính quyền Việt Nam cần thực hiện điều luật phù hợp trong Bộ luật Hình sự mới để trả tự do cho ông Thức ngay.

https://www.voatiengviet.com/a/tu-nhan-duy-thuc-tuyet-thuc-tu-choi-doi-nhan-toi-lay-dac-xa/4536014.html

 

Thêm một tàu đánh cá Việt bị ‘tàu lạ’ đâm chìm

Một tàu đánh cá của ngư dân Bình Định đang hoạt động tại một vùng biển gần Vũng Tàu thì bị “tàu lạ” đâm chìm, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết hôm 20/8.

Theo trang mạng Người Lao Động, tàu lạ đã bỏ chạy sau khi đâm chìm tàu BĐ 31052 của ông Nguyễn Văn Tâm, trú tại xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Trang mạng vtc.vn dẫn lời Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cho biết vụ việc xảy ra vào lúc 4h ngày 20/8 tại vùng biển có tọa độ 10015’N – 107011’E, cách Vũng Tàu 7 hải lý về hướng Đông Nam.

Nguồn tin còn cho biết là 6 ngư dân trên tàu đã được hai tàu khác, là BĐ 93348 của bà Nguyễn Thị Thu Hà, và tàu BĐ 30131 của bà Nguyễn Mươi, cứu vớt và đưa vào Vũng Tàu an toàn. Trong mấy năm trở lại đây, tàu đánh cá Việt Nam thường xuyên bị tấn công hoặc bị xua đuổi, sách nhiễu khi đang hoạt động ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Ngày 11/8 vừa rồi, một tàu đánh cá Bình Định khác, tàu cá BĐ 96151 TS, bị mất liên lạc khi đang hoạt động tại vùng biển cách đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa, 94 hải lý. Chủ tàu kiêm thuyền trưởng là ông Lê Văn Bắc, cư ngụ ở xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Trên chiếc tàu còn mất tích, có 3 thuyền viên.

https://www.voatiengviet.com/a/tau-danh-ca-viet-bi-tau-la-dam-chim-gan-vung-tau/4536120.html

 

Việt Nam tiếp tục xử những người có liên quan

đến Chính phủ Quốc gia VN lâm thời

Ngày 21/8/2018 Tòa án tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xử một nhóm 12 người bị cáo buộc thuộc tổ chức có tên ‘Chính phủ quốc gia Việt Nam Lâm thời’.

Theo Mạng báo Pháp Luật Việt Nam, tổ chức này do ông Đào Minh Quân, một công dân Mỹ gốc Việt thành lập tại Hoa Kỳ và nhóm người phải ra tòa được nói là bị dụ dỗ, lôi kéo, hứa hẹn phong chức tước.

Tin nói dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài đến ngày 23/8, và 12 bị cáo gồm các ông bà Nguyễn Jamse Han, Phan Angel, Đỗ Tài Nhân, Trương Nguyễn Minh Trí, Võ Hoàng Ngọc, Đỗ Quốc Bảo, Trần Tuấn Tài, Trần Văn Vinh, Trần Quang Vinh, Nguyễn Hùng Anh, Nguyễn Văn Chánh, và Đỗ Thị Thùy Dung.

Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời bị chính phủ Hà Nội liệt vào loại phản động, khủng bố, và theo những thông tin từ phía Việt Nam đưa ra thì tổ chức này đã đưa người từ nước ngoài vào để tuyên truyền, vận động những người trong nước tham gia tổ chức, dùng bạo lực để lật đổ nhà nước Việt Nam hiện nay.

Vào tháng 12 năm ngoái, Việt Nam đã đưa ra xét xử 16 người thuộc tổ chức này. Những người này bị kết tội ‘khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 84 Bộ luật Hình sự năm 1999. Đây là những người đã tham gia ném bom xăng đốt cháy 320 chiếc xe tại kho giữ xe của công an thành phố Biên Hoà hôm 8/4/2017, và ném bom xăng vào sân bay Tân Sơn Nhất.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/tempo-government-trial-08202018080156.html

 

Bão số 4 gây thiệt hại

gần 1,5 tỷ đồng và hơn 10 người chết

10 người bị thiệt mạng và 3 người mất tích khi cơn bão số 4, có tên quốc tế là Bebinca, quét qua các tỉnh ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ, bắt đầu vào ngày 17 tháng 8.

Ban Chỉ huy Phòng, Chống Thiên tai Quốc gia, vào ngày 19 tháng 8 cho biết mặc dù cơn bão Bebinca đổ bộ vào Việt Nam và nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên đã gây ra thiệt hại về tài sản và nhân mạng ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An.

Số liệu thống kê ban đầu cho thấy có 33 căn nhà bị phá hủy, gần 3.500 căn nhà bị ngập lụt, khoảng 400 gia súc và hơn 17 ngàn con gia cầm bị chết, gần 1200 héc-ta ao nuôi trồng thủy sản và 3 đê điều bị hư hại.

Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Yên Bái bị tình trạng đất lở ở gần 20 tuyến đường quốc lộ, gây ách tắc giao thông.

Truyền thông quốc nội, vào ngày 20 tháng 8 dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Xuân Đường cho biết vừa gửi tờ trình đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đề nghị hỗ trợ kinh phí gần 351 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 4, bao gồm hỗ trợ dân sinh và khôi phục sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ xây dựng khu tái định cư tại khu vực miền núi và xây dựng hệ thống báo động lũ cùng bản đồ ngập lụt lưu vực sống Hiếu.

Trung tâm Dự báo Khí tượng, Thủy văn Quốc gia dự báo sẽ có khoảng 5, 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam từ nay đến cuối năm 2018. Bên cạnh đó, khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc có thể xảy ra các hiện tượng lốc xoáy, mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất trong những tháng cuối năm nay.

Hằng năm, Việt Nam thường hứng chịu trên chục trận bão hay áp thấp nhiệt đới. Mưa bão thường dẫn đến ngập lụt, lũ quét, đất chuồi gây thiệt hại về người và của cho những nơi chịu tác động.

Cục Thống kê Việt Nam cho biết trong 7 tháng đầu năm 2018 thiên tai, chủ yếu là bão, lũ quét và lở đất, từ đã làm chết hoặc mất tích 78 người và làm bị thương 64 người khác, phá hủy hơn 740 ngôi nhà, làm hư hại hơn 18 ngàn ngôi nhà và gần 13 ngàn héc-ta lúa và các loại hoa màu trong 7 tháng năm 2018.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/typhoon-bebinca-leaves-10-people-killed-3-missing-in-vn-08202018081714.html

 

Chủ tịch thành phố Vinh & cán bộ

đi du lịch Châu Âu giữa lúc bão tới

Dư luận ở Vinh đang xôn xao sau khi truyền thông trong nước đưa tin, chủ tịch thành phố cùng một đoàn cán bộ đã đi du lịch hơn 10 ngày qua giữa lúc bão Bebinca ập tới.

Theo báo Dân Việt, khi bão số 4 đổ bộ vào Nghệ An, chính quyền thành phố Vinh vắng mặt các viên chức sau đây: ông Nguyễn Hoài An, chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố; ông Đậu Văn Thịnh, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố; ông Nguyễn Sỹ Diệu, trưởng phòng tài chính kế hoạch thành phố; và ông Trần Xuân Lễ, giám đốc ban quản trị dự án đầu tư và xây dựng thành phố.

Được biết các viên chức này đã đồng loạt xin nghỉ phép từ ngày 4 đến 20 tháng 8 để “đi du lịch nước ngoài”. Theo tờ Dân Việt, nhóm viên chức đi du lịch nước ngoài theo lời mời của “nhóm doanh nghiệp trẻ Nghệ An”.

Hôm 18 tháng 8, phó chủ tịch thành phố Đậu Văn Thịnh nói với tờ Dân Việt rằng, đoàn của ông đi du lịch ba nước Áo, Ý và Pháp trong 10 ngày và hiện đã về. Ông Thịnh nói trước khi đoàn ra đi thì chưa có dự báo bão.

Ông Lê Xuân Đại, phó chủ tịch thường trực uỷ ban tỉnh Nghệ An, là người đã ký quyết định cho phép bốn giới chức thành phố Vinh đi du lịch. Ông Đại nói với báo Dân Việt rằng chủ tịch và phó chủ tịch thành phố Vinh khai báo là họ đi du lịch “tự túc”. Nhưng ông không rõ các viên chức trong đoàn đi cùng với ai, và đi bằng nguồn kinh phí nào.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/chu-tich-thanh-pho-vinh-can-bo-di-du-lich-chau-au-giua-luc-bao-toi/

 

Các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam khó gọi vốn

Các nhà cố vấn kinh doanh cho biết tại Việt Nam, ngay cả những công ty khởi nghiệp có nhiều khả năng và ý tưởng kinh doanh thú vị cũng khó gọi vốn.

Báo mạng VietNamNet Bridge hôm Chủ Nhật 19/08 dẫn lời bà Thạch Lê Anh, nhà đồng sáng lập tổ chức Vietnam Innovative Startup Accelerator VIISA, cho biết một trong những lý do là con số khiêm tốn những quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Theo báo mạng TechInAsia, vào năm 2016, các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á thu hút tổng cộng 2.6 tỉ Mỹ kim vốn. Hầu hết số vốn này đổ vào các công ty ở Singapore, với 1.4 tỉ Mỹ kim, và Indonesia, với 967 triệu Mỹ kim. Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam chỉ thu hút được chưa đầy 100 triệu Mỹ kim.

Trong khi đó, Bộ Khoa Học Và Công Nghệ CSVN lại vẽ ra một bức tranh tươi sáng, khi loan báo rằng số công ty khởi nghiệp và quy mô đầu tư đều đang tăng. Theo bộ này, vào năm 2016, Việt Nam chỉ có 50 cuộc gọi vốn khởi nghiệp thu hút được 205 triệu Mỹ kim từ các quỹ đầu tư. Trong năm 2017 có 92 cuộc gọi vốn như vậy thu hút 291 triệu Mỹ kim.

Tuy nhiên, theo VietNamNet Bridge, các công ty khởi nghiệp hầu như không thể nào vay vốn được từ các ngân hàng. Kết quả là họ phải rời khỏi thị trường với những khoản nợ lớn sau một thời gian ngắn hoạt động. Một thành viên ban tổ chức của sự kiện gọi là Vietnam Silicon Valley Demoday 2016 cho biết, gần như tất cả các công ty khởi nghiệp tham dự sự kiện này đều không thành công sau đó.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/cac-cong-ty-khoi-nghiep-o-viet-nam-kho-goi-von/

 

Quanh việc năm tướng công an VN ‘hưu sớm’

Có ý kiến cho rằng tin năm tướng của Bộ Công an xin nghỉ hưu sớm cho thấy “có thể họ làm không được trong lúc đang khó khăn”.

Tin năm tướng Công an xin nghỉ hưu sớm được đưa ra trong bối cảnh bộ này trước đó ra thông báo là để sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục VIII) từ 7 cục được sắp xếp xuống chỉ còn 2 cục.

Hôm 20/8, ông Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang bình luận như thế với BBC Tiếng Việt rằng: “tin năm tướng của Bộ Công an xin nghỉ hưu sớm thì có nhiều suy đoán.”

“Theo tôi, có thể có chuyện gì đó không hợp lý nên người ta mới sắp xếp lại.” Ông Nhị nhận xét.

“Hoặc giả những vị này làm không được trong lúc thấy tình hình đang khó khăn nên họ xin nghỉ.”

Tái cơ cấu Bộ CA: ‘Nước cờ chính trị không dễ chơi’

Tái cơ cấu Bộ Công an sẽ ‘xáo trộn rất lớn’

Bộ Công an Việt Nam tổ chức lại bộ máy

TBT Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’

‘Cải tổ chung’

“Chuyện này cũng cho thấy sự thay đổi và ý muốn cải cách từ bên trên.” Ông Nhị nói thêm.

Và phân tích:

“Mà chuyện này thì đâu phải chỉ trong Bộ Công an, các bộ khác cũng đang làm giảm tới hàng chục ngàn biên chế.”

“Cho nên việc này cần nhìn nhận là sự cải tổ chung bộ máy nhà nước, chứ không phải riêng Bộ Công an.”

“Việc Bộ Công an làm tinh gọn bộ máy thì tất nhiên do Đảng chỉ đạo vì Đảng lãnh đạo họ mà.”

Cùng thời điểm, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, cựu Tư lệnh Quân khu 4 được báo Lao Động dẫn lời:

“Việc năm lãnh đạo Tổng cục VIII nghỉ hưu sớm đã đề cao tinh thần của cán bộ Đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để tự nguyện nhường “ghế” cho đồng chí mình, tạo điều kiện cho lớp trẻ có cơ hội được phấn đấu, hoàn thành sứ mệnh đổi mới.”

“Để làm được điều này đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm rất cao.”Trước đó, trả lời BBC về việc tái cơ cấu tổ chức, tinh giản bộ máy Bộ Công an, Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang nói: “Là người từng phục vụ trong ngành công an được 43 năm cho tới 2003, tôi cho rằng đây là cuộc cải tổ triệt để nhất, to lớn nhất.”

“Tuy không rõ lý do của cuộc cải tổ này là gì nhưng tôi cảm nhận cuộc cải tổ này là nhằm để thực hiện ý muốn quyền lực, chứ không dựa trên cơ sở khoa học về tổ chức, cho nên việc này có thể nó sẽ không như ý muốn, sẽ có phản ứng ngược.”

“Nó sẽ làm xáo trộn bộ máy tổ chức của Bộ Công an, ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, đến cấp lãnh đạo, các cấp tướng.”

Ông Nguyễn Đăng Quang lý giải rằng nếu giải thể sáu tổng cục, tức có sáu tổng cục trưởng. Mà mội tổng cục có từ 5-8 tổng cục phó, tức trung bình 42 lãnh đạo cấp tổng cục.

“Những người đến tuổi về hưu rồi thì về hưu, nhưng những người còn tuổi đưa xuống cục, thì tôi không đồng tính với ý kiến nói ‘Tổng cục trưởng làm cục trưởng là bình thường’.”

“Tôi không nghĩ nó đơn giản như vậy đâu. Tổng cục trưởng mà xuống làm cục trưởng thì sẽ vấp phải mâu thuẫn trong luật công an là cục trưởng cao nhất chỉ được cấp hàm thiếu tướng, nhưng giờ trung tướng là cục trưởng.

“Rồi tổng cục trưởng về làm cục trưởng, và cấp dưới của họ, tổng cục phó giờ cũng là cục trưởng. Và vậy thì các cục trưởng, cục phó trước đó sẽ đi về đâu?”

Ở một góc độ khác, báo Đất Việt dẫn lời Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an:

“Đây là cuộc cách mạng mà nếu không có sự quyết tâm của tập thể cán bộ, các cấp lãnh đạo thì không thể làm được.”

“Khi tinh gọn bộ máy sẽ đụng chạm lợi ích của hàng trăm tướng lĩnh, đại tá và rất nhiều cán bộ, công chức ngành công an. Phải có bàn tay sạch, quyết tâm sáng mới làm được. Tôi đánh giá rất cao quyết tâm đó.”

“Việc khó nhất của Bộ Công an khi tinh giản tổ chức đến từ chính nội bộ ngành. Nhưng nếu đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc và lực lượng ngành lên hàng đầu thì việc thực hiện sẽ không gặp nhiều trở ngại.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45237745

 

CSVN Giỡn Mặt Tử Thần

Vi Anh

Sự kiện và thời sự. Tin VOA tiếng Việt ngày 15-08-2018 “Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung: Việt Nam sẽ là nơi Trung Quốc tuồn hàng sang Mỹ.” Đại ý “Các chuyên gia kinh tế cảnh báo Trung Quốc sẽ dùng Việt Nam để thay đổi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm để xuất sang thị trường Mỹ” nhằm tránh thuế suất cao. Khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng thêm căng thẳng, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ dùng Việt Nam là nơi để đưa hàng qua Mỹ… Mỹ và Trung Quốc – hai thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam – sẽ có tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này.

Dẫn chứng,“Tiến sĩ kinh tế Phạm Đỗ Chí, người từng có trên 25 năm làm việc cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhận định với VOA: “Cái nguy hiểm là hàng của Trung Quốc sẽ tuồn sang Việt Nam để lấy nhãn hiệu Việt Nam nhằm mong giảm thuế vì hiện tại Mỹ chưa áp thuế lên hàng Việt Nam.”…

CSVN có vẻ mê mồi cái lợi của hành động tráo trở này để qua mặt Mỹ, qua câu “Chuyên gia kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Toàn Thắng nói: “Khi xuất cảng của Trung Quốc không trực tiếp sang Mỹ được nữa thì nếu là doanh nghiệp đương nhiên họ sẽ nghĩ đến giải pháp mượn các nước thứ ba để xuất cảng sang.”

Và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng vậy, bản tin của VOA ghi, “Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, mức thuế cao mà Mỹ áp lên hàng nhập cảng Trung Quốc sẽ dẫn đến việc hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam.”

Nhiều hàng hóa gồm quần áo, giày dép và túi xách của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam một cách bất hợp pháp để được xuất sang Mỹ, VNExpress trích lời Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM (AGTEK) Phạm Xuân Hồng nói.

Quá đủ luận cứ nguỵ biện và bằng cớ mê mồi của CSVN khi VN trở thành nơi trung chuyển, đổi xuất xứ made in China thành made in VN để trốn thuế, né thuế mà Mỹ đã áp đặt vào hàng hoá TQ trong Chiến tranh Thương Mai Mỹ-Trung. Luận cứ của giới chức thẩm quyền hai bộ Kế Hoạch và Đầu tư và Bộ Công Thương, trong cuộc “làm kinh tế” của Đảng Nhà Nước CSVN. Chớ không phải của những cá nhân hay cơ sở làm ăn nhỏ lẻ qua biên giới mong kiếm chút cháo trong cuộc Chiến tranh Thương Mại Mỹ và TC này vì hành động nhập cảng hàng TC vào VN, đổi xuất xứ made in China ra Made in Vietnam để xuất cảng sang Mỹ bó buộc, nhứt thiết phải có sự chấp nhận, cho giấy phép của các bộ, nha của Đảng Nhà CSVN. Nếu Mỹ đặt vấn đề, CSVN không thể viện lẽ đó chỉ là hành động của những người dân được.

Cái kiểu làm ăn buôn gian, bán lận, giả danh, đổi hiệu này của CSVN để giúp cho TC, CSVN chỉ ăn ít, TC mới lợi nhiều. CSVN chỉ là trung gian thôi. Nhưng khi bị Mỹ phạt, CSVN bị nặng nhứt. Bà con trong nước nói CSVN đang giỡn mặt với Tử Thần trong khi Chiến tranh Thương mại giữa Mỹ và TC ngày càng tăng cường độ.

Đừng tưởng Mỹ không biết cái kiểu làm ăn mánh mung, gian dối, qua mặt Mỹ này của CSVN. Vào tháng 5, Mỹ công bố sẽ áp thuế nặng lên các mặt hàng thép Việt Nam nhưng được cho là có sử dụng vật liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó Mỹ nói sẽ áp dụng biện pháp miễn trừ thuế nếu các doanh nghiệp Việt Nam thỏa mãn các yêu cầu của Bộ thương mại Mỹ, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Với tinh hình chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng không chỉ nhôm mà các mặt hàng khác của Việt Nam cũng sẽ là mục tiêu áp thuế của Mỹ. Sự trừng phạt của Mỹ về kiểu làm ăn mánh mung này, khi bị Mỹ phát giác, trừng phạt thì tán gia bại sản, chớ đừng mong ‘làm thủ tục đầu tiên, bôi trơn’ bằng tiền hay kiện tụng để chay tội.

Mỹ áp đặt các sắc thuế rất cao đối với nhôm nhập từ Trung Quốc, thuế xuất chống bán phá giá lên tới 374% cho phôi nhôm từ Trung Quốc trong khi nhôm Việt Nam chỉ chịu mức thuế trên dưới 5%. Trung Quốc được cho là đang dùng Việt Nam để có thể hưởng thuế xuất ưu đãi này.

Tiến sĩ kinh tế Phạm Đỗ Chí, một người Mỹ gốc Việt từng làm việc trên 25 năm cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và đã được thỉnh giảng về kinh tế và tài chính tại Đại học American University của Mỹ, thành khẩn khuyên nhà cầm quyền CS ở nước nhà. Ông nói: “Nếu chiến tranh thương mại lan rộng, Mỹ sẽ bắt đầu quay sang đánh thuế một số hàng của Việt Nam, nhất là nếu có bằng cớ là Việt Nam giúp Trung Quốc tiêu thụ hàng của Trung Quốc.” Nên trong Chiến tranh thương mại: Việt Nam ‘cần dứt khoát thoát Trung’. Đại ý, Ông cho rằng lối ứng xử khôn ngoan của Việt Nam là hãy dứt khoát thoát Trung, hướng theo thế giới tự do bằng những cải cách thể chế cấp thiết. Tham vọng bá quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông và toàn cầu phải khiến Việt Nam lo ngại cho tương lai bị Hán hóa. Nếu Hà Nội đứng về phía Bắc Kinh, tiếp tay với Trung Quốc tránh né thuế quan của Mỹ bằng cách xuất cảng qua những Đặc khu Kinh tế đang theo đuổi, Mỹ sẽ làm cho Việt Nam thiệt hại bằng trừng phạt trả đũa. Nên nhớ Mỹ hiện đang có thâm hụt mậu dịch với Việt Nam. Và Mỹ sẽ gây áp lực giảm nó. Do đó, lối ứng xử khôn ngoan của Việt Nam là hãy dứt khoát thoát Trung, hướng theo thế giới tự do bằng những cải cách thể chế cấp thiết mà giới trí thức và các tổ chức xã hội dân sự đã đề nghị trong vài năm nay. Và khôn ngoan điều chỉnh guồng máy sản xuất theo hướng thị trường  u Mỹ đòi hỏi để nắm được thời cơ mới do cuộc thương chiến toàn cầu gây ra. Về tiền tệ, nếu tiền đồng giảm tới mức 24,500-25,000 VNĐ/$1, đó sẽ là áp lực tiền tệ đã nêu trên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đừng cố bảo vệ tỷ giá bằng cách dùng khối dự trữ ngoại tệ như hiện nay: con số ít ỏi trên 70 tỷ đôla (tuy là kỷ lục cho Việt Nam) sẽ có thể bay mất trong vòng 1 tháng do nhu cầu dân chúng và giới đầu cơ quốc tế.

Xuất cảng của Việt Nam sang Mỹ đạt 21,6 tỷ USD và sang Trung Quốc đạt hơn 16,6 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm nay. Đây là hai quốc gia nhập cảng hàng hoá của VN nhiều nhứt. Nếu CSVN bị Mỹ trừng phạt áp thuế như TC, thì kinh tế VN rất khó sống và càng lệ thuộc vào kinh tế TQ. VN  rất khó sống.

Nhưng cũng có lo ngại, CSVN sẽ coi lời khuyên chân tình của Tiến sĩ Phạm đỗ Chí như lời khuyên của Gíám mục Ngô Quang Kiệt mong nhà cầnlàm cho uy thế VN được trong vọng trên thế giới, lại bị CSVN ám hại Ngài ./. (VA)

https://vietbao.com/p123a284570/csvn-gion-mat-tu-than

 

Việt Nam:

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Thanh Phương

Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc hàng đầu thế giới và cũng là hai thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam dĩ nhiên là có những tác động đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng là tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Cho nên các chuyên gia kinh tế đang kêu gọi chính phủ Hà Nội phải có những biện pháp để đối phó với những tác động này, từ việc phá giá đồng bạc Việt Nam đến ngăn chận hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa.

Do lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu và đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI, nền kinh tế Việt Nam rất dễ bị tác động từ cuộc đụng độ giữa Mỹ với hai đối tác thương mại Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu. Gần đây, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia đã đệ trình lên bộ Kế hoạch và Đầu tư một báo cáo về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đưa ra những đề xuất để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam.

Hãng tin Bloomberg ngày 18/07/2018 đã trích lời ông Lương Văn Khôi, phó tổng giám đốc trung tâm này : « Nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc làm căng thẳng gia tăng qua việc « ăn miếng trả miếng », điều này sẽ khiến xuất khẩu và đầu tư ngoại quốc suy giảm, gây tác hại cho sản xuất nội địa ».

Bloomberg cũng trích lời kinh tế gia Eugenia Victorino, thuộc Tập đoàn Ngân hàng Úc-New Zealand ở Singapore: « Sẽ là ngây thơ nếu nghĩ rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng gì từ cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu. Việt Nam đã hội nhập rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ cần phải cẩn trọng điều chỉnh các chính sách để đối phó với những nguy cơ đó. »

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 20/07/2018 từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cũng nhận định :

« Việt Nam có thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ và thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc. Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra toàn diện thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Hiện nay chưa có một nghiên cứu định lượng cụ thể về những tác động đó, nhưng có thể dự báo sơ bộ những kịch bản khác nhau.

Thứ nhất là các hàng hóa mà Mỹ đánh vào Trung Quốc thì rất có thể là Mỹ cũng sẽ đánh vào Việt Nam, như trường hợp của thép và nhôm.  Thứ hai, rất có thể là hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Mỹ khi gặp khó thì sẽ tìm cách vào thị trường Việt Nam, rồi lấy nhãn mác của Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, khiến các cơ quan giám sát của Mỹ sẽ tăng cường kiểm tra và cũng sẽ gây khó khăn về chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam »

Có nên phá giá đồng bạc?

Theo Bloomberg, trong tháng này Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã đề nghị là Ngân hàng Nhà nước (ngân hàng trung ương) Việt Nam nên xem xét việc phá giá tiền đồng đối với đô la Mỹ để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Cũng được Bloomberg trích dẫn, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, tuy vậy cảnh báo rằng: « Phá giá tiền đồng có thể giúp cho xuất khẩu, nhưng nó cũng khiến cho lạm phát tăng cao và làm tăng giá các nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất nội địa. Phá giá tiền đồng khoảng 2% cho cả năm 2018 là một giải pháp hợp lý ».

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng không đồng ý với giải pháp phá giá đồng bạc:

“Tôi không ủng hộ phương án này, vì trong lịch sử Việt Nam, việc phá giá đồng bạc đã dẫn đến lạm phát và làm mất cân đối vĩ mô quan trọng. Để tăng cường xuất khẩu thì phải thực hiện cải cách thể chế như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu, tức là giảm các thời gian về hải quan, thuế quan, xuất khẩu qua cảng…, tất cả những thủ tục mà hiện nay chiếm chi phí và thời gian rất lớn. Đồng thời phải nâng cao năng suất lao động và vận dụng khoa học công nghệ. Chứ còn phá giá đồng bạc theo tôi là một giải pháp cần phải hết sức thận trọng.”

Với việc Hoa Kỳ dọa đánh thêm thuế vào hàng Trung Quốc, Việt Nam đang lo ngại là hàng Trung Quốc như dệt may, da giày sẽ tràn ngập thị trường nội địa. Cho nên các chuyên gia kinh tế đề nghị là các bộ phải phối hợp với nhau đưa ra những biện pháp phi thuế quan để hạn chế lượng hàng hóa Trung Quốc đổ vào Việt Nam, chẳng hạn như tăng cường kiểm tra chất lượng ở các cửa khẩu và nâng cao yêu cầu về chất lượng hàng nhập khẩu.

Đây cũng là ý kiến của tiến sĩ Lê Đăng Doanh :

Việt Nam phải có các biện pháp như tăng cường công tác của hải quan, lập rào cản thương mại, kiểm soát nhập khẩu chặt chẽ. Cho đến nay, việc kiểm soát nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới Việt Nam bằng con đường tiểu ngạch hoặc buôn lậu rất kém hiệu quả, nếu không muốn nói là chưa đem lại kết quả gì.”

Trước mắt, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã được thấy rõ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo hãng tin Reuters ngày 18/07/2018, sau khi đã tăng đến 48% trong năm 2017, đứng đầu châu Á về mức tăng, chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam đã sụt 25% so với mức tăng kỷ lục trong tháng 4. Đó là hậu quả của việc các nhà đầu tư lo về những tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Việt Nam, khiến giới đầu tư ngoại quốc rút khỏi Việt Nam.

Khu vực thương mại xuyên biên giới: Mối nguy tiềm tàng

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, mới đây các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đề xuất thành lập 7 khu vực thương mại xuyên biên giới với Việt Nam, để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “Made in Vietnam”,theo tin của tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 09/07/2018. Một trong những khu vực này là thị xã Bằng Tường, Sùng Tả, Trung Quốc.

Phó thị trưởng của thành phố này nói với South China Morning Post rằng rất muốn tạo ra một khu hợp tác với Việt Nam, một quốc gia có “nguồn vật liệu, vốn và nhân công tự do”. Theo lời ông, các sản phẩm được sản xuất trong khu vực này có thể được lựa chọn dán nhãn “xuất xứ từ Việt Nam” hay “xuất xứ từ Trung Quốc”.

Bí thư thị xã Bằng Tường dự báo là các nhà xuất khẩu tại Trung Quốc “sẽ gặp khó khăn khi gửi trực tiếp hàng « made in China » tới Mỹ và một số sẽ được vận chuyển qua ngõ các nước thành viên ASEAN”.

Các quan chức của những địa phương sát biên giới Việt Nam đang nỗ lực chào hàng kế hoạch này cho các nhà xuất khẩu ở tỉnh Quảng Đông và vùng đồng bằng sông Dương Tử. Họ cho biết những nhà xuất khẩu đó sẽ tiếp cận nguồn lao động rẻ từ Việt Nam, và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của cả hai bên biên giới. Những chính sách này, theo các tài liệu quảng bá, sẽ làm giảm chi phí hậu cần, nhân sự và thuế cho các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo South China Morning Post, Trung Quốc không dễ gì mà thuyết phục được chính quyền Việt Nam chấp nhận. Là một thành viên của ASEAN và là một trong những quốc gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam rất thận trọng trên vấn đề này.

Tuy Hà Nội đồng ý với kế hoạch thành lập các khu vực thương mại xuyên biên giới, nhưng công trình xây dựng các khu này cũng như các cơ sở hạ tầng cần thiết lại đang chậm trễ. South China Morning Post trích lời một nhà báo Việt Nam cho biết là dư luận Việt Nam chống lại việc lập các khu vực thương mại xuyên biên giới bên phía Việt Nam, vì rất nhiều người lo ngại khi thấy đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam đang gia tăng, kéo theo những hậu quả nghiệm trọng về ô nhiễm, và những vấn đề về đất đai.

Tờ Financial Times ngày 20/07 vừa qua cũng đã loan tin là các nhà sản xuất ở Trung Quốc đang xem xét việc dời việc sản xuất sang Việt Nam và các nước có chi phí thấp khác ở Đông Nam Á.

Nói cách khác, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung buộc họ phải đẩy nhanh các kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nơi mà lương công nhân đã tăng rất nhanh trong thập kỷ qua. Nhưng các nhà sản xuất được Financial Times trích dẫn lưu ý rằng việc chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài sẽ mất nhiều năm, và có nguy cơ, một là từ đây đến đó tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đã được giải quyết, hai là chính quyền Trump sẽ mở rộng việc áp thuế sang những nước như Việt Nam để ngăn chận các nhà sản xuất Trung Quốc né thuế.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180827-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-va-tac-dong-den-viet-nam

 

Ngoại giao VN cần gỡ ‘rào cản nhân quyền’

LS Ngô Ngọc TraiGửi tới Diễn đàn BBC từ Hà Nội

Từ ngày 13-17/8 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị ngoại giao lần thứ 30 của ngành ngoại giao Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết thành tựu của đất nước có sự đóng góp không nhỏ của công tác đối ngoại, và Việt Nam là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và toàn bộ nhóm G7, và 13 trên 20 nước trong G20.

Đó là những đối tác thương mại đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chỉ riêng năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và G7 đã chiếm trên 27% tổng vốn đầu tư FDI, chiếm gần 50% tổng kim ngạch thương mại 2017.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng Phúc cũng chỉ đạo ngành ngoại giao cần tìm ra những phương thức sáng tạo, nâng cao vị thế quốc gia, khai thác những điểm thuận, khắc phục những điểm bất đồng để tạo ra các cơ hội cho hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển.

Trần Huỳnh Duy Thức và thư viết từ nhà tù

Anh Quốc kêu gọi thả ngay Mẹ Nấm

Dân biểu Mỹ lo ngại về nhân quyền Việt Nam

Những nữ tù nhân lương tâm Việt Nam

Thủ tướng Phúc cũng cho rằng ngành ngoại giao cần làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ và cả các bộ ngành, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp vươn ra thế giới.

Đối ngoại giúp cho phát triển

Phải công nhận là sự phát triển của đất nước lâu nay gắn liền với sự phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam.

Nếu coi sự tăng trưởng phát triển kinh tế suốt mấy chục năm qua là kết quả của những hoạt động đầu tư nước ngoài, của việc xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, thì khi đó sẽ phải ghi nhận vai trò quan trọng của ngành ngoại giao khi đã thiết lập tạo dựng các mối quan hệ đầu tư, khai thông thúc đẩy cho xuất khẩu hàng hóa.

Đến nay để đất nước phát triển hơn nữa thì ngành ngoai giao lại phải làm tốt hơn nữa công việc của mình.

Đó là tham mưu tư vấn cho Chính phủ thực sự xử lý được các vấn đề nội tại để khắc phục những điểm bất đồng dị biệt của Việt Nam so với thế giới.

Các nhà ngoại giao cũng cần chỉ ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp xem nơi nào cần hợp tác làm ăn, nơi nào có thể xuất khẩu hàng hóa, nơi nào cần mua thiết bị phương tiện.

Theo đó, ngành ngoại giao cùng với Chính phủ sẽ đặt nền móng cho các hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Có đáng chịu tắc nghẽn vì nhân quyền?

Nhưng hiện tại đang có một điểm gây tắc nghẽn trên con đường phát triển của Việt Nam, đó là vấn đề dân chủ nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền của Việt Nam giống như vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đều đang là cái gây cản trở cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam, Triều Tiên và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu.

Mà nếu tháo gỡ được rào cản này thì sẽ có rất nhiều cho đất nước.

Chúng ta biết rằng Việt Nam hiện nay đang mở cửa kinh tế, hội nhập ngày càng sâu vào môi trường thế giới. Mới đây Việt Nam còn góp quân đi tham gia gìn giữ hòa bình với Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan.

Nhưng sự hội nhập và phát triển của Việt Nam còn chưa hết tiềm năng, đáng ra có những việc chúng ta có thể làm được giúp cho nguồn vốn đầu tư dồi dào hơn, hàng hóa xuất khẩu thuận lợi hơn, đất nước phát triển mau chóng hơn, đời sống người dân được thịnh vượng hơn.

Rào cản nhân quyền thực sự là chướng ngại không đáng có, rất đáng tiếc, làm giảm đi cơ hội được phát triển phú cường của nhân dân.LS Ngô Ngọc Trai

Có một rào cản ngăn cản chúng ta đạt được điều đó: giữa Việt Nam và nhiều nền kinh tế lớn còn có sự bất đồng về vấn đề nhân quyền, về các quyền tự do dân chủ mà người dân được hưởng.

Với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu thì các hoạt động kinh tế thương mại của họ lại gắn liền với các giá trị tự do dân chủ mà họ cổ súy, họ cho rằng sự thịnh vượng quốc gia bắt đầu từ tự do cá nhân và thương mại tự do, đây là những giá trị mà thực ra đã trở thành phổ quát được luật hóa thành luật pháp quốc tế.

Họ sẽ khó đặt niềm tin vào những quốc gia mà họ cho rằng còn chưa tuân thủ luật pháp quốc tế, chưa tôn trọng các giá trị phổ quát và do vậy làm giảm đi những cơ hội thương mại đầu tư.

Luật pháp quốc tế bao gồm các công ước quốc tế như Công ước quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền và dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc năm 1966 mà Việt Nam đã ký kết tham gia năm 1982.

Khi chính phủ nước họ chưa tin tưởng thì doanh nghiệp nước họ cũng được khuyến cáo rủi ro và kém đi niềm tin để đầu tư làm ăn.

Do vậy nếu Việt Nam chúng ta cho thấy nước mình là một thành viên có trách nhiệm, tôn trọng luật pháp quốc tế và các giá trị phổ quát thì các nước họ sẽ yên tâm làm ăn với một đất nước có ý thức như vậy.

Họ sẽ mở rộng các phạm vi giao thương, phát triển đối tác đầu tư lâu dài, thay vì thương mại theo sự vụ ngắn hạn vì thiếu sự tin cậy lẫn nhau.

Hãy hình dung xem nếu Bắc Triều Tiên khi tuân thủ luật pháp quốc tế giải trừ vũ khí hạt nhân thì đất nước sẽ hưởng lợi về kinh tế thương mại đầu tư thế nào, nhân dân sẽ hưởng lợi ấm no như thế nào?

Ở Việt Nam vấn đề nhân quyền cũng tương tự vậy và chỉ khác về mức độ.

Cho nên mọi người cần nhìn ra vấn đề. Rào cản nhân quyền thực sự là chướng ngại không đáng có, rất đáng tiếc, làm giảm đi cơ hội được phát triển phú cường của nhân dân.

Dân chủ và nhân quyền sẽ giúp đối ngoại thuận lợi

Những quốc gia có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU rất quan tâm đến số phận tù tội của những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.

Trong các hoạt động ngoại giao họ thường chỉ ra mối liên hệ giữa nhân quyền và phát triển.

Mới đây đại diện của các cơ quan ngoại giao Đức và EU đã vào thăm một tù nhân lương tâm là ông Trần Huỳnh Duy Thức đang thụ án tù tại Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Họ đã bày tỏ sự cảm mến về mong muốn được tự do và sinh sống ngay trên mảnh đất quê hương của ông Thức.

Đây là một tù nhân lương tâm thường được các cơ quan ngoại giao quốc tế nhắc đến khi xét đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ông Thức đã thụ án sang năm thứ 10 trong bản án 16 năm tù giam.

Ngay tại thời điểm Tòa án xét xử năm 2010, Bộ Ngoại giao Anh khi đó đã lên tiếng cho rằng “Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển”, và bản án chỉ “gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

EU-VN: Thương mại, nhân quyền và Trịnh Xuân Thanh

Ân xá Quốc tế kêu gọi thả Trần Huỳnh Duy Thức

LS Đài: Vụ xử Lê Đình Lượng ‘còn nhiều bí ẩn’

Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt Nam, trong đó ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, EU cùng với các nước thành viên là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này lên 400 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020.

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà hoạt động nhân quyền, và trả tự do cho các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức.

Đó chỉ là một trường hợp mà các cơ quan ngoại giao quốc tế đã bày tỏ mối quan tâm như vậy.

Tựu chung lại, vấn đề nhân quyền đồng bộ với thương mại tự do sẽ luôn là mối quan tâm của ngoại giao quốc tế.

Việc cải thiện môi trường dân chủ trong nước và trả tự do cho tù nhân lương tâm sẽ giúp ích cho các hoạt động đối ngoại và tạo đà phát triển cho Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội. Ông cũng là người đang vận động trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Các ý kiến đồng ý hoặc phản biện lại bài đều được Ban Biên tập hoan nghênh và xin gửi về Diễn đàn BBC qua địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45246859

 

VN chủ trì Hội thảo

Quản lý Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 42

Ngày 20 tháng 8 tại Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Hội thảo Quản lý Lục quân Thái Bình Dương lần thứ 42 (PAMS-42) với sự tham gia của đại diện từ 27 quốc gia trong khu vực châu Ấn Độ Dương- châu Á –  Thái Bình Dương. Hội thảo do Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân VN và Bộ Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương đồng chủ trì. Chủ đề năm nay là hợp tác hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Đây là lần đầu tiên hội thảo PAMS được tổ chức ở Việt Nam.

Tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ông Phan Văn Giang đã gửi lời chia sẻ với những mất mát do hậu quả thiên tai ở các nước Lào, Indonesia và Nhật Bản. Ông Giang cũng nhắc lại các hoạt động mà quân đội các nước làm trong thời gian qua như thiết lập nhóm thường trực quân đội ASEAN trong ứng phó thảm họa, Bộ quy tắc hoạt động chung về sử dụng tài sản quân sự trong hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa hay xây dựng Tài liệu hướng dẫn về hợp tác quân – dân sự trong ứng phó thảm họa. Thứ trưởng Quốc phòng VN cho rằng những hoạt động như vậy giúp nâng cao khả năng hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa của các nước trong khu vực và là cơ hội để học hỏi quân đôi các nước phát triển.

Tham gia hội thảo lần này có đại biểu các nước như Mỹ, Anh, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-holds-pams-for-the-first-time-08202018095302.html

 

Mâu thuẫn trong thị trường

xuất và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam

Việt Nam chi hơn 1 tỷ đô la nhập gần 3 triệu tấn sắt thép phế liệu trong vòng 7 tháng qua, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.

Số liệu thống kê mới cho thấy Việt Nam có sản lượng, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắt thép phế liệu tăng trưởng mạnh trở lại trong tháng 7 năm 2018, sau sự sụt giảm trong quý II của năm.

Cụ thể, sản lượng tăng 25% và giá trị kim ngạch tăng 27% so với tháng 6 năm 2018. Trong tháng 7, cả nước nhập hơn 480 nghìn tấn với tổng giá trị kim ngạch gần 174 triệu USD.

Những thị trường cung cấp chủ yếu cho Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và Hong Kong. Số lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này là gần 1,7 triệu tấn, chiếm 57% tổng sản lượng nhập khẩu.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng biển quang trọng là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu và Hải Phòng.

Trong khi đó, số liệu từ Tổng cục hải quan hôm thứ Hai 20 tháng 8 cho thấy sắt thép là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng cao từ đầu năm 2018 đến nay. Trong 7 tháng từ đầu năm, Việt nam đã xuất hơn 3,4 triệu tấn, trị giá hơn 2 tỷ rưỡi đô la, tăng hơn 40% về lượng và tăng hơn 56% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Thị trường chính cho việc xuất khẩu mặt hàng này là Campuchia với 718 nghìn tấn. Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 2 sau Campuchia với 533 nghìn tấn. Tiếp theo là Indonesia và Malaysia.

Trong 7 tháng qua, Việt Nam nhập hơn 8 triệu tấn thép thành phẩm với trị giá 5,8 tỷ đô la, giảm 10,4% về lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc hiện là thị trường cung cấp sắt thép lớn nhất vào Việt Nam.

Thép xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua liên tiếp phải bị điều tra chống trợ cấp, chống bán phá giá từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada…Các chuyên gia kinh tế đưa ra lo ngại rằng điều này sẽ làm giảm khối lượng xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam trong thời gian tới.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vn-imports-usd-1-bill-worth-of-scrap-iron-and-export-usd-2.5-bil-worth-of-steel-08202018085225.html

 

Nếp VN gặp khó khi xuất vào Trung Quốc

do thuế tăng gấp 10 lần

Gạo nếp xuất khẩu từ Việt nam sang Trung Quốc gặp khó khăn do thuế nhập khẩu tăng từ 5% lên đến 50% và thay đổi trong hạn ngạch nhập khẩu.

Lâu nay Trung Quốc là thị trường chính của mặt hàng gạo Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất 1,2 triệu tấn gạo sang nước này, chiếm 43% thị phần, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2018, thị phần giảm chỉ còn 27% do gạo nếp xuất khẩu giảm hẳn vì rào cản thuế quan.

Bên cạnh đó, hạn ngạch nhập khẩu (quota) cũng là một nguyên nhân. Trước đây, gạo nếp; gạo xuất khẩu vào Trung Quốc phải mua quota với giá 20 USD/tấn và thêm 1% thuế lương thực. Năm nay Trung Quốc tăng giá bán quota lên tới 120 USD/tấn. Nếu doanh nghiệp không mua quota sẽ phải chịu mức thế nhập khẩu 50%, cao gấp 10 lần so với trước đây là 5%. Việc áp thuế bắt từ đầu tháng 7 năm nay.

Việc đánh thuế quá cao khiến doanh nghiệp Việt Nam phải tìm những thị trường khác, nhưng thị trường Trung Quốc gần như “độc quyền” tiêu thụ gạo nếp của Việt Nam trong những năm gần đây nên sản phẩm gạo nếp hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Báo Thanh Niên trích ý kiến của các chuyên gia nhận định khi Trung Quốc nhập một lượng nếp đủ lớn, họ dựng lên rào cản để giảm sức cạnh tranh của gạo nếp Việt Nam nhằm giảm giá mặt hàng này. Việc xuất khẩu với một sản lượng lớn nhưng lại phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu là rủi ro đã được báo trước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-sticky-rice-gets-trouble-when-export-to-china-08202018090523.html

 

Bình Thuận giám sát việc xử lý tro xỉ

tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 2

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận vào ngày 20 tháng 8 cho biết đoàn vừa có buổi giám sát tại nhà nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và công ty cổ phần Đầu Tư Mãi Xanh về việc chậm tiến độ xử lý bãi xỉ của nhà máy này.

Theo báo cáo của đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho biết, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và 4 sử dụng chung bãi thải tro, xỉ có diện tích hơn 38 ha với sức chứa khoảng 9,3 triệu m3. Đến thời điểm hiện tại bãi xỉ của nhà máy đã chứa khoảng 4,4 triệu m3. Chỉ riêng Vĩnh Tân 2 mỗi ngày thải ra 4.000 tấn tro xỉ. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh trích lời một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho biết nếu 5 nhà máy cùng hoạt động thì chỉ nửa năm bãi xỉ của Vĩnh Tân 2 sẽ lấp đầy.

Theo nhà máy Vĩnh Tân 2, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tồn lượng tro xỉ quá lớn này là do thiếu cơ chế và chính sách phù hợp. Một nguyên nhân khác được nhà máy Vĩnh Tân 2 cho biết là trong quá trình vận hành, dự án lấy tro xỉ làm gạch xây nhà của công ty cổ phần Mãi Xanh tại Tuy Phong đầu tư quá chậm và công suất tiêu thụ tro xỉ mỗi ngày chỉ khoảng 3%.

Cũng trong ngày 20 tháng 8, báo Pháp Luật TpHCM cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) đang dừng kế hoạch nhận chìm 2,5 triệu m3 chất thải nạo vét từ nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch xuống biển Hòn La (Quảng Bình) để tìm phương án hiệu quả hơn.

Đại diện tập đoàn điện lực Việt Nam cho biết, tại Quảng Trạch có một khu đất đang quy hoạch treo nên tỉnh Quảng Bình đã đề nghị EVN đưa các chất bùn thải đến khu đất này để san lấp. Vị đại diện này cho rằng đó chỉ là đề xuất, trên thực tế còn phải qua rất nhiều thủ tục trước khi tiến hành.

Trước đó, Bộ Tài nguyên- Môi trường cho biết bộ đang xem xét đề nghị của EVN về nhận chìm 2,5 triệu m3 bùn, chất thải nạo vét của Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ở Quảng Bình xuống khu vực cách đảo Hòn La khoảng 3,5 hải lý. Tuy nhiên, thông tin này đã gây nhiều phản ứng trong dư luận vì người dân lo ngại rằng việc nhận chìm bùn thải sẽ làm chết vùng biển này.

Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch gồm hai nhà máy. Nhiệt điện Quảng Trạch 1 được khởi công xây dựng vào tháng 7/2011 có công suất 1.200 MW và tổng vốn đầu tư là 1,7 tỷ đô la. Nhà máy sẽ vận hành tổ máy 1 từ năm 2021 và tổ máy 2 vào năm 2022.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/binh-thuan-monitoring-ash-dumping-in-vinh-tan-08202018083824.html

 

Việt Nam cố chặn lạm phát

để đảm bảo tăng trưởng kinh tế

Các nhà phân tích cho VOA biết Việt Nam đang cố gắng kìm chế lạm phát để tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng xấu như đã từng xảy ra cách nay một thập kỷ.

Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 tăng 4,67% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 3,29% trong 6 tháng đầu năm 2018. Trước đó Quốc hội Việt Nam đã đặt chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 4%.

Giá các mặt hàng tăng, trong đó có giá dầu thô tăng, là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng, thêm vào đó thuế môi trường đánh trên xăng dầu được đề xuất áp dụng từ tháng 10 cũng góp phần làm tăng lạm phát, trang web VnExpress cho biết.

Đồng nội tệ đang mất giá, tầng lớp trung lưu mở rộng và thị trường tín dụng tăng cũng là các nhân nguyên làm chỉ số giá cả gia tăng.

Ông Maxfield Brown, chuyên gia cao cấp của công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates tại Thành phố Hồ Chí Minh cho VOA biết: “Tôi nghĩ nhìn chung xu hướng này đang tăng và đó là kết quả của việc tăng chi tiêu của người Việt Nam.”

Vào năm 2008, lạm phát tăng hơn 20% đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ba năm sau đó. Mục tiêu lạm phát tăng dưới 4% trong năm nay là nhằm ngăn chặn điệp khúc này.

Ông Brown nói: “Chúng ta cần theo dõi chỉ số này. Rõ ràng, nếu điều đó xảy ra, tức là lạm phát tăng cao trở lại, thì đó là một vấn đề. Nhưng hiện tại thì điều đó chưa xảy ra.”

Tuy nhiên, người tiêu dùng nhận thấy giá xăng dầu đang cao hơn khi họ đổ xăng cho xe máy. Bà Phương Hồng, Giám đốc truyền thông của một công ty công nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho VOA biết nhiều người dân cũng nhận thấy rằng giá gạo đã tăng 10% kể từ dịp tết Nguyên Đán và từ đó đến nay không hề giảm.

Bà Hồng cho biết thêm giá điện sinh hoạt mỗi năm cứ tăng lên, trong khi mức tăng tiền lương của người lao động bình thường không đủ để bù đắp cho các khoảng tăng này:

“Thông thường tỷ lệ tăng giá luôn luôn cao hơn nhiều và luôn luôn cao hơn tỷ lệ tăng lương.”

Trong năm nay, Việt Nam nâng mức lương tối thiểu lên 6,5% và năm 2019 có kế hoạch tăng thêm 5,3%.

Việt Nam phải đối mặt với áp lực để duy trì chi phí lao động thấp để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như một vài công ty lớn của Mỹ.

Trong 6 tháng đầu năm nay, GDP của Việt Nam tăng khoảng 7% sau vài năm gần tăng 6%. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính mức tăng trưởng trong cả năm của Việt Nam là 7,1%.

Báo Nhân Dân cho biết các cơ quan chính phủ “cần giám sát chặt chẽ diễn biến giá”, nhất là trong việc chuẩn bị hàng hóa cho dịp Tết, cần kiểm soát giá cả và “đặt ra các biện pháp hợp lý” để ổn định thị trường. Vào tháng trước Quốc hội đã xem xét lại đề xuất thu thuế môi trường.

Các nhà phân tích hy vọng rằng Việt Nam sẽ vượt qua mức tăng giá hiện tại mà không lặp lại mức lạm pháp như 10 năm trước, nhưng cảnh báo rằng việc đồng nội tệ mất giá do chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã ảnh hưởng đến khu vực của châu Á.

Bà Marie Diron, giám đốc điều hành của công ty tài chính Moody Investors Service tại Singapore cho biết: “Hiện tại, thực sự chúng tôi không nghĩ có áp lực do lạm phát,” nhưng bà nói rằng “với sự suy yếu của đồng nội tệ, mức lạm phát có thể sẽ tăng thêm một chút ở Việt Nam và các nước khác.”

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-co-chan-lam-phat-de-dam-bao-tang-truong-kinh-te/4536160.html