Tin Việt Nam – 20/02/2020
Đồng Tâm: Vợ cụ Kình ngất xỉu
khi công an đến khám nhà sáng 20-2
Sáng 20 tháng 2 năm 2020, khoảng 20 viên công an và những người mặc sắc phục Viện kiểm sát đến nhà cụ Lê Đình Kình ở làng Hoàng, xã Đồng Tâm đọc lệnh khám xét nhà.
Vụ việc khiến cụ bà Dư Thị Thành, vợ cụ Kình bất ngờ ngất xỉu. Anh Trịnh Bá Phương, người có liên lạc gần gũi với gia đình cụ Kình nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại như sau:
“Khi họ đến thì họ đã đã yêu cầu là cụ Thành phải hợp tác, trước đó họ đọc một cái lệnh đó là lệnh khám nhà.
Trong đó họ yêu cầu cụ Thành phải hợp tác và nói rằng muốn đi khám toàn bộ ngôi nhà của cụ Kình.
Tuy nhiên cụ Thành không đồng ý, họ đưa ra một cái giấy bắt phải ký là không hợp tác với bên công an.”
Cũng theo cáo buộc của anh Trịnh Bá Phương, bên phía công an đã có những lời nói khiến bà Dư Thị Thành bị sốc, tăng huyết áp và té xỉu sau đó. Video được lan truyền trên mạng sau đó cho thấy nhà bà Thành có nhiều công an mặc đồng phục và cảnh bà Thành ngã gục ngay trước mặt các công an.
Anh Trịnh Bá Phương cho biết, một lúc sau có một người y tá đến tiêm cho bà Thành một mũi thuốc và lực lượng chức năng rút lui khi có nhiều người dân đến chứng kiến vụ việc. Gia đình cụ Kình cho anh Trịnh Bá Phương biết bà Dư Thị Thành đã tỉnh lại và đang được con cháu chăm sóc tại nhà.
Đài Á Châu Tự do đã tìm cách liên lạc với gia đình bà Dư Thị Thành nhưng các cuộc điện thoại đều không có người trả lời.
Trước đó vài ngày, công an Hà Nội cũng đến nhà cụ Lê Đình Kình đòi mang đi những tấm kính cửa có nhiều vết đạn bắn trên đó.
Như chúng tôi đã thông tin, rạng sáng ngày 9-1-2020, hàng ngàn cảnh sát cơ động được điều đến làng Hoành, xã Đồng Tâm để bảo vệ các mục tiêu khi xây dựng hàng rào sân bay Miếu Môn cách đó khoảng hơn 3 km
Lúc đầu, Bộ Công an cho biết những người dân Đồng Tâm đã sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công các lực lượng quân đội đang xây dựng hàng rào, dẫn đến hậu quả 3 Công an tử vong, cụ Lê Đình Kình bị bắn chết, một người bị thương.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Công an lại cho biết, người dân tấn công lực lượng chức năng ở cổng làng Hoành khi một chốt chặn của cảnh sát cơ động khi đi qua đây.
Bộ Công an cho biết đã có 22 người bị bắt giữ ở Đồng Tâm với các cáo buộc “giết người”, “chống người thi hành công vụ”, “sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép”. Người dân Đông Tâm cho biết chính quyền hiện vẫn giam giữ 27 người từ hôm 9/1 đến nay và gia đình họ không nhận được bất cứ thông tin nào từ người thân của mình.
Dạo gần đây, các nhà hoạt động đến thăm nhà cụ Lê Đình Kình và đến tận mắt chứng kiến hiện trường vụ việc đồng thời đòi hỏi tổ chức một cuộc điều tra độc lập về vụ việc ngày 9-1-2020.
Vụ 39 người chết ở Anh:
Công an Hà Tĩnh khởi tố bảy bị can
Báo Hà Tĩnh ngày 20/2 dẫn nguồn công an tỉnh này cho biết bảy người bị khởi tố về tội “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.
“Bước đầu điều tra, cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh xác định các đối tượng liên quan đã nhận hồ sơ, làm thủ tục cho 67 công dân trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Tây Ninh để đi lao động bất hợp pháp tại các nước châu Âu,” bài viết có đoạn.
Người Việt làm lậu ở Anh: Ra đi có phải vì nghèo?
Vụ 39 nạn nhân: Thi hài về tới quê nhà
Người Việt ở Anh: Lỗ hổng thiên đàng và căn bệnh mãn tính
Một trong những nghi phạm được mô tả là khai trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 10 năm 2019 “đã nhận 34 hồ sơ của người lao động trên địa bàn cả nước, trong đó đã tổ chức, môi giới được 15 công dân đi lao động trái phép tại các nước châu Âu”.
Công an Hà Tĩnh cũng đã phát lệnh truy nã một nghi phạm sinh năm 1990 tên Diễm (kết hôn với công dân Trung Quốc) và đề nghị Bộ Công an phối hợp Interpol truy nã quốc tế đối với bị can này.
Ít nhất 2 trong số 7 bị can đã bị cơ quan An ninh Điều tra công an Hà Tĩnh khởi tố bắt tạm giam trong các ngày 31/10/2019 và ngày 8/11/2019 cùng tội kể trên.
Nạn nhân được truyền thông nhắc tới nhiều là Phạm Thị Trà My (người đã nhắn tin về cho gia đình khi bị ngạt thở), được cho là đã được các nghi phạm “làm hồ sơ” sang Anh qua đường Trung Quốc và sau đó là Pháp với chi phí thanh toán cho tới khi tới được Pháp là 22.000 USD.
Cảnh sát Essex vào đầu tháng này nói nhóm 12 người, gồm cảnh sát và nhân viên, đã tới Việt Nam để điều tra vụ án gây trấn động Anh Quốc và thế giới.
Các chuyên viên từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia của Anh và cảnh sát Việt Nam được cho là có mặt cùng nhóm 12 người này trong các cuộc gặp gỡ.
Trong tháng Hai năm nay cảnh sát Anh công bố nguyên nhân sơ bộ gây ra cái chết của 39 người là do tình trạng bị ngạt thở và ngộp thở do quá nóng trong một không gian quá chật hẹp.
Có 31 thi thể đàn ông và tám phụ nữ được tìm thấy trong xe tải đông lạnh ở Grays, Essex, Anh Quốc, hôm 23/10/2019. Người trẻ nhất mới 15 tuổi.
Vụ việc đã gây choáng cho dư luận và chính giới Anh Quốc.
Trong tháng 1 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Anh, bà Heather Wheeler vừa có chuyến thăm hai ngày đến Việt Nam.
Bà Wheeler tới cả Nghệ An để họp bàn với giới chức tỉnh này về tình trạng buôn người sang Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51577145
Thiếu tiền,
nguy cơ đường sắt Bắc – Nam dừng hoạt động
Tuyến đường sắt quốc gia Bắc – Nam có thể sẽ phải dừng hoạt động trong 3 tháng vì không có tiền để duy trì hoạt động tuần đường, gác chắn.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), đưa ra cảnh báo vừa nói tại buổi làm việc giữa tổ công tác của Thủ tướng với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngày 20-2 tại Hà Nội. Truyền thông trong nước trích dẫn tin này vào cùng ngày.
Ông Minh cũng nêu một số vướng mắc của VNR do cơ chế chính sách. VNR đã báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Thủ tướng để kiến nghị tháo gỡ những khó khăn liên quan đến vận mệnh của VNR nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Cụ thể, theo định kỳ hằng năm thì trước ngày 31-12, Bộ GTVT giao dự toán ngân sách bảo trì để tuần đường, gác chắn hoạt động bình thường, đảm bảo hoạt động đường sắt. Sau đó, VNR mới ký hợp đồng với 11.315 người lao động thuộc 20 công ty của VNR. Tuy nhiên, đến hôm nay VNR vẫn chưa nhận được dự toán.
Ông Minh cho biết, vì hơn 10 ngàn người chưa có tiền lương nên nguy cơ phải dừng tàu là rất cao. Việc dừng chạy sẽ ảnh hưởng rất lớn, nhưng nếu cho chạy tàu thì trái luật, thậm chí tuần đường gác chắn nào bị tai nạn thì lãnh đạo đơn vị đó có thể bị khởi tố.
Ông Vũ Anh Minh cho biết thêm Bộ GTVT và VNR đã có nhiều văn bản trình Chính phủ và Thường vụ Quốc hội về vấn đề này.
Việt Nam tăng cường nhập cảng nguyên vậtliệu, phụ tùng
từ Trung Cộng bằng đường h àng không
Tin từ Hà Nội: Việt Nam tăng cường nhập cảng nguyên vật liệu và phụ tùng máy móc từ Trung Cộng bằng đường hàng không và hàng thuỷ để bù lại việc thiếu hụt do hạn chế khối lượng hàng hóa nhập cảng hàng ngày từ Trung Cộng qua các tuyến đường bộ trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành ở hai quốc gia.
Theo VOA, trong số các mặt hàng Việt Nam nhập cảng bằng hàng không từ Trung Cộng có đồ phụ tùng điện tử của Samsung để lắp ráp các điện thoại Galaxy mới nhất của công ty này ở nhiều nhà máy ở hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Samsung là một công ty Nam Hàn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2017, công ty Samsung con tại Việt Nam thu về gần 58 tỷ Mỹ kim. Samsung sử dụng hơn 60.,00 người lao động Việt. LG Electronics, một nhà sản xuất công nghệ khác của Nam Hàn tại Việt Nam, đang đối mặt với gián đoạn nguồn cung tương tự. Người phát ngôn của hãng này khẳng định LG chưa phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu ở Việt Nam, nhưng đang xem xét các giải pháp khác nhau, trong trường hợp khủng hoảng kéo dài làm gián đoạn nguồn cung.
Cuộc khủng hoảng do Covid-19 đã gây muôn vàn khó khăn cho các nhà sản xuất chế tạo của Việt Nam, cả do người nước ngoài hoặc người Việt làm chủ, vì Việt Nam vẫn lệ thuộc nặng nề vào nhiều chuỗi cung của Trung Cộng, từ hàng điện tử tới vải sợi và giầy dép.
Quốc Tuấn
Phản ứng về việc dựng tượng Lênin tại Nghệ An
Báo Nghệ An vào ngày 18/2 vừa đăng tải thông tin cho biết thành phố Vinh vừa khởi công xây dựng công trình tượng đài Lênin tại trung tâm thành phố. Theo đó, tượng đài được tỉnh Ulyanovsk, quê hương của ông Lênin tại Nga trao tặng để đánh dấu mối quan hệ Việt – Nga, đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk.
Phản đối xây tượng
Theo báo trong nước, tượng đài Lênin được đặt ở khu vực vườn hoa đầu đường Lênin với diện tích hơn 3.000m2 và kinh phí hơn 8 tỉ đồng, bao gồm cả đài phun nước ngay ngã 5 gần khu vực tượng đài.
Mặt trước và mặt sau tượng đều có dòng chữ tiếng Nga và tiếng Việt, trong đó, mặt sau có khắc “Như là một dấu hiệu của tình bạn”.
Tại sao hàng loạt nước Đông Âu và cả nước Nga đều đập bỏ tượng đài ông này mà Việt Nam lại cứ rước về ‘thờ’, về trưng thì tôi cũng không hiểu. – Võ Minh Đức
Đây không phải lần đầu một trong những lãnh đạo của Nga được xây tượng đài ở Việt Nam. Trước đó, vào năm 2003, chính phủ Hà Nội cho đổi tên vườn hoa Chi Lăng thành Công viên Lênin với tượng đài Lênin, người sáng lập nước Nga Xô Viết ngay giữa công viên. Hay tượng ‘anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô’ Ghéc-man Ti Tốp được tỉnh Quảng Ninh xây tại Vịnh Hạ Long vào năm 2015. Hoặc tượng ông Dgiec-zen-xki, người được báo chí Việt Nam gọi là ‘nhà cách mạng sáng lập cơ quan Công an Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới’, được Hà Nội xây dựng năm 2017.
Tuy nhiên, việc xây dựng tượng tượng Lênin tại trung tâm thành phố Vinh lần này lại gặp nhiều phản đối từ phía người dân, không chỉ vì số tiền bỏ ra quá lớn so với một tỉnh như Nghệ An, mà còn vì lập luận việc này không đem lại ý nghĩa thiết thực cho đời sống nhân dân.
Lý giải vì sao lại xây tượng người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản tại Nghệ An, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng đưa ra nhận định:
“Quyết định xây tượng đài ngay quê hương ông Hồ Chí Minh theo tôi nghĩ là sự khẳng định, sự lựa chọn của những người đang lãnh đạo chính phủ Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể như ông Nguyễn Phú Trọng có nói ‘kiên định theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh’”.
Dưới góc nhìn cá nhân, cựu Đại úy Võ Minh Đức, thuộc Quân đội Nhân dân đã giải ngũ giải thích vì sao việc này bị cộng đồng mạng và những nhà quan sát không đồng tình:
“Ở góc độ từng là cựu sĩ quan hơn 10 năm cho cộng sản rồi tỉnh ngộ, tôi phát hiện ra (chế độ cộng sản) có nhiều cái đi ngược với xu thế văn minh của thời đại. Tại sao hàng loạt nước Đông Âu và cả nước Nga đều đập bỏ tượng đài ông này mà Việt Nam lại cứ rước về ‘thờ’, về trưng thì tôi cũng không hiểu. Ông này viết ra chủ nghĩa viển vông, ảo tưởng, không có thật nên người dân phản ứng là đúng. Thực tiễn cuộc sống cho người dân thấy (chủ nghĩa này) chẳng được gì, chỉ đem lại cho nhân loại những thứ lạc hậu, không văn minh cho con người.”
Vẫn theo ông Đức, Lênin thật ra cũng giống những lãnh tụ cộng sản khác, mục tiêu của họ là dùng bạo lực, dùng tuyên truyền lừa mị quần chúng để cai trị nên không cần phải dựng tượng.
Đồng tình với suy nghĩ vừa nêu, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng cho rằng không nước nào coi ông tổ chủ nghĩa cộng sản là Mác và Lênin mà chỉ riêng Việt Nam, không những không noi theo những nước văn minh mà còn làm trái ngược.
“Thật sự tôi không hiểu tại sao nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam lại có lựa chọn đi ngược lại tất cả nguyện vọng, suy nghĩ của nhân dân. Mọi người, kể cả trí thức góp ý với Đảng đều có nói tư tưởng Mác-Lênin quá lạc hậu, thế giới đã bỏ rồi. Tại sao Đảng Cộng sản lại chọn cách như thế hay họ muốn đối đầu với dân tộc, hoặc họ không còn sự lựa chọn khác? Sắp tới Đại hội Đảng XIII, tôi nghĩ đây là lựa chọn thật sự sai lầm. Như vậy là đảng và nhà nước hoàn toàn đi ngược lại với nhân dân.”
Quan hệ Việt–Trung–Nga
Vào năm 2017, tỉnh Ulyanovsk, quê hương lãnh tụ Lênin của phong trào cách mạng vô sản Nga cũng đã cho xây tượng ông Hồ Chí Minh, lãnh tụ cộng sản tại Việt Nam.
Vì vậy, việc xây dựng tượng đài Lênin tại Nghệ An, quê hương ông Hồ Chí Mính được đánh giá như bước khẳng định quan hệ Việt-Nga nói chung cũng như hai tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk nói riêng.
Ông Võ Minh Đức nhận định:
“Quan hệ giữa Nga-Việt tôi cho rằng họ giữ quan hệ do có nguồn gốc từ thời Liên bang Xô Viết tới giờ. Đến khi chế độ cộng sản sụp đổ, họ tách ra thì còn lại những nợ nần, ơn nghĩa với nhau, chủ yếu Liên bang Nga là nhiều. Nên họ muốn duy trì quan hệ mang tính chất hữu hảo, bạn bè, nếu nói về chí hướng hay quan điểm chính trị tôi nghĩ là khác nhau nhiều lắm.”
Chuyện Nga tặng tượng cho Việt Nam đang tỏ chỉ dấu hai bên sẽ là đồng minh, đầu tiên là khôi phục lại tư tưởng Mác-Lênin, tức tư tưởng cộng sản. – Ngô Nhật Đăng
Tuy nhiên, nhà báo Ngô Nhật Đăng lại cho rằng đây là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga đang ngày càng nồng thắm hơn. Ông giải thích:
“Việt Nam trong quan hệ các nước xã hội chủ nghĩa từ trước đến giờ với 2 nước Nga và Trung Quốc, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ thì Việt Nam mới quay về phụ thuộc hoàn toàn Trung Quốc. Bây giờ tôi nghĩ trong tình trạng Trung Quốc như hiện nay, kinh tế không phát triển, nhất là đại dịch coronavirus thì chắc chắn Trung Quốc không gượng được nên có lẽ Việt Nam đang đi tìm chỗ dựa mới. Thay vì đi với các nước dân chủ, các nước tiến bộ trên thế giới thì họ quay về với đồng minh cũ của mình là nước Nga. Ông Putin cũng theo sửa đổi hiến pháp và những động thái vừa rồi thì ông ta cũng có ý định quay trở lại cầm quyền. Nước Nga cũng khẳng định qua một số dư luận vừa rồi là muốn khôi phục lại Lênin. Tôi nghĩ rằng chuyện Nga tặng tượng cho Việt Nam đang tỏ chỉ dấu hai bên sẽ là đồng minh, đầu tiên là khôi phục lại tư tưởng Mác-Lênin, tức tư tưởng cộng sản.”
Vào tháng 12 năm ngoái, Việt Nam và Nga có cuộc Đối thoại Chiến lược Quốc phòng lần thứ 5, cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực bao gồm trao đổi đoàn cấp cao, đào tạo, hợp tác Quân binh chủng, kỹ thuật quân sự, diễn đàn đa phương, chính trị quân sự, quân y, và khắc phục hậu quả chiến tranh.
Nga hiện là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Hồi năm 2018, hãng tin TASS của Nga cho biết Việt Nam vừa ký một hợp đồng đặt mua vũ khí và dịch vụ quân sự của Nga lên đến hơn 1 tỷ đô la. Thông tin này được đưa ra nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến Nga hồi tháng 9 năm 2018.
Mới đây nhất, vào ngày 3-9/2 vừa qua, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược hai nước.
Nhà cầm quyền cộng sản ở Quảng Ninh
phá núi ở Vịnh Hạ Long để lấy đá làm vỉa hè
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 19 tháng 2 năm 2020 loan tin, để lấy đá lót vỉa hè, nhà cầm quyền cộng sản phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện phá chân núi có tên là hòn Cặp Bè, thuộc vinh Hạ Long.
Sự việc khiến nhiều người dân tiếc vì cho rằng hòn Cặp Bè là núi đá tự nhiên rất đẹp, nhưng sau khi bị phá và đang tiếp tục phá thì nhìn hòn núi này rất thô kệch. Ông Trần Đức Sơn, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Bạch Đằng giải thích rằng, trong quy hoạch của tỉnh uỷ quyền cho thành phố Hạ Long duyệt, thì việc phá chân núi hòn Cặp Bè để vừa lấy đá làm vỉa hè, vừa để sửa một phần chân núi. Không chỉ phá núi, mà nhà cầm quyền địa phương còn đổ đá lấn ra vịnh Hạ Long đến 10m, nhưng không có tấm bảng thông báo dự án theo quy định. Theo trang Wikipedia, thì năm 1994, Vịnh Hạ Long được Uỷ ban Di sản Thế giới công nhận vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ ở mức thang số 7, theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hoá thế giới.
Tiếp đến, vào năm 2000, Vịnh Hạ Long được Hội đồng Di sản Thế giới công nhận là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất với hai giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất, và địa mạo. Dù được thế giới công nhận là vậy, nhưng dưới sự lãnh đạo của “đỉnh cao trí tuệ” cộng sản Việt Nam thì thắng cảnh tuyệt đẹp vùng Hạ Long cũng bị mang ra “xẻ thịt” để lót vỉa hè.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-cong-san-o-quang-ninh-pha-nui-o-vinh-ha-long-de-lay-da-lam-via-he/
Đại sứ Mỹ tại VN: Đối thoại thẳng thắn
để giải quyết khó khăn
Bùi Văn Phú
“Nhân quyền là căn bản và là một thành tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ,” Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi gặp gỡ người Việt vùng San Jose chiều thứ Ba 18/2 vừa qua.
Đại sứ Kritenbrink nói ông rất quan tâm đến tù nhân lương tâm và trong túi ông luôn có danh sách một số tù nhân đáng quan tâm, tuy ông không tiết lộ họ là những ai.
Nhưng khi một người đại diện cho Câu lạc bộ Nhà báo Độc lập tại Việt Nam nêu trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng đã bị chính quyền Hà Nội bắt giam từ mấy tháng qua, ông đại sứ dường như không biết ông Dũng là ai và đã yêu cầu người nêu câu hỏi cung cấp cho vị phụ tá thêm chi tiết về trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng.
Liên quan đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam xấu đi trong bốn năm qua, đại diện văn phòng Dân biểu Ro Khanna, ông Nguyễn Hiệp đặt vấn đề là Hoa Kỳ cần phải có những hành động cụ thể để buộc Hà Nội chấm dứt vi phạm các quyền tự do căn bản của dân, Đại sứ Mỹ trả lời: “qua những đối thoại cởi mở và thẳng thắn sẽ giúp giải quyết được những khó khăn này”.
Trong ba năm qua ông Đại sứ đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người trong giới hoạt động xã hội dân sự và lắng nghe những quan điểm của họ. Ông tin vào một tương lai phồn thịnh và phát triển cho Việt Nam.
Khoảng 70 người đã có mặt tại phòng họp của Quận hạt Santa Clara để nghe Đại sứ Daniel Kritenbrink nói về hiện tình quan hệ Mỹ-Việt 25 năm sau khi hai nước nối lại bang giao. Buổi gặp gỡ do văn phòng của các Dân biểu Zoe Lofgren và Anna Eshoo đứng ra tổ chức.
Dân biểu Lofgren là người đứng đầu của nhóm dân cử quan tâm đến Việt Nam, với danh xưng Vietnam Caucus, tại Hạ viện Hoa Kỳ.
Trong phát biểu mở đầu, bà nhắc lại là bà luôn quan tâm đến các quyền tự do căn bản, tự do dân sự của người Việt Nam và hôm đầu tháng bà đã cùng đồng viện trong Vietnam Caucus gửi một lá thư đến Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc đàn áp những nhà hoạt động và thả hết các tù nhân lương tâm. Bà cũng đã yêu cầu Chủ tịch Trọng cho mở điều tra liên quan đến tranh chấp đất đai gần đây ở Việt Nam.
Bà Lofgren cho biết trước những vi phạm về tự do tôn giáo của Hà Nội nên Ủy hội Quốc tế về Tôn giáo đã khuyến cáo bộ ngoại giao đưa Việt Nam trở lại vào danh sách những quốc gia đặc biệt quan tâm.
Dân biểu Anna Eshoo nhắc đến những tiến triển trong quan hệ hai nước kể từ ngày cuộc chiến kết thúc vào năm 1975. Từ quan hệ thương mại đến những vấn đề còn tồn đọng như bom mìn trong lòng đất đã làm nhiều người dân vô tội thiệt mạng hay bị thương vong. Quốc hội Hoa Kỳ đã chi ra 132 triệu đô la cho việc gỡ bom mìn trong gần hai thập niên qua.
Đại sứ Kritenbrink cũng nhắc đến thành quả này, nhất là công tác tại khu vực tỉnh Quảng Trị. Ông cho biết trong năm qua đã không có ai bị chết hay bị thương tích do bom mìn còn sót lại.
Xử lí chất độc dioxin cũng nằm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo lời Đại sứ Mỹ, khu vực quanh phi trường Đà Nẵng đã được tẩy rửa hết độc tố da cam vào năm 2018 và công tác đang được tiến hành trong khu vực phi trường Biên Hoà.
Phát biểu trong buổi tiếp xúc, Đại sứ Kritenbrink nhắc đến những thành tựu trong quan hệ hai nước sau 25 năm, từ trao đổi thương mại vào năm 1995 gần như con số không lên đến 78 tỉ đôla hiện nay, đến giáo dục với gần 30 nghìn sinh viên từ Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ, họ là những đại sứ thiện chí và sẽ đóng góp cho Việt Nam sau này. Chương trình học bổng VEF (Vietnam Education Foundation) tuy đã chấm dứt nhưng hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ đã tốt nghiệp từ các đại học Mỹ và sẽ giúp Việt Nam phát triển. Đại học Fulbright tại Việt Nam cũng là dấu chỉ Hoa Kỳ giúp Việt Nam về giáo dục nhân văn vì đại học này có quỹ từ bộ ngoại giao Hoa Kỳ, từ USAID và trong tương lai sẽ vận động nguồn tài trợ từ tư nhân.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác với nhau trong các lãnh vực giáo dục, y tế, năng lượng, giao thông, an ninh biển. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền là những khó khăn trong quan hệ giữa hai nước. Ông Đại sứ và Dân biểu Lofgren nhắc đến luật an ninh mạng mà Hoa Kỳ rất chú ý đến và nêu vấn đề với lãnh đạo Hà Nội vì nó giới hạn quyền tự do biểu đạt của người dân.
Trả lời câu hỏi về chương trình đưa tình nguyện viên Peace Corps vào Việt Nam để huấn luyện giáo viên dạy tiếng Anh đã được hai bên ký kết trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama năm 2016, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, Đại sứ Mỹ nói còn một số chi tiết mà hai bên cần thảo luận trước khi thi hành thoả thuận. Ông hy vọng không bao lâu nữa sẽ có tình nguyện viên Peace Corps đến Việt Nam.
Trong các câu hỏi đặt ra cho ông đại sứ, nhiều người quan tâm đến biến cố Đồng Tâm hồi đầu năm nay. Đại sứ Kritenbrink nói Hoa Kỳ không chỉ đứng ngoài quan sát nhưng có nhiều quan tâm đến vụ việc, tuy nhiên thật khó biết được sự thật về những gì đã xảy ra tại đó. Ông tiếc là đã có những người chết trong sự kiện và mong hai bên sẽ giải quyết vấn đề một cách ôn hoà và trong tinh thần pháp trị.
Vấn đề tự do tôn giáo cũng được nêu lên khi người Hmong và người dân Tây Nguyên bị ép buộc chối bỏ đạo của họ, nếu không thì bị chính quyền đàn áp khiến hàng nghìn người chạy trốn qua Thái Lan, hoặc còn ở lại thì không được cấp hộ khẩu nên không thể làm ăn, sinh sống, con cái không được đến trường. Đại sứ Mỹ lắng nghe và ghi nhận.
Một người đã sống tại địa phương 38 năm nêu vấn đề có thể bị trục xuất về Việt Nam do chính sách của Tổng thống Trump, vì ông có phạm pháp trong quá khứ nhưng nay đã hối cải và đang là một cư dân tốt, ông lo sợ bị trục xuất, phải chia cách với hai người con.
Đại sứ giải thích là theo những gì đã ký kết với Việt Nam thì không trả về những ai qua Mỹ trước ngày hai nước bang giao vào tháng 7-1995. Nhưng ông nói thoả ước cũng không nói là cấm không trao trả những ai đến Mỹ trước đó.
Dân biểu Anna Eshoo nói chúng ta sống trong một đất nước dân chủ, có quyền bầu chọn, vì thế bầu cho một tổng thống khác thì chính sách sẽ thay đổi. Bà ngạc nhiên khi biết người bị trục xuất chỉ phạm lỗi nhỏ. Bà nói các chính sách di dân của Tổng thống Donald Trump là tàn ác, bất công và rất sai trái.
Dân biểu Lofgren nói những chính sách di dân hiện nay không có lợi cho người Việt, như không còn chương trình tị nạn, việc trao trả về Việt Nam những người có tiền án gây nhiều bất an.
Trả lời câu hỏi về an ninh lãnh hải, Đại sứ Mỹ cho biết Hoa Kỳ đã chuyển giao nhiều tầu tuần duyên để giúp Việt Nam tuần tra trên biển. Về xung đột Biển Đông, ông mong các bên liên quan sẽ giải quyết tranh chấp theo tinh thần luật pháp quốc tế.
Một người hỏi về tình trạng song tịch, Đại sứ khuyên là khi đến Việt Nam nếu có cả hai hộ chiếu Hoa Kỳ và Việt Nam thì nên dùng hộ chiếu Mỹ.
Về hoà giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như giữa người Việt với nhau, Đại sứ cho biết đã hai lần đến thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà cũ, cũng như ông đã đi thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Ông mới gặp ông Nguyễn Đạc Thành và tán thành công việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hoà của tổ chức của ông Thành.
Một người phát biểu đưa đề nghị chuyến đi Mỹ trong tương lai của thủ tướng Việt Nam, lãnh đạo Hà Nội nên có chuyến thăm viếng Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Thủ đô Washington.
Đại sứ Daniel Kritenbrink nhận chức tại Hà Nội từ năm 2017 và đây là lần đầu tiên ông có buổi tiếp xúc với người Mỹ gốc Việt vùng San Jose. Ông là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp với 26 năm trong ngành và hầu hết thời gian phục vụ tại châu Á.
Sau ba năm làm đại diện nước Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink nói rằng hiện nay 96% người Việt có cái nhìn thiện cảm với Hoa Kỳ.
Sau buổi gặp gỡ, ông Đại sứ Kritenbrink được cô Đỗ Minh Ngọc tặng dây đeo với cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng hoà và đứng chụp hình kỷ niệm với một số khách tham dự.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả là một nhà báo tự do từ San Jose, California, Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51555939
Một nhà hàng lén đón khách Trung Cộng vào ban đêm
Tin Vietnam.- Ngày 16 tháng 2 năm 2020, một Facebook mang tên Đặng Như Quỳnh đã loan tải một đoạn video kèm thông báo về việc một nhà hàng tại Hà Nội đã liên tục lén lút đón những đoàn khách Trung Cộng vào buổi tối. Nhà hàng này có tên là Đỉnh Thái Phong ở tầng 1 của chung cư Viện chiến lược khoa học Công an, tại số 5 Tú Mỡ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch coronavirus đang diễn biến lây lan ngày càng phức tạp, nhưng nhà hàng này ngày nào cũng mở cửa đón những đoàn khách người Trung Cộng vào dùng cơm, mà không có bất kỳ thông báo hay khuyến cáo cho người dân sống trong khu chung cư và khu vực. Do sự việc xảy ra liên tục mà không có một cơ quan nào vào cuộc, vì vậy người dân đã “phục kích” nhiều lần để có thể quay được trực tiếp cảnh đoàn người Trung Cộng đi cửa sau vào nhà hàng.
Bất ngờ hơn khi việc “tiếp” khách Trung Cộng của nhà hàng Đỉnh Thái Phong lại có sự chứng kiến của một viên công an khu vực tên là Chiến, mặc thường phục. Sau khi thấy người dân dùng điện thoại quay phim làm bằng chứng thì viên công an này đã yêu cầu họ tắt điện thoại.
Dư luận địa phương yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lời việc những đoàn khách người Trung Cộng này từ đâu ra? Họ đã được kiểm dịch, và cách ly đúng quy định chưa? và việc kiểm soát dịch bệnh đối với đoàn khách trên như thế nào để giữ an toàn cho người dân Việt nơi họ đi qua?
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/mot-nha-hang-len-don-khach-trung-cong-vao-ban-dem/
Buôn Ma Thuột chuẩn bị đón hơn 600 công dân
từ vùng dịch Trung Quốc trở về
Cảng hàng không thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Đắk Lắk, đang sẵn sàng tiếp nhận 630 công dân Việt Nam trở về nước từ vùng dịch COVID-19 ở Trung Quốc.
Báo trong nước hôm 20/2 cho biết dự kiến 300 công dân trong số trên sẽ bị cách ly tại một doanh trại bộ đội thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk và 330 công dân khác sẽ được đưa về Đắk Nông để cách ly tại hai doanh trại ở thành phố Gia Nghĩa.
Trả lời truyền thông trong nước, Đại tá Lê Mỹ Danh – Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk – cho biết đơn vị này đang cho sửa chữa, lắp đặt giường, kệ, tủ và các vật dụng khác tại trung đoàn bộ binh 584 ở Ea Kiết, huyện Cư M’Gar để sẵn sàng tiếp số người trên.
Cũng theo kế hoạch của Quân khu 5, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cũng tiếp nhận công dân Việt Nam từ các vùng dịch đi qua cửa khẩu đường bộ ở Đắk Ruê, huyện Ea Súp và đưa về khu cách ly nêu trên để theo dõi.
Bà H’Yim Kđoh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk – cho biết tỉnh đang thực hiện công tác phòng dịch Covid-19 chặt chẽ dù chưa có ca bệnh nào được ghi nhận tại địa phương.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết nếu dịch lây lan, tỉnh sẽ dùng các bệnh viện ở địa phương như bệnh viện đa khoa cũ, bệnh viện 333… để lập bệnh viện dã chiến.
Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến – Phó tư lệnh Quân khu 5 – nói đơn vị này đã sẵn sàng hợp tác với các đơn vị trực thuộc trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Quân khu 5 cho biết đã chuẩn bị khoảng 6000 chỗ để tiếp nhận các công dân từ vùng dịch trở về nước được cách ly, theo dõi.
Dịch COVID 19: Miền Trung
tiếp tục đón khách từ các tàu du lịch nước ngoài
Đà Nẵng và Huế tiếp tục đón các tàu du lịch nước ngoài với hàng trăm khách vào thăm giữa mùa dịch COVID 19, sau khi tỉnh Quảng Ninh trước đó đã từ chối hai tàu du lịch nước ngoài khác vì sợ bệnh dịch lây lan.
Truyền thông trong nước cho biết, vào ngày 19-2, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) đã đón hai du thuyền hạng sang cỡ nhỏ Crystal Symphony và Silver Spirit để tham quan cố đô Huế. Tổng số thủy thủ và du khách trên hai tàu này là khoảng hơn 1.000 người.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, hấu hết các hành khách trên hai tàu này đến tứ Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc, hoàn toàn không có du khách Trung Quốc.
Sau khi hai du thuyền Crystal Symphony và Silver Spirit cùng quốc tịch Bahamas cập cảng Chân Mây, bộ Y tế đã tiến hành kiểm dịch y tế cho toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn có nhu cầu lên bờ và không có trường hợp nào có dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19.
Theo lịch trình, du thuyền Crystal Symphony sẽ cập cảng Hiệp Phước, TP. HCM trong 3 ngày, và ngày 24-2 sẽ rời đến nước khác.
Hôm 19/2, tàu Silver Spirirt cũng đã đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, theo ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng. Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết dù ngành du lịch tại đây chịu ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19, nhưng Đà Nẵng vẫn là điểm đến an toàn, được du khách châu Âu tin tưởng lựa chọn.
Hai du thuyền này có sức chở hơn 1.000 hành khách, nhưng trong đợt này, tàu Silver Spirit chỉ có 208 hành khách và 405 thủy thủ. Trong khi đó, tàu Crystal Symphony có sức chở 848 hành khách và 545 thủy thủ, nhưng đợt này cũng chỉ chở 147 khách và 536 thủy thủ.
TP.HCM kiến nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 3
Hôm 20 tháng 2, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký văn bản kiến nghị Chính phủ cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 3. Báo trong nước đưa tin cùng ngày.
Văn bản nêu tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường nên đề nghị kéo dài thời gian nghỉ của học sinh, sinh viên cả nước để đảm bảo sự an toàn, sức khoẻ cho học sinh.
Đồng thời, UBND TP.HCM đề nghị điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ 2 từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2020 và dời kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2020 đến cuối tháng 7. Năm ngoái, kỳ thi này diễn ra từ 25 đến 27 tháng 6.
Hôm 14 tháng 2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị xem xét cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2.
Trả lời báo chí tối 14 tháng 2, ông Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho hay, Bộ GD&ĐT không thể quyết định thời gian nghỉ của học sinh cả nước vì theo quy định hiện nay thẩm quyền này thuộc UBND tỉnh, thành phố. Tuy vậy, bộ này cũng có công văn đến hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đề nghị xem xét cho sinh viên tiếp tục nghỉ đến hết tháng 2 để phòng tránh dịch bệnh.
Cũng theo truyền thông trong nước, căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ GD&ĐT quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành.
Thêm bệnh nhân nhiễm Covid 19 ở Việt nam
được xuất viện
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhiễm virus COVID – 19 của Việt Nam đã được xuất viện hôm 20/2. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.
Đây là bệnh nhân thứ 15 được xuất viện trong tổng số 16 ca bệnh viêm phổi cấp hiện đang được điều trị ở Việt Nam.
Cháu bé 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc được xác định nhiễm COVID -19 từ bà ngoại, người đã bị nhiễm virus từ con bị nhiễm bệnh sau khi trở về nhà từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 1 vừa qua.
Sau khi được xét nghiệm, cháu bé đã được chuyển đến Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày 11/2 vừa qua.
Trong cùng ngày 20/2, hai bệnh nhân khác ở Vĩnh Phúc cũng được cho xuất viện.
Truyền thông trong nước hôm 20/2 cho biết vào ngày 21/2 Việt Nam sẽ cho xuất viện bệnh nhân Việt kiều ở thành phố Hồ Chí Minh và vào tuần tới Việt Nam sẽ không còn bệnh nhân COVID – 19.
Bộ Ngoại giao Việt Nam:
không đóng cửa biên giới với Trung Quốc vì dịch bệnh
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 20/2 cho biết Việt Nam không đóng cửa hay tạm dừng hoạt động thương mại với Trung Quốc ở biên giới mà chỉ có các biện pháp về quản lý dịch bệnh COVID -19.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết:
“Để phòng chống dịch bệnh COVID – 19 lan rộng, ảnh hưởng sức khỏe của công dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cũng như phía Trung Quốc thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ trong giao thông vận tải hai nước, trên tinh thần chống dịch nhưng không đóng cửa, không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, thương mại, cũng như giao lưu con người hai bên”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam chỉ đóng tạm các lối mở, đường mòn không chính thức giữa hai bên. Những người từ Trung Quốc vào Việt Nam phải chịu cách ly 14 ngày.
Theo Tuổi Trẻ, tại cuộc gặp song phương giữa Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Vương Nghị vào ngày 19/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đề nghị Việt Nam sớm khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam.
Để hạn chế dịch bệnh lây lan, từ khoảng đầu tháng 2, các hãng hàng không của Việt Nam đã ngưng các chuyến bay đến và đi từ vùng dịch của Trung Quốc, đồng thời Việt Nam cũng ngưng cấp visa điện tử cho khách đến từ Trung Quốc.
Dịch bệnh COVID – 19 phát sinh từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào khoảng tháng 12 năm ngoái, đến nay đã lan ra khắp các châu lục với hơn 75.000 người nhiễm bệnh và hơn 2.100 ca tử vong, trong đó phần đông là tại Trung Quốc.
Sau khi dịch bệnh được chính thức công bố vào tháng 1 vừa qua, Bắc Hàn, Mông Cổ và Nga đã có biện pháp đóng cửa biên giới đối với Trung Quốc.
Chính phủ Nga mới đây còn ra sắc lệnh cấm tạm thời công dân Trung Quốc nhập cảnh Nga với mục đích du lịch, làm việc và các mục đích riêng tư khác.
Ứng phó với Covid-19:
Việt Nam ‘trước thụ động, sau thái quá’?
Lê Viết Thọ
Việt Nam ứng phó với virus corona thoạt đầu thụ động và khởi động chậm, sau đó lại thái quá không cần thiết, theo nhận định của Bác sĩ – Tiến sĩ Trần Tuấn.
Tuy nhiên, ông cho rằng việc thông báo hết dịch với các tỉnh quá 30 ngày không có ca nhiễm mới sẽ có tác dụng giảm căng thẳng xã hội.
Bác sĩ – Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và Phát triển cộng đồng (RTCCD – thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) – chuyên tư vấn, phản biện các chính sách y tế công cộng, nhấn mạnh rằng người dân, chính quyền và lực lượng phòng chống dịch cần nhìn nhận đúng mức hơn về dịch lần này, tránh đồng nhất giữa mức độ dịch ở Vũ Hán với tình trạng bệnh do virus corrona chủng mới (Covid-19).
Virus corona: Vì sao hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích?
Nhật ký Vũ Hán: nhìn người thân chết đi mà không được chữa trị
Virus corona: Vì sao trẻ em Singapore vẫn đến trường?
Virus corona: Ca tử vong đầu tiên được xác nhận ở châu Âu
Nhận định của ông Trần Tuấn được đưa ra khi Bộ Y tế Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa bắt đầu xúc tiến các công việc để chuẩn bị công bố hết dịch Covid-19 tại tỉnh này.
Bộ này nói rằng, đến thời điểm này, quá 30 ngày Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm bệnh nhân mới nào bị nhiễm bệnh, tức là tỉnh này đã đủ điều kiện để Khánh Hòa công bố hết dịch.
Trong khi đó, cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu trong vòng chưa đầy một tuần nữa, tỉnh Thanh Hóa nếu không ghi nhận thêm bệnh nhân mới, thì cũng sẽ được công nhận hết dịch.
Câu hỏi được đặt ra là dịch Covid-19 là bệnh mới, hiện còn diễn biến phức tạp, vậy việc công bố hết dịch tại Khánh Hòa, nếu có, liệu có quá sớm và sẽ tạo tâm lý chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh với người dân và cả các địa phương hay không?
Ông Trần Tuấn cho rằng đây là điều nên làm trong hoàn cảnh hiện nay, nhất là khi trong xã hội đang có điều mà ông cho rằng lo lắng hơi thái quá về dịch Covid-19:
“Với những địa phương có số lây nhiễm thấp, đã qua thời hạn có người nhiễm mới theo quy định, đã đến lúc chúng ta có thể tuyên bố hết dịch ở đó, như một yếu tố trấn an và giảm đi sự lo lắng không cần thiết; đồng thời, tăng sự tự tin của chính quyền trong công tác phòng chống dịch”, ông Tuấn nói.
Năm điều cần biết về virus corona
Covid-19 đe dọa người già và người yếu bệnh
Nhật ký Vũ Hán: nhìn người thân chết đi mà không được chữa trị
Bàn tròn BBC: Virus COVID-19 – con số của TQ có đáng tin cậy?
Covid-19: Bác sỹ TQ gặp nhiều rủi ro?
Theo ông Tuấn, hậu quả của sự lo lắng thái quá sẽ tạo khủng hoảng xã hội lớn và sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Và lại, theo ông Tuấn, “Covid-19 là chủng mới thuộc virus corona mà chúng ta vốn đã hiểu biết khá tường tận. Virus mới có khác biệt, nhưng chỉ chút ít so với những virus khác cùng họ, như virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) 2002 hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) 2012. Bộ gen của Covid-19 cũng đã được giải mã và đã khẳng định độc tính không lớn”.
Trả lời câu hỏi Việt Nam là nước láng giềng, có quan hệ thông thường bằng cả đường bộ, đường biển và hàng không với Trung Quốc, nhưng số ca dương tính phát hiện thấp, phải chăng do hệ thống phát hiện dịch của Việt Nam có vấn đề?
Ông Tuấn nói rằng, nguồn lây nhiễm của Việt Nam không chỉ bằng, mà có thể cao hơn so với nước khác trong khu vực. Bởi vậy, nguy cơ và số lượng người nhiễm đến Việt Nam chắc chắn nhiều.
“16 trường hợp chỉ là một phần thôi, con số thực tế sẽ cao hơn. Bởi Covid-19 cũng là một loại virus cúm, triệu chứng có phần giống với những dịch cúm thông thường, nên có nhiều trường hợp chưa biểu hiện lâm sàng, hoặc bị nhẹ và tự qua khỏi, nên người dân không để ý”.
Nhưng ông cho rằng nguy cơ của dịch này với cộng đồng tại Việt Nam chưa ở mức quá cao:
“Trong những người nhiễm virus Covid-19, có một phần không biểu hiện triệu chứng, phần khác có triệu chứng lâm sàng nhưng ở thể nhẹ và tự qua khỏi. Chỉ một số trường hợp có tình trạng suy giảm miễn dịch, như người già, người có bệnh khác, có nguy cơ cao hơn. Nguy cơ của dịch này với cộng đồng hiện chưa cao. Đó là chưa kể đến chuyện điều kiện khí hậu và vệ sinh cá nhân tại Việt Nam và ở rhành phố Vũ Hán là khác nhau”.
Tâm lý xã hội đang hoang mang thái quá?
Tại Việt Nam, ông Trần Tuấn đánh giá, công tác ứng phó với Covid-19 thoạt đầu còn thụ động và khởi động chậm; nhưng sau đó lại theo chiều hướng thái quá, khiến tâm lý xã hội hoang mang:
“Ban đầu, phản ứng của Việt Nam chậm và mang tính thụ động. Khi các nước, như Thái Lan, Hàn Quốc đã chặn ngay nguồn vào, tức chấm dứt các chuyến bay xuất phát trực tiếp từ Vũ Hán, thì Việt Nam thời gian đầu chưa làm được như thế. Khi đó, Việt Nam cũng như chưa giám sát và cách ly người từ vùng dịch trở về hay giám sát tại cửa khẩu.”
“Chúng ta chậm hơn nên khi Trung Quốc công bố một loạt biện pháp và khi chúng ta đã phát hiện trường hợp dương tính đầu tiên, thì Việt Nam mới đưa ra các biện pháp hạn chế.”
“Tiếp đó, sau Tết, các lễ hội vẫn được tổ chức; chỉ đến khi mạng xã hội có ý kiến thì mới cho dừng tổ chức lễ hội. Bởi vậy, tôi cho rằng, ban đầu Việt Nam khởi động chậm trong ứng phó với dịch.”
“Nhưng sau đó, tình hình lại chuyển sang lo lắng tới mức thái qúa, để rồi ra các quyết định thiếu cơ sở khoa học, như cho học sinh nghỉ học trên toàn quốc, người dân đổ xô đi mua khẩu trang dự trữ… Điều đó là lo lắng thái quá, gây thêm tổn thất không đáng có, khó lường về mặt y tế, kinh tế – xã hội và cả chính trị.”
Ông Tuấn cũng cho rằng Việt Nam có lẽ hơi vội khi tự hào là con số nhiễm bệnh ở Việt Nam thấp so với các nước khác là kết quả tốt của công tác phòng chống dịch bệnh, và khẳng định tính vượt trội của hệ thống dự phòng, điều trị, xét nghiệm của Việt Nam vì:
”Sự khác biệt một vài chục ca dương tính, đến lúc này, chưa thể khẳng định là mức lây lan ở Nhật, Hàn Quốc đã vượt Việt Nam, cũng chẳng phải Việt Nam có chừng đó ca nhiễm bệnh là do “đã khống chế tốt” sự lây lan.”
“Không nhìn ra những “hạn chế” mà “chủ quan”, say sưa “thắng lợi” là điều tối kỵ trong phòng chống dịch bệnh”, ông Tuấn nhận xét.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51543001
Phản hồi về kêu gọi hãy tin Chính phủ
trong việc chống COVID-19
Kêu gọi của Thủ tướng
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ vào chiều ngày 17/2 về phòng chống dịch coronavirus (COVID-19), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam là đất nước an toàn, đang làm tốt công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá cao tinh thần và quyết tâm của tập thể các bộ ngành từ trung ương đến địa phương trong việc phòng chống dịch COVID-19. Ông cũng nhấn mạnh rằng “chống dịch như chống giặc nên mong muốn người dân đồng lòng, ủng hộ Chính phủ”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn hứa hẹn Chính phủ sẽ có các giải pháp để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Người tin, kẻ lo
Từ Sài Gòn, ông Khoa lên tiếng với RFA rằng ông nhìn nhận tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam trong lúc bị dịch bệnh COVID-19:
“Theo nhìn nhận khách quan thì tôi cho rằng việc phòng, chống COVID-19 của Việt Nam là làm tốt. Tôi theo dõi thường xuyên và sát sao lắm tại vì còn ảnh hưởng đến mấy đứa con nhỏ của tôi nữa. Nếu như đánh giá qua điểm thì tôi chắc chắn cho điểm Việt Nam phản ứng đối với dịch bệnh này trên trung bình.”
Thông báo mới nhất từ Bộ Y tế Việt Nam vào chiều ngày 19 tháng 2 cho biết 15 ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã được chữa khỏi.
Nói chung là không cần nêu suy nghĩ cá nhân mà nhìn trên mạng xã hội thì việc tin hay không tin, tôi nghĩ rằng là người dân không phải chỉ trong vấn đề này mà quá nhiều vấn đề người ta không tin vào khả năng của Chính phủ có thể kiểm soát được kinh tế cũng như vấn đề thiên tai, dịch họa
-Bà Đặng Bích Phượng
Ông Khoa cũng chia sẻ với RFA rằng lời kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với ông không chỉ thể hiện trách nhiệm của Chính phủ mà còn cho thấy sự nỗ lực và cố gắng của Chính quyền khi đất nước đang trong tình cảnh bị bệnh dịch nguy hiểm.
Trong khi đó, bà Đặng Bích Phượng, một cư dân Hà Nội theo dõi sát tình hình dịch bệnh Covid-19, nói rằng thật sự trong cộng đồng cũng không ít lo lắng và hoang mang. Bà Phượng lý giải:
“Nói chung là không cần nêu suy nghĩ cá nhân mà nhìn trên mạng xã hội thì việc tin hay không tin, tôi nghĩ rằng là người dân không phải chỉ trong vấn đề này mà quá nhiều vấn đề người ta không tin vào khả năng của Chính phủ có thể kiểm soát được kinh tế cũng như vấn đề thiên tai, dịch họa…”
Doanh nghiệp bị tác động
Về phía doanh nghiệp, mặc dù được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ vào chiều ngày 17/2, khen ngợi rằng nhiều doanh nghiệp đã có những cách làm sáng tạo, không để công việc bị đình trệ; thế nhưng qua trao đổi với RFA thì một số doanh nghiệp cho biết công việc kinh doanh của họ có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Ba, nhân viên quản lý của một công ty tư nhân kinh doanh mặt hàng linh kiện điện tử ở Sài Gòn, cho biết hiện tại công ty nơi bà làm việc đang đối mặt với viễn cảnh khó khăn nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc:
“Bên Trung Quốc bị dịch bệnh đã ngưng sản xuất mà nếu đặt hàng lại thì phải chờ bên đó hoạt động và công nhân đi làm lại…Do đó sắp tới dự kiến có thể bị thất thu do không nhập hàng về được. Hàng đặt ở Trung Quốc, Đài Loan hay Hong Kong, nói chung sản xuất hay quá cảnh qua các nước này thì không được và đa phần nhập đồ từ Trung Quốc về hết. Thành ra không biết dịch bệnh này kéo dài bao lâu? Đợi nhà máy bên Trung Quốc sản xuất lại và chờ thủ tục nhập hàng ở hải quan…thì trong khỏang thời gian đó có thể thất nghiệp.”
Kể từ khi Việt Nam công bố bịch COVID-19 vào cuối tháng 1/2020, Đài RFA ghi nhận lĩnh vực xuất khẩu nông sản và thủy sản của Việt Nam bị nhiều thiệt hại vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất hai mặt hàng này của Việt Nam.
Truyền thông quốc nội cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 năm 2020 xuống còn gần 650 triệu đô la Mỹ (USD), giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cho biết hàng trăm tấn tôm bị lùi thời hạn giao hàng theo thông báo của nhà nhập khẩu Trung Quốc, nên chi phí lưu kho của doanh nghiệp bị tăng lên.
Hồi ngày 11/2, Bộ Công thương Việt Nam chính thức thông báo hàng trăm xe trái cây bị ách tắc tại biên giới Việt-Trung do ảnh hưởng của COVID-19.
Một doanh nhân kinh doanh về phân bón và nông sản hữu cơ, ẩn danh, cho RFA biết người nông dân trồng cây ăn trái ở Việt Nam là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh COVID-19 này.
“Thật ra, chủ yếu nông dân bị ảnh hưởng nhiều chứ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bây giờ đại đa số đều là Trung Quốc núp bóng và doanh nghiệp đặt cọc cho nông dân đâu có bao nhiêu tiền nên cùng lắm mất số tiền cọc đó thôi. Còn nông dân nếu không bán được thì mất hết.”
Cơ quan chức năng cần nói và làm
Chúng tôi nêu một số giải pháp mà Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa ra như tìm các thị trường xuất khẩu nông thủy sản mới hay như kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng gia tăng tiêu thụ nội địa mặt hàng nông sản…Mặc dù vậy, vị doanh nhân không muốn nêu tên cho rằng không giải quyết được vấn đề:
“Hứa thật nhiều nhưng làm không được bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay tổ chức đoàn đi tham quan mà đâu có giải quyết vấn đề. Lý ra việc đó phải làm từ lâu rồi, chứ không phải đợi đến bây giờ xảy ra sự cố rồi mới cuống cuồng họp hành, làm này làm nọ. Nếu bây giờ tiến hành xúc tiến như thế thì cũng chỉ giải quyết vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai thôi. Còn những lô hàng đang bị ứ đọng thì bán được nhiêu bán, còn không thì làm phân bón hay đổ đi thôi.”
Hứa thật nhiều nhưng làm không được bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay tổ chức đoàn đi tham quan mà đâu có giải quyết vấn đề. Lý ra việc đó phải làm từ lâu rồi, chứ không phải đợi đến bây giờ xảy ra sự cố rồi mới cuống cuồng họp hành, làm này làm nọ. Nếu bây giờ tiến hành xúc tiến như thế thì cũng chỉ giải quyết vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai thôi. Còn những lô hàng đang bị ứ đọng thì bán được nhiêu bán, còn không thì làm phân bón hay đổ đi thôi
-Doanh nhân ẩn danh
Vị doanh nhân ẩn doanh còn nhấn mạnh nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm qua đã từng bị tình trạng ùn ứ và một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là doanh nghiệp nghiệp nhà nước đứng ra bao tiêu cho nông dân, thế nhưng Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ thực hiện biện pháp này.
Những doanh nghiệp Đài RFA tiếp xúc đều khẳng định giải pháp cần thiết nhất mà Chính phủ phải áp dụng là giảm lãi suất đối với khối doanh nghiệp và thậm chí ưu đãi lãi suất 0% cho nông dân kể cả sau khi hết dịch bệnh COVID-19.
Giới chuyên gia kinh tế-tài chính, như Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu từng cho rằng Việt Nam muốn duy trì sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thì Chính phủ cần đưa ra chính sách tài chính ưu đãi cho doanh nghiệp.
Còn những người dân tỏ ra hài lòng với việc chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ Việt Nam như ông Khoa ở Sài Gòn, cũng như hầu hết phụ huynh Đài RFA được dịp trò chuyện đều mong muốn có một sự phối hợp đồng bộ và nhất quán giữa Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và y tế công cộng học đường được tốt hơn, phản ứng nhanh hơn trong trường hợp có dịch bệnh bùng phát như dịch COVID-19.
Tin tổng hợp 20/2: Kiến nghị học sinh cả nước
nghỉ hết tháng 3; thông quan cửa khẩu với Trung Quốc
Hà An
Thông quan cửa khẩu với Trung Quốc
Báo Thanh Niên cho biết, hôm nay (20/2), cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài (Việt Nam – Trung Quốc) sẽ cho thông quan hàng hóa, từ 8 – 17 giờ, bao gồm hàng xuất và nhập khẩu.
Điều kiện dành cho hàng hóa được thông quan là phải có hợp đồng thương mại giữa hai bên; điều này cũng có nghĩa là, hàng hóa trao đổi theo đường tiểu ngạch, trao đổi tiền mặt chưa được chấp thuận.
Phía Trung Quốc yêu cầu xe Việt Nam xuất hàng qua phải về ngay trong ngày, tài xế phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, không được xuống xe.
Theo số liệu của báo Lạng Sơn cung cấp vào cuối năm 2018, mỗi ngày có khoảng 700 xe hàng của hai bên thông qua cửa khẩu này.
Đó là trên đường bộ, còn ở đường thủy, tín hiệu của phía Việt Nam cho thấy các hoạt động xúc tiến về thương mại và du lịch đã được nới rộng. Sau khi Quảng Ninh bị Chính phủ nhắc nhở vì từ chối du thuyền châu Âu, thì ngày 19/2, cảng Chân Mây ở Huế đã đón 2 du thuyền chở hơn 1.400 du khách và thuyền viên.
Hai du thuyền này có lịch trình khá giống nhau, đi từ Thái Lan, Philippines và tới cảng Phú Mỹ (TP Hồ Chí Minh) trước khi đến Huế. Theo Sở Du lịch Huế, hơn 200 khách trên 2 tàu này đã đăng ký lên bờ để tham quan các điểm di tích ở đây.
Bao giờ cho học lại – quyết định khó của Hà Nội
Trong buổi họp chiều qua 19/2, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch Hà Nội nói, dư luận hiện đang quan tâm xem Hà Nội có cho học sinh nghỉ học hết tháng 2 hay không. Theo đó, ông Chung yêu cầu các thuộc cấp phải cập nhật tình hình để thứ Sáu, ngày 21/2 tới ra quyết định có cho học sinh nghỉ học tiếp hay không.
Quyết định cho học sinh nghỉ học tiếp hay không được cho là khó khăn với chính quyền thành phố. Nó không chỉ tác động đến các vấn đề kinh tế, giáo dục, sức khỏe của ngươi dân thành phố, ở khía cạnh khác, quyết định của Hà Nội có thể sẽ được nhiều địa phương khác chờ để tham chiếu.
TP.HCM kiến nghị học sinh cả nước nghỉ hết tháng 3
Ở một thông tin mới cập nhật trên VnExpress, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong sáng 20/2 kiến nghị Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động thống nhất trong cả nước, cho phép tất cả học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến hết tháng 3.
Theo Chủ tịch TP.HCM, dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp khó lường, trong đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới. Ông Phong nói thêm, phương án này được lãnh đạo Thành phố thống nhất từ cuộc họp ngày 14/2.
Cùng kiến nghị trên, thành phố HCM đề xuất điều chỉnh năm học 2019-2020: học kỳ II bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7, dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7.
Khách từ Trung Quốc tìm cách về Việt Nam qua nước trung gian
Bản tin của Zing cho biết, trong bối cảnh các chuyến bay từ Trung Quốc về Việt Nam đều phải cách ly 14 ngày, lực lượng kiểm dịch bắt đầu ghi nhận việc người từ Trung Quốc vòng qua nước thứ 3 để về Việt Nam.
Bản tin này dẫn lời lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nói rằng, đây là hiện tương đang dần phổ biến. Họ hy vọng cách này có thể xóa tiền sử dịch tễ để tránh việc phải cách ly.
Một ví dụ là ngày 17/2, Công an cửa khẩu Nội Bài phát hiện 4 hành khách quốc tịch Việt Nam về nước từ Thái Lan trên chuyến bay của Lion Air. Tuy nhiên, trước đó họ từng ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Qua xét nghiệm những người này âm tính với virus corona.
Giá vàng loạn nhịp, thịt gia cầm giảm giá
Lo ngại về diễn biến của dịch virus corona, nhiều người vẫn tìm tới vàng như một tài sản trú ẩn an toàn. Điều này khiến gia vàng đang tăng không ngừng.
Trong sáng nay 20/2, DOJI niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức 44,78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,98 triệu đồng/lượng (bán ra) đối với bán lẻ; 44,79 triệu đồng/lượng và 44,97 triệu đồng/lượng đối với bán buôn.
Tại TP.HCM, giá vàng SJC ở mức 44,75 triệu đồng/lượng mua vào và 45,1 triệu đồng/lượng khi bán ra.
So với chốt phiên hôm qua, giá vàng SJC hiện tăng gần 60.000 đồng/lượng.
Trên thị trường, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N6, giá gia cầm đã giảm. Theo VnExpress, tại chợ Hà Vỹ, chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc, lượng giao dịch gia cầm đã giảm một nửa so với bình thường; giá gà, vịt giảm từ 5 đến 20 nghìn đồng mỗi kg.
Mấy ngày qua, một số thông tin cho rằng, giá gia cầm giảm sút thảm hại, ở mức “thịt gà rẻ hơn rau”, dẫn đến mối lo cần giải cứu. Tuy nhiên, thông tin này bị ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam bác bỏ trên tờ Dân Việt. Theo ông Sơn, tin giá gà công nghiệp tại các tỉnh Đông Nam Bộ giảm xuống còn 8.000 đồng/kg là không chính xác. Hai ngày nay giá loại gà này tại miền Nam đã tăng lên, hiện dao động từ 18.000 – 20.000 đồng/kg.
Đội tuyển Việt Nam tìm được đội bóng đá giao hữu
Sau khi đội tuyển Iraq có thư đề nghị hủy trận đấu giao hữu do lo ngại dịch Convid-19, VFF đã mời được đội tuyển Kyrgyzstan thi đấu.
Theo báo Bongdaplus, Kyrgyzstan đang xếp hạng thứ 96 thế giới, kém Việt Nam 2 bậc. Đây là đội tuyển có độ tuổi trung bình khá trẻ trung, khoảng 25 tuổi. Dù đến từ Trung Á đội bóng này lại sở hữu cách chơi hơi theo thiên hướng Latinh đậm tính biểu diễn. Thông thường, các chân sút của Kyrgyzstan chỉ dứt điểm ở cự ly 20 mét đổ lại so với khung thành. Các cầu thủ có xu hướng phối hợp, dắt bóng qua người đối phương cho đến khi xâm nhập vòng cấm rồi mới dứt điểm.
Dự kiến trận giao hữu này sẽ diễn ra ngày 26/3, trên sân Gò Đậu tại Bình Dương.