Tin Việt Nam – 15/05/2019
Công dân Nguyễn Đình Khuê bị bắt trái pháp luật
Tin từ Đồng Nai- Vào ngày 15/5/2019, theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ trái pháp luật công dân Nguyễn Đình Khuê và gán cho anh cáo buộc nghiêm trọng “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự 2015.
Nguyễn Đình Khuê, sinh năm 1978, có Facebook là Ngài Nam Tước, bị công an cộng sản Đồng Nai bắt ngày 25/4 về hành vi “Tham gia liên lạc, bàn bạc với Đoàn Viết Hoan và các đối tượng khác về kế hoạch tiến hành biểu tình, gây cháy nổ chống chính quyền nhân dân theo chỉ đạo của “Lisa Nguyen” ở nước ngoài.”
Công an Đồng Nai đã đưa ra “Thông báo về việc tạm giam bị can”ngày 06/5. Anh có thể bị biệt giam trong 4 tháng đề điều tra, và đối mặt với án tù từ 6 tháng đến 15 năm, theo luật hiện hành.
https://www.sbtn.tv/cong-dan-nguyen-dinh-khue-bi-bat-trai-phap-luat/
Hàng chục người Việt bị bắt
trong đường dây kết hôn giả ở Houston
Thùy Linhlinh.nguyen@bbc.co.uk
50 người gồm người gốc Việt lẫn người Mỹ đã bị bắt giữ trong cuộc điều tra liên quan đến đường dây kết hôn giả ở Houston, Texas, theo Cục Kiểm soát Di trú và Hải quan Hoa Kỳ.
Bồi thẩm đoàn liên bang đã buộc tội 96 người với 206 cáo trạng. Khoảng một nửa là người Việt nhập cư không có giấy tờ trước khi kết hôn. Một nửa còn lại là công dân Hoa Kỳ kết hôn với họ.
Cáo trạng cho rằng người chủ mưu đằng đường dây lừa đảo này là Ashley Yen Nguyen hay còn gọi là Duyên, 53 tuổi, ở Houston.
‘Đừng nghe Trump nói, hãy nhìn những gì Trump làm’
Việt kiều Mỹ sống với nỗi lo bị trục xuất
Việt Kiều bị trục xuất khó có cơ hội quay lại Mỹ
Hôm thứ Hai, 13/5, 50 người này đã ra hầu tòa cùng bà Duyên, con gái và chồng bà ta.
Mỗi người có thể phải đối mặt 10 đến 30 năm tù giam tại nhà tù liên bang.
Các công tố viên cho biết bà Duyên đã điều hành một đường dây kết hôn giả có tổ chức ngay trong chính căn nhà của bà ta ở High Star Drive và có người ‘hoạt động’ trên khắp Texas và Việt Nam.
Theo như lời khai trước tòa, bà Duyên đã “đe dọa bất kỳ ai ‘dám đụng tới tiền’ của bà ta”.
“Cáo buộc ở đây là việc trả tiền cho ai đó để thu xếp một cuộc hôn nhân giả,” luật sư Tom Henderson, một người đại diện cho một bị cáo nói với đài KHOU.
“Tôi không biết họ sẽ mạnh tay như thế này từ trước đến nay,” ông Henderson nói.
Một số bị cáo đã bị nhân viên liên bang bắt giữ khi đang dự định rời Hoa Kỳ.
Một luật sư là Nguyễn Lê Thiên Trang, 45 tuổi ở Pearland đã bị buộc tội cản trở thực thi công lý và tác động đến nhân chứng, nạn nhân hoặc người cung cấp thông tin.
Đường dây kết hôn giả quy mô
“Các vụ bắt giữ này đánh dấu đỉnh điểm của cuộc điều tra đa cơ quan kéo dài một năm về một trong những âm mưu lừa đảo hôn nhân lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Houston,” Mark Dawson của cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Houston cho biết.
Đây là cuộc điều tra kết hợp giữa cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Houston (HSI) thuộc Cục Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) và Cơ quan Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Theo thông tin trên website của ICE, các cá nhân thực hiện kết hôn giả chủ yếu để lách luật di trú của Hoa Kỳ để được định cư theo diện bảo lãnh hôn phu, hôn thê.
“Cáo trạng cho rằng các cuộc hôn nhân liên quan là giả vì vợ và chồng không sống cùng nhau và không có ý định sống cùng nhau, trái với giấy tờ và các tuyên bố họ cung cấp cho USCIS. Các cặp vợ chồng chỉ gặp nhau một thời gian rất ngắn, thường ngay trước khi họ có giấy chứng nhận kết hôn, hoặc thậm chí là không gặp lần nào.”
Theo như các bản cáo trạng, người vợ/chồng được hưởng lợi từ cuộc kết hôn giả sẽ thỏa thuận trả cho bà Duyên khoảng 50.000-70.000 đôla để trở thành thường trú nhân Hoa Kỳ.
Các thỏa thuận được cho là chia theo tỷ lệ. Cứ mỗi khi hồ sơ nhập cư được đi xa hơn thì họ phải trả thêm một khoản cho bà Duyên, từ bước được nhập cảnh vào Hoa Kỳ, đến bước có “thường trú nhân có điều kiện” và cuối cùng là “tình trạng thường trú nhân toàn diện”.
Ngoài ra bà Duyên còn “tuyển” những công dân Hoa Kỳ để đóng vai người vợ/chồng đứng ra bảo lãnh hôn thú (petitioner) cho các đối tác hôn thú muốn nhập cư vào Hoa Kỳ và sẽ nhận được một khoản tiền từ các đối tác này.
Một số người Mỹ này về sau lại trở thành “người tuyển dụng” những người khác tham gia vào các cuộc hôn nhân giả.
Đường dây này cũng ngụy tạo các album ảnh cưới giả, để chứng tỏ rằng họ có tổ chức lễ cưới linh đình, chứ không chỉ một buổi lễ đăng ký kết hôn tại tòa.
Cáo trạng còn cáo buộc đường dây này cung cấp thông tin sai về thuế và việc làm để khiến USCIS chấp thuận các hồ sơ xin nhập cư.
Theo cáo trạng, luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang đã chuẩn bị các hồ sơ liên quan tới ít nhất một vụ hôn nhân giả và dặn dò một nhân chứng, người báo tin cho lực lượng thực thi pháp luật, phải đi trốn hoặc không nên di chuyển theo đường hàng không, và không được cung cấp bất cứ thông tin gì cho lực lượng thực thi pháp luật.
Tổng cộng những cáo trạng bao gồm: 47 cáo trạng kết hôn giả, 50 tội giấy tờ trực tuyến giả, 51 tội lừa đảo nhập cư, 51 tội khai man trước tòa liên quan đến người ngoại bang và một số tội âm mưu phạm các tội trên …
Những tội như giấy tờ trực tuyến giả và tác động đến nhân chứng, nạn nhân và người cung cấp tin có thể bị kết án đến 20 năm tù giam.
Nếu phạm tội kết hôn giả, hoặc âm mưu kết hôn giả thì có thể bị giam giữ 5 năm tù giam. Các tội còn lại có thể bị kết án tối đa 10 năm tù giam trong nhà tù liên bang kèm theo các khoản tiền phạt.
Ảnh hưởng đến cộng đồng người Việt
Luật sư Tâm Nguyễn tại San Jose cho BBC biết, ông “rất buồn và lo” trước tin này nhưng “không ngạc nhiên”.
“Tôi buồn vì thấy rằng những tổ chức và cá nhân họat động phi pháp chẳng chừa một ai, và cộng đồng người Việt mình cũng dễ sa ngã. Thứ hai, tôi lo cho số phận của những người bị tiền mất tật mang, đã tốn rất nhiều tiền, mà còn bị sa vào vòng lao lý, lại trở ngại mọi toan tính tương lai cuộc đời. Và tôi cũng lo đến sự ảnh hưởng của việc này đến với những hồ sơ bảo lãnh đòan tụ tương lai của rất nhiều người khác, sẽ gặp thêm nhiều khó khăn vất vả.”
“Tuy nhiên, khi thấy rất nhiều người Việt mình tìm mọi cách để vào được đến Mỹ, thì cũng là một điều rất dễ hiểu. Một khi ngay cả rất nhiều viên chức chính quyền cao cấp Cộng sản Việt Nam chống Mỹ kịch liệt mà còn lo toan cho con cái gia đình định cư tại Mỹ, thì huống chi một người dân đi tìm lối thóat cho bản thân và gia đình họ.”
Bà Lam Kiều Loan, tại New York thì cho BBC biết bà đã nghe biết đến phong trào kết hôn giả để được đi Mỹ , Úc, Canada từ lâu.
“Nghe người quen kể có nhiều lắm, anh em ruột, chú cháu, dì cháu làm giấy tờ và đám cưới giả ở Việt Nam cũng có, thuê cũng có, thậm chí giá tăng sau nhiều năm. Rồi nghe đâu thời đó Úc phát hiện sớm và kiểm duyệt chặt hơn khiến cho khó thực hiện được, nên đi Canada dễ hơn. Tôi có nghe biết cụ thể vài trường hợp láng giềng người quen hay bà con có con cháu đi dạng này.”
“Mức nghiêm trọng dường như gia tăng khi ngày càng có nhiều tổ chức chuyên trục lợi, hành nghề mai mối sắp đặt ăn tiền công và thậm chí lừa đảo khách hàng ở Việt Nam. Tôi biết vài trường hợp bị người môi giới lừa đưa tiền trước để làm thủ tục xong quỵt luôn không lãnh, như một chị bạn ở miền Trung có con trai muốn đi Canada bị một bạn nữ quen qua Facebook và quỵt gần 40.000 đô la. Cãi nhau rồi xù tiền mất và không hề có một thủ tục giấy tờ gì được khởi tiến. Có người kết hôn giả, qua thì bị ép ở thật hoặc tự nguyện ở thật,” bà Loan nói.
Cuộc truy bắt và điều tra đường dây hôn nhân giả này diễn ra trong bối cảnh hàng ngàn người Mỹ gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam và việc chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang ngày càng thắt chặt chính sách về dân nhập cư.
Luật sư Tâm Nguyễn cho biết cách đây không lâu, một đường dây người Tàu chuyên tổ chức cho phụ nữ có bầu rồi qua Mỹ đẻ con bị bắt hồi tháng Giêng đầu năm tại Los Angeles. Bốn năm trước cũng có một nhóm khác bị bắt tại quận Cam.
“Hệ thống hành chính và guồng máy thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ họat động liên tục và tích cực đối với vấn nạn di dân bất hợp pháp vào Mỹ qua các thời kỳ tổng thống, không riêng gì với Tổng thống Trump,” luật sư Tâm Nguyễn nói.
Cuộc điều tra về đường dây kết hôn giả cũng có thể liên quan đến chính sách di dân của ông Trump vì “nhất là khi ông Trump muốn cắt giảm tình trạng ‘chain immigration – nhập cư dây chuyền’ theo hệ gia đìnhTâm Nguyễn, Luật sư tại San Jose, California
Tuy nhiên, luật sư Tâm cho rằng cuộc điều tra về đường dây kết hôn giả cũng có thể liên quan đến chính sách di dân của ông Trump vì “nhất là khi ông Trump muốn cắt giảm tình trạng ‘chain immigration – nhập cư dây chuyền’ theo hệ gia đình (Family-based visa sponsorship).”
Bà Kiều Loan lo sợ các vụ kết hôn giả sẽ ảnh hưởng đến các trường hợp kết hôn ‘thật’.
“Khi có nhiều ca giả bị phát hiện, Mỹ sẽ thắt chặt luật làm ảnh hưởng lây các hồ sơ kết hôn thật, khiến họ khó được đậu phỏng vấn hoặc thời hạn kéo dài lâu. Nếu trót lọt về mặt giấy tờ hợp pháp, thì vẫn là sự bất công cho những trường hợp đạt chuẩn nhưng thủ tục xét duyệt nhiêu khê,” bà nói.
“Nếu các vụ kết hôn giả của người Việt bể ra và bị truy tố với số lượng lớn, e rằng chính quyền Trump sẽ có cớ chính đáng để ra thêm biện pháp mạnh tay loại trừ di dân hơn, nhất là khuếch đại cho cái nón ‘di dân lậu’, từ mà Trump dùng để diệt trừ di dân không có giấy tờ nói chung. Việt Nam có thể là mục tiêu kế tiếp sau Mexico.”
“Nó ảnh hưởng dính chùm tới số vài trăm ngàn người Việt lậu bằng nhiều hình thức đã và đang cư trú ở Mỹ, và có thể bị vạ lây luôn những hồ sơ cựu tù nhân trong số 8.000 người trong danh sách trục xuất đang gây tranh cãi của Trump.”
Vậy người Việt ở Mỹ và người Việt Nam có mong muốn sang Hoa Kỳ định cư cần phải làm gì?
“Đã từ lâu tôi vẫn khuyên thân chủ và mọi người phải làm thật, đúng thủ tục, và đúng hạn. Nhiều người về sau mới khám phá rằng các nhân viên lãnh sự rất rành tiếng Việt mà họ giả bộ như không biết để yên cho mình ngồi ‘nhắc bài’ cho nhau,” luật sư Tâm Nguyễn nói.
“Đặc biệt loại thị thực vợ chồng, họ chỉ cần tách đôi hai người rồi sau đó hỏi vài câu về bí mật chăn gối vợ chồng và đời sống gia đình mà chỉ có vợ chồng thật sống với nhau mới biết, như sở thích, thói quen, giặt đồ, đổ rác, nội dung bên trong tủ lạnh, v.v… là xác định được ngay.
“Do đó không những phải là vợ chồng thật, mà còn phải chuẩn bị mọi chi tiết chu đáo để khi phỏng vấn thì trả lời một cách tự nhiên và thông suốt, đừng ấp úng hay mù mờ khiến họ nghi ngờ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48264575
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quan ngại
việc an ninh chặn các nhà hoạt động gặp đại diện Mỹ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 14/5 lên tiếng bày tỏ quan ngại trước tin an ninh Việt Nam ngăn chặn các nhà hoạt động trong nước gặp đại diện Mỹ trước đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ 2019 diễn ra trong tuần này.
“Chúng tôi rất quan ngại khi được biết rằng giới chức Việt Nam đã ngăn cản nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đến cuộc gặp với đoàn đại diện Hoa Kỳ tại Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – việt Nam. Đây là những vấn đề hết sức nghiêm trọng – việc tôn trọng các tự do căn bản và nhân quyền – là trọng tâm trong đối thoại của chúng tôi với chính phủ Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do lập hội và bày tỏ ý kiến”, tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
Trước đó, vào các ngày 12/5 và 13/5, một số nhà bất đồng chính kiến ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh cho biết họ đã bị an ninh ngăn chặn, cấm cản, không cho đến gặp Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ theo lời mời gặp vào ngày 13/5, để trao đổi ý kiến trước Đối thoại Nhân quyền.
Ông Hứa Phi, Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền, cho biết: “Bốn ngày nay, tôi bị Công an Cộng sản Việt Nam ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng canh liên tục cho nên tôi không thể xuống Sài Gòn gặp Lãnh sự quán Hoa Kỳ… Công an chặn quanh nhà tôi, tôi ra đi thì công an đem những vật cản đến chặn cửa nhà tôi như giường bố, bàn ghế…”
Trong ngày 12/5, cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Công Định cũng viết trên Facebook cá nhân, cho biết ông đã bị “một lực lượng an ninh đông đảo chặn lại, cấm ra khỏi nhà cả ngày hôm nay và sáng mai. Lý do là vì tôi được phái đoàn Bộ Ngoại giao Hòa Kỳ mời gặp vào sáng mai để trao đổi ý kiến trước cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2019”.
Theo bản tin hôm 13/5 của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, trong ngày 13/5, phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ do ông Scott Busby – Cố vấn Cao cấp cục Dân Chủ Nhân Quyền Lao động đồng thời là trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã đến thăm và làm việc với Hội đồng Liên tôn VN tại chùa Giác Hoa, Bình Thạnh, Sài Gòn. Tham dự cuộc gặp, ngoài đại diện của Hội đồng còn có đại diện của Liên đoàn Lao động Việt tự do, Hội nhà báo Độc lập, tù nhân lương tâm.
Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi những vấn đề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam bao gồm việc an ninh ngăn cản các nhà hoạt động đến dự cuộc gặp, việc Việt Nam không có công đoàn độc lập cho người lao động, không có tự do báo chí, và tình hình các facebooker liên tục bị đe dọa và đàn áp.
Tình hình nhân quyền của Việt Nam năm vừa qua được các tổ chức nhân quyền quốc tế đánh giá là tồi tệ. Báo cáo mới đây của Ân Xá Quốc tế cho biết chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 128 tù nhân lương tâm, tăng thêm hơn 30 người so với con số 97 người được đưa ra hồi năm ngoái. Báo cáo cũng cho biết đã có bằng chứng cho thấy những tù nhân bị tra tấn, đối xử tàn tệ, thường xuyên bị biệt giam, không được tiếp xúc với gia đình, không được chăm sóc y tế.
Báo cáo Tự do tôn giáo của Ủy hội Quốc tế Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới mới công bố hồi cuối tháng trước đánh giá Việt Nam vẫn không có tự do tôn giáo. Ủy hội cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng sau đó đã lên tiếng phản bác kết luận của báo cáo và nói rằng một số đánh giá trong báo cáo không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam.
Dịch tả lợn Châu Phi lan đến Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa vừa phát hiện dịch tả lợn châu Phi tại 8 hộ chăn nuôi tại địa phương này.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói ngày 15/5/2019.
Theo cơ quan chức năng huyện Diên Khánh, từ hôm 9/5 đã phát hiện lợn sốt trên 40,5 độ C tại một hộ chăn nuôi của một người dân tại thôn Đại Đền Đông 1, xã Diên Điền.
Cơ quan chức năng cho biết đã tiêu hủy số lợn tại các hộ bị phát hiện có dịch bệnh. Ủy ban Nhân dân huyện Diên Khánh cũng đã lập các chốt kiểm dịch động vật để kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh.
Tính đến ngày 15/5/2019, tại khu vực miền Nam đã có ba địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi là Đồng Nai, Bình Phước và Hậu Giang.
Hậu Giang là địa phương đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Vào ngày 14/5, đã phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi tại một hộ nuôi ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.
Hưng Yên là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam phát hiện dịch tả lợn Châu Phi vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, sau đó dịch này lây lan nhanh chóng sang các tỉnh thành khác ở miền bắc, miền trung và miền nam của Việt Nam.
Chính phủ Hà Nội vào ngày 13 tháng 5 tiến hành hội nghị trực tuyến phòng chống dịch tả lợn Châu Phi sau khi dịch lan đến 29 tỉnh/thành trên cả nước. Tổng số lợn bị dịch phải tiêu hủy được thống kê lên đến hơn 1,2 triệu con, chiếm hơn 4% tổng đàn lợn trên cả nước Việt Nam. Hội nghị do phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì.
Bộ trưởng Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thông, Ông Nguyễn Xuân Cường, cảnh báo nếu không ngăn chặn dịch tốt thì dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam sẽ chuyển biến theo ba hướng: trước hết là tái xuất ổ dịch mới tại nơi đã khống chế được; thứ hai lan rộng sang những vùng chưa bị dịch và thứ ba phát sinh dịch tại những đàn lợn lớn.
Theo Tổ chức Thú y Thế giới, có 20 quốc gia phát hiện có dịch này từ năm 2017, Việt Nam là quốc gia thứ ba ở châu Á bị tấn công bởi dịch tả lợn Châu Phi sau Trung Quốc và Mông Cổ.
‘Phải đóng cửa vĩnh viễn Formosa’?
Mỹ HằngMyHang.Tran@bbc.co.uk
Cá tiếp tục chết ở các tỉnh ven biển miền Trung trong khi giới chức không quản lý được hàng triệu tấn chất thải độc hại của Formosa mỗi năm.
Formosa nên bị đóng cửa, nếu chính phủ làm mạnh tayBà Ngô Thị Lan Phương, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững
“Một là Formosa phải dừng lại, hai là phải khắc phục hậu quả. Ở đây họ không dừng mà cũng không có động thái gì khắc phục cả, họ vẫn đang tiếp tục làm ô nhiễm môi trường Việt Nam. Formosa nên bị đóng cửa, nếu chính phủ làm mạnh tay,” bà Ngô Thị Lan Phương, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững nói với Mỹ Hằng của BBC hôm 14/5.
Bình luận của bà Phương được đưa ra trong bối cảnh Formosa Hà Tĩnh bị phát hiện thải ra hơn 3 triệu tấn phế phẩm mỗi năm và có nhiều sai phạm trong buôn bán các chất thải này. Cùng lúc đó tiếp tục có tin cá chết.
Cá liên tục chết
Sự việc mới đây nhất xảy ra hôm 10/5, xác cá chết trôi dạt vào bờ biển Nguyễn Tất Thành, TP Đà Nẵng kéo dài tới hơn 1 km, bốc mùi hôi thối, theo Người Lao Động.
VN khó xử lý được bùn thải độc hại Formosa?
Cá chết nhiều nhất tại cửa xả Phú Lộc với số lượng lên đến vài trăm kilogram. Ngoài ra, người dân cũng phát hiện nước biển đổi màu và sủi bọt bất thường.
Năm 2016, Formosa xả thải ra biển làm cá chết trắng tại bốn tỉnh miền Trung, ban đầu ở Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, sau đó lan ra Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Formosa sau đó đồng ý đền bù 500 triệu đô la và được hoạt động trở lại năm 2017.
Sự việc tương tự đã xảy ra tại chính bờ biển Nguyễn Tất Thành tháng 4/2018, số cá chết lên tới 2 tấn.
Hôm 11/5, cá heo trắng đầu đàn cùng cả đàn ngàn con dạt vào bờ biển Vũng Áng, Hà Tĩnh, nơi gần nhà máy Formosa. Thông tin này được đăng tải trên báo Thanh Niên nhưng sau đó bị gỡ xuống.
Tháng 4/2018, hàng trăm kilogram cá, mực chết tại bờ biển Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Năm 2018, cá liên tục chết tại khu vực xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh và huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Riêng tại Quỳnh Lưu, số cá chết lên tới 1.500 tấn.
Những sự việc này xảy ra sau khi nhà máy thép Formosa của Đài Loan, đóng tại Hà Tĩnh, được hoạt động trở lại năm 2017, làm dấy lên nghi ngờ rằng Formosa tiếp tục là thủ phạm, đặc biệt sau khi công ty này bị phát hiện đang tồn đọng 900.000 tấn chất thải độc hại mà BBC đã có bài viết.
Sau các vụ cá chết, giới chức địa phương thường cho hay đã lấy mẫu xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Nhưng cho tới nay chưa có kết quả nào được công bố chính thức và công khai.
‘Khói bụi vẫn mù mịt’
Một bạn trẻ quê gốc Nghệ An, hiện đang giúp việc tại Giáo xứ Quảng Bình, đề nghị không nêu tên, nói với BBC hôm 14/5 rằng tình hình môi trường sau khi Formosa hoạt động trở lại năm 2017 không được cải thiện.
Trong suốt ba năm qua, bạn trẻ này giúp việc cho các cha tại Quảng Bình để thu thập thông tin từ các hộ ngư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa tại ba địa phương là Hà Tĩnh, Quảng Bình và Nghệ An. Mục đích là để giúp người dân ở đây ‘đòi công lý’ sau khi việc bồi thường được cho là không thỏa đáng.
“Số người tôi gặp rất nhiều, riêng một giáo xứ đã gặp tới khoảng 1000 giáo dân.”
Trong vụ Formosa, chính quyền không làm gì được và cũng không cho dân làm gì cảBà Ngô Thị Lan Phương, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững
“Thiệt hại rất lớn, có nhiều hộ chỉ nhận được một phần bồi thường, có hộ không nhận được. Trong khi đó, nhiều hộ vay mượn hàng tỷ đồng để đi biển bị mất sạch. Nay họ phải bán thuyền, bán lưới, lang bạt sang các tỉnh khác và sang Hàn Quốc làm thuê.”
“Việc bồi thường đã kết thúc từ lâu rồi, xu hướng của người dân là không nhận thì không được. Nhưng sau khi nhận, họ tiếp tục khiếu kiện để đòi bồi thường thỏa đáng. Các chứng cứ này được thu thập và gửi cho luật sư tại Đài Loan để giúp đỡ về pháp lý.”
Cũng theo bạn trẻ này, các ống cống cắm dưới biển của nhà máy Formosa Hà Tĩnh vẫn hoạt động, nhưng chỉ xả thải vào những ngày biển động – khi người dân không thể ra biển được. Khi đó có những thợ lặn chứng kiến. Nhiều thợ lặn từng bị khó thở, ngất xỉu khi lên bờ.
“Tôi từng có việc thường xuyên phải chạy xe ngang qua nhà máy Formosa, và chứng kiến các cột khói bốc lên cuồn cuộn. Nhưng hoạt động xả khói này chủ yếu diễn ra rầm rộ vào ban đêm.”
“Cách nhà máy Formosa Hà Tĩnh 3km vẫn có thể thấy khói bụi mù mịt. Các nhà dân ở khu vực này treo quần áo trắng trước nhà buổi sáng thì buổi chiều chúng đen kịt.”
‘Gang xỉ’ độc hại thành hàng hóa?
Hôm 8/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với báo chí Việt Nam rằng chưa nhận được văn bản kiến nghị từ công an Hà Tĩnh về vụ việc Formosa tồn đọng khoảng 900.000 tấn phế thải độc hại, và mỗi năm phát sinh hơn 3 triệu tấn chất thải rắn.
Bài viết về vụ việc này đăng kèm công văn số 495/CAT – CSMTr của công an Hà Tĩnh gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên Môi trường hôm 6/4, đăng trên tờ Một thế giới, được Báo Mới đăng lại, đã bị xóa.
Bộ này cũng khẳng định là từ sau sự cố năm 2016 thì việc theo dõi, kiểm tra xả thải của Formosa Hà Tĩnh diễn ra liên tục 24/24 và hiện số phế thải khổng lồ của Formosa đang được ‘lưu giữ an toàn’.
Đại diện Bộ này nói một số lượng lớn phế thải của Formosa như xỉ gang, xỉ thép đã được bán cho các nhà máy xi măng trong nước, hoặc xuất khẩu ra nước ngoài để tái sử dụng, hoặc dùng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng, giao thông.
Tuy nhiên các chuyên gia môi trường cho hay nhiều phế liệu của Formosa khi đưa vào tái sử dụng sẽ sinh ra chất thải độc hại nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Ngoài ra, Formosa thực tế tự thuê các đơn vị tư nhân phân tích chỉ tiêu môi trường của các chất xả thải, cơ quan chức năng không lấy mẫu đối chứng, nên kết quả ‘khó khách quan’, theo điều tra của cảnh sát môi trường Hà Tĩnh.
Thêm nữa, việc mua bán khối lượng phế thải khổng lồ của Formosa được cho là diễn ra ‘bát nháo’, ‘khó kiểm soát’, theo Tiền Phong.
Theo điều tra của Tiền Phong, chính ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã ký công văn hợp thức hóa ‘gang xỉ’ là ‘sản phẩm hàng hóa’ chứ không phải ‘chất thải’ nguy hại. Từ đó mở đường cho phế thải này từ Formosa Hà Tĩnh tuồn về các cơ sở gang thép Thái Nguyên với số lượng khoảng 70.000 tấn/năm.
Formosa cũng cung cấp gang xỉ qua nhiều trung gian, các trung gian này bán lại gang xỉ cho các nhà máy và cả tư nhân ở Thái Nguyên.
Đầu tháng 5/2019, chính sở Tài nguyên Môi trường Thái nguyên đã có văn bản gửi cấp Bộ, cho biết xỉ gang Formosa Hà Tĩnh bán cho các đơn vị ở tình này là phế thải nguy hại, có chứa nồng độ pH vượt ngưỡng quy chuẩn hiện hành, theo Tuổi Trẻ.
Gang xỉ mà ông Thức đang cho phép Formosa buôn bán thực chất là xỉ khử lưu huỳnh. Khi đưa vào tái chế ở các lò hồ quang sẽ phát thải ra lượng lớn khí SO2 độc hại.
Chính Formosa Hà Tĩnh cũng ‘đánh tráo khái niệm’, gọi bùn thải, trong đó có loại bùn lò cao chứa chì độc hại, là ‘bùn khoáng’, ‘bùn quặng’ – hai loại khoáng chất thiên nhiên quý giá.
“Người ta đang cố tình đánh tráo tên chất thải nhằm đánh tráo bản chất về sự độc hại của chất thải,” theo một vị chuyên gia nói với Tiền Phong.
BBC đã liên hệ với một số chuyên gia môi trường tại Việt Nam để đề nghị bình luận về vụ việc, nhưng không được hồi âm.
‘Phải đóng cửa vĩnh viễn Formosa’?
“Tôi có đọc được tin mới đây về việc Formosa tiếp tục xả thải ra môi trường, trong khi Bộ Tài nguyên Môi trường chưa thấy có động tĩnh gì,” bà Ngô Thị Lan Phương, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững nói với BBC hôm 14/5.
“Ở Việt Nam chưa có luật biểu tình nên tôi chỉ chia sẻ các thông tin này trên Facebook và trên trang của Trung tâm để mọi người cùng góp tiếng nói, xem chính phủ có động thái gì không. Theo kinh nghiệm của tôi, ở các nước có luật biểu tình thì riêng phản ứng của người dân cũng khiến công ty đó phải chỉnh sửa lại hoạt động của mình. Nhưng ở Việt Nam người dân đi biểu tình thì thậm chí còn bị bắt giữ. Chính phủ hạn chế quyền biểu đạt của người dân nên họ không thể hiện được thái độ của mình với việc xả thải của Formosa. Chính quyền thì không làm gì được và cũng không cho dân làm gì cả.”
“Không chỉ riêng vụ Formosa mà những vụ việc hủy hoại môi trường thì tôi cho rằng mọi người dân Việt Nam đều có trách nhiệm cùng lên tiếng.”
Bà Phương cũng nói hiện thời thông tin về vụ việc còn quá mới nên chưa kịp có kế hoạch gì, nhưng chắc chắn các nhóm môi trường sẽ lên tiếng kiến nghị về vụ việc. Và nếu chính phủ cho biểu tình thì bà đã ‘xuống đường’ rồi.
“Formosa vẫn đang tiếp tục làm ô nhiễm môi trường Việt Nam. Nếu họ không tuân thủ thì thì nên bị đóng cửa, nếu chính phủ làm mạnh tay,” bà Phương nói.
Nhà toán học, blogger Phạm Minh Hoàng thì viết trên Facebook cá nhân rằng sự việc Formosa thải ra hơn 3 triệu tấn phế phẩm mỗi năm là một ‘cú sốc’ đối với người dân và rằng “Phải đóng cửa vĩnh viễn Formosa!”
“Ngày 1/7/2016, trong lúc Formosa đang nóng, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, “không thể vì phát triển kinh tế, vì thu hút đầu tư mà bỏ qua môi trường, nhất là môi trường sống của người dân… Vậy thì đứng trước sự việc 3,5 triệu tấn bùn thài này, đây có phải là cơ hội để ông thực hiện tuyên bố “kiên quyết đóng cửa” hay không?”
Bỏ qua {socialnetworki} tin bởi Phạm Minh
Cuối Facebook tin bởi Phạm Minh
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48250439
Bao giờ có giải trình thỏa đáng việc tăng giá điện?
Thanh Trúc, RFA
Giá điện tăng trong thời gian qua tiếp tục là vấn đề mà nhiều người trong nước bức xúc.
Trước phản ứng mạnh mẽ từ công luận, chính phủ sau phiện họp thường kỳ tháng Tư 2019 phải ra nghị quyết yêu cầu Bộ Công Thương và Tập Đoàn Điện Lực EVN nhanh chóng giải trình đầy đủ phương án tăng giá điện để báo cáo cho ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước ngày 15 tháng Năm.
Câu hỏi đặt ra là tất cả những nghịch lý từ trước đến nay trong ngành điện dồn lại, ví dụ đầu tư ngoài ngành, ví dụ hạch toán chưa rõ ràng, năng xuất lao động hay tổn thất điện lớn thì phải chẳng hậu quả đổ lên đầu người tiêu dùng? – Ngô Trí Long
Trước đó, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ thị các bộ ngành như Thanh Tra Chính Phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, kiểm tra thông tin, làm rõ đúng sai liên quan đến sự điều chỉnh giá bán điện, cách tính giá và cả việc thu tiền điện trong thời gian qua.
Từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Năm, Bộ Công Thương chủ trì 3 đoàn kiểm tra cùng lúc đối với các công ty điện lực ở 3 miền liên quan đến tình hình thực hiện điều chỉnh mức giá bán lẻ bình quân và qui định giá bán điện. Kết luận kiểm tra được thông báo là không có gì bất thường và hóa đơn tiền điện của khách hàng trong tháng tư tăng là vì do lượng điện sử dụng nhiều lên.
Tuy nhiên nhiều người trong nước kể cả giới chuyên môn đều không đồng thuận với giải thích từ phía Bộ Công Thương và EVN.
Nói với đài Á Châu Tự Do, nhà báo tự do Võ Văn Tạo phân tích:
Theo tôi biết khi EVN xin với thủ tướng tăng giá điện 8,4% thì đã được sự đồng ý. Sau vụ này thì báo Tuổi Trẻ có đăng là xã hội đang quan tâm đến chuyện này, tiêu đề là “Điện Lực Việt Nam Thừa Nhận Tăng Không Dưới 30%”. Mặc dù EVN xin với chính phủ là tăng 8,4% mà thực tế lại tăng không dưới 30%.
Vẫn lời nhà báo Võ Văn Tạo, theo tính toán của công luận thì đây là thủ đoạn léo lắt, mập mờ của Tập Đoàn Điện Lực EVN vốn độc quyền trước giờ trong lãnh vực phát điện, truyền dẫn và phân phối. Ông nêu thí dụ giả định:
Ở Việt Nam lâu nay, mấy thập niên rồi, nguyên tắc là càng tiêu thụ nhiều thì lại càng phải chịu giá đắt. Thí dụ giá điện sinh hoạt một hộ gia đình thì qui định 50kw đầu tiên khoảng 450 Đồng, rồi 50 kw tiếp theo giá 900Đồng chẳng hạn, gọi là lũy tiến. Nên khi chuyên gia tính lại thì hộ gia đình đó tháng trước tiêu thụ giả sử 1.200kw chẳng hạn thì nó là khoảng 800.000VND, bây giờ sang phép tính mới này thì giá điện của hộ đó tự nhiên tăng lên 30% chứ không phải chỉ 8,4%. Dư luận nói đây là cái trò léo lắt của Điện Lực Việt Nam. Chính vì như thế nên thủ tướng phải yêu cầu thanh tra Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản phải kiểm tra lại việc tăng giá điện.
Trong khi chờ đợi giải trình từ Bộ Công Thương và Tập Đoàn Điện Lực cũng như chờ đợi quyết định dứt khoát từ phía chính phủ, thiết tưởng cũng nên tìm hiểu sâu hơn việc tăng giá điện như thế nào, là ý kiến tiếp theo của chuyên gia tài chính Ngô Trí Long:
Câu hỏi đặt ra là tất cả những nghịch lý từ trước đến nay trong ngành điện dồn lại, ví dụ đầu tư ngoài ngành, ví dụ hạch toán chưa rõ ràng, năng xuất lao động hay tổn thất điện lớn thì phải chẳng hậu quả đổ lên đầu người tiêu dùng?
Vấn đề bất cập nhất hiện nay, theo ông, vẫn là tiền điện thanh toán rất cao. Ông nêu câu hỏi là tại sao giá điện bình quân tăng 8,36% nhưng lại có những gia đình tăng đến 1,5, thậm chí 2 lần và hơn 2 lần. Ngóc ngách của vấn đề bất hợp lý đó, ông lý giải, chính là biểu giá điện không hợp lý:
Có nghĩa là khi chính phủ quyết định tăng giá điện bán lẻ bình quân là 8,36%, nghĩa là 1.864 Đồng, thì giao cho cơ quan chức năng xây dựng cái biểu giá điện để làm sao khuyến khích người ta sử dụng ít điện, thứ hai là tiết kiệm sử dụng điện, thế thì với biểu giá điện như hiện nay thì không thực hiện đúng được cách tính so bằng giá điện bán lẻ bình quân. Mà nếu nguồn thu của ngành điện sẽ cao hơn giá bán lẻ bình quân thì cái đấy là bất hợp lý và chỉ có lợi cho nhà EVN.
Về phía người tiêu dùng, bà Bích, một cư dân ở Sài Gòn cho biết:
Tăng giá điện như vậy thì rất là ảnh hưởng và khó khăn lắm cho người nông dân và thương lái. Nói chung là rất khó khăn cho doanh nghiệp và người thu mua. – Trần Tuấn Kiệt
Nói chung, những doanh nghiệp sản xuất thì thấy bị ảnh hưởng nhiều, còn tiêu thụ điện dân dụng thì nếu xài nhiều phải trả thêm mấy chục đến 100 ngàn đồng. Xăng và điện tăng lên thì tất cả đều lên. Sắp tới đây lương thực thực phẩm đều lên hết vì siêu thị đã thông báo một số sản phẩm tăng lên mấy chục phần trăm.
Ông Trần Tuấn Kiệt, Giám đốc chi nhánh của công ty Louis Rice chuyên thu mua, gia công, chế biến và xuất khẩu lúa gạo, cho biết giá điện tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào:
“Tăng giá điện như vậy thì rất là ảnh hưởng và khó khăn lắm cho người nông dân và thương lái mua lúa đem về nhà máy để gia công, rồi doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ ngày xưa, tôi gia công gạo, ăn 270 đồng của người thương lái mua lúa khô để về nhà máy mình gia công; bây giờ giá tăng lên, tôi tăng giá thì người ta không chấp nhận. Nói chung là rất khó khăn cho doanh nghiệp và người thu mua.
Theo tiến sĩ Ngô Trí Long, đây là cái ảnh hưởng đương nhiên khi giá điện tăng như vậy:
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp là vì chi phí đầu vào cao, giá thành còn cao, mà bây giờ yếu tố tăng nữa thì chắc chắn là giá thành và chi phí tăng. Chính điều đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh.
Theo chuyên gia tài chính và thị trường Ngô Trí Long, trong việc giải trình và xem xét vấn đề tăng giá điện bán lẻ, các cơ quan chức năng phải có đủ năng lực để cân nhắc, bảo đảm tính khách quan và công bằng thì mới thể hiện được tính minh bạch của vấn đề.
Thời hạn 15 tháng 5 mà thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa ra cho Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam- EVN đã qua và người tiêu dùng đang chờ giải trình theo như yêu cầu của người đứng đầu chính phủ.
Vừa qua nhiều người hết sức bất bình với phát biểu của một số cán bộ cấp cao như lời người phát ngôn Bộ Công Thương, Đổ Thắng Hải, rằng ‘giá điện tăng, mọi người đều được lợi’; hay của tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm, nguyên ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, rằng ‘người dân đang ủng hộ EVN tăng lên, không ai phàn nàn tăng giá điện.’
Thương chiến Mỹ-Trung
và cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
Tiến sỹ Đinh Trường HinhGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Washington DC
Những ngày gần đây, cuộc chiến Mỹ – Trung đã lên đến cao điểm sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc nuốt lời hứa đối với những gì họ đã đưa ra trong cuộc đàm phán thương mại, đó là sẽ ban hành các đạo luật nhằm thực thi những cam kết đạt được.
Do đó, Tổng thống Trump đã cho tăng thuế nhập cảng trên 5.700 loại hàng hoá có trị giá 200 tỷ Mỹ kim từ Trung Quốc đến Mỹ, từ 10% lên 25%.
Thương chiến Mỹ-Trung: TQ trả đũa với biểu thuế mới
Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nói TQ ‘vi phạm thỏa thuận’
Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ
Hôm thứ Hai, 13/04, Trung Quốc trả đũa để giữ thể diện bằng cách tăng thuế nhập cảnh của một số hàng hoá Mỹ trị giá 60 tỷ Mỹ kim lên 25%.
Chắc chắn Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn Mỹ nhiều trong cuộc chiến này.
Hầu hết tất cả các chuyên viên kinh tế trên thế giới đều cho rằng dù cho đàm phán Mỹ – Trung sẽ xảy ra với kết quả tốt đi chăng nữa, hay dù Tổng thống Trump có được thay bằng một tổng thống Đảng Dân chủ đi chăng nữa, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lùi lại cao điểm như ba thập niên qua.
Về phía Mỹ, họ nhận ra rằng Trung Quốc đã tận dụng sự cởi mở của các nước Âu Mỹ cũng như toàn cầu hoá để hiện đại hóa nền kinh tế và để bắt kịp các nước tân tiến.
Tham vọng của Bắc Kinh
Nếu mục đích của Trung Quốc dừng lại ở đây thì cũng không có gì đáng nói.
Nhưng mà cùng lúc, càng ngày Trung Quốc càng lộ rõ bá đồ muốn thống trị cả thế giới về kinh tế cũng như về quân sự. Điển hình là chương trình 2025, trong đó Bắc Kinh muốn trở thành lãnh đạo thế giới về kỹ nghệ năm 2049; và hành động quân sự cũng như thái độ thách thức của họ trên Biển Đông, nhất là đối với các nước láng giềng và đối với Nhật Bản.
Các nước Âu Mỹ nay đều đã tỉnh ngộ và thấy rằng Trung Quốc sẽ là mối hiểm họa lớn về kinh tế cũng như về quân sự trong Thế kỷ 21.
Thế nhưng cho đến khi ông Trump lên làm tổng thống, hầu như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều né tránh việc đối diện với sự thật, và đều dùng các phương pháp gián tiếp, thay vì trực tiếp, trong việc đối đầu với những thách thức của Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ
Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung
Trump ‘ra lệnh đánh thêm thuế lên hàng TQ’
Tòa Bạch Ốc của ông Trump đã thẳng thắn gọi hành động kinh tế hung hãn của Trung Quốc là mối đe dọa cho công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ và của thế giới.
Tác động của cuộc thương chiến đối với kinh tế Việt Nam
Nếu viễn ảnh tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc không còn sáng lạn như trước đây và sự cạnh tranh Mỹ – Trung càng ngày càng gắt gao, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào?
Thứ nhất, các công ty phi quốc gia lớn trên thế giới (đa số là của Âu Mỹ) sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hoạt động đầu tư ở Trung Quốc, và sẽ chuyển một số các cơ số sản xuất hay thương mại đi các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam.
Chính Tổng thống Trump đã nói hôm 13/05: “… Ngoài ra, thuế quan của Mỹ hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn mua từ một quốc gia không bị áp thuế, hoặc bạn mua sản phẩm bên trong Hoa Kỳ (ý tưởng này là tốt nhất). Đó là mức thuế Zero. Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này!”
Việt Nam đang là một nước có tiềm năng lớn có thể thay thế sản xuất của Trung Quốc, cho nên các công ty đa quốc gia sẽ dò xét xem Việt Nam có làm vậy được hay không.
Theo so sánh thế giới thì Việt Nam có tiềm năng về năng lực rất khá so với các nước khác ở Á châu.
Thứ hai, xuất khẩu của Trung Quốc hiện vẫn còn đang tuỳ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ (do công nghiệp tích hợp dọc — ‘vertically integrated industries’), cho nên các công ty công nghệ Trung Quốc cũng sẽ kiếm cách dọn qua Việt Nam sản xuất, hầu có thể dùng cái nhãn hiệu “Made in Vietnam” để quay lại thị trường Mỹ và tránh thuế nhập cảng của Mỹ.
Thứ ba, những chính sách kinh tế của Trung Quốc nhằm đương đầu với những thách thức mới về kinh tế cũng sẽ có ảnh hưởng đến Việt Nam, chẳng hạn như hối đoái hay tiền tệ. Do đó các chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới cũng phải thật là linh động để có thể đem lại quyền tự chủ cho quốc gia.
Cơ hội và thách thức
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung do đó sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội độc nhất vô nhị, mà nếu nắm bắt được thì nó sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ nghệ hóa, trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm.
Mặt khác, nếu không biết nắm lấy cơ hội này và không giải quyết được những thách thức mới thì Việt Nam sẽ suy sụp và không vươn lên nổi trong một thế giới cạnh tranh mãnh liệt này.
Do đó, kết quả tốt hay xấu đều tuỳ thuộc vào các chính sách kinh tế mà Việt Nam cần phải xác định rõ ràng.
Muốn nắm lấy cơ hội để tiến lên, chuyện đầu tiên Việt Nam phải làm là duyệt xét lại luật đầu tư hầu có thể kiểm soát chặt chẽ các đầu tư từ nước ngoài, nhằm tránh tình trạng bị các nước lạ lợi dụng để bán sang Mỹ.
Chính phủ phải giới hạn các khuyến khích về đầu tư trong những lãnh vực có thể làm hoàn thiện chuỗi khâu sản xuất hiện nay, và ưu tiên cho các nhà máy dùng những máy móc tối tân (như máy sợi cho ngành dệt), đầu tư vào các ngành công nghệ và trí tuệ cao, và nhất là phải tạo cơ hội để huấn luyện công nhân Việt Nam có thể hấp thụ công nghiệp mới.
Chính phủ cần phải nhận dạng các ngành công nghiệp phụ trội quan trọng có nhiều liên kết ngược (backward linkages) với các công kỹ nghệ trong nước cũng như có lợi thế so sánh xuất cảng.
Thứ hai, chính phủ cần phải cấp tốc cải tổ và hoàn chuẩn nền giáo dục đại học và các chương trình dạy nghề.
Việt Nam cần phải có cơ cấu về nghiên cứu (R&D), trong đó có ba cơ quan nghiên cứu nằm trong khu vực công, khu vực hãng xưởng tư nhân, và khu vực đại học.
Chính phủ phải giúp tạo ra cơ cấu này và thắt chặt mối liên hệ giữa ba lãnh vực này, nhằm nâng cao khả năng sáng tạo một cách hữu hiệu.
Để thu hút nhân tài, chính phủ cần đi mọi nơi thuyết phục các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở nước ngoài về cũng như để tạo điều kiện cho họ làm việc trong nước.
Thứ ba, cần phải xét lại vai trò của nhà nước: Có những lãnh vực nhà nước cần phải giữ một vài trò quan trọng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, an ninh thực phẩm, bảo vệ quyền công nhân, lập một hệ thống phân xử minh bạch giữa chủ và thợ khi có các tranh chấp, đầu tư vào hạ tầng cơ sở để giúp đỡ các xí nghiệp tư, v.v… Ngược lại, có những lãnh vực về sản xuất, nhất là công nghiệp, thì chính phủ cần phải đi ra khỏi 100% để tư nhân có thể hoàn toàn vượt lên.
Quan trọng hơn hết là phải biết nếu Việt Nam muốn tiến lên thì phải tạo điều kiện cho “Made by Vietnam” chứ không phải “Made in Vietnam”, tức là phải tạo cơ hội cho các công ty Việt Nam sản xuất đi từ giai đoạn lắp ráp đến sản xuất kỹ thuật riêng (OEM –own engineering manufacturing), đến giai đoạn sản xuất thiết kế riêng (ODM-own design manufacturing), đến sản xuất thương hiệu riêng (OBM-own brand manufacturing).
Một thí dụ dễ hiểu là mặc dù hiện giờ điện thoại Samsung của Nam Hàn làm ở Việt Nam (Made in Việt Nam) rất nhiều (Việt Nam xuất cảng trên 25 tỷ đô la điện thoại mỗi năm), nhưng tuyệt đại đa số các thành phần trong điện thoại là nhập cảng từ các nước khác và Nam Hàn chỉ dùng công nhân Việt Nam giá rẻ để lắp ráp mà thôi. Vì vậy mà 99% giá tri của điện thoại là không phải do Việt Nam làm (Made by Vietnam).
Nếu không làm được điều này thì cả đời Việt Nam chỉ làm công nhân lắp ráp. Và muốn làm được điều này thì chính phủ phải đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên một nền kinh tế dựa trên trí tuệ con người.
Làm sao kỹ nghệ Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nhất là về giá cả đầu vào, nhiên liệu v.v…?
Tôi đã trình bày những yếu tố để Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong cuốn sách “Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2013.
Nói tóm lại, không có gì người dân Việt Nam không làm được nếu có được sự hỗ trợ đắc lực và khéo léo của chính phủ. Đây cũng là cơ hội ngàn năm một thuở.
Nếu Việt Nam không nắm lấy thì chắc chắn các nước cạnh tranh sẽ lấy đi mất.
Tiến sĩ Đinh Trường Hinh hiện là Chủ Tịch Công Ty EGAT tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch, và là Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014).
Hiện sống tạ̣i bang Virginia, Hoa Kỳ, ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp nhẹ châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hoá, và toàn cầu hoá (2017).
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48269918
Chuỗi cung ứng đảo lộn
Nguyễn Xuân Nghĩa
Trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đi vào giai đoạn căng thẳng nhất với các biện pháp trả đũa hai bên tung ra gần như hàng ngày sẽ được áp đặt vào thời gian tới. Trong bối cảnh đó, chuỗi cung ứng hàng hóa và giá trị sản xuất giữa các nước đang có thay đổi lớn, Việt Nam sẽ ở vào vị trí nào, và hưởng lợi ra sao? Diễn đàn kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này.
Việt Nam: giải pháp thay thế?
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, như diễn đàn này đã dự báo, trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc còn kéo dài chứ chưa dứt và nay đang lên tới một cao độ mới sau các quyết định trả đũa giữa đôi bên. Người ta đặc biệt chú ý là trong ngày Thứ Hai 13 tháng năm vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump hai lần nhắc tới Việt Nam, trên trương mục Twitter và khi tiếp xúc với báo chí bên Thủ tướng Hungary, như một giải pháp thay thế thị trường Trung Quốc. Ông nghĩ sao về biến chuyển này?
Nhờ ưu điểm tự do, Hoa Kỳ phát triển mạnh về tư tưởng, kinh tế lẫn quân sự. Còn Trung Quốc lụn bại sau mấy thế kỷ duy trì hệ thống kinh tế chính trị lạc hậu nay muốn tìm lại vị trí cường quốc của mình. Vì vậy, mâu thuẫn giữa hai nước từ hai bờ Thái Bình Dương tất nhiên xảy ra, và rút tỉa các bài học thất bại quân sự, Hoa Kỳ chọn trận địa chiến là kinh tế thay cho quân sự.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi thiển nghĩ ông Trump trễ mất vài năm khi nhắc tới Việt Nam như một giải pháp điền thế cho giới đầu tư khi họ rút khỏi thị trường Trung Quốc vì thật ra điều ấy đã xảy ra từ lâu, mà trong giới đầu tư trực tiếp cũng có các nhà đầu tư từ Trung Quốc. Còn lại, Việt Nam tính sao trước cục diện mới là điều chúng ta cần tìm hiểu kỳ này…
– Trước hết, Hoa Kỳ là siêu cường rất trẻ nếu so với các cường quốc hay Đế quốc xuất hiện trước đó trên thế giới. Nhờ ưu điểm tự do, siêu cường này phát triển mạnh về tư tưởng, kinh tế lẫn quân sự. Nhưng vì quá trẻ nên mắc bệnh lạc quan, tưởng mình muốn làm gì ở nơi nào cũng được, rồi sau đó hốt hoảng bi quan và tái phối trí ưu tiên cùng phương tiện sau khi căng mỏng lực lượng ra khắp nơi và hụt hơi. Còn Trung Quốc lụn bại sau mấy thế kỷ duy trì hệ thống kinh tế chính trị lạc hậu nay muốn tìm lại vị trí cường quốc của mình. Vì vậy, mâu thuẫn giữa hai nước từ hai bờ Thái Bình Dương tất nhiên xảy ra, và rút tỉa các bài học thất bại quân sự, nhiều lắm, Hoa Kỳ chọn trận địa chiến là kinh tế thay cho quân sự.
Nguyên Lam: Ông cho rằng trận thương chiến giữa hai cường quốc kinh tế từ hai bờ Thái Bình Dương hiện nay là giải pháp thay thế cho đụng độ quân sự?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Hoa Kỳ đã thất bại trong Chiến tranh Cao Ly 1950-1953 và Chiến tranh Việt Nam, chưa kể nhiều nơi khác trong hơn 70 năm qua, nên đã trưởng thành hơn xưa. Thứ hai, cũng do tinh thần lạc quan đến độ chủ quan, nhiều thế hệ lãnh đạo Hoa Kỳ còn tưởng kinh tế thị trường tất nhiên dẫn đến chính trị dân chủ và việc hợp tác để trợ giúp Trung Quốc khiến cường quốc này sẽ thành quốc gia biết điều cùng tham gia giải quyết các vấn đề của thế giới. Một quốc gia tiên tiến về kinh tế như Hoa Kỳ bên một nước đông dân có nhân công rẻ như Trung Quốc là sự hội nhập lý tưởng. Do đó, chuỗi cung ứng toàn cầu hình thành giữa các nước cùng tham dự tiến trình tạo thêm giá trị kinh tế. Nhưng nay sự thể đổi khác trước mắt chúng ta vì Trung Quốc không hành xử như Hoa Kỳ trông đợi và các doanh nghiệp Mỹ đang thấy ra điều ấy. Họ rút khỏi trị trường Trung Quốc vì hết còn lời như xưa và trận thương chiến sẽ tăng tốc hiện tượng triệt thoái ấy. Đấy cũng là cơ hội cho Việt Nam.
Nguyên Lam: Ông vừa nói Tổng thống Donald Trump trễ mất vài năm khi nhắc tới Việt Nam như một giải pháp thay thế cho thị trường Trung Quốc. Xin đề nghị ông giải thích chuyện này cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Từ nhiều năm trước khi ra tranh cử tổng thống, doanh gia Donald Trump đã thấy Trung Quốc trục lợi và Hoa Kỳ bị thiệt khi buôn bán với nhau. Sau khi đắc cử, ông muốn cải sửa chuyện đó và chọn trận địa mậu dịch là nơi có lợi nhất cho nước Mỹ vì Hoa Kỳ không lệ thuộc vào ngoại thương như Trung Quốc dù rằng chiến tranh mậu dịch tất nhiên gây tổn thất cho cả hai.
– Tôi lấy một thí dụ về sự tình của ngày Thứ Hai 13 vừa qua, khi truyền thông loan tin rằng các thị trường cổ phiếu toàn cầu đã mất giá chừng ngàn tỷ đô la vì Bắc Kinh dọa áp thuế trên 60 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ bán vào Trung Quốc. Đấy là sự nông cạn điển hình vì trị giá của doanh nghiệp Mỹ có thể mất 700 tỷ, chứ giới đầu tư quốc tế đã rút một ngàn tỷ 900 triệu đô là khỏi thị trường Trung Quốc.
– Điều đáng nói là sau 30 năm tăng trưởng mạnh, kinh tế và dân số Trung Quốc cũng thay đổi khiến ưu thế dân số đông và nhân công rẻ hết còn như xưa. Kinh tế xứ này không còn một “công xưởng toàn cầu” và giới đầu tư quốc tế đã phải tìm nơi thay thế là các nền kinh tế đông dân có nhân công rẻ hơn Trung Quốc trong khi Bắc Kinh ra sức leo lên một trình độ sản xuất cao hơn, với công nghệ hay “thuật lý” tiên tiến, theo phương pháp bất chính như ăn cắp hay ăn cướp đang bị Hoa Kỳ khiếu nại và truy tố. Vì vậy, từ năm năm về trước, giới đầu tư quốc tế đã tìm hơn chục bãi đáp khác, như Bangladesh, Mexico, Malaysia hay Việt Nam và riêng số lượng đầu tư của Mỹ vào thị trường Trung Quốc đã giảm từ năm 2016.
Việt Nam hưởng lợi từ thương chiến?
Nguyên Lam: Thưa ông, nếu vậy thì ta có nên kết luận rằng kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi trong trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Chúng ta nên nhìn theo hai giác độ ngắn hạn và dài hạn và tôi thiển nghĩ rằng Việt Nam cũng đã thấy ra điều ấy. Trước mắt thì Việt Nam có lợi khi chuỗi cung ứng toàn cầu có thay đổi và đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ chọn thị trường Việt Nam làm bãi đáp thay thế Trung Quốc, nhưng lợi nhiều hay ít thì còn tùy vào khả năng tiếp nhận và khai thác của Việt Nam vì yếu tố quan trọng nhất vẫn là năng suất và tay nghề của nhân công xứ này. Thứ hai, cũng thuộc về ngắn hạn thì Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Chính quyền Donald Trump có biệt nhãn với Việt Nam nên lặng lẽ yểm trợ các hoạt động công thương nghiệp dù bộ máy hành chính công quyền Mỹ vừa nhắc tới nạn lũng đoạn hối đoái hay thao túng tiền tệ, là tìm lợi thế nhờ tỷ giá thấp của đồng bạc Việt Nam so với đô la Mỹ. Chúng ta không quên rằng nước nào cũng có chính sách kích thích kinh tế với hậu quả là sai biệt về lãi suất và phân lời sẽ làm đồng bạc của mình rẻ hơn so với ngoại tệ phổ biến nhất là Mỹ kim… Chính Tổng thống Mỹ cũng còn muốn Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tham gia trận thương chiến bằng cách hạ lãi suất cơ bản khi Bắc Kinh sẽ lại bơm thêm tiền để kích thích kinh tế cho thấy sự thể đó. Nhưng việc Việt Nam được Hoa Kỳ nhắc tới như một quốc gia có thể chiếm lợi thế ngoại hối là một sự quảng cáo bất ngờ!
Trận thương chiến Mỹ-Hoa sẽ kéo dài, có tính chất đa diện và, như trong mọi trận chiến, thể nào cũng có tổn thất. Tổn thất toàn cầu là sự sút giảm trong luồng ngoại thương giữa các nước, sau đó là đà tăng trưởng toàn cầu. Nằm giữa chuỗi cung ứng đó, Việt Nam cũng sẽ bị chi phối, khi kinh tế quá lệ thuộc vào xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp của quốc tế là những nhược điểm quan trọng nhất của Việt Nam, chưa nói tới giáo dục và đào tạo.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Thưa ông, đó là về chuyện ngắn hạn, chứ trong dài hạn thì sự thể sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi nghĩ trận thương chiến Mỹ-Hoa sẽ kéo dài, có tính chất đa diện và, như trong mọi trận chiến, thể nào cũng có tổn thất. Tổn thất toàn cầu là sự sút giảm trong luồng ngoại thương giữa các nước, sau đó là đà tăng trưởng toàn cầu. Nằm giữa chuỗi cung ứng đó, Việt Nam cũng sẽ bị chi phối, khi kinh tế quá lệ thuộc vào xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp của quốc tế là những nhược điểm quan trọng nhất của Việt Nam, chưa nói tới giáo dục và đào tạo.
– Chuyện kế tiếp và quan trọng hơn vậy là vai trò đầu tư trực tiếp của Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu xứ này sớm hiểu ra sự thể khi thương chiến bùng nổ từ 10 tháng trước nên đã cố tìm giải pháp thay thế, là đầu tư vào các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Cam Bốt hay Việt Nam. Mục tiêu của họ là vẫn xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ nhưng không dưới nhãn “Made in China”. Khi đã tuyên chiến về thương mại với Trung Quốc, Hoa Kỳ tích cực canh chừng chuyện đó nên Việt Nam cần thận trọng để khỏi là một nước ngầm xuất khẩu hàng Trung Quốc dưới thương hiệu của mình.
Nguyên Lam: Thưa ông, chúng ta có thể kết luận như thế nào về biến cố quá phức tạp này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến một sự đổi thay lớn kể từ 40 năm nay, khi Hoa Kỳ bắt đầu xét lại đối sách thân hữu của mình với Trung Quốc và mâu thuẫn đa diện giữa đôi bên ngày càng lan rộng có thể kéo dài nhiều năm. Điều tích cực là hai nước đều nói rất mạnh nhưng chẳng muốn có chiến tranh. Điều tiêu cực là trận chiến kinh tế này sẽ lây lan qua nhiều lĩnh vực và ảnh hưởng đến các nước khác, trong đó có Việt Nam. So với thời 1979, thì Việt Nam có ưu thế là đã cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ về nhiều mặtt, nhưng chưa thể thoát vòng lệ thuộc vào Trung Quốc từ những năm 1989 trở về sau. Thuần về kinh tế thì lãnh đạo Việt Nam nên khai thác ưu thế đó cho người dân của mình và đấy mới là nền tảng của một kế hoạch kinh tế trường kỳ. Nền tảng đó không nên là nằm giữa hai trục Hoa Kỳ và Trung Quốc mà cần mở rộng qua các cường quốc kinh tế và khoa học kỹ thuật trong một chuỗi cung ứng đa diện, như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và cả Ấn Độ. Các quốc gia này thật ra cũng không an tâm trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc mà cũng chẳng tin vào khả năng ứng phó lâu dài của nước Mỹ.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.
Dư luận nói gì
về sự tái xuất hiện của TBT Nguyễn Phú Trọng?
Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp với một số lãnh đạo cao cấp của Đảng ngày hôm 14/5 đã được truyền đi rộng rãi.
Trên Google, từ khóa “Nguyễn Phú Trọng” đứng thứ hai trong số những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất ngày thứ Ba, 14/5.
Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại
Bí ẩn về sức khoẻ của ông Nguyễn Phú Trọng
Thay đổi trong chiến dịch chỉnh Đảng của ông Trọng?
Ông Trọng nói gì khi trở lại?
Ông Trọng trở lại trong vai trò chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hôm qua tại Hà Nội. Theo như truyền thông trong nước đưa tin, ông nói phải tiếp tục đẩy mạnh các chương trình đã có.
“Tất cả những chương trình kế hoạch dự kiến công tác đã có, ta phải tiếp tục đẩy mạnh và bám cho sát các lĩnh vực, các ngành. Các đồng chí có mặt đều chủ chốt, chúng ta phải luôn luôn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, yêu cầu thực hiện cho tốt. Càng kết thúc sớm được những việc đang dở dang lâu nay thì người ta càng quan tâm.”
“Không được chủ quan thỏa mãn. Nhất là các bộ các ngành, tập trung vào cái đó, làm sao từ giờ đến cuối năm, tạo ra một sự phát triển đều các lĩnh vực.”
Ông nhấn mạnh đến việc tổ chức đại hội đảng bộ sắp tới.
“Ta phải quan tâm đến đại hội đảng bộ các cấp và các tỉnh, kể cả đến xuống cơ sở chứ không phải chỉ nhăm nhăm lo cho tỉnh hay chỉ lo cho trung ương. Cái này gắn liền với kế hoạch tiến hành đại hội thứ 13, trách nhiệm địa phương rất lớn để nó thành công tốt đẹp.
“Chuẩn bị Đại hội, phải chú ý cả hai việc. Một là các chương trình nghị sự, nhiệm vụ chính trị của địa phương, thứ hai là nhân sự. Không phải là đại hội chỉ nhăm nhăm vào việc chuẩn bị nhân sự. Cho nên là chuẩn bị đại hội các cấp, nhiều việc lắm chứ đừng nghĩ chỉ loanh quanh nhân sự.”
“Các thành phần kinh tế địa phương anh giờ ra sao, tư nhân phát triển đến đâu, quốc doanh phát triển đến đâu, kinh tế nhà nước teo tóp đi hay nở mạnh ra, tư nhân phát triển mạnh lên hay teo tóp đi, kinh tế hỗn hợp thế nào, kinh tế nước ngoài đầu tư vào thế nào. Từng địa phương phải nghĩ cái này, từ đó kiến nghị lên trung ương, trung ương tập hợp lại thành cái chung của cả nước, thành kế hoạch 5 năm, 10 năm tới. Tôi cho là hay lắm, tôi nghĩ mãi cái này”.
Và cuối cùng là tiếp tục mạnh mẽ chống tham nhũng.
“Phải nêu tinh thần đoàn kết rất cao trong đảng, đoàn kết, thống nhất, nhất trí cao, nhất là trong trung ương, địa phương.”
“Phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, không được nghỉ không được lơi, không có cái gì cho người ta cảm thấy phải lo lắng, trùng xuống cả, có khi phải làm mạnh hơn nữa.”
Dư luận mạng xã hội nói gì?
Một người dùng tên Anh Nguyen nói sự kiện ông Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo là một “tin vui” vì ông Trọng “quyết tâm tiêu diệt bọn quan lại sâu mọt,” “nhìn thấu được bản chất của kẻ thù phương Bắc” và chuyến đi sắp tới đến Mỹ.
“Nhớ lại sự kiện bành trướng Bắc kinh ngang ngược đưa giàn khoan nước sâu HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta những năm trước đây. Lúc đó Ông với tư cách Tổng bí thư đã triển khai dồn dập các cuộc họp nhằm chỉ đạo quyết liệt đẩy đuổi giàn khoan lăng loàn này ra khỏi lãnh thổ của chúng ta! Ông rất quyết liệt.”
“Cuộc chiến chống kẻ thù phương Bắc còn lâu còn dài nên cũng mong ông khỏe để lèo lái dân tộc thoát khỏi nanh vuốt đế quốc thực dân của Bành trướng Bắc Kinh.”
“Chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khỏe mạnh trở lại làm việc. Hy vọng ông dành mối quan tâm thực hiện một việc có tính chất nhân đạo, nhân văn, đó là phóng thích trả tự do cho vị thân chủ của tôi là ông Trần Huỳnh Duy Thức,” luật sư Ngô Ngọc Trai nói từ Hà Nội.
“Chỉ thấy [một] hình ảnh rất đẹp không chỉ mình tôi mà bao con tim đất Việt trông mong,” bạn đọc Pht Như bình luận trên Facebook BBC Việt Ngữ.
Do Truong Huy: “Tay mạnh mẽ, da dẻ ok, giọng nói tuy chậm nhưng rõ nét. Cụ còn nhớ các vấn đề nóng. Thế mà tụi nó đồn này đồn kia, từ giờ tới đại hội kế tiếp còn nhiều chuyển biến nữa.”
Hữu Thông thì viết: “Tuổi cao rồi bác ốm thì đã sao nhưng có một thực tế [không] thể nào phủ nhận là bác đang cống hiến cho đất nước dân tộc này kể cả khi bác chỉ còn một nhip thở.”
Buimanh Ha: “Chủ tịch hết lòng vị quốc không đáng khâm phục hay sao? Chúc bác mau chóng bình phục!”
“Nói thật nhé, ông Trọng không làm nữa thì ông cộng sản khác lên thay, chứ đường lối chính sách cũng không thay đổi, thế có gì mà nhặng lên như lũ khỉ. Cái đáng nghĩ là ai có tài có đức để lãnh đạo đất nước. Vậy mà có những người điên cuồng chống phá một cách mù quáng, không cần phân biệt đúng sai,” độc giả Duchung Nguyễn viết.
Tuy nhiên, một số người lại có quan điểm khác.
Nguyen Sinh Sac: “Ông cụ hết bệnh rồi, chỉ chưa hết lú thôi!
“Ông vẫn ham hố công việc, nói cho có lệ để quay phim còn chẳng ra nghĩa lý quái gì cả! Cuộc đối thoại Top 5 mà tẻ nhạt như dạy trẻ con!” một Việt kiều tại Hoa Kỳ bình luận.
Tu Trong Thien: “Thật tình mà nói giờ ổng mà nằm xuống á, dân VN nó hút cho cạn máu, có khi nội bộ lục đục, rồi gây ra chiến tranh thì cạp đất hết cả lũ nhé, chưa chắc ông khác lên nắm quyền sẽ ngon hơn ông Trọng! Nói chung là sống được ngày nào thì hay ngày ấy.”
Loi Pham: “Ông ấy đang bình phục nhưng chưa khỏe hẳn . Chỉ cần ít phút xuất hiện trên truyền hình nhưng vẫn cần có bảo hộ an toàn ,bình thường chứ có quái gì mà tranh cãi ? Hâm.”
Hiep Pham: “Nghĩ đến ông Sáu Khải, về hưu sống với vườn cây ao cá, cuộc sống bình dị gần gũi hiền hoà. Mọi sự trên đời, biết đủ, chọn đúng điểm dừng đúng lúc là tốt.
Chỉ có kẻ kiêu ngạo mới nghĩ mình là số 1 không thể thay thế, tự đặt ra những tiêu chuẩn tuyển chọn người kế vị phải giống mình. Tham quyền, cố vị, bỏ qua những quy tắc của tổ chức, quy luật tự nhiên. Kẻ ấy ko chỉ sống khổ mà chết cũng mang ô danh.”
Người dùng tên Mõ Già viết trên Facebook cá nhân:”…Bữa hổm tui chỉ lo bác bị méo mồm lại không đọc được nghị quyết với thổi lò thì khổ. Nhưng bác mất thần sắc nhiều đấy. Tôi lại mạo muội nhắc lại lời khuyên cách đây 3 năm rằng thôi bác ơi, bác về đi, tham làm gì. Chống tham nhũng phải bằng cơ chế, chớ đút 1, 2 đứa vô lò thì ích gì? Con đường bác đi như đá ném ao bèo thôi. Bác tuổi cao lắm rồi…Ai chống được tạo hoá? Nay sống, mai chết biết sao với giời?
Cứ cho là bác thanh liêm, chống tham nhũng thực đi thì Nói dại, vài bữa nữa bác lại lăn đùng ra lần nữa ngủm củ tỏi thì có chắc đứa kế tục bác nó có thanh sạch như bác k (giả thử bác thanh sạch) hay nó lại còn tham nhũng hơn cả X, Y, Z,… gì đó.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48277732
Hai vụ bắt giữ lớn
trong ngày ông Trọng xuất hiện trở lại
Ngay trong ngày Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại trên truyền thông hôm 14/5, hai vụ khởi tố và bắt giam đã được tiến hành tại các thành phố lớn nhất nước trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng nóng trở lại.
Công an TP HCM hôm 14/5 khởi tố và bắt tạm giam ông Tề Trí Dũng – nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) – về hai tội danh: “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.”
Trước đó trong ngày, Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát của bộ đã khởi tố và bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, ông Bùi Quang Huy, về tội “buôn lậu” theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong cuộc họp với 4 lãnh đạo chủ chốt, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong ngày đầu tiên xuất hiện trở lại sau một tháng vắng mặt vì lý do sức khỏe, ông Trọng nói rằng phải “tiếp tục cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với tinh thần kiên quyến, kiên trì.”
Ông Trọng, 75 tuổi, được coi là “kiến trúc sư” của chiến dịch chống tham nhũng kể từ khi tái đắc cử tổng bí thư vào đầu năm 2016.
Vụ bắt giữ ông Dũng và ông Huy là những vụ khởi tố lớn đầu tiên kể từ khi ông Trọng bị cấp cứu bệnh viện trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Kiên Giang hôm 14/4 như các nguồn tin của Reuters cho biết.
Tại TP HCM tối muộn ngày 14/5, công an thành phố đã đến khám xét tại nhà ông Dũng ở quận 7. Ông Dũng bị bắt vì liên quan đến việc công ty IPC bán 9 triệu cổ phiếu cho Nguyễn Kim (cùng với Công ty Sadeco). Theo Tuổi Trẻ, hành vi sai phạm của ông Dũng được xác định gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Ông Huy, 45 tuổi, bị cáo buộc là người chủ mưu và cầm đầu đường dây tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia. Cùng bị bắt với ông Huy là 8 đồng phạm do đã giúp ông Huy lập và sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính, để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu, theo TTXVN.
Ông Huy và những người cùng bị bắt còn bị truy tố tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.” Trước đó hôm 9/5, nhiều cửa hàng của hệ thống Nhật Cường Mobile của công ty do ông Huy làm tổng giám đốc đã bị lực lượng cảnh sát của Bộ Công an khám xét.
Năm ngoái, nhiều vụ án tham nhũng có liên quan tới hàng chục quan chức cao cấp, trong đó có Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh, và các lãnh đạo ngân hàng, đã bị đưa ra xét xử.
Ông Trọng chính thức kiêm nhiệm chức chủ tịch nước trong động thái được gọi là “nhất thể hóa” của Việt Nam vào tháng 10 năm ngoái sau cái chết đột ngột của ông Trần Đại Quang. Việc kiêm nhiệm 2 chức vụ cao nhất nước được cho là sẽ giúp ông Trọng tập trung quyền lực để dễ dàng thực hiện “chiến dịch chống tham nhũng” mạnh mẽ hơn.
Viên chức tỉnh Kiên Giang đi Mỹ và Canada
học kinh nghiệm xổ số để về…nghỉ hưu
Tin Kiengiang.– Báo Tuổi Trẻ ngày 14 tháng 5 năm 2019 loan tin, theo dự trù, từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 5 năm 2019, đoàn lãnh đạo, viên chức gồm 10 người đang làm việc tại tỉnh Kiên Giang sẽ có mặt ở Mỹ và Canada để tham viếng, học tập, nghiên cứu về hoạt động xổ số tại hai nước này. Quyết định được ông Đỗ Thanh Bình, phó Chủ tịch ủy ban tỉnh Kiên Giang ký và ban hành.
Trong 10 người này, bà Lê Thị Minh Phụng, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang sẽ làm trưởng đoàn. Thành phần đoàn còn có phó giám đốc công an tỉnh, chánh Thanh tra tỉnh, phó Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Kiên Giang.
Ngoài ra, trong đoàn còn có ông Võ Văn Tuấn, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Kiên Giang đã có thông báo nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 1, nhưng thời gian bàn giao công việc mãi đến tháng 10 mới hoàn thành để nghỉ hưu; và bà Nguyễn Ngọc Mai- cựu phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang đã nghỉ hưu, nhưng hiện đang được làm phó Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Kiên Giang.
Cả ông Tuấn và bà Mai đều nằm trong đoàn công tác đi ngoại quốc để tham viếng, nghiên cứu học tập kinh nghiệm về hoạt động xổ số do công ty Xổ số kiến thức tỉnh Kiên Giang tổ chức. Doanh nghiệp này cũng trực tiếp đứng ra mời và chi trả toàn bộ chi phí.
Tuy nhiên, dư luận trong nước không đồng tình với kế hoạch này và cho rằng kinh phí đi do công ty xổ số chịu, đó cũng là tiền của người chơi vé số mà công ty có được. Dự luận nhắc nhở rằng tiền của doanh nghiệp nhà nước chính là tiền của người dân, lãnh đạo chỉ là người được giao cải quản số vốn đó mà thôi.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/vien-chuc-tinh-kien-giang-di-my-va-canada-hoc-kinh-nghiem-xo-so-de-venghi-huu/
Bộ Ngoại giao: Việt Nam không có
cái gọi là “tù nhân lương tâm”
Bộ Ngoại giao Việt Nam phủ nhận việc giam giữ bất kỳ “tù nhân lương tâm” nào và phản bác báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói chính quyền Cộng sản đang bỏ tù ngày càng nhiều người là “không có căn cứ.”
Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đưa ra hôm 13/5 nói rằng ngày càng có nhiều người bị kết án tù ở Việt Nam vì đã bày tỏ quan điểm bất đồng trên các trang mạng xã hội từ khi luật An ninh mạng có hiệu lực hồi đầu năm nay.
Theo tổ chức có trụ sở ở London, Anh, số tù nhân lương tâm đã tăng vọt ở Việt Nam trong năm vừa qua tính cho tới tháng 3/2019 lên tới 128 người, so với 97 người trong năm trước đó.
“Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhiều lần cố tình đưa ra những đánh giá không khách quan, không có căn cứ, dựa trên những thông tin sai sự thật và những định kiến sai lầm về Việt Nam,” người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết trong phần trả lời câu hỏi của phóng viên đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao hôm 14/5.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, trong số 128 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở Việt Nam, có nhiều luật gia, blogger, và những nhà tranh đấu cho môi trường, hoặc đấu tranh vì dân chủ.
“Việt Nam không chỉ đàn áp những tiếng nói đối lập về chính trị mà còn mở rộng các chiến dịch đàn áp đối với những ai lên án các vụ tham nhũng hay môi trường, hay các hành vi đấu tranh vì cộng đồng,” theo Giám đốc đặc trách Đông Á và Đông Nam Á của Ân xá Quốc tế, Nicholas Bequelin.
Tuy nhiên người phát ngôn BNG Việt Nam hôm 14/5 nói rằng không ai bị bắt giữ vì “bày tỏ chính kiến.”
“Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam không có cái gọi là ‘tù nhân lương tâm’,” bà Hằng nói.
“Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các quyền của mình,” theo người phát ngôn BNG.
Mặc dù vậy, bà Hằng cho biết rằng Việt Nam “cũng kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng các quyền đó để vi phạm pháp luật, vi phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.”
Theo Ân xá Quốc tế, Bộ luật Hình sự sửa đổi mới được áp dụng năm 2018 ở Việt Nam có những “điều khoản mơ hồ và quá rộng thường được dùng để truy tố các nhà hoạt động và những người chỉ trích.” Ít nhất 34 người trong danh sách mà Ấn xá Quốc tế đưa ra đã bị truy tố theo các điều khoản của bộ luật mới này.
Tin tặc liên hệ tới TQ
dùng công cụ của Mỹ để tấn công VN?
Buckeye, nhóm hacker được cho là có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, đã sử dụng công cụ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) để tiến hành các vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, từ năm 2016, theo nghiên cứu của công ty an ninh mạng Symantec.
“Dựa trên chiến thuật và các mục tiêu, Buckeye mang dấu ấn của một nhóm gián điệp được nhà nước bảo trợ”, bà Jennifer Duffourg, người phát ngôn của công ty Mỹ có trụ sở ở tiểu bang California, nói với VOA tiếng Việt.
Bà nói thêm rằng Symantec “không quy kết Buckeye liên quan tới một tổ chức tình báo hoặc một nhà nước cụ thể nào”.
“Chúng tôi tập trung chủ yếu tìm hiểu các công cụ, chiến thuật và kỹ thuật của các nhóm tấn công nhằm bảo vệ các khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới”, nữ phát ngôn viên cho biết ít ngày sau khi công ty của bà công bố kết quả nghiên cứu hôm 6/5.
Mã độc tống tiền lan tới Việt Nam
Theo tìm hiểu của phóng viên VOA tiếng Việt, Symantec không nêu cụ thể tên của Trung Quốc trong nghiên cứu của mình, mà nói rằng cuộc tấn công do nhóm Buckeye thực hiện.
Đây được cho là thuật ngữ riêng của Symantec đối với các tin tặc mà Bộ Tư pháp Mỹ và một số công ty an ninh mạng khác đã nhận diện là nhà thầu ở Quảng Châu của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Dựa trên chiến thuật và các mục tiêu, Buckeye mang dấu ấn của một nhóm gián điệp được nhà nước bảo trợ.
Bà Jennifer Duffourg, nữ phát ngôn viên của Symantec, nói.
Tin cho hay, do các công ty an ninh mạng hoạt động trên toàn cầu, họ thường đặt biệt danh cho các cơ quan tình báo nhà nước trên thế giới nhằm tránh xúc phạm bất kỳ chính phủ nào. Vì thế, trong báo cáo, NSA được gọi là nhóm Equation.
Các nhà nghiên cứu của Symantec không biết chính xác cách thức Buckeye tiếp cận công cụ do phía Mỹ phát triển.
Nhưng họ nắm được rằng ngoài Việt Nam, tổ chức bị coi là có liên hệ với chính phủ Trung Quốc còn thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức nghiên cứu khoa học, giáo dục và mạng máy tính ở Philippines, Hong Kong cũng như tại Bỉ và Luxembourg.
Theo Symantec, nhóm Buckeye thực hiện các vụ tấn công gián điệp từ năm 2009, phần lớn nhắm vào các tổ chức có trụ sở ở Mỹ.
Nghi vấn tin tặc liên hệ với nhà nước Việt Nam tấn công các hãng ô tô nước ngoài
Hãng an ninh mạng nói thêm rằng “dù Buckeye dường như ngừng hoạt động giữa năm 2017”, các công cụ của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ “tiếp tục được sử dụng trong các vụ tấn công cho tới cuối năm 2018”.
… việc đánh cắp thông tin và gián điệp mạng là động cơ lớn nhất.
Bà Jennifer Duffourg nói.
“Mục đích của tất cả các cuộc tấn công chúng tôi thảo luận trong cuộc nghiên cứu là tìm cách tiếp cận hệ thống của nạn nhân, và điều đó có nghĩa rằng việc đánh cắp thông tin và gián điệp mạng là động cơ lớn nhất”, bà Duffourg nói với VOA tiếng Việt.
Khi được hỏi rằng liệu Việt Nam có nên quan ngại về các vụ tấn công của Buckeye hay không, nữ phát ngôn viên của Symantec nói rằng các tổ chức cần áp dụng “cách tiếp cận đa lớp” nhằm phòng ngừa và bảo vệ hệ thống mạng của mình.
Trung Quốc chưa có phản ứng nào về báo cáo của Symantec, nhưng Bắc Kinh trước đây từng nhiều lần bác bỏ các cáo buộc của Mỹ về việc thực hiện các vụ tấn công gián điệp trên mạng ở nước ngoài.