Tin Việt Nam – 17/02/2018
Đục bia rồi đục luôn cả thơ
Nguyễn Anh Tuấn
Nhiều người hẳn đã quen thuộc với hình ảnh cột bia Khánh Khê ở Lạng Sơn dưới đây [ghi nhận sự hi sinh của 650 chiến sĩ thuộc sư đoàn 337 trên biên giới phía Bắc cản bước quân thù năm 1979] cách đây vài năm được báo chí phát hiện là đã bị đục bỏ dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” – một hành vi không chỉ xảo trá với lịch sử, vô ơn với chiến sĩ mà còn đớn hèn và nhục nhã về chính trị.
Và, trong nỗ lực xóa bỏ ký ức tập thể về sự kiện này, người ta đã không chỉ đục bia, mà còn đục cả thơ.
Hôm nay tình cờ thấy người bạn đăng bài thơ ‘Gửi em ở cuối sông Hồng’ như bên dưới:
“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
…
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”
(Dương Soái)
Đây là phiên bản phổ biến của bài thơ hiện nay, được báo chí nhà nước sử dụng mỗi khi nhắc đến, kèm cả dấu 3 chấm (…) ngay trước khổ cuối cùng. [1]
Chưa bàn đến chuyện hay dở của phiên bản này, nhưng đọc lên thấy ý hiển ngôn của nó như thể tâm sự của một thanh niên đi nghĩa vụ quân sự làm lính biên phòng phía Bắc nhớ thương về người yêu ở vùng quê nào đó ở hạ lưu sông Hồng. Cả bài chỉ nhớ, thương, và kỷ niệm, chứ hoàn toàn vắng bóng sự ác liệt của chiến tranh. Bởi vậy đọc câu cuối nghe rất gượng gạo, vì sao cô gái thấy dòng sông ngàu lên sắc đỏ lại hiểu được chiến công của chàng trai? Chiến công gì ở đây, khi mà những đoạn phía trên thấy chàng trai toàn là ‘lên chốt’, ‘xuống sông thả lá’, ‘gặp rét trên đỉnh đồi cao’? Nghe như một anh chàng tân binh đang ‘nổ’ với người yêu vậy.
Ý tứ bài thơ như thế, do đó, vừa rất thường, vừa kém tự nhiên.
Nhưng hóa ra không phải vậy, bài thơ đã bị buộc phải trở nên gượng gạo như thế. Những nhát búa của chế độ kiểm duyệt đã đục đi mất phần lịch sử bi hùng được nhắc đến trong bài thơ. Và, trong khi dấu tích cột bia Khánh Khê bị đục dễ dàng nhận ra bằng mắt thường, thì với bài thơ của Dương Soái ở trên dấu vết ấy chỉ còn lại ba chấm (…).
Mời đọc lại phiên bản đầy đủ của bài thơ ‘Gửi em ở cuối sông Hồng’ dưới đây, hôm nay, 17-2, không chỉ để hiểu vì sao cô gái nhìn sông Hồng ngàu lên sắc đỏ lại có thể hiểu được chiến công của chàng trai (ấy là vì nghìn xác giặc Trung Quốc đã bị hạ gục máu loang ố nơi đầu nguồn), mà còn là để nhớ tới những gì không được phép quên, dẫu bất kỳ ai, quyền cao chức trọng tới đâu, phương cách thô lậu tệ hại thế nào, luôn muốn chúng ta quên.
Gửi em ở cuối sông Hồng
(Dương Soái)
“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979″
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/destroy-tomb-destroy-poem-02172018092059.html
‘Nhớ tháng 2/1979 nhưng không kích động căm thù’
Nhớ lại cuộc chiến biên giới Việt – Trung ngày 17/2 năm là để ghi nhớ, nhưng không phải là để ‘kích động căm thù’, một cựu chiến binh Việt Nam nói.
“Cuộc Chiến Biên giới cần được nhớ lại, không phải để kích động, căm thù hay xiển dương cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà để tránh cho thế trẻ lại phải cầm súng. Việc này thật khó, nhưng tôi cũng chỉ biết mơ ước như vậy,” nhà báo Ngô Nhật Đăng, cựu chiến binh, nêu quan điểm với BBC Việt ngữ qua một phỏng vấn bút đàm:
Cuộc chiến 1979 thực sự đã ‘bắt đầu từ trước’
Chiến tranh biên giới 1979 qua các con số
Một số người ‘bị câu lưu’ vì tưởng niệm 17/2
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Ngày này cũng là ngày mà tôi lên biên giới. Tôi nhập ngũ vào tháng 8/1978 và tối ngày 17/2/1979 thì lên đường Biên giới, mặt trận Cao Bằng.
Thầy vẫn khỏe, vợ con sinh tháng trước là con trai, nhưng em con hy sinh ở Lạng Sơn. U con đau buồn, ốm cả tháng nay…Thư trong túi một liệt sĩ Việt Nam
Ấn tượng thì nhiều, nhưng nhớ nhất có lẽ là khi qua Đèo Giàng gặp từng đoàn đồng bào có cả trẻ em chạy bộ trên đường, họ đi suốt ngày đêm.
Chúng tôi còn ở lại hậu cứ của sư đoàn ở Nà Phạc vài ngày sau khi chiến sự xảy ra.
Tình hình lúc đó cũng căng thẳng do phía Việt Nam bị bất ngờ, để quân Trung Quốc tràn đến thị xã Cao Bằng, nhưng họ đã bị chặn lại với rất nhiều tổn thất.
Sau đó, tôi được phiên chế vào một tiểu đoàn, nhận nhiệm vụ luồn vào sau lưng đối phương, gọi là tiểu đoàn “luồn sâu phá hoại”.
Kỷ niệm thì rất nhiều, nhưng sự khốc liệt, súng đạn, sự tàn phá tận diệt các cơ sở dân sự, nhà dân mới làm chúng tôi ngạc nhiên.
Cả thị xã Cao Bằng hầu như không còn một ngôi nhà nào còn nguyên vẹn.
BBC: Ông nhớ gì nhất về đồng đội cũ của ông trong dịp này?
Sách ở Nông thôn và cuộc chiến 1979
Vì sao VN in sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình?
Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung
Đặng và Hứa ‘khai đao’ ngày 17 tháng 2
Nơi tôi tham gia, lính Trung Quốc chết rất nhiều, việc đầu tiên mà chúng tôi phải làm sau khi họ rút đi, chúng tôi phải đi chôn cất lại, nhiều hố chôn tập thể chỉ vùi lấp sơ sài, thú rừng bới cả thi hài lộ lên mặt đấtÔng Ngô Nhật Đăng
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Ồ, nhớ lắm, chúng tôi lúc đó toàn lính trẻ, lần đầu đi chiến đấu, tôi lúc đó lớn tuổi nhất trong trung đội, 21 tuổi, còn phần lớn là 18,19 tuổi, có đứa mới 17, khai tăng tuổi để đi bộ đội. Nhớ nhất là những anh em đã bị chết.
Hàng năm, những người cùng nhập ngũ đều gặp nhau, nhưng những người cùng ra trận thì ít, xa xôi và mỗi đứa một ngả.
Tôi nhớ một anh quê Bắc Giang, hy sinh khi trong túi nhận được lá thư của gia đình báo, em ruột anh ấy cũng hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn. Trong túi áo có lá thư.
Thú thật, những ngày này, tới mãi gần đây cuộc chiến và sự hy sinh của những người lính ấy mới bắt đầu được truyền thông nhắc đến, đó cũng là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.
BBC: Ông có thể nói rõ hơn về lá thư ở trong túi áo của người lính đó, nó đặc biệt ra sao?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Vâng, khi chôn cất anh ấy, tìm lại những di vật chúng tôi tìm được lá thư, tôi vẫn nhớ những dòng chữ viết:
“Thầy vẫn khỏe, vợ con sinh tháng trước là con trai, nhưng em con hy sinh ở Lạng Sơn.U con đau buồn, ốm cả tháng nay…“
BBC: Gần 40 năm đã trôi qua kể từ ngày 17/2/1979, ông có ý tưởng gì về chuyện hàn gắn giữa cả hai bên Việt Nam – Trung Quốc xung quanh cuộc chiến này?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Cám ơn câu hỏi rất hay, ý tưởng này tôi cũng đã nung nấu từ lâu. Chính năm 2014, BBC Tiếng Việt đã tạo điều kiện cho tôi sang Trung Quốc làm phóng sự, gặp gỡ các cựu binh Trung Quốc tham chiến thời đó.
Nơi tôi tham gia, lính Trung Quốc chết rất nhiều, việc đầu tiên mà chúng tôi phải làm sau khi họ rút đi, chúng tôi phải đi chôn cất lại, nhiều hố chôn tập thể chỉ vùi lấp sơ sài, thú rừng bới cả thi hài lộ lên mặt đất.
Sau này, khi gặp được các cựu binh Trung Quốc, nói chuyện với họ, tìm thăm những nghĩa trang, tôi càng thấy sự tàn khốc của chiến tranh.
BBC: Là người từng trải qua mấy cuộc chiến, ông suy nghĩ gì về chiến tranh và hòa bình?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Từng tham gia chiến tranh, chúng tôi rất hiểu cái giá của nó. Nhất là về mặt địa chính trị hai nước Việt- Trung có chung biên giới. Xử lý quan hê Việt- Trung thế nào để không xảy ra chiến tranh là điều đã mà trong suốt nhiều thế kỷ ông cha ta đã phải làm.
Và lịch sử cũng chỉ rằng, các triều đại Trung Quốc đều có âm mưu xâm lược Việt Nam và các cuộc chiến tranh đó họ đều thất bại từ khi Ngô Quyền đứng lên giành độc lập. Nhưng lịch sử cũng có bài học…
Đọc lại: Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?
Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam
Người Ba Lan suýt ngăn được Cuộc chiến VN?
Chiến tranh là lựa chọn cuối cùng, nhưng là lựa chọn tồi tệ nhất, trách nhiệm lớn nhất suy cho cùng là các nhà chính trịÔng Ngô Nhật Đăng
Trong 200 năm Vương triều nhà Lý, không nổ ra cuộc chiến tranh quy mô lớn nào. Vậy chúng ta rút gì từ bài học đó?
Khi gặp các cựu binh Trung Quốc, phỏng vấn nhiều người, đủ thế hệ nhất là những người trẻ, họ đều không muốn xảy ra chiến tranh.
Có một người nói:
“Nếu là kẻ thù thì phải đánh nhau thôi, nhưng tại sao chúng ta lại nỗ lực biến nhau thành kẻ thù?“
Chiến tranh là lựa chọn cuối cùng, nhưng là lựa chọn tồi tệ nhất, trách nhiệm lớn nhất suy cho cùng là các nhà chính trị. Và truyền thông cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhân dân hai nước hiểu nhau, bắt đầu là nhìn vào lịch sử, trả lại sự thật cho lịch sử, tìm ra nguyên nhân làm nảy sinh chiến tranh.
Vì thế, những này này, cuộc chiến tranh Biên giới cần được nhớ lại, không phải để kích động, căm thù hay xiển dương cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà để tránh cho thế trẻ lại phải cầm súng. Việc này thật khó, nhưng tôi cũng chỉ biết mơ ước như vậy.
BBC: Ông nghĩ sao về Trung Quốc ngày nay, đặc biệt các động thái của họ ở trên Biển Đông, nơi mà nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế cho rằng Bắc Kinh đã và đang tỏ ra ngày càng lấn lướt trong các tranh chấp và tuyên bố chủ quyền, từ câu chuyện đưa ra bản đồ Lưỡi bò cho đến các giàn khoan được đưa vào khu vực gây xôn xao dư luận và gần đây nhất là Tứ sa?
Nhà báo Ngô Nhật Đăng: Vâng, Trung Quốc đang làm cả thế giới lo ngại với việc họ chạy đua vũ trang gần đây, đặc biệt trên biển Đông, nhất là việc họ chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và một số đảo của Trường Sa của Việt Nam. Trong thế kỷ này, Thái Bình Dương là huyết mạch của nền kinh tế thế giới, Biển Đông cũng là vị trí quan trọng trong con đường huyết mạch này.
Nhìn trên bản đồ, Trung Quốc chỉ có thể đi ra thế giới bằng đường biển, phía bắc có các cảng nước sâu nhưng đóng băng vào mùa đông, lui xuống phía Nam thì Đài Loan án ngữ, vùng biển Nam Trung Hoa thì biển nông và nhiều mưa bão, nên chỉ còn Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.
Nhưng nếu nhìn thật sâu vào TQ ta thấy có các vấn đề sau.
Dù đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc không được đánh giá là một quân đội mạnh, nhất là chính sách một con, bạn thử tưởng tượng khi đứa con độc nhất hy sinh thì tác động tâm lý lên xã hội sẽ thế nào?Ông Ngô Nhật Đăng
Thứ nhất: họ không có chính danh trong việc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Thứ hai, dù tăng trưởng ngoạn mục nhiều năm, nhưng nền kinh tế Trung Quốc không phải là một nền kinh tế bền vững, chạy đua vũ trang sẽ là một gánh nặng.
Thứ ba, dù đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc không được đánh giá là một quân đội mạnh, nhất là chính sách một con, bạn thử tưởng tượng khi đứa con độc nhất hy sinh thì tác động tâm lý lên xã hội sẽ thế nào?
Và cuối cùng, nội bộ Trung Quốc còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Cộng đồng thế giới cũng sẽ không để họ làm mưa làm gió.
Không như ngày trước, vai trò của các nước nhỏ cũng rất quan trọng, Việt Nam cần phải có đối sách thích hợp, mềm mỏng nhưng không hèn yếu.
Ông Ngô Nhật Đăng hiện sinh sống tại Gò Công, Tiền Giang, là nhà báo tự do và là một Facebooker, ông từng tham gia Cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979;cuộc phỏng vấn, phản ánh quan điểm riêng của người trả lời, được Quốc Phương của BBC thực hiện qua bút đàm hôm 16/2/2018.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43088305
Asia Sentinel: bản án Hoàng Bình
là điềm gở cho môi trường Việt Nam
Đến nay đã rõ: trong cuộc chiến giữa môi trường với tiến trình kỹ nghệ hóa và chính phủ của thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, chính phủ và kỹ nghệ hóa đã thắng.
Đây là nhận định của báo mạng Asia Sentinel đưa ra hồi tuần qua, sau khi thế giới chứng kiến bản án 14 năm tù mà nhà cầm quyền CSVN đưa ra đối với nhà hoạt động Hoàng Đức Bình. Tờ báo có trụ sở chính tại Hong Kong nhận định, đây là hình phạt hà khắc nhất trong một loạt hành động của nhà cầm quyền đối với các blogger và người biểu tình vì môi trường.
Vào tháng Tư năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra và lan rộng từ vùng biển ngoài khơi khu kinh tế Vũng Áng. Thảm họa hình thành như là một cuộc xung đột kinh điển giữa tiến trình kỹ nghệ hóa và môi trường, cũng như là một phép thử đối với độ nhanh nhạy về chính trị của chính phủ mới được thành lập của ông Nguyễn Xuân Phúc.
Các chủ biên của tờ Asia Sentinel nhận định rằng, các nhà hoạt động ở Việt Nam đã thua trong một khí hậu chính trị đang ngày càng khắc nghiệt hơn. Họ ghi nhận vào lúc bài báo đang được viết, có ít nhất 10 người nhà hoạt động khác đã bị nhà cầm quyền CSVN đưa ra tòa xét xử, kết án và tuyên án từ 5 tới 10 năm tù, trong khi còn nhiều người khác vẫn còn đang bị tạm giam chưa đưa ra xét xử.
Họ cho rằng bản án đối với ông Hoàng Bình là một điềm gở cho những sự việc còn tồi tệ hơn nữa sẽ xảy ra.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/asia-sentinel-ban-an-hoang-binh-la-diem-go-cho-moi-truong-viet-nam/