Tin Việt Nam – 19/07/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 19/07/2018

Mẹ Nấm tuyệt thực gần hai tuần,

các blogger khác ‘đồng hành’

Thân mẫu của Blogger Mẹ Nấm tin rằng con gái bà đã tuyệt thực sang đến ngày thứ 13 để yêu cầu trại giam Thanh Hóa cải thiện điều kiện nhà tù và ngưng ngược đãi, đối xử bất công. Trong khi đó nhiều blogger khác cũng luân phiên tuyệt thực 24 giờ để ủng hộ tinh thần Mẹ Nấm.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hôm 19/7 nói với VOA rằng con gái bà đã tuyệt thực trong suốt gần hai tuần qua:

Đến ngày 12/7 tôi ra đó thăm con thấy con ốm và nhợt nhạt. Quỳnh nói vẫn chưa hết tuyệt thực vì họ vẫn còn ngược đãi Quỳnh.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan

“Ngày 6/7 Quỳnh gọi điện thoại về nói sau cuộc gọi đó thì Quỳnh sẽ không ăn bởi vì Quỳnh bị ngược đãi. Đến ngày 12/7 tôi ra đó thăm con thấy con ốm và nhợt nhạt. Quỳnh nói vẫn chưa hết tuyệt thực vì họ vẫn còn ngược đãi Quỳnh.”

Trong cuộc gọi điện thoại bất ngờ về nhà cho mẹ vào sáng 6/7, blogger Mẹ Nấm tuyên bố bắt đầu tuyệt thực cho đến khi nào trại giam giải quyết việc cô liên tục bị bạn tù đe dọa đến mức phải cầu xin mẹ “hàng tháng thăm con để biết sinh mạng con còn hay đã mất.”

Blogger Mẹ Nấm đang thọ án 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” tại Trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa. Đây là lần tuyệt thực thứ ba của bà trong trại giam để yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ.

Bà Tuyết Lan lên tiếng yêu cầu trại giam Thanh Hóa ngưng các hành động ngược đãi Như Quỳnh, bà cho rằng đây là một hành động có chủ ý nhằm gây khủng hoảng tinh thần cho con gái của bà.

“Tôi yêu cầu ngưng ngược đãi con tôi và phải đối xử công bằng. Tới hôm nay là ngày thứ 13 mà tôi không hề biết tin tức gì cả. Nếu có xảy ra vấn đề gì thì Ban Giám thị Trại giam số 5 là người chịu trách nhiệm. Quỳnh nói đây là cả sự chủ ý của họ chứ không phải vô cớ.”

Trong đơn gửi giám thị trại giam trong tuần này, bà Lan viết: “Trong những lần thăm gặp vừa qua, Quỳnh cho biết đang bị ngược đãi. Điều này dẫn đến việc con tôi phải tuyệt thực để phản đối. Việc con tôi bị tước quyền công dân không có nghĩa là nó không còn là con người.”

Quỳnh nói đây là cả sự chủ ý của họ chứ không phải vô cớ.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan

Bà Lan nêu yêu cầu cán bộ trại giam “tách Quỳnh khỏi những tù nhân thường xuyên gây sự, được giam trong phòng như những tù nhân khác chứ không phải căn phòng mà mọi thứ sinh hoạt đều bị người bên ngoài nhìn thấy hết như hiện nay.”

Theo gia đình, lý do mà Như Quỳnh phải tuyệt thực là do điều kiện nơi giam giữ hết sức “tồi tệ, không đảm bảo kín đáo cho sinh hoạt cá nhân.”

Bà Lan thuật lại lời của Mẹ Nấm:

“Họ có chuyển con tới một buồng giam khác mà tất cả các buồng giam xung quanh đều có thể quan sát được, nhưng nhà vệ sinh trong phòng này lại không có cửa che chắn.”

Blogger An Đỗ từ Úc viết trên Facebook: “Quỳnh bất chấp nguy hiểm để đưa ra những báo cáo về việc Công an tra tấn công dân của mình – những người hoàn toàn yếu thế vì nghèo, vì bất công… Chẳng ai mơ mộng về thực tiễn là trong nhà tù sẽ được sung sướng, người ngoài tù sẽ được chăm sóc tử tế. Nhưng cô ấy đã lựa chọn để sống cao qúy, chúng ta nên vinh danh vì phúc phận dân tộc này, quốc gia này còn có những người như cô ấy!

https://www.voatiengviet.com/a/me-nam-tuyet-thuc-gan-hai-tuan-cac-blogger-khac-dong-hanh/4489421.html

 

HRW đề nghị VN hủy bỏ cáo trạng

đối với công dân Mỹ Will Nguyễn

Hôm 19/7, Tổ chức Theo dõi nhân quyền ra thông cáo yêu cầu Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc hình sự và phóng thích công dân Hoa Kỳ Will Nguyễn và những người Việt Nam khác bị bắt giữ vì tham gia biểu tình ôn hòa ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng trước.

Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) ra thông cáo một ngày trước khi chính quyền Việt Nam xét xử Will Nguyễn về tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 Bộ luật hình sự, dự kiến diễn ra vào ngày 20/7. Nếu bị xử có tội, thanh niên Mỹ gốc Việt 32 tuổi này sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 7 năm tù.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của HRW nói trong bản thông cáo: ““William Nguyễn và những người khác phải đối mặt với một phiên xử không công bằng và mức án nặng nề trước tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát chỉ vì đã thực thi quyền biểu tình ôn hòa và tự do biểu đạt.”

Ông Phil Robertson đề nghị: “Nhà cầm quyền Việt Nam cần lập tức hủy bỏ các cáo buộc hình sự, trả tự do cho anh và những người biểu tình ôn hòa bị bắt khác, và tôn trọng các quyền con người cơ bản Việt Nam đã cam kết bảo đảm.”

HRW nói thêm rằng các đoạn video ghi hình ngày 10/6 cho thấy hình ảnh những người đàn ông mặc thường phục và đeo khẩu trang, mà người xem tin là công an mặc thường phục, đã khống chế Will Nguyễn bằng vũ lực và kéo lê anh ra khỏi chỗ biểu tình khi đầu anh đầy máu.”

“Một số người biểu tình khác cho biết họ bị an ninh mặc thường phục đánh đập trong các cuộc biểu tình,” thông cáo có đoạn.

Tuy nhiên, vào ngày 14/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố rằng “không có chuyện chính quyền sử dụng vũ lực với Will Nguyễn.”

Nhận định về việc Will Nguyễn “nhận tội trên truyền hình” một tuần sau khi bị bắt, ông Robertson nói: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rất quan ngại rằng lời tuyên bố trên truyền thông của Will Nguyễn là sự vi phạm quyền được có trình tự pháp lý thích hợp và có thể do ép buộc. Việc đưa ‘lời thú tội’ lên truyền hình kiểu này là một chiến thuật đáng xấu hổ mà các chính quyền áp bức thường sử dụng để hăm dọa, dập tắt các tiếng nói phê phán, đồng thời trưng bày sự bất chấp không đếm xỉa đến các quyền cơ bản của con người.”

Việt Nam không có bộ luật cụ thể về biểu tình nên chính quyền vận dụng những quy định pháp luật khác để truy tố những người biểu tình ôn hòa. Chính quyền Việt Nam tỏ ra đặc biệt nhạy cảm về vấn đề này khi vừa trừng phạt thẳng tay báo Tuổi Trẻ Online vì đã đưa tin về nhu cầu cần có luật biểu tình, HRW nói hôm 19/7.

Báo Pháp Luật ngày 19/7 nói rằng tòa án thành phố Hồ Chí Minh sẽ triệu tập nhiều nhân chứng tại phiên xử vụ Will Nguyễn vào ngày 20/7.

Theo trang Free Will Nguyễn, các viên chức lãnh sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh đã đến trại giam thăm Will lần thứ ba vào ngày 13/7, khi ấy Will gửi thông điệp: “Xin nhắn mọi người rằng tôi vẫn ổn và cảm ơn sự ủng hộ của mọi người dành cho tôi.”

Khi được thông báo rằng gia đình sẽ được phép tham dự phiên tòa ngày 20/7, dân biểu Hoa Kỳ bang Texas Al Green nói với đài truyền hình Fox 26 rằng: “Đây là một điều bất thường và là chỉ dấu cho thấy chính quyền (Việt Nam) hiểu được tầm quan trọng của vụ án này.”

Trước đó vào hôm 14/7, gia đình của nam thanh niên Mỹ đã đến Singapre dự lễ tốt nghiệp của sinh viên cao học Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Blogger Lê Nguyễn Hương Trà viết trên Facebook: “Có thể thấy, trường hợp Will Nguyen được rất nhiều quan tâm của dư luận trong, ngoài nước và đặc biệt là giới truyền thông quốc tế. Do đó, phiên xử “gây rối trật tự công cộng” tại TAND Tp.HCM ngày mai 20.7 sẽ được tăng cường, thắt chặt an ninh!

https://www.voatiengviet.com/a/hrw-de-nghi-vn-huy-bo-cao-trang-doi-voi-cong-an-my-will-nguyen/4489213.html

 

Trước ngày xét xử Will Nguyễn

Nhiều tổ chức tiếp tục vận động kêu gọi thả tự do cho công dân Mỹ gốc Việt Will Nguyễn trước phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 20/7.

William Anh Nguyễn (thường được biết đến là Will Nguyễn), sinh năm 1985, bị chính quyền Việt Nam cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.

Nếu bị xử có tội, Will có thể phải đối mặt với mức án từ hai đến bảy năm tù, theo tờ Pháp luật TP Hồ Chí Minh.

Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản, chánh Tòa Hình sự, làm chủ tọa và dự kiến kéo dài trong một ngày.

Bố mẹ nhận thay bằng tốt nghiệp

Trên Facebook cá nhân, em gái Will Nguyễn, bà Victoria Nguyễn cho hay bố mẹ và dì đã đến lễ tốt nghiệp đại học của Will để nhận bằng thay ông.

Các hình ảnh trên Facebook của Victoria ngày 15/7 cho thấy cảnh gia đình Will Nguyễn có mặt trong sự kiện trao bằng tốt nghiệp của Đại học Quốc gia Singapore.

Họ cầm trên tay một tấm chân dung khổ lớn của Willl Nguyễn trong bộ áo lễ dành cho sinh viên tốt nghiệp.

Có tin Will Nguyen sẽ ra tòa ở VN ngày 20/7

Dân biểu Mỹ: ‘Trả tự do cho Will ngay lập tức’

Công dân Mỹ Will Nguyễn bị khởi tố ‘vì biểu tình’

Trong một bức ảnh khác, gia đình Will Nguyễn chụp cùng bức chân dung Will đặt trên một chiếc ghế trống.

Bà Victoria Nguyễn cũng cho hay hôm 15/6 rằng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam vào thăm Will lần thứ ba.

Qua đó Will Nguyễn nhắn gửi tới những người hộ hộ rằng ông ‘vẫn ổn’ và ‘cảm ơn sự ủng hộ của mọi người,” theo thông tin từ Facebook cá nhân của bà Victoria Nguyễn.

Kêu gọi trả tự do

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi thông cáo ngày 19/7 rằng chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc hình sự và phóng thích Will Nguyễn “vì tham gia ôn hòa các cuộc biểu tình ở TP Hồ Chí Minh”

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW phát biểu rằng “lo ngại” lời tuyên bố của Will Nguyễn trên truyền hình Việt Nam “có thể do ép buộc’ và “là sự vi phạm quyền được có trình tự pháp lý thích hợp”.

“Việc đưa ‘lời thú tội’ lên truyền hình kiểu này là một chiến thuật đáng xấu hổ mà các chính quyền áp bức thường sử dụng để hăm dọa, dập tắt các tiếng nói phê phán, đồng thời trưng bày sự bất chấp không đếm xỉa đến các quyền cơ bản của con người”, ông Robertson nói.

Ông Robertson cũng đề cập đến việc Việt Nam không có luật biểu tình nên “chính quyền vận dụng những quy định pháp luật khác để truy tố những người biểu tình ôn hòa”.

Trước đó, ba vị dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal, Jimmy Gomez và Lou Correa, sau khi điện đàm với Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink, cũng ra thông cáo chính thức hôm 15/6.

Thông cáo được đưa ra vài tiếng sau khi công an TP Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố Will Nguyễn.

Thông điệp chính của các dân biểu Hoa Kỳ là Will Nguyễn phải được trả tự do ngay lập tức.

Trả lời Đài Châu Á Tự Do (RFA) trước khi phiên tòa diễn ra, dân biểu Alan Lowenthal nói sẽ trình bày vấn đề của Will Nguyễn trước Quốc Hội Mỹ trong một cuộc họp tối 18/7.

Sau đó, vào 20/7, các dân biểu Mỹ sẽ làm việc với Đại sứ Mỹ Kritenbrink về kết quả phiên tòa.

“Chúng tôi hy vọng phiên tòa này sẽ kết thúc mọi thứ. Chúng tôi mong chính phủ Việt Nam làm điều đúng đắn. Nếu không, chúng tôi sẽ phải xem xét những bước tiếp theo cũng như những hậu quả mà Việt Nam sẽ phải gánh chịu và tôi xin nói trước đây sẽ là một cú sốc cho Việt Nam”, ông Alan Lowenthal được RFA dẫn lời.

‘Sẽ được giảm án’?

Trước đó, truyền thông Việt Nam trích cáo trạng của Viện Kiểm sát (VKS) cho hay Will Nguyễn “có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho “Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải.”

Công tố viên tại thành phố Hồ Chí Minh nói với truyền thông trong nước rằng nếu tại phiên tòa ngày 20/7 Will Nguyễn tỏ thái độ ăn năn hối cải thì sẽ được giảm án, theo Đất Việt.

Cáo trạng của VKS được báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh trích dẫn nói Will Nguyễn, sinh tại Mỹ, khi đang học tại Singapore biết tin kêu gọi biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng vào 10/8 tại Công viên Hoàng Văn Thụ quận Tân Bình (TP.HCM) nên quyết định về tham gia.

Cũng theo cáo trạng, Will đã dùng Facebook trao đổi cách thức biểu tình với một số người.

“Khi trao đổi, Nguyen William Anh bày tỏ ý định của mình khi tham gia biểu tình thì không mang theo giấy tờ tùy thân và “sẽ đánh trả lại và bỏ trốn” khi cảnh sát giải tán biểu tình.”

Will Nguyễn cũng bị cáo buộc “tham gia vào dòng người, quay phim, chụp ảnh đăng lên Facebook cá nhân và mạng Twitter”.

Ngoài ra, bản cáo trạng nêu Will kích động người khác dỡ bỏ hàng rào của công an, “trèo lên xe bán tải kêu gọi mọi người trèo qua các xe để đi lên tiếp tục tiến về trung tâm thành phố” và “rời các xe gắn máy dựng chắn trên lề đường để lấy đường cho người biểu tình đi qua.”

Các đoạn video phát tán trên mạng ngày 10/6 cho thấy một nhóm người mặc thường phục, đeo khẩu trang, kéo lê Will Nguyễn trên đường. Mặt Will Nguyễn đầy máu.

Will Nguyễn xuất hiện trên truyền hình Việt Nam một tuần sau khi bị công an Việt Nam bắt giam, nói rằng đã vi phạm pháp luật Việt Nam và hứa sẽ không tham gia các hoạt động chống chính quyền.

Ngày 14/6, phát ngôn viên của nhà nước Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố rằng không có chuyện chính quyền sử dụng vũ lực với Will Nguyễn.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44881659

 

William Nguyễn đối mặt với án tù 7 năm

Nam bãi bỏ mọi cáo buộc đối với  những người biểu tình ôn hòa tại thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.

Trong số những người biểu tình đó có công dân Mỹ gốc Việt là anh William Nguyễn và theo kế hoạch anh này sẽ bị ra tòa vào ngày mai 20/7/2018. Cáo buộc được đưa ra là ‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 318 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Nếu bị kết tội, anh William Nguyễn phải đối diện với mức án cao nhất lên đến 7 năm tù giam.

Sau khi anh Will Nguyễn bị bắt khi tham gia cuộc biểu tình vào ngày 10 tháng 6 ở Sài Gòn, một tuần sau đó truyền hình Nhà nước Việt Nam cho công bố một đoạn khai nhận tội của anh này.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, cho rằng biện pháp buộc nhận tội như thế là một chiến thuật đáng xấu hổ mà nhà cầm quyền của các quốc gia độc tài thường sử dụng để đàn áp tiếng nói của công dân phê phán chính quyền bất chấp các quyền căn bản của người dân.

Ông Robertson nhấn mạnh là Việt Nam nên tôn trọng những quyền cơ bản của con người mà Việt Nam đã cam kết, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Ông nói rằng, lại một lần nữa, nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng bạo lực để trấn áp những người biểu tình ôn hòa rồi đổ vấy tội cho họ.

Đối với vụ việc của anh Will Nguyễn, vào ngày 14 tháng 7/2018, Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, một tổ chức liên kết các tôn giáo của người Việt Nam tại Mỹ cũng đã có một bức thư gửi đến Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, yêu cầu ông can thiệp và tạo điều kiện để anh William Nguyễn được sớm trả tự do.

Bức thư có nói rằng vì tò mò, anh William đã gia nhập đoàn người biểu tình lịch sử chống chính quyền Việt Nam vào ngày 10/6, sự ngây thơ của anh đã gây nên sự nghi ngờ của nhà cầm quyền và dẫn đến việc anh bị bắt và đối xử tệ hại như vậy.

Báo chí Việt Nam hôm nay 19/7 dẫn nguồn tin từ tòa án Việt Nam nói anh William Nguyễn có thể bị tuyên án 7 năm tù giam.

Viện kiểm sát Việt Nam cho biết là anh William sẽ bị truy tố theo khoản 2, điều 318, Bộ luật hình sự sửa đổi 2015, bổ sung năm 2017.

Theo Viện Kiểm sát Việt Nam thì anh Will Nguyễn thường xuyên theo dõi tin tức Việt Nam từ Singapore và đã đến Việt Nam theo lời kêu gọi biểu tình chống hai dự Luật an ninh mạng và và luật đặc khu. Tuy nhiên Viện kiểm sát cũng nói rằng theo lời “thú tội” của anh Will thì anh cũng chưa biết gì về hai dự luật này cả.

Anh William Nguyễn, 32 tuổi, là một công dân Mỹ gốc Việt sinh ra ở Houston và đã tốt nghiệp Đại học Yale ở Hoa Kỳ. Trước khi bị bắt anh theo học khóa thạc sĩ tại Trường Chính Sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore. Theo kế hoạch vào trung tuần tháng 7 vừa qua, anh nhận bằng thạc sĩ tuy nhiên do bị bắt giam ở Việt Nam nên bản thân không thể nhận bằng mà gia đình nhận thay anh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/william-nguyen-7-sentence-07192018100653.html

 

Các tổ chức phóng viên thế giới

lên án lệnh kỷ luật báo Tuổi Trẻ

Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF vào ngày 19 tháng 7 ra thông cáo lên án Việt Nam về biện pháp kỷ luật đình bản 3 tháng mạng báo Tuổi Trẻ với cáo buộc thông tin không đúng sự thật là hành động vi phạm nghiêm trọng tự do báo chí.

RSF cho rằng đáng báo động sau khi những kênh truyền thông độc lập tại Việt Nam bị đàn áp, nay cơ quan chức năng lại nhắm đến những kênh thường luôn theo đường lối của đảng.

Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 16/7/2018 đã ra quyết định xử phạt báo Tuổi Trẻ 220 triệu đồng và đình bản báo Tuổi Trẻ Online trong thời gian ba tháng, buộc phải xin lỗi và cải chính thông tin bị cho là sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu.

Theo Bộ này, Tuổi trẻ Online đã có hành vi thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết có tựa ‘Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình’ trên báo vào ngày 19/6/2018, và thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết ‘Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?’ hôm 26/5/2017.

Theo danh sách xếp hạng chỉ số tự do báo chí của RSF thì hiện nay Việt Nam đang ở vị trí gần cuối, đứng thứ 175 trên 180 quốc gia trong năm 2018.

Trước đó, hôm 17 tháng 7. Ủy ban bảo vệ các nhà báo CPJ cũng đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm ngay lập tức và vô điều kiện đối với trang báo mạng Tuổi Trẻ.

Theo ông Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại khu vực Đông Nam Á thì  biện pháp đó là sự vi phạm nghiêm trọng tự do báo chí, ông lên án về điều này và yêu cầu chính quyền Việt Nam gỡ bỏ lệnh cấm cũng như ngừng kiểm soát các phương tiện truyền thông một cách tùy tiện.

Tất cả các phương tiện truyền thông Việt Nam lâu nay luôn bị kiểm soát chặt chẻ bởi chính quyền Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Rsf-and-cpj-on-vietnams-punishment-of-Tuoi-Tre-Newspaper-07192018100445.html

 

Thân phận làm báo ở đất nước

dân chủ gấp vạn lần tư bản

Nguyễn Tường Thụy

Lằn ranh đỏ

Hội Nhà báo Việt Nam có khoảng 24 nghìn hội viên. Như vậy số người làm báo “lề đảng” phải nhiều hơn con số ấy, vì không phải cứ ai làm báo cũng là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Khi hành nghề, không những họ phải chịu ràng buộc bởi Luật báo chí, Luật An ninh mạng, điều này đã đành mà luôn luôn bị canh chừng bởi các cơ quan quản lý báo chí như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và truyền thông, các bộ chủ quản và ủy ban tỉnh, thành phố. Những buổi giao ban định kỳ và sau đó được phổ biến đến từng phóng viên, đều định hướng mục tiêu tuyên truyền tới là gì, cấm đưa tin về những vấn đề gì. Nhiều khi sự chỉ đạo cụ thể tới mức không được gọi người này là ông, người kia là tiến sĩ cho dù là tiến sĩ thật.

Những buổi giao ban định kỳ và sau đó được phổ biến đến từng phóng viên, đều định hướng mục tiêu tuyên truyền tới là gì, cấm đưa tin về những vấn đề gì

Trừ quan chức làng báo và những nhà báo theo đảng hoặc những nhà báo yên phận để kiếm sống thì số nhà báo có tâm huyết với nghề, có lương tâm không phải là ít. Họ tìm cách len lỏi, lách ngòi bút sao cho đưa được nhiều tin trung thực tới độc giả nhất, khéo léo đưa ra những những lời bình tưởng như vu vơ hay qua cách giật tít tưởng như vô tình. Độc giả của họ thông minh lắm nên hiểu cả. Vì vậy độc giả mới phân biệt được báo nào “ngoan”, báo nào gai góc. Những báo nào gai góc, thông tin kịp thời, trung thực, phong phú thì được độc giả đón nhận.

Có người làm báo luôn luôn viết trong phạm vi an toàn, mà an toàn nhất là nói theo lãnh đạo; có người tự bó đầu mình, không dám động chạm đến vấn đề gì gọi là nhạy cảm, có người giữ khoảng cách an toàn quá xa nhưng có người mạo hiểm thích đưa ngòi bút sát lằn ranh đỏ. Tuy nhiên, cái lằn ranh đỏ không bao giờ rõ ràng, lúc này khác, lúc kia khác, ông lãnh đạo này khác, ông lãnh đạo kia khác, thậm chí cùng một ông nhưng thần kinh lại lúc nguội lúc nóng, chẳng biết đâu mà lần.

Khi báo chí vượt qua lằn ranh đỏ

Vì cái lằn ranh đỏ mơ hồ ấy mà báo chí thi nhau bị xử phạt. Thật khó mà tìm một tờ báo nào chưa từng bị xử phạt, có lẽ chỉ trừ báo… Nhân Dân.

Hình phạt có thể là phạt tiền, có thể là bị đình bản có thời hạn hoặc vĩnh viễn, hoặc cả hai.  Hình phạt đình bản tàn khốc hơn, bởi suốt thời gian bị đình bản, phóng viên, biên tập viên không biết làm gì để sống, nhất là bị bó tay trong khi luôn bứt rứt bởi máu nghề nghiệp.

Xin nêu ra vài con số làm ví dụ:

– Tháng 9/2014 có 10 cơ quan báo chí bị xử phạt với tổng số tiền 450 triệu đồng.

– Tháng 10/2016, có 56 cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm do thông tin về nước mắm nhiễm thạch tín quá mức cho phép.

– Năm 2017 có 55 cơ quan báo chí bị phạt với số tiền hơn 1 tỷ đồng

Những vụ bị phạt cụ thể có thể kể đến:

– Tháng 10/2006, tạp chí Kinh Doanh và Sản Phẩm bị đình bản và thu hồi giấy phép hoạt động, lý do không thực hiện đúng tôn chỉ ghi trong giấy phép hoạt động.

– Tháng 10/2006, báo Thời Đại và báo Công Lý bị đình bản 1 tháng vì đăng bài liên quan đến đồng tiền Việt Nam làm bằng chất liệu polymer.

– Tháng 5/2009, báo Du Lịch bị đình bản 3 tháng vì đã cho đăng những bài nhạy cảm như bài Tản mạn cho đảo xa (của Trung Bảo), “Ải Nam Quan”, bóng gió nói đến chủ quyền của Tổ quốc.

– Tháng 8/2014, báo điện tử Trí thức trẻ bị phạt 207 triệu đồng, đình bản 3 tháng vì đăng bài “gái miền Tây và ba chữ N nổi danh thiên hạ”.

– Tháng 2/2015, báo Người cao tuổi bị phạt số tiền gần 700 triệu đồng, do bị buộc lắm tội như ra báo điện tử nhưng không phép, thông tin sai sự thật, cải chính không đúng quy định, vi phạm quy định quảng cáo… nhưng có lẽ tội chính là bị cáo buộc vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín danh dự của cơ quan, tổ chức cá nhân. Có lẽ đây là vụ bị phạt tiền nặng nhất trong giới báo chí.

– Tháng 7/2015, báo Đời sống Pháp luật bị phạt 30 triệu đồng và bị đình bản 2 ấn phẩm là “Người đưa tin” và “Công lý trái tim” trong 3 tháng do đăng bài có liên quan đến tiểu sử ông Phùng Quang Thanh khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng.

– Tháng 10/2016, Báo điện tử Tầm nhìn bị đình bản 3 tháng vì vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích

– Tháng 11/2016, báo Người đưa tin bị phạt 20 triệu đồng vì viết 2 bài liên quan đến formosa và 2 bài nhạy cảm khác bị cho là sai sự thật.

– Cũng trong tháng 11/2016, 14 cơ quan báo chí cùng dính chùm và bị phạt mỗi báo 10 triệu đồng vì cùng đưa tin một cậu bé 11 tuổi tự tử do không có áo mới đến trường.

– Tháng 7/2017, báo Pháp luật TP.HCM bị xử phạt 60 triệu đồng. Cùng vụ này Pháp luật Tp HCM có 2 tờ báo khác “chia lửa” là Người lao động bị xử phạt 30 triệu đồng, Thanh niên bị phạt 15 triệu. Ba tờ báo này đều dính đến vụ đăng tin doanh nghiệp tặng 2 xe Lexus cho Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh Cà Mau.

– Tháng 7/2017 báo Diễn đàn doanh nghiệp bị xử phạt 15 triệu đồng vì đăng bài “Sản phẩm FAZ: Cấp phép một đằng, quảng cáo một nẻo”

– Tháng 10/2017, tạp chí Kinh Doanh và Sản Phẩm bị đình bản và thu hồi giấy phép hoạt động. Lý do là tạp chí đã không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động.

– Tháng 10 năm 2017, báo Sức khỏe cộng đồng bị đình bản 3 tháng, lý do nội bộ mất đoàn kết, không bảo đảm điều kiện hoạt động.

– Tháng 11/2017, Báo điện tử Người đưa tin bị xử phạt 140.000.000 đ, chuyên trang Phụ nữ và Đời sống của báo này bị đình bản 3 tháng.

– Tháng 11/2017, tạp chí điện tử Nhà quản lý bị phạt 40 triệu đồng, bị đình bản 3 tháng và thu hồi Giấy phép hoạt động đối với chuyên trang Quản lý bán lẻ do đăng bài viết “Bình Phước: Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng?”

– Ngược lại thời gian xa hơn, có thể nêu ra, năm 1992 bà Vũ Kim Hạnh bị cách chức Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ vì cho đăng lá thư của ông Hồ Chí Minh gửi vợ là bà Tăng Tuyết Minh. Báo Người Hà Nội năm 1994 bị đình bản 1 tháng vì viết bài về những khó khăn chuyển đổi nghề nghiệp của làng pháo Bình Đà khi có chỉ thị cấm pháo của thủ tướng.

Ngoài ra, còn nhiều phóng viên, nhà báo bị đuổi việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng, thậm chí sa vào vòng lao lý. Điển hình là các Nhà báo Nguyễn Việt Chiến (Thanh niên), Nguyễn Văn Hải (Tuổi trẻ), Nguyễn Đắc Kiên (Gia đình & Xã hội), Lê Duy Phong (Giáo dục Việt Nam), Hoàng Khương (Tuổi trẻ), Kim Quốc Hoa (Người cao tuổi)… đã gây xôn xao dư luận một thời.

Những vụ bị xử phạt vừa nêu không mang tính thống kê mà chỉ là những ví dụ.

Những sai phạm của báo chí không phải tất cả đều oan ức như thông tin sai sự thật và các vi phạm khác. Cơ quan quản lý báo chí thường là giáng đòn nặng nề mà nhiều khi chỉ đính chính, xin lỗi là được, thậm chí còn hình sự hóa những quan hệ dân sự.

Nhưng điều này còn đáng nói hơn. Đó là những thông tin dù đúng nhưng bị coi là thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp định hướng hoặc đưa nhiều thông tin về mặt trái của xã hội. Có nghĩa rằng, dù nói đúng nhưng vẫn ăn đòn như chơi. Đó là nỗi oan nghiệt của nền báo chí định hướng.

(Còn tiếp)

==========

“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản…”

(Nguyễn Thị Doan phát biểu khi đang làm Phó Chủ tịch nước)

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/journalists-in-a-so-call-democratic-country-07192018112251.html

 

Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Khởi tố hình sự

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang khởi tố hình sự vụ án gian lận điểm thi ở tỉnh Hà Giang.

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số 02/QĐKTVA khởi tố hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Sửa điểm ở Hà Giang và thi cử ở Việt Nam

Giáo dục Hà Giang có ‘gian lận điểm thi’

Ngày 11/07/2018 sau khi kết quả điểm thi THPT Quốc gia 2018 được công bố chính thức và sau đó đã có nhiều thông tin phản ánh nghi ngờ về điểm thi có bất thường tại Hà Giang.

Hôm 17/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chính thức như sau:

“Xét Báo cáo số 2956/BGD-QLCL ngày 17/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về xử lý điểm thi bất thường kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau:

1. Ghi nhận, biểu dương Bộ GD&ĐT, Bộ Công an đã kịp thời, khẩn trương rà soát, xác minh kết quả thi bất thường của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang.

2. Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

3. Bộ GD&ĐT phát huy ưu điểm của kỳ thi THPT quốc gia những năm vừa qua, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của kỳ thi THPT quốc gia.”

Điều 356 Bộ luật Hình sự

Gây thiệt hại tài sản 10 – 200 triệu…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc tù 1-5 năm

Phạm tội có tổ chức, phạm hai lần và gây thiệt hại 200 triệu – 1 tỷ VND thì phạt tù 5 – 10 năm

Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ VND trở lên bị phạt tù 10-15 năm

Cấm đảm nhiệm chức vụ 1-5 năm, hoặc phạt tiền 10-100 triệu VND

Mở rộng kiểm tra kết quả thi THPT Quốc gia tại Lạng Sơn và Sơn La

Chính phủ Việt Nam nói đang tiếp tục mở rộng phạm vi điều tra ra hai tỉnh Lạng Sơn và Sơn La sau khi cũng đã nhận được nhiều ý kiến về bất thường trong điểm thi của một số học sinh tại hai điểm thi này.

Cụ thể là tại Lạng Sơn có 35 trường hợp đạt điểm cao bất thường cũng đang được Ban Chỉ đạo thi tỉnh ráo riết rà soát.

Những thí sinh này đều có điểm cao bất thường dù cho nhiều trường hợp trong 35 em này là thí sinh thi lại nhiều lần và có năm sinh từ 1994-1997 trong khi các thi sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 chủ yếu là độ tuổi sinh năm 2000.

Còn tại Sơn La theo phổ điểm trung bình của thí sinh ở tỉnh này rất thấp, thấp hơn cả mặt bằng chung so với toàn quốc nhưng theo công bố kết quả thi có tới hơn 30 em đạt điểm 9 trở lên trong môn Toàn và 13 em trong môn vật lý.

Tối 18/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia đã quyết định thành lập hai Tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra làm rõ dấu hiệu bất thường về kết quả thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018 tại 2 Hội đồng thi Sở GD&ĐT Lạng Sơn và Sở GD&ĐT Sơn La.

Trước đó, kết quả kiểm tra ởHà Giang cho thấy có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi có tổng điểm điểm công bố chênh lệch hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Người trực tiếp can thiệp vào kết quả bài thi là ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, sở giáo dục Hà Giang – theo báo chí trong nước đưa tin.

Ông Nguyễn Cao Khương. Phó trưởng phòng 4 (A83), được dẫn lời cho biết: “Qua quá trình điều tra, kiểm tra điện thoại của ông Lương, chúng tôi nhận thấy rất nhiều tin nhắn được chuyển đến, lưu số báo danh thí sinh.”

Bằng cách nhập các số báo danh và file excel bài làm của thí sinh vào máy tính, ông Lương đã có thể thực hiện hành vi “đổi trắng thay đen” của mình trọng thời gian hơn hai tiếng từ 12h đến 14h38 – theo cơ quan điều tra.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44890024

 

Nhầm con 6 năm ở Ba Vì:

Gia đình bị bác sĩ ‘quát một trận’ vì tỏ ý nghi ngờ

Khánh An-VOA

Anh Phùng Giang Sơn, một trong hai gia đình bị Bệnh viện Ba Vì trao nhầm con 6 năm trước, tiết lộ với VOA rằng anh đã bị bác sĩ “quát một trận” khi tỏ ý nghi ngờ có sự nhầm lẫn. Trưởng khoa và nhân viên bệnh viện này còn khẳng định “bao nhiêu năm làm trong nghề thì nhầm làm sao được”!

Trong khi đó, chị Vũ Thị Hương, người bị nhầm con với gia đình anh Sơn, cũng cho VOA biết thời điểm đó chị đã đề nghị bệnh viện cân các cháu bé để xác minh, nhưng ê kíp bệnh viện khẳng định “Không phải cân. Chúng tôi làm là rất chuẩn”. Một bác sĩ thậm chí còn nói với chị “Tôi mà làm sai thì tôi đi tù à?”

Vụ Bệnh viện Đa khoa Ba Vì trao nhầm con cho hai gia đình vào 6 năm trước đã gây chấn động dư luận suốt tuần qua, sau khi gia đình anh Sơn gửi đơn kiến nghị đến Bộ Y tế vào ngày 11/7 và thông tin cho báo chí nhờ can thiệp để nhận lại con.

‘Quả bom’ giáng xuống gia đình

Cả hai gia đình đều bày tỏ với VOA rằng họ đang phải chống chọi với rất nhiều khủng hoảng kể từ sau khi sự thật được tiết lộ.

Gia đình anh Sơn chỉ biết được sự thật gần đây, khi có người gửi ảnh một đứa trẻ rất giống anh cho gia đình trong dịp Tết vừa qua.

Trước đó, anh Sơn cũng đã nhận được hình ảnh này và lặng lẽ đi xét nghiệm ADN. Kết quả cho thấy đứa trẻ anh đã nuôi suốt 6 năm qua không phải là máu mủ của mình.

“Lần đầu tiên thì em giấu, không ai biết. Lúc đó em giống như người mất hồn. Nhưng thực tình vẫn muốn xác minh để làm sáng tỏ sự việc, chứ không trong thâm tâm từ trước tới nay vợ chồng nghi ngờ nhau. Cuộc sống gia đình lúc nào cũng có sự nghi ngờ”, anh Sơn kể lại.

Sau khi bị bố thúc giục mãi, anh Sơn quyết định đi xét nghiệm lần hai. Kết quả vẫn như cũ.

“Vợ sốc đến cả tuần, không ăn uống gì, người xanh xao. Nó khóc lóc, đập phá… Cả một thời gian dài các bác lúc nào cũng phải trực 24/24, chỉ sợ vợ nghĩ quẩn. Nhà mình rất hoảng loạn. Nó như một quả bom giáng xuống gia đình nhà mình mà mình không biết phải chống đỡ nó như thế nào. Thực sự hôm đó kiệt sức vô cùng”.

Anh Sơn cho biết đêm hôm ấy, cả gia đình anh đã thuê xe đi ngay trong đêm đến gặp gia đình chị Vũ Thị Hương, người đang nuôi đứa trẻ mà anh nghi ngờ là con ruột của mình. Nhưng chị Hương đang đi làm ở Hà Nội nên không có mặt tại nhà. Người anh của chị bèn gọi điện thoại để thông báo sự việc.

“Chị Hương sốc quá tắt máy luôn”, anh Sơn kể. “Sau vài ngày, mình nhắn tin, chị Hương cũng không nhấc máy”.

Người mẹ trẻ 29 tuổi sau đó nói với VOA rằng tin sét đánh ấy đã khiến cho chị gần như suy sụp, nhất là trong hoàn cảnh “mẹ con sớm tối có nhau” sau khi chị Hương ly hôn với chồng vào năm 2015.

“Trong vòng gần 1 tháng, em mất 10 cân. Rồi em bảo bây giờ khóc cũng không giải quyết được, thì thôi phải đi để chứng minh cho con thấy có phải là như thế không. Khi đi chứng minh thì em cùng hợp tác với nhà bạn Sơn để đi làm xét nghiệm”, chị Hương cho biết.

Theo lời chị Hương kể, trước khi ly hôn, có thời điểm chồng chị liên tục đập phá đồ đạc, cơ sở dạy học của chị khiến chị phải tuyên bố phá sản. Không chịu đựng nổi, chị Hương bỏ lên nhà cậu để ở. Chồng chị gọi điện thoại lên mắng “Mày bỏ đi theo bố của con mày à?”.

Sau khi ly hôn, chị Hương nuôi cả hai con trai. Đứa trẻ bị bệnh viện trao nhầm là bé Nhật Minh, 6 tuổi, con trai lớn của chị.

‘Tôi mà làm sai thì tôi đi tù à?’

Theo những thông tin mà chị Hương và anh Sơn cung cấp cho VOA, bi kịch nhầm con suốt 6 năm lẽ ra đã không xảy ra…

Anh Phùng Giang Sơn cho biết ngay từ lúc nhận đứa con mới lọt lòng ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì vào ngày 1/11/2012, anh đã nêu nghi ngờ có sự nhầm lẫn, nhưng lời nói của anh đã không được đếm xỉa tới, và anh còn bị mắng một trận.

Anh Sơn kể: “Mình nhận cháu thì thấy tã lót nhầm nên hỏi lại luôn, bác sĩ khẳng định không nhầm. Bác sĩ còn mắng lại gia đình một trận. Đến ngày hôm sau cháu đi tắm, mình cũng hỏi lại bác sĩ. Bác sĩ cũng khẳng định không nhầm và cũng lại quát cho một trận. Đến hôm cuối cùng xuất viện về, mình lên hỏi ông trưởng khoa và nhân viên y tế thì họ bảo rằng ‘Không nhầm được, bao nhiêu năm làm trong nghề mà, nhầm làm sao được’. Thế là chúng tôi về nuôi cháu cho tới nay”.

Chị Vũ Thị Hương cũng xác nhận có sự nghi ngờ trên và còn đề nghị bệnh viện xác minh. Chị cho biết:

“Lúc đưa ra, em bảo là sao con em sinh trước 10 phút mà gọi nhận con lại gọi nhà Sơn trước. Em nghĩ trong đầu như vậy. Rồi nhà Sơn bảo là nhầm con, em bảo nếu sợ nhầm thì phải cân thử xem. Con nhà Sơn là 3,1 kg. Con em là 3,8 kg. Bệnh viện mới nói là ‘Không phải cân. Cân gì mà cân. Chúng tôi làm là rất chuẩn rồi. Không phải cân’. Bác sĩ còn bảo ‘Tôi mà làm sai thì tôi đi tù à? Không phải cân’. Khẳng định thế. Rồi khi em lên giường sau khi sinh, cả nhà Sơn cứ chạy lên đón bạn này [cháu Minh, đứa trẻ chị Hương đang nuôi]. Em mới bảo ‘Thế thì đi xuống cân đi’. Khi nói xuống cân thì [bệnh viện] cứ khẳng định là ‘Không phải cân, vì tôi trao là tôi trao đúng’”.

Khi một trong hai gia đình đau khổ tìm lại được con, họ đã nhờ đến bệnh viện để giúp đỡ giải quyết. Nhưng một lần nữa, yêu cầu đơn giản của họ đã bị một tập thể được xem là “từ mẫu” này xem thường và còn gây thêm hố sâu chia rẽ. Mời quý vị theo dõi tiếp chi tiết trong Kỳ 2: Tôi không bán con.

https://www.voatiengviet.com/a/nham-con-6-nam-o-ba-vi-gia-dinh-bi-bac-si-quat-mot-tran-vi-to-y-nghi-ngo/4489039.html

 

Bệnh viện Ba Vì ‘lừa’ gia đình

để hoán đổi trẻ trao nhầm 6 năm trước?

Khánh An-VOA

Một trong hai gia đình bị Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, Hà Nội, trao nhầm con 6 năm trước bức xúc nói với VOA vào tối 19/7 rằng họ đã bị bệnh viện “lừa” để thực hiện việc hoán đổi trong buổi sáng cùng ngày, đúng theo chỉ thị của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là “phải giải quyết vụ việc trước ngày 20/7”.

Chị Vũ Thị Hương, mẹ của một trong hai đứa trẻ bị trao nhầm với gia đình anh Phùng Giang Sơn, cho VOA biết buổi trao nhận con đã không diễn ra với sự “thống nhất”, “thỏa thuận” và trong “niềm vui” như báo chí mô tả.

Nhầm con 6 năm ở Ba Vì: Gia đình từng bị bác sĩ ‘quát một trận’ vì tỏ ý nghi ngờ

Chị Hương nói với VOA: “Em không hề biết hôm nay là ngày trao con cả. Bệnh viện lừa em, bảo em hôm nay xuống chỉ là thỏa thuận ba bên và cứ mang giấy tờ xuống để phía bệnh viện ghi mã số khai sinh thôi. Em cũng đồng ý và vẫn theo quy trình của pháp luật. Em cứ nghĩ hôm nay là chỉ có 3 bên thôi. Em không ngờ lại có báo, phóng viên ở đó hết, em mới bảo là chắc chắn có vấn đề gì đây rồi. Em khóc, không nói được gì nữa. Thôi thì bây giờ chắc em phải chấp nhận theo số phận thôi. Em chỉ nghĩ là để cho em lấy đồ đạc cho con…”

Trả lời về cáo buộc này, ông Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp của Bệnh viện Ba Vì, nói với VOA rằng tối 18/7 các bên mới thống nhất được cuộc họp, và khẳng định “Tôi đã nói với chị ấy rồi, là nếu hôm nay cuộc họp thống nhất được thì trao luôn. Mọi diễn biến sẽ tùy thuộc vào cuộc họp. Nhưng cũng may là cuộc họp hôm nay rất thuận lợi”.

Tuy nhiên, chị Vũ Thị Hương vẫn tái khẳng định “Họ chỉ nói là đến để làm thủ tục pháp lý thôi”.

Như thông tin đã đưa, anh Phùng Giang Sơn, người bị trao nhầm con với chị Vũ Thị Hương, ngày 17/7 tiết lộ với VOA rằng buổi trao nhận con của hai gia đình sẽ diễn ra tại bệnh viện vào sáng 19/7, và mỗi gia đình sẽ được bồi thường 150 triệu đồng.

“Trước mắt là làm các thủ tục hành chính, và bồi thường sẽ là giấu kín. Trao nhận xong thì sẽ có họp báo. Họ cũng yêu cầu không có nhà báo nhưng theo ý em thì mình làm gì nên công khai. Mình đâu có ăn cắp ăn trộm đâu mà phải giấu giếm”, anh Sơn nói.

Trong khi đó, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, ông Nguyễn Quốc Hùng, lại trả lời VOA rằng bệnh viện “không bồi thường”, “chỉ hỗ trợ” và “cơ bản các cháu về gia đình là được”.

“Chúng tôi đã gặp gỡ gia đình và thống nhất việc trao con cho các gia đình rồi. Có gì đâu”, ông Hùng cho biết vào ngày 17/7.

Chị Vũ Thị Hương cho biết mong muốn duy nhất của chị là thỉnh thoảng được gặp gỡ bé Nhật Minh, đứa trẻ chị đã nuôi nấng và yêu thương suốt 6 năm, để giúp bé dần dần hòa nhập với cuộc sống trong gia đình mới.

Vụ trao nhầm con xảy ra 6 năm trước đã gây chấn động dư luận tuần qua, sau khi anh Phùng Giang Sơn gửi đơn kiến nghị đến Bộ Y tế và thông tin cho báo chí nhờ can thiệp để nhận lại con.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung sau đó yêu cầu Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Ba Vì giải quyết vụ việc trước ngày 20/7.

https://www.voatiengviet.com/a/benh-vien-ba-vi-lua-gia-dinh-de-hoan-doi-tre-trao-nham-6-nam-truoc/4489438.html

 

Đề nghị truy tố ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh

truy tố

Cơ quan điều tra đề nghị truy tố cựu trung tướng công an Phan Văn Vĩnh cùng hơn 90 bị can khác trong đường dây đánh bạc qua mạng ngàn tỷ hôm 18/7, theo truyền thông Việt Nam.

Trước đó, hôm 5/4 ông Vĩnh đã bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam bốn tháng và tước danh hiệu Công an nhân dân.

Hôm 11/3, cựu thiếu tướng công an Nguyễn Thanh Hóa cũng bị khởi tố, bắt tạm giam và cũng bị tước danh hiệu.

Phan Văn Vĩnh: Từ anh hùng thành bị can

Bắt tướng Nguyễn Thanh Hóa vì vụ ‘đánh bạc’

Cựu ‘anh hùng công an’ Phan Văn Vĩnh bị bắt

Ông Vĩnh bị cáo buộc nhận hối lộ

Theo báo Thanh Niên, cơ quan điều tra xác định đường dây đánh bạc đã hoạt động trong một thời gian dài nhưng không bị phát hiện, là “do có sự hỗ trợ, tiếp tay của một số cá nhân ở Tổng cục Cảnh sát và cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50)”.

Trong đó ông Vĩnh và Hóa là người đứng đầu các đơn vị đã “tạo điều kiện cho đường dây đánh bạc này hoạt động”.

Theo báo này, Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển công nghệ cao CNC, đã đưa cho ông Vĩnh một đồng hồ Rolex giá 7.000 USD, 27 tỷ đồng và hơn 1,7 triệu USD.

Trong khi ông Vĩnh chỉ thừa nhận được ông Dương tặng một chiếc áo sơ mi, một lọ thuốc bổ gan, hỗ trợ Tổng cục cảnh sát 1,1 tỷ đồng.

Theo Thanh Niên, bản kết luận điều tra phân tích:

“Phan Văn Vĩnh là thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, một tháng lương của ông Vĩnh với cấp hàm trung tướng là 20 triệu đồng. Vậy số tiền ông Vĩnh khai mua đồng hồ Rolex với giá 7.000 USD, mà phải trả 1,1 tỷ đồng, bằng 55 tháng lương, tương đương với 4 năm 7 tháng không chi phí gì. Mặt khác, Dương không phải anh em họ hàng thân thiết. Từ căn cứ trên, có đủ cơ sở kết luận ông Phan Văn Vĩnh được Dương cho chiếc đồng hồ Rolex trên là đúng.”

Ông Vĩnh, Hóa tạo điều kiện tổ chức đánh bạc?

Cũng theo bản kết luận, ông Vĩnh và Hóa đã tạo điều kiện cho CNC bằng cách ban hành quyết định sử dụng CNC làm công ty bình phong cho C50 và thậm chí cho CNC thuê trụ sở số 10 Hồ Giám của Tổng cục Cảnh sát.

Điều này khiến các đơn vị chức năng tưởng CNC là “công ty nghiệp vụ của tổng cục.”

Và ngay cả khi biết CNC tổ chức đánh bạc, ông Vĩnh vẫn chỉ đạo ông Hóa ký văn bản báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ Công an cho CNC tiếp tục tổ chức đánh bạc.

Khi lãnh đạo Bộ Công an phát hiện CNC vận hành RikVip.com và 23zdo.com đánh bạc trá hình có dấu hiệu vi phạm pháp luật, yêu cầu có báo cáo thì ông Vĩnh không chấp hành ý kiến chỉ đạo.

Đến khi có văn bản lần thứ hai, sau 50 ngày, ông Vĩnh mới chỉ đạo C50 báo cáo Bộ Công an, nhưng chỉ đạo cấp dưới báo cáo không đúng sự thật.

Theo báo Zing, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 105 bị can với 7 tội danh: tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn, rửa tiền, đưa hối hộ, sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi thành công vụ.

Đồng thời cơ quan điều tra cũng tạm đình chỉ điều tra 13 người, và truy nã 12 đối tượng đang bỏ trốn.

Cơ quan điều tra cũng có đủ căn cứ để kết luận Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu đường dây game trực tuyến Rikvip/Tip.club với gần 43 triệu tài khoản.

Số tiền doanh thu được từ đường dây đánh bạc là 9.853 tỷ trong đó Phan Sào Nam hưởng lợi 1.475 tỷ, Nguyễn Văn Dương 1.655 tỷ.

Còn nhóm Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn và Lê Văn Kiên (đang bị truy nã) chia khoản tiền 1.574 tỷ.

Cơ quan an ninh đã chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ đề nghị truy tố 92 bị can.

Mạng xã hội nói gì?

Uông Triều: Đây là một trong lí do tại sao điểm thi vào các trường công an luôn cao ngất ngưởng và người ta tìm mọi cách chạy điểm để vào các trường này. Không phải tất cả công an là xấu, xin lỗi những người công an trung thực, nhưng nói thật số người xấu có thể nói là rất nhiều, rất nhiều. Điều này chắc cánh tài xế xe tải, xe khách, các hộ kinh doanh biết rõ nhất!

Uông Triều il y a 13 heures

Đây là một trong lí do tại sao điểm thi vào các trường công an luôn cao ngất ngưởng và người ta tìm mọi cách chạy điểm để vào các trường này. Không phải tất cả công an là xấu, xin lỗi những người công an trung thực, nhưng nói thật số người xấu có thể nói là rất nhiều, rất nhiều. Điều này chắc cánh tài xế xe tải, xe khách, các hộ kinh doanh biết rõ nhất!

Trong quá trình được ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa tạo điều kiện cho tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng internet, Nguyễn Văn Dương khai cho ông Vĩnh 1 đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD, 27 tỷ đồng, 1.750.000 USD, 1 áo sơ mi và 1 lọ thuốc bổ gan. Ngoài ra, Dương khai còn cho ông Hóa 22 tỷ đồng.
Cái tay Lương nâng điểm ở Hà Giang chỉ là con tốt thôi, những con sâu khủng long này mới là niềm cảm hứng vô biên cho người ta chạy trường, nâng điểm!

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44882365

 

Ngoại trưởng Úc trả lời thư dân biểu

về tình hình nhân quyền Việt Nam

Chính phủ Úc cam kết tiếp tục làm việc với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự về nhân quyền Việt Nam.

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop vừa có thư hồi đáp, với nội dung vừa nêu, đến Dân biểu Úc Chris Hayes, liên quan thư của ông gửi đến Bộ Ngoại Giao Australia, vào hôm 14 tháng 6 vừa qua, về Đối thoại Nhân quyền Việt-Úc.

Trong thư phúc đáp, Ngoại trưởng Julie Bishop cho biết Australia thường xuyên trực tiếp nêu vấn đề các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam bị sách nhiễu, bắt bớ, cũng như bị giam tù nhiều năm với Chính phủ Hà Nội và Australia sẽ tiếp tục nêu vấn đề này tại cuộc Đối thoại Nhân quyền hàng năm, dự kiến diễn ra ở Hà Nội, vào ngày 28 tháng 8 tới đây.

Bà Julie Bishop cho biết đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Thương Mại Úc nêu ra các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam mà Dân biểu Chris Hayes đề cập; đồng thời Australia cũng tiếp tục quan sát Luật An Ninh mạng, vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, tác động như thế nào đến tự do ngôn luận và biểu đạt ở nước này cũng như phản ứng của chính phủ đối với các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam.

Ngoại trưởng Julie Bishop nhấn mạnh Australia sẽ nêu vấn đề nhân quyền của Việt Nam trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu, vào tháng Giêng năm 2019.

Dân biểu Úc Chris Hayes cũng vừa nhận được thư phúc đáp của Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig Chittick, ký ngày 18 tháng 7, với nội dung là Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tiếp tục các công việc nhằm bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, cũng như sẽ chú ý đến trường hợp của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh.

Trong thư phúc đáp, Đại sứ Craig Chittick cho biết đã nhận được nhiều nguồn thông tin liên quan trường hợp nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh và gia đình ở Lâm Đồng bị sách nhiễu và hiện cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã rời khỏi địa phương và đang ẩn tránh. Đại sứ quán Úc sẽ tiếp tục quan tâm đến tình hình của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh.

Đại sứ Craig Chittick cho biết thêm rằng ông sẽ nêu trường hợp này, và các nhà hoạt động chính trị ở Việt Nam bị đối xử tương tự như thế tại cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Úc, diễn ra vào ngày 28 tháng Tám, ở Hà Nội.

Vào ngày 5 tháng 7, Dân biểu Úc Chris Hayes đã viết thư gửi đến Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick để trình bày về những vụ tấn công vào nơi ở của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh và thân phụ của cô, trong suốt thời gian từ cuối tháng 6 đến những ngày đầu tháng 7 năm 2018, gây ra những tổn thất nặng nề về vật chất lẫn tinh thần.

Dân biểu Chris Hayes bày tỏ mong muốn Đại sứ Úc tại Việt Nam hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn cho đời sống của gia đình cô Đỗ Thị Minh Hạnh nói riêng và các nhà hoạt vì công bằng, nhân quyền tại Việt Nam nói chung.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/australian-minister-responds-to-chris-hayes-letter-regarding-the-au-vn-human-rights-dialogue-07192018092302.html

VN chi 30 tỷ đô la mua hàng hóa từ Trung Quốc

trong 6 tháng

Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm do Tổng Cục Hải quan VN công bố cho thấy trong nửa đầu năm nay, VN đã chi 30 tỷ đô la Mỹ để mua hàng hóa từ Trung Quốc. Con số này cao hơn 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tỷ trọng 28,9% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của VN 6 tháng đầu năm nay.

Trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất đạt 101 tỷ đô la, chiếm gần 97% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa cả nước.

Các mặt hàng chủ yếu được nhập từ Hoa Lục là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, phụ tùng. Ngoài ra còn có các mặt hàng vải, điện thoại, sắt thép, hàng dệt may da giày và sản phẩm từ chất dẻo.

Năm ngoái VN cũng chi hơn 50 tỷ đô la Mỹ để nhập hàng hóa từ quốc gia này.

Truyền thông trong nước hôm 17/7 cho biết hơn một tháng trở lại đây thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua hạt sầu riêng tại tỉnh Lâm Đồng, khiến giá của sản phẩm này tăng lên 5-6 lần so với năm ngoái, từ 70.000 đến 90.000 đồng/kg.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã xác nhận thông tin này và cho biết thương lái Trung Quốc mua hạt sầu riêng làm giống gốc cho vùng sầu riêng của họ bên Campuchua và Lào nhưng lại nói thông tin này chưa được kiểm chứng.

Tình trạng người nông dân Việt Nam bị thương lái Trung Quốc lừa gạt đã xảy ra nhiều năm nay và được chính các cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo. Theo đó thì các thương lái thường ồ ạt mua một nông sản nào đó với giá cao, khiến nông dân đổ xô trồng cây nông sản này và được các thương lái hứa hẹn sẽ mua hết. Tuy nhiên sau đó họ ngưng mua, khiến người dân lâm vào cảnh khốn cùng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-on-the-way-to-approve-cptpp-07192018091013.html/vn-spends-usd-30-bil-on-chinese-goods-07192018091449.html

 

Việt Nam chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định

Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện CPTPP

Việt Nam đang tiến hành các thủ tục phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tin trên được phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng cho biết trong buổi họp báo vào ngày 19 tháng 7.

Bà Hằng cho biết hiện nay bộ Công thương đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm. Theo quy định hiệp định sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi có ít nhất 6 nước thành viên hoàn tất các thủ tục phê chuẩn.

Không chỉ Việt Nam mà các nước thành viên khác của CPTPP cũng đang làm thủ tục phê chuẩn hiệp định này theo quy định pháp luật của từng nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đánh giá đây là một hiệp định thương mại tự do mở, vì vậy các nước khác có thể tham gia sau khi hiệp định đã được triển khai, miễn sao đáp ứng được các tiêu chuẩn và được các nước thành viên đồng thuận.

Theo hãng tin NHK của Nhật, ngày 18 tháng 7 vừa qua, trưởng đoàn đàm phán 11 nước thành viên của CPTPP đã họp tại Nhật nhằm thúc giục các quốc gia nhanh chóng hoàn thiện thủ tục phê chuẩn hiệp định này và bàn bạc về việc mở rộng thêm thành viên.

Trong cùng ngày 19 tháng 7, Bộ Công thương Singapore cho biết nước này đã phê chuẩn hiệp định này. Cho đến nay đã có 3 nước thành viên phê chuẩn CPTPP, bao gồm Mexico, Nhật Bản và Singapore.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện CPTPP có tiền thân là hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, được ký vào ngày 8/3 tại Chile sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Washington ra khỏi TPP vào tháng 1 năm ngoái.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-on-the-way-to-approve-cptpp-07192018091013.html

 

Ông Lê Phước Hoài Bảo

thôi chức danh ủy viên UBND Quảng Nam

Ông Lê Phước Hoài Bảo, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam vừa bị miễn nhiệm chức danh Ủy viên Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Quyết định được đưa ra tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa IX hôm 19/7.

Trước đó, ông Lê Phước Hoài Bảo đã có đơn xin thôi làm đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016 – 2021 và đã được các địa biểu HĐND tỉnh biểu quyết thống nhất.

Ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1985, là con trai của nguyên Bí thư tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phước Thanh. Ông Bảo được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư vào tháng 4 năm 2015 và chỉ chưa đầy tháng sau đã được bổ nhiệm làm Giám đốc sở. Vào lúc đó, ông Bảo được cho là giám đốc sở Kế hoạch – Đầu tư trẻ nhất Việt nam (khi mới 30 tuổi).

Ông Lê Phước Hoài Bảo cũng đã từng đi học thạc sĩ chuyên ngành quản trị tài chính tại Mỹ.

Tuy nhiên việc bổ nhiệm ông Bảo đã gây xôn xao dư luận vì có ý kiến cho rằng có sự nâng đỡ từ cha của ông Bảo.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào tháng 12/2017 kết luận ông Bảo đã không trung thực trong việc kê khai quá trình công tác của bản thân trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự ứng cử Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, có ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Ông Bảo sau đó đã bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên.

Các quyết định bổ nhiệm đối với ông Bảo cũng đã bị thu hồi và hủy bỏ vào ngày 12/3/3018.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lephb-removed-from-quang-nam-people-council-07192018084103.html

 

Ông Trương Minh Tuấn,

Bộ trưởng Thông tin – Truyền Thông, bị thủ tướng kỷ luật

Đương kim Bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông Việt Nam, ông Trương Minh Tuấn bị Thủ tướng Chính phủ Hà Nội ra quyết định kỷ luật cảnh cáo vào ngày 18 tháng 7 do có vi phạm khuyết điểm và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Truyền thông trong nước loan tin vào chiều tối cùng ngày, cho biết ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định, theo đó Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có quyết nghị ngày 16/7 và Bộ Nội vụ có đề nghị ngày 13/7 cùng một nội dung như trên.

Trước đó, vào ngày 12/7, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xem xét, thi hành kỷ bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin – Truyền thông nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Trương Minh Tuấn.

Cùng bị kỷ luật là ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông.

Trong kết luận được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đưa ra vào hồi đầu tháng 6, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son và đương kim Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng bị xác định là có những vi phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước liên quan vụ MobiFone mua 95% cổ phần Công ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu hay Truyền hình An Viên- AVG.

Trong ngày 18/7, thông tin về người có khả năng thay thế ông Trương Minh Tuấn được dư luận chia sẻ khá mạnh mẽ trên mạng xã hội. Người đó là ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/truong-minh-tuan-minister-of-information-communication-gets-punishment-from-the-gov-07182018134428.html