Tin Việt Nam – 15/06/2018
QH Việt Nam sẽ lo ‘dịch chuyển đám mây ảo’?
Mạng xã hội Việt Nam tuần này ồn ào vì một đoạn clip quay lúc Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Thượng tướng Võ Trọng Việt, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng ngày 12/6.
Bàn tròn thứ Năm: Luật An ninh mạng – pháp lý và công nghệ
LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
‘Luật An ninh mạng, bước lùi lớn cho VN’
Sau khi ông Việt kết thúc báo cáo, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng gây tranh cãi.
Đoạn clip nhanh chóng lây lan trên mạng, vì cách ông Việt phát âm tên Google và Facebook.
Ngoài ra, các công dân mạng cũng chê cười đoạn trích từ báo cáo: “Hiện nay, Google và Facebook đang lưu giữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hồng Kông và Singapore. Nếu quy định của Luật này có hiệu lực thì doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi.”
Trách nhiệm của ai?
Tuy vậy, hôm 14/6, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đăng bài trên Facebook cá nhân, nhận xét tập thể Quốc hội, chứ không phải cá nhân ông Việt, có trách nhiệm.
“Nhưng lỗi của ông chỉ là phát âm facebook thành phê-tê-bốc thôi. Còn ý tưởng ngộ nghĩnh “kéo đám mây điện tử về VN” không phải lỗi của riêng ông,” ông Thuyết viết.
Vị cựu đại biểu quốc hội Việt Nam phân tích ở Quốc hội, thông thường, một dự luật phải được xem xét qua 2 kỳ họp mới biểu quyết thông qua được.
Trong lần xem xét thứ nhất, Quốc hội phân công một ủy ban thẩm tra dự luật đó.
Báo cáo thẩm tra này cũng cần được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, và đó là căn cứ quan trọng định hướng cho đại biểu xem xét, thảo luận.
Sau khi Quốc hội thảo luận, dự luật lại được giao cho ủy ban đã thẩm tra dự luật phối hợp với cơ quan soạn thảo chỉnh lý và nhân danh Ủy ban Thường vụ Quốc hội viết báo cáo tiếp thu, giải trình.
Bàn khả năng hoãn hoặc sửa Luật An ninh mạng
Một số đại gia ‘đám mây điện toán’:
•Akamai
•Amazon
•Cisco
•Equinix
•F5 Networks
•Intuit
•Juniper Networks
•Microsoft
•Salesforce.com
•VMware
“Nếu đoạn video-clip lan truyền trên mạng được ghi ở kỳ họp Quốc hội này, trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua dự luật, thì đó là Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chứ không phải ý kiến cá nhân của ông Việt,” ông Thuyết nhận định.
‘Cười ra nước mắt’
Nhiều bình luận trên mạng đưa ra sau khi đoạn clip phát tán.
Luật An ninh mạng: Vì sao và sẽ ra sao?
Bàn khả năng hoãn hoặc sửa Luật An ninh mạng
Nhà văn Nguyễn Quang Lập nêu ý kiến: “Vấn đề là bài phát biểu do người khác viết cho nên tướng Việt đã rặn không ra chữ Facebook. Vì sao tướng Việt rặn không ra chữ Facebook trong khi chữ Google lại rặn được? Vì chữ google tướng Việt đã trông thấy đã nghe nói, còn chữ Facebook thì không, hoàn toàn không.”
“Sự cười ra nước mắt khi nghĩ tới 423 ĐBQH đã bỏ phiếu thuận cho luật ANM chắc trình IT cũng chẳng hơn gì tướng Việt.”
Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/6.
Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2019.
Đám mây điện toán là gì?
Hiện trong dư luận Việt Nam còn rất nhiều thông tin trái ngược nhau về cách hiểu thế nào là dịch vụ ‘đám mây điện toán’ (cloud computing).
Trên nguyên tắc, dịch vụ này đã có từ 10 năm qua và không ngừng hoàn thiện, gồm một tập hợp các mạng lưới cung cấp dịch vụ đáp ứng tức thời nhu cầu tải dữ liệu (on-demand service).
Khác với dịch vụ tại chỗ (on-site services), các mạng lưới này trải trên toàn cầu, và vận hành không phụ thuộc vào một số máy ở vị trí cụ thể nào.
Một số dịch vụ dùng cả vệ tinh hỗ trợ cho quá trình xử lý và truyền dữ liệu.
Nếu một phần của mạng không đáp ứng nhu cầu chuyển dòng dữ liệu, các máy ở nơi khác được huy động ngay để phân phối luồng thông tin tối ưu nhất, tùy nhu cầu từng lúc.
Việc lưu trữ được mã hóa để đặt trong các cụm ‘cloud’ mà thực ra là cách một mạng lưới lớn.
Các từ điển tiếng Anh đã giải thích cách gọi là ‘đám mây’ xuất hiện khi dân làm trong ngành công nghệ thông tin vào cuối thập niên 1990 nói về hình vẽ các cụm mạng phân phối dịch vụ, mà không liên quan gì đến thời tiết.
Ngoài việc có máy chủ riêng, các đại gia công nghệ mạng như Google, Facebook vẫn dùng lại dịch vụ ‘cloud computing’ do các công ty khác cung cấp.
Một số công ty như Akamai, Amazon, Cisco, Equinix, Rackspace…được cho là đi đầu trong cách thu hút đầu tư vào lĩnh vực ‘cloud computing’.
Trang web của Akamai giới thiệu họ đang vận hành 240 nghìn máy chủ, đặt ở 130 quốc gia và tải dòng dữ liệu 95 exabyte một năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44483756
Quốc hội VN họp báo: nhiều câu hỏi về hai bộ luật
BBC Tiếng Việt vừa có tường thuật trực tuyến từ phiên họp báo của Quốc hội VN tại Hà Nội 15/06/2016.
Tại đây, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Nguyễn Thanh Hồng, Thường trực ủy ban An Ninh Quốc Phòng của Quốc hội đã trả lời nhiều câu hỏi của truyền thông Việt Nam và nước ngoài về Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.
Trả lời BBC Tiếng Việt nêu lại câu hỏi của Facebooker Triều Bùi yêu cầu nêu danh tính các đại biểu QH bỏ phiếu ủng hộ Luật An ninh mạng vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc giải thích vì sao Việt Nam chưa thực hiện bước này:
“Trong biểu quyết Quốc hội VN thực hiện nghị quyết là công bố kết quả nhưng không công bố danh tính. Thế giới có ¼ công bố danh tính, ¾ không công bố danh tính. Chúng tôi có hỏi ý kiến các tổng thư ký nghị viện thế giới thì việc quốc hội lựa chọn hình thức nào thì tùy từng nước. Thực hiện cách nào cũng có mặt tích cực và mặt không tích cực. “
LHQ bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
Bàn tròn thứ Năm: Luật an ninh mạng từ góc nhìn pháp luật
QH Việt Nam sẽ lo ‘dịch chuyển đám mây ảo’?
Trả lời câu hỏi của phóng viên AFP về luật An ninh mạng, ông Hạnh Phúc nói nếu “anh chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì chúng tôi phải ngăn chặn”.
Nhưng các quan chức Việt Nam cũng cho biết họ tiếp tục lắng nghe ý kiến của người dân, cộng đồng mạng và các công ty dịch vụ thông tin về lĩnh vực này.
“Chúng tôi cũng sẽ tham khảo ví dụ của Indonesia”, quan chức Việt Nam cho hay.
EU tăng cường bảo vệ dữ liệu người lên mạng
Dân mạng Hàn ủng hộ biểu tình luật đặc khu
Phóng viên Nguyễn Mai của Reuters đặt câu hỏi xin bình luận của Quốc hội sau khi luật An ninh Mạng được thông qua, Hiệp hội Internet châu Á, trong đó Facebook và Google là thành viên, nói luật này ảnh hưởng đến tự do ngôn luận và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thường trực ủy ban An ninh Quốc Phòng của Quốc hội ông Nguyễn Thanh Hồng trả lời:
“Đến giờ phút này, theo thông tin chính thức thì chính phủ chưa có văn bản đề nghị về vấn đề này, nhưng theo thông tin trên cộng đồng mạng thì đại diện của Facebook nói là sẽ nghiên cứu để triển khai các yêu cầu của luật này. Đến giờ phút này, theo thông tin chính thức thì chính phủ chưa có văn bản đề nghị về vấn đề này, nhưng theo thông tin trên cộng đồng mạng thì đại diện của Facebook nói là sẽ nghiên cứu để triển khai các yêu cầu của luật này”.
“Còn xung quanh Luật An ninh mạng, hai nội dung đặt máy chủ tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại Việt Nam là hai vấn đề vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng An ninh theo thông tin dữ liệu chính thức mà chính phủ cung cấp, hiện nay có 18 quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng, nhất là mạng xã hội, phải lưu trữ dữ liệu tại các quốc gia đấy.
Thông tin cá nhân người dùng thì theo hiến pháp là quyền nhân dân được pháp luật VN bảo hộ và xem như là tài sản của công dân VN cho nên phải được lưu trữ tại VN.Nguyễn Thanh Hồng, Thường trực Ủy ban An ninh Quốc Phòng của Quốc hội
Ví dụ như trong tháng 5 vừa rồi, Liên minh Châu Âu đã có yêu cầu chính thức Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại các nước ở Liên minh Châu Âu. Đây là yêu cầu cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân đã được hiến pháp quy định”.
Ông Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh Luật An ninh mạng vừa được thông qua “chỉ lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam, công dân Việt Nam tại Việt Nam, và chủ yếu là một số thông tin. Thông tin cá nhân người dùng thì theo hiến pháp là quyền nhân dân được pháp luật Việt Nam bảo hộ và xem như là tài sản của công dân Việt Nam cho nên phải được lưu trữ tại Việt Nam”.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-44497708
Bộ Ngoại giao Việt Nam bênh vực Luật An ninh mạng
Bất chấp chỉ trích từ người dân trong nước và cộng đồng quốc tế về những hạn chế của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn cho rằng bộ luật này là cần thiết “trong bối cảnh hiện nay.”
Dự luật An ninh mạng của Việt Nam quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng – bị chính phủ Mỹ chỉ trích là “hạn chế tự do biểu đạt” – đã được quốc hội ở Hà Nội thông qua hôm 12/6 với hơn 86% đại biểu tán thành.
(Dự luật này) phù hợp với Hiến pháp và không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lê Thị Thu Hằng, Người phát ngôn BGN
Truyền thông trong nước dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo hôm 14/6 rằng “an ninh mạng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”.
Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Những nỗ lực nhằm cải thiện an ninh trên môi trường mạng ngày càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do thiếu thể chế pháp lý và năng lực bảo đảm an ninh mạng.”
Bà Thu Hằng khẳng định “xây dựng dự luật an ninh mạng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.”
Nguyễn Lân Dũng, một cựu đại biểu quốc hội, nói với VOA rằng cần phải có luật này trong trường hợp nó được dùng để ngăn chặn việc “phá hoại những thành quả cách mạng”, tuy nhiên không nên dùng để “hạn chế quyền tự do dân chủ” của người dân.
“Làm thế nào để hạn chế những gì có hại nhưng đừng hạn chế tự do dân chủ,” theo ông Dũng. “Nói xấu chế độ, làm hại chế độ thì nên hạn chế nhưng đừng hạn chế quyền tự do dân chủ, nguyện vọng phát biểu của người dân.”
Ông Dũng, cũng là một giáo sư của Đại học Quốc gia Hà Nội, nói cần phân biệt giữa “phá hoại thành quả cách mạng với nguyện vọng phát biểu của người dân”. Ông cho rằng “trách nhiệm của người soạn luật là phải cân nhắc ranh giới giữa hai việc đó.”
Trước đó nhiều người dân đã biểu tình phản đối dự luật an ninh mạng, trong khi các tổ chức trong nước và thế giới kêu gọi các đại biểu quốc hội không thông qua dự luật này.
Một ngày trước khi Quốc hội biểu quyết, hôm 11/6 một nhóm gần 80 luật sư trong nước đã ký tên vào một bản kiến nghị, yêu cầu các đồng nghiệp trong Quốc hội không “bấm nút” thông qua dự thảo luật với lý do đạo luật có thể “dễ bị lợi dụng để xâm phạm các quyền con người”, “cản trở tiến bộ xã hội” và “kìm hãm phát triển kinh tế”.
Nói xấu chế độ, làm hại chế độ thì nên hạn chế nhưng đừng hạn chế quyền tự do dân chủ, nguyện vọng phát biểu của người dân.
Nguyễn Lân Dũng, cựu Đại biểu Quốc hội
Bản kiến nghị cũng cho rằng dự luật này “gây hại cho nhà nước pháp quyền” và “phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam”.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ cáo buộc này, nói rằng: “(Dự luật này) phù hợp với Hiến pháp và không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
Chính phủ Mỹ hôm 12/6 bày tỏ “thất vọng về việc thông qua Luật an ninh mạng mới ở Việt Nam”. Tổ chức Ân xá Quốc tế miêu tả việc thông qua này là một cú giáng nặng nề vào tự do ngôn luận và tự do biểu đạt ở Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-viet-nam-benh-vuc-luat-an-ninh-mang/4439227.html
Tổng LSQ VN: Luật ANM ‘phù hợp quốc tế’,
người biểu tình ‘bị kích động’
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco, Mỹ, hôm 14/6 ra thông cáo nói việc thông qua dự luật an ninh mạng là “hết sức cần thiết”, trong khi quốc hội hoãn bỏ phiếu về dự luật đặc khu “trên tinh thần cầu thị và dân chủ”.
Bên cạnh đó, thông cáo cho rằng trong số người biểu tình phản đối hai dự luật kể trên, có một số cá nhân “quá khích”, “bị kích động”.
Luật An ninh mạng của Việt Nam được thông qua ngày 12/6 với gần 87% đại biểu quốc hội bỏ phiếu thuận.
Cùng ngày, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bày tỏ sự thất vọng về việc quốc hội Việt Nam thông qua luật này.
Bốn ngày trước đó, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra tuyên bố nói quốc gia này và Canada nhận thấy rằng dự luật có thể dẫn đến “những trở ngại nghiêm trọng đối với tương lai của an ninh mạng và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số” của Việt Nam. Tuyên bố cũng cho rằng dự luật “có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam”.
Hai nước Mỹ và Canada đã “thúc giục” Việt Nam hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật, nhưng quốc hội Việt Nam vẫn tiến hành công việc của họ.
Mong ước của người dân được tự do phát biểu, tự do kết nối, tự do liên lạc với khắp năm châu, mà làm như thế là trái với tinh thần của người Việt Nam mình
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh
Thông cáo hôm 14/6 của Tổng LSQ Việt Nam nói luật này “phù hợp” với hiến pháp của đất nước và “không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.
Trên mạng xã hội, nhiều người Mỹ gốc Việt đã và đang lên tiếng phản đối luật an ninh mạng trong những ngày qua. Trong số họ, có nhiều người sinh sống ở bang California, nơi đặt Tổng LSQ Việt Nam.
Một số ý kiến của họ dùng những lời lẽ gay gắt, gọi luật an ninh mạng là “mọi rợ” hoặc là công cụ “để bịt miệng tất cả người dân”.
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh, cư dân ở thành phố Oakland, nhận xét với VOA về thông cáo của Tổng LSQ Việt Nam:
“Không chấp nhận được. Chuyện đấy thì rõ ràng họ o ép ngôn từ. Cái đấy rõ ràng là chuyện quá ư là ngang ngược. Mong ước của người dân được tự do phát biểu, tự do kết nối, tự do liên lạc với khắp năm châu, mà làm như thế là trái với tinh thần của người Việt Nam mình. Điều đấy rõ ràng đi ngược nguyện vọng của Việt Nam, của người dân, và của cả tiến trình của đất nước”.
Tổng LSQ nói họ ra thông cáo để cung cấp thông tin cho “một số bà con người Việt tại California” sau khi những người đó gọi điện hoặc gửi email đến “hỏi thăm” về các cuộc biểu tình tại một số nơi ở Việt Nam trong các ngày 10-12/6 liên quan đến hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Có tên đầy đủ là Dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, dự luật đặc khu bị nhiều chuyên gia và hàng nghìn người sử dụng mạng xã hội hoài nghi hoặc phản đối trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Một số chuyên gia, đại biểu quốc hội và nhiều người dân lo ngại nếu dự luật được thông qua, nó có thể bị Trung Quốc lợi dụng để di dân, chiếm biển đảo của Việt Nam.
Cái đấy chỉ là kế hoãn binh thôi, tại vì bây giờ người dân đã sôi sục như thế. Tôi nghĩ ý định của quốc hội [Việt Nam] thì không lay chuyển
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh
Theo thông cáo của Tổng LSQ Việt Nam ở San Francisco, quốc hội Việt Nam đã quyết định “lùi thời gian thảo luận, xem xét” dự luật trên tinh thần “cầu thị và dân chủ” để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện dự luật.
Bình luận về điều này, ông Thái Anh nói với VOA:
“Cái đấy chỉ là kế hoãn binh thôi, tại vì bây giờ người dân đã sôi sục như thế. Tôi nghĩ ý định của quốc hội [Việt Nam] thì không lay chuyển. Bộ Chính trị hay là đảng bảo bây giờ phải lập 3 đặc khu để mở mang kinh tế, nhưng ai cũng biết rõ là chuyện đấy giúp cho Trung Quốc. Bây giờ nếu dũng cảm thì phải bãi bỏ ngay tức thì chuyện đặc khu”.
Hàng ngàn người đã biểu tình phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng trong dịp cuối tuần, 10/6, ở một loạt các tỉnh thành của Việt Nam, trong đó có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, và Mỹ Tho.
Riêng ở Phan Thiết và Phan Rí Cửa, tỉnh Bình Thuận, các cuộc biểu tình đã kéo dài trong hai ngày 10 và 11/6, trở thành bạo động với một số vụ đập phá, đốt xe cộ và công sở.
Mình thấy rõ ràng cái này là tự phát của người dân. Vì họ bị o ép, bao nhiêu chuyện làm cho người dân họ uất ức, thì họ bộc phát lên, họ vùng lên, họ chống đối
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh
Tổng LSQ Việt Nam nói trong thông cáo mới đây rằng việc “gây rối trật tự” ở một số địa phương trong mấy ngày qua là do “một số cá nhân quá khích” và “một vài tổ chức nuôi dưỡng tư tưởng hận thù” đã “lợi dụng” những luồng ý kiến về hai dự luật để “xuyên tạc, gây chia rẽ” giữa người dân với nhà nước và giữa các cộng đồng dân cư.
Thông cáo nói nhà chức trách Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng” chứng minh các nhóm này đã “tổ chức, kích động” người dân, “có hành vi bạo lực”, thậm chí còn “trực tiếp kêu gọi, cổ vũ lật đổ chính quyền nhân dân”.
Cư dân Oakland Nguyễn Khoa Thái Anh không đồng ý với thông tin từ tòa tổng lãnh sự. Ông nói:
“Mình thấy rõ ràng cái này là tự phát của người dân. Vì họ bị o ép, bao nhiêu chuyện làm cho người dân họ uất ức, thì họ bộc phát lên, họ vùng lên, họ chống đối. Tại vì cái cảnh bao nhiêu làng của người Trung Quốc mà người Việt Nam không được vào, khắp nơi ở Việt Nam rồi, mà bây giờ lại đưa thêm chuyện đặc khu nữa. Thì bảo là người ngoài, ai là người ngoài? Hay là phản động ở ngoài, cái chuyện đấy rất là vô lý”.
Cho đến tối 14/6, đã liên tiếp diễn những cuộc biểu tình của người Mỹ gốc Việt ở bang California để phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng, trong đó có cuộc biểu tình của hàng trăm người vào trưa ngày 8/6 trước Tổng LSQ Việt Nam ở San Francisco.
Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại về Luật an ninh mạng
Hôm 14/6 văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á gửi thông cáo bày tỏ quan ngại về việc Quốc hội Việt Nam thông qua bộ Luật an ninh mạng.
Nhận định rằng bộ luật này “chứa đựng những điều khoản đi ngược lại với những cam kết của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã ký”, thông cáo của Liên hiệp quốc giải thích những điều khiến họ quan ngại, gồm:
” Luật an ninh mạng cho phép Chính quyền yêu cầu các công ty công nghệ và các nhà cung cấp dịch vụ phải chia sẻ dữ liệu về thông tin cá nhân của người dùng, từ chối cung cấp dịch vụ và kiểm duyệt bài đăng của người dùng mà không cần đến quyết định của tòa án.”
“Luật an ninh mạng có thể được Chính quyền sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng.”
Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Hà Nội:
“Cung cấp môi trường thuận lợi cho tự do ngôn luận cả trên mạng và ngoài đời ở Việt Nam.”
Và lập luận:
“Trong khi khi tự do tư tưởng là quyền tuyệt đối thì tự do biểu đạt có thể bị giới hạn trong một số phạm vi, nhưng chỉ khi những giới hạn này được quy định bởi luật và cần thiết trong việc bảo vệ: quyền lợi hoặc danh tiếng của người khác; an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức xã hội.”
“Hơn nữa, bất kỳ sự can thiệp nào cũng cần phải được đánh giá một cách cẩn thận và khách quan về tính cần thiết, tính hợp pháp và tính cân xứng.”
Vạch ra rằng quốc hội Việt Nam “thiếu các hoạt động tham vấn minh bạch với công chúng, cũng như các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi Luật an ninh mạng trước khi luật được thông qua,” Văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á kêu gọi Chính phủ Việt Nam “tạo điều kiện để người dân và xã hội dân sự tham gia vào quy trình làm luật và chính sách.”
‘Luật an ninh mạng, bước lùi lớn cho VN’
Internet ‘cần tự do’ và QH cần thận trọng
Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’
Internet ‘cần tự do’ và QH cần thận trọng
Ngoài những quan ngại về Luật an ninh mạng, văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc còn cho biết:
“Rất quan tâm tới các báo cáo đụng độ giữa những người biểu tình và công an trên khắp Việt Nam trong các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối Dự luật về các đặc khu kinh tế và Luật an ninh mạng,” và “đặc biệt lo ngại với cáo buộc- một số người biểu tình đã bị các cơ quan thực thi pháp luật đánh đập.”
Kết thúc thông cáo, văn phòng nhân quyền của Liên hiệp quốc tại Đông Nam Á cảnh báo:
“Các vấn đề liên quan đến quyền tự do ngôn luận, biểu đạt và lập hội dự kiến sẽ được thảo luận chi tiết vào đầu năm 2019, trong các phiên kiểm điểm đối với Việt Nam, trong khuôn khổ của kỳ Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR). Đồng thời, Uỷ ban Nhân quyền LHQ cũng sẽ đánh giá mức độ thực hiện của Việt Nam đối với những cam kết của nước này theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44492573
RSF kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Luật An Ninh Mạng
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF hôm 14/6 thông cáo kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Luật An Ninh Mạng, mới được Quốc hội nước này thông qua hôm 12/6 vừa qua.
Ông Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận Châu Á – Thái Bình Dương của RSF cho biết Internet hiện là công cụ duy nhất để người dân Việt Nam có thể trao đổi thông tin và bày tỏ chính kiến, cho dù đã có khoảng 30 bloggers bị cầm tù, nhiều nhà hoạt động xã hội bị theo dõi và bị đàn áp bằng bạo lực.
Ông Daniel cũng thúc giục các công ty cung cấp nền tảng trực tuyến tại Việt Nam không chấp thuận những điều khoản cho phép nhà cầm quyền Hà Nội gia tăng đàn áp người dân thông qua bộ luật này.
Cũng theo RSF, trong khi các cơ quan báo chí nhà nước không đưa ra bất cứ bình luận nào về bộ luật mới này thì rất nhiều nhân vật nổi tiếng tại Việt Nam, kể cả đảng viên…đã lên tiếng về những hạn chế nghiêm trọng của đạo luật mới này.
Giới trí thức, luật sư, cựu chiến binh và ngay cả một số đại biểu Quốc Hội không chỉ lên tiếng phê phán bản chất những giới hạn ghê gớm của luật đối với quyền thông tin; mà trên hết, họ còn chỉ ra rằng khi luật an ninh mạng được thực hiện có thể dẫn đến tác hại hủy hoại đối với nền kinh tế đất nước.
Hơn 63.000 người đã ký một bản kiến nghị gửi chính phủ về vấn đề này.
Nhiều vị trí thức khác như blogger Nguyễn Xuân Diện, còn bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc. Trong 1 bài viết được đăng tải hôm 11/6, blogger Nguyễn Xuân Diện, nêu rõ cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc và không thể loại trừ khả năng Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng an ninh mạng… Điều này cũng phản ánh quyết tâm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và theo blogger Nguyễn Xuân Diện thì chưa bao giờ ý định đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc lại rõ ràng như hiện nay.
Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 12 tháng 6 với hơn 86% đại biểu tán thành:
Trong số 466 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết luật an ninh mạng 2018, thì có đến 423 người tán thành, 15 người không tán thành và 28 người không biểu quyết.
Theo RSF thì Luật An Ninh Mạng của Việt Nam là bản sao nguyên si Luật An Ninh Mạng của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 6 năm 2017.
Các điều 8 và 15 hình sự hóa ‘việc bác bỏ thành quả cách mạng’ ‘xúc phạm anh hùng dân tộc’ và ‘cung cấp thông tin sai lạch gây hoang mang trong quần chúng’. Đó là những cáo buộc mơ hồ có thể áp dụng đối với hầu hết những ai đăng trên mạng những thông tin không vừa lòng cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, bộ luật này cũng đưa ra nhiều quy định gây tranh cãi như yêu cầu các công ty cung cấp nền tảng trực tuyến như Google và Facebook kiểm duyệt mọi nội dung mà chính phủ cho là phản động và phải cung cấp thông tin người dùng cho các cơ quan chức năng Việt Nam, cũng như lưu trữ dữ liệu của người sử dụng tại Việt Nam.
Vào ngày 10 tháng 6 vừa qua, hàng chục ngàn người đã xuống đường tham gia vào các cuộc biểu tình trên cả nước Việt Nam vì quan ngại về những tác động kinh tế và chủ quyền do việc thực thi Luật An ninh mạng gây nên.
Việt Nam tiếp tục nằm gần cuối bảng về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Toàn Cầu của RSF. Năm nay Việt Nam xếp vị trí 175/180 quốc gia.
Công an khởi tố
người biểu tình chống dự luật đặc khu & an ninh mạng
Cơ quan cảnh sát cơ động (CSCĐ) tỉnh Bình Thuận quyết định khởi tố vụ án bị cho ‘gây rối, đập phá trụ sở UBND, huỷ hoại tài sản, chống người thi hành công vụ’ vào ngày 10 và 11 tháng 6.
Quyết định vừa nêu do ông đại tá Nguyễn Văn Nhiều, phát ngôn viên của Công an tỉnh Bình Thuận, nói với truyền thông hôm thứ Sáu 15 tháng 6.
Báo trong nước trích lời ông Nhiều cho biết công an Bình Thuận đang yêu cầu công an các địa phương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự.
Hôm 12 tháng 6, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, Đại tá Đào Trọng Nghĩa đã từng nói với Báo VnExpress Online rằng sẽ khởi tố vụ án và bị can sau khi sàng lọc, điều tra.
Cũng liên quan vụ việc ở Bình Thuận, vào thứ Năm 14 tháng 6, báo Pháp Luật trong nước đăng tải lá thư của Đại tá Lê Trung Thu, Trưởng Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận kêu gọi người phạm tội ra tự thú.
Theo nội dung thư thì đã có một số phần tử kích động xúi giục và lôi kéo người dân tụ tập đông người gây ùn tắc giao thông Quốc lộ 1A. Bên cạnh đó còn có nhiều người có hành động đập phá, đốt tài sản tại Đội cảnh sát PCCC xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình.
Công an huyện Bắc Bình cho những hành vi đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cần phải xử lý theo quy định pháp luật.
Vào ngày Chủ nhật 10 tháng 6, người dân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đổ ra đường biểu tình ôn hoà phản đối Luật đặc khu và luật An ninh mạnh trong. Tuy nhiên theo báo chí trong nước, cuộc biểu tình tại Phan Thiết và Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã trở thành bạo lực. Vào tối 10 tháng 6, hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh tại thành phố Phan Thiết, dùng bom xăng phóng hỏa và đập phá. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy.
Ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 15 tháng 6, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. HCM cũng có quyết định từ khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt giam ông Trương Hữu Lộc với cáo buộc có hành vi phá rối an ninh theo điều 118 Bộ luật Hình sự.
Tin cho biết cơ quan điều tra xác nhận bị can Trương Hữu Lộc nhận tiền của một số người, mua 600 ổ bánh mì, nước suối và thuê xe chở lên trung tâm TP HCM để phân phát cho đoàn người đi biểu tình.
Báo Vnexpress cho biết nhà chức trách đã làm việc với khoảng 300 người, trong đó tạm giữ ít nhất 7 người, xử lý hành chính 175 người, 38 người bị buộc cam kết không tái phạm về hành vi tương tự hôm 10 tháng 6.
Tương tự, một người khác ở Thanh Hoá là anh Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1987 cũng bị cơ quan an ninh điều tra tỉnh này tiến hành bắt khẩn cấp với cáo buộc dùng tài khoản trên Facebook để phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động biểu tình trái pháp luật.
Báo Thanh Hoá đưa tin từ Công an tỉnh Thanh Hoá vào ngày 15 tháng 6 rằng sau khi bắt Nguyễn Văn Quang và đưa ra những chứng cứ phạm tội, người này đã khai nhận toàn bộ về kết quả điều tra của công an tỉnh.
Về phía chính phủ, truyền thông trong nước hôm 15 tháng 6 dẫn lời người phát ngôn Văn phòng Quốc hội là ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội khẳng định Quốc hội rất quan tâm đến dự luật Biểu tình và đang giao cho Chính phủ để gấp rút hoàn thiện.
Cũng theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, ông đề nghị truyền thông Nhà nước phải làm cho dư luận hiểu đúng về các vấn đề quy định trong luật An ninh mạng. Riêng luật Đặc khu, ông cho biết có rất nhiều vấn đề và cần thời gian để trao đổi. Ông nhấn mạnh Quốc hội luôn lắng nghe và tiếp thu nhiều nguồn ý kiến khác nhau.
Trả lời báo giới việc Luật An ninh mạng nhận được số đông phiếu đồng thuận, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đó là do Quốc hội đã lắng nghe và tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu.
Người Việt Arizona thông báo biểu tình
phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng
Tiểu bang Arizona của Hoa Kỳ không có trụ sở đại diện nào của CSVN, nhưng điều đó không ngăn cản cộng đồng người Việt tự do tại đây tụ họp để lên tiếng phản đối bạo quyền bán nước.
Một thông cáo của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Arizona cho hay, cuộc biểu tình của cộng đồng gốc Việt ở Arizona sẽ diễn ra từ lúc 8 giờ sáng tới 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 6 năm 2018, nhằm ủng hộ các cuộc đấu tranh trong nước đang sôi sục diễn ra. Địa điểm là trước văn phòng Thượng Nghị Sĩ John McCain và Thượng Nghị Sĩ Jeff Flake ở số 2201 East Camelback Road, thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona. Cuộc biểu tình đã chính thức được sự đồng ý của nhân viên văn phòng Thượng Nghị Sĩ John McCain và nhân viên văn phòng Thượng Nghị Sĩ Jeff Flake. Cảnh sát thành Phố Phoenix sẽ có mặt tại cuộc biểu tình để bảo đảm an ninh trật tự cho người biểu tình.
Đồng bào quốc nội trong tuần vừa qua đã biểu tình trên khắp nước để phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản toan tính giao nhượng 3 vùng lãnh thổ Việt Nam, gồm Phú Quốc, Bắc Vân Phong và Vân Đồn, cho nước ngoài làm đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm. Quốc hội CSVN cũng vừa mới ban hành luật an ninh mạng để gia tăng đàn áp tự do ngôn luận trên mạng của người dân.
Hội Đồng Điều Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Arizona và Hội Cựu Quân Cán Chính tổ chức biểu tình nhằm ủng hộ những nỗ lực đấu tranh của đồng bào quốc nội. Thông cáo nói sự hiện diện của quý đồng hương là sẽ tạo thêm niềm tin cho đồng bào quốc nội trong công cuộc đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ ở quê nhà.
Huy Lam /SBTN
Luật đặc khu bị hoãn, giới đầu tư đất
tháo chạy khỏi Bắc Vân Phong, Phú Quốc
Sau khi dự luật đặc khu của CSVN bị chặn đứng do làn sóng phản đối dâng cao trong dân chúng, nay đến lượt các nhà đầu tư từng đi “thu gom” đất tại các đặc khu ở Phú Quốc và Bắc Vân Phong tháo chạy.
Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Năm 14/06 mô tả hiện tượng “hạ nhiệt” thị trường địa ốc tại huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, và huyện Vạn Ninh, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Tại những nơi này, cách đây chỉ mới hai tháng, cơn “sốt đất” diễn ra rất sôi động. Nhưng nay gần 30 sàn giao dịch bất động sản tại Vạn Ninh xem như đã đóng cửa, khiến cho các văn phòng công chứng và văn phòng khai báo quyền sử dụng đất cũng vắng khách theo.
Tờ Tuổi Trẻ ghi nhận có dấu hiệu bán tháo đất tại huyện Vạn Ninh, khi nhiều nhà đầu tư đến từ những nơi khác như Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn tìm cách rao bán những lô đất đã mua trước đó nhằm gỡ vốn.
Trong khi đó, tình hình thị trường địa ốc tại Phú Quốc được mô tả là đã “đóng băng”. Ông Đặng Đức Giới- giám đốc Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Bất Động Sản Đặc Khu- cho rằng giới đầu tư ngắn hạn đang bị lỗ rất nặng.
Trong khi thị trường địa ốc ngắc ngoải thì ngược lại, những vụ khiếu nại và tranh chấp bắt đầu tăng lên. Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Đỗ Công Đa, chánh án tòa án huyện Vạn Ninh, cho biết cả tuần nay, ngày nào tòa cũng tiếp nhận những vụ tranh chấp. Theo thẩm phán này, trước đây người bán kiện người mua, còn giờ người mua lại kiện người bán.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/luat-dac-khu-bi-hoan-gioi-dau-tu-dat-thao-chay-khoi-bac-van-phong-phu-quoc/
Đặc Khu Hay Mật Khu?
Phạm Trần
– “Get out, China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!”, “Cho thuê đất là bán nước!”…
– “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”.
– “Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân.”
– “Bài học từ Formosa: Một ngày cũng không cho thuê đất.”
– “Thà đất nước nghèo mà bình yên-Ham giàu mà mất nước.”
– “Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
– “Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Đó là những thông điệp sét đánh của hàng chục ngàn người dân, từ trẻ đến già, đã gửi cho Quốc hội và đảng cầm quyền CSVN trong hai ngày biểu tình 10 và 11 tháng 06 (2018) từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên trong 43 năm, kể từ ngày Quân Cộng sản chiếm Sài Gòn tháng 04/1975, một bộ phận không nhỏ người dân, thuộc mọi thành phần xã hội, đã đồng loạt biểu dương thái độ và lập trường dứt khoát như thế tại Sài Gòn, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Nghệ An, v.v…
Tại mỗi nơi, khí thế yêu nước quyết không để một tấc đất Tổ quốc lọt vào tay ngoại bang, nhất là Trung Quốc, đã bốc lên giữa trời nắng cháy.
Những tiếng hô chống “Đặc khu” và “An ninh mạng” đanh thép chen nhau như hình với bóng đã bùng lên cương quyết và dứt khoát trên các gương mặt trẻ măng và của các cụ gìa heo hắt nắng mưa.
Hòa nhịp theo những bước chân nườm nượp của đoàn người biểu tình qua các ngả đường hay từng nhóm nhỏ ở Sài Gòn và Đồng Nai là những tiếng hát hùng dũng của nhạc bị cấm “Trả lại cho dân”, đòi quyền con người và “Việt Nam tôi đâu” nhắm báo động nguy cơ mất nước vào tay Tầu.
Đây là hai trong số các Bản nhạc yêu nước đã khiến Tác giả Ca, Nhạc sỹ Việt Khang bị CSVN phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế. Việt Khang ra tù ngày 14/12/2015 và đã được sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị từ ngày 08/02/2018.
NGUYÊN DO BIỂU TÌNH
Nhưng tại sao người dân đã bất chấp hiểm nguy để nổi lên đòi quyền làm chủ đất nước và quyền tự do ngôn luận?
Trước hết, vì Nhà nước đã có những khuất tất trong việc soạn thảo Dự luật thành lập 3 “Đặc khu hành chính và kinh tế”, tên đầy đủ là : Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu).”
Cả 3 vị trí đều có giá trị chiến lược quốc phòng hàng đầu để bảo vệ lãnh thổ nhìn ra Biễn Đông:
-Vân Đồn (Tỉnh Quảng Ninh), cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ, là chặng dừng chân đầu tiên của tầu bè Trung Hoa đi xuống Việt Nam, nhưng cũng là tuyến phòng ngự ở vùng biển Đông Bắc của Việt Nam từ thời các Vua chúa Việt. Hơn nữa Vân Đồn chỉ cách đảo Hải Nam, căn cứ Tầu ngầm của Trung Hoa, chừng 200 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét).
-Bắc Vân Phong (Tỉnh Khánh Hòa), nhìn thẳng ra Trường Sa, trực diện với các vị trí đóng quân của Trung Hoa trên các bãi đá, nay đã biến thành đảo mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam từ 1988 gồm Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên. Ngoài ra Bắc Vân Phong cũng chỉ cách vịnh chiến lược nổi tiếng Cam Ranh trên 60 cây số. Khánh Hòa cũng là nơi phát xuất các tầu Hải quân Việt Nam tiếp vận lương thực và luân chuyển quân lính ra vào 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa.
-Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang), nằm trong vịnh Thái Lan là vị trí phòng thủ chiến lược cực nam của Việt Nam. Từ Phú Quốc, tầu bè và máy bay có thể đi khắp Á Châu-Thái Bình Dương, sang Ấn Độ Dương để đi qua Trung Đông.
Vì tầm quan trọng của 3 địa điểm mà nhiều Đại biểu Quốc Hội, nhân sỹ, trí thức và đông đảo người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hay khuyến cáo chính phủ và Quốc hội phải tuyệt đối thận trọng không để lãnh thổ Tố quốc lọt vào tay Tầu Bắc Kinh vì bất cứ lý do nào.
Đồng thời tuyệt đa số trong dư luận cũng nhất quyết chống thời hạn cho người nước ngoài thuê đất ở Đặc khu dài đến 99 năm, thay vì tối đa là 70 năm như Luật Đất đai hiện hành.
Sở dĩ người dân lo ngại vì kinh nghiệm trong hơn 30 năm đổi mới, nhiều dự án kinh tế của Việt Nam đã lọt vào tay các Doanh nghiệp Trung Hoa vì họ không ngần ngại bỏ thấu giá cao để nhảy vào Việt Nam bằng mọi giá.
BỊ XỎ MŨI HAY KHÔNG?
Ngoài ra, Lãnh đạo CSVN cũng đã có những khuất tất khi mở cửa cho Trung Quốc nhẩy vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên và đứng sau lưng Formosa Hà Tĩnh, mặc dù Formosa có gốc Đài Loan.
Bằng chứng là trong báo cáo tháng 3 năm 2016, Bộ Công thương cho biết: “Dự án bauxite Nhân Cơ sẽ tiếp tục lỗ 4-5 năm nữa, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11-12 năm, nên đề nghị Chính phủ hỗ trợ 4900 tỷ trong 10 năm (từ 2016-2025). Tuy nhiên số tiền hỗ trợ được tính theo giá điện, nên có thể sẽ phải lên tới 1,2 tỷ USD.”
Trong khi đó:”Tính đến tháng 9 năm 2016, sau 3 năm hoạt động, Tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng. Mức lỗ này đã vượt xa so với mức lỗ dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỉ đồng.”
Tại Formosa Hà Tĩnh, tiền thu vào bao nhiêu chưa thấy, chỉ biết Công ty này, có Bắc Kinh chống lưng, vẫn là qủa bom nổ chậm của môi trường miền Trung. Công ty này đã gây ra thảm họa cá chết năm 2016 mà đến nay (06/2018) an toàn nước biển và tác hại lâu dài của thảm trạng này vẫn còn là mối lo ngại hàng đầu của hàng triệu người dân vùng nghèo khó này.
Vì vậy, trước những phản ứng quyết liệt của dân và nhiều Đại biểu Quốc hội về Đặc khu, Bộ Chính trị đảng CSVN đã buộc phải họp khẩn cấp đến 3 giờ sáng ngày 10/6/2018 để quyết định lùi thời gian thảo luận và biểu quyết Dự luật Đặc Khu đến Kỳ họp 6, tháng 10 năm 2018 để nghiên cứu thêm, thay vì ngày 15/06/2018 như dự trù.
Chính phủ và Quốc Hội cũng đồng ý “không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài không đến 99 năm.”
Như vậy là người dân đã thắng keo đầu, nhưng chưa phải sẽ không có chống đối nữa vì trong Dự thảo còn dành qúa nhiều ưu đãi về thuế quan và quyền sở hữu đất,nhà ở và bãi, biển cho Công ty hay người đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa, vì đã nhìn thấy tình trạng người Trung Hoa đang công khai lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam qua mánh lới đem công nhân vào làm việc của các Công ty người Hoa trên khắp lãnh thổ mà người dân càng cảnh giác hơn với Dự luật Đặc khu, ấy là chưa kể thảm trạng làm ô nhiễm môi trường và không gian mà các Công ty Tầu đã gây ra cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Điển hình như trường hợp Formosa Hà Tĩnh đã gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên năm 2016.
TẠI SAO LẠI VŨ KHÍ-CHẤT NỔ?
Nhưng đáng quan tâm hơn trong Luật Đặc khu là những chi tiết ghi trong Phụ lục 4 quy định “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu”.
Dự luật cho phép: “Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.”
Ngoài ra, Dực luật còn mở của cho:
– Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).
– Kinh doanh tiền chất thuốc nổ.
– Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
– Kinh doanh dịch vụ nổ mìn.
– Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động.
– Kinh doanh dịch vụ khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
– Kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
Cũng tại 3 Đặc khu, ngoài cho kinh doanh sòng bài (Casino) và các trung tâm ăn chơi, giải trí, Dự luật còn cho phép : “ Kinh doanh sân bay, cảng biển; Kinh doanh vận tải đường bộ ;Kinh doanh vận tải hàng không; Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam.”
Người nước ngoài cũng có quyền:”Kinh doanh cảng hàng không, sân bay; Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; Kinh doanh vận tải đường sắt– Kinh doanh đường sắt đô thị; Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm…”
Cũng trong danh sách cho phép, người đầu từ còn được kinh doanh cả trong lĩnh vực truyền thông như Phát thanh, Truyền hình và Xuất bản.
Như vậy là người nước ngoài cứ việc ra, vào các Đặc khu tự do, được quyền làm chủ đất đai, nhà ở và kinh doanh thả giàn mọi thứ, kể cả vũ khí, quân trang và quân dụng ngay trên đất nước Việt Nam. Kẻ chịu trách nhiệm vẽ ra Luật, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có bao giờ nghĩ rằng, nếu không biết “kín cửa cao tường” thì đến một ngày đẹp trời nào đó, có gì bảo đảm cả 3 Đặc không biến thành Mật khu của người nước ngoài, hay người Tầu phương bắc?
BỊT MIỆNG MÃI ĐƯỢC KHÔNG?
Bên cạnh chuyện Đặc khu, người dân biểu tình hôm 10/06/2018 còn lên án Luật An ninh mạng mà vào ngày 12/06 (2018) Quốc hội đã biểu quyết chấp thuận với đa số.
Báo chí Việt Nam đưa tin:”Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).”
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đông Nai, ông Dương Trung Quốc xác nhận ông là một trong số 15 người bỏ phiếu không tán thành Luật An ninh mạng. Ông nói với báo VnExpress ở Hà Nội: “Tôi là một trong 15 người bỏ phiếu không tán thành thông qua dự thảo Luật An ninh mạng. Vì sao như vậy? Trước hết, tôi hoan nghênh có Luật để đảm bảo an ninh trên môi trường mạng, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia trong thời đại công nghệ phát triển, mạng đã trở thành không gian cuộc sống hiện đại. Nhưng qua nghiên cứu, tôi nhận thấy dự thảo Luật chưa đáp ứng được như mong muốn và yêu cầu đặt ra… Mạng là môi trường toàn cầu và chúng ta đang thừa hưởng thành quả công nghệ của nhân loại. Việc quản lý và làm luật phải làm sao để phù hợp thực tiễn, để người dân được hưởng thành tựu đó, bởi nội dung này gắn với các quyền rất quan trọng của công dân đã được quy định bởi Hiến pháp.” (VnExpress, 13/06/2018)
Quan điểm của ông Quốc cũng rất sát với suy nghĩ của nhiều người dân, trong đó có rất nhiều chuyên gia và trí thức, đã phản ảnh trong các nội dung bích chương và biểu ngữ phản đối Luật này trong cuộc biểu tình ngày 10/06/2018.
Tại sao? Bởi vì nội dung Luật gồm 7 Chương, 43 Điều đã tiêu diệt quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của người dân. Và vì vậy, đã chống lại Điều 25 của Hiến pháp, theo đó: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Luật đã có những quy định mơ hồ để cấm cản và quy chụp công dân mà không cần chứng minh hay giải thích, như viết trong Điều 16 của luật này bao gồm:
Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Ngoài ra, Điều 17 còn nghiêm cấm: “Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.”
Nội dung trên đây đã cho phép nhà nước toàn quyền tùy tiện đàn áp dân theo ý muốn của mình, trong khi quyền phải được giải thích luật và đòi nhà nước phải tôn trọng Hiến Pháp của công dân lại không được bảo vệ.
Quyền lên tiếng phê bình của dân đối với chính sách của nhà nước cũng bị kiểm soát và dân cũng dễ dàng bị khép tội mạ lỵ hay vu khống nếu đụng tới một viên chức nhà nước.
GOOGLE-FACEBOOK
Ngoài ra, theo Điều 26 về “Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng” Luật đã quy định: “Doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Như vậy, với Luật mới, các cơ quan phụ trách an ninh mạng của hai Bộ Công an và Quốc phòng có quyền kiểm tra, truy nhập và kiềm soát các tài khoản cá nhân với lý do an ninh quốc gia và an toàn xã hội để đàn áp người sử dụng Internet bất cứ lúc nào.
Theo tin trong nước thì: “Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách 10 quốc gia có người dùng Facebook đông nhất thế giới với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số người dùng toàn cầu. Những con số này cho thấy sự phổ biến của mạng Facebook trong xã hội Việt Nam, đặc biệt, có tới hơn 60% người sử dụng thuộc lứa tuổi thanh, thiếu niên – thế hệ quyết định tương lai của đất nước.
Trong khi đó, Google gần như trở thành công cụ tìm kiếm mà toàn bộ dân số trên toàn thế giới đều sử dụng, không chỉ riêng tại Việt Nam. Theo ước tính, Google và Facebook đang sở hữu hơn 60% doanh thu quảng cáo điện tử toàn cầu.” (theo báo Dân Trí, ngày 13/06/2018)
Như vậy điều mà nhiều người trong nước quan ngại là nếu Google hay Facebook chấm dứt quan hệ với Việt Nam vì bị kiểm soát, sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, thì Trung Quốc sẽ nhảy vào Việt Nam ngay lập tức bởi vì Việt Nam chưa có khả năng thay thế Google hay Facebook.
Và nếu chẳng may, hay đảng CSVN cố ý tạo cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào thị trường Việt Nam qua Luật an ninh mạng thì chuyện 3 Đặc khu kinh tế sẽ biến thành 3 Mật khu cũng chỉ trong nháy mắt. -/-
(06/2018)
https://vietbao.com/p122a282152/2/dac-khu-hay-mat-khu-
Công dân Mỹ Will Nguyễn bị khởi tố ‘vì biểu tình’
Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam ông Nguyen William Anh (được biết với tên Will Nguyễn).
Báo chí Việt Nam ngày 15/6 đồng loạt đưa tin ông Will Nguyễn bị khởi tố bị can vì tham gia biểu tình ngày 10/6.
Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam viết: “Theo quá trình điều tra và khai báo của Nguyen William Anh, Công an xác định, ngày 9/6, Nguyen Willliam Anh nhập cảnh vào Việt Nam theo diện du lịch.”
“Ngày 10/6, Nguyen William Anh đã tham gia xuống đường cùng nhiều người tụ tập, gây rối trên tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa.”
Hãng tin nhà nước viết tiếp: “Ở giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Lý Chính Thắng, Quận 3, Nguyen William Anh đã trực tiếp yêu cầu những người trong lực lượng chức năng phải di dời các xe đặc chủng để đoàn người đi qua.”
“Khi yêu cầu không được đáp ứng, Nguyen William Anh đã leo lên xe đặc chủng, hô hào, kêu gọi nhiều người khác vượt qua chốt chặn.”
“Những hành động của Nguyen William Anh đã được lực lượng chức năng ghi hình. Cơ quan Công an xác định, hành vi gây rối trật tự công cộng của Nguyen William Anh là rõ ràng, có chứng cứ hình ảnh.”
Tường thuật cho hay trong các ngày 12 và 14/6, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ nhất đối với ông Will Nguyễn.
“Sau khi củng cố hồ sơ chứng cứ, ngày 15/6, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố và lệnh tạm giam Nguyen William Anh về hành vi gây rối trật tự công cộng,” bản tin viết.
Một người khác bị khởi tố, bắt tạm giam là ông Trương Hữu Lộc (sinh năm 1961, ngụ quận Tân Bình).
Công an nói ông Lộc “thường xuyên livetreams trên facebook cá nhân kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, gây rối. Ngoài hành vi xúi giục, Lộc còn tiếp sức, trực tiếp kích động người dân tụ tập gây rối những ngày vừa qua”.
Tốt nghiệp đại học Yale
Will Nguyễn, 32 tuổi, người Mỹ gốc Việt ở Houston bang Texas, tốt nghiệp đại học Yale và vừa hoàn thành chương trình cao học Chính sách Công ở Singapore, gia đình và bạn bè cho biết.
Trong lúc chờ đợi tốt nghiệp, Will trở về Việt Nam và muốn “dạy học hay làm gì đó cho người Việt,” bà Vân, mẹ Will nói với một đài truyền hình địa phương ở Hoa Kỳ.
Suy ngẫm về biểu tình ở Việt Nam: Đâu là gốc?
Quốc Hội VN lùi đặc khu, kêu gọi dân ‘bình tĩnh’
Một người bạn của Will cho BBC biết hôm 14/6 rằng anh đã có dự định về Việt Nam từ vài tháng trước, và anh vô tình đặt vé về TP HCM hôm 9/6.
“Là một người quan tâm đến chính trị và Việt Nam, nên anh Will nói anh sẽ tham gia cuộc biểu tình xem thế nào, sau khi thấy các lời kêu gọi biểu tình hôm 9/6,” người bạn xin giấu tên này cho biết.
Trên tài khoản Twitter của Will, cho thấy anh đã thường xuyên cập nhật thông tin cuộc biểu tình hôm 10/6.
Sau đó anh chia sẻ một dòng tweet ghi rằng “Cảnh sát đánh người biểu tình và sự hỗn loạn đã xảy ra,” vài tiếng trước khi bị bắt.
Trên Facebook lan truyền nhiều video quay cảnh một số người biểu tình bị một nhóm người đấm, đá và lôi “xềnh xệch” trên đường trước khi bị tống vào một chiếc xe.
Một trong số đó có Will Nguyễn, được trông thấy bị kéo lê trên với máu chảy ở mặt.
Nhóm bạn của anh cho biết anh bị đem về đồn công an Phường 13, Quận 3, nhưng hôm 11/6, sau khi nhóm đóng tiền phạt hành chính bảo lãnh 750.000 đồng, Will vẫn không được thả và bị đưa đến một nơi khác, người bạn của Will cho biết.
Will Nguyễn đã làm gì ở buổi biểu tình?
Một người biểu tình gặp Will tại buổi biểu tình hôm 10/6 cho BBC biết, anh gặp Will khi đi cùng đoàn ở công viên Hoàng Văn Thụ.
“Will đi chỉ mục đích quan sát, chụp hình và chỉ cầm theo hai chai nước, chứ không cầm theo biểu ngữ gì, cũng không hô hào gì.”
“Có một số cảnh sát, công an để xe máy, xe ô tô chặn đường thì anh Will có giúp bà già, trẻ con qua để họ không bị kẹt,” người này cho biết.
“Anh Will chỉ dọn dẹp xe, che chắn giúp người dân mà bị mấy người thanh niên họ kéo lê, vừa đánh vừa đạp vào mặt. Tôi có la lên là ‘không được bắt người nước ngoài, anh ta không có làm gì sai hết’ nhưng công an chặn tôi lại,” người này nói thêm.
Gia đình của Will Nguyễn đang liên hệ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và một số dân biểu để vận động trả tự do cho anh.
Bạn bè của Will cũng cho BBC biết, công an hôm thứ Ba đã đến nhà trọ Airbnb mà Will đang cư trú, đọc lệnh khám nhà và tịch thu, laptop, hộ chiếu và một số tài sản cá nhân.
Theo bài viết cá nhân đăng nhân dịp 30/4 trên trang New Naratif, Will cho biết gia đình anh sang Hoa Kỳ tỵ nạn sau chiến tranh Việt Nam.
Một đoạn trong bài nói trên của Will viết:”…Cần phải công nhận rằng cuộc chiến là một bản tuyên ngôn của cả miền Bắc và miền Nam đều mong muốn điều tốt đẹp nhất cho người dân Việt, mặc dù mỗi bên chọn một con đường hoàn toàn khác nhau. Sẽ là hoài nghi đến mức không thể tha thứ được nếu tin vào điều ngược lại rằng cả hai chính quyền đều không phải là chủ thể nguyên vẹn do các cá thể người Việt yêu nước tạo thành”.
“Cội rễ của sự tranh chấp bắt nguồn ở sự cạnh tranh của cả hai bên để trở thành phe duy nhất đúng. Cả hai miền Bắc và Nam đều có lý do để tin mình là chính đáng – một thực tế mà người Việt cả trong nước và hải ngoại vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận…”
Trong bài viết, Will cũng nói rằng “anh vẫn đang tìm hiểu [cuộc chiến Việt Nam], và có một cách tiếp cận ít phân cực hơn, nhiều sắc thái hơn về cuộc chiến, các hệ tư tưởng đối kháng nhau”.
Phát ngôn viên của Đại sứ quan Hoa Kỳ tại Hà Nội cho BBC biết hôm 14/6:
“Chúng tôi biết từ các báo cáo truyền thông rằng một công dân Hoa Kỳ đã bị bắt tại Việt Nam. Khi một công dân Hoa Kỳ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ làm việc để cung cấp tất cả sự hỗ trợ lãnh sự thích hợp. Do có những cân nhắc về quyền riêng tư, chúng tôi không có bình luận gì thêm.”
Phóng viên BBC ở Bangkok đã liên hệ với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội TPHCM và công an Phường 13, Quận 3, nhưng được cho biết là họ “không có thông tin gì và không biết gì về Will Nguyễn”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44481540
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do
cho công dân Mỹ bị bắt trong cuộc biểu tình
Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho một công dân Hoa Kỳ bị bắt trong cuộc biểu tình chống luật đặc khu và an ninh mạng tại Sài Gòn vào hôm 10 tháng 6 vừa qua.
Thông tin được truyền thông loan đi vào 15 tháng 6 cho biết, Will Nguyễn một người Mỹ gốc Việt hiện đang sống tại Houston, Texas là một trong số những người bị bắt giam trong cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào hôm chủ nhật 10 tháng 6vừa qua. Các hình ảnh cho thấy Will bị lực lượng chức năng kéo lê trên đường, gây chấn thương ở đầu và kéo lên xe đưa đi.
Will Nguyễn là một trong hơn 100 người bị bắt tại các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, Khánh Hòa và một số tỉnh thành khác. Trong đó, Bình Thuận là nơi diễn ra căng thẳng nhất, các cuộc tuần hành ôn hòa đã dẫn tới cuộc bạo loạn khi có sự xô sát giữa lực lượng chức năng và người dân.
Phía Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối Việt Nam về việc hành hung và bắt giam công nhân Hoa Kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng đã phủ nhận lực lượng chức năng Việt Nam đã đánh anh Will. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết đã nhận được báo cáo về vụ việc nhưng từ chối bình luận thêm.
Cũng vào hôm 14 tháng 6, thượng nghị sĩ Mỹ gốc Việt tại California bà Janet Nguyễn đã ra thông cáo kêu gọi lên án Việt Nam việc hành hung và bắt giam công dân Hoa Kỳ.
Đồng thời bà cũng gửi thỉnh nguyện thư đến tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trình bày liên quan vụ việc và yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ can thiệp khẩn cấp để bảo đảm sự an toàn và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Will Nguyễn.
Theo nguồn tin, anh Will đã bị đánh đập và kéo lên trên đường và bị đẩy lên xe bắt đi, toàn bộ đồ vật cá nhân của anh bị tịch thu và đến nay không ai biết tin tức về nơi giam giữ anh.
Theo thông cáo của Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn, vụ hành hung và bắt giam anh Will Nguyễn là một điển hình cho sự đàn áp các cuộc biểu tình của chính quyền Việt Nam.
Vào chiều ngày 14 tháng 6, cô Victoria Nguyễn, em gái của Will Nguyễn, sau khi đến Quốc Hội Hoa Kỳ nêu vụ việc của người anh trai đang bị giam giữ ở Việt Nam, cho Đài Á Châu Tự Do biết:
“Lý do mà tôi quyết định lên đây là vì tôi thấy tình hình trở nên khẩn cấp. Chúng tôi vẫn chưa được nói chuyện với anh tôi, không nghe tin tức gì mới từ anh tôi, về tình hình sức khỏe của anh. Nói chung là rất khó chịu vì lần cuối cùng chúng tôi được biết là anh bị đánh đập, kéo lê trên đường, chảy máu ở đầu, nhìn rất sợ. Cho nên chúng tôi muốn lên tiếng thay mặt anh, thúc Quốc hội Mỹ gây sức ép đối với chính phủ Việt Nam để trả tự do cho anh ấy vì không có lý do gì để giữ anh cả. Nói chung các dân biểu ở quốc hội đều chào đón chúng tôi và rất ủng hộ chúng tôi.”
Hãy điều tra biện pháp của công an
đối với người biểu tình
Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Right Watch ra lời kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những người biểu tình ôn hòa chống các dự luật đặc khu và an ninh mạng.
Tổ chức có trụ sở ở New York này nói thêm rằng Việt Nam cũng phải dừng lại chuyện bắt bớ không có lệnh của tòa án, cũng như phải dừng lại việc dùng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Brad Adam, cho rằng những người lên tiếng một cách ôn hòa vì những lợi ích chung của cộng đồng cần phải được bảo vệ.
Trong thông cáo báo chí phát đi ngày hôm nay 15 tháng 6, Human Rights Watch, nêu rõ ngay cả trong trường hợp phải giải tán những vụ biểu tình bất hợp pháp, cơ quan Công an Việt Nam cũng cần phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, đó là sử dụng những biện pháp phi bạo lực để giải quyết, và chỉ sử dụng sức mạnh khi không thể tránh khỏi, và cực kỳ cần thiết.
Liên tục trong các ngày 10,11, 12 tháng 6/2018, hàng ngàn người đã biểu tình trên cả nước chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng, cuộc biểu tình ở Bình Thuận đã trở nên bạo động, người biểu tình phóng hỏa, ném đá một số cơ quan công quyền; cũng như đốt xe của lực lượng công an, cảnh sát …
Hiện nay đã có hàng trăm người bị bắt trên cả nước với cáo buộc liên quan đến những hoạt động biểu tình vừa qua.
Sao phải chính quy hóa và trang bị vũ khí cho công an xã?
Diễm Thi, RFA
Bộ Công an sẽ điều 25.000 công an chính quy xuống xã, thị trấn nếu Luật công an nhân dân (sửa đổi) được thông qua, đồng thời công an xã sẽ được trang bị vũ khí quân dụng. Vì sao lại có những thay đổi trên?
Chính quy hóa công an xã, thị trấn
Sáng 7/6/2018, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm đã đọc tờ trình về dự án Luật công an nhân dân (sửa đổi) với điểm đáng chú ý là đưa 25.000 công an chính quy xuống xã, thị trấn. Vì sao lại có sự thay đổi này, Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang nhận định:
Quyết định của Bộ công an đưa 25.000 chiến sĩ công an về tăng cường cho phường và xã là quyết định chính thức của Bộ trưởng Tô Lâm cách đây không lâu. Nó là hệ quả của công cuộc đổi mới tổ chức bộ công an theo chỉ thị của đảng. Đề án cải tiến tổ chức này đang thực hiện và sẽ thực hiện trong vòng hai năm tới.
Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên đảng cộng sản đã từ bỏ đảng thì công an xã từ trước nay là lực lượng bán chuyên nghiệp, không được đào tạo chính quy, mà họ là người địa phương, họ biết người dân rất rõ cho nên mô hình công an xã là người địa phương cũng có cái hay của nó, tuy nhiên cũng cần thay đổi để chuyên nghiệp hơn. Ông nói:
Tôi hy vọng sẽ thay đổi vì dù sao thì lực lượng chính quy thì họ am hiểu pháp luật hơn, họ chuyên nghiệp hơn. – BS. Đinh Đức Long
Họ không tuyển công an xã bán chính quy nữa mà chuyên nghiệp hóa lực lượng công an tại chỗ. Cái này có cái hay là chuyên nghiệp thì hành xử hy vọng đúng pháp luật hơn. Kế hoạch họ là như thế.
Đó là một lý do, lý do thứ hai là họ chủ trương giảm biên chế ngành công an nhưng những người trong độ tuổi đang làm việc thì không thể tự nhiên cho ra khỏi ngành công an nên họ chuyển dịch từ chính quy về xã thôi.
Chuyện công an xã, huyện hành xử vô pháp với người dân là chuyện báo chí cũng lên tiếng nhiều lần. Nếu chính quy hóa lực lượng này thì liệu mọi chuyện có tốt hơn không, bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng:
Tôi hy vọng sẽ thay đổi vì dù sao thì lực lượng chính quy thì họ am hiểu pháp luật hơn, họ chuyên nghiệp hơn. Tôi hy vọng họ sẽ hành xử chuyên nghiệp và đúng pháp luật hơn. Thế nhưng họ lại có điểm kém là có thể họ không phải người địa phương nên họ không am hiểu về khu vực họ làm việc mà phải có thời gian tìm hiểu nhiều hơn so với những người bản địa, nhưng có cái hay là họ không bị ràng buộc như công an xã về anh em họ hàng, nên trong hành xử có sự châm chước hoặc không khách quan. Người vùng khác đến thì thông thường về mặt logic họ làm việc khách quan hơn, tuân thủ pháp luật hơn. Đấy là điều họ kỳ vọng.
Còn với Cựu Đại tá Nguyễn Đăng Quang thì vấn đề này liên quan đến ngân sách nhà nước:
Tôi nghĩ một khi tăng cường công an chính quy về xã thì nó sẽ tốt hơn về mặt nghiệp vụ, về mặt trật tự an ninh xã hội. Nhưng ngân sách dành cho việc này sẽ lớn hơn trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang khó khăn nên chuyện này ít nhiều sẽ ảnh hưởng ngân sách nhà nước.
Cũng theo ông Nguyễn Đăng Quang thì việc điều chuyển 25.000 công an không phải là chuyện nhỏ vì công tác tổ chức trong ngành công an không được ổn định trong thời gian thực hiện quá trình này, và khi thay như vậy thì lại phát sinh một vấn đề lớn khác. Ông phân tích:
Hiện tại thì theo số liệu tôi biết được thì toàn lãnh thổ Việt Nam có trên 11 ngàn đơn vị hành chính cấp xã cấp phường. Lượng công an mỗi xã theo tôi hiểu là có từ 5 đến 10 người tùy theo quy mô của xã, vậy lực lượng này không phải là nhỏ đâu. Thế thì vấn đề đặt ra là khi tăng cường 25.000 công an chính quy về công an xã thì số công an xã sẽ đi đâu, làm gì. Đây là một vấn đề lớn.
Cung cấp vũ khí cho công an xã, huyện
Một trong những thay đổi liên quan đến ngành công an cũng đang gây nhiều phản ứng trên cộng đồng mạng cũng như báo chí chính thống nhà nước, là Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ vừa mới được Bộ Công an thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018.
Theo thông tư này thì công an xã, phường, thị trấn được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và các loại súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, hơi cay, dùi cui điện, bình xịt hơi cay, găng tay bắt dao, áo giáp, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, các loại vũ khí thô sơ.
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ngoài được trang bị súng, xem xét trang bị tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, bom, mìn, lựu đạn, các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho các loại súng được trang bị.
Tôi nghĩ một khi tăng cường công an chính quy về xã thì nó sẽ tốt hơn về mặt nghiệp vụ, về mặt trật tự an ninh xã hội. Nhưng ngân sách dành cho việc này sẽ lớn hơn trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang khó khăn… Đại tá Nguyễn Đăng Quang
Bác sĩ Đinh Đức Long rất ngạc nhiên khi đọc thông tư mới ban hành trên của Bộ Công an, bởi theo ông thì công an xã hiện nay là lực lượng bán chuyên nghiệp, không được đào tạo chính quy từ trường công an như trung cấp công an hoặc đại học công an hoặc đại học an ninh. Ông nói với RFA những điều ông quan ngại:
Tôi đọc cũng thấy ngạc nhiên vì họ được trang bị rất nhiều vũ khí. Thậm chí cấp huyện còn được trang bị máy bay trực thăng và súng chống tăng nữa.
Tôi nghĩ thứ nhất là rất tốn kém. Trong lúc ngân sách eo hẹp mà trang bị lượng vũ khí như thế cho cấp cơ sở là rất nhiều tiền mà không biết họ có sử dụng hết công suất không, có hiệu quả không chứ vũ khí trang bị xong mà để kho đấy thì nó cũng hết hạn sử dụng. Lãng phí.
Cái thứ hai là xin vũ khí rồi mà nếu có chuyện gì xảy ra, sẵn súng trong tay thì liệu họ có khả năng kiểm soát tình hình một cách chuyên nghiệp không, hay sẵn súng đấy rồi sẵn sàng bạo động?
Khi người lãnh đạo mà không tuân thủ pháp luật mà lại nặng về đàn áp thì sẽ xảy ra những chuyện không lường trước được.
Còn một mặt trái nữa là nếu tình hình có biến động thì những vũ khí ấy có khi lại trở thành trang bị cho những người ở cơ sở dùng ngay để họ đạt mục đích của họ. Cho nên cái gì cũng có hai mặt, mà trong xu hướng này thì một chính quyền mà tăng kiểm soát dân bằng vũ khí thì tôi nghĩ chưa chắc đã là hay, chứng tỏ họ có vẻ sợ dân.
Còn với Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang thì đây là một vấn đề lớn, phức tạp và ông cho rằng cần phải có thời gian huấn luyện, đào tạo cho quy củ. Ông nói:
Pháp lệnh cho phép công an xã được trang bị vũ khí quân dụng và được phép nổ súng khi thi hành công vụ, thì đây cả là một vấn đề lớn.
Khi công an chưa được trang bị súng thì đã phức tạp rồi, bây giờ trang bị cho công xã súng quân dụng như súng lục, súng trường, súng tiểu liên thì việc quản lý đó rất phức tạp. Và vấn đề xử lý trường hợp nào được nổ súng thì cả một vấn đề lớn. Tôi nghĩ dần dần phải đào tạo huấn luyện cho nó quy củ. Việc tăng cường lực lượng chính quy về công an xã thì tôi thấy cũng là một bước để nâng cao trình độ công an xã lên để họ thực thi luật pháp một cách đúng pháp luật.
Tuy nhiên những quan ngại mà ông Nguyễn Đăng Quang nêu ra không rõ sẽ được xúc tiến ra sao?
Vũ khí đuổi tàu ngoài biển đem dùng đuổi dân
Gần đây, trong một số cuộc biểu tình, đi đòi quyền lợi hay dự tòa, người dân ghi nhận được loại thiết bị phát ra âm thanh rất lớn tác động đến thính giác và não bộ của họ.
Đó là thiết bị gì? Vì sao lại được đưa đến nơi người dân cùng nhau lên tiếng như thế?
“Một cái máy phát ra một âm thanh khủng khiếp lắm”
Mấy ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video clip ghi lại cảnh sát cơ động dùng một thiết bị để trên xe tải quân sự, phát ra âm thanh rất lớn để giải tán người biểu tình chống dự thảo Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng hôm chủ nhật 10 tháng 6 vừa qua tại khu vực Hồ Con Rùa, Sài Gòn.
Hồi tháng 5 năm 2017, Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục, khi đó là Quản xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh đã cùng với hàng ngàn giáo dân đi đến trụ sở công an huyện Diễn Châu, Nghệ An để đòi nhà chức trách phải thả anh Hoàng Bình, một giáo dân, một nhà hoạt động xã hội trong phong trào Lao Động Việt bị công an bắt giữ. Lúc bấy giờ lực lượng công an đã dùng thiết bị lạ phát ra âm thanh cực lớn để ngăn cản giáo dân tiếp cận trụ sở công an, Linh mục J.B Nguyễn Đình Thục thuật lại với Đài Á Châu Tự Do:
Họ có dùng một cái máy phát ra một âm thanh khủng khiếp lắm, nó làm cho mình rất là khó chịu, nó vang cả cái đầu của mình.
-LM. J.B Nguyễn Đình Thục
“Lúc đó tôi và bà con giáo dân đến trước trụ sở công an, thì bên trong có một số đông công an và họ có dùng một cái máy phát ra một âm thanh khủng khiếp lắm, nó làm cho mình rất là khó chịu, nó vang cả cái đầu của mình. Tôi tìm mọi cách ra hiệu cho họ tắt cái máy đó để tôi nói chuyện với bà con, nhưng mà họ không tắt mà còn mở mạnh hơn nữa. Khi mà họ phát âm thanh đó thì nó rất lớn, nó làm cho mình nhức đầu, nó vang cái tai, nó làm cho mình cảm giác đau cái tai lắm. Họ dùng máy đó mục đích của họ là để chúng tôi không tiếp cận được trụ sở huyện ủy, nơi công an đang tụ tập.”
Anh trai của anh Hoàng Bình là anh Hoàng Đức Nguyên, cho biết những gì mình chứng kiến tại Huyện Diễn Châu liên quan việc cảnh sát cơ động dùng máy phát âm thanh cỡ lớn để xua đuổi người biểu tình:
“Thực ra trong các cuộc biểu tình phản đối Formosa và các cuộc biểu tình khác thì lực lượng cảnh sát cơ động chưa sử dụng cái loa công suất lớn ấy. Nhưng mà khi có vụ anh Hoàng Bình bị bắt ngày 15 tháng 5 thì ở Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu, bên cơ động họ đưa một cái loa rất là lớn, nó hình thù rất là lớn. Tôi thấy nó giống một cái loa, có chân đứng, để trong một cái xe đặc chủng riêng, xe thùng lớn, rồi nó phóng ra thôi.”
Anh Nguyên cũng cho biết vào ngày diễn ra phiên xử anh Hoàng Bình, công an có đem thiết bị này đến gần tòa án nhưng không cho phát thanh lên vì lượng người đến tòa án hôm đó ít. Anh Nguyên nói thêm:
“Tôi không thể tưởng tượng đó là tiếng gì? Hôm ngày 10 tháng 6, tôi có nghe âm thanh y chang vậy trong video biểu tình ở Sài Gòn. Nghe thì làm đầu mình ù và choáng chứ không nghe ra tiếng gì rõ ràng hết.”
Sau nhiều lần cố gắng liên lạc với Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, công an tỉnh Nghệ An, công an thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về thông tin cũng như tác hại đối với sức khỏe khi sử dụng thiết bị phát âm thanh cỡ lớn, nhưng mọi cuộc gọi đều không thành công. Chúng liên lạc với công an Phường 6, Quận 3 là cơ quan quản lý an ninh trật tự khu vực Hồ Con Rùa – Sài Gòn, nơi video clip ghi lại âm thanh từ thiết bị do cảnh sát cơ động sử dụng để giải tán người biển tình hôm chủ nhật 10 tháng 6 năm 2018, và được trả lời như sau:
“Cái đó anh đi hỏi bác sĩ… chứ hỏi tôi cũng không biết… công an hay cảnh sát cơ động thì cũng là công an thôi… Công an phường không trả lời những chuyện đó qua điện thoại nhe anh… có gì anh lên công an phường làm việc với bên đây đi… nhe.”
Dùng sai mục đích?
Vào năm 2014, nhiều tờ báo trong nước đăng tải thông tin Việt Nam trang bị cho một số tàu cảnh sát biển thiết bị âm thanh tầm xa LRAD là thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, do tập đoàn LRAD của Mỹ sản xuất. LRAD được sử dụng để phát đi cảnh báo hoặc chùm âm thanh gây hại hay đau đớn ở khoảng cách xa hơn các loại loa thông thường. LRAD được sử dụng trong tuần tra trên biển, đuổi tàu vi phạm lãnh hải, chống cướp biển…
Tôi không thể tưởng tượng đó là tiếng gì? Hôm ngày 10 tháng 6, tôi có nghe âm thanh y chang vậy trong video biểu tình ở Sài Gòn. Nghe thì làm đầu mình ù và choáng chứ không nghe ra tiếng gì rõ ràng hết.
-Hoàng Đức Nguyên
Tin cũng cho biết loại máy LRAD trang bị cho các tàu cảnh sát biển Việt Nam là loại LRAD 1000Xi, nặng khoảng 40kg, có thể phát chùm âm thanh định hướng ở khoảng cách lên đến 3.000m tuỳ vào điều kiện môi trường. LRAD 1000Xi có thể phát ra mức âm hưởng tối đa 150dB với góc 30 độ, đây là mức âm hưởng vượt qua khỏi giới hạn gây đau đớn cho con người (khoảng 130dB) và đủ để gây thủng màng nhĩ.
Tại buổi giới thiệu trang thiết bị của hải quân Việt Nam hồi cuối năm 2016, Trung Tá Nguyễn Kỳ Anh, Trưởng ban vật tư, Hải quân Việt Nam, từng xác nhận Hải quân Việt Nam có loại thiết bị tương tự LRAD dùng để đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải:
“Dựa trên công nghệ tích hợp module, là công nghệ hiện đại nhất bây giờ, giúp chúng ta thu nhỏ được kích thước của hệ thống mà vẫn đảm bảo được cường độ âm thanh mạnh mẽ, chất lượng âm thanh tốt và cự ly phóng xa, đặc biệt là phần mềm biên dịch và phát âm tiếng nước ngoài.”
Một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng không muốn nêu tên cho biết về ảnh hưởng của việc nghe âm thanh lớn hơn bình thường và nghe lâu:
“Cơ quan thính giác là một cơ quan rất nhạy cảm, nó là những tổ chức rất là tinh vi về mặt cấu trúc, và rất nhạy cảm về mặt cảm nhận. Khi mình nghe thì toàn bộ âm thanh phát ra từ cái loa sẽ được truyền hết vào trong màng nhĩ và qua chuỗi xương con, nó tác động lên tế bào thần kinh thính giác. Sức nghe bình thường của người ta tốt là khoảng từ 20dB cho đến 80dB, trên ngưỡng ấy thì nó gây tổn thương thính giác rất là nhiều.”
Thật khó để kiểm chứng chính xác loại thiết bị nào mà lực lượng chức năng sử dụng. Tuy nhiên, tác hại về mặt sức khỏe do loại thiết bị như thế gây nên đã được chứng thực bởi người từng phải đối diện nó.
Westminster Ra Nghị Quyết Phản Đối
CSVN Đàn Áp Nhân Quyền và Tự Do Ngôn Luận
Hội Đồng Thành Phố Westminster.
Westminster (Bình Sa)- – Trong phiên họp thường kỳ của Hội Đồng Thành Phố Westminster vào lúc 7 giờ tối Thứ Tư ngày 13 tháng 6 năm 2018 gồm có Thị Trưởng Tạ Đức Trí, Phó Thị Trưởng Tyler Diệp, cùng các Nghị Viên, Sergio Contreras, Kimberly Hồ.
Sau phần nghi thức khai mạc, Thị Trưởng Tạ Đức Trí đã cho biết, ông và Phó Thị Trưởng Tyler Diệp có đưa ra một bản Nghị Quyết Phản Đối Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam Đàn Áp Nhân Quyền và Tự Do Ngôn Luận.
Trong phần trình bày Thị trưởng Trí Tạ cho biết: “Trong những ngày qua, rất nhiều cuộc biểu tình lên đến cả triệu người đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Việt Nam để phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đưa ra dự luật sang nhượng ba đặc khu kinh tế cho nước ngoài, và không ai khác hơn là Tàu Cộng trong vòng 99 năm. Đây là lần biểu tình lớn nhất trong 43 năm qua. Tại hải ngoại, tập thể người Việt cũng xuống đường tuần hành để đồng hành với đồng bào trong nước. Lý do mà tôi và Phó thị trưởng Tyler Diệp đưa ra nghị quyết này trước Hội Đồng Thành Phố vì chúng tôi muốn thành phố có thái độ chính thức phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về dự luật này.”
Phó thị trưởng Tyler Diệp phát biểu: “Thành phố Westminster có truyền thống cùng cộng đồng lên tiếng phản đối chính sách độc tài của nhà cầm quyền Việt Nam và nghị quyết này sẽ giúp đồng bào trong nước hiểu được là tập thể người Việt tại hải ngoại đang ủng hộ họ chống lại luật đặc khu và an ninh mạng.”
Nội dung bản Nghị Quyết:
– Xét rằng, Đảng Cộng Sản Việt Nam từ trước đến nay đã luôn đàn áp người dân Việt Nam và ngăn cấm quyền tự do bày tỏ
– Xét rằng, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam mới vừa đưa ra hai dự luật để giới hạn nhân quyền của người dân Việt Nam.
– Xét rằng, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang xem xét dự luật đặc khu cho thuê đất trong vòng 99 năm, để nước ngoài sở hữu ba địa điểm tại Việt Nam được gọi là Đặc Khu Kinh Tế đó la:ø Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh, Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa và Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, cả ba đều dọc bờ biển, đó là những địa điểm chiến lược trọng yếu của tổ quốc.
– Xét rằng, nhà cầm quyền Trung Cộng luôn tìm cách bành trướng thế lực tại Biển Đông, và -Xét rằng, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều thành phố trên toàn cõi Việt Nam, phản đối nhà cầm quyền đã dự định sang nhượng cho Trung Cộng đặc quyền tại ba đặc khu trên để từ đó đe dọa đến chủ quyền của Việt Nam, và
– Xét rằng, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra và thông qua luật an ninh mạng để ngăn cấm quyền tự do diễn đạt của người dân, và -Xét rằng, luật an ninh mạng là sự vi phạm của các tiêu chuẩn quốc tế, và -Xét rằng, luật an ninh mạng sẽ ngăn cản sự đầu tư về công nghệ thông tin và làm giảm tổng sản lượng của Việt Nam, và -Xét rằng, với những lý do trên, Thị Trưởng và Hội Đồng Thành Phố phản đối hai điều luật này vì chúng đã tước đi nhân quyền của người Việt Nam.
Do đó, Hội Đồng Thành Phố Westminster, đưa ra quyết định như sau:
ĐIỀU 1: Thị Trưởng và Hội Đồng Thành Phố thúc giục nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam bỏ dự luật đặc khu 99 năm.
ĐIỀU 2: Thị Trưởng và Hội Đồng Thành Phố thúc giục nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn an ninh mạng của quốc tế và giảm kiểm duyệt nội dung mạng.
ĐIỀU 3: Thị Trưởng và Hội Đồng Thành Phố sẽ gửi kèm lá thư với nghị quyết này khi đã được thông qua cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
ĐIỀU 4: Thư Ký Thành Phố sẽ chứng nhận nội dung và sự chuẩn thuận.
Sau khi trình bày, Hội Đồng Thành Phố đã thông qua với số phiếu thuận là 4-0.
Dân biểu Úc lên tiếng
trước khi diễn ra đối thoại nhân quyền Việt – Úc
Ông Chris Hayes, Dân biểu Liên bang Úc vào ngày 14 tháng 6 vừa gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop thúc giục Canberra đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc Đối thoại nhân quyền Việt – Úc sắp được tổ chức tại Việt Nam trong vài tháng tới.
Trong thư, ông Chris Hayes cám ơn Tòa Đại sứ Úc tại Hà Nội vì những nỗ lực lên tiếng cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bao gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà, nhà báo Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, và luật gia Nguyễn Bắc Truyển.
Hiện tại, dù Luật sư Nguyễn Văn Đài và vợ ông cùng cô Lê Thu Hà đã được sang Đức, nhưng bốn thành viên còn lại của Hội Anh Em Dân Chủ vẫn còn bị cầm tù trong thời gian dài.
Dân biểu Liên bang Úc, Chris Hayes, cũng nhắc đến trong thư rằng có nhiều blogger hiện đang bị giam giữ sau đợt đàn áp quyền biểu đạt một cách mạnh mẽ trong những năm qua. Điển hình là trường hợp của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhà hoạt động Trần Thị Nga, cả hai người bị giam giữ với bản án lên đến 10 năm tù. Ngoài ra còn có anh Nguyễn Văn Hóa, 23 tuổi, phóng viên cộng tác với Đài Á Châu Tự Do cũng bị kết án 7 năm tù.
Ông Chris Hayes bày tỏ lo ngại về Luật An minh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ khiến cho những người có tiếng nói đối lập bị chính quyền cáo buộc là “chống đối lật đổ chính quyền”. Điều này cũng được Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch và Tổ chức ân xá quốc tế quan ngại.
Bên cạnh đó, ông cũng nhắc đến các cuộc biểu biểu tình ôn hòa đang diễn ra trên khắp dải đất chữ S để phản đối Luật An ninh và Luật Đặc khu. Ông cho rằng chính phủ Hà Nội cần đảm bảo và tôn trọng quyền tự do hội họp để người Việt có thể tự do bày tỏ ý kiến và tự do tín ngưỡng.
Cuối thư, ông Chris Hayes nhấn mạnh rằng nước Úc là thành viên của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, do đó phải có trách nhiệm phải thúc đẩy Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho công dân của mình, theo đúng những gì đã ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền, và những cam kết về quyền con người của quốc tế.
Ông hy vọng những điều vừa nêu trong thư sẽ được nhắc đến trong buổi Đối thoại nhân quyền Việt – Úc năm nay.
Việt Kiều Về VN Ở,
Gửi Ngân Hàng 463 Ngàn Đô, Mất Sạch
SAIGON — Một Việt kiều cư ngụ tại Sài Gòn gửi 400 ngàn Euro (tương đương 463 ngàn Mỹ Kim) vào một ngân hàng Việt Nam, và rồi tiền này biến mất, không cách chi đòi được.
Báo Đấu Thầu viết theo VnExpress một bản tin nhan đề “Người đàn ông gian nan đòi 400.000 Euro gửi tiết kiệm”…
Nạn nhân là ông Dương Thanh Nghị (Việt kiều Pháp) yêu cầu Agribank phải trả 400.000 Euro gửi tiết kiệm, sau đó bị Giám đốc phòng giao dịch Hòa Hưng tên là Nguyễn Lê Kiều Quang (39 tuổi) chiếm đoạt và bỏ trốn.
Bản tin viết:
“Bị sếp phòng giao dịch của Agribank chiếm đoạt tiền, người đàn ông Việt kiều đòi nhà băng trả lại nhưng 3 năm qua chưa có kết quả.
Ngày 13/6, TAND Cấp cao tại TP HCM chấp nhận một phần kháng nghị của VKS cùng cấp, tăng hình phạt từ cảnh cáo lên 2 năm tù treo đối với Đặng Thị Thu Hương (45 tuổi, nguyên phó giám đốc Phòng giao dịch Hòa Hưng thuộc Agribank chi nhánh Mạc Thị Bưởi (Quận 1) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Phán quyết được đưa ra bởi bản án sơ thẩm áp dụng không đúng quy định, tội danh này không có hình phạt cảnh cáo.
Tòa cũng giữ nguyên mức án 22 năm tù đối với Phú Minh Hòa (34 tuổi, cựu cán bộ tín dụng) về các tội Tham ô tài sản, Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hai bị cáo đã có sai phạm trong việc để Nguyễn Lê Kiều Quang (39 tuổi, nguyên giám đốc phòng giao dịch Hòa Hưng) chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhà băng bỏ trốn.
Có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, ông Dương Thanh Nghị (Việt kiều Pháp) kháng cáo yêu cầu Agribank phải trả 400.000 Euro gửi tiết kiệm, sau đó bị Quang chiếm đoạt. HĐXX không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên phán quyết sơ thẩm – tách yêu cầu của ông Nghị để khởi kiện bằng vụ án dân sự.
Tuy nhiên, tòa cho rằng cấp sơ thẩm nhận định “do Quang đang bỏ trốn nên các chứng cứ liên quan đến hợp đồng tín dụng với ông Nghị chưa được làm rõ” là chưa chính xác. “Bởi ông Nghị gửi tiền vào ngân hàng là giao dịch với pháp nhân chứ không phải cá nhân Quang. Do đó, phía ngân hàng phải có trách nhiệm với tiền khách hàng bị chiếm đoạt”, bản án phúc thẩm nêu.”
Có nghĩa là, khi Việt kiều về VN, ôm tiền gửi ngân hàng là kể như hên xui may rủi…
https://vietbao.com/p122a282160/2/viet-kieu-ve-vn-o-gui-ngan-hang-463-ngan-do-mat-sach
Dân mạng Hàn ủng hộ biểu tình luật đặc khu
Tin tức về các cuộc biểu tình tại Việt Nam vài ngày qua đã thu hút được sự quan tâm của nhiều dân mạng Hàn Quốc.
Daum là cổng thổng tin lớn thứ hai Hàn Quốc, đăng lại nội dung của hãng thông tấn Yonhap hôm 10/6, cho biết dự luật đặc khu không đề cập đến Trung Quốc, nhưng mạng xã hội Việt Nam chỉ trích “[luật] sẽ cho Trung Quốc nhiều lợi thế, có thể đe dọa an ninh quốc gia”.
Bài viết tường thuật lại các cuộc biểu tình hôm 9/6 ở hồ Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội, và khu công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh.
Will Nguyễn bị bắt khi biểu tình ở Sài Gòn
Suy ngẫm về biểu tình ở Việt Nam: Đâu là gốc?
Bài viết có 752 lượt yêu thích và có hơn 400 lời bình luận – “một con số đáng kể cho một bài báo về nước ngoài, nhất là khi nó không trực tiếp liên quan đến Hàn Quốc,” phóng viên Kim Subin của BBC tiếng Hàn cho biết.
Bình luận được yêu thích nhất, có 1698 lượt ủng hộ, của tài khoản RiverPhoenix viết:
“Việt Nam có khác. Niềm tự hào dân tộc của họ vẫn hơn Hàn Quốc.”
Người dùng Kim Yong-sam thì bình luận về thái độ chống Trung Quốc, và so sánh với Nam-Bắc Triều Tiên:
“Trung Quốc, vốn chống lại sự thống nhất của Triều Tiên và lợi dụng Bắc Hàn, là kẻ thù của chúng ta. Họ phản đối sự thống nhất vì một nhóm nhỏ ở miền Bắc muốn được độc lập. Họ là kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ của người khác. Chúng ta không bao giờ nên tin tưởng họ,” – bình luận có 361 lượt ủng hộ, 13 lượt không ủng hộ.
“Nếu họ [Việt Nam] đưa đất cho người Trung Quốc, thì người Trung Quốc sau đó sẽ nói rằng mảnh đất đó thuộc về họ. Họ sẽ đem quân sang theo danh nghĩa bảo vệ đất đai và doanh nghiệp của họ. Các nước láng giềng nên nghĩ lại về việc thiết lập các đặc khu kinh tế,” bình luận của tài khoản khác viết.
Trang Daum tiếp tục đưa tin về các cuộc biểu tình và nhận được thêm nhiều bình luận khác.
Bài đăng hôm 11/6 của Daum viết rằng cuộc biểu tình luật đặc khu ở Bình Thuận trở thành cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Bình luận với 668 lượt ủng hộ viết: “Hãy bỏ Trung Quốc và đến với Hàn Quốc đi.”
Trong bài viết gần đây nhất của Daum hôm 15/6 về việc ngành du lịch Việt Nam đang muốn kiềm hãm sự phụ thuộc vào du khách Trung Quốc, hai bình luận được yêu thích nhất ghi:
“Đây là một bài học mà Hàn Quốc nên học ở Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp tục để Trung Quốc và các nhà đầu tư Trung Quốc làm gì họ muốn, nó sẽ là mối đe dọa của Hàn Quốc.”
“Hàn Quốc nợ Việt Nam rất nhiều. Chúng ta nên bắt đầu dần tránh xa Trung Quốc và tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam và giúp họ”.
Bài viết trên Daum không đề cập đến thông tin rằng cuộc biểu tình ở Hà Nội đã nhanh chóng bị dập tắt trong buổi sáng 10/6, còn cuộc biểu tình ở TP HCM đã kết thúc với khoảng hàng chục người biểu tình cáo buộc bị tấn công, bắt giữ.
Phóng viên Kim Subin nói “chắc chắn là có tư tưởng bài Trung Quốc” ở Nam Hàn nhưng quan điểm thù ghét này phổ biến đến đâu thì anh không chắc. Tuy nhiên, điều này là điều dễ hiểu giữa các nước láng giềng với nhau.
Có một số bình luận khác thì so sánh với đảo Jeju của Hàn Quốc.
“Đất nước chúng ta bán đảo Jeju [cho người Trung Quốc], chúng ta còn tệ hơn Việt Nam…. Chúng ta chỉ phát điên vì tiền,” một tài khoản tên Aslan viết.
“Việt Nam giỏi hơn Nam Hàn rất nhiều. Hàn Quốc bán đảo Jeju cho Trung Quốc… Người Hàn cũng nên biểu tình yêu cầu đuổi người Trung Quốc đi,” tài khoản tên Top Gun viết.
Anh Subin giải thích vào 2010, chính phủ Nam Hàn bắt đầu một chương trình đầu tư nhập cư, chủ yếu là thông qua bất động sản và đảo Jeju là nơi thú hút nhiều nhà đầu tư nhất.
Nhiều nhà đầu tư Trung Quốc sau đó đã mua một số lượng lớn đất đai và được cấp thị thực đầu tư và sau 5 năm đầu tư, có thể được cấp thường trú nhân.
Kèm theo đó là truyền thông địa phương đưa tin ngày càng có nhiều tình trạng tệ nạn phạm pháp do công dân Trung Quốc gây ra trên đảo, nhất là sau một vụ tấn công bằng dao giết chết một người dân địa phương vào 2016.
Vì chương trình miễn thị thực du lịch 30 ngày, cho nên có một lượng lớn người Trung Quốc, gồm cả khách du lịch lẫn nhà đầu tư. Thậm chí còn có một phong trào trên mạng kêu gọi hủy miễn thị thực du lịch vào 2016, anh Subin nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44492413
Tạm đình chỉ điều tra đến khi bắt được Vũ Đình Duy
Cơ quan an ninh xác định hành vi Cố ý làm trái và Nhận hối lộ của Vũ Đình Duy là đặc biệt nghiêm trọng, nhưng tạm đình chỉ điều tra, chờ đến khi bắt được ông.
Ông Duy, nguyên Tổng giám đốc PVTEX đang bỏ trốn nên cơ quan điều tra tách hành vi Cố ý làm trái và Nhận hối lộ để tạm đình chỉ điều tra, cho đến khi nào bắt được sẽ tiếp tục xử lý sau, theo báo Thanh Niên.
Ông Duy vừa mới bị bổ sung tội “Nhận hối lộ” hôm 1/6 theo thông tin của Bộ Công an, và phát thêm lệnh truy nã.
Công an VN khởi tố thêm tội với Vũ Đình Duy
Cuộc sống của Vũ Đình Duy sau khi rời VN
Vũ Đình Duy biết gì về vụ Trịnh Xuân Thanh?
Cũng theo báo Thanh Niên, kết quả điều tra của Cơ quan An ninh điều tra “đã xác định hành vi sai phạm của bị can này rất rõ ràng”.
Ông Vũ Đình Duy là một trong 5 người bị khởi tố trong vụ án hình sự của dự án nhà máy xơ sợi Đình Vũ của PVTEX.
Ngày 26/06/2017, Vũ Đình Duy bị khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex) và Công ty cổ phần đầu tư xây lắp Kinh Bắc (PVC.KBC) và bị truy nã đặc biệt toàn quốc cùng ngày.
Dự án này có vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng trong đó chủ đầu tư chỉ có 30% vốn còn lại “toàn bộ đều đi vay”.
Hai năm kể từ khi vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy gặp khó khăn về kinh doanh và thua lỗ hơn 1.472 tỷ đồng và dừng hoạt động hẳn vào cuối năm 2015.
Vào tháng 6/2017, một điều tra viên thuộc C46, Bộ Công an, nói với BBC rằng lệnh truy nã này là “có tính thủ tục” bởi đối tượng bị truy nã đã ra nước ngoài từ tháng 10/2016.
Theo báo Thanh Niên, trong quá trình thực hiện dự án nhà ở cho nhân viên PVTEX, Vũ Đình Duy biết rõ Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KGB) không đủ năng lực, nhưng vẫn làm thủ tục chỉ định thầu và ký hợp đồng.
Ông Duy cũng chỉ đạo các nhà thầu thi công dự án trái với thiết kế cơ sở, và tạm ứng 20 tỷ cho PVC.KGB, trái quy định gây thiệt hại 19,4 tỷ.
Thêm vào đó, từ 2010, Duy và ông Trần Trung Chí Hiếu nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX giúp Đỗ Văn Hồng liên kết và thành lập PVTEX Kinh Bắc đổi lại, mỗi ông Duy và Hiếu nhận 10% cổ phần tại PVTEX Kinh Bắc, theo tuyên bố của bên điều tra.
Báo Thanh Niên dẫn tiếp lời cơ quan điều tra, viết ông Hồng còn cho ông Duy hơn 8,8 tỷ để sửa nhà.
Vũ Đình Duy ngày 7/05/2018 xuất hiện ở một phiên tòa Thượng thẩm tại thủ đô Berlin với tư cách nhân chứng trong vụ án mà phía Đức mô tả là “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.
Tên ông Duy cũng được vợ của ông Trịnh Xuân Thanh, người cũng được tòa mời với tư cách nhân chứng, nhắc tới trong phiên xử vào ngày 15/05/2018.
“Vũ [Đình Duy] có quan hệ họ hàng với chồng tôi. Chồng tôi khá thân với Vũ, anh ấy coi Vũ là người thân cận, tin tưởng của mình,” bà Trần Dương Nga, vợ ông Trịnh Xuân Thanh, nói trước tòa.
Chi tiết này cũng được ông Vũ Đình Duy xác nhận trong buổi chiều phiên xử cùng ngày.
Rời khỏi Việt Nam vào 10/2016, ông Vũ Đình Duy tới sống tại thủ đô của Ba Lan, và chủ yếu dành thời gian đi đi lại lại giữa Warsaw và Berlin.
Tại tòa, Vũ Đình Duy khai rằng ông quyết định rời khỏi Việt Nam vì “có những điều tôi không đồng ý với lãnh đạo, và thấy chính sách [điều hành doanh nghiệp] không phù hợp”.
“Ví dụ như quyết định của tôi khác, nhưng không phải lúc nào cũng có cơ hội trình bày,” ông nói.
Ông cho tòa biết ông “có thời gian làm lãnh đạo cơ quan thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”, và “có thời điểm làm lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Công thương”.
Tại Việt Nam, truyền thông nói ông Duy đã vắng mặt bất thường tại cơ quan từ tháng 10/2016.
Đến tháng Mười Hai cùng năm, ông bị kỷ luật buộc thôi việc. Giới chức khi đó nói “không biết ông Duy đang ở đâu”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44492415
CPJ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế 2018
cho Blogger Mẹ Nấm
Tin con gái vừa đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế 2018 của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ), khiến thân mẫu của Blogger Mẹ Nấm ‘vừa nghẹn ngào vừa cay đắng’.
Tự do Báo chí Quốc tế là giải thưởng hàng năm do tổ chức phi chính phủ CPJ trao cho những cá nhân được chọn vì có hành vi dũng cảm trong việc bảo vệ tự do báo chí ở khắp nơi trên thế giới.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “Mẹ Nấm” là người Á châu duy nhất trong bốn nữ nhà báo đoạt giải năm nay, và cũng là nhà báo duy nhất đoạt giải khi đang bị giam cầm.
‘Vừa nghẹn ngào, vừa cay đắng’
Trả lời phóng viên BBC ở Bangkok, bà Nguyễn Tuyết Lan ngập ngừng:
Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật ‘Magnitsky toàn cầu’
Bàn tròn BBC: Luật An ninh mạng – bình luận pháp lý
Bàn tròn: Dự luật Ba Đặc Khu và An ninh mạng ở VN
“Nghe tin tôi chỉ có một thoáng vui, nhưng thật ra là vừa nghẹn ngào, vừa cay đắng… [khi nghĩ về] cái giá Quỳnh phải trả để nói lên sự thật mà Quỳnh đã viết, đã nói từ năm 2009 đến bây giờ…”
Bà cho biết lần gần nhất bà gặp Blogger Mẹ Nấm là hôm 31/5, ở trại giam số 5 Yên Định, Thanh Hóa.
“Nhưng tôi đang rất lo lắng, vì Quỳnh nói từ ngày 5 – 11/6 nó tuyệt thực phản đối cách đối xử trong tù.”
“Quỳnh ốm và không nhận thức ăn trong trại, vì nói thức ăn trong trại rất là lạ và khó chịu, chỉ ăn đồ ăn nhà gửi hàng tháng. Mà có 5 ký một tháng thì tôi không biết Quỳnh sống ra sao.”
Về việc blogger Như Quỳnh được nhận thêm giải thưởng, bà Tuyết Lan nói tiếp:
“Tôi muốn tri ân các tổ chức đã trao giải cho Quỳnh, vì như vậy họ đã công nhận những điều Quỳnh làm là đúng, và muốn tri ân những người đã ủng hộ, mong mọi người tiếp tục nâng đỡ chúng tôi bằng cách này hay cách khác.”
“Khát vọng của tôi, với tư cách là một người bà và là một người mẹ, tôi mong con tôi được trả tự do, để ở bên hai đứa con nhỏ.”
“Thời gian qua con tôi đã trải qua nhiều những nhục hình bất công, và những điều con tôi làm đã được công nhận là đúng, tại sao không thả con tôi ra?”
“Lúc Quỳnh gặp lại bé Gấu (con trai út 6 tuổi của bà Quỳnh), Gấu có nói ‘Mình đi về đi mẹ à, tôi bảo ‘Mẹ không về được’, Gấu nó nhìn ngơ ngác,” bà Lan kể lại.
“Qua tấm kính dày đó, Quỳnh chỉ có thể nói với Gấu qua điện thoại là ‘Mẹ không làm gì sai nhưng người ta bắt mẹ rồi, lớn lên con sẽ hiểu,’ bà Lan nghẹn ngào.
Phiên tòa Mẹ Nấm: Lời cuối giữa mẹ và con gái
Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật ‘Magnitsky toàn cầu’
Blogger Mẹ Nấm ‘không khuất tất giải thưởng’
Nhiều lần bị bắt bớ
Trong thông cáo báo chí phổ biến hôm 14/6, xướng danh 4 nhà báo nữ được trao giải, CPJ có đoạn viết về Mẹ Nấm: “Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một trong những bloggers độc lập nổi bật nhất Việt Nam, được biết đến nhiều nhất với tên bút là “Mother Mushroom”.
“Blogger Mẹ Nấm bị giam giữ kể từ năm 2016 về các cáo buộc tường trình về những vấn đề nhạy cảm bị kiểm duyệt bởi các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, bao gồm việc chính quyền lấy đất của dân, suy thoái môi trường và sự tàn bạo của cảnh sát.”
Song song với việc công bố tên những người được trao giải, CPJ cũng thúc giục chính phủ Việt Nam “trả tự do cho Mẹ Nấm ngay lập tức.
Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng bị bắt giữ chín ngày hồi năm 2009 khi kêu gọi mọi người chú ý tới vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa và việc khai thác bauxite. Giới chức nói khi đó bà được thả bởi “phạm tội lần đầu” và “cam kết ăn năn hối cải”.
Tháng 6/2017, blogger Mẹ Nấm bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” trong phiên sơ thẩm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sau đó kêu gọi Hà Nội trả tự do cho bà Quỳnh ‘ngay lập tức’.
Cuối tháng 11/2017, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng không có căn cứ xét giảm án, bác kháng cáo và giữ nguyên án 10 năm tù với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Nhiều lần đoạt giải thưởng
Nếu Blogger Mẹ Nấm nhiều lần bị nhà nước Việt Nam bắt bớ, thì bà cũng từng đoạt nhiều giải thưởng.
Năm 2010, bà đoạt giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Năm 2015, bà đoạt giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders.
Năm 2017 bà được giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Buổi lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế 2008 sẽ diễn ra ngày 20/11 năm nay, tại thành phố New York.
Và như những lần trước, chiếc ghế dành cho bà trong lễ trao giải năm nay chắc sẽ không có người ngồi.
Truyền thông nhà nước nói gì?
Truyền thông nhà nước hôm 10/10/2016 đồng loạt đưa tin Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “có quá trình hoạt động chống đối quyết liệt” và “ngày càng nguy hiểm”, và bị truy tố phạm tội tuyên truyền chống nhà nước theo Khoản 1 Điều 88.
Bản tin của VietnamNet liệt kê các hoạt động được cho là “phản động” của bà Như Quỳnh, trong đó có việc viết bài trên trang blog cá nhân “Mẹ Nấm”, nhận tiền của Việt Tân để “in áo phản đối dự án bauxite Tây Nguyên”.
Báo Tuổi Trẻ nói việc khởi tố được đưa ra sau khi giới chức có kết luận giám định đối với 400 bài viết trên trang Facebook cá nhân của bà Như Quỳnh cùng một tập tài liệu có tiêu đề “Stop Police Killing Civillians – SKC” (“Chấm dứt tình trạng cảnh sát giết hại dân thường”) mà giới chức xác định là do bà biên tập.
Đáng chú ý, giới chức xác nhận các thông tin trên đều được lấy từ “các báo điện tử, trang thông tin điện tử trong nước”, và cho rằng đó là hành vi “rất thù nghịch với lực lượng công an”, báo Tuổi Trẻ dẫn lời cơ quan an ninh điều tra thuộc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Những hình ảnh trong chương trình truyền hình an ninh về việc khám xét nhà bà Như Quỳnh cho thấy trong số những thứ công an tìm thấy có các tờ giấy, khẩu hiệu in chữ “Khởi tố Formosa” hay “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44492574
Ấn Độ sẽ sản xuất vũ khí ở Việt Nam
Ấn Độ và Việt Nam sẽ thành lập các nhà máy liên doanh sản xuất vũ khí tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman – người vừa có chuyến thăm 4 ngày tới Hà Nội.
Nói với các giới chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hôm 13/6, người đứng đầu bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết các vũ khí sẽ được tiêu thụ tại các nước thứ 3 có nhu cầu, theo truyền thông trong nước.
Trong các cuộc gặp với các lãnh đạo của Việt Nam trong chuyến thăm vừa kết thúc hôm 14/6, bà Sitharaman nói rằng hợp tác quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam “không chỉ dừng ở chuyển giao công nghệ mà còn tiến tới thành lập các nhà máy liên doanh sản xuất tại Việt Nam,” theo Quân đội Nhân dân.
Bà Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ không đưa ra chi tiết về kế hoạch xây dựng các nhà máy này cũng như các địa điểm nơi chúng sẽ được xây dựng.
Việt Nam và Ấn Độ đã tăng cường các mối quan hệ hợp tác, đặc biệt về quốc phòng, trong những năm qua trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng trên Biển Đông và trong khu vực.
Tháng 3 năm nay, Thủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới thăm Ấn Độ và gặp mặt Thủ tướng Narenda Modi tại New Delhi và trong chuyến thăm này hai nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và an ninh giữa hai nước.
Ấn Độ đang thực hiện chính sách “Hành động hướng Đông” nhằm tăng cường hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thủ tướng Ấn Độ nói với Chủ tịch Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng 3 rằng “Việt Nam có vai trò then chốt và vị trí ưu tiên trong chính sách này.”
Thiếu tướng Hồ Quang Tuấn, phó chủ tịch Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Việt Nam, được VNExpress trích lời nói hợp tác quốc phòng là “nền tảng” trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói vào năm ngoái, việc tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước nằm trong chính sách quốc phòng vì mục đích “hòa bình.”
Bà Hằng không xác nhận với báo chí về những thông tin nói rằng Ấn Độ đã cung cấp cho Việt Nam tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos. Ấn Độ khẳng định Việt Nam muốn mua loại vũ khí tối tân này của họ.
Nếu thương vụ mua tên lửa BrahMos được thực hiện thì đây sẽ là hợp đồng mua vũ khí đầu tiên của Việt Nam với Ấn Độ, quốc gia gần đây cung cấp nhiều tàu tuần tra và giúp huấn luyện quân sự cho Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/an-do-se-san-xuat-vu-khi-o-viet-nam/4440722.html