Tin Việt Nam – 16/06/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 16/06/2018

Chuyện gì thực sự xảy ra ở Phan Rí?

Hôm 15/6, Công an tỉnh Bình Thuận ra quyết định khởi tố hình sự vụ án gây rối trật tự an ninh ở khu vực Phan Rí, huyện Tuy Phong hôm 10-11/6, theo báo Vietnamnet.

Cơ quan cảnh sát khởi tố các hành vi gây rối trật tự công cộng, ủy hoại tài sản và chống người thi hành công vụ trong vụ “tụ tập đông người, quá khích”.

Cũng theo báo này, hôm 10/6 người dân tuần hành trên Quốc Lộ 1, gây ùn tắc “chặn xe, thậm chí ném vào xe tuần tra, gây hư hỏng”. Sang ngày 11/6, người dân lại tụ tập, những người quá khích tấn công lực lượng cảnh sát, đốt cháy 8 ô tô, đập phá đốt cháy một số phòng làm việc ở trụ sở PCCC.

Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’

Thứ trưởng công an vào Bình Thuận

Việt Nam: Biểu tình và bắt bớ

Sự kiện Phan Rí, theo lời nhân chứng

Ba người dân ở khu vực Phan Rí Cửa đã trả lời phỏng vấn của phóng viên BBC ở Bangkok trong vài ngày qua về vụ việc xảy ra hôm 10 và 11/6. Ba người đều là nhân chứng vụ việc và xin được giấu tên.

Về việc tấn công lực lượng cảnh sát, đốt cháy ô tô, cả ba người nhấn mạnh rằng, thứ nhất, cần phải hiểu là có nhiều thành phần ở trong cuộc biểu tình đó: người đi biểu tình, những thanh niên lạ mặt, hiếu chiến, những người dân bức xúc sau đó tham gia, và cuối cùng là những người dân hiếu kỳ.

“Một nhóm bà con cầm băng rôn, biểu ngữ ‘Phản đối đặc khu’ đến khu vực Cầu Nam, thuộc tuyến đường QL1, trong đầu nghĩ ôn hoà thôi, nhưng muốn chặn đường để được chính quyền chú ý,” một người kể về vụ việc sáng Chủ Nhật 10/6.

Vẫn theo người này, cuộc biểu tình làm tê liệt giao thông từ sáng 10/6 đến 1 giờ sáng ngày thứ Hai 11/6, và trở nên căng thẳng khi có sự xuất hiện của khoảng hai tá cảnh sát cơ động xuất hiện gần khu vực ở cầu Nam. Sau đó, một người dân khi đi đến gần phía cảnh sát cơ động, thì ”đột nhiên bị thương”.

Một nhân chứng khác nói với BBC người đàn ông này “đi ngang qua chỗ cảnh sát cơ động thì bị đánh” và nằm bất tỉnh – gây ra sự xôn xao bức xúc và thu hút thêm nhiều người dân hiếu kỳ.

Dân biểu Mỹ: ‘Trả tự do cho Will ngay lập tức’

Dân mạng Hàn ủng hộ biểu tình luật đặc khu

Và không lâu sau đó, dưới cái nắng đổ lửa của Bình Thuận, là những cơn mưa đá dữ dội từ phía người dân và những quả pháo, bom khói từ phía cảnh sát, hai bên giằng co trên cầu Nam trong sự hò hét, cổ vũ của hàng trăm người dân hiếu kỳ.

Đến tầm chiều, phía CSCĐ chạy dồn về trụ sở PCCC, nơi những thanh niên trẻ tiếp tục đốt phá trụ sở. Người dân buộc cảnh sát phải cởi giáp mới được về, vẫn theo lời kể của các nhân chứng.

Buổi chiều 11/6, cuộc biểu tình ngã ngũ, ai về nhà nấy. Phan Rí lại bình yên.

Một nhân chứng nhấn mạnh với BBC rằng ”những người ném đá là những thanh niên rất lạ mặt, hoặc đeo khẩu trang, nhưng lại hiếu chiến, kích động, khiến cho mọi việc đi quá đà.”

“Và chính người dân là người khuyên can họ đừng đốt trụ sở PCCC, những “lực lượng thanh niên này tràn vào tự làm theo ý họ.”

“Bà con không hề có ý định chống lại chính quyền, chỉ muốn chính quyền lắng nghe nguyện vọng.”

Nguyện vọng của người dân

Điều thứ hai mà ba nhân chứng nhấn mạnh, là chính quyền cần phải hiểu được nguồn căn, gốc rễ của sự bức xúc ức chế tiềm ẩn của bà con nơi đây.

Họ kể đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên của Phan Rí kể từ đầu năm nay. Thực tế, chỉ cách đây 2-3 tháng, đã xảy ra một cuộc biểu tình phản đối tình trạng “giã cào bay”.

Một thanh niên cho biết, nhiều năm qua, bà con ở đây đã rất bức xúc khi nhiều ngư dân từ các tỉnh khác đến giã cào, làm nguy hại đến nguồn thủy hải sản, ảnh hưởng đến miếng ăn của dân trong khu vực.

Một người khác nhắc lại rằng cũng cách đây ba năm, tại huyện Tuy Phong, đã xảy một biểu tình khá bạo lực để phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc xây.

Hồi tháng 4/2015, nhiều người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong đã cáo buộc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả bụi xỉ than gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật cho nhiều người dân địa phương.

Sự thù hằn đối với Trung Quốc ngày càng thêm sâu đậm, có thanh niên kể “thấy người Trung Quốc là muốn đánh”.

“Dự luật đặc khu là người dân nghĩ chính quyền sẽ cho Trung Quốc thuê chứ không phải do doanh nghiệp trong nước, cho nên dân mới đi biểu tình hô ‘Đả đảo Trung Quốc’, ‘Đả đảo đặc khu'”, một trong ba thanh niên cho biết.

“Mấy ổng nhiệm kì có 5 năm thôi mà cho nó thuê 99 năm, rồi nó đưa quân, đưa con cháu nó qua sau mình biết, để nó muốn làm thì nó làm như thằng Formosa, thằng Vĩnh Tân à?”

Về cáo buộc được trả 300.000 để đi biểu tình, thì một thanh niên nổi giận phản pháo: “Người ta nghỉ đi biển bỏ việc để đi biểu tình, họ muốn làm vậy để cho chính quyền biết, vì chỉ có chặn quốc lộ, chính quyền cuối cùng mới để ý tới dân.”

“Ở đây nhiều người dân cũng hiểu biết, anh nói anh hoãn, anh lùi là anh ngụy biện, anh hoãn 1, 2 ngày hay 1, 2 tháng hay 1, 2 năm hay vô thời hạn?”

“Họ mới lùi dự luật chứ đâu phải là không có thuê, lỡ đâu họ đột ngột thông qua thì sao?”

“Dân đâu có phải con nít, dân đâu phải ngu!” một thanh niên nói, lý giải vì sao bà con vẫn biểu tình dù chính quyền đã thông báo hoãn thông qua Luật Đặc khu.

Ba nhân chứng này cũng phản ánh với BBC tình trạng thất nghiệp và tệ nạn cướp giật ở địa bàn cũng xảy ra nhiều.

Cả ba thừa nhận là đã có những đối tượng kích động, hiếu chiến, nhưng cũng vì thế mà những người dân khác, vốn bức xúc lâu ngày, cũng “dựa hơi” có dịp giải tỏa, xả ra “những dồn nén bấy lâu nay”.

Đến sáng 12/6, cuộc sống bình yên lại trở lại với cầu Nam ở Phan Rí Cửa.

Người dân tiếp tục cuộc sống như chưa có gì xảy ra, chỉ riêng tòa nhà ở số 25 QL 1A vẫn đầy ám khói đen, ngổn ngang với những tàn tích, những xác xe cháy rụi nằm xụi lơ xơ xác.

Một nhân chứng nói với BBC họ không biểu tình nữa vì nghe đâu “có một binh đoàn ở Trung ương xuống Bình Thuận” nhưng khi nào không thể nhịn được nữa, họ nói họ “có lẽ sẽ lại xuống đường”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44492421

 

Kiểm soát và quản lý mạng ở ‘VN khác TQ’

Một nhà báo BBC Tiếng Trung nói rằng người dân ở Trung Quốc nay phải ‘học sống chung’ với sự kiểm soát mạng như tìm cách giao dịch ‘ngoài mạng’.

QH Việt Nam sẽ lo ‘dịch chuyển đám mây ảo’?

Google và YouTube đặt máy chủ ở đâu?

‘Luật An ninh mạng, bước lùi lớn cho VN’

Ông Howard Zhang, Trưởng ban BBC Tiếng Trung, cũng cho hay sự siết chặt kiểm soát các dịch vụ mạng cũng khiến có người rời Trung Quốc sang Hoa Kỳ sinh sống.

Tuy thế, bên cạnh các ý kiến từ Việt Nam về Luật An ninh mạng, ông Howard Zhang, ở London cho rằng tình hình Việt Nam khác Trung Quốc.

Trả lời Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt (14/5/2018) bình luận về góc độ pháp lý và công nghệ của Luật An ninh Mạng mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua, bên cạnh ông Howard Zhang còn có nhà báo Đồng Chuông Tử từ Bình Thuận, PGS.TS Hoàng Ngọc Giao, TS Nguyễn Quang A và Luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội.

Tình hình Trung Quốc

Theo ông Howard Zhang, trước đây mặc dù đã được thông qua, Luật An ninh mạng ở Trung Quốc vẫn bị chậm thực thi 19 tháng vì lý do kỹ thuật và công nghệ.

“Luật thì có đó nhưng các điều khoản về cấp độ quản lý và cách thức thực hiện chưa hoàn chỉnh. Chẳng hạn như nếu có một công ty nước ngoài với khối lượng dữ liệu lớn thì việc cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giám sát và các bước thực hiện sẽ như thế nào vẫn chưa rõ ràng”, ông Zhang chia sẻ.

Khi được hỏi Việt Nam nên học hỏi Trung Quốc điều gì về Luật An ninh mạng, ông Howard Zhang nói:

“Thật khó để đưa ra lời khuyên cho Việt Nam trong hoàn cảnh này. Ở Trung Quốc, chính phủ đã thiết lập một hệ thống dịch vụ mạng xã hội song song với thế giới. Ví dụ như, người Trung Quốc dùng Baidu thay cho Google, WeChat thay cho Facebook, Weibo thay cho Twitter hay Youku thay cho Youtube.

“Do đó, chính phủ Trung Quốc đã chặn hết tất cả những dịch vụ mạng trên thế giới tại nước này.

“Với thị trường 1.3 tỷ dân, một số dịch vụ ở Trung Quốc có số lượng người dùng còn cao hơn các dịch vụ khác trên thế giới. Ví dụ như dịch vụ thanh toán Tencent có hơn 900 triệu người dùng, cao hơn hẳn so với các ngân hàng quốc tế.

Do đó để tránh bị xâm phạm đời tư cá nhân thì người dân TQ tìm những cách giao dịch khác mà không liên quan đến công nghệ hoặc chuyển sang sống ở các nước khác như Mỹ nếu có điều kiệnNhà báo Howard Zhang

Người Trung Quốc có thể sử dụng dịch vụ thanh toán Tencent để mua sắm, gọi taxi hay đi massage. Họ không cần dùng tiền mặt hay thẻ ngân hàng mà chỉ một nút “tap” trên điện thoại”, ông Howard Zhang nói thêm.

Chia sẻ về việc người Trung Quốc phản ứng thế nào với Luật An ninh Mạng, nhà báo Howard Zhang nói:

“Người Trung Quốc bây giờ không thể lo lắng về Luật An ninh Mạng nữa mà thay vào đó là học cách sống chung với nó. Theo hệ thống quản lý công nghệ mới thì chính phủ có thể biết hết các thông tin cá nhân của người dân như nơi ở, người thân hay chi tiêu hằng ngày.

Do đó để tránh bị xâm phạm đời tư cá nhân thì người dân tìm những cách giao dịch khác mà không liên quan đến công nghệ hoặc chuyển sang sống ở các nước khác như Mỹ nếu có điều kiện.”

Bình Thuận nhiều bức xúc khác nhau

và có nhiều tính năng hiện đại

Liên quan đến cuộc biểu tình ở Bình Thuận ngày 10/6/2018, nhà báo Đồng Chuông Tử cho biết:

“Cuộc biểu tình ở Bình Thuận diễn ra trong bối cảnh những bức xúc của người dân liên quan đến nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và các vấn đề về biển không được chính quyền giải quyết thoả đáng.

Khi tham gia tác nghiệp tại cuộc biểu tình, tôi không thấy lãnh đạo của tỉnh Bình Thuận xuống để đối thoại, trấn an người dân ở trụ sở Hội đồng Nhân dân. Thay vào đó là hình ảnh giằng co qua lại giữa một dàn cảnh sát cơ động và người dân địa phương.”

Bình luận về ý kiến cho rằng cuộc biểu tình “quá khích” ở Bình Thuận là lý do khiến Quốc hội quyết tâm hơn trong việc bấm nút thông qua Luật An ninh Mạng, nhà báo Đồng Chuông Tử cho biết:

“Theo tôi Bộ chính trị đã có quyết định về Luật An ninh Mạng từ lâu rồi. Việc trình Quốc hội và thông qua đạo luật này chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Do đó cuộc biểu tình ở Bình Thuận không phải là lý do để Quốc hội đi đến quyết định này.”

Theo tôi tên gọi Luật An ninh Mạng là chưa chính xác, mà phải gọi là Luật Kiểm soát Thông tin trên Mạng.TS Hoàng Ngọc Giao

Đồng quan điểm, PGS.TS Hoàng Ngọc Giao cho rằng:

“Những lời kích động trên mạng internet không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình ở Bình Thuận. Người dân cũng là các cử tri đi biểu tình khi họ muốn bày tỏ chính kiến của mình đối với một vấn đề kinh tế hay xã hội nào đó.”

Phân tích về Luật An ninh Mạng, ông Hoàng Ngọc Giao nói:

“Theo tôi tên gọi Luật An ninh Mạng là chưa chính xác, mà phải gọi là Luật Kiểm soát Thông tin trên Mạng”.

Về góc độ chuyên môn, Luật An ninh Mạng cần tập trung vào các quy định mang tính kỹ thuật và công nghệ để tránh xảy ra trường hợp mạng bị tấn công, nhằm đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, Luật An ninh Mạng hiện hành tập trung vào việc đảm bảo cơ sở dữ liêụ cho cả nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân. Điều này vi phạm nghiêm trọng đến quyển tự do biểu đạt ý kiến của công dân, quyền được đảm bảo thông tin cá nhân và quyền được đảm bảo bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, Luật An ninh Mạng chưa phù hợp với hệ thống các Luật hiện hành.”

“Việc cơ quan Công an – một cơ quan hành chính được giao nhiệm vụ phụ trách Luật An ninh Mạng là vi hiến, không có căn cứ pháp luật. Theo tôi, thẩm quyền này cần được giao cho Toà án thực hiện theo một trình tự tố tụng minh bạch để

Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A, nhà bất đồng chính kiến, cho rằng:

“Những hệ thống quan trọng của nhà nước như điện, nước, báo chí, viễn thông được giao cho một mình Bộ Công an đi thẩm tra thì chính hệ thống nhà nước sẽ dễ bị tấn công nhất vì họ không đủ năng lực.

Ông nêu ví dụ một loạt tướng trong Bộ Công an vừa bị bắt [trong vụ tổ chức đánh bạc diện rộng trên mạng].

Còn ông Hoàng Ngọc Giao bày tỏ sự thất vọng khi nhiều nhà trí thức, các quan chức chính phủ có công trong việc đưa mạng internet vào Việt Nam, và đông đảo người dân đã có thư kiến nghị xin lùi Luật An ninh mạng nhưng đạo luật này vẫn được thông qua.

Ông Giao lo ngại rằng “sự ra đời của Luật An ninh Mạng sẽ khiến Google và Facebook rời bỏ thị trường Việt Nam. Thay vào đó, chúng ta có thể sẽ phải sử dụng dịch vụ Baidu hay WeChat của Trung Quốc. Theo đó, cơ sở dữ liệu của người dân không chỉ bị kiểm soát bởi chính phủ Việt Nam, mà còn bị kiểm soát bởi cả chính phủ Trung Quốc nữa.”

Tiếp theo là gì?

Bình luận về việc liệu Luật an ninh Mạng có được sửa đổi hay không, luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định:

“Luật An ninh Mạng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Một khi Bộ Chính trị đã quyết định và Quốc hội đã bấm nút thông qua thì những kiến nghị sửa đổi sẽ không có tác dụng gì và việc Chủ tịch nước không ký lệnh ban hành là viễn vông.”

Không đồng tình với ý kiến này, ông Hoàng Ngọc Giao cho biết:

“Tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng, luật đã thông qua thì sẽ không làm gì được. Trong hoàn cảnh này, chúng ta cần sự nỗ lực của rất nhiều người bao gồm cả Đại biểu Quốc hội để nghiên cứu các nội dung mà người dân chưa đồng ý.

“Các nhà chuyên môn, giới trí thức và người dân cũng chưa nên buông xuôi vì theo luật, Quốc hội có thể tạm dừng toàn bộ hoặc một phần luật đã ban hành.”

EU tăng cường bảo vệ dữ liệu người lên mạng

Có thể thoát khỏi Internet?

iPhone X giá ngàn đô: Internet nói gì?

Trước đó, bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao được báo chí trích lời phát biểu:

“Luật An ninh Mạng phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và không cản trở các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

Bình luận về phát biểu này, TS Hoàng Ngọc Giao nói đây “là phát ngôn ngoại giao mang tính chính trị và không thiết thực”.

Còn ông Đồng Chuông Tử nói thì tin rằng “Luật An ninh Mạng là một bước lùi của xã hội Việt Nam”, và đồng ý với ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng cần công khai nút bấm của các Đại biểu Quốc hội.

Cũng trong chương trình Facebook Live 14/06, một số ý kiến của người dân nói cần xem xét điều chỉnh lại ‘một số chỗ’ trong Luật An ninh Mạng mới được Quốc hội Việt Nam thông qua.

Trả lời phóng viên BBC Nguyễn Hoàng tại Hà Nội, có ý kiến nói ‘Luật An ninh mạng nếu đưa được ra thì cũng là tốt nhưng phải làm sao để đảm bảo quyền tự do cá nhân’.

Cũng có ý kiến tỏ ra quan ngại rằng nếu cơ chế quản lý mạng của Việt Nam đi theo cách của Trung Quốc thì đó là “bước thụt lùi”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44499638

 

Luật An ninh mạng – những trở ngại vô hình

Luật sư Lê Văn LuânĐoàn Luật sư TP Hà Nội

Như vậy là dự luật an ninh mạng đã được quốc hội thông qua với hơn 86% tỷ lệ biểu quyết và luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2019.

Về dự luật này, rất nhiều chuyên gia và ngay cả những người dân trong xã hội cũng bày tỏ quan điểm phản đối một cách mạnh mẽ về những bất ổn tiềm ẩn bên trong các quy định của dự luật này.

Theo tôi, dự luật này mắc phải một số về vấn đề lập pháp khá là nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

QH Việt Nam sẽ lo ‘dịch chuyển đám mây ảo’?

Bàn tròn: Luật An ninh mạng góc nhìn pháp luật

LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng

Dự luật trao toàn quyền chủ động hành động trong các trường hợp mà không có giới hạn dưới hai hình thức – kiểm tra đột xuất hoặc yêu cầu bằng văn bảnLuật sư Lê Văn Luân

‘Luật An ninh mạng, bước lùi lớn cho VN’

Thứ nhất, là nhầm lẫn về bản chất đối tượng và khách thể của luật này: các cơ quan lập pháp đã đang có một sự lầm lẫn nào đó khi bắt tay vào soạn thảo đạo luật này.

Vì rằng, luật an ninh mạng thực chất cần phải điều chỉnh chủ yếu là về vấn đề bảo vệ hệ thống dữ liệu và thông tin thuộc về nhà nước cũng như của các tổ chức, cá nhân toàn xã hội, đồng thời nhằm ngăn chặn và chống lại các hành vi tấn công của các tin tặc xâm nhập để đánh cắp, phá hoại các cơ sở dữ liệu và thông tin thuộc về bí mật đời tư cá nhân, tổ chức hoặc bí mật nhà nước.

Như vậy, khách thể của nó phải là an ninh trong việc bảo đảm an toàn đối với hệ thống các thông tin, dữ liệu trước những hành vi tấn công có chủ đích của những kẻ xấu, chứ không phải nhắm vào việc kiểm soát các thông tin và dữ liệu đối với các chủ thể là các cá nhân, tổ chức trong mọi tầng lớp xã hội, trong đó bao gồm cả những chủ thể kinh doanh các dịch vụ mạng.

Thứ hai, là trao quá nhiều quyền hành cho cơ quan cảnh sát: đó là việc dự luật trao toàn quyền chủ động hành động trong các trường hợp mà không có giới hạn dưới hai hình thức – kiểm tra đột xuất hoặc yêu cầu bằng văn bản.

Cơ quan cảnh sát cũng có quyền buộc một công ty kinh doanh mạng phải cung cấp thông tin cá nhân hoặc dữ liệu người dùng cho lực lượng chuyên trách để xử lý hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu không được cung cấp dịch vụ mạng cho cá nhân, tổ chức mà cơ quan cảnh sát chỉ định – doanh nghiệp phải phản bội lại chính khách hàng của mình mà không cần biết đến quyền và sự tổn hại của họ.

Cơ quan này cũng được phép thay chức năng của toà án để phán xét về nội dung một thông tin nào đó là xấu hay không xấu, trong khi bản chất vấn đề là nội dung thông tin có đúng sự thật hay không và hơn hết là chúng phải được phán xét thông qua một chu trình thẩm định theo trình tự tố tụng hình sự hoặc ít nhất là kiện dân sự tại cơ quan tư pháp bằng một phán quyết.

‘Dễ sinh lạm quyền’

Thứ ba, là việc dễ sinh ra lạm quyền và vi phạm vào quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân như thư tín, điện tín, điện thoại hoặc các phương tiện điện tử khác theo quy định trong Hiến pháp hiện hành.

Luật An ninh mạng: Vì sao và sẽ ra sao?

Bàn khả năng hoãn hoặc sửa Luật An ninh mạng

Khi luật pháp không mô tả cụ thể, không định lượng và hạn định rõ phạm vi của hành vi thì sẽ gây ra sự tuỳ nghi trong việc giải thích và áp dụng, bảo vệ pháp luậtLuật sư Lê Văn Luân

Nó cũng dễ tạo ra nguy cơ xâm phạm vào quyền được tiếp cận thông tin và quyền được truy cập internet mà Việt Nam đã tham gia là thành viên của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 cũng như Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.

Bởi lẽ, trong rất nhiều trường hợp và không có phạm vi hay giới hạn, thời điểm của việc đưa ra yêu cầu từ phía cơ quan chức năng, cơ quan cảnh sát có quyền truy cập hoặc buộc một tổ chức, cá nhân nào đó phải cung cấp mọi thông tin và dữ liệu mà cơ quan này yêu cầu.

Thứ tư, là việc dễ xâm phạm vào và hạn chế quyền tự do ngôn luận cũng như quyền tự do hội họp, biểu tình, quyền giám sát và tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo Hiến định của công dân: nhiều quy định trong dự luật này đã không vạch ra phạm vi của nội hàm pháp lý đối với các nội dung như tuyên truyền chống nhà nước; xuyên tạc lịch sử, xúc phạm lãnh tụ, vĩ nhân, danh nhân, tuyên truyền chống nhà nước, lôi kéo tụ tập đông người… và như vậy, khi luật pháp không mô tả cụ thể, không định lượng và hạn định rõ phạm vi của hành vi thì sẽ gây ra sự tuỳ nghi trong việc giải thích và áp dụng, bảo vệ pháp luật.

Người dân sẽ không dám lên tiếng phản biện, đưa ra quan điểm khoa học về lịch sử, về thông tin cá nhân người được cho là lãnh tụ, vĩ nhân, không công dân nào dám đưa ra quan điểm, tranh luận đối với nhà nước, các chính sách quản lý, điều hành của chính quyền hay tuyên bố về tư tưởng, về việc cùng những người khác đi biểu tình vì dễ bị khép tội. Trong khi Bộ luật Hình sự đã có các tội đối với các hành vi ngăn cản, hạn chế quyền tự do ngôn luận, biểu tình của người dân.

‘Mơ hồ, tối nghĩa?’

Và với một loạt sự mơ hồ và tối nghĩa của nhiều định chế pháp lý như vậy thì không công dân nào dám đưa ra quan điểm, tranh luận đối với nhà nước, các chính sách quản lý, điều hành của chính quyền hay tuyên bố về tư tưởng, về việc cùng những người khác đi biểu tình vì dễ bị khép tội các sự nhận định và đánh giá về tính chất và mức độ của đối tượng.

Không công dân nào dám đưa ra quan điểm, tranh luận đối với nhà nước, các chính sách quản lý, điều hành của chính quyền hay tuyên bố về tư tưởng, về việc cùng những người khác đi biểu tình vì dễ bị khép tộiLuật sư Lê Văn Luân

Thứ năm, xâm phạm vào quyền tự do hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân cũng như cơ hội để hội nhập với thế giới về lĩnh vực công nghệ cao: cơ quan chức năng có quyền cấm hoặc đình chỉ không được cung cấp dịch vụ cho một tổ chức, cá nhân nào đó đối với cơ sở kinh doanh mạng; buộc một doanh nghiệp nước ngoài phải đặt máy chủ ở Việt Nam, được gọi là nội địa hoá dữ liệu – điều này vừa gây tốn kém cho các doanh nghiệp và vừa tạo ra rào cản lớn cho các quyết định từ nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi chúng ta đã ký kết một loạt các văn kiện quốc tế về quyền con người như ICCPR và hội nhập thương mại như WTO, tới đây sẽ là CPTPP.

Với nhiều lỗi về mặt lập pháp như vậy, cộng với việc chưa thấu triệt về vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ, với một sự mơ hồ và dẫn tới tình trạng lạm quyền như vậy đối với cơ quan cảnh sát thì chắc hẳn rằng đạo luật này sẽ gây trở ngại, khó khăn và thậm chí gây tổn hại (thiệt hại) cho không chỉ nền kinh tế quốc dân mà còn cản trở việc thực thi hàng loạt các quyền con người, quyền công dân tối cao theo Hiến định cũng như được pháp luật bảo hộ.

Vì vậy, buộc lòng chúng ta phải xem xét lại dự luật này trước khi nó có hiệu lực trên thực tế vào ít tháng tới đây.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44499368

 

Khởi nghiệp Việt Nam khó khăn với luật An ninh mạng

Nhiều người trẻ khởi nghiệp thành công do nắm bắt được những tiện ích của công cụ mạng xã hội hay những ứng dụng mới của ngành công nghệ- thông tin.

Tuy nhiên, Luật An Ninh Mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 6 với những điều khoản bị cho sẽ hạn chế đối với người sử dụng.

Luật này tác động thế nào đến giới trẻ khởi nghiệp?

Khởi nghiệp công nghệ

Gần đây, các hoạt động của cộng đồng giới trẻ Việt Nam cho thấy sân chơi dành cho khởi nghiệp công nghệ sôi động lên rất nhiều. Hầu như đa số các khởi nghiệp sinh hay các công ty khi đưa ra ý tưởng để kêu gọi vốn đầu tư đa phần dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngày xưa các shop muốn quảng bá rất khó khăn vì shop rất là nhỏ muốn quảng cáo thì phải đăng báo quảng cáo, đặt banner, từ ngày Facebook ra thì bất cứ ai cũng có thể quảng cáo được, shop nhỏ cỡ nào cũng có thể tự quảng cáo được.

– Huyền Nguyễn

Công nghệ thông tin được ứng dụng vào đời sống thông qua nhiều dịch vụ buôn bán trực tuyến tiện dụng, thanh toán nhanh chóng, giới thiệu sản phẩm đến với người dùng đạt hiệu quả cao hơn so với phương cách truyền thống. Do đó công nghệ thông tin là ưu tiên hàng đầu mà các khởi nghiệp sinh sử dụng để hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của mình.

Hiện nay, giới trẻ hay các công ty khởi nghiệp đều dùng Google và Facebook như là một phương tiện để quảng bá sản phẩm, buôn bán trao đổi và tìm kiếm khách hàng là chủ yếu, nguồn vốn ít nhưng thu về lợi nhuận cao.

Anh Phạm Anh Tuấn, giám đốc marketing của một công ty kinh doanh buôn bán trực tuyến tại Sài Gòn trao đổi với chúng tôi qua email lý do vì sao đa số các startup đều sử dụng mô hình này.

“Vì số vốn để khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin không đòi hỏi quá nhiều, từ vài nghìn hoặc vài trăm nghìn USD, thậm chí không mất đồng nào nhưng quan trọng nhất là vốn năng lực bản thân của người khởi nghiệp.”

Đồng quan điểm trên, chị Huyền Nguyễn đại diện một công ty chuyên về mạng xã hội tại Việt Nam cho biết hầu như hiện nay tất cả bạn trẻ đều sủ dụng Facebook và Google để chạy quảng cáo, chị cho rằng vì với mức giá nào cũng có thể quảng bá sản phẩm được và cũng có thể không tốn đồng nào. Chị cho biết:

Ngày xưa các shop muốn quảng bá rất khó khăn vì shop rất là nhỏ muốn quảng cáo thì phải đăng báo quảng cáo, đặt banner, từ ngày Facebook ra thì bất cứ ai cũng có thể quảng cáo được, shop nhỏ cỡ nào cũng có thể tự quảng cáo được, bao nhiêu tiền cũng có thể quảng cáo được. Điều đó nó sẽ giúp thị trường phẳng hơn, các doanh nghiệp nhỏ có thể quảng bá sản phẩm và người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, chứ không chỉ lên trang web lớn mới thấy”

Luật an ninh mạng tác động đến khởi nghiệp

Anh Tân Nguyễn, đại diện một công ty về truyền thông mạng xã hội tại Sài Gòn, cho rằng những quy định đặt máy chủ trong luật an ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua sẽ khiến rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài không dám khởi nghiệp tại Việt Nam.

Điều này được cho là đi ngược lại với kêu gọi hỗ trợ phòng trào khởi nghiệp của chính phủ Việt Nam thường được đưa ra tại các diễn đàn doanh nghiệp. Những qui định mang tính hạn chế trong luật sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước vốn rất cần sự hợp tác cũng như học hỏi từ các đối tác nước ngoài.

Khoản 2 điều 26 Luật An ninh mạng qui định các công ty công nghệ phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, xác thực thông tin, lưu trữ dữ liệu và cung cấp thông tin người dùng tại Việt Nam khi có yêu cầu.

Một facebooker có tên Tạ Nguyễn chia sẻ trên trang cá nhân rằng, khởi nghiệp công nghệ đã khó nay càng khó, khi mà số lượng người dùng quyết định thành bại của doanh nghiệp. Vấn đề đặt máy chủ hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam có thể chấp nhận nhưng bắt Facebook và Google cung cấp thông tin người dùng thì điều đó họ sẽ không làm.

Đồng quan điểm này anh Tân Nguyễn chia sẻ thêm:

Cái này Google với Facebook họ không chịu đâu, tại vì chính sách của họ là không cung cấp thông tin khách hàng cho một bên thứ ba. Nhưng cũng có trường hợp là họ điều đình với lại chính phủ một số nước, như Google đã điều đình với Trung Quốc không thôi họ sẽ bị ‘bắn’ ra khỏi nước đó. Nhưng cũng tùy trường hợp nếu thị trường đó lớn quá thì họ mới tính đến chuyện đó, còn ở Việt Nam thì thị trường cũng chưa tới mức hai hãng này phải xuống nước.”

Luật sư Trần Vũ Hải, chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng Luật An Ninh mạng chắc chắn phải được sửa đổi vì nếu không doanh nghiệp Việt sẽ lụi bại. Ông thông báo đến các doanh nghiệp đầu tư và khởi nghiệp rằng:

Nói chung là đã xây dựng một trang mạng xã hội lớn mạnh rồi mà bây giờ mất đi thì nó thật sự là một tổn thất lớn, coi như mất trắng toàn bộ đầu tư.

– Tân Nguyễn

Luật này sẽ gây chi phí rất lớn cho các bạn, nhiều rủi ro sẽ luôn rập rình. Các bạn sẽ là người bị ảnh hưởng tiêu cực nhất, chứ không phải quyền tự do ngôn luận của các công dân mạng.”

Chị Huyền Nguyễn đưa ra nhận định là khi luật bắt đầu có hiệu lực thì các công ty như chị làm về quản trị mạng xã hội và quản lý khách hàng chịu ảnh hưởng đầu tiên đó là các loại chi phí thuế sẽ tăng, thứ hai nếu Google và Facebook rời Việt Nam thì các công ty như chị sẽ thất nghiệp và chắc chắn kinh tế sẽ giảm xuống nặng nề khi mà có rất nhiều các cửa hàng và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sử dụng trên nền tảng này để truyền thông sản phẩm.

Anh Tân Nguyễn thì lại có ý kiến khác cho rằng khi mất kênh này thì người ta sẽ đi tìm phương thế khác:

“Giới trẻ bây giờ nó nhanh lắm, họ tiếp cận công nghệ nhanh lắm nên nếu mất kênh này thì họ cũng sẽ tìm kênh khác. Ví dụ như giờ mất Facebook với Google thì có những kênh khác bán như kiểu Zalo. Nói chung là đã xây dựng một trang mạng xã hội lớn mạnh rồi mà bây giờ mất đi thì nó thật sự là một tổn thất lớn, coi như mất trắng toàn bộ đầu tư.”

Những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà chúng tôi hỏi  ý kiến đều thừa nhận Luật An Ninh mạng nhằm kiểm soát về mặt an ninh nhưng chắc chắn sẽ gây ra tác hại về kinh tế.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/startups-face-much-hardship-by-cybersecurity-law-06152018151715.html

 

Chủ tịch Quốc hội

lên án hành động lợi dụng dân chủ, quá khích

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hôm 15/6 lên án những hành động mà bà gọi là lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, kích động quá khích, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bà Ngân đưa ra phát biểu này tại lễ bế mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội vào sáng ngày 15/6 ở Hà Nội.

Tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội đưa ra sau khi hàng ngàn người dân ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đã đổ ra đường biểu tình phản đối hai dự luật được trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này là dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Những người biểu tình phản đối dự luật Đặc khu đồng ý cho người nước ngoài thuê đất lên đến 99 năm vì lo ngại các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ vào lấy đất. Trong khi đó, luật an ninh mạng bị cho là nhằm giúp chính phủ gia tăng bóp nghẹt quyền tự do trên mạng, tự do biểu đạt của người dân.

Trong phát biểu bế mạc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói “Quốc hội biểu dương tinh thần yêu nước và sự quan tâm của nhân dân đến các vấn đề hệ trọng của đất nước”.

Tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội đề nghị chính phủ chỉ đạo nắm chắc tình hình ở cơ sở và vận động quần chúng để không bị lôi kéo, lợi dụng,… nghiêm minh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Trước đó, vào ngày 11/6, sau cuộc biểu tình rầm rộ của người dân cả nước vào ngày 10/6, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã lên tiếng kêu gọi người dân cả nước nên tin tưởng vào quyết định của đảng và nhà nước và hứa quốc hội sẽ luôn lắng nghe ý kiến của người dân.

Dự luật Đặc khu đã được Quốc hội bỏ phiếu hoãn thông qua, tuy nhiên hôm 12/6 Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật An ninh mạng với hơn 86% số phiếu tán thành, bất chấp những phản đối không chỉ của người dân mà còn của cả cộng đồng quốc tế.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/national-assembly-condenms-hostile-act-06162018084027.html

 

Khởi tố Will Nguyễn:

Đòn đe doạ trấn áp mạnh mẽ của nhà cầm quyền

Cát Linh, RFA

Đòn đe doạ trấn áp

Quyết định của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM được tờ Vietnamnet.vn chính thức loan tin lúc 8 giờ 20 phút tối ngày thứ Sáu 15 tháng 6. Cho đến lúc này, Will Anh Nguyễn, một trong hơn 100 người bị bắt tại các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, Khánh Hòa và một số tỉnh thành khác, đã bị tạm giam từ ngày Chủ nhật 10 tháng 6.

Giữa hàng trăm người bị bắt giữ và tạm giam, lệnh khởi tố với Will Nguyễn là một quyết định “không phải tự nhiên mà có”.  Đó là nhận định của phần nhiều các nhà dân chủ đấu tranh trong nước, và cũng là chia sẻ của kỹ sư, nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Lân Thắng.

Từ Hà Nội, ông cho biết:

“Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà trăm người đã bị bắt, mà Will Nguyễn lại bị khởi tố hình sự. Hình ảnh của Will là một hình ảnh vô cùng đẹp, vô cùng xúc động khích lệ, cổ vũ những người dân xuống đường hôm 10 tháng 6. Ngoài ra còn cổ vũ khích lệ nhiều thanh niên Việt kiều khác đang ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Đó là những người rất muốn về Việt Nam tham gia, góp sức mình trong việc thay đổi đất nước.”

Việc dùng lệnh khởi tố này thật ra là 1 đòn đe doạ trấn áp người khác, kể cả dư luận ở Mỹ, Châu Âu, cũng như dư luận trong nước. – Nguyễn Lân Thắng

Nhà hoạt động dân chủ Dương Lâm từ Sài Gòn cho rằng ở thời điểm hiện tại, lệnh khởi tố Will Nguyễn như một lời đe doạ nhắm vào người biểu tình và có ý định sẽ tham gia biểu tình.

“Tôi nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ, cho biêt là sẽ đàn áp rất mạnh tay để đàn áp cuộc biểu tình lần này. Vì nhà cầm quyền hiện nay rất lo sợ người dân tiếp tục biểu tình lần thứ 2, lần thứ 3 vì mức độ cuộc biểu tình hôm vừa rồi đã vượt quá sự tưởng tượng hay dự đoán. Cái sự phản kháng của dân quá mạnh mẽ đặc biệt là diễn ra ở các tỉnh thành với số lượng người rất lớn mà với những gương mặt không phải là quen thuộc.”

Công dân Mỹ gốc Việt Will Anh Nguyễn là một trong những gương mặt mới này. Mạng xã hội, báo chí trong nước lẫn các truyền thông lớn thế giới như New York Times, Foxnews, Reuters những ngày qua đều đưa tin về sự việc của Will Nguyễn một người Mỹ gốc Việt hiện đang sống tại Houston, Texas. Các hình ảnh trong nhiều video chia sẻ trên mạng cho thấy Will bị lực lượng chức năng công an Việt Nam kéo lê trên đường, gây chấn thương ở đầu, bị trùm mặt khi kéo lên xe đưa đi.

Tôi nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ, cho biêt là sẽ đàn áp rất mạnh tay để đàn áp cuộc biểu tình lần này. Vì nhà cầm quyền hiện nay rất lo sợ người dân tiếp tục biểu tình lần thứ 2, lần thứ 3 vì mức độ cuộc biểu tình hôm vừa rồi đã vượt quá sự tưởng tượng hay dự đoán. – Dương Lâm

Thế nhưng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 14 tháng 6 nói rằng “không có việc sử dụng vũ lực” trong vụ bắt giữ Will Nguyễn.

Tuy nhiên, theo lời Dương Lâm kể lại từ một người bạn xin không nêu tên cho biết:

“Bạn đó nói rằng bạn đó không thấy Will làm gì nhưng thấy Will bị bắt giữ rất thô bạo.”

Theo nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, lệnh khởi tố này chính là một đòn đe doạ từ nhà cầm quyền Việt Nam.

“Việc dùng lệnh khởi tố này thật ra là 1 đòn đe doạ trấn áp người khác, kể cả dư luận ở Mỹ, Châu Âu, cũng như dư luận trong nước.”

Một bạn trẻ xin không nêu tên, có mặt trong đoàn người xuống đường hôm 10 tháng 6 cho biết:

“Nó sẽ dóng 1 hồi chuông đến những người Việt ở nước ngoài có ý định về Việt Nam, đó là trấn áp tinh thần.”

Làn sóng phản đối và sức ép lên chính quyền

Đây cũng chính là nhận xét của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Theo dõi những hình ảnh được chia sẻ lan rộng trên mạng xã hội từ ngày 10 tháng 6, ông cho biết cá nhân ông nhận thấy Will Nguyễn có mặt trong đoàn người biểu tình với tư cách cá nhân.

“Trên tay không có một biểu ngữ nào, cũng không hô một khẩu hiệu nào. Cậu ấy chỉ làm 1 việc là đấu tranh cho đoàn người trên phố vượt qua hàng rào an ninh. Ngoài ra cậu ấy không có bất cứ thông điệp chính trị hay sự kêu gọi nào.”

Trên mạng xã hội có rất nhiều ý kiến từ những người có mặt trong đoàn  biểu tình hoặc khi xem video sự kiện cũng đồng thuận với nhận xét này.

Trên tay không có một biểu ngữ nào, cũng không hô một khẩu hiệu nào. Cậu ấy chỉ làm 1 việc là đấu tranh cho đoàn người trên phố vượt qua hàng rào an ninh. Ngoài ra cậu ấy không có bất cứ thông điệp chính trị hay sự kêu gọi nào. – Nguyễn Lân Thắng

Do đó, ông nghĩ rằng lệnh khởi tố Will Nguyễn mà Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa đưa ra sẽ là dẫn đến một làn sóng phản đối vô cùng to lớn không chỉ trong nước và lan ra cả hải ngoại nhằm chỉ trực tiếp đến cấp chính quyền Việt Nam.

“Điều này chắc chắn nó sẽ gây ra một ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với dư luận người Việt hải ngoại. Vì việc chính quyền tổng thống Donald Trump quyết định sẽ phản ứng việc này như thế nào nó là điều vô cùng quan trọng. Và chắc chắn cộng đồng người Việt bên đó sẽ có sức ép vô cùng lớn lên chính phủ, Quốc hội. Tôi tin chắc sẽ có những cuộc biểu tình cực kỳ lớn ở nhiều thành phố của người Việt để yêu cầu chính quyền Mỹ phải vào cuộc, có những biện pháp nhanh nhất can thiệp vấn đề này.”

Yếu tố pháp lý

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 14 tháng 6 cho biết họ đã biết về việc này và khẳng định khi một công dân Hoa Kỳ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ những vấn đề ở cấp lãnh sự một cách thích hợp. Tuy nhiên, đại sứ quán Hoa Kỳ không đưa thêm bất cứ một bình luận gì vì lý do quan ngại quyền riêng tư.

Nhận xét về phản ứng này, Giáo sư Tạ Văn Tài, từng giảng dạy tại Trường Luật, đại học Harvard nói rằng đó là một cách nói “vuốt mặt cho chính phủ Việt Nam.”

Vấn đề truy tố người ngoại quốc trong lãnh thổ 1 quốc gia, trường hợp này là Việt Nam, luật quốc tế dành cho quốc gia đó có toàn quyền trên lãnh thổ của mình để duy trì an ninh trật tự. Nghĩa là bất kỳ ai dù là người ngoại quốc vi phạm luật lệ trong lãnh thổ 1 nước thì cũng có thể bị truy tố như thường. – Giáo sư Tạ Văn Tài

Chúng tôi đặt vấn đề về tính pháp lý trong việc truy tố một người nước ngoài ở Việt Nam, trường hợp này là với Will Nguyễn và được ông cho biết:

“Vấn đề truy tố người ngoại quốc trong lãnh thổ 1 quốc gia, trường hợp này là Việt Nam, luật quốc tế dành cho quốc gia đó có toàn quyền trên lãnh thổ của mình để duy trì an ninh trật tự. Nghĩa là bất kỳ ai dù là người ngoại quốc vi phạm luật lệ trong lãnh thổ 1 nước thì cũng có thể bị truy tố như thường.”

Tuy nhiên Giáo sư Tài nhấn mạnh rằng khi người ngoại quốc bị truy tố trong lãnh thổ một nước thì phải có được sự bảo đảm về những thủ tục, tiến hành đúng pháp luật về nhân quyền. Một trong các quyền đó, là quyền của Đại sứ Mỹ được gửi người đến theo dõi, dự xử, theo dõi việc truy tố có đúng pháp luật hay không.

Hôm 14 tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng cho biết đã sắp xếp một cuộc gặp phía lãnh sự cho đại sứ quán Mỹ và ông Will Nguyễn. Truyền thông không đề cập đến cuộc gặp đã diễn ra chưa hoặc khi nào. Tuy nhiên, cho đến khi quyết định khởi tố được chính thức đưa ra, gia đình Will Nguyễn vẫn chưa liên lạc được với anh.

Trong một chia sẻ mới nhất về Will Nguyễn viết trên trang cá nhân của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, ông ghi rằng:

“Tôi không cần biết anh ấy là ai. Tôi không cần biết anh ấy có phải người của tổ chức nào hay không. Will Nguyen dù chỉ mang trong mình một phần dòng máu Việt Nam, nhưng đã bỏ nơi tự do của anh ấy để về nơi tối tăm này, góp sức trẻ của mình để thay đổi đất nước Việt Nam.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Prosecutor-will-nguyen-threatened-by-the-government-06152018133509.html

 

Bộ Ngoại giao Mỹ quan ngại sâu sắc vụ Will Nguyễn

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 15 tháng 6 cho biết Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước tin Will Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt, bị thương khi bị bắt giữ trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn hôm 10/6.

Will Nguyễn bị bắt giữ khi tham gia biểu tình chống dự luật đặc khu và an ninh mạng ở Sài Gòn hôm 10/6 và bị khởi tố vì hành vi gây rối trật tự công cộng theo thông báo của công an Thành phố Hồ Chí Minh hôm 15/6.

Trong tuyên bố hôm 15/6, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết an toàn của Will Nguyễn và an toàn của tất cả các công dân Mỹ là quan tâm lớn nhất của Hoa Kỳ. Thông báo cho biết phía chính phủ Việt Nam đã cho phép Will Nguyễn gặp đại diện lãnh sự hôm 15/6. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục cho các tiếp xúc thường xuyên giữa đại diện lãnh sự với ông Nguyễn để đảm bảo quy trình đúng và đối xử công bằng”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết.

Cũng trong ngày 15/6, các dân biểu Mỹ là Alan Lowenthal, Jimmy Gomez, và Lou Correa đã ra thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Will Nguyễn. Thông cáo cho biết các dân biểu Mỹ đã có cuộc điện đàm với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Dan Kritenbrink, để bày tỏ những quan tâm sâu sắc đối với một công dân Hoa Kỳ là William Nguyễn đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam.

Thông điệp chính của chúng tôi gửi đến ngài Đại sứ Mỹ là anh William Nguyễn phải được trả tự do ngay lập tức. Sự mong đợi của chúng tôi là Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và chính quyền Hoa Kỳ cần phải làm tất cả những gì có thể – ở tầng chính quyền cao nhất – để nhanh chóng bảo đảm việc trả tự do cho anh’, thông cáo viết.

Các dân biểu cũng cho rằng việc trả tự do cho Will Nguyễn là chọn lựa tốt nhất cho chính quyền Việt Nam và để tiếp tục mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.

Theo thông cáo, các dân biểu sẽ liên lạc với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo để yêu cầu có hành động ngay lập tức ở mức cao nhất để Will được trả tự do.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/state-department-concern-about-will-nguyen-06162018081435.html

 

 

HRW yêu cầu CSVN điều tra

phản ứng quá đáng của công an đối với người biểu tình

Việt Nam cần chấm dứt ngay những vụ bắt bớ không lý do và việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình trên khắp nước.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm Thứ Sáu 15/06, tổ chức Human Rights Watch (HRW) cũng đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN thả những người bị bắt vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa, đồng thời điều tra phản ứng thái quá của công an.

Các cuộc biểu tình đã bùng nổ trên toàn quốc hồi cuối tuần vừa qua để phản đối một dự luật sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất tới 99 năm trong các đặc khu kinh tế, một điều khoản mà những người chỉ trích sợ rằng sẽ dẫn tới việc các công ty Trung Cộng lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình tại Hà Nội, Nha Trang, Bình Thuận, Sài Gòn và nhiều nơi khác. Từ khi các cuộc biểu tình nổ ra hôm Thứ Bảy, hàng trăm người đã bị bắt giữ cũng như cho biết họ bị công an hành hung.

Ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, nói rằng người dân cần được bảo vệ khi tổ chức những cuộc biểu tình, đặc biệt là về những vấn đề được công chúng quan tâm nhiều. Ông Adams nói thêm rằng, với thành tích tệ hại của nhà cầm quyền CSVN trong việc ứng phó với biểu tình, có đầy đủ lý do để tin rằng công an đang trừng phạt người bất đồng, chứ không chỉ giữ gìn trật tự công cộng.

Human Rights Watch cũng ghi nhận sự việc cảnh sát cơ động ở Bình Thuận đã sử dụng hơi cay, bom khói và vòi rồng xịt nước để giải tán người biểu tình.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/hrw-yeu-cau-csvn-dieu-tra-phan-ung-qua-dang-cua-cong-an-doi-voi-nguoi-bieu-tinh/