Tin Việt Nam – 15/10/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 15/10/2018

Vũ ‘nhôm’

và nguyên Tổng giám đốc Dong A Bank bị truy tố

Cáo trạng truy tố Vũ ‘nhôm’, tức Phan Văn Anh Vũ và nguyên Tổng giám đốc Dong A Bank Trần Phương Bình cùng 24 bị cáo khác có liên quan trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (Dong A Bank) vừa được Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao hoàn tất.

Mạng báo Thanh Niên loan tin này hôm thứ Hai 15 tháng 10. Theo đó ông Phan Văn Anh Vũ,  nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 (viết tắt là Công ty Bắc Nam 79) và ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Dong A Bank; Nguyễn Thị Kim Xuyến, nguyên Phó tổng giám đốc, thành viên HĐQT Dong A Bank cùng bị truy tố về tội danh ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ theo quy định tại điều 355, khoản 4 bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015.

Theo cáo trạng thì ông Phan Văn Anh Vũ  bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 203 tỉ đồng, Trần Phương Bình chiếm đoạt hơn 294 tỉ đồng, gây thiệt hại cho Dong A Bank hơn 1.551 tỉ đồng.

Ngày 30 tháng 7 vừa qua, ông Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án 9 năm tù giam với cáo buộc Cố ý làm lộ bí mật nhà nước trong 1 phiên xử kín. Ông Vũ bị phía Singapore trục xuất về Việt Nam vào ngày 4/1/2018 với lý do nhập cảnh bất hợp pháp vào nước này.

Theo báo chí Việt Nam, ông vốn là một sĩ quan tình báo của cơ quan an ninh Việt Nam, mang hàm thượng tá.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Vu-aluminum-and-ceo-of-dabnk-charged-10152018102746.html

 

Cựu Tướng công an Phan Văn Vĩnh nhập viện

trước phiên sơ thẩm

Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phan Văn Vĩnh, người liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ, phải viện điều trị bệnh tim mạch, nhưng Viện Kiểm Sát nói tình hình sức khỏe của ông Vĩnh không ảnh hưởng đến phiền tòa sắp tới.

Hôm 15/10, truyền thông Việt Nam cho biết ông Phan Văn Vĩnh phải nhập viện vì sức khỏe yếu, do mắc bệnh tim mạch và một số vấn đề sức khỏe khác.

Đài VOV loan tin ông Vĩnh nhập viện khoảng 1 tuần nay tại một bệnh viện ở Phú Thọ, và hiện sức khỏe của ông “đang dần ổn định.”

Báo Lao Động trích lời ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ, khẳng định tình hình sức khỏe của ông Vĩnh “không ảnh hưởng đến phiên xét xử sơ thẩm” dự kiến diễn ra giữa tháng 11/2018.

Các tờ báo trong nước nói dù sức khỏe không tốt nhưng tinh thần ông Vĩnh vẫn ổn định và việc nhập viện được giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt từ các cơ quan chức năng.

Vào tháng trước, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương phát biểu tại một phiên họp của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội nói rằng đường dây đánh bạc nghìn tỷ là vụ án “đau xót” trong ngành công an, đã xảy ra mà nhân viên cấp dưới “không biết.”

Tuy nhiên, báo Công an dẫn lời ông Vương nói rằng vụ việc không xảy ra ở Tổng cục Cảnh sát mà xảy ra ở Công ty Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), một doanh nghiệp mà ông Vương bác bỏ là một “công ty bình phong” của Bộ Công an như dư luận đồn đoán.

Vào tháng 8, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đã hoàn tất cáo trạng truy tố hai cựu tướng công an là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với khung hình phạt lên đến 10 năm tù giam.

Đây là hai tướng công an có chức vụ cao nhất bị truy tố với cáo buộc bảo kê cho đường dây đánh bạc quy mô hàng ngàn tỷ đồng trên mạng do ông Phan Sào Nam và ông Nguyễn Văn Dương đứng đầu.

Cùng bị truy tố với 2 tướng công an là 90 bị cáo khác, với 7 tội danh khác nhau, từ đánh bạc, tổ chức đánh bạc, đến mua bán hóa đơn, rửa tiền, hối lộ…

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tuong-cong-an-phan-van-vinh-nhap-vien-truoc-phien-so-tham/4613829.html

 

‘Cần có giám sát khi dân làm việc với công an’

Ý kiến luật sư sau vụ một phụ nữ ở Khánh Hòa chết trong đồn công an, cho rằng cần giám sát để đảm bảo minh bạch khi dân làm việc với chính quyền.

Công an Vĩnh Long và vụ Nguyễn Hữu Tấn ‘tự sát’

Bị chính quyền gây khó dễ vì làm đường cho người nghèo

‘Tự tử khi đang viết tự khai’ trong nhà tạm giữ ở Phan Rang

Giám định chết ở đồn công an ‘là bí mật’?

Thêm một vụ dân chết trong đồn công an

Nạn nhân là bà Huỳnh Thị Nhung (1973, ngụ Dục Mỹ, Ninh Xiêm, Ninh Hoà, Khánh Hoà).

Ông Chinh, chồng bà Nhung nói với BBC hôm 15/10 rằng gia đình đã đưa bà Nhung về nhà để lo hậu sự. Ông Chinh cũng cho biết hiện tại gia đình quá bối rối và ông không muốn nói gì thêm.

Theo thông tin từ Facebook của nhà báo Hoàng Khương, anh họ ông Chinh, sự việc xảy ra hôm 13/10, khi công an thị xã Ninh Hòa “ập vào nhà” vợ chồng em ông.

Ông Khương viết trên Facebook: “Đến 15 giờ cùng ngày, em dâu tôi là Huỳnh Thị Nhung (1973, ngụ Dục Mỹ, Ninh Sim, Ninh Hoà, Khánh Hoà) bị đưa về trụ sở công an thị xã lấy lời khai về việc kinh doanh nhà trọ có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

8 giờ sáng hôm nay, 14-10, em họ tôi nhận được điện thoại từ chủ tịch xã Ninh Sim thông báo Nhung đã chết tại cơ quan điều tra Công an thị xã Ninh Hoà, hiện đang khám nghiệm tử thi.

Khi gia đình em tôi có mặt tại trụ sở Công an thị xã thì một vài vị công an mặt thường phục lạnh lùng thông báo em dâu tôi đã tự sát vào lúc 22 giờ. Trong lúc lấy lời khai, Nhung đã chụp chiếc kéo để sẵn trên bàn và tự đâm nhiều nhát vào ngực, cổ…

Thêm một cái chết đầy… kịch tính xảy ra tại trụ sở công an như biết bao vụ việc đã xảy ra. Lần này là Nhung, em tôi, người đàn bà quê lam lũ, ít học, hiền lành và là mẹ của đứa con… Có ai thống kê giùm trong 3 năm, 5 năm hay 10 năm trở lại đây đã có biết bao người đã chết tại trụ sở công an, nhà tạm giữ, tạm giam…”

Chính quyền nói gì?

Ông Phan Văn Cường, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa, nói với tờ Pháp Luật TP Hồ Chí Minh là “cơ quan điều tra đang làm rõ nguyên nhân cái chết của bà Huỳnh Thị Nhung”.

“Công an thị xã Ninh Hòa mới báo cáo chung chung. Đương sự đến cơ quan công an làm việc, sau đó có xảy ra hiện tượng gì đó, được đưa đến bệnh viện cấp cứu, sau đó nạn nhân tử vong. Sự việc cũng như nguyên nhân tử vong chưa kết luận được. Hiện nay đang điều tra,” ông Cường nói.

Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, thì cho biết bà Nhung được mời đến công an xã để làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật tại nhà nghỉ do bà Nhung kinh doanh.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo Lao Động, một lãnh đạo Hội đồng Nhân dân xã Ninh Sim, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho biết: “Sau khi làm việc với công an thì bà Nhung nhìn thấy kéo cắt giấy trên bàn và đâm vào cổ, dẫn đến tử vong”.

‘Cần có giám sát khi dân làm việc với chính quyền’

Theo quy định hiện nay, trong quá trình làm việc, đối với các vụ việc cơ quan điều tra thực hiện thì trong quá trình lấy lời khai đều phải có camera theo dõi, luật sư Nguyễn Văn Quynh nói với BBC hôm 15/10.

“Nhưng thực tiễn thì đến thời điểm này nhiều cơ quan vẫn trang bị các hệ thống đó.”

“Gần đây tôi có làm việc với cơ quan tỉnh Bình Dương trong vụ việc mà tôi đang đảm nhiệm, thì ở đó vẫn chưa có camera. Hỏi thì họ nói là vẫn chưa trang bị được.”

“Tuy nhiên không có chế tài nào để xử lý các cơ quan không lắp camera.”

Luật sư Quynh cũng cho hay, theo luật tố tụng hình sự, người dân khi được mời lên làm việc với chính quyền thì hoàn toàn có quyền mời luật sư đi cùng để đảm bảo quyền lợi của mình.

“Tuy nhiên cái vướng mắc hiện nay là có một số luật sư, dù đã làm đầy đủ các thủ tục cần thiết, thì sau đó lại công an lại không cho họ làm việc.”

“Ví dụ gần đây ở Khánh Hòa có vụ việc chủ tịch xã đã đuổi luật sư ra ngoài, trong khi người dân mời luật sư đi cùng chỉ để tham dự một buổi hòa giải liên quan đến tranh chấp đất đai.”

“Những vụ việc này cho thấy các cơ quan công quyền cũng chưa thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, dù được nhà nước giao phó.”

Luật sư Quynh nói, theo luật hiện hành, nếu người dân chết trong đồn công an thì công an không chịu trách nhiệm liên đới nào cho tới khi nguyên nhân cái chết được làm rõ.

“Tôi cho rằng trên hết cả người dân và chính quyền đều phải thượng tôn pháp luật. Đối với người dân, không loại trừ có những trường hợp tự tử [trong đồn công an] do bức xúc. Nhưng những vụ việc như vậy cần được làm rõ và có kết luận cụ thể.

“Để đảm bảo có sự minh bạch, cần phải có sự giám sát trong quá trình dân làm việc với chính quyền. Ngoài việc có luật sư, hoặc do chính quyền chỉ định, hoặc do người dân lựa chọn, còn cần có các công cụ như camera giám sát, ghi âm, ghi hình,” luật sư Quynh nói với BBC.

Vụ việc bà Nhung chết trong đồn công an chỉ là một trong số nhiều vụ việc tương tự gây bức xúc trong dư luận.

Theo một số liệu của Bộ Công an, từ năm 2011 đến 2014, có 226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45862248

 

Giới hoạt động, luật sư kêu gọi phản đối

dự thảo nghị định an ninh mạng

Các nhà hoạt động và luật sư có nhiều ảnh hưởng trong những ngày gần đây liên tiếp kêu gọi người sử dụng internet quan tâm tới và lên tiếng phản đối các dự thảo nghị định gắn với Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Các dự thảo nghị định được công bố hôm 9/10 chứa đựng các quy định cụ thể về việc thực thi Luật An ninh mạng bắt đầu từ ngày đầu tiên năm 2019. Báo chí trong nước cho hay Bộ Công an được giao nhiệm vụ soạn 3 văn bản trình chính phủ, gồm nghị định về trình tự, thủ tục áp dụng một số biện pháp bảo vệ an ninh mạng; nghị định đi vào chi tiết một số điều trong Luật An ninh mạng; và quyết định của thủ tướng ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Trong số các dự thảo, người sử dụng mạng hiện quan tâm nhất đến bản thảo chứa đựng các quy định chi tiết về một số điều của Luật An ninh mạng.

Nội dung bản dự thảo này được chia sẻ một cách không chính thức trên internet sau ngày 9/10 nhanh chóng thu hút sự chú ý đặc biệt của giới hoạt động và phản biện xã hội vào chương 5 trong dự thảo.

Trong số các tiếng nói phản đối hoặc bày tỏ hết sức lo ngại về tác động của nghị định, nếu được chính phủ ban hành, là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư tiến sĩ Trần Xuân Hoài, luật sư Trần Vũ Hải, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Già, và chuyên gia phần mềm Dương Ngọc Thái.

Chủ đề này cũng dẫn đến nhiều thảo luận ở các diễn đàn trên nền tảng Facebook, như nhóm “Bàn luận về Kinh tế – Chính trị” có hơn 192.000 thành viên, hay “Góc nhìn Báo chí – Công dân” có gần 81.000 thành viên, trong đó đa số các ý kiến đều phản đối dự thảo nghị định.

Trong một bài viết dài trên trang cá nhân mà tác giả đồng ý để VOA trích dẫn, kỹ sư Dương Ngọc Thái, một chuyên gia công nghệ thông tin nổi tiếng, đưa ra ý kiến rằng cần phải bỏ chương 5 của dự thảo.

Theo tóm tắt của chuyên gia hiện làm việc ở Thung lũng Silicon, Mỹ, bốn điều từ 54 đến 57 của chương này trao cho Cục An ninh mạng, Bộ Công an, những quyền rất lớn.

Đó là cấp phép cho bất kỳ công ty trong và ngoài nước nào về cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên internet tại Việt Nam; yêu cầu các công ty về internet phải lưu trữ tất cả dữ liệu ở Việt Nam và phải cung cấp dữ liệu có yêu cầu của cục; và các công ty đó phải lưu trữ và chuyển giao cho cục “nhật ký truy cập, thông tin thanh toán dịch vụ, địa chỉ IP truy cập dịch vụ, thói quen tìm kiếm, log chat, thời gian giao dịch” sau 36 tháng kể từ lúc dữ liệu được thu thập. Ngay cả khi công ty đóng cửa hoặc ngừng cung cấp dịch vụ, họ cũng vẫn phải chuyển giao tất cả thông tin người dùng cho Cục An ninh mạng.

Ông Thái nêu ra một số lý do để cho rằng dự thảo nghị định này không đem lại lợi ích gì mà còn tạo ra nhiều nguy cơ kinh tế và an ninh. Theo ông, khi toàn bộ dữ liệu không chỉ của người dân, mà cả lãnh đạo cấp cao và toàn bộ hệ thống chính trị nằm trong tầm kiểm soát của Cục An ninh mạng, điều này được ông so sánh với “viễn cảnh u tối như Đông Đức năm 1984” và ông đặt ra câu hỏi “ai còn muốn đến Việt Nam sống và làm việc?”

Một lý do khác, theo kỹ sư Thái, việc bắt buộc các công ty lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam sẽ khiến họ chỉ có hai lựa chọn là hoặc rút khỏi thị trường Việt Nam, hoặc sao chép dữ liệu thô từ trung tâm dữ liệu của họ sang các máy chủ thuê mướn ở Việt Nam. Chuyên gia này đưa ra nhận định rằng rất nhiều công ty nước ngoài phản đối Luật An ninh mạng vì việc sao chép dữ liệu thô làm gia tăng rủi ro cho họ về việc dữ liệu bị xâm phạm.

Ngoài ra, kỹ sư tại Thung lũng Silicon lưu ý đến việc Bộ Công an tuyên bố sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu để tiếp nhận dữ liệu mà họ yêu cầu các công ty cung cấp. Việc này, theo ông, đồng nghĩa là toàn bộ dữ liệu của người Việt Nam sẽ được lưu ở một chỗ duy nhất. Nhưng ông cảnh báo rằng làm như vậy sẽ tạo thành một mục tiêu béo bở cho giới tội phạm chuyên nghiệp hoặc lực lượng tình báo mạng của các quốc gia khác.

Từ góc độ của một chuyên gia về xã hội dân sự, tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định với VOA rằng dự thảo nghị định tạo ra nguy cơ hiện hữu về vi phạm nhân quyền và ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp.

Ông Quang A, người từng là chuyên gia tin học, cũng có chung mối quan ngại giống kỹ sư Thái về chính lỗ hổng an ninh mạng, hay cao hơn là an ninh quốc gia, mà trớ trêu thay sẽ xảy ra nếu dự thảo được thông qua. Vị tiến sĩ nói:

“Với sự tập trung cao độ quyền lực vào tay Cục trưởng Cục An ninh mạng, mà với khả năng hạn chế của họ về mọi mặt, toàn bộ phần mềm, phần cứng của họ, thì tiềm ẩn một rủi ro cho an ninh quốc gia một cách hết sức là cao độ. Với một sự tập trung cao độ như thế, nhiều thế lực trên thế giới này có thể tân công một cách dễ dàng, và đấy là một gót chân Asin của hệ thống gọi là quản lý an ninh mạng này”.

Với sự tập trung cao độ quyền lực vào tay Cục trưởng Cục An ninh mạng, mà với khả năng hạn chế của họ về mọi mặt, toàn bộ phần mềm, phần cứng của họ, thì tiềm ẩn một rủi ro cho an ninh quốc gia một cách hết sức là cao độ.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Bày tỏ ý kiến về dự thảo gây nhiều phản ứng, giáo sư tiến sĩ Trần Xuân Hoài viết trên Facebook cá nhân rằng những người soạn thảo đã “lạm quyền” để “bóp nghẹt” mọi tiếng nói của lương tri, quyết tâm kiểm soát mọi người “từ phòng ngủ trở ra”.

Vị giáo sư cũng là nhà văn với bút danh Trần Gia Ninh lo lắng về tương lai mà ông gọi là “không còn một chút riêng tư nào nữa, tất cả chúng ta – những người dùng internet – đều là tù nhân dự bị”.

Trước tình hình đó, ông Trần Xuân Hoài kêu gọi: “Phải hợp lực có những tiếng nói mạnh mẽ, tập trung, có lý, có tình đến thủ tướng chính phủ”. Theo ông, làm được như vậy “may ra có giảm bớt sự lộng quyền này phần nào”. Ông khẳng định: “Muộn còn hơn không. Ngồi yên, câm lặng chấp nhận là tự hại mình”.

Một khi được ban hành chính thức, các nghị định mới sẽ mở đường cho việc thực thi Luật An ninh mạng của Việt Nam từ ngày 1/1/2019.

Luật này từ trong quá trình soạn thảo cho đến khi được thông qua hồi giữa năm nay đã gây ra nhiều tranh cãi, cũng như bị một số chính phủ và tổ chức nước ngoài, trong đó có Mỹ, gọi là “một bước lùi lớn” cho Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/gioi-hoat-dong-luat-su-keu-goi-phan-doi-du-thao-nghi-dinh-an-ninh-mang/4614056.html

 

Nữ cầu thủ ẩu đả trong giải vô địch quốc gia Việt Nam

Dư luận trong nước Việt Nam đang xôn xao về hình ảnh những nữ cầu thủ đấm đá nhau trong một trận đấu của giải vô địch quốc gia túc cầu nữ Cúp Thái Sơn Bắc 2018.

Cuộc xô xát xảy ra khi trọng tài thổi còi kết thúc trận bán kết giữa đội Câu Lạc Bộ 1 từ Sài Gòn và đội Than Khoáng Sản. Trong khi các nữ cầu thủ hai đội lao vào đánh nhau, nhiều khán giả cũng tràn vào sân tham gia cuộc ẩu đả. Cảnh hỗn chiến diễn ra trước những ống kính đang truyền hình trực tiếp. Một đoạn phim của đài VTV6 được đưa lên mạng cho thấy cảnh loạn đả giữa các nữ cầu thủ và khán giả diễn ra lâu hơn 1 phút. Một phóng viên có mặt trên sân cho biết, đồng đội của Câu Lạc Bộ 1 đến từ Sài Gòn là nhóm nữ cầu thủ của Câu Lạc Bộ 2 cũng kéo vào sân hỗ trợ.

Báo mạng Zing dẫn lời một khán giả tên Tiến theo dõi qua truyền hình nói rằng, ông chưa thấy cảnh tượng nào “dã man” như vậy. Ông Tiến cho rằng, cảnh tượng kinh hoàng nhất có lẽ là thủ môn dự bị của đội Than Khoáng Sản bị 5-6 người đạp giày vào mặt.

Theo Zing, đã không hề có bóng dáng của lực lượng an ninh khi cuộc loạn đả xảy ra. Ban huấn luyện của hai đội và các trọng tài phải vất vả lắm mới chấm dứt được các cuộc xô xát.

Vụ này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Liên Đoàn Túc Cầu Việt Nam VFF bị Liên Đoàn Túc Cầu Châu Á phạt 12,500 Mỹ kim, vì các cổ động viên Việt Nam đốt pháo sáng trong một cầu trường ở Indonesia.

https://www.sbtn.tv/nu-cau-thu-au-da-trong-giai-vo-dich-quoc-gia-viet-nam/

 

Nhiều Tỉnh Miền Tây Lún Chìm

Nước Lên Cao, Ngập Chợ Búa

SAIGON — Báo Động Đỏ: Đồng bằng sông Cửu Long đang… chìm, vì đâu?

Báo Lao Động ghi nhận rằng nhiều nơi Miền Tây đang nguy ngập: Ngập sâu, dồn dập và kéo dài từ đầu nguồn đến cuối nguồn hạ lưu sông Mekong. Tất cả như cho thấy ĐBSCL đang chìm dần vì thực tế mực nước lũ năm nay chỉ ở mức trung bình nhiều năm gần đây. Đáng lo hơn là bên cạnh ảnh hưởng từ sự bất thường của thiên tai, còn có những tác động tiêu cực từ nhân tai. Nhưng nhận diện nhân tai như thế nào để có giải pháp ứng phó hữu hiệu thì không đơn giản.

Liên tiếp mấy ngày nay nhiều tuyến đường nội ô TP.Long Xuyên (An Giang), nhất là trục đường Trần Hưng Đạo, tương ứng với tuyến quốc lộ đi ngang qua trung tâm TP.Long Xuyên;  đường Ung Văn Khiêm, dẫn vào ĐH An Giang và Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang, đường Nguyễn Trãi, Tôn Đức Thắng… bị ngập nặng. Có nơi nước ngập sâu đến hơn 50cm và hơn thế nữa. Không chỉ uy hiếp các tuyến giao thông, cơn nước bất thường còn làm ngập sâu nhiều khu chợ sầm uất như chợ Bình Khánh, chợ Mỹ Xuyên…

Báo Lao Động cũng nói rằng tình trạng này cũng diễn ra ở TP.Sa Đéc (Đồng Tháp). Nước theo các miệng cống thoát nước thải sinh hoạt trào lên, không chỉ gây ảnh hưởng việc đi lại và mua bán, kinh doanh… vừa gây mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Không chỉ có vùng đầu nguồn, mà ngay cả vùng dưới nguồn và hạ nguồn như Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… cũng rơi vào tình trạng ngập nghiêm trọng. Không chỉ đe dọa nhiều vườn cây ăn trái, ao hồ nuôi trồng thủy sản của người dân, hay làm ngập nhiều tuyến giao thông nội ô, tràn vào tận nhà dân cư, công trình công cộng… mà còn nhấn chìm luôn cả quốc lộ. Đi dọc quốc lộ 1A từ Vĩnh Long sang Cần Thơ rồi Sóc Trăng, Bạc Liêu, liên tiếp hình ảnh của những đoạn đường ngập nước. Đặc biệt là đoạn giáp ranh Hậu Giang – Sóc Trăng, dài hơn 2km ngập mênh mông với độ sâu lên đến 60-70cm. Thậm chí theo người dân địa phương, vào cao điểm, có nơi ngập sâu cả mét. Vì vậy liên tiếp mấy ngày qua, truyền thông và mạng xã hội liên tiếp phát đi hình ảnh cùng những thông điệp đắng lòng: Đầu nguồn – nhiều tuyến đường nội ô bị ngập sâu; Cần Thơ thất thủ, Bạc Liêu – quốc lộ 1A bị ngập sâu…

Đây là hiện tượng chưa từng có. Bởi trên thực tế mực nước lũ năm nay không quá lớn so với trung bình các năm gần đây. Theo Đài Khí tượng – Thủy văn tỉnh An Giang, mực nước cao nhất ngày 11.10 trên sông Hậu tại Long Xuyên là 2,72m, vượt báo động III 0,22m.  Giải thích về hiện tượng này, ông Lưu Văn Ninh – Giám đốc Đài Khí tượng – Thủy văn An Giang – cho biết: Do sông đang bước vào thời kỳ nước rong (là con nước lớn nhất trong tháng, xuất hiện 2 lần vào ngày 18 và 30 âm lịch). Trong khi đó, lại trùng vào thời điểm triều cường, làm dội nước sông Mekong trên đường đổ ra biển, khiến mực nước sông tăng, gây ngập ở vùng giữa, gồm các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Và nhiều khả năng tình hình ngập kiểu này sẽ còn kéo dài. Bởi theo dự báo, đến ngày 13.10, nhiều khả năng mực nước sẽ bắt đầu xuống, nhưng với tốc độ chậm và vẫn ở trên mức báo động III.

Báo Lao Động đã phỏng vấn và được TS Tô Văn Trường – chuyên gia độc lập về thủy lợi – cho biết, ngập úng trên diện rộng hiện nay là biểu hiện của tác động biến đổi khí hậu toàn cầu – nước biển dâng (BĐKH-NBD) mà ĐBSCL là một trong 5 vùng trên thế giới chịu tác động mạnh nhất. Trong đó, BĐKH-NBD làm thay đổi chế độ hoàn lưu, dòng chảy biển, chế độ sóng và làm tăng mực nước sông ngòi kênh rạch…  Tuy nhiên, theo TS Trường, bên cạnh yếu tố từ thiên tai, cũng cần nhận ra những tác động nhân tai. Tức những tác động do chính con người gây ra đã vô tình tiếp tay cho thiên tai tăng sức công phá mạnh hơn khả năng vốn có của nó.

Theo đó, bên cạnh tác động từ “bên ngoài”, như sự thay đổi “nhân tạo” trên suốt dòng chính sông Mekong, dồn đẩy vùng ĐBSCL với tư cách là hạ nguồn sông Mekong vào thế bị động nguồn nước, còn có những thay đổi “bên trong” đã  “mở cửa sau” cho thiên tai bùng phát trên diện rộng… Có ý kiến cho rằng, ngập úng hiện nay là do sụt lún diễn ra nhanh. Cụ thể, kết quả nghiên cứu “Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm tại ĐBSCL” của các chuyên gia Đại học Utrecht, Viện Nghiên cứu Deltares Hà Lan, ĐH  Cần Thơ và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam công bố vào  năm 2017, cho thấy, chỉ trong vòng 25 năm, ĐBSCL từ một khu vực ổn định đã rơi vào tình trạng sụt lún nhanh chóng với tốc độ bình quân mỗi năm vài cm, cao hơn nhiều so với tốc độ mực nước biển dâng vài mm/năm. Nguyên nhân chính được xác định là do khai thác nước ngầm quá mức.

https://vietbao.com/a286474/nhieu-tinh-mien-tay-lun-chim-nuoc-len-cao-ngap-cho-bua

 

Mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

có thể lên tới hàng tỷ đồng

Cục An toàn thực phẩm Việt Nam vào hôm 15/10 vừa công bố nghị định mới về xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm với mức phạt được cho có thể lên tới hàng tỷ đồng.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời phát biểu của Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm tại Hội nghị triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và hướng dẫn quy định xử phạt mới do Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm về những quy định vệ sinh an toàn như: sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa các chất không được phép sử dụng vào trong thực phẩm, nhiều mặt hàng thực phẩm buôn bán qua mạng, không cửa hàng hoặc quảng cáo quá mức không đúng về chất lượng sản phẩm, gây khó khăn cho việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.

Do đó, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành nghị định mới 115/2018 thay thế cho nghị định 178 trước đây về quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/10/2018. Mục tiêu của nghị định mới nhằm siết chặt hơn về ý thức chấp hành an toàn vệ sinh thực phẩm của các cá nhân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, Người đại diện Cục An toàn Thực phẩm còn cho biết, để hạn chế tình trạng vi phạm tràn lan như hiện nay, Cục đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt là tại các khu vực tỉnh, huyện và xã cần đẩy mạnh hơn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/violation-of-food-safety-violations-can-be-up-to-billions-of-vnd-10152018082120.html

 

Việt Nam có hay không một tầng lớp tinh hoa?

Nguyễn Trang Nhung

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết cần đưa ra định nghĩa của từ “tinh hoa”. Theo nhiều từ điển tiếng Việt, tinh hoa có nghĩa là phần tinh túy nhất, tốt đẹp nhất và có khi là cả quan trọng nhất.[1]

Trong nhiều sách vở, tài liệu, từ “tinh hoa” được xem là tương ứng với từ “elite” trong tiếng Anh. Tuy nhiên, từ “elite” trong tiếng Anh có nghĩa không hoàn toàn như từ “tinh hoa” trong tiếng Việt.

Từ điển American Heritage định nghĩa “elite” là một nhóm hay tầng lớp được xem là ưu việt hơn các nhóm hay tầng lớp khác nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Nhiều từ điển tiếng Anh khác cũng định nghĩa “elite” tương tự.[2]

So sánh nghĩa tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt, có thể thấy “tinh hoa” và “elite” có phần chung và có phần riêng, mà không hoàn toàn như nhau, bởi người ưu việt nhờ trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có thì có thể, mà không nhất thiết là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng.

Để được xem là tinh túy, tốt đẹp hay quan trọng, một nhóm hay tầng lớp cần có những gì khác hơn. Đó là một hệ thống giá trị chuẩn mực làm mục tiêu vươn lên cho toàn xã hội, dẫn dắt xã hội phát triển về phương diện vật chất lẫn tinh thần, trong đó phương diện tinh thần quan trọng hơn, và phương diện vật chất làm nền tảng, hỗ trợ cho phương diện tinh thần.

Theo cách hiểu này, tầng lớp lắm tiền nhiều của không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm quyền nhiều thế không phải là tinh hoa, tầng lớp lắm chức nhiều danh không phải là tinh hoa, nếu tiền của đó, quyền thế đó, chức danh đó không đi cùng các giá trị mang tính chuẩn mực có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của xã hội.

Nếu Việt Nam có một tầng lớp tinh hoa, cùng lắm đó là một tầng lớp tinh hoa trong quá khứ, vào cái thời mà các giá trị tốt đẹp như chân thật, tử tế, chính trực, ngay thẳng, can đảm, nhân từ, v.v được đề cao mà không bị vùi lấp bởi các giá trị đối nghịch. Đó là cái thời mà ý thức hệ cộng sản chưa len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống.

Vậy còn ngày nay thì sao? Việt Nam ngày nay không có một tầng lớp tinh hoa, dù có những người có trí tuệ, địa vị xã hội hay sự giàu có. Những người này nhìn chung không có các giá trị chuẩn mực, thậm chí có các giá trị đối nghịch. Chẳng hạn, một bộ phận những người giàu có sở dĩ giàu có không phải nhờ chân thật, tử tế, chính trực hay ngay thẳng, mà nhờ giả dối, đểu cáng, lươn lẹo hay lọc lõi.

Chúng ta có không ít những người có trí tuệ, song không có tầng lớp trí thức, nếu trí thức không chỉ được xem là có trí tuệ, mà còn được xem là có tinh thần thức tỉnh xã hội.

Chúng ta có một loạt những người có địa vị xã hội, song không có tầng lớp quý tộc, nếu quý tộc không chỉ được xem là có địa vị xã hội, mà còn được xem là có cốt cách thanh cao.

Chúng ta có đáng kể những người giàu có, song không có tầng lớp thượng lưu, nếu thượng lưu không chỉ được xem là giàu có, mà còn được xem là có phẩm giá đáng được ngưỡng vọng.

Họa chăng, Việt Nam giờ đây chỉ có một nhóm người có các giá trị ấy. Họ rải rác trong số hơn 90 triệu người Việt Nam. Xét về lượng, họ không đủ hùng hậu để hình thành một tầng lớp, và vì vậy, ảnh hưởng của họ không đủ mạnh mẽ.

Lịch sử cho thấy các quốc gia tiến bộ và văn minh đều được dẫn dắt bởi tầng lớp tinh hoa. Ở phương Tây, đó là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, v.v. Ở phương Đông, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, v.v. Thiếu vắng tầng lớp tinh hoa, một quốc gia khó có thể định hình được một hệ thống giá trị làm nền tảng cho sự phát triển. Đây là một khiếm khuyết lớn của xã hội Việt Nam.

Vì lẽ đó, việc thúc đẩy hình thành một tầng lớp tinh hoa là cần thiết. Trong bối cảnh các thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật, giáo dục, v.v bất lợi cho sự hình thành của tầng lớp tinh hoa, mỗi cá nhân, đặc biệt là những người trẻ, cần ý thức về sự vươn lên của chính mình, hướng tới rèn luyện trí tuệ lẫn cốt cách, phẩm giá của chính mình, sao cho trở thành tinh hoa của đất nước về sau.

Chú thích:

[1] Định nghĩa từ “tinh hoa”

https://vdict.com/tinh%20hoa,3,0,0.html
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Tinh_hoa

[2] Định nghĩa từ “elite”

https://www.thefreedictionary.com/elite

(Bài viết nảy sinh từ một luồng ý kiến ủng hộ phát ngôn của ca sĩ Mỹ Linh gần đây về việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm. Luồng ý kiến này cho rằng việc xây dựng nhà hát góp phần thúc đẩy tầng lớp tinh hoa trong xã hội, dẫn dắt xã hội trở nên giàu có và văn minh. Không bàn tới việc liệu luồng ý kiến này đúng hay sai, người viết đơn thuần đặt ra câu hỏi (được dùng làm tiêu đề bài viết) và nêu lên câu trả lời.)

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/does-vn-have-elite-group-10142018170433.html

 

Bphone, VinFast ‘

chỉ dựa vào lòng yêu nước là chưa đủ’

Thạc sĩ Bùi AnGửi đến BBC từ TP.Hồ Chí Minh

Hầu hết các sản phẩm khi có thể gắn chữ Thương hiệu Việt đều hướng đến một chút gì đó “yêu nước”. Đó có thể là một chút gì đó tự hào nhưng trên hết là đánh vào tâm lý ủng hộ hàng Việt.

Bphone và VinFast gần đây đều muốn nhắm đến điều đó, coi đó như là một selling point chính để có thể đương đầu với các thương hiệu mạnh nước ngoài. Trong một chừng mực nào đó, điều này tốt, như các nước Hàn Quốc và Đài Loan, Trung Quốc dựa vào lòng tự tôn đã từng bước tạo nên những thương hiệu tầm vóc thế giới. Nhưng chỉ dựa vào đó không chưa đủ, còn cần thêm nhiều yếu tố khác.

VinFast ‘là niềm tự hào quốc dân’?

Vinfast và hình ảnh quốc gia

Xe VinFast ra mắt ở Paris Motor Show 2018

Việt Nam: Yêu nước và ‘phương án Vàng’

Người tiêu dùng Việt Nam có trình độ hiểu biết ngày càng nâng cao, với sự tìm tòi trên Internet kỹ càng, nhất là các sản phẩm công nghệ và có giá trị cao như xe hơi.

Cho nên người dùng sẽ không dễ bị tác động bởi các chiến dịch marketing đánh vào lòng yêu nước. Thất bại của BKAV là một minh chứng. Ở thời điểm hiện tại, khái niệm quốc gia đối với sản phẩm công nghệ rất mờ nhạt.

iPhone sản xuất ở Trung Quốc, Samsung sản xuất ở Việt Nam… đều là những sản phẩm công nghệ hàng đầu, nên chất lượng là yếu tố quan trọng nhất, đi kèm với mức giá phù hợp. Tuy nhiên, nếu cùng chất lượng và giá bán, có lẽ người dùng Việt sẽ có chút ưu ái cho sản phẩm thương hiệu Việt.

Nhìn vào Bphone qua ba mùa thì có thể nhận thấy họ đã tiếp nhận phản hồi của người dùng khá tốt. Sau khi thất bại toàn diện ở Bphone 1 và Bphone 2, thì với lần ra mắt sản phẩm mới vừa qua, họ đã có mức giá “hợp lý” hơn.

Tuy vậy, xét về giá/cấu hình-thiết kế thì Bphone 3 vẫn thua kém nhiều đối thủ cùng phân khúc, nhất là những sản phẩm đến từ Trung Quốc. Điều đó cho thấy BKAV chỉ tiếp nhận được một ít, sản phẩm thua kém thì khó mà cạnh tranh nổi, dù giá không còn “ảo tưởng” như những lần trước.

Một vấn đề lớn khác là hệ điều hành BOS chạy trên nền Android chưa hoàn thiện. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho hai sản phẩm đầu thất bại, vì trải nghiệm người dùng quá tệ, quá nhiều lỗi vặt.

Ở lần này, nếu muốn chinh phục người dùng Việt ngay trên sân nhà, BKAV cần phải tiếp nhận lỗi và sửa chữa cập nhật thật nhanh. Còn nếu phải triệu hồi như những lần trước thì không ai muốn mua một sản phẩm như thế.

‘Khen chê là lẽ thường’

Tuân Tử có nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Khen chê là lẽ thường của một sản phẩm khi đến tay người dùng, nhất là những sản phẩm được sự chú ý lớn, vấn đề không phải là chê hay dèm pha, mà những lời chê, nhận xét đó có đúng không, có giúp ích cho hãng không.

Chúng ta đang tự bỉ bôi mình khi cho rằng người Việt thích chê, nhất là chê người nhà. Không phải vậy, nếu sản phẩm tốt, giá hợp lý, sẽ không ai chê cả. Với lòng tự hào dân tộc cao, người Việt sẽ ủng hộ sản phẩm tốt, đáng tiếc là Bphone chưa thể thỏa mãn được nhu cầu trong khi hiện tại có nhiều lựa chọn tốt hơn.

Ai cũng muốn có những thương hiệu Việt mạnh, ai cũng muốn chung tay cả, ủng hộ lựa chọn hàng Việt là chung tay thiết thực nhất.

Nhưng “có thực mới vực được đạo, vấn đề mấu chốt là các doanh nghiệp Việt có thể tạo ra được những sản phẩm cạnh tranh tốt hay không.

Bphone hay VinFast nếu có thất bại thì phải tự trách mình trước, không thể đổ lỗi cho người dùng không ủng hộ, không ai có thể ủng hộ một sản phẩm không vừa ý được, không ai bỏ tiền ra mua một sản phẩm không bằng sản phẩm khác cùng giá tiền.

Đối với việc BKAV hay Vingroup có dùng áp lực để gỡ những bài viết tiêu cực trên mạng xã hội như Facebook không thì tôi không rõ, nhưng riêng những nhận xét của tôi trên trang cá nhân mình, đôi khi lên đến hàng trăm like share, nhưng vẫn không có tác động nào từ các bên liên quan cả.

Người Việt Nam ‘tự tin chi tiêu mạnh’

Giải đua F1 ‘có khả năng đến Việt Nam’?

Đại diện Việt Nam ngủ gật tại LHQ

Cá nhân tôi nghĩ việc dùng các phương pháp “bạo lực” như thế sẽ không mang lại hiệu quả, không ai có thể chặn hoặc gỡ hết hàng trăm, hàng ngàn nhận xét của người dùng. Việc chặn xóa bài, nếu có, sẽ gây tác dụng ngược và tâm lý ghét hãng, ghét sản phẩm hơn, marketing hiện đại sẽ hiếm khi lựa chọn phương pháp này.

Vấn đề cốt lõi vẫn là sản phẩm tốt, quảng bá chính xác sáng tạo và hợp lý để thay đổi thành kiến của người dùng nếu có trước đây. Và phải kiên nhẫn, từ từ mới có thể thành công trong việc chiếm cảm tình, đó mới là việc quan trọng nhất.

*Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một chuyên gia về sản phẩm công nghệ hiện đang sống ở TP.Hồ Chí Minh.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45854847

 

Giá dầu thế giới tăng, VN thu thêm tiền,

người dân gánh thêm ‘giá xăng tăng’

Ralph Jennings

Giá dầu thế giới tăng đang giúp cho Việt Nam kiếm tiền, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và có thể giúp cho nước này xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Duy chỉ có một cảnh báo, đó là giá xăng dầu cao hơn cho người tiêu dùng Việt Nam.

Mặc dù không phải là quốc gia sản xuất dầu lớn như các nước Trung Đông, nhưng Việt Nam xem các sản phẩm liên quan đến năng lượng là nguồn xuất khẩu cao thứ năm của mình. Ngành công nghiệp này chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước, trong đó có nhà cung cấp năng lượng PetroVietnam, với doanh thu hàng năm là 3,1 tỷ USD. Phần lớn năng lượng của Việt Nam được khai thác ngoài biển ở phía đông và phía nam của đất nước.

Nếu giá dầu thô giữ ở mức trung bình 65 USD/thùng trong năm nay, cao hơn mức trung bình của năm ngoái là 60USD/thùng, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ vượt mục tiêu đặt ra là 6,7%, trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết vào tuần trước.

Ralf Matthaes, người sáng lập công ty tư vấn nghiên cứu Infocus Mekong tại thành phố Hồ Chí Minh, nói: “Việt Nam có trữ lượng dầu khí rất lớn, do đó nếu giá tăng lên chắc chắn sẽ là mối lợi cho Việt Nam”.

Chuyên gia này nói thêm rằng: “Một lợi ích khác cho Việt Nam là có nhiều xuất khẩu hơn, không chỉ cà phê và gạo”.

Giá dầu thế giới tăng vọt

Bộ Tài chính Việt Nam dự báo tổng thu ngân sách nhà nước từ xuất khẩu dầu thô sẽ đạt 3,13 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 2018, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng doanh thu từ tháng 1 đến tháng 9 đã vượt mục tiêu của cả năm.

Doanh thu tăng lên đối với Việt Nam phản ánh thu nhập cao hơn từ việc xuất khẩu dầu. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, giá dầu thế giới sẽ lên tới 73 USD/thùng trong năm nay và 74 USD/thùng trong năm tới. Cơ quan này nói giá dầu tăng là vì có vấn đề về cung, trong đó có ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.

“Đối với chính phủ và doanh nghiệp nhà nước PetroVietnam, đây chắc chắn là tin tốt”, ông Frederick Burke, đối tác của công ty luật Baker McKenzie tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định. “Thời gian qua họ đã gặp khó khăn ở hạng mục này trong ngân sách”.

Việt Nam xuất khẩu dầu chủ yếu sang Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Nguồn thu từ xuất khẩu này đóng góp vào nền kinh tế trị giá 224 tỷ USD và tăng trưởng khoảng 6% mỗi năm kể từ năm 2012. Phần lớn tăng trưởng nhờ vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và chế tạo các mặt hàng như phụ tùng ô tô và đồ điện tử gia dụng.

Đảng Cộng sản cho biết Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 11,23 triệu tấn dầu thô trong năm nay.

Làm gì với tiền?

Theo ông Matthaes, doanh thu từ xuất khẩu dầu sẽ giúp cho chính phủ có nhiều tiền hơn để chi cho cơ sở hạ tầng công cộng. Các quan chức Việt Nam đang xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để các nhà sản xuất thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu, vận chuyển từ nhà máy ra thị trường nước ngoài. Vận chuyển hàng hóa dễ dàng sẽ giúp giữ chân các nhà sản xuất ở Việt Nam, vốn cạnh tranh với Trung Quốc và phần lớn khu vực Đông Nam Á để thu hút đầu tư.

Tờ báo trong nước VnEpress nói chính phủ hiện đang chi tiền cho các tuyến đường cao tốc và giao thông công cộng đô thị để xử lý “những thiếu hụt hậu cần của đất nước”.

Theo ông Burke, các doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ xây dựng thêm nhiều nhà máy lọc dầu. Mặc dù có doanh thu xuất khẩu, nhưng Việt Nam lại là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm hóa dầu vì các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam không thể đáp ứng cho tất cả nhu cầu của 95 triệu dân và ngành công nghiệp.

Việt Nam nhập khẩu ngược lại khoảng 70% nhiên liệu của mình để sử dụng trên thực tế, chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Các quan chức Việt Nam muốn xây dựng thêm các nhà máy lọc dầu để đảm bảo Việt Nam luôn có nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định, theo lời ông Burke. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng tình trạng “dư thừa” nhà máy lọc dầu trên toàn cầu đặt ra nghi ngờ về ý tưởng mở thêm các nhà máy lọc dầu trong nước.

Mối đe dọa lạm phát

Phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ làm tăng giá xăng dầu cho người tiêu dùng Việt Nam, và đó là một mối đe dọa lạm phát, theo dự đoán của các nhà phân tích và truyền thông trong nước.

Theo đó, giá xăng sẽ tăng từ 5 đến 15% và có thể làm tăng lạm phát lên tới 0,64% trong năm, vẫn theo nguồn tin của Đảng Cộng sản.

Các quan chức ở Hà Nội đặt giới hạn mức lạm phát là 4% trong năm nay, nhưng tính đến tháng 6, mức lạm phát đã tăng cao hơn. Giá cả thấp giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như hàng triệu thường dân lái xe máy hằng ngày vẫn còn đang sống với mức thu nhập nghèo túng.

Ông Nguyễn Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM nói rằng người tiêu dùng bình thường đã “cảm thấy sức nóng”.

Ông nói: “Họ đã quá quen với việc xăng dầu tăng giá, nên tôi nghĩ họ vẫn có thể chịu đựng được, nhưng không biết được bao lâu”.

https://www.voatiengviet.com/a/gia-dau-the-gioi-tang-vn-thu-them-tien-nguoi-dan-ganh-them-gia-xang-tang/4613975.html

 

BTQP Mỹ ghé Việt Nam trên đường

tới Hội nghị quốc phòng Asean ở Singapore

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hôm 15/10 lên đường sang thăm Việt Nam, trong một chuyến đi gây nhiều chú ý bởi lẽ đây là lần viếng thăm thứ nhì của ông Mattis trong vòng một năm, điều được giới bình luận Mỹ cho là khá hiếm hoi.

Cũng gây chú ý là điểm đến, tp.HCM, thành phố đông dân nhất nước và cũng là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Dự kiến ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, và đến thăm sân bay Biên Hòa, một căn cứ không quân cũ của Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam.

Tường thuật về chuyến đi này, hãng tin AP lưu ý rằng chuyến thăm diễn ra giữa lúc ở Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển tiếp lãnh đạo sau cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Việc Bắc Kinh quân sự hóa tuyến hàng hải chiến lược trong khu vực và xây các đảo nhân tạo tại vùng biển d0amg trong vòng tranh chấp với nhiều nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, có phần chắc sẽ là một trong các chủ đề chính tại buổi họp quy tụ các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với các vị tương nhiệm từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, và Nhật Bản.

Washington ngày càng lớn tiếng chỉ trích các hành động của Bắc Kinh, mà phía Mỹ cho là có tính cách gây hấn để xác quyết chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, khiến cho cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải tại đây trở thành chủ đề nóng của hội nghị, đặc biệt sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence mạnh mẽ đả kích hành động mà ông cho là hung hăng của Trung Quốc tiếp theo sau sự cố hôm 30/9 vừa rồi khi một tàu khu trục Trung Quốc cắt mũi tàu chiến Mỹ, khiến hai chiếc tàu suýt nữa đã va vào nhau. Các tấm ảnh đầy kịch tính do hải quân Mỹ công bố mới đây cho thấy chiếc tàu của hải quân Trung Quốc chỉ còn cách chiến hạm Mỹ USS Decatur có hơn 40m.

Ông Aaron Rabena, một nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Philippines, nhận định về lập trường của Mỹ tại hội nghị ADM sắp tới:

“Có lẽ chúng ta sẽ thấy Mỹ tái khẳng định sự hậu thuẫn dành cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và một lần nữa công khai chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông.” Nhà nghiên cứu này tiên đoán rằng giữa lúc căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, Asean sẽ chịu áp lực từ cả hai phía.

Nhà nghiên cứu Elena Collinson thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ Úc-Trung của Đại học Kỹ thuật Sydney nói:

“Dự kiến sẽ có các cuộc tranh luận gây cấn về một số nội dung quan trọng tại hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng kỳ này. Bất cứ quyết định nào cũng sẽ phải tính tới các quan hệ giữa mỗi nước thành viên của Asean với không những Trung Quốc, mà còn với phương Tây.”

Hội nghị này diễn ra sau khi Trung Quốc và Asean hồi tháng 8 đồng ý về dự thảo của một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, sau hơn 1 năm thuong thuyết, mặc dù các nhà phân tích cho rằng khó có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng trong thời gian tới.

“Điều quan trọng là phải nghĩ một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển là một hành trình, hơn là một điểm đến.”.

Chuyên gia về Biển Đông Bill Hayton thuộc Viện Chatham House

Ông Bill Hayton, một chuyên gia về Biển Đông, và là một nhà nghiên cứu thuộc Viện Chatham House, một think-tank của Anh, nói:

“Điều quan trọng là phải nghĩ một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển là một hành trình, hơn là một điểm đến.”

Nhà nghiên cứu này nói ông không trông đợi một tuyên bố quan trọng sẽ được công bố sau hội nghị, nhưng sẽ là một ‘ngạc nhiên thích thú’ nếu các đại biểu có thể đạt được bất cứ thỏa thuận cụ thể nào.

https://www.voatiengviet.com/a/btqp-my-ghe-vietnam-tren-duong-toi-hoi-nghi-asean-singapore/4614156.html

 

Nhập khẩu máy móc Trung Quốc tăng nhanh

Máy móc Trung Quốc tăng tốc nhập vào Việt Nam, chiếm khoảng 35% tổng giá trị nhập khẩu hàng công nghệ, máy móc trên cả nước trong thời gian 9 tháng qua.

Mạng báo Dân Trí loan tin này vào ngày 15 tháng 10, cho biết thêm số máy móc Việt Nam nhập từ Trung Quốc trong 9 tháng qua trị giá 8,6 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 400 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, bốn nước còn lại có kim ngạch nhập khẩu lớn vào Việt Nam là Đức, Nhật, Hàn và Mỹ lại ổn định hoặc giảm đi.

Nguyên nhân được cho biết là do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung khi cả hai nước đang trả đũa những máy móc, công nghệ có liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Tin cũng cho biết thêm là thiết bị Trung Quốc được các doanh nghiệp FDI từ Hoa Lục đầu tư ở lĩnh vực nhựa, gang thép, nhiệt điện, cơ khí… nhập về từ công ty mẹ. Ngoài ra, việc nhập khẩu tăng cao còn do các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam.

Tuy nhiên, do giá thành rẻ hơn so với các nước khác nên hiện những thiết bị được nhập từ Hoa Lục vào Việt Nam được đánh giá là thế hệ cũ, vòng đời sau, hoặc chỉ là dạng phổ thông…

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng diễn ra quyết liệt, Trung Quốc đã tuyên bố đánh thuế lên 60 tỉ đô la hàng nhập khẩu từ Mỹ để trả đũa việc Hoa Kỳ áp thuế lên 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ. Việc này sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc được chuyển sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-machinery-imports-are-rising-in-vietnam-10152018082724.html

 

Phản đối tự do thương mại gỗ Việt Nam EU

Hơn 20 tổ chức phi chính phủ và quốc tế vào tuần rồi đồng ký tên vào một thỉnh nguyện thư gửi Liên Minh Châu Âu- EU kêu gọi Cộng đồng Châu Âu không nên ký thỏa thuận về gỗ với Việt Nam.

Trong số này có nhiều tổ chức và cá nhân hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo tờ Phnom Penh Post, thỉnh nguyện thư gửi đến EU đề ngày 10 tháng 10, nói rằng nếu EU ký thỏa thuận với Việt Nam thì đó sẽ là một đại họa cho nguồn tài nguyên rừng của Campuchia.

Những tổ chức tham gia ký tên nêu rõ rằng những tay buôn gỗ lậu Việt Nam đã hối lộ cho viên chức Campuchia để có thể khai thác gỗ tại các tỉnh phía Đông của Xứ Chùa Tháp rồi vận chuyển về Việt Nam. Ngoài ra những tổ chức này còn cáo buộc rằng chính quyền Việt Nam chẳng những không ngăn cản những hoạt động đó mà còn ra tay giúp đỡ bọn buôn lậu.

Họ đưa ra dẫn chứng rằng hiện này có hàng chục ngàn súc gỗ đang được trữ ở các cơ sở gần biên giới của quân đội Việt Nam, và trong 6 tháng qua có tới 300 ngàn mét khối gỗ dưới dạng dỗ tròn chưa chế biến đã bị “đánh cắp” khỏi Campuchia.

Thỉnh nguyện thư cũng đề cập đến những cuộc bố ráp của Bộ Nội vụ Campuchia bắt đầu từ tháng 9 năm nay để chống bọn buôn lậu gỗ, nhưng không có hiệu quả.

Nhà hoạt động môi trường Ouch Leng, người từng được giải thưởng Goldnam, được dẫn lời rằng cần phải có bảo đảm từ phía Việt Nam chấm dứt tình trạng buôn gỗ lậu từ Campuchia như vừa nêu trước khi ký Thỏa thuận Đối Tác Tình Nguyện (VPA).

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/petition-against-eu-vn-wood-trading-10152018085233.html

 

Tỉnh Đồng Nai muốn giải tỏa

khu công nghiệp Biên Hòa 1 để cứu sông

Tỉnh ủy Đồng Nai loan báo sẽ tiến hành một chủ trương có từ gần 20 năm trước và đã được chính phủ ở trung ương đồng ý, là giải tỏa khu công nghiệp Biên Hòa 1 để cứu sông Đồng Nai.

Báo Pháp Luật Online hồi cuối tuần qua dẫn lời ông Nguyễn Phú Cường, bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai, nêu lý do khu công nghiệp Biên Hòa 1 đang gây ô nhiễm môi trường rất lớn cho sông Đồng Nai, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân các tỉnh miền Đông Nam phần.

Theo ông Cường, việc chuyển đổi công năng khu đất này đã được đề nghị từ 19 năm trước và đã được thủ tướng khi đó là ông Phan Văn Khải đồng ý. Tuy nhiên, đến nay chưa có một kế hoạch nào được tiến hành. Trước đây, chính quyền tỉnh Đồng Nai từng bàn bạc về việc xây một khu đô thị. Nhưng nay, các giới chức đang tính dọn khu trung tâm hành chính của tỉnh về đây.

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 hiện có khoảng 80 công ty đang hoạt động, trong đó 40 công ty có hợp đồng thuê đất đến năm 2051. mỗi ngày các nhà máy ở đây xả hơn 9,000 mét khối nước thải. Trong đó, chỉ có khoảng 1,000 mét khối được đổ sang khu công nghiệp Biên Hòa 2 để chế biến. Phần còn lại các công ty tự chế biến rồi xả trực tiếp ra sông Đồng Nai. Theo tờ Pháp Luật Online, dự án giải tỏa khu công nghiệp sẽ kéo dài tới năm 2025, với chi phí bồi thường lên tới gần 7,600 tỉ đồng, và chi phí hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động gần 1,300 tỉ đồng.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/tinh-dong-nai-muon-giai-toa-khu-cong-nghiep-bien-hoa-1-de-cuu-song/

 

Ngân hàng Việt Nam bị tin tặc tấn công

 đòi tiền ‘chuộc’ dữ liệu

Ngân Hàng Hợp Tác Xã Việt Nam hôm Chủ Nhật 14/10 loan báo bị tin tặc tấn công, và bọn tin tặc để lại thông điệp cho biết bọn chúng muốn bán lại dữ liệu của 275,000 khách hàng với giá 100,000 Mỹ kim.

Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, trang mạng của ngân hàng này bị tấn công từ tối Thứ Bảy. Tới giữa ngày Chủ Nhật, trang mạng vẫn ở trong tình trạng không truy cập được. Thông báo do tin tặc để lại nói rằng, muốn “chuộc” dữ liệu, ngân hàng phải trả bọn chúng 100,000 Mỹ kim bằng tiền ảo Bitcoin.

Hiện chưa ai biết chắc dữ liệu của 275,000 khách hàng có bị mất thật hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vụ tấn công trong đó tin tặc để lại một thông điệp, cho thấy đây là sự việc nghiêm trọng.

Theo thống kê của hệ thống CyStack Attack Map chuyên theo dõi các trang mạng bị tấn công trên toàn thế giới, mỗi tháng có hàng trăm trang mạng ở Việt Nam bị tin tặc tấn công và chiếm quyền điều khiển. Trong thời gian qua, hệ thống điện toán của các ngân hàng và công ty ở Việt Nam đã liên tục bị tin tặc tấn công. Vào tháng 4, có 12 khách hàng tại ngân hàng Agribank bị tin tặc rút tiền lúc nửa đêm. Có người bị rút mất hàng chục triệu đồng trong vòng vài phút.

Nhà cầm quyền CSVN hồi tháng 6 ban hành luật an ninh mạng. Tuy mang tên như vậy, đạo luật này chỉ nhắm đàn áp mọi người dân lên tiếng chỉ trích chế độ, thay vì đưa ra những biện pháp để giúp các mạng thông tin trong nước thêm an toàn.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/ngan-hang-viet-nam-bi-tin-tac-tan-cong-doi-tien-chuoc-du-lieu/

 

Tự do mậu dịch: châu Âu và Việt Nam

chạy đua với thời gian

Thanh Phương

Ủy ban Thương mại quốc tế thuộc Nghị Viện Châu Âu ngày 10/10/2018 vừa tổ chức một buổi điều trần về Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo vệ đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Việt Nam.

Theo lộ trình dự kiến, Ủy Ban Châu Âu sẽ gửi hồ sơ lên Hội Đồng Châu Âu để xin ủy nhiệm ký hiệp định. Sau khi được ký, hiệp định sẽ được Hội Đồng Châu Âu trình lên Nghị Viện Châu Âu để các nghị sĩ bỏ phiếu phê chuẩn. Vấn đề là thời gian hiện nay khá gấp rút, vì cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu khóa mới sẽ diễn ra vào tháng 5/2019, nếu các nghị sĩ châu Âu không thông qua trước thời điểm đó thì hai bên còn phải chờ thêm nhiều tháng nữa.

Mời quý vị nghe phần phỏng vấn trưởng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, Bruno Angelet, qua điện thoại ngày 03/10/2018 về tiến trình ký kết và phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch giữa EU với Việt Nam.

RFI:Thưa ông Bruno Angelet, trước hết xin ông cho biết là hiệp định tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu sẽ mang lại những mối lợi nào cho Việt Nam?

Bruno Angelet: Trước hết, do mức độ phát triển hiện nay của Việt Nam, nhiều quốc gia và các nhà tài trợ chính đã chấm dứt các chương trình phát triển với Việt Nam. Vì Việt Nam không còn là một quốc gia đang phát triển nữa, nên các nhà tài trợ chính, các nước Liên Hiệp Châu Âu và khối Liên Hiệp Châu Âu đã thiết lập một đối tác mang tính chính trị hơn với Việt Nam, và sự hợp tác giữa hai bên tập trung nhiều hơn vào kinh tế, để thúc đẩy thương mại và đầu tư.

Do Việt Nam hiện nay có một nền kinh tế phát triển hơn, phải bảo đảm làm sao cho những thành quả phát triển này được bền vững. Chúng tôi cho rằng để bổ sung cho hợp tác phát triển mà chúng tôi tiến hành từ 20 năm qua, cần phải củng cố đối tác giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam bằng một hiệp định tự do mậu dịch. Đây là điểm đầu tiên rất quan trọng

Thứ hai, hiệp định tự do mậu dịch sẽ giúp cho Việt Nam thâm nhập thị trường duy nhất của Liên Hiệp Châu Âu, hàng hóa từ Việt Nam vào EU được miễn thuế nhập khẩu, qua đó làm gia tăng mạnh trao đổi thương mại giữa hai bên.

Hiện giờ kinh tế Việt Nam có quy mô tương đương với nước Bỉ của tôi, đối diện với Việt Nam là Liên Hiệp Châu Âu, nền kinh tế hàng đầu thế giới. Dĩ nhiên là trước mắt chúng tôi phải để cho phía Việt Nam hưởng nhiều mối lợi hơn là phía Liên Hiệp Châu Âu. Hàng được miễn thuế, Việt Nam sẽ xuất khẩu sang châu Âu nhiều hơn so với hiện nay, nhất là thực phẩm: rau quả, thịt, hải sản… Liên Hiệp Châu Âu chủ yếu xuất khẩu những máy công cụ để giúp Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa. Hàng của châu Âu trong tương lai sẽ rẻ hơn, Việt Nam sẽ có thể mua nhiều hơn thiết bị để phục vụ cho công nghiệp hóa.

Mối lợi thứ ba: hai bên không chỉ ký hiệp định tự do mậu dịch mà còn ký hiệp định về bảo vệ đầu tư, để tạo thuận lợi cho đầu tư của châu Âu ở Việt Nam. Đầu tư của châu Âu có chất lượng rất tốt, các nhà đầu tư của chúng tôi rất quan tâm đến môi trường, đến các quyền xã hội. Hiện giờ Liên Hiệp Châu Âu đã là nhà đầu tư hàng đầu trong ASEAN, ở Ấn Độ, Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, Liên Hiệp Châu Âu chỉ mới chiếm thứ hạng 5, nhưng với hiệp định bảo về đầu tư, chúng tôi hy vọng sẽ gia tăng khối lượng đầu tư. Việt Nam cũng đang muốn đa dạng hóa nguồn đầu tư, để không chỉ phụ thuộc vào đầu tư của các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc.

Mối lợi thứ tư, rất quan trọng, là về mặt địa chính trị, đối với Liên Hiệp Châu Âu lẫn Việt Nam. Trước hết, với hiệp định tự do mậu dịch, Việt Nam sẽ củng cố vị thế cửa ngỏ cho xuất khẩu và đầu tư của châu Âu vào toàn khối ASEAN, và nâng cao sức cạnh tranh của mình so với các thành viên khác của ASEAN. Liên Hiệp Châu Âu không chỉ muốn ký hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam, mà còn với toàn bộ các thành viên ASEAN, thậm chí ký hiệp định giữa hai khối với nhau. Hiệp định mà chúng tôi ký với Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sức hấp dẫn của Liên Hiệp Châu Âu đối với toàn bộ khu vực.

Điểm cuối cùng cũng rất quan trọng, đó là hiệp định tự do mậu dịch này sẽ giúp nâng cao trình độ và chất lượng của nền kinh tế Việt Nam, bởi vì cùng với việc xâm nhập thị trường duy nhất châu Âu, Việt Nam phải tuân thủ các chuẩn mực và tiêu chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu, điều này sẽ buộc các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng sản phẩm, về lâu dài sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đối với toàn vùng.

RFI:Thưa ông Bruno Angelet, vậy thì những lý do nào đã khiến việc ký kết hiệp định bị chậm trễ như vậy?

Bruno Angelet: Sự chậm trễ là do chúng tôi phải tính đến khuyến nghị của Tòa án Công lý châu Âu. Tòa án này vào năm ngoái đã quyết định rằng các hiệp định tự do mậu dịch mà Liên Hiệp Châu Âu ký với các nước như Việt Nam phải theo một thủ tục phê chuẩn mới. Trong quá khứ, khi Liên Hiệp Châu Âu ký một hiệp định với một nước nào đó, Nghị Viện Châu Âu và Quốc Hội mỗi nước sẽ phê chuẩn hiệp định này. Nhưng từ khi Ủy Ban Châu Âu có thẩm quyền thương lượng luôn cả hiệp định bảo vệ đầu tư, Tòa án Công lý châu Âu khuyến nghị là Nghị Viện Châu Âu chỉ phê chuẩn về thương mại, còn về vế đầu tư thì phải tiếp tục tham vấn Quốc Hội các nước.

Khuyến nghị nói trên của Tòa án Công lý châu Âu buộc chúng tôi phải soạn thảo lại hiệp định, chia văn bản thành hai phần. Chính công việc mang tính kỹ thuật này đã khiến chúng tôi mất hết cả năm 2017. Cho nên, chúng tôi hơi bị chậm trễ trong tiến trình ký kết hiệp định. Bây giờ, chúng tôi đã vượt qua mọi trở ngại về kỹ thuật, tôi nghĩ là chỉ vài tuần nữa là sẽ có thể ký được hiệp định. Ở Bruxelles, chúng tôi đang tiến hành giai đoạn cuối cùng là dịch bản hiệp định sang ngôn ngữ của 22 nước thành viên Hội Đồng Châu Âu. Công việc này trên nguyên tắc sẽ kết thúc vào giữa tháng 11. Sau đó Ủy Ban Châu Âu sẽ thông qua văn bản trong nội bộ, rồi chuyển hiệp định đến các quốc gia thành viên của Hội Đồng và yêu cầu Hội Đồng bật đèn xanh để ký kết.

Tôi nghĩ là đến đầu năm 2019, chúng tôi sẽ được Hội Đồng cho phép ký hiệp định với Việt Nam trong những tháng đầu năm tới. Đây là một dự báo khá là thực tế.

RFI: Thưa ông Angelet, liệu nhân quyền có sẽ là một yếu tố gây cản trở việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu? Phía EU đặt vấn đề này như thế nào với Việt Nam?

Bruno Angelet: Trong khuôn khổ đối tác với Việt Nam, chúng tôi thường xuyên đề cập đến vấn đề này và hai bên vẫn có cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền, một cuộc đối thoại rất quan trọng và không phải là dễ dàng.

Đúng là trong vòng 20, 30 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể về xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện xã hội – kinh tế cho người dân. Nhưng mặt khác, cũng đúng là Việt Nam còn cần phải có nhiều tiến bộ về việc tôn trọng các quyền tự do căn bản, các quyền dân sự và chính trị của người dân.

Ngoài đối thoại thường niên về nhân quyền với Việt Nam, chúng tôi cũng hợp tác và trợ giúp về kỹ thuật về nhân quyền, đồng thời cũng nêu lên vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong khuôn khổ Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève.

Liên quan đến hiệp định tự do mậu dịch, các nguyên tắc và các giá trị của châu Âu được ghi trong phần mở đầu của hiệp định. Việc thẩm định sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc đó sẽ được tiến hành một khi hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam được thực hiện. Chúng tôi cũng cần có sự bảo đảm là Việt Nam có quyết tâm và có khả năng tuân thủ các cam kết của mình, nhất là những cam kết được ghi trong hiệp định.

Các hiệp định tự do mậu dịch mới mà Liên Hiệp Châu Âu ký với các nước như Việt Nam nay cũng có cả một chương về phát triển bền vững, bao gồm những cam kết về quyền lao động, chống đánh bắt cá trái phép, chống buôn lậu gỗ… Đối với những nước như Việt Nam, đó là những cam kết mang đầy tham vọng, vì nó đòi hỏi Việt Nam phải có khả năng thiết lập một khuôn khổ lập pháp hiện đại, một đòi hỏi gắt gao. Chúng tôi cũng trợ giúp về mặt kỹ thuật cho chính phủ và các tỉnh để bảo đảm là khuôn khổ lập pháp đó được tôn trọng.

Việt Nam cũng phải có những cam kết quốc tế về quyền lao động. Chúng tôi đang chờ xem chính phủ Việt Nam có đưa vào dự luật lao động mới ( có thể sẽ được trình Quốc Hội vào năm tới ) một lộ trình phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế hay không.

Đó là những cam kết đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, nhưng sẽ đưa Việt Nam lên một nấc cao hơn và giúp Việt Nam phát triển một xã hội trình độ cao hơn và hiện đại hơn so với các nước láng giềng. Tôi hiểu rằng Nghị Viện Châu Âu có những đòi hỏi gắt gao hơn về nhân quyền và tôi không biết là khi được đưa ra phê chuẩn ở Nghị Viện, hiệp định sẽ nhận được đa số phiếu như thế nào. Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam chắc chắc được thảo luận, được tranh luận nhiều hơn.

RFI:Thưa ông Bruno Angelet, trong vài tháng nữa, tháng 05/2019, sẽ diễn ra bầu cử Nghị viện châu Âu. Thời gian từ đây đến đó liệu có đủ cho việc ký kết và phê chuẩn hiệp định không?

Bruno Angelet: Đúng là lịch trình hiện nay khá là sát sao. Nếu các quốc gia thành viên bật đèn xanh cho Ủy Ban Châu Âu ký hiệp định này với Việt Nam vào đầu năm 2019, rất có thể là thời gian sẽ quá ngắn để Nghị Viện Châu Âu hoàn tất các cuộc tranh luận về phê chuẩn hiệp định trước kỳ bầu cử. Như vậy là Nghị viện mới, một khi được bầu lên và được sắp xếp xong, sẽ tiếp tục công việc và kết thúc tiến trình phê chuẩn.

RFI:Xin cám ơn ông Bruno Angelet, trưởng phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181015-tu-do-mau-dich-eu-va-viet-nam-chay-dua-voi-thoi-gian