Tin Việt Nam – 19/10/2017
Chế độ BOT bảo vệ nhà thầu BOT
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Câu chuyện các trạm BOT đã đến hồi gay cấn, buộc các cơ quan, quan chức nhà nước phải bày tỏ thái độ của mình. Trước đó, các quan chức của nhà nước như ở Bộ Giao thông vận tải đứng ra bao biện, dọa dẫm người dân và bênh vực BOT đã làm cho người dân khẳng định rằng BOT thực chất là của một nhóm lợi ích đang lũng đoạn nhà nước để kiếm ăn bất chính trên xương máu của người dân Việt Nam. Thế nhưng, câu chuyện mới dừng ở mức vài tay Thứ trưởng hay Bộ trưởng.
Ai cũng biết rằng, trong thực tế xã hội, người ta tuân thủ một nguyên tắc rất cơ bản không thể chối cãi là: Chỉ trả tiền những thứ mình mua, có quyền đòi hỏi được phục vụ khi mình trả tiền cho người khác. Thế nhưng, dường như ở dưới chế độ Cộng sản Việt Nam – nơi mà “có nền dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản, quyền lợi người dân được tôn trọng và mọi người bình đẳng trước pháp luật” – những lời lẽ ra rả trên các phương tiện truyền thông đại chúng để ru ngủ người dân – thì nguyên tắc xã hội sơ đẳng đó đang được thực thi ngược lại.
Câu chuyện các dự án BOT thời gian qua đã chứng minh rất rõ điều đó.
Nhiều người vẫn chưa hiểu được cách tường tận là BOT đã làm gì và cướp của người dân ra sao?
Bạn thử tưởng tượng rằng, bạn đang ở trong một xóm nhỏ, con đường ngõ xóm hàng ngày bạn đi là do bạn và những người trong xóm bỏ công sức, tiền của, đất đai ra đóng góp để xây dựng cho mọi người sử dụng chung. Hàng ngày, hàng năm, bạn đã đóng góp các khoản chi phí sửa chữa con đường qua các giai đoạn như nộp thuế phí khi mua cái xe bạn đi, con trâu bạn cưỡi về chuồng, mua xăng dầu về dù để thắp sáng… Bỗng một hôm, có cái sào chắn ngang giữa đường và mỗi ngày bạn đi qua, phải nộp tiền do những kẻ lạ hoắc. Lý do họ đưa ra, là họ đã xây dựng thêm một con đường làng bên cạnh nên họ thu tiền của bạn để bù vào chi phí cho con đường làng bên.
Thế nhưng, dường như ở dưới chế độ Cộng sản Việt Nam – nơi mà “có nền dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản, quyền lợi người dân được tôn trọng và mọi người bình đẳng trước pháp luật” – những lời lẽ ra rả trên các phương tiện truyền thông đại chúng để ru ngủ người dân – thì nguyên tắc xã hội sơ đẳng đó đang được thực thi ngược lại.
Hẳn nhiên là bạn sẽ phải phản đối, và hẳn nhiên là mấy ông xóm trưởng, những người ăn lương của bạn trả hàng tháng lẽ ra phải ủng hộ bạn trong việc buộc cái thằng quái gở kia dỡ cây sào đi sang nơi chúng đắp đường mới. Nhưng kỳ lạ là mấy ông cán bộ xóm lại hùa vào bao che cho đám kia bóp nặn dân làng mình hàng ngày.
Ban đầu, bạn sẽ nghĩ rằng vậy là mấy tay xóm trưởng và cán bộ này làm ăn láo toét nhằm cướp tiền của của bạn và gia đình, họ hàng bạn chung chia với mấy tay BOT kia. Và khi bạn phản ứng, thì hẳn nhiên là bộ máy công quyền hoạt động sẽ phân rõ đúng, sai.
Thế nhưng ngược lại.
Mới đây, chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã “giao cho Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng gây rối an ninh, trật tự tại trạm thu giá dịch vụ để chống ùn tắc giao thông, bảo đảm trật tự an toàn xã hội”. Điều này cũng có nghĩa là chính phủ đã xua đàn chó bảo vệ nhà ra bảo đảm cho đám cướp ngang nhiên hoành hành trấn lột ông chủ mình.
Như vậy, một lần nữa chính phủ đã chính thức đứng về phía những tập đoàn lợi ích – BOT – hiện thân những kẻ cướp của người dân với hành động trấn lột công khai khi người dân không mua, không bán. Việc trấn lột này được chính phủ bao che và tiếp tay bằng lực lượng “chuyên chính vô sản” – Công an.
BOT – Những tập đoàn lợi ích phe nhóm
Người dân Việt Nam đều hiểu rằng, đã có một thời, người giàu là đối tượng tận diệt của đảng Cộng sản. Với cái chủ nghĩa Tam vô, với chính sách vô sản công nông liên minh, nhà nước Cộng sản coi người giàu, tư bản như một đối tượng nguy hiểm và là mục đích lật đổ. Thế nên mới có những thảm họa về đạo đức xã hội qua các cuộc như Cải cách ruộng đất, cải tạo Công thương nghiệp tư bản tư doanh, đánh tư sản mại bản… mà xương máu, của cải dân Việt đổ ra khủng khiếp, nhất là việc băng hoại về đạo đức xã hội khi có một chế độ dung dưỡng một hệ ý thức cướp ngang nhiên và công khai, tập thể, có tổ chức.
Trong các lý lịch từ đứa học sinh đến ông cán bộ, chữ nghèo, phận nghèo, giai cấp vô sản được khai thác triệt để đến mức tối đa như một lá bùa bảo đảm cho sự trọng dụng và thăng tiến trong bộ máy cầm quyền. Ngoài các yếu tố thành phần chính trị, thì tầng lớp tư sản, địa chủ, trung, phú nông… là đối tượng tấn công mọi nơi, mọi lúc trong cuộc “cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về tư tưởng và văn hóa’.
Thế rồi, khi đảng đã đứng vững chân sau khi cướp được chính quyền, thiết lập được hệ thống nhà tù và nhất là tạo được sự khiếp hãi về tinh thần và thể chất trong người dân, hệ thống công an trị được thành lập… thì đảng nghiễm nhiên lột bỏ sự thù hằn đối với cái sự giàu có, sự phong lưu.
Cho đến khi đó, cả hệ thống thể hiện rõ nét sự khát khao của hệ thống cộng sản đối với việc giàu có, tài sản đến mức bất chấp mọi nguyên tắc, quy luật xã hội loài người.
Đảng Cộng sản đã thực hiện khát khao đó của mình lại chính bằng thủ đoạn và cách làm của đám lục lâm thảo khấu đã được dung dưỡng và coi là hệ ý thức của mọi hành động bao năm nay: Cướp, cướp có tổ chức.
BOT là thể hiện điều đó.
Một nhóm lợi ích với những đại gia làm giàu nhờ vào thể chế độc tài, bằng sân sau, bằng hối lộ và quan hệ với các quan chức, giàu lên nhanh chóng và kết hợp chặt chẽ với các quan chức “bạn dân” để trấn lột chính người dân mình.
Có thể khẳng định không sợ hớ rằng các đại gia ở Việt Nam, nếu không là sân sau của quan chức nào đó, thì cũng là người nhà hoặc phe nhóm với đám cộng sản cầm quyền. Với những lợi thế đó, các công ty, tập đoàn này sẽ được ưu ái vượt quy định để nhận các gói thầu, các dự án khủng khiếp mà kiếm tiền, còn sự minh bạch ở đây là điều xa xỉ.
Mới đây, chỉ kiểm tra sơ sơ, người ta đã thấy cả hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng của dân đã bị biển thủ bằng các sai phạm ở 7 dự án BOT được kiểm tra.
Và tiền dân cứ vậy rót vào túi quan chức nhà nước.
Nếu không thì ngay lập tức sẽ được sự thăm hỏi thường xuyên của đám lâu la phía dưới. Những những nhà thầu, những công ty tư nhân nếu không được sự bao che của ông nọ, bà kia… thì sẽ là miếng mồi ngon của cơ quan công quyền các cấp bậc đến quấy rối bằng mọi cách để không kịp mọc mầm.
Nguyên tắc của các đại gia ở đất nước này là hoặc cống nộp để làm giàu và làm giàu để cống nộp.
BOT Cai Lậy, một dự án chặn đường trấn lột của người dân, có nguồn tin cho rằng đây là của con trai ông Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên BCT, nguyên Chủ nhiệm UBKTTƯ ĐCSVN là có cơ sở. Bởi nếu không phải là của con trai ông kễnh thì thử hỏi cả bộ máy có đập cho nó chết nhăn nhở từ vòng gửi xe không? Làm gì có chuyện “chưa đẻ đã làm quan” để nhận được dự án thi công từ tháng 2/2014 nhưng đến tháng 4/2014 thì công ty mới thành lập? Làm gì có chuyện nói theo cách nói dân gian là “Cứt một nơi bỏ gio một nơi” nhằm trấn lột tiền dân.
Tương tự, ai cũng rõ rằng trên mạng Internet lưu truyền một lá thư được cho là của Nông Thị Liên, con gái Nông Đức Mạnh, gửi các Ủy viên Bộ Chính trị đảng và công khai tố cáo Đỗ Huyền Tâm. Rằng Đỗ Huyền Tâm âm mưu quyến rũ anh chàng già dại gái mang họ Nông nhằm chiếm đoạt tài sản và cứu nguy cho cơ ngơi đứng trước sự sụp đổ và ả có nguy cơ vướng vòng lao lý như đồng đội là Châu Thị Thu Nga mới đây.
Tuy nhiên, số ả Tâm còn may, quả là như cha ông ta đã nói: “Ma lấy hồn không bằng… ồn lấy vía”, anh chàng già họ Nông đã bất chấp tất cả mọi ngăn cản, mọi lời thị phi để cưới ả.
Thế rồi để đền đáp công ơn đàn anh, Đinh La Thăng lúc bấy giờ làm Bộ trưởng GTVT đã dành cho mụ Tâm Dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ – chỉ láng lại lớp mặt đường cũ và… thu tiền. Thế là hàng ngàn tỉ đồng tiền dân đã lập tức được xác định có chủ trao tay cứu nguy cho Tập đoàn Minh Tâm trở thành hùng mạnh.
Chỉ với vài ví dụ nêu trên, người ta đã thấy được thực chất các dự án BOT là chiếc bẫy mà các nhóm lợi ích đã ngang nhiên áp đặt một cách trắng trợn trên đầu, trên cổ người dân.
Cái gọi là đại diện cho người dân đã không làm theo chức năng của họ, trái lại họ đã hùa vào với bên bán, để lấp liếm, giấu diếm và cuối cùng là trấn áp ông chủ – người dân trả tiền. Có lẽ phải có tên riêng cho dạng BOT này khi vào Việt Nam: BOT Việt Nam
Và khắp nơi trên đất nước này, cứ ra ngõ là gặp BOT thu tiền, hàng loạt trạm BOT đặt sai chỗ với mục đích lùa tất cả người dân vào rọ vẫn nghênh ngang tồn tại và ngày càng phát triển thách thức dư luận.
Nguyên nhân: Chế độ BOT
Đến đây, ta cần tìm hiểu xem cụ thể BOT có ý nghĩa gì? Theo định nghĩa thì BOT (viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao). Chính phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại.
Vậy thì theo đúng nghĩa, thì đây là sự thỏa thuận kiểu mua bán, sản phẩm là công trình, mà đối tượng trả tiền là người dân. Việc xây dựng, vận hành phải được đại diện của người dân (theo đúng nghĩa là nhà nước) thương lượng, kiểm tra, giám sát… đầy đủ để khi xây dựng bảo đảm nhất về chất lượng, giá thành, vận hành và thu tiền đúng nghĩa nhất cũng như khi chuyển giao có hiệu quả nhất.
Nhưng, ngược lại, cái gọi là đại diện cho người dân đã không làm theo chức năng của họ, trái lại họ đã hùa vào với bên bán, để lấp liếm, giấu diếm và cuối cùng là trấn áp ông chủ – người dân trả tiền. Có lẽ phải có tên riêng cho dạng BOT này khi vào Việt Nam: BOT Việt Nam
Câu hỏi đặt ra, là vì sao chính phủ, nhà nước ăn tiền lương của dân để bảo vệ lợi ích của dân, lại làm những điều ngược đời như vậy?
Xin thưa rằng: Nhà nước này, chế độ này cũng là một hình thức BOT Việt Nam đúng nghĩa.
Nếu BOTVN là một nhóm lợi ích cá nhân, được dựng lên bởi các mối quan hệ của các quan chức cộng sản và sân sau, ở đó, các quan chức tuồn dự án tiền nong để họ làm giàu và ăn chia với mình. Thì chế độ Cộng sản VN này cũng được dựng lên bởi một nhóm gọi là Phong trào Cộng sản quốc tế. Ở đó, họ cũng tuồn cho nhóm này tiền bạc, súng đạn nhằm cướp chính quyền về tay mình, và qua đó phụng sự lợi ích của phong trào Cộng sản quốc tế.
Nếu BOTVN được đưa vào nhằm trấn cướp của người dân làm giàu cho một nhóm lợi ích, và khi bị người dân phản ứng, được chế độ này bao che. Thì chế độ này cũng được đưa vào VN bởi những người Cộng sản, trấn lột của người dân mọi quyền lực, quyền lợi, thực hiện mọi cuộc chiến tranh và được hà hơi tiếp sức, bảo kê bởi hệ thống cộng sản đàn anh.
Nếu BOTVN luôn mồm “Vì lợi ích của người dân mà phục vụ” thì cũng không khác gì hệ thống cai trị hiện nay luôn “lấy lợi ích, hạnh phúc của người dân làm trọng”.
Nếu BOTVN bị phản ứng mà bao biện rằng: Chỉ có vài doanh nghiệp phản đối, còn lại đa số không ý kiến để lấp liếm sự tồn tại bất chính của mình. Thì Đảng CSVN cũng luôn mồm rằng “tuyệt đại đa số người dân tuyệt đối tin tưởng vào con đường mà đảng và bác đã chọn”. Dù chính đảng cũng thừa biết đó là con đường mù.
Nếu BOTVN lợi dụng sự thiếu minh bạch để thắng các dự án béo bở làm thiệt hại cho người dân, thì Đảng CSVN cũng cố tình thiếu minh bạch trong việc dựng lên một chính quyền chỉ nhằm phục vụ lợi ích của mình, thể hiện qua các cuộc bầu cử bỏ túi “Đảng cử, dân bầu” xưa nay.
Nếu BOTVN thắng thầu nhờ sân sau, nhờ hối lộ… thì chế độ CSVN cũng dựng lên nhà nước bằng con ông cháu cha, bằng mua đại biểu Quốc hội hết 30 tỷ đồng…
Nếu BOTVN lợi dụng sự đặc quyền đặc lợi, để thi công ăn bớt, để khai khống giá, làm đểu… để hống hách trong quản lý thì BOTVN chẳng khác gì “đảng ta” đã tạo ra một bộ máy chỉ biết tham nhũng và luôn trung thành với đảng, dù múa mép “đại diện cho dân” nhưng hùa vào bóp dân tận xương tủy nhằm vinh thân, phì gia.
Nếu BOTVN tuyên bố rằng nếu chuyển vị trí khỏi đường quốc lộ, họ sẽ trả dự án, thì đảng CSVN tuyên bố “sẽ không bao giờ từ bỏ vũ đài chính trị cho bất cứ một giai cấp nào khác, chỉ có thể bị lật đổ bằng bạo lực cách mạng”.
Nếu BOTVN công khai gian lận, ăn trên máu xương người dân theo dạng trấn lột nhưng lu loa là phục vụ nhu cầu người dân, thì đảng CSVN cũng ngang nhiên tự nhận là đầy tớ người dân, nhưng bóp cho ông chủ lè lưỡi trơ xương, và “nếu không cho tao phục vụ tao đánh bỏ mẹ”.
Vì những lẽ trên, việc chế độ, nhà nước CSVN quyết tâm bảo vệ BOT như “bảo vệ con ngươi của mắt mình” là điều không có gì lạ.
Chỉ khốn khổ dân tôi khi nạn BOT lan tràn chưa biết bao giờ dừng lại.
Và cơ đồ đất Việt chỉ còn là một sự hoang tàn, người dân Việt chỉ còn là một bầy trâu ngựa do đảng chăn dắt.
Hà Nội, Ngày 19/10/2017
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/bot-government-protect-bot-contractors-10192017093849.html
Các tài xế dùng tiền lẻ qua trạm thu phí
được mời lên làm việc
Khoảng 20 tài xế hôm thứ Năm 19 tháng 10 nhận được giấy mời lên làm việc với Cảnh sát giao thông Đồng Nai liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông qua khu vực trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hoà.
Giấy mời do thượng tá Võ Đình Thường, Phó phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Đồng Nai ký và buổi làm việc sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 10.
Theo tượng tá Võ Đình Thường, bằng những hình ảnh và dữ liệu đã được ghi lại tại trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hoà, các tài xế sẽ được hướng dẫn những việc làm đúng, sai để rút kinh nghiệm.
Tin cho biết giấy mời này được đưa ra sau khi UBND tỉnh Đồng Nai có buổi họp nhằm mục đích đưa trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hoà hoạt động trở lại.
Trạm thu phí này đã dừng hoạt động hơn tháng qua vì nhiều tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối vị trí đặt trạm không hợp lý và mức thu phí quá cao.
Vì sao Việt Nam gia tăng đàn áp người hoạt động dân chủ?
‘Hãy ngưng ngay đàn áp tại Việt Nam’ là kêu gọi do liên minh gồm 10 tổ chức của các nhóm nhân quyền Việt Nam cùng quốc tế đưa ra với chính quyền Việt Nam vào ngày 16 tháng 10.
Nội dung nêu rõ trong nước đang diễn ra một chiến dịch đàn áp chưa từng có đối với quyền tự do biểu đạt từ đầu năm 2017 đến nay.
Các nhà đấu tranh dân chủ và bất đồng chính kiến trong nước có nhận định gì về sự gia tăng đàn áp này?
Một kế hoạch đã có từ đầu năm 2017
Bản thông cáo báo chí mang tên Stop the Crackdown in Vietnam – Ngưng Ngay Đàn Áp tại Việt Nam ghi nhận tính cho đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ hoặc buộc phải đi lưu vong ít nhất 25 nhà hoạt động ôn hòa và blogger. Trong đó cũng nêu rõ tên của những người đang thụ án hoặc đang bị giam giữ như bà Trần Thị Nga, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và luật sư Nguyễn Văn Đài.
Một diễn biến mới nhất là ngày 18 tháng 10, cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành bắt giữ khẩn cấp cô Trần Thị Xuân, 41 tuổi, người thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tĩnh Hà Tĩnh với cáo buộc ‘hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Nhận định về nguyên nhân của sự gia tăng đàn áp này, nhà hoạt động Chu Mạnh Sơn cho biết theo anh, đây là một kế hoạch đã có từ đầu năm 2017 của nhà cầm quyền Việt Nam.
“Kể từ đầu năm 2017 trở lại đây, số lượng đàn áp, bắt bớ đã gia tăng lên. Đặc biệt trong khoảng thời gian này rất nhiều anh em đã bị bắt. Riêng ở Nghệ An, 1 số anh em đã bị bắt rồi như chú Lê Đình Lượng, Hoàng Bình, những người liên quan đến hoạt động môi trường thì đã bị bắt và bị khởi tố cũng như bị truy nã. Trong thời gian hiện tại, có 1 số anh em khác đã bị nhà cầm quyền bao vây, cho công an theo dõi, bố ráp quanh khu vực.
Điều đó chứng tỏ họ đã quyết tâm sẽ dập tan những người bất đồng chính kiến và họ đang gia tăng khủng bố tinh thần rất trầm trọng.”
Trong thời gian hiện tại, có 1 số anh em khác đã bị nhà cầm quyền bao vây, cho công an theo dõi, bố ráp quanh khu vực.
Điều đó chứng tỏ họ đã quyết tâm sẽ dập tan những người bất đồng chính kiến và họ đang gia tăng khủng bố tinh thần rất trầm trọng. – Chu Mạnh Sơn
Nhà hoạt động Chu Mạnh Sơn nhấn mạnh thêm nhà cầm quyền Việt Nam đã có ý định đàn áp không chỉ ở miền Trung mà trên cả nước. Theo lời anh Sơn, đặc biệt ở miền Trung, bắt đầu năm 2017, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng như Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, trưởng công an tỉnh Nghệ An đã ra 1 thông báo là sẽ đập tan các ổ nhóm phản động, nhất là khu vực miền Trung, Nghệ An.
Nhắc lại diễn biến vào ngày 27 tháng 9, tại Nghệ An, cựu tù chính trị Nguyễn Viết Dũng bị bắt khi đang ăn cơm trưa cùng một số bạn hữu gần giáo xứ Song Ngọc, tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Kỳ họp APEC?
Bên cạnh đó, mạng xã hội trong nước những tuần qua liên tục đăng tải thông tin về những người bày tỏ chính kiến bị đàn áp, sách nhiễu. Phổ biến nhất là họ nhận được giấy triệu tập, hay còn gọi là giấy mời, như trường hợp của nhà hoạt động Khúc Thừa Sơn ở Đà Nẵng, cựu tù chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng vào ngày 18 tháng 10 bị cơ quan chức năng mời đi làm việc với nội dung được nêu rõ trong giấy mời là ‘trả lời và trình bày rõ các vấn đề có liên quan đến vụ án ‘Nguyễn Văn Đài’.
Có một lý do khác dẫn đến sự gia tăng đàn áp này được nhà hoạt động Chu Mạnh Sơn chia sẻ.
“Theo tôi nghĩ có thể là sau hội nghị Trung ương 6 lần thứ 12 và để chuẩn bị cho kỳ họp APEC vào tháng 11 năm 2017 tới đây, họ lo sợ những nhà hoạt động nhân quyền cũng như những người đấu tranh trong nước sẽ có những hành động gì để gây trở ngại nên họ gia tăng đàn áp.”
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng, từ Hà Nội cho RFA biết cá nhân anh có một suy nghĩ khác, không hẳn là vì lý do hội nghị APEC sắp diễn ra vào tháng 11 sắp đến.
“Cũng có nhiều người nói rằng do APEC nhưng tôi nghĩ đấy không phải là lý do chính.
Theo tôi lý do chính ở đây là có 2 vấn đề. Thứ nhất, chính quyền Nghệ An và Hà Tĩnh đang ráo riết khủng bố và bắt giữ người lên tiếng phản đối Formosa và những người hoạt động xã hội phản đối lại họ.
Lý do thứ hai tôi thấy phần lớn các anh em bị bắt có sinh hoạt trong 1 số hội nhóm mà cũng từng bị bắt trước đây như Hội Anh Em Dân Chủ hoặc là 14 thanh niên công giáo.
Đợt này theo quan điểm cá nhân của tôi không hẳn là do APEC. APEC chỉ là vấn đề phụ.”
Cũng có nhiều người nói rằng do APEC nhưng tôi nghĩ đấy không phải là lý do chính – Lã Việt Dũng
Theo quan điểm nhà hoạt động Lã Việt Dũng chia sẻ, khi một thành viên của một hội nhóm bị bắt thì những thành viên sẽ bị bắt theo. Điển hình là sự việc của cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc, thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, bị bắt ở Thái Bình vào sáng ngày 1 tháng 9.
Chỉ trong vòng khoảng hơn 1 tháng qua, Việt Nam đã tiến hành bắt giam và khởi tố 5 thành viên và 1 cựu thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ theo điều 79, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, bao gồm Mục sư Nguyễn Trong Tôn, Nhà báo tự do Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Luật sư Nguyễn Bắc truyển, ông Nguyễn Văn Túc, ông Lê Đình Lượng.
Một chuyện mà những ai theo dõi tình hình chính trị Việt Nam đều có thể biết, Hội Anh Em Dân Chủ là một tổ chức xã hội dân sự do Luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập.
Hiện tại, luật sư Nguyễn Văn Đài đang bị bắt giam với cáo buộc vi phạm điều 88 Bộ luật Hình Sự, tuyên truyền chống nhà nước. Hôm 30 tháng 7 vừa qua, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An đã ra quyết định truy tố thêm tội danh theo điều 79.
Không đưa ra một nguyên nhân cụ thể như nhà hoạt động Chu Mạnh Sơn và Lã Việt Dũng, cựu tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình có nhận định chung về hiện trạng này.
“Khi mà nhà cầm quyền họ cảm thấy nó có 1 điều gì đó ảnh hưởng sự sống còn của họ thì buộc lòng họ bắt người này, bắt người nọ.”
Do đó, theo nhà hoạt động Lã Việt Dũng, rất khó để dự đoán được sự gia tăng đàn áp của nhà cầm quyền sẽ như thế nào trong tương lai, cũng như còn bao nhiêu người nữa sẽ bị bắt giữ. Đặc biệt, ông nói rằng tình hình chính trị thế giới nói chung và trong nước nói riêng hoàn toàn không thuận lợi cho phong trào đấu tranh dân chủ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Why-vn-increases-crackdown-the-activist-10182017123513.html
Luật sư Schlagenhauf ‘theo dõi sát vụ ông Thanh’
Sau khi có tin ông Trịnh Xuân Thanh đã được tiếp xúc với một luật sư Việt Nam, luật sư của ông tại Đức, Petra Schlagenhauf cho biết bà vẫn theo dõi sát thủ tục tố tụng đối với ông Thanh và ‘giữ liên lạc với gia đình thân chủ’.
Trả lời BBC hôm 18/10, bà Schlagenhauf xác nhận rằng “lần đầu tiên, cách đây vài hôm, hồi tuần trước” kể từ khi bị giam giữ tới nay, ông Thanh đã được gặp luật sư người Việt.
Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ diễn ra “dưới sự giám sát”, và luật sư người Việt do gia đình ông Thanh mời đã “không được trao đổi riêng” với thân chủ, bà Petra Isabel Schlagenhauf nói với BBC Tiếng Việt.
Bàn tròn thứ Năm: Đại hội 19 Đảng CSTQ khai mạc – bình luận, phân tích
Báo VN lược bỏ lời Phó Đại sứ Đức
Đức thải nhân viên, trả xe ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’
Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?
Ông Trịnh Xuân Thanh ‘không mắc sai phạm gì’?
Ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu quan chức Việt Nam, là người mà phía Việt Nam nói đã “tự nguyện về nước đầu thú” trong lúc Đức nói bị bắt cóc ở Berlin đưa về Hà Nội hồi cuối tháng 7.
‘Sức khỏe tốt hơn trước’
“Tôi được biết là sức khoẻ ông Trịnh Xuân Thanh có phần tốt hơn trước, trông không thảm hại như lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình hôm 3/8,” bà luật sư người Đức nói. “Trước đó chẳng bao giờ trông ông ấy như vậy.”
Bà cũng bình luận thêm rằng theo nhận xét cá nhân của bà thì ông Trịnh Xuân Thanh tại thời điểm “thảm hại” đó rất có thể “bị đánh thuốc phiện, hoá chất hay bị hành hạ thế nào đó khá khủng khiếp”.
Nói về trình tự tố tụng hình sự của vụ này, bà Schlagenhauf nói bà trong tư cách là một luật sư Đức “không thể đóng vai trò luật sư ở Việt Nam” và do đó bà “không liên hệ trực tiếp với các cơ quan công quyền Việt Nam”.
Tuy nhiên, là đại diện pháp lý của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Schlagenhauf nói bà vẫn giữ liên lạc thường xuyên với gia đình thân chủ.
Nguyện vọng của gia đình cho đến nay, bà nói, vẫn là “mong ông Thanh được thả ra và được trở lại Đức để theo đuổi thủ tục xin tị nạn”.
Vai trò của tôi bây giờ là duy trì liên lạc giữa gia đình ông Thanh với các cơ quan chức năng của Đức, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết mà mình có thể thu đượcLS Schlangenhauf
“Vai trò của tôi bây giờ là duy trì liên lạc giữa gia đình ông Thanh với các cơ quan chức năng của Đức, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết mà mình có thể thu được,” bà giải thích.
“Theo tôi, điều quan trọng là [các luật sư Việt Nam và chúng tôi] phải giữ liên lạc với nhau, theo dõi sát sao xem ông Thanh sẽ bị truy tố chính xác về điều gì, sau đó có sự bàn bạc và các luật sư tại chỗ sẽ quyết định phải phản ứng như thế nào.”
“Đà điểu rúc đầu xuống cát”
Bình luận về những gì xảy ra sau vụ việc vốn đã làm bùng lên căng thẳng ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội từ gần ba tháng qua, bà luật sư cho rằng phía Việt Nam đang sai lầm.
Việt Nam và hai bài học quá đắt
Xe ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ có vết máu?
Bình luận đặc biệt về vụ trục xuất mới nhất của Đức
“Những gì phía Việt Nam làm để tiếp tục cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú, thì tất cả mọi người thậm chí cho tới cả chính phủ Việt Nam đều rõ rằng hoàn toàn chỉ là sự lừa dối.”
“Việt Nam đang diễn cái màn mà người Đức chúng tôi gọi nôm na là ‘đà điểu rúc đầu xuống cát’, nhắm mắt lại không muốn nhìn thấy, coi như không thấy những gì đang diễn ra xung quanh. Đó là một nhầm lẫn lớn.”
“Nhà chức trách Đức ngay từ đầu đã biết rất rõ, đó là một vụ bắt cóc. Có các nhân chứng khách quan, có rất nhiều chứng cứ liên quan để chắc chắn rằng ai là người đã tiến hành bắt cóc, vụ việc được tiến hành ra sao, ông Trịnh Xuân Thanh đã được đưa về Việt Nam như thế nào.”
“Cơ quan điều tra của Berlin đã có một cái nhìn tổng quát tương đối chính xác về toàn bộ sự việc đã xảy ra, từ đó có kết luận về những cá nhân có liên quan, đặc biệt trong số đó có một người Việt đã bị bắt ở Prague, được chuyển giao cho Đức giam giữ ở Berlin để phục vụ cuộc điều tra và truy cứu trách nhiệm.”
“Vào ngày 10/8/2017, vụ bắt cóc đã được [cơ quan điều tra của Berlin] chuyển giao lên Viện Công tố Liên bang. Đây là cơ quan điều tra cao nhất của Đức chuyên phụ trách các vụ việc đặc biệt trầm trọng.”
“Cũng bởi vụ việc này liên quan đến nghi ngờ về hoạt động gián điệp của Việt Nam tại Đức nên các các nhà điều tra có năng lực đã được huy động vào cuộc.”
Việc điều tra của cảnh sát Đức hiện vẫn đang được tiến hành, bà Schlagenhauf cho biết.
Những “sai lầm” của Việt Nam trong việc “ra tay dưới một hình thức mà ở tầm quan hệ giữa các quốc gia chẳng ai làm” rồi sau đó làm “đà điểu rúc đầu”, bà Schlagenhauf nói, đã dẫn đến những phản ứng giận dữ ngày càng tăng từ phía Đức.
Cho đến nay, Đức đã trục xuất hai nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, rồi tiếp đến là việc tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược vốn đã được thiết lập từ 2011, và ngưng ký kết triển khai các dự án mới với Việt Nam.
Phía Đức đã yêu cầu Việt Nam phải để ông Trịnh Xuân Thanh được quay trở lại Đức để xét hồ sơ theo đúng trình tự pháp lý.
Yêu cầu trên đến nay chưa được đáp ứng, trong lúc các hồi đáp của chính phủ Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh là “vô căn cứ và không đầy đủ”, một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức nói với BBC hôm 9/10.
“Đây là một vụ việc hy hữu, chỉ có thể so sánh với những gì từng diễn ra trong thời Chiến tranh Lạnh, khi các cơ quan tình báo các nước từng làm những việc như vậy,” bà Schlagenhauf dẫn lời tuyên bố hôm 2/8/2017 của Bộ Ngoại giao Đức. “Nó vượt ra khỏi hẳn sự tưởng tượng của chúng tôi.”
“Đặc biệt nó lại diễn ra không lâu sau khi phía Việt Nam đề nghị Đức cho dẫn độ ông Thanh về Việt Nam trong cuộc gặp ở Hamburg giữa thủ tướng hai nước nhân hội nghị G20.”
“Phía Đức đã giải thích là phải tiến hành theo trình tự luật định, còn phía Việt Nam đã không chấp nhận chờ đợi để rồi phạm luật, ra tay dưới một hình thức mà ở tầm quan hệ giữa các quốc gia chẳng ai làm như vậy cả.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41675245
Lập Viện Đạo đức học ‘như dán cao chữa ung thư’
Một cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng ở Hà Nội đề xuất lập Viện Đạo đức học để “dạy những chuẩn mực trong Đảng” nhưng một cựu cán bộ Ban Dân vận Trung ương nói với BBC rằng việc này “như dán cao chữa ung thư.”
Ông Nguyễn Trọng Phúc, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng được truyền thông Việt Nam dẫn lời nhắc lại những “căn bệnh nguy hiểm” của đảng viên theo lời Hồ Chí Minh và nói thêm:
“Để huấn luyện được cán bộ, tôi đề nghị lập Viện Đạo đức học, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Viện sẽ dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong Đảng. Giảng viên thì phải tuyển chọn những người mẫu mực.”
“Hai cơ quan phụ trách viện nên là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Trung ương,” VnExpress dẫn lời ông Phúc.
Bàn tròn thứ Năm: Đại hội 19 Đảng CSTQ khai mạc – bình luận, phân tích
‘Không hẳn giảm quan tham là tăng nhân tài’
Thủ tướng Việt Nam ‘trăn trở’ vì cán bộ ‘phô trương’
GS. TS. Nguyễn Trọng Phúc nói về một đảng và dân chủ ở VN
‘Ru ngủ’
Ý tưởng này đã gây ra nhiều bình luận trên mạng xã hội.
Hôm 19/10, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói: “Bàn về vấn đề đạo đức của người dân và quan chức là quan tâm lớn của toàn xã hội vì đạo đức hiện nay suy đồi lắm.”
Thành lập một viện về đạo đức để giải quyết những vấn đề trầm kha như vậy như dán cao chữa bệnh ung thư, vừa tốn kém, vừa hời hợt và chỉ mang tính hình thức.Nguyễn Khắc Mai
“Tuy nhiên, việc thành lập một viện về đạo đức để giải quyết những vấn đề trầm kha như vậy như dán cao chữa bệnh ung thư, vừa tốn kém, vừa hời hợt và chỉ mang tính hình thức. Tôi phản đối đề xuất này.”
“Lâu nay, các đảng viên, nếu họ muốn thực sự học về đạo đức thì đã có Điều lệ Đảng. Trước những bức xúc của xã hội về đạo đức cán bộ suy thoái trầm trọng mà giải pháp là cho thành lập viện đạo đức mang tính hình thức như thế theo tôi chỉ nhằm để đánh lừa, ru ngủ công luận và làm gia tăng tiến sĩ giấy mà thôi.”
“Theo tôi, muốn tăng cường đạo đức cán bộ thật sự, nhất là cán bộ Đảng, cần làm cách khác, thực chất hơn. Ví dụ như cải cách chế độ, sửa lại hệ thống luật pháp cho văn minh, minh bạch. Ai từ ông Nguyễn Phú Trọng trở xuống có sai phạm đều cần xét xử đích đáng, sai phạm nghiện trọng thì loại khỏi hàng ngũ Đảng.”
“Còn nếu muốn tăng cường đạo đức để chống tham nhũng thì cứ áp dụng ba giải pháp chính mà thế giới người ta đang làm, gồm cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cảnh sát văn minh và có tự do báo chí.”
Tinh gọn hệ thống chính trị VN: Làm được không?
Nghị quyết ‘tự diễn biến’ bế tắc về lý luận?
Cùng ngày, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nói với BBC: “Tôi chưa nắm thông tin về việc đề xuất lập Viện Đạo đức học nên chưa thể bình luận.”
Theo báo Nhân Dân, trong phiên tiếp xúc cử tri ở Hà Nội hôm 12/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Hồ Chí Minh từng nói nhiều về tư cách người cách mệnh và coi đức là gốc của người cán bộ cách mạng. Ðảng cũng đã có nhiều nghị quyết về công tác cán bộ.”
“Chúng ta làm quyết liệt, xử lý nghiêm minh cán bộ sai phạm, nhưng rất nhân văn. Xét xử phải thấu lý, đạt tình, để cảnh báo răn đe; song còn mở đường cho người sai phạm sửa chữa, còn đường tiến. Tất cả cùng vào cuộc, không được ai đứng ngoài, phải tự giác sửa mình, bình tĩnh làm cho hiệu quả, không gây xáo trộn.”
Hồi tháng 7/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được báo Thanh Niên dẫn lời: “Tôi rất trăn trở khi nghe các thông tin về lối sống phô trương, lãng phí, gây nhiều phản cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một vài tỉnh miền núi của chúng ta”.
“Chính những cán bộ đó đang làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh ở địa phương, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và sự phát triển chung, trong khi đó, chúng ta vô cùng xúc động trước tinh thần hi sinh, những câu chuyện rất cảm động về các thầy giáo, cô giáo ở vùng cao vượt qua mưa lũ đến trường, luôn một lòng vì các em, vì thế hệ tương lai của vùng cao mà không quản ngại, lùi bước trước bất kỳ khó khăn, gian khổ nào.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41675867
Các doanh nghiệp bị thiệt hại do Formosa
vẫn chưa được bồi thường
Ngày 17/10 vừa qua, Việt Nam cho biết đã bồi thường 97,4% số tiền thiệt hại cho các nạn nhân chịu tác động của thảm họa môi trường Formosa xảy ra vào tháng 4 năm ngoái tại các tỉnh Bắc Trung bộ.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói rõ là tính đến ngày 4/10, số tiền các tỉnh bồi thường cho người dân đạt gần 6.200 tỷ đồng. Những hộ chưa được bồi thường là do không có mặt ở địa phương hoặc chờ giải quyết khiếu nại.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thì nói rằng đến thời điểm kết thúc mà chưa chi trả xong thì gửi ngân hàng để khi nào bà con về thì đền bù cho họ.
RFA trao đổi với ông Anh, chủ cơ sở hải sản đông lạnh Tuyết Anh, một doanh nghiệp lớn ở Lộc Hà, Hà Tĩnh. Ông Anh cho biết hơn một năm nay ông nộp đơn từ khắp nơi kêu cứu mà vẫn chưa được một đồng bồi thường:
Chưa được đồng nào. Nó cứ lừa lên lừa xuống, nó đẩy kiểu nó, nói kiểu kia. Chưa được một nghìn nào mà thiệt hại rất lớn.
Ra Bộ nộp đơn thì họ bảo về tỉnh hỏi. Tỉnh thì bảo giờ đang kiến nghị ngoài Trung ương.
Tiền đó là tiền của dân thì phải bồi thường cho dân chứ.
Trước mình tự kê khai rồi nó kiểm đếm, chốt sổ và niêm phong. Bây giờ phải mở niêm phong bán mà bán cũng không được. Nó bị thối, hư hỏng hết cả rồi.
Ra Bộ nộp đơn thì họ bảo về tỉnh hỏi. Tỉnh thì bảo giờ đang kiến nghị ngoài Trung ương.
– Dân Hà Tĩnh
Theo lời ông Anh thì năm ngoái đích thân Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, cùng Chủ Nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đến thị sát khu vực Lộc Hà sau khi thảm họa xảy ra, và có ghé thăm cơ sở của ông. Cả hai lãnh đạo cao cấp đều hứa với người dân rằng Chính phủ sẽ có biện pháp chỉ đạo giải quyết thỏa đáng cho người dân. Tuy nhiên từ bấy đến nay đâu vẫn hoàn đó.
Ông Anh nói rằng nhiều trường hợp giống gia đình ông phải cho con nghỉ học đi đến cơ quan chức năng cầu cứu. Nợ nần ngân hàng và nợ dân tới gần chục tỷ đồng và họ dọa nếu không trả sẽ giết gia đình ông.
Ông cho biết hoàn cảnh gia đình hiện tại:
Rất khó khăn. Hầu như không phải mình vợ chồng anh mà nhiều gia đình bị như vậy. Những trường hợp vấp ngã như anh bây giờ triệt hẳn [con đường sống] và nói chung là khốn đốn đến cùng luôn.
Bây giờ không có đồng vốn để khôi phục lại nghề nghiệp mà hoàn toàn mất trắng luôn.
Chúng tôi cũng liên lạc với bà Huynh, một ngư dân tỉnh Quảng Bình, để hỏi về tình hình bồi thường tại khu vực này. Bà Huynh cho biết bản thân bà đã được đền bù với số tiền hơn 17 triệu đồng. Ngoài ra, bà nhận thấy hầu hết các ngư dân bám biển đều được bồi thường, duy chỉ có những hộ kinh doanh đông lạnh hoặc hàng khô là chưa được.
Nhưng bà Huynh nói rõ rằng số tiền này không thỏa đáng so với những thiệt hại, mất mát của bà con:
Trong một năm dân tiêu thu biết bao nhiêu tiền, mà 17 triệu không đáng gì với họ.
Giờ hàng hóa đầy ắp trong nhà mà không tiêu thụ được. Nhà nước cho được 34 triệu [cho hai vợ chồng bà] thì ăn trong 2 tháng là hết.
Sau này buôn bán cái gì không biết nữa. Nghề biển cũng mất mùa không làm được. Khổ quá!
Tại một địa phương khác cũng trong diện chịu thiệt hại là tỉnh Quảng Trị. Người dân nói với chúng tôi những điều tương tự, đó là hầu hết ngư dân đã được bồi thường, tuy nhiên những chủ cơ sở hải sản khô và đông lạnh lại “chưa được một đồng nào”.
Gia đình chị Mỹ ở Quảng Trị cũng được bồi thường 17 triệu 460 ngàn vào tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi chị có hài lòng với số tiền này không, chị Mỹ nói:
Không thỏa đáng tại vì nhà chị làm lò hấp sấy cá, cũng buôn bán bị thiệt hại nhưng không thấy Nhà nước hỗ trợ. Nhà chị cũng đưa đơn đề nghị Trung ương bồi thường hấp sấy cá.
Giờ không đi biển được vì đi biển không có gì. Lò hấp cũng để không vậy đó. Nói chung hoàn cảnh khó khăn lắm vì có làm gì ra tiền đâu. Đi biển không được, ở nhà không có cá mà sấy.
Giờ hàng hóa đầy ắp trong nhà mà không tiêu thụ được. Nhà nước cho hai vợ chồng được 34 triệu thì ăn trong 2 tháng là hết.
– Dân Quảng Bình
RFA cũng liên hệ với chị Thương, một chủ cơ sở kinh doanh hải sản ở tỉnh Quảng Trị để xác minh thông tin họ không được bồi thường. Chị Thương cho biết cách đây mấy tháng chính quyền về cân đo hải sản của nhà chị và hứa rằng sẽ quay trở lại tịch thu và bồi thường. Tuy nhiên, đã trễ hẹn mà không thấy bóng dáng một cơ quan chức năng nào tới:
Lò hấp cá và kho đông của chị Nhà nước chưa bồi thường gì hết. Cá hai ba trăm thùng mà Nhà nước chưa về múc. Bữa trước họ hứa là trong nội tháng 7 họ sẽ đưa xe về họ múc. Mà giờ sắp hết tháng 10 rồi mà chưa thấy nhúc nhích.
Cá thì chết mà để lâu chạy [tủ đông] thì tốn tiền điện mà không chạy thì thối.
Từ một gia đình kinh doanh khá giả, sau thảm họa nhà chị lâm vào cảnh hết sức khó khăn, nợ nần chồng chất và phải đi hái cà phê thuê để kiếm sống qua ngày.
RFA đã liên lạc với Công ty Formosa Hà Tĩnh để hỏi thông tin về bồi thường nhưng đại diện phát ngôn báo chí của Formosa cho biết như sau:
Xin lỗi em không biết thông tin này. Em cũng là nhân viên nhỏ cấp dưới thôi nên không biết. Vấn đề chị hỏi em cũng không rõ.
Khi được yêu cầu cho gặp lãnh đạo, anh này nói rằng lãnh đạo công ty không trả lời báo chí.
Chúng tôi cũng liên lạc với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình để hỏi về chuyện bồi thường cho các cơ sở kinh doanh hải sản. Tuy nhiên, sau khi đặt vấn đề họ đều cúp máy.
Thảm họa môi trường Formosa xảy ra hồi tháng 4 năm ngoái làm cá, hải sản chết hàng loạt nổi trắng bờ biển 4 tỉnh Bắc trung bộ, khiến hàng trăm ngàn người dân mất sinh kế.
Công ty Formosa sau đó đã thừa nhận trách nhiệm và giao cho Chính phủ khoản tiền bồi thường 500 triệu đô la. Kể từ đó đến nay hàng loạt các cuộc biểu tình nổi lên vì người dân bất mãn với chính sách bồi thường họ cho là bất công của Nhà nước. Điển hình là vụ việc hôm mùng 2 tháng 10 năm ngoái, hàng ngàn người dân Hà Tĩnh tụ tập trước cổng công ty yêu cầu phải đóng cửa.
Tháng 4 vừa rồi, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu phải dứt điểm công tác bồi thường nạn nhân Formosa vào ngày 30/6/2017.
Cần 1 tỉ USD để giải phóng mặt bằng xây sân bay Long Thành
Chính phủ Việt Nam nói rằng cần một số tiền trị giá 1 tỉ đô la Mỹ để giải phóng mặt bằng cần thiết cho việc xây dựng sân bay Long Thành.
Số tiền này tương đương hơn 23 ngàn tỉ đồng tiền Việt Nam, trong đó hơn 18 ngàn tỉ đồng dùng để bồi thường cho dân chúng, doanh nghiệp trong khu vực giải tỏa, và hơn bốn ngàn tỉ đồng dùng để xây dựng những khu nhà tái định cư.
Cũng theo số liệu do Chính phủ Việt Nam đưa ra, có đến 15 ngàn người sẽ rời nơi mình đang sinh sống để lấy đất xây dựng sân bay Long Thành.
Tất cả những thông tin này nằm trong một báo cáo mà Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội vào ngày khai mạc 20 tháng 10, năm 2017.
Sân bay Long Thành là một dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện, trị giá đến 8 tỉ đô la Mỹ nhằm thay thế cho sân bay Tân Sơn Nhất đang bị quá tải.
Cũng tin liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, báo chí Việt Nam cho biết là Bộ Quốc phòng đã giao đất có diện tích 7379 mét vuông cho Thành phố Hồ Chí Minh để xây cầu vượt, trạm xe điện ngầm, nhằm giải quyết nạn kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Xin được nhắc lại là cách đây vài tháng đã có tranh cãi liên quan đến việc giao đất do quân đội quản lý về cho Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có một sân golf nằm ở phía Bắc sân bay.
Khu vực 7379 mét vuông mà quân đội chính thức giao lại cho Thành phố Hồ Chí Minh nằm dọc theo đường Trường Chinh, viên theo phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất.
Hiện nay vẫn chưa có thông tin gì về việc sân golf Tân Sơn Nhất có giao lại cho Thành phố Hồ Chí Minh hay không.
Việt Nam chấp thuận vợ chồng có trên 2 đứa con
Việt Nam dự tính thay đổi chính sách sinh đẻ có kế hoạch, chấp thuận cho các cặp vợ chồng được quyền có trên 2 đứa con, đánh dấu lần đầu tiên có sự thay đổi như vừa nêu trong 50 năm qua.
Cụ thể, chính sách định hướng mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con trước đây, nay được vận động sinh đủ 2 con. Những vùng có mức sinh cao như Tây nguyên sẽ được vận động giảm xuống. Còn các khu vực có mức sinh thấp như thành phố Hồ Chí Minh hay đồng bằng Sông Cửu Long được khuyến khích nên sinh thêm con.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình, ông Nguyễn Văn Tân, tại buổi họp báo vào chiều ngày 17 tháng 10 cho biết đã có đề nghị từng bước sửa đổi theo hướng không xử phạt đảng viên nếu họ mong muốn có thêm 3 hay 4 đứa con.
Trả lời câu hỏi liệu chính sách dân số thay đổi sẽ gây ra tình trạng bùng nổ dân số trở lại hay không, ông Nguyễn Văn Tân nói rằng với tỉ lệ điều chỉnh như thế thì mức sinh của Việt Nam không có thay đổi lớn. Quy mô dân số đến năm 2030 sẽ ở mức 104 triệu người và tăng lên từ 113 đến 115 triệu người vào năm 2049.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình cũng cho biết đang phối hợp với Bộ Tư Pháp và 7 địa phương trong cả nước để sửa đổi các quy định không phù hợp với luật pháp là xử phạt những ai sinh con đứa thứ 3.
Trước thông tin chính sách dân số thay đổi như thế, nhiều người lên tiếng họ không quan tâm vì sinh bao nhiêu con là quyền của người dân.
Thành Phố Hồ Chí Minh muốn thu phí khách qua đêm
Mới đây, Sở Du lịch Tp. HCM vừa gửi công văn đề xuất với Ủy ban Nhân dân Thành phố đề nghị cho thu thêm 1 đô la Mỹ mỗi khách qua đêm . Mục đích được nói để tạo quỹ phát triển du lịch riêng cho thành phố.
Nhận xét và đánh giá của du khách
Bà Anna, một du khách người Nga từng du lịch nhiều nước Á – Âu cho biết, bà sẽ không đến Tp. HCM nếu khoản thu này thực sự được áp dụng. Theo bà thì khoản thu gây nên cảm giác thành phố không có lòng hiếu khách.
Anna: Không, không. Tôi không thích bởi vì đây không phải vấn đề về tiền bạc. Đây là vấn đề về thiện chí của bạn đối với du khách. Nếu chỉ vì tôi đến đây mà tôi bị tính phí thì nó đồng nghĩa với việc thành phố này không muốn sự có mặt của tôi nữa. Biểu hiện không có tính hiếu khách.
Dù đã du lịch qua khoảng 30- 40 quốc gia, Aiden đến từ Úc cho biết anh hoàn toàn chưa từng thấy khoản phí như vậy và cho biết nhiều người sẽ thấy khoản phí này không hợp lý.
Aiden: Tôi đã đến rất nhiều quốc gia rồi và không nhớ chính xác, khoảng 30-40 quốc gia gì đó. Nhưng chưa từng có một quốc gia nào tính loại phí đó cả. Hoàn toàn không có.
Tôi nghĩ còn tuỳ vô mỗi quốc gia và thành phố nếu họ muốn kiếm thêm tiền. Nếu thành phố muốn thì dĩ nhiên họ nên làm. Sẽ có rất nhiều người sẽ không muốn trả khoản tiền này, nên sẽ có rắc rối trong việc bắt mọi người chi ra khoản $1 đó.
Trong khi đó, những ý kiến khác mà phóng viên chúng tôi có dịp ghi nhận đều xoay quanh vẫn đề nguồn quỹ thu được từ loại phí đề xuất trên liệu có được sử dụng đúng mục đích hay không.
Ông Tom Lancaster đến từ Úc bày tỏ quan điểm cho rằng, thu phí như thế sẽ không công bằng đối với những người chọn nơi đây làm địa điểm du lịch. Tuy nhiên, nếu số tiền được dùng đúng mục đích thì cũng có thể chấp nhận được.
Tom Lancaster: Tôi đến Thái Lan 2 lần và một số quốc gia khác trên thế giới và không có nơi nào tính phí tôi vì tôi ở lại đó qua đêm tại thành phố cả, những nơi khác cũng vậy.
Nhưng tôi nghĩ nếu họ bỏ tiền vào việc phát triển du lịch, đó là ý tốt. Miễn là không bỏ vào túi chính phủ để chi cho việc khác là được.
Thomas, một du khách Pháp có hơn hai tuần trải nghiệm tại Việt Nam sau chuyến đi Đông Nam Á kéo dài vài tháng, cũng nhận định rằng chi phí này sẽ không thành vấn đề nếu như chúng thật sự được dành cho việc phát triển du lịch.
Nhưng tôi nghĩ nếu họ bỏ tiền vào việc phát triển du lịch, đó là ý tốt. Miễn là không bỏ vào túi chính phủ để chi cho việc khác là được.
– Tom Lancaster
Thomas: Ấn tượng đầu tiên của tôi là số tiền này không quá lớn. Chỉ là một số tiền nhỏ thôi. Theo tôi thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc người ta sẽ sử dụng chúng vào việc gì.
Nếu như việc tính phí này được sử dụng cho những mục đích tốt và quan trọng với người dân tại đây thì tại sao lại không thu. Tuy nhiên thì nếu tôi ở 7 ngày và phải trả $7…tôi cũng không rõ nữa. Tức là vấn đề nằm ở chỗ họ sẽ sử dụng số tiền này vào việc gì. Tôi thấy thế.
Mặc dù không phản đối, Thomas chia sẻ đây là lần đầu tiên anh nghe về loại phí này. Tại Pháp nơi anh sống, thuế du lịch sẽ được nộp vào ngân sách chung chứ không mang tính cục bộ cho từng địa phương.
Thomas: Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến việc đề xuất ra loại phí này. Thành phố muốn đánh thuế người du lịch….Tại vì ở Pháp những hoạt động du lịch sẽ bị đánh thuế nhưng nó sẽ được nộp vào ngân sách chung của Pháp. Tôi chưa bao giờ nghe việc sẽ đánh thuế riêng cho việc du lịch đặc biệt là tại một thành phố riêng như vậy.
Thomas có trải nghiệm tương đối tốt về độ thuận tiện khi du lịch tại thành phố trên phương diện giao thông. Anh cho biết việc di chuyển từ sân bay đến trung tâm thành phố bằng xe bus 109 khá rẻ và thuận tiện, do có nhân viên hướng dẫn bằng tiếng anh.
Tuy nhiên giao thông công cộng cũng là mảng mà theo anh, thành phố nên đầu tư vào nếu khoản phí thực sự được thu và chi cho sự phát triển du lịch của thành phố.
Thomas: …sẽ sử dụng số tiền này vào việc gì để phát triển du lịch tại đây? Giao thông công cộng. Với tôi, đây là chìa khoá cho một thành phố hạnh phúc. Thành phố duy nhất mà bạn có thể vui vẻ hạnh phúc là thành phố mà bạn có thể đi bộ được, hoặc là đi phương tiên công cộng được.
Tôi thấy tiếng ồn từ xe cộ, tiếng bóp kèn, v.v… rất là phiền. Do đó, thành phố nên đầu tư vào một hệ thống giao thông công cộng yên tĩnh, chẳng hạn như tàu điện, xe lửa, xe bus điện là tốt nhất để đi khắp thành phố. Đây cũng là điều mà thành phố cần phải cung cấp.
Du lịch lâu nay thường được mệnh danh là ‘ngành công nghiệp không khói’. Nhiều người thừa nhận Việt Nam có nhiều lợi thế trong lĩnh vực này khi có được những cảnh quan thiên nhiên mà hiếm nơi nào có được.
Tuy nhiên cách thức khai thác đến nay vẫn thiếu hiệu quả do nhiều chính sách bị chỉ ra là bất cập. Trong khi những tồn tại chưa được giải quyết, thì cơ quan chức năng như Sở Du Lịch thành phố Hồ Chí Minh lại đưa ra đề xuất vấp phải phản ứng như biện pháp thu thêm mỗi du khách chừng 1 đô la Mỹ khi ở lại qua đêm tại thành phố này.
Bộ Ngoại giao ở đâu
trong cán cân quyền lực chính trị Việt Nam
Kính Hòa RFA
Trong Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần thứ Sáu vừa diễn ra vào đầu tháng 10, 2017, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đọc một báo cáo về dân số. Sau khi hội nghị này kết thúc người ta lại thấy ông Phạm Bình Minh đi thị sát đê điều ở tỉnh Thanh Hóa, một việc không có liên quan gì tới ngành ngoại giao.
Nghi ngại về tương lại chính trị của Bộ trưởng Bộ ngoại giao
Theo dõi diễn tiến Hội nghị trung ương đảng lần thứ Sáu từ Pháp, ông Bùi Tín, cựu Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, cho rằng cái cách Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam xuất hiện trong hội nghị này là một việc rất trái khoáy:
“Chuyện trái khoáy, lẽ ra ông ấy là Bộ trưởng Bộ ngoại giao, ông ấy phải báo cáo những vấn đề nổi cộm nhất về ngoại giao, đó là mối quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức với Việt Nam. Không được báo cáo về ngoại giao nên giao cho ông ấy việc này để ông ấy có xuất hiện, có báo cáo chút ít.”
Ông Bùi Tín từng làm đến Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông đào thoát sang Pháp vào năm 1990, và sống lưu vong ở đó cho đến nay. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức mà ông Bùi Tín đề cập chính là việc nước Đức cáo buộc Việt Nam sang Đức bắt cóc một nghi phạm tham nhũng là ông Trịnh Xuân Thanh, đang xin qui chế tị nạn tại đây. Chính phủ Đức đã tuyên bố dừng lại những quan hệ chiến lược giữa hai quốc gia.
Tôi có cảm giác là nghi ngờ vai trò của ông Phạm Bình Minh trong thời gian tới, thậm chí nghi ngờ tương lai và vận mệnh chính trị của cá nhân ông.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng.
Một nhà quan sát trong nước là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, sống tại Sài Gòn lại thấy hình ảnh ông Phạm Bình Minh đọc báo cáo về dân số, giống với hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mấy chục năm về trước:
“Cách đây 40 năm, ông Võ Nguyên Giáp, ủy viên Bộ chính trị và cũng được coi là một vị tướng lẫy lừng, đã bị Bộ chính trị phân công phụ trách kế hoạch hóa gia đình. Hai sự kiện, một là của ông Võ Nguyên Giáp cách đây 40 năm, và ông Phạm Bình Minh hiện nay, làm cho tôi có cảm giác là nghi ngờ vai trò của ông Phạm Bình Minh trong thời gian tới, thậm chí nghi ngờ tương lai và vận mệnh chính trị của cá nhân ông.”
Ông Bùi Tín cũng đồng ý với nhận xét này, và ông còn đưa ra một lý do khác là ông Phạm Bình Minh là con trai của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người có quan niệm cứng rắn trong các quan hệ với Trung Quốc, không giống với một số người có quyền lực trong đảng.
Một nền ngoại giao trong cái bóng của đảng
Ông Phạm Bình Minh hiện là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên ông được vào cơ quan này chỉ mới từ khi Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng Hai năm 2016. Trước đó, năm 2011, ông bắt đầu đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao khi mới chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng, cơ quan bên dưới của Bộ chính trị.
Vào năm 2014, Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy khoa chính trị tại Đại học Oregon ở Mỹ, có nhận xét với đài RFA về vị thế của ông Phạm Bình Minh nếu ông được vào Bộ Chính trị.
“Hơn một chút, nhưng ông Phạm Bình Minh vẫn cô thế trong bộ chính trị. Bộ chính trị họ vẫn theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, mà đa số vẫn là những người bên công an, quân đội, đảng. Ông Phạm Bình Minh mà có vào được bộ chính trị thì có thể là có thêm một tiếng nói tốt nhưng mà cũng chưa đủ so với phía bên kia.”
Sau Đại hội đảng lần thứ 12, diễn ra đầu năm 2016, rất nhiều viên chức cao cấp của ngành công an và quân đội lên nắm quyền trong trung ương đảng lẫn bộ chính trị.
Trong thực tế cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều lần vai trò của Bộ Ngoại giao trở nên mờ nhạt bên cạnh các viên chức Đảng.
Trong thời gian đàm phán tại Paris để kết thúc chiến tranh Việt Nam, vào năm 1972, 1973, ông Xuân Thủy là Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc bấy giờ, nhưng mọi quyết định ngoại giao đều nằm trong tay ông Lê Đức Thọ, Trưởng Ban tổ chức trung ương Đảng.
Trong hai năm 2015, 2016, các viên chức đảng liên tục thực hiện những chuyến đi ngoại giao, đó là các ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, đến Hoa Kỳ.
Trong năm 2017, một viên chức cao cấp khác của đảng là ông Hoàng Bình Quân lại đến Hoa Kỳ nêu ra những vấn đề thương mại song phương. Ông Hoàng Bình Quân hiện phụ trách cơ quan đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cán bộ tầm trung trong Trung ương đảng cũng tỏ ra có vai trò trong việc có ý kiến bởi vì họ được xem, được nhìn những tài liệu mà bên ngoại giao chỉ có các quan chức cấp vụ mới biết.
-Ông Đặng Xương Hùng.
Giải thích với chúng tôi về cơ quan này, ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ nói rằng cũng giống như tất cả các cơ quan khác trong hệ thống song trùng Đảng-Nhà nước, lĩnh vực ngoại giao có Bộ ngoại giao của chính phủ và Ban đối ngoại trung ương của đảng. Theo ông Hùng cơ quan đối ngoại này, về nguyên tắc là trông coi mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khác, chứ không hẳn là thay cho Bộ ngoại giao, nhưng vì cơ quan này trực thuộc trực tiếp vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất đất nước, cho nên những người trong ban này cũng có thể xen vào công việc đối ngoại của quốc gia.
“Cán bộ tầm trung trong Trung ương đảng cũng tỏ ra có vai trò trong việc có ý kiến bởi vì họ được xem, được nhìn những tài liệu mà bên ngoại giao chỉ có các quan chức cấp vụ mới biết.”
Ông Đặng Xương Hùng và ông Bùi Tín đều cho rằng đã có những lúc Bộ ngoại giao Việt Nam rất mạnh trong cán cân quyền lực nội bộ của đảng cộng sản, như là dưới thời các ông Nguyễn Duy Trinh và Nguyễn Cơ Thạch. Nhưng, theo ông Hùng, kể từ khi ông Nguyễn Cơ Thạch bị thất sủng vì nêu ý kiến cứng rắn trong việc nối lại quan hệ với Trung Quốc trước Hội nghị Thành Đô, năm 1995, vai trò của Bộ Ngoại giao trở nên yếu đi so với các viên chức đảng.
Theo ông Đặng Xương Hùng, các viên chức ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thường không dám đưa ra những quyết định độc lập trong các vấn đề ngoại giao:
“Đánh một cái điện về trong nước, nói: đấy chuyện nó thế này, hướng xử lý thế nào. Có thể các ông ấy cũng gợi ra một vài ý cho trong nước. Rồi các ông ấy đợi ý kiến trong nước, khi có ý kiến trong nước rồi thì các ông ấy cứ rập khuôn mà nói. Không dại gì mà tỏ ra cầm đèn chạy trước ô tô trong các vấn đề đó. Những kinh nghiệm cầm đèn chạy trước ô tô, đối với cộng sản, đều là không phù hợp.”
Ông Hùng nói tiếp là dù sao các cơ quan ngoại giao Việt Nam cũng là nơi có thể có những ý tưởng mới, vì các viên chức ngoại giao là những người có tiếp xúc với những người khác nhau trên thế giới, với tầm nhìn không bị bó buộc.
Thực tế cho thấy là trong những thập niên gần đây, nhiều viên chức ngoại giao Việt Nam, từ cấp bộ trưởng cho đến các vị đại sứ được đào tạo từ các trường ngoại giao chuyên nghiệp của phương Tây, trong đó, con số tốt nghiệp từ các trường của Hoa Kỳ không phải là nhỏ. Nhưng, theo nhận xét của ông Đặng Xương Hùng, hiện tượng đó chưa hẳn là một chủ trương của đảng cộng sản, mà chỉ là nổ lực thăng tiến của bản thân những viên chức ngoại giao đó mà thôi.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/foreign-ministry-vietnam-role-10182017125928.html
Dân biểu Mỹ thăm VN, hứa hỗ trợ phát triển Tp. HCM.
Dân biểu Hoa Kỳ Ted Yoho, Chủ tịch tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, vừa dẫn đầu một đoàn nghị sĩ sang thăm Việt Nam.
Trong cuộc gặp gỡ với ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, tại thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 18/10, ông Yoho cho biết ông sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.
Báo Sài gòn Giải phóng trích lời dân biểu đảng Cộng hòa, đại diện bang Florida, nói Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ thành phố HCM trong việc phát triển đô thị, trong đó có xây dựng ‘đô thị thông minh’.
Theo trang Facebook của Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, ngoài dân biểu Ted Yoho, đoàn còn có nữ dân biểu Terri Sewell, đại diện đảng Dân chủ ở bang Alabama; dân biểu Paul Gosar, đảng Cộng hòa bang Arizona; và dân biểu David Cicilline, đảng Dân chủ, bang Rhode Island.
Trước đó tại Hà Nội vào chiều ngày 16/10, trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, dân biểu Yoho nói ông sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy giao thương, hợp tác văn hóa, thương mại, chia sẻ kinh nghiệm lập pháp, góp phần đưa mối quan hệ Đối tác toàn diện tiếp tục đạt được những thành công mới trên mọi phương diện trong thời gian tới.
Ông Phúc được báo chí trong nước nói Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, mong muốn “tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác toàn diện sâu sắc, thực chất, hiệu quả trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước”.
Báo Đất Việt cho biết ngày 17/10, ông Yoho cũng có một cuộc gặp với Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc Phòng Việt Nam tại Đà Nẵng và tham quan công trình xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng, do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc Phòng Việt Nam thực hiện.
Báo Tuổi trẻ cho biết, trong cuộc gặp tại Đà Nẵng, phía Việt Nam đề nghị Mỹ bảo đảm vốn ODA không hoàn lại để khắc phục ô nhiễm môi trường do chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh tại sân bay Biên Hòa, Phù Cát và các điểm nóng khác.
https://www.voatiengviet.com/a/dan-bieu-my-tham-vn-hua-ho-tro-phat-trien-tp-hcm/4077676.html
Thư gửi TT Trump áp lực Hà Nội tôn trọng nhân quyền
Các hội đoàn tại Việt Nam và Hoa Kỳ vừa gửi một bức thư chung đến Tòa Bạch Ốc hôm 17/10, bày tỏ mong muốn Tổng thống Donald Trump tăng áp lực lên chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo, khi ông đi thăm Hà Nội vào ngày 11/11 sắp tới.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, Hòa thượng Thích Không Tánh, đại diện cho Hội Đồng Liên tôn Việt Nam, cho VOA biết thêm về thông điệp của hội gửi cho nhà lãnh đạo Hoa Kỳ:
“Hội đồng Liên tôn Việt Nam cùng với Hội đồng Liên kết Quốc nội – Hải ngoại và một số quý cộng đồng người Việt Liên bang Hoa Kỳ ký chung một văn thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump, vì tin tưởng rằng ông không chỉ đặt nặng các quyền lợi kinh tế mà hy vọng rằng Tổng thống cũng sẽ nghĩ đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, và sự phát triển của các tổ chức xã hội tại Việt Nam.”
Bức thư bằng tiếng Anh dài ba trang, ngoài gửi cho Tòa Bạch Ốc, còn được gửi cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thư viết rằng 90 triệu người dân Việt Nam hiện đang sống dưới chế độ Cộng sản độc tài toàn trị, và trong 42 năm qua người dân đã bị tước mất quyền con người căn bản.
Nói chuyện với VOA hôm 17/10, ông Đoàn Hữu Định, nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington, D.C., Maryland và Virginia, cho biết Tòa Bạch Ốc đã phúc đáp, nói đã nhận được thư và sẽ cứu xét cẩn thận.
Cựu trụ trì chùa Liên trì ở quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, vốn bị chính quyền cưỡng chế hồi năm ngoái mong Tổng thống Trump sẽ lưu tâm đến vấn đề vi phạm tư do tôn giáo khi tới thăm Hà Nội:
“Tổng thống Mỹ nên lưu ý đến việc vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam, cũng như rất nhiều nhà tranh đấu vì tự do dân chủ, nhân quyền bị bắt giam, tù đày, do chế độ độc tài toàn trị đàn áp rất nặng nề.”
Từ California, ông Trần Viết Hùng, Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên kết Quốc nội và Hải ngoại Việt Nam cho biết một trong các ý kiến đề xuất hội:
“Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Trump đưa Việt Nam vào danh sách Các Quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt – CPC, và trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị một cách vô điều kiện.”
Ngoài sự kiện cưỡng chế chùa Liên trì, bức thư của các hội đoàn người Việt còn nhắc tới việc các đan sĩ ở Thiền viện Thiên An ở Thừa Thiên Huế, bị chính quyền tấn công, tòa Thánh Cao Đài Tuy An tỉnh Phú Yên bị phá hủy.
Tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ “chiến lược” với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhưng cũng sẽ áp lực chính quyền Hà Nội tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo, ông Hùng kỳ vọng rằng các giá trị tự do của người Mỹ luôn được tôn trọng:
“Hoa Kỳ luôn luôn đặt quyền lợi quốc gia lên hàng đầu, nhưng Hoa Kỳ là một quốc gia luôn luôn cổ vũ cho nền tự do dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền.”
Vào tháng 4 năm nay, trong phúc trình thường niên 2017 về tình trạng tự do tôn giáo tại một số nước, Ủy ban về Tự do Tôn Giáo quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) nói Việt Nam nằm trong số 6 nước bị ủy ban này đề nghị đưa vào danh sách CPC, tức danh sách đáng quan tâm về tự do tôn giáo.
Cũng trong phúc trình này, USCIRF kêu gọi Quốc Hội và chính quyền của Tổng thống Trump kiên trì nhấn mạnh với mọi quốc gia về tầm quan trọng của tự do tôn giáo cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, thông qua tuyên bố chung, hoặc trong những cuộc gặp gỡ chính thức hay riêng tư.
Tòa Bạch Ốc hôm 16/10 ra thông cáo cho biết Tổng thống Trump sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng vào ngày 10/11, và thăm chính thức Hà Nội, gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam vào ngày 11/11, kể cả Chủ tịch Trần Đại Quang.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-gui-tt-trump-ap-luc-hanoi-ton-trong-nhan-quyen/4077610.html
Cờ vàng sẽ được treo ở Úc bất chấp phản đối của Việt Nam
Một hội đồng thành phố ở Adelaide bên Úc đã biểu quyết cho treo cờ Việt Nam Cộng hòa ở đây mặc dù đã được cảnh báo rằng chính phủ Việt Nam có thể phản ứng gay gắt trước quyết định này.
Hai trang mạng tin tức của Úc, news.com.au và adelaide.com.au, cho biết theo yêu cầu của cộng đồng người Việt ở đây trong năm nay, Hội đồng thành phố Port Adelaide Enfield ở tiểu bang Nam Úc đã thông qua khoản tiền 5.000 đô la để xây dựng 2 cột cờ, 1 cho cờ vàng của Việt Nam Cộng Hoà và 1 cho quốc kỳ Úc.
Chính phủ Việt Nam đã có phản ứng mạnh mẽ trước quyết định này. Tháng 8 năm nay, Hà nội đã gửi thư yêu cầu hội đồng thành phố “ngừng tiến hành một quyết định không đúng đắn như vậy.”
Trang tin tức Messenger của Adelaide trích dẫn bức thư có đoạn viết “Quyết định như vậy gây bất hòa sâu sắc với chính phủ và nhân dân Việt Nam vì nó chỉ càng khơi gợi lại quá khứ hận thù và buồn bã, cản trở các nỗ lực hòa giải.”
Tuy nhiên, vào tuần trước Hội đồng thành phố này biểu quyết treo cả 2 lá cờ trong 1 tuần vào dịp Tết Nguyên Đán, bắt đầu từ ngày 16/2 và sau đó vào ngày 13/8 để kỷ niệm Trận chiến Long Tân diễn ra trong chiến tranh Việt Nam từ 18-19 tháng 8 năm 1966.
Không chỉ riêng Hội đồng thành phố Adelaide cho phép treo cờ vàng. Lá cờ của Việt Nam Cộng hòa còn được treo ở một số thành phố khác ở Úc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong năm nay đã yêu cầu Thủ tướng Úc can thiệp nhằm “gây ảnh hưởng để ngừng việc treo cờ này.”
Theo ghi nhận của Fairfax, trong một cuộc thảo luận giữa 2 thủ tướng bên lề Hội nghị G20 diễn ra ở Đức vào tháng 7 vừa qua, “nhà lãnh đạo Việt Nam đã nêu lên mối quan ngại về 5 hội đồng địa phương ở Úc được cho là ủng hộ việc treo cờ vàng – là lá cờ của chính phủ miền Nam Việt Nam trước đây.”
Không rõ Thủ tướng Turnbull đã đáp trả lời yêu cầu của Thủ tướng Phúc như thế nào trong buổi gặp mặt riêng đó.
Tương tự như ở Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam trước đây yêu cầu Úc hạn chế việc treo cờ vàng nhưng ở nhiều khu vực của Úc nơi có nhiều người Việt sinh sống theo diện tị nạn, lá cờ này vẫn được treo tự do.
Thị trưởng Gary Johanson của Port Adelaide Enfield cho biết ông không mấy quan tâm về phản đối của chính phủ Việt Nam.
Một thành viên của Hội đồng thành phố, Matt Osborn, nói với Messenger rằng ông thấy “khó chịu vì chúng tôi bị điều khiển” bởi một chính phủ nước ngoài.
Tuy nhiên một thành viên khác của Hội đồng thành phố này, Peter Jamieson, mặc dù ủng hộ việc treo cờ vàng, nhưng cũng quan ngại liệu làm như vậy có vi phạm nghi thức ngoại giao hay không.
Chính phủ Úc có chính sách chỉ cho phép treo những lá cờ được công nhận chính thức của các quốc gia khác bên cạnh cờ Úc.
https://www.voatiengviet.com/a/co-vang-se-duoc-treo-o-uc-bat-chap-phan-doi-cua-viet-nam/4077573.html