Tin Việt Nam – 19/11/2020
TP.HCM: Người dân chèo thuyền đưa con đi học vì phố ngập mãi không rút – Mạnh Đức
Những ngày qua, người dân tại hẻm 719 đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7, TP.HCM) đã phải chèo xuồng đưa con đi học vì nước ngập sâu, nhiều ngày không rút.
Điều tưởng chừng như khó tin này lại đang diễn ra và trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân sống tại con hẻm trên.
Chị T.T.T., 37 tuổi, sống tại khu vực cho biết những ngày qua, chiếc xuồng nhựa đem từ Bến Tre lên của chị đang được dịp phát huy công dụng triệt để.
Nhìn chiếc xuồng đang cột trước nhà, chị Trâm kể với báo Thanh Niên: “Đỉnh điểm triều cường đều rơi vào ngay giờ đi học của tụi nhỏ nên việc di chuyển rất khó khăn, người cõng con, người cho con ngồi xe đạp rồi đẩy, một số khác thì đi học bằng chiếc xuồng của nhà tôi khi trước đem từ Bến Tre lên. Tôi đưa con đi học về là có mấy người hàng xóm mượn để đẩy con đi giống như vậy. Có ai nghĩ ở thành phố mà xài xuồng như thế này”.
Thấy cảnh trẻ con đi học bằng xuồng mỗi sáng, chị Trần Thị Thanh Nga (46 tuổi) nói vui rằng khu này đang dần biến thành “chợ nổi”. Chị cho biết: “6 giờ sáng là đỉnh điểm triều cường, nước ngập có khi lên trên đầu gối luôn nên người dân di chuyển rất vất vả. Không khí buổi sáng vì vậy mà trở nên nhộn nhịp, tất bật, nhiều người đi ngang thấy vậy nói vui chứ chúng tôi sống chung với nó nhiều năm nên thấy ngán chứ hết vui nổi rồi”.
Sáng 19/11, con hẻm vẫn còn ngập, một số người phải cõng con trên lưng lội bộ ra đầu hẻm. Trước đó, nhiều người di chuyển bằng xe ôm công nghệ cũng phải chấp nhận lội nước vào hẻm vì thấy nước cao xe ôm không chạy vào.
15 giờ 30 phút chiều 17/11, PV Thanh Niên đến hẻm 719 Huỳnh Tấn Phát nhưng nước vẫn ngập mênh mông, hỏi người dân xung quanh mới biết đây là nước của triều cường… buổi sáng chưa rút hết, nhưng nước lại đang tiếp tục lên theo đợt triều cường buổi chiều.
Theo ông Huỳnh Văn Mè (70 tuổi), trong đợt triều cường này, một ngày người dân ở hẻm chỉ có khoảng 3 tiếng (từ 13 giờ đến 16 giờ) là nhìn thấy được mặt đường mấp mô. Còn lại các khoảng thời gian khác trong ngày mênh mông nước khiến cả hẻm trông như một con sông.
“Kể từ khi đường Huỳnh Tấn Phát được nâng cấp, đường trong hẻm trở nên thấp hơn, cống lại nghẹt nên mỗi lần nước lên là cả ngày trời chưa rút nổi. Tôi phải ra khơi thông miệng cống nhưng cũng đâu vào đấy. May là nay không mưa, chứ mưa là không còn gì luôn”, ông Mè thở dài.
Càng vào sâu trong hẻm càng có nhiều nhà bị ngập do nền thấp và không có nơi thoát nước, nhà ông Lâm Văn Tỷ (77 tuổi) cũng không ngoại lệ. Chỉ vào vết rong còn bám trên tường, ông Tỷ nói:
“Đây là chỗ nước ngập cao nhất từ trước đến nay, nước tràn hết vào nhà. Giờ nhà tôi đều kê hết đồ đạc lên rồi, cái nào nhẹ thì đem lên lầu để luôn cho tiện. Xe thì đẩy ra phía sau bếp nhưng nhiều khi vẫn ngập luôn, không cách nào né được. Năm nào cũng vậy, tới tháng này là ngập triền miên”.
Ngày 19/11 là ngày cuối cùng triều cường đạt đỉnh ở Nam Bộ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đỉnh triều cường tại khu vực Nam Bộ sẽ kéo dài từ ngày 16/11 đến 19/11. Sau đó từ ngày 20/11, mực nước sẽ bắt đầu hạ dần.
Trước đó, vào chiều ngày 18/11, mức nước triều cường tại TP.HCM đã hạ dần, tuy nhiên vẫn duy trì trên mức báo động 3. Vì thế những khu vực nằm gần sông, kênh rạch hoặc vùng trũng thấp vẫn bị ngập sâu như: Trần Xuân Soạn, Lương Định Của, Huỳnh Tấn Phát, Bình Quới…
Như vậy, hôm nay, ngày 19/11 là ngày cuối cùng triều cường đạt đỉnh. Tuy nhiên người dân cũng không nên chủ quan bởi có thể một số khu vực vẫn sẽ rơi vào tình trạng ngập úng. Người dân nên chọn lộ trình phù hợp và tránh khu vực trũng thấp nếu không thực sự cần thiết để tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn.
Tòa mở lại phiên phúc thẩm xử vụ án
gian lận thi cử ở Sơn La
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hôm 19/11, đã mở lại phiên xử phúc thẩm vụ án gian lận điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2018 ở Sơn La, do có 4 bị cáo kháng cáo. Truyền thông nhà nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Bốn bị cáo kháng cáo gồm Trần Xuân Yến, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Sơn La; Lò Văn Huynh, nguyên Trưởng Phòng Khảo thí; cựu Thượng tá công an Nguyễn Minh Khoa, nguyên Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ thuộc Công an tỉnh Sơn La; và Nguyễn Thanh Nhàn, nguyên Phó trưởng phòng Khảo thí.
Ngoài ra, Tòa Phúc thẩm cũng triệu tập bà Lê Thị Thanh Yến và ông Lê Thanh Sơn là vợ và em vợ bị cáo Lò Văn Huynh… do có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng nộp đơn kháng cáo.
Các bị cáo Yến, Huynh, Nhàn kháng cáo cho rằng, không nhận hối lộ, không phạm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ như quy kết nên đã làm đơn kháng cáo, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Riêng cựu Thượng tá công an Nguyễn Minh Khoa kháng cáo cho rằng không đưa hối lộ số tiền 1 tỉ đồng cho bị cáo Lò Văn Huynh, không có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của ông. Và đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, để chứng minh ông không phạm tội.
Hai người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Yến và ông Sơn đều có kháng cáo với nội dung yêu cầu xem xét trả lại vật chứng là tiền trong vụ án, vì đây không phải là tranh chấp dân sự.
Trước đó, ngày 29/5/2020, Tòa sơ thẩm Sơn La đã tuyên bị cáo Trần Xuân Yến 9 năm tù, Lò Văn Huynh 21 năm tù về hai tội ‘Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ và tội ‘Nhận hối lộ’. Bị cáo Nguyễn Minh Khoa bị tuyên phạt 8 năm tù và Nguyễn Thanh Nhàn bị tuyên 30 tháng tù.
Trong kỳ thi Tốt nghiệp PTTH năm 2018, ngoài tỉnh Sơn La bị phát hiện tình trạng cán bộ nhận tiền để nâng khống điểm cho thí sinh, còn hai tỉnh Hòa Bình và Hà Giang. Tòa án tại hai tỉnh này cũng đưa vụ việc ra xét xử và tuyên án. Tại Hòa Bình, một số bị cáo sau khi ra khỏi tòa tỏ vẻ hân hoan; có người phát biểu ‘Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật’.
VN: Truy tố ông Đinh La Thăng,
Trịnh Xuân Thanh vụ Ethanol Phú Thọ
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty CP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB).
Viện Kiểm sát đồng thời truy tố ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HQĐT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), và ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC), cùng 10 bị can khác (gồm nhiều cựu lãnh đạo và nhân viên PVB).
Theo cáo trạng, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo cho nhà thầu ‘không có năng lực’ của ông Trịnh Xuân Thanh thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 543 tỉ đồng.
Cụ thể, năm 2007, HQĐT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) do ông Thăng làm chủ tịch có nghị quyết giao tổng giám đốc PVN xây dựng đề án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu ở phía
Bắc. Ông Thăng đã ký quyết định thành lập công ty cổ phần làm chủ đầu tư dự án và mời sơ tuyển lựa chọn nhà thầu.
Vụ xử ông Thanh là ‘mũi tên bắn nhiều con chim’
Truyền thông tiếng Anh nói về bản án Đinh La Thăng
Năm 2008, ông Trịnh Xuân Thanh cho thành lập liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T để xin thầu.
Dù đánh giá thấy liên dành này chưa đạt các tiêu chí về năng lực kỹ thuật, năng lực tư vấn, chưa từng thực hiện dự án nào về lĩnh vực Ethanol, ông Đinh La Thăng đã chủ trì nhiều cuộc họp để định hướng việc giao thầu cho PVC theo như đề nghị của ông Trịnh Xuân Thanh.
Thực hiện chỉ đạo của ông Thăng, PVB đã không tổ chức đấu thầu theo kế hoạch mà lập hồ sơ để chỉ định thầu cho PVC/Alfa Laval/Delta-T. Dù đánh giá thẩm tra của PVB cũng cho thấy liên danh này không đạt nhiều tiêu chí của dự án.
Trong quá trình thực hiện, do không đủ năng lực, liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T khiến dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ liên tục bị chậm tiến độ.
Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’
Vì sao nhà Trịnh Xuân Thanh nộp khắc phục 4 tỷ?
Tới tháng 3/2013, PVC đơn phương dừng thi công dự án và chưa có hạng mục nào hoàn thành, và đưa lý do rằng đơn vị gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm.
Tính đến ngày khởi tố vụ án, chủ đầu tư đã tiêu gần 1.500 tỉ đồng cho dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol và các dự án thành phần. PVB đã vay ngân hàng tổng số 754 tỉ đồng để thực hiện dự án.
Cáo trạng xác định các bị cáo gây thiệt hại 543 tỷ đồng trong dự án Ethanol Phú Thọ.
Báo Việt Nam cho hay kác vụ án trước ông Thăng mời rất nhiều luật sư, vụ án này ông mời duy nhất luật sư Hoàng Văn Hướng bào chữa cho mình.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54997489
Phó hiệu trưởng Cao đẳng Nghề Cần Thơ
và 2 đồng phạm bị bắt vì cấp khống chứng chỉ
Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Cần Thơ cùng 2 đồng phạm đã bị bắt vì đã cấu kết cấp khống chứng chỉ của trường này cho nhiều người.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam cho truyền thông nhà nước Việt Nam biết cơ quan này đang điều tra vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Trường cao đẳng nghề Cần Thơ (CĐNCT) vào ngày 19/11.
Theo tin, bà Phan Thị Thuỳ Trang, phó hiệu trường trường CĐNCT cùng với ông Nguyễn Như Việt, nguyên trưởng khoa sư phạm trường Cao đẳng giao thông vận tải trung ương 3 và Nguyễn Đăng Thuần, giáo viên trung tâm đào tạo lái xe quận 12, TPHCM thuộc trường cao đẳng giao thông vận tải trung ương 3 đã nhận tiền của nhiều người, sau đó cấp khống chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp của trường CĐNCT cho họ.
Sau khi sự việc bị phát giác, Bộ công an đã vào cuộc điều tra và ngày 19/11 đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nhà đối với ba người trên về tội “Giả mạo trong công tác”.
Bộ Công an cho biết đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
Trước đó, từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020, Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô-Hà Nội và nhiều đồng phạm cũng đã bị khởi tố về tội “Giả mạo trong công tác” qui định tại Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đã ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm viện trưởng Viện đào tạo liên tục trường Đại học Đông Đô.
Cựu quan chức ngân hàng Đông Á
gây thất thoát gần 9 ngàn tỷ đồng ra toà lần hai
Cựu Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đông Á (DongABank) Trần Phương Bình bị cáo buộc gây thất thoát 8.800 tỷ đồng, ra toà lần hai cùng 11 người khác vào ngày 19/11 tại Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Bình và 11 đồng phạm bị cáo buộc tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Đây là giai đoạn 2 trong đại án Ngân hàng Đông Á.
Trong giai đoạn 1, ông Bình đã bị Toà án Nhân dân Cấp cao TP Hồ Chí Minh tuyên phạt tù chung thân với các cáo buộc tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng.
Đây là lần thứ hai ông Bình phải ra toà trong giai đoạn 2 của vụ án. Lần ra toà thứ nhất của giai đoạn 2 là vào tháng 7 năm 2020. Tuy nhiên, Toà án Nhân dân TP HCM đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu tách hành vi sai phạm của ông Bình và nhóm khách hàng Hiệp Phú Gia gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á hơn 3.000 tỷ đồng trong tổng số 8.800 tỷ đồng thất thoát.
Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, sau hai tháng điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an tiếp tục đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình và 11 bị can liên quan phạm tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Kết luận điều tra của công an xác định, trong thời gian giữ chức Tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á, ông Bình đã chỉ đạo các bị cáo trong vụ án và những người liên quan thực hiện hành vi gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Ông Bình còn bị cáo buộc là đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng khi nhờ một số cá nhân đứng tên vay tiền tại Ngân hàng Đông Á rồi chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu, nộp khống, chiếm đoạt của ngân hàng 75 tỷ dồng.
Ý kiến về đá vỉa hè có độ bền 70 năm vừa lát đã hỏng
Trách nhiệm thuộc về ai?
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 17/11, dẫn lời của Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho biết chủ trương hoàn thiện để tạo nên sự bền vững của các vỉa hè là yêu cầu nhiều đô thị quan tâm, trong đó có thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh rằng thành phố Hà Nội trong những năm qua thay đổi rất nhiều vật liệu để lát vỉa hè, từ vật liệu gạch thiên nhiên cho đến các gạch lục giác, gạch con thoi, gạch xây chèn… nhưng đều không đảm bảo về tuổi thọ.
VTC News ghi nhận sau 4 năm Chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện chủ trương cải tạo hè phố và vỉa hè, nhiều tuyến đường trong phạm vi 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên và chỉ 1-2 năm sau sử dụng thì nhiều đoạn bị nứt vỡ, lởm chởm, lồi lõm…Mặc dù Chính quyền thành phố Hà Nội loan báo rằng đá mới dùng để lát vỉa hè có độ bền đến 70 năm.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng các công ty vật liệu xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng đá và cần phải xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý, cụ thể là Sở Xây dựng Hà Nội liên quan việc giám sát và thi công lát đá vỉa hè. Song song đó, chính quyền các cấp phường, quận, huyện cũng phải có trách nhiệm trong việc tổ chức giám sát và có thể do không tổ chức giám sát quá trình thi công nên mới dẫn đến tình trạng như hiện tại.
Về quản lý đô thị và các vấn đề cụ thể của công trình đô thị thì cách đây mấy chục năm rồi đã nhiều phản ánh từ báo chí về chất lượng của xây dựng, đặc biệt kể từ sau năm 1990 là thời kỳ Việt Nam đổi mới và xây dựng trên toàn quốc. Tuy nhiên từ thời gian đó đên nay đã tốn bao nhiêu tiền của ngân sách nhà nước, mà thực chất là tiền đóng thuế của người dân, đã bị phung phí và bị lãng phí trong các công trình rất quan trọng. Những công trình nho nhỏ như công trình trồng cây xanh, công trình làm vườn hoa, công trình vỉa hè thì chuyện lãng phí còn khủng khiếp hơn nữa. Tuy rằng rất nhỏ, nhưng theo thời gian thì khối lượng ngân sách tiêu tốn rất nhiều
-Blogger Nguyễn Lân Thắng
Một cư dân Hà Nội, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng, vào tối ngày 18/11, nói với RFA rằng ông có đồng quan điểm với kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm:
“Tôi đồng thuận với ý kiến của ông Đào Ngọc Nghiêm. Ông Đào Ngọc Nghiêm trước đây từng giữ chức kiến trúc sư trưởng của thành phố Hà Nội. Là người với trọng trách đó thì ông ấy hiểu rất rõ quy trình từ khâu thiết kế cho đến khâu lựa chọn vật liệu và thi công công trình. Cho nên ý kiến của ông ấy rất xác đáng.”
Một cư dân Hà Nội khác là kỹ sư xây dựng, lên tiếng với RFA rằng sẽ rất khó khăn để quy trách nhiệm thuộc về ai, bởi vì không chỉ việc lát đá vỉa hè ở Hà Nội mà hầu hết các dự án xây dựng ở Việt Nam đều không mang tính chất thực chất.
Vị kỹ sư xây dựng, không muốn nêu tên, khẳng định rằng các đơn vị thi công vẫn có thể đảm bảo chất lượng tốt cho công trình. Thế nhưng, trong quy trình thi công, bởi do các yếu tố về lợi nhuận và chia chác, chung chi…nên chất lượng của công trình không thể bảo đảm chất lượng như mong muốn.
Về việc lát đá vỉa hè sau khi sử dụng một vài năm bị hư hỏng, vị kỹ sư xây dựng ẩn danh cho rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hậu quả.
“Bây giờ đơn giản là làm vỉa hè cho người đi bộ thì một người đi trên vỉa hè rất nhẹ. Thế nhưng xe máy chạy trên vỉa hè thì làm sao mà không hỏng? Làm đường cho người đi bộ và làm đường cho xe cơ giới, mà trong lĩnh vực xây dựng thì tính chất khác nhau. Do đó, làm đường vỉa hè mà xe máy chạy trên đó thì làm sao đảm bảo được?”
Vai trò giám sát của người dân
Theo quan điểm của kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm thì vai trò giám sát của người dân cần phải được đẩy mạnh thông qua các ban công tác khi thi công, nghiệm thu và quản lý vỉa hè.
Ông Lê Hoàng, một cư dân Hà Nội, chia sẻ ý kiến của ông về vai trò giám sát của người dân trong việc thay đá vỉa hè:
“Nếu người dân được giám sát thì nói thẳng ra là có thể được chuẩn mực hơn nhiều. Nhưng mà họ đâu có cho làm như thế đâu. Sau khi cho đấu thầu xong thì họ có một ban bệ để đánh giá chất lượng…Thực ra, người dân có ý kiến nhưng họ đâu có lắng nghe đâu.”
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng cho rằng người dân cũng thờ ơ về vai trò giám sát của họ:
“Về quy trình xây dựng theo Luật Xây dựng thì chắc chắn phải có việc công bố thông tin cũng như lấy ý kiến của người dân từ khâu quy hoạch cho đến các công trình phục vụ dân sinh. Thế nhưng từ trước đến nay thì thứ nhất là các chủ đầu tư, thường là thành phố hay quận cũng không chú trọng trong việc công bố thông tin đó; thứ hai thì người dân cũng không có tinh thần trong việc giám sát công việc của nhà nước, không chỉ trong việc xây dựng mà còn nhiều vấn đề khác. Bởi do cũng có người này người kia đóng góp ý kiến cho các vấn đề của nhà nước rồi, nhưng thông thường ý kiến của người dân không được coi trọng.”
Nếu người dân được giám sát thì nói thẳng ra là có thể được chuẩn mực hơn nhiều. Nhưng mà họ đâu có cho làm như thế đâu. Sau khi cho đấu thầu xong thì họ có một ban bệ để đánh giá chất lượng…Thực ra, người dân có ý kiến nhưng họ đâu có lắng nghe đâu
-Ông Lê Hoàng
Ông Nguyễn Lân Thắng nói thêm về nhận xét của mình liên quan việc lãng phí trong xây dựng kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “Đổi mới” cho đến nay.
“Về quản lý đô thị và các vấn đề cụ thể của công trình đô thị thì cách đây mấy chục năm rồi đã nhiều phản ánh từ báo chí về chất lượng của xây dựng, đặc biệt kể từ sau năm 1990 là thời kỳ Việt Nam đổi mới và xây dựng trên toàn quốc. Tuy nhiên từ thời gian đó đên nay đã tốn bao nhiêu tiền của ngân sách nhà nước, mà thực chất là tiền đóng thuế của người dân, đã bị phung phí và bị lãng phí trong các công trình rất quan trọng. Những công trình nho nhỏ như công trình trồng cây xanh, công trình làm vườn hoa, công trình vỉa hè thì chuyện lãng phí còn khủng khiếp hơn nữa. Tuy rằng rất nhỏ, nhưng theo thời gian thì khối lượng ngân sách tiêu tốn rất nhiều.”
Còn vị kỹ sư xây dựng ẩn danh quả quyết rằng dù người dân có giám sát, dù truyền thông có phản ánh thì cũng không có thay đổi nào, bởi vì quy trình xây dựng ở Việt Nam theo cách được gọi là “ai nói thì cứ nói và ai làm thì cứ làm”.
Blogger Nguyễn Lân Thắng khẳng định rằng “Nếu như không có sự thay đổi trong hệ thống chính trị thì tôi cho là việc quản lý đô thị và xây dựng các công trình công cộng như vậy chắc chắn sẽ còn rất tồi tệ.”
Hà Nội yêu cầu hoàn thành khẩn cấp
vụ bãi rác Nam Sơn trước 30/11
Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 19/11 cho biết đang cố gắng giải quyết dứt các vấn đề liên quan bãi rác Nam Sơn trước cuối tháng này.
Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn thông báo của Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng, cho hay thành phố đã có yêu cầu phê duyệt toàn bộ phương án còn lại và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 100% ô 1.1 trước ngày 30/11 và vận động các hộ dân còn lại trên mặt bằng ô 1.2 nhận tiền và bàn giao mặt bằng trước ngày 20/11.
Ngoài ra, Phó chủ tịch Thành phố Hà Nội còn yêu cầu ban quản lý dự án xây dựng phương án thu gom, xử lý nước ép rác từ các xe vận chuyển trước khi vào bãi, hạn chế nước rỉ thoát ra trước khi đổ vào ô chôn lấp. Xây dựng phương án sử dụng ô chôn 1.1 nhưng vẫn đảm bảo việc duy tu khẩn cấp đoạn tuyến đường 35 Bắc Sơn vào khu Liên hiệp xử lý chất thải. Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường xung quanh khu xử lý rác thải.
Phó Chủ tịch Thành phố Nguyễn Quốc Hùng chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn, tổ chức chi trả tiền ngay cho 1 hộ dân còn lại tại vị trí 1/2 ô 1.1 đã bàn giao mặt bằng theo phương án phê duyệt điều chỉnh, hoàn thành xong trước ngày 13/11. Phê duyệt toàn bộ phương án còn lại và hoàn thành công tác GPMB 100% ô 1.1 trước ngày 30/11/2020.
Tây Ninh truy tố
8 cựu cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bà Nguyễn Thị Phượng, cựu Giám đốc Trung Tâm quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, cùng 7 cán bộ khác thuộc sở này vào ngày 19/11 đã bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Báo Nhà nước Việt Nam dẫn cáo trạng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tây Ninh đưa tin như vừa nêu trong cùng ngày.
Theo cáo trạng được báo chí đăng tải, bà Nguyễn Thị Phượng với vai trò lãnh đạo Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 đã có những chỉ đạo gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 730 triệu đồng.
Cụ thể, bà Phượng đã chỉ đạo các nhân viên thực hiện việc lập chứng từ thanh toán khống các khoản chi cho các hoạt động dịch vụ gồm: chi thanh toán tiền thuê xe ô tô, phục vụ công tác phí, tiếp khách…
Tin cho biết, vụ án còn một loạt cán bộ, nhân viên Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường được xác định có sai phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự. Trong đó bao gồm hai lãnh đạo là ông Nguyễn Hoàng, nguyên Phó giám đốc Sở và Ngô Đức Hà, nguyên Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Môi trường.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tây Ninh trước đó đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra tội danh “Tham ô tài sản” theo khoản 3, điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên, các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can như vừa nêu sau đó đã được Cơ quan cảnh sát điều tra thay đổi sang tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam bác tin
nói về bà cựu Bộ trưởng Công thương
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 lên tiếng về tin cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Hồ Thị Kim Thoa, bị bắt tại Pháp và có khả năng bị dẫn độ về Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam dẫn trả lời của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về thông tin vừa nêu trong cuộc họp báo thường kỳ.
Mạng báo Dân Trí nêu câu hỏi là trong những ngày qua rộ lên thông tin rằng bà Hồ Thị Kim Thoa đã bị bắt tại Pháp và có khả năng bị dẫn độ về Việt Nam theo Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định dẫn độ giữa Hà Nội và Paris.
Bà Lê Thị Thu Hằng nói Bộ Ngoại giao Việt không có thông tin gì về việc này.
Cách đây hai hôm, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn Phòng Bộ Công an Việt Nam, cũng lên tiếng chưa được xác nhận gì về tin vừa nêu.
Bà Hồ thị Kim Thoa bị khởi tố cùng với cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng trong vụ bán đất vàng công sản số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên Cơ quan Công an Việt Nam cho tạm đình chỉ phần vụ án đối với bà Hồ Thị Kim Thoa vì bà này đã bỏ trốn.
Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết kể từ đầu tháng 9 năm 2017, bà Thoa được Bộ Công Thương cho phép nghỉ hưu, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Sau đó có tin bà này sang Pháp.
Khả năng Việt Nam có thể gỡ thẻ vàng EU
về đánh bắt cá trái phép đến đâu?
Thanh Trúc
Thẻ vàng là biện pháp cảnh cáo của Ủy Ban Châu Âu khi một quốc gia có hải sản nhập vào khu vực này bị phát hiện có dấu hiệu hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định, viết tắt theo tiếng Anh là IUU.
Từ tháng 8/2017, ngành thủy sản Việt Nam đã bị Ủy Ban Châu Âu (EC) phạt thẻ vàng – IUU.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam, giải thích:
“IUU là khuyến cáo việc đánh bắt có trách nhiệm để vừa bảo vệ quyền lợi cho chính mình vừa bảo vệ quyền lợi cho các nước trong khu vực. Điều này bảo đảm được cái truy xuất nguồn gốc, cái an toàn thực phẩm, cái yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Có những vi phạm thành ra Châu Âu giơ thẻ vàng lên”.
Hậu quả là trong suốt thời gian bị “thẻ vàng”, 100% container hải sản từ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu EU đều bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác.
Theo nguồn từ ngày 3/6 của Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam, gọi tắt là VASEP, chi phí một container thủy sản bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác vào khoảng 500 Bảng Anh, chưa tính phí lưu cảng và thời gian vận chuyển bị chậm lại 3 hay 4 tuần lễ.
Đây là tổn thất đáng kể, theo VASEP, đối với ngành xuất khẩu mũi nhọn khi bị thẻ vàng, vì cứ trung bình một container bị kiểm tra như vậy thì phí tổn có thể lên đến 10.000 Euro/container.
Đó là lý do vì sao 3 năm nay Việt Nam quyết tâm thực hiện việc gắn máy định vị trên các tàu đánh bắt xa bờ, bên cạnh việc xử phạt hoạt động vi phạm đánh bắt trái phép IUU tại hải phận nước khác.
Chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi, ông Phan Huy Hoàng, nói về thiết bị giám sát hải trình cho tàu cá Việt Nam:
“Khi đã trang bị máy thì đi đâu phải mở ra, ở nhà có cái trạm gọi là “trạm bờ” là người ta quan sát được hết những tàu đó đi đâu và đi đâu. Tàu nào mà vi phạm thì cơ quan kiểm soát gọi điện cảnh báo ngay. Đó là biện pháp chống khai thác ra vùng biển nước ngoài”.
Số liệu mới nhất từ Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cho thấy hiện đã có 82% số tàu cá xa bờ đã được lắp ráp thiết bị giám sát hành trình rồi. Con số này hồi tháng 4 là 56%.
Ông Nguyễn Trí Thạnh, một chủ tàu cá tại huyện đảo Lý Sơn với ngư trường quen thuộc là Hoàng Sa và Trường Sa, xác nhận tàu nhà và gần hết tàu bạn ở Lý Sơn phải tuân thủ qui định gắn thiết bị giám sát hành trình nếu muốn đi biển:
“Chính xác, có người gắn năm ngoái, người gắn năm nay, đánh bắt xa bờ là bắt gắn hết. Có điện thoại vệ tinh liên lạc được với bờ và tàu nọ với tàu kia nữa. Không gắn là quản lý không xuất sổ cho đi đâu”.
Từ Cà Mau, bà Mùi là vợ ngư dân Trần Văn Huốc, từng bị bắt vì đánh lưới mực bất hợp pháp trên biển Thái Lan năm 2013, cho hay hiện tại tàu cá của chồng bà phải mở máy định vị 24/24 mỗi lần ra khơi:
“Gắn cái máy định vị đó mình ra biển chạy tới tầm nào đó, bao nhiêu lý đó… thì không được chạy qua bên kia. Qua bên nước khác thì có tổng đài người ta báo cho mình, kêu mình về. Không quay về thì bị mấy ông phạt đó, vô bờ thì bị phạt bao nhiêu tiền đó”.
Được hỏi chuyện vượt hải phận để đánh bắt ở vùng biển nước khác có còn xảy ra không, bà Mùi trả lời:
“Cũng có một số vi phạm. Có nghĩa là nó biết cách tắt máy rồi chạy qua bên kia mần. Tổng đài mất liên lạc mới kêu trên máy cho ghe đó chạy quày về. Chủ ghe mà để cho tài công chạy lút ra đó thì chủ ghe bị phạt. Người nào lì thì tắt máy rồi lén chạy qua mần nhưng mà bên mình là người ta biết rồi đó”.
Cà Mau là nơi nhiều tàu cá xa bờ thường xâm nhập hải phận Thái Lan để câu lưới mực một cách dễ dàng cách đây vài năm. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau mới đây thông báo là trên 1.500 tàu cá của tỉnh này đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt 84,5%.
Khắc phục và tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản xuất khẩu theo khuyến nghị của EC bao gồm nhiều việc và qui định gắn thiết bị giám sát hải trình là một khâu quan trọng của nổ lực chung, là khẳng định của Chủ tịch Hội Nghề Cá Quảng Ngãi Phan Huy Hoàng. :
“Có các biện pháp về hành chính, về giáo dục rồi biện pháp trang bị kỹ thuật, thế thì đảm bảo thực hiện chống IUU là biện pháp trang bị máy giám sát hải trình cho tất cả tàu đánh bắt xa bờ”.
“Nhưng do điều kiện kinh tế từng địa phương và điều kiện kinh tế của ngư dân cũng chưa đáp ứng được, nên một phần là ngư dân và một phần là Nhà Nước. Bây giờ lo được 80-90% rồi, sắp tới là trang bị tiếp cho đầy đủ 100%”.
Tùy theo mức độ nghèo giàu mà có tỉnh thì trang bị toàn bộ cho ngư dân, có tỉnh thì trang bị một nửa, và có tỉnh thì ngư dân phải chịu chi phí toàn bộ, là giải thích tiếp của ông Phan Huy Hoàng::
“Quảng Ngãi mình vì kinh phí hạn chế cho nên ngư dân tự trang bị, tự bỏ tiền ra mua. Cái máy thì khoảng hai mấy đến 30 triệu đồng, chi phí duy trì hoạt động hàng tháng là 250.000 đồng”.
“Từ khi gắn máy thì nói chung hầu hết ngư dân không còn vi phạm đánh bắt ra nước ngoài nữa. Cũng có trường hợp cá biệt là ngư dân tắt máy để làm việc đó nhưng khi về bị xử phạt ngay và nặng lắm, tối đa là 1 tỷ Đồng”.
Giới chức tỉnh Bến Tre thông báo gần 98 % tàu hoạt động khai thác thủy sản thuộc diện bắt buộc tại địa phương đã lắp đặt thiết bị giám sát.
Viện trưởng Viện Chiến Lược Nông Nghiệp, tư vấn Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, ghi nhận thành quả cố gắng tháo gỡ thẻ vàng IUU mà EU đang áp dụng cho Việt Nam:
“Việt Nam đã quyết liệt tháo gỡ vướng mắc liên quan đến rủi ro tàu thuyền đánh bắt cá của Việt Nam sang lãnh hải các nước xung quanh. Việc đào tạo, tuyên truyền, cảnh báo đến thuyền viên và cộng đồng người đánh cá, rồi việc trang bị máy móc định vị, máy móc truyền tin cho tàu thuyền đánh bắt để bảo đảm thông tin cũng được làm khá mạnh. Có thể nói là có một bước thay đổi khá lớn”.
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn còn đưa ra những việc cần làm ngoài các biện pháp mang tính kỹ thuật. Đó là phải ra soát lại và xem lại ngư trường của Việt Nam, xem lại khả năng an toàn, phương tiện …
Ông nói phải có những hướng dẫn cụ thể để ngư dân biết cách có được thu nhập chính đáng trong lãnh hải của mình mà không lo ngại hay có ý định làm chuyện trái phép.
Mỹ hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ ‘thẻ vàng’ của EU?
Hoa Kỳ mới đây đã tổ chức cuộc tập huấn được coi là một nỗ lực nhằm “hỗ trợ Việt Nam tháo gỡ ‘thẻ vàng’ của Liên minh châu Âu (EU)”.
Việt Nam đã bị EU rút “thẻ vàng” hồi cuối năm 2017 vì tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp.
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 18/11 cho biết rằng Cục Phòng chống Ma tuý và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới đây đã “phối hợp với Tổng cục Thuỷ sản Việt Nam tổ chức hội thảo tập huấn kéo dài hai ngày về Hiệp định Biện pháp các quốc gia có cảng (PSMA) để thanh tra, kiểm tra, và ngăn chặn việc nhập khẩu thuỷ hải sản bất hợp pháp”.
Cơ quan ngoại giao này nói rằng “đây là hội thảo tập huấn đầu tiên dành cho các bên liên quan về Hiệp định PSMA mà Việt Nam đã gia nhập từ năm 2019”.
Ngoại trưởng Mỹ ‘ủng hộ một Việt Nam vững mạnh và độc lập’
“Hội thảo này chỉ là một ví dụ cho thấy Hoa Kỳ và Việt Nam đang cùng hợp tác để đấu tranh, phòng chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định, và nhằm duy trì sự ổn định cũng như trật tự dựa trên luật lệ trên Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế”, đại sứ quán Mỹ viết trên Facebook.
Tin cho hay, “thẻ vàng” của EU không đi kèm các biện pháp trừng phạt để cho quốc gia bị cảnh cáo có thời gian “khắc phục tình hình”. “Thẻ xanh” sẽ được ban hành nếu vấn đề được giải quyết. “Thẻ đỏ” sẽ được đưa ra kèm theo một loạt biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm thương mại đối với các mặt hàng hải sản của quốc gia đó.
Hồi tháng Chín năm nay, theo Cổng thông tin chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu.
Ông Dũng được trích lời nói rằng “cả hệ thống chính trị phải vào cuộc” trong nỗ lực nhằm gỡ “thẻ vàng” cho ngành đánh bắt cá Việt Nam.
Việt Nam gia tăng nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc
Việt Nam gia tăng nhập khẩu xăng dầu trong tháng 10/2020. Đặc biệt, lượng xăng dầu nhập khẩu từ Trung Quốc được ghi nhận là tăng đột biến.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 19/11, dẫn nguồn từ Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp, thuộc Bộ Công Thương, cho biết thông tin vừa nêu.
Cụ thể, Việt Nam nhập về hơn 489 ngàn tấn xăng dầu trong tháng 10, trị giá hơn 181 triệu USD. Số lượng nhập khẩu xăng dầu tăng gần 10% so với tháng 9.
Tin cho biết nguyên nhân nhập khẩu xăng dầu gia tăng là do sản xuất được phục hồi trong những tháng gần đây.
Đáng lưu ý, xăng dầu được nhập từ Trung Quốc trong tháng 10 tăng cao đến 601% về lượng và hơn 590% về trị giá, tương ứng xấp xỉ 44 ngàn tấn xăng dầu với trị giá gần 16,9 triệu USD.
Trung Quốc được ghi nhận là thị trường xuất khẩu xăng dầu vào Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất, trong khi các thị trường quen thuộc như Singapore, Hàn Quốc… lại có mức xuất khẩu vào Việt Nam sụt giảm.
Báo Người Lao Động dẫn lời đại diện Bộ Công thương cho biết số lượng nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc trong tháng 10 tuy tăng đột biến, nhưng vẫn khá ít so với nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường khác.
Đại diện của Bộ Công thương cho biết thêm giá xăng dầu của Trung Quốc rẻ hơn 1 USD/tấn so với giá xăng dầu từ Nhà máy Nghi Sơn ở trong nước. Do đó, nhiều doanh nghiệp chọn mua xăng dầu từ Trung Quốc để sản xuất hoặc tái xuất qua Lào và Campuchia.
Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu xăng dầu đều giảm về lượng và giảm về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân được nói là do tình hình sản xuất ở một số lĩnh vực bị trì trệ, bởi tác động của dịch COVID-19. Về giá trị bị sụt giảm mạnh vì giá dầu thế giới giảm tới 35% so với năm ngoái.
Các thị trường xuất khẩu hàng triệu tấn xăng dầu vào Việt Nam trong năm 2020 bao gồm Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Nhiều ĐBQH không thống nhất với Bộ Công An
về luật thêm an ninh cơ sở
Diễm Thi, RFA
Chiều 17 tháng 11 năm 2020, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xin ý kiến đại biểu Quốc hội về hai nội dung liên quan đến dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Nội dung thứ nhất là có cần thiết ban hành luật này không. Nội dung thứ hai là có nên giao cho Chính phủ nghiên cứu tiếp, hoàn thiện dự án luật hay không.
Ở nội dung thứ nhất có 290/393 đại biểu Quốc hội cho rằng chưa cần thiết và 96/393 đại biểu cho rằng cần thiết ban hành luật này.
Ở nội dung thứ hai có 206/393 đại biểu không đồng ý và 169/393 đại biểu đồng ý giao cho Chính phủ nghiên cứu tiếp.
Theo dự án luật trình Quốc hội, Bộ Công an muốn thống nhất lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an bán chuyên trách hiện nay thành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trung bình mỗi thôn có một tổ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở từ 5 đến 10 người thì toàn quốc có khoảng 1.500.000 người tham gia lực lượng này. Báo cáo thẩm tra chỉ ra con số biên chế của lực lượng này hiện nay là 700.000 người. Nếu luật được thông qua với quân số lên tới 1.500.000 người thì sẽ tăng thêm khoảng 800.000 người.
Theo cựu đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông, trước đây nhiều lần các đại biểu Quốc hội cũng không đồng tình với các đề xuất của Chính phủ. Vấn đề gì mà cử tri đồng tình thì đại biểu Quốc hội cũng thể hiện nhất trí cao. Còn những gì cử tri thấy chưa phù hợp thì đại biểu Quốc hội cũng sẽ tranh luận, phản biện với Chính phủ. Việc đó là bình thường. Ông nói thêm về việc nên hay không nên ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:
Bây giờ đang giảm biên chế nhưng lại muốn phình ra bộ phận công an ở cơ sở. Thật ra điều này cũng cần thiết cho an ninh ở cơ sở, nhưng nó chưa đến mức cần thiết, báo động là phải tăng cường lực lượng đó ngay. – Lê Văn Cuông ĐBQH
“Các đại biểu Quốc hội thể hiện thái độ như thế thì tôi thấy rất đồng tình thôi. Về phía công an thì họ cũng rất lo về an ninh cơ sở, làm sao đủ lực lượng để bảo đảm trật tự an toàn xã hội tốt hơn. Nhưng thành lập lực lượng an ninh trật tự cơ sở thì nó lại thêm một tổ chức biên chế và nó lại ảnh hưởng đến cái chung.
Bây giờ đang giảm biên chế nhưng lại muốn phình ra bộ phận công an ở cơ sở. Thật ra điều này cũng cần thiết cho an ninh ở cơ sở, nhưng nó chưa đến mức cần thiết, báo động là phải tăng cường lực lượng đó ngay. Với tình hình thực tiễn hiện nay thì nếu chỗ nào không an toàn thì công an nơi khác về hỗ trợ. Nếu ra luật này thì công an trên toàn quốc đều phình cái bộ máy vì tăng thêm lực lượng đó.”
Phát biểu tại buổi thảo luận hôm 17 tháng 11, Thiếu tướng Đào Thanh Hải, Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho rằng, việc điều động lực lượng công an chính quy xuống xã sẽ không hiệu quả bởi họ không phải người địa phương nên không nắm bắt được địa bàn. Theo ông Hải, nếu không có luật ra đời, sẽ khó khăn cho lực lượng này.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thì giải thích, do lực lượng này có lịch sử hình thành từ lâu, nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, nhiều hoạt động của lực lượng này động chạm quyền tự do dân chủ, quyền công an nên phải được quy định bằng luật.
Thiếu tướng Sùng Thìn Cò (Hà Giang), nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 đặt câu hỏi với Bộ trưởng Công an rằng, bây giờ lực lượng công an quá đông, một tỉnh ít nhất phải từ 3.000 đến 4.000 công an chính quy, giờ lại thêm nhiều lực lượng nữa, chẳng lẽ lực lượng chính quy không đủ để nắm được tình hình, xử lý tình hình hay sao?
Ông Đinh Đức Long, một Trung tá Quân đội Nhân dân nêu quan điểm của mình về việc này:
“Thứ nhất là mình không có số liệu chính xác và cũng không có cách nào kiểm chứng được có bao nhiêu công an. Đó là bí mật quốc gia của họ, họ độc quyền nên không ai kiểm chứng được. Nhưng theo cảm nhận của tôi thì công an nhan nhản đầy đường. Thêm vào đó, Nhà nước bây giờ là Nhà nước công an trị rồi còn gì nữa.
Hầu hết lãnh đạo thành phố lớn đều gốc gác công an cả. Ví dụ ông Nguyễn Văn Nên Bí thư thành ủy TP.HCM mới nhậm chức từ công an mà ra. Trong chính phủ rất nhiều vị từng là công an như Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án tối cao cũng từ công an mà ra. Công an là lực lượng tin cậy nhất của chế độ thì họ phải phát triển, xây dựng thôi vì chả còn ai tin cậy hơn”.
Nhưng theo cảm nhận của tôi thì công an nhan nhản đầy đường. Thêm vào đó, Nhà nước bây giờ là Nhà nước công an trị rồi còn gì nữa. – Ông Đinh Đức Long
Ông Đinh Đức Long nhắc lại câu nói của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, “công an là trung thành nhất trong những người trung thành, là những người chỉ biết còn Đảng còn mình”.
Cho đến nay, không có con số chính thức về số lượng công an hay số lượng cảnh sát giao thông trên cả nước được công bố một cách công khai. Ngày 2 tháng Tư năm 2017, Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam và Á Châu tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, phổ biến trên blog một tài liệu ước lượng con số công an ở Việt Nam, từ công an có thẻ ngành đến những lực lượng bán quân sự trực thuộc sự chỉ huy và điều động của Bộ Công An năm 2013 là khoảng 6.700.000 người. Trong đó có 1.200.000 công an viên.
Ông Thayer cho hay con số này được lấy từ bài viết của một viên chức an ninh Liên Bang Úc tên Laurie Gray viết trên tạp chí Cảnh Sát Liên Bang Úc.
Là một người dân bình thường ở Sài Gòn, anh Minh Đức cho rằng số lượng công an rất nhiều nhưng nhiệm vụ chính của họ dường như không phải để bảo vệ dân mà để trấn áp dân và bảo vệ chế độ. Anh kể, khi trong khu phố anh ở có những vụ đánh nhau nguy hiểm đến tính mạng người dận thì gọi hoài không thấy công an xuống. Nhưng để trấn áp biểu tình thì công an dày đặc. Anh nói thêm:
“Cái con số mà ông đại biểu Quốc hội nói ra thì mình không biết thực hư như thế nào bởi con số này là bí mật. Nhưng con số chắc chắn là rất lớn. Với cái nhìn của một người dân, mỗi khi có việc cần vào
một đồn công an ở cấp phường khu tôi ở thôi thì tôi thấy từ vài chục cho đến cả trăm công an các loại trong đó. Lực lượng này hiện đang rất đông mà họ còn muốn tăng lên nữa với lý do bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ dân.
Nhưng thực tiễn cuộc sống thì tôi thấy họ dùng lực lượng này để bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng cầm quyền của họ. Họ dùng công an để trị dân, trấn áp dân là nhiều chứ không phải để bảo vệ dân, giữ gìn an ninh trật tự. Không phải như thế!”
Dư luận cho rằng, xã hội Việt Nam là xã hội ‘công an trị’ khi lực lượng này được tăng rất nhiều quyền trong những năm qua cùng việc bổ nhiệm hàng loạt các lãnh đạo Bộ Công an hồi tháng 4 vừa qua.
Cuối tháng 4 năm 2020, Bộ Công An có thêm hai thứ trưởng là Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Thiếu tướng Lê Tấn Tới.
Thiếu tướng Lê Quốc Hùng từng là Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Thiếu tướng Lê Tấn Tới từng giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, là Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an.
Quốc hội: thực hiện thu phí tự động
không dừng ở tất cả các trạm BOT từ năm 2021
Từ năm 2021, Việt Nam sẽ thực hiện thu phí tự động không dừng tại tất cả các trạm thu phí BOT đường bộ.
Đây là nội dung trong Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua. Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 19/11.
Chiến lược nói trên nằm trong Nghị quyết về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Quốc hội Việt Nam yêu cầu hoàn thiện quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa.
Nghị quyết cũng yêu cầu xử lý các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, giảm số vụ, số người chết, bị thương vì tai nạn giao thông; rà soát hệ thống sân bay, xã hội hóa các dịch vụ hàng không.
Trong năm 2022, các cơ quan ban hành quy định ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Trong năm 2021, Quốc hội cũng yêu cầu ban hành quy định về hoạt động lấn biển; tăng cường quản lý về môi trường, đặc biệt là đánh giá tác động của các dự án thủy điện, rừng phòng hộ; hoàn thiện các quy chuẩn quốc gia về môi trường.
Ngoài ra là những yêu cầu về hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông, lâm quốc doanh; kiểm tra việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
CSVN vẫn im lặng trước việc
5 cơ chế nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng
về đàn áp bất đồng chính kiến
Tin từ Geneva: Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không phản hồi về bản lên tiếng của 5 báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc đối với việc đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền.
Vào ngày 17/9, các báo cáo viên đặc biệt về tự do quan điểm và biểu đạt, tự do hội họp và lập hội, người hoạt động nhân quyền, quyền văn hóa và bắt giữ độc đoán đã gửi một văn bản chung chất vấn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến Hội Nhà báo Độc lập, Nhà Xuất bản Tự Do, và các cá nhân Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Hồ Sỹ Quyết, và Phạm Đoan Trang. Ngoại trừ ông Hồ Sỹ Quyết, những người còn lại đang
bị giam giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” còn ông Lê Anh Hùng đang bị giam giữ ở một cơ sở điều trị tâm thần.
Văn bản chất vấn này được gửi trước khi bà Phạm Đoan Trang bị bắt nên chưa đề cập đến vụ bắt giữ bà, mà chỉ đề cập đến việc bà và thân mẫu của bà bị lực lượng an ninh sách nhiễu. Trong văn bản này, các báo cáo viên đặc biệt yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam cung cấp thông tin về cơ sở pháp lý, giải thích lý do và một số thông tin khác có liên quan đến các cá nhân và tổ chức trên.
Cho tới nay đã tròn 60 ngày và Hà Nội vẫn chưa có phản hồi nào như yêu cầu. Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tồi tệ với việc giam giữ ít nhất 260 tù nhân lương tâm trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt ở nhiều trại giam trên toàn quốc. Riêng trong năm nay, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 29 nhà hoạt động và 29 dân oan Đồng Tâm, nhiều người trong số dân oan bị kết án tử hình hoặc mức án nặng nề.
Quốc Tuấn
Liệu khoa học có là cứu cánh cho việc hợp tác ở Biển Đông
Lý Anh Trìu
Mới đây, Trung Quốc đã tổ chức một Hội thảo với chủ đề “Hợp tác Hàng hải và Quản trị Đại dương” kéo dài 2 ngày với sự tham gia của các diễn giả đến từ Mỹ và các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông, trong đó có cả đại biểu từ Philippines và Việt Nam. Trong hai ngày 16-17/11, Học viện Ngoại giao cũng tổ chức hội thảo riêng tại Hà Nội với chủ đề “Duy trì Hòa bình và Hợp tác trong thời kỳ biến động”.
Trong vùng Biển Đông đầy bất ổn và đe dọa như hiện nay, vấn đề suy kiệt môi trường biển vẫn là trung tâm của các cuộc thảo luận khoa học và chính sách khi ngày càng có nhiều nhà sinh vật biển và nhà hải dương học lên tiếng báo động về hiện tượng axit hóa, đa dạng sinh học bị tàn phá, tác động của biến đổi khí hậu, các rạn san hô bị huỷ hoại và nghề đánh bắt thủy hải sản bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì những vấn đề này, ngày càng có nhiều nhà khoa học về biển của Trung Quốc và Việt Nam muốn coi Biển Đông là một nền tảng lý tưởng để thúc đẩy hợp tác khu vực. “Thủy triều” đang nâng các “con tàu” khảo sát nghiên cứu khoa học lên trên phạm vi chính trị và tuyên bố chủ quyền. Nó mang đến cho vùng biển có nhiều biến động này nhiều giải pháp trọng tâm hơn cho nền hòa bình lâu dài và bền vững của khu vực.
Các chương trình nghị sự tương tự cũng diễn ra tương ứng với sự bắt đầu của Thập kỷ Khoa học Đại dương vì sự Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc năm 2021, đưa ra một quy trình tổng thể, tạo cơ hội cho các cá nhân tham gia và mang tính toàn cầu trong cách tiếp cận của nó. Cũng giống như đại dịch COVID-19 hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận hợp tác và hài hòa để thử nghiệm lâm sàng, mở rộng quy mô và phân phối, môi trường ở Biển Đông đòi hỏi sự hợp tác khoa học chu đáo đối với việc quản lý nghề cá, bảo tồn sinh thái của các rạn san hô và truy cập mở vào dữ liệu đại dương.
Hội thảo 2 ngày ở Trung Quốc được tổ chức tại Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam, dưới sự đồng chủ trì của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Hoa Nam (NISCSS) và Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc-Đông Nam Á về Biển Hoa Nam (CSARC). Tại hội thảo này, Fu Ying, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, đã lưu ý với hơn 500 người tham dự tại chỗ và trực tuyến về “nhu cầu cấp thiết phải cải thiện quản trị toàn cầu và nâng cao hiệu quả của các cơ chế phối hợp quốc tế, đó cũng là trường hợp của quản trị đại dương”. Điều trớ trêu đối với Hà Nội là sự kiện xúc tiến hợp tác hàng hải diễn ra gần một bến cảng mới, nơi đóng quân của các lực lượng dân quân biển của Trung Quốc và gần với quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.
Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã đưa tuyên bố yêu sách một cách phi lý đối với 90% diện tích Biển Đông, coi đây là lãnh thổ có chủ quyền của họ, dựa trên cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói: “Tôi nghĩ rằng trong số các vấn đề của CSARC, chúng bao gồm cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải và thông tin liên lạc trên biển, phát triển chung và quản lý tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa và quản lý khủng hoảng”. Tuy nhiên, Poling cũng lưu ý thêm rằng ngay cả khi ngụy trang bằng chiêu bài nghiên cứu khoa học biển, Trung Quốc vẫn tiến hành các hoạt động phục vụ mục đích kinh tế và/hoặc quân sự của họ.
Chủ nghĩa bành trướng hàng hải mạnh mẽ của Bắc Kinh được thể hiện rõ qua đội tàu hải quân, các lực lượng tuần duyên và bán quân sự hiện đại liên tiếp đâm tàu đánh cá, quấy rối các cuộc khảo sát thăm dò dầu khí, xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo san hô bồi lấp và tổ chức các cuộc tập trận.
Trong suốt thời gian vừa qua, kéo dài từ năm 2019 tới nay, các tàu “nghiên cứu khoa học” của Trung Quốc vẫn ngang nhiên xâm phạm các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Mới đây, Chính phủ Trung Quốc còn công bố dự thảo luật hải cảnh với mục tiêu thông qua dự luật này trong năm nay. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng dự thảo luật này nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên dưới biển và ngành ngư nghiệp Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu báo trước các vụ xâm phạm vùng biển của các quốc gia ven Biển Đông và Biển Hoa Đông do tàu Trung Quốc thực hiện sẽ tăng lên trong thời gian tới đây.
Đặc biệt, Điều 19 của dự luật trao quyền cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm bất hợp pháp trên biển hoặc đối mặt với nguy cơ sắp bị xâm phạm bất hợp pháp. Dự luật cũng làm rõ những loại vũ khí- cầm tay, trên tàu hoặc trên không- có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau.
Dự thảo luật hải cảnh Trung Quốc cũng cho phép lực lượng hải cảnh đưa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp, cải tạo và xây dựng trên Biển Đông (trong đó có 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa và một số thực thể tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) vào trong phạm vi bảo vệ của lực lượng này, cho phép họ tham gia thực thi pháp luật trên tất cả các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và cả trên không. Thậm chí, dự luật còn cho phép hải cảnh Trung Quốc dỡ bỏ các công trình do nước ngoài xây dựng tại những vùng biển thuộc “quyền quản lý” của lực lượng này. Ngoài ra, dự thảo luật hải cảnh còn cho phép hải cảnh được tịch thu và tiêu hủy tàu nước ngoài nếu họ “xâm phạm trái phép vùng biển” của Trung Quốc.
Tính tới cuối năm 2019, số tàu tuần tra của lực lượng hải cảnh Trung Quốc là khoảng 130 chiếc, gấp 2 lần so với số tàu của JCG (66 chiếc). Một số tàu hải cảnh Trung Quốc trên 10.000 tấn đã được trang bị các loại pháo cỡ 76mm.
Các hội thảo về Biển Đông đã đưa ra nhiều đề xuất tập trung vào các sáng kiến quản lý biển giữa các nhà khoa học, cộng đồng và công chúng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, phá hủy rạn san hô, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và cạn kiệt nguồn thủy sản. Tuy nhiên, Li Mingjiang, Phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói: “Tôi nghi ngờ sự hợp tác như vậy sẽ phát triển đáng kể trong những năm tới, vì các tranh chấp ở Biển Đông là một trở ngại lớn cho việc đó”. Có lẽ, chuyên gia này đã chưa nói hết vấn đề, bởi vì cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn là bên khiến cho biển Đông rơi vào tình trạng căng thẳng. Dư luận quốc tế vẫn đang lo ngại khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông để phục vụ các tham vọng của họ. Với các hành động hung hăng, khiêu khích của Trung Quốc như vậy, rất khó có cơ hội để hợp tác trong việc thực hiện các sáng kiến khoa học mà các nhà khoa học đã đề xuất.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/can-science-save-scs-11182020112755.html
Điểm tin trong nước sáng 19/11: Cát Linh – Hà Đông
chạy nghiệm thu vào đầu tháng 12, ‘xin đừng lỡ hẹn!’
Mạnh Đức
Mục lục bài viết
Malaysia trục xuất 5 tàu cá Việt Nam
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy nghiệm thu vào đầu tháng 12
Người chiếm hơn 1.000 m2 đất rừng phòng hộ trên Đồi lộng gió xin tự tháo dỡ
Truy tố 8 cựu cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh
Đề nghị tử hình bố dượng, tù chung thân mẹ ruột bé 3 tuổi bị bạo hành đến chết
Ngoài tích ‘bom nước’ trái phép, thuỷ điện Thượng Nhật còn những sai phạm gì?
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ 5 (ngày 19/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Malaysia trục xuất 5 tàu cá Việt Nam
Cảnh sát biển Malaysia ngày 14/11 trục xuất 5 tàu cá của tỉnh Kiên Giang, Việt Nam bị cho là đang đánh bắt trái phép trên vùng biển của nước này, theo RFA.
Trang Fanpage chính thức của Cảnh sát biển Malaysia ngày 17-11 đăng tải hình ảnh các ngư dân, tọa độ các tàu cá và các ngư phủ của 5 tàu cá.
Giám đốc MMEA – Đại tá Muhammad Suffi bin Mohd Ramli cho biết, thủy phi cơ Bombardier CL415 đang thực hiện các hoạt động giám sát trong vùng biển Terengganu thì phát hiện 5 tàu đánh cá của Việt Nam. Sau đó các tàu này bị trục xuất khỏi biên giới trên biển của hai nước.
Ngoài việc trục xuất, lưới của các ngư dân bị tịch thu, đồng thời nước uống và thực phẩm bị loại bỏ để đảm bảo rằng các ngư dân Kiên Giang không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở về.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy nghiệm thu vào đầu tháng 12
Theo Vnexpress, Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt ( thuộc Bộ Giao thông Vận tải) ngày 18/11 cho biết đầu tháng 12, đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày để đánh giá an toàn.
Dự án với tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là hơn 550 triệu USD (trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD). Đến nay, tổng mức vốn đã vọt lên 891,9 triệu USD.
Người chiếm hơn 1.000 m2 đất rừng phòng hộ trên Đồi lộng gió xin tự tháo dỡ
Lãnh đạo Ban quản lý rừng (QLR) Lâm Viên (Lâm Đồng) cho biết trên báo Thanh Niên, bà T.T.T., người chiếm hơn 1.000 m2 đất rừng thông phòng hộ nguyên sinh trên Đồi lộng gió đang xin tự giải tỏa cây trồng và công trình xây dựng trái phép.
Theo phản ánh trước đó, khu rừng thông phòng hộ nguyên sinh hiếm hoi còn sót lại trên Đồi lộng gió, cửa ngõ TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), liên tục bị lấn chiếm, lãnh đạo TP.Đà Lạt chỉ đạo Ban QLR Lâm Viên phối hợp với lực lượng kiểm lâm và UBND P.3 (TP.Đà Lạt) giải tỏa nóng việc lấn chiếm hơn 1.000 m2 đất rừng phòng hộ tại đây.
Tại hiện trường, chiều 17/11, các lực lượng chức năng nhổ các hàng tùng bao quanh lô đất bị lấn chiếm, phá bỏ bờ kè đá… Tuy nhiên, đến chiều tối, công việc phải dừng lại vì bờ kè đá xây dựng quá chắc chắn, xe múc nhỏ không thể phá bỏ.
Ngày 18/11, bà T. cam kết tự giải tỏa cây trồng và phá bỏ phần bờ kè còn lại. Công nhân phải dùng khoan đục bỏ bờ kè xây chắn trước ngôi nhà xây dựng trái phép. Xe cẩu đến hiện trường chở cây mai anh đào, cây tùng ra khỏi khu vực Đồi lộng gió.
Truy tố 8 cựu cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh
Zing news đưa tin, VKSND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Phượng, cựu Giám đốc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, cùng 7 thuộc cấp về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Theo cáo buộc, từ năm 2009 đến năm 2013, với vai trò lãnh đạo trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường, bà Phượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo các nhân viên lập chứng từ thanh toán khống các khoản chi cho hoạt động dịch vụ, gồm: Thanh toán tiền thuê ôtô, phụ cấp công tác phí, tiếp khách… gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 730 triệu đồng.
Ngoài ra, cáo trạng còn xác định các ông Nguyễn Hoàng (nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh), Ngô Đức Hà (nguyên Chi cục phó Chi cục Bảo vệ Môi trường) và nhiều cán bộ, nhân viên của Sở Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường có sai phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự.
Đề nghị tử hình bố dượng, tù chung thân mẹ ruột bé 3 tuổi bị bạo hành đến chết
Theo VTC News, chiều 18/11, đại diện VKSND Hà Nội luận tội bị cáo Nguyễn Minh Tuấn (SN 1989) và Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1991, cùng trú tại phường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội bạo hành bé gái 3 tuổi là Minh Minh (con đẻ của Lan Anh) khiến nạn nhân thiệt mạng.
Đại diện VKS xác định Tuấn là chủ mưu, còn Lan Anh có vai trò đồng phạm tích cực. Nguyễn Minh Tuấn và vợ còn phải chịu thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, nạn nhân không tự vệ được.
VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Tuấn mức tử hình về tội “Giết người”, 24-30 tháng tù về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý”, tổng hình phạt là tử hình.
Xử phạt bị cáo Lan Anh mức án chung thân về tội “Giết người”, 25-30 tháng tù về tội “Tàng trữ, sử dụng ma tuý”, tổng hình phạt là chung thân.
Ngoài tích ‘bom nước’ trái phép, thuỷ điện Thượng Nhật còn những sai phạm gì?
Sáng 18/11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, theo báo cáo của UBND huyện Nam Đông, thủy điện Thượng Nhật tại xã Thượng có những chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân.
Cụ thể, theo báo cáo của UBND huyện Nam Đông, hộ ông Hồ Văn Sỹ có 1 thửa đất 2.677,2m2 bị ảnh hưởng, thuỷ điện Thượng Nhật cho rằng, đó là diện tích đất ven sông suối, đất hoang hóa và đề xuất hỗ trợ hơn 5,3 triệu đồng, nhưng hộ gia đình ông Sỹ không thống nhất. Công ty cổ phần đầu tư thủy điện
Miền Trung Việt Nam (chủ đầu tư dự án thuỷ điện Thượng Nhật) cũng có cam kết chi trả sớm cho hộ gia đình ông Hồ Văn Bí hơn 52,1 triệu đồng nhưng đến nay vẫn không trả như cam kết.
Bên cạnh đó, có 4 hộ dân có diện tích phát sinh thêm, Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện Miền Trung Việt Nam vẫn chưa hợp đồng với đơn vị tư vấn để đo đạc diện tích này. Về đường dây, có 5 hộ chưa có phương án đền bù, 2 hộ dân nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đường dây và 3 hộ nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng.
Đối với một số kiến nghị của người dân, Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện Miền Trung Việt Nam cam kết sẽ xây dựng hoàn trả lại tuyến đường bê tông dân sinh thôn A Tin trước ngày 31/12/2020. Mở đường sản xuất từ ngầm tràn Ka Đầu vào vùng sản xuất Ma Rai (khoảng 1km), công ty giao cho xã thực hiện và công ty cam kết hỗ trợ 150 triệu đồng vào tháng 12/2020, hiện công trình đang trong quá trình thi công.
Đối với xây ngầm tràn khe Ka Đầu, công ty hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân thi công, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhưng đến nay công ty vẫn chưa thanh toán kinh phí cho đơn vị thi công số tiền 140 triệu đồng.
Đối với việc trả lại đường mòn vùng Cha Lai (khoảng 15km), do việc mở đường liên quan đến đất và tài sản trên đất của các hộ dân, phía công ty đề xuất với UBND xã chủ trì việc mở đường, sau khi hoàn thành công ty sẽ hỗ trợ lại phần kinh phí thực tế phục vụ cho việc mở đường nhưng đến nay UBND xã chưa triển khai.
Điểm tin trong nước tối 19/11: Việt Nam nói gì
về tin Campuchia xích lại gần Trung Quốc;
Việt Nam chuẩn bị ‘nhập khẩu cô dâu’
Hiểu Minh
Mục lục bài viết
Việt Nam nói về tin Campuchia xích lại gần Trung Quốc
Việt Nam chuẩn bị ‘nhập khẩu cô dâu’
Bộ Ngoại giao chưa có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt
Ông Đinh La Thăng bị truy tố trong vụ án Ethanol Phú Thọ
Mục Điểm tin trong nước tối thứ 5 (ngày 19/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Việt Nam nói về tin Campuchia xích lại gần Trung Quốc
Báo Tiền Phong thông tin, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, trả lời câu hỏi nói rằng quan hệ Việt Nam – Campuchia bị ảnh hưởng vì Campuchia xích lại gần Trung Quốc của phóng viên về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ láng giềng tốt đẹp hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia, mong muốn đưa quan hệ hai nước phát triển ngày càng thiết thực, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Bà Hằng khẳng định, quan hệ hai nước phát triển rất tích cực trong thời gian qua.
Việt Nam chuẩn bị ‘nhập khẩu cô dâu’
Tỉ số giới tính khi sinh theo điều tra gần đây nhất ở Việt Nam là cứ 111,5 bé trai chào đời mới có 100 bé gái, trong khi 11 năm trước con số này là 110,6/100 và bình thường dao động ở mức 104 – 106/100. Thậm chí có những địa phương con số này đang vượt 115/100 và cao hơn.
Với mức chênh lệch này, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc đang tính toán mỗi năm Việt Nam thiếu hụt 40.800 trẻ gái, tức có rất nhiều bé gái không có cơ hội chào đời vì sự lựa chọn giới tính.
Và trong tương lai gần (vì chênh lệch giới tính khi sinh bắt đầu manh nha từ năm 2005), Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn dư thừa nam giới, nam giới đến tuổi lập gia đình sẽ không có bạn gái/vợ/người yêu, dẫn đến hàng loạt hệ lụy xã hội đã và đang xảy ra do thiếu nữ, thừa nam như ở Trung Quốc, Hàn Quốc…
Theo dự báo mới, dân số Việt Nam sẽ lên mức 104 triệu người vào năm 2030, tăng hơn 8 triệu người so với hiện nay. Điều đó cho thấy những lo ngại về việc đẻ ít chưa đáng ngại bằng những vấn đề đang hiện hữu, trong đó có chênh lệch tỉ số giới tính khi sinh, là số trẻ được sàng lọc trước sinh, sơ sinh để phòng ngừa và can thiệp sớm các dị tật, là chỉ số phát triển con người, là cải thiện chiều cao và sức bền…
Trong số này, vấn đề chênh lệch giới tính khi sinh ít được quan tâm, vì nếu có hậu quả cũng phải 5-10 năm nữa. Nhưng nếu quả thật ngày đó đến, mỗi năm hơn 40.000 nam giới không lấy được vợ mà phải “nhập khẩu cô dâu” thì lại là vấn đề không hề nhỏ chút nào.
Bộ Ngoại giao chưa có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt
Báo Zing thông tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 19/11 cho biết, chưa có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ ở Pháp.
“Tôi không có thông tin về bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ tại Pháp”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời khi được hỏi về thông tin cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã bị bắt giữ.
Bà Thoa và ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương, bị khởi tố do liên quan đến những vi phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Trong cáo trạng vụ ông Vũ Huy Hoàng và đồng phạm làm thất thoát 2.700 tỷ đồng xảy ra tại Sabeco, VKSND Tối cao quy kết cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa là đồng phạm giúp sức.Do bà Thoa bỏ trốn nên Bộ Công an ra quyết định truy nã bà.
Ông Đinh La Thăng bị truy tố trong vụ án Ethanol Phú Thọ
Báo VnExpress đưa tin, cựu chủ tịch PVN Đinh La Thăng cùng Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc có sai phạm khi chỉ định nhà thầu thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, gây thiệt hại hơn 540 tỷ đồng.
VKSND Tối cao xác định ông Thăng có vai trò chính nên truy tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 224 Bộ luật Hình sự 2015, khung hình phạt 10-20 năm tù.
Liên quan vụ án có 11 đồng phạm, trong đó Trịnh Xuân Thanh (cựu tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT PVC) bị truy tố về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 3 điều 224) và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (khoản 3 điều 356); Đỗ Văn Hồng truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ (khoản 3 điều 356).