Tin Việt Nam – 18/03/2018
Thủy điện bất ngờ xả nước,
hai cô gái bị lũ cuốn tử vong
TTO – Trong lúc xuống sông Sêrêpốk đang cạn dòng để hái rau về ăn thì bất ngờ thủy điện xả nước chạy máy khiến hai cô gái bị nước cuốn trôi
Chiều 17-3, Phòng Cảnh sát PCCC số 1, thuộc Cảnh sát PCCC Đắk Lắk – cho biết đã tìm thấy thi thể hai cô gái bị nước cuốn trôi vào chiều 16-3.
Hai nạn nhân đã tìm thấy là chị H’Yam Niê (27 tuổi, ngụ thôn 1, xã Cư Ê bur, thành phố Buôn Ma Thuột) và chị H Duin Niê (24 tuổi, ngụ buôn Knia 3, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC số 1, chiều 16-3 gia đình chị H’Duin Niê tổ chức đi chơi tại thác Đrây Hlinh (xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột). Chị H’Duin Niê có rủ thêm chị H’Yam là bạn thân đi chơi cùng.
Khoảng 13h30, chị H’Duin và H’Yam thấy nước sông Sêrêpốk dưới chân thác cạn nên H’Yam Niê và H’Duin Niê rủ nhau xuống hái rau rừng đem về ăn.
Đúng ngay lúc này, thủy điện bất ngờ xả nước chạy máy nên cả hai bị nước cuốn trôi.
Phát hiện người nhà gặp nạn, gia đình đã cố gắng kéo hai người vào bờ nhưng không được và đành nhìn dòng nước cuốn trôi cả hai
Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 đã điều động 1 xe cứu nạn cứu hộ và 12 cán bộ, chiến sĩ xuống hiện trường tìm kiếm nạn nhân.
“Đến sáng nay đơn vị đã vớt được H’Yam Niê và chị H’Duin cách nơi gặp nạn khoảng 100m. Sau đó thi thể hai nạn nhân được bàn giao cho gia đình lo hậu sự” – đại diện Phòng Cảnh sát PCCC số 1 thông tin.
https://tuoitre.vn/thuy-dien-bat-ngo-xa-nuoc-hai-co-gai-bi-lu-cuon-tu-vong-2018031717471092.htm
Tuyến xe lửa Trung Cộng – Châu Âu
nối dài tới Việt Nam
Dịch vụ xe lửa chở hàng nối liền Trung Cộng và Châu Âu bắt đầu kéo dài tới Đông Nam Á.
Tân Hoa Xã hôm Chủ Nhật 18/03 đưa tin, một đoàn tàu từ Châu Âu trở về đã dừng trong thời gian ngắn hôm Thứ Sáu tại khu đô thị Trùng Khánh ở tây nam Trung Cộng trước khi đi tiếp vào Việt Nam. Đoàn tàu dừng ở Trùng Khánh để chất hàng hóa bao gồm máy móc cơ khí và nguyên liệu kỹ nghệ trước khi đi tiếp tới Hà Nội. Đoàn tàu sẽ đi qua biên giới tại cửa khẩu ở thị xã Bằng Tường, thuộc khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây ở tây nam Trung Cộng. Chuyến tàu khi trở về Trung Cộng sẽ mang theo hàng nông sản của Việt Nam như trái cây nhiệt đới, gạo, cà phê, và thủy sản cũng như hàng điện tử sản xuất tại các cơ xưởng do các công ty quốc tế thiết lập ở Việt Nam.
Tuyến đường sắt nối liền Trung Cộng và Châu Âu được khởi động vào năm 2011 giữa đông nam Trùng Khánh và Duisburg của Đức. Kể từ đó, dịch vụ xe lửa chở hàng Trung Cộng – Châu Âu đã mở hơn 50 tuyến đường xe lửa. Tân Hoa Xã trích dẫn thông cáo từ hội đồng kinh tế và thông tin của thành phố Trùng Khánh cho biết, trong trong tương lai sẽ có thêm nhiều tuyến đường xe lửa thuộc dịch vụ Trung Cộng – Châu Âu được mở ra để kết nối với hệ thống Đường Sát Xuyên Á đi tới Thái Lan, Lào và Singapore.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/tuyen-xe-lua-trung-cong-chau-au-noi-dai-toi-viet-nam/
Thương Lái TQ Ồ Ạt Vô VN Mua Đặc Sản, Quậy
HANOI– Thương lái Trung Quốc liên tục quậy phá VN…
Bản tin trên các báo Việt Nam Mới và VietnamNet ghi rằng, “Thương lái Trung Quốc lùng mua đặc sản Việt: Cảnh báo ‘bỏ bom’ …”
Bản tin nói rằng thị trường Trung Quốc đang “ăn hàng”, thậm chí thương lái của nước này còn lùng sục khắp các nhà vườn để mua hàng khiến một số loại trái cây của Việt Nam tăng giá mạnh, có loại tăng kỷ lục.
Cách đây một năm, người trồng chuối ở Đồng Nai phải để chuối chín rụng đầy vườn, phải đổ bỏ cho bò hay bán tháo với giá 1.000 đồng/kg,… do bị thương lái Trung Quốc ngừng mua đột ngột. Thế nhưng, cùng vào dịp này, giá chuối tại xã Thanh Bình (Trảng Bom, Đồng Nai) lại tăng giá mạnh.
Hiện giá chuối bán tại vườn là 17.000-18.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Đáng chú ý, giá chuối không chỉ tăng cao ngất ngưởng, mà thương lái Trung Quốc còn vào tận vườn để đặt cọc bao tiêu trước cả tháng. Thậm chí, để mua được hàng, họ còn lùng sục khắp các nhà vườn để tìm mua chuối. Một số thương lái miền Tây mua chuối bán trong nước đợt này còn không mua nổi bởi thương lái Trung Quốc bao tiêu, đặt mua hết sạch. Nhờ đó, các nhà vườn trồng chuối có thể thu được 700 triệu đồng/ha chuối trong vụ này.
Bản tin trên các báo Việt Nam Mới và VietnamNet cũng ghi rằng dân VN đang cảnh giác:
“Thừa nhận chuyện trên, ông Nguyễn Tấn Cường, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Bình, cho biết, giá chuối tăng cao là do thương lái tăng cường thu mua để mang sang Trung Quốc. Song, vụ chuối năm nay, chuối bán được giá cũng là do người dân rút kinh nghiệm từ vụ trước, không xuống giống cùng lúc nên nguồn cung ra thị trường được giãn đều, không bị dội chợ.”
Do vậy, giá chuối tăng, theo Ông Trần Văn Căn, chủ cơ sở sản xuất chuối tại Hưng Yên, cho hay, năm nay Trung Quốc gom hàng nên giá tăng cao so với mọi năm.
Không riêng gì chuối, tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ thương lái cũng vào tận vườn thu mua mít Thái để xuất đi Trung Quốc khiến giá mặt hàng này tăng cao kỷ lục, lên mức 45.000-48.000 đồng/kg loại 1, loại 2 giá khoảng 40.000 đồng/kg.
Theo ông Trần Văn Tám, một hộ dân trồng mít ở xã Trường Xuân (Thới Lai, Cần Thơ), thời điểm này lượng mít trong vườn thu hoạch gần hết, vậy mà thương lái thay phiên nhau đến tận nhà năn nỉ, đặt tiền trước để mua được mít với giá cao. Thế nên, bình quân mỗi trái mít ông có thể thu nửa triệu đồng.
Các nhà vườn trồng mít ở Hậu Giang, Tiền Giang ước tính, với giá mít cao như hiện nay, mỗi hecta mít người dân lãi khoảng 800 triệu đồng.
Tương tự với trái thanh long: Trong khi đó, ở Long An, Tiền Giang và Bình Thuận, các nhà vườn trồng thanh long cũng đang phần khởi bởi giá mặt hàng này tăng mạnh, kéo dài suốt từ dịp Tết Nguyên đán đến nay. Thậm chí, những ngày đầu tháng 3 này, để mua được thanh long xuất đi Trung Quốc, các thương lái còn vào tận nhà vườn bằng lòng trả tiền trước cho chủ vườn mong sao gom được hàng.
Không ít nhà vườn đang tích cực xông đèn cho thanh long để kịp thua hoạch lứa trái mới bán giá cao dịp này.
Chuyện ồ ạt gom trái cây xuất sang Trung Quốc không phải là chuyện mới. Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, trong năm 2017, Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hoa quả của Việt Nam, đạt 2,17 tỷ USD, chiếm trên 75,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của cả nước, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm 2016.
Bản tin VNM/VNN cũng nhắc: “Song, câu chuyện thương lái Trung Quốc đua nhau thu mua giá cao, sau lại đột ngột ngừng mua khiến rau quả Việt Nam rớt giá thảm hại, nông dân lỗ nặng không phải là chuyện hiếm, lặp đi lặp lại cả thập kỷ nay.”
https://vietbao.com/a278773/thuong-lai-tq-o-at-vo-vn-mua-dac-san-quay
Ông Trần Đại Quang ‘chúc mừng’ Chủ tịch Tập
Chủ tịch Việt Nam mới gửi điện chúc mừng người đồng nhiệm Trung Quốc sau khi ông này được tái bầu làm chủ tịch “vĩnh viễn” của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Ông Tập Cận Bình hôm 17/3 được quốc hội tái bầu làm chủ tịch của Trung Quốc. Trước đó, cơ quan lập pháp này đã bỏ phiếu thông qua việc dỡ bỏ hạn chế về hai nhiệm kỳ đối với chức chủ tịch, mở đường cho ông Tập nắm quyền “trọn đời”.
Cơ quan lập pháp mà phương Tây cho rằng gồm những đảng viên trung thành còn bổ nhiệm một đồng minh của Chủ tịch Tập, ông Vương Kì Sơn, làm phó chủ tịch nước, một vị trí được coi chỉ mang tính hình thức.
Thông báo hôm 17/3 của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết thêm rằng Phó chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh “cũng gửi điện mừng” tới ông Sơn.
Tuy nhiên, thông tin ngắn đăng trên trang web của Bộ này không cho biết nội dung điện chúc mừng của ông Quang gửi tới nguyên thủ quốc gia láng giềng phương Bắc.
Trong khi đó, theo bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã, ông Quang “tin là ông Tập sẽ lãnh đạo người dân Trung Quốc thực thi mục tiêu xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa vĩ đại, phồn thịnh, dân chủ và hòa hợp”.
Ông Quang “cũng tin rằng Trung Quốc sẽ đóng góp quan trọng vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như thế giới”.
‘Hoàng đế Tập Cận Bình’: Việt Nam mừng hay lo?
Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền ‘vĩnh viễn’?
Ông Tập Cận Bình chúc Tết binh sĩ ở Hoàng Sa
Xinhua còn dẫn lời chủ tịch Việt Nam nói rằng “đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng việc phát triển mối quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp cũng như sự hợp tác toàn diện với Trung Quốc”, và coi “nước này là một sự lựa chọn chiến lược cũng như ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại của Việt Nam”.
Hãng tin Reuters đưa tin rằng ông Quang là một trong số hàng chục nguyên thủ trên thế giới, trong đó có lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin, gửi điện chúc mừng ông Tập được tái bầu.
Việc ông Tập được phép nắm quyền “vĩnh viễn” gây chú ý tại nước láng giềng Việt Nam vì theo giới quan sát, trong thời kỳ nắm quyền của ông này, Trung Quốc mạnh mẽ khẳng định chủ quyền trên Biển Đông bằng các hành động xây đảo và quân sự hóa vùng biển tranh chấp.
Có ông Tập Cận Bình hay không thì nó vẫn có thách thức. Nhưng ông Tập Cận Bình còn giữ quyền thì thách thức nhiều hơn vì ông ấy cứng rắn.
Sử gia Nguyễn Nhã nói.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng sự kiện ở nước láng giềng phương Bắc cũng sẽ khiến “Việt Nam bị ảnh hưởng”.
“Có ông Tập Cận Bình hay không thì nó vẫn có thách thức. Nhưng ông Tập Cận Bình còn giữ quyền thì thách thức nhiều hơn vì ông ấy cứng rắn”, sử gia nghiên cứu về Biển Đông nói.
“Tinh thần Đại Hán từ thời ông Mao Trạch Đông, chứ đâu có chỉ Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình ông ấy làm ráo riết thôi. Tôi vẫn cho là càng có nguy cơ thì lại càng có thời cơ. Nguy ở Biển Đông tạo ra thời cơ nếu ta nắm được”.
Khi được hỏi thời cơ này là gì, ông Nhã cho rằng Việt Nam có thể trở thành một “cường quốc biển”, nhưng không nói cụ thể.