Tin Việt Nam – 18/08/2020
Việt Nam đối mặt với những nguy cơ về an ninh nguồn nước
Chính phủ Hà Nội đang phải đối mặt với thách thức lớn về an ninh nguồn nước quốc gia khi nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc đến 63% lượng nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ.
Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết thông tin vừa nêu tại Hội nghị Giải trình về Vấn đề An ninh Nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý hồ, đập tổ chức vào sáng ngày 17/8.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết Việt Nam có tổng cộng hơn 200 con sông. Tuy nhiên, có đến hơn 50% con sông từ nước ngoài chảy vào, với khoảng 520 tỷ m3, tương ứng 63% tổng lượng nước mặt sản sinh ở bên ngoài lãnh thổ.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh rằng “Lượng nước này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động khai thác, sử dụng, và bảo vệ nguồn nước tại các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông”. Do đó, số lượng và chất lượng nước của Việt Nam bị phụ thuộc vào các quốc gia thượng nguồn gia tăng các hoạt động thủy điện trên dòng chính sông Hồng, sông Mê Kông…
Giải thích rõ hơn về tình trạng nguồn nước Việt Nam hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động các nước thượng nguồn, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Chuyên gia Biến đổi Khí hậu và Tài nguyên nước – Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Đại Học Cần Thơ cho rằng:
“Điều này tự nhiên vì Việt Nam nằm trong vị trí cuối các con sông lớn như sông Hồng hay sông Mê Kông thì vùng nước đi tới con sông đó chảy từ nước ngoài. Khi mình nhận được hoàn toàn phụ thuộc nguồn cung cấp nước từ ngoài như sông Mê Kông thì chảy từ Trung Hoa đi xuống Miến Điện, xuống Lào rồi qua Thái Lan, xuống Campuchia và cuối cùng tới Việt Nam. Như vậy phần Việt Nam nhận được nước phụ thuộc hoàn toàn vào nước phía trên. Lượng nước mưa rơi xuống sông Mê Kông ở Việt Nam rất nhỏ so với tổng lượng nước phía trên đổ về. Ở khu vực sông Hồng cũng vậy nên Việt Nam phụ thuộc vào lượng nước ở bên ngoài rất nhiều.”
Đồng quan điểm cho rằng do Việt Nam bị thiệt thòi về địa lý khi nằm ở hạ lưu các con sông, điển hình như lưu vực Việt Nam đóng góp trong tổng diện tích lưu vực sông Mê Kông chỉ 10% nên khiến nguồn nước nội địa Việt Nam rất thấp, Thạc sĩ Hồ Long Phi – Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia TPHCM nhận định rằng việc cân bằng nước tại đất nước chữ S bị ảnh hưởng của các quốc gia thượng nguồn là điều tất nhiên.
“Trong điều kiện biến đổi khí hậu cũng như việc phát triển kinh tế các nước phía trên thì nhu cầu nước của họ càng ngày càng nhiều hơn, nên họ phải can thiệp để giữ lại nguồn nước mà họ cho rằng nó sản sinh trên lưu vực của họ. Họ cho rằng đó là điều công bằng vì lâu nay họ không có điều kiện để kiểm soát thì nó chảy xuống hạ lưu cho Việt Nam dùng thì bây giờ tới phiên họ kiểm soát được thì họ có quyền đó. Điều đó thì những cơ quan quốc tế như Ủy Hội Sông Mê Kông cũng không có quyền hay khả năng nào can thiệp.”
Giám đốc điều hành của Ban thư ký Ủy Hội Sông Mê Kông hôm 7/8 vừa qua kêu gọi Trung Quốc và các nước Đông Nam Á chia sẻ thêm dữ liệu về hoạt động đập thủy điện một cách minh bạch và nhanh chóng, vì dòng nước ở sông Mê Kông xuống mức thấp kỷ lục sang năm thứ hai liên tiếp.
Bản báo cáo dài 32 trang của Ủy Hội Sông Mê Kông phát hành cùng ngày cho biết mực nước xuống thấp và tình trạng hạn hán tại lưu vực hạ nguồn Sông MeKong do lượng mưa ít bởi hiện tượng khí hậu El Nino và tác động của những đập thủy điện trên thượng nguồn và ở cả dưới hạ nguồn, gồm 2 đập ở Lào và 11 đập ở Trung Quốc gây nên.
Ủy Hội Sông Mê Kông cũng chỉ ra trong báo cáo cho rằng dòng chảy thấp có thể tác động nghiêm trọng đến cộng đồng ở các quốc gia thành viên có dòng Mê Kông chảy ngang bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có thể bị giảm năng suất tại vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long.
Nói rõ thêm về những ảnh hưởng mà Việt Nam sẽ phải gánh chịu do các nhà máy thủy điện trữ nước, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết thêm:
“Một đập thủy điện như vậy thì nguồn phù sa, nguồn cá cũng sẽ đến Việt Nam ít hơn vì phù sa bị giữ lại trong đập thủy điện và lượng cá di cư lên thượng nguồn đẻ sau đó cá con trôi về hạ lưu mà lập ra các đập thủy điện chắn ngang dòng chảy như vậy thì nó sẽ không đi được, hoặc đi rất khó khăn. Điều này làm cho nguồn lợi thủy sản xuống tới Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.”
Một dự báo của Bộ NN&PTNT được đưa ra cho thấy lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 97% ở thời điểm năm 2040.
Giáo Sư Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Ủy hội Sông Mê Kông đã khuyến cáo nhiều lần chuyện các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn phải chia sẻ thông tin, thế nhưng phía Trung Quốc không màng đến.
“Chuyện này đã 5, 7 năm nay chứ không phải chuyện mới. Các nước chung dòng sông Mê Kông ở phía dưới Trung Quốc rất nhất trí với nhau, tất nhiên đôi khi có chuyện không thống nhất lắm ví dụ như các đập thủy điện ở Lào. Nhưng không đến mức mang tính bất hợp tác. Cũng đôi lần Trung Quốc tỏ ra hợp tác qua những điều nhỏ, nhưng lớn nhất là cái mà các nước đề nghị có chia sẻ thông tin thì đến hiện nay vẫn chưa làm.”
Do đó, Thạc sĩ Hồ Long Phi đưa ra đề xuất:
“Đối với những vấn đề như vậy người ta sẽ tiến hành đàm phán siêu quốc gia, nhưng thông thường dựa trên cơ sở có đi có lại hoặc là mình phải có đòn bẩy, thế lực nào đó thì có thỏa thuận hợp lý. Còn nếu không có thì thông thường quốc gia hạ lưu bị thiệt thòi. Cách để ứng phó tích cực nhất là phải chuẩn bị cho cái xấu nhất để không phụ thuộc vào sự kiểm soát việc đó của nước ngoài để tạo ra áp lực về chính trị. Tức người Việt Nam phải tập thích nghi và chủ động với những điều kiện xấu nhất và chuẩn bị cho mình một tâm thế để có điều đình hợp lý hơn và trong trường hợp xấu nhất mình giảm thiểu thiệt hại nếu có. Trong điều kiện đó thì mình mới có thể tiến hành những đàm phán.”
Tại hội nghị diễn ra ngày 17/8, phía Bộ NN&PTNT cũng đưa ra nhận định cho rằng tình trạng gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam là các yếu tố chính đã và đang tác động đến chất lượng nước của các sông, hồ. Hiện, các hồ và kênh mương ở những khu vực đô thị đang trở thành nơi chứa và dẫn nước thải.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới – World Bank, lượng nước bình quân đầu người Việt Nam hiện thấp hơn của Hội tài nguyên nước quốc tế, chỉ đạt hơn 3.800 m3 so với 4.000 m3/người/năm.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng tổng lượng nước đến được Việt Nam trên đầu người thật ra không thiếu. Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều theo các thời gian trong năm. Ông nói rõ:
“Có những lúc ta không cần nhiều nước thì nước đổ về nhiều. Bù lại có những tháng ta sử dụng nước nhiều cho sinh hoạt, cho canh tác thì lượng nước ít hơn. Mặn xâm nhập sâu vào trong đất liền làm cho những khó khăn về nguồn nước ở Việt Nam, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng.”
Còn theo Thạc sĩ Hồ Long Phi, một quốc gia phát triển thì nhu cầu nước trên đầu người phải ngày càng cao. Tuy nhiên, với số liệu đưa ra cho thấy những tác động do việc thiếu nước gây ra:
“Hiện nay Việt Nam đang ở mức phát triển trung bình nên chưa thấy được hệ quả của việc thiếu nước đó nhưng dần dần nước trở thành tài nguyên hữu hạn và dẫn đến tình trạng thiếu nước thì không phát triển kinh tế được.”
Nhằm giải quyết những ảnh hưởng mà các chuyên gia vừa nêu ra, một số giải pháp được nhắc đến tại Hội nghị để bảo đảm an ninh nguồn nước của Việt Nam với tầm nhìn 50-100 năm; bao gồm chuyển đổi kinh tế để thích ứng với biến đổi khí hậu, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, tăng độ che phủ rừng, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi…
Ủy Hội sông Mê Kông đưa ra dự báo trong báo cáo ngày 7/8 cho biết mặc dù các dự báo về lượng mưa trong phần còn lại của mùa mưa năm 2020 khác nhau tùy theo từng cơ quan, nhưng tiên lượng chung là lượng mưa tháng 8 và tháng 9 có thể cao hơn bình thường và giảm dần vào tháng 10.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-faces-water-security-risks-08172020144252.html
Quanh việc biên tập viên VTV
gọi gánh hàng rong là ‘ký sinh trùng’
Bùi Thư
BTV Anh Quang dùng từ “sống ký sinh trùng” trong “Bản tin tài chính” phát sóng ngày 17/8 trên VTV1
Dư luận hai ngày nay gay gắt lên án việc biên tập viên Nguyễn Anh Quang của VTV1 dùng từ “sống ký sinh trùng” để nói về những gánh hàng rong trong bản tin tài chính sóng ngày 17/8.
Biên tập viên Anh Quang nói: “Dịch Covid-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay chủ yếu là phục vụ khách nước ngoài tại TP HCM trở nên tiêu điều. Khi những con phố không còn sức sống thì những gánh hàng rong – vốn được xem là sống ký sinh trùng lên trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao?”.
Gần như ngay sau đó, dân mạng ồn ào lên án cách dùng từ “ký sinh trùng”, cho đây là lối nói xúc phạm, xem thường người bán hàng rong, một thành phần kinh tế của đất nước.
Anh Quang sau đó xin lỗi trên Facebook cá nhân: “Do sơ suất, tôi đã đọc nhịu một câu dẫn khiến khán giả xem truyền hình bị hiểu sai nội dung muốn truyền tải, gây ra những sự phản cảm không đáng có. Đây hoàn toàn là sai sót của cá nhân tôi trong quá trình truyền tải thông tin tới khán giả. Trong khi nội dung của phóng sự là góc nhìn chia sẻ, đồng cảm với những người bán hàng rong vất vả mưu sinh, chứ không có bất kỳ một ý coi thường nào. Hiện cá nhân tôi đã viết bản tường trình và nhận các hình thức xử lý kỷ luật của cơ quan. Một lần nữa tôi mong nhận được sự lượng thứ của quý vị khán giả”.
Sau đó, biên tập viên này đóng trang Facebook Wang Phố Cổ của mình.
Dư luận nói gì?
Trên Facebook cá nhân, nhà báo Hoàng Hải Vân viết: “câu chuyện trên VTV hoàn toàn không phải là một chuyện nhỏ, càng không nên coi là một ‘tai nạn nghề nghiệp’ của công chức vì từ vô lễ với dân dẫn đến hành dân chỉ là một bước rất ngắn”.
Ông Hoàng Hải Vân cho rằng việc nhờ người khác đăng lời xin lỗi là “hành vi vô lễ khác”:
“Biên tập viên này có tên tuổi, nhưng lời xin lỗi được cho là của bạn ấy (do một đồng nghiệp của tôi chuyển tới) trên Facebook bằng một cái tên hoàn toàn khác, trong lời xin lỗi này bạn ấy còn bảo là do mình nói ‘nhịu’. Lên sóng nói lời miệt thị dân thì công khai danh tính, còn xin lỗi thì vừa giấu tên vừa không thành khẩn. Đã nói lời vô lễ với dân, lại ‘xin lỗi’ bằng một hành vi vô lễ khác. Nhưng chuyện của bạn này không đáng nói, tôi cũng không bài bác cá nhân. Lời trên chỉ để trả lời các bạn nói về tai nạn nghề nghiệp thôi”.
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 18/8, cựu thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, nhà báo Ngọc Vinh nói:
“Có nhiều loại lỗi nghề nghiệp, và đây là lỗi về cách viết sai, đọc sai. Vì theo phóng sự nói về người hàng rong trên các phố Sài Gòn của VTV này, thì đơn giản là họ phản ánh công việc buôn bán của người hàng rong trong mùa dịch Covid-19”.
“Tuy nhiên, theo tôi đây là lỗi cố tình. Vì sau khi thấy dư luận bày tỏ phẫn nộ vì phát thanh viên dùng từ ký sinh trùng cho người bán hàng rong thì lãnh đạo VTV cho sửa sai bằng cách bỏ giọng đọc của Anh Quang để thay bằng giọng đọc của một phát thanh viên khác. Cậu này thay từ ký sinh trùng bằng từ ký sinh. VTV đã sửa sai bằng cách gọi những người bán hàng rong là những người sống ký sinh thay vì gọi họ là ký sinh trùng trước đó. Cả hai cách gọi đều tệ như nhau vì đều hàm ý miệt thị người bán hàng rong. Theo tôi, chỉ cần dùng từ ‘sống nhờ’ là được”.
Cũng có một số người cảm thông với lời xin lỗi trên. Ông Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP HCM, viết trên Facebook cá nhân:
“Mình đã xem bản tin, và tin rằng VTV1 không có lý do gì để xúc phạm hay hàm ý xúc phạm khán giả bởi nội dung bản tin là nêu sự nhọc nhằn khó khăn của họ. Sự cố kỹ thuật ấy rõ ràng tai hại, gây ra sự giận dữ cho công chúng và trước mắt bạn ấy phải trả giá khá chát. Mình tin lời xin lỗi ấy. Thật đáng tiếc! Với tư cách cá nhân mình – một khán giả, mình tha lỗi!”.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt ngày 18/8, dịch giả Nguyễn Việt Long phân tích:
“Ký sinh trong sinh vật học là cách thức mà những loài vật sống trên cơ thể sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng từ các sinh vật đó để sống. Từ nghĩa gốc này mà dân gian dùng với nghĩa bóng, ví von là ‘ăn bám, sống gửi’ chứ không phải nghĩa đen như trong sinh vật học, nên có sắc thái tiêu cực. Tất nhiên những người bán hàng rong họ phải tự mưu sinh chứ không ăn bám ai cả, do đó không nên ví như vậy”.
Có ý kiến cho rằng lối nói của BTV trên chỉ là phép ẩn dụ, hoặc từ ‘ký sinh’ đã được dùng sai ngữ nghĩa. Cụ thể, trên trang cá nhân của mình, nhà nghiên cứu sử học Trương Thái Du viết:
“Nhìn vào ngữ cảnh thì thấy ngay biên tập viên viết ‘sống ký sinh’, phát thanh viên bị nhịu miệng thành ‘sống ký sinh trùng’. Viết đúng phải là ‘ký sinh” và nó hoàn toàn không mang nghĩa xấu vì sinh 生 = sống và ký 寄 = send; depend; entrust. Như vậy “sống ký sinh” trong clip của VTV mang nghĩa sống nhờ vào con phố du lịch. Học thuật vô sản trước kia vốn phê phán mạnh mẽ các giai cấp ký sinh không làm ra của cải trong xã hội, nhân tiện bóp méo luôn tự nghĩa ký sinh”.
Ông Long nhận định: “Xét về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng thì cho dù dùng theo lối ẩn dụ hay văn hoa cũng không đúng”.
“Cần phân biệt sắc thái mà đa số người Việt hiểu và đang dùng, chứ không phải truy từ nguyên chữ Hán rồi bảo không có nghĩa xấu vì có nhiều từ nghĩa và sắc thái đã đi xa khỏi nghĩa từ nguyên ban đầu”.
“Có lẽ người nói muốn nói những người bán hàng rong sống nhờ vào con phố du lịch? Như thế cũng không hẳn là sống ký sinh, một hình thức sống phụ thuộc hoàn toàn vào ai đó hay cái gì đó bên ngoài. Nhờ khác với ký sinh ở mức độ phụ thuộc hay tận dụng hoàn cảnh. Dùng như vậy không chính xác về ngữ nghĩa và không hay (có ý khinh thị) về sắc thái”, ông Long nói thêm.
VTV né tránh trách nhiệm?
Việc biên tập viên nói sai là một chuyện, nhưng điều khiến nhiều người chỉ trích là cách hành xử của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam. Cho đến bây giờ, chưa có lãnh đạo nào của VTV lên tiếng xin lỗi về vụ việc và điều này gây ra khủng hoảng truyền thông.
Có người đưa ý kiến nguyên tắc xin lỗi là sai ở đâu thì xin lỗi ở đó: sai trên nền tảng truyền hình thì xin lỗi trên truyền hình, sai trên báo thì đính chính trên báo. Vì thế, dù BTV đã có lời xin lỗi nhưng xin lỗi trên trang cá nhân và VTV vẫn im tiếng cho tới bây giờ là không thỏa đáng.
Nhà báo Hoàng Hải Vân nhận xét:
“Tôi biết đây hoàn toàn không phải quan điểm của VTV. Dù là một tai nạn nghề nghiệp không mong muốn, nhưng đã phát lên sóng quốc gia thì lãnh đạo VTV phải chịu trách nhiệm, thậm chí người đứng đầu nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm, vì VTV là tiếng nói của Nhà nước. Chừng nào lãnh đạo VTV chưa xin lỗi dân trên sóng truyền hình quốc gia thì chừng đó lãnh đạo VTV vẫn gián tiếp thừa nhận những lời lẽ xúc phạm dân này không trái với quan điểm của mình”.
Nhà báo Ngọc Vinh nói với BBC:
“Phát thanh viên Anh Quang xin lỗi là điều tốt, nhưng là xin lỗi trên Facebook của cậu ta chứ không phải xin lỗi trên màn hình của VTV. Điều này khiến dư luận không vừa lòng, họ đòi hỏi lãnh đạo VTV phải đích thân xin lỗi trên VTV, vì cho rằng không chỉ phát thanh viên mà cả lãnh đạo VTV cũng có lỗivì kịch bản phát thanh phát hình đã được xét duyện qua nhiều tầng nấc lãnh đạo của đài, sau khi đã sửa sai mà như không sửa. Tôi đồng tình với đòi hỏi này”.
“VTV là đài truyền hình quốc gia sống bằng tiền thuế của nhân dân. Người bán hàng rong chính là nhân dân, góp thuế cho nhà nước chu cấp cho VTV. Vậy mà VTV lại đi miệt thị người bán hàng rong là ‘ký sinh trùng’ và ‘sống ký sinh’. Ai nghe cũng nổi giận huống gì một nhà báo như tôi. Theo tôi, các nhà báo được sinh ra không phải để miệt thị nhân dân mà là bảo vệ họ. Vì vậy, VTV đã sai. Sai nhưng cố chấp và sửa sai như không sửa. Họ phải chịu trách nhiệm về điều đó trước nhà nước và trước nhân dân. Hiện nay, nhân dân nói chung, người bán hàng rong nói riêng, đang chờ VTV xin lỗi họ”, ông nêu quan điểm.
Theo số liệu của chính phủ Việt Nam, ngân sách cấp cho VTV năm 2019 là hơn 248 tỉ đồng.
Trên Facebook cá nhân, ông Võ Xuân Sơn cũng cho rằng lỗi này thuộc về VTV:
“Vấn đề mà người ta đang phản đối sau câu phát biểu ‘ký sinh trùng’ của BTV Anh Quang không chỉ là giận dữ với cá nhân BTV Anh Quang, mà là với VTV. VTV không có bất cứ động thái nào xin lỗi về sai sót này. Khi BTV Anh Quang nói trên VTV, thì anh ấy đã không còn là cá nhân… mà anh ấy đang đại diện cho một đài truyền hình lớn nhất Việt Nam”.
“Có vẻ như VTV không hiểu được điều đó. Đây cũng không phải lần đầu tiên mà nhân viên của VTV có sai sót tương tự xảy ra trên sóng VTV, càng không phải lần đầu tiên VTV không đứng ra xin lỗi về những sai sót của đài mình. Tôi nghĩ, người nào đó quản lí VTV cần được giáo dục lại, về tính trách nhiệm, về liêm sỉ”.
Ông Nguyễn Hà Nam, trưởng ban thư ký biên tập của Đài Truyền hình Việt Nam, trả lời Tuổi Trẻ Online nói biên tập viên Anh Quang – người đọc bản tin nói trên – đã có lời xin lỗi chính thức tới khán giả trên trang cá nhân và đài cũng sẽ có hình thức xử lý đối với lỗi này.
Có ý kiến cho rằng, cách trả lời này của ông Nguyễn Hà Nam cho thấy lỗi lầm đang được đổ lên cá nhân biên tập viên và nhà đài đang phủi bỏ trách nhiệm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53736931
Bão số 4 gây mưa lũ làm 3 người chết và mất tích
Bão số 4 chưa đổ bộ nhưng đến tối ngày 18 tháng 8 gây mưa lớn khiến 3 người chết và mất tích cũng như một số thiệt hại về nhà cửa, sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp cho báo chí biết thông tin vừa nói hôm 18/8, tại cuộc họp ứng phó khẩn cấp với bão số 4.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, bão số 4 có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, vào khoảng 16 giờ ngày 18/8, đang di chuyển cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 570 km về phía Đông Bắc.
Do dự báo lượng mưa từ cơn bão số 4 đe doạ gây nên sạt lở, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương trong vùng chịu ảnh hưởng có giải pháp đảm bảo an toàn cho người dân.
Tin cho biết, hiện ở khu vực Vịnh Bắc Bộ có khoảng 500 tàu cá hoạt động, cơ quan chức năng cho biết sẽ thông báo và kiểm đếm để không có tàu thuyền nào hoạt động ở khu vực nguy hiểm.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo, bão số 4 sẽ di chuyển theo hướng Tây, Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm, trong 24 giờ tới.
Theo nhận định, thời gian qua lượng mưa nhiều nên đất đã ngấm đủ nước, nếu bão số 4 tiếp tục mưa lớn, sẽ dễ gây ra sạt lở đất, lũ quét rất nguy hiểm.
Cũng tại cuộc họp, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, trong ngày 20/8, bão có thể đi vào đất liền khu vực Nam Trung Quốc và đi vào khu vực biên giới Việt Nam gây mưa lớn cho khu vực miền núi phía Bắc.
Tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp ở Việt Nam tăng gấp đôi
do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19
Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Việt Nam trong năm 2020 được dự báo sẽ tăng gấp đôi so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, theo báo cáo mới được công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Theo báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Việt Nam (độ tuổi từ 18 – 25) sẽ ở mức từ 10,8% đến 13,2%, tức gần gấp đôi so với mức 6,9% của năm 2019. Trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, sẽ có 370.000 việc làm cho giới trẻ bị mất đi. Trong trường hợp xấu hơn, con số này sẽ lên tới 548.000 việc làm.
Báo cáo mới dự đoán triển vọng chung về việc làm của hơn 660 triệu thanh niên khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong dịch bệnh COVID-19.
Những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là bán hàng, sản xuất, dịch vụ ăn uống và lưu trú.
Cũng tin liên quan đến lao động, tại Đà Nẵng, ổ dịch COVID-19 lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, truyền thông trong nước hôm 18/8 cho biết hiện vẫn còn khoảng 8.500 lao động, sinh viên ngoại tỉnh mắc kẹt tại đây và có nguyện vọng về quê. Tuy nhiên, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hội thì con số thực tế tại đây còn có thể cao hơn.
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đà Nẵng cho biết cơ quan này hiện đang tiếp tục khảo sát số lượng lao động có nhu cầu về quê. Thành phố đã trình xin Thủ tướng cho mở tuyến tàu hoả để đưa người lao động, sinh viên trở về quê.
Đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho báo VietnamNet biết những người lao động và sinh viên ngoại tỉnh mắc kẹt ở Đà Nẵng gặp khó khăn về lương thực, có thể liên hệ UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các xã, phường, quận, huyện để được hỗ trợ.
Hơn trăm ngàn lao động miền Trung
mất việc do COVID-19
Trong đợt dịch COVID-19 lần hai tại Việt Nam hiện nay, hàng chục ngàn công nhân lao động và lao động tự do tại các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa bị mất việc.
Báo trong nước dẫn thống kê chưa đầy đủ từ 3 địa phương trên loan tin hôm 17/8.
Cụ thể, báo cáo của của Liên đoàn lao động Đà Nẵng cho biết có hơn 56.000 công nhân lao động tại thành phố bị mất việc, chủ yếu tập trung ở khối ngành Du lịch, dịch vụ với hơn 44.200 người, tăng gấp đôi so với đợt dịch đầu năm.
Ngoài ra, còn có hơn 8.000 lao động phải nghỉ việc từ 7-14 ngày trở lên trong các khu công nghiệp và công nghệ cao.
Hội An, một thành phố du lịch nổi tiếng khác của miền Trung tại tỉnh Quảng Nam cũng cho biết có hơn 6.000 lao động trong ngành dịch vụ, du lịch mất việc hoàn toàn. Bên cạnh đó, 53/54 tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp của thành phố cũng ngừng hoạt động.
Được biết, những con số vừa nêu chưa bao gồm những người lao động tự do đến từ nhiều nơi khác. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đà Nẵng đưa ra thống kê cho biết khoảng 16.000 người lao động tự do ở đây mất việc. Còn ở Quảng Nam là khoảng hơn 5.000 người.
Báo trong nước cho hay hiện các địa phương mới chỉ đưa ra thống kê mà chưa có giải pháp hỗ trợ phù hợp ngoài các phần quà mang tính động viên tinh thần.
Tại Khánh Hòa, dù không phải là tâm dịch như Đà Nẵng hay Quảng Nam nhưng cũng có đến hơn 58.200 lao động bị mất việc hoặc ảnh hưởng trong 6 tháng đầu năm do tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2.
Trong đó, 15.500 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 42.700 người tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, giãn ca, giảm ngày làm việc…
Nhiều doanh nghiệp và các khu công nghiệp những tháng qua đưa ra các phương án như giảm giờ làm việc trong tuần, luân phiên làm việc… nhằm duy trì lực lượng lao động địa phương. Tuy nhiên, dự báo sẽ có nhiều đơn vị cho lao động nghỉ việc từ tháng 9 tới đây vì không có đơn hàng.
Vấn nạn ‘đặc sản tiểu hổ’ ở Việt Nam:
Lo ngại nguy cơ nguồn dịch như Vũ Hán
Một báo cáo mới của FOUR PAWS và Change For Animals Foundation tiết lộ quy mô buôn bán thịt mèo lớn ở Việt Nam, với số lượng lên tới khoảng một triệu con mèo bị giết mổ mỗi năm. Đại dịch COVID-19 hiện đang hoành hành trên toàn thế giới cho thấy một thực tế về sự nguy hiểm của việc buôn bán động vật sống và hoạt động này đang lan khắp Việt Nam, gây lo ngại về nguy cơ trở thành nguồn gốc cho những đại dịch như virus corona xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Mèo, dù đang trở thành những con thú cưng được yêu thích ở Việt Nam, lại là một món ăn được ưa chuộng và vấn nạn “đặc sản tiểu hổ” trên khắp Việt Nam đang khiến nhiều người ngày càng lo sợ những ‘người bạn đồng hành’ yêu quý của họ sẽ bị đánh cắp và bị giết lấy thịt phục vụ cho các món ăn trong các nhà hàng.
“Mèo bị đánh cắp trên đường phố và thậm chí từ các nhà dân, sau đó bị buôn bán trên khắp đất nước (Việt Nam) trước khi bị giết một cách dã man,” Josef Pfabigan, CEO của tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu, FOUR PAWS có trụ sở ở Áo, cho biết. “Hàng nghìn con mèo biến mất mỗi ngày do bị đánh cắp tràn lan và các gia đình có mèo bị đánh cắp thường tìm kiếm thú cưng của họ một cách vô vọng trong các nhà giết mổ bẩn thỉu và trong các nhà hàng.”
Cuộc điều tra của hai tổ chức, gồm cả quỹ thay đổi vì động vật Change For Animals Foundation (CFAF) có trụ sở ở Anh, vừa được công bố trong tháng 8 cho biết có đến khoảng 1 triệu con mèo bị buôn bán mỗi năm ở Việt Nam, và theo ông Pfabigan, việc đánh cắp và giết mổ mèo gây nên làn sóng phản đối ngày càng tăng cao ở quốc gia Đông Nam Á đối với việc buôn bán thịt mèo.
“Nhiều người ở Việt Nam nuôi mèo rất lo ngại thú cưng của mình sẽ bị đánh cắp để giết thịt khi nhiều nhà hàng phục vụ các món làm từ thịt mèo,” chị Nguyễn Thanh Giang, một chủ nhân nuôi mèo làm thú cưng trong nhà cho biết.
‘Đặc sản’ và ‘chữa bệnh’
Việc giết mổ và tiêu thụ mèo là bất hợp pháp ở Việt Nam cho đến đầu năm nay. Luật cấm giết mổ và tiêu thụ mèo bị thu hồi vào tháng 1 vừa qua, cộng với như cầu thịt mèo tăng cao đã khiến món ‘đặc sản tiểu hổ’ vốn phổ biến ở miền Bắc lan rộng ra các vùng khác và đến tận TP Hồ Chí Minh, theo điều tra của FOUR PAWS và CFAF.
Các cuộc điều tra này cho thấy Hà Nội và Thái Bình là những điểm nóng về thịt mèo ở Việt Nam, với mạng lưới rộng lớn bao gồm hàng trăm nhà hàng, khu vực nuôi nhốt và lò mổ.
Theo các tổ chức này, ở Việt Nam không có trang trại nào nuôi mèo để chuyên lấy thịt.
“Tại các cửa hàng, chúng tôi phát hiện ra nhiều con mèo có đeo vòng cổ, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng là vật nuôi,” theo Tiến sỹ Khatherin Polak, bác sỹ thú y và là người dẫn đầu Chiến dịch Chăm sóc Động vật đi lạc của FOUR PAWS ở Đông Nam Á. “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã gặp nhiều chủ vật nuôi đang tìm kiếm một cách tuyệt vọng những con mèo bị đánh cắp của họ.”
Kinh doanh thịt mèo được cho là luôn có lãi. Một con mèo sống được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg nhưng một kg thịt của chúng có giá lên tới 260.000 đồng.
Theo báo cáo vừa được công bố của FOUR PAWS và CFAF, mèo đen còn có giá cao hơn nhiều vì được cho là có tác dụng chữa bệnh. Các thương nhân bán mèo đen sống với giá 200.000 đồng/kg và thịt sống của chúng được bán với giá 500.000 đồng/kg. Một số người tin rằng ăn thịt mèo đen có tác dụng chữa bệnh, mặc dù không có bằng chứng khoa học nào cho việc này.
Việc tiêu thụ mèo cũng tăng cao trong thời gian đại dịch COVID-19 thông qua các ứng dụng giao hàng thực phẩm trên điện thoại ở Việt Nam và theo điều tra của FOUR PAWS, nhiều người được khuyến khích ăn thịt mèo vì cho rằng nó giúp ngăn ngừa virus corona.
Một đại diện của tổ chức World Protection for Dogs and Cats in the Meat Trade có trụ sở ở Anh, không muốn nêu tên, nói với VOA rằng những nhà hoạt động và các nhân viên tình nguyện tham gia chiến dịch bảo vệ chó mèo của họ ở Việt Nam báo cáo và gửi cho họ các hình ảnh và thông tin về nhiều trường hợp giết mổ mèo nấu cao và làm thuốc bổ. Những thương nhân đã giao bán các sản phẩm cao và thuốc bổ từ thịt mèo, nhất là mèo đen, trên mạng ở Việt Nam với “nhiều lợi ích cho sức khoẻ” bao gồm “chữa virus corona.” Tổ chức này nói đây “chắc chắn là một huyền thoại khác được quảng bá bởi những thương nhân vô đạo đức” tìm cách làm giàu từ hoạt động buôn bán này.
Nguy cơ đại dịch tương lai
Dù vẫn còn là một món ăn đặc sản ở Việt Nam, nhưng hồi tháng 9/2018 lãnh đạo thành phố Hà Nội đã khuyến cáo người dân thủ đô từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo. Văn bản mà UBNDTP Hà Nội đưa ra cho rằng việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo “gây ra những hình ảnh phản cảm” đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội.
Báo cáo của FOUR PAWS và CFAF cho biết 90% khách du lịch được hỏi cho rằng việc các công ty lữ hành nghiêm túc đối với phúc lợi của động vật là quan trọng đối với họ. Nhưng hơn thế, báo cáo này đưa ra cảnh báo về những lo ngại cho sức khoẻ từ các hoạt động buôn bán mèo và nguy cơ trở thành nguồn lây nhiễm các đại dịch tương tự như COVID-19 trong tương lai.
“Đại dịch COVID-19 gần đây đã trở thành một hiện thực rõ ràng về sự nguy hiểm của việc buôn bán động vật sống,” báo cáo nói và nhận định rằng các điều kiện nuôi giữ động vật “chật chội và mất vệ sinh” được thấy ở Vũ Hán, nơi có thể là nguồn gốc của COVID-19, là “môi trường lý tưởng cho sự xuất hiện của virus mới” và nó tương đồng với những gì được ghi nhận trong các hoạt động buôn bán thịt mèo ở Việt Nam.
Cho đến nay nguồn gốc thực sự của đại dịch virus corona vẫn chưa được tìm ra nhưng ban đầu nó được cho là lây lan từ động vật hoang dã, xuất phát từ một chợ bán động vật tươi sống ở Vũ Hán.
“Đáng buồn thay, bất chấp những nguy hiểm và rủi ro cho sức khoẻ mà việc buôn bán thịt mèo có thể gây ra, cuộc điều tra của chúng tôi đã cho thấy rằng việc buôn bán này đang lan rộng khắp Việt Nam,” CEO của FOUR PAWS nói.
Hai tổ chức phúc lợi động vật quốc tế FOUR PAWS và CFAF kêu gọi chính phủ Việt Nam khôi phục các luật trước đây, nghiêm cấm việc buôn bán thịt mèo, đồng thời thực thi và củng cố các luật hiện hành để bảo vệ sức khoẻ con người và động vật, cũng như bảo vệ vật nuôi của người dân không bị đánh cắp.
Tháng 9/2018, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cấm giết mổ chó, mèo để ăn thịt dù tập tục này vẫn còn hợp pháp tại 44 tiểu bang của Hoa Kỳ. Theo luật này, người vi phạm sẽ bị phạt tối đa 5.000 USD. Bên cạnh đó, Hạ viện Mỹ cũng thông qua một nghị quyết không ràng buộc, kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chấm dứt tình trạng mua bán thịt chó, mèo.
Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ động vật hoang dã lớn nhất ở châu Á và ngành buôn bán động vật hoang dã ở quốc gia Đông Nam Á này – cả hợp pháp và bất hợp pháp – được cho là trị giá hàng tỷ đô la.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, để giảm thiểu nguy cơ bùng phát các đại dịch tương tự trong tương lai, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành một chỉ thị hồi tháng trước trong đó yêu cầu dừng nhập khẩu động vật hoang dã cho đến khi có chỉ thị mới và kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật.
Tòa án Việt Nam tuyên án tù 6 người Trung Quốc
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 2 phiên tòa cùng ngày 18/8/2020, đã tuyên án tù đối với 5 người Trung Quốc với tội danh trộm cắp và 2 người Trung Quốc với tội danh cho vay nặng lãi bằng phần mềm.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, tường thuật phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với nhóm người Trung Quốc nhiều lần nhập cảnh vào Việt Nam, theo đường tiểu ngạch và trộm két sắt xuyên Việt.
Theo cáo trạng, nhóm 5 người Trung Quốc do Ma Ting Di cầm đầu cùng hợp tác với 3 người Việt Nam để thực hiện các vụ cạy két sắt lấy tiền từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2018. Các vụ trộm xảy ra ở Hà Nam, Tiền Giang và Hải Dương. Trước khi bị bắt, nhóm người này đã phá két sắt ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và lấy đi hơn 1 tỷ đồng.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 18/8, Tòa án TP.HCM tuyên án 16 năm tù đối với Ma Ting Di về tội trộm cắp tài sản. Những người còn lại bị tuyên từ 3 đến 14 năm tù dưới tội danh đồng phạm tùy theo mức độ và tính chất hành vi phạm tội.
Riêng một người Trung Quốc, tên Huang Ding Piao bị tuyên phạt thêm một năm tù về tội tàng trữ ma túy trái phép.
Trong một phiên tòa khác diễn ra cùng ngày 18/8, Tòa án TP.HCM tuyên phạt 2 người quốc tịch Trung Quốc bao gồm Tu Long và Yuan Den Hui, mỗi bị cáo 6 tháng tù về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Ngoài ra còn có 3 người Việt Nam, gồm Lâm Cẩm Quyền, Lài Thế Hùng và Chề Ngọc Trinh, mỗi ngươi bị tuyên phạt 1 năm tù với tội danh đồng phạm.
Theo cáo trạng, nhóm tội phạm 5 người nêu tên trên đây đã dùng ứng dụng điện thoại di động để cho nhiều khách hàng vay tiền, với mức lãi suất 2,5%/ngày (tương ứng 912,5%/năm), vượt gấp 5 lần mức lãi suất theo quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam.
Các ứng dụng điện thoại do nhóm này tạo ra có tên Vaytocdo, Moreloan, VD online, và được quảng cáo trên internet cùng mạng xã hội. Những người cần vay tiền tự động liên lạc qua các ứng dụng app đó.
Cơ quan tố tụng xác định các bị cáo đã thu lợi bất chính hơn 658 triệu đồng.
Nhóm tổ chức cho người Trung Quốc
nhập cảnh trái phép Đà Nẵng bị truy tố
Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng vào ngày 18/8 ban hành cáo trạng truy tố và khám xét nơi ở của nhóm người tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng và thu giữ hơn 50 máy tính và 200 điện thoại cùng nhiều tài liệu thiếu bị khác.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cho biết, các bị can bao gồm Chen Xian Fa, 27 tuổi mang quốc tịch Trung Quốc, hai người Việt Nam là Hồ Thị Thu Trinh, 24 tuổi quê tại Quảng Nam và Huỳnh Ngọc Diễm, 41 tuổi sống tại Đà Nẵng. Cả 3 bị truy tố về tội “tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”.
Theo Cơ quan Điều tra của Công an TP Đà Nẵng vào ngày 11/7 khi tiến hành kiểm tra căn nhà trên đường Dương Tử Giang phát hiện trong nhà có 4 người mang quốc tịch Trung Quốc và toàn bộ những người này đều không có hộ chiếu, thị thực, không có thông tin xuất nhập cảnh trong hệ thống quản lý.
Tại cơ quan điều tra, ông Chen Xian Fa khai đã liên hệ với Hồ Thị Thu Trinh để thuê một căn nhà tại Đà Nẵng. Mặc dù biết người này không có giấy tờ thị thực nhập cảnh nhưng Trinh vẫn đồng ý. Sau đó, Trinh liên lạc với Huỳnh Ngọc Diễm để thuê căn nhà trên đường Dương Tử Quảng với mức giá 19 triệu đồng/ tháng trong thời hạn 3 tháng rồi nâng giá hợp đồng lên 23 triệu để hưởng chênh lệch.
Sau khi nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, một người Việt Nam đón họ về Đà Nẵng, đồng thời liên hệ với Trinh để nhờ hướng dẫn tới gặp một người tên Nguyễn Thị Hồng Vi để nhận một chiếc vali bên trong có một số túi xách, 14 máy tính, 31 điện thoại và nhiều thiết bị khác.
Khi khám xét khẩn cấp nơi ở của Hồ Thị Thu Trinh, cơ quan công an thu giữ 31 máy vi tính xách tay, 131 điện thoại di động, 2 USB, 2 hộ chiếu Trung Quốc, 1 vali chứa 6 máy vi tính xách tay, 23 điện thoại di động, 6 USB, 5 thiết bị phát WiFi, 6 thẻ thẻ ngân hàng có tiếng Trung Quốc và nhiều giấy tờ khác.
Được biết, nhóm người này còn khai nhận với cơ quan điều tra rằng họ đã thực hiện 2 lần vụ việc tương tự vào năm 2019.
Hơn 16,000 tàu đánh cá Trung Cộng
đang hướng vào biển Đông
Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 17 tháng 8 năm 2020 loan tin, đài truyền hình trung ương Trung Cộng vừa phát một đoạn video trên Twitter vào ngày 16 tháng 8 thông báo rằng, có hơn 16,000 tàu đánh cá của nước này từ đảo Hải Nam đang tràn xuống Biển Đông và vịnh Bắc Bộ để đánh bắt hải sản.
Phía Trung Cộng còn gọi Biển Đông của Việt Nam là “vùng biển mở”. Hành động này của ngư dân Trung Cộng đánh dấu cho lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Cộng đơn phương áp đặt ở Biển Đông, và biển Hoa Đông đã hết hiệu lực sau 3 tháng thực hiện.
Đoạn video trên đài truyền hình trung ương Trung Cộng còn cho biết, chuyến ra khơi này của ngư dân Hoa Lục kéo dài khoảng 6 đến 7 ngày. Một ngư dân trong đoạn video thì nói, họ đã chuẩn bị thực phẩm đủ cho 12 ngày ra khơi. Theo báo Tuổi trẻ, trong chuyến ra khơi này của ngư dân Trung Cộng, nhà cầm quyền Hải Nam sẽ sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu để liên tục phát các khuyến báo tránh va chạm tới tàu đánh cá trên Biển Đông. Còn trang Tân Hoa xã thì viết rằng, các thủy thủ trên tàu sẽ được nhắc nhở neo đậu tránh xa các đường vận tải biển đông đúc.
Dư luận Việt Nam đoán rằng, thông báo này của phía Trung Cộng có lẽ để tránh va chạm với các tàu chiến của Hoa Kỳ đang triển khai rầm rộ ở Biển Đông. Trước đó, vào đầu tháng 5 năm 2020, phía Trung Cộng đã đơn phương cấm ngư dân nước này cũng như ngư dân Việt Nam không được đánh bắt hải sản ở vùng vịnh Bắc Bộ, và Biển Đông của Việt Nam với nguyên nhân đưa ra là để bảo vệ nguồn lợi hải
sản. Lệnh cấm này được phía Trung Cộng thực hiện từ năm 1999 đến nay, nhưng năm nay thì Tân Hoa xã nhận định là “nghiêm khắc” nhất từ trước đến nay.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hon-16000-tau-danh-ca-trung-cong-dang-huong-vao-bien-dong/
Người Việt Nam tị nạn ở Thái Lan
đang đối mặt với những rủi ro nguy hiểm nào?
Thái Lan thanh lọc người tị nạn
Bà Grace Bùi, một thiện nguyện viên hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam tìm quy chế tị nạn ở Thái Lan, vào tối ngày 17/8 cho RFA biết Chính phủ Thái Lan sắp tới sẽ nhanh chóng tiến hành thanh lọc số người nước ngoài xin tị nạn, sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế ở đất nước Chùa Vàng. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến người Việt tị nạn ở Thái Lan.
“Một sắc luật được Thái Lan đưa ra là Chính phủ Thái Lan sẽ đảm trách về vấn đề di dân từ Liên Hiệp Quốc (UN) và họ sẽ thanh lọc tất cả những người tị nạn, không chỉ là người Việt Nam, mà bao gồm những người có quy chế và nhưng người không có quy chế. Nếu như người nào họ cho phép ở lại thì họ sẽ cấp một cái thẻ. Cái thẻ này giúp cho người tị nạn được an toàn, không bị bắt khi cảnh sát kiểm tra và con cái có thể được đi học và họ có thể đi bệnh viện một cách chính thức hơn.”
Bà Grace Bùi đã đồng hành cùng nhóm người Việt Nam, đặc biệt gắn bó với nhóm người Thượng Tây nguyên ở Thái Lan được 6 năm tròn. Bà Grace cho biết thêm rằng, theo sắc lệnh mới của Chính phủ Thái Lan thì có thể sẽ xảy ra tình trạng không ít người Việt Nam bị trục xuất đưa về nước, vì theo như bà ghi nhận thì Việt Nam và Thái Lan đã ký kết thỏa thuận trao trả tội phạm giữa hai nước vào khoảng hơn một năm trước. Theo đó, bà Grace Bùi lập luận rằng những người Việt Nam đến Thái Lan tìm quy chế tị nạn là các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, các tín đồ tôn giáo bị đàn áp đều có thể là “tội phạm” đối với Chính phủ Hà Nội.
Hồi tháng 4/2019, có vài cảnh sát Thái Lan và tôi nghĩ rằng trong đó có cảnh sát của Việt Nam đi cùng. Tại vì cách ăn mặc và cách ăn nói của họ, nói tiếng Thái không được nhiều. Họ hỏi tên hai vợ chồng của tôi, trong khi có biết bao nhiêu người Thượng ở đó. Đến tháng 5/2020, cảnh sát Thái gọi và nói rằng ‘chỉ cần gặp Sen mà không cần gặp ai khác’. Sau lần họ gọi điện thoại đó, tôi chờ mấy ngày nhưng họ không đến gặp và tôi đi làm. Sau đó thì họ tiếp tục tới, hỏi chủ nhà về tôi rằng ‘người này đi đâu?’. Họ bảo rằng ‘tôi là trưởng nhóm ở đây’. Mới nhất là tháng 7 vừa rồi, cảnh sát tới đây và hỏi về tôi nữa, rằng ‘ông ở phòng số 5 đi đâu rồi?’. Họ chỉ hỏi mình tôi thôi. Đôi lúc, tôi sợ mình bị bắt cóc
-Anh Sen Nhiang
Số liệu ghi nhận không chính thức, hiện có xấp xỉ 450 gia đình người Việt tị nạn ở Thái Lan, với khoảng 1600 người gồm người Kinh, người Thượng Tây nguyên, người Khmer Krom và người Hmong.
Ông Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), trong cùng tối hôm 17/8 cũng lên tiếng liên quan vấn đề này. Ông Nguyễn Trường Sơn cho rằng cộng đồng người Việt Nam tìm quy chế tị nạn ở Thái Lan sẽ gặp rủi ro rất nhiều vào khi Chính phủ Thái Lan bắt đầu thực hiện chính sách thanh lọc người tị nạn:
“Đó là trong trường hợp một người sang Thái Lan xin tị nạn, mà bị Chính quyền Thái Lan từ chối thì họ sẽ trục xuất người đấy về lại Việt Nam. Thì đó là điều tiêu cực nhất và rủi ro nhất.
Ở thời điểm hiện tại và trước đây, người Việt Nam sang Thái Lan xin tị nạn, và ngay cả họ bị Liên Hiệp Quốc từ chối đơn xin tị nạn của họ đi chăng nữa thì họ vẫn không bị trục xuất và họ vẫn sống ở Thái Lan, dĩ nhiên là cư trú bất hợp pháp. Nhưng ít ra là không ai ép buộc họ quay trở về Việt Nam cả.
Một khi Chính quyền Thái Lan đã phụ trách việc này và nếu họ từ chối đơn xin tị nạn của một người đến xin tị nạn thì Chính quyền Thái Lan sẽ tổ chức trục xuất người xin tị nạn trở về quê hương của người ta. Như vậy, những người mà chúng ta cho là gặp rủi ro cao như những người liên quan đến các hoạt động dân chủ, nhân quyền hay những người đến từ cộng đồng bản địa gặp phải sự đàn áp khắc nghiệt của chính quyền địa phương…Những trường hợp đó nếu bị Chính quyền Thái Lan trục xuất về Việt Nam thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có cả bỏ tù, sách nhiễu, đánh đập và các hình thức đàn áp khác.”
Đang đối mặt với những khó khăn và đe dọa
Mặc dù vậy, cả bà Grace Bùi và ông Nguyễn Trường Sơn đều khẳng định nhóm người Việt Nam tị nạn ở Thái Lan đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong sự tồn tại cho cuộc sống của thân phận những người vô tổ quốc. Tất cả mọi người dù được chấp nhận cho quy chế tị nạn hay không được chấp nhận cũng
đều không nhận được sự hỗ trợ tài chính nào từ Liên Hiệp Quốc và họ càng gặp bế tắc hơn trong việc mưu sinh, kiếm ăn nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay.
Ông Nguyễn Trường Sơn nói về tình trạng công ăn việc làm “bất hợp pháp” của người Việt tị nạn tại Thái Lan:
“Khi làm việc bất hợp pháp thì phải đối diện với những khó khăn; ví dụ như chịu sự phân biệt đối xử, bị quỵt tiền công vì chủ lao động biết họ không có giấy tờ nên thuê họ làm việc xong và không trả tiền. Nếu như họ thắc mắc thì bị dọa gọi công an bắt nên họ đành chịu không được trả tiền công. Họ cũng bị bốc lột nữa…vì do thân phận của họ không có giấy tờ hợp lệ. Và một rủi ro rất lớn là trong lúc làm việc vẫn có thể bị công an bắt, bởi vì có rất nhiều chiến dịch trấn áp mà cảnh sát Thái Lan nhắm đến những khu vực mà họ cho rằng có người tị nạn đang làm việc bất hợp pháp ở đó. Người Việt Nam là đối tượng thường xuyên bị bắt khi đi làm việc như vậy.”
Bên cạnh đó, đại diện của Ân xá Quốc tế, ông Nguyễn Trường Sơn còn nêu lên tình trạng một số cá nhân đã liên lạc với Amnesty International để báo cáo về các trường hợp mà họ nói rằng là bị người Việt Nam đe dọa hoặc tháp cùng cảnh sát Thái Lan tìm gặp họ. Tình trạng đó gây nên tâm lý sợ hãi cho không những cá nhân “trong cuộc” mà còn cho cả nhóm người Việt tị nạn tại Thái Lan.
Anh Sen Nhiang, một người hỗ trợ cho nhóm người Thượng sắc tộc của anh ở ngoại ô Bangkok, kể lại với RFA về cảnh sát Thái Lan liên tục tìm gặp anh, và trong đó anh nghi ngờ có cả an ninh Việt Nam:
“Hồi tháng 4/2019, có vài cảnh sát Thái Lan và tôi nghĩ rằng trong đó có cảnh sát của Việt Nam đi cùng. Tại vì cách ăn mặc và cách ăn nói của họ, nói tiếng Thái không được nhiều. Họ hỏi tên hai vợ chồng của tôi, trong khi có biết bao nhiêu người Thượng ở đó. Đến tháng 5/2020, cảnh sát Thái gọi và nói rằng ‘chỉ cần gặp Sen mà không cần gặp ai khác’. Sau lần họ gọi điện thoại đó, tôi chờ mấy ngày nhưng họ không đến gặp và tôi đi làm. Sau đó thì họ tiếp tục tới, hỏi chủ nhà về tôi rằng ‘người này đi đâu?’. Họ bảo rằng ‘tôi là trưởng nhóm ở đây’. Mới nhất là tháng 7 vừa rồi, cảnh sát tới đây và hỏi về tôi nữa, rằng ‘ông ở phòng số 5 đi đâu rồi?’. Họ chỉ hỏi mình tôi thôi. Đôi lúc, tôi sợ mình bị bắt cóc.”
Một khi Chính quyền Thái Lan đã phụ trách việc này và nếu họ từ chối đơn xin tị nạn của một người đến xin tị nạn thì Chính quyền Thái Lan sẽ tổ chức trục xuất người xin tị nạn trở về quê hương của người ta. Như vậy, những người mà chúng ta cho là gặp rủi ro cao như những người liên quan đến các hoạt động dân chủ, nhân quyền hay những người đến từ cộng đồng bản địa gặp phải sự đàn áp khắc nghiệt của chính quyền địa phương…Những trường hợp đó nếu bị Chính quyền Thái Lan trục xuất về Việt Nam thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có cả bỏ tù, sách nhiễu, đánh đập và các hình thức đàn áp khác
-Ông Nguyễn Trường Sơn
Bà Hồ Thị Bích Khương, một cựu tù nhân lương tâm, cũng nói với RFA về trường hợp của hai mẹ con bà tại Thái Lan:
“Sang đây khoảng năm 2017, chúng tôi bị (an ninh Việt Nam tìm kiếm và bị sách nhiễu) liên tục nhưng không dám nói với ai, chỉ đi trốn thôi. Mới đây nhất là con tôi không có việc làm. Không hiểu sao khi con tôi đi tìm việc làm thì họ gọi con tôi và kêu đến để cho việc làm. Nhưng khi đi đến nơi thì họ nói con tôi là phản động, đánh đập con tôi, cướp điện thoại và đập nát, đòi giết con tôi. Con tôi thoát được và chúng còn đăng trên Facebook để tìm cho ra con tôi và giết. Họ là người Việt Nam ở đây. Đến bây giờ ba lô quần áo của con tôi vẫn còn ở chỗ họ, không lấy về được.”
Bà Hồ Thị Bích Khương và anh Sen Nhiang cùng chia sẻ rằng họ không biết số phận của gia đình mỗi một ngày mới sẽ ra sao, sống chết thế nào và họ phải sinh tồn trong hoàn cảnh lo sợ về sự an nguy lẫn công ăn việc làm không ổn định.
Sắp tới đây, vào khi Chính phủ Thái Lan bắt tay vào chính sách thanh lọc người tị nạn thì những người tị nạn được Chính phủ Thái Lan cho phép ở lại cũng không được phép đi làm hợp pháp. Do đó, theo nhận định của bà Grace Bùi và ông Nguyễn Trường Sơn thì những ngày sắp tới, số phận của những người Việt tị nạn tại Thái Lan sẽ càng “tâm tối” hơn, dù được ở lại hay bị trục xuất về Việt Nam.
Samsung chưa giảm hoạt động,
Việt Nam vẫn phải lo cạnh tranh với Ấn Độ
Hãng Samsung Vietnam hôm 18/8 nói với báo chí nước chủ nhà rằng họ không chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ như tin do The Economic Times đưa trước đó một ngày.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bình luận với VOA rằng về lâu dài Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Việt Nam trong việc thu hút, giữ chân các nhà đầu tư lớn như Samsung.
Báo The Economic Times hôm 17/8 loan tin rằng đại tập đoàn đồ điện tử Samsung “có thể” chuyển một phần hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của hãng từ Việt Nam và một số nước khác đến Ấn Độ.
Dẫn lời “một người nắm thông tin”, nhật báo chuyên về kinh tế của Ấn Độ nói tập đoàn của Hàn Quốc “đang hoàn tất kế hoạch” và dự định sẽ sản xuất một số lượng điện thoại có giá trị lên đến “hơn 40 tỉ đô la” ở Ấn Độ.
Samsung nhiều khả năng nhắm đến việc đa dạng hóa nơi đặt dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh để tranh thủ Chương trình Khuyến khích Kết nối Sản xuất dành cho Chế tác Điện tử Quy mô Lớn (PLI) của Ấn Độ, nguồn tin của The Economic Times nói.
Vẫn nhật báo này nhận định “động thái này hẳn là sẽ có tác động đến các hoạt động hiện nay [của Samsung] ở các nước khác, trong đó có Việt Nam”.
Hai trang tin Ấn Độ, BRG.in và Business.in nói hôm 17/8 rằng điều được cho là hấp dẫn đối với Samsung là chi phí lao động ở Ấn Độ thấp hơn so với Việt Nam.
Tuy nhiên, “thông tin về việc Samsung có thể chuyển một phần sản xuất điện thoại thông minh từ Việt Nam sang Ấn Độ là không đúng sự thật”, một đại diện của hãng đặt tại Việt Nam nói, theo tường thuật hôm 18/8 của Dân Trí, Zing, Tuổi Trẻ và một số báo khác.
Dân Trí và các báo trích lời đại diện của Samsung cho biết thêm: “Các nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên đang hoạt động bình thường mà không có liên quan gì đến sự điều chỉnh sản lượng sản xuất của nhà máy tại Ấn Độ”.
Sau lời khẳng định của hãng Hàn Quốc là họ chưa giảm hoạt động, Việt Nam có thể tạm thời thở phào, song về lâu dài, mối lo phải chạy đua với Ấn Độ vẫn còn đó, theo các nhà quan sát. Về vấn đề này, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế kỳ cựu, nói với VOA:
“Ấn Độ đương nhiên là nước động dân, có thị trường rộng lớn, và kinh tế cũng phát triển nhanh. Tôi nghĩ rằng Việt Nam và Ấn Độ sẽ ở vào tư thế cạnh tranh với nhau trong thu hút đầu tư nước ngoài”.
Để có lợi thế, theo tiến sĩ Doanh, Việt Nam sẽ “cố gắng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, và cuộc chạy đua với Ấn Độ sẽ không chỉ gói gọn trong việc giành lấy Samsung mà cả các nhà đầu tư ngoại quốc khác, chuyên gia kinh tế này nói với VOA.
Sau dự án liên doanh nhỏ đầu tiên vào năm 1996, đến nay, Samsung đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17,3 tỉ đô la
Hoạt động của Samsung tại Việt Nam giờ đây tạo ra doanh thu bằng 30% tổng doanh thu của hãng trên toàn cầu, làm cho Việt Nam trở thành cụm cứ điểm sản xuất lớn nhất của hãng, hơn xa Trung Quốc.
Riêng năm 2018, doanh thu của Samsung tại Việt Nam đạt 65,7 tỉ đô la tương đương khoảng 28% GDP của nước chủ nhà.
Các kết quả Samsung đạt được có một phần là do chính sách ưu đãi vượt mức bình thường từ phía chính phủ Việt Nam.
Theo tìm hiểu của VOA, kể từ khoảng năm 2014, Hà Nội cho hãng Hàn Quốc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, ngoài ra, về tổng thể, hãng được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 10% trong 30 năm.
Các địa phương cũng dành cho Samsung các ưu đãi về tiền thuê đất, tiền giải phóng mặt bằng, và họ cũng tiếp tục giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp sau giai đoạn 9 năm cấp chính phủ trung ương giảm thuế. Bên cạnh đó, hãng còn được hưởng chính sách ưu tiên về hải quan.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khu vực và quốc tế, trong đó có Ấn Độ, một khi các ưu đãi của Việt Nam hết thời hạn, Việt Nam sẽ phải ứng phó như thế nào? Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nêu ra một số khả năng với VOA:
“Nếu như các điều kiện ưu đãi nào đấy mà hết, lúc bấy giờ Việt Nam và nhà đầu tư đó có thể thương lượng với nhau để có những điều kiện thích hợp hơn. Trong tương lai, nếu Việt Nam nâng cao trình độ kỹ thuật của mình thì hoàn toàn có thể tham gia vào chuỗi giá trị quốc tế về nhiều mặt hàng khác, không chỉ điện tử, chế biến thực phẩm, dệt may và da giày”.
Samsung Việt Nam hiện có 130.000 cán bộ, nhân viên và làm ra 50% số lượng điện thoại thông minh của toàn tập đoàn.
Tính theo giá trị xuất khẩu, tổng thị trường điện thoại thông minh toàn cầu là 270 tỉ đô la, trong đó thị phần của Samsung chiếm 22% và đứng thứ hai, dưới Apple một bậc. Hãng của Mỹ đứng thứ nhất với 38% thị phần tính theo giá trị.
Nhưng tính theo số lượng máy, Samsung đứng đầu với mức 20%, Apple đứng thứ hai với 14%.
Ca tử vong thứ 25 do Covid-19
Sáng 18/8 Bộ y tế cho hay, bệnh nhân 698 nữ 51 tuổi ở Đà Nẵng đã tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 tử vong lên 25.
Theo Bộ y tế, bệnh nhân 698 (BN 698) ở địa chỉ phường Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng. Tiền sử ung thư buồng trứng di căn ổ bụng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu đã cắt thận trái. Bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng được chẩn đoán viêm phổi do COVID-19, nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân ung thư buồng trứng di căn thành bụng, sỏi thận đã cắt thận trái.
VnExpress đưa tin, ngày 11/6, bà cùng con gái đi máy bay vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để phẫu thuật. Ngày 12/6 đến 7/7, bà nhập viện điều trị tại đây, trong thời gian này chỉ có con gái chăm sóc, bệnh nhân không tiếp xúc với ai.
Ngày 8/7, bà ra viện, cùng con gái đi máy bay từ TP.HCM về Đà Nẵng. Từ ngày 9/7, bà nghỉ ngơi ở nhà, ít tiếp xúc với người khác trong gia đình.
Ngày 10/7, bà được đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng, vài giờ sau chuyển đến Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng và điều trị tại đây đến 21/7.
Từ ngày 21/7 đến 22/7, bà xuất viện, về nhà chỉ có con gái chăm sóc, ít tiếp xúc với những người khác trong gia đình. Ngày 23/7, bà nhập viện điều trị tại Khoa Nội thận – Nội tiết, Bệnh viện Đà Nẵng đến ngày 4/8 và được cách ly tại đây. Trong thời gian này bà chỉ tiếp xúc với con gái. Ngày 4/8, bệnh nhân được lấy mẫu dịch hầu họng xét nghiệm kết quả dương tính nCoV.
Tính đến sáng nay (18/8), Đà Nẵng ghi nhận 350 ca Covid-19, trong đó 263 bệnh nhân đang điều trị.
https://www.dkn.tv/thoi-su/benh-nhan-mac-covid-19-thu-25-tu-vong.html
TP.HCM mở rộng xét nghiệm người đến
từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Dương
Quang Minh
ban về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, theo Medinet Sở y tế TP.HCM.
Cụ thể, ông cho biết TP sẽ mở rộng việc rà soát, xét nghiệm sàng lọc đối với người đến từ các địa phương có dịch Covid-19 như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Dương…
Về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM, đến nay thời điểm hiện tại (18/8) TP đã phát hiện 76 ca mắc Covid-19 và 1 ca chuyển viện từ Bệnh viện Bạc Liêu (bệnh nhân 278), 62 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.
Trong ngày 17/8, có 182 người có triệu chứng viêm hô hấp đang được cách ly theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán tại các khu cách ly của các bệnh viện. Không trường hợp nào có triệu chứng nặng, 159 trường hợp đã có kết quả âm tính, 23 trường hợp còn lại đang chờ kết quả.
TP.HCM đã tổ chức đón 632 người dân còn ở Đà Nẵng trở về địa phương qua sân bay Tân Sơn Nhất. Tất cả đều đã được Sở Y tế Đà Nẵng xét nghiệm kiểm tra trước, cách ly tập trung tại TP HCM (297 người) và Bà Rịa – Vũng Tàu (335 người).
Ngành y tế TP tiếp tục vận động người đến từ Đà Nẵng khai báo y tế để được xét nghiệm kiểm tra, theo dõi sức khỏe.
Ngoài ra TP sẽ mở rộng việc rà soát, xét nghiệm sàng lọc đối với người đến từ các địa phương có nhiều ổ dịch trong cả nước (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Dương…).
Cũng theo ông Bỉnh, đến nay là 19 ngày kể từ khi ghi nhận ca bệnh sau cùng, tại TP chưa phát hiện có trường hợp lây nhiễm từ 8 ca bệnh trong cộng đồng. Riêng 7 người nhập cảnh được cách ly tập trung ngay, không phát hiện trường hợp lây nhiễm trong số những người cùng chuyến đi.
Hà Nội: Nhà hàng, quán bia
giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 1m
Hiểu Minh
Hà Nội yêu cầu các nhà hàng, quán bia, quán cà phê từ 0 giờ ngày 19/8 phải thực hiện giãn cách, khách ngồi cách nhau tối thiểu 1m. Cơ sở vi phạm sẽ bị xử phạt, thậm chí buộc đóng cửa.
Thanh Niên đưa tin, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) Trương Quang Việt cho biết chiều 17/8, đã ghi nhận 10 ca bệnh tại cộng đồng, dịch còn diễn biến phức tạp, nhưng việc thực hiện giữ khoảng cách khi ra ngoài cộng đồng, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên… kể cả ở công sở cũng không được thực hiện nghiêm túc.
Đồng quan điểm này, Giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đánh giá: “Hiện nay, số người bị nhiễm bệnh ở các hàng quán tương đối nhiều. Vừa rồi, ở Hà Nội có quán bia Lộc Vừng, ở Hải Dương thì có quán Thế giới bò tươi. Nhưng thực tế, có vẻ như các nhà hàng chưa có động thái trong thực hiện giãn cách, các hàng ghế vẫn giữ nguyên và mỗi bàn có 6 ghế, được kê sát vào nhau, giữa các bàn không có khoảng cách. Đây là vấn đề cần quyết liệt và xử lý nghiêm”.
Ông Quý cũng yêu cầu làm tốt công tác xét nghiệm, đến 20/8 phải xong các trường hợp trở về từ Đà Nẵng từ 15/7. Nghiên cứu mở rộng các đối tượng xét nghiệm nếu có dấu hiệu ho, sốt. Các bệnh viện phải thực hiện nghiêm việc phân luồng khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế. “Nếu bệnh viện nào không đảm bảo an toàn thì yêu cầu dừng hoạt động” – ông Quý nói.
Còn ông Nguyễn Văn Sửu yêu cầu huy động thêm lực lượng để kiểm soát các nhà hàng, quán bia; cần thiết có thể đóng cửa nếu phát hiện cơ sở kinh doanh nào vi phạm quy định phòng dịch.
Ông Sửu đề nghị người dân “cố gắng không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết, nếu phải ra đường thì thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang”.
Kết luận cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, từ 0 giờ ngày 19/8, tất cả cửa hàng ăn uống, cà phê, giải khát thực hiện nghiêm việc giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 1m, toàn bộ nhân viên phải đeo khẩu trang suốt quá trình phục vụ, phải có máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn.
Tin cập nhật lúc 6h ngày 18/8 từ Bộ Y tế, thêm 7 ca mắc mới, có 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng (Quảng Nam 3, Hải Dương 2, Hà Nội 1), và một ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Cần Thơ. Hiện Việt Nam có 983 người nhiễm viêm phổi Vũ Hán
https://www.dkn.tv/thoi-su/ha-noi-nha-hang-quan-bia-gian-cach-cho-ngoi-toi-thieu-1m.html
Covid-19: Mỹ và Việt Nam
phối hợp bắt nhóm lừa đảo triệu đô
Thông cáo đăng trên trang Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 18/8 cho hay Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác điều tra vụ lừa đảo liên quan đến đại dịch Covid-19 và bắt giữ ba nghi phạm.
Việc điều tra và bắt giữ ba bị can được mô tả là do Việt Nam tiến hành sau khi Văn phòng Cục Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ (HSI) thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyển thông tin cho Bộ Công an Việt Nam.
“Việc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ các nghi phạm này đã chứng minh rõ ràng rằng Chính phủ Việt Nam rất nghiêm túc đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến Covid-19. Cuộc điều tra này cho thấy các nạn nhân đã mất mát số tiền rất lớn dù họ đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn khác do đại dịch Covid-19 gây ra.
“Chúng tôi tự hào khi Bộ Công an Việt Nam và Cục Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ đang hợp tác cùng nhau để điều tra vụ lừa đảo xuyên quốc gia rất phức tạp này,” Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Daniel J. Kritenbrink nói trong thông cáo.
Hiện chưa rõ vụ bắt giữ nói trên được thực hiện vào thời gian nào.
Virus corona: Việt Nam đặt mua hàng triệu liều vaccine từ Nga
Hàn Quốc báo động về ổ dịch virus corona mới
Việc bắt giữ Phan Đình Thư, Trần Quốc Khánh và Nguyễn Duy Toản được tiến hành sau khi hơn 7000 nạn nhân trên toàn Hoa Kỳ “kiện dân sự” rằng đã bị lừa đặt mua các sản phẩm trong đó có nước rửa tay khô và khăn ướt diệt khuẩn trong bối cảnh có đại dịch Covid-19.
Ba nghi phạm là công dân Việt Nam bị cáo buộc điều hành hơn 300 trang web với mục đích lừa đảo bán các sản phẩm đang trở nên khan hiếm, thu tiền và không giao hàng cho khách hàng.
Các đơn kiện của những nạn nhân cũng cho rằng “các bị can đã tạo ra hàng trăm tài khoản email và tài khoản người dùng với phương thức thanh toán tại Hoa Kỳ nhằm thực hiện hoạt động lừa đảo và để trốn tránh các cơ quan thực thi pháp luật,” thông cáo viết.
“Các bị can đồng thời cung cấp các thông tin sai lệch về địa chỉ và số điện thoại liên lạc lên trang web của mình, dẫn đến hiểu lầm cho các cá nhân và doanh nghiệp không liên quan đến vụ việc phải nhận các cuộc gọi phản ánh và than phiền từ khách hàng phát sinh do các hoạt động lừa đảo này.
“Các điều tra viên của Cục Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã phát hiện gần 40.000 giao dịch lừa đảo trị giá sấp xỉ 975.000 USD”.
Thông cáo cũng đưa cả số điện thoại và đường link để công chúng báo cáo trực tuyến khi nghi ngờ lừa đảo liên quan đến Covid-19.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53822548
Apple ngừng lắp ráp iPhone tại Việt Nam
vì điều kiện sống của công nhân
Một báo cáo cho biết Apple đang xem xét lại khả năng sản xuất iPhone tại Việt Nam, sau khi công ty Cupertino đến thăm nhà máy thuộc sở hữu của đối tác lắp ráp Luxshare để kiểm tra các điều kiện của cơ sở này.
Tờ Apple Insider loan tin ngày 17/8, cho biết thêm đại diện của Apple đã đến thăm nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam vào mùa hè vừa qua để kiểm tra quá trình xây dựng và khả năng sản xuất iPhone của cơ sở này.
Bài báo cũng trích dẫn lời Giám đốc đối ngoại Luxshare là Tăng Duệ Bằng khẳng định nhà máy tại Khu công nghiệp Vân Trung đã được kiểm tra để đảm bảo đúng quy mô, có đủ cơ sở vật chất và có đủ vốn đầu tư để bắt đầu lắp ráp iPhone. Đồng thời, ông cũng cho biết Apple đánh giá cao tiềm năng tại tỉnh Bắc Giang và những người lao động chăm chỉ.
Cơ sở này là một trong số các cơ sở tại Việt Nam lắp ráp sản xuất cho Apple.
Tuy nhiên, một phần của cơ sở vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu của Apple, đặc biệt là những yêu cầu liên quan đến ký túc xá công nhân.
Apple Insider cho biết không rõ Luxshare đã bỏ qua những yêu cầu nào, nhưng có vẻ như đó là điều chính khiến cơ sở này không được Apple chấp thuận.
Khoản đầu tư của Luxshare vào tỉnh Bắc Giang được cho là đã lên tới 270 triệu USD, và mặc dù đã có 28.000 công nhân, nhưng sẽ cần tăng lên từ 50.000 đến 60.000 công nhân nếu được chấp thuận sản xuất iPhone.
Nhà máy rộng 30 ha được xây dựng trong 5 tháng sau khi Apple yêu cầu mở rộng sản xuất.
Việt Nam không phải là nơi duy nhất Luxshare muốn sử dụng để sản xuất iPhone. Vào tháng 7, họ đã mua một nhà máy iPhone ở Trung Quốc từ Wistron với giá khoảng 472 triệu USD.
Điểm tin trong nước sáng 18/8: Hà Nội, ca thứ 11
nhiễm covid-19; Tránh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung,
1.400 công ty Nhật tính ‘di cư’ sang Việt Nam
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Ba (18/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:
7 ca nhiễm mới
Tin cập nhật lúc 6h ngày 18/8 từ Bộ Y tế, thêm 7 ca mắc mới, có 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng (Quảng Nam 3, Hải Dương 2, Hà Nội 1), và một ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Cần Thơ. Hiện Việt Nam có 983 người nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Hà Nội, ca thứ 11 nhiễm covid-19
Báo VnExpress đưa tin, Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, du lịch ở Đà Nẵng về, được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội xác nhận dương tính virus Vũ Hán, trở thành bệnh nhân thứ 11 ở thành phố.
Người này là nhân viên kế toán Công ty INCHENG (Đài Loan), ngõ 2 Nguyễn Hoàng, Lô TT02, HD Mon City, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm. Bệnh nhân ở trên đường Nguyễn Hoàng Tôn, Phú Thượng, Tây Hồ.
Điều tra dịch tễ cho thấy ngày 22-25/7 người này đi du lịch Đà Nẵng cùng gia đình gồm chồng và hai con, công ty của chồng (khoảng gần 30 người).
Việt Nam kỷ luật thêm 2 trung tướng, 6 đại tá quân đội vì vi phạm đất đai
Thông tin từ VnExpress, chiều 17/8, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hàng loạt tướng tá quân đội, bao gồm: trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4; trung tướng Trần Xuân Ninh, nguyên Phó tư lệnh Quân đoàn 4; đại tá Mai Văn Hào, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân đoàn 4 và đại tá Phan Văn Tiên, nguyên Cục trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn 4.
4 người trên bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, do vi phạm quy chế làm việc và pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng đã cảnh cáo đại tá Nguyễn Văn Giang, nguyên Hệ trưởng Hệ 5, Học viện Quân y; vì có vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng ký túc xá của nhà trường.
Ngoài ra, cơ quan kiểm tra còn khiển trách 3 đại tá khác là Nguyễn Xuân Đông, Phạm Bảo và Nguyễn Tuấn Anh do vi phạm dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai tại đơn vị.
Tránh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, 1.400 công ty Nhật tính ‘di cư’ sang Việt Nam
Hơn 40% trong số 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia cuộc khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết họ đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới, hãng thông tấn Kyodo dẫn báo cáo mới được công bố của JETRO cho biết hôm 16/8.
Kết quả cho thấy, 41% trong số này, tức khoảng 1.400 doanh nghiệp Nhật đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong ba năm tới, tăng 5,5 điểm phần trăm so với năm trước.
Trong khi đó, hơn 36% doanh nghiệp chọn Thái Lan (tăng 1,5 điểm phần trăm) và 48% doanh nghiệp cho biết họ sẽ thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc (giảm 7 điểm phần trăm).
Điểm tin trong nước tối 18/8: Bỏ cách tính điện 1 giá;
Bệnh nhân trong gia đình có 5 người
mắc viêm phổi Vũ Hán diễn biến xấu
Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục điểm tin trong nước tối thứ Ba (18/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:
Bỏ cách tính ‘điện 1 giá’
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực đề xuất rút phương án tính điện một giá sau khi nhận góp ý từ các chuyên gia, bộ, ngành, theo VnExpress.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến 2 phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện. Phương án 1 là vẫn tính theo bậc thang nhưng giảm một bậc so với biểu giá 6 bậc hiện hành. Phương án 2 gồm 5 bậc thang và một giá điện, nhưng chia theo 2 kịch bản 2A và 2B, trong đó phương án một giá điện được tính bằng145-155% giá bán lẻ điện bình quân, tương đương 2.703 – 2.890 đồng một kWh.
Sau hơn một tuần lấy ý kiến, tại cuộc họp chiều 18/8, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực đề xuất rút phương án 2A và 2B, trong đó có phương án một giá điện.
Lý do theo ông Tuấn, một giá điện có thêm lựa chọn cho khách hàng, đơn giản trong tính toán song không khuyến khích dùng điện tiết kiệm, trong khi đây là chủ trương lớn của Chính phủ.
Bệnh nhân thứ 11 ở Hà Nội từng dự 7 cuộc liên hoan
Theo VnExpress, bệnh nhân 979 là kế toán của Công ty InCheng Việt Nam, địa chỉ khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, sống cùng 4 người trong gia đình, tiếp xúc gần với 10 người hàng xóm.
Theo công bố của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 22 đến 25/7, nữ nhân viên kế toán cùng gia đình đi du lịch Đà Nẵng với công ty của chồng. Đoàn khách 30 người có đi ăn tối gần khách sạn Rosima.
Sau khi nhận tin Đà Nẵng có ca dương tính, gia đình chị tự cách ly tại nhà. Đến ngày 31/7, kết quả test nhanh 4 người trong gia đình đều âm tính.
Trưa 8/8, chị dự liên hoan cùng công ty chồng, khoảng 20 người, tại số 25/290 Xuân Đỉnh. Chiều cùng ngày, chị tiếp tục ăn liên hoan cùng công ty chồng, khoảng 15 người, tại địa chỉ Trung Văn, quận Hà Đông.
Tối 9/8, chị tham gia ăn liên hoan cùng các bạn làm cùng công ty chồng, khoảng 8 người, tại số 5 ngách 22 ngõ 279 Đội Cấn. Ngày 11/8, chị lại ăn liên hoan cùng các bạn làm cùng công ty chồng, khoảng 8 người, tại P1212 CT13A, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ.
Trưa 15/8, chị tiếp tục tham gia liên hoan cùng công ty chồng, khoảng 20 người tại số 290 Xuân Đỉnh. Tối ngày 15/8, chị tham gia buổi liên hoan của gia đình tại nhà gồm 6 người.
Sáng 16/8, chị cùng gia đình được Trung tâm Y tế quận Tây Hồ lấy mẫu xét nghiệm PCR. Tối cùng ngày, chị lại dự liên hoan cùng bạn tại số 5 ngách 22 ngõ 279 Đội Cấn, khoảng 8 người.
Đến chiều 17/8, chị nhận thông tin mình có kết quả dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán.
Trung tâm Y tế quận Tây Hồ đã xác minh được 17 trường hợp F1 và 29 F2 liên quan đến bệnh nhân này.
Bệnh nhân trong gia đình có 5 người mắc viêm phổi Vũ Hán diễn biến xấu
Người lao động đưa tin, trong số 3 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán nặng điều trị ở Hà Nội có 1 bệnh nhân trong một gia đình từng đi du lịch Đà Nẵng và có 5 người mắc bệnh đang diễn biến xấu.
Đó là bệnh nhân 793, nam, 58 tuổi, ở Bắc Giang đang trong giai đoạn bệnh có khả năng tiến triển nặng hơn. Các bác sĩ đang nỗ lực dùng kháng sinh, kháng virus và các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị, đồng thời hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân bởi máy móc.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sáng nay 18-8 cho biết: “Bệnh nhân 793 đang ở ngày thứ 12 kể từ thời điểm khởi phát bệnh nên chức năng phổi đang xấu đi, tạm thời phải thở ôxy không xâm nhập 100%”.
Bệnh nhân 793 là F1 trong gia đình có 5 ca mắc viêm phổi Vũ Hán (gồm bệnh nhân số 673, 674, 744, 794, 811), được ghi nhận từng đi du lịch Đà Nẵng.
Miền Bắc lo đối mặt cùng lúc mưa, bão và cả động đất
Phát biểu tại cuộc họp về phòng chống thiên tai sáng 18/8, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, từ nay đến hết ngày 23/8, miền Bắc sẽ gặp tổ hợp 3 yếu tố thời tiết vô cùng bất lợi, đặc biệt khu vực miền núi Tây Bắc và Việt Bắc.
Thứ nhất là mưa lớn, dù bão số 4 chưa vào đất liền nhưng những ngày qua mưa lớn kéo dài, lượng mưa lớn nhất có những nơi đo được là hơn 500mm. Mưa lớn kết hợp lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đã khiến 3 người thiệt mạng (trong đó 1 người ở xã Hồ Thầu, Lai Châu và 2 người ở Vĩnh Phúc), 14 người bị thương.
Thứ 2 là cơn bão số 4. Bão số 4 có thể đổ bộ vào Việt Nam hoặc không nhưng chắc chắn sẽ gây mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thường những cơn bão thế này sẽ quét qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc và sẽ có mưa rất to, có thể gây sạt lở, lũ quét, đây là điều rất bất lợi.
Thứ 3 là động đất, đến nay vẫn còn ảnh hưởng của động đất là dư chấn của những trận động đất từ trước, đây cũng là một yếu tố bất lợi cần quan tâm.
Thứ trưởng Hiệp cho hay hiện Ban chỉ đạo trung ương phòng chống thiên tai quan tâm đến hai vấn đề lớn là hệ thống thủy điện sông Đà và thủy điện Sơn La, trong đó trọng tâm là hồ chứa Thủy điện Sơn La.
Trong ngày hôm nay (18/8), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ làm việc với các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, Tổng cục Phòng chống thiên tai để có các quyết định đảm bảo linh hoạt, an toàn cho hạ du.
Đề nghị tập trung công tác dự báo lũ muộn để có những tính toán sớm phục vụ chỉ đạo, vận hành an toàn, linh hoạt, đảm bảo nhu cầu tích nước, xả lũ.