Tin Việt Nam – 20/02/2018
Tài xế tiếp tục trả tiền lẻ phản đối BOT sau Tết
Trạm thu phí giao thông đường bộ (BOT) tại cầu Rạch Miễu gọi cảnh sát giao thông để kéo một chiếc xe ra khỏi trạm khi tài xế của chiếc xe này nhất định đòi 100 đồng tiền thối mà không nhận 200 đồng, vì trạm không có tiền mệnh giá 100 đồng.
Báo Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh loan tin này dựa trên những thông tin của trạm BOT Rạch Miễu và Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre nơi đặt trạm thu phí này.
Cũng theo những thông tin nêu trên thì trong lúc trạm BOT và cảnh sát giao thông đang bàn bạc với nhau thì chiếc xe bỏ đi mất.
Việc giới lái xe phản đối các trạm BOT đã diễn ra trong suốt hai năm qua trên cả nước. Họ cho rằng các trạm này thi tiền quá cao, hoặc không đặt đúng chổ. Các lái xe đã phản đối bằng cách dùng tiền lẻ để trả tiền phí, gây ùn tắc giao thông, nhiều lần buộc các trạm phải cho xe chạy qua mà không thu tiền.
Vụ phản đối lớn nhất xảy ra tại trạm BOT tại Cai Lậy hồi tháng 12 năm ngoái đã khiến Chính phủ Việt Nam ngưng hoạt động trạm này trong hai tháng để chờ đưa ra giải pháp. Tuy nhiên đến ngày 18 tháng 1/2018 Chính phủ Việt Nam lại ra một quyết định cho phép Bộ Công An thu thập thông tin để xử lý những người mà quyết định này gọi là những phần tử gây rối.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-still-in-troubles-02202018074457.html
GS ở Pháp: Bộ trưởng Nhạ ‘tự đạo văn,
không xứng đáng với chức vụ nào’
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp, mới đây gửi một báo cáo đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam, đưa ra bằng chứng là bộ trưởng giáo dục và đào tạo đương nhiệm “tự đạo văn”. Bản báo cáo cũng được công bố trên mạng, dẫn đến những lời kêu gọi vị bộ trưởng từ chức.
Bản báo cáo 10 trang được GS Dũng gửi hôm 18/2 tới tổng thư ký của hội đồng, GS Trần Văn Nhung, nói về “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Hai vấn đề được đề cập ở các vị trí đứng đầu trong báo cáo là các hành vi “tự đạo văn” và “trích dẫn khống” của ông Nhạ.
GS Dũng và các cộng sự tập trung vào các bằng chứng trong hai bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ và một tác giả khác, công bố năm 2013 và 2014, để nhận định ông Nhạ đã tự đạo văn, một thuật ngữ chỉ việc sao chép bài viết hoặc báo cáo cũ của bản thân đã từng công bố chính thức, nay giả vờ là mới.
Thẩm định của nhóm GS Dũng với phần mềm tra cứu Turnitin cho thấy có 48% nội dung của bài năm 2013 được sao chép lại y nguyên vào bài năm 2014. Nhưng nếu tính cả những chỗ được viết lại, vẫn cùng nội dung nhưng dùng câu chữ khác đi để ngụy trang, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%, báo cáo do GS Dũng công bố cho hay.
Về vấn đề trích dẫn, bản báo cáo nêu ra 3 bài viết khoa học do ông Nhạ và một số người khác làm tác giả. Các biểu hiện bất thường về trích dẫn trong các bài này gồm viết tên tác giả người phương Tây bằng tên riêng thay vì tên họ đối với một số bài trong danh sách tài liệu tham khảo; nhiều bài được đưa vào danh sách tham khảo song không thấy được trích dẫn trong bài viết khoa học; một số câu ông Nhạ và đồng tác giả viết là họ trích dẫn từ các học giả khác, song trên thực tế không thể truy ra nguồn, hay còn gọi là trích dẫn khống.
… một người đã là giả khoa học thì không xứng đáng với một chức vụ nào hết. Nếu hội đồng thẩm định công nhận chuyện ông Phùng Xuân Nhạ là một người giả khoa học, thì theo tôi ông ta sẽ không đủ tư cách để giữ một chức vụ quản lý nào hết.
GS Nguyễn Tiến Dũng, ĐH Toulouse, Pháp
Một điều bất thường nữa mà vị giáo sư tại ĐH Toulouse chỉ ra là 2 bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra lại đăng trên một tạp chí “giả khoa học”. Theo GS Dũng, 2 bài báo của ông Nhạ được đăng trên tạp chí Asian Social Science năm 2014. Nhưng danh mục Scopus – cơ sở dữ liệu lớn nhất về các tạp chí khoa học có uy tín – không công nhận đó là tạp chí khoa học và đã loại nó khỏi danh sách Scopus từ sau năm 2015.
Báo cáo của GS Dũng cũng lưu ý đến trình độ tiếng Anh không tốt của Bộ trưởng Nhạ. Báo cáo nói các bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ có quá nhiều lỗi sai và cấu trúc câu lủng củng như thể đã được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách gượng gạo.
Với các bằng chứng thu thập được, báo cáo gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước khẳng định ông Phùng Xuân Nhạ “vừa thiếu đạo đức vừa kém về trình độ” và “hoàn toàn không xứng đáng” với chức danh giáo sư mà ông được phong năm 2016.
GS Nguyễn Tiến Dũng và các cộng sự viết trong báo cáo rằng việc phong giáo sư cho ông Nhạ cần được rà soát lại một cách rất nghiêm túc, bởi một hội đồng thẩm định độc lập, không chịu bất kỳ sức ép hay sự thao túng nào nào từ phía ông Nhạ. Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ hiện cũng là chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước.
Báo cáo nhấn mạnh những bằng chứng như vậy cho thấy người đang nắm chức bộ trưởng giáo dục và đào tạo lại là “một gương xấu” cho nền giáo dục và khoa học Việt Nam. Không chỉ dừng ở nhận xét đó, vị giáo sư ở Pháp và các cộng sự còn nhận định rằng vì “tính giả khoa học” của bộ trưởng Nhạ, nên các chính sách và khuyến cáo mà ông ta đưa ra “đều không đáng tin cậy và có thể gây ra các thiệt hại lớn cho đất nước”.
Sau khi báo cáo được gửi đi cũng như được đăng trên một số trang mạng và diễn đàn của giới khoa học Việt Nam, nó đã được chia sẻ rộng rãi bởi nhiều người sử dụng mạng xã hội, thu hút hàng nghìn “phản ứng” và hàng trăm ý kiến bình luận.
Một số người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội như nhà báo Trương Huy San, còn biết đến với tên Huy Đức, thậm chí đã kêu gọi ông Nhạ từ chức bộ trưởng.
Từ Pháp, GS Dũng đưa ra ý kiến ngắn gọn với VOA:
“Theo tôi, một người đã là giả khoa học thì không xứng đáng với một chức vụ nào hết. Nếu hội đồng thẩm định công nhận chuyện ông Phùng Xuân Nhạ là một người giả khoa học, thì theo tôi ông ta sẽ không đủ tư cách để giữ một chức vụ quản lý nào hết”.
Không bao giờ có thể hy vọng hệ thống chính trị này có một lời trả lời nào. Sau đó họ có sửa hay không, chúng ta không bao giờ có thể biết được. Nhưng thường là có thay đổi chút ít. Đấy là câu trả lời của họ, nhưng là câu trả lời gián tiếp.
PGS TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên ĐH
GS Dũng cho VOA biết hôm 20/2 là sau khi báo cáo của nhóm ông gửi đến hội đồng của Việt Nam và cá nhân ông Nhạ, đã có trả lời từ GS Nhung, người đứng đầu hội đồng, rằng họ đã nhận được báo có, còn ông Nhạ chưa có hồi âm gì. VOA đã cố gắng liên lạc với ông Nhạ và ông Nhung để ghi nhận ý kiến từ phía của họ, nhưng họ không hồi đáp.
Từ bề dày hiểu biết trong công việc và kinh nghiệm sống ở Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, một giảng viên đại học ở Hà Nội, người cũng quan tâm nhiều đến câu chuyện của liên quan đến vị bộ trưởng GD-ĐT, đưa ra dự báo với VOA về những gì Bộ GD-ĐT nói chung và Bộ trưởng Nhạ nói riêng có thể làm:
“Không bao giờ có thể hy vọng hệ thống chính trị này có một lời trả lời nào. Sau đó họ có sửa hay không, chúng ta không bao giờ có thể biết được. Nhưng thường là có thay đổi chút ít. Đấy là câu trả lời của họ, nhưng là câu trả lời gián tiếp. Họ không bao giờ cho chúng ta một câu trả lời trực tiếp đâu”.
Đánh giá rằng báo cáo của GS Nguyễn Tiến Dũng là một “đóng góp tốt”, song bà Ánh cho rằng chuẩn mực học thuật, điều kiện làm việc, bối cảnh của Việt Nam và thế giới rất xa nhau, do đó, dùng chuẩn thế giới để “đo” giới học thuật Việt Nam có thể là “khiên cưỡng”.
Mặc dù vậy, nữ giảng viên đại học cũng nhận xét rằng việc góp ý, phê phán từ các đồng nghiệp ở nước ngoài là cần thiết để Việt Nam nhìn thấy ngành giáo dục, khoa học của mình đang cách thế giới bao xa. Theo bà, điều đó sẽ có tác dụng như một “gợi ý” hay “sức ép” để nhà nước thay đổi chuẩn về giáo sư, phó giáo sư
Đối với các ý kiến này, GS Dũng đưa ra quan điểm:
“Nếu mà người nước ngoài họ làm được 10 công trình, người Việt Nam làm được 2 công trình thôi cũng tính được làm giáo sư, cái chuyện đấy thì không sao cả. Tức là anh ở Việt Nam, điều kiện anh ít hơn thì có thể anh làm được ít hơn. Cái đấy theo tôi là bình thường. Cái chuyện mà tôi nêu ra không phải vấn đề đấy. Cái chuyện tôi nêu ra ở đây là giả khoa học, tức là một người không làm, làm bậy bạ, mà vẫn giả vờ như là làm được. Đấy là hai chuyện hoàn toàn khác nhau”.
Tính chính danh của học hàm giáo sư của ông Nhạ bị nghi ngờ khi cách đây hơn 1 tuần dư luận xôn xao về số lượng người được công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017 đã tăng đột biến so với các năm trước.
Sự ồn ào của dư luận đã dẫn đến việc thủ tướng Việt Nam gửi công văn yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo “xem xét, rà soát” lại quy trình.
Trong một cuộc phỏng vấn, vị giáo sư lâu năm Đặng Hùng Võ dự báo với VOA rằng một số lượng người “đáng kể” sẽ bị tước học hàm do việc rà soát lại.
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước hồi đầu tháng này công bố số lượng các tân giáo sư, phó giáo sư được công nhận năm 2017 là 1.226 người, trong đó đại đa số là giáo sư. Con số này gần gấp đôi năm 2016 và gấp 3 lần năm 2011.
10 tỷ USD kiều hối “đổ” về Việt Nam trong năm 2017
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh công bố hôm 19/2/2018 cho biết số tiền kiều hối gửi về thành phố tính đến cuối tháng 11/2017 là 4.55 tỷ đô la, ước tính tổng lượng kiều hối về Việt Nam trong cả năm là hơn 10 tỷ đô la.
Theo báo cáo, nguồn kiều hối chủ yếu đến từ Mỹ (chiếm 60%) và châu Âu (chiếm 20%).
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước, ngày 8/2/2018 trả lời báo trong nước rằng nguồn kiều hối đã tăng mạnh, khoảng 10,4% vào cuối năm 2017.
Vào tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Thế giới dự đoán kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 sẽ giảm 10% do chính sách nhập cư của Mỹ và chính sách 0% tiền gửi bằng đô la của Việt Nam.
Nguồn kiều hối chuyển về từ nước ngoài chủ yếu qua bốn kênh: ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế, hải quan hoặc bưu điện. Trong đó, khoảng 72% tiền gửi về qua các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội quốc gia (NCIF) của Bộ Kế hoạch – Đầu tư nhận định: Năm 2018, kiều hối về Việt Nam sẽ gặp nhiều áp lực từ chính sách chống nhập cư của Hoa Kỳ và chính sách nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ thăm Ấn Độ
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 2 đến ngày 4/3/2018. Tờ The Times of India (TOI) hôm thứ Ba, 20/2/2018 trích nguồn tin của giới chức chính phủ cho biết như vậy.
Đây là chuyến viếng thăm đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Ấn. Đồng thời cho thấy 2 nước khẳng định tái cam kết mở rộng quan hệ quốc phòng, an ninh giữa bối cảnh Trung Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông (SCS), nơi nước này có tranh chấp về chủ quyền với một số nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam.
Theo tờ TOI, Việt Nam xem vấn đề hợp tác quốc phòng và an ninh là trụ cột quan trọng nhất trong quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ. Hai quốc gia gần đây đã tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên mang tên VINBAX.
Chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang diễn ra chỉ một tháng sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Ấn Độ tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Tại hội nghị này, trong cuộc gặp song phương với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thảo luận tình hình an ninh ở Biển Đông.
Cũng theo tờ TOI nhận định, chuyến thăm của chủ tịch nước Trần Đại Quang lần này sẽ mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nhân vật quyền lực thứ nhì trong hệ thống phân cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và có thể sẽ tiếp nhận chức vụ Tổng Bí thư, một vị trí có quyền lực nhất ở Việt Nam, sau vài năm nữa.
Hơn 4000 người nhập viện vì đánh nhau nhân dịp Tết
Các bệnh viện ở Việt Nam đã phải tiếp nhận hơn 37 ngàn ca cấp cứu vì tai nạn giao thông và đánh nhau trong 6 ngày, tính từ ngày 30 cho đến mùng 5 Tết. Trong đó, có đến 4.100 người nhập viện vì đánh nhau.
Báo cáo của Bộ Y Tế cho biết số liệu vừa nêu. Điều đáng chú ý trong báo cáo này là những năm gần đây, số người phải nhập viện do đánh nhau trong dịp Tết ở mức cao, có năm lên đến 6.000 người.
Trong dịp Tết Mậu Tuất, riêng Trung tâm chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội tiếp nhận số lượng người nhập việc cấp cứu do ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat tăng đột biến so với những dịp Tết trước đây, chiếm đến 35% bệnh nhân nhập viện ở Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, làm việc tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết những người uống lượng từ 50 ml thuốc diệt cỏ Paraquat đều có nguy cơ tử vong. Ông cho biết thuốc này có thể được mua rất dễ dàng ngoài thị trường, mặc dù Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn đã loại thuốc diệt cỏ Paraquat khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Hơn 179 người chết vì tai nạn giao thông
Cũng trong thời gian 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, có đến 231 vụ tai nạn giao thông, khiến 179 người thiệt mạng và 186 người bị thương.
Cục Cảnh sát giao thông, thuộc Bộ Công An cho biết tai nạn giao thông tăng cao trong dịp Tết Mậu Tuất, liên tục từ ngày 30 Tết đến ngày mùng 3 Tết. Riêng ngày mùng 4 Tết, xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, làm chết 24 người và 37 người bị thương.
Số liệu thống kê của Cục Cảnh sát giao thông cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn giao thông là do lái xe sau khi uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm và vi phạm tốc độ. Phần lớn các vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với người đi xe gắn máy và tại hai khu vực bao gồm thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các hãng dược Nam Hàn gặp rào cản thương mại ở Việt Nam
Các công ty dược Nam Hàn đang gặp khó khăn trong việc xuất cảng thuốc sang Việt Nam, kể từ khi Việt Nam thay đổi các tiêu chí đấu thầu dược phẩm hồi năm ngoái.
Tạp chí Korea Biomedical Review hôm Thứ Ba 20/02 cho biết, Bộ An Toàn Thực Dược Phẩm Nam Hàn bắt đầu ghi nhận những trường hợp hãng dược Nam Hàn bị đình chỉ dự thầu ở Việt Nam, vì không được chứng nhận theo Công Ước Thanh Tra Dược Phẩm.
Theo Cơ Quan Xúc Tiến Thương Mại Đầu Tư Nam Hàn KOTRA, thị trường dược phẩm Việt Nam trị giá khoảng 4.7 tỉ Mỹ kim vào năm 2016. Thị trường này được dự phóng sẽ tăng 11% mỗi năm cho đến năm 2020. Theo KOTRA, đến nay đã có 20 công ty dược Nam Hàn bước vào thị trường Việt Nam. Do lệ thuộc nặng nề vào thuốc nhập cảng, Việt Nam sử dụng một hệ thống xếp hạng dành cho việc nhập cảng và phân phối thuốc không chính hiệu trong nước. Các nhà cung cấp dược phẩm nước ngoài được phân cấp từ 1 đến 5 và đấu thầu công khai để được bán thuốc. Các hãng dược Nam Hàn được nâng từ bậc 2 lên bậc 5 khi Nam Hàn tham gia Công Ước Thanh Tra Dược Phẩm PIC/S năm 2014.
Tuy nhiên, Việt Nam hồi năm ngoái lại thay đổi các tiêu chí dự thầu, đưa các công ty sản xuất thuốc của Châu Âu lên bậc cao nhất. Giới chức Bộ An Toàn Thực Dược Phẩm Nam Hàn cho hay, họ sẽ tháp tùng Tổng Thống Moon Jae-In sang Việt Nam trong năm nay, để thảo luận về những trường hợp công ty Nam Hàn gặp bất lợi trong đấu thầu thuốc.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/cac-hang-duoc-nam-han-gap-rao-can-thuong-mai-o-viet-nam/
Dựng sạp giữa quốc lộ buộc công an Hà Tĩnh nhận tội
tông chết người mùng 1 Tết
Nhà chức trách tỉnh Hà Tĩnh rốt cuộc đã phải đưa một công an tới hiện trường làm việc, và nhận lỗi lái xe hơi tông chết người, sau khi gia đình nạn nhân dựng sạp giữa quốc lộ, để phản đối hành vi ém nhẹm và bao che cho nhau của công an tỉnh này.
Vụ công an tông xe chết người xảy ra đúng mùng 1 Tết trên quốc lộ 15A, đoạn qua xã Phú Lộc, huyện Can Lộc. Công an Phạm Cao Hoàng, 32 tuổi, cán bộ của trung tâm huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 12 giờ trưa ngày 16 tháng 2 lái một chiếc xe hơi 5 chỗ hiệu Vios tông vào cụ ông Nguyễn Viết Ngụ, 74 tuổi. Cú tông mạnh khiến ông Ngụ ngã xuống đường, tử vong do tụ máu não. Công an xã Phú Lộc cho biết, sau tai nạn, công an Hoàng lái xe bỏ đi. Đến này 18, nhằm mùng 2 Tết, công an huyện Can Lộc đến nơi điều tra, nhưng từ chối yêu cầu của gia đình nạn nhân cho được gặp mặt và đối chất với hung thủ. Do không được đáp ứng yêu cầu, gia đình ông Ngụ đã chở cọc sắt tới dựng sạp giữa quốc lộ 15A, đặt bàn ghế trong sạp và đưa đồ tang lễ đến. Chiếc rạp này khiến cho xe cộ đi qua đoạn đường này gặp khó khăn. Đến khoảng 10 trưa mùng 4 Tết, công an tỉnh đành phải đưa công an viên tên Hoàng đến, vào một ngôi nhà bên cạnh nơi xảy ra tai nạn để viết biên bản, tường trình lại vụ tai nạn theo yêu cầu của người nhà nạn nhân.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/dung-sap-giua-quoc-lo-buoc-cong-an-ha-tinh-nhan-toi-tong-chet-nguoi-mung-1-tet/
Tệ nạn mua bán cô dâu Việt
lan tràn tại nông thôn Trung Cộng
Theo Global Times của Trung Cộng, câu chuyện của một cô gái Việt Nam hãy còn rất trẻ bị cảnh sát địa phương theo dõi khi bước xuống trạm hoả xa ở Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, đã để lộ một đường dây mua bán cô dâu Việt Nam sang Trung Cộng.
Cô gái này không nói được tiếng Hoa, đã đi cùng với một người đàn ông Trung Hoa, mặc dù cô có thẻ căn cước của nhà nước Trung Cộng cấp. Cuộc điều tra sau đó cho thấy cô gái Việt Nam nói trên là nạn nhân của một tổ chức buôn người, được đưa sang bán cho người chồng Trung Hoa với giá hàng chục ngàn nhân dân tệ. Từ khám phá này, cảnh sát Trung Cộng đã giải cứu 33 cô gái Việt Nam nạn nhân và bắt 78 nghi can của một tổ chức buôn bán cô dâu Việt Nam.
Theo Beijing News, hầu hết cô gái Việt Nam nạn nhân dưới 18 tuổi. Người trẻ nhất mới khoảng 13 – 14 tuổi, và lớn nhất cũng chỉ mới 20 tuổi. Họ đã bị tổ chức buôn người tìm cách bắt cóc hoặc dụ dỗ đưa sang Trung Cộng để gọi là đi du lịch hoặc làm việc, và rồi bán lại cho người muốn mua họ làm vợ từ nhiều nơi khác nhau.
Một cảnh sát Trung Cộng cho biết, các đường dây buôn người phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn Hoa Lục, vì nhiều người Việt Nam thiếu học thức và đói khổ, vô tình trở thành mục tiêu của các băng đảng tội phạm. Theo zgnt.net, một người chồng Trung Cộng cho biết đã chi 40,000 nhân dân tệ (6,350 Mỹ kim) để mua một cô vợ Việt Nam từ tổ chức buôn người
https://www.sbtn.tv/te-nan-mua-ban-co-dau-viet-lan-tran-tai-nong-thon-trung-cong/