Tin Việt Nam – 15/04/2018
Kỷ niệm 1 năm vụ Đồng Tâm, 3 tổ chức xã hội dân sự
ra tuyên bố về quyền sở hữu đất
Nhân dịp kỷ niệm 1 năm sự kiện người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vùng lên bắt giữ hàng chục cảnh sát cơ động và quan chức làm con tin trong cuộc chiến giữ đất canh tác do tổ tiên để lại, ba tổ chức xã hội dân sự Việt Nam vừa đưa ra một bản tuyên bố chung về quyền sở hữu đất.
Bản tuyên bố đề ngày 15 tháng 4 năm 2018 cũng mang chữ ký của 97 người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Ba tổ chức là Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, và Nhóm Vì Môi Trường. Bản tuyên bố nhận định, chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn dựa trên nền tảng của học thuyết kinh tế chính trị Marx-Lenin lỗi thời. Từ nhiều năm nay, cái gọi là “chế độ sở hữu toàn dân” đối với đất đai tiếp tục gây ra nhiều trở ngại hơn cho sự phát triển của nền kinh tế, và đe dọa sự ổn định của xã hội. Người nông dân luôn đối diện nguy cơ bị tước đoạt đất đai bất cứ lúc nào, và giấc mơ người cày có ruộng của họ không bao giờ trở thành sự thật.
Chính sách phủ nhận quyền tư hữu đất cũng khiến các viên chức nhà nước trở thành cường hào, ác bá, còn đáng sợ hơn cả trong chế độ phong kiến. Họ biến mình thành công cụ của giới đầu tư bất lương khi hỗ trợ các dự án xây dựng địa ốc hoặc công trình hạ tầng bằng cách tước đoạt đất đai của người dân và đền bù với giá rẻ mạt. Điều này là nguyên nhân chính của nạn khiếu kiện đông người diễn ra trên khắp nước hiện nay, mà báo chí tự do thường gọi là nạn “dân oan”.
Bản tuyên bố đưa ra những đề nghị để sửa đổi luật lệ về đất đai như: công nhận quyền tư hữu đất, sửa đổi Hiến Pháp để công nhận quyền tư hữu đất, và chấm dứt nạn cưỡng chế thu hồi đất mà các nhà cầm quyền địa phương đang thực hiện.
Huy Lam / SBTN
Áp thuế nhà trên 700 triệu VND
‘đánh vào trung lưu’?
Một luật sư bình luận với BBC rằng đánh thuế tài sản với nhà trị giá hơn 700 triệu đồng làm tăng khoảng cách giàu nghèo, ‘bần cùng hóa tầng lớp trung lưu và cả dân nghèo’ ở VN.
Kiến nghị về Luật Thuế tài sản của Bộ Tài chính đang gây tranh cãi về phương án đánh thuế đối với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng trở lên.
Khoản bị đánh thuế là phần có giá trị trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỷ đồng với mức thuế được áp dụng cho phần vượt lên ngưỡng định là 0,4%.
Tăng thuế môi trường để bù đắp ngân sách?
TP HCM: Kinh doanh trên Facebook ‘phải nộp thuế’
Việt Nam: Tăng thuế VAT ‘phải rà soát chi tiêu công’
TP. HCM sẽ thu thuế bán hàng qua mạng xã hội?
‘Gánh nặng tài chính’
Hôm 15/4, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC: “Tôi ủng hộ việc đánh thuế tài sản đối với nhà đất nhưng với điều kiện là nhà nước phải:
bỏ hết các loại thuế, phí liên quan đến nhà đất hiện nay
chính sách thuế phải công bằng
chính sách thuế phải hướng đến mục tiêu chống đầu cơ bất động sản, kéo giá bất động sản về đúng giá trị thực của nó để người thu nhập thấp gần hơn với cơ hội được sở hữu nhà
phân phối lại của cải vật chất để giảm khoảng cách giàu nghèo
“Ở Việt Nam, người dân vốn dĩ đã gánh rất nhiều khoản thuế, phí liên quan đến nhà đất như tiền chuyển mục đích sử dụng đất; phí trước bạ (0,5%); thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng nhà đất (2%); thuế nhà đất hàng năm…”
Mọi so sánh đều khập khiễng nếu không đặt trong cùng bối cảnh như: có bao nhiêu loại thuế, phí liên quan đến nhà đất mà người dân ở các nước phải gánh chịu? thuế suất? thu nhập bình quân đầu người?luật sư Phùng Thanh Sơn
“Trong đó, đặc biệt phi lý là tiền chuyển mục đích sử dụng đất phải đóng cho nhà nước. Chỉ bằng một trang A4, quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất, thì nhà nước có thể thu về hàng chục triệu thậm chí hàng trăm tỷ đồng mà không phải làm gì.”
“Mức chênh lệch giữa giá đất nông nghiệp và đất thổ cư hiện nay rất lớn nên việc buộc người dân phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất không khác gì buộc người dân phải mua lại chính mảnh đất của họ một lần nữa.”
“Do đó, Bộ Tài chính không thể lấy lý do các nước khác đều đánh thuế tài sản lên nhà đất thì việc đánh thuế tài sản lên nhà đất tại Việt Nam cũng bình thường và hợp lý. Mọi so sánh đều khập khiễng nếu không đặt trong cùng bối cảnh như: có bao nhiêu loại thuế, phí liên quan đến nhà đất mà người dân ở các nước phải gánh chịu? thuế suất? thu nhập bình quân đầu người?…”
Luật sư Sơn nói thêm: “Theo tôi, nếu đánh thuế tài sản như đề xuất hiện nay thì mục tiêu giảm thiểu tình trạng đầu cơ bất động sản, giảm khoảng cách giàu nghèo sẽ không đạt được vì không có sự phân biệt giữa người sở hữu một bất động sản và nhiều bất động sản.”
“Trái lại, chính sách thuế này càng đem lại gánh nặng tài chính và làm bần cùng hóa tầng lớp trung lưu và cả dân nghèo. Trên thực tế, tại các đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn, số lượng nhà dưới 1 tỷ đồng đếm trên đầu ngón tay.”
“Và không phải cứ thấy người ở nhà có giá trị cao là người có thu nhập cao bởi vì có nhiều trường hợp nhà đất mà họ đang sử dụng là được tặng cho, thừa kế từ ông bà, cha mẹ chứ không phải từ thu nhập làm công ăn lương.”
Ý kiến trên mạng xã hội
Chủ đề này thu hút nhiều ý kiến bàn luận sôi nổi trên Facebook BBC Tiếng Việt.
Bạn Nguyễn Tiến Sang bình luận: “90% nhà cửa là tiền vay của tư bản, nền kinh tế Việt Nam chẳng làm ra được cái gì. Ngân hàng vay USD của tư bản 3% cho dân vay lại đến 8%. (quá lời khi mà giá USD bị ghim trong nhiều năm thì ngân hàng chỉ cần ngồi một chỗ mà ăn cũng không hết. “Quy trình” thổi giá bất động sản sẽ có 2% giàu 90% ôm nợ. Thuế này là đánh vào lớp bần hàn đang ôm đống nợ. Phải chăng chính phủ đã lãng quên rằng nhà ở đang là nỗi bức xúc là nỗi khổ của toàn xã hội.”
Bạn Tĩnh An viết: “Giá nhà ở thường gắn liền với đất, cá nhân không được quyền sở hữu đất, cái nhà đặt trên đất có thể bị bứng đi bất cứ lúc nào, trong khi được có nhà ở là quyền tối thiểu của con người. Trong khi mua bất cứ cái gì để tồn tại cũng phải trả tiền thuế VAT rồi. Còn mỗi cái nhà để ở cũng phải đóng thuế nốt, vậy cái thuế này là cái thuế gì ta? Dân không được giàu thì nước Việt sẽ như thế nào?”
Việc đánh thuế tài sản đối với nhà nên căn cứ vào diện tích bình quân trên đầu người. Nhà nước sẽ đưa ra diện tích bình quân đầu người không chịu thuế cho từng khu vực khác nhau. Chỉ phần diện tích vượt diện tích bình quân đầu người thì mới chịu thuế.luật sư Phùng Thanh Sơn
‘Khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng’
Trả lời BBC, Luật sư Phùng Thanh Sơn nói thêm:
“Cũng không ít những trường hợp gia đình nhiều thế hệ phải sống chen chúc nhau trong căn nhà chật hẹp, dù căn nhà có giá trị hàng tỷ đồng.”
“Thử làm một phép tính, nếu với một người có thu nhập trung bình một năm 50 triệu đồng nhưng bắt họ phải bỏ ra một năm từ 5-10 triệu đồng (chiếm từ 10-20% thu nhập) để đóng thuế tài sản nữa thì cả một vấn đề.”
“Chưa kể ngoài thuế tài sản, họ còn phải đóng nhiều khoản thuế, phí và lệ phí khác như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hoá, dịch vụ; phí bảo trì đường bộ; phí môi trường đối với xăng dầu; thuế tài nguyên nước khi sử dụng nước sinh hoạt; phí môi trường đối với nước thải sinh hoạt, và các khoản quyên góp không tên của chính quyền địa phương…”
“Chính vì vậy, dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm là 53,5 triều đồng/năm nhưng thu nhập khả dụng của tầng lớp trung lưu còn lại rất ít.”
“Theo tôi, nếu đề xuất của Bộ Tài chính được thông qua thì vô tình làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng và bần cùng hoá tầng lớp trung lưu và người nghèo.”
“Chi phí dành cho y tế, giáo dục, giải trí của tầng lớp trung lưu và người nghèo sẽ giảm đi. Từ đó kéo theo một thế hệ trẻ em kém chất lượng. Và đương nhiên về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đất nước và kéo đất nước thụt lùi.”
Giải pháp là gì?
Luật sư Sơn đề xuất:
“Việc đánh thuế tài sản đối với nhà nên căn cứ vào diện tích bình quân trên đầu người. Nhà nước sẽ đưa ra diện tích bình quân đầu người không chịu thuế cho từng khu vực khác nhau. Chỉ phần diện tích vượt diện tích bình quân đầu người thì mới chịu thuế. Và để tránh đầu cơ nhà đất thì nhà nước nên áp dụng mức thuế lũy tiến cho phần diện tích vượt diện tích bình quân đầu người.”
“Hiện tại Việt Nam đang cho xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu đất đai trên toàn quốc nên chỉ cần đánh số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân thì hoàn toàn có thể biết được người đó sở hữu bao nhiêu căn nhà, bao nhiêu thửa đất, ở đâu, diện tích bao nhiêu… nên việc xác định nghĩa vụ thuế không quá khó.”
“Vấn đề khó ở đây là liệu các quan chức Việt Nam có chịu “tự mua dây để buộc mình” hay không mà thôi. Bởi đại đa số các đại biểu Quốc hội là các quan chức từ cấp tỉnh trở lên. Mà một khi là quan chức cấp tỉnh trở lên thì chuyện gia đình, người thân họ có một, hai căn nhà, một, hai thửa đất là chuyện không hiếm trong khi họ bị hạn chế việc sinh con nên nếu thông qua chính sách thuế như tôi đề xuất thì nhiều khi họ là người bị “thiệt hại” đầu tiên và nhiều nhất.”
“Việc đánh thuế nhà đất lên bất động sản thứ hai hoặc trên diện tích vượt mức bình quân đầu người sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến thị trường bất động sản nhưng trong dài hạn thì nó sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển một cách bền vững. Không còn tình trạng đầu cơ bất động sản, thổi giá bất động sản cao bất hợp lý, kéo giá nhà đất xuống với giá trị thực của nó và giúp người nghèo dễ dàng sở hữu được nhà ở hơn từ đó giúp nhà nước dễ dàng đạt được mục tiêu xã hội về nhà ở cho người dân.”
Hồi tháng 5/2017, khi người đứng đầu Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, ủng hộ việc tăng thuế môi trường với mặt hàng xăng dầu, có ý kiến đăng trên Diễn đàn BBC Tiếng Việt cảnh báo giới chức Việt Nam cần đổi ‘tư duy lo sợ hội nhập và tận thu thuế’.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43773080
Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Đức
nhận bảo trợ ông Nguyễn Bắc Truyển
Theo một thông cáo đăng trên trang mạng của Quốc Hội Liên Bang Đức hồi đầu tuần này, nữ Dân biểu Gyde Jensen, chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền, đã chính thức nhận bảo trợ cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển trong chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu” của Quốc Hội Đức.
Đây là một chương trình được mở rộng để bảo vệ cả cho những người bảo vệ nhân quyền trên thế giới, chứ không riêng gì các vị dân cử. Vào ngày 5 tháng 4, ông Nguyễn Bắc Truyển bị tòa án Hà Nội kết án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế. Cùng với ông còn có 5 nhà hoạt động khác thuộc Hội Anh Em Dân Chủ cũng bị kết án nhiều năm tù. Báo mạng Thờibáo.de ở Đức trích dẫn bản tin Quốc Hội Đức cho biết, Dân biểu Jensen yêu cầu nhà cầm quyền CSVNm xét lại bản án này. Với tư cách chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Đức, bà Jensen dự trù có cuộc gặp gỡ với đại sứ CSVN tại Đức Đoàn Xuân Hưng trong tuần tới. Trễ nhất là trong năm tới, Dân biểu Jensen sẽ đi Việt Nam. Bà dự trù sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình ông, để số phận của nhà hoạt động này sẽ “không bị lãng quên”.
Dân biểu Jensen cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể như: thay đổi điều kiện giam giữ ông Nguyễn Bắc Truyển tốt nhất có thể được, gia đình và luật sư có thể vào thăm ông, và bản án của ông được rút ngắn.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/chu-tich-uy-ban-nhan-quyen-quoc-hoi-duc-nhan-bao-tro-ong-nguyen-bac-truyen/
Hiệu trưởng ép cô giáo phá thai
để giữ ‘thành tích thi đua’ cho trường
Một cô giáo trường mẫu giáo ở tỉnh Quảng Ngãi đã bị hiệu trưởng chửi bới và thúc ép phá thai, vì cho rằng sinh con thứ ba sẽ ảnh hưởng đến “thành tích thi đua” của trường.
Theo báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Năm 12/04, cô giáo N.T.T.B. cho biết sự việc xảy ra hồi tháng Tư năm ngoái. Khi đó, cô B. mang thai được 4 tháng. Cô trưng ra bằng chứng là một đoạn ghi âm dài tới 17 phút, cho thấy cô đã bị chửi bới và gợi ý phá thai. Cô quả quyết người tên Hậu trong đoạn ghi âm là bà Phan Thị Hậu, hiệu trưởng trường Sao Mai.
Tờ Tuổi Trẻ cho biết, trong đoạn ghi âm, bà Hậu trách móc cô giáo B. đã để xảy ra chuyện sinh con thứ ba và không biết cách phá thai, làm ảnh hưởng đến “phong trào thi đua” của trường. Bà hiệu trưởng yêu cầu cô giáo phải phá thai hoặc chuyển trường để không làm ảnh hưởng đến “thành tích thi đua” của trường.
Cô giáo B. cho biết, rốt cuộc cô và hiệu trưởng đồng ý giấu nhẹm việc cô mang thai. Để sinh con, cô giáo đã viết đơn xin nghỉ phép 2 tháng rưỡi với lý do “giải quyết công việc”, nhưng trên thực tế là ở nhà sinh con. Hiện đứa bé đã được 6 tháng tuổi.
Theo tờ Tuổi Trẻ, hiệu trưởng Phan Thị Hậu đã phủ nhận toàn bộ sự việc, và nói rằng, người phụ nữ trong đoạn ghi âm không phải là bà.
Đây là hậu quả của cái gọi là “bệnh thành tích”, do những “phong trào thi đua” mà đảng cộng sản không ngừng áp đặt lên nền văn hóa Việt Nam.
Huy Lam / SBTN
https://www.sbtn.tv/hieu-truong-ep-co-giao-pha-thai-de-giu-thanh-tich-thi-dua-cho-truong/