Tin Việt Nam – 17/05/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 17/05/2019

Vào thế cùng, người dân Lộc Hưng

buộc gửi yêu cầu đối thoại

đến Bí thư Nguyễn Thiện Nhân

Vào ngày 13/5 vừa qua, người dân Vườn rau Lộc Hưng vừa làm đơn gửi đến Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, bày tỏ mong muốn được gặp để cùng tìm ra giải pháp cho vụ cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng vào đầu năm nay.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, chị Trần Thị Minh Thi, một trong những người cùng tham gia ký đơn cho biết không phải đến bây giờ người dân Vườn rau Lộc Hưng mới có ý muốn gặp người đứng đầu thành phố hiện nay, mà người dân đã mong muốn gặp ông Nguyễn Thiện Nhân từ rất lâu rồi. Vẫn theo chị, mục đích của yêu cầu gặp gỡ như thế để người dân có thể nói lên được tiếng lòng của họ cũng như đòi quyền lợi chính đáng trên mảnh đất Vườn rau Lộc Hưng.

Thay vì gửi đến cơ quan chức năng thì họ im lặng hoặc đùn đẩy cho cơ quan khác. Thế thì thư này gửi cho Bí thư thành ủy, người với tư cách là Đại biểu Quốc hội vừa với tư cách Bí thư, tức là người đứng đầu quyền lực nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. – LS. Đặng Đình Mạnh

“Bốn tháng qua rồi, mà nhà nước vẫn chưa ra văn bản chỉ thị cụ thể nào để người dân vườn rau chúng tôi có buổi gặp mặt để gặp các cấp lãnh đạo nhằm trao đổi và nói lên nguyện vọng của chúng tôi. Mặc cho lệnh từ Chính phủ đưa về thì vẫn không cơ quan nào giải quyết từ phường, quận đến thành phố. Đây là một trong những nỗi bức xúc của bà con chúng tôi.”

Còn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, một người trong nhóm Luật sư Vườn Rau Lộc Hưng cũng tham gia ký tên trong đơn cho rằng việc gửi trực tiếp cho ông Nguyễn Thiện Nhân là cách hiệu quả nhất:

“Thay vì gửi đến cơ quan chức năng thì họ im lặng hoặc đùn đẩy cho cơ quan khác. Thế thì thư này gửi cho Bí thư thành ủy, người với tư cách là Đại biểu Quốc hội vừa với tư cách Bí thư, tức là người đứng đầu quyền lực nhất của Thành phố Hồ Chí Minh.”

Tuy nhiên, theo lời ông Cao Hà Chánh, người đại diện cho bà con Vườn rau Lộc Hưng cho biết khi anh đến tận nhà ông Bí thư gửi thì đã bị chặn lại:

“Cán bộ trực tiếp trông coi nhà Nguyễn Thiện Nhân ở cư xá Bắc Hải đã không cho bỏ đơn này vào hộp thơ của nhà lãnh đạo Nguyễn Thiện Nhân. Ngay lập tức tập thể gửi bưu điện đến số nhà ở cư xá Bắc Hải cho lãnh đạo Nguyễn Thiện Nhân, mong rằng ông Nhân tiếp công dân và đối thoại với nhân dân.”

Vẫn theo lời ông Chánh, hiện tại phía bưu điện chưa hồi báo là bức thư đã được gửi đến địa chỉ nhà ông Nguyễn Thiện Nhân hay chưa.

Nhận xét về vấn đề này, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng nếu ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ thị các nhân viên không nhận thư từ gì của dân dù chưa hiểu nội dung vấn đề, thì ông Nhân không xứng đáng với tư cách đại biểu Quốc hội là người đại diện cho dân.

Theo nội dung ghi trong đơn, nguyên nhân người dân khu Vườn rau Lộc Hưng yêu cầu được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là do nghị quyết mới được đưa ra trong kỳ họp thứ 14 của Hội đồng Nhân dân thành phố diễn ra vào ngày 11/5 vừa qua.

Theo đó, nghị quyết có đoạn “Trong quá trình rà soát pháp lý khu đất nói trên, UBND Quận Tân Bình và các sở, ngành nhận thấy đây là khu đất do Nhà nước quản lý, không thực hiện bồi thường về đất mà chỉ giải quyết hỗ trợ cho các hộ dân di dời.”

Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét rằng về phương diện pháp lý, việc đổi tên dự án từ bồi thường thành hỗ trợ là một điểm hết sức khác biệt, gần như thay đổi hoàn toàn bản chất vấn đề, từ chỗ nhà nước có trách nhiệm thành ra nhà nước giúp đỡ. Ông nói rõ:

“Trước đây họ đã từng thông qua một nghị quyết tương tự như vậy rồi, nhưng khi ấy dự án được thông qua gọi là bồi thường, tức là cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường cho dân trong trường hợp có giải tỏa, thu hồi đất. Đến lần này thật ra vẫn là dự án đấy, không khác gì cả, nhưng họ thay đổi thuật ngữ bồi thường thành ra hỗ trợ, tức họ xác định đây là đất của nhà nước, người dân đang sử dụng đất đó phải trả lại cho nhà nước, do người dân bị thiệt hại nên họ hỗ trợ một phần tiền.”

Theo ông Cao Hà Chánh, việc chính phủ cố tình ra nghị quyết này thể hiện sự coi thường người dân, vì đã không tiếp dân, không nghe người dân trình bày và đưa ra bằng chứng mà đã ra nghị quyết tiếp tục quy hoạch khu đất Vườn rau. Ngoài ra, ông Chánh còn cho biết thêm những áp lực mà người dân nơi đây sắp phải gánh chịu:

“Công an và các cơ quan chức năng ở đây đang tuyên bố ít bữa nữa, tất cả sẽ tập trung để rào khu đất này và mạnh tay với bà con vườn rau. Như vậy luật pháp Việt Nam hiện nay, cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng luật gì?”

Nhiều nhà quan sát bày tỏ lo ngại liệu việc gặp ông Nguyễn Thiện Nhân có thay đổi được tình hình khu Vườn rau Lộc Hưng vừa bị chính quyền quận Tân Bình cưỡng chế không, khi mà ở phía bên kia sông của thành phố, người dân Thủ Thiêm cũng đã gặp ông Nhân 3 lần nhưng mọi việc vẫn đâu vào đấy, chưa được giải quyết ổn thỏa?

Trả lời câu hỏi này, bà Trần Thị Minh thi bày tỏ:

Với nỗi khổ mà người dân đang chịu thì ít nhất lãnh đạo thành phố Nguyễn Thiện Nhân phải tiếp tập thể hoặc ban đại diện để giải quyết và trả lời vấn đề theo đúng quy định pháp luật. – Cao Hà Chánh

“Điều cả Thủ Thiêm và Vườn rau Lộc Hưng chúng tôi rất mong muốn là được các cấp lãnh đạo, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân giải quyết cho chúng tôi. Điều đó hiển nhiên ai cũng muốn, chỉ là họ có muốn giải quyết hay không, ông Bí thư thành ủy Nhuyễn Thiện Nhân có muốn giải quyết cho chúng tôi hay không lại là một sự việc khác.”

Còn với Luật sư Đặng Đình Mạnh, đây chỉ là một phương án trong một chuỗi các phương án mà Nhóm Luật sư Vườn rau Lộc Hưng đề ra để giúp người dân nơi đây tránh bị các cơ quan chức năng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, nhưng thực chất, ông lại không hy vọng gì nhiều vào Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân:

“Có những tiền lệ ông Nhân giải quyết thật ra chẳng đâu vào đâu. Ông (Nhân) hứa tháng 8 sẽ có việc này, tháng 11 sẽ có việc kia, nhưng khi thời điểm đến thì chẳng lời hứa nào được thực hiện và ông vẫn tỉnh bơ như không. Với một người không tôn trọng lời hứa thì tôi cũng không quá hy vọng rằng ông sẽ tạo được bước chuyển biến gì cho người dân Vườn rau Lộc Hưng.”

Vẫn theo Luật sư Mạnh, khi thăm dò một số ý kiến riêng thì dường như chính ông Nhân lại là một trong những người có tác động rất mạnh mẽ trong việc giải tỏa khu vực Vườn rau Lộc Hưng.

Theo ông Cao Hà Chánh, những hộ gia đình có nhà, đất trong khu Vườn rau bị cưỡng chế hiện đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đã đóng thuế suốt nhiều năm nay để có thể đối chiếu với chính quyền nếu có cơ hội gặp gỡ. Tuy nhiên, không chỉ 4 tháng nay, mà chính quyền đã tránh gặp dân hơn 20 năm qua. Việc cưỡng chế vừa rồi đã đưa người dân vào đường cùng xã hội:

“Với nỗi khổ mà người dân đang chịu thì ít nhất lãnh đạo thành phố Nguyễn Thiện Nhân phải tiếp tập thể hoặc ban đại diện để giải quyết và trả lời vấn đề theo đúng quy định pháp luật. Nếu lãnh đạo các cấp tin tưởng mình làm đúng thì mình phải xuất hiện để trả lời bằng văn bản hoặc tiếp công dân.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lochung-land-petitioners-wanna-talk-to-hcmc-leader-05162019144152.html

 

Việt Nam kết án tử hình 10 người buôn lậu ma túy

Việt Nam đã kết án tử hình 10 người vì buôn bán và vận chuyển các chất ma túy methamphetamine, Ketamin và các loại thuốc lắc tổng hợp trên khắp cả nước.

AFP loan tin dẫn nguồn truyền thông trong nước vào ngày 17/5 như vừa nêu.

Theo đó, năm người đàn ông và năm người phụ nữ đã bị tòa án Hà Nội trong tuần này kết án tử hình; có hai người khác bị án chung thân.

Những người này đã vận chuyển khoảng 300 kg ma túy và các chất kích thích từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến 2016 qua đường tàu hỏa. Những người đứng đầu nhóm này được trả từ vài chục ngàn đô la đến hàng trăm ngàn đô sau mỗi chuyến vận chuyển.

Hồi tuần trước Công an thành phố Hồ Chí Minh vừa thu giữ 500 kg ma túy tổng hợp Ketamin với giá trị lên tới 500 tỷ đồng và bắt giữ 4 người trong đó có 1 người Trung Quốc và 2 người Đài Loan.

Việt Nam là nước có luật chống buôn bán ma túy nghiêm khắc. Theo luật thì những người bị bắt giữ vận chuyển hoặc buôn bán hơn 600 gram heroin hay cocain hoặc 2.5 kg ma tuý đã có thể bị tử hình.

Theo AFP, giới trẻ Việt Nam hiện nay đang dần chuyển sang sử dụng các chất ma túy tổng hợp như Ketamin, thuốc lắc và meth đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như vụ 7 người thanh niên trẻ đã bị đột quỵ tại một lễ hội âm nhạc vào năm 2018.

Cũng tin liên quan, tình trạng mua bán vận chuyển các loại ma túy với số lượng lớn từ khu vực biên giới ba nước Lào, Thái Lan và Myanmar hay còn gọi là “Tam giác vàng” về tới Việt Nam có chiều hướng gia tăng đáng kể.

Truyền thông trong nước vào ngày 17/5  dẫn lời ông Nguyễn Văn Thủy, trưởng phòng kiểm soát ma túy, Cục điều tra chống buôn lậu, thuộc Tổng cục Hải quan như vừa nêu.

Ông Nguyễn Văn Thủy cho biết, từ năm 2017 đến nay, tình trạng mua bán vận chuyển các loại ma túy đủ loại kèm theo chất kích thích và heroin với số lượng rất lớn từ khu vực “Tam giác vàng” qua Lào được chuyển về Việt Nam và khiến tình hình tại biên giới Việt Lào ngày càng diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân được ông Nguyễn Văn Thủy đưa ra, do đường biên giới  Việt- Lào khá dài, việc du lịch qua lại, kinh doanh buôn bán, đầu tư diễn ra hằng ngày và do mối quan hệ thương mại hai nước cao nên việc đi lại giữa hai nước dễ dàng.

Ngoài ra, ông này còn nhấn mạnh rằng hiện nay các tội phạm sản xuất ma túy tại Trung Quốc đã di chuyển khu vực hoạt động sang Myanmar và Lào sau đó mới vận chuyển về Việt Nam rồi phân phối về các tỉnh thành.

Hồi tháng 3, Bộ Công an cảnh báo Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành điểm chung chuyển ma túy với 3 vụ bắt giữ rất lớn. Tất cả các trường hợp bị bắt giữ được cho biết từ khu vực “Tam giác vàng”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/10-drug-smugglers-sentenced-to-death-in-vietnam-05172019085305.html

 

Dịch tả lợn Châu Phi

lan đến tỉnh Đăk Nông ở Tây Nguyên

Cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông vào ngày 17 tháng 5 chính thức thừa nhận dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại địa phương.

Như thế tính đến nay dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại khắp các vùng của Việt Nam từ phía bắc, dọc theo ven biển miền Trung, lên Tây Nguyên, tại vùng đông và tây Nam bộ.

Vừa qua, Chi cục Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông tiến hành xét nghiệm 9 xác lợn bị vứt ngoài đường và 22 con lợn được vận chuyển về cơ sở giết mổ ở địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Tất cả xét nghiệm đều dương tính với virus tả lợn Châu Phi.

Cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông đã cho tiêu hủy và khử trùng những nơi này.

Tại Hậu Giang, hai tỉnh Đông Phú và Đông Thạnh được Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành công bố bị nhiễm dịch tả heo Châu Phi vào ngày 17/5. Như vậy chỉ trong 2 tuần, dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện tại 3 huyện của tỉnh này bao gồm huyện Vị Thủy, Châu Thành và Châu Thành A với số heo bị tiêu hủy gần 180 con.

Riêng tại Thanh Hóa, dịch tả lợn Châu Phi được Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh này cho biết đang bùng phát trở lại khi tăng từ 18 xã lên 69 xã.

Trước đó vào ngày 15/5, Khánh Hòa cũng cho biết phát hiện 8 hộ chăn nuôi tại địa phương nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.

Theo thống kê trong Hội nghị trực tuyến Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi diễn ra vào ngày 13/5 vừa qua, số lợn bị tiêu hủy tính đến thời điểm đó là 1,2 triệu con, chiếm 4% tổng đàn lợn cả nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-african-swine-fever-05172019084416.html

 

Chuyện gì đang diễn ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn?

Ben NgôBBC Tiếng Việt

Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trả lời BBC Tiếng Việt về những chỉ trích ‎”phân tán, cô lập” các linh mục giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa thời gian gần đây.

Những ngày qua, một số blogger chỉ trích và cáo buộc việc một số linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn “bị thuyên chuyển khắp nơi, phòng Công lý & Hòa bình của nhà dòng này có thể bị xóa sổ, chương trình tri ân thương phế binh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cũng có thể bị dẹp, chính quyền chi phối hệ thống nhà thờ…”

Quanh vụ LM Lê Ngọc Thanh ‘rời khỏi Sài Gòn’

Vườn rau Lộc Hưng: Bị cưỡng chế Tết sẽ về đâu?

Lộc Hưng: ‘Chính quyền phải lấy lại niềm tin của dân’

Dân Lộc Hưng: ‘Dân có giấy tờ, chính quyền làm sai’

‘Mọi thứ chỉ là thử thách’

Hôm 15/5, nhà hoạt động Nguyễn Nữ Phương Dung, người từng làm tình nguyện viên ở Phòng Công lý & Hòa bình, nói với BBC:

“Theo như tôi cảm nhận, từ khi phòng Công lý & Hòa bình được thành lập, các linh mục đã làm rất tốt sứ mệnh bảo vệ người cô thế mà Thiên Chúa giao phó. Từ ban đầu là bảo vệ những người dân oan mất đất, trợ giúp pháp lý cho họ, đến trợ giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, các cha và thiện nguyện viên ở đây đã làm rất tốt và lan tỏa thông điệp tình yêu tinh thần hòa hợp đến với mọi người.”

“Nơi đây đã giúp chăm sóc sức khỏe cũng như tổ chức những buổi thăm gặp tạo niềm vui tinh thần cho các thương phế binh, ngoài ra còn giúp tìm kiếm chỗ ở cho các thương phế binh đơn chiếc.”

“Nhưng cũng có thể việc giúp đỡ này đã làm nhà cầm quyền lo sợ.”

Phòng Công Lý Hòa Bình ở Sài Gòn trực thuộc Tu Viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đổi tên phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha bề trên Tu Viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin trên mạng xã hội về việc này là không đúng sự thật.Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

“Theo tôi thì có mối liên hệ gì giữa việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn phải ra đi và những thay đổi hiện nay ở nhà dòng.”

“Tôi thấy các linh mục ở nhà dòng có tinh thần đấu tranh và đang làm tốt hiện nay hầu hết đều bị thuyên chuyển đi hết. Dường như có sự thay đổi ngầm kể từ khi Linh mục Đinh Hữu Thoại bị thuyên chuyển đi cho đến nay.”

“Việc nhà dòng có sự thay đổi thì bản thân tôi và những người khác quan tâm đến hoạt động của nơi đây cũng rất buồn. Nhưng dù buồn thì ai cũng nghĩ tích cực là mọi thứ chỉ là thử thách, vượt qua thử thách thì mọi chuyện sẽ ổn thôi.”

‘Sự băn khoăn không cần thiết’

Hôm 16/5, trả lời BBC, Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, nói:

“Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động của Dòng Chúa Cứu Thế. Còn tôi, với tư cách Giám Tỉnh cùng với Ban Quản Trị, chúng tôi chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Vì vậy, một số blogger bày tỏ sự băn khoăn là không cần thiết.

“Phòng Công Lý Hòa Bình ở Sài Gòn trực thuộc Tu Viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đổi tên phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha bề trên Tu Viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin trên mạng xã hội về việc này là không đúng sự thật.”

Được yêu cầu bình luận về việc một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn được thấy đồng hành cùng người dân Vườn rau Lộc Hưng trong các hoạt động, linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói: “Đối với tôi, tu sĩ nào thấy và biết rõ những nỗi oan ức hay khốn khó của dân thì cứ biểu lộ sự liên đới với họ và giúp họ tìm công lý bằng những phương tiện hữu hiệu và phù hợp với Tin Mừng.”

Trở lại với những quan tâm về thay đổi chủ trương của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đến từ việc một số vị linh mục được cho là bị thuyên chuyển vì chủ trì chương trình giúp thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích khẳng định:

“Như tôi đã nói ở trên không có việc thay đổi chủ trương nên chẳng có gì liên quan đến vấn đề thuyên chuyển. Từ khi tôi làm Giám Tỉnh đến nay đã có hơn 280 văn thư bổ nhiệm và thuyên chuyển. Việc thuyên chuyển không chỉ có vài người mà rất nhiều người. Việc này vẫn sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, việc quan tâm đến một vài sự thuyên chuyển so với con số hơn 280 không biết có phải là sự thiếu cân đối quá lớn không?

Nhiều người đang giữ những chức vụ như bề trên, linh mục chính xứ, giám đốc các trung tâm, giáo sư Đại Chủng Viện, giáo sư các học viện với bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ… cũng đã được thuyên chuyển mà không có gì ồn ào.

Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các dòng tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các đức giám mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển của nhà dòng.”

Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói thêm:”Chúng tôi là hội dòng chứ không phải cơ quan hay xí nghiệp để phải giữ lại nhân sự làm việc tốt tại một nơi. Nếu đang làm tốt ở nơi này thì vẫn có thể làm tốt ở nơi các cộng đoàn khác và như vậy những nơi có nhu cầu khẩn thiết hơn cần được quan tâm và phục vụ nhiều hơn. Hơn nữa, sẽ không ai nghĩ rằng mình là người không thể thay thế.

Khi một người được bổ nhiệm hay thuyên chuyển là đưa về một cộng đoàn vì sứ vụ chứ không để “cô lập” hay “phân tán” như cách hành xử thế tục. Khi bổ nhiệm, bề trên phải hướng về Thiên Chúa và nhắm lợi ích của hội dòng, phải bổ nhiệm những người mà trước mặt Chúa họ xét là xứng đáng và có khả năng, tránh mọi lạm dụng và thiên vị. Nếu không làm đúng, họ phải trả lẽ với Chúa và với hội dòng.”

Và kết luận:

“Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông.

“Chúa Giêsu đã dạy rằng: “Có thì nói có, không thì nói không. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” ( Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48242692

 

Quốc hội không đưa Luật đặc khu

vào chương trình xây dựng luật 2019-2020

Quốc hội Việt Nam không đưa Luật Đặc khu vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của cả năm 2019 và 2020.

Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của báo chí liên quan Luật Đặc khu cho biết thông tin vừa nói hôm 17/5. Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rõ khi nào Chính phủ Hà Nội thấy “chín” thì sẽ trình Quốc hội, hiện nay thì Chính phủ đang tiếp tục hoàn chỉnh để báo cáo và đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã vấp phải phản đối của người dân từ khi có kế hoạch trình Quốc hội hồi tháng 6/2018.

Vào các ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm ngoái một đợt biểu tình với đông đảo người dân tham gia nổ ra tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam với mục đích phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.

Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt giữ, có gần 120 người biểu tình bị kết án tù với cáo buộc’ gây rối trật tự công cộng’ hay ‘hủy hoại tài sản’.

Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10.

Đến ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật này tuy nhiên ở nhiều tỉnh thành trên cả nước người dân vẫn xuống đường phản đối, dẫn đến hàng chục người dân bị bắt giữ, bị xử với các án tù khác nhau.

Một số chuyên gia giải thích sở dĩ người dân phản đối luật này là do luật này sao chép từ Trung Quốc, đã lỗi thời và có nguy cơ bị mất lãnh thổ vào tay láng giềng phương Bắc. Ngoài ra thời hạn thuê đất lên đến 99 năm đối với các trường hợp đặc biệt cũng là 1 điểm bị người dân phản đối, tuy nhiên sau đó điều này đã bị xem xét lại trong dự thảo.

Tin cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 12 ngày để xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến đối với 9 dự án luật khác.

Các dự án luật, nghị quyết đáng chú ý được Quốc hội xem xét, thông qua lần này như: Luật Giáo dục sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi; Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia; Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.v.v…

Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo liên quan pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-national-assembly-did-not-include-the-sez-bill-in-the-law-building-program-2019-2020-05172019084742.html

 

Chính phủ Việt Nam

đã sẵn sàng cho dự án cao tốc Bắc Nam

Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định Chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị đủ các nguồn lực cam kết cho 8 dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) cao tốc Bắc – Nam.

Ông Nguyễn Văn Thể tuyên bố như vậy trước 150 nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị kêu gọi đầu tư Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 được tổ chức tại Hà Nội sáng 17/5/2019.

Ông cho biết Chính phủ Việt Nam đã cân đối đủ 55.000 tỷ đồng vốn Ngân sách Nhà nước để tham gia thực hiện dự án và Chính phủ mong muốn lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực và kinh nghiệm để trao 8 dự án PPP cao tốc Bắc Nam thông qua đấu thầu cạnh tranh, bình đẳng và minh bạch.

Truyền thông trong nước trích lời Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật rằng tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước được bảo đảm quyền bình đẳng theo quy định pháp luật Việt Nam. Công tác sơ tuyển, đấu thầu nhà đầu tư sẽ được bên mời thầu thực hiện theo đúng luật định trên nguyên tắc công bằng, minh bạch, cạnh tranh.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP sẽ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế theo 2 giai đoạn: sơ tuyển quốc tế và giai đoạn đấu thầu.

Dự án đường cao tốc Bắc Nam được cho là một dự án trọng điểm lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Tin nói rõ đến nay Bộ GT-VT đã phê duyệt dự án đầu tư của toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư của 11 được cho biết khoảng 118 ngàn tỷ đồng. Trong đó phần vốn Nhà nước Việt Nam tham gia là 55 ngàn tỷ đồng cho ba dự án đầu tư công; hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để bảo đảm tính khả thi của dự án.

Bộ Giao thông Vận tải trước đây công bố đã làm việc với công ty Thái Bình Dương của Trung Quốc về việc công ty này ngỏ ý muốn làm toàn bộ cho tuyến đường cao tốc Bắc- Nam bằng nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

Công luận trong nước lo ngại dự án này rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Một trường hợp điển hình đang được nêu ra là dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông đang lỡ hẹn đến 10 lần và vốn đội lên nhiều lần.

Vào tháng 3 năm 2019, gần 100 nhân sĩ trí thức đã ký tên vào Bản Tuyên Bố trong đó nêu rõ mọi công trình tại Việt Nam hợp tác với các nhà thầu Trung Quốc từ trước đến nay đều đội vốn rất lớn và thi công dây dưa, chất lượng công trình kém, không an toàn và làm ảnh hưởng lớn đến môi trường, do đó không thể để Trung Quốc thực hiện công trình mang tính chiến lược của đất nước như thế.

Ông Lê Văn Tăng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ KH&ĐT) từng nói với báo chí trong nước rằng dư luận không nên quan ngại về việc nhà đầu tư nước ngoài nào trúng thầu tại các dự án cao tốc Bắc – Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-gov-ready-for-north-south-highway-project-05172019084604.html

 

Giáo dục bằng đòn roi có còn phù hợp?

Diễm Thi, RFA

Câu tục ngữ “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nói về cách giáo dục trẻ của ông cha ngày trước liệu có còn phù hợp hay không?

Hiện trạng

Mấy hôm nay trên mạng xã hội lan truyền một video clip được quay trong một lớp tiểu học trường Quán Toan ở Hải Phòng vào giờ kiểm tra học kỳ, với hình ảnh cô giáo đánh nhiều học sinh bằng cách tát, nhéo tai, đánh bằng thước và đánh liên tiếp vào đầu bằng tay… Hình ảnh này gây phẫn nộ đối với nhiều người.

Cô Hạnh, một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn cho biết ý kiến về video cô được xem này:

“Khi tôi xem video clip đó thì cảm giác đầu tiên là tôi nghĩ nếu đó là những đứa con của mình thì mình sẽ đau biết chừng nào. Phụ huynh cũng vậy thôi. Hành động của cô giáo đó thì quá sai rồi. Tôi cho rằng thứ nhất là cô nóng lòng vì học sinh không đạt yêu cầu bài kiểm tra; thứ hai là cô giáo đánh nhiều cháu như vậy chứng tỏ bản chất cô giáo là nóng tính và không có phương pháp sư phạm mà lại chạy theo thành tích. Dạy làm sao mà để đến lúc kiểm tra các cháu làm bài không được là lỗi tại cô giáo.”

Bà Trịnh Thị Thùy có con nhỏ đang học lớp 5 ở Sài Gòn thì cho biết bà nổi giận khi xem video clip này. Những đứa trẻ bình thường đi học bị cô giáo đánh túi bụi vào đầu thì hậu quả sẽ không lường hết được về cả thể xác lẫn tinh thần.

“Không phải mình không cho đánh, nhưng chỉ cho khẻ tay nhẹ cho tụi nhỏ sợ chứ không thể đánh như kẻ thù, nhất là đánh vào đầu như trong video clip. Một lớp mấy chục đứa học trò mà không phạt thì khó mà quản lý được, nhưng nếu dạy trẻ bằng bạo lực thì đứa trẻ sẻ lỳ đòn và sau này sẽ rất khó dạy.”

Khi tôi xem video clip đó thì cảm giác đầu tiên là tôi nghĩ nếu đó là những đứa con của mình thì mình sẽ đau biết chừng nào. Phụ huynh cũng vậy thôi. Hành động của cô giáo đó thì quá sai rồi. – Cô Hạnh

Chuyện học sinh bị thầy cô phạt với những hình thức đến mức ‘bạo hành’ từng xảy ra rất nhiều lần tại Việt Nam. Tình trạng này bị báo chí cả trong lẫn ngoài nước cũng như mạng xã hội loan truyền đi.

Một trong những vụ gây bàng hoàng xã hội xảy ra vào tháng 11 năm 2018 tại trường THCS Duy Ninh, tỉnh Quảng Bình: cô giáo bắt 23 bạn trong lớp tát một học sinh, mỗi bạn tát 10 cái. Sau khi nhận 230 cái tát vì tội “văng tục” thì cô giáo tát thêm cái cuối cùng khiến em phải đi bệnh viện.

Trước đó nữa, vào tháng 10 năm 2015, một cô giáo lớp 6 trường THCS Nhân Đạo, tỉnh Vĩnh Phúc bắt học sinh súc miệng bằng nước xà phòng do các em “nói tục” nhiều lần.

Còn nhiều nữa những vụ bạo hành học sinh như bắt học sinh ăn ớt do nói chuyện; bắt học sinh phơi nắng do tập sai động tác thể dục…

Những ý kiến trái chiều

Một sự việc mới nhất gây nhiều phản ứng trái chiều là vụ bắt học sinh quỳ gối trước bục giảng ngay giữa giờ học tại lớp 9B, trường THCS Tô Hiệu, Hà Nội do vi phạm nội quy. Hình ảnh học sinh bị quỳ đăng tải trên mạng xã hội từ hôm 10 tháng 5. Cô giáo bị đình chỉ giảng dạy một tuần. Dư luận hiện có hai ý kiến trái chiều.

Truyền thông trong nước trích lời của chị Dương Thị Sắn (phụ huynh học sinh trong bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội) rằng “Hình thức phạt quỳ như thế để đứa nọ nhìn gương đứa kia, còn nếu phạt dọn vệ sinh rồi cuối cùng đâu lại hoàn đấy. Tôi nghĩ, phạt quỳ thì con vẫn được nghe giảng và chép bài”.

Bà Trịnh Thị Thùy thì cho rằng bắt trẻ quỳ là hạ thấp nhân phẩm trẻ:

“Khi đứa trẻ bị bắt quỳ trước mặt các bạn thì đó là hình thức xúc phạm trẻ. Nếu nhắc nhở trẻ nhiều lần mà trẻ vẫn không nghe lời thầy cô thì mời phụ huynh lên nói chuyện rồi cùng tìm cách dạy trẻ.”

Cô giáo Hạnh cũng không đồng tình với các phạt này bởi phạt học sinh bằng cách quỳ trước lớp như thế đứa trẻ sẽ bị ‘quê’ trước bạn bè ảnh hưởng tới tâm lý trẻ rất nhiều. Hình thức phạt quỳ thì thật ra không quá nặng nhưng ảnh hưởng tâm lý thì rất nặng.

“Nếu trẻ phạm lỗi nhiều lần, đã kết hợp với phụ huynh mà không giáo dục được bé thì mình tìm cách khác như khuyến khích để trẻ sửa sai chứ không bắt phạt quỳ.”

Tuy không đồng ý với việc bắt trẻ quỳ nhưng cô Hạnh lại cho rằng không nên kỷ luật cô giáo bắt học sinh quỳ mà chỉ nên nhắc nhở cô giáo. Cô phân tích rằng nếu kỷ luật giáo viên thì sau này không ai dám phạt học sinh nữa và học sinh sẽ càng ngày càng hư và xã hội sẽ đi về đâu?

Bà Lê Hoài Anh, một doanh nhân rất quan tâm đến quyền lợi trẻ em Việt Nam cho biết bà ủng hộ việc trẻ phải tuân thủ quy định, nội quy của trường, của lớp nhưng nếu trẻ có vi phạm cũng không được bạo hành trẻ bằng mọi hình thức:

“Trong giáo dục thì chị phản đối kịch liệt các hình phạt mang tính bạo hành, hành hạ học sinh, nhất là khi xâm phạm cơ thể học sinh. Các hình phạt có thể có chỉ là nhắc nhở, chấm điểm… để giáo dục học sinh có kỷ luật và phát triển nhân cách.”

Theo bà thì khi cô giáo dùng các hình thức như đánh, tát hay bắt học sinh quỳ thì thứ nhất là cô giáo vi phạm luật về quyền trẻ em, thứ hai là cô giáo không có phương pháp sư phạm và bất lực với học trò.

Giải pháp

Điều 27 Luật Trẻ Em được Quốc Hội ban hành năm 2016 nêu rõ “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.”

Việc áp dụng các hình phạt trong trường, trong lớp bị báo chí và mạng xã hội lên án đã vi phạm vào quyền trẻ em.

Những ngôi trường đào tạo ra giáo viên phải tuyệt đối lên án việc đánh học sinh, phải đưa việc này vào giáo trình và nếu giáo viên bạo hành học sinh thì phải bị kỷ luật một cách nghiêm minh. – Bà Lê Hoài Anh

Với việc trẻ bị bạo hành trong nhà trường, bà Lê Hoài Anh cho rằng lỗi không chỉ riêng nhà trường mà còn từ xã hội và gia đình, nhưng quan trọng nhất là nền tảng là từ giáo dục, bởi nó là khởi đầu của mọi hành động, cư xử trong giao tiếp. Việc cần phải làm là phải làm sao giáo dục cho cả xã hội hiểu được rằng đánh trẻ em là điều không nên. Bà nói thêm:

“Những ngôi trường đào tạo ra giáo viên phải tuyệt đối lên án việc đánh học sinh, phải đưa việc này vào giáo trình và nếu giáo viên bạo hành học sinh thì phải bị kỷ luật một cách nghiêm minh.

Cha mẹ thì không được đánh con cái ở nhà vì khi cha mẹ nóng giận đánh con sẽ khiến đứa trẻ bị đánh, hoặc đứa trẻ chứng kiến những đứa trẻ khác bị đánh sẽ cảm thấy bình thường, vô cảm với việc bị đánh và ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ sau này trong môi trường học đường và xã hội.”

Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc đầu tiên của Việt Nam về công tác bảo vệ trẻ em diễn ra ngày 6 tháng 8 năm 2018 thì mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Trẻ em bị bạo hành, bị đánh đập, bị xúc phạm thân thể và nhân phẩm trong môi trường học đường không là ngoại lệ.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-be-beating-students-dt-05162019133623.html

 

Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ của TBT Trọng?

Phó bí thư thường trực Thành Ủy TP Hồ Chí Minh Tất Thành Cang tiếp tục bị ‘vạch tội’ ở các dự án bất động sản nhà nước, làm dấy lên câu hỏi có phải ông sẽ là đối tượng tiếp theo trong chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng.

Chỉ đạo ‘bán rẻ’ Sadeco?

Sai phạm mới nhất của ông Tất Thành Cang được cho là việc ông chỉ đạo Công ty Tân Thuận (IPC) bán công ty con là Nam Sài Gòn (Sadeco) cho tư nhân thôn tính với giá bèo.

Bàn tròn BBC về Hội nghị TƯ10, khóa XII ĐCSVN

Ông Tất Thành Cang đã làm gì ở đất Thủ Thiêm?

‘Gửi hồ sơ Tất Thành Cang ra trung ương’

Trong vụ việc này, hai lãnh đạo vừa bị khởi tố, bắt tạm giam, là ông Tề Trí Dũng, nguyên Tổng giám đốc IPC và bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng Giám đốc Sadeco, để điều tra các tội danh ‘tham ô tài sản’ và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

Những vi phạm của đồng chí Tất Thành Cang rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luậtKết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ngày 11/5/2018

Là doanh nghiệp do UBND TP Hồ Chí Minh sở hữu 100% vốn điều lệ (khoảng gần 3.000 tỷ đồng), IPC được ưu ái giao nhiều dự án đất đai lớn.

Khi thành lập công ty con của IPC là Sadeco vào thập niên 90 với mục đích để triển khai khu đô thị Nam Sài Gòn, UBND TP.HCM đã yêu cầu không được giảm vốn góp Nhà nước tại Sadeco.

Sadeco được cho là ‘phát triển lớn mạnh’, và là doanh nghiệp tiềm năng của nhà nước.

Thế nhưng trong phi vụ Sadeco, các cá nhân liên quan đã biểu quyết để cho tăng vốn điều lệ của Sadeco bằng cách chỉ định phát hành 9 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là công ty Nguyễn Kim.

Công ty IPC đã bán cổ phần không đúng quy định, không được thẩm định giá mà chỉ định giá bán.

Kết quả là Công ty Nguyễn Kim nắm 54% vốn điều lệ, chiếm quyền chi phối Sadeco.

Ông Tất Thành Cang được cho là đã ký văn bản ‘chấp thuận chủ trương’ này.

Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã tìm ra văn bản số 495 ngày 18/5/2017 “truyền đạt ý kiến chỉ đạo” của ông Tất Thành Cang chấp thuận chủ trương phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ của Sadeco và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống 28,8%.

Thanh tra TP.HCM đánh giá phi vụ này đã gây thiệt hại cho nhà nước 153 tỷ đồng, chỉ riêng phần thiệt hại về chênh lệch cổ phiếu, theo Zing.vn.

Các sai phạm khác

Trước đó, ông Tất Thành Cang đã bị kỷ luật và kiểm điểm với một loạt các sai phạm khác.

26/12/2018: Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật ông Cang bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Cang bị kết luận là đã có những khuyết điểm, ‘vi phạm rất nghiêm trọng’, trong đó có dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm, và trong chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng đất đai.

Cụ thể, ông Tất Thành Cang đã phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng với Công ty CP đầu tư xây dựng Đại Quang Minh để xây bốn tuyến đường trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá ‘đắt khủng khiếp’, tổng chiều dài 12 km, tổng đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, trong khi thẩm quyền của ông chỉ được phê duyệt dự án có tổng mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng.

Ông Tất Thành Cang đã dùng 79 ha ‘đất vàng’ ở trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm để thanh toán hợp đồng 12.000 tỷ đồng của công ty Đại Quang Minh.

5/2018: Ông Cang bị Thành Ủy TP Hồ Chí Minh kiểm điểm về vụ chuyển nhượng đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, một giao dịch mà truyền thông trong nước nói là đất đã được mua bán với ‘giá bèo’.

Ông Cang bị xác định sai phạm cả khi đương nhiệm lẫn khi còn ở vai trò Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM.

Đây là khu đất có vị trí đẹp cạnh sông Sài Gòn, được bán giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về hơn 419 tỷ đồng, trong khi giá thị trường là hơn 2.000 tỷ đồng.

Mạng xã hội nói gì?

Facebooker Phạm Đình Trọng viết rằng “với người dân Thủ Thiêm, Sài Gòn, tên gọi Tất Thành Cang là tên gọi của cái ác, của tội phạm…”, trong đó điểm lại một loạt các ‘phi vụ’ liên quan đến các khu đất vàng của ông Nguyễn Thành Cang, trong đó có vụ Thủ Thiêm đã đẩy hàng ngàn hộ dân vào cảnh “màn trời chiếu đất” bao nhiêu năm nay.

Facebooker Tran Hoa Kbc viết: “Phạm Nhật Vũ được sự bảo kê của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trả lại tiền trong vụ án AVG, hơn nữa Vượng, Vũ bỏ ra hơn chục ngàn tỷ để “mua” tự do mà không thoát, vì vậy, vụ này Tất Thành Cang – nguyên Phó Bí thư Thành uỷ tp Hồ Chí Minh, thuộc phe Trương Tấn Sang cũng đừng có tưởng thoát nhé!

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48291168

 

‘Việt Nam không tự do, làm sao chống tham nhũng?’

Quốc Phương

Nhà nước Việt Nam khó có thể chống tham nhũng trong tình hình thể chế như hiện nay, một nhà hoạt động nói BBC Tiếng Việt trong cuộc hội luận hôm 16/5/2019, trong dịp Đảng Cộng sản đang nhóm họp Hội nghị Trung ương 10 khóa XII.

Trong khi đó một bình luận khác tại cuộc tọa đàm cho rằng người lãnh đạo chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng này cần nêu gương, đi đầu trong việc công khai về kê khai tải sản.

VN níu giữ hay sẽ thay mô hình Xô Viết?

‘Lò vẫn cháy’ trong một tháng TBT Trọng vắng mặt

Bàn tròn BBC về Hội nghị TƯ10, khóa XII của ĐCSVN

Nhưng việc mà họ xử nhau để mang lại độ tin cậy nào đấy, cái làm người dân tin, thì tôi nghĩ cũng là tốt, không phải là xấu. Tôi ủng hộ việc mà họ xử như thếTSKH Nguyễn Quang A

Việt Nam: Ai có thể là Tổng Bí thư năm 2021?

Trước hết, bình luận với Bàn tròn thứ Năm từ London về Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN diễn ra từ ngày 16-18/5/2019, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói:

“Tôi cũng phải nói thẳng ngay là chuyện người ta gọi là chống tham nhũng thực sự là đấu đá nội bộ thôi. Không thể chống tham nhũng ở trong thể chế như thế này.

“Trong thể chế mà không có tư pháp độc lập, không có tự do báo chí và tòa án xử theo lệnh của Đảng.

“Bản thân bộ máy này đẻ ra tham nhũng, hay nói là cái lò này là lò đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải là đốt những kẻ tham nhũng, bởi vì không bao giờ đốt hết được cả, hết tên này thì nó sẽ sinh ra tên khác.

“Cho nên nói một cách thẳng thắn là như vậy. Nhưng việc mà họ xử nhau để mang lại độ tin cậy nào đấy, cái làm người dân tin, thì tôi nghĩ cũng là tốt, không phải là xấu. Tôi ủng hộ việc mà họ xử như thế.

“Nhưng nhiều khi họ xử, tôi nói như là ông nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, về chủ trương kiểu như thế tôi nghĩ phải xử hết từ chóp bu trở xuớng, bởi vì chủ trương các ông đều hỏng cả, hoặc không chính xác cả. Tôi nghĩ rất khó nói ở đây thực chất nó là gì. Muốn thực chất là phải sửa đổi hệ thống, chống tham nhũng từ chỗ đó.”

Bình luận về người được cho là dẫn dắt công cuộc “đốt lò” chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam từ đầu Đại hội XII của ĐCSVN tới thời điểm này, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói tiếp:

“Tôi nghĩ thực sự muốn chống tham nhũng là phải thay đổi những cái ở trong hệ thống, và chỉ thay đổi những cái đó trong một quá trình mà xã hội đang chuyển động như thế này, thì hiện tượng tham nhũng xảy ra là một chuyện bình thường.

“Bây giờ muốn để chống tham nhũng về dài hạn là phải thay đổi luật lệ, phải thay đổi cơ cấu của nhà nước và quan trọng nhất là tư pháp phải độc lập và phải có tự do báo chí. Chứ còn tất cả các báo chí đều hô là ‘đốt lò’, thì ai cũng hoan hô đốt lò, và nhiều báo chí hoan hô đốt lò thì người dân cũng rất là tin,” ông Quang A nói.

So sánh với Trung Quốc

Từ Hà Nội, nhà văn Nguyên Bình, con gái của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, chia sẻ góc nhìn tham khảo về Trung Quốc, bà nói:

“Trung Quốc cũng quá là một thể chế độc tài, độc đảng thì làm gì mà chẳng tham nhũng. Thế nhưng nhiều nước người ta cũng moi ra việc, chẳng hạn như Hàn Quốc, người ta cũng nói là có những ông bà làm to tham nhũng. Nhưng việc ấy không là phổ biến.

Người ta cảm giác là ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết thôi, chứ chứng cớ để nói ông Phú Trọng liêm khiết là gì thì có ai biết đâuNhà văn Nguyên Bình

“Còn ở Việt Nam thì đây là ông Nguyễn Phú Trọng đứng ra chống tham nhũng, nhưng các cụ lão thành cách mạng đã ra một kiến nghị nói là ông Nguyễn Phú Trọng nói là mình liêm khiết thì phải tự mình đứng đầu làm gương mẫu kê khai tài sản.

“Nhưng cuối cùng ông ấy bảo kê khai tài sản lại ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Thế là ông không chịu. Thành ra người ta cảm giác là ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết thôi, chứ chứng cớ để nói ông Phú Trọng liêm khiết là gì thì có ai biết đâu.

“Việc kê khai ấy nói là kê xong thì đóng vào dấu mật, thế thì kê khai làm gì? Tham nhũng ở Việt Nam có tính chất phổ biến, còn ở các nước thì cứ có tham nhũng thì dù là Tổng thống hay là ai cũng phải bị đi tù.

“Vừa rồi ông Phú Trọng có ‘bắt được’ ông Ủy viên Bộ Chính trị, thì nhiều người cũng hoan nghênh lắm, bảo từ trước đến nay đã ai làm được như thế đâu. Đúng vậy, từ trước đến nay chưa ai làm được, như thế cũng là tốt.

“Thế nhưng mà nói như Tiến sỹ Quang A, thể chế mà đẻ ra tham nhũng thì nó vẫn còn. Cho nên, điều quan trọng nhất là sở hữu nhà nước về đất đai đó, tha hồ mà tham nhũng.”

So sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong công cuộc chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng, nhà văn Nguyên Bình nói tiếp với Bàn tròn BBC:

“Chính ra là Việt Nam không học được Trung Quốc một cách tử tế, một cách hẳn hoi. Cũng học nhưng lại học méo mó hơn Trung Quốc nhiều. Tôi nói như cách đây mấy Đại hội ở bên Trung Quốc người ta đã đề ra là Đại hội Đảng bầu ra Ban Kiểm tra & Kỷ luật, tức là Ban Kiểm tra & Kỷ luật ấy ngang hàng với Trung ương.

Nhưng sau này, nếu không có ông Nguyễn Phú Trọng làm được như thế, thì ai làm, mà có cơ chế nào để mà làm được như thế?Nhà văn Nguyên Bình

“Bao nhiêu năm nay, Ban Kiểm tra đó rất có uy quyền, nó đã làm được, đã ngăn chặn được nhiều vụ tham nhũng.

“Nhưng còn Việt Nam không có hiện tượng như thế, mà chỉ may ra vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng nổi lên, ông cũng có nhiều những biện pháp lôi ra được những ông Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị để ông chống tham nhũng. Nhưng sau này, nếu không có ông Nguyễn Phú Trọng làm được như thế, thì ai làm, mà có cơ chế nào để mà làm được như thế?” bà Nguyên Bình đặt câu hỏi.

Cũng hôm 16/5, trong một ý kiến mang tính tham khảo thêm được gửi cho Bàn tròn thứ Năm, nhà báo Phùng Triệu Âm, phóng viên của BBC Tiếng Trung từ Văn phòng tại Washington DC bình luận:

“Chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã diễn ra được hơn 6 năm. Hơn 440 quan chức cấp cao và cấp trung đã bị hạ bệ. Tháng 12 năm ngoái (12/2018), Trung Quốc tuyên bố rằng chiến dịch chống tham nhũng đã mang lại thành công vượt trội.

“Đây là một sự thay đổi lớn trong cách nói. Trong quá khứ, chính phủ thường giữ một giọng điệu rằng rất nhiều việc còn phải làm để trấn áp tham nhũng. Tuyên bố thành công chống tham nhũng có thể có nghĩa là bây giờ ông Tập Cận Bình không phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ và thách thức quyền lực, và bây giờ có thể chuyển đổi sang tập trung cho phát triển kinh tế và tăng cường ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc.”

Mời quý vị theo dõi toàn văn Bàn tròn thứ Năm từ London của BBC Tiếng Việtnhân Hội nghị 10, Khóa XII của ĐCSVN nhóm họp từ ngày 26-18/5/2019.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48310957

 

Việt Nam có rủi ro rửa tiền cao nhất

trong lĩnh vực ngân hàng

Hôm 17/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ra báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền ở mức “trung bình cao” trong các lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, hệ thống chuyển tiền ngầm.

Truyền thông Việt Nam trích báo của NHNN cho biết rủi ro rửa tiền cũng có mối liên hệ khăng khít với các loại tội phạm như tham nhũng, đánh bạc, lừa đảo… ở trong nước.

Báo Tiền Phong cho biết đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam lập báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012 – 2017.

Báo này trích lời ông Phạm Gia Bảo, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền thuộc NHNN nói nguy cơ rửa tiền trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, hệ thống chuyển tiền ngầm được đánh giá ở mức “cao,” mảng kinh doanh kiều hối được xếp “trung bình cao,” trong khi lĩnh vực chứng khoán, casino… xếp ở mức “trung bình.”

Trang VNEconomy dẫn báo cáo cho biết lĩnh vực ngân hàng đang có nguy cơ rửa tiền cao nhất, với gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Tin cho hay Việt Nam cho đến nay vẫn chưa tiến hành khởi tố, điều tra vụ án nào về tội rửa tiền có nguồn gốc từ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng nhận định rằng giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về rửa tiền.

Trang thông tin của NHNN cho biết Việt Nam sử dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố do Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng và hỗ trợ.

Trong báo cáo thường niên năm 2018 về Chiến lược phòng chống ma túy quốc tế (INCSR) phổ biến vào tháng 3/2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về sự gia tăng các hoạt động rửa tiền bất hợp pháp ở Việt Nam do việc hợp pháp hóa các sòng bài cũng như cho phép người dân đánh bạc tại casino trong nước.

Theo báo cáo của Mỹ, các nguồn tiền bẩn ở Việt Nam bao gồm tham nhũng công, lừa đảo, chơi game, mại dâm, hàng giả, buôn người, ma túy, buôn động vật hoang dã và hàng liên quan.

Trong tháng 11/2018, Việt Nam khởi tố 90 bị can bị cáo buộc các tội hình sự liên quan đến cá cược phi pháp trên mạng và kết án hầu hết những người này, trong đó có 4 người với tội danh rửa tiền.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là vụ khởi tố hình sự rửa tiền thứ 2 ở Việt Nam, sau vụ Giang Kim Đạt ở công ty Vinashin – Vinashinlines vào năm 2017.

Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo: “Mặc dù Việt Nam có đủ các điều luật nhưng việc thực thi chống rửa tiền cần phải được cải thiện.”

https://www.voatiengviet.com/a/4921670.html

 

Việt Nam: Sau ‘‘đột quỵ’’,

Nguyễn Phú Trọng càng ”độc đoán” hơn ?

Nguyễn Phú Trọng đột ngột trở lại chính trường ngày 14/05/2019, sau một tháng chữa bệnh. Sự trở lại của ông Trọng, ngay trước thềm hội nghị trung ương 10, đi kèm với một loạt vụ tấn công « quan chức » tham nhũng cấp cao khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng chính quyền ông Trọng đang chuyển sang « đốt lò » dữ dội hơn.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, nếu như chủ trương chống tham nhũng quyết liệt của tổng bí thư – chủ tịch nước nhận được sự tán thưởng của một bộ phận dân chúng và giới chức chính quyền, thì với tình trạng « độc tôn thái quá », không khuyến khích dân chủ, không bảo vệ người dân chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, các chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng sẽ chỉ là « nửa vời », « mỵ dân ». « Lò » của người bệnh hậu đột quỵ làm sao đủ sức thiêu được « đầm lầy tham nhũng ». Và vì một lý do nào đó mà quyền lực của ông Trọng và phe cánh suy giảm, chẳng hạn như do lãnh đạo tối cao lâm vào một cơn bạo bệnh lần thứ hai, Việt Nam rất có thể rơi vào tình trạng « loạn đảng ».

Sau đây là một số ghi nhận, phân tích và dự báo của nhà báo Phạm Chí Dũng (1) với RFI, ngày 14/05/2019, ngay sau khi có thông tin về buổi họp đặc biệt của ông Nguyễn Phú Trọng với một số lãnh đạo chủ chốt.

***

Nguyễn Phú Trọng xuất hiện đột ngột vào ngày 14/05. Phải nói là đột ngột, vì trước đó ít ngày đã có thông báo trên báo Đảng là Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện vào ngày 29/05, trong kỳ họp Quốc Hội, để trình trước Quốc Hội về Công ước 98 – tức một trong ba công ước về lao động mà Việt Nam chưa ký, liên quan đến Hiệp định Tự do Thương mại Châu Âu – Việt Nam. Nhưng có lẽ trước áp lực của dư luận đòi hỏi phải minh bạch hóa sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng, thành thử ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương cùng Bộ Chính Trị, và ông Trọng có vẻ sốt ruột. Họ đã tính đến chuyện phải cho ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện sớm hơn.

Đặc biệt là trước thời điểm hội nghị Trung ương 10, đang sinh ra rất nhiều đồn đoán là Nguyễn Phú Trọng không thể chủ trì được, và do đó sẽ mất vai trò, cũng như uy quyền chính trị tại hội nghị này. Sự xuất hiện của Nguyễn Phú Trọng vào ngày 14/05 mang lại một số điểm hoài nghi.

Ông Trọng đột ngột trở lại : Điểm gì đáng chú ý ?

Qua nghe giọng nói ông Nguyễn Phú Trọng được đài Truyền hình Việt Nam tường thuật, ghi hình, cũng như ghi âm, tới hơn 6 phút, có thể thấy giọng nói của ông ta, khẩu khí của ông ta gần như không có gì thay đổi so với trước khi ông ta bị bệnh. Điều đó mang lại sự hoài nghi về tin đồn về việc ông ta phải nhập viện, không thể nói được, cũng như đang phải tập nói. Tôi nghĩ rằng, đối với một người bị tai biến mạch máu não, đột quy, dù là nhẹ, mà bị méo miệng, cũng không thể hồi phục giọng nói trong một thời gian ngắn thế này. Mới chỉ trong vòng một tháng mà giọng nói của ông ta rành mạch, dứt khoát, nói chung không có gì thay đổi so với trước đây.

Bên cạnh đó, lại lộ ra những chi tiết là trong suốt hơn 6 phút tường thuật của đài Truyền hình, đã không một lần cho thấy Nguyễn Phú Trọng rời khỏi chiếc ghế… Điều đó có vẻ lô-gic với suy đoán là Nguyễn Phú Trọng đang phải tập đi, và căn bệnh tai biến mạch máu não đã làm ảnh hưởng một phần nào đó đến cơ thể ông ta.

Cần chú ý một điểm nữa là đài Truyền hình Việt Nam được tham gia ghi hình và thu tiếng đối với Nguyễn Phú Trọng, trong một buổi họp được coi là rất nội bộ. Nguyễn Phú Trọng họp với các lãnh đạo chủ chốt, để phổ biến về tình hình nội bộ. Điều này cho thấy đây không hẳn là một cuộc họp nội bộ.

« Riết róng, gia trưởng, độc đoán hơn »

Còn một điểm nữa là qua cách nói năng, diễn đạt của ông Trọng, tôi thấy có một sự khác biệt về khẩu khí. Đó là vào lần này, ông Trọng ít cười hơn. Hầu như trong hơn 6 phút tường thuật trên đài Truyền hình Việt Nam, ông ta không cười. Trước đây, thỉnh thoảng trong các buổi tường thuật trên đài Truyền hình, ông ta có cười. Lần này, không những không cười mà giọng nói ông ta còn nghiêm khắc hơn. Thậm chí có thể mô tả là giọng nói đó có một cái gì đó riết róng, gia trưởng, độc đoán hơn. Trong khi đó cả Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chính phủ, Nguyễn Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội, Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, Nguyễn Văn Nên, chánh văn phòng Trung ương Đảng, đều cắm cúi ghi chép những lời chỉ bảo của Nguyễn Phú Trọng.

Việc Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo với cung cách và giọng nói như vậy làm cho tôi có cảm giác, cảm giác cá nhân thôi, là dường như tôi đang chứng kiến một ông Trọng khác. Tôi không nghĩ là có người đóng thế cho ông Trọng, mà đây là ông Trọng thật. Nhưng mà sau một cơn bạo bệnh, dường như tôi đang lờ mờ nhìn thấy sự biểu cảm của một Nguyễn Phú Trọng khác hẳn đi. Tôi thấy ông ta như trở nên gia trưởng hơn, độc đoán hơn, khó khăn hơn và có thể là bẳn tính hơn.

« Đốt lò » dữ dội hơn ?

Cần chú ý là trùng với ngày ông ta xuất hiện, ngày 14/05, cơ quan điều tra bộ Công An ra quyết định bắt giữ hai quan chức kinh doanh. Một là Bùi Quang Huy, tổng giám đốc công ty Nhật Cường, được coi là sân sau của một quan chức ở Hà Nội. Và hai là Tề Trí Dũng, tổng giám đốc công ty Tân Thuận, một đơn vị làm kinh tế Đảng của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt liên quan đến cựu phó bí thư thành ủy Tất Thành Cang.

Đặc biệt trong cuộc họp với cán bộ lãnh đạo chủ chốt, mà nội dung được công khai hóa một phần, Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đi nhắc lại là việc chống tham nhũng không thể trùng xuống. Ông ta không phải đề cao nữa, mà yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải liên tiếp làm việc, và thậm chí phải « đốt lò » mạnh hơn nữa.

Khoảng một tuần trước khi Nguyễn Phú Trọng tái xuất, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có cuộc họp tôi cho là bất thường, công bố kỷ luật hàng loạt tướng lĩnh, đặc biệt cả một cựu phó thủ tướng, Vũ Văn Ninh, bị coi là liên quan đến một dự án thời Đinh La Thăng… Ngay sau đó, thì đã có tin là việc kỷ luật hàng loạt tướng, và Vũ Văn Ninh sẽ được đem ra hội nghị Trung ương 10 này, để chính thức hóa việc cách toàn bộ chức vụ, để mở đường cho việc hình sự hóa (tức truy tố) sau đó.

Điểm nhấn mạnh của buổi xuất hiện trở lại đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng ngày 14/05 là tập trung vào việc « đốt lò ». Điều đó có nghĩa là, có nhiều khả năng trước đó ông ta đã dần hồi phục về trí não. Và từ trên giường bệnh, ông ta đã có sự chỉ đạo… tiếp tục đốt lò nóng hơn. Và bây giờ xuất hiện chính thức, ông ta đưa ra thông điệp. Tôi hình dung rằng chiến dịch đốt lò của Nguyễn Phú Trọng đang chuyển sang một giai đoạn mới, nóng hơn, dữ dội hơn, rộng hơn.

Việc Nguyễn Phú Trọng xuất hiện như thế này còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những giới quan tham, đối thủ chính trị của ông Trọng. Đó là một cái tin rất buồn, rất đáng đau khổ với họ. Bởi vì họ tưởng như có thể reo mừng, vì tưởng như Nguyễn Phú Trọng nằm liệt giường, liệt chiếu. Giờ ông Trọng thình lình xuất hiện, và nguy cơ đang ập đến với họ.

Tôi xin nhắc lại một liên tưởng là, vào mỗi lần Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại, là lại có bắt người. Vào cuối năm 2017, Nguyễn Phú Trọng tự nhiên bị coi là mất tích khoảng nửa tháng, trong lúc nổi lên dư luận là cái lò của ông ta ướt sũng, và chìm nghỉm. Ngày 08/12/2017, ông Trọng bất chợt xuất hiện, và họp Ban phòng chống Tham nhũng Trung ương vào buổi sáng. Và ngay buổi chiều Quốc Hội họp. Và ngay trong chiều tối hôm đó, bộ Công An bắt cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng. Lần này, Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại, thì ngay trong ngày hôm đó bắt bớ một loạt, và sang hôm sau bắt tiếp.

Làm chủ hội nghị 10…

Hiện tại chưa có nhiều thông tin. Chỉ có thông tin đồn đoán ngoài lề. Hội nghị lần này có nhiệm vụ rất quan trọng, là phải chốt một danh sách nhân sự Bộ Chính Trị cho Đại hội XIII. Danh sách này có thể là chính thức. Với sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Phú Trọng hôm nay, nhiều khả năng Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì hội nghị Trung ương 10, thậm chí ông ta có thể phát biểu khai mạc, hoặc kết thúc.

Chỉ có điều chưa biết ông ta sẽ xuất hiện theo cách nào mà thôi. Có thể là người ta sẽ thấy ông ta tự nhiên ngồi một chỗ, trong một khoảng thời gian đủ ngắn, và đọc diễn văn, và sau đó bằng cách nào đó, ông ta sẽ biến mất. Hay có khả năng là ông ta sẽ bình tĩnh, tự tin, bước từng bước một, hoặc thậm chí có người dìu đi vào hội nghị Trung ương 10, trước các cặp mắt có thể là cực kỳ tò mò của bao nhiều ủy viên Trung ương ở đó.

Dù gì thì tôi nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng đang phần nào làm chủ lại tình hình, chấm dứt tình trạng vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm, đã manh nha xuất hiện trong khoảng thời gian ông Nguyễn Phú Trọng bị coi là mất tích.

…. nhưng làm sao với cả một « đầm lầy tham nhũng » ?

Chắc chắn là đã có một bộ phận trong giới cách mạng lão thành, phần nào tin vào chủ nghĩa xã hội, tin vào cá nhân ông Trọng, kể cả giới cận thần vẫn thường ca ngợi ông Trọng lên mây xanh, là bậc nhân kiệt, thế thiên hành đạo, hay minh quân…, đã cảm thấy rất được an ủi khi thấy ông ta xuất hiện trở lại. Và điều này không phải chỉ là do việc đốt lò đâu, mà vì quyền lợi của họ nữa.

Bên cạnh đó, cần phải nhìn thấy là bất kỳ sự độc tôn thái quá nào cũng không thể kéo dài quá lâu. Thực ra, ông Trọng đã có sự tập trung quyền lực vào cá nhân khá là nhiều. Có thể nói là gần như là đỉnh điểm so với các thời tổng bí thư, chủ tịch nước ở Việt Nam. Ông ta đang phải đối phó với một núi việc khổng lồ. Trong đó, điều kiện sống chết – để ông ta có thể tiếp tục tồn tại trên ghế tổng bí thư, chủ tịch Nước, và được lưu truyền sử xanh – là chiến dịch đốt lò.

Nhưng phía trước ông ta, có thể nói là cả một « đầm lầy tham nhũng » khổng lồ, mênh mang. Mà thành tích của ông ta, dù đã qua hơn nửa nhiệm kỳ, vẫn còn rất khiêm tốn, rất ít ỏi so với thành tích chống tham nhũng của Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Nếu mà Nguyễn Phú Trọng không rút ra phương cách làm việc – đặc biệt là việc dân chủ hóa, khơi dậy sức lan tỏa của người dân, sức phản biện của người dân (ví dụ như không để cho người dân tố cáo tham nhũng bị công an bắt, như một vụ mới xảy ra ở Bắc Ninh) – thì ông ta sẽ không thể nào đi vào sử xanh, không thể nào chống tham nhũng được. Chỉ là chống tham nhũng nửa vời, chỉ là mỵ dân mà thôi.

Ngay trước mắt, sự độc tôn thái quá, và thiếu phương pháp của Nguyễn Phú Trọng, tôi cho là có thể dẫn đến tình trạng loạn đảng. Đó là, một khi ông ta bị suy giảm quyền lực, vì một lý do nào đó, chẳng hạn một lý do dễ dàng như một cơn bạo bệnh lần thứ hai. Lúc đó, sẽ sinh ra tình trạng loạn thần, ly tâm quyền lực, cát cứ.

Ghi chú

(1) Nhà báo Phạm Chí Dũng là chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN), một tổ chức truyền thông thuộc xã hội dân sự, thành lập năm 2014.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190517-sau-dot-quy-nguyen-phu-trong-cang-doc-doan-hon

 

Ông Nguyễn Phú Trọng trở lại, có ‘lợi hại’ hơn không?

Trung Khang, RFA

Hội nghị Trung ương 10 đảng cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hà Nội vào ngày 16 tháng 5 và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước có bài phát biểu khai mạc.

Nhân dịp này Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, để nhận định về tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới.

Trung Khang: Sau khi xuất hiện trở lại đúng một tháng từ ngày 14 tháng 4,  ông Nguyễn Phú Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời tại cuộc họp với 4 vị dược cho là lãnh đạo chủ chốt, rằng Hội Nghị Trung Ương 10 chính thức diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 5. Sang ngày 15, Ông Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính Trị và có chỉ thị cho một số công tác sắp đến về mặt đảng cũng như quản lý nhà nước? Ông có những nhận định chính nào qua các diễn biến này?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Trước đây, chưa cơ qua báo chí nào của đảng thông báo ngày sẽ diễn ra Hội Nghị Trung Ương 10, mà chỉ có trước đây một tuần có thông tin ngoài lề trên mạng xã hội là Hội Nghị Trung Ương 10 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/5. Điều này cho thấy mạng xã hội không chỉ vượt mặt báo chí đảng mà còn vượt mặt các cơ quan đảng. Mạng xã hội cũng thông tin trước là Nguyễn Phú Trọng sẽ dự Hội Nghị Trung Ương 10, và sẽ có một bài khai mạc quan trọng.

Khi Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại Hội Nghị Trung Ương 10, thì cán cân quyền lực trong đảng tại Đại hội 13 đã tạm thời an bài cho gượng mặt Trần Quốc Vượng, chứ không phải Nguyễn Xuân Phúc.

-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Điều đó đã đúng, chỉ có một điểm là về mặt sức khỏe cùng xuất hiện tại hai cuộc họp trước Hội Nghị Trung Ương 10 là một cuộc họp lãnh đạo chủ chốt trong phạm vi rất hẹp, và cuộc họp thứ hai là chỉ đạo cho Bộ Chính Trị, và ông Trọng đã chính thức trở lại chính trường. Chính thức thoát khỏi vòng nghi ngờ là mất tích hay biến mất. Mặc dù chậm chạp nhưng tôi cho rằng ông ta đã phục hồi sức khỏe, đặc biệt là khả năng nói, phát âm, khá lưu loát, rành mạch, điều này cho thấy thông tin ông Trọng bị méo miệng là không đúng. Vì người mới bị méo miệng khó có thể phát âm rõ ràng như Nguyễn Phú Trọng trong những ngày vừa qua. Tôi chỉ thắc mắc làm sao ông Trọng có thể vào dự Hội Nghị Trung Ương 10, vì những ngày qua chỉ xuất hiện hình ảnh ông Trọng ngồi, không hề thấy ông ta di chuyển. Như vậy giả thuyết ông Trọng bị tai biến làm ảnh hưởng một phần cơ thể là có cơ sở, vì vậy ảnh ông ngồi có dây đai, và di chuyển có lẽ cần người dìu. Cho nên báo chí hôm nay đưa tin về Hội Nghị Trung Ương 10 chỉ thấy ông Trọng ngồi chứ không đứng, đi lại bắt tay các quan chức như những Hội Nghị khác trước đây.

Ngoài ra Nguyễn Phú Trọng trở lại đã chính thức đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo Nguyễn Phú Trọng, có nghĩa là mọi kế hoạch, chương trình của ông ta trước đây. Và cũng tạm thời chấm dứt cảnh mà dư luận cho rằng “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” trong những ngày ông Trọng nằm trên giường bệnh. Và ông ta còn tái khởi động một cách nhiệt tình hơn chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông ta. Bằng chứng là khi ông vừa xuất hiện trở lại đã xuất hiện việc bắt các quan chức tham nhũng, cụ thể là bắt giữ 2 quan chức kinh doanh được coi là sân sau của hai quan chức chính trị cao cấp. Điều này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông ta sẽ mạnh mẽ hơn, trải rộng hơn và nghiệt ngã hơn.

Khi Nguyễn Phú Trọng xuất hiện tại Hội Nghị Trung Ương 10, thì cán cân quyền lực trong đảng tại Đại hội 13 đã tạm thời an bài cho gượng mặt Trần Quốc Vượng, chứ không phải Nguyễn Xuân Phúc.

Trung Khang: Ngày đầu tiên của Hội nghị Trung ương 10 cũng đã qua, Ông có những nhận định gì liên quan Hội Nghị lần này ạ?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Ngày làm việc đầu tiên của Hội Nghị Trung Ương 10, tức là ngày hôm nay, mặc dù cũng chả có thông tin gì cả, nhưng tôi cho rằng mọi chuyện sẽ nằm ở cuối giờ chiều ngày mai như thông tin nhân sự và kỷ luật.

Về kỷ luật sẽ logic với biểu hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ngay trong những ngày ông Trọng đang mất tích vào đầu tháng 5, thì Ủy ban này vẫn họp một cuộc họp máu lửa, đưa ra nhiều quan chức hải quân của Bộ quốc phòng, và đặc biệt lôi cả cựu phó thủ tưởng Vũ Văn Ninh. Rất nhiều khả năng đó là động thái đưa những nhân vật này vào Hội Nghị Trung Ương

10 để kỷ luật có lẽ là rất nghiêm khắc. Tôi cho rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương vẫn hoạt động và nhận chỉ đạo từ ông Trọng trên giường bệnh, điều này cũng logic với phát biểu của ông Trọng khi tái xuất hiện ngày 14/5 và đề cập đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương rằng không được ngưng nghỉ mà phải đốt lò liên tục.

Trong Hội Nghị Trung Ương 10, ngoài Vũ Văn Ninh thì ít nhất 2 quan chức nữa sẽ bị kỷ luật là cựu phó bí thư thành ủy TPHCM Tất Thành Cang đang bị báo chí đảng ồn ào trong vụ công ty Tân Thuận và công ty Sadeco, nhiều khả năng ông Tất Thành Cang sẽ phải đi “viết nhật ký” (đi tù). Người thứ 2 là Nguyễn Đức Chung thì số phận theo tôi không đến nỗi như Tất Thành Cang, nhưng mọi con đường được quy hoạch vào bộ chính trị, quy hoạch thành bí thư thành ủy Hà Nội đã gặp phải sự tráo trở đối với ông. Điều này tôi cho rằng có lẽ là vấn đề nhân quả, nếu chúng ta nhớ lại Nguyễn Đức Chung đã tráo trở với nhân dân Đồng Tâm như thế nào?

Đó là những vấn đề tôi dự báo về Hội Nghị Trung Ương 10.

Trung Khang: Những ‘kịch bản’ được một số người dự báo trước khi ông Trọng ngã bệnh đến nay có gì khác không?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Trước đây có những kịch bản về mặt sức khỏe rằng Nguyễn Phú Trọng đã nằm liệt giường, đã chết, sống thực vật hay phải mất 6 tháng mới hồi phục… nhưng tôi cho giả thiết bị tai biến nhẹ có vẻ hợp lý. Theo tôi về sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng là không ổn, vì tất cả các bệnh tai biến đều không ổn và chỉ tính bằng thời gian. Việc ông Trọng ngay khi vừa tái xuất hiện đã lao ngay vào công việc, và có một show diễn cùng các lãnh đạo chủ chốt mà lại cho công khai ra ngoài, điều này cho thấy ông Trọng còn yêu thương công việc lắm, quyến luyến công việc và chưa hề muốn rời bỏ cái ghế lẫn quyền lực và tham vọng của ông ta. Nhưng điều đó theo y học là đặc biệt xấu cho bệnh nhân tai biến. Nếu ông ta tiếp tục như vậy thì cơn tai biến lần 2 chẳng sớm thì muộn sẽ xảy ra và thường thường chúng ta đều biết tai biến lần 2 kinh khủng như thế nào và có thể đi luôn.

Kịch bản của ông Nguyễn Phú Trọng phụ thuộc hoàn toàn vào phần lớn vào sự kềm chế của ông ta, mặc dù ông ta còn làm thì có thể thúc đẩy được công cuộc chống tham nhũng của ông ta, thanh tẩy được một số quan chức tham nhũng. Mặc khác ông ta lại tiếp tục bảo thủ, tôi cũng không biết bảo thủ hay chống tham nhũng cái nào tốt hơn.

Kịch bản sức khỏe kéo theo vấn đề quyền lực, sức khỏe suy giảm kéo theo quyền lực suy giảm, kéo theo cơ chế tập trung quyền lực cá nhân suy giảm, dẫn đến cơ chế tập trung quyền lực trung ương suy giảm, kéo theo nạn loạn thần trong tương lai. Tôi tin rằng với tình trạng suy giảm không thể tránh khỏi của ông Trọng thì tình trạnh cát cứ quyền lực, thậm chí kể cả tình trạng loạn sứ quân sẽ xuất hiện tại Việt Nam không chóng thì chầy.

Trung Khang: Sau khi xuất hiện trở lại, ông Trọng nhắc nhở phải tiếp tục công cuộc chống tham nhũng ‘làm tiếp vụ nào ra vụ nấy…’; ông thấy điều này có hàm ý gì?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi chỉ thấy một hàm ý là ông ta đang quyết tâm đốt lò. Nhưng theo cảm nhận riêng của tôi, qua lần tái xuất hiện của ông Trọng, tôi cảm giác rằng, ông ta đang thay đổi một cách tự nhiên. Sau một sang chấn mạnh dẫn đến sang chấn thần kinh não trạng, thì dẫn đến thay đổi lớn đối với người bệnh không chỉ về mặt cơ thể, mà còn về mặt tâm sinh lý, nhận thức. Không phải vô tình mà trong những ngày vừa qua khi ông Trọng nằm giường bệnh, đã xuất hiện thông tin đây là kế giả chết bắt quạ. Trong chính trường Việt Nam đầy rẫy mưu mô xảo quyệt, đầy xảo trá, đội trên đạp dưới, nói xấu… thì bất kỳ nhân vật nào suy giảm quyền lực thì sẽ thấy hết tiền hết bạn, hết ông tôi… cực kỳ bạc bẽo.

Thì tôi nghĩ Nguyễn Phú Trọng cũng không tránh khỏi quy luật như vậy. Ông ta cũng nằm trong guồng máy tâm sinh lý chính trị như vậy, để ông ta cảm nhận được những ngày vừa qua, khi ông ta chưa nằm xuống đã xuất hiện những manh nha quyền lực khác, thậm chí muốn chiếm ghế của ông ta. Điều đó cho ông ta thấy những gương mặt khác, tấm lòng khác, cuộc đời khác, không ở đâu có sự trung thành tuyệt đối, huống chi chính trị là con điếm, tất cả chỉ là dậu đổ bìm leo, gần như là lợi dụng nhau. Nguyễn Phú Trọng đang có sự thay đổi trở nên độc đoán hơn, nghiệt ngã hơn… có nghĩa là ông ta sẽ thẳng tay trong chiến dịch đốt lò. Sau khi tái xuất chúng ta thấy ông Trọng không dùng từ nhân văn như trước đây, khẩu khí của ông ta bây giờ cứng rắn hơn, nghiệt ngã hơn.

Trong những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vở kịch hay trong chính trường Việt Nam. Những quan chức tham nhũng sẽ mất ngủ hơn, đặc biệt là những đối thủ chính trị của ông Trọng.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Trong những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vở kịch hay trong chính trường Việt Nam. Những quan chức tham nhũng sẽ mất ngủ hơn, đặc biệt là những đối thủ chính trị của ông Trọng.

Trung Khang: Về mặt nhân sự cho thời kỳ sắp đến, trong phát biểu tại cuộc họp Bộ Chính Trị vào ngày 15 tháng 5, ông Trọng nhắc lại quyết tâm không sử dụng những người có biểu hiện chạy chức, chạy quyền; điều này có ẩn ý gì không?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Theo tôi điều này là cảm tính theo truyền thống chung chung của ông Trọng từ trước đến giờ. Vì từ trước đến nay chưa ai đưa ra được bằng chứng chạy chức chạy quyền mặc dù đã nhắc tới điều này từ 2 năm trước. Nó cũng giống như kê khai tài sản quan chức ở Việt Nam, trong 1 triệu trường hợp chỉ phát hiện 5 hay 7 trường hợp không đúng quy định. Cũng giống như quy định không nịnh bợ, như thế nào là nịnh bợ? Như thế nào là chạy chức chạy quyền? Người ta không đưa ra được tiêu chí, nên tôi không nghĩ rằng điều Nguyễn Phú Trọng nói không thể hiện một quyết tâm hay kế hoạch mà ông ta định làm gì đó.

Trung Khang: Nhân vật Nguyễn Văn Nên có mặt tại cuộc gặp lãnh đạo chủ chốt hôm 14 tháng 5 được nhiều người chú ý. Theo ông vì sao lại như thế?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Có dư luận cho rằng nếu xuất hiện trong nhóm lãnh đạo chủ chốt thì Nguyễn Văn Nên sẽ được bầu bổ sung vào ủy viên bộ chính trị trong đại hội 13, đó cũng là một khả năng, vì đã có tiền lệ như ông Trần Quốc Vượng trước khi được đưa lên thành thường trực ủy ban kiểm tra trung ương thì ông ta cũng là Chánh văn phòng Trung ương đảng thân cận với ông Trọng. Nhưng theo tôi, trường hợp ông Nên không đáng chú ý lắm vì trong những cuộc họp quan trọng luôn có sự xuất hiện của vị chánh văn phòng, là người tổng hợp mọi tình hình và báo cáo ra cuộc họp. Cho nên sự xuất hiện của ông Nên là hết sức bình thường.

Trung Khang: Ông có thể đoán định trước một số kịch bản cho tình hình VN trong thời gian tới?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Như tôi vừa nói thì tình hình Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào sức khỏe ông Trọng. Vì sức khỏe gia giảm sẽ kéo theo gia giảm quyền lực và có thể dẫn đến cát cứ quyền lực, chuyển giao quyền lực về tay người khác. Có thể dẫn đến đấu đá như thời tiền Đại hội 12.

Trong chính trường Việt Nam có một quy luật, tôi tạm cho là quy luật, đó là chính trường Việt Nam vào những năm lẻ thường xung đột nhiều hơn những năm chẵn. Điểm lại từ năm 2019, 2011 và đặc biệt 2015, 2017 xung đột, đấu đá nội bộ ghê gớm hơn những năm chẵn. Và năm nay 2019 có thể sẽ lập lại, và là năm đấu đá quyền lực tơi bời, và cũng có dấu hiệu như vậy trong những ngày ông Trọng nằm giường.

Ngoài ra nó còn phụ thuộc một chút vào vấn đề đối ngoại trong quan hệ với Mỹ, và kéo theo một sự thay đổi không lớn về dân chủ và nhân quyền.

Trung Khang: Xin cám ơn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã trả lời phỏng vấn ngày hôm nay.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Cám ơn Trung Khang đài RFA.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-communist-party-convenes-its-10-plenum-and-nguyen-phu-trong-05162019142000.html

 

Vì sao dân hỏi ông Trọng đã khỏi ‘lú’ chưa?

Nguyễn Hùng

Dù truyền thông nhà nước không nói ông Nguyễn Phú Trọng bị bệnh gì nhưng cũng phải mất tròn một tháng ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước mới có thể xuất hiện trở lại trước công chúng. Vì không rõ ông bị bệnh gì nên khó biết liệu ông sẽ thọ được bao lâu trên cả hai ghế đứng đầu đảng và đứng đầu nhà nước. Trong vai trò tổng bí thư, ông Trọng cũng là Bí thư Quân uỷ Trung ương của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Và trong vai trò chủ tịch nước, ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ngoài ra ông lại có chân trong Đảng uỷ Công an Trung ương. Đây là lý do sức khoẻ của ông vua không ngai sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của hệ thống chính trị Việt Nam.

Trong những năm vừa qua cũng có những chính trị gia có tiếng lẳng lặng ra đi mãi mãi hay rời chính trường vì bệnh tật. Gần nhất là cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Xa hơn nữa có ông ‘tau khoẻ có chi mô’ Nguyễn Bá Thanh. Ở giữa hai ông là hai uỷ viên Bộ Chính trị đã hết thời Đinh Thế Huynh và Phùng Quang Thanh. Câu hỏi ông Trọng sẽ ôm cả hai ghế được bao lâu sẽ vẫn còn treo ở đó trong thời gian trước mắt.

Nhưng một câu hỏi mà mạng xã hội đặt ra khi ông Trọng xuất hiện trở lại là ông đã “khỏi lú chưa”, biệt danh ông có từ khi còn là chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương mà từ lâu bị gọi chệch đi là hội đồng lú lẫn trung ương. Hiển nhiên ông Trọng chẳng vui gì với mác lú cho dù xưa hệ thống tuyên truyền của Việt Nam thích thú với những câu thơ được chính thức lưu hành như “ngu xuẩn nhất nhì là tổng thống Mỹ”.

Về mặt đốt phá tham nhũng, ông Trọng đã làm những việc khiến ông ghi điểm với người dân. Đó là những vụ khởi tố và xét xử liên quan tới tham nhũng mà ngay cả chính ông Trọng trong nhiệm kỳ đầu làm tổng bí thư cũng không thực hiện được. Điều này cho thấy ông Trọng đã loại bỏ được nhiều đối thủ chính trị muốn cản bước ông nhưng ông cũng tạo cho mình nhiều kẻ thù. Đây có thể là lý do những người muốn ông “khỏi lú” sẽ thất vọng.

Trong lúc công cuộc đốt lò đang diễn ra và giữa cuộc chạy đua quyền lực trước Đại hội Đảng lần thứ 13, dự kiến sẽ diễn ra trong năm 2021, khó có hy vọng ông Trọng sẽ có những động thái gì tích cực trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp hay tự do lập hội. Ông không muốn các kẻ thù hiện tại và kẻ thù tiềm năng có thêm đạn để tấn công ông. Và có thể ông cũng không có ý định có những thay đổi căn bản theo xu thế văn minh của thời đại. Ngoài ra các đồng chí Việt Nam làm gì cũng còn phải nhìn ngó các đồng chí Trung Quốc, những người hiện còn kém cởi mở hơn Việt Nam trong một số lĩnh vực trong đó có việc kiểm soát mạng xã hội.

Bản thân ông Trọng cũng không có cương lĩnh cụ thể nào về những thay đổi đối với hệ thống chính trị đã đẻ ra tham nhũng. Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 mà VTV Việt Nam ghi lại bằng video, ông tổng bí thư và chủ tịch nước khẳng định “chưa đặt vấn đề sửa đổi cương lĩnh” của đảng về “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Gần 45 năm sau khi hai miền nam, bắc thống nhất, những người cộng sản vẫn loay hoay trong mớ bòng bong xã hội chủ nghĩa. Bản thân ông Trọng cũng thừa nhận mục tiêu biến Việt Nam trở thành nước “công nghiệp theo hướng hiện đại” vào năm 2020 đã phá sản. Nay ông muốn người ta nhìn xa hơn tới năm 2030, dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản và 2045, 100 năm thành lập nước.

Với việc chấp nhận kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản thừa nhận độc quyền kinh tế là điều ngớ ngẩn. Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương hôm 16/5, ông Trọng yêu cầu các đảng viên không được kỳ thị kinh tế tư nhân, thậm chí ông đề nghị phong anh hùng cho những người xuất sắc.

Nhưng ông Trọng và các đồng chí không chấp nhận một thực tế là độc quyền quyền lực cũng tai hại không kém những gì mà độc quyền kinh tế đã gây ra. Nó khiến các đảng viên bình đẳng hơn các công dân Việt Nam khác. Nếu một người dân Việt Nam không muốn tham gia Đảng Cộng sản, họ không có cơ hội thăng tiến trong các cơ quan nhà nước và trong hệ thống chính trị nói chung. Họ hiển nhiên bị kỳ thị khi muốn tham gia vào lĩnh vực truyền thông vì chỉ Đảng Cộng sản mới có quyền phát hình, phát tiếng và ra báo. Họ khó có cơ hội trở thành đại biểu cho người dân vì Quốc hội không phải là nơi chấp nhận những người ngoài Đảng. Quốc hội khoá 14 hiện nay có tới gần 96% là đảng viên cho dù tổng số đảng viên chỉ chiếm hơn 5% dân số gần 97 triệu. Trong tổng số gần 500 đại biểu Quốc hội, chỉ có 21 người ngoài Đảng, giảm một nửa so với Quốc hội khoá 13.

“Quyền lực có xu hướng tham nhũng; quyền lực tuyệt đối đương nhiên là tham nhũng,” sử gia người Anh, Lord Acton, đã nhận định như vậy. Quyền lực tuyệt đối của Đảng Cộng sản đã góp phần đẻ ra các chính trị gia tham nhũng và cả các chính trị gia tham lam, dốt nát và vô nhân tính. Những chính trị gia quái thai này làm nghèo đất nước, tận thu thuế từ người dân khiến họ cũng thêm nghèo và làm nghèo cả các giá trị căn bản trong xã hội. Lịch sử chưa cho thấy một chế độ độc đảng nào có thể mang lại một xã hội văn minh, bình đẳng và thịnh vượng. Trung Quốc là ví dụ rõ nhất về một quốc gia có nhiều biểu hiện trọc phú – số người giàu nhiều lên nhưng con người vẫn không được tôn trọng, cách ứng xử khi đi ra bên ngoài vô cùng lố bịch và ít ai thích các giá trị Trung Quốc.

Tự do cạnh tranh trong lĩnh vực chính trị và truyền thông không đảm bảo Việt Nam sẽ nhanh chóng giàu mạnh và văn minh. Nhưng ít nhất nó đặt nền móng cho một xã hội như thế. Nó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Người dân cần được biết những gì họ muốn biết, chẳng hạn bệnh tình của ông Trọng trong mấy tuần trước khi ông xuất hiện ra sao. Ông Trọng có đặt câu hỏi về chuyện có nên bầu trực tiếp tổng bí thư hay không tại Đại hội Đảng 13 sắp tới. Đây là câu hỏi thú vị và câu trả lời sẽ có thể là chỉ dấu cho thấy khả năng thay đổi chính trị ở Việt Nam. Nhưng cũng không kém phần quan trọng là cách người ta bầu trực tiếp như thế nào nếu điều này thực sự diễn ra.

Khi đề cập tới việc cần có cái nhìn dài hạn, tránh những khẩu hiệu sáo rỗng tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10, ông Trọng cũng nói: “Đây là thực tiễn, đây không phải lý luận suông. Nhưng mà không có lý luận thì không có phong trào cách mạng.” Lịch sử các phong trào cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng cho thấy họ chỉ giỏi phá chứ không giỏi xây. Bởi vậy không phải tự nhiên người ta hỏi ông Trọng đã “khỏi lú” chưa. Nếu sau Đại hội 13 mà người ta vẫn còn “trìu mến” gọi nhau là đồng chí và vẫn còn tiếp tục vô thời hạn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì câu trả lời có lẽ là ‘hết thuốc’. Hệ thống chính trị hiện hành sẽ đảm bảo hết ông lú này lại nhú ông lú khác mà thôi.

https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-dan-hoi-ong-trong-het-lu-chua/4921612.html

 

Các nhà khoa học Châu Âu nghiên cứu

 lợi ích của hệ ngăn lũ lụt tại Việt Nam

Các nhà khoa học Anh Quốc sẽ lại sang Việt Nam để nghiên cứu lợi ích về kinh tế và môi trường của hệ ngăn lũ lụt tự nhiên tại Việt Nam.

Mạng báo Environmental Online loan tin ngày 17 tháng 5 như vừa nêu, theo đó nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Tobias Borger thuộc Đại học Stirling Anh Quốc, sẽ đến Việt Nam. Công tác lần này là nghiên cứu hiệu quả của hệ cơ sở gồm các vùng đất ngập nước, các công viên ở khu vực thành phố và những bờ sông có cây cỏ tự nhiên nhằm bảo vệ các cộng đồng dân cư khỏi tình trạng lũ lụt và nước dâng.

Theo Tiến sĩ Tobias Borger thì hệ thống ngăn lũ lụt tự nhiên và những biện pháp giảm thiểu được ứng dụng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới từng được bổ sung bằng những công trình cứng như đập, các cửa chặn bằng bê tông, và những cấu trúc nâng cao; tuy nhiên tất cả những công trình này tốn kém cả lúc xây dựng và bảo trì mà lại có thể có những tác động bất lợi về môi trường.

Nhóm nghiên cứu cũng sẽ tìm cách kết hợp thêm giá trị môi trường của những dự án như cải thiện chất lượng không khí, kiểm soát chất gây ô nhiễm nguồn nước, gia tăng khả năng thích ứng với các đợt nắng nóng và ô nhiễm tiếng ồn.

Nhóm nghiên cứu sẽ đặt trụ sở chính tại thành phố Cần Thơ với sự cộng tác của giới chuyên gia thuộc Khoa Kiến Trúc, Xây Dựng và Công Chánh của Đại học Loughborough; và hai đại học Việt Nam là Huế và Cần Thơ.

Việt Nam có nhiều thành phố hiện đang nằm giáp biển và rất dễ chịu tác động bởi lũ lụt, những tác động của biến đổi khí hậu.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/uk-scientists-to-probe-economic-benefits-of-flood-defences-in-vn-05172019091008.html

 

Facebook phản hồi

về việc gỡ bỏ nội dung theo yêu cầu của Việt Nam

Hoàng Long

Facebook đã gỡ bỏ những nội dung liên quan tới hoạt động buôn bán động vật gặp nguy cấp và quảng cáo cờ bạc trái với những điều lệ của họ trong khi hạn chế một số nội dung “vi phạm luật” của Việt Nam, một phát ngôn viên của đại công ty công nghệ này nói với VOA.

Bước đi này được thực hiện giữa lúc Việt Nam đang đẩy mạnh chiến dịch gây áp lực với các nền tảng mạng xã hội nhằm loại bỏ những nội dung bị cho là gây tổn hại đến an ninh quốc gia kể từ khi Luật An ninh mạng gây nhiều tranh cãi chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm nay.

Việt Nam trước đó đã cáo buộc Facebook – một trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam – vi phạm luật này vì nhiều lần không hồi đáp những yêu cầu gỡ bỏ những fanpage bị cáo buộc kích động hoạt động ‘chống phá nhà nước.’

Truyền thông Việt Nam tuần trước cho hay Facebook đã gỡ bỏ “208/211 tài khoản giả mạo, 2.444 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, hơn 200 link bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam, gỡ bỏ 215 fanpage quảng cáo game cờ bạc.”

Trong khi đó Google được nói là đã ngăn chặn “hơn 7.000 video clip, gỡ nguyên 19 kênh có nội dung xấu độc trên mạng xã hội YouTube, đã gỡ 58/63 trò chơi vi phạm pháp luật Việt Nam trên kho ứng dụng Google Play,” và Apple gỡ bỏ “9/15 trò chơi điện tử vi phạm quy định pháp luật Việt Nam trên AppStore” theo yêu cầu của Việt Nam.

Đây là kết quả của điều được mô tả là “các biện pháp đấu tranh an ninh chính trị, kinh tế, kĩ thuật” nhằm buộc các công ty công nghệ tuân thủ luật pháp Việt Nam, theo một bản tin của VietNamNet.

Google và Apple không hồi đáp yêu cầu bình luận của VOA nhưng Facebook xác nhận những nội dung bị gỡ bỏ là “tài khoản giả mạo, việc buôn bán động vật gặp nguy cấp, hoặc việc quảng cáo cờ bạc không được cho phép,” vốn là những nội dung mà Facebook nói trái với Tiêu chuẩn Cộng đồng và Chính sách Quảng cáo của mình.

“Và chúng tôi sẽ loại bỏ những nội dung này ngay khi chúng tôi biết về chúng, bất kể là ai báo cáo với chúng tôi,” một phát ngôn viên của Facebook hồi đáp qua email khi VOA hỏi yêu cầu gỡ bỏ nội dung được Việt Nam đưa ra khi nào.

“Cũng có những lần chúng tôi có thể phải hạn chế tiếp cận nội dung bởi vì nó vi phạm luật ở một nước cụ thể, mặc dù nó không vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng của chúng tôi.”

Với những nội dung rơi vào trường hợp này, Facebook giải thích rằng các đội ngũ pháp lí của họ sẽ “điều tra thấu đáo” để xác định tính chất thỏa đáng về mặt pháp lí của yêu cầu gỡ bỏ. Nếu nội dung được xét thấy có vi phạm luật địa phương, Facebook “có thể” hạn chế tiếp cận nội dung ở nước mà nội dung đó là bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là nội dung đó vẫn có thể được tiếp cận ở những nơi khác trên thế giới.

“Chúng tôi kháng cự và chúng tôi thách thức những yêu cầu dường như vô lí hoặc quá rộng,” phát ngôn viên Facebook nói.

Facebook không cho biết cụ thể trong phản hồi cho VOA những nội dung nào bị hạn chế tiếp cận vì vi phạm luật địa phương ngoài những tài khoản giả mạo và quảng cáo trái quy định, mà thay vào đó, chỉ ra Báo cáo Minh Bạch của họ thống kê số lượng những trường hợp hạn chế.

Báo cáo cho thấy trong khoảng thời gian nửa năm từ tháng 1 tới tháng 6 năm 2018, có tổng cộng 265 trường hợp bị hạn chế tiếp cận, tăng mạnh so với khoảng sáu tháng nửa sau của năm 2017 với chỉ 22 trường hợp. Không có số liệu thống kê được báo cáo cho những năm trước đó.

Việt Nam xem nhiều nội dung đăng tải trên các trang mạng xã hội là “xấu độc” vì chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền và chính phủ cũng như cá nhân các nhà lãnh đạo. Luật An ninh mạng hình sự hóa những nội dung như vậy trong khi cũng yêu cầu các công ty công nghệ mở văn phòng đại diện và lưu trữ dữ liệu cá nhân người dùng tại Việt Nam.

Việt Nam nói luật này không nhằm mục đích kiểm soát hay làm lộ thông tin của công dân mà chỉ phục vụ điều tra, xử lí hành vi vi phạm về an ninh mạng. Nhưng các tổ chức vận động nhân quyền quốc tế chỉ trích nó là công cụ nhằm hỗ trợ lực lượng an ninh mở rộng do thám để phát hiện những người chỉ trích, nghĩa là xâm hại quyền riêng tư của người dùng internet.

Sự phổ biến của Facebook ở Việt Nam đã khiến nhiều người dùng lo ngại về những dàn xếp khả dĩ giữa nền tảng mạng xã hội này và chính phủ Hà Nội. Lo ngại này càng gia tăng khi Facebook bị săm soi về một loạt những vụ bê bối về dữ liệu người dùng trong năm qua khiến công ty này bị điều tra ở Mỹ và một số nước khác trên thế giới.

Facebook hiện vẫn chưa mở văn phòng chính thức tại Việt Nam. Không rõ công ty này có kế hoạch mở văn phòng trong tương lai gần hay không.

Trong một bài viết đăng vào tháng 3, Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, trình bày viễn kiến của ông cho một nền tảng mà ông nói đề cao việc kết nối một cách riêng tư và an toàn. Một trong những nguyên tắc mà ông đúc kết là lưu trữ dữ liệu an ninh.

“Mọi người nên kì vọng rằng chúng tôi sẽ không lưu trữ dữ liệu nhạy cảm ở những nước với thành tích nhân quyền kém như quyền riêng tư và quyền tự do biểu đạt nhằm bảo vệ dữ liệu khỏi bị tiếp cận một cách không thỏa đáng,” ông cam kết.

https://www.voatiengviet.com/a/facebook-phan-hoi-ve-viec-go-bo-noi-dung-theo-yeu-cau-cua-viet-nam/4920731.html