Tin Việt Nam – 15/01/2018
Hộ chiếu VN có vấn đề với dòng chữ ‘full name’?
Hiện đang có các diễn giải khác nhau và khúc mắc về dòng chữ tiếng Anh ‘full name’ trên hộ chiếu Việt Nam.
Một số trang tiếng Anh nói chuyện này từ nhiều năm qua và có trường hợp công dân Việt Nam ở Pháp phải xin giấy chứng nhật phân biệt họ và tên cho ‘full name’.
Nhưng câu chuyện cũng cho thấy các vấn đề liên quan đến văn hóa, tập quán và pháp lý trên thế giới vẫn còn khác nhau về họ tên người mang hộ chiếu.
Anh Quốc dùng lại hộ chiếu xanh lính thủy?
Nhắc lại thời vào Mỹ không cần hộ chiếu
Ba Lan bắt người làm 17 hộ chiếu Việt Nam giả
Chỉ có ở Việt Nam?
Từ nhiều năm qua, cách ghi và đặt ‘họ và tên’ trên hộ chiếu Việt Nam đã gây ra nhiều câu hỏi.
Trong phần tiếng Việt, hộ chiếu do nước này cấp ghi: họ và tên; nhưng phần tiếng Anh lại không chia ra ‘surname’ (family name), theo sau là ‘first name’ hoặc ‘given name’.
Trái lại, phần tiếng Anh trên hộ chiếu Việt Nam và các đơn xin visa Việt Nam, gộp lại là ‘full name’.
Trong đơn xin visa Việt Nam có ghi phía dưới tiếng Việt: ‘tên đầy đủ’.
Điều này gây ra nhiều hiểu lầm ngôn ngữ.
Lý do là ‘full name’ trong tiếng Anh được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Một số trang lữ hành đã đem vấn đề này ra bàn và nêu ra rằng ‘full name’ được hiểu là ‘tất cả họ tên, tên đệm, họ kép, tên kép’ của bạn.
Theo người dùng tiếng Anh từ Hoa Kỳ, Úc, Anh Quốc thì tất nhiên trật tự của ‘full name’ luôn là ‘tên trước họ sau’.
Không có văn bản nào giải thích vì sao ở Việt Nam thì trật tự này lại là ‘họ trước tên sau’.
Brexit: Số dân Anh xin hộ chiếu EU tăng nhanh
Ba Lan ‘hủy visa’ của bảy người VN do Pháp cấp
Đức ngưng miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao VN
Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu
Câu chuyện về visa Việt Nam cũng được bàn thảo và đem lại khác kết luận khác nhau.
Có người giải thích cho một phụ nữ nước ngoài có họ là Smith rằng khi xin visa Việt Nam thì cô cần đảo lại họ tên và tên đệm:
“passport says Smith Louise Mary Beth; visa says Smith Beth Louise Mary”.
Một người khác lại có ý kiến:
‘The visa should read Smith Mary Beth Louise. But the visa actually reads Smith Beth Louis Mary.”
Cũng không rõ cơ quan của Việt Nam khi xem xét đơn visa sẽ bằng cách nào mà phân biệt một số họ như James, John, Alexander, Hans giống hệt tên.
Các ý kiến đều cho rằng đây là vấn đặc thù của Việt Nam (a Vietnam specific issue).
Hội nhập nhưng họ tên không rõ?
Nhưng vấn đề này cũng gây khó khăn cho một số người Việt sống ở nước ngoài khi làm giấy tờ.
Theo một Việt kiều sống tại Đức nói với BBC, vì giấy tờ Việt Nam chỉ ghi ‘full name’ bằng tiếng Anh, tùy cách người khai chọn họ, tên và tên đệm mà văn bản sẽ khác.
Ví dụ người khai có thể viết họ dạng đơn, ‘Nguyễn, Trần, Phạm’, hoặc kép, ‘Nguyễn Hữu, Trần Văn, hoặc Phạm Lê’ vì ở châu Âu, họ kép cũng không phải là hiếm.
Ngược lại, nếu vì lý do gì đó mà cần tạo danh tính mới, một người xin tỵ nạn hoàn toàn có thể nhận họ là Trịnh Xuân, thay cho Trịnh không thôi.
Vì với các cơ quan của Đức, họ Trịnh và Trịnh Xuân là hai họ hoàn toàn khác nhau, theo ý kiến từ Đức của người quen làm giấy tờ cho người Việt Nam.
Trên toàn châu Âu, việc ghép hai tên và tên đệm thành tên kép hoặc đảo thứ tự tên và tên đệm (middle name) cũng có thể tạo ra một danh tính Việt Nam mới.
Ví dụ một người có tên Trần hoàn toàn có thể chọn Thanh là tên, Tâm là tên đệm hoặc Thanh-Tâm là ‘tên kép’.
Tuỳ cách chọn của đương sự mà các giấy tờ sau đó có thể được hệ thống máy tính rút gọn thành Tam T. Tran, hoặc Thanh T. Tran hoặc Thanhtam Tran.
Phải mất lệ phí để có tên?
Một doanh nhân Việt Nam sống tại Paris, ông Lê Đức Nghị thì cho biết ông đã khốn khổ vì ‘full name’ ghi trong hộ chiếu Việt Nam khi cần đăng ký giấy tờ Pháp.
Trong tiếng Pháp ‘name’ được dịch là ‘nome’ tức là ‘họ’.
Vì thiếu chữ ‘prenome’ (tên) nên các giấy tờ Pháp gửi cho ông ghi họ ông là ‘Le Duc Nghi’.
Mọi khiếu nại của ông đều vô ích nếu phía Pháp không nhìn thấy văn bản từ Đại sứ quán Việt Nam ở Paris xác nhận tên của ông là gì.
Để làm việc này, ông đã phải đến gặp cơ quan lãnh sự Việt Nam nhiều lần, và phải trả phí 30 euro một lần để có tờ giấy xác nhận ‘cách đặt họ tên đặc thù Việt Nam’.
Nói với BBC, ông Lê Đức Nghị cho hay ông đã bốn vài lần đi lại và trả lệ phí 30 euro một lần cho Đại sứ quán Việt Nam tại Paris để cấp giấy chứng nhận ông có cả họ và có tên chứ không chỉ có mỗi họ (nom).
Được biết một số bạn Việt Nam tại Pháp cũng gặp vấn đề tương tự về chuyện “tên trên passport viết liền một dòng, không chia rõ họ và tên riêng biệt”, nên khi xin giấy tờ Pháp tên bị đặt là không có hoặc dấu XXX.
Mỗi nước một kiểu?
Nhưng theo BBC tìm hiểu thì việc ghi họ tên trên hộ chiếu thường dễ gây ra vấn đề, không chỉ ở Việt Nam.
Được biết ở châu Á, ngoài Việt Nam còn có Indonesia ghi ‘full name’ nhưng nhiều công dân nước này không có họ, chỉ có tên.
Trung Quốc cũng ghi gộp họ tên trong hộ chiếu của họ nhưng chữ tiếng Anh lại hơi khác là ‘Name in full’.
Hộ chiếu Singapore chỉ ghi ‘Name’, không có thêm gì khác.
Hộ chiếu Nhật Bản ghi hoàn toàn theo chuẩn châu Âu: ”Surname’ trước, và ‘Given name’ theo sau.
Có vẻ như trong thời đại kỹ thuật số, việc phân biệt rõ họ và tên trong phần ghi tiếng Anh đang trở nên cần thiết cho những nước hiện vẫn giữ cách ghi cũ.
Thay đổi theo thời đại
Có nhiều quy định về họ tên ngay tại Anh hiện nay bị cho là “lạc hậu” như quan niệm cả nhà phải có ‘cùng họ”.
Báo Anh gần đây nêu trường hợp một số phụ nữ bị hỏi ở biên giới vì đi cùng con, mà con lại mang họ cha, và mẹ thì giữ nguyên họ của mình (maiden surname).
Với xu hướng ngày càng có nhiều phụ nữ châu Âu không nhận họ chồng khi kết hôn, họ phải chứng minh trẻ em đi cùng là con khi bị cảnh sát nghi ‘buôn trẻ’.
Trường hợp mới nhất là của bà Jane Greenwood bị giữ lại ở sân bay khi đi nghỉ hè cùng con gái Alice về Anh vì con bà chỉ có họ bố trong hộ chiếu là Bloore.
Vụ việc đã được đưa lên Nghị viện Anh và Bộ Nội vụ cùng Cục Di trú Anh sẽ phải trả lời về việc này, theo báo Sunday Times hôm 14/01/2018.
Một khuyến cáo báo chí đưa ra là hệ thống kiểm tra xuất nhập cảnh của Anh cần phải ‘đi cùng thời đại’ và thừa nhận con không phải lúc nào cũng cùng họ với mẹ
http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-42689897
Y án 5 năm tù và 4 năm quản chế cho Nguyễn Văn Oai
Tiến Thiện
Phiên tòa phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai đã được diễn ra tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sáng ngày 15/01/2018 trong bầu không khí căng thẳng. Bên trong phiên tòa, những lời khai của bị cáo và luận chứng của luật sư đều bị bác bỏ và cuối cùng thẩm phán vẫn tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù giam và 4 năm quản chế đối với ông Nguyễn Văn Oai. Bản án được luật sư nhận định là “oan sai”.
Bên ngoài tòa án, băng rôn biểu ngữ với khẩu hiệu “tự do cho Nguyễn Văn Oai” bị giằng lấy xé nát, nhiều người bị đánh đập, cướp điện thoại và hai trẻ vị thành niên đã bị công an bắt đi đâu chưa rõ.
Một phiên tòa còn nhiều khúc mắc
Ngay khi phiên tòa vừa kết thúc, Bà Nguyễn Thị Liệu – mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai nói trong tiếng nấc nghẹn “con tôi nó chống lại, nó không nhận tội nào hết. Phiên tòa xử bất công. Con tôi bị oan. Các ông hãy xử lại cho con tôi.”
Để kết tội một người tội không chấp hành án thì phải có điều kiện là đã áp dụng cưỡng chế cần thiết, khi đã áp dụng biện pháp đó rồi mà người ta vẫn không thi hành thì mới kết được tội “không chấp hành án”. – LS. Hà Huy Sơn
Nói về những yếu tố pháp lý và căn cứ luận tội ông Nguyễn Văn Oai, Luật sư Hà Huy Sơn cho biết khi vừa ra khỏi cổng tòa án
“Tòa cuối cùng vẫn y án sơ thẩm. Tội không chấp hành án 2 năm, tội chống người thi hành công vụ là 3 năm. Là luật sư tại tòa, tôi đã nói là không có tội.
Để kết tội một người tội không chấp hành án thì phải có điều kiện là đã áp dụng cưỡng chế cần thiết, khi đã áp dụng biện pháp đó rồi mà người ta vẫn không thi hành thì mới kết được tội “không chấp hành án”.
Biện pháp cưỡng chế được pháp luật quy định bao gồm: áp giải, dẫn giải, niêm phong tài sản. Cả ba biện pháp này đều chưa được chính quyền thực hiện. Nhưng mà người ta đã quy vào tội không chấp hành án. Do vậy đó là oan sai.
Với tội danh thứ hai, Oai tuy bị thực hiện việc quản chế, bị tước một số quyền của công dân, nhưng quyền được đảm bảo nơi ở là quyền không được tước đoạt. Trên thực tổ công tác công an xã cứ xâm phạm vào nhà anh, đó là vi phạm điều 22 của Hiến Pháp quy định.”
Điều 22, Hiến Pháp năm 2013 quy định:
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Tổ Chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) nêu quan điểm trong thông cáo hôm 14/1/2018:
“Nguyễn Văn Oai bị kết án năm năm tù vì vi phạm điều kiện quản chế, theo điều 304 của bộ luật hình sự và chống người thi hành công vụ, theo điều 257 của bộ luật hình sự trong phiên xử hồi tháng Chín năm 2017. Lệnh quản chế đối với anh, có nội dung buộc phải trình báo theo định kỳ với Ủy ban Nhân dân sở tại và hạn chế đi lại, được căn cứ trên một bản cáo trạng và bản án không thỏa đáng về việc anh có liên quan tới một tổ chức chính trị bị cấm ở Việt Nam, là một sự vi phạm quyền tự do nhóm họp và tự do ngôn luận đối với Nguyễn Văn Oai.”
Linh Châu – Vợ của ông Nguyễn Văn Oai và bà Liệu là hai người thân duy nhất được tham dự phiên tòa xét xử sáng nay còn những người khác thì bị ngăn không cho vào phiên tòa.
Cô Linh Châu kể trong nước mắt rằng ông Nguyễn Văn Oai người trông gầy, yếu. Trong phiên tòa Oai đã bị ngăn phát biểu một số quan điểm. Một chi tiết mà cô Linh Châu lưu ý là người được cho “là bị hại cũng là người làm chứng” và “phải cầm giấy để đọc”. Điều này được luật sư Hà Huy Sơn cho là không khách quan.
“Ở đây người làm chứng cũng là người thực thi công vụ, giống như người đó là người bị hại và là người làm chứng luôn. Ở phiên tòa thì luật sư và anh oai cũng nói là không hợp lý. Không thể vừa là người bị hại và là người làm chứng được.”
Hai người được cho là nạn nhân và là nhân chứng là ông Võ và ông Toán, công an thị xã Hoàng Mai. Chúng tôi đã cố liên lạc với hai ông này để hỏi quan điểm nhưng không được trả lời.
Bên ngoài tòa án người ủng hộ bị hành hung
Một số người mặc thường phục đã lao vào tấn công, cướp giật băng rôn, biểu ngữ của những người thân Nguyễn Văn Oai.
Ở bên ngoài, Ngay từ sáng sớm khi mới gần tới phiên tòa, băng rôn biểu ngữ với khẩu hiệu “tự do cho Nguyễn Văn Oai” bị giằng xé giật đi, nhiều người đã bị đánh đập và cướp điện thoại.
Bà Nguyễn Thị Tri, chị của ông Nguyễn Văn Oai nói: “Chúng tôi rất hoảng sợ. Phiên tòa ngày hôm nay nam rất ít, chỉ toàn là đàn bà phụ nữ cả thôi nên chúng tôi rất sợ. Khi chúng tôi giương băng rôn biểu ngữ lên liền bị xông vào cướp.”
Lúc 10:45 phút sáng, tường thuật trực tiếp từ Nghệ An, một người xin dấu tên vì lý do an toàn cho RFA biết “tại hiện trường ngay lúc này, vào lúc 10:30 sáng, một số người mặc thường phục đã lao vào tấn công, cướp giật băng rôn, biểu ngữ của những người thân Nguyễn Văn Oai. Trong lúc đang làm truyền thông, thì anh Nguyễn Văn Thông bị một số người mặc thường phục lao vào ôm lấy anh, đánh đập anh, lôi anh lên xe. Một anh nữa cũng bị bắt đi là anh Huỳnh. Một số chị em vào can thì liền bị đánh đập.”
Hai người bị bắt đi đó là em Nguyễn Văn Huỳnh, sinh năm 2000 và em Hồ Huy Thông sinh năm 2002. Cả hai đều chưa đủ 18 tuổi nhưng đã bị đánh đập và bắt đưa đi đâu không rõ. Hai người cũng bị đánh đập là bà Nguyễn Thị Tri – chị của ông Nguyễn Văn Oai và em Nguyễn Thị Thanh – cháu của ông Oai. Em Thanh cũng mới chỉ 17 tuổi và bị những người mặc thường phục tát vào mặt.
Chị Nguyễn Thị Hương xác nhận với chúng tôi từ trước cổng tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An: “Khi lấy điện thoại ra chụp ảnh, lúc đầu thì họ làm khá gắt. Họ giành điện thoại. Sau đó lấy băng rôn ra chụp ảnh thì họ cướp luôn băng rôn. Mà đa số là họ mặc thường phục và mặc đồng phục, với mấy người mặc như bảo vệ dân phố.”
Hình ảnh mà chúng tôi có được cho thấy, công an đã đứng chặn đường đi lại khu vực này, ai đi qua đều phải xuất trình giấy tờ và được phép thì mới được đi qua. Trong đó có hai xe phá sóng, và nhiều xe đặc chủng của quân đội, cảnh sát cơ động được điều tới xung quanh phiên tòa.
Lúc 1:30 phút chúng tôi đã liên lạc được với hai em Hồ Văn Thông và Nguyễn Văn Huỳnh khi hai em đang trên đường về nhà. Hai em cho biết đã bị dùng dùi cui, và đánh đập nhiều.
Hồ Văn Thông, 16 tuổi, kể “Trong khi em bắt trên xe, họ toàn đập vào đầu em. Nó bắt cầm điện thoại, cầm đồng hồ, dây thắt lưng, ép vào cánh xe. Nó đánh chừng khoảng 15-16 vào đầu em. Rồi nó lôi vào đồn, bắt em khai báo. Nhưng em không có gì để khai báo cả. Thì nó dùng dùi cui nện 5-6 quả vào tay. Nện xong, nó hỏi lại quay phim như vậy là đúng hay sai? Em nói là quay đúng, nên nó bắt em quay đầu vào tường, bắt quỳ xuống. Nó nện tiếp. Cái anh không mặc đồng phục tiếp tục đánh em, xong nó bỏ đi. Rồi có một người không mặc đồng phục đến lập biên bản với em. Khi lập biên bản với em xong thì nó không đánh nữa.”
Em Nguyễn Văn Huỳnh, 17 tuổi cũng tường thuật trong khi còn đang đau đớn rằng:
“Khi đưa lên xe, họ tập trung vào người, vào lưng và đánh. Sau đó họ bắt ghi lời khai, bắt ghi tên rõ họ tên, gia đình, họ hàng và hỏi nhiều chuyện. Họ niết mặt em xuống. Lúc mới lên xe, một anh niết cổ em xuống. hai anh lên giẫm vào lưng, một người đằn lưng em xuống, một người chỏ lên lưng và tát lên mặt. bây giờ em còn đau bả vai và cột xương sống. ”
Trước phiên tòa diễn ra, nhiều giáo xứ tại giáo phận Vinh như Phú Yên, Song Ngọc, Cẩm Trường, Vạn Lộc, Yên Đại, Yên Hòa… đã thắp nến cầu nguyện cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai. Đó được cho là lý do mà nhà cầm quyền sợ sẽ có hàng ngàn người tham dự phiên tòa xử ông Nguyễn Văn Oai và 13 thanh niên Công Giáo như hồi năm 2011.
Năm 2011, ông Nguyễn Văn Oai bị bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79, bộ luật hình sự.
Cũng với khí khái như trong phiên tòa năm 2013, tại phiên toà lần này Nguyễn Văn Oai quả quyết mình chỉ một lòng với đất nước mà bị kết án thôi.
“Trong lời nói sau cùng, anh Oai khẳng định mình vô tội. Tòa kết án anh Oai cũng chỉ là để chia cắt tình cha con, tình mẹ, tình anh em thôi. Chứ với anh thì anh luôn một lòng với đất nước chứ anh không có tội gì cả. vì sự tự do của đất nước, anh phải nói lên điều anh nên làm chứ anh không có tội gì hết. Anh luôn hướng về một đất nước tự do và công bằng.” cô Linh Châu thuật lại.
Mỹ quan tâm Bộ Tư lệnh tác chiến mạng VN?
Một tác giả Mỹ gợi ý việc lập ra Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng có thể là cơ hội để Hoa Kỳ ‘hợp tác bán công nghệ’ cho Việt Nam.
Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng
Nơi ‘dư luận viên’ tung hoành trên mạng xã hội
Tác giả Sam Bocetta, một chuyên gia quốc phòng ở Mỹ tin rằng Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng không phải để ‘phổ biến chủ nghĩa cộng sản’ cho chính phủ Việt Nam.
Trong bài viết trên trang NewsMax hôm 12/01/2018, ông Bocetta nói những gì ông được biết thì Bộ Tư lệnh này chủ yếu để “kiểm soát người Việt Nam” và chống lại “quan điểm sai trái”, khác với chính phủ.
Nhưng theo ông Bocetta, một người từng làm việc hợp đồng cho Hải quân Hoa Kỳ, thì đây cũng là cơ hội để Hoa Kỳ cung cấp công nghệ mạng cho Việt Nam.
Điều này, nếu xảy ra, không chỉ giúp cân bằng quan hệ thương mại mà Hoa Kỳ đang muốn tăng phần hàng xuất sang Việt Nam lên, mà còn giúp thúc đẩy hợp tác quốc phòng.
Ông viết:
“Những năm qua, hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam tăng lên, nhờ vào sự tiến triển đều trong quan hệ ngoại giao hai bên.
Kể từ khi ông Obama bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, đã có nhiều bàn thảo về chuyện các công ty Mỹ bán nhiều vũ khí với chế độ ở Việt Nam.”
Nhưng tình hình vẫn còn hạn chế, vì dù Việt Nam muốn mua vài ba chiếc trực thăng, một vài chiến đấu cơ, đa số chi tiêu quân sự của họ vẫn vào túi Nga, theo ông Sam Bocetta.
Nhưng nay, chính việc Việt Nam muốn phát triển năng lực tác chiến trên mạng lại giúp các công ty Mỹ “có cơ hội cân bằng lại cán cân thương mại”.
“Cung cấp cho Việt Nam công cụ, các khóa huấn luyện sẽ không chỉ giúp các công ty Mỹ có thêm lợi nhuận, mà còn giúp chúng ta hiểu năng lực của một chế độ mà về tiềm năng có thể trở thành bất ổn.”
Ngoài ra, theo ông Bocetta, hợp tác trong lĩnh vực này thậm chí có thể tạo ra ưu thế ngoại giao giúp người Mỹ thuyết phục Việt Nam để “dùng chiến tranh mạng để bảo vệ tổ quốc chứ không phải để hạn chế các quyền chính trị của công dân nước họ”.
Chiến binh mạng Việt Nam được chú ý
Hôm 27/12/2017, hãng tin Bloomberg của Hoa Kỳ cũng có bài về ’10 nghìn chiến binh mạng Việt Nam’ (cyber warrior) và nói chính phủ Việt Nam rất tích cực buộc các đại công ty công nghệ và thông tin quốc tế bỏ các ‘nội dung’ họ không muốn.
Bloomberg dẫn lại tin của VietnamNet nói trong năm 2017 Facebook đã gỡ 159 tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam, còn YouTube hạ xuống 4.500 video, chiếm 90% yêu cầu của chính phủ Việt Nam.
Mặt khác, hãng tin Mỹ đánh giá Việt Nam cũng mở cửa cho các hãng công nghệ Mỹ, trái ngược với Trung Quốc, nơi ngăn chặn Facebook, Google và Twitter.
Hôm 11/1, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), bình luận:
“Từ trước tới nay không gian tác chiến truyền thống trong chiến tranh là trên đất liền, trên không, trên mặt biển hay dưới lòng biển.”
“Trong thời đại Internet và big data hiện nay thì xuất hiện thêm không gian mạng, có thể thấy rõ tác động của môi trường tác chiến mới này qua hoàng loạt các vụ tấn công mạng của Bắc Hàn nhắm tới Mỹ, hay trong trường hợp Việt Nam là vụ tấn công vào hê thống các sân bay năm ngoái mà người ta vẫn cho rằng do các nhóm hacker Trung Quốc tiến hành.”
“Mối đe dọa này trong tương lai đối với an ninh quốc gia là rất lớn và việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng là tối cần thiết.”
Tin tức về Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng cũng thu hút bình luận của độc giả BBC:
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42689899
Vì sao nhà Trịnh Xuân Thanh nộp khắc phục 4 tỷ?
Một luật sư ở Việt Nam nói với BBC rằng việc luật sư khuyên gia đình ông Trịnh Xuân Thanh nộp 4 tỷ đồng “khắc phục hậu quả” là “điều phù hợp với bối cảnh của ngành tư pháp Việt Nam”.
Ông Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng và 20 bị cáo đang ra tòa trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Cáo trạng nói ông Xuân Thanh chiếm hưởng 4 tỷ đồng, và ông bị đề nghị án chung thân với tội Tham ô tài sản.
Ông Trịnh Xuân Giới, cựu Phó ban Dân vận Trung ương, bố của bị cáo Trịnh Xuân Thanh, được báo Infonet của Bộ Thông tin-Truyền thông hôm 14/1 dẫn lời trình bày trước Hội đồng Xét xử:
“Gia đình chúng tôi khi được gặp Trịnh Xuân Thanh trong trại tạm giam có được nghe con trai tôi nói rằng không tham ô tài sản. Tuy nhiên, luật sư của con trai tôi tư vấn rằng để bày tỏ thiện chí, con trai tôi đã nhận trách nhiệm người đứng đầu thì hãy khắc phục hậu quả, số tiền này sẽ được trả lại nếu kết luận con trai tôi không tham ô. Chúng tôi đã tự nguyện nộp 4 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.”
Luật sư Đức ‘không hy vọng phiên toà xử ông Thanh đúng luật’
Vì sao hai luật sư của ông Thanh rút lui?
Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù
Lời khuyên luật sư
Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt ngày 15/1, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, bình luận:
“Nếu đứng ở góc độ nào đó, việc luật sư tư vấn để cho bị cáo/gia đình bị cáo tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền theo cáo trạng quy kết có thể dẫn đến một rủi ro cho bị cáo khi gặp phải lập luận từ những người tiến hành tố tụng là: “Nếu bị cáo không tham ô thì tại sao phải nộp lại số tiền đã tham ô!”.
“Tuy nhiên, nếu xét toàn cảnh tính chất sự việc và yếu tố chính trị trong vụ án này, tôi cho rằng lời khuyên của luật sư đối với ông Thanh và gia đình ông Thanh là phù hợp.”
“Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật Hình sự, việc tự nguyện khắc phục hậu quả được xem là một tình tiết giảm nhẹ.”
“Và nếu ông Thanh có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, tòa án có quyền quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.”
‘Giải pháp an toàn’
Luật sư Thanh Sơn phân tích thêm: “Trên thực tế ở Việt Nam, một khi bị cáo bị bắt tạm giam, rất hiếm khi được tuyên vô tội.”
“Kể cả những vụ việc có dấu hiệu oan sai, thay vì tuyên bị cáo vô tội, tòa thường chọn một giải pháp an toàn cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát Nhân dân là ra một bản án với thời hạn tù bằng thời hạn bị cáo bị tạm giam.”
“Trong khi đây là một trong những vụ “đại án” và ít nhiều bị tác động bởi yếu tố chính trị nên khả năng tuyên ông Thanh vô tội gần như là không có.”
“Với số tiền thất thoát đó, lẽ ra tòa hoàn toàn có quyền áp dụng mức án cao nhất là tử hình cho ông Thanh.”
“Do đó, việc luật sư tư vấn cho người nhà của ông Thanh nộp tiền để khắc phục hậu quả là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh của ngành tư pháp Việt Nam hiện nay.”
Theo trang Zing, ba ngày trước khi phiên tòa diễn ra, gia đình ông Xuân Thanh đã nộp 2 tỷ đồng.
Sau đó, Cục trưởng Cục thi hành án TP Hà Nội nói với báo Zing rằng gia đình ông Thanh đã nộp thêm 2 tỷ nữa vào hôm 11/1.
Trước khi phiên tòa xử ông Thanh và Đinh La Thăng diễn ra hôm 8/1, hai luật sư thuộc Công ty luật Viên An thông báo đến tòa Hà Nội về việc chấm dứt bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Thanh trong vụ án này.
Trả lời BBC, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, giám đốc Công ty Luật Viên An, nói: “Cáo trạng và kết luận điều tra vụ án có từ ngày 25/12/1017 nhưng luật sư không được tiếp xúc ngay mà phải mất mấy ngày sau đó khi chuyển sang tòa.”
“Rồi phiên xử được ấn định hôm 8/1/2018, trong lúc có ba ngày nghỉ tết Dương lịch.”
“Một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bảo vệ tốt nhất cho ông Thanh.”
Sau khi phiên tòa hiện tại kết thúc, ông Trịnh Xuân Thanh và các “đồng phạm”, trong đó có ông Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà) còn phải tiếp tục ra tòa hôm 24/1 trong vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42679783
Ông Đinh La Thăng: ‘Muốn làm ma tự do’
Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đề nghị với Hội đồng Xét xử cho được ‘chết tại nhà trong vòng tay người thân’ vì không muốn làm ‘đám ma tù’, trong khi cựu Phó Chủ tịch Tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh ‘bật khóc’ ngay tại tòa trước khi phát biểu tự bào chữa, theo truyền thông Việt Nam.
Xử ông Thăng nhưng có ‘xử được cơ chế’?
Trung Quốc và các chuyển động trên Biển Đông đầu năm 2018
Bị cáo cũng mong muốn, nếu có chết thì được làm ma tự do chứ không phải ma tùÔng Đinh La Thăng
Vụ án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh – mức án & bình luận
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù
Vì sao hai luật sư của ông Thanh rút lui?
Người Việt ở Mỹ nói về phiên tòa Đinh La Thăng
“Bị cáo chỉ có mong muốn cuối cùng là làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra ngoài, được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân, gia đình, bạn bè. Bị cáo cũng mong muốn, nếu có chết thì được làm ma tự do chứ không phải ma tù. Bị cáo chỉ mong muốn như vậy,” ông Đinh La Thăng được báo mạng VietnamNet hôm 13/01/2018 dẫn lời nói khi phát biểu tự bào chữa trước Tòa.
“Bị cáo mong Hội Đồng Xét Xử (HĐXX) sẽ xét xử công tâm, khách quan, công bằng theo đúng tinh thần Hiến pháp mới.”
Vẫn theo nguồn này, ông Đinh La Thăng, nguyên lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), đã trình bày trước tòa một số điểm về gia cảnh của ông và tình trạng sức khỏe cá nhân:
“Bố bị cáo đã cao tuổi, mắc bệnh hiểm nghèo, bị cáo có 2 con gái thì cháu thứ 2 năm nay 22 tuổi, nhưng hoàn cảnh không bình thường, rất cần sự chăm sóc của bố. Bị cáo bị chịu trách nhiệm ở hai vụ án khác nhau, khi bố bị cáo mất sẽ khó có khả năng gặp mặt trước khi mất.
“Bị cáo mong muốn HĐXX xem xét để tạo điều kiện cho bị cáo chấp hành quyết định của tòa. Bản thân bị cáo bị rất nhiều bệnh, không phải đến bây giờ ra tòa mới nói mà ngay từ năm 2006, Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Trung ương đã cấp thuốc hàng ngày,” VietnamNet dẫn lời bị cáo nguyên là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh.
‘Bị cáo cũng lo sợ’
Vụ ‘Vũ nhôm’ và cuộc chiến không vùng cấm
Thanh Hóa kỷ luật quan chức vụ Quỳnh Anh
Mỗi ngày bắt ba quan chức và hạ bệ cả thủ tướng
Bị cáo cũng lo sợ viễn cảnh phải “làm ma trong tù” chứ không được “làm ma tự do”, vì còn một phiên tòa nữa đang chờ đợi bị cáoÔng Trịnh Xuân Thanh
Về phần mình, khi phát biểu tự bào chữa tại Tòa, ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói:
“Tôi thấy có lỗi với anh Đinh La Thăng, với các anh ở Petro Vietnam (PVN.)
“Cũng như anh Thăng, bị cáo không muốn đổ lỗi cho cấp dưới. Rất mong là VKS chỉ ra, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới làm sai bằng cách nào. Với cương vị của bị cáo, chỉ đạo miệng thì không thể. Mong HĐXX xem xét kỹ cho hành vi chuyển tiền sai mục đích mà bị cáo bị cáo buộc,” ông Thanh được dẫn lời nói.
Vẫn theo truyền thông Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh khẳng định trước tòa là ông ‘không tham ô’, ‘không chỉ đạo rút tiền’
“Bị cáo cũng lo sợ viễn cảnh phải “làm ma trong tù” chứ không được “làm ma tự do”, vì còn một phiên tòa nữa đang chờ đợi bị cáo,” ông Thanh được báo mạng VietnamNet dẫn lời nói.
Hôm 12/01/2018, báo mạng Kiểm Sát Online dẫn ý kiến bình luận của một cựu quan chức cao cấp ngành Kiểm sát ở Việt Nam bình luận về vụ án và các mức án được đề nghị cho hai ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
“Qua những ngày xét xử, dựa trên kết quả thẩm vấn các bị cáo, nhân chứng, kiểm tra, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ, thái độ khai báo của các bị cáo và quy định của pháp luật, Viện Kiểm Sát đã công bố bản luận tội và đề xuất các mức án đối với từng bị cáo,” Tiến sĩ Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam trả lời báo mạng Kiểm Sát Online.
“Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng bị đề nghị mức án từ 14 – 15 năm tù về tội cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị từ 13 -14 năm tù về tội cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tù chung thân về tội tham ô, tổng hợp hình phạt tù chung thân, tôi thấy Viện Kiểm Sát đề nghị mức án như vậy là hợp lý.”
Tại sao áp dụng luật cũ?
Việt Nam tham nhũng thứ hai châu Á?
Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn
Chống tham nhũng là ‘tự ta đánh ta’?
Bình luận về vụ án và mức án với hai bị cáo trên, đặc biệt về tội danh, hôm 11/01/2018, tại Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt, từ Sài Gòn, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư cùng tên, nói:
“Thời điểm 1/1/2018 là thời điểm áp dụng bộ luật hình sự mới, và đây cũng là thời điểm giao thời về việc áp dụng bộ luật hình sự nào cho tội danh của ông Đinh La Thăng bởi lẽ Bộ luật hình sự cũ có quy định về tội cố ý làm trái và cũng chính là tội hiện ông Đinh La Thăng đang bị xét xử. Nhưng ở bộ luật hình sự mới thì điều luật về tội danh này không còn nữa và nó đã hóa thân thành một điều luật nào đó khác trong bộ luật hình sự mới. Hiện nay cũng chưa có quy định nào chỉ rõ về vấn đề này, và đây cũng chỉ là sự đọc và cảm nhận cho rằng nó có liên quan đến một số điều luật.
Không hiểu tại sao vào thời điểm Quốc hội ra Nghị quyết 41 để thi hành bộ luật hình sự thì trong đó lại “thòng” theo là chỉ một số tội danh thôi, là nếu hành vi xảy ra trước năm 2018 mà chưa được xét xử thì vẫn phải áp dụng theo luật hình sự cũ, trong đó đặc biệt có tội cố ý làm tráiLuật sư Đặng Đình Mạnh
“Giữa lúc bộ luật hình sự cũ và mới giao thời như thế này thì thường rất hay đặt ra vấn đề là áp dụng bộ luật hình sự nào? Thật ra trong lĩnh vực luật hình sự cũng đã quy định sẵn, có nguyên tắc xuyên suốt mà hầu như tất cả, ngay cả các sinh viên trường luật khi còn ngồi ghế nhà trường cũng biết là phải áp dụng điều luật có lợi cho đương sự.”
Và Luật sư Đặng Đình Mạnh đưa ra ví dụ rồi phân tích: “Tôi giả thiết ví dụ bộ luật hình sự cũ có quy định về tội cố ý làm trái nhưng bộ luật hình sự mới không quy định tội danh này thì mặc dù hành vi của ông Đinh La Thăng xảy ra trước năm 2018 nhưng đến thời điểm năm 2018 mới bắt đầu xét xử ông thì lẽ ra theo nguyên tắc, ông Đinh La Thăng sẽ được miễn trách nhiệm, không bị truy tố bởi tội danh này nữa. Đó là vì chúng ta phải áp dụng nguyên tắc vô can và có lợi.
“Hoặc giả như bộ luật hình sự cũ có quy định hình phạt nặng nhưng bộ luật hình sự mới, cũng có tội danh đó chẳng hạn, nhưng họ quy định hình phạt nhẹ hơn thì mặc dù hành vi có trước nhưng vẫn phải áp dụng ngay lập tức hình phạt nhẹ trong luật mới cho ông Đinh La Thăng. Đó là những nguyên tắc mà kể cả sinh viên luật khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng đã phải hiểu và thuộc lòng rồi.
“Có một điểm tôi thấy rất lạ là chúng tôi không hiểu tại sao vào thời điểm Quốc hội ra Nghị quyết 41 để thi hành bộ luật hình sự thì trong đó lại “thòng” theo là chỉ một số tội danh thôi, là nếu hành vi xảy ra trước năm 2018 mà chưa được xét xử thì vẫn phải áp dụng theo luật hình sự cũ, trong đó đặc biệt có tội cố ý làm trái.
“Tôi nhìn nhận đây là một quy định khác thường. Nó không theo một thông lệ mà [từ] hồi [đó] tới giờ ở nước ta và luật pháp luật hình sự ở tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới họ vẫn đang áp dụng. Đây là một sự khác thường.
“Cũng rất có thể vào thời điểm đó các nhà làm luật của chúng ta đã dự liệu rằng có thể sẽ xét xử ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm năm 2018. Theo tôi lẽ ra điều này là không nên có. Dù trường hợp nào thì cũng không nên áp dụng như vậy.
“Nếu bộ luật hình sự mới đã biến đổi tội danh đó thành những tội danh khác thì vẫn nên áp dụng theo những suy xét để áp dụng bộ luật hình sự mới,” Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu quan điểm với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc hội luận tại Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 11/01/2018.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42677402
Bao giờ ông Đinh La Thăng mới sáng mắt?
Kami
Chúng ta thường nghe ước muốn được làm người tự do của kẻ đang sống, chứ ít nghe thấy ai mong ước bi đát “được làm ma tự do” như cựu Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh la Thăng. Bày tỏ nguyện vọng trước tòa ngày 13/1/2018, ông Đinh La Thăng đã nói rằng ông “chỉ có mong muốn cuối cùng là làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra ngoài, được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân, gia đình, bạn bè”. Đã có nhiều tờ báo nhà nước trích lời nói rằng ông Thăng “cũng mong muốn, nếu có chết thì được làm ma tự do chứ không phải ma tù”.
Có lẽ phát biểu thể hiện sự bất lực này của ông Đinh La Thăng hôm 9/1/2018, không chỉ liên quan đến việc ông Thăng đã khai trước tòa: “Chỉ định thầu là chủ trương của Bộ Chính trị và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người chỉ đạo”. Song việc hàng loạt các báo của nhà nước đồng loạt giật tít như vậy, nhưng đến chiều hôm 10/1/2018, thì tất cả các báo đều đồng loạt hạ các tít bài này xuống.
Không chỉ thế, đêm 10 Tháng Giêng, Luật Sư Nguyễn Văn Quynh, người bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh, công khai về chi tiết này trên trang Facebook cá nhân: “Chiều nay tôi xin phép Hội Đồng Xét Xử hỏi giám định viên Bộ Tài Chính đúng một câu nhưng bị đại diện Viện Kiểm Sát “nháy” giám định viên không trả lời câu hỏi. Tôi hỏi: “Giám định viên cho Hội Đồng Xét Xử biết, ngoài bản giám định kết luận hậu quả thiệt hại 119 tỷ đồng là hậu quả được tính bằng lãi suất từ “cơ hội đầu tư” ra, thì giám định viên trong quá trình giám định của mình đã kết luận doanh nghiệp nào bị thiệt hại giống như phương pháp tính thiệt hại “cơ hội đầu tư” giống như của PVN chưa? Rất tiếc, vị kiểm sát viên ngồi trước mặt nhắc giám định viên đã không trả lời tôi và giữ quyền im lặng.”
Cũng như việc Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội trong bản luận tội đã cố ý cho rằng các bị cáo phải có trách nhiệm trong việc để xảy ra chậm tiến độ của dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và làm đội vốn dự án. Theo Luật sư Nguyễn Chiến – ĐBQH khóa XIV: “Nếu suy luận như vậy, đối với nhiều dự án khác đang chậm tiến độ, đội vốn, như dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội, thì liệu những người thực hiện có chịu kết cục thế này hay không?” là một những ví dụ về những bản án đã được định trước.
Những điều kể trên là hệ quả của một nền tư pháp thiếu tính độc lập, chịu sự chi phối của nhà nước độc đảng. Hơn thế nữa, trong một xã hội mà nền tư pháp bị “kim ngân phá luật lệ”, khi chuyện “thằng kia nó đúng – (đút tiền nhiều) hơn mày” là phổ biến. Thì sự “oan ức” của Đinh La Thăng cũng là chuyện dễ hiểu.
Chỉ có trong các nền chính trị độc đoán mới có những chuyện bi hài như chúng ta thấy đang xảy ra ở Việt Nam trong những tháng gần đây. Nguyên nhân không có gì khác, trước hết là sự tê liệt của hệ thống kiểm soát và điều chỉnh quyền lực nhà nước ở mọi cấp độ.
Cách đây chưa lâu, những Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Nhôm không thể nghĩ rằng họ có một kết cục bi thảm như ngày hôm nay. Trước khi chưa bị lộ, các đồng chí Đinh La Thăng Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy TP HCM, đồng chí Nguyễn Xuân Anh Ủy viên TW đảng – Bí thư TP Đà Nẵng, đồng chí Trịnh Xuân Thanh – phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đồng chí Phan Văn Anh Vũ – thượng tá Công an được báo chí của bộ máy này tung hô không tiếc lời và những người này đã không ngừng thăng tiến lên những vị trí đầy quyền lực.
Vậy mà đến hôm nay, những kẻ đó chỉ chớp mắt những người hùng ấy hôm qua nay đã trở thành những kẻ cắp với tội danh tham nhũng. Chỉ trong một vụ án Trịnh Xuân Thanh đã nhận bản án chung thân, còn Đinh La Thăng nghị án 14-15 năm tù cho dù đã đã thành khẩn nhận tội. Riêng Nguyễn Xuân Anh và nhiều các đồng chí chưa bị lộ thì bây giờ chuyện cũng chưa hết, chắc chắn đến nước này khi Vũ Nhôm đã bị bắt thì chẳng còn gì để mất. Chắc chắn Vũ sẽ khai sạch đã chi cho những ai, chi bao nhiêu, chi như thế nào chắc chắn Phan Văn Anh Vũ có thừa bằng chứng và tài liệu. Và không chỉ Nguyễn Xuân Anh thôi đâu, mà sẽ là hàng lô, hàng lốc những ông Trời con ở Bộ Công An và Thành phố Đà Nẵng cũng sẽ rơi mặt nạ trong vụ việc này.
Đó là hệ quả của vũng lầy chính trị ở Việt Nam, nơi mà hầu hết các quan chức ngày hôm nay vẫn cao giọng đạo đức để răn dạy công chúng, nhưng thực chất tất cả bọn họ cũng chẳng sạch sẽ gì hơn Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh…
Khi mà ở đó ý chí của người đứng đầu bộ máy đảng đứng trên cả luật pháp, một khi những người này họ muốn thì tay chân của họ trong bộ máy nhà nước sẽ thực hiện bằng mọi giá. Việc giới chức Việt Nam sau khi đề nghị Chính phủ CHLB Đức không được, đã bất chấp luật pháp cho lật tung nước Đức để bắt cóc bằng được nghi can Trịnh Xuân Thanh về nước là một ví dụ. Song nó chưa bi hài bằng chuyện hành vi của Trịnh Xuân Thanh đã “tự nguyện” bỏ vợ bỏ con về nước đầu thú nhưng không được xem xét để giảm nhẹ tội. Mà lại (bit.ly/2COADKw) bị đề nghị tình tiết tăng nặng vì… không thành khẩn khai báo (!?).
Sau nữa cũng bởi cái thứ pháp quyền Xã hội Chủ Nghĩa mà đảng CSVN đang sử dụng để cai trị ở Việt Nam, khi mà Tổng BT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 28/09/2013 từng lớn tiếng khẳng định “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”. Nghĩa là ý đảng là trên hết, đảng đã muốn là đảng phải được.
Song nguy hiểm nhất là họ đã quên cái chất lượng của đảng CSVN, một đảng chính trị duy nhất có vai trò lãnh đạo đất nước, được Tiến sỹ Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đã từng cảnh báo rằng, “Các tổ chức của đảng là tập hợp những củ khoai tây trong cái bao tải. Cắt cái dây một cái là nó bung ra mỗi củ khoai tây lăn một góc… Lợi ích phường hội, bè cánh trong Đảng là những u bướu ác tính, hay nói cách khác, là những cục nghẽn mạch, nếu không kịp thời chữa trị thì Đảng sẽ bị đột quỵ”. (bit.ly/2AkmSAj). Và điều dự báo của ông Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cách đây chưa lâu, hôm nay đã trở thành hiện thực.
Nói thế để thấy, nêu như hệ thống kiểm soát và điều chỉnh quyền lực nhà nước ở mọi cấp được coi trọng. Đảng CSVN và nhà nước biết tôn trọng luật pháp vốn là nền tảng của việc cai trị thì chắc chắn không có chuyện những cán bộ lãnh đạo mới hôm qua được tung hô như một vị anh hùng, một điểm sáng hay một nhân tố mới thì chỉ qua một đêm đã bị xộ khám với tội danh ăn cắp.
Một khi vấn đề đạo đức xã hội không dựa trên một chuẩn mực cụ thể của luật pháp, mà tùy hứng dựa theo ý chí của lãnh đạo cao nhất thì việc “sáng đúng, chiều sai và ngày mai lại đúng” để phong anh hùng cho những tên kẻ cắp là điều dễ hiểu. Chuyện cố Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng được ca ngợi là tấm gương chống tham nhũng, người từng được Tổng Bí thư điều ra trung ương chịu trách nhiệm về việc chống tham nhũng là một ví dụ. Khi những lùm xùm ở Đà Nẵng được bạch hóa thì người ta mới biết Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh là kẻ cầm đầu và tạo dựng ra đế chế tham nhũng tại thành phố lớn nhất miền Trung. Vậy mà trước đây ông Nguyễn Bá Thanh từng lớn tiếng rao giảng về chuyện chống tham nhũng, thậm chí là chuyện đạo đức
Ông Đinh La Thăng và đồng bọn có tội là chuyện không phải bàn cãi, nhưng các tội danh bị truy tố phải được xem xét đầy đủ trên cơ sở của luật pháp, chứ không thể xét xử theo lối những bản án đã được định sẵn theo chỉ đạo như chúng ta đang thấy. Điều đáng ngạc nhiên là, dẫu như vậy song ông Đinh La Thăng vẫn nói với luật sư của mình là vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự công tâm, xem xét của cơ quan điều tra, viện kiểm sát luận tội.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/when-will-dinh-la-thang-know-01152018084122.html
Buồn vui quanh bình phẩm về hoa hậu người Ê Đê
‘Tôi thực sự đau lòng’ về hành xử bình phẩm của một nhà báo thuộc truyền thông nhà nước ở Việt Nam về tân hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, H’Hen Niê, nhưng vui cho đồng bào Ê Đê, một nhà báo tự do nói với BBC trong một trao đổi về chủ đề văn hóa liên quan Việt Nam.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm thứ Sáu, 12/01/2018, cây bút tự do và nhiếp ảnh gia Phạm Cao Phong đến từ Paris, Pháp, bình luận về một bình phẩm gây tranh cãi của một ‘phóng viên kỳ cựu’ của báo Lao Động về tân Hoa hậu:
VN: Thi hoa hậu quá nhiều có cần thiết?
Nhà báo Đào Tuấn (phóng viên của Báo Lao Động) đã thừa nhận mình sai vì đã đăng tải nội dung xúc phạm, miệt thị tới tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê trên trang Facebook cá nhânĐài Tiếng Nói Việt Nam (VOV)
Hoa hậu Myanmar bị truất quyền thi sắc đẹp tại Việt Nam
‘Đêm vô thức’ và đất Tây Nguyên tới Nhà Hát Lớn
Đề xuất cải tiến chữ Việt ‘gây tranh cãi mạnh’
“Đọc cái tin ấy, nói thực là tôi không thể tưởng tượng nổi là một người làm báo, nhất là làm báo lâu năm, thì tôi thực sự đau lòng cho hiện trạng báo chí như thế, có một phóng viên như thế.
“Tuy nhiên, tôi rất vui, vui hơn nhiều, vì có một người con gái dân tộc trở thành Hoa hậu. Tại sao? Vì xuất thân của cô, vì những tâm sự của cô đó, lời nói của cô đã làm cho tôi rung động.”
Gần đây, truyền thông Việt Nam đưa tin phóng viên Đào Tuấn, người đã có những bình luận gây tranh cãi về Hoa hậu H’Hen Niê, đã đưa ra lời xin lỗi, như trang mạng của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) hôm 09/01 cho hay:
“Nhà báo Đào Tuấn (phóng viên của Báo Lao Động) đã thừa nhận mình sai vì đã đăng tải nội dung xúc phạm, miệt thị tới tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê trên trang Facebook cá nhân.
“Hôm nay (9/1), nhà báo Đào Tuấn đã làm tường trình gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như cơ quan nơi nhà báo đang làm việc.”
‘Gây bức xúc dư luận’
Vụ người mẫu 14 tuổi từ Nga chết ở Thượng Hải
Vẫn trang tin trên mạng của VOV cho hay:
“Trước đó, ngày 6/1, sau khi cô gái người Ê Đê – H’Hen Niê đăng quang hoa hậu tại chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, phóng viên Đào Tuấn của báo Lao Động đã đăng trên trang Facebook cá nhân có nội dung miệt thị, xúc phạm danh dự đối với tân hoa hậu, gây bức xúc trong dư luận.”
Những nét đau không thể nào xóa được, người ta có thể quên đi, nhưng những lời xỉ nhục như thế, mặc dù anh nói xin lỗi, nhưng không thể xóa đượcNhà báo tự do Phạm Cao Phong
Bình luận về diễn biến xin lỗi này của nhà báo ở Việt Nam, nhà báo tự do Phạm Cao Phong nói:
“Tôi nghĩ rằng đầu tiên làm nghề nhà báo phải có tình yêu đã, phải biết nhận thức cái đẹp đã, bởi vì chỉ có cái đẹp mới có thể cứu vãn được thế giới, câu nói ấy không phải của tôi, thì cảm thấy rằng mình chưa nhìn thấy cái đẹp, chưa đủ cảm nhận về cái đẹp, không đủ trình độ hoặc thiếu may mắn về học hành, thì tôi nghĩ là không nên chọn nghề đó.
“Lời xin lỗi đó không còn giá trị, tại vì người ta nói nó không thể hiện một cái gì cả, mặc dù đấy là một lời xin lỗi, bởi vì những nét đau không thể nào xóa được, người ta có thể quên đi, nhưng những lời xỉ nhục như thế, mặc dù anh nói xin lỗi, nhưng không thể xóa được.”
Theo nhà báo Phạm Cao Phong, bình phẩm của nhà báo ở Việt Nam là có tính chất ‘phân biệt chủng tộc’ và ‘phân biệt nòi giống‘, ông nêu quan điểm:
“Cái gọi là ‘racism’ – phân biệt chủng tộc, phân biệt nòi giống, phân biệt này nọ, thì đã được quy định thành văn bản [pháp luật] và có thể là đi tù, vì đó là sự yếu kém, một sự ích kỷ, một sự lăng mạ không được phép, nhất là đối với một người làm công tác tuyên truyền, làm công tác đại diện cho nền văn hóa của Việt Nam,” ông Phong nói với BBC Tiếng Việt qua một chương trình trực tuyến trên Facebook.
‘Bắt nạt và gãy bút’?
Người mẫu Playboy chụp ảnh ‘xúc phạm núi thiêng’
VN: Người Hmong ‘vươn lên qua đạo Tin Lành’
Hôm 08/01 trên Facebook cá nhân của mình, nhà nghiên cứu xã hội học và bình đẳng giới, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) đưa ra một nhận xét trong một mục trạng thái có tựa đề ‘Bắt nạt’.
Ngày nay, bên cạnh những hòn đá làm sưng đầu, những cành rào chắn lối hay những câu nói miệt thị ném vào mặt, chúng ta còn có thể là nạn nhân của một tệ nạn đang lan ra cấp độ toàn cầu trong những năm gần đây: Bắt nạt trên mạng. Nếu trực tiếp đối diện với H’Hen chắc anh ta sẽ không nói những câu tệ hại kiaTiến sỹ Khuất Thu Hồng
Bà viết: “Từ đêm hôm qua, sau khi viết mấy dòng như phản ứng trước “cơn” choáng shock đầu tiên khi “bị” đọc Status (dòng trạng thái) tồi tệ kia tôi vẫn cứ bị nó ám ảnh mãi. Tôi không còn tức giận vì những ngôn từ sặc mùi kỳ thị sắc tộc và giới tính đó nữa.
“Nhưng tôi không ngừng tưởng tượng đến nỗi đau của nạn nhân và người thân của cô ấy. Tôi tự hỏi, nếu có ai đó so sánh cái mũi hay cái miệng của con gái hay em gái anh ta với một cái gì đó tương tự như anh ta đã ví von thì anh ta sẽ cảm thấy thế nào? Liệu anh ta có thấy trái tim mình quặn thắt đau đớn vì thương xót vì bẩt lực khi không thể bảo vệ con, em mình?”
Và nhà xã hội học khép lại ý kiến của mình tại mục viết trên Facebook:
“Tôi không định “lên lớp” hay rao giảng cho ai. Tôi vốn không thích chia sẻ những câu chuyện tình cảm của cá nhân và gia đình nhưng tôi bị ám ảnh về nỗi đau của H’Hen Niê và có thể của cha mẹ, anh em cô ấy. Tôi muốn mỗi chúng ta trước khi chê bai, miệt thị, thậm chỉ chỉ trêu đùa ai đó, hãy nghĩ xem liệu mình là người ấy mình sẽ cảm thấy thế nào?
“Liệu mình là cha mẹ, anh chị của người đó mình sẽ cảm thấy thế nào? Nhắc lại nỗi đau của mình tôi cũng muốn nhắc chính mình cẩn trọng hơn khi nói, khi viểt về ai đó. Chúng ta có thể vô tình nhưng vết thương ta gây ra cho người khác có thể chẳng thể nào lành.
Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War?
Cải cách ‘tiếng Việt’ thành ‘tiếq Việt’ và bình luận từ London
“Ngày nay, bên cạnh những hòn đá làm sưng đầu, những cành rào chắn lối hay những câu nói miệt thị ném vào mặt, chúng ta còn có thể là nạn nhân của một tệ nạn đang lan ra cấp độ toàn cầu trong những năm gần đây: Bắt nạt trên mạng. Nếu trực tiếp đối diện với H’Hen chắc anh ta sẽ không nói những câu tệ hại kia.
“Nhưng dù là trong thế giới ảo – Đừng làm kẻ bắt nạt. Những dòng chữ trên mạng cũng tàn nhẫn lắm. Hãy #binhluanvanminh; #chamdutbatnattrenmang,” Tiến sỹ Khuất Thu Hồng nêu quan điểm.
Nhà báo nào cũng ít nhất một lần “gãy” bút, vì vậy, nếu tự nhận mình là nhà báo thì làm ơn đừng a dua ném đá những cây bút gãyNhà báo Mặc Lâm
Tuy nhiên cũng trên trang mạng xã hội Facebook này, trong một dòng trạng thái khác của mình, nhà báo Mặc Lâm, nguyên biên tập viên của Đài RFA Tiếng Việt nêu một quan điểm và góc nhìn khác, ông viết:
“Nhà báo nào cũng ít nhất một lần “gãy” bút, vì vậy, nếu tự nhận mình là nhà báo thì làm ơn đừng a dua ném đá những cây bút gãy.
“Đào Tuấn giỏi phê phán, cạnh khóe và bốc mẻ những điều bỉ ổi, anh gãy bút vì chủ quan và chưa đánh giá đúng sự phản ứng của dư luận. Không phải lúc nào cười đùa trên khiếm khuyết của người khác cũng thành công, nhất là những khiếm khuyết ấy do cách nhìn chủ quan của anh.
“Nhà báo nào đủ can đảm đưa tay lên nói rằng tôi chưa bao giờ “gãy” bút thì hãy ném đá Đào Tuấn,” nhà báo Mặc Lâm nêu quan điểm trên Facebook cá nhân của ông về các diễn biến và sự việc.
Mời quí vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi ý kiến của nhà báo tự do Phạm Cao Phong trao đổi với BBC Tiếng Việt về chủ đề liên quan hôm 12/01/2018.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42682738
Tù nhân Lương tâm,
thầy giáo Vũ Văn Hùng bị tạm giam 2 tháng
Nguyễn Tường Thuỵ
Chị Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Văn Hùng cho chúng tôi biết, cán bộ điều tra Kim Minh Đức thông báo thầy giáo Vũ Văn Hùng đã có lệnh tạm giam 2 tháng. Người này cũng hứa sẽ đưa giấy cho gia đình vào thứ hai tuần tới.
Ngày 4/2018. Thầy Vũ Hùng đi dự buổi họp mặt kỷ niệm ngày thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An. NAn ninh đã gây sức ép cấm nhà hàng phục vụ nên buổi gặp măt phải giải tán.
Sau đó thầy Hùng đi ra bến xe bus để về thì bị hai tên bám theo gây sự và đánh. Thầy Hùng có phản ứng sau đó lên xe về. Đến khi đang đi bộ về gần tới nhà ở Khu dân cư mới Đa Sĩ, phường Kiến Hưng, Quận Hà Dông thì bị công an bắt, đưa về giam ở Công an phường Thanh Xuân Bắc, rồi chuyển đi trại tạm giam quân Thanh Xuân. Tại địa điểm bị bắt và tại đồn Thanh Xuân Bắc, thầy giáo Vũ Hùng đều bị đánh. Thầy bị tạm giữ với tội danh tưởng tượng là “gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 12/1 là ngày hết 3 lệnh tạm giữ, chị Tuyết Mai đến thăm chồng. Qua nhiều lần yêu cầu, chị được gặp chồng 5 phút, nói chuyện qua cửa kính. Chị Mai cho biết tình thần của thầy Hùng rất vững vàng. Tại đây, chị được điều tra viên thông báo như trên.
Thầy Vũ Văn Hùng là cựu tù nhân lương tâm. Thầy bị bắt ngày 18/9/2008, bị cáo buộc tội tuyền truyền chống nhà nước và bị kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Việc bắt thầy Vũ Hùng tạm giam cho thấy nhà cầm quyền đã đi tới sự vô sỉ, bạo ngược tới một nấc thang mới.
Thông tin thầy Vũ Hùng bị bắt tạm giữ 9 ngày rồi bây giờ tạm giam đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ trong công luận. Nhiều anh chị em hoạt động xã hội dân sự ngày từ đầu đã luôn bên cạnh hỗ trợ, tư vấn cho chị Tuyết Mai, giúp chị Mai thuê luật sư cho Vũ Hùng. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho thầy Vũ Hùng là Ngô Anh Tuấn. Ls Ngô Anh Tuấn cũng là luật sư bào chữa cho Trần Thị Nga trong vụ án năm vừa qua.
Trong tương lai bạn sẽ dành ít thời gian cho Facebook hơn?
Ông chủ của Facebook, Mark Zuckerberg mới đây đã viết trên trang cá nhân của mình rằng sắp tới Facebook sẽ thay đổi cách thức hoạt động của chức năng News Feed trên Facebook, có nghĩa là Facebook sẽ ưu tiên những nhận xét từ bạn bè và gia đình nhiều hơn là các tin và video từ các hãng và cơ quan truyền thông.
Mark Zuckerberg nói với tờ New York Times rằng việc thay đổi này nhằm thúc đẩy những tương tác có ý nghĩa hơn giữa mọi người thay vì để mọi người chỉ ngồi lướt facebook, đọc tin và xem video đơn thuần. Ông nói Facebook đã nghiên cứu để tìm hiểu về người sử dụng trang mạng này cũng nhưnhững tin, bài, hình ảnh….được post lên trang. Vì vậy Facebook muốn giới hạn những nội dung có tính thụ động như những video, bài viết không yêu cầu nhiều phản ứng từ người xem. Mark Zuckerberg nói rằng ông muốn những sản phẩm của Facebook không chỉ là vui vẻ mà còn phải có ý nghĩa thực sự với con người.
Với thay đổi này, người dùng Facebook sắp tới sẽ có thể thấy ít hơn những nội dung mà họ thường thấy trên Facebook trước kia, và như vậy người dùng cũng sẽ dành ít thời gian hơn cho Facebook.
Tuy nhiên, những người muốn xem những tin, hình ảnh và video từ các trang Facebook mà họ tin tưởng bấy lâu nay, vẫn có thể tiếp tục nhận được những tin và video từ các nguồn này. Trong những lựa chọn ở ngay phía dưới nút News Feed, họ có thể lựa chọn ưu tiên những tin, video từ các trang nào mà họ thích.
Ông Adam Mosseri, người đứng đầu nhóm phụ trách phần News Feed của Facebook hôm 11/1 viết trên trang blog của công ty cho biết những post từ các trang mà người dùng quan tâm sẽ vẫn tiếp tục được đưa lên trên. Ngoài ra những trao đổi, bình luận bắt nguồn từ các video trực tiếp, các post từ những người nổi tiếng hay các nhóm… sẽ vẫn được chú ý trong News Feed mới.
Facebook từ hồi năm 2016 đã phải đối mặt với nhiều những chỉ trích liên quan đến sự lan rộng các tin được coi là ‘tin giả’ trên trang này, ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Từ năm ngoái, Facebook đã có những nghiên cứu tìm cách hạn chế sự xuất hiện tin giả trên Facebook.
Chính phủ Việt Nam mới đây cũng cho biết Facebook sẽ xây dựng một kênh riêng để giải quyết những vấn đề mà Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị xử lý, như những thông tin trái pháp luật.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn trong buổi tiếp ông Damian Yeo, Giám đốc chính sách và nhóm pháp lý khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Facebook, hôm 11/1 đã ghi nhận sự hợp tác của Facebook với Việt Nam. Ông cho biết Facebook trong thời gian qua đã gỡ bỏ hơn 670 tài khoản giả mạo tuyên truyền xuyên tạc về Việt nam trong tổng số hơn 5.000 tài khoản được chính phủ Việt Nam yêu cầu.
Việt Nam hiện là 1 trong 10 nước có nhiều người sử dụng Facebook nhất trên thế giới. Con số thống kê mới đây của cơ quan chuyên nghiên cứu về mạng xã hội We Are Social and Hootsuite được Reuters trích dẫn cho biết Việt Nam hiện có hơn 52 triệu tài khoảng Facebook đang hoạt động.
Thêm tội danh cho ông Vũ ‘Nhôm’?
Ngoài cáo buộc “tiết lộ bí mật nhà nước”, ông Phan Văn Anh Vũ còn đang bị điều tra một số sai phạm khác về kinh tế, theo truyền thông trong nước.
Báo chí Việt Nam hôm 15/1 trích lời ông Trần Đăng Yến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, cho biết rằng ngoài tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, nghi can được gọi là Vũ “nhôm” vì từng có thời làm nhôm kính “còn có một số sai phạm liên quan hoạt động kinh tế”.
Tuy nhiên, ông Yến từ chối cho biết chi tiết mà chỉ nói rằng “mọi việc đang được làm rõ”, theo VnExpress.
Ông Vũ ‘nhôm’ muốn ‘tị nạn chính trị ở Đức’
Singapore xác nhận bắt giữ ông Vũ ‘nhôm’
Truyền thông trong nước cũng đặt câu hỏi về thẻ ngành công an lan truyền trên mạng mang tên người được cho là “trùm bất động sản” ở Đà Nẵng này là thật hay giả, cũng như vì sao ông này có ba hộ chiếu khi bị bắt ở Singapore, ông Yến chỉ trả lời “vụ án đang được điều tra”.
Singapore hôm 2/1 chính thức xác nhận với VOA tiếng Việt về vụ bắt giữ ông Vũ tại quốc gia Đông Nam Á này hôm 28/12/2017 vì vi phạm Luật xuất nhập cảnh của Singapore.
Các luật sư ông Vũ ở Singapore và Đức cho biết rằng thân chủ của mình “muốn tị nạn chính trị ở Đức”.
Sau đó, hôm 4/1, Bộ Công an Việt Nam cho biết đã “tiếp nhận” ông Vũ sau khi ông này bị Singapore “trục xuất”.
Hồi cuối năm ngoái, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Vũ về tội “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, nhưng tới nay, vẫn chưa rõ các bí mật đó là gì.
Báo điện tử Zing News dẫn lời ông Yến nói rằng “nhiều người nghĩ doanh nghiệp không liên quan bí mật quốc gia, tuy nhiên trên thực tế có doanh nhân, cán bộ hưu trí vẫn bị khởi tố về tội ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’”.
Theo Điều 263 Bộ luật hình sự năm 1999, tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”; tội “chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” có khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
https://www.voatiengviet.com/a/them-toi-danh-cho-ong-vu-nhom/4208344.html