Tin Việt Nam – 15/07/2019

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 15/07/2019

Án tù cho tài xế phản đối trạm thu phí BOT

Tài xế Vũ Ngọc Hoàng, người phản đối Trạm BOT An Sương vì thu phí quá thời hạn, bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên 18 tháng tù với cáo buộc ‘cố ý làm hư hỏng tài sản’.

Mạng báo Người Lao động loan tin ngày 15 tháng 7 như vừa nêu theo đó cáo trạng cho biết tài xế Văn Ngọc Hoàng, tài xề cho một công ty tư nhân ở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Vào tối ngày 5 tháng 3 vừa qua, tài xế Văn Ngọc Hoàng lái xe container từ Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc hướng ra Quốc lộ 1 A; khi xe đến trạm thu phí BOT An Sương, tài xế Hoàng không mua vé thu phí và cho xe tông thẳng vào thanh chắn kiểm soát vé. Sau đó tài xế Hoàng lái xe về lại công ty.

Đại diện Trạm thu phí BOT An Sương đã đến công ty của tài xế Vũ Ngọc Hoàng báo cáo sự việc, và công an áp dụng biện pháp tạm giữ đối với tài xế Hoàng từ ngày 15/5/2019.

Trạm Thu phí BOT An Sương bị giới tài xế và người dân phản đối mạnh mẽ từ đầu năm nay vì cho rằng chủ đầu tư làm thêm một số hạng mục để thu phí nhưng trong thực tế tài xế và người dân không sử dụng.

Hồi năm 2017, Thanh tra Chính phủ sau khi thanh tra dự án BOT An Sương, An Lạc đã chỉ ra các sai phạm như, Bộ GTVT phê duyệt tăng sai tổng mức đầu tư (chi phí dự phòng) gần 17,7 tỷ đồng.

Kết luận của Thanh tra chính phủ còn cho thấy Bộ GTVT và chủ đầu tư IDICO đã tính toán phương án hoàn vốn không hợp lý dẫn đến kéo dài thời gian thu phí hoàn vốn không đúng quy định. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu thực tế đầu tư vào Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn An Sương – An Lạc chỉ hơn 194,5 tỷ đồng, tương đương 25,76% tổng mức đầu tư dự án, không đủ tỷ lệ 30% theo quy định của hợp đồng vốn chủ sở hữu phải đạt,vi phạm quy định của Chính phủ về ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước.

Hiện nay có một tài xế tham gia phản đối các trạm thu phí BOT bị cho là đặt sai vị trí cũng như thu phí quá mức là ông Hà Văn Nam, 38 tuổi. Ông này bị bắt từ ngày 5/3 và đến nay vẫn chưa được đưa ra xét xử.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã ra thông báo về việc bắt giữ ông Hà Văn Nam để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại trên tuyến Quốc lộ 18 đoạn qua huyện Quế Võ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/jail-sentence-to-bot-toll-station-protesting-driver-07152019092052.html

 

Công an bị tố cáo khám xét nhà dân bất hợp pháp

Tin từ Bình Dương, ngày 15/7/2019: Bộ công an CSVN nhận được đơn của một công dân địa phương, tố cáo thượng uý Lê Anh Tuấn thuộc đội cảnh sát hình sự thị xã Dĩ An cùng gần một chục người mặc thường phục đến khám xét nhà của người này mà không có lệnh khám nhà, không lập biên bản khám xét nhà, lại còn thu giữ chiếc điện thoại của chủ nhân.

Sự việc xảy ra trong đêm 10/4, theo tố cáo của chị Lê Thị Ng. Một nhóm người mặc thường phục đến khám xét nhà chị tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An. Chúng tự tiện xông vào nhà chị để tìm em trai chị, yêu cầu chị lên đồn công an làm việc. Chúng tự ý lục lọi, khám xét từ tầng 1 đến tầng 3 nhà chị Ng. mà không được sự đồng ý của chị.

Nạn nhân đã gửi đơn tố cáo đến nhiều cơ quan cấp bộ, tỉnh và thị xã, nói rằng nhóm công an thuộc thị xã Dĩ An, nhưng lại tổ chức khám xét nhà chị ở thị xã Thuận An khi không có lệnh khám nhà . Điều này có dấu hiệu vi phạm luật tố tụng nghiêm trọng. Ngoài ra, tên Tuấn còn yêu cầu chị Ng. về công an phường Thuận Giao để làm việc mà không có giấy mời hay giấy triệu tập.

Camera an ninh cho thấy xuyên suốt quá trình khám xét nhà, nhóm của Tuấn không mặc cảnh phục theo quy định, không có sự giám sát của viện kiểm sát cùng cấp; không đọc lệnh khám nhà, không lập biên bản khám xét nhà, không lập biên bản thu giữ đồ vật (chiếc điện thoại di động của chị Ng.).

Viện Kiểm sát tối cao đã tiếp nhận tài liệu cho thấy hành vi phạm pháp của tên công an Tuấn và nhóm người đi cùng. Họ đã vi phạm luật tố tụng, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, xâm phạm gia cư bất hợp pháp…

Dưới chế độ cộng sản, công an được coi là thanh bảo kiếm để bảo vệ đảng cộng sản cầm quyền. Chính lực lượng này vi phạm nhân quyền và dân quyền một cách thường xuyên và có hệ thống.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/cong-an-bi-to-cao-kham-xet-nha-dan-bat-hop-phap/

 

Nhà cung cấp của Nike

quyết định sẽ rời khỏi Việt Nam

Trước tình hình cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng, nhà sản xuất và cung cấp quần áo cho Nike đã quyết định rời khỏi Việt Nam.

Hãng tin Bloomberg loan tin vào ngày 15/7 cho biết như vừa nêu.

Theo tin, công ty Elact Textile nhà cung cấp trang phục thể thao cho Nike và Lululemon Athletica đã rút khỏi thị trường Trung Quốc từ năm 2016 và quyết định chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Tuy nhiên, do tình hình cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến cho nhà sản xuất cảm thấy có nguy cơ bị đe dọa và quyết định phải rời khỏi Việt Nam.

Ông Hung Cheng-hai chủ tịch của Elact Textile trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg cho biết, khách hàng muốn Elact Textile phải lường tất cả các rủi ro và không nên đặt các cơ sở sản xuất tại một quốc gia duy nhất. Hiện nay, Elact Textile có tới 50% lượng hàng may mặc được sản xuất tại Việt Nam, do đó vị chủ tịch cho rằng lượng hàng chưa đa dạng hóa đủ mức cần thiết.

Ngoài ra, vị chủ tịch còn cho hay với lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump về Việt Nam, đơn vị ông hiểu rằng không có quốc gia nào có thể “miễn nhiễm” với thuế quan để trở thành một trung tâm cung ứng toàn cầu.

Elact có kế hoạch sẽ đầu tư vào các cơ sở mới ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á khác như Indonesia hoặc Campuchia và dự kiến đầu tư 80 triệu USD để xây dựng 120 dây chuyền sản xuất trong khu vực này. Đồng thời, hội đồng quản trị của công ty sẽ có quyết định địa điểm cụ thể vào cuối năm 2019.

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã làm gián đoạn nhiều nhà sản xuất cung ứng cho toàn cầu, nhiều doanh nghiệp phải rút nhà máy khỏi Trung Quốc để chuyển sang các nước khác; trong đó có Việt Nam, Bangladesh, Đài Loan và một số quốc gia khác.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nike-supplier-pivots-away-from-vietnam-07152019102858.html

 

Tại sao Trung Quốc tiếp tục “dằn mặt” Việt Nam

ngay trong vùng đặc quyền kinh tế?

Trong khoảng hai tuần qua, các tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã phải đối đầu với các tàu hải cảnh của Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước quốc tế về luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Đây là lần thứ hai trong vòng 5 năm qua kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD 981 vào gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, tàu chấp pháp của hai nước đối đầu ngay trong vùng biển của Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia, đây là một động thái dằn mặt của Trung Quốc đối với Việt Nam, đồng thời cũng là cách mà Trung Quốc làm để đòi chủ quyền ngay tại vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Từ khoảng ngày 10 và 11/7, một số trang tin của Trung Quốc đã dẫn tin từ một trang dò tìm tàu trên biển về căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông. Sau đó, ông Ryan Martinson, một phó giáo sư tại trường Hải Chiến Hoa Kỳ viết trên Twitter của mình rằng từ ngày 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc có tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 9) đã đi vào vùng biển Việt Nam kiểm soát để khảo sát địa chấn. Đi cùng tàu này có các tàu bảo vệ bờ biển có vũ trang.

Dằn mặt trước chuyến thăm Hoa Kỳ?

Nhận xét về động thái mới của Trung Quốc ngoài Biển Đông, thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cho biết:

Gần đây Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn thị Kim Ngân có chuyến thăm Trung Quốc. Chúng ta thấy Theo truyền thống mỗi lần mà chuẩn bị lãnh đạo Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ thì trước đó một uỷ viên Bộ Chính trị sẽ sang Trung Quốc. Việc bà Kim Ngân sang Trung Quốc có lẽ theo tôi cũng là những chuẩn bị giải thích cho Trung Quốc về chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới. Cũng nhân dịp này Trung Quốc cũng muốn cảnh cáo và nhắc nhở Việt Nam là Trung Quốc sẵn sàng có thể ra tay.

Trong chuyến thăm Việt Nam nhân Thượng đỉnh Mỹ Bắc Hàn ở Hà Nội vào cuối tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ. Chuyến thăm được Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết sẽ được tiến hành trong năm nay nhưng không cho biết thời gian cụ thể. Một số nguồn tin không chính thức cho rằng có khả năng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Mỹ vào mùa thu năm nay nếu sức khoẻ cho phép.

Từng là kẻ thù trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1995. Vào năm 2013, nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ, hai nước đã thống nhất nâng quan hệ hai bên lên thành đối tác toàn diện, thể hiện trên nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng và an ninh.

Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ dưới thời của Tổng thống Donald Trump cũng xác định Việt Nam là một trong những đối tác đang lên của Mỹ trong khu vực, đồng thời nhìn nhận vấn đề Trung Quốc xây lấp các đảo nhân tạo và quân sự hoá Biển Đông là một thách thức tiềm năng đối với an ninh của Mỹ.

Với cam kết thiết lập các đối tác trong khu vực như là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mở, Hoa Kỳ cũng gia tăng việc trang bị thiết bị quân sự cho các nước để đối phó với Trung Quốc. Hồi tháng 4 năm nay, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra cao tốc trị giá 12 triệu đô la.

Mới đây, vào tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ cung cấp 6 máy bay không người lái ScanEagle cho Việt Nam với tổng trị giá hơn 9,7 triệu đô la.

Nhận xét về quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, Viện phó Viện nghiên cứu các vấn đề phát triển, từng nói với RFA: “Trong quan hệ với Hoa Kỳ thì trong các tuyên bố gần đây, Hoa Kỳ luôn nói tôn trọng thể chế của Việt Nam. Vì vậy Việt Nam không chỉ đi dây mà đã tạo ra được thế cân bằng động giữa các nước lớn. Theo tôi Việt Nam đã làm tốt vấn đề này. Nhưng gần đây Trung Quốc có những hành động hơi quá trên biển Đông nên Việt Nam cũng có biểu hiệu là dãn Trung và xích lại gần Mỹ hơn. Và trong đối tác toàn diện Việt Mỹ thì các yếu tố hợp tác chiến lược ngày càng nổi trội.”

Tuy nhiên, theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer thuộc đại học New South Wales, Australia, khó có thể kết luận Trung Quốc cố tình làm điều này vào giữa lúc có chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vì dù gì thì Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định chính sách lâu dài giữa hai nước là duy trì hoà bình và ổn định.

Trung Quốc đòi chủ quyền ngay trong vùng EEZ của Việt Nam

Điểm đáng chú ý trong vụ đối đầu lần này giữa hai nước là địa điểm. Một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng căng thẳng xảy ra ở khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam dựng nhà giàn DK 1. Đây là khu vực đã từng xảy ra căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2017 khi Trung Quốc ép Việt Nam phải yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha bỏ khoan thăm dò dầu khí ở lô 136/03. Đây là khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải (AMTI) – một trang chuyên theo dõi các hoạt động ở Biển Đông qua các hình ảnh vệ tinh – vụ đối đầu xảy ra ở cách Bãi Tư Chính của Việt Nam khoảng hơn 100 hải lý về phía Bắc, tức nằm gần hơn về phía tây quần đảo Trường Sa. Khu vực mà tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc đi qua cũng nằm trong khu vực 9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa ra mời thầu vào tháng 6 năm 2012. Chín lô này nằm sâu vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, trùng với một loạt các lô dầu khí khác mà Việt Nam đang khai thác từ lô 128 đến 132 và từ lô 145 đến 156.

Việt Nam vào năm 2012 đã chính thức lên tiếng phản đối vụ mời thầu này của Trung Quốc và khẳng định cả 9 lô đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

Nhận định về việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chấn vào khu vực vùng thềm lục địa của Việt Nam lần này, chuyên gia Greg Poling cho biết:

Trung Quốc đòi chủ quyền với vùng nước lịch sử trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn. Nhưng cả khi không có đường đứt khúc, Trung Quốc vẫn đòi chủ quyền với toàn bộ quần đảo Trường Sa và đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với quần đảo này. Bắc Kinh sẽ đòi chủ quyền vùng này vì nó nằm trong khoảng 200 hải lý từ quần đảo Trường Sa, dù có hay không có đường đứt khúc 9 đoạn.

Toà Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn, đồng thời cũng không công nhận các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước là đảo và vì vậy Trường Sa không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tuy nhiên Trung Quốc đã không công nhận phán quyết này.

Mặc dù cả 9 lô dầu khí được Trung Quốc mời thầu vẫn chưa có một công ty nước ngoài nào tham gia, nhưng theo chuyên gia Greg Poling, Trung Quốc cũng không muốn từ bỏ việc tiếp tục mời thầu các lô dầu khí này.

Vùng mà tàu này hoạt động là khu vực mà công ty CNOOC của Trung Quốc tuyên bố 9 lô dầu khí và đưa ra mời thầu vào năm 2012, ngoài khơi Việt Nam, và cũng là để gửi thông điệp đến Hà Nội. Không có công ty nước ngoài nào sẵn sàng tham gia đấu thầu các lô này vì không có công ty nào thấy hiệu quả vì việc đưa khí từ đó vào đất liền Trung Quốc là không hiệu quả. Trung Quốc không quan tâm đến khí đốt ở đó, nó không giúp ích gì cho họ cả, không hiệu quả về mặt kinh tế. Nhưng nếu họ có thể khiến công ty nước ngoài tham gia đâú thầu vào một trong nhưng lô mời thầu năm 2012 ở phía bắc Bãi Tư Chính thì đó là một chiến thắng về mặt ngoại giao cho Trung Quốc. Họ có thể nói là công ty nước ngoài thừa nhận đòi hỏi chủ quyền của họ.

Theo giải thích của chuyên gia Greg Poling, khoảng cách từ 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đến đảo Hải Nam của Trung Quốc, nơi xa nhất là khoảng hơn 600 hải lý. Việc lắp đặt ống đưa khí đốt vào đất liền đi qua vùng nước tranh chấp là quá xa và hiện không hiệu quả về mặt kinh tế.

Giáo sư Carl Thayer thuộc đại học New South Wales của Australia cho rằng cũng có khả năng vụ đụng độ nằm ở gần khu vực nơi Trung Quốc đã từng bán quyền khai thác dầu khí cho công ty Crestone của Mỹ hồi năm 1992. Nếu vị trí này được xác nhận thì khu vực này cũng là thuộc các lô dầu khí 133 và 134 của Việt Nam.

“Nếu vị trí của tàu khảo sát Trung Quốc thực sự được xác nhận ở phía tây đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa), thì đây sẽ là khu vực cực kỳ nhậy cảm với Việt Nam. Trường Sa Lớn là đảo lớn nhất mà Việt Nam kiểm soát và cũng là đông dân nhất trong các đảo của Việt Nam tại đây. Năm 2017 và 2018, Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam vi phạm tinh thần hiểu biết lẫn nhau giữa lãnh đạo hai nước. Và bây giờ năm 2019 thì chiếc giầy đang ở trong chân của Trung Quốc. Nếu những gì đang diễn ra ở Biển Đông trong tháng 7 được xác nhận chính xác, thì điều này cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị đẩy đòi hỏi chủ quyền trên biển của mình khi Việt Nam lùi bước“, Giáo sư Carl Thayer nói, và giải thích thêm rằng Việt Nam đã lùi bước trước sức ép của Trung Quốc trong các năm 2017 và 2018 khi yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha phải ngưng khoan thăm dò dầu khí ngay tại vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Việt Nam sẽ lại lui bước?

Mặc dù vụ đối đầu giữa các tàu cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra được khoảng 2 tuần nhưng cho đến lúc này báo chí chính thống của cả hai nước đều im lặng. Số lượng tàu thực sự tham gia vào vụ đối đầu cho đến lúc này vẫn chưa thể xác định chính xác. Tuy nhiên, theo nhận định của Thạc sĩ Hoàng Việt, tình hình có khả năng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc không dại gì làm to chuyện và Việt Nam càng không muốn làm to chuyện. Điều đó giải thích vì sao cả hai bên cùng im tiếng. Việt Nam chỉ đưa ra công luận quốc tế, kêu gọi công luận quốc tế giúp đỡ khi Việt Nam thấy tuyệt vọng bị dồn đến nước đường cùng như sự kiện hồi năm 2014. Tôi nghĩ cho đến giờ tất cả báo chí hai bên đều im hết thì chứng tỏ là hai bên vẫn vờn nhau là chính chưa dẫn đến tình huống căng thẳng. Trong lúc như vậy chính phủ Việt Nam chưa đưa ra thông tin để chọc giận Trung Quốc thêm.

Hồi đầu tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD981 vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam, quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng trong nhiều tháng. Tàu của hai nước đã có những đụng độ trong suốt thời gian này. Vụ việc chỉ chấm dứt khi Trung Quốc rút gian khoan vào khoảng giữa tháng 7 cùng năm. Chuyên gia Greg Poling vào lúc đó đã nhận xét rằng Trung Quốc đã muốn thử phản ứng của Việt Nam khi đưa giàn khoan dầu vào ngay vùng thềm lục địa của Việt Nam. Vụ việc đã dẫn đến những phản ứng mạnh từ cả chính phủ lẫn người dân Việt Nam mà phía Trung Quốc cũng không ngờ.

Vào lúc này, phản ứng của Việt Nam vẫn chưa thể xác định là mạnh mẽ đến mức nào, có tương tự như hồi năm 2014 hay không. Tuy nhiên, theo chuyên gia Greg Poling, Việt Nam sẽ phải phản ứng mạnh nếu nhận thấy vụ việc lần này gần như bản dạo đầu của vụ giàn khoan HD 981.

Nếu Việt Nam cảm thấy nó đe doạ đến hoạt động của những lô dầu khí đang khai thác ví dụ như ở Nam Côn Sơn chẳng hạn, nơi đáp ứng đến 10% nhu cầu điện của Sài Gòn, thì đó là quan ngại lớn hơn là việc Trung Quốc ngăn cản Việt Nam khai thác các lô mới. Thứ hai là nếu Việt Nam cảm thấy cuộc khảo sát lần này của Trung Quốc giống như bản dạo đầu như vụ khoan thăm dò của gian khoan HD 981. Thứ ba có thể chỉ đơn giản là một sắp đặt. Trung Quốc đã liên tục thách thức Việt Nam nhiều lần và Việt Nam cũng đã nhiều lần lùi bước và có thể lần này cũng vậy?

Căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc lần này diễn ra vào ngay lúc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang thăm Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Tại cuộc gặp này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Việt Nam nhìn vào đại cục, thăng tiến tình hữu nghị và tăng cường hợp tác nhằm nâng cao quan hệ hai nước. Theo truyền thông trong nước, vấn đề Biển Đông cũng được hai bên nhất trí sẽ được giải quyết trên tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng và nhà nước, đó là bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, kiềm chế, kiểm soát bất đồng vì đại cục hai nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-china-continues-threaten-vn-in-vn-eez-07152019023423.html

 

VN không nằm

trong nhóm ủng hộ chính sách TQ ở Tân Cương

Việt Nam không nằm trong danh sách các nước ủng hộ chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương

Hôm 12/7/2019, đại diện Trung Quốc tuyên bố trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) rằng, có 37 nước đã ký trong một lá thư chung gửi đến LHQ ca ngợi các thành tựu về nhân quyền của nước này tại Tân Cương đáp trả những chỉ trích của 22 quốc gia phương Tây trước đó.

Theo hãng tin CNN, đại sứ tại LHQ của các quốc gia bao gồm Nga, Cuba, Bắc Hàn, Campuchia, Lào, Venezuela, Myanmar, Philippines và nhiều nước khác đã ký tên vào bức thư ca ngợi Trung Quốc đã đạt được những thành tích nổi bật trong lĩnh vực nhân quyền.

Đáng chú ý là Việt Nam không có tên trong danh sách này, mặc dù hồi tháng 4/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo 38 nước khác đến Bắc Kinh để bày tỏ ủng hộ sáng kiến ‘Một vành đai, Một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

“Ba năm liên tiếp vừa qua đã không xảy ra một cuộc tấn công khủng bố nào ở Tân Cương và người dân ở đó tận hưởng cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn và sự đảm bảo an ninh mạnh mẽ hơn”, các phái viên nói.

Đại sứ tại LHQ của các quốc gia này cũng khẳng định, họ đã được đưa đến thực địa và nhận thấy an ninh được tái lập ở Tân Cương và các quyền cơ bản của con người thuộc mọi dân tộc được bảo vệ.

Trung Quốc những năm gần đây bị tố cáo lập nên các trại cải tạo giam cầm hàng triệu người Hồi giáo và đàn áp người sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ sau vụ bạo động 10 năm trước ở Tân Cương.

Hôm 11/7, 22 quốc gia cùng ký vào một lá thư gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc phê phán chính sách phi nhân quyền của Bắc Kinh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/vn-xin-sino-07152019091007.html

 

Việt Nam tìm cách bán cổ phần

trong Ngân hàng Quân Đội

Chính phủ Việt Nam đang tìm cách bán một phần cổ phần của mình trong Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quân đội (MB).

Báo Wall Street Journal loan tin ngày 14/7, trích thông tin từ những người biết về dự án này cho hay.

Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quân đội với mã cổ phiếu là MBB -0,23%, là một công ty cho vay nội địa lớn với vốn hóa thị trường gần 2 tỷ đô la Mỹ.

Chính phủ Hà Nội đang chỉ định các ngân hàng để tiến hành bán cổ phần MB cho một đối tác chiến lược.

Việt Nam đang giảm bớt quyền sở hữu của hàng trăm doanh nghiệp nhà nước để hướng tới nền kinh tế tư nhân.

Theo nhà cung cấp dữ liệu FactSet, chính phủ Hà Nội hiện đang sở hữu 44% Ngân hàng Thương mại Quân Đội thông qua một số công ty liên kết với quân đội. Các tổ chức tài chính trong và ngoài nước sở hữu 11%, phần còn lại do các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức như các quỹ tương hỗ.

Ngân hàng Quân đội không bình luận gì về thông tin này.

Theo thông tin được đăng tải trên trang web của ngân hàng Quân đội, ngoài các dịch vụ ngân hàng thương mại thông thường, Ngân hàng Thương mại Quân đội có trụ sở tại Hà Nội còn có một công ty quản lý tài sản và vận hành các dịch vụ bảo hiểm thuộc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas. Đồng thời, MB còn mở hơn 100 chi nhánh, bao gồm hai chi nhánh tại Lào và Campuchia, và một văn phòng đại diện ở Nga.

Lợi nhuận ròng của MB tăng gần gấp đôi lên mức 267 triệu đô la vào năm ngoái và tổng tài sản gần 16 tỷ đô la khi kết thúc năm 2018 .

Một nhà đầu tư chiến lược cho biết việc bán cổ phần có thể sẽ thu hút sự quan tâm từ các ngân hàng châu Á khác, trong đó có thể từ Nhật Bản và Hàn Quốc, và giúp MB đáp ứng yêu cầu vốn quốc tế mới.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-seeks-to-sell-stake-in-military-commercial-bank-07152019083008.html

 

Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội

bàn về dự thảo luật Tạm hoãn xuất cảnh

Trong phiên họp thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/7, thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh (UBQPAN) của Quốc hội đã đề xuất bổ sung nhiều ý kiến xung quanh dự án Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin này vào cùng ngày.

Theo Báo Tin tức, thường trực UBQPAN đề nghị bổ sung tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp “Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thầy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn” và “người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án”.

Thường trực UBQPAN cũng đề nghị lược bỏ qui định tại khoản 2 vì mâu thuẫn với luật Tương trợ tư pháp (không dẫn độ công dân Việt Nam ra nước ngoài); lược bỏ qui định “Người có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính” tại khoản 5 vì nội dung quá rộng, thời hạn chấp hành ngắn (10 ngày) và nếu bị tạm hoãn xuất cảnh (tước quyền công dân) thì quá nghiêm khác, không cần thiết. Đối với người liên quan đến vụ án đang trong quá trình điều tra mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, đủ căn cứ thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và đương nhiên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh theo qui định.

Sau các ý kiến đề nghị, bổ sung, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga đã đề nghị rà kỹ lại các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh qui định trong dự luật vì liên quan đến quyền công dân, liên quan tới nhóm luật đặc biệt là các luật tư pháp. Bà Nga cũng khẳng định có những trường hợp có thể không bị xem xét tạm hoãn tuy nhiên người đã có bản án tù kể cả chưa chấp hành thì dứt khoát không được xuất cảnh. Ba Nga cũng đề nghị rà soát lại nhóm bị tạm hoãn xuất cảnh là “người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của tòa án, trọng tài thương mại đang có hiệu lực pháp luật, trừ các trường hợp có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh theo qui định pháp luật thi hành án dân sự”.

Dự luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2019). Nhiều đại biểu đã đề nghị cần quy định ngăn chặn trường hợp bỏ trốn khi đang trong quá trình điều tra, xác minh hành vi phạm tội như Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm), Trịnh Xuân Thanh…hay ông chủ Nhật Cường Mobile – Bùi Quang Huy. Dự luật sẽ tiếp tục trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2019.

Trong khi đó nhiều nhà hoạt động tại Việt Nam cho biết họ bị cấm xuất cảnh một cách phi lý vì họ không có vi phạm luật pháp; tuy nhiên cơ quan chức năng lấy lý do mà những người bị cấm xuất cảnh cho là mơ hồ ‘gây nguy hại cho an ninh quốc gia’ một cách chung chung. Theo những nhà hoạt động thì cơ quan chức năng không thể đưa ra bằng chứng cụ thể về hành vi bị cho có thể làm phương hại an ninh quốc gia

https://www.rfa.org/vietnamese/news/stop-temporarily-to-people-entry-or-exit-from-vietnam-those-are-under-investigation-07152019082840.html

 

70% học sinh có kết quả dưới điểm 5

ở môn lịch sử trong kỳ thi tú tài

Tin Vietnam.- Báo Vietnam ngày 15 tháng 7 năm 2019 loan tin, có đến 70% học sinh dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 có điểm trung bình môn Lịch sử là 4,3 điểm.

Mức điểm trung bình của môn Lịch sử cũng là điểm thấp nhất trong tất cả các môn thi của học sinh. Tuy nhiên, điểm trung bình 4,3 vẫn còn cao hơn năm 2018, khi năm này điểm trung bình của các em học sinh chỉ đạt 3,79. Còn hai năm trước đó là 2017, và 2016 dù điểm trung bình có cao hơn nhưng cũng chỉ dưới 5.

Giải thích cho việc học sinh không còn thiết tha với môn được xem là cội nguồn của dân tộc, ông Nguyễn Văn Lực, giáo viên trường trung học cơ sở Trịnh Phong, ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa nói, về phương pháp giáo dục hiện nay theo ông là sai lầm. Ngành giáo dục của nhà cầm quyền chỉ hướng học sinh tiếp cận nội dung chứ không tiếp cận năng lực. Chỉ tìm cách nhồi nhét vào đầu các em những kiến thức có sẵn một cách nặng nề về tuyên truyền bằng việc phải học thuộc, ghi nhớ. Ngoài ra, bản thân các giáo viên cũng chưa tạo ra sự cần thiết về thay đổi các phương pháp dạy, nên ông cho rằng “tiên trách kỷ hậu trách nhân”.

Trên thực tế, theo ông Lực, đa số phụ huynh xem nhẹ môn lịch sử, vì môn này không có ứng dụng gì trong tương lai, mà chỉ có những người dạy học hoặc nghiên cứu sử thì mới cần đến. Về chương trình dạy, sách giáo khoa thì còn nặng nề và chi tiết, đậm chất báo cáo, bắt học sinh phải nhớ quá nhiều. Và kết quả là học sinh không những không nhớ gì, mà còn không muốn học môn Lịch sử dân tộc. Lấy thí dụ ở lớp học, ngay đến ngày cách mạng tháng 8 năm 1945 là ngày gì mà không có bất kỳ học sinh nào trả lời được, mặc dù đã đưa ra những gợi ý khác.

Môn lịch sử ở Việt Nam bị bóp méo, dối trá để đánh bóng, bảo vệ cho sự tồn tại của chế độ CSVN. Còn lịch sử chống giặc ngoại xâm thì phải tránh né để tránh đụng chạm đến Trung Cộng. Vì vậy, chuyện học sinh không còn tha thiết với môn sử là điều khó có thể tránh.

https://www.sbtn.tv/70-hoc-sinh-co-ket-qua-duoi-diem-5-o-mon-lich-su-trong-ky-thi-tu-tai/

 

Cảnh sát giao thông lần đầu gắn camera trên người:

Liệu có giảm mãi lộ?

Cảnh sát giao thông Việt Nam lần đầu tiên áp dụng camera đeo trên người khi tuần tra các quốc lộ và đường cao tốc trên cả nước, bắt đầu từ ngày 15/7, báo chí trong nước hay. Dư luận trên mạng xã cho rằng biện pháp này “mang tính hình thức” và không giúp giảm nạn mãi lộ vốn là tai tiếng gắn với cảnh sát giao thông hàng chục năm nay.

Theo tường thuật của VnExpress, Zing.vn và báo Tuổi Trẻ, đợt “ra quân” kéo dài một tháng lần này của cảnh sát giao thông (CSGT) là để “tổng kiểm tra phương tiện” trong đó tập trung xử lý tài xế “vi phạm nồng độ cồn, ma tuý”.

Mỗi tổ CSGT tuần tra trên cao tốc được trang bị 4 camera gắn ngực để ghi lại toàn bộ quá trình làm nhiệm vụ, các báo cho biết.

Một đại diện cục CSGT được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng việc lực lượng chức năng sử dụng camera chuyên dụng giám sát toàn bộ quá trình thi hành công vụ là nhằm “tăng cường minh bạch, ngăn chặn các hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ”.

Thông tin từ phía cảnh sát cho biết thêm là các camera này có khả năng ghi hình liên tục trong 8 giờ.

Trong diễn đàn OTO+ trên nền tảng Facebook, có gần 800.000 thành viên, việc CSGT nay mang trên người camera như ở nhiều nước khác đang thu hút sự chú ý đáng kể.

Một thành viên diễn đàn đăng bài viết ngắn có nội dung “Ae [Anh em] hết xin xỏ nhé! Các anh [cảnh sát] cũng nhịn luôn!” cùng 2 ảnh chụp màn hình bản tin của Zing.vn nhận được hơn 1.300 phản ứng “yêu, thích” và hơn 500 lời bình luận.

Từ “xin xỏ” hàm ý nói đến một thực trạng lâu nay ở Việt Nam là khi người lái xe vi phạm luật và bị CSGT dừng xe, người vi phạm thường tìm cách xin xỏ để chỉ phải hối lộ cho CSGT số tiền bằng khoảng một nửa mức phạt chính thức, hay còn gọi là “cưa đôi”, “50/50”.

Trên các tuyến quốc lộ, các lái xe tải, xe khách hay phải hối lộ nhất vì họ thường chở quá tải, quá số người hoặc chạy quá tốc độ để đạt lợi nhuận.

Báo chí trong nước nhiều lần đăng những phóng sự dài kèm ảnh và video clip về nạn CSGT “mãi lộ” ở các tỉnh thành khác nhau.

Một bài trả lời ý kiến cử tri hồi tháng 11/2017 trên cổng điện tử của Bộ Công an cũng phần nào thừa nhận tình hình nêu trên.

Bộ nói, khi phát hiện cán bộ chiến sỹ CSGT vi phạm tiêu cực, bộ “đã xử lý nghiêm khắc”, kể cả “xử lý trách nhiệm liên đới của lãnh đạo, chỉ huy” ở những đơn vị có cán bộ chiến sỹ sai phạm.

Năm 2009, bộ “xử lý kỷ luật” 50 trường hợp, trong đó cách chức 3 người; trong 6 tháng đầu năm 2010, bộ xử lý 20 trường hợp, chủ yếu là “khiển trách” và “cảnh cáo”, vẫn cổng thông tin của Bộ Công an cho hay.

Nạn mãi lộ cũng được nêu ra quốc hội trong kỳ họp mới đây. Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói hồi đầu tháng 6 rằng các nhân viên công an nếu phạm tội mãi tội bị xử lý “rất nghiêm khắc như tước quân tịch, thậm chí là xử lý hình sự”. Tuy nhiên, vị bộ trưởng không cung cấp thêm thông tin về con số những người đã bị xử lý như vậy.

Phần lớn trong số 500 lời bình luận trên diễn đàn OTO+ về chủ đề CSGT đeo camera trên người cho rằng việc này sẽ không thực sự làm CSGT phải ngừng ăn hối lộ.

“Vấn đề là họ có bật [camera] hay không”, một thành viên viết. “Thấy mồi ngon quá [người vi phạm] tắt đi [và] báo cáo là hết pin là xong”, một thành viên khác nêu ý kiến. “Tắt cam [camera] ăn tiền cũng dễ mà”, một thành viên nữa nhận định.

Nhà hoạt động vì nhân quyền Vũ Quốc Ngữ nhận xét rằng việc CSGT lần đầu mang trên người camera không phải là sự thay đổi mang tính cách mạng và ông cũng chia sẻ mối hoài nghi của công chúng về công dụng của thiết bị mới này.

Ông Ngữ nói với VOA:

“Cán bộ công quyền ở Việt Nam có tính tham nhũng hệ thống rồi, không thể chữa bằng biện pháp đơn giản như thế được. Có thể họ ghi lại đó, nhưng rồi có thể là họ điều chỉnh, xóa hay làm gì đó, làm nhiều biện pháp để bao che nếu bị tố cáo chẳng hạn. Nó chỉ là một biện pháp có khả năng mang lại độ minh bạch cao hơn. Nhưng mà tôi không trông chờ nhiều lắm”.

Nhiều thành viên diễn đàn OTO+ có chung suy nghĩ như ông Ngữ. Ngoài ra, họ còn cho rằng mỗi tổ tuần tra thường nhiều hơn 4 nhân viên cảnh sát, trong khi chỉ có camera, nên vẫn có kẻ hở để những nhân viên cảnh sát còn lại nhận tiền hối lộ.

Trái với số đông mang tâm lý hoài nghi, một số thành viên đánh giá động thái mới của CSGT theo hướng tích cực.

Một người bày tỏ quan điểm trên OTO+ rằng một khi CSGT “cứ nghiêm minh thẳng tay 100%”, ngoại trừ những lỗi nhỏ chỉ cần nhắc nhở, còn những lỗi đáng kể, CSGT “cứ đúng quy trình lập biên bản” thì người dân sẽ dần “bỏ thói xin cho, hối lộ”.

Ủng hộ ý kiến này, một thành viên bổ sung rằng người dân “cứ đi đứng đàng hoàng, đúng luật”, trong trường hợp lỡ vi phạm luật, họ đề nghị CSGT viết biên bản 100%, như vậy “toàn bộ CSGT sẽ không còn cơ hội để nhũng nhiễu”. Khi đó, CGST “gắn 1 camera chứ 10 camera vẫn cứ là OK”.

https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-giao-thong-gan-camera-tren-nguoi-lieu-co-giam-mai-lo/5001067.html

 

Vinhomes:

Lãnh đạo liên tục thay đổi vì áp lực công việc?

Vinhomes, thuộc tập đoàn Vingroup, có một loạt thay đổi các vị trí quản l‎ý chủ chốt trong vòng nửa năm.

Công ty Cổ phần Vinhomes hôm 15/07 ra quyết định “miễn nhiệm” chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực đối với bà Đào Thị Thiên Hương.

Bà Hương được bổ nhiệm vào vị trí này từ tháng 1 năm nay, tức là mới ngồi ghế này được khoảng 6 tháng, thay cho ông Phạm Thiếu Hoa.

Bà Hương được mô tả là từng giữ các vị trí quan trọng liên quan lĩnh vực tài chính, kiểm toán trong các doanh nghiệp lớn như Vietjet Air, Tập đoàn Sovico, Công ty kiểm toán PwC.

Hồi tháng 5 năm nay, Vinhomes thay Tổng giám đốc (CEO) bà Lưu Thị Ánh Xuân chỉ sau hơn 3 tháng bà được bổ nhiệm vào ghế này với nhiệm kỳ 5 năm.

Được chọn thay bà Ánh Xuân khi đó là ông Phạm Thiếu Hoa, người được mô tả là đã gắn bó với tỷ phú Phạm Nhật Vượng từ thời khởi nghiệp ở Đông Âu.

Hồi tháng 2 năm nay, bà Ánh Xuân được được Vinhomes bổ nhiệm vào vị trí này là thay cho bà Nguyễn Diệu Linh, người đảm nhiệm ghế Chủ tịch HĐQT, thay thế tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Như vậy là trong vòng khoảng nửa năm qua, Công ty Cổ phần Vinhomes, đã có một loạt thay đổi nhân sự cấp cao.

Vingroup và tỉ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Ngưỡng mộ, lo ngại’

Vinfast và hình ảnh quốc gia

Thủ tướng Việt Nam thăm ‘kỳ tích ô tô VinFast’

Thông tin giới thiệu về Vinhomes nói những nhân vật kể trên trong bộ máy điều hành Vinhomes này đều đã có khoảng 15 năm kinh nghiệm làm việc cho Vingroup.

Một số nhà quan sát mô tả Vingroup trả lương cao hẳn mặt bằng thị trường để mướn người có năng lực.

Nhưng mặt khác, nhân sự tại đây cũng chịu áp lực công việc nặng nề, tương ứng với mức lương cao mà họ nhận.

Trong tháng này, Tập đoàn Vingroup thông báo về kế hoạch thành lập hãng hàng không Vinpearl Air, một trong ít nhất bốn đơn vị được mô tả là đang “xếp hàng chờ cấp phép bay” kể cả Thiên Minh, Vietstar và Vietravel Airlines.

Một nguồn muốn ẩn danh của Vietnam Airlines nói với BBC rằng Vingroup đã bắt đầu chào thu nhập cao “gấp đôi gấp ba” cho các vị trí chuyên viên cấp quản l‎ý của hãng Hàng không Quốc gia để chuẩn bị về nhân sự.

Vào đầu tháng này, Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho biết ngừng đánh giá với Vingroup vì tập đoàn tư nhân Việt Nam dừng tham gia vào quá trình đánh giá.

Trong một diễn biến độc lập, vào tháng Sáu, báo The Financial Times có bài viết về tập đoàn tư nhân đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam, trong đó, ký giả chuyên về Đông Nam Á John Reed, trưởng văn phòng Bangkok của tờ báo Anh, gọi Vingroup là một đế chế đang trỗi dậy nhưng cũng hàm chứa nhiều dấu hỏi về “sự cất cánh” này.

Bài báo được ra chưa đầy hai tuần sau khi truyền thông trong nước tràn ngập hình ảnh giới lãnh đạo Việt Nam thăm Nhà máy sản xuất ô tô VinFast trong sự kiện khánh thành sau hơn 20 tháng xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời nói tại sự kiện này rằng “Xây dựng được những thương hiệu Việt mạnh chính là phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc và xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam”.

Tác giả John Reed từ Financial Times mô tả điều ông gọi là VinFast đang “đặt cược” là vài triệu người trong dân số 100 triệu người Việt Nam sẽ sớm đặt mua những chiếc xe hơi đầu tiên của họ.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-48992711

 

5 cách chống lụt thế giới đã làm

thay cho dùng lu hứng mưa

Ở Việt Nam đang có bàn luận về cách dùng lu ‘chống lụt’ nhưng thế giới đã có ít nhất là 5 cách ngăn nước lụt và hóa giải nạn ngập nước ở đô thị.

Sáng kiến ‘dùng lu chống ngập’ của đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM bà Phan Thị Hồng Xuân đã gây ra ‘bão mạng’ ở Việt Nam.

Sau đó, bà Xuân giải thích rằng cách nói theo kinh nghiệm dân gian của bà đã khiến một số người hiểu sai và chế giễu.

Thiên tai ‘ngày càng làm khổ nhân loại’

Lũ lụt – xã hội dân sự vào cuộc

Florida đánh giá thiệt hại từ bão Irma

Năm con số quyết định 100 năm tới

Cùng lúc, có nhiều ý kiến nói dùng lu, bể nước mưa chỉ phù hợp với nông thôn, nơi lượng nước thừa còn có thể ngấm xuống đất, chảy xuống ao, mương.

Còn ở thành phố, mặt bằng đã bị đổ bê-tông kín khiến nước không có lối thoát thì không số lượng lu hay bể cá nhân nào đủ để chống lụt.

Chống lụt vì thế cần các biện pháp tổng thể với công nghệ cao và kế hoạch lâu dài hơn là kỹ năng nhỏ lẻ, thủ công.

Nhưng mưa lũ nay là vấn đề lớn của thế giới và mọi quốc gia đều đã và đang tìm giải pháp phòng chống mà Việt Nam có thể học hỏi.

Anh Quốc chẳng hạn là nước có mưa nhiều nhưng là mưa nhỏ.

Trong năm 2014, đột nhiên Anh nhận lượng mưa lớn nhất trong 248 năm, gây úng lụt cho hàng vạn hộ gia đình và thiệt hại 1,1 tỷ bảng.

Điều này thúc đẩy chính quyền phải sáng tạo hơn trong các cách chống lụt.

1-Đê và đập di động để chống lụt và nước tràn

Quanh London hiện đã có các loại đập chắn linh hoạt trên sông Thames (Thames Barriers) được xây dựng.

Hệ thống này có thể đóng, mở, nâng các lớp, xoay tấm chắn để chuyển dòng tháo nước, tùy nhu cầu nhằm ngăn lụt lội cho thủ đô Anh.

Nhưng từ 2015, Anh cho thiết kế nhiều loại đập nhẹ, gọi là ‘lightweight sectional metal barriers‘, có thể thay đổi cấu trúc và đặt vào các điểm cần ngăn nước tràn.

Khi hết lụt, người ta dỡ bỏ các loại đập này.

Đập di động có bộ khung kim loại và phần ruột bằng vật liệu không thấm nước.

Chính các bộ phận này nhận nước lụt để trở thành khối trọng lượng nặng để giữ vỏ đập tại chỗ. Đây là cách dùng nước lụt ngăn nước lụt.

Loại tấm chắn linh hoạt sẽ phụ trợ cho việc nâng cao bờ đê để bảo vệ vùng dân cư.

2-Can thiệp và điều chỉnh dòng lũ

Các vùng miền Trung Anh nằm xa sông lớn nên việc điều tiết dòng nước lụt khi các sông nhỏ bị tràn bờ là rất quan trọng.

Người ta đem vào áp dụng một hệ thống liên hoàn các ao nhỏ, tấm chắn, đập di động và cửa tháo lũ có kiểm soát cho nước sông chảy vào đồng ruộng và vùng trũng.

Đây cũng là cách ‘chống lụt’ theo nguyên tắc ‘Tạo không gian cho nước’ (Make Space for Water) áp dụng ở Anh, Đức, Hà Lan từ 1999.

Về nguyên tắc, người ta hiểu rằng không thể nào “cưỡng bức dòng nước” được nên chỉ có cách tạo chỗ để tháo nước, và dẫn dòng nước thoát đi.

3-Hút nước lụt qua hệ thống cống và bể bền vững

Gọi là ‘sustainable drainage’ cách này nhắm tới việc dẫn nguồn nước thoát nhanh khỏi đô thị, nơi có nhiều mặt bằng đã bị bê-tông hóa, và nhà cửa là vật liệu không thấm nước.

Các cơn mưa lớn thường tạo một khối lượng nước khổng lồ nhanh chóng làm đầy hệ thống cống rãnh và gây ngập úng: nước bẩn tràn trở lại mặt phố.

Từ 2010, Luật chống lụt (Flood Act) ở Anh buộc các công ty xây dựng phải tính toán và thực hiện làm sao để nước từ mái nhà chảy ra khu vực có mặt đất (ground) thấm nước (rìa phố, công viên…) mà không đổ thẳng xuống cống ngầm của thành phố.

Còn gọi là hệ thống thấm tự nhiên (infiltration), cách làm này giúp cho cống rãnh không bị ngập, nhưng tất nhiên việc để nước mưa thấm xuống đất có hiệu quả tùy vào khoảng đất chưa bị xây cất, đổ bê-tông ở từng thành phố.

Về nguyên tắc, xử lý nước mưa được xếp vào hai dạng: thấm thoát nước bằng vật liệu cứng (grey drainage – đường ống, cống, vỉa hè thấm nước), và bằng chất liệu tự nhiên (green drainage – mái nhà trồng cây – green roof, bãi cỏ, công viên…)

Cùng lúc, người ta cho xây dựng các bể chứa lớn dưới ngầm (large detention basins) hoặc hồ chứa để hỗ trợ việc thu nước mưa rồi bơm ra dần sau trận lụt.

Tại London từ 2007 đã có chừng tám khu vực quản trị nước (water catchments), ở Beckton, Beddington, Crossness, Deephams, Hogsmill, Longreach, Mogden và Riverside cùng gần 897 điểm nhỏ (sub-catchment) thuộc 32 hội đồng địa phương.

Các dự án này giúp đô thị 8 triệu dân xử lý nước thải, chống lụt và bảo vệ môi trường cùng toàn bộ khu vực hạ lưu sông Thames.

Thủ đô Nhật Bản từ cuối 2015 đã hoàn tất hệ thống bể ngầm (cistern) khổng lồ, có độ sâu 76 mét, diện tích 14 nghìn mét vuông, trị giá 2 tỷ USD.

Các bể này thu nhận nước lụt từ bốn con sống lớn phía Bắc Tokyo.

4- Nạo vét dòng sông, lòng hồ

Gọi là ‘dredging’, cách làm này như đã thực hiện ở Somerset sau trận lụt lớn tháng 1/2014: người ta nạo vét đáy hồ và sông nhằm tăng thể tích chứa nước khi có mưa to.

Việc tháo bỏ đá, cát ở đáy sông cũng giúp cho dòng chảy nhanh hơn, đưa nước lụt tháo đi nhanh về hạ lưu.

Tuy nhiên, cách này bị nói là gây hại môi trường và chưa chắc đã hiệu quả trong chống lụt to.

Chưa kể sau một trận lụt to, bùn đất lại tích xuống đáy sông hồ và công việc nạo vét cần thực hiện lần nữa.

Dù vậy, cách nạo vét lòng sông đang được tính đến ở Jakarta sau trận lụt năm 2013 làm ngập úng 40% diện tích thành phố này.

Tại Indonesia, nhu cầu nạo vét sông còn đến từ hai lý do: trầm tích của sông ngòi Đông Nam Á luôn nhiều hơn các sông châu Âu, và rác thải đổ xuống các sông, kênh rạch ở riêng Jakarta là 6000 tấn một ngày, gây tắc nghẽn nghiêm trọng.

Tuy thế, toàn bộ chương trình phòng ngừa lụt của Jakarta đã được hàng trăm triệu USD tiền viện trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mà đến nay vẫn chưa triển khai được bao nhiêu.

5-Chống lụt bằng chính sách bảo vệ môi trường tổng thể

Tại châu Âu đã có cách chính sách chống lụt và thiên tai hiệu quả nhất.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu, tan băng ở các địa cực, nước biển dâng, mưa bão dữ dội là cách vấn đề lớn, mang tính toàn cầu.

Các quốc gia cần có chính sách ‘Flood Risk Management’ (Xử lý rủi ro vì lũ lụt) một cách tổng thể hơn, dài hơi hơn, thay vì đối phó khi thiên tai xảy ra.

Đó là trồng rừng ở thượng nguồn các sông ngòi, để cây to giữ đất tránh sụt lở, và thảm rừng xanh thấm nước ngay từ đầu trận mưa.

Đó là duy trì các hồ nước gần đô thị lớn (letting pools) có đường dẫn thông với sông ngòi quanh vùng dân cư để điều tiết nước.

Chẳng hạn, Houston của Mỹ đang lên kế hoạch xây hồ lớn ở ngoại ô, trị giá 400 triệu USD để đề phòng lụt to.

Cuối cùng, con người cần ý thức được việc duy trì sông ngòi như hệ thống điều phối nước tự nhiên có sẵn.

Ở châu Âu, công tác này đã được thực hiện có hiệu quả hơn trước.

Anh Quốc lên kế hoạch phục hồi 1500 km sông trên cả nước qua 2700 dự án nhỏ thuộc kế hoạch mang tên ‘National River Restoration Inventory’.

Cho đến nay chừng 1500 dự án đã hoàn tất, nhiều đoạn sông bị lấp nay được khơi lại.

Ở Tây Ban Nha, sông lớn Duero nay đã được chảy tự do với mọi đập chắn bị dỡ đi.

Ở Pháp, nhờ cuộc vận động của giới bảo vệ môi trường, sau 20 năm, sông Loire đã ‘thoát’ khỏi con đập Serre de la Fare, gần Le Puy.

Tại Đan Mạch, sông Skjern “giành lại” được các đầm lầy ven bờ để nước lụt tràn ra tự nhiên.

Nhiều khi, việc cứu dòng sông và chống lụt cần hợp tác nhiều nước như dự án với sông Danube, chảy qua 19 nước châu Âu.

Trong nhiều năm sông Danube bị nắn dòng và cắt đứt khỏi 80% vùng nước ngập tự nhiên của nó.

Nhưng nay, hợp tác quốc tế đã phục hồi gần hết các khu vực đó, vừa tạo môi trường tuyệt vời cho hệ sinh thái ven sông vừa lập các khu chứa nước tràn.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-48988629

 

Cơ chế nào tạo ra những đại biểu gây cười?

Lê Trương

“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng-năm 2014.

“Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi”-Cầm Ngọc Minh, chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.

“Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc”- Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Tp HCM.

“Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”-Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ.

Quan to còn đanh thép như thế thì chị LON với chị LU cũng có đã đáng gì mà phải cười.

Nếu rảnh liệt kê hết các phát ngôn gây cười của các quan chức Việt Nam, có lẽ phải được cuốn từ điển.

Nhưng thú vị nhất là cho dù có cả một lịch sử phát ngôn ngô nghê của các vị nhưng chúng ta cứ chờ mà xem, không biết chừng chỉ trong nay mai lại tiếp tục có những phát ngôn ngô nghê hơn nữa, “vươn lên tầm cao mới”.

Vì bản chất vấn đề không nằm ở cá nhân các vị kể trên. Nguyên nhân cốt lõi ở chỗ cơ chế nào đã gầy dựng họ trở thành những người được đại biểu cho nhân dân. Và không may thay, họ tưởng mình được nhân dân tin tưởng cử làm đại biểu thiệt, nên rất cố gắng phát ngôn giùm cho nhân dân, mặc dù nhân dân không có nhờ, cả trong những lĩnh vực mà hiểu biết của họ là số không.

Hội đồng nhân dân nhưng chẳng có ông dân nào

Đầu tiên phải xét cơ chế bầu cử của Hội đồng nhân dân.

Trong 105 vị (hiện tại là 104, do một vị bị bắt hồi đầu năm nay vì tội tham ô) đại biểu Hội đồng nhân dân Tp HCM (viết tắt là HĐND) khóa 2016-2021, có 96 vị là đảng viên và đang giữ các chức vụ lớn nhỏ trong hệ thống nhà nước. Bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, trưởng các ban của HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch các quận huyện, bí thư, phó bí thư quận ủy, Thành đoàn, quận đoàn, giám đốc và phó giám đốc các sở ngành, trưởng phó các phòng ban thuộc các sở; chủ tịch, phó chủ tịch một vài hội đoàn, doanh nghiệp, viện nghiên cứu trực thuộc nhà nước, tổng biên tập báo, công an và sĩ quan cao cấp trong quân đội.

Với các chức vụ như trên, các vị này không thể là “dân”.

Còn lại 9 người trong lý lịch không thấy ghi là đảng ủy viên hay bí thư, phó bí thư chi bộ, bao gồm 1 nghệ sĩ cải lương, 1 hòa thượng, 1 ni sư, 1 linh mục, 1 giảng viên đại học, một trưởng ban Bạn đọc của một tờ báo, một tổng giám đốc công ty Bachy Soletanche chuyên về xây dựng, 100% vốn của Pháp; một giám đốc HTX chuyên trồng hoa lan và một bác sĩ.

Xét theo tiêu chí phổ quát, thì chỉ có 9 người này thực sự là dân đúng nghĩa.

Tức có đến 91,4 % đại biểu HĐND Tp HCM đang là quan chức và đảng viên.

Thế thì tổ chức HĐND của bà Phan Thị Hồng Xuân có đại diện thực sự cho dân không? Hỏi là đã trả lời.

“Cho đẹp đội hình”

Trong Luật tổ chức chính quyền địa phương, quyền lực của HĐND rất lớn. Họ quyết định mọi điều, từ kế hoạch phát triển mọi mặt của địa phương cho đến nguồn và phân bổ tài chính để thực hiện những kế hoạch đó. HĐND còn đồng thời là cơ quan giám sát UBND thực hiện các nghị quyết của họ.

Nhưng, với cơ cấu cụ thể của một khóa HĐND như kể trên, nói không oan cơ chế HĐND hiện tại chỉ là cơ chế giả hiệu, mị dân, tiêu tốn ngân sách.

Một mình ông quan chức đóng cả ba vai. Ở ghế chính quyền, ông là lãnh đạo, có nhiệm vụ thực hiện các nghị quyết của HĐND. Vừa bước vào phòng họp HĐND, ông biến thêm thành hai phân thân khác : vừa là người ra lệnh cho chính ông thựchiện các quyết sách của địa phương, lại cũng là người đi giám sát việc chính ông thực hiện các quyết định đó.

Tréo ngoe và quái gở!

Chưa kể, trong một chế độ toàn trị, lợi ích của chính quyền luôn luôn nảy sinh xung đột lợi ích với những người được chính quyền “quản lý”, nhưng chính các ông cầm quyền lại tự xưng là “đại biểu của nhân dân”, thì nghe có chết cười không?

Một điểm quái gở khác. Theo luật, các đại biểu của nhân dân phải được “bầu cử” từ đủ cơ cấu thành phần trong xã hội. Phải có hòa thượng và có linh mục; có nam thì phải có nữ; có người lớn tuổi thì phải có người trẻ; có đảng viên thì phải có người ngoài đảng; phải có người dân tộc thiểu số; có doanh nhân thuộc doanh nghiệp tư nhân, có trí thức thì phải có công nhân; có quan chức thì phải có nghệ sĩ, nhà báo…

Đúng và đủ cơ cấu rồi, họ phải lọt qua các vòng hiệp thương của tổ dân phố, của cơ quan, của địa phương…, tức là họp mặt nhau lại, hỏi “Ai đồng ý bầu vị này ứng cử đại biểu HĐND hay đại biểu Quốc hội”. Nhiều người đồng ý giơ tay thì vị ấy thành ứng cử viên. Lọt qua được vòng bầu cử toàn quốc và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đồng ý thì trở thành đại biểu nhân dân. Cấp đại biểu HĐND hay đại biểu Quốc hội đều tương tự như nhau.
Nhưng kết quả thực sự của số phiếu bầu thì ngoài một số người trong Ủy ban bầu cử ra, không ai biết. Không đi bầu, không bỏ phiếu nhưng trong thùng phiếu vẫn có phiếu đầy đủ bầu cho những người không biết là ai, cũng là chuyện thường ngày ở huyện.

Thế cho nên mới có những đại biểu nữ, ngoài đảng, người dân tộc thiểu số mới trên 20 tuổi, xinh như bông hoa. Nhưng khi vào họp thì tiếng Kinh còn lơ lớ chưa hiểu hết, vốn sống, trải nghiệm đều chưa có, chuyên môn càng không. Hay những công nhân, nghệ sĩ, hoặc các giáo sư tiến sĩ có thể rất giỏi chuyên môn nhưng ú ớ về pháp luật. Nhưng làm sao một người chưa sõi tiếng Kinh, hay một công nhân trình độ bình thường đọc hiểu được các báo cáo kinh tế, văn hóa, các dự án luật dày hàng chục trang, dầy đặc các vấn đề hóc búa và các thuật ngữ chuyên môn khó hiểu? Làm thế nào để họ tham gia lập hiến, lập pháp, đối nội, đối ngoại, quyết định các chính sách quan trọng của đất nước?

Trường hợp bà Phan Thị Hồng Xuân đang bị dân mạng Việt Nam chế giễu ngập trời với đề xuất mỗi hộ gia đình nên sắm lu chứa nước mưa để giảm ngập cho thành phố phản ánh rất rõ sự vô lý này. Trình độ chuyên môn của bà Xuân không hề kém cỏi. Theo đúng những gì ghi trong lý lịch đại biểu HĐND, bà là Phó giáo sư, tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Dân tộc học, cử nhân Luật Hành chánh, cử nhân chuyên ngành Đông Nam Á học. Nếu cần ý kiến về đúng chuyên ngành Dân tộc học, có lẽ bà sẽ đóng góp được nhiều. Nhưng, do được cơ cấu là đại biểu, và chết cái bà cũng tưởng bà là đại biểu của nhân dân thật, nên mới xảy ra vạ miệng “thợ điện đi sửa ống nước” như rứa.

Cạnh đó còn phải kể đến ngót nghét 80%-90% đại biểu HĐND và Quốc hội là đảng viên và quan chức đương nhiệm. Nhưng đảng viên thì không được phát ngôn trái với nghị quyết đảng. Vậy thì trong những vấn đề xung đột giữa lợi ích của đảng và của dân, hay giữa của dân và của ngành nghề, nhóm lợi ích mà mình đang giữ trọng trách, đại biểu sẽ nói lên tiếng của ai?

Ở Việt Nam, đại biểu quốc hội hay đại biểu HĐND lại không phải là một vị trí chuyên môn như nghị sĩ ở các thể chế khác. Tuy lá phiếu của đại biểu có thể góp phần đẩy đất nước tiến nhanh hay kéo lùi, nhưng thực chất đó không phải là công việc chính. Cho nên, giơ tay biểu quyết ra vô số điều luật sai bét nhưng cho đến nay chưa thấy đại biểu nào bị kỷ luật vì hoạt động kém hiệu quả hay phát ngôn ngây ngô vô tác dụng khi xâydựng luật cả.

Nói cho cùng, bầu cử đại biểu chỉ để cho đẹp đội hình. Làm đại biểu chỉ là một thứ vinh quang kiêm nhiệm, cho oai. Oai nhưng lại có kỳ hạn. Hết năm năm, nếu trong cơ quan vẫn chưa lên được chức cao hơn, thì đại biểu cũng chỉ về đuổi gà. Không chừng còn phải khép nép trước sếp.

***

Ở một mô hình đúng đắn, hội đồng nhân dân phải là tập hợp của những người dân thực sự. Đó là những người không giữ một vị trí, quyền lợi nào trong bộ máy chính quyền hay các tổ chức phụ thuộc hay chịu ảnh hưởng từ nó. Có như vậy họ mới hiểu thấu quyền lợi và nghĩa vụ của dân. Tiếng nói của họ mới là phản ánh tiếng nói thật từ người dân.

Đối trọng với nó, cơ chế “HĐND” hiện tại của Việt Nam cần phải thay đổi thành thể chế hội đồng đô thị (hoặc hội đồng tỉnh, huyện). Để thực sự làm được những điều ghi trong luật (ban hành các quyết sách áp dụng trong nội bộ địa phương), hội đồng này phải bao gồm các nhà quản trị xã hội (không phải quản lý) có đủ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp trong lĩnh vực phụ trách. Các biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa.. v.v trong địa phương do hội đồng này đề ra phải được hội đồng nhân dân (hội đồng nhân dân thực sự), như một cách trưng cầu ý kiến và thống nhất cách thực hiện trước khi được ban hành.

Còn mô hình Quốc hội, từ lâu các nhà nghiên cứu lập pháp và báo chí trong nước đã bàn rầm rộ, nhưng rồi lại rơi vào im lặng như các cao trào tư tưởng trước đó.

Nó không gì khác ngoài việc thay thế các “đại biểu của nhân dân” tự xưng bằng chế độ nghị viện như nhiều nước đã thực hiện từ rất lâu.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-creates-laughing-stock-deputies-07142019130113.html

 

Việt Nam có nên vì ‘đại cục’?

Mặc Lâm

Câu chuyện giàn khoan Hải Dương 981 đang được lập lại, và không ai biết nó sẽ còn lập lại bao nhiêu lần nữa, ngoại trừ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 2/5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Sau 75 ngày khiêu khích và gặp sự chống đối của Việt Nam cũng như quốc tế, ngày 16 tháng 7 giàn khoan này đã buộc phải rút khỏi khu vực mà nó chiếm đóng trái phép để di chuyển sang một địa điềm khác.

Ngày 12 tháng 7 năm 2019, theo tin từ South China Morning Post (SCMP), có ít nhất 2 tàu Hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.

Người đầu tiên tiết lộ thông tin là ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại Naval War College. Trong một tin nhắn Twitter ông cho biết vào ngày 03/07, chiếc tàu khảo sát dầu khí Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương Địa Chất) của Trung Quốc đã “tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại một vùng biển ở ngay phía Tây quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát”.

Theo báo SCMP tàu Cảnh sát biển Việt Nam và tàu Hải cảnh bảo vệ tàu Haiyang Dizhi của Trung Quốc đã đối mặt với nhau suốt hơn 10 ngày qua. Mặc dù chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra nhưng không ai dám chắc lần này có khác với lần trước hay không bởi sự ngông cuồng của Trung Quốc ngày một leo thang và bất chấp mọi phản ứng của quốc tế, kể cả Mỹ là cường quốc hải quân đã công khai lên tiếng phủ nhận mọi ý đồ thống trị Biển Đông bằng đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ ra rồi áp đặt các nước trong khu vực phải nhìn nhận.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Trung quốc và Mỹ, có lẽ Bắc kinh muốn dùng sự kiện này làm lu mờ tầm quan trọng của cuộc bao vây kinh tế mà Washington phát động nhằm lái sự bất an của người dân trong nước sang một điểm khác qua chiến lược thôn tính Biển Đông. Bắc Kinh có quyền nghi ngờ sự cương quyết của Việt Nam do những kinh nghiệm trước đây và họ tin rằng kéo dài cuộc căng thẳng này sẽ có lợi hơn là có hại, mặc dù Trung Quốc cũng biết rất rõ nếu không nhượng bộ như lần trước thì nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra.

Chọn lựa chiến tranh với Việt Nam không phải là mục tiêu tối hậu của Trung Quốc mà dùng áp lực, đe dọa bằng khí tài quân sự, bao vây kinh tế cũng như giúp Việt Nam ổn định chính trị bằng phương châm 4 chữ vàng mới là con bài mà Trung Quốc đang nắm chặt. Họ không có lý do gì phải lo ngại sự phản kháng mạnh mẽ của Hà Nội nếu con tàu Haiyang Dizhi tiếp tục thả neo tại bãi Tư Chính thêm vài tháng nhằm răn đe, hay chí ít làm cho các công ty đang có hợp đồng khai thác dầu với Việt Nam nghi ngờ sự an toàn mà Việt Nam có thể bảo đảm cho họ vì khu vực mà tàu Haiyang Dizhi đang khiêu khích có hàng chực công ty quốc tế đang khai thác dầu tại đây.

Điều trớ trêu nhất và cũng làm cho Bộ Chính trị Việt Nam bẽ bàng nhất là thái độ trở mặt một cách nhanh chóng mà Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Khi bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn đang hạnh phúc với những gì được hứa tại Bắc Kinh, nhất là lời phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam “nhìn vào đại cục” và đưa quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới nhưng khi máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài bà mới giật mình khi biết mình và cả Đảng bị lừa một lần nữa.

Lần trước, vào sáng 6/11/2015 cũng ông Tập đã tha thiết đứng trước Quốc hội Việt Nam phát biểu rằng láng giềng khó tránh va chạm nhưng hai bên cần xuất phát từ đại cục để xử lý bất đồng.

Mặc dù báo chí đồng loạt im lặng nhưng lại vô tình tiết lộ rằng sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Nếu đây không phải là chuyến đi tình cờ mà là phản ứng có điều kiện thì chắc là Bộ Chính trị đã có quyết sách đối phó, còn đối phó cách nào thì rất khó đoán , kề cả yếu tố sắp tới vào chuyến đi Mỹ của TBT kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng như đã được sắp xếp trước đây nhiều tháng.

Nhiều người cho rằng bà Kim Ngân sang Bắc Kinh lần này là vì sự tránh mặt của ông Trọng trước chuyến đi, và cũng có người còn suy ra vụ tàu Haiyang Dizhi là một thông điệp từ Bắc Kinh nhằm đưa ra với ông Trọng. Nếu cả hai đều đúng thì vụ này chỉ là việc nhỏ, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy và Việt Nam có dám phá vỡ “đại cục” để dành lấy sự độc lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hay không?

Mỹ sẽ khó lòng can thiệp vì không có bên nào nổ súng. Mỹ sẽ lên tiếng hay tăng thêm lực lượng tuần hành tại Biển Đông thì cũng không đủ để làm Bắc Kinh sợ hãi. Một vài đơn hàng mua nông phẩm của Mỹ đủ làm cơn thị phi của Washington hạ nhiệt, và Việt Nam tiếp tục bị lấn lướt, hạnh họe như đã từng bị nhiều lần trước đây.

Tờ South China Morning Post tiên đoán rằng sẽ có làn sóng biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam như vụ giàn khoan Hải Dương năm 2014. Đó là chuyện của Hà Nội chứ không phải chuyện của Bắc Kinh vì họ biết người dân càng biểu tình thì lãnh đạo Việt Nam càng gắn bó với Trung Quốc.

Năm 2014 lòng dân còn có vẻ tha thiết tới chủ quyền biển đảo nhưng đến năm 2019 thì sự tha thiết ấy ít nhiều phai nhạt. Có nhiều lý do nhưng lý do dễ thấy nhất là sự không vừa lòng của chính quyền khi người dân ra mặt chống Trung Quốc. Sự không vừa lòng ấy ngày càng tăng và rất nhiều người vẫn đang còn trong trại giam vì chống Trung Quốc. Do đó, nói theo ngôn ngữ tòa án, yếu tố biểu tình không được thành lập.

Thay vì biểu tình giành lấy đất nước cho chính quyền tiếp tục cai trị, người dân tỏ ra điềm tĩnh hơn khi im lặng ngồi xem TV chờ nhà nước trực tiếp truyền hình cuộc đấu pháo giữa hai lực lượng cảnh sát biển như xem bóng đá, và biết đâu sẽ có hàng trăm ngàn người đi bão nếu cảnh sát biển Việt Nam hạ gục một trong những chiếc tàu hộ tống của đối phương?

https://www.voatiengviet.com/a/hai-duong-981-tu-chinh-kim-ngan-tap-can-binh/5000894.html

 

‘Đại cục’ to cỡ nào?

Trân Văn

Ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, kiêm Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, vừa nhắc nhở bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải chú trọng tới… “đại cục”, khi tiếp bà Ngân nhân dịp bà dẫn một phái đoàn sang thăm Trung Quốc từ 8/7/2019 đến 12/7/2019 (1).

Vào ngày bà Ngân cùng phái đoàn Việt Nam rời Trung Quốc, South China Morning Post (SCMP) dẫn nhiều nguồn khác nhau loan báo: Do tàu Haiyang Dizhi 8 tiến hành thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tàu có vũ trang của Việt Nam đã đối đầu với các tàu cùng loại của Trung Quốc suốt từ 3/7/2019 đến nay (2)…

***

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), sau “nội thủy” (tính từ bờ biển đến đường cơ sở – đường thẳng nối hai điểm xa bờ nhất khi thủy triều ở mức thấp nhất) là “lãnh hải” (vùng biển lấy đường cơ sở làm gốc cộng thêm 12 hải lý), “tiếp giáp lãnh hải” (vùng biển lấy rìa lãnh hãi làm gốc cộng thêm 12 hải lý nữa), EEZ (từ rìa vùng tiếp giáp lãnh hải đến thềm lục địa, với EEZ, đường cơ sở sẽ được dùng làm gốc để giới hạn phạm vi của EEZ không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở). Bên ngoài EEZ là “thềm lục địa” (phụ thuộc vào đặc điểm của rìa lục địa và độ sâu của đáy biển nhưng không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở).

Với các qui định của UNCLOS, EEZ của một quốc gia là vùng biển mà quốc gia đó có những hạn chế nhất định về chủ quyền (phải tôn trọng tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt các ống dẫn ngầm và cáp) nhưng có quyền chủ quyền (toàn quyền trong đặt định các biện pháp bảo tồn, quản lý tất cả tài nguyên biển và được hưởng đặc quyền khai thác các tài nguyên trên mặt biển, trong lòng biển, dưới đáy biển, kể cả tài nguyên trong lòng đất bên dưới đáy biển). Nói cách khác Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc không có quyền thăm dò địa chấn (sử dụng nguồn thu – phát sóng để giải đoán cấu trúc, tính chất, thành phần địa chất bên dưới đáy biển thuộc phạm vi EEZ của Việt Nam).

***

Cho tới giờ này (cuối ngày 14 tháng 7), từ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tới hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam vẫn đang… ngậm tăm. Sự kiến Haiyang Dizhi 8 được hai tàu có vũ trang hộ tống, xâm nhập EEZ của Việt Nam để thăm dò dịa chấn chỉ xuất hiện trên hệ thống truyền thông quốc tế.

Khá nhiều người Việt đã dịch, dẫn lại những nguồn này để cảnh báo trên mạng xã hội. Ông Bùi Thanh – Phó Tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ – một trong những nhà báo trước nay luôn dành cho biển Đông sự quan tâm đặc biệt trong hoạt động nghề nghiệp của mình, cũng chỉ dùng mạng xã hội để bác bỏ tin Haiyang Dizhi 8 hoạt động tại bãi Tư Chính.

Qua trang facebook của mình, ông Bùi Thanh xác nhận Haiyang Dizhi 8 đã xâm nhập EEZ của Việt Nam từ 3/7/2019. Hai tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam (KN 272 và KN 468) đã bám sát Haiyang Dizhi 8 cũng như các “hộ tống hạm” Trung Quốc nhưng Haiyang Dizhi 8 chưa léo hánh đến bãi Tư Chính như SCMP đưa tin (3).

Phó Tổng biên tập của một trong những tờ báo vẫn được xem là nhiều độc giả nhất, chuyên nghiệp nhất ở Việt Nam cũng phải mượn mạng xã hội để chia sẻ điều mình biết! Cho đến giờ này, trên hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam chỉ có những thông tin liên quan đến việc bà Ngân dẫn một phái đoàn sang thăm Trung Quốc.

Tuy chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên của bà Ngân trong vai trò Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bắt đầu sau khi Haiyang Dizhi 8 được các tàu có vũ trang “hộ tống” đã xâm nhập EEZ của Việt Nam năm ngày, song thông qua hệ thống truyền thông chính chức, các viên chức hữu trách của Việt Nam vẫn khẳng định với dân chúng Việt Nam rằng: Quan hệ Việt – Trung đang trên đà phát triển tốt đẹp!

Việc bà Ngân sang thăm Trung Quốc được giải thích là để: Duy trì giao lưu cấp cao giữa hai đảng, hai nhà nước, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thiết thực và hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới (4).

Đâu phải tự nhiên mà nhiều người sử dụng mạng xã hội phẫn nộ, chỉ trích kịch liệt việc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam cùng… ngậm tăm khi Haiyang Dizhi 8 cùng với các tàu có vũ trang của Trung Quốc đã thăm dò địa chấn trong EEZ của Việt Nam suốt 12 ngày vừa qua.

Rất nhiều facebooker nêu ý kiến như Nguyễn Thiện: Tôi muốn chính phủ là nơi đầu tiên cung cấp cho tôi thông tin về tình hình đất nước chứ không cần phải tìm biết qua VOA,BBC (5)… Co facebooker như Tho Nguyen thì nhận định: Bị đánh đau mà không dám rên là nỗi nhục lớn! Hèn (6)!

Tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam lờ đi sự kiện Haiyang Dizhi 8 cùng với các tàu có vũ trang của Trung Quốc đang thăm dò địa chấn trong EEZ của Việt Nam? Có thể vì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam muốn chuyến công du của bà Ngân diễn ra êm thắm.

Cũng có thể vì hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sợ biểu tình sẽ lại bùng phát trên diện rộng, thậm chí có thể trở thành bạo động như đã từng xảy ra vào tháng 5 năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa để khoan thăm dò các giếng dầu tại đó. Hoặc vào tháng 6 năm ngoái khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam bất chấp dân ý, vẫn khẳng định sẽ thông qua Dự luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Đặc khu).

Hai đợt biểu tình – bạo động vừa kể cho thấy một điều đau lòng: Dân chúng Việt Nam vừa căm phẫn với thái độ, cách hành xử ngược ngạo của Trung Quốc, vừa nghi ngại hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam “nối giáo cho giặc”, bán rẻ quốc gia, đồng bào.

Đáng tiếc là cho đến giờ này, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam chưa thực hiện bất kỳ động tác nào để xóa bỏ sự nghi ngại càng ngày, càng lớn đó, cho dù sự nghi ngại ấy không chỉ đe dọa cả tham vọng duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN lẫn vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc.

Những cá nhân như ông Nguyễn Chí Vịnh, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng, từng lớn giọng “quán triệt toàn đảng, toàn quân, toàn dân” rằng: Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ”. “Đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một đảng cộng sản lãnh đạo” và “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” – vẫn còn chỗ đứng thì ai tin đảng “không quên lợi ích quốc gia, dân tộc” (7)?

Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tuyên bố hủy chuyến thăm Trung Quốc của bà Ngân, bất kể lãnh đạo Trung Quốc đã ngỏ lời mời và hai bên đã sắp đặt xong mọi thứ, vì Haiyang Dizhi 8 cùng với các tàu có vũ trang của Trung Quốc xâm nhập EEZ của Việt Nam,… sự nghi ngại của dân chúng Việt Nam đối với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam về quản lý – điều hành quốc gia trong quan hệ với Trung Quốc có giảm không? Ai dám bảo là không?

Tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không làm như vậy? Tại sao sự kiện Haiyang Dizhi 8 cùng với các tàu có vũ trang của Trung Quốc xâm nhập EEZ của Việt Nam đã diễn ra cả tuần mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn dùng hệ thống truyền thông chính thức, chuyển cho đồng bào mình thông điệp: Quan hệ Việt Trung đang trên đà phát triển tốt đẹp?

Trung Quốc liên tục nhắc nhở hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam phải quan tâm đến “đại cục”. Các viên chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam cũng liên tục “quán triệt toàn đảng, toàn quân, toàn dân” rằng trong quan hệ với Trung Quốc phải chú trọng đến “đại cục”.

Đến giờ, nội dung “đại cục” vẫn chỉ là những lợi ích thu lượm được từ nỗ lực duy trì sự hữu hảo trong quan hệ giữa đảng ta với đảng cộng sản Trung Quốc, nhà nước của đảng ta với nhà nước của đảng cộng sản Trung Quốc. Chừng nào người Việt chưa nhìn thấy sự tôn trọng lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc trong phạm trù “đại cục”, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam sẽ còn mất ăn, mất ngủ với đồng bào của mình. Mọi thứ đều có giới hạn, sự kiên nhẫn cũng thế. Sau mất ăn, mất ngủ sẽ là mất hết!

Chú thích

(1) https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-nhac-lai-dai-cuc-khi-tiep-chu-tich-quoc-hoi-viet-nam/4999252.html

(2) https://www.voatiengviet.com/a/tau-canh-sat-bien-vn-tq-doi-dau-tren-bien-dong/4997705.html

(3) https://www.facebook.com/buithanh62/posts/2420342021319800

(4) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-tham-trung-quoc-giup-cung-co-su-tin-cay-chinh-tri-1437340.tpo

(5) https://www.facebook.com/nguyenthien.haihuoctutrao

(6) https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/3111020292249356

(7) https://tuoitre.vn/khong-ai-quen-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-527794.htm

https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-tiep-nguyen-thi-kim-ngan-dai-cuc/5000874.html