Tin Việt Nam – 19/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 19/10/2018

3 Công nhân Pouyuen lãnh án

sau cuộc biểu tình chống Luật đặc khu

Ba công nhân Công ty Pouyen Việt Nam vào hôm 17/10/2018 bị Tòa án  quận Bình Tân, TPHCM xử sơ thẩm đối với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” sau khi đụng độ với cảnh sát cơ động ở cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu hồi tháng 6.

Theo báo chí trong nước, 2 người là anh Lê Trọng Nghĩa sinh năm 1987 bị tuyên 2 năm 3 tháng tù giam, chị Phạm Thị Thu Thủy sinh năm 1974 bị tuyên 2 năm 6 tháng tù giam.

Riêng anh Võ Văn Trụ sinh năm 1982, người bị cho là cầm tảng đá 33 kg ném vào cảnh sát cơ động khiến 1 sĩ quan công an bị té ngã thì bị tuyên 3 năm 3 tháng tù.

Cả 3 người này đều bị quy kết là dùng đá ném vào lực lượng cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ “ổn định trật tự” trước cổng công ty Pouyuen thuộc quận Bình Tân hôm 11/6.

Tuy nhiên, theo tin của Đài Á Châu Tự Do đã loan, trong 2 ngày 9/6 và 11/6, hàng chục ngàn công nhân công ty Pouyuen Tân Tạo đã đình công xuống đường biểu tình phản đối 2 dự luật Đặc khu và An ninh mạng.

Ngày 11/6, hàng trăm cảnh sát cơ động và xe chống bạo động thuộc công an TPHCM được điều đến để ngăn các công nhân đình công đổ ra đường biểu tình.

Các đoạn phim quay trực tiếp ngày hôm đó cho thấy, công nhân phản kháng lại bằng gạch đá, hàng rào và những vật dụng gì có được. Phía cảnh sát cơ động cũng dùng dùi cui, bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông.

Từ sau ngày 10/6 tới nay, đã có tổng cộng 69 người tham gia biểu tình chống hai dự Luật Đặc khu và An ninh mạng tại các tỉnh thành Việt Nam bị kết án tù với các tội danh khác nhau.

Luật Đặc khu sau đó bị hoãn lại và chưa biết chính xác đến khi nào được đem ra Quốc hội bỏ phiếu vì trong thông báo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6 sắp đến dự luật này không được nêu ra. Trong khi đó Luật An ninh mạng được thông qua hôm 12/6 và có hiệu lực vào đầu năm 2019 bất chấp phản đối của nhiều người dân.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-pouyen-workers-sentenced-for-participation-in-anti-sez-bill-10192018083308.html

 

Cựu tù nhân lương tâm Mẹ Nấm nói rõ

bất đắc dĩ phải đi Mỹ

Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khẳng định cô phải bất đắc dĩ rời khỏi Việt Nam để đi Mỹ.

Điều này được nêu rõ trong câu đầu tiên của thư gửi lời cám ơn của Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến tất cả những người trong và ngoài nước giúp đỡ cho gia đình cô trong thời gian qua.

Khoảng thời gian ở trong nhà tù Việt Nam được Blogger Mẹ Nấm đếm cụ thể là 737 ngày. Theo cô, trong khoản thời gian phải xa người thân gồm bà ngoại, thân mẫu, hai con cũng như tất các bạn bè, cô được mọi người giúp đỡ, đùm bọc và theo cô nỗ lực vận động từ bên ngoài cho cô là không mệt mỏi.

Blogger Mẹ Nấm cho biết suốt 737 ngày trong nhà tù Việt Nam cô bị buộc phải sống chung với sự dối trá, chịu nhiều áp lực về tinh thần; tuy vậy cô không đơn độc vì cô thấy quanh cô còn nhiều người đang chung tay nỗ lực vì nhân quyền cho Việt Nam.

Cô nhắc đến người bạn tù nữ ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa là cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, cũng như tù nhân Trần Thị Nga và nhiều người khác đang phải bị án tù nặng.

Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết rằng bền bỉ đấu tranh cho tự do, ngọn lửa khát vọng dân chủ cho nhau, cùng nhau nuôi dưỡng ý chí bảo vệ tổ quốc sẽ chiến thắng được độc tài, cộng sản.

Cô thừa nhận còn rất nhiều điều ở phía trước mà mọi người cùng nỗ lực để có thể biến giấc mơ tự do cho Việt Nam thành hiện thực.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mother-mushroom-thanked-all-for-the-support-of-her-and-her-family-10192018091840.html

 

Về người phụ nữ quả cảm khác

 nhân tin Mẹ Nấm đến với tự do

Đỗ Quang HuyGửi tới BBC Tiếng Việt từ Orlando, Hoa Kỳ

Giữa đêm 17 rạng sáng 18/10 tôi mở smartphone xem tin tức và chợt thấy hàng tin nóng “Mẹ Nấm Được Phóng Thích Và Trên Đường Sang Mỹ”.

Rồi tôi thấy hình ảnh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được đoàn tụ với hai cháu nhỏ trên máy bay trên đường đi Texas, làm tôi rưng rưng cảm động.

Vốn thường chỉ chú ý đến các tin tức kinh tế tài chính và những con số khô khan, tôi không ngờ mình có thể xúc động đến thế.

Giọt nước mắt chân thành có lẽ phải cho ra từ nhiều ngày kính phục người đàn bà tranh đấu này, nhất là các bồi hồi mong đợi từ ngày xem phim “Mẹ Vắng Nhà” về trường hợp Mẹ Nấm trong tù từ nhiều tháng ngày, bỏ lại hai đứa con bơ vơ ở nhà chờ Mẹ về, dù có bà ngoại chăm sóc thay hàng ngày – cũng lại thêm một bà mẹ có tuổi cô đơn nhẫn nhục, chịu đựng vì mong ước tự do dân chủ của con gái mình trong lao tù.

Thôi thì cứ để những giọt nước mắt đó của một người đàn ông già khó trào ra dễ dàng , trong phút vui mừng cảm động của một hoàn cảnh “rất người”, rất thật !

Xin chào mừng Mẹ Nấm cùng hai con đến với bến bờ tự do trong một hành trình mới của kiếp người, dù bà có thể chen lẫn chút ngậm ngùi phải đi vào kiếp tha hương lưu đày của một chiến sĩ dân chủ như một số người khác?

Nhưng cùng tin Mẹ Nấm này, tôi lại cũng muốn vinh danh một người đàn bà im lặng quả cảm khác, dù đó là một người rất nổi tiếng: bà Melania Trump.

Melania Trump: ‘Donald Trump và tôi ổn’

Mẹ Nấm và gia đình đặt chân tới Mỹ

Toàn bộ diễn văn của Tổng thống Trump ở VN

Bà là phu nhân của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ, người chiếm các “headlines” trên truyền hình và báo chí mỗi ngày.

Bà Melania cũng liên hệ đến, tuy trong im lặng và gián tiếp, trường hợp Mẹ Nấm.

Cách đây nhiều tháng trước chuyến đi của Tổng thống Donald Trump sang Việt Nam vào tháng 11/2017 để dự hội nghị APEC và chính thức thăm Việt Nam lần đầu, bà Melania đã trao giải thưởng nhân quyền vắng mặt cho Mẹ Nấm (vắng mặt) trong một buổi lễ ở Toà Bạch Ốc.

Rồi trong chuyến du hành 11 ngày nổi tiếng đó sang Á châu của ông Trump, bà Melania đã đi cùng chồng trong chặng đầu công du sang Trung Quốc, với nhiều hình ảnh tin tức tất nhiên được truyền hình đầy đủ.

Nhưng bất ngờ lớn nhất cho tôi lúc theo dõi các bản tin của phái đoàn Mỹ sang Đà Nẵng rồi chính thức ra thăm Hà Nội, là tin bà Melania không đi cùng ông Trump nữa mà ở lại Trung Quốc ít ngày rồi quay về Mỹ, để trên đường về ghé thăm một căn cứ quân sự Hoa Kỳ.

Bất ngờ vì theo nghi lễ, bà Melania được kỳ vọng lúc đó sẽ tiếp tục đi Việt Nam vì có rất nhiều nguyên thủ quốc gia cùng các phu nhân hay phu quân đến Đà Nẵng tham dự kỳ hội nghị quan trọng APEC.

Nhưng sau đó dò hỏi các tin tức trong vòng bán chính thức của giới lân cận, bà Melania sau khi trao giải nhân quyền cho Mẹ Nấm đã không muốn có mặt ở Việt Nam vì biết TT Trump do lý do ngoại giao chính trị sẽ không đề cập đến vấn đề nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam (đã làm nhiều người thất vọng) là nước chủ nhà, đừng nói gì chuyện trực tiếp can thiệp để đòi thả Mẹ Nấm và số đông hàng trăm các ‘tù nhân lương tâm’ khác.

Theo nguồn tin này, bà khó có thể vui vẻ bên yến tiệc đãi đằng của nước chủ nhà khi còn đông những người tranh đấu như Mẹ Nấm trong lao tù.

Bên cạnh ông chồng luôn sôi nổi tuyên bố trên các kênh truyền thông hàng ngày, nét mặt đẹp có phần lạnh lùng nhưng lại chứa đựng sự im lặng quả cảm tranh đấu cho quyền tự do con người của bà Melania, người đến từ quốc gia cựu cộng sản Slovenia, đã làm tôi âm thầm quí mến và kính phục.

Mới đây nhất trên TV và báo chí lại um xùm các tin đồn về đời sống cá nhân cũ của ông Trump, lần này thì bà Melania nổi tiếng với câu tuyên bố chính thức:

“Tôi yêu ông Trump và bỏ ngoài tai các chuyện đàm tiếu không quan trọng, vì tôi còn nhiều chuyện có ý nghĩa phải làm.”

Bà lại cho tôi lần nữa niềm kính phục cá nhân.

Nhưng tin trong đêm về Mẹ Nấm được thả mới làm tôi nghĩ lại câu chuyện ít người biết trên của bà Melania để vinh danh bà một cách xứng đáng hơn qua truyền thông.

Tôi thầm mong có ngày gần đây bà Melania sẽ gặp Mẹ Nấm, và chúng ta được dịp vinh danh cả hai người đàn bà đáng kính phục đó.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Đỗ Quang Huy, hiện sống tại Orlando, Florida.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45914101

 

Người Việt ở Houston vui mừng chào đón

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng hai con và thân mẫu đã đến Houston, Hoa Kỳ. Những hình ảnh đầu tiên ghi nhận được tại phi trường cho thấy Cô và gia đình được chào đón một cách thân tình. RFA ghi nhận ý kiến của một số người Việt tại Houston trước tin gia đình tù nhân chính trị Mẹ Nấm đến định cư trong vùng của họ.

Không khí ấm cúng thân thiện

Tin tức và hình ảnh cho thấy mặc dù vào thời điểm nửa đêm, nhưng có đến hơn 100 người Việt ở Houston có mặt tại sân bay George Bush Intercontinental hay còn được biết đến là sân bay Houston, ở tiểu bang Texas, Tây Nam Hoa Kỳ, để chào đón Blogger Mẹ Nấm và gia đình cô.

Có mặt tại buổi chào đón Blogger Mẹ Nấm tại sân bay, Anh Vũ Thanh Nhã, chủ hệ thống nhà hàng Houston Crawfish and Seafood kể lại không khí ấm cúng thân thiện khi đón Blogger Mẹ Nấm:

“Em có kể trường hợp Mẹ Nấm cho các con của em, thì các con em cũng nôn đi đón Blogger Mẹ Nấm để gặp hai con của Mẹ Nấm. Đến sân bay thì em rất ngạc nhiên khi cộng đồng người Việt ở Houston đi chào đón Mẹ Nấm đông như vậy, em rất ngỡ ngàng. Riêng con của em thì là con nít mà nên cũng kêu bố ghé vào để mua hoa và gấu bông cho hai bạn. Ngoài ra thì nhiều báo đài có mặt tại buổi chào đón. Sau khi về thì cảm giác của em rất là vui, đến nhà đói bụng chỉ ăn chén cơm với chao mà cảm thấy rất ấm lòng.”

Trong không khí vui mừng, nhiều người dân Houston đã đến sân bay rất là sớm, bà con đến rất là đông, đón Blogger Mẹ Nấm trong vòng tay thân tình và ấm áp.

-Đông Y Sĩ Nhất Nguyên

Một người nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở Houston là Đông Y Sĩ Nhất Nguyên kể lại chi tiết buổi tiếp đón:

“Trong không khí vui mừng, nhiều người dân Houston đã đến sân bay rất là sớm, bà con đến rất là đông, đón Blogger Mẹ Nấm trong vòng tay thân tình và ấm áp. Khi vừa ra khỏi sân bay thì Mẹ Nấm nói rằng, ngay khi ở trong tù, Việt cộng muốn cô lập Mẹ Nấm với thế giới bên ngoài, nhưng cô tin tưởng rằng ở bên ngoài, rất là nhiều người từ quan tâm đến cô, không chỉ ở trong nước mà cả bà con ở hải ngoại. Đó là câu nói của Mẹ Nấm.”

Một cư dân Houston khác là Anh Trần Hùng Dũng, người cũng có mặt tại sân bay để chào đón Blogger Mẹ Nấm, kể lại:

“Hôm qua em cũng cùng với mọi người đến sân bay đó Blogger Mẹ Nấm. Riêng em thì em cảm thấy cảm phục Blogger Mẹ Nấm với tinh thần hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình, với gia đình mình để đấu tranh. Đối với riêng em, Mẹ Nấm là một người anh hùng. Không khí hôm qua rất náo nhiệt, ai cũng hào hứng, mọi người ai cũng rất là welcome Mẹ Nấm đến đất nước tự do này. Có khoảng trên 100 người đến đón Mẹ Nấm. Em thì đi một mình, nhưng em thấy rất đông người đến đón, nhiều hội đoàn cũng như có rất nhiều đài đến phỏng vấn Mẹ Nấm. Không khí rất là ấm áp ạ.”

Theo một số người có mặt tại sân bay đón Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi vừa đến sân bay, cô nói với với đám đông đón cô cùng gia đình tại Phi Trường Houston rằng cô sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

Theo Đông Y Sĩ Nhất Nguyên, ngoài việc là một người tù nhân lương tâm được Bà Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Melania Trump tặng giải thưởng ‘Người Phụ Nữ Can Đảm’, thì khi tiếp xúc trực tiếp với cô tại sân bay, ông cũng thấy Mẹ Nấm là một người phụ nữ mạnh mẽ và kiên cường. Ông nói thêm:

“Mặc dù có những thông tin về một số khía cạnh khác không tốt nhưng tôi nghĩ trong cuộc đấu tranh của cô ta thì đã đến lúc cô ta phải ra nước ngoài. Theo tôi được biết thì thật sự cô cũng không muốn đi mà chỉ muốn hai con được đi ra nước ngoài, nhưng điều đó là điều không thể, vì con nhỏ không thể xa mẹ. Vì vậy tôi thấy việc cô đi ra nước ngoài là một sự lựa chọn đúng đắn, cho dù sự đấu tranh không bằng ở trong nước. Nhưng mỗi nơi có một vị trí khác nhau, nhưng mỗi con người chúng ta nếu đã là một con người đấu tranh thì ở nơi nào cũng có thể đấu tranh. Và Mẹ Nấm cũng đã tuyên bố rằng, tuy cô ta ra đây, nhưng cô ta sẽ vẫn không im lặng như nhiều người nghĩ.”

Vào ngày 29 tháng 3 năm 2017 Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017. Lễ trao giải diễn ra vào buổi sáng cùng ngày với sự có mặt của Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump, Blogger Mẹ Nấm không thể đến nhận giải vì đang bị cầm tù.

Giải thưởng này được nói nhằm tôn vinh những phụ nữ tỏ rõ lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác. Dịp trao giải là cơ hội đặc biệt nhằm thu hút quan tâm của quốc tế và hỗ trợ cho những phụ nữ dám hy sinh cuộc sống và an nguy bản thân vì sự tiến bộ của cộng đồng.

Cũng trong năm 2017, Blogger Mẹ Nấm đã được Tổ chức Văn bút Quốc tế, chọn làm trường hợp tiêu biểu cho “Ngày của người cầm bút bị tù đày” năm 2017.

Cảm thông chia sẻ

Em rất là ngưỡng mộ tinh thần quả cảm của Mẹ Nấm, nên em có nói với vợ em là làm một cái thẻ cho gia đình Mẹ Nấm, cả gia đình có thể đến hệ thống nhà hàng Houston Crawfish and Seafood của em bất cứ lúc nào để ăn và không phải trả tiền từ đây đến suốt cả đời.

-Vũ Thanh Nhã

Ngưỡng mộ tinh thần quả cảm của Blogger Mẹ Nấm, và lo ngại cuộc sống của cô cùng gia đình khi mới đến Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn, Anh Vũ Thanh Nhã, chủ hệ thống nhà hàng Houston Crawfish and Seafood đã thảo luận cùng gia đình để tìm cách giúp đỡ cô. Anh cho Đài Á Châu Tự Do biết thêm chi tiết:

“Em rất là ngưỡng mộ tinh thần quả cảm của Mẹ Nấm, nên em có nói với vợ em là làm một cái thẻ cho gia đình Mẹ Nấm, cả gia đình có thể đến hệ thống nhà hàng Houston Crawfish and Seafood của em bất cứ lúc nào để ăn và không phải trả tiền từ đây đến suốt cả đời, đó là chuyện thứ nhất. Thứ hai là nếu Mẹ Nấm có cần công việc gì trong nhà hàng của em, nếu trong khả năng của em và Mẹ Nấm không chê thì em sẵn sàng để cho Mẹ Nấm làm. Thứ ba là không biết khi nào Mẹ Nấm có dịp ghé thăm tiệm em, thì là một con dân Việt Nam… dạ… thấy khó nói quá… (giọng cảm động)…. Thì em sẽ có một món quà tặng tinh thần ủng hộ cho Mẹ Nấm, đây cũng trong khả năng của em, và em cũng biết lúc đầu Mẹ Nấm cũng cần tiền để trang trải, vì từ nhà tù ra thẳng máy bay thì làm gì mà Mẹ Nấm có tiền và vật dụng mang theo… Em sẽ ủng hộ cho Mẹ Nấm số tiền trong thời gian đầu là 5,000 USD.”

Anh Trần Hùng Dũng sống tại Houston cho rằng, mặc dù vui mừng khi Blooger Mẹ Nấm đã đến được Hoa Kỳ, nhưng theo anh, bản án dành cho Mẹ Nấm là một bản án theo luật rừng, vì cô chỉ đấu tranh cho quyền lợi của người dân và cho dân tộc Việt Nam mà chính quyền Việt Nam lại ép cô vào một bản án rất là bất công và vô lý.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/viet-oversea-welcome-blogger-me-nam-nguyen-ngoc-nhu-quynh-10182018130853.html

 

Nạn nhân trên Tàu cá Quảng Nam

bị tàu nước ngoài đâm thuật lại vụ việc

Tàu cá Quảng Nam bị một tàu nước ngoài tấn công, đâm vào đuôi tàu ở đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa bốn hôm trước đây vừa cập cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong ngày 19 tháng 10.

Thông tin này được truyền thông trong nước loan đi, cho biết ngay sau khi cập cảng Kỳ Hà thuộc huyện Núi thành, thuyền trưởng tàu QNa 90398TS, ông Huỳnh Tèo, 44 tuổi, đã đến trình báo với cơ quan chức năng về vụ việc.

Theo lời của ông Tèo được báo chí trong nước trích lời, tàu của ông Tèo bị một tàu sắt khổng lồ đâm vào khoảng 1 giờ trưa ngày 15 tháng 10, làm gãy hệ thống lái và nước tràn vào khoang. Vẫn theo ông Tèo, lúc này tàu của ông vẫn đang hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 143 hải lý về hướng Đông Bắc.

Sau khi chiếc tàu tấn công mà truyền thông trong nước gọi là ‘tàu lạ’ bỏ đi, ông Tèo đã phát tín hiệu cầu cứu, còn 13 thuyền viên còn lại cùng nhau tát nước ra ngoài và cố ngăn nước tràn vào tàu.

Tổng thiệt hại sự việc này được ước tính là khoảng 400 triệu đồng.

Những năm qua, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc xua đuổi, tấn công khi đánh bắt cá ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của họ. Đây cũng là quần đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện do Trung Quốc kiểm soát.

Hôm 18/6, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho báo chi biết có 20 tàu cá cùng 100 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu của Trung Quốc xua đuổi khi tránh trú bão tại quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyên bố của Bắc Kinh qua đường đứt khúc 9 đoạn do họ tự vạch ra bị Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế – PCA ở La Haye tuyên phi pháp vào tháng 7 năm 2016. Chính phủ Hà Nội vẫn tuyên truyền cho rằng ngư dân là lực lượng đi đầu bảo vệ lãnh hải của tổ quốc, thế nhưng những biện pháp hỗ trợ để họ thực hiện nhiệm vụ đó đến nay vẫn chưa có mấy hiệu quả.

Một số nước trong khu vực cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-nam-fishing-boat-hit-by-foreign-ship-in-paracel-island-arrives-home-10192018081859.html

 

Gia đình phụ nữ chết bằng kéo

trong đồn công an ở Khánh Hòa yêu cầu điều tra

Chồng của bà Huỳnh Thị Nhung, chủ nhà nghỉ ở Khánh Hòa được nói là đã dùng kéo tự đâm vào cổ chết trong đồn công an, hôm Thứ Tư 17/10 gửi đơn đến công an tỉnh đề nghị khởi tố vụ án để điều tra.

Đơn của ông Nguyễn Trọng Chinh được anh họ của ông là nhà báo Hoàng Khương, làm việc cho tờ Tuổi Trẻ, đăng lại trên mạng xã hội Facebook. Trong đơn ký ngày 17 tháng 10, ông Chinh đề nghị công an tỉnh Khánh Hòa làm rõ một số nghi vấn, bao gồm: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của bà Nhung? Ai là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với cái chết của bà? Việc công an thị xã Ninh Hòa đến bắt giữ bà Nhung có đúng trình tự pháp luật hay không?

Ông Chinh cũng yêu cầu giám định những đoạn ghi âm và ghi hình của quá trình hỏi cung theo điều 183 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo lời kể trong đơn của ông Chinh, vào lúc 3 giờ chiều ngày 13 tháng 10, cảnh sát hình sự thị xã Ninh Hòa ập vào nhà bắt bà Nhung với yêu cầu “làm rõ một số dấu hiệu vi phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh nhạy cảm”. Bà Nhung bị đưa về trụ sở công an thị xã lúc khoảng 6 giờ chiều. Đến 8 giờ sáng hôm sau, gia đình bà Nhung được chủ tịch xã gọi tới trụ sở công an thị xã và thông báo rằng bà Nhung đã chết, và nguyên nhân là bà đã dùng kéo đâm cổ tự sát.

Ông Chinh viết trong đơn rằng, từ trước tới nay, nhà nghỉ của gia đình ông chưa bao giờ bị phạt hành chính. Trước khi bị bắt, tinh thần bà Nhung bình thường, ổn định, không mâu thuẫn với bất cứ ai. Cho nên ông Chinh không tin là vợ ông quẫn bách đến độ phải tự sát.

Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Ninh Hòa, nơi bà Nhung được đưa vào cấp cứu trong đêm, các bác sĩ cho biết trên cơ thể nạn nhân có sáu vết thương, trong đó có ba vết thương vùng dưới ức, hai vết vùng ngực và một vết thương sâu vùng cổ. Nạn nhân tử vong khoảng 30 phút sau khi được đưa vào bệnh viện.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/gia-dinh-phu-nu-chet-bang-keo-trong-don-cong-an-o-khanh-hoa-yeu-cau-dieu-tra/

 

Ân xá Quốc tế yêu cầu điều tra

vụ 11 người Tày bị đánh ở núi Nà Ken

Tổ chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, hôm 18 tháng 10 ra thông cáo hối thúc chính quyền Việt Nam mở ngay cuộc điều tra rốt ráo về vụ việc 11 người Tày bản xứ bao gồm cả phụ nữ và trẻ em bị bảo vệ công ty khai thác đá RK Việt Nam đánh bị thương khi phản đối các hoạt động mà người dân cho gây ô nhiễm môi trường.

Theo thông cáo của Amnesty International, yêu cầu cụ thể được nêu ra là chính quyền Việt Nam cần có các biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng, những tác động về môi trường và quyền con người trong việc khai thác mỏ đá phải được đánh giá, giải quyết đúng cách; đồng thời bồi thường công bằng cho bất kỳ đất đai và di sản văn hóa nào bị lấy đi hoặc bị làm hư hại mà không có sự tự nguyện và tán thành của người Tày bản địa.

Hôm 27 tháng 9 năm 2018, hàng trăm người ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã tập trung phản đối công ty đá cẩm thạch RK Việt Nam, bị người dân cho là nghi phạm gây ô nhiễm nguồn nước duy nhất dành cho sinh hoạt và chăn nuôi, và gây tử vong một số lượng lớn cá và gia cầm.

Đáp lại, những nhân viên bảo vệ Đông Á làm việc cho công ty RK Việt Nam – vốn thuộc sở hữu của Ấn Độ đã tấn công những người biểu tình ôn hòa với súng, dùi cui và roi điện.

Tổ chức này dẫn báo cáo của truyền thông cho biết có ít nhất 11 người bị thương. Một đoạn phim cho thấy vụ tấn công diễn ra trước sự chứng kiến của cảnh sát phản ứng nhanh, làm dấy lên câu hỏi tại sao họ không cam thiệp để ngăn chặn những cuộc tấn công.

Sau đó chính quyền huyện Lục Yên yêu cầu công ty dừng khai thác đá để đối thoại với người dân, tuy nhiên nhiều người ở địa phương đã báo cáo rằng công an đã đến nhà họ và yêu cầu phải xóa các bài đã đăng trên mạng xã hội về sự kiện này.

Ngày 4/10, Chủ tịch huyện Lục Yên cũng ra văn bản chính thức yêu cầu lực lượng công an địa phương tập hợp thông tin về những ai nói về sự kiện này trên Facebook để xử lý.

Cho đến ngày 19/10, báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng tiết lộ việc người dân bản Nà Kèn lập ra nhiều chòi canh hô ứng lẫn nhau trên con đường độc đạo lên núi để đề phòng doanh nghiệp đưa máy móc vào khai thác đá cẩm thạch.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/amnesty-international-vietnamese-authorities-must-investigate-reports-of-beatings-at-mining-quary-10192018084027.html

 

Vụ D’Capitale: Dân muốn đối thoại với Vingroup,

Tân Hoàng Minh

Nhiều người mua từ chối nhận nhà tại khu D’Capitale do Tân Hoàng Minh đầu tư và VinHomes phân phối, vì xây không đúng nhà mẫu.

Những người này cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh yêu cầu bên Tân Hoàng Minh và Vingroup đối thoại để thương lượng giải quyết khủng hoảng, ông Nguyễn Thạch Cương, trưởng ban Đại diện lâm thời của cư dân khu chung cư D’Capitale cho BBC biết.

Theo ông Cương, kể từ 2016, phía Vingroup đã rao bán nhà ở khu chung cư D’Capitale, với những căn nhà mẫu rộng rãi, thoáng mát, đẹp đẽ và sẽ do VinHomes độc quyền phân phối.

Với chủ đầu tư là công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, công ty liên kết trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh và với uy tín của Vingroup, nhiều người dân đã tin tưởng đặt tiền mua.

Vingroup ‘đề nghị công an điều tra người bôi nhọ’

Dự án xe hơi của VinGroup hưởng ưu đãi thuế

Vingroup ‘đề nghị công an điều tra người bôi nhọ’

Cáo buộc ‘Treo đầu dê bán thịt chó’

“Dân rất là tin tưởng Vingroup, nên góp tiền vào mua,” ông Cương nói. “Nhưng sau họ rào kín, không cho vào, mặc dù hợp đồng ghi là cho người mua nhà lên xem, theo dõi công trình.”

“Tháng 9 vừa rồi, gần thời điểm giao nhà thì một số người dân tò mò, đã tìm cách lên xem cho bằng được thì thấy thật sự là khủng khiếp. Hàng chào bán và hàng bàn giao khác một trời một vực,” ông Cương nói.

Theo ông Cương, dự kiến khu nhà đầu tiên sẽ bàn giao vào 20/10 tới đây, với nhà mẫu có hành lang 2m4, chiều cao hơn 3m, thông thoáng với điều hòa mát rượi, được quảng cáo là căn hộ hạng sang, kim cương tinh hoa hội tụ với giá từ ít nhất 60 triệu/m2 trở lên.

Tuy nhiên, căn nhà mà người dân đến kiểm tra thực tế thì hành lang chỉ rộng khoảng 1m4, trần nhà cao đến 2m9, với hành lang dài hun hút mà không có điều hòa không khí.

Ông Cương còn phản ánh rằng thang máy trong tòa nhà có trên 40 tầng nhưng không có điều hòa, trong khi đó cầu thang thoát hiểm thì quá nhỏ hẹp.

Người mua làm đơn yêu cầu đề nghị phía chủ đầu tư cung cấp các văn bản pháp lý và thiết kế thi công của tòa nhà tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa nhận được thông tin giấy tờ đầy đủ.

Tính đến ngày 30/9, đã có khoảng 700 hộ đã làm đơn ủy quyền cho Ban đại diện cư dân D’Capitale lâm thời, và đồng thường cũng có 300 hồ sơ từ chối nhận nhà đầy đủ tính pháp lý, theo ông Cương.

Trong một lần đối thoại không chính thức, đại diện của Tân Hoàng Minh nói rằng “nhà mẫu chứ không phải hàng mẫu,” khiến nhiều người dân thêm bức xúc.

Đỉnh điểm là vào hôm 13/10, hàng chục chiếc xe hơi đã diễu hành trên phố quanh các khu căn hộ do Vingroup và Tân Hoàng Minh xây dựng với các băng rôn biểu ngữ phản đối.

Nhưng công an giao thông tìm cách ngăn cản bằng cách kiểm tra giấy tờ hoặc lùa xe vào hướng đi khác, ông Cương kể lại.

Vụ việc xảy ra xô xát và ông Cương cáo buộc ba phụ nữ đã bị thương khi bị công an tấn công bằng dùi cui.

“Họ bị đánh nghiêm trọng, rất là dã man. Tôi không hiểu chính quyền đang bảo vệ cho ai?”

Dân thiện chí, muốn thỏa hiệp

Ông Cương cho biết hầu hết cư dân D’Capitale đều khá giả, là dân có trí thức, có trình độ, vị thế trong xã hội, có người mua đến 5-6 căn trong khu căn hộ.

Tuy nhiên, vì nhà đã xây rồi, hành lang thì không thể sửa được, nên người dân thiện chí muốn đàm phán lại về giá cả, ông Cương nói.

Ông nói thêm rằng Vingroup và Tân Hoàng Minh không thể tiếp tục né tránh, mà nên đối thoại trực tiếp với cư dân.

“Nếu bên đầu tư và phân phối không chịu làm việc, người dân sẽ làm tất cả có thể trong tay. Chúng tôi không chống đối chính quyền, nhưng sai thì phải sửa, để giải quyết bất đồng càng nhanh càng tốt,” ông Cương nói.

“Anh phải có đạo đức, không thể mang danh hiệu ra bán để thu tiền và trở nên vô trách nhiệm như vậy.

“Tôi tin đồng chí Tổng Bí Thư đã rất thẳng tay trong thời gian vừa qua, với cả thành viên Bộ Chính trị đến tướng công an. Tôi hi vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ xử lý [bọn] hút máu khô của người dân,” ông Cương nói thêm.

Phía Vingroup nói gì?

Trả lời BBC qua email hôm 19/10, đại diện Vingroup viết rằng với vai trò là đơn vị phân phối sản phẩm, Vingroup “đã giới thiệu, cung cấp thông tin về Dự án hoàn toàn dựa trên cơ sở các tài liệu, thông tin được Chủ Đầu tư cung cấp và kiểm duyệt.”

“Theo đó, Vinhomes có trách nhiệm là đơn vị bán hàng theo quy định của pháp luật; còn trách nhiệm về thiết kế và chất lượng dự án thuộc về Chủ Đầu tư.”

Vingroup cũng phủ nhận việc nhờ lực lượng công an can thiệp để cản trở người dân phản đối ôn hòa trên đường hôm 13/10, và nói rằng “không có ai bị thương trong vụ việc này”.

Chủ đầu tư chỉ làm các căn hộ mẫu chứ không xây dựng khu nhà mẫu như cách gọi của một số khách hàng …và sẽ không thể đáp ứng đề nghị giảm giá bán nhà.Nguyễn Mạnh Hùng, Thư phúc đáp của công ty TNHH Ngôi sao Việt hôm 18/10

Về việc đối thoại với người dân, Vingroup nói “việc đối thoại trực tiếp và thương lượng điều chỉnh các mức giá của Căn hộ đã bán… không thuộc trách nhiệm của Vinhomes.”

Còn trong lá thư phúc đáp chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư Bất Động Sản Ngôi sao Việt, đại diện công ty này viết rằng Ngôi sao Việt đang “khẩn trương hoàn thiện các hạng mục cuối cùng kịp thời bàn giao” theo hợp đồng.

Ngoài ra, chủ đầu tư cho biết sẽ đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của Pháp luật và Hợp đồng mua bán Căn hộ.

Về việc lắp đặt máy điều hòa trong thang máy, Chủ đầu tư cho biết “sẽ sẵn sàng xem xét để bổ sung trang thiết bị nếu điều kiện, thông số kỹ thuật đáp ứng được” và sẽ thông báo cho khách hàng.

Về vấn đề gây tranh cãi nhất là chiều rộng của hành lang, Chủ đầu tư khẳng định “chiều rộng hành lang được phê duyệt là 1,5m (chưa bao gồm lớp trát) và sau khi hoàn thiện là 1m47” và “nằm trong tiêu chuẩn xây dựng cho phép”.

Việc lắp điều hòa tại hành lang thì sẽ “gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, như thay đổi thiết kế PCCC” dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành xây dựng. Ngôi sao Việt nói “cần thêm thời gian để nghiên cứu phương án này”.

Ngôi sao Việt cũng cho rằng “Chủ đầu tư chỉ làm các căn hộ mẫu chứ không xây dựng khu nhà mẫu như cách gọi của một số khách hàng” và cũng sẽ không thể “đáp ứng đề nghị giảm giá bán nhà”.

Chủ đầu tư cũng cho rằng “Ban đại diện” nhóm khách hàng của ông Nguyễn Thạch Cương “chưa cung cấp được văn bản ủy quyền hợp lệ”, nên “không đủ cơ sở để tiếp tục làm việc”.

“Chúng tôi rất tiếc, bất chấp những nỗ lực của Chủ đầu tư trong việc đàm phán, trao đổi ôn hòa, nhóm khách hàng đã có những hành vi ứng xử vượt quá chuẩn mực thông thường, đi xe ô tô căng băng rôn qua nhiều địa điểm trong thành phố, gây ách tắc giao thông và làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh trong khu vực,” theo lá thư phúc đáp do Tổng giám đốc Ngôi sao Việt Nguyễn Mạnh Hùng ký.

Dự án D’Capitale từng được Vingroup sở hữu

Trên thực tế, Vingroup đã từng sở hữu khu đất vàng tại Đông Nam Trần Duy Hưng này vào 2015.

Khi đó, khu đất này chính là dự án StarCity Centre của Công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Đô thị Ngôi Sao Xanh thuộc CTCP Đầu tư Đại dương Thăng Long (OTL) của Ocean Group.

Vào tháng 8/2015, OTL chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Ngôi sao Xanh cho Vincom Retail của Vingroup với giá khoảng 2,148 tỷ đồng, dự án StarCity Centre được đổi tên thành Vinhomes StartCity Center.

Nhưng ngay sang 2016, Vingroup lại chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Ngôi sao Xanh cho một số doanh nghiệp đối tác. Sau được biết là công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt, công ty con của Tân Hoàng Minh, và dự án lại được đổi tên thành D’Capitale, theo báo Dân Việt.

Vì vậy D’Capitale là thương vụ nghìn tỷ giữa hai ông lớn, do Tân Hoàng Minh làm chủ dự án và Vinhomes giữ vai trò phân phối và vận hành quản lý.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45890227

 

Phát hiện sáu trường hợp cán bộ sai phạm

khi khai báo tài sản

Cơ quan thẩm quyền Việt Nam phát hiện 6 trường hợp vi phạm khi xác minh tài sản thu nhập, theo báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2018 của Thanh tra chính phủ gửi đến Quốc hội được truyền thông trong nước loan tin hôm 19/10.

Theo báo cáo, sáu trường hợp này nằm trong 44 người phải kê khai tài sản thu nhập ở Yên Bái, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bộ Công thương, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên truyền thông trong nước không nêu rõ tên những người vi phạm, không biết cụ thể họ vi phạm như thế nào.

Việc kê khai tài sản của các cán bộ nhà nước đã được đưa vào Luật phòng chống tham nhũng của Việt Nam, và đang được sửa đổi để đưa ra trình quốc hội một lần nữa.

Theo báo cáo của ông Lê Minh Khái, Tổng thanh tra chính phủ, đại đa số những cán bộ bị bắt buộc khai báo tài sản đã thực hiện nghiêm túc việc này với tỉ lệ lên đến 99,8%.

Ngoài ra báo cáo của Tổng thanh tra chính phủ cũng đề cập đến việc có 25 người nhận quà biếu nhưng đã nộp lại, với tổng số tiền khoảng 451 triệu một trăm ngàn đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/six-cases-violates-asset-reclamation-10192018083036.html

 

Lời xin lỗi và nỗi khổ 20 năm của dân Thủ Thiêm

Ngăn chặn người dân khiếu kiện

Theo truyền thông trong nước thì vào sáng ngày 18/10 hơn 30 hộ dân được xác định nằm ngoài ranh giới quy hoạch 4,3 ha ở Thủ Thiêm được mời đến gặp gỡ với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố. Mục đích để lấy ý kiến đồng thuận về giải quyết khiếu nại và vấn đề tài chính.

Đây được cho là động thái đầu tiên của ban lãnh đạo Thành phố HCM sau khi Thanh tra Chính phủ có thông báo kết luận về những sai phạm trong việc giải quyết khiếu nại của người dân tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2.

Đài Á Châu Tư Do có liên lạc với một số người dân đến tham dự buổi gặp gỡ để tìm hiểu thêm thông tin sự việc thì được cho biết thành phần người dân tham dự bị hạn chế.

Chị Hương một người khiếu kiện tại Quận 2 bức xúc cho biết:

Chúng tôi chặn xe để xin 5 phút nói chuyện với chủ tịch và đại diện chính phủ trung ương thôi mà ông nào cũng cúi đầu không có một ông nào dám nói chuyện với dân 1 phút.

– MS. Nguyễn Hồng Quang

“Tụi nó chặn hết bên ngoài không cho ai vô, chỉ có ba người được vô thôi, những người nổi tiếng khu đó đi thưa kiện như ông Lê Văn Lung, Trúc Ly và Nhân được vô còn lại là những người đã lãnh tiền rồi được vô.”

Cũng đến với buổi gặp gỡ lãnh đạo thành phố vào ngày 18 tháng 10, Mục sư Nguyễn Hồng Quang người phụ trách Hội thánh Tin Lành Mennonite độc lập tại Sài Gòn và cũng là người đại diện cho các hộ dân khiếu kiện tại khu vực Thủ Thiêm chia sẻ rằng, 11.000 đơn khiếu nại bây giờ còn lại 115 hộ dân nhưng họ chỉ giải quyết cho 5 hộ được vào tham dự còn lại bao nhiêu họ đuổi về.

Vị mục sư cho biết thêm: “Họ không cho vào, xua đuổi rồi đoàn xe mười mấy chiếc biển số xanh đậu ngoài. Chúng tôi chặn xe để xin 5 phút nói chuyện với chủ tịch và đại diện chính phủ trung ương thôi mà ông nào cũng cúi đầu không có một ông nào dám nói chuyện với dân 1 phút.”

Mục đích “mị dân”

Cũng theo truyền thông trong nước thì chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, tại buổi gặp gỡ lên tiếng khẳng định rằng đã có những sai phạm làm ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi của người dân nhất là trong khu vực 4,3 ha khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 ngoài ranh giới quy hoạch. Và do vậy, sẽ tiến hành bồi thường trước ngày 31/11/2018.

Nhiều người dân bức xúc chia sẻ với chúng tôi rằng buổi gặp gỡ này chỉ mang mục đích mị dân, bởi vì trong 30 hộ tham dự ngoài 5 người thuộc hộ khiếu kiện thì 25 hộ còn lại là những người đã trả tiền rồi như lời kể của chị Hương:

“Chị là người trong cuộc luôn, chị nói em nghe buổi tiếp xúc hôm nay là buổi mị dân, mị dân là như thế này cái khu 4,3 ha họ nói không xác định được là khu 4,3 là ở đâu vì đã mất bản đồ chính rồi, mà khi mất bản đồ 367 thì làm sao xác định khu 4,3 nằm ở đâu mà tự nhiên kêu một nhúm người về để trả tiền mà khi họ đã đi rồi. Trong khi 115 hộ chưa giải quyết được ai hết, người ta thưa kiện rồng rã cả chục năm nay.”

Đồng ý với ý kiến của chị Hương, Mục sư Nguyễn Hồng Quang cho biết mục đích của buổi gặp gỡ chỉ mang tính áp đặt thiểu số phải phục tùng đa số, vị mục sư trình bày:

“Trong 30 người được mời thì có 25 người đều đã được trả tiền rồi, họ tới nhà họ thuyết phục ngon ngọt như ông Thạch phụ trách chính quyền tại khu 4,3 ha đó cũng là một đảng viên cũng bị cưỡng chế đi cũng mất nhà cửa. Lãnh đạo quận tới nhà nói ngon ngọt thuyết phục hy vọng rằng hôm nay mấy chục người này họ đồng ý nhận thêm mấy chục triệu nữa rồi ký biên bản và 5 anh em ở trong khu 4,3 ha đó khiếu nại đau khổ bấy lâu thì thiểu số phải phục tùng đa số. Thay vì họ trả 4,3 ha đó, họ muốn xóa dấu vết luôn họ muốn bán cho các công ty.”

Vỡ trận

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ thì khu vực 4,3 ha nằm ngoài ranh giới quy hoạch Thủ Thiêm. Trong khi đó, tại buổi tiếp xúc nhiều ý kiến cho rằng cơ sở nào để xác định 4,3 ha đó thuộc khu phố 1, phường Bình An.

Ông Lê Văn Lung, một người nhiều năm theo đuổi kiện tụng ở Thủ Thiêm và cũng là một trong 5 người đại diện cho các hộ dân được vào tham dự nói tại buổi gặp gỡ cho rằng,“khi nói không xác định được ranh theo bản đồ, vậy dùng cơ sở nào để đối chiếu, kết luận 4,3 ha nằm ngoài quy hoạch và biết ranh nằm ở đâu mà giải quyết”

Cũng tại buổi tiếp dân, ngoài ông Lung nhiều ý kiến khác của người dân cũng cho rằng, người dân không đi đòi 4,3 ha đó mà đòi 5 khu phố nằm ngoài ranh giới quy hoạch vì bà con tại khu vực này đã nhiều năm khổ sở rất nhiều.

Hôm nay dân không có nghe lời để lấy như ngày xưa nữa mà giờ dân yêu cầu là 5 phường ở ngoài ranh thì cho tụi tui ở lại hết coi như toàn dân không phải 115 người mà là cả ngàn người đòi ở lại.

– Chị Hương

Ngoài ra, tất cả các hộ dân trong và ngoài buổi gặp cũng như những hộ dân được mời dù đã được trả tiền đền bù từ nhiều năm trước đều nhất trí đồng thuận rằng,họ không cần tiền bồi thường nữa và sẽ trả tiền lại cho Chính phủ và yêu cầu trả lại nhà vì người dân cho rằng nhà của họ nằm ngoài ranh giới.

Chị Hương bức xúc chia sẻ rằng, lúc trước UBND Thành phố đã thỏa thuận hoán đổi với người dân, nay lại lật kèo khiến mọi người không thể chịu đựng nổi, chị chia sẻ thêm:

“Thảo luận là cho người ta ở lại đó giờ lật lọng kêu đền bù bực lắm e ơi, giờ đi thưa kiện lại từ đâu nhưng dân vẫn hoan hỉ vì hôm nay dân thắng vì hôm nay dân không có nghe lời để lấy như ngày xưa nữa mà giờ dân yêu cầu là 5 phường ở ngoài ranh thì cho tụi tui ở lại hết coi như toàn dân không phải 115 người mà là cả ngàn người đòi ở lại luôn không thèm lấy tiền bồi thường nữa. Giờ nhà người ta trả lại cho người ta thôi vì nhà người ta ở ngoài ranh quy hoạch.”

Khác với những gì mà truyền thông trong nước tường thuật, chị Hương cho biết cuộc tiếp xúc đã “vỡ trận” khi tất cả người dân đều đồng lòng cho rằng họ sẽ trả tiền lại cho chính phủ.

Đối với lời xin lỗi của ông chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thì những người dân mà chúng tôi có dịp trao đổi đều có ý kiến rằng  họ không cần lời xin lỗi thì phía ban lãnh đạo thành phố mà điều họ cần là giải quyết khắc phục hậu quả bao năm qua càng sớm càng tốt.

Facebook Đỗ Ngà vào ngày 18 tháng 10 có bài viết với đoạn xin được trích lại nguyên văn ‘Hôm nay, dân Thủ Thiêm bị cướp đất, nỗi oan kéo dài 20 năm mà không một kẻ thi hành chính sách nào bị khởi tố. Vẫn cách điều hành ‘quan chức sai thì xin lỗi, dân sai thì truy tố’ nó đã tàn phá đất nước này không còn gì cả.’

Facebook Đỗ Ngà nhắc đến hai vị chủ tịch tiền nhiệm mà ông Nguyễn Thành Phong đại diện xin lỗi là hai ông Nguyễn Văn Đua và Lê Thanh Hải.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hcm-city-chairman-apologizes-thu-thiem-residents-for-wrong-land-eviction-10182018164227.html

 

Bộ quốc phòng CSVN giao Hải Phòng

 khu đất với 300 nhà xây bởi ‘xã hội đen’

Nhà chức trách Hải Phòng vào chiều Thứ Năm 18/10 bắt đầu cho phá dỡ những ngôi nhà xây trái phép trên khu đất vừa được Bộ quốc phòng CSVN bàn giao cho chính quyền thành phố.

Nguyên nhân “bàn giao” là bộ này không thể đưa khu đất rộng hơn 14 héc ta về nguyên trạng đất quốc phòng, sau khi các sĩ quan của Sư Đoàn 363 quân đội CSVN đã cấu kết với các công ty và quan chức địa phương chia lô bán nền xây lên khoảng 300 ngôi nhà. Vào tháng 5 năm nay, cơ quan điều tra hình sự bộ quốc phòng đã truy tố hai sĩ quan quân đội cao cấp, cựu chủ tịch phường Thành Tô, quận Hải An, một viên chức Sở Tài Nguyên Môi Trường Hải Phòng và một công ty tư nhân. Họ bị cáo buộc các tội danh: vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, vi phạm về quản trị đất đai, và lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo báo mạng VnExpress, khu đất quốc phòng đã bị nhiều nhóm xã hội đen xâm chiếm hoàn toàn vào tháng 6, ngay khi cuộc điều tra của bộ quốc phòng đang diễn ra. Tại đây thường diễn ra những trận đâm chém nhau để giành đất xây nhà.

Mặc dù đất quốc phòng bị xã hội đen xâm chiếm, giới chức quận Hải An cho biết vẫn có hai công ty cung cấp điện và nước cho khu vực. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp cho thấy rõ thực trạng cai quản “đất quốc phòng” của quân đội CSVN.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/bo-quoc-phong-csvn-giao-hai-phong-khu-dat-voi-300-nha-xay-boi-xa-hoi-den/

 

Vừa khoe ‘quý tộc’, vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh

 có nguy cơ mất biệt thự Sóc Sơn

Sau khi lên tiếng ủng hộ dự án xây nhà hát giao hưởng trên đất Thủ Thiêm, và bị nhiều người phản đối là vô cảm đối với tình cảnh của hàng trăm người dân oan Thủ Thiêm, ca sĩ Mỹ Linh và chồng là nhạc sĩ Trương Anh Quân có nguy cơ trở thành “dân oan Hà Nội”.

Truyền thông trong nước hôm Thứ Ba 16/10 đưa tin, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ra lệnh thanh tra vụ vi phạm luật lệ về đất đai và xây dựng tại hai xã Minh Trí và Minh Phú, huyện Sóc Sơn. Đây là nơi có biệt thự của gia đình vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh và một biệt thự khác của họa sĩ Thành Chương. Theo truyền thông trong nước, đây là khu đất rừng phòng hộ.

Sự việc hai gia đình nhạc sĩ và họa sĩ cùng một số người giàu khác xây hàng loạt biệt thự tại đây đã được xác định là có khuất tất từ nhiều năm trước. Thành phố Hà Nội đã từng yêu cầu huyện Sóc Sơn điều tra các vi phạm tại đây từ năm 2008, nhưng tới nay cuộc điều tra vẫn không tiến triển.

Chưa rõ sự việc thành phố Hà Nội đòi thanh tra lại khu đất này có phải do những phát biểu mới đây của vợ chồng ca sĩ Mỹ Linh hay không. Hồi cuối tuần vừa qua, nhạc sĩ Trương Anh Quân nhắn tin trên mạng xã hội rằng: “Nếu đa số người dân Việt Nam đều nói ‘tôi không cần nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch’, thế thì liệu Việt Nam chúng ta có tồn tại tầng lớp tinh hoa, quí tộc hay không?”.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/vua-khoe-quy-toc-vo-chong-ca-si-my-linh-co-nguy-co-mat-biet-thu-soc-son/


Bắt giữ 2 nghi can nhắn tin

dọa giết đại biểu quốc hội CSVN

Bộ công an CSVN hôm Thứ Sáu 19/10 thông báo đã bắt giữ hai nghi can nhắn tin dọa giết khoảng 100 đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân tại nhiều địa phương.

Trước đó, các đại biểu có tên trong cuốn “Niên giám Quốc hội – Chính phủ khóa 14, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2016-2020” nhận được tin nhắn trên thoại. Các tin nhắn này nói rằng “có người muốn lấy mạng” đại biểu nhận tin, yêu cầu trả 100 triệu đồng để có được danh tính và bằng chứng về kẻ muốn sát hại họ. Người bị đe dọa còn bị ra hạn chót ba ngày để chuyển tiền vào một trương mục ngân hàng được cung cấp trên tin nhắn.

Theo một thông cáo của bộ công an CSVN, hai nghi can bị bắt giữ đều ở Sài Gòn, là Ngô Xuân Tùng, 30 tuổi, cư dân quận Phú Nhuận, và Lê Văn Thành, cũng 30 tuổi, cư dân huyện Hóc Môn. Tùng và Thành bị cho là đã nhắn tin vào điện thoại một số trưởng văn phòng đoàn đại biểu quốc hội của Hà Nội, Quảng Trị, Bắc Ninh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh và một số địa phương khác.

Theo kết quả cuộc điều tra sơ khởi, hai nghi can là người nghiện ma túy. Do cần tiền sử dụng ma túy nên họ nghĩ ra thủ đoạn nhắn tin đe dọa các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân để tống tiền.

Sự việc quái lạ này khiến dư luận trong nước chú ý từ vài ngày qua. Có người bình luận đây là hiện tượng “xã hội đen” tống tiền “xã hội đỏ”.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/bat-giu-2-nghi-can-nhan-tin-doa-giet-dai-bieu-quoc-hoi-csvn/

 

Mất Trộm Mới Rào Giậu

Phạm Trần

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nhận  thêm chức Chủ tịch nước từ chiều ngày 23/10/2018, sau cuộc bỏ phiếu kín của  Quốc hội nhưng liệu tam đầu chế gồm ông, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 14 Ủy viên Bộ Chính trị có dám công bố bản kê khai tài sản cho dân kiểm tra để làm gương, hay vì, như lời ông nói: “khó, nhạy cảm và phức tạp” nên cứ im đi cho đẹp lòng nhau?

Thắc mắc này đã có từ lâu nhưng không ai, kể cả lớp đàn anh của ông Trọng trong đảng, dám công khai nêu lên, dù nhiều người khen ông đã có quyết tâm chống tham nhũng và coi ông là người có đủ điều kiện và xứng đáng được giữ luôn chức Chủ tịch nước cho tiện việc quốc gia và ngoại giao quốc tế.

Ông Trọng đã được Ban Chấp hành Trung ương đồng thuận “giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV”, bắt đầu từ ngày 22/10/2018. Nhưng không biết ai đã có sáng kiến nhập hai chức danh Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước làm một, hay thủ tục nào  đã được Trung ương đảng áp dụng  tại phiên họp ngày 03/10/2018,  để cử ông Trọng.

Việc gì ở Việt Nam cũng do Bộ Chính trị quyết định cả, mà ông Trọng lại đứng đầu cơ chế này, trong khi Quốc hội chỉ đóng vai “đóng dấu cho xong” nên thủ tục pháp chế theo tiêu chuẩn ở  các nước tự do và dân chủ không bao giờ được coi là phải có.

VIỆC MỚI – CHUYỆN CŨ

Bên cạnh chuyện ông Trọng một mình ngồi 2 ghế,  sau 5 ngày họp của Trung ương 8 (từ 02-06/10/2018) Trung ương còn  đồng ý ban hành “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương đảng”.

Nhưng theo lời ông Vũ Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Bồi dưỡng và Đào tạo, Ban Tổ chức trung ương nói với báo chí tại Hà Nội thì: “Đã có 148 lượt ý kiến của các ủy viên Trung ương khi thảo luận về dự thảo Quy định… Khi xây dựng dự thảo này, Tổng Bí thư đã đánh giá đây là vấn đề khó, nhạy cảm, phức tạp nên Ban Tổ chức Trung ương và chúng tôi trong nhóm soạn thảo đã rất thận trọng. Trong quá trình nghiên cứu đã báo cáo Ban Bí thư một lần, Bộ Chính trị hai lần và phát phiếu xin ý kiến các ủy viên Trung ương… Kết quả thảo luận ở Trung ương 8 thì nhất trí cao ban hành quy định này nhưng yêu cầu Bộ Chính trị chỉ đạo hoàn thiện tiếp và một vòng lấy ý kiến các ủy viên Trung ương nữa, rồi mới ký ban hành.”

Như vậy là chưa suôn sẻ. Tại sao chỉ có 148 trên tổng số 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết cho ý kiến?  Còn lại 40 Ủy viên không có ý kiến đối với Quy định phải làm gương, hay họ không muốn tham gia thảo luận một Quy định liên quan đền cá nhân mình?

Vì vậy việc “phải hoàn thiện tiếp bản Quy định và cần thêm một vòng lấy ý kiến” các ủy viên Trung ương sẽ kéo dài bao lâu chưa ai biết.

Nhưng nội dung Quy định làm gương mới có gì khác với hàng hà sa số những Nghị quyết và Quy định đã được ban hành từ khi ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thứ đảng Khóa XI năm 2011?

Nhìn chung không có gì bất thường và đặc biệt, ngoại trừ  mục đích đặt trọng tâm vào những người đứng đầu guồng máy cai trị, trong số này quan trọng nhất là các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương đảng.

Tại sao đến bây giờ sau gần 8 năm cầm quyền mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn phải tơi tả và mất ăn mất ngủ  với những tính hư tật xấu và sự bất tuân lệnh trên của đội ngũ cán bộ, nhất là những kẻ có chức có quyền đã và đang làm cho đất nước suy thoái và dân ngày một nghèo thêm?

Nếu duyệt qua những “Quy định 101, ngày 07/06/2012 của Ban Bí thư “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định 47 ngày 01/11/2011 “về những điều đảng viên không được làm” gồm 19 điều; Quy định 55 của Bộ Chính trị ngày 19/12/2016 về “một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; và sau cùng là Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 “về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm”  của Bộ Chính trị thì sẽ thấy dự thảo Quy định làm gương cũng chỉ lập lại những việc đã thất bại.

Nếu đáng chú ý chăng là 2 điểm của Dự thảo yêu cầu:

(1) “Các ủy viên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.”

(2) “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật…”

LIỆU LÀM ĐƯỢC KHÔNG?

Hai đòi hỏi của Quy định làm gương nếu chỉ viết để coi chơi thì được chứ thi hành có kết quả thì khó đấy, nếu đảng vẫn tiếp tục che mắt nhân dân những bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên nhất là các cấp lãnh đạo và các ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành Trung ương.

Chỉ có cách duy nhất có thể lấy lại lòng tin cho nhân dân và làm gương cho cả đảng là trước tiên ông Nguyễn Phú Trọng, trong 2 vai vừa Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hãy cùng với Chủ tịch Quốc hội (bà Nguyễn Thị Kim Ngân); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tam đầu chế của chế độ,  và 14 Ủy viên còn lại của Bộ Chính trị bạch hóa cho toàn dân thấy tờ khai tài sản của mình có gì.

Sau đó, đến lượt tất cả các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương xuống đến lãnh đạo địa phương và các Tổ chức, đoàn thể  của đảng và của Mặt trận Tổ quốc cũng làm như thế như một phong trào làm gương thì may ra mới chu toàn được chủ trương “nói đi đôi với làm”.

Nhưng trước khi muốn xâm mình liều mạng thì cả đảng hãy lắng nghe ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng nói với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam).

VOV viết: “Để thanh lọc, đấu tranh với nạn tham nhũng, dù khi đó mới chỉ là tham nhũng vặt, ông Hương không khỏi day dứt khi chứng kiến tình trạng tham nhũng hiện nay đã trở nên vô cùng nghiêm trọng, con số mất mát lên tới hàng nghìn tỷ đồng và điều đau xót hơn cả, theo ông Hương chính là chúng ta đều biết đồng chí mình, cán bộ mình bắt tay nhau để ăn cắp của đất nước.”

“Liên hệ đến những vụ đại án gần đây thiệt hại hàng nghìn tỷ”, VOV viết tiếp, “ông Hương trầm ngâm “Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”. (VOV, ngày 06/07/2018)

Như vậy thì hy vọng gì ở lời kêu gọi của dự thảo Quy định làm gương của “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức” khi không làm tròn nhiệm vụ?

Nhất là khi đã có một số cán bộ từng khai khi không chứng minh được nguồn gốc khối lượng tài sản khổng lồ của họ: “khối tài sản đó có được là từ bán chổi hay nuôi gà, heo”!

NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ

Để biết thêm dự thảo Làm gương viết gì, dưới đây là thông tin đã được lan rộng trong nước, dù đảng cố gắng giấu:

Dự thảo được xây dựng ngắn gọn với 4 điều. Trong đó,

Điều 1: “quy định tất cả cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải gương mẫu chấp hành cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Đồng thời nghiêm túc thực hiện quy định về: “Những điều đảng viên không được làm”, “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”.

Minh bạch kê khai tài sản, thu nhập.”

Một trong những nội dung quan trọng, nổi bật là quy định

ở Điều 2: “nêu gương trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương.

Theo đó, các Ủy viên phải luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc là tối thượng. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hy sinh lợi ích cá nhân, lấy sự hài lòng, ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Quyết đoán, quyết liệt giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; xử lý nhanh, hiệu quả những tình huống khẩn cấp, bất ngờ.

Các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương đề cao nhân cách, đạo đức trong lãnh đạo, quản lý; thường xuyên đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm…

Cán bộ thuộc diện này phải gương mẫu thực sự dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch và giữ vững nguyên tắc trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận và người thay thế mình; khuyến khích, bảo vệ cán bộ thẳng thắn, trung thực, năng động, sáng tạo, đổi mới. Chú trọng phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài.

Đáng chú ý, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tích cực thực hiện phân cấp, phân quyền, gắn

với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.  Các ủy viên phải mẫu mực về đạo đức, lối sống, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.

Đồng thời nghiêm túc, công tâm, khách quan, cầu thị trong tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh. Dũng cảm nhận khuyết điểm, nhận trách nhiệm, không tranh công đổ lỗi; không định kiến, trù dập người góp ý, phê bình. Không lợi dụng phê bình để xu nịnh, lấy lòng, thổi phồng thành tích hoặc bôi nhọ, cường điệu khuyết điểm, hạ thấp uy tín của nhau.

Bên cạnh đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật…”

Điều 3: “quy định từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; công tác cán bộ; tham nhũng chính sách; tham vọng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền; “lợi ích nhóm”; tham nhũng, hối lộ; chạy chức, chạy quyền; để người nhà, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi… đang gây bức xúc trong dư luận xã hội.”

Điều 4: “quy định trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; BCH Trung ương phải xác định trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện quy định.

“Không loại trừ ai, bất kỳ vị trí nào”

“Dự thảo quy định đã nêu 9 nội dung yêu cầu từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống”.

Trong số này có những yêu cầu:

1) “Không đầu tư tài chính, mua bất động sản ở nước ngoài; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, “tư duy nhiệm kỳ”, công thần, tự cao, tự đại, háo danh, phô trương, “đánh bóng” tên tuổi…”

2) Chống đoàn kết xuôi chiều, cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, cơ hội, thực dụng, nịnh trên, nọt dưới; quan liêu, xa dân, gây phiên hà, hách dịch với nhân dân; lợi dụng tập thể để trốn tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện ý đồ cá nhân.

3) Chống lạm quyền, lộng quyền, tham vọng quyền lực; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách để trục lợi; lợi ích cục bộ, thông đồng, thỏa hiệp, tạo cơ chế “xin – cho”, “duyệt – cấp”.

4) Chống việc can thiệp không đúng thẩm quyền vào công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…”

5) Chống lợi dụng Doanh nghiệp  hoặc để Doanh nghiệp lợi dụng; liên kết lập “sân sau”, “lợi lch nhóm”; dung túng, bao che, móc ngoặc, thông đồng với Doanh nghiệp trục lợi. Việc sử dụng tiền, tài sản của DN, tổ chức, cá nhân làm giàu bất chính, vụ lợi như mua đất, xây nhà, cho người thân du học, đi công tác, du lịch nước ngoài, chơi golf, tiêu dùng xa xỉ… cũng phải kiên quyết chống.

6)  Chống  để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chi phối, thao túng các công việc cùa địa phương, cơ quan, đơn vị, Doanh  nghiệp  như công tác cán bộ, xin dự án, cấp đất, đấu thầu, mua cổ phần…

7) Chống sống xa hoa, phô trương, ngạo mạn, coi thường pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội;

8) Chống chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, phiếu tín nhiệm…”

9) Chống can thiệp, gây áp lực trong công tác cán bộ, nhất là lợi dụng quy trình để bổ nhiệm, bố trí người nhà, “cánh hẩu” vào các vị trí, chức danh lãnh đạo, quản lý và nơi có nhiều lợi ích.

(Tổng hợp từ Zing.VN và VietnamNet)

Nhìn chung, những quy định trên đây  đã có những tiến bộ, nhưng riêng điều cấm đầu tư hay mua bất động sản ở nước ngoài là những việc làm khó thực hiện vì bấy lâu nay, có vô số căn nhà đắt tiền triệu hay các cửa hàng, công ty buôn bán hàng chục triệu Dollars đã được bí mật sang tên cho người Việt Nam khác đứng tên ở Mỹ, đặc biệt ở California, nhưng không ai biết chủ nhân thật của chúng là ai.

Ngoài ra từ năm 2015, chuyên gia kinh tế Liên Hiệp Quốc Vũ Quang Việt đã có lần tiết lộ con số 33 Tỷ dollars đã ra khỏi Việt Nam bằng nhiều ngõ ngách, kể cả “nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng”.

Ông Việt viết trên báo Đất Việt ngày 26/01/2015: “Con số 33 tỷ USD của Việt Nam chảy ra nước ngoài không hợp pháp từ năm 2008 đến năm  2013 là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008.  Năm 2009, số tiền chảy ra nước ngoài trên 9 tỷ USD, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài.”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng đã từng nói với báo Đất Việt trong nước (03/01/2015)  rằng: “Khi ở California tôi đã chứng kiến nhiều người Việt chồng cả vali tiền mặt (có khi lên tới hàng trăm ngàn USD) để mua nhà, mua biệt thự ở đây. Câu hỏi đặt ra là tiền mặt ở đâu mà lớn thế?”

Ông còn cho biết thêm:”Rất nhiều phương tiện truyền thông đã nói tới những hình thức rửa tiền nhằm hợp thức hóa lượng tiền chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam. Đây là một trong những cách đó.”

Như vậy thì có phải đảng CSVN đã mất trộm rồi mới rào giậu phải  không?

https://vietbao.com/p122a286628/mat-trom-moi-rao-giau

 

Dũng Đứng Lên Hay Bị Trọng Thiêu Sống

Vi Anh

Tin báo Pháp Le Figaro mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình «đang tìm cách loại bỏ hoàn toàn một phe cánh bị coi là nguy hiểm». Chủ Tịch Bình  bất chấp tai tiếng xấu trên quốc tế, cho bắt nhốt lãnh đạo Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) vì Ông ấy là cựu thứ trưởng bộ Công An vào năm 2004, tay chân của cựu lãnh đạo bị hạ bệ Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) là đối thủ của Chủ Tịch Bình. Trước đó Tổng Trọng đồ đệ của Chủ Tịch Bình cũng cho mật vụ qua thủ đô Đức bắt cóc Trịnh xuân Thanh tay chân của Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đem về CSVN kêu án tù mọt gông; việc này khiến Đức phẫn nộ, suýt gián đoạn ngoại giao với CSVN. Cả hai Chủ Tịch Tập cận Bình và Tổng bí Thư Trọng đều dùng chiêu bài bài trừ tham nhũng để triệt hạ phe đảng đối thủ để thâu tóm quyền hành, nhất thể hoá Đảng Nhà Nước vào tay một mình.

Khi Trọng nắm cả hai chức vụ Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước CSVN, thì Cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng vốn là đối thủ như địch thủ của Trọng còn hơn Chu vĩnh Khang đối với Tập cận Bình nữa sẽ là mục tiêu chánh của Trọng. Nếu Dũng không đứng lên vận động phe CS miền Nam và dân chúng Việt chống Trọng đã thông đồng cắt đất dâng biển cho TC, mà Dũng bất động thì Tổng Trọng bắt nhốt để thiêu sống Dũng trong lò tham nhũng.

Trọng coi Dũng là kẻ thù bất cộng đái thiên nói theo dân chúng VN và là địch thủ “một mất một còn” theo danh từ CS. Trọng đã từng dùng đại hội trung ương đảng, Quốc Hội phe điểm mà không hạ được “Đồng Chí X” khiến Trọng tức phải khóc khi ‘bá cáo’ trước đại hội Đảng.

Nhưng được Bắc Kinh yểm trợ,Trọng mua chuộc trung ương uỷ viên, phe cánh ép Dũng rút lui để Trọng độc diễn thắng Dũng. Dũng về vườn sống ở Rạch Giá. Trọng cho hai đại cán Bắc Việt rặt ròng vào Nam  nắm Saigon, căn cứ địa của Nam kỳ Cộng sản Đảng và Cần Thơ Tây đô. Cả hai bị Thành uỷ Saigon Gia định và tỉnh uỷ Hậu Giang và thành uỷ Cần thơ chiêu hồi hay mua chuộc sao đó nên Trọng nghi đã phản chủ, Trọng triệt hạ tối đa. Ông Đinh La Thăng, cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, bị bắt và truy tố. Ông bị mất chức Uỷ viên Bộ Chính trị và bí thư thành ủy TP HCM, do với tội gây thất thoát nghiêm trọng khi lãnh đạo PetroVietnam. Và Trọng cho mật vụ qua Đức bắt ông Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam để xét xử do gây thiệt hại hơn 150 triệu đôla tại một chi nhánh của PetroVietnam.

Nhìn lại hàng ngũ CSVN đang tại chức hay đã hưu trí CS gọi là ‘phục viên’ vì còn sinh hoạt đảng, chưa có kẻ thù nào Trọng coi là kẻ thù một mất một còn như Nguyễn tấn Dũng. Thế cho nên vấn đề đặt ra là, khi Trọng nhất thể hoá được, nắm toàn quyền cả Tổng Bí Thư Đảng lẫn Chủ Tịch Nước thì số phận Nguyễn tấn Dũng là ‘như ngàn cân treo sợi tóc’ nói theo CS Bắc Việt và như “chỉ mành treo chuông’ nói theo dân Miền Nam. Do vậy nếu cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, dân “nam kỳ cục không lý luận’ tức dốt nát chánh trị không thể làm tổng bí thư Đảng được như Tổng Trọng nói, nếu Cựu Thủ Tướng Dũng cứ bất động thì sớm muộn gì Trọng cũng coi Dũng như củi mục, bắt đem đốt trong lò tham nhũng của Trọng.

Trọng hiện giờ hầu như đã thành công trong thao túng quyền hành vào tay. Ai cũng thấy Đinh La Thăng coi như chết chưa chôn trong tù, Đinh Thế Huynh đang cầm hơi, thở cá,  Trần Đại Quang chết bất đắc kỳ tử vì virus lạ do bàn tay đại ma đầu giáo chủ CS Nguyễn phú Trọng. Trọng đã quét những kẻ thù thấp hơn, ít thế lực hơn của phe đảng Dũng và Nam kỳ. Không lẽ Trọng để yên cho Cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dung là ‘đồng chí X’ mấy lần Tổng Trọng không hạ được, đang sống phây phây nhà cao cửa rộng, vợ con ngon lành có chức có quyền, nhiều tiền, hưởng gió biển mát mẻ ở tỉnh Rạch Giá Miền Nam, quê hương của Dũng.

Trọng đã  khá điêu luyện, thuộc rành thần chú kêu ma réo quỉ ếm hai lá bùa phù thuỷ. Một là chụp mũ tham nhũng cho vào lò tham nhũng đốt cháy kẻ thù và phe đang theo kiểu của Tổng Bí Thư Tập cận Bình là tổ sư của Trọng. Hai là theo Nga hậu CS dùng thuốc độc, phóng xạ mạnh giết chết kẻ thù không đổ máu. Kẻ thù, người thân, kể cả đảng viên cán bộ  ở giữa trong Đảng đều ngán Tổng Trọng và tự hỏi không biết chừng nào tới phiên mình.

Nhưng kẻ thù sống chết của Trọng là Cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng không phải tay vừa. Dũng đã làm Trọng thất bại thê thảm đến đỗi Trọng phải tức đến khóc, khi thú nhận trước toàn đảng rằng, “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị” tại buổi bế mạc Hội nghị lần thứ 6 của BCHTƯĐ vào ngày 15/10/2012.

Đối với Trọng hạ Dũng là vét sạch nhà sạch cửa của Dũng trong 10 năm làm mưa làm gió với chức vị thủ tướng. Hạ Dũng là dâng công cho Thiên Triều đang xung đột với Mỹ. Hạ Dũng là hạ đạp đám dân “Nam kỳ cục” mà Trọng từng tuyên bố dân Nam không có “lý luận” dốt nát không làm tổng bí thư được khi tranh chấp với Thủ Tướng Dũng. Hạ Dũng là quét láng các tay chân bộ hạ của Dũng đã gầy dựng, thề nguyện gắn bó nhau suốt 10 năm đã thành lập một mạng lưới đàn em lan rộng từ trung ương đến địa phương. Bao lâu trong các bộ, ban ngành, cục vụ viện của Đảng Nhà Nước  còn đàn em thân tín của Dũng đang “chém vè” ẩn nhẫn chờ thời, thì Nguyễn Phú Trọng không thể ăn ngon, ngủ yên trên ngai vàng nhất thể hoá.

Nhưng Dũng cũng không phải tay vừa, hiện có quá nhiều tiền, và còn nhiều tay chân bộ hạ ngầm. Thêm vào đó có tương quan khá tốt với Mỹ. Suốt cả chục năm làm du kích ở Miền Nam, được Thủ Tướng Võ văn Kiệt người CS ở Miền Nam áp lực CS Bắc Việt giáo điều, bảo thủ phải đổi mới kinh tế, giúp cho kinh tế VNCS không đột quị mà còn phát triển. Ô Kiệt cũng là người đưa Dũng từ Miền Nam ra, và nâng Dũng lên. Còn Dũng suốt cả chục năm làm Thủ Tướng ở Miền Bắc, ắt biết Mỹ không có thù muôn thuở bạn muôn đời, chỉ có quyền lợi là vĩnh viễn. Mà đối với hoàn cảnh Dũng hiện thời quyền lợi cao lớn nhứt là mạng sống, có sống mới làm chánh trị được, chết xuôi tay, quan tài đóng nắp chấm dứt.

Nếu Dũng ngồi chờ Trọng chết già, thì sẽ bị Trọng giết trước vì Trọng toàn quyền, có cả trăm lý do để giết Dũng bằng ám sát, bằng thuốc độc, bằng ngục tù. Nên Dũng phải tìm sự sống trong cái chết sớm muộn gì Trọng cũng gây ra cho Dũng. Chỉ có một con đường có thể tìm sự sống cho mình, bảo vệ tài sản cho gia đình và phe nhóm là đứng lên chống Trọng. Trọng cũng có nhiều tội trời không dung, đất không tha, nhân dân nguyền rủa. Nào thần phục quân Tàu, thông đồng cắt đất dâng biển cho TC, mãi quốc cầu vinh. Đó là tội phản quốc, phản dân, là tội đáng chết hơn tội tham nhũng. Dũng dù CS nhưng với ‘tiền sự’ có lúc chống TC và hướng theo Mỹ để ‘thoát Trung’ có thể huy động nhân dân VN thành nội lực chống Trọng là thù trong và giặc ngoài là quân Tàu xâm lược. Dũng có thể phát huy nội lực nhân dân khi tuyên bố chống TC và CSVN vì tội bán nước cho quân Tàu.

Chỉ Dũng mớí có đủ tay chân bộ hạ trong Đảng Nhà Nước CSVN, tiền bạc, tương quan ngoại giao vớí CIA, CIA Mỹ là đối thủ đáng gờm của TC. Cái gì không biết chớ CIA Mỹ thừa kinh nghiệm, dư phương tiện bí mật giúp loại đảo chánh như thế này. Nhứt là lần đầu tiên cả thế giới thấy TT Trump long trọng lên tiếng kêu gọi các nước chống Chủ nghĩa Xã hội trước đại hội đồng Liên hiệp quốc. Nhứt là Dũng đang gặp một cơ hội bằng vàng trong chiến lược Mỹ ly gián CSVN ra khỏi CS Trung quốc. Bây giờ người Việt đứng lên chống Thái Thú Nguyễn phú Trọng, lật đổ nhà cầm quyền Nguyễn phú Trọng tay sai của TC, thì Mỹ rất có lý do chánh đáng giúp ‘bạn chúng ta/our friend’ là chữ CIA thường dùng để chỉ người thân Mỹ như Nguyễn tấn Dũng./.(VA)

https://vietbao.com/p122a286626/dung-dung-len-hay-bi-trong-thieu-song

 

Hiệp định thương mại với EU

có giúp thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam?

Một trong những điều khoản của Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU, vừa được Ủy ban châu Âu thông qua tại Brussels, đưa ra yêu cầu về thúc đẩy dân chủ và tôn trọng nhân quyền, một vấn đề được cho là đã cản trở tiến trình đàm phán hiệp định này.

Thỏa thuận thị trường mở toàn diện đầu tiên của khối này với một nước châu Á đang phát triển được Ủy ban châu Âu phê duyệt hôm 17/10 để chờ phê chuẩn của các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu.

Bên cạnh việc cung cấp các cơ hội lớn về kinh tế, hiệp định thương mại này còn đảm bảo đầu tư và phát triển phải song hành với thúc đẩy dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Điều 6 của hiệp định này lưu ý: “Có một sự liên kết thể chế và pháp lý giữa Hiệp định Thương mại Tự do và Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam. Liên kết này cho phép các biện pháp được coi là phù hợp trong trường hợp vi phạm nhân quyền, bao gồm cả biện pháp đình chỉ Hiệp định Thương mại.”

Thương mại và nhân quyền

Tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) bắt đầu từ 2013. Trong hai năm qua, cùng lúc với sự leo thang các hành động đàn áp nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến, nhiều phái đoàn ngoại giao Việt Nam đã đến châu Âu để ráo riết thúc đẩy việc ký kết EVFTA. Đây cũng là một mục tiêu hàng đầu trong các chuyến thăm châu Âu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng Ba, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào tháng 4, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bây giờ. Thủ tướng Bỉ Charles Michel trong cuộc gặp với ông Phúc ở Brussels hôm 17/10 cho biết chính phủ của ông ủng hộ việc sớm ký và phê chuẩn EVFTA.

Là người Việt Nam tôi cũng mong muốn được thông qua như vậy để giúp các doanh nghiệp và người dân có công ăn việc làm và kinh tế phát triển. Nhưng (tôi) cũng không hy vọng gì vào cái chuyện mở cửa này để nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi, cải thiện hơn sự độc tài của mình.”

Huỳnh Ngọc Chênh, cựu nhà báo và blogger

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ nhì của EU ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, trong khi EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với doanh thu hàng hóa đạt 47,6 tỷ euro (gần 54,8 tỷ USD).

Hai nhà hoạt động dân chủ trong nước nói với VOA họ cho rằng hiệp định này sẽ tốt cho kinh tế Việt Nam và giúp quốc gia Đông Nam Á hội nhập sâu hơn với thế giới. Tuy nhiên, theo họ, không thể kỳ vọng rằng hiệp định này sẽ giúp cải thiện nhân quyền hay đem đến dân chủ ở Việt Nam.

“Là người Việt Nam tôi cũng mong muốn được thông qua như vậy để giúp các doanh nghiệp và người dân Việt Nam có công ăn việc làm và kinh tế Việt Nam phát triển,” cựu nhà báo và blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói với VOA. “Nhưng (tôi) cũng không hy vọng gì vào cái chuyện mở cửa này để nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi, cải thiện hơn sự độc tài của mình.”

Việt Nam đã ký nhiều hiệp ước với các tổ chức quốc tế như WTO và các tổ chức về nhân quyền, nhưng chính phủ Việt Nam không tôn trọng những cam kết về nhân quyền đã ký một khi đã đạt được mục đích, theo blogger Chênh, người trong năm năm qua đã bị cấm xuất cảnh vì thể hiện những ý kiến chỉ trích chính phủ trên mạng.

“Việc đàn áp những người bất đồng chính kiến ngày càng mạnh hơn. Những năm trước những người bất đồng chính kiến chỉ bị vài năm tù nhưng bây giờ mức độ đưa người ta vào tù vì bất đồng chính kiến lên rất nặng, từ 10 năm đến 20 năm, như ông Lê Đình Lượng vì bảo vệ môi trường và biểu đạt chính kiến,” theo ông Chênh.

Một tòa phúc thẩm hôm 18/10 y án 20 năm tù đối với ông Lượng với cáo buộc “Lật đổ chính quyền nhân dân” – đây là mức án cao nhất cho những người tranh đấu vì dân chủ ở Việt Nam.

Chủ động đấu tranh

Một số nước thành viên đã bày tỏ lo ngại về thành tích nhân quyền của Việt Nam. Uỷ viên châu Âu phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom, trong một cuộc họp báo đã thừa nhận có vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Những việc ký kết hay tham gia vào hiệp định thương mại tự do này sẽ mang đến nhân quyền cho Việt Nam? Không có. Nhân quyền ở Việt Nam chỉ được cải thiện với sự đấu tranh không ngừng nghỉ, không mệt mỏi của nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Quang A, Tiến sỹ và nhà hoạt động dân chủ

Tháng trước 32 dân biểu quốc hội châu Âu đã đồng ký tên vào một bức thư gửi tới Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu Federica Mogherini và bà Malmstrom để yêu cầu khối này tăng sức ép buộc Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền trước khi thông qua EVFTA.

Tuy vậy, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người tham gia buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam gắn với EVFTA ở Ủy ban Nghị viện EU hôm 10/10, cho rằng cần có cách tiếp cận tích cực chứ không nên thụ động dựa vào sức ép quốc tế để buộc Việt Nam cải thiện nhân quyền.

“Những việc ký kết hay tham gia vào hiệp định thương mại tự do này sẽ mang đến nhân quyền cho Việt Nam? Không có. Nhân quyền ở Việt Nam chỉ được cải thiện với sự đấu tranh không ngừng nghỉ, không mệt mỏi của nhân dân Việt Nam, tạo sức ép 24/7 đối với chính quyền thì tình hình nhân quyền mới được cải thiện.”

Tiến sĩ Quang A từng tham gia các cuộc biểu tình chống thảm họa Formosa và nhiều lần bị nhà cầm quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, ông nói “sức ép của quốc tế là rất đáng trân trọng nhưng đó chỉ là những nhân tố tạo thuận lợi mà thôi.”

Theo bà Malstrom, thỏa thuận thương mại “sẽ không làm cho Việt Nam bỗng chốc trở thành một nền dân chủ.” Nhưng bà khẳng định “nó là một công cụ trong hộp công cụ mà chúng tôi có trong quan hệ với Việt Nam và các nước khác.”

https://www.voatiengviet.com/a/hiep-dinh-thuong-mai-voi-eu-co-thuc-day-dan-chu-o-viet-nam/4619253.html

 

Báo Slovakia: Phái đoàn VN được đặc cách visa

lên máy bay chở Trịnh Xuân Thanh

Phát đoàn Việt Nam bay từ Slovakia sang Nga vào năm ngoái cùng với cựu lãnh đạo dầu khí Trịnh Xuân Thanh có một hộ chiếu không có visa của khối Schengen và đã được Slovakia đặc cách cho qua, nhật báo Denník N ở Slovakia đưa tin, dẫn lời khai chứng của một viên chức kiểm tra những hộ chiếu này.

Ông Thanh, người khi đó đang bị Việt Nam truy nã, được cho là đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Đức để đưa về nước vào tháng 7 năm ngoái. Ông bị tuyên hai bản án 14 năm tù và chung thân về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản.

Phái đoàn Việt Nam, dự kiến bay từ Bratislava tới Moscow, được nói là thiếu một visa Schengen trong một trong 12 hộ chiếu đưa cho quan chức kiểm soát biên giới Slovakia kiểm tra. Bộ Nội vụ Slovakia giải thích rằng một trong những thành viên của phái đoàn đánh mất hộ chiếu ngoại giao và bộ này đã đặc cách ngoại lệ cho hộ chiếu này, theo Denník N.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia khi đó, Robert Kaliňák, được nói là đã cho phái đoàn Việt Nam sử dụng máy bay của chính phủ. Sau khi các chi tiết về vụ bắt cóc hé lộ, ông Kaliňák khẳng định không có gì đáng ngờ xảy ra trong chuyến thăm của phái đoàn Việt Nam.

Denník N cho biết bộ phận báo chí của ông không trả lời câu hỏi về việc liệu ông có biết về chuyện visa của phái đoàn Việt Nam hay không.

Theo lời khai chứng của viên chức cảnh sát kiểm tra hộ chiếu, phái đoàn Việt Nam có sáu hộ chiếu ngoại giao và sáu hộ chiếu phổ thông. Viên chức này nhận thấy rằng một hộ chiếu không có visa Schengen theo quy định, mang tên Trung Viet Luu, Denník N cho biết.

Viên chức này sau đó báo cáo vấn đề với cấp trên và được yêu cầu điền đơn xin đặc cách ngoại lệ. Viên chức này làm đúng như vậy và đơn đặc cách nhanh chóng được chấp thuận, theo Denník N.

Báo này cho biết các nhân viên bảo vệ an ninh của Slovakia mô tả ba người cuối cùng lên chuyến bay gồm hai người Việt Nam kèm một người thứ ba. Không rõ ràng ai trong số đó có hộ chiếu và liệu ông Thanh có phải là một trong ba người đó hay không.

Slovakia đầu tháng 10 đã quyết định khởi tố vụ án liên quan đến vụ sử dụng máy bay của chính phủ trong vụ bắt cóc ông Thanh. Truyền thông nước này đưa tin tổng cộng có 22 người bị thẩm vấn liên quan đến vụ việc.

Nhà chức trách Slovakia vẫn đang tiếp tục điều tra.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-slovakia-phai-doan-viet-nam-duoc-dac-cach-visa-len-may-bay-cho-trinh-xuan-thanh/4620679.html