Tin Việt Nam – 18/09/2017
Bão lớn vào tới miền trung Việt Nam
Bão Doksuri, còn gọi là bão số 10, đã vào vùng biển từ Nghệ An tới Quảng Trị vào sáng nay.
Đây là một trong những cơn bão được cho là mạnh nhất đổ vào Việt Nam trong nhiều năm qua.
Bão này đã qua Philippines vào hôm thứ Ba và làm ít nhất bốn người chết và sáu người mất tích.
Truyền thông Việt Nam cho hay sáng hôm 15/09 bão số 10 sẽ nằm trên bờ biển các tỉnh Nghệ An – Quảng trị với sức gió mạnh cấp 12 và tại các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 8-9.
Các khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6-7.
Sau cuộc họp tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã vào Quảng Bình và Hà Tĩnh để giám sát nỗ lực chuẩn bị ứng phó với bão này.
Được biết hơn 100 ngàn người được sơ tán để tránh bão tại riêng Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Hàng chục chuyến bay đến và đi từ miền trung Việt Nam bị hủy.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41276779
Bão số 10 gây thiệt nặng,
ít nhất 3 người chết, nhiều nhà tốc mái
Bão số 10 (tên quốc tế là Doksuri) gây thiệt hại tại nhiều địa phương ở các tỉnh miền trung Việt Nam, cho đến chiều tối ngày 15/9 có ít nhất 3 người chết, và hàng chục người bị thương, cùng gần hàng chục ngàn căn nhà bị tốc mái.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn tin tổng hợp của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 15/9, bão số 10 đã làm 3 người chết ở Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế và Hà Tĩnh và ước tính con số thương vong còn tăng cao, trong khi có tin 10 thuyền viên ở Thanh Hóa mất liên lạc.
Ông Phạm Văn Phòng, 70 tuổi, ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có nhà bị tốc mái cho VOA biết:
“Nhà bị tốc mái tôn. Nhiều nhà khác xung quang trong thôn cũng bị tốc mái nhiều.”
Hãng tin Reuters cho biết có đến 80,000 người phải sơ tán tránh bão.
Tại Hà Tĩnh có hơn 62,000 ngôi nhà bị thiệt hại, chủ yếu tập trung ở sáu huyện ven biển, theo hãng tin AP.
Cũng tại tỉnh Hà Tĩnh, gió bão làm gãy đổ 1 cột truyền hình tại thị xã Kỳ Anh và 1.142 cột điện hạ thế, hàng nghìn cột điện khác bị nghiêng, khiến 1,3 triệu khách hàng bị mất điện trên diện rộng.
Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Hà Tĩnh nói với VOA:
“Hiện nay thiệt hại chưa thống kê được thành tiền nhưng rất nặng nề. Tính riêng tại khu vực tâm bão thì 80% tức khoảng 17,500 hộ dân bị tốc mái nhà, mất 50% hệ thống lưới điện, nuôi trồng thủy hải sản bị mất trắng. Cột ăng-ten của đài truyền hình Hà Tĩnh tại thị xã Kỳ Anh bị gãy đổ.”
Theo VOV, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là địa phương chịu ảnh hưởng nặng khi bão số 10 đổ bộ, nơi lực lượng chức năng di dời gần 750 hộ dân với hơn 3.200 nhân khẩu đến những nơi như trường học, nhà văn hóa thôn, trụ sở ủy ban nhân dân các xã.
Báo Tuổi trẻ cho biết có thêm 2 trường hợp tử vong do bão: một cụ bà 83 tuổi ở thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, bị ngói trên mái nhà rơi trúng đầu, bị thương nặng và không qua khỏi trong khi có một người bị chết đuối ở đầm nuôi tôm ở tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo Thanh Niên, mưa to kèm theo gió lớn ở tỉnh Quảng Ngãi đã làm 4 tàu bị chìm, trong khi đó có 4 ghe khác bị sóng đánh chìm tại Thừa Thiên – Huế.
Chính quyền thì chưa có cho cái chi. Hồi trước thì được thùng mì tôm, đợt thì được 5 kg gạo, có đợt thì được 200 ngàn đồng.
Ông Phạm Văn Phòng, một người dân bị nhà tốc mái ở tỉnh Quảng Bình
Gia đình ông Phòng có một người con trai duy nhất bị bệnh tim, sức khỏe yếu, thuộc diện hộ nghèo ở tỉnh Quảng Bình. Ông Phòng chia sẻ rằng qua cơn bão này chính quyền địa phương chưa hỗ trợ gì, những mùa bão trước thì được cho một thùng mì ăn liền:
“Chính quyền thì chưa có cho cái chi. Hồi trước thì được thùng mì tôm, đợt thì được 5 kg gạo, có đợt thì được 200 ngàn đồng.”
Theo tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương Việt Nam, bão số 10 vào tối ngày 15/9 đã di chuyển sang khu vực Trung Lào với sức gió giật cấp 12. Tuy nhiên, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi vẫn có mưa to cho đến hết ngày 16/9.
Đảng đang quyết tâm ‘mổ xẻ cơ thể sinh bệnh tật’
Việc đưa ra xét xử các vụ đại án liên tục trong suốt thời gian qua và đến nay cho thấy Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đang quyết tâm ‘mổ xẻ cơ thể sinh bệnh tật’, theo ý kiến của một cựu quan chức lãnh đạo thuộc Văn phòng Quốc hội Việt Nam.
Cùng lúc, đang có câu hỏi đặt ra trong công luận về việc vì sao chỉ có những doanh nhân bị xét xử, hầu tòa, mà không phải là những người có trọng trách nhưng đã ‘cố ý làm sai’ phải đối diện với công lý, một ý kiến khác từ một nhà phân tích chính sách nói với Bàn tròn thứ Năm hôm 14/9/2017.
Việc mở ra những vụ đại án sẽ cố gắng xử hết trong năm 2017 này và tiếp tục mở ra các vụ đại án khác cho thấy Đảng và Nhà nước quyết tâm mổ xẻ cơ thể đã sinh ra bệnh tật này, mà theo cách nói là cố gắng bóc ra được những con sâu tạo nên những chuyện thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế và tài sản của nhà nướcLuật sư Trần Quốc Thuận
Các vụ đại án và nhiều vụ việc liên quan hệ thống ngân hàng vừa qua đều liên quan tới việc điều hành chính phủ và hệ thống ngân hàng từ các nhiệm kỳ lãnh đạo trước, đây có thể sẽ là những cấp phải trả lời câu hỏi chính về trách nhiệm điều hành, lãnh đạo đất nước trong thập niên qua, một ý kiến khác tại cuộc Tọa đàm của một nhà báo nói với BBC Tiếng Việt.
Bàn tròn thứ Năm về các đại án, phố đèn đỏ và BOT
Luật sư nói gì về ‘mắt xích’ PVN-OceanBank?
Đại án OceanBank: Nguyễn Xuân Sơn bị đề nghị án tử hình
Trước hết, từ Sài Gòn, bình luận về diễn biến các mức án được cho là rất cao mới được đề nghị với các cựu lãnh đạo Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) là các ông Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm, bên cạnh việc cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Bình mới bị khởi tố, cùng một số đại án khác, Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gònnói:
“Việc mở ra những vụ đại án sẽ cố gắng xử hết trong năm 2017 này và tiếp tục mở ra các vụ đại án khác cho thấy Đảng và Nhà nước quyết tâm mổ xẻ cơ thể đã sinh ra bệnh tật này, mà theo cách nói là cố gắng bóc ra được những con sâu tạo nên những chuyện thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế và tài sản của nhà nước.
“Vấn đề quan trọng nhất, tôi nghĩ, là phải tìm cho ra nguyên nhân sâu xa mà để những vụ án này lan truyền những vụ án khác mà bây giờ trên hệ thống chính trị Việt Nam, ta nhìn nhiều nơi hễ mà đi thanh tra thì đều là có vấn đề, mà hiện giờ vụ án đã lên đến mức án lần đầu tiên trong nhóm án này có đưa một mức án cao nhất là tử hình.
“Còn mức án trước kia như vụ Vinashin, Vinalines, thì cũng chỉ ở mức án 20 năm, chung thân thì không đáng kể, nhưng thực tế người đó làm sao làm được? Những người lãnh đạo làm sao làm được? Phải có người bổ nhiệm, người đề bạt và trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra là như thế nào? Cho nên đó là câu chuyện mà cần phải làm tới nữa.
Cách xử lý ở Việt Nam không giống như các nước nào, đầu tiên cứ phải giải quyết từ những cái mà chúng ta cho đó là vùng cấm, để được Đảng giải quyết xong, sau đó mới đến chính phủ, cái gì chưa đạt được thì phải đưa ra Quốc hộiPGS. TS. Phạm Quý Thọ
“Cho nên người ta nói rằng phải làm cho ra nguyên nhân sâu xa là người ban hành chủ trương, tạo điều kiện cho người đó có thể phạm tội như thế,… những người đứng sau lưng, người đứng bên trên thì phải lôi ra cho được, từ đó phải tìm giải pháp nào mà người ta đương nói nhiều là đang có một cuộc cải cách cơ chế, thể chế, câu chuyện đang đặt ra để làm sao mà ngăn chặn được,” nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói.
Tại sao lại chỉ có doanh nhân?
Đảng CS ‘cần kỷ luật thép’ để không tan rã?
‘Phát hiện nhiều vi phạm trong các dự án BOT’
Ông Trịnh Xuân Thanh ‘không mắc sai phạm gì’?
Bình luận về thực chất của các vụ đại án ngân hàng, bên cạnh nhiều diễn biến khác xuất hiện khá ‘dồn dập’ gần đây trên truyền thông Việt Nam như câu chuyện thu phí giao thông với các dự án xây dựng, vận hành, chuyển giao (BOT), các ‘lùm xùm’ liên quan ngành dầu khí Việt Nam trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhiều vụ việc khác, từ Hà Nội, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói:
“Trong dư luận có nói rằng tại sao lại chỉ có các nhà kinh doanh, các nhà doanh nghiệp, thí dụ từ ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) ngày xưa cho đến bây giờ toàn những nhà kinh doanh thôi, nhưng thực ra cái cố ý làm sai này cũng là các quan chức đứng đằng sau ba đại án lớn này và hiện tượng BOT, thì rõ ràng là nó đang rối và chắc chắn phải có người chịu trách nhiệm.
“Tuy nhiên chúng ta phải bình tĩnh, bởi vì chúng ta biết rằng cách xử lý ở Việt Nam là nó không giống như các nước nào, đầu tiên cứ phải giải quyết từ những cái mà chúng ta cho đó là vùng cấm, để được Đảng giải quyết xong, sau đó mới đến chính phủ, cái gì chưa đạt được thì phải đưa ra Quốc hội.
“Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta không làm việc này cho những người đứng đằng sau, cái lợi ích nhóm mà sân sau ấy, thì sẽ mất lòng tin của dân chúng, bởi vì người dân đang mong là phải có đích đến của việc chống tham nhũng này.
“Còn nếu không làm được việc này, người ta sẽ nói [đó] là việc đấu đá trong nội bộ, thì nó cũng không hay. Chúng ta [Việt Nam] nên làm minh bạch trong chuyện này, hoặc là nó có một vùng cấm nào đấy thì lại càng không tốt, khi chúng ta nói rằng ‘không có vùng cấm,’ chuyên gia về chính sách công từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam nói với Bàn tròn.
Tất nhiên tất cả những câu chuyện này đều hướng tới một người hoặc một số người và nó đều liên quan tới chính sách điều hành quốc giaNhà báo Mạc Việt Hồng
Từ Warsaw, thủ đô Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên tờ báo mạng Đàn Chim Việt Online đưa ra thêm bình luận với BBC:
“Tôi nghĩ rằng chắc chắn có ai đó, hoặc những ai đó đứng đằng sau tất cả những câu chuyện này, chúng ta cứ tạm gọi là một đồng chí X, hay một đồng chí Y nào đó, nhân những vụ án ở ngân hàng vừa rồi, tôi nghĩ rằng tiếp theo đây sẽ có nhiều ngân hàng lớn, mà các quan chức của các nhà băng này, Tổng Giám đốc, rồi Chủ tịch Hội đồng Quản trị sẽ đứng trước vành móng ngựa, chứ không riêng là mấy ngân hàng đã bị bắt như chúng ta [đã thấy], mà theo tôi sẽ có những ngân hàng khác nữa.
“Tất nhiên, tất cả những câu chuyện này đều hướng tới một người hoặc một số người và nó đều liên quan tới chính sách điều hành quốc gia… và người phụ trách là Thống đốc ngân hàng…, tôi nghĩ rằng đây mới là những người phải chịu trách nhiệm chính về việc điều hành đất nước trong thập niên vừa qua,” bà Mạc Việt Hồng nêu quan điểm với BBC hôm 14/9.
Được biết, ngày 31/7/2017, Tổng Bí thư đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đã chủ trì tổ chức Phiên họp thứ 12 của cơ quan này để thảo luận, cho ý kiến về tiến độ, kết quả thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017, truyền thông chính thống Việt Nam cho hay.
Về nhiệm vụ sáu tháng cuối năm, ông Tổng Bí thư và Ban Chỉ đạo yêu cầu “tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong công tác phòng chống tham nhũng, nhất là ở địa phương, cơ sở; chỉ đạo tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng,” vẫn theo truyền thông trong nước.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41280390
Tổng thống Trump ‘có thể tới Việt Nam’ dự APEC
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông sẽ thăm Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc vào tháng 11, trong chuyến đi mà ông nói sẽ có thể bao gồm Việt Nam để dự Hội nghị APEC, theo Reuters.
Ông Trump, hiện đang tập trung vào làm việc với Trung Quốc để cố gắng kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, ghi nhận việc ông đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN ở Philippines, nhưng ông không chắc chắn về sự tham dự của mình.
“Chúng tôi sẽ có thể cùng nhau tới châu Á vào tháng 11. Và chúng tôi sẽ tới Nhật Bản, Nam Hàn, có thể cả Việt Nam nơi có hội nghị,” ông Trump nói.
Khi được hỏi về hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Philippines, ông Trump thừa nhận ông đã được mời, nhưng nói: “Để xem sao đã.”
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence từng thông báo vào tháng Tư trong chuyến thăm Jakarta rằng ông Trump sẽ tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Philippines và Việt Nam.
Tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi đầu năm nay, nhưng 11 quốc gia còn lại, bao gồm cả Australia và New Zealand, đang đàm phán để tiến tới một thỏa thuận.
Matthew Goodman, cựu quan chức chính quyền của Tổng thống Obama, người hiện đang làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, hồi cuối tháng Tám tin rằng thỏa thuận mậu dịch mới có những chỗ khó tháo gỡ.
Ông nói với các phóng viên tại Canberra rằng “Thỏa thuận đối với Việt Nam về cơ bản là họ sẽ phải thực hiện những cải cách khó khăn đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng như cải cách về lao động và các lĩnh vực khác… để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Mỹ nhiều hơn, đặc biệt là về mảng dệt may và giày dép”.
“Nếu không có những điều khoản này, người ta có thể hỏi lý do tại sao Việt Nam sẽ muốn tham gia?”
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41276498
Thu thuế dịch vụ Đèn Đỏ:”lấy mỡ nó rán nó”?
Thu thuế hay không thu thế đối với người bán dâm nếu dự kiến mở ‘khu phố Đèn Đỏ’ trong các đặc khu kinh tế tại Việt Nam là chủ đề gây tranh luận tại Bàn tròn thứ Năm hôm 14/9/2017.
Một luật sư từ Sài Gòn cho rằng không nên thu thuế với ‘các chị em’ làm nghề này vì làm như vậy Việt Nam sẽ không còn là ‘chế độ tốt đẹp nữa’.
Trong khi đó, một nhà xã hội học từ Hà Nội chuyên nghiên cứu về giới và phát triển xã hội, cộng đồng thì cho rằng đã là hoạt động có thu, thì cần phải thu thuế như bình thường.
Tiến sỹ Khuất Thu Hồng nói về ‘dịch vụ Đèn Đỏ’ ở VN
Đừng có nghĩ tới chuyện thu thuế, cái này để quản lý chẳng có gì để thu thuế, đến cái món đó còn thu thuế thì còn cái gì là chế độ tốt đẹp?Luật sư Trần Quốc Thuận
Nhà báo Mạc Việt Hồng nói về dịch vụ Đèn Đỏ
PGS. TS Phạm Quý Thọ bình luận dự kiến mở phố Đèn Đỏ
Trao đổi với Tọa đàm trực tuyến của BBC Tiếng Việt hôm thứ Năm, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuậntrước hết nêu quan điểm về việc có nên mở dịch vụ ‘Đèn đỏ’ như trên đã nói hay không, ông nói:
“Tôi rất đồng tình và ủng hộ những lời lập luận lịch sử quá trình và cái lợi, hại trong việc cho hành nghề mãi dâm, hoặc là không cho hành nghề mãi dâm. Tôi cho rằng đó là một câu chuyện rất hợp đạo lý, nó cũng bình thường.
“Còn nếu về phong tục tập quán Việt Nam, nói phong tục tập quán Việt Nam, thực tế thì trước đây có nghề mãi dâm… cũng có này kia, làm sao không có được, xã hội Sài Gòn trước kia, mại dâm cũng coi như công khai, thì đâu có vấn đề gì.
“Nhưng mà chỉ vướng luật pháp, không có sửa, đó là cái sửa của luật Hình sự, Bộ Luật Hình sự cho rằng là như chị Khuất Thu Hồng [khách mời tại bàn tròn] có nói rằng đã có một bước tiến là những người hành nghề mãi dâm thì không bị xử lý hình sự, những người môi giới, tổ chức thì bị xử lý hình sự, thì cái đó cũng là một cái vướng về pháp luật.”
Mại dâm và tham nhũng
VN: mở mại dâm ở đặc khu ‘táo bạo nhưng khó làm’?
Theo luật sư Thuận, dường như có sự thiếu thống nhất, hoặc thiếu công bằng giữa việc chính quyền thường ra tay với mua, bán dâm mà lại không truy quét tham nhũng nhà nước và chức vụ mà như ông nói là ‘ăn hối lộ, cướp của, cướp đất’ của dân v.v…, ông nói tiếp:
“Vướng pháp luật thì nếu cần, Quốc hội ra một nghị quyết thì cũng sẽ giải quyết được ngay, nhưng về mặt đạo lý, nhiều người tôi trao đổi và tôi cũng suy nghĩ rằng hành nghề mãi dâm này đôi khi còn tốt hơn mấy người nhận hối lộ, ăn hối lộ mà cướp đất của dân.
Về mặt đạo lý, nhiều người tôi trao đổi và tôi cũng suy nghĩ rằng hành nghề mãi dâm này đôi khi còn tốt hơn mấy người nhận hối lộ, ăn hối lộ mà cướp đất của dân.Luật sư Trần Quốc Thuận
“Người ta có cái để người ta bán, cái thân để người ta bán, để đi kiếm tiền người ta sống, thì bắt bớ rồi đưa đi trại giáo dục, không biết giáo dục cái gì, sao không giáo dục mấy người ăn hối lộ, cướp của của dân, cái tội đó là nặng hơn nhiều chứ, tại sao không tập trung để truy quét? Mà lại truy quét chi một cái người ta gọi là tệ nạn xã hội?
“… Rõ ràng như Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh cũng nói là chống tham nhũng là khó, chống nguy hiểm. Bây giờ người ta cũng nói là nguy hiểm, còn chống tệ nạn thì dễ, bởi vì tệ nạn có cái gì đâu mà làm ghê gớm thế?
“Cho nên tôi cho rằng đã đến lúc phải nhìn vào sự thật, phải cần, phải có một nhu cầu để mà giải quyết và đối với chị em phụ nữ, người ta không có gì, người ta còn có cái đó, thì họ cũng phải mang để bán để họ sống chứ? Tại sao không cho họ bán? Nó còn tốt hơn đi ăn cướp, đi buôn lậu, thì cái đó, cái nào tốt hơn.
“Thì tôi nghĩ cần phải nhìn cái tổng thể xã hội và dĩ nhiên là còn sự quản lý chặt chẽ, đừng để nó lan truyền bệnh tật, rồi chữa bệnh cho chị em, còn đừng có nghĩ tới chuyện thu thuế, cái này để quản lý chẳng có gì để thu thuế, đến cái món đó còn thu thuế thì còn cái gì là chế độ tốt đẹp? Cho nên cái này đã đến lúc phải quản lý và phải tổ chức,” nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với Bàn tròn thứ Năm.
‘Lấy mỡ nó rán nó’
Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt
Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới
Cũng là người có quan điểm nên ủng hộ việc quản lý mại dâm theo cách thức mới thay vì cấm đoán hoặc hình sự hóa những người hành nghề này, nhưng có ý kiến khác với Luật sư Thuận về việc có nên thu thuế hay không với người hành nghề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng phản biện:
“Cho nên mỡ nó phải rán chính nó, chứ không thể nếu chúng ta lại đặt vấn đề là ở đây có cái gì nhạy cảm, hoặc có cái gì đó mà không thu thuế, thì tôi nghĩ là nó sẽ là không công bằngTS. Khuất Thu Hồng
“Nếu có thể tôi muốn tranh luận về thuế dịch vụ Đèn Đỏ với ông Trần Quốc Thuận…, tôi nghĩ rằng một khi chúng ta đã có lập ra khu Đèn Đỏ cung cấp dịch vụ tình dục, thì chúng ta phải thu thuế.
“Tại sao phải thuế, vì thuế để trả cho bộ máy quản lý nhà nước, những người liên quan, chẳng hạn ngành y tế cung cấp dịch vụ cho khu vực đó, rồi công an và các loại thuế khác, không có lẽ lại lấy thuế của người nông dân đóng để trả cho dịch vụ Đèn Đỏ?
“Cho nên mỡ nó phải rán chính nó, chứ không thể nếu chúng ta lại đặt vấn đề là ở đây có cái gì nhạy cảm, hoặc có cái gì đó mà không thu thuế, thì tôi nghĩ là nó sẽ là không công bằng.
“Bất kỳ một người nào mà lao động có thu nhập, thì sẽ phải đóng thuế, tôi nghĩ là chúng ta nên suy nghĩ về chuyện đấy một cách nghiêm túc, thay vì cứ luẩn quẩn về những lý do đạo đức hay là văn hóa, thì nó sẽ không thấu đáo, mà rõ ràng là nó sẽ tạo ra sự bất công bằng và nó sẽ không hiệu quả nếu như chúng ta thực sự muốn thành lập khu Đèn Đỏ,” Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nói với BBC.
Phản hồi ngay tại Bàn tròn về ý kiến của nhà nghiên cứu xã hội học, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
“Hiểu ý tôi nói không đúng, bởi vì cái thuế là khác và việc thu lệ phí để cân đối bộ máy lại khác và bây giờ thuế là đóng cho nhà nước và nhà nước dùng cái đó để quản lý toàn bộ xã hội này, thì đó là khác.
“Còn bộ máy thành lập ra, đâu phải cái gì nhà nước cũng quản lý, mà để cho tư nhân họ quản lý và thông qua một cơ sở nào thì họ có dịch vụ, thu vô, mỗi lần đi vào, đóng bao nhiêu tiền, thì đóng bao nhiêu phần trăm cho bộ máy…, chứ không ai lấy ngân sách để cân đối và cũng không ai lấy tiền đấy chuyển vào ngân sách, để như vậy thì nó không hay, tôi hiểu là như thế,” luật sư nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41282766
Luật sư nói gì về ‘mắt xích’ PVN-OceanBank?
Luật sư bào chữa cho bị cáo bị đề nghị lĩnh án tử hình trong phiên xử “đại án” nói thân chủ của mình “không phạm tội”.
Luật sư Nguyễn Minh Tâm, một trong các luật sư bào chữa cho cựu Tổng Giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn hôm 14/09 lập luận rằng thân chủ của mình “không thể lợi dụng sự phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) vào Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vì không thể làm trái thỏa thuận được lãnh đạo của hai tổ chức này đã ký kết”.
Luật sư Tâm mô tả điều ông gọi là “cáo trạng có điểm bị nhầm lẫn” bởi trong thời gian làm TGĐ Oceanbank ông Nguyễn Xuân Sơn “không có tư cách người đại diện phần vốn góp của PVN” tại ngân hàng OceanBank và do vậy “không lợi dụng và không thể lợi dụng uy tín, vị thế của PVN” để buộc Chủ tịch HĐQT ngân hàng này là ông Hà Văn Thắm phải chi tiền cho mình.
Bàn tròn thứ Năm về các vụ Đại án, BOT…
Luật sư Tâm được Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời nói rằng có một văn bản thỏa thuận cam kết giữa PVN và Oceanbank ký ngày 18/9/2008 giữa ông Đinh La Thăng – Chủ tịch HĐQT PVN và ông Hà Văn Thắm – Chủ tịch HĐQT OceanBank.
“Quan hệ giữa Oceanbank với PVN đã được hai ông Chủ tịch thống nhất, thỏa thuận và triển khai những cam kết hỗ trợ tối đa từ trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác, kể cả sau khi Nguyễn Xuân Sơn đã rời khỏi OceanBank,” VOV dẫn lời luật sư Nguyễn Minh Tâm trong bài “Thỏa thuận giữa Oceanbank và PVN có từ thời ông Đinh La Thăng“, đăng vào chiều tối 14/09.
Quan hệ giữa Oceanbank với PVN đã được hai ông Chủ tịch thống nhất, thỏa thuận và triển khai những cam kết hỗ trợ tối đa từ trước khi Nguyễn Xuân Sơn được PVN giới thiệu sang OceanBank công tác, kể cả sau khi Nguyễn Xuân Sơn đã rời khỏi OceanBankLuật sư Nguyễn Minh Tâm
Thỏa thuận giữa PVN và OceanBank được mô tả là xác định việc “PVN hỗ trợ cho Oceanbank về tài chính đồng thời sử dụng và khuyến khích các đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên của PVN sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các dịch vụ liên quan do OceanBank cung cấp”.
Luật sư Tâm cũng đưa ra một loạt văn bản của PVN trong đó có văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên và các đơn vị có vốn góp của PVN mở và phát triển hệ thống tài khoản thanh toán của đơn vị mình tại Oceanbank để tạo ra “sự liên thông và hiệu quả trong quá trình thanh toán, chuyển tiền giữa PVN và các đơn vị, khách hàng được nhanh chóng và tiện lợi”.
Một văn bản nữa của Tổng Giám đốc PVN vào tháng Chín 2009 yêu cầu các đơn vị chưa mở tài khoản tại OceanBank khẩn trương phối hợp ngân hàng thực hiện mở và sử dụng tài khoản.
Một tháng sau đó đã có thêm một văn bản của Chủ tịch HĐQT PVN yêu cầu gửi các đơn vị, kể cả các nhà thầu dầu khí phải thực hiện việc mở tài khoản và thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại OceanBank.
Do đó luật sư Nguyễn Minh Tâm biện luận rằng không thể kết tội ông Nguyễn Xuân Sơn đã “lợi dụng uy tín, vị thế và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN” để gây áp lực hoặc chi phối lãnh đạo OceanBank (ông Hà Văn Thắm) nhằm “chiếm đoạt tài sản” của ngân hàng này như trong cáo trạng bởi gốc rễ nắm ở thỏa thuận ban đầu và các văn bản sau đó giữa lãnh đạo PVN và OceanBank.
Nội dung tranh tụng của luật sư Nguyễn Minh Tâm cũng được một số báo trong nước đưa tin trong đó có báo Thanh Niên, Dân Trí,…
Cây bút Huy Đức mô tả điều ông gọi là OceanBank “không cần 800 tỷ góp vốn” [của PVN].
Viết trên Facebook cá nhân hôm 14/09, ông nói “đừng ngạc nhiên khi mai mốt ta biết 800 tỷ này vào túi ai – OceanBank cần dòng tiền lên tới 500 nghìn tỷ của PVN đi qua tài khoản của mình”.
Trong khi đó Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương, là một trong bốn luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn vào sáng hôm 15/09 trong phần tranh tụng nói PVN với số tiền gửi lớn tại Oceanbank thì liệu có nhận được tiền “chăm sóc” của nhà băng này hay không bởi nhiều công ty con của PVN nhận được.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’
Đảng CS: 12 đại án của năm 2017
Lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất bác việc ‘nhận tiền’
Khởi tố cựu Phó thống đốc Đặng Thanh Bình
Luật sư Phương đặt ra câu hỏi vì sao Bộ Công an phải khởi tố vụ án hình sự lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại 3 công ty liên quan đến ngành dầu khí và khởi tố bổ sung với cựu kế toán trưởng PVN.
Luật sư này biện luận trong thời gian thân chủ của mình bị buộc phạm vào tội Tham ô tài sản, ông Nguyễn Xuân Sơn không phải là Chủ tịch thành viên PVN, không được giao quản lý vốn, không điều hành PVN và đây là quyền hạn của hội đồng thành viên PVN và không có ông Nguyễn Xuân Sơn trong đó.
“Dựa vào căn cứ nào để cáo buộc Nguyễn Xuân Sơn quản lý tài sản và rút tiền của Oceanbank,” Luật sư Nguyễn Thị Minh Phương nói. ” Nguyễn Xuân Sơn không thể là chủ thể của tội Tham ô”.
Tại các phiên xét hỏi trước, ông Hà Văn Thắm khai đã chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn hơn 300 tỉ đồng để nhờ ông Sơn “chăm sóc nhóm khách hàng tại PVN” và tin rằng ông Sơn “chăm sóc khách hàng rất hiệu quả”.
Viện Kiểm sát đề nghị tuyên mức án tử hình với ông Nguyễn Xuân Sơn và án tù chung thân với ông Hà Văn Thắm, đều là các cựu lãnh đạo OceanBank.
Ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, bị đề nghị án tử hình về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Ông Hà Văn Thắm nguyên Chủ tịch HĐQT, bị đề nghị án chung thân về các tội tham ô, cố ý làm trái, lạm dụng chức vụ và vi phạm quy định về cho vay.
Hàng chục bị can còn lại bị đề nghị các mức án tù trong khoảng từ 3 tới 27 năm tù trong vụ xử được gọi là đại án.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41276600
Giới chức Công an làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ,
có hy vọng cải thiện tự do tôn giáo?
Cát Linh, RFA
Việt Nam hôm 13 tháng 9 bổ nhiệm một giới chức cấp cao của công an làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
Điều này có bị cho là xung đột với yêu cầu về tự do tôn giáo mà các tổ chức nhân quyền thế giới và người dân trong nước đang đòi hỏi ở Việt Nam hay không?
Sẽ đẩy mạnh Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo
Tin trong nước cho biết, ngày 11 tháng 9 vừa qua, ông Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng An ninh Tây Bắc, tổng cục An ninh, Bộ Công An chính thức được bổ nhiệm vào vị trí trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Tân trưởng ban Tôn giáo cũng là người từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị và trước đó nữa là Phó giám đốc Công an Nghệ An.
Vấn đề bổ nhiệm nhân sự mới này không có gì mới lạ so với những lần đề cử trước đây. Người nắm chức Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ trước ông Thắng là ông Phạm Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục An Ninh kiêm Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng từng nắm giữ chức Trưởng ban này.
Tuy nhiên, có những băn khoăn được được nêu ra liên quan đến sự kiện Việt Nam nhiều lần bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích vì chính sách đàn áp tự do tôn giáo tín ngưỡng qua hoạt động quản lý giám sát của ban Tôn giáo và an ninh sử dụng luật về tôn giáo và tín ngưỡng vốn bị quốc tế chỉ trích là quá khắt khe.
Trả lời RFA, Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, người đã tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết việc bổ nhiệm này là một hình thức đẩy mạnh việc thực thi Bộ Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo được thông qua năm 2016.
“Bộ Luật Tôn giáo vừa thông qua không phải xu hướng là tôn trọng quyền tự do tôn giáo như hiến pháp đã quy định, mà mục đích họ quản lý, xiết chặt tự do tôn giáo, tạo hàng rào khó khăn hơn cho những tôn giáo không được công nhận.”
Mục đích họ quản lý, xiết chặt tự do tôn giáo, tạo hàng rào khó khăn hơn cho những tôn giáo không được công nhận. – Ông Đinh Đức Long
Ngày 18 tháng 11 năm 2016, mặc dù đại diện các tôn giáo lớn ở Việt Nam đã chỉ trích một số điều khoản của Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nêu lý do Dự luật mang nặng tính kiểm soát quyền tự do tôn giáo và chỉ chú trọng quản lý Nhà nước, nhưng Quốc hội đã đồng thuận thông qua Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo với tỷ lệ tán thành hơn 84%.
Trước đây khi nói về Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo, Linh mục Phan Văn Lợi, một thành viên Hội đồng Liên Tôn đã từng đưa ra nhận định của ông về tình hình sắp tới:
“Chắc chắn nhà cầm quyền sẽ đàn áp gắt gao vì họ thấy rằng các tôn giáo ngày càng lên tiếng mạnh mẽ. Cụ thểnhất là giáo phận Vinh có những cuộc xuống đường, rồi những cuộc khiếu kiện mà sắp tới đây sẽ còn tiếp tục. Cũng như các tôn giáo khác ở Việt Nam càng lúc càng thấy phải lên tiếng với nhà cầm quyền, phê phán những sai lầm của chế độ.”
‘Cụ thể hoá công an trị’
Nếu đó là dự đoán của Linh mục Phan Văn Lợi thì với Tiến sĩ Đinh Đức Long, quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Tôn giáo là một hành động hoàn toàn không phải tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo.
“Chuyện 1 ông tướng công an, là tướng an ninh đấy, trở thành Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, là hành động cụ thể hoá công an trị của chế độ này.”
Chuyện 1 ông tướng công an, là tướng an ninh đấy, trở thành Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, là hành động cụ thể hoá công an trị của chế độ này. – Ông Đinh Đức Long
Theo ông, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn muốn duy trì vị trí độc tôn trong cương vị lãnh đạo, không cho tổ chức nào có nguy cơ đối trọng.
Ở đây, ông muốn nói đến tôn giáo.
“Trên thực tế là chỉ có tôn giáo, và đặc biệt là đạo công giáo, là đạo tương đối tổ chức chặt chẽ. Họ rất sợ tôn giáo có cái tụ tập đông người.”
Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới của chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 4 năm nay vẫn đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt” vì chính sách đàn áp tôn giáo.
Trong tháng 5 vừa qua, phái đoàn đa tôn giáo gồm Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đến từ trong nước và ở Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với viên chức chuyên trách tôn giáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để trình bày về hiện trạng thiếu tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Những câu chuyện tự do tôn giáo bị đàn áp bởi nhà nước Việt Nam và bộ phận thực thi là công an, an ninh được lần lượt kể ra.
Cụ thể những vụ việc như Formosa, Cồn Dầu, Đông Yên, chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, chùa An Cư ở Đà Nẵng, gần nhất là Đan viện Thiên An ở Huế bị một nhóm người tự xưng là “nhân dân đi thực thi công lý” cùng với một số lãnh đạo chính quyền mặc thường phục tấn công, đập phá nát thánh giá và hành hung, gây thương tích cho rất nhiều đan sĩ.
Chưa kết luận vội
Đối lập với nhận định của Tiến sĩ Đinh Đức Long và Linh mục Phan Văn Lợi là quan điểm khá cởi mở của nguyên đại biểu quốc hội, ông Lê Văn Cuông khi nói về việc bổ nhiệm một giới chức cấp cao của công an làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
“Chính sách đối với tôn giáo của Việt Nam ngày càng cởi mở và cũng đã quy thành pháp luật.
Cho nên bất kỳ người dân nào ở Việt Nam cũng phải tuân theo pháp luật, theo tính chất công việc và chuyên môn của mỗi cá nhân.
Vấn đề dư luận băn khoăn thì theo tôi thì phải chờ thời gian tới quá trình đương sự nhận việc thì họ thực thi thế nào thì mới đánh giá nhận xét được. Chứ bây giờ ngay cả công an hay quân đội Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật.”
Đây là một sự phân công để thực thi pháp luật đúng đắn và tốt để đảm bảo trật tự xã hội và tạo hình ảnh của Việt Nam với thế giới tốt hơn chứ chưa vội đánh giá là có 1 cái gì đó mang tính chất không được tốt. – Ông Lê Văn Cuông
Khi RFA đề cập đến những trường hợp được nêu ra bởi phái đoàn đa tôn giáo gồm Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, hoặc những đàn áp về tự do tôn giáo do người dân trong nước đăng tải trên mạng xã hội, ông Lê Văn Cuông cho rằng thực tế trong nước có một số cá nhân chưa hành xử theo đúng qui định của pháp luật.
Do đó ông cho rằng việc bổ nhiệm nhân sự này có thể là một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
“Đây là một sự phân công để thực thi pháp luật đúng đắn và tốt để đảm bảo trật tự xã hội và tạo hình ảnh của Việt Nam với thế giới tốt hơn chứ chưa vội đánh giá là có 1 cái gì đó mang tính chất không được tốt.”
Điều mọi người thắc mắc là khi Uỷ ban tôn giáo chính phủ của Việt Nam nằm dưới quyền của một giới chức cao cấp công an thì liệu tự do tôn giáo ở Việt Nam có được cải thiện hay không? Nhân quyền ở Việt Nam có được thay đổi tốt đẹp hay không? Câu trả lời của Tiến sĩ Lê Văn Cuông một lần nữa là hãy chờ đợi vào những gì vị Tân Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện trong tương lai.
Xung quanh chuyện bắt chó ở thành phố Hồ Chí Minh
Trong gần hai tuần nay, thành phố Hồ Chí Minh trở nên sôi động, kéo theo các trang mạng xã hội cũng sôi động vì chuyện chó. Nếu như trước đây, chuyện ông Đoàn Ngọc Hải xuống đường gây chú ý bao nhiêu thì hiện tại, chuyện chó ra đường cũng gây chú ý không kém. Có thể nói rằng khó mà phân biệt độ cao thấp về khả năng chi phối thông tin giữa ông Đoàn Ngọc Hải và những con chó lang thang trong thành phố gần sáu triệu dân này.
Thấy là hốt liền!
Một người dân thành phố Sài Gòn, tên Sanh, chia sẻ: “Họ yêu cầu tiêm vaccine, có thẻ đeo trong chân của nó. Bây giờ người ta có lập phái đoàn đi bắt chó, nếu không có thẻ thì nó bắt rồi nó phạt này nọ. Người ta phòng ngừa chó điên chó khùng nó cắn người nên phải làm vậy. Nhưng mà chưa thấy văn bản thông báo chính thức nào, chỉ mới nghe đài, tivi nói và người ta hốt vậy thôi!”.
Ông Sanh cho rằng trước đây, khi còn sống, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng lúc chuẩn bị lên làm Trưởng ban Nội Chính Trung Ương, ông đã tuyên bố “thấy là hốt liền, sau đó điều tra sau” để nói về chống tham nhũng. Nhưng chủ trương “thấy là hốt liền” này chưa kịp thực hiện thì ông Thanh qua đời bằng một cái chết mờ mờ ảo ảo để lại hàng loạt sóng gió dư luận. Mãi cho đến khi Sài Gòn có ông Hải xuống đường, thấy là đập, thấy là hốt các xe nước mía, gánh hàng rong và không ngoại trừ xe hơi, xe chở đám tang đậu không đúng nơi qui định… Chủ trương “thấy là hốt liền” mới đi vào thực tiễn.
Và khả năng hốt của ông Hải phải nói là vô cùng lớn, đoàn của ông Hải đi đến đâu hốt đến đó, quận 1, Hồ Chí Minh không còn thứ gì vướng tầm mắt. Nếu có chăng là những bãi phân vương vất của một số con chó chưa được quản lý chặt chẽ, chưa bắt nhịp được với đời sống văn minh mà ông Hải xây dựng cho quận và cho cả thành phố.
Kết quả là những con chó lang thang, rong ruổi đi chơi, đi ngắm phố hoặc đợi chủ đi chợ dù có là chó cưng hay chó không được cưng cũng bị hốt như nhau. Sự hốt không thương tiếc này giống như một phép thử lòng chủ chó. Những chủ chó nào thương chó thì bỏ tiền ra chuộc chó về, nếu chó có chích vaccine, có giấy tờ chứng minh điều này thì nộp phạt 200 ngàn đồng, nếu không có giấy tờ chứng minh chó đã chích vaccine thì nộp phạt 2 triệu đồng.
Và cũng theo ông Sanh, không bao lâu sau đó, cò dịch vụ cấp giấy chứng minh chó đã chích vaccine với giá dao động từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu động xuất hiện đầy rẫy thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thêm một nhóm bắt chó trộm cải trang những người bắt chó chính thống với đầy đủ trang phục và công cụ hỗ trợ theo qui định nhà nước, nhưng lại không phải là nhân viên trực thuộc nhà nước. Mục tiêu của họ là nhân danh nhà nước, nhân danh chính thống để bắt chó trộm mà khỏi bị người dân rượt đuổi, đánh chết người hoặc đốt xe. Lần này, qui mô của họ đi bắt chó là xe tải chứ không phải nhỏ lẻ bằng xe gắn máy như trước đây.
Cả một thành phố vốn dĩ năng động và quay cuồng trong guồng máy công việc, trong nhịp điệu cơm áo gạo tiền bỗng trở nên náo loạn bởi ông Hải và những con chó lang thang. Có thể nói rằng chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh trở nên xôm tụ và có lắm chuyện để nói như lúc này. Và nếu như ông Đoàn Ngọc Hải bị một số kẻ giấu mặt nhắn tin đe dọa nhưng ông vẫn quyết ra đường thực hiện nhiệm vụ đề ra bao nhiêu thì những con chó lang thang trở nên co cụm, sợ sệt và không có lối thoát bấy nhiêu. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hai đối tượng cùng một hành trạng là ra đường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Chó sẽ về đâu?
Một cư dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Dĩ nhiên là bất bình rồi. Rõ ràng đây là một việc không khoa học. Mặc dù đúng về nguyên tắc, nghĩa là phòng tránh chó dại cắn người ta, phòng tránh tai nạn giao thông, mất vệ sinh…. Nhưng cách bắt chó nghe có vẻ phong trào và phản cảm quá, ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục. Chó được tổ chức thế giới công nhận mà. Bạo lực quá, không mang tính chất giáo dục. Thử nghĩ nếu học sinh nào đó mới viết tập làm văn tả về chó cưng của nó, đùng một cái nhìn thấy hình ảnh các ông bắt chó, riết cổ chó kéo đi năm, bảy mét như vậy thì khết sức nguy hiểm…”.
Theo vị này, với tình hình như đang thấy, thành phố sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm. Ví dụ như ông Đoàn Ngọc Hải quyết tâm lấy lại vỉa hè thì thành phố sẽ xanh, sạch hơn, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những mảnh đời thêm một lần nữa bị xô dạt. Giả sử như một cô gái nhà lành, không chữ nghĩa, có chút vốn, muốn mở quán nước vỉa hè, bây giờ vỉa hè bị dẹp, xin việc không được vì không có bằng cấp, thất nghiệp thì nhất định cô sẽ hoặc là may mắn đi làm osin, hoặc là không may mắn đi bán mình. Đó là qui luật cuộc sống. Và có hàng ngàn mảnh đời bị xô dạt trên vỉa hè thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyện chó cũng vậy, những con chó không may mắn rớt vào vòng lao lý của đội săn bắt chó thành phố, nếu chủ nó không kịp thời mang tiền đến giải cứu thì chắc chắn số phận của nó sẽ là quán thịt chó hoặc là chết thiêu trong lò nhà nước. Đó là không muốn nói đến những con chó hoang hiền lành, quanh năm suốt tháng sống dựa vào các khu chợ, cơm thừa cá cặn của tiểu thương để tồn tại, chúng không được chích ngừa bệnh dại, chúng không có chủ, chúng lang thang và sợ sệt, và cho dù có sợ sệt thì cũng phải chết.
Trong trạng huống này, thành phố sẽ sạch bóng chó nhưng nếu đặt một phép toán ngược về độ thân thiện của thành phố thì có vẻ như chiến dịch bắt chó của thành phố Hồ Chí Minh nghe ra có phần cập rập và vội vã, thiếu những thông báo cần thiết để người dân quản lý cho trước khi chúng bị các anh bắt chó bất ngờ ập đến và hốt liền, bỏ lên xe, mang đi, chờ chủ đến chuộc hoặc đem đi thiêu. Theo vị này, kiểu làm việc như vậy vừa thiếu tính khoa học lại vừa vô cảm. Hình ảnh này sẽ trở nên xấu xa vô cùng khi có một cô bé, cậu bé học trò nào đó đi cùng chó cưng của mình, con chó chạy lang thang tự do và bị các anh ập đến bắt. Với các em nhỏ, đây là một tổn thương nặng nề.
Vị này kết luận, dẹp lề đường thì cứ dẹp cho thông thoáng, bắt chó thì cứ bắt cho phố phường bình yên trước bệnh dại. Nhưng dẹp làm sao đừng để phố phường thông thoáng mà lòng người trở nên bề bộn, bắt làm sao mà chó vắng bóng nhưng đừng để các em nhỏ, các cụ già nhìn đội bắt chó còn sợ hãi hơn cả những con chó hoang thì được. Mọi việc, làm gì thì làm cũng phải hợp lòng dân. Vị này đã kết luận như vậy trước khi kết thúc câu chuyện về dẹp vỉa hè và bắt chó ở thành phố Hồ Chí Minh.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/about-stray-dogs-to-be-caught-09152017102553.html
Chủ tịch Đà Nẵng:
‘hoan nghênh chào đón Tổng thống Donald Trump’
Người đứng đầu chính quyền thành phố Đà Nẵng nói rằng đang phối hợp chuẩn bị cho Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, còn gọi là APEC, và “hoan nghênh Tổng thống Mỹ Donald Trump” đến thăm thành phố biển miền trung của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn VOA Việt ngữ hôm 15/9, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói rằng Việt Nam và Đà Nẵng rất vui mừng chào đón nhà lãnh đạo Hoa Kỳ:
“Đất nước Việt Nam chúng tôi rất hoan nghênh các nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Mỹ đến Việt Nam dự Tuần lễ Cấp cao APEC. Đà Nẵng
Rất vinh dự được đón Tổng thống Donald Trump đến thăm thành phố của chúng tôi.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.”
Hôm 14/9, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên rằng ông sẽ thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vào tháng 11, trong chuyến đi mà ông nói sẽ có thể bao gồm Việt Nam để dự Hội nghị APEC.
Trước đó vào tháng 4, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence trong chuyến thăm Jakarta cũng thông báo rằng ông Trump sẽ tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Philippines và Việt Nam.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho biết thêm về công tác chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này:
“Hiện nay thành phố Đà Nẵng đang phối hợp với các cơ quan của trung ương làm công tác chuẩn bị, đón khách. Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng. Chúng tôi chuẩn bị điều kiện tốt nhất để cho hội nghị APEC tổ chức tại Đà Nẵng thành công.”
Hôm 14/9, theo truyền thông trong nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban quốc gia APEC 2017, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan về công tác chuẩn bị Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Báo Nhân dân dẫn lời ông Trần Đại Quang nói ông yêu cầu các cơ quan “phối hợp chặt chẽ, bảo đảm công tác tổ chức chu đáo, trọng thị và tiết kiệm,” nhằm bảo đảm các hoạt động trong Tuần lễ Cấp cao APEC diễn ra “hiệu quả, an ninh, an toàn… tạo ấn tượng tốt, bạn bè quốc tế tin tưởng vào vai trò chủ nhà chủ động, tích cực của Việt Nam.”
Ông Huỳnh Đức Thơ cho biết Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Ted Osius và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Mary Tarnowka ở Thành phố Hồ Chí Minh tuần qua cũng đã trao đổi với lãnh đạo Đà Nẵng về công tác chuẩn bị cho Tuần lễ APEC.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho biết, thời gian qua, thành phố đã đón nhiều đoàn tiền trạm APEC của Hoa Kỳ đến phối hợp làm việc và được đánh giá cao.
Theo trang thông tin của Đà Nẵng, trao đổi với Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ hôm 8/9, Đại sứ Ted Osius cho biết phái đoàn Hoa Kỳ tham dự APEC lần này gồm các quan chức chính phủ và rất nhiều doanh nghiệp.
Từ tháng 7 năm nay, UBND thành phố Đà Nẵng đã phát động chiến dịch “Nụ cười Đà Nẵng” nhằm vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị để mỗi người dân là một “đại sứ văn hóa,” tạo ấn tượng tốt đẹp cho các đại biểu khi đến Đà Nẵng dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 11 tháng 11, năm 2017.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết vào ngày 11/9, Thứ trưởng Ngoại giao John Sullivan đã gặp gỡ Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Bình Quân để thảo luận về một loạt các vấn đề song phương và khu vực.
Thứ trưởng và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương “đã khẳng định tương lai tươi sáng cho Quan hệ đối tác Toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và tiếp tục hợp tác để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.”
Với cuộc gặp vừa qua giữa ông Sullivan, người được ông Trump đề cử, đứng thứ hai sau Ngoại Trưởng Rextillerson, và ông Quân, người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Đảng Cộng sản, nhiều người mong đợi rằng cuộc gặp này sẽ mở đường cho một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Donald Trump tại Hà Nội.
Cựu nhân viên CIA Mỹ ‘khuyên’ giới trẻ Việt Nam
Một nhân viên của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), từng hơn 10 năm sống ở Việt Nam, kêu gọi giới trẻ ở trong nước “không chỉ quan tâm tới vật chất” mà còn “đòi hỏi cho tự do và công bằng xã hội”.
Ông Rufus Phillips, tác giả cuốn sách “Why Vietnam Matters” mới ra mắt, tới miền Nam Việt Nam lần đầu tiên lúc 24 tuổi những năm 50, và nhiều thập kỷ sau, quốc gia nằm ở Đông Nam Á này vẫn ám ảnh ông.
Cựu nhân viên CIA này hôm 13/4 kể với phóng viên VOA tiếng Việt rằng ông vẫn “nhớ nhất cảm giác về tình anh em với những người Việt Nam cùng một lý tưởng chung là bảo vệ tự do”.
Trong căn hộ nhỏ ở vùng ven thủ đô nước Mỹ, ông Phillips lưu giữ nhiều kỷ vật suốt nhiều năm tháng qua, và ông cho biết rằng chúng luôn gợi nhắc về thời kỳ ông cho là “xáo trộn” và “nhiều sai lầm”.
Chính vì lý do đó, cựu quan chức Mỹ này mới cho xuất bản cuốn sách trên, dù từng vấp phải nhiều hoài nghi, thậm chí từ chối, của nhiều nhà xuất bản, trong đó ông đưa ra các nhận định về chính sách đúng đắn cũng như các sai lầm của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam.
Ông Phillips cho rằng “việc không hiểu cộng sản, các đồng minh Việt Nam Cộng hòa, hay ngay cả bản thân chúng tôi, đã dẫn chúng tôi tới con đường sai lầm”.
Sử dụng cả tư liệu cá nhân lẫn công, cựu quan chức Mỹ này cũng đã khắc họa chân dung của những nhân vật ông từng gặp và trao đổi như ông John F Kennedy, ông Robert McNamara hay ông Ngô Đình Diệm.
Về mối bang giao giữa Mỹ và Việt Nam, ông Phillips nhận định rằng quan hệ giữa hai quốc gia hiện “rất tốt đẹp” và đôi bên đã “vượt qua được” cái bóng của cuộc chiến.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam giờ muốn được Mỹ chống lưng vì mối lo bành trướng từ Trung Quốc, vì tranh chấp ở Biển Đông. Đó là lý do vì sao đôi bên có thể đổi chiều quan hệ.
Ông Rufus Phillips nói.
“Tôi nghĩ rằng Việt Nam giờ muốn được Mỹ chống lưng vì mối lo bành trướng từ Trung Quốc, vì tranh chấp ở Biển Đông. Đó là lý do vì sao đôi bên có thể đổi chiều quan hệ”, ông nói tiếp.
“Tôi nghĩ rằng việc phần lớn người Việt hay người Mỹ không còn nhiều ký ức về chiến tranh cũng khiến mối quan hệ phát triển dễ dàng hơn”.
Dẫu vậy ông Phillips cho rằng Hoa Kỳ “không nên nới lỏng nỗ lực thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền” ở Việt Nam.
“Chúng ta cần phải ủng hộ nỗ lực tự do hóa Việt Nam cũng như cách thức chính quyền đối xử với người dân. Tôi nghĩ rằng đó phải là một phần những gì chúng ta thúc đẩy trong mối quan hệ này”, ông nói.
Tôi muốn khuyến khích họ tiếp tục theo đuổi, không chỉ đời sống vật chất mà còn quan tâm tới tự do và sự tôn trọng từ chính phủ đối với người dân.
Ông Rufus Phillips nói.
Khi được hỏi về cơ hội gửi một thông điệp tới giới trẻ Việt Nam, cựu nhân viên CIA này nói: “Tôi muốn khuyến khích họ tiếp tục theo đuổi, không chỉ đời sống vật chất mà còn quan tâm tới tự do và sự tôn trọng từ chính phủ đối với người dân”.
“Họ cũng nên khao khát thay đổi Việt Nam tự do và công bằng hơn nữa cho tất cả mọi người”, ông nói tiếp.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-nhan-vien-cuc-tinh-bao-my-khuyen-gioi-tre-viet-nam/4029198.html
Nạn nô lệ mới trong giới lao động chui người Việt ở Châu Âu
Ủy ban độc lập chống nô lệ thời hiện đại của Anh vừa lên tiếng báo động về nguy cơ xảy ra nạn ‘nô lệ mới’ tại các tiệm nail Việt Nam ở Anh quốc có liên quan tới các mạng lưới buôn người và tội phạm có tổ chức, và đề nghị hợp thức hóa ngành nail ở Anh. Trong số những người Việt làm việc chui ở Anh, rất nhiều người trước đó đã nhập cảnh bất hợp lệ vào nước Pháp, sống chui trong những khu rừng ở miền Bắc nước này để chờ xe tải hoặc tàu đưa lậu sang Anh qua cảng Calais. Hiện tượng này đã xảy ra từ cả thập niên nay, nhưng không mấy gây quan tâm cho các quan chức và công chúng Pháp, cho tới gần đây, khi nó gây phiền phức cho dân địa phương, và được gắn liền với nạn nô lệ mới. Tiến sĩ Nguyễn văn Huy, trước đây giảng dạy ở Đại học Paris 7, nói đây là một vấn đề đang làm đau đầu chính quyền Anh và Pháp, và là một đề tài nhạy cảm đối với Việt Nam.
Một phúc trình do Ủy viên chống Nô lệ Kevin Hyland vừa công bố vẽ ra một bức tranh chi tiết về tình cảnh một số người Việt nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh, bị bóc lột sức lao động trong những tiệm làm móng tay, móng chân, hoặc những trại trồng cần sa.
Trong khi một số người từ những vùng nông thôn nghèo khó của Việt Nam bán tài sản hoặc đi vay nợ để gom góp đủ tiền để trả cho những đường dây đưa người sang các nước Âu Châu tìm việc làm chui, thì một số người khác, đa số là trẻ vị thành niên, bị lường gạt và đưa ra nước ngoài để bị bóc lột sức lao động và làm việc “như những kẻ nô lệ mới”.
Phúc trình của ông Hyland nói có chứng cớ cho thấy một số nạn nhân đã bị bắt cóc và bị cưỡng bức đưa sang Anh trái ý muốn. Phúc trình này đặc biệt ghi nhận tệ nạn bóc lột sức lao động người Việt có xu hướng gia tăng tại các tiệm nail và các nông trại trồng cần sa.
Theo phúc trình “Đấu tranh chống nạn nô lệ thời hiện đại mà nạn nhân là người Việt sống ở Anh” thì mặc dù không có những số liệu chính xác nói lên quy mô của vấn đề, người mang quốc tịch Việt Nam luôn là nhóm xếp hạng nhất hoặc nhì về số hồ sơ được chuyển cho đơn vị chống buôn người của cảnh sát Anh, và phân nửa trong số các hồ sơ đó nạn nhân là trẻ vị thành niên.
Phúc trình kêu gọi Bộ Nội vụ Anh hợp tác với Hội Chuyên viên ngành Nail để “thực thi các biện pháp nhằm phòng chống nạn nô lệ thời hiện đại”, đồng thời đề nghị phổ biến những hướng dẫn chi tiết để nâng cao nhận thức của cảnh sát về “nguy cơ xảy ra nạn nô lệ mới trong ngành nail.”
Ông Hyland còn đề nghị Bộ Nội vụ Anh xem xét giải pháp tài trợ cho một dịch vụ tư vấn qua điện thoại thí điểm, để giúp các nạn nhân người Việt trong thời gian đầu sau khi bị phát hiện nhập cảnh bất hợp pháp vào nước Anh.
Tiến sĩ Nguyễn văn Huy, trước đây giảng dạy tại Đại học Paris 7, nói rằng miền Bắc nước Pháp từ hơn 10 năm nay đã trở thành địa điểm trung chuyển, để các đường dây buôn người đưa người Việt sang nước Anh.
“Những người này không được chính phủ Pháp công nhận nên họ phải sống chui sống nhủi trong rừng, trong một khu vực bỏ hoang. Họ lập trại trong đó họ sống. Những tổ chức hội đoàn nhân đạo cung cấp thức ăn và những phương tiện y tế tối thiểu để giúp những người này nhưng mà tình trạng mất an ninh ở đây rất là lớn, tức là mỗi khi có một xe hàng qua thì hàng chục người đu lên chiếc xe rồi nhảy vào trong những tấm bạt che, chui vào đó để trốn trên những chiếc xe trước khi xe chui vào đường hầm qua bên nước Anh. Đây thứ nhất là vấn đề ngoại giao và an ninh giữa hai nước Anh và Pháp, và thứ nhì là vấn đề nhân đạo. Chính phủ Pháp bây giờ quyết định không cho những người này nhập cư nữa và đuổi họ đi hết (ra khỏi rừng ở trại Calais), những người muốn ở lại thì được đưa vào những trung tâm khác, xa khu vực này.”
Tìm cách sang các nước phương Tây dù là bằng con đường bất hợp pháp, đã trở thành một ‘phong trào’ ở Việt Nam. Cả những người nghèo các vùng thôn quê cũng tìm đủ mọi cách để ra đi. Tiến sĩ Nguyễn văn Huy:
“Phong trào người Việt di chui từ Việt Nam sang Châu Âu không có gì xa lạ. Người ta không nói tới nhưng số người Việt từ Việt Nam đi lậu qua Pháp ở và làm việc bên này cũng rất đông, họ làm trong những ngành nghề mà thường chỉ do người Á châu quản lý, chẳng hạn như nghề nhà hàng, nghề làm móng tay, hoặc có người làm massage… Nguồn gốc xuất phát của những người này thì phần lớn là những người đi từ vĩ tuyến thứ 17 trở lên, tức là từ Quảng Bình, Hà Tỉnh, Thanh Hóa, Hải Phòng hoặc là gần đây nhất là khu vực quanh Hà nội.”
Nguyên do nào dẫn đến quyết định của nhiều người ra đi, và tại sao lại đi chui trong một cuộc hành trình đầy bấp bênh nguy hiểm, trong khi có nhiều sự lựa chọn như xuất khẩu lao động? Tiến sĩ Huy nêu lên một lý do.
“Tại vì có tin đồn là đi qua Châu Âu lãnh lương cao hơn là lao động xuất khẩu. Đi xuất khẩu một thời gian phải về, đi chui có thể ở rất là lâu, bị về cũng rất là hiếm tại vì các xứ Âu Châu không đuổi người thẳng như kiểu các nước Trung Đông, xong là đuổi về ngay. Ở Châu Âu người ta có thể trốn được, có người ở năm này năm nọ làm lậu, khả năng kiếm tiền cũng nhiều, thành ra đây là một cái nguồn lợi mà nhiều người sẵn sàng hy sinh, có người cầm nhà hoặc vay mượn rất nhiều để được qua Châu Âu làm việc chui. Cũng có một vài người thành công, chính vì vậy mới gây ra phong trào. Cuộc sống thì sạch sẽ, ăn mặc đẹp đẽ, thành ra ai cũng ham thích. Khi mà Châu Âu khám phá ra đây là một phong trào đưa người ra làm nô lệ kiểu mới thì họ rất là phẫn nộ.”
Trong thập niên qua, các cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã chiếm và thống lĩnh một số ngành nghề ở nước ngoài, đặc biệt nổi trội trong ngành nail ở nhiều nước Âu-Mỹ, như ở Anh, nơi mà ủy viên chống nô lệ cảnh báo là một lĩnh vực có thể chứa chấp những người lao động chui, có nơi khai thác sức lao động của các ‘nô lệ mới’.
Ủy viên Hyland cảnh báo:
“Đây là một tội nghiêm trọng, có tổ chức, con người bị trao đổi như thể một món hàng. Chúng tôi thấy có những liên kết rõ rệt giữa các tiệm nail và nạn di trú bất hợp pháp. Chúng tôi biết một số người đang nuôi dưỡng và tài trợ cho các tội ác có tổ chức. Chúng ta phải hành động để loại trừ vấn đề này.”
Phúc trình của Ủy ban Chống Nô Lệ thời hiện đại đơn cử một số trường hợp cụ thể sau khi điều tra trường hợp của hơn 10 nạn nhân, đa số là trẻ vị thành niên, bị đối xử như những nô lệ tại các tiệm nail.
“Một nạn nhân bị buộc phải làm việc 7 ngày một tuần từ sáng cho tới 6, 7 giờ tối. Người này được trả 30 bảng Anh mỗi tuần.”
Một thiếu niên được phỏng vấn cho phúc trình kể rằng em là trẻ mồ côi ở Việt Nam, bị những kẻ buôn người đưa sang Anh. Tại đây em bị nhốt trong một căn phòng và dạy sơn móng tay, Bây giờ em phải làm việc tại hai tiệm nail, và được trả 6,50 bảng Anh mỗi giờ. Tuy nhiên, em không được giữ số tiền đó mà phải trao lại cho những kẻ buôn người hàng ngày vẫn chở em đi làm, rồi khóa trái cửa nhốt em sau giờ làm việc.
Các nỗ lực nhằm giải quyết nạn bóc lột sức lao động bị cản trở vì ngành nail, dù phát triển và hoạt động rất mạnh, nhưng vẫn là một ngành không bị kiểm soát. Tác giả của phúc trình nói rằng đó chính là lý do nên hợp thức hóa ngành nail để buộc ngành này hoạt động theo đúng quy định.
Không như bên Anh, ở New York, thị trưởng thành phố này đã cho áp dụng một số biện pháp nhằm bảo đảm thợ nail không bị bóc lột và được trả ít nhất là mức lương tối thiểu. Các tiệm nail ở New York phải trưng bày trong tiệm một danh sách “về quyền của người lao động” bằng nhiều ngôn ngữ.
Ông Hyland kêu gọi khách hàng của các tiệm nail hãy đề cao cảnh giác về những nơi họ lui tới, để giúp nhà chức trách phát hiện và đóng cửa những cơ sở có hành động mờ ám, bất hợp pháp.
Việt Nam thiệt hại nhiều do bị tấn công an ninh mạng
Một giới chức công an mới đây lên tiếng nói rằng Việt Nam cần xác định đảm bảo mục tiêu bảo vệ an ninh mạng quốc gia trong điều kiện đất nước khó khăn.
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu tiên về dự án Luật An ninh Mạng, diễn ra vào chiều ngày 15 tháng 9, Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam sẽ cố gắng giảm thiểu một cách tốt nhất các tác động tiêu cực trong điều kiện hoạt động bảo vệ an ninh mạng của quốc gia phải thực hiện trên nền tảng mạng an ninh chung của thế giới.
Ông này cũng nêu ra lý do cần thiết để ban hành Luật An ninh Mạng là nhằm để phòng ngừa, ngăn chặn và ứng phó cũng như khắc phục hậu quả của các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống chiến tranh mạng.
Trong tờ trình về dự án Luật An ninh mạng nêu rõ hoạt động tấn công mạng nhắm vào hệ thống thông tin của Việt Nam gia tăng lên đến hàng ngàn cuộc tấn công mỗi năm với mức độ nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây thất thoát và thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Dự án Luật An ninh mạng được Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị thẩm tra chính thức để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp lần thứ 4 sắp tới.