Tin Việt Nam – 17/07/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 17/07/2017
Các chiến sỹ trẻ hải quân Việt Nam trước mô hình đảo Trường Sa lớn (hình minh họa).

 

VN: Khánh thành đài tưởng niệm trận Gạc Ma và nhìn lại

Việc xây dựng đài tưởng niệm trận Gạc Ma ở Việt Nam lẽ ra cần được thực hiện sớm hơn và nhà nước, quân đội vẫn cần rút kinh nghiệm từ trận chiến này, các cựu Đại tá quân đội Việt Nam nói với BBC hôm thứ Hai.

Hôm thứ Bảy, truyền thông Việt Nam cho hay sau hai năm thi công, một công trình ‘Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma’ đã hoàn thành giai đoạn một và khai trương, bình luận về sự kiện này, hôm 17/7/2017, cựu Đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng đại diện báo Quân đội Nhân dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nói:

Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

‘Báo đăng Gạc Ma do đổi cách nhìn nhận’

Việt Nam: Quân đội bàn giao đất ở 13 sân bay

Hà Nội: Tưởng niệm Gạc Ma nhanh chóng bị giải tán

Người trẻ không biết Gạc Ma là ‘đáng buồn’

‘Sói đói’ đặt chân vào nhà ‘dê con’

“Vấn đề bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của biển, đảo là nguyện vọng của toàn dân và cũng là phát huy truyền thống của dân tộc, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường chiếm biển Đông, để giành Biển Đông, rồi lấn chiếm đủ mọi cách.

“Trong bối cảnh đó, sự hy sinh của các chiến sỹ ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử và lẽ ra tưởng đài để tưởng nhớ họ phải làm sớm hơn, những việc để tưởng nhớ chiến sỹ Gạc Ma phải làm sớm hơn…”

Tuy nhiên, theo Đại tá Bồng, sự kiện đài tưởng niệm đã thể hiện một sự thay đổi cách nhìn của lãnh đạo Việt Nam, ông nói:

“Nhưng dù trong tình huống nào thì sự kiện xây dựng tượng đài chiến sỹ bảo vệ đảo Gạc Ma là rất cần thiết, theo tôi dù muộn mà xây dựng như thế cũng đã là tốt rồi, mà qua đó cũng thể hiện có thay đổi về cách nhìn của giới lãnh đạo về đảo Gạc Ma.

“Tôi chỉ mong rằng từ nay trở đi, trong những vấn đề về chống kẻ thù xâm lược bảo vệ biển đảo, đừng để xảy ra tái diễn những kiểu như đảo Gạc Ma, để rồi chúng ta (Việt Nam) lại phải ân hận, chúng lại vừa tức giận và chúng ta lại mất trắng chủ quyền một cách vô căn cứ và một cách thiếu bản lĩnh dân tộc như thế.”

Lệnh làm mất đảo’?

Hải quân Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionMột chiến sỹ trẻ hải quân Việt Nam trong một gian trưng bày về lịch sử liên quan hải quân (hình minh hoạ)

Theo cựu nhà báo báo Quân Đội Nhân Dân, đã có một mệnh lệnh ‘không nổ súng’ với binh sỹ trên đảo, khiến họ hy sinh và mất đảo vào tay quân Trung Quốc ngày 14/3/1988, ông nói:

“Theo dư luận, tại sao lại để cho chiến sỹ Gạc Ma phải hy sinh nhiều như thế? Và cũng có dư luận nói rằng chiến sỹ Gạc Ma khi đó đã có lệnh từ ai đó là không được nổ súng và họ đã phải bắn súng chỉ thiên lên trời.

“Trên mạng có một cái tranh vẽ khẩu súng dựng đứng lên và bắn thẳng lên trời, để nói rõ lệnh đó là lệnh tự làm mất đảo Gạc Ma và đẩy lính, người chiến sỹ hải quân bị hy sinh một cách oan uổng, mặc dù ý chí của họ rất kiên cường.

“Nhưng vì chấp hành mệnh lệnh quân sự, súng lại bắn chỉ thiên lên trời mà không nhằm vào kẻ địch xâm chiếm biển đảo, không nhằm vào quân xâm lược đã xâm chiếm biển đảo của Tổ Quốc.”

Khi được hỏi nếu đúng có mệnh lệnh đó, thì Việt Nam có cần điều tra ngược lại quá khứ hay không và nếu có điều tra, thì liệu sẽ có ai phải chịu trách nhiệm hay không, cựu Đại tá Bùi Văn Bồng đáp:

“Theo tôi, điều tra, rồi lôi người này, kia ra để xử lý, bây giờ làm được thì cũng tốt.”

“Nhưng mà điều đó không cần để lịch sử phán xét nữa mà lịch sử đã hiểu hết rồi, chỉ có điều bây giờ đưa ra những biện pháp để mà này, nọ, thì chắc là không ai muốn làm và cũng không muốn làm, bởi vì cái gì đã nằm trong quá khứ lịch sử rồi, liên quan những nhân vật đã được đưa vào danh sách công thần của đất nước (với) vị trí cao rồi, thì sẽ ít người làm.

“Nhưng cho dù làm, hay không làm như thế, thì búa rìu của dư luận và những vấn đề người ta bình xét, bình phẩm, người ta đánh giá tự trong mỗi con người cũng đã đủ coi như một sự trừng trị, một sự chịu tội rồi.

“Tôi quan niệm bây giờ cứ làm theo hướng, thậm chí trường hợp đó, bây giờ có những cái buộc lòng phải ngậm đắng, nuốt cay mà xếp nó lại thế thôi,” cựu Đại tá, nhà báo nói với BBC.

Nguyên nhân từ đâu?

Hải quân Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionCác sỹ quan hải quân Việt Nam trong một lần giao lưu với hải quân Mỹ, khi một khu trục hạm ghé thăm Đà Nắng.

Cũng hôm 17/7, cựu Đại tá Phạm Hữu Thắng, nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, bình luận với BBC Tiếng Việt về thực hư của một mệnh lệnh ‘không nổ súng’ trong sự kiện ở Gạc Ma, ông nói:

“Thực ra trong việc giữ Gạc Ma, quần đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam lúc nào cũng kiềm chế, để cố gắng làm sao không để xảy ra xung đột lớn, vì tiềm lực của Việt Nam lúc bấy giờ còn rất hạn hẹp và nếu xảy ra xung đột lớn, tôi nghĩ là điều rất hại cho an ninh của quốc gia.

“Thế nói là có ‘lệnh cấm bắn trả’, thì cũng không phải, mà thực ra là trong các hoạt động Việt Nam đảm bảo chủ quyền, thì không dùng các vũ khí lớn, không dùng tàu chiến, không dùng các hoạt động quân sự rầm rộ để bảo vệ quần đảo của mình, mà chủ yếu đưa các chiến sỹ ra để xây dựng các chốt để bảo vệ đảo.

“Và các lực lượng hậu cần đảm bảo cho chiến sỹ giữ đảo, còn các hoạt động, các lực lượng ấy, thì cũng chỉ (có) những loại vũ khí tự vệ cá nhân, chứ cũng không có những tàu chiến lớn, cũng như không có những loại vũ khí có uy lực lớn để đánh trả quân thù.

“Nói là có ‘lệnh cấm bắn’ thì không phải, mà thực ra có một chủ trương không dùng tàu lớn, không dùng các phương tiện lớn để gây những xung đột lớn của đảo. Tôi nghĩ đó là chủ trương của Bộ Quốc phòng, cũng như Bộ Chính trị Việt Nam như thế rồi.”

Trở lại với sự kiện khánh thành khu tưởng niệm Gạc Ma ở Khánh Hòa, truyền thông Việt Nam hôm 15/7 cho hay đây là công trình do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ‘đặt viên đá đầu tiên’ từ cách đây hai năm.

“Đây là công trình của lòng dân, do đoàn viên công đoàn, cùng nhiều doanh nghiệp và người dân cả nước đóng góp tài chính, trí tuệ, tâm huyết và cả nỗi khát khao được thể hiện sự biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc,” trang tin điện tử Infonet thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn lời ông Nguyễn Hòa, Chủ tịch Liên đoàn tỉnh Khánh hòa cho biết hôm thứ Bảy.

“Những ngày này, cùng với cả nước hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma để tưởng nhớ, ghi công ơn những anh hùng liệt sĩ đã quyết tử vì Tổ quốc.

“Khu tưởng niệm sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn lửa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, giáo dục ý thức tự hào dân tộc. Đồng thời, phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong mỗi thế hệ người Việt Nam,” trang điện tử Infonet cho hay.

www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40632687

 

Dự án phá rừng ngập mặn làm kinh tế ở Thái Bình

Hiện tượng phá rừng, kể cả rừng ngập mặn phòng hộ vì mục đích kinh tế vẫn tiếp diễn, bất chấp sự phản đối của công luận và những tác động đến hệ sinh thái đã được cảnh báo.

Dân phản đối

Dự án nâng bãi đê biển để phát triển công nghiệp sẽ lấn 320 ha biển, trong đó phá bỏ gần 150 ha rừng ngập mặn thuộc 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Dự án được UBND tỉnh Thái Bình giao cho Ban quản lý dự án đầu tư các công trình phát triển nông nghiệp

 

nông thôn (Sở NN-PTNT Thái Bình) làm chủ đầu tư.

 

Hiện dự án đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình Bộ TN-MT phê duyệt.

 

Trong báo cáo này, ngoài xác định gần 150 ha rừng ngập mặn không phải là rừng nguyên sinh, việc phá bỏ diện tích rừng này không ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái và dự án chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của 80 hộ dân đang thuê bãi, nuôi trồng thuỷ hải sản. Ngoài ra, báo cáo cũng khẳng định đã tham vấn cộng đồng dân cư tại 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân.

 

Tuy nhiên, đài RFA đã liên lạc với người dân xã Thụy Xuân và được cho biết là đa số người dân địa phương không đồng tình với việc phá rừng cũng như mức đền bù cơ quan chức năng đưa ra:

 

Quanh nhà tôi đa số họ làm đầm. Tức là khu vực người ta sẽ san lấp làm dự án công nghiệp toàn bộ là rừng phòng hộ và đầm người ta nuôi trồng thủy hải sản. Vừa rồi ở trên có về họp với các hộ có đầm diện quy hoạch và nói là đền bù mỗi chủ hộ 40 triệu/sào nhưng người dân không đồng ý. Ngoài ra, có nhiều người dân đa số không đồng tình với việc san lấp vì đó là rừng phòng hộ mang lại nhiều lợi ích và công việc cho bà con vì nhiều người mưu sinh nhờ khu rừng đó. 

 

Có nhiều người dân đa số không đồng tình với việc san lấp vì đó là rừng phòng hộ mang lại nhiều lợi ích.
– Người dân

 

Người dân này cũng cho biết là hiện tại cư dân địa phương rất lo lắng về chuyện bão lũ bởi vì trước đây khi không có rừng mỗi khi bão về là đê lại vỡ:

 

Ngày xưa rừng cũng có nhưng mà ít nên cứ có bão là vỡ đê hay vỡ bờ đầm. Từ ngày có rừng những hộ nuôi trồng thủy hải sản bên trong không bị vỡ bờ đầm nên không bị ảnh hưởng. Khu đó người ta gọi là rừng Vẹt và rừng Bần, nơi này có nhiều thủy hải sản trú ngụ ở đó. Chẳng hạn như cáy, cua biển cũng vào đẻ trứng rồi sinh sôi nảy nở và đi ra biển nhưng bây giờ lại định san lấp.

 

Những thông tin không trùng khớp

 

Trong bản báo cáo tác động do Trung tâm quan trắc, phân tích tài nguyên và môi trường thuộc Sở TN-MT tỉnh Thái Bình lập, có nói rằng đã tham vấn cộng đồng dân cư 2 xã Thụy Hải và Thụy Xuân. Tuy nhiên, người dân này khẳng định với chúng tôi là không có cuộc họp nào để hỏi ý kiến xem người dân có đồng tình với việc phá rừng hay không:

 

Gọi họp là chỉ những ông trưởng thôn, và chủ của những người có đầm ở đó. Họ có về lấy ý kiến của đại đa số người dân ở đây đâu. Họ họp cũng chỉ để xem mức đền bù có thỏa đáng hay không thôi chứ không họp về chuyện tác động khi làm dự án công nghiệp đó hay người dân có đồng ý hay không.

Ngay cả con số 80 hộ dân chịu tác động được đưa ra trong báo cáo cũng được nói là không chính xác, chênh lệch thực tế quá cao.  Lãnh đạo hai xã Thụy Xuân, Thụy Hải đã xác nhận với truyền thông trong nước rằng có tới 354 hộ nuôi thủy sản có đất bị thu hồi. Con số này gấp 4,5 lần so với số liệu báo cáo đánh giá tác động của dự án đưa ra.

Cũng theo kế hoạch dự án, gần 150ha đất rừng ngập mặn này sẽ được trồng mới, trồng thay thế. Tuy nhiên, người dân địa phương nói với chúng tôi rằng việc trồng lại không phải dễ và tốn rất nhiều thời gian:

Nghe nói họ có kế hoạch trồng lại rừng. Tuy nhiên tôi nghĩ trồng lại rất khó vì cây này trồng được là do phù sa của nước biển, lâu dần bồi đắp tạo thành lớp đất thì cây mới dễ sống. Bây giờ họ san lấp thì phù sa bồi đắp mấy chục năm nay không còn nữa. Nếu trồng ra ngoài sẽ là đất cát, cây không sống được. Hơn nữa để trồng được những hecta rừng như vậy là mất mấy chục năm từ khi tôi còn nhỏ mà bây giờ tôi gần 40 tuổi rồi, tức là 30-40 chục năm mới được như thế. 

Người được chúng tôi tiếp xúc cho biết thêm mặc dù có thể dự án sẽ mang lại công ăn việc làm cho người dân khu vực lân cận nhưng nếu phải đánh đổi cả môi trường sinh thái và sống trong nỗi sợ hãi mỗi khi bão lũ đến, thì họ quyết phản đối đến cùng.

Nếu có rừng chỉ cần 50m thôi là sóng biển không đánh được.
– PGS-TS Lê Trình

Trước các thông tin trái chiều trên, đài RFA đã liên hệ với Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, các phó Chủ tịch và cả Chánh Văn phòng nhưng đều cáo bận hoặc nói không chịu trách nhiệm dự án. Chúng tôi tiếp tục liên lạc với ông Trần Ngọc Tuấn, giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Thái Bình để hỏi về tác động của dự án đến hệ sinh thái nhưng ông này chỉ phát biểu một câu ngắn và sau đó từ chối trả lời các câu tiếp:

Đương nhiên cũng có ảnh hưởng nhưng không phải là nhiều. 

Vai trò rừng ngập mặn

Các vụ việc phá rừng phòng hộ để phát triển kinh tế diễn ra khá thường xuyên bất chấp sự phản đối của người dân và các tác động đã được giới chuyên gia cảnh báo. Ngay đầu năm nay, vụ việc 40 móng biệt thự được xây dựng trái phép trên khu đất vốn là rừng phòng hộ ở bán đảo Sơn Trà đã gây nhiều bức xúc trong dân chúng. Hiện tại vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến việc liệu nên bảo tồn hay quy hoạch khu bán đảo Sơn Trà.

Từ Sài Gòn, Phó giáo sư – Tiến sĩ Lê Trình, viện trưởng viện Môi trường và Phát triển Bền vững nói với chúng tôi rằng rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng mà nếu phá đi sẽ gây ra những hậu quả to lớn:

Thứ nhất là vai trò về sinh thái. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là hệ sinh thái thế giới đang bảo vệ vì thuộc hệ sinh thái động thực vật ven biển. Cho nên có rừng ngập mặn mới có tôm, cá, các loại nhuyễn thể,… Giá trị thứ hai rất quan trọng là giá trị về chống xói lở. Ở một số vùng người ta phá rừng ngập mặn là sóng biển sẽ đánh vào, không có cái gì bảo vệ thì bờ biển sẽ lở hết. Giá trị thứ ba là chống biến đổi khí hậu. Tức là khi biển dâng sóng lớn, mình có làm đê bê tông đi chăng nữa thì cũng bị đánh vỡ. Nhưng nếu có rừng chỉ cần 50m thôi là sóng biển không đánh được. 

Chuyên gia môi trường này còn bổ sung thêm một giá trị khác nữa của rừng ngập mặn là chức năng xử lý nước thải. Nước thải từ thành phố trước khi đi ra biển chảy qua rừng ngập mặn, tại đây các loại kim loại nặng bị hấp thụ, các chất hữu cơ, vi trùng bị phân hủy giúp vùng biển sạch đẹp.

Chính vì vậy mà ông phản đối chuyện phá rừng làm kinh tế, vì theo ông mỗi mét rừng mang lại quá nhiều giá trị, cả giá trị hữu hình và vô hình.

www.rfa.org/…/mangrove-deforestation-for-economic-purpose-in-thai-binh-0717201 

Hàng chục tàu cá bị sóng đánh chìm, nhiều ngư dân                                Quảng Bình trắng tay

(GDVN) – Mặc dù chỉ bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 2, nhưng ngư dân Quảng Bình lại chịu tổn thất rất nặng nề về tài sản.giaoduc.net.vn/…/Hang-chuc-tau-ca-bi-song-danh-chim-nhieu-ngu-dan-Quang-Binh

Theo đánh giá của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, thiệt hại về tài sản lần này rất lớn và đây là thiệt hại lớn nhất đối với ngư dân Quảng Bình từ trước đến nay. Thậm chí còn lớn hơn cả cơn bão lịch sử năm 2013.

Hàng chục tàu thuyền đang neo đậu tại cảng Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình bị sóng đánh tan tác.

Khoảng 1 – 3 giờ vào rạng sáng ngày 17/7, hàng chục tàu cá của ngư dân đang neo đậu tại cảng Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình thì bất ngờ bị những cơn sóng lớn cao từ 4 – 5m ập vào đánh chìm.

Báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, có 24 tàu cá của ngư dân xã Quảng Đông, trong đó có 1 tàu bị chìm và 23 tàu bị sóng đánh hư hỏng hoàn goàn; 19 tàu cá của ngư dân ngoại tỉnh; 8 tàu hàng bị mắc cạn;  1 tàu lai dắt của Hải quân; 8 xà lan cũng đang bị mắc cạn và 1 tàu chở dầu.

Người dân gom những đồ vật còn dùng được về nhà.

Bên cạnh đó, có 9 người thuyền viên và ngư dân bị thương, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình và Trạm Y tế xã Quảng Đông.

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, hàng chục tàu cá bị sóng đánh dạt vào bờ gây hư hỏng hoàn toàn. Các tàu chở hàng và tàu chở dầu bị đánh dạt vào bờ gây nguy cơ tràn dầu trong khu vực cảng Hòn La. Nhiều chủ tàu đang cố gắng huy động phương tiện trục vớt tàu đắm vào bờ với hi vọng cứu được phần máy, giảm thiểu thiệt hại.

Hàng chục hộ ngư dân Quảng Bình trắng tay sau cơn bão số 2.

Ngư dân Nguyễn Văn Sơn, thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông cho biết: “Hiện số tiền nợ đóng tàu vẫn chưa trả hết, nhưng giờ bị sóng đánh chìm cũng chưa xác định được tọa độ để thuê người trục vớt.  Thời gian tới chúng tôi không biết kiếm sống kiểu gì nữa”.

Sáng ngày 17/7, ông Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì cuộc họp nhanh đã chỉ đạo địa phương cùng các ban ngành liên quan việc đầu tiên là phải tập trung cứu số người bị thương.

Cũng trong ngày 17/7, tại cảng Hòn La, công tác trục vớt tàu chìm vẫn đang được chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan và người dân địa phương triển khai một cách rất khẩn trương.

Tính đến hết ngày 17/7, con số thiệt hại vẫn chưa có báo cáo cụ thể, tuy nhiên, theo ước tính ban đầu, thiệt hại do bão số 2 lên đến hàng chục tỷ đồng.

Thủy Phan