Tin Việt Nam – 17/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 17/01/2018

Toyota và Honda ngừng xuất xe sang Việt Nam

Hai hãng Nhật tạm ngừng xuất xe sang Việt Nam từ đầu năm 2018 do Nghị định 116 thắt chặt kiểm tra đối với xe nhập khẩu, báo Nhật cho hay.

Nghị định 116 có hiệu lực sau khi Việt Nam cắt giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm ô tô nhập từ các nước Asean từ mức 30% về mức 0% từ ngày 1/1/2018.

Việc thực hiện giảm thuế suất của Việt Nam chậm hơn hai năm so với các nước khác trong khu vực.

TBT Trọng ‘đánh giá cao’ dự án ô tô Vinfast

Dự án xe hơi của VinGroup hưởng ưu đãi thuế

Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?

Tờ Nikkei Asian Review hôm 17/1 cho hay, việc Việt Nam thắt chặt kiểm tra đối với xe nhập khẩu là động thái được những người trong ngành công nghệ ô tô coi là bảo hộ.

Hôm 16/1, Toyota cho biết họ ngừng sản xuất xe dành để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Hãng xe Nhật có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam nhưng nhập xe từ Thái Lan, Indonesia và Nhật. Thương hiệu này chiếm khoảng 1/5 lượng xe bán ra trên thị trường, tức 1.000 chiếc/tháng. Các mẫu xe nhập khẩu bao gồm xe pickup Hilux, Yaris, Fortuner và Lexus.

“Thị trường Việt Nam giảm sút rõ rệt hồi năm ngoái vì khách hàng chần chừ mua xe để đợi cắt giảm thuế nhập khẩu,” Chủ tịch Toyota Motor Thái Lan Michinobu Sugata được Nikkei Asian Review dẫn lời.

Trên thực tế, doanh số bán xe tại Việt Nam tính từ tháng 1 đến tháng 11/2017 giảm 10% còn 245.000 chiếc.

Ở những nơi xe hơi bị ghét bỏ

Sáu ý tưởng hay làm thay đổi việc đi xe trong thành phố

Nhật và EU ‘sắp đạt thỏa thuận mậu dịch tự do’

Kinh tế Nhật tăng trưởng hơn dự kiến

‘Cú chốt hạ’

“Chúng tôi đã dự báo sẽ có bước nhảy vọt lớn trong năm 2018 nhưng do những rào cản phi thuế quan do chính phủ Việt Nam đề ra, chúng tôi không thể xuất xe đến thị trường này nữa”, ông Sugata nói.

Nghị định 116 đưa ra các yêu cầu về kiểm tra khí thải và an toàn đối với mọi lô xe nhập khẩu. Trước đây chỉ có lô đầu tiên mới phải tiến hành kiểm tra.

Theo Nikkei Asian Review, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật tại Việt Nam cho biết một bài kiểm tra phát thải “có thể mất hai tháng và chi phí lên tới 10.000 đôla.” “Yêu cầu này sẽ gây lãng phí rất lớn về thời gian và tiền bạc”, tổ chức này đã gửi kiến nghị đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 12/2017.

Hồi tháng 11/2017, báo Zing mô tả, Nghị định 116 là “cú chốt hạ làm sạch thị trường xe nhập khẩu”. Tờ báo dẫn lời chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói Nghị định 116 “thể hiện rõ ý muốn siết chặt thị trường ô tô nhập khẩu, không còn đường lách cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tư nhân.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42699582

 

Việt Nam: Giới luật sư ‘chia rẽ’ vì phiên tòa ông Thăng?

Một luật sư nói với BBC rằng giới luật sư có những ý kiến “khác nhau” về phiên xử Đinh La Thăng vì một số người “khó nắm bắt vấn đề nếu không trực tiếp tham gia phiên tòa.”

Hôm 17/1, ông Đinh La Thăng và các bị cáo “chủ chốt” trong vụ tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nói lời cuối cùng về “gia cảnh” của họ trước khi tòa nghị án.

Ông Đinh La Thăng đang đối mặt với bản án 14-15 năm tù về tội “Cố ý làm trái…”, ông Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị tù chung thân về hai tội “Tham ô” và “Cố ý làm trái…”

Lời cuối của bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh

Vì sao nhà Trịnh Xuân Thanh nộp khắc phục 4 tỷ?

Vì sao hai luật sư của ông Thanh rút lui?

VN ‘chặn luật sư Đức của ông Trịnh Xuân Thanh’

‘Quan điểm chủ quan’

Hôm 17/1, trả lời BBC từ Tuy Hòa, Luật sư Nguyễn Khả Thành, trưởng Văn phòng luật mang tên ông, nói: “Một phiên tòa lớn thế này thì chắc chắc luôn có những ý kiến khác nhau của giới làm nghề luật xoay quanh khía cạnh pháp lý.”

“Tuy vậy, tôi cho rằng giới luật sư không chia rẽ gì lắm đâu. Vì những người không trực tiếp tham gia phiên tòa thì khó nắm bắt vấn đề và những luận cứ được đưa ra.”

Ở quốc gia nào cũng vậy, trong những vụ xử thế này bao giờ cũng có quan điểm chủ quan, chứ không hoàn toàn tuân theo pháp luật.luật sư Nguyễn Khả Thành

“Thông tin bên ngoài tòa đôi lúc không được chuẩn xác như người bên trong biết.”

“Ở Việt Nam chưa có nhiều án lệ, nhất là án lệ về tội “Cố ý làm trái…” nên tùy theo đánh giá của mỗi luật sư sẽ nêu quan điểm của họ về phiên tòa.”

Đề cập về yếu tố chính trị có chi phối phiên tòa xử ông Thăng, Luật sư Khả Thành nói: “Người ta nói rằng, ở quốc gia nào cũng vậy, trong những vụ xử thế này bao giờ cũng có quan điểm chủ quan, chứ không hoàn toàn tuân theo pháp luật.”

“Tùy theo tình hình nên có thể đánh giá mức độ đó khác đi, chứ khó áp dụng pháp luật 100%”

“Tôi thấy rằng thường đưa những vị lãnh đạo cao cấp ra xử thì cũng là hình thức răn đe, vì hồi nào đến giờ chưa có.”

“Ở góc độ luật sư, tôi nghĩ rằng các luật sư bào chữa cho ông Thăng, ông Thanh thì họ cũng cố gắng đem hết khả năng lý luận, trình bày luận cứ giúp cho thân chủ.”

“Nhưng rồi quyết định thế nào thì tùy vào Hội đồng Xét xử, họ có nghe hay không còn tùy vào chủ quan của họ.”

Bình luận về những lời cuối của ông Thăng và ông Thanh về gia cảnh và xin lỗi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước tòa hôm 17/1, luật sư Khả Thành nói: “Thông thường, các bị cáo chọn cách đó, xúc động rồi khóc luôn. Chỉ có một số người rất bản lĩnh thì mới không như thế thôi.”

Bình luận trên Facebook

Trong lúc phiên xử diễn ra, nhiều luật sư đã lên Facebook nêu quan điểm của họ về vụ án.

Luật sư Lê Văn Thiệp, bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh, cập nhật tin tức và trực tiếp bình luận trên Facebook của ông.

Bênh vực thân chủ Trịnh Xuân Thanh, ông Thiệp viết: “Tôi hay ai tiếp xúc với anh Thanh cũng thấy anh là người hào sảng, quân tử, sòng phẳng, đàng hoàng….. và cũng chân thật….”

Hai phiên tòa và giọt nước mắt quan chức

Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’

Một người khác, luật sư Trần Vũ Hải, cũng dùng Facebook để nói rằng ông Đinh La Thăng “không có tội”.

Nhưng luật sư Trần Đình Triển lại viết ông Đinh La Thăng là “ăn tàn, phá hoại”.

Còn một người Nhật sống ở Việt Nam và viết tiếng Việt, Hirota Fushihara, đăng một số bài phân tích luật pháp để biện hộ rằng ông Đinh La Thăng “vô tội”.

Ông Fushihara nói: “Cơ quan điều tra và VKS, nếu họ biết pháp luật, không nên đưa những những chủ trương thiếu cơ sở pháp lý và không liên quan đến pháp luật vào lao lý.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42699586

 

Ông Thăng ‘xin về nhà ăn Tết’,

ông Thanh ‘xin bác Trọng tha’

Các bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản tại PVN và PVC nói những lời cuối cùng về “gia cảnh” của họ sáng 17/1 trước khi tòa nghị án.

Ông Đinh La Thăng đang đối mặt với bản án 14-15 năm tù về tội Cố ý làm trái, ông Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị tù chung thân về hai tội Tham ô và Cố ý làm trái.

Vì sao nhà Trịnh Xuân Thanh nộp khắc phục 4 tỷ?

Hai phiên tòa và giọt nước mắt quan chức

Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’

LS Schlagenhauf ‘theo dõi sát vụ ông Thanh’

Xử ông Thăng nhưng có ‘xử được cơ chế’?

Ông Đinh La Thăng ‘xin được ăn Tết cùng gia đình’

Theo báo Thanh Niên, ông Thăng nói “sau 35 năm công tác, trong đó có 33 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng cho tới nay ,không bao giờ nghĩ lại có ngày đứng trước phiên tòa nói lời cuối cùng.”

“Đối với bị cáo, làm việc không có ngày nghỉ lễ, tết. Vợ bị cáo mỗi dịp Tết đến bao giờ cũng hỏi, Tết này anh đi công trường nào, chứ không hỏi Tết này anh có ở nhà không,” ông Thăng nói.

Ông còn trình bày rằng khi vợ sinh hai con gái bản thân bị cáo không có mặt bên cạnh, nhưng đã bay vào TP.Hồ Chí Minh để thăm vợ cấp dưới khi sinh nở, để cấp dưới ở lại điều hành công việc…

Dù vậy, ông Thăng thừa nhận trong quá trình điều hành PVN có xảy ra khuyết điểm, tồn tại mà đến hôm nay, một số người phải đứng trước tòa.

Ông Thăng nói hơn 30 năm qua, ông vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ và còn nhiều “món nợ”.

Mong Hội đồng Xét xử cho bị cáo ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, với bạn bè, với người thân. Sau đó, bị cáo chấp hành án phạt tù mà chưa biết đến bao giờ mới có thể ra đượcĐinh La Thăng

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Thăng:

“Ở ngành giao thông, 5 năm giữ cương vị người đứng đầu, bị cáo còn nợ đường bộ cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành và đường sắt cao tốc để có thể ‘ăn sáng Hà Nội, tối càphê TP.HCM’.

Ở TP.HCM, bị cáo còn nợ người dân lời hứa đưa TP trở lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông, nợ TP một khát vọng bình an, không cướp giật, nợ khát vọng đưa Củ Chi thành trung tâm hành chính mới, nợ Cần Giờ ước vọng trở thành Singpaore”.

Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Thăng: “Hôm nay đứng trước tòa nói lời sau cùng và đối diện với án phạt, bị cáo cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân, các thế hệ lao động dầu khí, xin lỗi ngành giao thông, xin lỗi nhân dân TP. Hồ Chí Minh.”

Ông cho biết cha ông, năm nay 87 tuổi vừa đi cấp cứu vài ngày trước tại bệnh viện Bạch Mai và mong HĐXX thay đổi hình thức ngăn chặn để có điều kiện thăm bố.

“Mong Hội đồng Xét xử cho bị cáo ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, với bạn bè, với người thân. Sau đó, bị cáo chấp hành án phạt tù mà chưa biết đến bao giờ mới có thể ra được,” ông Thăng nói.

Trịnh Xuân Thanh ‘xin lỗi bác Trọng’

Cũng theo báo Thanh Niên, khi nói lời cuối cùng trước tòa, ông Trịnh Xuân Thanh “khóc nấc, nghẹn ngào xin lỗi Đảng, Nhà nước và đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.”

Ông Thanh nói hai năm qua, ông đã bị vướng vào kỷ luật, như đi ô tô biển số xanh, tạo dư luận không tốt…. Khi trốn sang Đức, cũng đã viết thư gửi cho Bộ Chính trị vì bản thân cảm thấy rất ân hận.

“Bị cáo mong Hội đồng xét xử sau khi kết thúc vụ án cho phép bị cáo được quay trở lại Đức lần cuối cùng để thăm vợ con, sau đó về chịu án tù,” ông nói tiếp.

Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con.Trịnh Xuân Thanh

“Bị cáo thực sự nhiều đêm không ngủ, rất hối hận. Bị cáo cũng muốn xin lỗi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xin lỗi nhân dân cả nước”, Trịnh Xuân Thanh nghẹn ngào.

Ông nói rằng còn gia đình ở bên Đức, vợ không biết tiếng và chăm sóc hai con nhỏ.

Vì sao hai luật sư của ông Thanh rút lui?

“Bị cáo rất ân hận, rất hối hận. Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con”, Trịnh Xuân Thanh khóc nấc, nói lời cuối cùng trước toà.

Mạng xã hội nói gì?

Vu Hai Tran

Bồi thẩm đoàn FB sẽ phán ông Đinh La Thăng và các cộng sự vô tội hay có tội? (Nếu bạn cho rằng vô tội, ghi số 0, nếu cho rằng có tội, ghi số 1, hãy chia sẻ để nhiều bạn cùng có ý kiến).

Ở nhiều nước, không phải các thẩm phán kết luận bị cáo có tội hay vô tội, mà bồi thẩm đoàn. Bồi thẩm đoàn được chọn ra từ những công dân bình thường, trưởng thành, không có tiền án tiền sự trước đó (đại loại vậy). Tham gia bồi thẩm đoàn là nghĩa vụ công dân ở nhiều bang thuộc nước Mỹ, từ cựu tổng thống cho đến người Việt nhập cư có quốc tịch Mỹ.

Thế nên, mặc cho các luật sư, kiểm sát viên (công tố viên), luật sư, chuyên gia luật có ý kiến này nọ, mỗi công dân FB theo dõi kỹ một phiên toà có thể tự đưa ra ý kiến của mình về một bị cáo, người đó có tội hay không theo cáo buộc của Viện Kiểm Sát.

Vụ án Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh là vụ án Việt nam được mạng xã hội bàn tán nhất từ trước đến nay, với đủ loại quan điểm, ý kiến, từ đủ mọi tầng lớp. Tạm coi có bồi thẩm đoàn FB, giả thiết mỗi người có ý kiến vào bài này là một thành viên bồi thẩm đoàn FB. Bồi thẩm đoàn FB sẽ phán ông Đinh La Thăng và các cộng sự như thế nào? Vô tội hay có tội, đối với tội danh “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ Luật Hình Sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)? Nếu bạn cho rằng vô tội, ghi số 0, nếu cho rằng có tội, ghi số 1.

Ông Đinh La Thăng và các cộng sự lãnh đạo tập đoàn Dầu khí (PVN) đang bị xét xử về tội danh trên, do chỉ định công ty PVC (là công ty con của PVN, mà Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch) làm tổng thầu cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 và tạm ứng cho PVC 1115 tỷ trái nguyên tắc. Theo Viện Kiểm Sát việc chỉ định và tạm ứng này khiến PVN bị thiệt hại 119 tỷ đồng, trên cơ sở tính tiền lãi số tiền do PVC “chiếm dụng sai”.

Trong khi đó bị cáo Đinh La Thăng và các luật sư tuy có thừa nhận việc trên có sai sót, nhưng phù hợp với chủ trương của Kết luận 41 của Bộ Chính trị năm 2006 phát triển PVN thành tập đoàn mạnh, kinh doanh đa ngành nghề và Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ thể hiện trong công văn 49/TB của Văn phòng Chính phủ năm 2009, cho phép PVN sử dụng dịch vụ của đơn vị thành viên và chỉ định thầu đối với dự án Nhiệt điện này. Thiệt hại 119 tỷ đồng là thiệt hại “ảo, giả định giảm lãi”, không phải là thiệt hại thực tế, không thể sử dụng để xác định khung hình phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo.

Tất nhiên còn nhiều ý kiến khác, theo quan điểm, vị trí và kinh nghiệm của mỗi người. Còn bạn, sẽ ghi số 0 (vô tội) hay số 1 (có tội) đối với ông ĐLT và cộng sự về tội danh này? Bạn hãy chia sẻ để nhiều bạn cùng có ý kiến!

Tôi sẽ tổng kết và công bố “kết quả biểu quyết” trong ngày Toà án tuyên án vụ án này. Tất nhiên, chúng ta không có ý định và không thể làm thay chức năng xét xử của Toà án.

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến “ủng hộ, đồng cảm” với một số bị cáo. Trước đó, Facebook có xuất hiện một trang kêu gọi giảm án cho ông Đinh La Thăng. Tính đến thời điểm hiện tại, trang này này có gần 100,000 người likes.

Cần 10 Triệu người dân xin giảm án cho ông Đinh La Thăng

Sau khi lập Page được hơn 12 tiếng, Page đã Có hơn 10.000 người tham gia ủng hộ, và có 1 số bạn cảm thấy rất đau xót cho Ông Thăng, ngay từ trong tin nhắn mình nhận đc, mình cảm nhận đc điều đó, và cũng có rất nhiều bạn gợi ý muốn góp tiền đế trả tiền quảng cảo trên Facebook, Và mình cũng nói rõ, Gia đình mình rất nghèo, không thế trả tiền cho Facebook đế quáng cảo đế Page đc nhanh chống nối tiếng, Và mình cũng ko thế nhận tiền của các bạn đế trả tiền cho Facebook đc, vì 1 khi liên quan đến tiền bạc, mọi thứ sẽ rất rắc rối,

Và mình muốn đế Page này là tất cá những gì sự thật của Lòng Dân, ko liên quan đến tiền bạc, kinh tế.

Mình sẽ cố gắng hết sức đế góp 1 phần nào đó đế giúp cho Bác Thăng trắng án, ít nhất là cũng giám tội,

Mong tất cá Bà con hãy suy nghĩ về công lao của Bác Thăng mà ủng hộ cho Bác ấy!

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42714793

 

Ngân hàng phá sản: Người dân lo gì?

Hoà Ái, RFA

Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng hồi tháng 11 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.

Mặc dù giới chuyên gia cho rằng luật mới này có thể giúp kiểm soát và quản lý những ngân hàng yếu kém được hiệu quả hơn, thế nhưng dân chúng tại Việt Nam tỏ ra hoang mang và lo lắng trước thông tin ngân hàng được phép phá sản.

Quản lý chặt chẽ hơn

Một ngày sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực, vào tối ngày 16 tháng Giêng, từ Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính-ngân hàng độc lập, cho RFA biết Luật ban hành vừa nêu có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất, Luật không cho phép lợi ích nhóm nảy sinh trong hệ thống ngân hàng, thông qua quy định giới lãnh đạo ngân hàng không thể là lãnh đạo của doanh nghiệp trong cùng thời gian. Thứ hai, Luật quy định về phá sản ngân hàng.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, các ngân hàng hoạt động yếu kém, bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng 5 phương án để tái cơ cấu, bao gồm phục hồi; sát nhập; giải thể; chuyển giao bắt buộc và phá sản.

Một khi 4 phương án đầu tiên không thể thực hiện được, ngân hàng yếu kém được kiểm soát đặc biệt sẽ nhận quyết định chọn phương án phá sản theo chủ trương của Chính phủ đề ra. Khi đó, Ban kiểm soát đặc biệt cùng phối hợp với ngân hàng xây dựng phương án phá sản để trình với Ngân hàng Nhà nước.

Trong vòng 30 ngày nhận được phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi và trình Chính phủ phê duyệt cho phép ngân hàng phá sản theo Điều 52 hay không. Nếu một ngân hàng hoạt động yếu kém được cho phép phá sản thì ngân hàng đó sẽ bị đưa ra tòa án phá sản.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, một số chuyên gia cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có tác dụng hệ thống hóa một cách rõ ràng hơn trong việc quản lý các ngân hàng hoạt động yếu kém, không hiệu quả so với Luật Các tổ chức tín dụng được ban hành trước đó. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nêu lên nhận định của ông:

“Luật sửa đổi này đưa ra trình tự là Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ sẽ giải quyết một ngân hàng yếu kém như thế nào. Có nghĩa rằng với việc phá sản ngân hàng, không phải ngân hàng yếu kém là tự động bị phá sản mà phải qua một trình tự rất lâu dài cũng như qua các bước từ việc Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp phục hồi hay không phục hồi, sẽ giúp sát nhập hay không sát nhập, bắt chuyển giao cho một tổ chức tín dụng khác và đến cuối cùng mới là phá sản. Thành ra, đúng là Luật sửa đổi này chặt chẽ hơn và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng mà có thể bị phá sản.”

Thành ra, đúng là Luật sửa đổi này chặt chẽ hơn và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng mà có thể bị phá sản

– TS. Nguyễn Trí Hiếu

Quyền lợi của khách hàng

Bên cạnh những ý kiến khẳng định Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản, chúng tôi cũng ghi nhận không ít người lên tiếng Luật này chưa xét đến rủi ro của người gửi tiền. Báo giới trong nước mới đây nhắc lại, trong phiên chất vấn với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hồi trung tuần tháng 11 năm 2017, nhiều Đại biểu Quốc hội thắc mắc về tiền gửi của người dân trong ngân hàng bị phá sản sẽ ra sao khi chiếm đến 80% tổng số tiền gửi ngân hàng, cũng như niềm tin của người gửi tiền sẽ thế nào khi hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng gửi vào ngân hàng và chỉ được nhận lại bằng khoản bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng theo quy định hiện hành?

Trao đổi với chúng tôi, một vài chuyên gia ở trong nước cho biết nguyên tắc đầu tiên khi ngân hàng bị phá sản là tài sản ngân hàng đó phải trả lại cho ngân sách nhà nước trước và sau đó đến lượt trả cho các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia này cũng nhấn mạnh hiện tại Việt Nam có nhiều khách hàng gửi tiền tỷ, thậm chí vài chục tỷ đồng và với số tiền bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng như thế, khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy bất an.

Đại diện một doanh nghiệp tư nhân ở Sài Gòn nói với RFA Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi gây tác động rất lớn đến số đông khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ cũng như thành phần người dân để dành tiền dưỡng già:

“Những người lấy tiền hưu gửi tiết kiệm để sống an phận sẽ chết trước. Ví dụ, họ gom góp số tiền 400-500 hay 700-800 triệu, nói chung số tiền này là có thì họ buồn, họ lo, họ rầu. Khi luật này có hiệu lực, thì họ đi rút hoặc chia nhỏ ra. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, lẻ, tư nhân thì họ sẽ chết. Tại vì, tài sản của họ thế chấp chỉ được 50% trên giá trị tài sản thật, nên khi ngân hàng phá sản rồi thì tài sản của họ có thể bị mất luôn.”

Những người lấy tiền hưu gửi tiết kiệm để sống an phận sẽ chết trước. Ví dụ, họ gom góp số tiền 400-500 hay 700-800 triệu, nói chung số tiền này là có thì họ buồn, họ lo, họ rầu. Khi luật này có hiệu lực, thì họ đi rút hoặc chia nhỏ ra. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, lẻ, tư nhân thì họ sẽ chết. Tại vì, tài sản của họ thế chấp chỉ được 50% trên giá trị tài sản thật, nên khi ngân hàng phá sản rồi thì tài sản của họ có thể bị mất luôn

– Đại diện doanh nghiệp tư nhân ở Sài Gòn

Vị đại diện cho doanh nghiệp tư nhân không muốn nêu tên còn chia sẻ Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi tạo điều kiện cho thành phần doanh nghiệp không làm ăn chân chính có thể được hưởng lợi:

“Những doanh nghiệp nào mà đi cửa sau thì sẽ vui. Ví dụ, tài sản của một doanh nghiệp trị giá thực tế là 1 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp đó đút lót để được tăng giá trị lên 1, 5 tỷ. Những doanh nghiệp lớn thường vay nhiều hơn là cho vay. Nếu ngân hàng phá sản thì họ càng mừng nữa. Nói thật là như vậy.”

Qua thông tin về Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, quy định về ngân hàng phá sản, chính thức có hiệu lực từ ngày 15 tháng Giêng, một số người dân bày tỏ với RFA nỗi lo lắng không biết phải làm gì với số tiền chắt chiu, dành dụm để phòng thân của họ. Họ nói rằng, giữ ở nhà thì sợ cướp, gửi ngân hàng thì làm sao biết được ngân hàng nào uy tín và an toàn, khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố không thể công khai danh sách xếp hạng tổ chức tín dụng, vì được sử dụng để quản lý điều hành chính sách và nếu chọn gửi ngân hàng thì lại ngày đêm nom nóp lo sợ không biết khi nào ngân hàng mình gửi tiền thông báo bị phá sản.

Trước sự hoang mang, không yên tâm của người dân lẫn những thắc mắc của các Đại biểu Quốc hội như chúng tôi đã đề cập, giới chức Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa phổ biến rộng rãi đến công chúng những giải pháp bảo đảm quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi được ban hành, ngoại trừ lời khẳng định khái quát của Thống đốc Lê Minh Hưng rằng trong bất kỳ trường hợp xử lý phương án nào đối với tổ chức tín dụng thì vẫn đảm bảo mục tiêu giữ được lòng tin và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Commercial-banks-file-for-bankruptcy-what-customers-worry-about-01162018145136.html

 

Việt Nam khen ngợi Google gỡ ứng dụng ‘Lấy lại quê hương’

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Việt Nam Trương Minh Tuấn hôm 17/1 lại đề nghị Google mở văn phòng đại diện để quản lý thông tin có nội dụng phản động, chống phá nhà nước.

Ông Trương Minh Tuấn nêu lên đề nghị này với bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và Quan hệ chính phủ của tập đoàn Google tại Châu Á – Thái Bình Dương, trong một cuộc gặp ở Hà Nội hôm 17/1.

Báo VietnamNet nói ông Tuấn khen ngợi thiện chí của Google trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube trong thời gian qua, đặc biệt gỡ ứng dụng trò chơi “Lấy lại quê hương,” được cho là có nội dung “phản động, chống phá nhà nước” ra khỏi ứng dụng Google Play, đồng thời gỡ bỏ 6 video giới thiệu trò chơi này trên YouTube.

Trò chơi “Lấy lại quê hương” nói về cuộc đối đầu bằng vũ lực trong đó có những nhân vật được cho là mô phỏng theo các nhà lãnh đạo ở Hà Nội.

Báo trong nước cho biết tính đến ngày 31/12/2017, Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 6423/7410 video clip khỏi YouTube, cùng với 6 trò chơi khỏi Google Play.

Ông Tuấn một lần nữa đề nghị Google mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và bày tỏ mong muốn Google tìm hiểu kỹ pháp luật Việt Nam, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý vi phạm trên YouTube. Ngoài ra, phía Việt Nam còn đề nghị thiết lập một kênh riêng giữa Bộ Thông Tin và Google để thúc đẩy hợp tác nhiều hơn nữa.

Đài truyền hình VTC trích lời bà Ann Lavin nói Google cam kết tuân thủ pháp luật các nước sở tại, trong đó có Việt Nam: “Chúng tôi hiểu sâu sắc đó là nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại Việt Nam nên việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết để tuân thủ.”

Ngoài ra, theo báo Hà Nội Mới, Google sẽ phối hợp với Bộ Thông Tin Việt Nam nhằm xây dựng, thực hiện ‘danh sách đen’ (black list), tức là danh sách cấm, và ‘danh sách trắng’ (white list), – tức là được phép. Google còn cử một chuyên gia tới Việt Nam để tư vấn về an toàn thông tin, chia sẻ thông tin với Chính phủ Việt Nam.

Vào tháng 5 năm ngoái, hãng tin Reuters cho biết ông Eric Schmidt, Chủ tịch Điều hành tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, trong một cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định Google sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.

Lúc đó, người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng đề nghị tập đoàn này “sớm mở văn phòng đại diện chính thức ở Việt Nam”. Tuy nhiên, hãng tin Reuters tường thuật rằng Google cho biết rằng công ty này hiện chưa có kế hoạch mở cửa văn phòng đại diện ở Việt Nam.

Việt Nam từ đầu năm ngoái đã “bắt đầu gây áp lực đối với các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.

Việt Nam thời gian qua đã bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích về vấn đề “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ các cáo buộc này.

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-khen-ngoi-google-go-ung-dung-lay-lai-que-huong/4211496.html

 

“Khắc phục hậu quả”

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Tuần qua, vụ các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị cáo ra tòa    trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam tiếp tục lôi kéo sự chú ý của dư luận. Diễn đàn Kinh tế đề nghị một cách lý giải bất ngờ về một hệ thống tòng thuộc kinh tế chính trị…

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, vụ xét xử các bị can liên hệ đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam vẫn chưa kết thúc và có thể kéo dài đến tuần tới. Tuy nhiên, trong tiến trình xét xử, có một việc xảy ra với trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh khiến dư luận thắc mắc. Theo cáo trạng của Hội đồng Xét xử, ông Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng bốn tỷ đồng bạc Việt Nam và bị đề nghị án chung thân với tội Tham ô tài sản. Sau đó, ông Trịnh Xuân Giới, cựu Phó ban Dân vận Trung ương, là thân phụ của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, được báo Infonet của Bộ Thông tin-Truyền thông hôm Thứ Bảy 14 dẫn lời trình bày trước Hội đồng Xét xử rằng “gia đình chúng tôi khi được gặp Trịnh Xuân Thanh trong trại tạm giam có được nghe con trai tôi nói rằng không tham ô tài sản. Tuy nhiên, luật sư của con trai tôi tư vấn rằng để bày tỏ thiện chí, con trai tôi đã nhận trách nhiệm người đứng đầu thì hãy khắc phục hậu quả, số tiền này sẽ được trả lại nếu kết luận con trai tôi không tham ô. Chúng tôi đã tự nguyện nộp bốn tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.” Thưa ông, thắc mắc của dư luận là về hiện tượng gọi là “khắc phục hậu quả” đó. Ông có cách lý giải nào về việc này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thưa là nền pháp lý tại Việt Nam có những lý lẽ mà lý trí không giải thích được, vả lại vụ này chưa chấm dứt nên chúng ta cứ chờ xem. Tuy nhiên, trong chương trình hôm nay, tôi xin đề nghị là mình nên nhìn vào một trường hợp khác tại một nước xa xôi nhưng vẫn nằm trong lục địa Á Châu, đó là Vương quốc Saudi Arabia ở nhà gọi là Ả Rập Xê Út. Đầu năm lại dịp cận Tết, ta cũng nên có một tiết mục vui vui nhưng vẫn bổ ích cho thính giả của chúng ta.

Nguyên Lam: Nguyên Lam quen dần với cách tiếp cận vấn đề của kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, theo cái hướng gián tiếp mà lại soi ra nhiều lý giải bất ngờ. Thưa ông, vì sao ông lại nghĩ tới xứ Saudi Arabia?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trước hết, Vương quốc này tại Trung Đông vẫn nằm trong lục địa Á Châu, thuộc về khu vực Tây Nam. Lãnh đạo xứ này là một người đội bốn mũ hay nói cho đúng về trang phục là cuốn bốn cái khăn: là Quốc vương Saudi Arabia, Thủ tướng, người Canh phòng hai đền thánh Hồi giáo và thứ tư Lãnh đạo Hoàng tộc Saudi. Đó là vua Salman bin Abdulaziz. Xin có vài câu về cách đặt tên theo phong tục của họ: tên thì là Salman, “bin” nghĩa là con, và Abdulaziz là tên thân phụ. Chúng ta cứ gọi là Salman cho dễ nhớ. Sinh năm 1935, ông là hoàng tử thứ 25 của Quốc vương Abdulaziz bin Abdulrehman, người sáng lập xứ này vào năm 1932. Vua Salman lên ngôi từ đầu năm 2015, ở tuổi 79, và Tháng Sáu năm ngoái quyết định truất ngôi Thái tử của người cháu và đưa con là Mohammad bin Salman vào vị trí kế nhiệm rồi tuyên bố sẽ thoái vị. Sinh năm 1985, còn khá trẻ, Thái tử Mohammad bin Salman sẽ lên ngôi vua, nhưng là người vừa gây ra một trận động đất tại Trung Đông và bên trong xứ Saudi Arabia.

Nguyên Lam: Ngoài cách gọi tên khá đặc biệt của sắc tộc Á Rập, ông vừa nói vua Salman của quốc gia Tây Á này đội bốn cái mũ là giữ bốn chức vụ khác nhau. Cái đó là gì vậy, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Mỗi quốc gia lại có một hệ thống chính trị riêng, như Tập Cận Bình vừa là Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ lại là Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kiêm Chủ tịch Trung ương Quân ủy hội của đảng và Chủ tịch Trung ương Quân ủy hội của Nhà nước, chưa kể cả chục vai trò then chốt khác! Trở lại vụ “khắc phục hậu quả” tại Saudi Arabia, xứ này thuộc sắc tộc Á Rập theo Hồi giáo và người cầm đầu quốc gia nên gọi là Quốc vương, cầm đầu nhà nước nên làm Thủ tướng, lại giữ vai trò về tôn giáo khi canh phòng hai ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Hồi, và sau cùng là người đứng đầu hoàng tộc Saudi.

– Gần đây, Quốc vương Salman tỏ ý từ bỏ vị trí canh phòng thánh địa và người kế nhiệm là Thái tử Mohammad cũng sẽ quyết định như vậy, nghĩa là lãnh đạo mới của Saudi Arabia đang hạ thấp tầm quan trọng của tôn giáo trong chính trị, là điều rất đáng chú ý vì hệ phái Hồi giáo của họ thuộc vào khá cực đoan. Việc đáng nói hơn nữa là Thái tử Mohammad bin Salman sẽ lên ngôi là người có tư tưởng đổi mới rất táo bạo vì vậy tôi mới nói đến một cơn địa chấn…

Nguyên Lam: Chúng ta bắt đầu đi vào chủ điểm, thưa ông, Thái tử Mohammad trù tính đổi mới ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Từ khi thành lập năm 1932, xứ này dựa trên hai cái trụ, thứ nhất là Hồi giáo theo một hệ phái cực đoan, thứ hai là dầu khí lần đầu tiên được khai thác kể từ năm 1938, cách nay đúng 80 năm. Hoàng tộc Saudi lập ra một chế độ kinh tế chính trị tôi xin gọi là “tòng thuộc”, tức là ban phát quyền lực chính trị và quyền lợi kinh tế cho các thành phần lệ thuộc vào mình, trước tiên là các Hoàng thân trong tông tộc, các giáo sĩ và giới chức bảo vệ chế độ.

Hoàng gia Saudi không thể tiếp tục ban phát quyền lợi cho tay chân mà không nhìn xuống số phận của bá tánh dân đen ở dưới

– Nhưng 80 năm sau, thời thế đã thay đổi và xứ này không thể mãi lệ thuộc vào nguồn lợi kinh tế tài chính chủ yếu là dầu thô, nhất là khi giá dầu giảm mạnh từ mấy năm nay. Nhẹ hơn, một số phong tục cũ phải được cách tân như Mohammad quyết định cho phép phụ nữ được lái xe hơi. Quan trọng hơn cả, sau khi kho lẫm cạn kiệt vì dầu thô sụt giá, Hoàng gia Saudi không thể tiếp tục ban phát quyền lợi cho tay chân mà không nhìn xuống số phận của bá tánh dân đen ở dưới. Trong khi đó, cả thế giới Hồi giáo chung quanh cũng rung chuyển nên lãnh đạo không thể không thấy mối nguy từ một cường quốc Hồi giáo của sắc tộc Ba Tư, theo hệ phái Shia đối nghịch và phải tìm phương tiện phòng thủ. Vì vậy, Mohammad mới nghĩ tới nền tảng tòng thuộc kinh tế chính trị của chế độ và muốn thay đổi.

Nguyên Lam: Thưa ông, ông Mohammad này muốn thay đổi như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chuyện cứ như là ở bên Tầu hay bên Ta vậy! Mới đầu, Thái tử Mohammad trình bày một kế hoạch cải cách gọi là “Viễn ảnh cho năm 2030” mà chẳng ai tin là sẽ thành hình một mô thức công nghiệp hóa hiện đại, nhất là việc tư nhân hóa Tập đoàn Dầu khí Quốc doanh Aramco, là bán cổ phần cho tư nhân theo thể thức phát hành cổ phiếu đầu tiên, gọi là IPO để lấy tiền về cho công quỹ. Nào ngờ Quốc vương Salman còn lập ra Ủy ban Bài trừ Tham nhũng, mùng bốn Tháng 11 vừa qua thì ban sắc lệnh bổ nhiệm Thái tử Mohammad cầm đầu Ủy ban này. Ngay tối đó, Mohammad lập tức cho tống giam một số nhân vật trọng yếu của hoàng tộc, trong nội các và trên doanh trường, là các thành phần ưu tú của chế độ cho tới nay. Ly kỳ hơn thế, các Hoàng thân bị giam trong một khách sạn cực sang để ngã giá về tù và tiền. Nếu trả lại tiền đã lấy được thì có thể giảm án tù về tội tham nhũng.

– Thế rồi hôm mùng bảy vào tuần trước thì có 11 Hoàng thân bị tống giam vì tội biểu tình. Họ biểu tình phản đối quyết định ban hành hôm mùng bốn rằng từ nay họ phải trả tiền điện nước trong các dinh cơ chứ không thể trông chờ ngân sách mới kể từ đầu năm nay. Chuyện này làm dân chúng rất hả dạ vì ngân sách trợ cấp cho giới cao niên, sinh viên, binh lính và công chức thì tăng và lên tới 18 tỷ, chứ cho hoàng thân quốc thích thì bị cắt. Ai có tội thì còn bị bắt vào tù!

Nguyên Lam: Nếu thế thì thưa ông, trong mấy chục năm liền, các thành phần tòng thuộc ấy đã lấy công khố làm lợi riêng và ngày nay bị thanh trừng để trả lại các khoản tiền gọi là bất chính đó, có phải như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Cho tới nay thì chưa ai biết khối tiền gọi là bất chính hay tham ô đó lên tới bao nhiêu. Tờ Wall Street Journal bên Mỹ ước lượng là 800 tỷ đô la, cho Tổng sản lượng là 1.800 tỷ thì rất lớn, mà chưa ai kiểm chứng nổi. Năm 2014, hai cơ quan Wealth-X và UBS Billionnaire Census cho biết Saudi Arabia đứng hạng 10 trong 40 nền kinh tế có lắm tỷ phú nhất và đếm ra 57 tỷ phú Saudi có tài sản khoảng 166 tỷ đô la. Lần này ngoài việc bắt bớ, cả ngàn trương mục ngân hàng hay tài khoản của giới tòng thuộc bị phong tỏa để kiểm tra.

– Trong số bị tống giam có nhân vật khét tiếng giàu có và là anh họ của Thái tử Mohammad, đó là Hoàng thân Alawleed bin Talal, vì các tội danh rửa tiền, hối lộ và tống tiền viên chức nhà nước. Ông bin Talal này có khoảng 18 tỷ đô la đầu tư vào hơn chục ngành làm ăn lớn của quốc tế và hình như là năm 2015 còn nói là sau khi tạ thế thì sẽ đem tài sản trị giá 32 tỷ đô la của mình cho các hội từ thiện. Một nhân vật như thế mà nay ngồi tù làm quốc tế phải giật mình. Càng giật mình hơn là sau chín ngày tạm trú trong khách sạn Ritz-Carlton quá sang trọng mà chưa ngã giá xong việc “khắc phục hậu quả”, hôm 13 vừa rồi, Hoàng thân tỷ phú bin Talal bị đưa vào nhà tù kiên giam số một là al-Ha’ir. Có lẽ khung cảnh âm u đó sẽ có sức thuyết phục cao hơn!

Nguyên Lam: Có lẽ bây giờ thính giả của chúng ta hiểu ý nghĩa của “khắc phục hậu quả” là gì, khi ông  nói đến chuyện đang xảy ra tại Saudi Arabia. Thưa ông, người ta nên kết luận thế nào về hiện tượng kỳ lạ này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi không nói đến các rủi ro chính trị của Saudi Arabia mà xin nhìn qua một xứ khác là Cộng hòa Hồi giáo Iran, nơi vừa có biến động từ ngày 28 tháng trước, cũng xuất phát từ nỗi lầm than kinh tế của người dân và nổi lên thành sự chống đối ách độc tài, bất công và ngu dân vì giáo điều của đạo Hồi.

– Ngẫm lại thì chính quyền của nhiều nước đang phải đối phó với vấn đề kinh tế và xã hội, như nghèo đói, lạm phát, thất nghiệp, nạn bất công trong môi trường ô nhiễm, v.v. Trước những thách đố nguy ngập như vậy, việc một thiểu số ăn trên ngồi chốc chiếm đoạt lợi thế kinh tế nhờ quyền lực chính trị là điều khó chấp nhận được. Là quốc gia nhiều người cho là cổ hủ, phong kiến, lại bị khống chế dưới ách độc tài tư tưởng của tôn giáo, chẳng khác gì của một đảng chính trị, Saudi Arabia đang cố xoay qua hướng khác và tiến dần đến việc xóa bỏ hệ thống tòng thuộc ở trên để lo cho dân đen ở dưới. Họ có thể bị loạn trong bước ngoặt nguy hiểm này, nhưng chắc chắn là sẽ bị đại loạn nếu không thay đổi. Việt Nam cũng vậy thôi và người dân đang theo dõi chuyện “khắc phục hậu quả” không chỉ của vài chục người trên chóp bu mà của cả hệ thống kinh tế chính trị lạc hậu.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích lý thú kỳ này.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/consequential-compensations-01172018102616.html

 

Ông Trọng đang ‘cải tổ’ Bộ Công an?

Tại Hội nghị Công an toàn quốc ngày 15/1, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lực lượng an ninh Việt Nam “phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng”, đồng thời hối thúc điều chỉnh, sắp xếp lại tổ chức bộ máy Bộ Công an.

Phát biểu của ông Trọng được đưa ra giữa bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam đang gây chú ý qua vụ bắt và xét xử Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

‘Còn Đảng còn mình’

Ngay điểm đầu tiên trong bài phát biểu dài hơn 4.600 từ, ông Trọng khen lực lượng công an “Đã thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng tham mưu với Đảng”, “Chủ động đề xuất các chủ trương, đối sách phù hợp để xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống, nhất là các vấn đề nhạy cảm, không để bị động, bất ngờ”, “vô hiệu hóa nhiều âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước”.

Tổng bí thư cũng không quên nhắc đến công của lực lượng công an trong chiến dịch chống tham nhũng.

“Nhiều vụ việc tồn tại từ những năm trước đã được triển khai đồng bộ, bài bản, thận trọng và giải quyết triệt để, đạt được nhiều kết quả cụ thể, tích cực, được dư luận hết sức quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ”, ông Trọng nói.

Trong bài phát biểu, ông Trọng liên tục đề cập đến vai trò chỉ đạo “tuyệt đối” và “trực tiếp” của Đảng. Ông nhắc lực lượng công an phải “luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí” và thực hiện cho bằng được chân lý “Còn Đảng thì còn mình”.

TS. Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu chính trị, thời sự tại Việt Nam, cho rằng sở dĩ ông Trọng chú ý đặc biệt, thậm chí trực tiếp tham gia vào lực lượng công an là do học hỏi từ kinh nghiệm từ chiến dịch chống tham nhũng và thâu tóm quyền lực của Tập Cận Bình ở Trung Quốc.

“Công an quan trọng ở chỗ: Thứ nhất, đó là cơ quan điều tra, nếu cần thiết có thể điều tra về tham nhũng. Thứ hai, đó là cơ quan nắm hồ sơ về tham nhũng mà các cơ quan khác khó lòng nắm được. Nhưng điều quan trọng trên hết, khi thi hành các biện pháp tố tụng hình sự đối với các quan chức, thì chính công an là cơ quan có quyền khởi tố và đi bắt người”, TS. Phạm Chí Dũng phân tích.

Tháng 9/2016, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành Tổng bí thư đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam “chủ động tham gia” vào Đảng ủy Công an Trung ương.

Cho đến nay, theo nhận định của TS. Phạm Chí Dũng, ông Trọng đã bắt đầu “nắm” được Bộ Công an, và minh chứng rõ ràng nhất là vụ “điều binh khiển tướng” bắt Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.

Vụ án ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng, theo nhận định của giới quan sát quốc tế, là một cuộc đấu đá nội bộ, trong đó phe cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đối tượng đang bị nhắm tới.

Biến động lớn về nhân sự?

Cũng tại hội nghị của lực lượng công an, ông Nguyễn Phú Trọng còn đề cập đến vấn đề “lợi ích nhóm” khi nhắc nhở về những biểu hiện “suy thoái” của công an nhân dân.

TS. Phạm Chí Dũng cho rằng nhắc nhở của ông Trọng có liên quan đến những vụ bê bối trong ngành công an. Ông nói:

“Lần đầu tiên kể từ khi tham gia vào Thường vụ Đảng ủy Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng đề cập đến chuyện phải xử lý nghiêm khắc những cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật. Cũng thời điểm này lại xảy ra 2 vụ trong ngành công an. Thứ nhất là vụ Vũ Nhôm đào thoát khỏi Việt Nam và sau đó bị dẫn độ về Việt Nam. Vụ thứ hai là tin đồn cựu Tổng cục trưởng Cảnh sát nhân dân, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, bị bắt liên quan đến việc bảo kê cờ bạc. Mặc dù tin này chưa được xác nhận chính thức, nhưng Bộ Công an khi trả lời báo chí cũng không khẳng định không bắt Phan Văn Vĩnh, chỉ nói rằng tin đồn không có cơ sở. Nhưng cho tới giờ, không có bất cứ phát biểu, hình ảnh của ông Vĩnh được đưa ra nên dư luận càng nghi ngờ việc bắt Phan Văn Vĩnh là có thật”.

Trong bài phát biểu, ông Trọng cũng đề cập đến việc “sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an”, một chỉ dấu mà theo TS. Phạm Chí Dũng, báo hiệu những biến động, đảo lộn lớn về mặt nhân sự tại Bộ Công an trong năm 2018, trong đó, không loại trừ khả năng đối thủ chính trị hay phe cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục bị nhắm tới.

“Sắp xếp hay cải tổ thì đều liên quan đến vấn đề nhân sự. Những nhân sự cũ của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại trong Bộ Công an vẫn còn. Nên theo tôi, những nhân sự do ông Nguyễn Tấn Dũng bố trí trong Bộ Công an trước đây có lẽ là một thành phần quan trọng mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn nhắm tới trong việc cải tổ, sắp xếp lại Bộ Công an”, TS. Phạm Chí Dũng nói.

Tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10 năm ngoái, ông Nguyễn Phú Trọng nói “tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh” và “cơ cấu bên trong chưa hợp lý”. Ông yêu cầu phải sắp xếp lại bộ máy, trong đó, công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước là thành phần được ông Trọng điểm ra.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-trong-dang-cai-to-bo-cong-an/4210170.html